1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau sạch của các hộ nông dân tại xã vân nội – huyện đông anh

75 771 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 439 KB

Nội dung

Singapore, Hàn Quốc … đã và đang sử dụng công nghệ sản xuất rau.Do đặc thù của cây rau có tính chất của một cây ngắn ngày có thể trồngnhiều vụ trong một năm và trồng xen kẽ với các loại

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận vănnày là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2008

Tác giả luận văn:

D

Trang 2

Lời cảm ơn

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của toàn thể, cá nhân trong và ngoài trường.

Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s Nguyễn Thị Tuyết Lan, người

đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn các thầy, các cô khoa KT&PTNT trường Đại học Nông Nghiệp I Cảm ơn ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên UBND xã Vân Nội đã tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân yêu luôn bên cạnh động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Trong suốt thời gian thực tập do thời gian ngắn Kiến thức chưa sâu rộng nên luận văn không tránh khỏi nhiều sai sót Tôi mong nhận được sự góp ý kiến của thầy cô, bạn bè, những người làm công tác nghiên cứu và công tác kiểm tra để luận văn ngày càng hoàn thiện hơn.

Hà Nội, Tháng 05 năm 2008 Sinh viên thực hiện

Đinh Thiết Minh

Trang 3

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta vốn là một nước sản xuất nông nghiệp Với ngành sản xuấtnông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng chiếm một vị trí rất quantrọng trong đời sống của người nông dân và trong nền kinh tế Nó là mộtngành cung cấp thực phẩm không thể thiếu được trong bữa ăn hàng ngày củacon người Cùng với các loại thức ăn từ động vật, rau cung cấp các chất dinhdưỡng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người Rau cung cấp cácchất dinh dưỡng như vitamin, axit amin, các chất đạm, chất khoáng…lànhững chất dinh dưỡng cần thiết và không thể thay thế được Đặc biệt khilượng lương thực và các chất thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo yêu cầu về

số lượng và chất lượng thì nhu cầu về rau lại càng tăng, như một nhân tố tíchcực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ của con người Về mặtkinh tế rau có vai trò đáng kể, một số loại rau được coi là cây lương thực và

có thể bổ sung vào nguồn lương thực khi cần thiết Bên cạnh đó rau xanh còn

là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

Rau - quả là một trong các loại thực phẩm không thể thiếu trong khẩuphần ăn hàng ngày, của mỗi người, đặc biệt là người dân châu Á Khi đời sốngngười dân được nâng cao thì nhu cầu về thực phẩm nói chung không những đadạng, có màu sắc và mùi vị đặc trưng dễ nhận thấy mà còn quan tâm đến chấtlượng bên trong Riêng về rau không chỉ phải tươi, non, hấp dẫn mà còn phải

an toàn (sạch) Điều này đòi hỏi nhà sản xuất phải đổi mới tập quán sản xuất,thay đổi công nghệ và thiết bị để phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng Raukhông sạch - mất an toàn, nghĩa là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng nhưcác hoá chất bất lợi trong rau đã vượt ngưỡng cho phép gây ảnh hưởng xấu tớisức khoẻ và tính mạng người tiêu dùng Nhiều nước tiên tiến trên thế giới vàmột số nước trong khu vực (Đài Loan, Trung Quốc, Thailand, Philippines,

Trang 4

Singapore, Hàn Quốc …) đã và đang sử dụng công nghệ sản xuất rau.

Do đặc thù của cây rau có tính chất của một cây ngắn ngày có thể trồngnhiều vụ trong một năm và trồng xen kẽ với các loại cây trồng khác nên nógóp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo công ăn việc làm và nâng caothu nhập cho người sản xuất Ngoài ra các sản phẩm phụ của ngành sản xuấtrau còn là nguồn thức ăn phong phú tạo điều kiện phát triển chăn nuôi trởthành một trong những ngành chính cân đối với ngành trồng trọt

Trong thời kì hiện nay, khi nền kinh tế nước ta đang trên đà hội nhậpvào tổ chức thương mại thế giới WTO thì nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp,công nghiệp, dịch vụ không chỉ đơn thuần là nhu cầu về số lượng mà còn đòihỏi cả về chất lượng có như vậy thì sản phẩm nông nghiệp nói chung vàngành sản xuất rau xanh nói riêng mới có thể đứng vững được trên thị trườngthế giới và đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp của các nướcbạn Tuy nhiên nền nông nghiệp nước ta vẫn còn lạc hậu, chưa đưa đượcnhững tiến bộ khoa học vào sản xuất và chế biến làm cho chất lượng hàngnông sản vẫn còn kém chất lượng, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thếgiới Đứng trước tình hình đó thì câu hỏi đặt ra cho ngành sản xuất rau là phảilàm gì để có những sản phẩm tươi, sạch đáp ứng nhu cầu của toàn xã hội vàxuất khẩu ra nước ngoài

Xã Vân Nội, huyện Đông Anh được đánh giá là địa phương sản xuấtrau an toàn đúng yêu cầu và đáng tin cậy Từ đầu năm đến nay, 12 hợp tác xã,

3 công ty tiêu thụ rau an toàn của Vân Nội đã tiêu thụ gần 2.000 tấn rau chotrên 200 cửa hàng, bếp ăn trường học tại thành phố Hà Nội, các tỉnh lân cậnvới doanh số bán ra đạt 4 tỷ đồng

Với diện tích đất sản xuất rau an toàn hơn 100 ha, nông dân xã Vân Nội

đã tạo ra thu nhập bình quân 40 đến 50 triệu đồng/ha Để đạt được kết quảnày, 70% các hộ nông dân tham gia sản xuất rau sạch đã tích cực bám sát quytrình sản xuất rau an toàn IPM đã được Tổ chức FAO, Viện Khoa học Côngnghệ và Môi trường công nhận đạt chuẩn vào năm 1995, chính thức được đưa

Trang 5

vào áp dụng đến nay gần 11 năm Hiện Vân Nội có khoảng 50 đến 60 loại raumàu được đưa vào sản xuất, từ rau ăn lá đến rau củ quả Khâu đầu tiên củaquy trình sản xuất rau sạch là chọn đất Hầu hết đất trồng trọt ở Vân Nội đều

xa khu công nghiệp, xa vùng nước thải, xa bệnh viện, gần nguồn thuỷ nông(sông Hồng) Đó là những điều kiện cần đảm bảo cho việc sản xuất rau antoàn Sử dụng phân bón hợp lý là một trong những yếu tố quan trọng hàngđầu mà nông dân đặc biệt chú trọng Theo các hộ trồng rau lâu năm cho biết,

dù phân hữu cơ hay phân hoá học đều cần phải sử dụng đúng liều lượng nếukhông sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng Cùng với sự nghiệp CNH

& HĐH đất nước là việc đô thị hoá khá nhanh, hệ quả là đất đai, nông nghiệp

ở ngoại thành và nông thôn ngày càng thu hẹp, ảnh hưởng tới sản lượng rauquả, cung cấp cho nhu cầu toàn xã hội Hy vọng trong tương lai gần, côngnghệ sản xuất rau - quả, sạch được chú trọng phát triển để góp phần bảo vệsức khoẻ người tiêu dùng, tăng cường an, toàn xã hội

Nhưng để có được hiệu quả cao trong sản xuất rau, với giá cả các yếu

tố đầu vào tăng cao như hiện nay thì vấn đề tìm ra một số biện pháp nâng caohiệu quả sản xuất rau là rất cần thiết Không những nâng cao thu nhập chongười dân, mà còn gây dựng được một thương hiệu rau an toàn ở Vân Nội

Từ thực tế trên, để quá trình sản xuất rau đạt hiệu quả kinh tế cao, đápứng được nhu cầu của toàn xã hội và xuất khẩu, đồng thời góp phần đưa vùngVân Nội – Đông Anh trở thành vùng sản xuất rau quan trọng, chúng tôi tiến

hành chọn nghiên cứu: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau sạch của các hộ nông dân tại xã Vân Nội – huyện Đông Anh”

làm đề tài nghiên cứu

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng sản xuất rau của các hộ nôngdân tại xã Vân Nội huyện Đông Anh, đề tài đề xuất một số giải pháp chủ yếunhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau ở địa bàn nghiên cứu, góp phầnnâng cao hiệu quả sản xuất rau của các hộ nông dân

Trang 6

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế

+ Đánh giá hiệu quả sản xuất của cây rau tại xã Vân Nội

+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sảnxuất rau của xã Vân Nội

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về cây rau sạch và tiến hành điều tra tạimột số hộ sản xuất rau sạch tại xã Vân Nội huyện Đông Anh thành phố HàNội

Trang 7

là quy trình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và tưới nước), và nhờ vậy rauđảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do các cơ quan quản lý nhànước đặt ra

Gọi là rau an toàn, vì trong quá trình sản xuất rau, người ta vẫn thường

sử dụng phân bón nguồn gốc vô cơ và chất bảo vệ thực vật trong danh mụccho phép Trong rau an toàn và tồn tại dư lượng nhất định các chất độc hại,nhưng không đến mức ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng

Trong đời sống hằng ngày, rau an toàn thường được gọi là rau sạch Đểphân biệt một cách chính xác hơn, khái niệm rau sạch nên sử dụng để chỉ cácloại rau được sản xuất theo các quy trình canh tác sạch và đặc biệt, như rauthuỷ canh, rau hữu cơ Mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thựcphẩm của rau sạch cao hơn nhiều so với rau an toàn Sản lượng rau sạch đượcsản xuất ở nước ta hiện nay là không đáng kể (phần lớn giới hạn trong cácphạm vi nghiên cứu của các dự án khoa học) Rau an toàn Việt Nam được nóitới chủ yếu để phân biệt với rau canh tác kỹ thuật thông thường, khó kiểmsoát trên góc độ vệ sinh an toàn thực phẩm Ở các nước phát triển, với quytrình công nghệ sản xuất rau chuẩn hoá, với việc sử dụng phân bón và chất

Trang 8

bảo vệ thực vật kiểm soát được, vấn đề rau an toàn về cơ bản được giải quyết.

Do nhiều nguyên nhân, vấn đề rau an toàn ở Việt Nam thực tế mới bắt đầuđược đề cập mạnh mẽ trong các năm 90 của thế kỷ XX Những năm qua,nhận thức về vấn đề sản xuất và tiêu dùng rau an toàn trên góc độ bảo vệ sứckhoẻ và chống ô nhiễm môi trường đã tăng lên đáng kể nhờ hoạt động truyền

bá tích cực của nhà khoa học cũng như dư luận xã hội Nhờ sự quan tâmmạnh mẽ của các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn, các tổ chứcnghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, sự hưởng ứng của người dân,ngành sản xuất rau an toàn đã hình thành và bắt đầu phát triển

b) Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng

Quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêngđược tiến hành trên một phạm vi không gian rộng lớn, trong một khoảng thờigian dài Do vậy, nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố và được chia thànhcác nhóm sau đây:

- Nhóm yếu tố tự nhiên:

Do đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật và hoạt độngtrên một phạm vi không gian rộng lớn nên nó chịu ảnh hưởng rất lớn của điềukiện khí hậu thời tiết như: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm Hơn nữa rau là loại câytrồng rất mẫn cảm với điều kiện khí hậu thời tiết Nếu điều kiện khí hậu thuậnlợi cho cây trồng phát triển sẽ làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm vàngược lại Trong trường hợp nhiệt độ lên tới 30oC thì hầu hết hiệu suất quanghợp của các loại rau sẽ bị giảm hay ở nhiệt độ 0oC thì một số loại rau sẽ bịchết Ngoài ra đất đai trong sản xuất nông nghiệp cũng là một yếu tố hết sứcquan trọng, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chủ yếu phục vụ cho hoạtđộng trao đổi chất, hoạt động sinh lý và sinh hoá Chính vì vậy mà chất lượng đấtkhác nhau sẽ cho năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau Dựa vào đặc điểmnày, trong quá trình sản xuất người nông dân phải chú ý đến việc bố trí công thứcluân canh và xác định cơ cấu cây trồng hợp lý với vùng đất ở địa phương

Trang 9

đề đặt ra là phải xác định cơ cấu lao động, trình độ lao động phù hợp với từnglĩnh vực sản xuất mới đem lại hiệu quả cao.

+ Tập quán canh tác: mỗi một quốc gia, mỗi vùng hay một địa phươngđều có một phương thức hay tập quán sản xuất riêng Tập quán đó sẽ ảnhhưởng sâu sắc đến quá trình áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến Nếu tập quán

mà sản xuất lạc hậu sẽ hạn chế đầu tư và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vàosản xuất và ngược lại Vì vậy, công tác khuyến nông được xem là biện pháprất quan trọng để dần xoá bỏ những quan niệm cổ hủ về sản xuất, xoá bỏnhững hình thức canh tác lạc hậu

+ Nhóm yếu tố về chính sách kinh tế, xã hội: như chúng ta đã biết mọi

kế hoạch, quy hoạch sản xuất đều phải dựa vào đường lối chính sách củaĐảng, Nhà nước Vì vậy mọi hoạt động sản xuất phải phù hợp với định hướngcủa đất nước mới có tính khả thi

- Nhóm các yếu tố kinh tế: đây là nhóm các yếu tố ảnh hưởng trực tiếpđến năng suất và chất lượng sản phẩm Bởi mức đầu tư chi phí khác nhau sẽtạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau Bên cạnh đó, việc đầu tưphân bón và thuốc bảo vệ thực vật không chỉ ảnh hưởng tới năng suất, sảnlượng của sản phẩm ở thời vụ đó mà còn ảnh hưởng lâu dài tới chất lượng sảnphẩm ở những thời vụ tiếp theo Vì vậy, vấn đề đầu tư ở mức nào, sử dụngthuốc sâu đến đâu không chỉ liên quan đến hiệu quả kinh tế mà còn liên quanđến hiệu quả xã hội môi trường

- Nhóm yếu tố về tiêu thụ:

Rau sạch hay còn gọi là rau an toàn được các hộ nông dân sản xuất ra

Trang 10

với một quy trình kỹ thuật do trung tâm khuyến nông phổ biến cho nên chiphí để trồng cho một cây rau sạch ở đây sẽ cao hơn so với cây rau thườngđược trồng ở nơi khác do vậy mà giá bán của cây rau này thường cao hơn chonên thị trường tiêu thụ của cây rau này cũng còn hạn chế.

- Nhóm yếu tố về kỹ thuật:

Cùng với đất đai, lao động, vốn, công nghệ trong nông nghiệp cũng lànguồn lực quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển sản xuất trong nông nghiệpbởi những lý do sau:

► Thứ nhất: nó giúp cho quá trình sản xuất được diễn ra có hiệu quả.

►Thứ hai: nó hướng làm tăng năng suất sản phẩm trong điều kiện

nguồn lực ngày càng khan hiếm

►Thứ ba: công nghệ làm cho đầu vào trong nông nghiệp ngày càng đa dạng

lý, kịp thời và khoa học

2.1.2 Khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng củacác hoạt động kinh tế Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế nghĩa là tăngcường trình độ lợi dụng các nguồn lực sẵn có trong hoạt động kinh tế Đây làmột đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội do nhu cầu vật chất củacon người ngày một tăng Nói một cách biện chứng thì do yêu cầu của côngtác quản lý kinh tế, cần phải đánh giá nhằm nâng cao chất lượng của các hoạtđộng kinh tế đã làm xuất hiện phạm trù hiệu quả kinh tế

Tổng quát về hiệu quả kinh tế là so sánh kết quả thu được và chi phí bỏ

ra Tuy nhiên khái niệm hiệu quả kinh tế của các nhà kinh tế ở nhiều nước và

Trang 11

nhiều lĩnh vực có quan điểm nhìn nhận khác nhau Có thể tóm tắt các hệthống quan điểm như sau:

- Hệ thống quan điểm thứ nhất cho rằng: hiệu quả kinh tế là kết quả đạtđược trong hoạt động kinh tế

- Hệ thống quan điểm thứ hai: hiệu quả được xác định bằng nhịp độtăng tổng sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân

- Hệ thống quan điểm thứ ba: hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức

độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị và mức độ khối lượng kết quả hữu íchcủa hoạt động sản xuất vật chất hay một thời kì, góp phần tăng thêm lợi íchcủa xã hội, của nền kinh tế quốc dân

- Hệ thống quan điểm thứ tư cho rằng: hiệu quả kinh tế được xác địnhbởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Đượcthể hiện qua công thức sau:

Q

H =

CTrong đó: Q là kết quả thu được

C là chi phí bỏ ra

H là hiệu quảChỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, giúp ta so sánhđược hiệu quả giữa các qui mô sản xuất khác nhau Nhưng nhược điểm củachỉ tiêu này lại không phản ánh được quy mô của hiệu quả ở mức độ nào? Cái

mà doanh nghiệp rất quan tâm

- Hệ thống quan điểm thứ năm: hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu sốgiữa kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Được thểhiện bằng công thức:

H = Q – CTrong đó: H là hiệu quả

Q là kết quả thu được

C là chi phí bỏ ra

Trang 12

+ Hiệu số: Q – C là giá trị tuyệt đối của hiệu quả.

+ Tỷ số Q-C/C là giá trị tương đối của hiệu quả

+ Q/C : biểu thị tỷ trọng chi phí cần thiết trong kết quả Thông thườnghiệu quả được biểu hiện như một hiệu số giữa kết quả và chi phí Tuy nhiên,trong thực tế có nhiều trường hợp không thực hiện được phép trừ hoặc là phéptrừ không có ý nghĩa

Thông qua các chỉ tiêu này ta thấy nó chỉ phản ánh được quy mô củahiệu quả kinh tế, song giá phải trả cho quy mô này là bao nhiêu, cái mà ngườisản xuất quan tâm thì không rõ

- Hệ thống quan điểm thứ sáu cho rằng: hiệu quả kinh tế biểu hiện ở quan

hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả sản xuất và phần gia tăng thêm của chiphí bỏ ra

0 1

0 1

C C

Q Q H

Trong đó: H là hiệu quả kinh tế

Q1, Q0 là lượng kết quả ở hai kì khác nhau C1, C0 là lượng chi phí ở hai kì khác nhau

bổ sung là khác nhau

Tính biện chứng thống nhất của các sự vật và hiện tượng đòi hỏi khi

Trang 13

nghiên cứu phải đảm bảo chừng mực nhất định sự tương ứng đó, nếu khôngkết luận sẽ sai với sự vận động của nó.

Tóm lại, ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phảnánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự nhiên và phươngthức quản lý nguồn lực đó để làm sao mang lại lợi nhuận tối đa và chi phí bỏ

2.1.3 Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế

Trong nền kinh tế đa thành phần phát triển theo cơ chế đa thành phầnhiện nay đang khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực tham gia sản xuất kinhdoanh để tìm kiếm cơ hội với yêu cầu, mục đích khác nhau, nhưng mục đíchcuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận Nhưng làm thế nào để có hiệu quả kinh tếcao nhất thì đó lại là vấn đề kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sảnxuất như thế nào để đạt được kết quả mong muốn Bên cạnh đó nó còn phụthuộc vào mục đích,yêu cầu, vốn, chính sách, …quy luật khan hiếm nguồnlực trong khi nhu cầu về hàng hóa dịch vụ ngày càng tăng và đa dạng, đâykhông chỉ là mối quan tâm riêng của nhà sản xuất kinh doanh mà còn là mốiquan tâm chung của toàn xã hội

Hay nói một cách khác: ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thếnào để có chi phí vật chất và lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất

Do vậy việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế là rất đa dạng.Nhưng có thể nói việc đánh giá phần lớn phụ thuộc vào quy trình sản xuất, là

sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào để có được yếu tố đầu ra hợp lý Có thểnói đây là một nội dung quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế

Tùy từng ngành với mỗi tính chất khác nhau, nhưng nhìn chung để xácđịnh hiệu quả kinh tế thì chúng ta cần phải xác định các yếu tố sau:

Trang 14

- Xác định yếu tố đầu ra: các mục tiêu đạt được phải phù hợp với mụctiêu chung của nền kinh tế quốc dân (được xã hội chấp nhận), hàng hóa sảnxuất ra phải trao đổi được trên thị trường.

- Xác định yếu tố đầu vào: đó là chi phí vật chất, công lao động…

* Bản chất của hiệu quả kinh tế:

Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và pháttriển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thầncủa mọi thành viên trong xã hội Muốn vậy sản xuất phải phát triển cả vềchiều rộng lẫn chiều sâu

Để làm rõ bản chất của hiệu quả kinh tế cần phải phân định sự khácnhau về mối liên hệ giữa kết quả và hiệu quả

Kết quả là một đại lượng vật chất phản ánh về quy mô số lượng của sảnxuất Còn hiệu quả là đại lượng dùng để xem xét kết quả tạo ra như thế nào?Nguồn chi phí bao nhiêu để đạt được kết quả đó

Như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài mục đích, yêu cầu đặt rađều quan tâm đến hiệu quả kinh tế, nó có vai trò quan trọng trong việc đánhgiá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra giải pháp có lợi cho sản xuất.Nhưng để giải quyết được vấn đề trên là vấn đề hết sức khó khăn và chỉ mangtính tương đối, đòi hỏi phải có thời gian

2.1.4 Phân loại hiệu quả kinh tế

a) Căn cứ vào phạm vi, đối tượng nghiên cứu ta có thể xem xét ở giác độ sau

+ Hiệu quả kinh tế quốc dân: là hiệu quả kinh tế chung trong toàn bộnền sản xuất xã hội

+ Hiệu quả kinh tế ngành

+ Hiệu quả kinh tế vùng, lãnh thổ

+ Hiệu quả kinh tế theo quy mô tổ chức

+ Hiệu quả kinh tế từng biện pháp kỹ thuật

b) Dựa vào nội dung bản chất gồm có

+ Hiệu quả kinh tế: phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đạt được về mặt

Trang 15

kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó Bao gồm các chỉ tiêu kết quảnhư: tổng giá trị sản phẩm, lợi nhuận…

+ Hiệu quả xã hội: phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và các

lợi ích do sản xuất mang lại, được thông qua các chỉ tiêu về giải quyết công

ăn việc làm, bảo vệ môi trường, an ninh xã hội…

+ Hiệu quả kinh tế - xã hội: phản ánh mối tương quan giữa các kết quả

đạt được tổng hợp ở các lĩnh vực kinh tế và xã hội với các chi phí bỏ ra để đạtđược các kết quả đó

+ Hiệu quả phát triển: thể hiện sự phát triển của các doanh nghiệp, các

vùng Đây là kết quả tổng hợp nhiều yếu tố như: tình hình đời sống vật chất, trình

độ dân trí…

Trong các loại hiệu quả xem xét trên thì hiệu quả kinh tế là quan trọngnhất và có ý nghĩa quyết định Nhưng hiệu quả kinh tế đánh giá đầy đủ vàtoàn diện nhất khi có sự liên kết hài hòa với hiệu quả xã hội và hiệu quả pháttriển

c) Căn cứ vào yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất

+ Hiệu quả sử dụng vốn

+ Hiệu quả sử dụng lao động

+ Hiệu quả sử dụng đất

+ Hiệu quả sử dụng công nghệ - kỹ thuật mới…

2.1.5 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế

Để định ra tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế đối với các hoạt độngkinh tế là một vấn đề phức tạp Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xãhội cho nên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế chỉ đánh giá một cách tươngđối, không đánh giá được ngay mà phải có thời gian và thời gian này đượcgắn với một không gian cụ thể với một trình độ phát triển nền kinh tế xã hội.Vấn đề này có rất nhiều ý kiến chưa được thống nhất, song đa số các nhà kinh

tế cho rằng tiêu chuẩn cơ bản tổng quát khi đánh giá hiệu quả kinh tế là mức

độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí tài nguyên…

Trang 16

Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, còn nguyên tắc đánh giáhiệu quả kinh tế thì phải được gắn trong những điều kiện cụ thể và ở một giaiđoạn nhất định Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung, mục tiêuchủ yếu xuyên suốt mọi quá trình sản xuất của xã hội Do đó việc xác địnhhiệu quả kinh tế ở mỗi thời kỳ phát triển kinh tế xã hội khác nhau là khácnhau và tùy theo nội dung của việc đánh giá mà có tiêu chuẩn đánh giá

Ví dụ như: Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá là thỏa mãn nhucầu về vật chất của con người trong điều kiện nhất định

Đối với doanh nghiệp, xí nghiệp thì tiêu chuẩn ở đây lại là tiết kiệm chiphí nhưng đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới và khu vực

Một số năm gần đây diện tích và sản lượng rau quả của các nước trênthế giới không ngừng tăng lên Theo tổ chức lương thực thế giới FAO, tốc độtăng diện tích bình quân hàng năm của thế giới là 2,5% Điều này cho thấycây rau đang có vị trí quan trọng trong hàng hoá nông sản, xu hướng chuyểnđổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp sang phát triển ngành nông nghiệp theohướng hàng hoá trên thế giới ngày càng rõ rệt Cùng với tốc độ tăng diện tích,sản lượng rau trên thế giới không ngừng tăng Năm 1994 sản lượng rau trênthế giới chỉ đạt 545,02 triệu tấn, nhưng cho đến năm 1997 sản lượng rau trênthế giới lên đến 595,56 triệu tấn (Nguồn: FAO) Như vậy, qua 3 năm sảnlượng rau đã tăng lên 50,54 triệu tấn

Đóng góp nhiều nhất vào ngành sản xuất rau trên thế giới là hai châulục: Châu Á và Châu Âu Trong đó Châu Á chiếm sản lượng nhiều hơn, năm

1997 sản lượng rau Châu Á là 395,2 triệu tấn chiếm 66,36% tổng sản lượngrau toàn thể giới Đứng thứ hai là Châu Âu với sản lượng rau năm 1997 là68,74 triệu tấn, chiếm 11,54% tổng sản lượng rau trên thế giới Trong đó sảnlượng rau tập trung chủ yếu của năm nước: Trung Quốc (sản lượng là 236,30triệu tấn năm 1997), Ấn Độ năm 1997 có sản lượng rau 48,5 triệu tấn, Nga đạt

Trang 17

sản lượng 33,8 triệu tấn, thứ tư là Mỹ sản lượng đạt 27,9 triệu tấn, cuối cùng

là Nhật với sản lượng 15,3 triệu tấn Về chủng loại rau trên thế giới hiện nayđang được sản xuất và tiêu thụ 120 loại Trong đó có 14 chủng loại rau chủyếu có diện tích từ 500.000 ha trở lên Một trong những loại rau có giá trịkinh tế cao và diện tích lớn là cà chua với 2,7 triệu ha và sản lượng 56.500nghìn tấn Bên cạnh đó, một loại rau được trồng khá phổ biến là hành khô vớidiện tích 1,91 triệu ha và sản lượng là 21,75 triệu tấn, cải bắp diện tích 1,7triệu ha và sản lượng là 21,75 triệu tấn, cải bắp diện tích 1,7 triệu ha và có sảnlượng là 38,093 triệu tấn

2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam

Từ một đất nước lấy cây lúa làm đầu, ngày nay khi mà xã hội ngàycàng phát triển thì nhu cầu về ăn mặc tăng lên, không những phải đủ ăn màcòn phải ăn ngon và đủ chất Cho nên ngành trồng rau phát triển cũng theo BộThương Mại thì nước ta có khả năng sản xuất rau với số lượng lớn, vấn đềhạn chế là bao bì, mẫu mã và chất lượng chưa cao Theo viện thiết kế và quyhoạch nông nghiệp, sản xuất rau ở Việt Nam có xu hướng tăng cả về diện tích

và sản lượng Bởi vì vị trí cây rau trong đời sống xã hội ngày càng được coitrọng Trong thời kỳ 1991 – 1998 sản lượng rau tăng từ 3,2137 triệu tấn lêntới 5,6 triệu tấn và năng suất tăng từ 11,97 tấn/ha lên 14,74 tấn/ha (Vịên thiết

kế và quy hoạch nông nghiệp) Tuy nhiên, so với nhu cầu rau bình quân đầungười đạt 62 – 65 kg/người/năm Nhưng theo tiêu chuẩn Châu Á, hiện naytiêu dùng khoảng 84kg/người/năm

Là một quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nên rau củanước ta rất đa dạng về chủng loại (khoảng 70 loại chủ yếu) trong đó tập trungchủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng, vùng ĐôngNam Bộ, Đà lạt Theo viện thiết kế và quy hoạch nông nghiệp, nước ta códiện tích trồng rau năm 1999 là 4,4137 ha với sản lượng 5,7565 triệu tấn,riêng Đồng bằng Sông hồng có 1,125 triệu ha chiếm 25,49% tổng diện tíchrau cả nước, diện tích rau ở Đồng bằng sông Cửu Long là 0,981 triệu ha

Trang 18

chiếm 22,2% tổng diện tích rau của cả nước Lý do rau được trồng trên haikhu vực này rất thuận lợi cho cây rau sinh trưởng và phát triển, kết hợp vớilợi thế đầu ra cho sản phẩm là thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minhđây là hai khu vực tiêu thụ rau lớn nhất cả nước.

Các loại rau được trồng chủ yếu trên vùng Đồng bằng Sông Hồng là:Bắp cải, Xu hào, Cà chua, Ớt cay, nấm, khoai tây, dưa chuột

Tại Việt Nam sản xuất rau được quy hoạch thành vùng chính là vùngchuyên canh rau nằm ven các thành phố lớn, thị xã và các Khu công nghiệpvới diện tích chiếm khoảng 35% tổng diện tích trồng rau và sản lượng rauchiếm 37% sản lượng rau cả nước Ngoài ra vùng trồng rau thứ hai là vùngrau luân canh với cây lương thực và cây công nghiệp dài ngày chiếm 65%diện tích và 63% tổng sản lượng rau của cả nước Mặt khác rau còn đượctrồng trong các hộ gia đình

Về tiêu thụ rau ở Việt Nam, phần lớn rau quả được sử dụng dưới dạngtươi và chưa qua chế biến, trong khi đặc tính của sản phẩm rau quả là thuhoạch theo mùa vụ, thời gian thu hoạch ngắn, khả năng vận chuyển và bảoquản là rất khó khăn Do trình độ kỹ thuật ở nước ta còn kém các đơn vị xuấtkhẩu thường vượt mức cho phép, mặt khác do chưa có công nghệ và phươngtiện thích hợp bảo quản sau thu hoạch nên tỷ lệ hỏng sau thu hoạch là rất cao

Thị trường rau xuất khẩu chủ yếu của nước ta trước năm 1991 là Liên

Xô và các nước Đông Âu Sau sự biến động về chính trị của hệ thống xã hộichủ nghĩa trước đây, đã ảnh hưởng tới thị trường xuất khẩu rau quả của ViệtNam, đã làm giảm mười bốn triệu USD/năm kim ngạch xuất khẩu Từ năm

1994 trở lại đây chúng ta chỉ xuất khẩu một lượng ít rau quả sang Đông Âuvới các loại rau như: Dưa chuột chế biến, Bắp Cải, Cà Rốt còn lại chủ yếuxuất khẩu sang các nước Đông bắc Á như: Đài Loan, Philippin, sinhgapore,Nhật Bản Hiện nay, thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam có tới 40 nước vàkhu vực xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Viễn Đông, Nga, Nhật, Đài Loan

và một số nước Châu Phi và Tây bắc Phị

Trang 19

2.2.3 Tình hình sản xuất vă tiíu thụ rau ở Hă Nội

Sản xuất ra an toăn có văi trò quan trọng đối với đời sống xê hội, nhằmtạo ra thực phẩm sạch đâp ứng nhu cầu người tiíu dùng Tuy nhiín, hiện naykhông ít cơ sở kinh doanh lợi dụng thương hiệu “rau sạch” để lừa phỉnh ngườitiíu dùng, cửa hăng mang tín rau rạch lại bân rau không nguồn gốc Thực tế,việc kinh doanh rau sạch ở nước ta đang gặp nhiều vướng mắc vă sản xuất rau

an toăn đang trở thănh vấn đề nóng hiện nay Thực tế "rau sạch" Hă Nội đangphấn đấu đến năm 2008 sẽ có 80% diện tích rau an toăn, theo định hướng củaUBND Hă Nội Để lăm việc năy, những công việc cần lăm có thể thấy ngaylă: Quy hoạch, xđy dựng những vùng rau sạch; có quy trình quản lý một câch

hệ thống, chỉ đạo sản xuất; xđy dựng hệ thống tiíu thụ-chế biến-phđn phối;thiết lập hệ thống trung tđm phđn tích, kiểm định chất lượng rau Như vậy, rau

an toăn lă hăng hóa thương phẩm phải có chứng nhận rau sạch hẳn cho cả một

hệ thống, từ vùng sản xuất tiíu chuẩn, cơ sở sơ chế đảm bảo điều kiện lămviệc vă hệ thống phđn phối trung thực Ước mong của Hă Nội cũng khiím tốnthôi, lă tới 2008 thì sẽ kiểm soât được chất lượng theo tiíu chuẩn cho 100%sản phẩm rau được tuyín bố lă an toăn khi đưa ra thị trường; trước khi tới câc

hộ gia đình Hiện nay, Hă Nội chỉ có khoảng 100 hĩc-ta sản xuất rau sạch.Ngănh kinh doanh năy hiển nhiín còn nhiều tiềm năng, vì hiện tại mới chỉđâp ứng chưa tới 10% nhu cầu tiíu dùng rau của câc hộ gia đình Hă Nội

Còn ở lđn cận Hă Nội thì sao? Bắc Ninh (tỉnh nằm sât Hă Nội, có thănhphố Bắc Ninh được xem lă đô thị vệ tinh gần vă phât triển nhất của Hă Nội)cũng đê nhắc tới xđy dựng thương hiệu cho rau an toăn từ thâng 3/2006 Đó lẵng Nguyễn Đức Ngọc ở thôn Niềm Xâ, phường Kinh Bắc Nhưng ông phải

sử dụng đất của mình vă thuí thím ruộng của hơn 30 hộ nông dđn khâc thì

Trang 20

mới có được 6.800 mét vuông đất màu đưa vào gieo trồng các loại rau antoàn, rau sạch mang thương hiệu "Ánh Dương." Thực tế, đây cũng là diện tíchrất bé, chưa tới 1 héc-ta, gia đình ông phải sử dụng đất của mình và thuê thêmruộng của hơn 30 hộ nông dân khác

Trang 21

PHẦN III

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Xã Vân Nội huyện Đông Anh thuộc ngoại thành Hà Nội, nằm ở phíaTây Bắc của thành phố dọc đường cao tốc Bắc Thăng Long – Nội Bài, xã VânNội là trung tâm phía Tây của huyện Đông Anh với chiều dài từ bắc tới nam

là 4 km từ đông sang tây là 2 km

- Phía Bắc giáp với xã Bắc Hồng và Nguyên Khê

- Phía Nam giáp xã Vĩnh Ngọc

- Phía Đông giáp xã Tiên Dương

- Phía Tây giáp xã Kim Mỗ và Lam HồngGần trung tâm huyện Đông Anh có đường quốc lộ nối giữa huyện và

xã Với vị trí này, Vân Nội có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế

* Thời tiết khí hậu:

Theo tài liệu của các nhà khí tượng thành phố Hà Nội, Đông Anh làmột huyện nằm trong khu vực nội trí tuyến mang đặc điểm khí hậu nhiệt đớigió mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt rất thuận lợi cho việc sản xuất nôngnghiệp đặc biệt đối với cây rau là cây ngắn ngày, trồng được nhiều vụ trongmột năm Bên cạnh đó, đây cũng là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của mưa bão(vào tháng 7-9)

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,5oC, cao nhất vào tháng 6-7 là 38,5oC Tháng có nhiệt độ thấp nhất là vào tháng riêng, có lúc xuống tới 8-

37-9oC

* Chế độ ẩm:

Do bị chi phối bởi hai loại gió mùa: mùa Đông có gió Đông Bắc làm

Trang 22

cho khí hậu lạnh và khô, độ ẩm trung bình 60 - 70%, trong thời gian này ítmưa, thuận lợi cho cây trồng phát triển mạnh Vào mùa này các hộ chủ yếu làtrồng các loại rau như su hào, cải bắp, sulơ, xàl lách, cải ngọt… còn vào mùa

hè có gió Nam, độ ẩm của đất và không khí tương đối cao, có lúc nhiệt độ lêntới 38 – 40oC, có thời gian lại mưa nhiều làm cho đất bị úng lụt Thường vàothời gian này các hộ chỉ trồng các loại cây lấy quả và một số cây ngắn ngàynhư cải ngọt, xà lách… Đây là những cây mang lại hiệu quả kinh tế cao trongmùa này

* Thuỷ Văn:

Xã Vân Nội có dòng sông Thiếp chảy qua với chiều dài 2 km Cùngvới hệ thống ao hồ, sông ngòi có khả năng cung cấp nước cho các loại câytrồng trong mùa khô và hạn chế úng lụt trong mùa mưa

* Nông hoá thổ nhưỡng:

Là xã nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, đất ở đây là loại đấtphù sa cổ, địa hình khá bằng phẳng Trong tổng diện tích đất canh tác thì đấtpha cát là nhiều nhất khoảng 74,22%, đất thịt nhẹ 19,48% Với loại đất này,vào mùa mưa không thuận lợi cho cây rau phát triển vì khi mưa xuống độ ẩmđất thường cao cho nên mùa sản xuất chính ở đây là vụ đông xuân

3.1.2 Đặc điểm về đất đai

Tình hình sử dụng đất đai của xã Vân Nội thể hiện qua biểu (1) Nhìnvào biểu (1) ta thấy tổng diện tích đất tự nhiên của xã ổn định qua các năm là639,09 ha trong đó đất nông nghiệp chiếm 50,92% (325,48 ha) tổng quỹ đất

tự nhiên của xã (số liệu năm 2005) và diện tích đất nông nghiệp có xu hướnggiảm dần qua các năm nhưng không lớn, cụ thể: năm 2006 giảm 5,24 ha, năm

2007 giảm 4,38 ha, bình quân hàng năm diện tích này giảm 1,49% Đất nôngnghiệp được chia thành các loại: đất sản xuất nông nghiệp và đất nuôi trồngthuỷ sản trong đó đất sản xuất nông nghiệp có đất trồng cây hàng năm (gồmđất lúa, đất màu) và đất trồng cây lâu năm khác

Trang 24

Đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất xu hướng giảm dần quacác năm Năm 2005 chiếm 90.7% tương ứng với 295,2 ha Cũng qua biểu tacũng thấy được là diện tích đất trồng lúa và diện tích đất trồng màu cũng có

xu hướng giảm qua các năm nguyên nhân là do diện tích đất này chuyển đãchuyển đổi thành đất chuyên dùng và đất ở Ngoài ra ta thấy diện tích đất nuôitrồng thuỷ sản không giảm Đất phi nông nghiệp của xã có xu hướng tăng dầnqua các năm Năm 2005 diện tích là 282,89 ha chiếm 44,26% trong tổng diệntích đất tự nhiên, nhưng đến năm 2007 con số này đã là 292,51 ha chiếm45,77% trong tổng diện tích đất tự nhiên Nguyên nhân do xã đã quy hoạchchuyển một phần đất nông nghiệp kém hiệu quả sang làm đất ở và đất xâydựng các công trình phúc lợi xã hội như: trường, trạm, nhà văn hoá, đườnggiao thông

Mặt khác, cũng qua biểu (1) chúng ta thấy bình quân đất canh tác vànông nghiệp đều giảm Nguyên nhân chủ yếu là do chuyển đổi đất nôngnghiệp sang sử dụng với nhiều mục đích khác Dân số của xã, dân nhập cưngày một tăng lên, đây cũng là một vấn đề mà chính quyền xã cần phải quantâm để giải quyết tốt vấn đề này để luôn ổn định chính trị

Nhìn chung tình hình đất đai của xã có những biến động phù hợp theođiều kiện kinh tế và xã hội hiện nay

Vân Nội là xã chuyên sản xuất nông nghiệp, phần lớn nông dân sốngbằng nghề nông và trồng chủ yếu là cây lúa và rau màu Tính đến năm 2005tổng số dân của xã là 10431 người, trong đó có 7003 lao động, cho đến năm

2006 đã là 1043 người trong đó có 7021 lao động Nhưng con số này đã lêntới 10523 người, trong đó đã có 7141 lao động với tốc độ tăng bình quân dân

số qua 3 năm là 1,45% và tốc độ tăng bình quân lao động qua 3 năm là0,98% Thực tế cho thấy lao động ở địa phương luôn có một công việc ổnđịnh trong một thời gian dài bằng nghề trồng rau của mình Với một địa thếthuận lợi về đất đai và vùng tiêu thụ thì Vân Nội cần phải tận dụng tối đa lợithế để gây dựng một thương hiệu rau an toàn và cũng không ngừng nâng cao

Trang 25

thu nhập cho người dân.

3.1.3 Điều kiện kinh tế xã hội

Qua bảng (2) chúng ta thấy thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngthôn theo nghị quyết của huyện, hợp tác xã Vân Nội đã từng bước chuyển hợptác xã nông nghiệp thành 12 hợp tác xã dịch vụ nhỏ, từng bước cải thiện phùhợp với cơ chế quản lý mới, các hộ nông dân không ngừng nâng cao sảnlượng, hiệu quả sản xuất trên mảnh ruộng của mình bằng cách đầu tư thâmcanh, thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích Mặtkhác các hộ nông dân phải tự túc các khâu đầu vào, đầu ra Cho nên đây cũng làđộng lực cho sản xuất phát triển

Trong một vài năm gần đây, được sự quan tâm của UBND thành phố

Hà Nội, sở khoa học công nghệ, một phần diện tích của xã Vân Nội đã đượcthành phố công nhận là vùng sản xuất rau sạch Đây là một điều kiện kháthuận lợi cho việc phát triển sản xuất rau Nhờ đó mà tổng giá trị sản xuất của

xã đã tăng lên qua các năm Cụ thể năm 2005, tổng giá trị sản xuất của cả xã

là 26.790,20 triệu đồng thì đến năm 2007 đạt 29.926,56 triệu đồng Trong đógiá trị sản xuất của ngành nông nghiệp là lớn nhất 19.200,00 triệu đồng chiếm71,67% trong tổng giá trị sản xuất năm 2005 Sau ngành nông nghiệp là5.930,20 triệu đồng chiếm 22,14% và ngành CN – TTCN đạt 1.660,00 triệuđồng chiếm 6,20%

Nhờ có sự công nhận là một vùng sản xuất rau an toàn cho nên việctiêu thụ sản phẩm ở đây khá thuận lợi và giá trị kinh tế của cây rau cũng đượctăng lên, cơ cấu cây trồng của xã có sự chuyển dịch lớn, phong phú, đa dạng,mùa nào thứ ấy, đáp ứng được theo nhu cầu của thị trường

Do thời tiết khí hậu khá thuận lợi, có hai mùa rõ rệt, và cũng là trungtâm của huyện, có đường giao thông thuận tiện, thuận lợi cho sản xuất nôngnghiệp, đặc biệt là cây rau, cho nên trong ngành nông nghiệp ngành trồng trọt

có giá trị cao nhất đạt 19.200,00 triệu đồng năm 2005, đến năm 2007 con số

Trang 27

này đã lên tới 20.236,50 triệu đồng và đang chiếm 67,62% cơ cấu ngành trồngtrọt, bình quân tăng hàng năm 2,67% Trong ngành trồng trọt thì cây rau nóchiếm vị trí cao hơn cả, giá trị nó mang lại cho ngành trồng trọt đạt 10.638,00triệu đồng, chiếm tới 78,11% ngành trồng trọt.

Trong 3 năm vừa qua ngành chăn nuôi bị dịch bệnh, thời tiết thấtthường nên làm cho ngành chăn nuôi chịu ảnh hưởng không nhỏ Giá trị củangành chăn nuôi đang giảm Cụ thể năm năm 2005 đạt 6.963,00 triệu đồngchiếm 36,27% ngành nông nghiệp, nhưng đến năm 2006 giá trị của ngànhchăn nuôi bị giảm con số này chỉ còn 6.456,30 triệu đồng Giá trị tăng trở lạivào năm 2007 và đã đạt được 6.523,50 triệu đồng chiếm 32,24% Nguyênnhân do ngành chăn nuôi gặp dịch lợn tai xanh và cúm gia cầm nên năm 2006giảm so với năm 2005, nhờ có công tác tuyên truyền và vận động đã hạn chếđược dịch bệnh nên năm 2007 giá trị chăn nuôi đã hồi phục trở lại

Cũng qua bảng trên cho chúng ta thấy, do tổng giá trị sản xuất của toàn

xã tăng lên qua các năm cho nên giá trị sản xuất trên một lao động cũng tănglên, mặc dù dân số trong xã cũng tăng lên Qua đó cũng thấy được mức sốngcủa người dân ngày càng được nâng cao hơn

3.1.4 Cơ sở hạ tầng của xã Vân Nội

a) Công trình thuỷ lợi

Xã Vân Nội có vị trí thuận lợi cho việc cung cấp nước phụ vụ sản xuấtnông nghiệp song chưa đáp ứng kịp thời trong quá trình sản xuất vì hệ thốngthuỷ lợi bố trí chưa được hợp lý Diện tích mặt nước lớn, sông và ao hồ nhiềunhưng chưa được khai thác hết để đưa vào sử dụng cho sản xuất Những nămgần đây xã đã xây dựng song 2 trạm bơm tưới với tổng công suất 1320 m2/ha.Được sự đầu tư vốn của Nhà nước, huyện và đóng góp của các đơn vị cánhân, xã đã xây song hệ thống kênh mương kiên cố dài 25000m Hệ thốngnày đã đáp ứng đầy đủ cho quá trình sản xuất song chưa hoàn toàn đáp ứng đủnước cho mùa khô

Trang 28

b) Giao thông:

Với đường quốc lộ dài 5 km, đường liên xã 6 km, cùng với đường liênthôn và đường nội bộ 26 km thuận lợi cho việc vận chuyển nông sản hànghoá, các loại thiết bị vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nói chung vàphục vụ cho sản xuất rau nói riêng của xã Đặc biệt trong những năm gần đây,

xã đã xây dựng song một bưu điện, chợ được quy hoạch và đã đi vào sử dụng.Đây là một điều kiện thuận lợi để tiếp cận thị trường, ngoài các điều kiện trên

xã còn là trung tâm để đi tới các xã khác trong huyện và có đường quốc lộchạy qua dài 7 km Đây là điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tếcủa xã, đặc biệt là đối với cây rau dễ dàng tiếp xúc được với các thị trườngngoài xã, huyện

c) Công trình điện:

Toàn xã có 3 trạm biến áp, công suất 960 KVA có giá trị 5 triệu đồng,với mạng lưới này đã cung cấp khá đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt củacác hộ trong xã Được sự hỗ trợ của huyện và thành phố, xã đã hoàn thànhxong đường dây hạ thế và đưa điện ra các khu vực sản xuất rau

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Các phương pháp chủ yếu được áp dụng

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phươngpháp chủ yếu sau:

- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo:

a) Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến nhận xét, đánh giá của

các tổ chức cấp huyện, xã.Từ đó nắm bắt được thực trạng tình hình, kết hợpvới phân tích kinh tế để đưa ra những nhận xét, kết luận có căn cứ lý luận vàthực tiễn

b) Phương pháp chuyên khảo: Sử dụng để nghiên cứu hiện tượng điển

hình riêng biệt của các đơn vị, hộ làm ăn có hiệu quả, phân tích hoạt động củacác đơn vị điển hình từ đó làm cơ sở để đưa ra những giải pháp kinh tế, kĩthuật có thuyết phục

Trang 29

- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:

Lý do chúng tôi chọn xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành Phố Hà Nộilàm địa bàn để nghiên cứu là vì những nguyên nhân cơ bản sau:

* Thứ nhất: Do xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là một

xã trồng rau trọng điểm của thành phố Hà Nội nói riêng và của miền bắc nóichung Trong nhiều năm vừa qua xã đã cung ứng một lượng lớn cho nhu cầu

về rau của thủ đô Đặc biệt, cùng với sự nâng cao về trình độ dân trí nông dântrồng rau đã dần làm quen với việc sản xuất rau sạch xuất phát từ nền tảngchương trình IPM Đặc biệt trong xã Vân Nội chúng tôi đã chọn ra 2 thôn đểđiều tra hộ đó là thôn Đầm và Thôn Ba Chữ bởi vì đây là 2 thôn điển hình của

xã trồng rau sạch và đạt tiêu chuẩn về rau sạch của trung tâm khuyến nông

* Thứ hai: Xã Vân Nội là nơi thu hút rất nhiều các nhà khoa học, các

sinh viên chuyên ngành BVTV về nghiên cứu, các dự án đầu tư về rau, cáccông trình nghiên cứu tập trung vào việc phát huy thiên địch trong công tácphòng trừ dịch hại Đây là điều kiện thuận lợi để chúng tôi có thể học hỏi vàthực hiện tốt đề tài của mình

- Phương pháp thu thập thông tin:

a) Đối với thông tin thứ cấp:

Nguồn thông tin thứ cấp chúng tôi thu thập được là những thông tin, số liệu đã được công bố Cụ thể:

- Các số liệu về diện tích đất đai, dân

số, lao động

- Ban địa chính xã

- Các số liệu về năng suất, sản lượng - Ban thống kê xã

- Cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu,

các số liệu và dẫn chứng cụ thể về sản

xuất rau an toàn tại xã Vân Nội

- Sách, báo, các website, các công trìnhnghiên cứu khoa học

- Phỏng vấn người nông dân và cáclãnh đạo của xã

Trang 30

b) Đối với thông tin sơ cấp:

+ Chọn mẫu nghiên cứu:

Để có thể tiến hành thuận lợi trong việc tiến hành nghiên cứu, chúng tôi

đã chọn ra 20 hộ ở mỗi thôn là thôn Đầm và thôn Ba Chữ và 10 hộ ở thônkhác như thôn Thố Bảo đây là một số hộ trồng rau sạch điển hình của thôn.Căn cứ vào đó chúng tôi đánh giá và tìm hiểu về hiệu quả sản xuất rau sạchcủa xã Vân Nội

+ Thiết kế bảng câu hỏi:

Chúng tôi tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm điều tra về tình hình sản xuất

và tiêu thụ rau của các hộ nông dân

+ Phỏng vấn nông dân:

Chúng tôi tiến hành sử dụng bảng câu hỏi đã lập và trực tiếp phỏng vấnnông dân trồng rau, qua đó cũng nói chuyện thêm để thu thập thông tin ngoàibảng hỏi như những nguyện vọng của họ về sản xuất rau, những khó khăn mà

họ đang gặp phải

+ Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, những người có chuyên môn:

Chúng tôi thu thập được các thông tin, các kế hoạch, dự kiến sắp tớicủa xã cũng như của những người có chuyên môn, có chức năng sẽ làm gì đểgiúp nông dân trồng rau nâng cao kiến thức, kĩ năng đồng thời giải quyết cáckhó khăn còn tồn tại của họ

- Phương pháp xử lý số liệu:

Chúng tôi sử dụng phần mềm EXCEL để xử lý số liệu trong nghiên cứu

và tính các loại chỉ tiêu trong hiệu quả kinh tế như (GO/IC, VA/IC, MI/IC,PR/IC, GO/ 1 công, VA/ 1 công, MI/1 công, Pr/1 công)

-Các phương pháp phân tích:

a) Phương pháp so sánh:

Bằng việc lựa chọn nghiên cứu tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh chúngtôi tiến hành so sánh hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn qua các năm vớinhau để thấy được tốc độ phát triển của nó Qua đây rút ra được cái nhìn tổng

Trang 31

thể về sản xuất rau an toàn tại xã.

b) Phương pháp thống kê mô tả:

Dùng các số liệu và các thông tin thu thập được chúng tôi tiến hànhphân tích và làm rõ được quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ rau của xã

c) Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

Trong quá trình nghiên cứu, để đánh giá hiệu quả kinh tế cây rau,chúng tôi sử dụng một số chỉ tiêu sau:

- Giá trị sản xuất (GO): là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại tàisản trên một đơn vị diện tích:

GO = Qi * PiTrong đó: Qi là khối lượng sản phẩm loại

Pi là đơn giá sản phẩm loại

- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thườngxuyên và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất

IC = Ii * CiTrong đó: Ii số đầu vào thứ i đã sử dụng

Ci đơn giá đầu vào thứ i đã sử dụng

- Gía trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trunggian Là giá trị tăng thêm của người sản xuất khi sản xuất được một đơn vịsản phẩm

VA = GO - IC

- Thu nhập hỗn hợp (MI) là phần thu nhập của người sản xuất bao gồm:thu nhập của lao động và lợi nhuận khi sản xuất:

MI = VA- [A + T + lao động thuê (nếu có)]

Trong đó: A là phần giá trị khấu hao TSCĐ và chi phí phân bổ

T là thuế nông nghiệp

* Một số chỉ tiêu khác:

- Hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích gieo trồng

Trang 32

+ Hiệu suất đạt được trên một đơn vị diện tích:

GOH=

Trang 33

H =

Tổng số công lao độngH: giá trị tăng thêm trên 1 công lao động

MI

H =

Tổng số công lao động

Trang 34

PHẦN IV KẾT QỦA NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng sản xuất rau ở địa bàn nghiên cứu

4.1.1 Tình hình diện tích, năng xuất, sản lượng rau của xã Vân Nội qua 3 năm

- Tình hình diện tích:

Là xã có diện tích lớn nhất trong huyện, có đường quốc lộ chạy suốtsang thành phố dài 7 km, có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho việc sảnxuất nông nghiệp đặc biệt là đối với cây trồng ngắn ngày như cây rau Chonên trong những năm gần đây, mặc dù diện tích đất nông nghiệp của xã khôngtăng song diện tích đất trồng rau lại tăng lên cụ thể năm 2006 tăng 2,01 ha sovới năm 2005 Năm 2007 tăng 0,79 ha so với năm 2006, tốc độ tăng bìnhquân hàng năm đạt 103,03% hay tăng 3,03% Có được sự tăng lên như vậymột mặt là do điều kiện tự nhiên mang lại, mặt khác là do nhu cầu của thịtrường, của người tiêu dùng ngày một tăng, nhu cầu này nó không chỉ tăngđơn thuần về mặt số lượng mà bên cạnh số lượng này là chất lượng Do nhucầu về chất ngày một tăng cho nên các dơn vị sản xuất cũng đã tự mình thayđổi lại tổ chức sản xuất để đáp ứng lại nhu cầu của người tiêu dùng và duy trì

sự tồn tại của mình trên thị trường

- Tình hình năng suất:

Năng xuất các loại rau của xã tăng đều qua các năm Trong đó mùi tàu vàmướp đắng là 2 loại rau có năng xuất cao nhất Tiếp sau đó là các loại rau nhưbầu bí và su lơ còn lại là các loại rau khác Có sự tăng lên như vậy là do có sựđiều chỉnh trong việc sử dụng giống, kết hợp các yếu tố đầu vào trong sản xuất

Cụ thể như hiện nay các chủ hộ đã sử dụng chủ yếu là giống rau của Nhật vàTrung Quốc, sử dụng đúng loại thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt các hộ sản xuấtrau sạch lại áp dụng việc sản xuất rau của mình theo đúng quy trình đã đượchướng dẫn cụ thể và đã tiết kiệm được yếu tố đầu vào, tăng năng xuất cây trồng

Trang 35

Bảng 3: Diện tích, năng xuất, sản lượng một số loại rau của xã Vân Nội

qua 3 năm

Trang 36

so với 2006 Điều này đã chứng tỏ rằng sản lượng rau sạch ngày một tăng lên.

4.1.2 Tình hình sản xuất rau ở hộ điều tra

Bảng 4 Tình hình cơ bản hộ điều tra

Nguồn: điều tra hộ

Qua điều tra về các hộ nông dân tại các thôn tại xã Vân Nội chúng tôi có đượctình hình cơ bản của các hộ điều tra, trình độ văn hoá của người nông dân để

từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với điều kiện sản xuất rau trên địa bàn xã

- Về tuổi bình quân chủ hộ: qua điều tra cho thấy tuổi các chủ hộ giao

Trang 37

động từ 38 – 47 Trong đó chủ hộ có số tuổi trẻ nhất là 32 tuổi và chủ hộ có sốtuổi cao nhất là 54 tuổi Ngoài những hạn chế về tuổi tác thì trình độ văn hoácủa người dân cũng là những cản trở lớn trong hoạt động sản xuất nôngnghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng.

- Trình độ học vấn: Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng vì nó phản ánh

trình độ hiểu biết, khả năng nhận thức tiếp thu khoa học kỹ thuật Nếu trình

độ của người dân cao thì quá trình chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật mới sẽđược tiến hành một cách thuận lợi hơn khi trình độ người dân ở mức trungbình và thấp

Theo số liệu điều tra cho thấy thì số chủ hộ học hết cấp II là nhiều nhấtvới 22 hộ (chiếm 44%), số chủ hộ học hết cấp I là 12 hộ (chiếm 24%), và sốchủ hộ học hết cấp III là 16 (chiếm 32%) Bên cạnh đó cũng có những chủ hộtốt nghiệp đại học và trung cấp nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ với 10 chủ

hộ (chiếm 20%)

Qua đó ta thấy trình độ học vấn của người dân trong xã chỉ ở mức trungbình, đây là một khó khăn trong việc tiếp thu và chuyển giao khoa học kỹthuật trong sản xuất nông nghiệp

- Về lao động và nhân khẩu: Bình quân mỗi hộ trong 50 hộ điều tra thì

có 4,5 nhân khẩu một hộ, trong đó số lao động bình quân là 2,35 LĐ/1 hộ.Cũng trong 50 hộ điều tra thì có tất cả 192 lao động trong đó lao động nôngnghiệp chiếm 106 lao động còn lại là 86 lao động phi nông nghiệp Lao độngphi nông nghiệp này là những người làm việc tại các cơ quan xí nghiệp ở nộithành và ngoại thành Hà Nội Con số này cho thấy lao động nông nghiệptrong hộ chiếm trên 1 nửa số khẩu trong hộ Đây là một trong những điều kiệnthuận lợi của hộ trong việc thâm canh sản xuất rau vì ngành trồng rau là mộttrong những ngành đòi hỏi đầu tư lao động sống lớn Lao động phi nôngnghiệp tập trung chủ yếu ở độ tuổi đi học hoặc đi làm ở các lĩnh vực ngoàinông nghiệp

Tóm lại, Qua điều tra hộ sản xuất rau trên địa bàn xã Vân Nội ta thấyhầu hết lao động của xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Do vậy, vấn đề

Ngày đăng: 27/05/2014, 10:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Trần Khắc Thi (1996), Kỹ thuật sản xuất rau sạch, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật sản xuất rau sạch
Tác giả: Trần Khắc Thi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1996
4. Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi (1996), Sổ tay người trồng rau, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay người trồng rau
Tác giả: Nguyễn Văn Thắng, Trần Khắc Thi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1996
6. Đỗ Thị Ngà Thanh (1997), Giáo trình thống kê nông nghiệp, NXB Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thống kê nông nghiệp
Tác giả: Đỗ Thị Ngà Thanh
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1997
1. Số liệu thống kê của Ban thống kê xã Vân Nội năm 2005, 2006, 2007 Khác
2. Báo cáo tổng kết hoạt động HTX năm 2005, 2006, 2007 xã Vân Nội Khác
5. Bùi Thị Gia (2000), Biện pháp phát triển sản xuất rau ở huyện Gia Lâm - Hà Nội Khác
7. Vũ Thị Huy (2000), Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, khoa Kinh tế và PTNT Khác
8. Phạm Quang Khánh (2006), Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, khoa Kinh tế và PTNT Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4. Tình hình cơ bản hộ điều tra (Tính bình quân 1 hộ) - một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau sạch của các hộ nông dân tại xã vân nội – huyện đông anh
Bảng 4. Tình hình cơ bản hộ điều tra (Tính bình quân 1 hộ) (Trang 36)
Bảng 5: Quy mô diện tích trồng rau về các hộ điều tra tại xã Vân Nội - một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau sạch của các hộ nông dân tại xã vân nội – huyện đông anh
Bảng 5 Quy mô diện tích trồng rau về các hộ điều tra tại xã Vân Nội (Trang 38)
Bảng 6: Diện tích, năng suất bình quân của một hộ sản xuất rau sạch - một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau sạch của các hộ nông dân tại xã vân nội – huyện đông anh
Bảng 6 Diện tích, năng suất bình quân của một hộ sản xuất rau sạch (Trang 39)
Bảng 8: Phân bón và quy trình bón phân của cây rau cải ngọt - một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau sạch của các hộ nông dân tại xã vân nội – huyện đông anh
Bảng 8 Phân bón và quy trình bón phân của cây rau cải ngọt (Trang 41)
Bảng 9. Phân bón và quy trình bón phân của cây xà lách - một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau sạch của các hộ nông dân tại xã vân nội – huyện đông anh
Bảng 9. Phân bón và quy trình bón phân của cây xà lách (Trang 42)
Bảng 10. Phân bón và quy trình bón phân của cây mướp đắng - một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau sạch của các hộ nông dân tại xã vân nội – huyện đông anh
Bảng 10. Phân bón và quy trình bón phân của cây mướp đắng (Trang 43)
Bảng 11. Phân bón và quy trình bón phân của cây mùi tàu - một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau sạch của các hộ nông dân tại xã vân nội – huyện đông anh
Bảng 11. Phân bón và quy trình bón phân của cây mùi tàu (Trang 43)
Bảng 14: Kết quả và hiệu quả kinh tế của cây rau ở các hộ điều tra - một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau sạch của các hộ nông dân tại xã vân nội – huyện đông anh
Bảng 14 Kết quả và hiệu quả kinh tế của cây rau ở các hộ điều tra (Trang 48)
Bảng 15: Gía bán một số loại rau ở các hộ năm 2007 - một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau sạch của các hộ nông dân tại xã vân nội – huyện đông anh
Bảng 15 Gía bán một số loại rau ở các hộ năm 2007 (Trang 52)
Bảng 19: Chi phí cơ bản ban đầu của một hộ sản xuất rau sạch - một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất rau sạch của các hộ nông dân tại xã vân nội – huyện đông anh
Bảng 19 Chi phí cơ bản ban đầu của một hộ sản xuất rau sạch (Trang 63)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w