Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi bò thịt của địa phương trong thời gian tới.. Đặc điểm của chăn nuôi bò thịt Ngoài các đặc điểm
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN THỊ TRANG
PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT
Ở HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số : 60 31 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN NGỌC CHÂU
HUẾ, 2014
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sựhướng dẫn khoa học của giáo viên Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận vănnày là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Nhữngthông tin trích dẫn trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
TRẦN THỊ TRANG
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến tất cả các đơn vị và cá nhân đã quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Trước hết, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và đầy trách nhiệm của TS Nguyễn Ngọc Châu trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy, cô giáo của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Tôi xin cảm ơn Chi cục thú y, Cục Thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND huyện A lưới, Phòng Nông nghiệp và Phòng Thống kê huyện A Lưới đã tạo điều kiện cho tôi thực tập, thu thập số liệu để thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, ủng hộ, tạo mọi điều kiện cho tôi để hoàn thành Chương trình đào tạo Thạc sĩ.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định khi thực hiện luận văn Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô giáo và bạn đọc.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Trần Thị Trang
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: TRẦN THỊ TRANG
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Niên khóa: 2012-2014
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN NGỌC CHÂU
Tên đề tài: “PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN A LƯỚI, TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ”
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi bò thịt là một trong nhưng hợp phần sản xuất quan trọng của ngànhchăn nuôi huyện A Lưới, có vai trò to lớn trong việc giải quyết việc làm và tăng thunhập cho người lao động ở nông thôn Tuy nhiên, trong quá trình phát triển chănnuôi bò thịt đã bộc lộ những hạn chế, nhiều vấn đề về mặt kinh tế - xã hội vẫn chưađược giải quyết Vì thế, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt là việc làm cấp thiếttrong bối cảnh hiện nay nhằm khai thác tối đa các lợi thế của địa phương
2 Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng;
- Phương pháp thu thập số liệu: và xử lý thông tin;
- Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu;
- Các phương pháp phân tích;
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn
Nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá và mô tả chi tiết bức tranh phát triểnchăn nuôi bò thịt ở huyện A Lưới trên cả phương diện vĩ mô lẫn vi mô Trên cơ sở
đó, luận văn đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi
bò thịt của địa phương trong thời gian tới Kết quả nghiên cứu của luận văn là tàiliệu tham khảo quan trọng đối với các nhà khoa học và các nhà hoạch định chiếnlược, đồng thời làm luận cứ khoa học để xây dựng các chính sách phát triển chănnuôi bò thịt hiệu quả và bền vững
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Số lượng bò của một số nước sản xuất chủ yếu trên thế giới giai đoạn
2010-2013 26
Bảng 1.2 Sản lượng thịt bò của các châu lục giai đoạn 2011- 2013 27
Bảng 1.3 Những nước có sản lượng thịt bò trên đầu người cao nhất năm 2013 27
Bảng 1.4 Sản lượng nhập khẩu và xuất khẩu thịt bò của một số nước châu Á năm 2013 28
Bảng 1.5 Phân bố đàn bò ở Việt Nam 30
Bảng 1.6 Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu giai đoạn 2008-2012 31
Bảng 1.7 So sánh giá một số loại thịt qua các năm (đ/kg) 32
Bảng 1.8 Số lượng các cơ sở dịch vụ chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế năm 201334 Bảng 2.1 Tình hình dân số và lao động của huyện A Lưới qua 3 năm 2011-2013 40
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện A Lưới năm 2013 41
Bảng 2.3 Cơ cấu và tăng trưởng tổng giá trị sản xuất của huyện A Lưới giai đoạn 2009-2013 43
Bảng 2.4 Số lượng các loại vật nuôi huyện A Lưới giai đoạn 2007-2013 45
Bảng 2.5 Cơ cấu đàn bò của huyện A Lưới phân theo giống 47
Bảng 2.6 Quy hoạch phát triển đàn bò huyện A Lưới năm 2010 48
Bảng 2.7 Số lượng trang trại, gia trại năm 2013 49
Bảng 2.8 Công tác tiêm phòng huyện A Lưới năm 2013 51
Bảng 2.9 Công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y ở chợ năm 2013 51
Bảng 2.10 Diện tích trồng cỏ phân tán ở huyện A lưới giai đoạn 2007-2013 53
Bảng 2.11 Cơ sở dịch vụ phục vụ chăn nuôi của huyện 2013 55
Bảng 2.12 Tình hình lao động của hộ theo phương thức nuôi 57
Bảng 2.13 Đặc điểm đàn bò và phương thức chăn nuôi của các hộ điều tra phân theo xã 58
Bảng 2.14 Qui mô chăn nuôi bò thịt của hộ điều tra theo phương thức nuôi 59
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 7Bảng 2.15 Tình hình sử dụng thức ăn thô trong chăn nuôi bò 60
Bảng 2.16 Tình hình đầu tư hệ thống chuồng trại của các hộ điều tra 62
Bảng 2.17 Tình hình đầu tư vốn trong chăn nuôi bò thịt của hộ điều tra 63
Bảng 2.18 Chi phí trung gian của các phương thức nuôi 64
Bảng 2.19 Kết quả và hiệu quả theo phương thức nuôi của hộ 66
Bảng 3.1 Dự kiến diện tích quy hoạch chăn nuôi trang trại đến năm 2020 76
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
HÌNH
Hình 1.1 Đường cầu của thịt bò trên thị trường 20 Hình 1.2.Tổng đàn bò và sản lượng thịt bò ở Việt Nam qua các năm 29 Hình 1.3 Diễn biến đàn bò của tỉnh Thừa Thiên Huế qua các năm 33 Hình 2.1 Diễn biến đàn bò huyện A Lưới giai đoạn 2005-2013 46
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Chuỗi cung bò thịt ở huyện A Lưới 68
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ vii
MỤC LỤC viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu của Luận văn 4
6 Hạn chế của Luận văn 4
PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Lý luận cơ bản về chăn nuôi bò thịt 5
1.1.1 Vai trò của chăn nuôi bò thịt 5
1.1.2 Đặc điểm của chăn nuôi bò thịt 7
1.1.3 Các hình thức tổ chức chăn nuôi bò thịt 9
1.1.4 Xu hướng sản xuất hàng hóa trong chăn nuôi 11
1.2 Lý luận về phát triển chăn nuôi bò thịt 14
1.2.1 Nội dung phát triển chăn nuôi bò thịt 14
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt 18
1.2.3 Chỉ tiêu nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò thịt 24
1.3 Tình hình phát triển chăn nuôi bò trên thế giới và Việt Nam 25
1.3.1 Tình hình phát triển chăn nuôi bò trên thế giới 25
1.3.2 Tình hình phát triển chăn nuôi bò ở Việt Nam 28
1.3.3 Tình hình phát triển chăn nuôi bò ở Thừa Thiên Huế 32
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 101.3.4 Bài học kinh nghiệm cho huyện A Lưới 35
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN A LƯỚI 37
2.1 Đặc điểm huyện A Lưới 37
2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 37
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 39
2.2 Tình hình chăn nuôi bò ở huyện A Lưới 45
2.2.1 Số lượng và chất lượng đàn bò thịt 45
2.2.2 Tình hình phát triển các hình thức tổ chức chăn nuôi bò thịt 48
2.2.3 Tình hình thú y và công tác tiêm phòng 50
2.2.4 Tình hình phát triển nguồn cung thức ăn 53
2.2.5 Tình hình phát triển các cơ sở dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi 54
2.3 Kết quả nghiên cứu, khảo sát các hộ chăn nuôi bò thịt 56
2.3.1 Nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 56
2.3.2 Qui mô nuôi bò thịt ở hộ điều tra 57
2.3.3 Tình hình sử dụng thức ăn 60
2.3.4 Thị trường và dịch vụ nuôi bò thịt 61
2.3.5 Tình hình đầu tư vốn và hệ thống chuồng trại 62
2.3.6 Chi phí đầu tư chăn nuôi bò thịt của các hộ điều tra 64
2.3.7 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò thịt của các hộ điều tra 65
2.4 Chuỗi cung bò thịt tiêu thụ bò thịt của các hộ điều tra 67
2.5 Những hạn chế và thách thức trong phát triển chăn nuôi của huyện 70
2.5.1 Những hạn chế, tồn tại trong thời gian qua 70
2.5.2 Những thách thức hiện nay trong phát triển chăn nuôi của huyện 71
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI BÒ THỊT Ở HUYỆN A LƯỚI 72
3.1 Các quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện A Lưới 72
3.1.1 Quan điểm 72
3.1.2 Phương hướng 72
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 113.1.3 Mục tiêu 74
3.2 Các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện A Lưới 75
3.2.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch 75
3.2.2 Nhóm giải pháp về kỹ thuật 77
3.2.3 Nhóm giải pháp về giết mổ, chế biến, môi trường và thị trường tiêu thụ 81
3.2.4 Nhóm giải pháp về chính sách 83
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
1 Kết luận 87
2 Kiến nghị 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
A Lưới là một huyện miền núi thuộc phía tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, cáchthành phố Huế 70 km Huyện hiện có 20 xã và 1 thị trấn, ở A Lưới đời sống của ngườidân còn gặp nhiều khó khăn, lại bị ảnh hưởng bất lợi của khí hậu thời tiết (hạn hán vàomùa khô, lũ lụt, bão lớn vào mùa mưa) Tuy nhiên, với diện tích đất nông nghiệp lớn(chiếm 92,6% diện tích đất tự nhiên), khá màu mỡ, kết hợp với nguồn nước dồi dào,phù hợp cho nhiều loài thực vật sinh sống là cơ sở cho việc phát triển sản xuất nôngnghiệp Do vậy A Lưới có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi đại gia súc hơn là cácloại vật nuôi khác
Việc sử dụng hợp lý và hữu hiệu tài nguyên để phát triển chăn nuôi bò sẽmang lại một nguồn lợi đáng kể cho kinh tế địa phương nói chung và kinh tế hộ nóiriêng, nhất là những hộ nông dân nghèo Hơn nữa, chăn nuôi bò là một loài vật nuôihoàn toàn không cạnh tranh lương thực với con người, cũng là một ngành sản xuấtphù hợp với vùng Trung du và vùng Núi như A Lưới, nơi có điều kiện sản xuấtlương thực gặp nhiều khó khăn
Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, huyện A Lưới cũng đãxác định rõ, chỉ tiêu phát triển lớn mạnh đàn bò thịt là giải pháp căn cơ và lâu dài đểgiúp huyện miền núi này thoát nghèo
Nếu như năm 2004 tổng số đàn bò của A Lưới là 4678 con thì đến năm 2010tổng đàn bò lên đến 7972 con, nhưng đến năm 2013 chỉ còn 5888 con cho thấy sựthiếu ổn định trong sản xuất chăn nuôi bò ở A Lưới Bên cạnh đó, hoạt động chănnuôi bò trong nông hộ mang tính quảng canh, nhỏ lẻ, người chăn nuôi tận dụng bãichăn thả tự nhiên là chính, thiếu kinh nghiệm và kiến thức về thú y, chất lượng congiống thấp, người dân ở đây chưa mạnh dạn trong việc đầu tư vốn, việc áp dụngkhoa học kỹ thuật phục vụ cho chăn nuôi bò còn nhiều hạn chế…
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13Nhằm tìm hiểu kỹ hơn về thực trạng chăn nuôi bò thịt ở huyện A Lưới, tỉnhThừa Thiên Huế và đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bànhuyện Tôi đã chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài:“ Phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm Luận văn Thạc sĩ Kinh tế của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế,trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực, góp phần cải thiện sinh kế, tăng thunhập cho người chăn nuôi
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi bò thịt;
- Phân tích đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện A Lưới;
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò thịt ởhuyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Nội dung và đối tượng nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: là những vấn đề kinh tế - kỹ thuật và tổ chức - quản
lý liên quan đến phát triển chăn nuôi bò thịt
- Đối tượng khảo sát: là các cơ sở chăn nuôi bò thịt và các tác nhân trongchuỗi cung bò thịt ở huyện A Lưới
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 144 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp duy vật biện chứng
Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt đề tài như là cơ sở phươngpháp luận để giải quyết vấn đề theo quan điểm khách quan, toàn diện, phát triển và
từ các hội thảo khoa học trong và ngoài nước
4.2.2 Số liệu sơ cấp
- Dùng phương pháp điều tra phỏng vấn thông qua bảng hỏi Căn cứ và tìnhhình phát triển chăn nuôi bò thịt của các địa phương ở huyện A Lưới, chúng tôi tiếnhành phân bổ mẫu điều tra như sau:
- Điều tra ngẫu nhiên 100 hộ chăn nuôi bò thịt tại 3 địa điểm: xã Hồng Kim
Trang 15trên cả phương diện vĩ mô (ngành) lẫn vi mô (cơ sở chăn nuôi).
- Dùng phương pháp phân tích chuỗi cung để mô tả kênh phân phối sảnphẩm bò thịt, xác định các tác nhân chính tham gia trong chuỗi cung nhằm đưa racác giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ bò thịt ở địa bàn nghiên cứu
4.5 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phương pháp này được sử dụng để thu thập ý kiến đánh giá của các nhàchuyên môn, các nhà quản lý, các lão nông tri điền có nhiều kinh nghiệm về chănnuôi bò thịt làm căn cứ để đề xuất các giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với thựctiễn địa bàn nghiên cứu
5 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng phát triển chăn nuôi bò thịt ở huyện A lưới, tỉnh ThừaThiên Huế
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt ởhuyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
6 Hạn chế của Luận văn
Đề tài chỉ mới dừng lại ở việc phân tích, đánh giá thực trạng và tiềm năngphát triển chăn nuôi bò thịt ở địa bàn nghiên cứu Hay nói cách khác, đề tài chỉ tậptrung nghiên cứu theo hướng phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế của các loạihình chăn nuôi bò thịt mà chưa tập trung sau khía cạnh kỹ thuật để cải thiện chấtlượng sản phẩm bò thịt Vì thế, giải pháp đề xuất chủ yếu tập trung về mặt tổ chứcquản lý hơn là kỹ thuật.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Lý luận cơ bản về chăn nuôi bò thịt
1.1.1 Vai trò của chăn nuôi bò thịt
1.1.1.1 Cung cấp thực phẩm
Thịt bò được xếp vào loại thịt đỏ có giá trị dinh dưỡng cao Từ thịt bò người
ta có thể chế biến nhiều món ăn ngon bổ Chính vì vậy, trên thị trường thịt bò luônđắt hơn thịt các loại gia súc khác và đắt hơn cả thịt gia cầm
Năm 2012 toàn thế giới sản xuất trên 66,8 triệu tấn thịt bò và khoảng 760triệu tấn sữa, trong đó 80-90% từ trâu bò [Fao,2012] Bò là những gia súc nhai lại
có khả năng biến thức ăn rẻ tiền như cây cỏ, rơm rạ thành hàng trăm thành phầnkhác nhau của thịt và sữa Mức sống càng được cải thiện thì nhu cầu của con người
về thịt và sữa bò càng tăng lên
1.1.1.2 Chăn nuôi bò cung cấp phân bón và chất đốt
Phân trâu bò là loại phân hữu cơ có khối lượng đáng kể Khoảng 1/3 khốilượng vật chất khô trâu bò ăn vào được thải ra ngoài dưới dạng phân Hàng ngàymỗi trâu trưởng thành thải ra từ 15-20 kg phân, bò trưởng thành 10-15 kg Phân trâu
bò chứa khoảng 75-80% nước, 55,5% khoáng, 10% axit photphoric, 0,1% kali,0,2% canxi [28].Mặc dù chất lượng không cao như phân bò, nhưng nhờ có khốilượng lớn phân trâu bò đã đáp ứng một phần rất lớn nhu cầu phân hữu cơ cho nền
nông nghiệp hữu cơ Hiện nay ở nhiều vùng, nhất là những vùng trồng cà phê phân
trâu bò được bán với giá khá cao để làm phân bón Nhiều nơi người ta nuôi trâu bòvới đích lấy phân là chính Ngoài việc dùng làm phân bón, trên Thế giới phân trâu
bò còn được dùng làm chất đốt Tại một số nước Tây Nam Á như Ẩn Độ, Pakistan,phân được trộn với rơm băm, nắm thành bánh và phơi nắng khô, dự trữ và sử dụnglàm chất đốt quanh năm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 171.1.1.3 Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và thủ công mỹ nghệ
Da bò là một mặt hàng rất quan trọng để xuất khẩu cũng như để cung cấpnguyên liệu cho công nghiệp đia phương Da bò là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho cácnhà máy thuộc da Da bò có thể dùng làm áo da, găng tay, bao súng, dây lưng, giày,dép, cặp Da có giá trị khi bộ da đó có trọng lượng lớn và kích thước to (dày, rộng,dài), đại lượng của chỉ số trên không những phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng màcòn phụ thuộc vào giống, giới tính, tuổi và các yếu tốt khác Sừng được da công và chếbiến để làm ra các mặt hàng mỹ nghệ tinh xảo như một số đồ trang sức hoặc lược, giágương…Đáng tiếc là ở nước ta chưa có những cơ chế biện pháp thích hợp để thu thậpnguồn nguyên nhiên liệu này Ở nhiều vùng nông thôn người ta còn dùng da bò làmthực phẩm Nhờ độ dày, sức bền và khả năng uốn mềm của nó mà lông bò thích hợpcho việc sản xuất bàn chải mỹ nghệ và lau chùi một số máy móc quang học
1.1.1.4 Chăn nuôi bò tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có
Nguồn thức ăn chủ yếu của bò là cỏ tươi ngoài bải chăn thả, cỏ khô, rơm rạ
và một vài thức ăn thô xanh khác: ngọn mía, thân cây ngô, thân lá đậu các loại…Ngoài ra còn bã mía, rỉ mật, khô dầu … Thông qua thức ăn phong phú rẻ tiền này sẽcho ra một lượng chất hữu cơ quý giá đáng kể và năng lượng khổng lồ cung cấp chocon người mà không phải đầu tư cao
Do vậy trong điều kiện kinh tế còn khó khăn vẫn có thể phát triển chăn nuôi
bò nếu biết tận dụng tốt nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương để đem lại kinh tếnâng cao thu nhập
1.1.1.5 Ý nghĩa kinh tế - xã hội
Với việc khai thác những vai trò nói trên của bò thì chăn nuôi bò trước kết làmột hoạt động kinh tế Trong hoạt động kinh tế này trâu bò có thể coi như là “nhàmáy sinh học” với nguyên liệu là cây cỏ và sản phẩm là thịt, sữa, sức kéo, phân bónkèm theo các phụ phẩm khác Nguyên liệu cho hoạt động này dễ sản xuất còn thịtrường sản phẩm thì hết sức rộng lớn Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò cho phépkhai thác tối đa các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, kể cả những nguồn nănglượng có thể tái tạo đang bị bỏ phí gây ô nhiễm môi trường như rơm rạ và các phụ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18phẩm cây trồng khác, để tạo ra những sản phẩm có giá trị cao cho xã hội Chăn nuôi
bò do vậy mà đã trở thành kế sinh nhai, là một phương tiện xoá đói giảm nghèo, làcông cụ để góp phần phát triển bền vững
Ở một trình độ cao hơn, nếu biết đầu tư và tổ chức hợp lý trên cơ sở khoahọc thì chăn nuôi bò sẽ giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo ra nhiềucông ăn việc làm, tăng thu nhập trên một đợn vị diện tích đất đai, tạo điều kiện làmgiàu bền vững cho nhiều hộ nông dân Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chănnuôi bò càng thâm canh, quy mô chăn nuôi càng lớn và càng “hiện đại hoá” thì mớicàng có lợi về mặt kinh tế Ý nghĩa kinh tế có được khi biết sử dụng trâu bò để khaithác một cách bền vững nhất những nguồn lợi sẵn có trong điều kiện cụ thể
1.1.2 Đặc điểm của chăn nuôi bò thịt
Ngoài các đặc điểm sinh học chung, chăn nuôi bò thịt còn có đặc điểm kinh
- Tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt không nhất thiết yêu cầu những điềukiện kỹ thuật cao như bò sữa hoặc bò sinh sản, do đó có thể phát triển chăn nuôi bòthịt theo các phương thức chăn nuôi với quy mô chăn nuôi khác nhau tuỳ theo nănglực của loại hình sản xuất, tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt phù hợp với đặcđiểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của vùng chăn nuôi
- Cơ cấu đàn bò thịt
Cơ cấu đàn là tỷ lệ các nhóm bò theo giới tính và tuổi trong đàn theo quy môchăn nuôi có được Trong điều kiện có đồng cỏ chăn thả, bò bán thịt chủ yếu trongnhóm 13 đến 24 tháng tuổi, thì đàn cái sinh sản và bò tơ chiếm 43% đến 48% trong
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19tổng đàn (trong đó bò tơ bằng 20% bò cái sinh sản), nếu bò nuôi bán thịt trên 24 đến
30 tháng cơ cấu đàn bò cái giảm xuống, tỷ lệ bò nuôi thịt và vỗ béo tăng lên [6].Trong chăn nuôi bò thịt, xây dựng cơ cấu đàn phù hợp là cơ sở bảo đảm cho sảnlượng thịt sản xuất ra được ổn định
- Sản phẩm trong chăn nuôi bò thịt
Sản phẩm trong chăn nuôi bò thịt là trọng lượng thịt bò hơi thu được trongchu kỳ sản xuất (một năm), là trọng lượng thịt tăng do kết quả của quá trình chămsóc nuôi dưỡng Trọng lượng thịt tăng trong chăn nuôi bò thịt gồm trọng lượng bêdưới 12 tháng tuổi, trọng lượng lớn lên của đàn từ 13 đến 24 tháng tuổi, trọng lượngthịt tăng của đàn bò tơ và bò loại thải vỗ béo Việc gây dựng đàn cái sinh sản dùngtrong lai tạo được chọn trong đàn bê cái tại địa phương, những bê cái không đủ tiêuchuẩn giống và bê đực cùng bò loại thải được chuyển sang nuôi và vỗ béo lấy thịt.Như vậy, sản phẩm chính thu được trong chăn nuôi bò thịt ngoài lấy thịt còn đượcchuyển sang nuôi làm đàn giống sinh sản
- Chăn nuôi bò thịt là ngành kinh tế sản xuất hàng hóa
Thịt bò là một trong các loại thịt có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao(trong 100 gam thịt bò có 21gam protein, 3,8gam lipit, 1860mg lysin, 564mgmethionin, 243mg tryptophan và 3,1mg sắt), trong khi đó lượng protein có trong
100 gam thịt của của một số loại vật nuôi phổ thông thấp (thịt bò nạc là 19gam, thịt
gà ta là 20,3gam, thịt vịt là 17gam ) [6].Với những đặc điểm trên, thịt bò là loạithực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng và được sử dụng rộng khắp ở các quốcgia trên thế giới Nhu cầu thịt bò phục vụ cho đời sống con người ngày càng lớn, là
cơ sở cho các nước có điều kiện và tiềm năng phát triển chăn nuôi bò thịt, đưa chănnuôi bò thịt thành ngành kinh tế sản xuất hàng hóa
- Vốn đầu tư cho chăn nuôi bò thịt lớn, thời gian thu hồi vốn chậm
Vốn trong tổ chức sản xuất chăn nuôi bò thịt sử dụng cho việc xây dựngchuồng trại, mua con giống, cải tạo và trồng mới đồng cỏ, cùng các chi phí khácphục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng Các đầu tư chi phí trên có giá trị lớn vàkhông thể thu hồi ngay trong năm Vốn đầu tư cho chăn nuôi bò thịt thu hồi chậm,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20thông thường thời gian có thu sản phẩm trong chăn nuôi bò thịt tính từ thời điểm bòcái mang thai đến thời điểm được bê nuôi thịt được bán (từ 18 đến 24 tháng tuổi)trong khoảng từ 30 đến 36 tháng, nếu là bán bê giống mất khoảng 15 đến 18 tháng.
Để phát triển chăn nuôi bò thịt Nhà nước cần có cơ chế chính sách tạo điều kiện cho
hộ chăn nuôi tiếp cận các nguồn vốn tín dụng với các điệu kiện vay thuận lợi, lãisuất và thời gian vay phù hợp
1.1.3 Các hình thức tổ chức chăn nuôi bò thịt
1.1.3.1 Theo phương thức chăn nuôi
Hình thức chăn nuôi bò ở nông thôn nước ta hiện nay đang được áp dụng với 4phương thức chăn nuôi chủ yếu:
- Phương thức thả rông, là phương thức nuôi giản đơn, sơ khai Với phươngthức này bò được thả tự do trong rừng (vùng núi) và trên các đồng cỏ, bãi cỏ tự nhiên.Phương thức này phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết khí hậu và nguồn thức
ăn từ tự nhiên vì vậy có chi phí đầu tư rất ít, người nuôi chỉ mất tiền giống Thườngđược áp dụng ở các vùng Trung du và vùng Núi những nơi có bãi chăn thả lớn Nuôithả rông do ít phải đầu tư nên có thể có lợi nhuận cao hơn các phương thức khác nếukhông gặp rủi ro Tuy nhiên từ khi nhà nước có chính sách giao khoán đất rừng vềcho hộ gia đình, các qui định cấm thả rông trâu bò được đưa ra, làm cho phương thứcnày không còn phù hợp nữa
- Phương thức chăn thả hoàn toàn: là hình thức chăn nuôi bò có tiến bộ hơn sovới thả rông, người nuôi bò đã đầu tư nhiều công lao động hơn cho việc chăn bò.Chuồng trại đa số được xây dựng bán kiên cố Đây chính là hình thức phổ biến ởđồng bằng, ở những vùng có bãi chăn thả hẹp, qui mô nuôi nhỏ, thức ăn của bò chủyếu là cỏ tự nhiên và một số phụ phẩm tận dụng của gia đình
- Phương thức nuôi chăn dắt có bổ sung thức ăn: Với phương thức này ngườinuôi đã chú trọng đầu tư thêm thức ăn tại chuồng cho bò ngoài việc đầu tư công chăncắt hàng ngày Thức ăn bổ sung có thể là cỏ tự nhiên (đi cắt), rơm khô, muối khoáng
và một số loại thức ăn tinh rẻ tiền mà gia đình tận dụng được như: sắn củ, khoailang, So với hai phương thức trên thì kiểu chăn nuôi này được coi là có sự đầu tư tốt
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21hơn hai phương thức trên, tuy vẫn có phần lệ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên.Phương thức này có thể có lợi nhuận không cao so với hai phương thức trên, nhưng làyếu tố góp phần làm thay đổi nâng cao chất lượng bò thịt đồng thời rút giúp tăngtrọng nhanh hơn, rút ngắn thời gian nuôi thịt Phương thức nuôi chăn dắt có bổ sungthức ăn hiện đang được áp dụng phổ biến tại các nông hộ.
- Phương thức nuôi bán thâm canh: Là phương thức nuôi được coi là tiến bộnhất ở nông thôn hiện nay Nuôi theo phương thức này ít phụ thuộc vào điều kiện tựnhiên nhưng đòi hỏi phải áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như giống lai, thức ăn, chế độchăm sóc đảm bảo, Trước xu thế về đồng bãi chăn thả bị thu hẹp, nguồn thức ăn tựnhiên khan hiếm thì phương thức này đang được khuyến khích để duy trì phát triểnngành chăn nuôi bò thịt
Ngoài bốn phương thức chăn nuôi chủ yếu trên, còn có hình thức chăn nuôitheo kiểu công nghiệp được đầu tư thâm canh cao Tuy nhiên hình thức này rất ítđược áp dụng trong sản xuất chỉ có chủ yếu ở những cơ sở thí nghiệm, nhựng trangtrại chăn nuôi với qui mô lớn có sự đầu tư của nhà nước
1.1.3.2 Theo hình thức tổ chức chăn nuôi
Tùy theo điều kiện của các cơ sở chăn nuôi (vốn, lao động, đất đai, mục đíchkinh doanh ) khác nhau mà quy mô chăn nuôi cũng rất khác nhau
Quy mô nhỏ là quy mô chăn nuôi gắn liền với phương thức chăn thả hoàn toàncủa hộ gia đình nông dân, số lượng bò thịt có mặt thường xuyên là dưới 10 con [33].Đây là hình thức chăn nuôi khá phổ biến và chiếm tỷ lệ cao hiện nay ở khu vực nôngthôn, đặc biệt là các vùng có điều kiện kinh tế còn gặp khó khăn
Quy mô vừa là cơ sở chăn nuôi có số lượng bò thịt thương xuyên có mặt từ 10đến 50 con và được gọi là chăn nuôi theo quy mô gia trại [33] Hiện nay, chăn nuôigia trại đang có xu hướng phát triển nhanh tại các vùng đồng bằng ở nước ta, gópphần khắc phục những hạn chế của chăn nuôi quy mô nông hộ
Quy mô lớn là quy mô chăn nuôi gắn liền với sự đầu tư lớn về chuồng trại, laođộng, vốn và chủ cơ sở chăn nuôi bò là những người năng động, số bò thịt thườngxuyên có từ 50 con trở lên [25,33] Những cơ sở chăn nuôi quy mô lớn này chủ yếu là
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22các trang trại chăn nuôi bò, đây là hình thức chăn nuôi chưa phổ biến nhiều nhữngđang được nhà nước khuyến khích phát triển.
1.1.4 Xu hướng sản xuất hàng hóa trong chăn nuôi
Xét trên bình diện thế giới, nhất là với các nước châu Á, chăn nuôi luôn là mộtngành kinh tế nông nghiệp quan trọng Hiện nay trên toàn thế giới có hơn 600 triệungười nghèo đói, sống với mức trong khoảng dưới 1 đô la Mỹ/ ngày Trên một mức độnào đó họ dựa vào chăn nuôi gia đình làm kế sinh nhai, một nửa số này hiện đang sốngtại châu Á Bên cạnh những người chăn nuôi, hàng triệu công việc liên quan xuất hiệnsong song với chuỗi giá trị của nó, trong các dịch vụ và cung cấp các vật tư và trong cảchuỗi mắt xích tiêu thụ, chế biến và bán lẻ Theo tính toán có từ khoảng 4 đến 17 côngviệc ngoài trang trại được phát sinh khi ta thu gom, chế biến và tiêu thụ được 100 lítsữa, số lượng lao động phụ thuộc vào số sản phẩm được bán ra [9]
Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, là nguồn cung cấp thựcphẩm chủ yếu cho người dân Đây cũng là ngành kinh tế giúp cho nông dân tăng thunhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động Tuy nhiên, ngànhchăn nuôi ở Việt Nam đã phải gặp nhiều khó khăn như rớt giá, bệnh dịch, sử dụngchất cấm và dư thừa kháng sinh Hậu quả là nhiều người chăn nuôi đã bị thua lỗnặng nề phải bỏ nghề, dịch bệnh xảy ra liên miên từ năm này sang năm khác, môitrường chăn nuôi bị ô nhiễm
Người ta có thể thấy những lợi thế rõ ràng của chăn nuôi quy mô nhỏ, như sựkhép kín với trồng trọt, phù hợp với khả năng đầu tư và trình độ kỹ thuật của nông
hộ nhỏ Nó cũng cho phép sử dụng tốt hơn các giống địa phương có đặc điểm lànăng suất thấp nhưng lại thích nghi tốt với điều kiện sinh thái.Trong cộng đồngcanh tác quy mô nhỏ, chăn nuôi có thể được coi là phương pháp có hiệu quả nhằmxóa đói giảm nghèo Qua chăn nuôi, các sản phẩm có giá trị thấp (như ngũ cốc vàphụ phẩm của nó) đã trở thành các sản phẩm protein động vật có giá trị cao
Tuy nhiên, chăn nuôi quy mô nhỏ ngày càng bộc lộ những điểm yếu như:chăn nuôi nông hộ phổ biến là phân tán, nhỏ lẻ Do khối lương sản phẩm không lớn
và chất lượng thấp nên khó tiếp cận thị trường Cần thiết phải có một hình thức tổ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23chức thích hợp như hợp tác ngành hàng để tập hợp các sản phẩm của từng nông hộ
từ đó tiếp cận thị trường Một điều rõ ràng là khi chăn nuôi nông hộ phân bổ ngaytrong khu dân cư thì rất khó kiểm soát dịch bệnh cho cả người lẫn gia súc Cũng rấtkhó áp dụng các kỹ thuật an toàn sinh học để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm(như lở mồm long móng, cúm gia cầm, v.v) Ở Việt Nam, chăn nuôi phát triển rấtmạnh ở các vùng được gọi là “ làng nghề” (như: nấu rượu, làm bánh, mỳ, miến).Nhưng do chăn nuôi tập trung dầy đặc đã gây ra ô nhiễm môi trường nặng nề, tìnhtrạng này có thể thấy ở rất nhiều nơi có mật độ dân cư cao Trong điều kiện mới của
“khủng hoảng lương thực”, thóc gạo ngày càng quý thì “cái gọi là chăn nuôi truyềnthống” có thể tạo ra sự lãng phí về năng lượng do hiệu quả chăn nuôi thấp (tỷ lệchuyển hóa thức ăn thấp)
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất chăn nuôi quy mônhỏ dạng tiểu nông Những hạn chế này nằm ngay trong tính chất của sản xuấtnhỏ Từ đó mà bên cạnh mặt tốt là ở chừng mực nào đó nó khai thác được nguồntài nguyên sẵn có của địa phương để phát triển chăn nuôi, nhưng đồng thời nócũng rất hạn chế và khó đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh đối với sản phẩm
xã hội trong điều kiện công nghiệp hoá
Với tất cả những khó khăn hiện tại ở một nước chậm phát triển như ViệtNam, do thiếu đất canh tác và vốn, cơ sở hạ tầng nghèo nàn và tay nghề thấp củanông dân, chăn nuôi nông hộ nhỏ sẽ tiếp tục tồn tại một thời gian dài nữa Nhữngtrở ngại này cần phải được xem xét nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi và hạnchế bớt những bất lợi của chăn nuôi quy mô nhỏ Vì vậy, sản xuất hàng hóatrong chăn nuôi là một hướng đi đúng đắn của ngành chăn nuôi lúc này
Việt Nam đã có những chính sách thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướngsản xuất hàng hóa Đặc biệt tháng 3/2014 Bộ NNPTNT đã tổ chức hội nghị “Lấy ýkiến Dự thảo quyết định của của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nângcao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2014-2020, các hộ chăn nuôi sẽ được hỗtrợ tiền khi mua con giống; tiêm vắcxin, xây dựng, cải tạo chuồng trại; kinh phí xúctiến thương mại và xây dựng thương hiệu Mục tiêu quan trọng nhất của dự thảo
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24này là khuyến khích đổi mới phát triển chăn nuôi nông hộ theo hướng chuyênnghiệp, gia tăng các yếu tố công nghiệp nhằm tăng năng suất , hạ giá thành sảnphẩm và hiệu quả kinh tế, đảm bảo vệ sinh an toàn dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm vàbảo vệ môi trường Vì vậy chính sách hỗ trợ này rất được ngành chăn nuôi nóichung và các nông hộ nói riêng mong chờ.
Sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế những năm gần đây, ngànhchăn nuôi đã khẳng định vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng, là ngành có tốc độ tăngtrưởng cao Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch mạnh, đúng hướng,tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt (với phương châm phát triển chănnuôi làm mũi nhọn)
Chăn nuôi trâu, bò thịt được xác định là một trong những chương trình pháttriển nông nghiệp trọng điểm đem lại hiệu quả kinh tế cao, phong trào chăn nuôitrâu, bò thịt được triển khai phát triển mạnh ở hầu hết các huyện trong tỉnh đem lạihiệu quả kinh tế, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn
Tuy chăn nuôi trâu, bò là một nghề truyền thống đã có từ lâu đời trong nôngnghiệp, nông thôn của tỉnh, nhưng còn phân tán, nhỏ lẻ, ít áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật về giống và quy trình chăn nuôi nên hiệu quả còn thấp, chưa tương xứngvới tiềm năng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn hạn chế
Đứng trước nhu cầu thị trường ngày càng cao, đòi hỏi chất lượng đàn bò thịtcũng thay đổi Với mục tiêu đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa chínhtrong nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thực phẩm của nhân dân trong tỉnh và hướngtới xuất khẩu, Đề án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2011 – 2015 nêu rõ “Phát triểnchăn nuôi theo hướng hàng hóa, an toàn dịch bệnh là định hướng của tỉnh ThừaThiên Huế trong xây dựng nông thôn mới”
A Lưới là huyện có ngành chăn nuôi bò phát triển nhất trong tỉnh Thừa ThiênHuế Với nguồn dư địa và thức ăn tự nhiên, phụ phẩm nông nghiệp dồi dào, huyện
A Lưới có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi gia súc Tuy nhiên, những năm qua,việc chăn nuôi gia súc ở khu vực miền núi tỉnh ta chưa trở thành mũi nhọn trongphát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25Nguyên nhân dẫn đến chăn nuôi gia súc ở A Lưới giảm về số lượng do ở hầuhết các huyện miền núi, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa hộ chăn nuôi vẫn còn giữnhững phương thức, tập quán chăn thả rông trâu, bò vào rừng, phó mặc cho thiênnhiên và chưa chủ động về chuồng trại và nguồn thức ăn nên đàn gia súc rất dễ bịlây lan dịch bệnh hoặc chết do rét đậm, rét hại Số hộ chăn nuôi theo hình thức giatrại, trang trại có kiểm soát ít, các hộ chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán; việc tiếpcận, nắm bắt kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi chưa được thường xuyên, liên tục, vìvậy, sự thành công và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi chưa cao Mặt khác, do nhậnthức về kinh tế thị trường còn hạn chế nên việc bỏ vốn đầu tư cho phát triển chănnuôi gia súc, lai tạo, du nhập các giống gia súc có năng suất, chất lượng cao chưađược người dân coi trọng Ngoài ra, diện tích đất chăn thả ngày càng bị thu hẹp dongười dân lấy đất trồng rừng Việc phát triển chăn nuôi gia súc dưới tán rừng, quyhoạch đồng cỏ lại chưa hình thành.
Vì vậy, đề án phát triển chăn nuôi giai đoạn 2011 – 2015 chính là chìa khóa
mở ra cánh cửa cho ngành chăn nuôi bò thịt ở Thừa Thiên Huế cũng như A Lướiphát triển nhanh, bền vững trong thời gian tới
1.2 Lý luận về phát triển chăn nuôi bò thịt
1.2.1 Nội dung phát triển chăn nuôi bò thịt
Phát triển sản xuất ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng
là một phần trong chiến lược đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuấtnông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững Với lý thuyết về sự phát triển và pháttriển bền vững trong sản xuất nông nghiệp, căn cứ vào những đặc điểm sinh học vàđặc điểm sản xuất chăn nuôi bò thịt, thì sự phát triển chăn nuôi bò thịt vừa theo quyluật sinh trưởng và phát triển tự nhiên của động vật đồng thời chịu sự tác động củacon người Nội dung phát triển sản xuất chăn nuôi bò thịt được thể hiện cả về mặt
số lượng và chất lượng
- Về mặt số lượng, sự phát triển chăn nuôi bò thịt bao gồm:
+ Quy mô đàn bò thịt tăng lên ở một khu vực hay trong một quốc gia, thểhiện tốc độ tăng trưởng trong chăn nuôi bò thịt
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26+ Sản lượng thịt bò thu được của toàn đàn trong chu kỳ chăn nuôi, thể hiệnkết quả của quá trình chăm sóc nuôi dưỡng Chỉ tiêu xác định sản lượng thịt bò thuđược trong chu kỳ chăn nuôi là trọng lượng thịt tăng.
+ Giá trị sản lượng chăn nuôi bò thịt, thể hiện quy mô giá trị sản xuất màchăn nuôi bò thịt tạo ra cho xã hội, là cơ sở so sánh mức độ đáp ứng yêu cầu xã hộicủa chăn nuôi bò thịt với các sản phẩm khác trong ngành nông nghiệp và trong nềnkinh tế quốc dân
+ Cơ cấu đàn phù hợp bảo đảm tái sản xuất đàn: Cơ cấu đàn là tỷ lệ giữa cácnhóm tuổi trong tổng đàn, trong đó cơ cấu đàn cái sinh sản có ý nghĩa quan trọngquyết định tốc độ tăng trưởng và khả năng tái sản xuất của đàn Cơ cấu đàn phù hợptuỳ thuộc vào phương thức chăn nuôi, công tác giống và việc ứng dụng các tiến bộkhoa học kỹ thuật vào trong sản xuất Với phương thức chăn thả tự do không có sựhướng dẫn, tốc độ phát triển của đàn hoàn toàn phụ thuộc quy luật sinh sản tự nhiên
mà không có các tác động của khoa học kỹ thuật vào trong công tác giống thì cần
bố trí cơ cấu số lượng đực giống đủ bảo đảm cho đàn cái sinh sản duy trì tỷ lệ sinh
và tăng trưởng trong đàn Trong phương thức chăn thả có hướng dẫn, nếu đồng thời
áp dụng các giải pháp kỹ thuật thụ tinh nhân tạo vào chăn nuôi thì cơ cấu đực giốngtrong tổng đàn sẽ rất thấp vì đàn đực giống không còn ý nghĩa trong việc duy trì tỷ
lệ sinh của đàn cái sinh sản và tốc độ tăng trửởng của đàn bò
- Sự phát triển chăn nuôi bò thịt về mặt chất lượng bao gồm:
+ Chất lượng đàn bò thịt được cải tạo đủ đạt mục đích nâng cao năng suất vàhiệu quả trong chăn nuôi Trong chăn nuôi bò thịt, những giống có tầm vóc bé,trọng lượng nhỏ và tỷ lệ thịt xẻ thấp sẽ làm cho năng suất chăn nuôi bò thịt khôngcao, hiệu quả chăn nuôi thấp Để có được kết quả cao, trong chăn nuôi bò thịt phảicải tạo chất lượng giống, từ giống có năng suất thấp thành giống có năng suất caohơn bằng việc cải tạo làm cho tầm vóc to hơn, trọng lượng cơ thể tăng lên, tỷ lệ thịt
Trang 27+ Hiệu quả sản xuất từ chăn nuôi bò thịt đạt cao, thu nhập của người chănnuôi bò thịt được nâng lên, đời sống của người chăn nuôi bò thịt được cải thiện.Trong chăn nuôi bò thịt, hiệu quả thu được từ chăn nuôi là phần chênh lệch từ tiềnthu bán sản phẩm trừ đi chi phí trong quá trình chăn nuôi, chênh lệch này càng lớnthì chăn nuôi bò thịt càng có hiệu quả.
+ Tổ chức và phương thức sản xuất chăn nuôi bò thịt phù hợp, phát huy cóhiệu quả tiềm năng kinh tế xã hội và thế mạnh của từng vùng, từng khu vực và từngđịa phương Ở các vùng, khu vực và địa phương có các đặc điểm điều kiện tự nhiên
và điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, những đặc điểm trên là cơ sở cho quá trìnhxây dựng phương hướng phát triển kinh tế Hiệu quả trong phát triển kinh tế nóichung và chăn nuôi bò thịt ở vùng, khu vực hoặc địa phương đó chính là kết quảcủa quá trình phát triển sản xuất, là kết quả của việc chọn lựa hình thức tổ chức vàphương thức sản xuất phù hợp với những đặc điểm tại đó
+ Thực hiện tốt quy trình vệ sinh thú y trong chăm sóc nuôi dưỡng bò thịt,tạo ra sản phẩm thịt sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ cho nhu cầuđời sống con người
+ Phát triển chăn nuôi bò thịt phải cân đối với sự tăng trưởng chung của sảnxuất nông nghiệp gắn với tăng trưởng kinh tế của vùng và khu vực, bảo đảm giữ gìn
vệ sinh môi trường sinh thái
Trong chăn nuôi bò thịt, sự phát triển về số lượng và chất lượng có quan hệhữu cơ với nhau, sự phát triển về chất lượng là nhân tố làm tăng nhanh sự phát triển
về số lượng và ngược lại Với những giống bò thịt có năng suất cao, khả năng chốngchịu tốt, thích ứng được các điều kiện chăn thả, cùng việc tổ chức chăn nuôi phùhợp là cơ sở cho phát triển nhanh quy mô đàn bò thịt, tăng lượng sản phẩm thuđược Việc phát triển nhanh quy mô đàn bò thịt, tăng lượng sản phẩm thu được làđiều kiện mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi
Phát triển chăn nuôi bò thịt là sự tăng lên về mặt số lượng và chất lượng vớimột cơ cấu hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của mỗi địaphương, của từng vùng và từng quốc gia Phát triển chăn nuôi bò thịt luôn gắn liền
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28với sự tiến bộ khoa học công nghệ trong chăn nuôi.
Phát triển chăn nuôi bò thịt là phát triển theo hướng hàng hóa, chịu sự tác độngcủa các quy luật kinh tế thị trường Chỉ có sản xuất hàng hóa mới khai thác được lợithế của từng vùng, từng địa phương, làm phá vỡ nền sản xuất nhỏ mang tính tự cấp,
tự túc và được thay bằng nền sản xuất chăn nuôi lớn Như vậy phát triển chăn nuôi bòthịt phải mở rộng quy mô sản xuất, luôn năng động, nhạy bén, biết tính toán, thườngxuyên cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm bò thịt, đápứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao hơn
Phát triển chăn nuôi bò thịt luôn đi kèm với sự phát triển hệ thống các dịch
vụ đầu vào (giống, thức ăn, vốn vay, thú y, khuyến nông) và đầu ra (vận chuyển, cơ
sở giết mổ, nhà máy chế biến, chợ tiêu thụ…) Sự phát triển hệ thống dịch vụ đầuvào và đầu ra sẽ cho phép người chăn nuôi có thể dễ dàng tiếp cận và tăng khả năngđáp ứng nhu cầu sản xuất của các cơ sở chăn nuôi bò thịt
Phát triển chăn nuôi bò thịt đòi hỏi hệ thống các thiết chế, chính sách củaChính phủ phải được xây dựng đồng bộ, phát huy tính hiệu quả nhằm tạo lập khuônkhổ pháp lý, các cân đối vĩ mô đẩm bảo hoạt động chăn nuôi bò thịt phát triển cóđịnh hướng Theo Frank Ellis: “ Chính sách được xác định như là đường lối hànhđộng mà Chính phủ lựa chọn đối với một lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả các mụctiêu mà Chính phủ tìm kiếm và sự lụa chọn các phương pháp để theo đuổi các mụctiêu đó”[23] Một chính sách tốt được thể hiện ở các khía cạnh như: định hướngđiều tiết sự mất cân đối giữa sản xuất – tiêu dùng, đầu vào- đầu ra; cân đối giữa cácvùng lãnh thổ (gò đồi miền núi, đồng bằng và đầm phá ven biển)
Phát triển chăn nuôi bò thịt là quá trình chuyển đổi dần từ chăn nuôi quy mônhỏ, phân tán ở cấp nông hộ sang quy mô vừa và lớn (gia trại, trang trại) Trong đó,phát triển theo hướng trang trại là con đường tất yếu để nâng cao năng suất, chấtlượng và khối lượng sản phẩm hàng hóa lơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm,đồng thời tăng tính liên kết và bền vững trong chuỗi giá trị của sản phẩm bò thịt.Chăn nuôi trang trại tập trung là một trong những giải pháp nhằm kiểm soát đượcdịch bệnh, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhất là tại khu vực nông thôn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29Tuy nhiên, nền kinh tế của Việt Nam đang phát triển ở trình độ thấp, cơ sở hạ tầngnghèo nàn, trình độ sản xuất của người nông dân còn thấp và thiếu vốn đầu tư, do
đó chăn nuôi ở cấp nông hộ sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển trong một thời gian dài
Phát triển chăn nuôi bò thịt là phát triển mang tính bền vững Tính bền vữngtrong phát triển chăn nuôi bò thịt có nội hàm là bền vững về kinh tế, bền vững về kỹthuật, bền vững về vệ sinh và bền vững về môi sinh Trong đó, phát triển bền vững
về kinh tế là yếu tố quyết định sự tồn tại của hoạt động chăn nuôi bò thịt Bền vững
về kinh tế thể hiện sự ổn định của giá cả thị trường đầu vào và đầu ra, phát triểntrong một mô hình kinh tế đa dạng, tiết kiệm nguồn lực, năng suất cao, chất lượngsản phẩm tốt và đủ sức cạnh tranh trên thị trường
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi bò thịt
1.2.2.1 Nhóm các yếu tố về tự nhiên
- Thời tiết, khí hậu
Bò thịt là động vật có hệ thần kinh cao cấp, rất mẫn cảm với môi trườngsống, do đó yếu tố thời tiết khí hậu có ảnh hưởng tác động trực tiếp đến chu kỳ sinhtrưởng phát triển của đàn bò thịt
Thức ăn chính sử dụng trong chăn nuôi bò thịt là các loại cỏ tự nhiên và một
số loại thảo mộc Các loại cỏ có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng liên quanchặt chẽ vào thời tiết khí hậu các mùa trong năm Thông thường các loại cỏ tự nhiênđều sinh trưởng vào mùa xuân, phát triển mạnh vào mùa hè và tàn lụi vào mùađông, do vậy nguồn thức ăn dùng trong chăn nuôi bò thịt mang tính thời vụ cao.Tính thời vụ của thức ăn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự sinh trưởng phát triển củađàn bò, ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh đẻ và tỷ lệ nuôi sống của đàn bò thịt Nắm chắcđặc điểm thời tiết khí hậu để giải quyết tốt vấn đề thức ăn có ý nghĩa quan trọngtrong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng phát triển chăn nuôi bò thịt
- Đất và nguồn nước
Đất đai là nơi diễn ra các quá trình sản xuất chăn nuôi bò thịt, gồm: diện tíchđồng cỏ tự nhiên, diện tích trồng cỏ, diện tích xây dựng chuồng trại Diện tích, năngsuất và chất lượng đồng cỏ quyết định quy mô chăn nuôi bò thịt Việc xây dựng và
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30triển khai thực hiện dự án phát triển chăn nuôi bò thịt phụ thuộc vào năng suất vàchất lượng đồng cỏ chăn thả Quá trình sinh trưởng phát triển đồng cỏ phụ thuộcvào các tác động của thời tiết khí hậu và mang tính thời vụ cao, do vậy việc pháttriển chăn nuôi bò thịt phải tính đến nguồn thức ăn, thực chất nó là vấn đề đồng cỏchăn thả.
Nguồn nước thuận lợi là điều kiện tốt cho phát triển chăn nuôi bò thịt, vìnước cần cho nhu cầu sống của bò thịt và sự sinh trưởng phát triển của cỏ, là điềukiện thuận lợi cho việc canh tác các loại thức ăn cho bò thịt Bên cạnh các tác độngtích cực thì nguồn nước có tác động cản trở, gây ra các khó khăn cho quá trình tổchức sản xuất chăn nuôi bò thịt, vì nguồn nước là một trong những môi trường dễlây truyền bệnh dịch Do vậy trong việc bố trí khu vực chăn nuôi, chế biến sảnphẩm, tiêu huỷ xác chết phải chú ý đến việc quản lý sử dụng nguồn nước nhằm giữgìn vệ sinh môi trường, bảo đảm vệ sinh thú y
1.2.2.2 Nhóm các yếu tố về kinh tế - xã hội
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường là một trong các mắt xích quan trọng quyết định sản xuất chănnuôi bò thịt, sự ổn định của thị trường thịt bò là động lực giúp cho chăn nuôi bò thịtphát triển Chỉ tiêu quan trọng nhất để xem xét đánh giá là nhu cầu của thịt bò trênthị trường, nhà chăn nuôi cần nắm vững các quy luật về cầu của thịt bò và các nhân
tố ảnh hưởng tác động đến cầu thịt bò và độ co giãn của cầu thịt bò
Cầu của thị trường thịt bò phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Giá của thịt bò, hình 1.1 thấy, giá thịt bò càng cao thì lượng cầu thịt bòcàng giảm và ngược lại lượng cầu thịt bò tăng khi giá thịt bò giảm.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31Hình 1.1 Đường cầu của thịt bò trên thị trường
+ Giá của các nông sản phẩm liên quan, trong trường hợp giá của các sảnphẩm thịt thực phẩm có thể thay thế cho thịt bò (thịt bò, thịt gà ) tăng làm cho nhucầu thịt bò tăng
+ Thu nhập của người tiêu dùng, mật độ dân số, khu vực nông thôn, thành thị
và khu công nghiệp Thịt bò là loại thực phẩm có giá bán thường cao hơn các loạithịt thực phẩm khác, không phù hợp với mức thu nhập với đại đa số người dân, ởvùng nông thôn nhu cầu thịt bò thấp hơn khu vực thành thị và các khu công nghiệp
do khu vực này thu nhập của người tiêu dùng cao hơn khu vực nông thôn
+ Thị hiếu và tập quán của người tiêu dùng hay cộng đồng người tiêu dùng
về thịt bò Mỗi cộng đồng người tiêu dùng đều có tiêu chuẩn riêng về thịt bò như:người tiêu dùng ở những nước phát triển thích các loại thịt bò mềm, nhiều nước,ngọt và vị thơm; người Mỹ ưa thịt bò có mỡ giắt màu vàng và thịt bò nạc có màu đỏanh đào sáng
- Hình thức tổ chức sản xuất và vai trò của kinh tế hộ
Mô hình sản xuất kinh tế hộ trong từng ngành sản xuất ở từng vùng vàtừng địa phương thì có những đặc thù khác nhau phù hợp với đặc điểm tự nhiên
và điều kiện kinh tế - xã hội của vùng Với các tỉnh trung du miền núi "kinh tế
Trang 32hộ chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, nhiều nơi chưa thoát khỏi tậpquán sản xuất tự túc tự cấp, ở một số nơi sản xuất còn tự phát, không theo quyhoạch"[30], kinh tế trang trại tuy có những bước phát triển, nhưng thực chất vàphổ biến là trang trại gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, chủ trang trại thiếu kiếnthức về kỹ thuật và quản lý Tuy nhiên, với xu hướng phát triển của kinh tế hộ vàtrang trại ở vùng trung du miền núi, thì đây là những điều kiện tốt cho việc tổchức chăn nuôi bò thịt với quy mô lớn.
- Hệ thống khuyến nông
Hệ thống khuyến nông chính là tổ chức chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹthuật và công nghệ mới đến với nông dân, làm động lực thúc đẩy kinh tế hộ pháttriển Nội dung chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới gồm cógiống mới, kỹ thuật mới, công nghệ mới, chuyển đổi cơ cấu sản xuất cây trồng vậtnuôi, chế biến nông lâm sản Hệ thống khuyến nông chính là cách tiếp cận mới đếnvới nông dân hòa nhập trong nền kinh tế thị trường, làm cho sản xuất hàng hóa đadạng gắn với thị trường, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên, là điều kiệnbảo đảm cho nông nghiệp phát triển ổn định và bền vững
- Khoa học kỹ thuật và công nghệ, một trong những tác nhân làm cho ngànhnông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng phát triển nhanh Các thành tựu khoahọc kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho sản xuất là kết quả cả một quá trình làm việcnghiêm túc của hệ thống nghiên cứu và các nhà khoa học cùng với việc huy độngcác nguồn lực tập trung giải quyết hiệu quả các vấn đề bức xúc của sản xuất nôngnghiệp và phát triển kinh tế xã hội nông thôn, gồm các giống cây con mới có năngsuất cao thích nghi với điều kiện sinh thái, các quy trình sản xuất, công nghệ nhângiống, kỹ thuật và công nghệ chế biến nông sản, các quyết sách của Chính phủ vềđổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp và nông thôn, các mô hình quản lý kinh tế xãhội nông thôn, các mô hình sản xuất Đầu tư khoa học kỹ thuật chính là phươnghướng đầu tư sớm mang lại hiệu quả nhất trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi
bò thịt nói riêng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33- Vốn đầu tư
Trong chăn nuôi bò thịt, cần vốn đầu tư lớn sử dụng cho việc:
+ Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật (gồm chuồng trại, đường giao thông,trang thiết bị kỹ thuật phục vụ chăm sóc nuôi dưỡng)
+ Mua con giống, cải tạo và trồng mới đồng cỏ chăn nuôi
+ Xây dựng các cơ sở chế biến sản phẩm
+ Đầu tư cho các quá trình xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu tiêuthụ sản phẩm và các chi phí tiếp thị khác
Để chăn nuôi bò thịt phát triển, Nhà nước cần phải có nguồn vốn hỗ trợ tạocho nông dân đầu tư ban đầu, các nguồn đầu tư phục vụ cho chăn nuôi nói chung vàcho chăn nuôi bò thịt (trợ giá, trợ giống, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ) kết hợpvới việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
- Lao động
Việc ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ vào trong sản xuất
là một trong những nguyên nhân làm cho ngành nông nghiệp nói chung và chănnuôi nói riêng phát triển Để nắm bắt và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệvào chăn nuôi bò thịt, yêu cầu người lao động phải có những kiến thức cơ bản về kỹthuật chăn nuôi bò thịt Trong khi đó, chăn nuôi bò thịt hiện nay ở Việt Nam chủyếu là trong các hộ nông dân, quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, lao động là những thànhviên trong hộ, cơ bản không có chuyên môn kỹ thuật Chất lượng lao động hiện tại
có những tác động gây trở ngại đến sự phát triển chăn nuôi bò thịt, ảnh hưởng đếnnăng suất và hiệu quả lao động trong chăn nuôi
- Giao thông và các cơ sở hạ tầng nông thôn khác
Hệ thống giao thông và các cơ sở hạ tầng nông thôn tốt giúp cho quá trình tổchức sản xuất chăn nuôi bò thịt và tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra được thuận lợi
- Công nghiệp chế biến nâng cao giá trị sản phẩm và đạt tiêu chuẩn tham giaxuất khẩu Thịt bò là loại thực phẩm có giá trị phục vụ cho đời sống của con người, dovậy chất lượng và vệ sinh thực phẩm là tiêu chuẩn quan trọng với thịt bò giết mổ Cácvùng chăn nuôi bò thịt thường xa thị trường tiêu thụ, phải có các cơ sở chế biến thịt bò,các khu giết mổ, lắp đặt các thiết bị bảo quản và có các phương tiện vận chuyển chuyên
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34dùng, để thịt bò đến tay người tiêu dùng bảo đảm được các tiêu chuẩn thực phẩm, vừaphù hợp với thị hiếu và làm tăng giá trị của sản phẩm sản xuất ra.
- Các chính sách quản lý của Nhà nước
Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò thịt nói riêng để phát triển được thì cầnphải có cơ chế chính sách phù hợp của Chính phủ cũng như ở các địa phương nhằmkhuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất Các cơ chế chính sách củaChính phủ phải tạo được tính chủ động và an tâm cho người sản xuất, tạo điều kiện
hỗ trợ người chăn nuôi, làm động lực thúc đẩy sản xuất chăn nuôi phát triển
1.2.2.3 Nhóm các nhân tố điều kiện kỹ thuật
Giống bò là một yếu tố quan trọng và cần thiết, phải được quan tâm hàng đầutrong việc phát triển chăn nuôi bò, thường xuyên chọn lọc cải tạo hoặc có thể kếthợp với việc nhập nôi các giống bò thích nghi với điều kiện địa phương
- Dinh dưỡng và vấn đề thức ăn
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng sản xuất Khan vàDavis, 1981 khi nghiên cứu về khả năng sản xuất của bò cho sữa và giống bò địaphương chưa cải tạo thu được kết quả như sau: Trong điều kiện dinh dưỡng tốt vớikhẩu phần cơ bản và rơm xử lý amoniac thì bò lai tăng trọng nhanh hơn bò địaphương Nhưng ngược lại trong điều kiện dinh dưỡng kém khẩu phần cơ bản là rơmchưa xử lý thì bò địa phương ít bị giảm tăng trọng
Ước tính hàng năm nước ta có khoảng 20 triệu tấn rơm rạ, gần 6 triệu tấn lạcthân ngô, bã sắn Đây là cơ sở giải quyết thức ăn cho bò Dân số ngày càng tăng, diệntích trồng cỏ ngày càng thu hẹp, việc xây dựng hệ thống chăn nuôi gia súc nhai lại dựa
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35trên các phế phụ phẩm sẵn có là yêu cầu cấp thiết hiện nay và trong tương lai.
Thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong phát triển chăn nuôi bò Cũng nhưbao gia súc khác, bò không thể tồn tại khi không có thức ăn và không thể cho năngsuất cao khi nguồn thức ăn không ổn định, chất lượng thức ăn kém
1.2.3 Chỉ tiêu nghiên cứu phát triển chăn nuôi bò thịt
1.2.3.1 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh quy mô, cơ cấu chăn nuôi bò thịt
- Số đầu bò hiện có: Là số lượng đầu bò có tại thời điểm nhất định Số lượngđầu bò hiện có là một chỉ tiêu quan trọng trong thống kê chăn nuôi vì nó phản ánhquy mô, số lượng của đàn bò ở địa phương, một cơ sở chăn nuôi hay ở các thànhphần kinh tế tại một thời điểm nhất định Chỉ tiêu này giup ta đánh gía được tốc độphát triển của đàn bò, mặt khác nó là cơ sở để tính đầu bò bình quân[9]
- Số đầu bò bình quân: Là số đầu bò tính bình quân cho một thời kỳ chănnuôi nhất định Có thể tính bình quân cho một tháng, một quý hay một năm
- Trọng lượng thịt tăng: là trọng lượng hơi sản xuất ra trong chu kỳ chăn nuôi
đó, kết quả của quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn bò thịt
1.2.3.2 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng chăn nuôi bò thịt
- Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: Là chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi tuyệt đối vềmức độ hiện tượng qua thời gian như: số lượng bò thịt, sản lượng bò thịt hơi xuấtchuồng, số lượng trang trại và gia trại, các cơ sở dịch vụ… Đó là hiệu số giữa haimức độ hiện tượng trong dãy số Tùy theo chiều hướng phát triển của hiện tượng
mà chỉ tiêu này mang dâu (+) hay (-)[34]
- Tốc độ tăng (giảm): Chỉ tiêu này phản ánh qua thời gian hiện tượng đã tăng(giảm) bao nhiêu lần hay bao nhiêu phần trăm Trong thực tế, chỉ tiêu này còn đượcgọi là mức tăng trưởng
Các công thức được sử dụng để tính toán trong quá trình thực hiện luận vănbao gồm: tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, tốc độ tăng (giảm) định gốc và tốc độ tăng(giảm) bình quân Nếu biết các tốc độ phát triển, ta có thể tính toán các tốc độ tăng(giảm) theo các công thức:
Tốc độ tăng hoặc giảm (%)= Tốc độ phát triển (%) -100
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 361.2.3.3 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt.
Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các
cơ sở vật chất thuộc tất cả các ngành kinh tế quốc dân đạt được trong một thời kìnhất định, thường là một năm Là kết quả hoạt động trực tiếp và hữu ích của những
cơ sở sản xuất đó [8]
Chi phí trung gian (IC): Là một bộ phận cấu thành của tổng giá trị sản xuất, baogồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất (không kể khấu hao TSCĐ) và chi phídịch vụ (sản phẩm vật chất và phi vật chất) được sử dụng để sản xuất sản phẩm vật chất
và dịch vụ của cơ sở sản xuất trong một thời kì nhất định, thường là một năm
Giá trị tăng thêm (VA): Là phần chênh lệch giữa GO và IC, là phần giá trịtăng thêm hay phần còn lại của giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí trung gian(không kể khấu hao TSCĐ và chi phí lao động gia đình)
Thu nhập hỗn hợp (MI): Là khoản thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoảnchi phí vật chất và dịch vụ, thuế và khấu hao TSCĐ
Hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị sản xuất (GO/IC): Chỉ tiêu nàycho biết, cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thi thu được bao nhiêu đồng giá trịsản xuất
Hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị tăng thêm (VA/IC): Chỉ tiêu này chobiết, cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị tăngthêm Đây là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất trong giớihạn nguồn lực chi phí
Hiệu suất chi phí trung gian theo thu nhập hỗn hợp (MI/IC): Chỉ tiêu này cho biết,
cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp
1.3 Tình hình phát triển chăn nuôi bò trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Tình hình phát triển chăn nuôi bò trên thế giới
Năm 2013, sản lượng thịt bò trên thế giới đạt 67,7 triệu tấn, tăng 0,05% sovới năm 2012 (67 triệu tấn) Bình quân mỗi người 42,9kg thịt bò/năm, ở cácnước phát triển là 75,9 kg/năm và các nước đang phát triển là 33,7kg/người/năm(Fao,2014)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37Tổng đàn bò, theo thống kê của FAO năm 2013, thế giới có 1.028 triệucon Tổng dân số 7.095 triệu người, bình quân mỗi đầu người có 0,14 con bò.Các nước có đàn bò lớn nhất là Ấn Độ 327,1triệu con, Brazil 203,7 triệu con vàTrung Quốc 104,21 triệu con và Mỹ xếp thứ tư với 89,3 triệu con Mặc dù lànước có tổng đàn bò lớn nhất thế giới, nhưng sản lượng thịt bò của Ấn Độ chỉxếp thứ 5 thế giới với sản lượng 2.851 nghìn tấn, Brazil vẫn giữ vị trí thứ 2 với9.596 nghìn tấn, Trung Quốc thứ 4 với 6.704 nghìn tấn, nước có sản lượng lớnnhất là Mỹ 11.757 nghìn tấn.
Bảng 1.1 Số lượng bò của một số nước sản xuất chủ yếu trên thế giới
Nguồn: Livestock and Poultry: World Makets and Trade
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 38Các nước châu Á có sản lượng lớn nhất với 17.856 triệu tấn, chiếm 26,38%sản lượng thịt thế giới Trong khi số trâu bò của châu Á chiếm 40,25% tổng số trâu
bò toàn thế giới Điều này chứng tỏ năng suất chăn nuôi trâu bò của Châu Á rất thấp
so với phần còn lại của thế giới Khối lượng gia súc nhỏ, tăng trọng thấp và sinh sảnkém là nguyên nhân chính của năng suất chăn nuôi thấp
Bảng 1.2 Sản lượng thịt bò của các châu lục giai đoạn 2011- 2013
Nguồn: Livestock and Poultry: World Makets and Trade
Trong số các nước phát triển thì Mỹ là nước có sản lượng thịt bò lớn nhất,gần 12 triệu tấn/năm Tuy nhiên lượng thịt trâu bò sản xuất tính trên đầu người caonhất là Úc 106,4kg, Argentina 76,9kg và Canada 46,7kg
Bảng 1.3 Những nước có sản lượng thịt bò trên đầu người cao nhất năm 2013
Trang 39Ngoài lượng thịt bò sản xuất trong nước, các nước có nền kinh tế đang pháttriển vẫn phải nhập thêm một lượng lớn thịt bò chất lượng cao mỗi năm Trongnhóm nước đang phát triển của Châu Á, nước nhập khẩu nhiều nhất là Trung Quốc1.406 ngàn tấn/năm, Nhật Bản 758 ngàn tấn/năm, Hàn Quốc 327 ngàn tấn/năm vàMalaysia 181 ngàn tấn/năm Năm 2013, Việt Nam nhập khoảng hơn 90 nghìn tấn thịt
bò, từ đó đến nay con số này tiếp tục tăng Trong số các nước đang phát triển thì Ấn
Độ là nước xuất khẩu thịt trâu bò lớn nhất Năm 2013 Ấn Độ xuất 1.747 ngàn tấn,Trung Quốc 179 ngàn tấn Nước xuất khẩu thịt bò lớn nhất thế giới là Đức, Pháp,
Hà Lan, Bỉ, Tây Ban Nha
Bảng 1.4 Sản lượng nhập khẩu và xuất khẩu thịt bò của một số nước
1.3.2 Tình hình phát triển chăn nuôi bò ở Việt Nam
Về truyền thống, chăn nuôi bò thịt ở nước ta thực chất là chăn nuôi bò địaphương kết hợp lấy thịt với khai thác sức kéo và phân bón phục vụ sản xuất nôngnghiệp Ngày nay khi đàn trâu bò cày kéo có xu hướng giảm thì chăn nuôi trâu bòtheo hướng lấy thịt đang ngày càng phát triển mạnh hơn để đáp ứng nhu cầu về thịtngày càng tăng của nhân dân
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40Trong 5 năm kể từ năm 2007, đàn bò thịt của Việt Nam giảm khoảng 1,5triệu con, từ 6,7 triệu con trong năm 2007 xuống còn 5,2 triệu con vào năm 2012,nguyên nhân chính là sự sụt giảm diện tích đồng cỏ cộng với dịch bệnh đặc biệt là
lở mồm long móng So với các nước khác, Việt Nam không có thế mạnh phát triểnđàn bò thịt ở quy mô trang trại lớn mà chỉ ở những nông hộ dưới 10 con để tận dụngnguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên
Nguồn: Tổng cục thống kê
Hình 1.2.Tổng đàn bò và sản lượng thịt bò ở Việt Nam qua các năm
Nhìn vào hình 1.2 ta thấy, giai đoạn 1996-2000, tổng đàn bò có tăng nhưngtăng chậm Giai đoan 2001-2007, tốc độ tăng nhanh hơn Tuy nhiên, từ năm 2008trở đi, tổng đàn bò lại giảm, đó là do dịch bệnh xảy ra, bên cạnh đó diện tích đồng
cỏ chăn thả tự nhiên giảm, người dân chưa quan tâm đến việc trồng cỏ để phục vụchăn nuôi cũng như chưa có thói quen thu gom, dự trữ rơm khô để làm thức ăn cho
bò trong mùa thiếu thức ăn,
Phân bố của đàn trâu bò theo các vùng sinh thái được trình bày ở bảng dướiKhoảng hơn 40% tổng số đàn bò của cả nước tập trung ở các tỉnh miền trung ViệtNam, đây là vùng cung cấp bò cày cho vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ