0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Giới thiệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ BẢN QUYỀN ÂM THANH VÀ ỨNG DỤNG (Trang 33 -33 )

Quá trình thủy vân đối với audio có nhiều thuận lợi, bởi tai người không thể nghe được các miền tần số quá cao hoặc quá thấp (trung bình ngưỡng nghe được của tai người chỉ từ 20Hz đến 20kHz). Nếu tận dụng để nhúng thủy vân vào những miền tần số đó, con người không thể phát hiện được bằng các giác quan thông thường

Các kĩ thuật Watermarking trên âm thanh số hiện nay chủ yếu khai thác khuyết điểm của hệ thính giác người (Human Auditory System – HAS) – đó là đặc tính ít nhạy cảm với những thay đổi nhỏ trên miền thời gian và miền tần số. Tewfik và Hamdy đã phân tích các phương pháp ẩn dữ liệu trong tín hiệu âm thanh số, tiêu biểu là: mã hóa LSB, mã hóa pha, trải phổ, ẩn echo.

Các kĩ thuật LSB tuy không bền vững trước các thao tác lấy mẫu lại, khả năng lưu trữ thấp. Bằng cách chèn các echo có biên độ nhỏ vào miền thời gian, phương pháp ẩn echo được đánh giá cao về khả năng bền vững và tỉ lệ nhúng, tuy nhiên khả năng trong suốt kém. Được đánh giá cao hơn cả là kỹ thuật chuyển đổi thông tin với hai hướng tiếp cận chính là kỹ thuật trải phổ và điều chế chỉ mục lượng tử. Ưu điểm quan trọng đem lại thành công cho hướng phát triển này là không sử dụng tín hiệu gốc trong quá trình rút trích và khó có thể dò tìm Watermark bằng các phương pháp phân tích thống kê. Tuy nhiên lượng tử hóa không đem lại hiệu quả cao do khả năng chống tấn công thấp.

Có rất nhiều cách phân loại các kỹ thuật Watermarking liệu trên âm thanh khác nhau, dựa trên các tiêu chí, quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, trong phần trình bày của luận văn , em xin được phân loại theo cách được nhiều nhóm tác giả đồng tình nhất. Theo phần lớn các bài báo, cũng như các nhà nghiên cứu về Watermarking trên âm thanh, người ta chia các kỹ thuật Watermarking trên âm thanh thành hai nhóm chính: Nhóm có sử dụng tín hiệu gốc trong quá trình rút trích. Nhóm không cần đến tín hiệu gốc trong quá trình rút trích thông tin.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BẢO VỆ BẢN QUYỀN ÂM THANH VÀ ỨNG DỤNG (Trang 33 -33 )

×