1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch sinh thái ở huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế

88 314 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Các kết quả nghiên cứu thu được nêu vắn tắt các kết quả chính ứng với các nội dung nghiên cứu, gồm thông tin, số liệu và đánh giá Những thế mạnh về du lịch sinh thái của A Lưới, những tà

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở HUYỆN A LƯỚI,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở HUYỆN A LƯỚI,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Mã số: SV2017-05-45

TS Trần Xuân Châu Nguyễn Trọng Phúc

Huế, 11/2017

Đại học kinh tế Huế

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này, nhóm chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ nhiều phía Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các phòng, ban, lãnh đạo, các cán bộ chuyên môn huyện A Lưới đã giúp đỡ, tạo điều kiện để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này

Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất, sự biết ơn sâu sắc nhất đến TS Trần Xuân Châu, người thầy đã theo sát và chỉ bảo tận tình trong quá trình chúng tôi thực hiện

Xin chân thành cảm ơn!

Đại diện nhóm nghiên cứu Nguyễn Trọng Phúc Lớp K49 - Kinh tế Chính trị

Đại học kinh tế Huế

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CĐĐP : Cộng đồng địa phươngCHDCNN : Cộng hòa Dân chủ nhân dânDLST : Du lịch sinh thái

DTTS : Dân tộc thiểu sốESCAP : Ủy ban kinh tế - xã hội Châu Á Thái Bình Dương Liên Hiệp QuốcHĐBALHQ: Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc

HST : Hệ sinh tháiIUCN : Liên minh quốc tế bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiênKBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên

KDTSQ : Khu dự trữ sinh quyểnTNDL : Tài nguyên du lịchTNDLST : Tài nguyên du lịch sinh tháiUBND : Ủy ban nhân dân

VHBĐ : Văn hóa bản địaVQG : Vườn quốc giaWWF : Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên

Đại học kinh tế Huế

Trang 6

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

1 Thông tin chung

1.1 Tên đề tài: Phát triển du lịch sinh thái ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế1.2 Mã số đề tài: SV2017-05-45

1.3 Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Trọng Phúc1.4 Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế1.5 Thời gian thực hiện: Từ 27/12/2016 đến 25/12/2017

2 Mục tiêu nghiên cứu

-Mục tiêu chung:

Trên cơ sở tìm hiểu đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bànhuyện A Lưới, đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch sinh thái trênđịa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới

-Mục tiêu cụ thể:

+ Đề tài hệ thồng hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn của phát triển du lịchsinh thái

+ Khảo sát thực tế, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái

ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2016, rút ra các mặt tích cực vàhạn chế, chỉ ra được những điểm cần phát huy và những điểm cần khắc phục để pháttriển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện A Lưới

+ Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái ởhuyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới

3 Tính mới và sáng tạo (nêu điểm mới, sáng tạo trong đề tài; trong khoảng 100 từ)

Nhìn chung các công trình nghiên cứu và các bài viết đã có trước đây về du lịch ALưới dưới các góc độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau Chưa có công trình nào đi sâunghiên cứu có hệ thống về phát triển du lịch sinh thái ở A Lưới Đề tài: “ Phát triển dulịch sinh thái ở huyện A lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” đi sâu vào phân tích, đánh giáthực trạng phát triển du lịch sinh thái tại A Lưới, từ đó đưa ra các định hướng, giảipháp để phát triển du lịch sinh thái tại địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế

4 Các kết quả nghiên cứu thu được (nêu vắn tắt các kết quả chính ứng với các nội dung nghiên cứu, gồm thông tin, số liệu và đánh giá)

Những thế mạnh về du lịch sinh thái của A Lưới, những tài nguyên thiên nhiên sẵn có,truyền thống văn hóa đặc sắc phong phú của các dân tộc thiểu số sinh sống trên địabàn huyện

Đại học kinh tế Huế

Trang 7

Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch của huyện; Tình hình khách du lịch và doanhthu; Tình hình về nguồn nhân lực, việc làm và thu nhập của dân địa phương Đánh giácủa khách du lịch về chất lượng các sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện.Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với du lịch sinh thái A Lưới.

5 Các sản phẩm của đề tài (nếu có)

6 Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả năng áp dụng của đề tài:

Đề tài đề ra một số giải pháp giúp:

-Nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, cải thiện đời sống vật chất lẫn tinhthần

-Gìn giữ và phát huy được những bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộcthiểu số đang sinh sống trên địa bàn huyện

-Bảo vệ tài nguyên môi trường, hướng tới du lịch sinh thái một cách bền vững

-Nâng cao chất lượng của các sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện ALưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

TS Trần Xuân Châu Nguyễn Trọng Phúc

Đại học kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Diện tích, dân số các xã, thị trấn huyện A Lưới năm 2016 25

Bảng 2.2 Số lượng loài chim tại khu vực rừng nguyên sinh 28

Bảng 2.3: số lượng khách du lịch đến huyện A Lưới trong những năm gần đây 37

Bảng 2.4 Doanh thu huyện A Lưới đạt được từ hoạt động du lịch giai đoạn 2014-2016 37

Đại học kinh tế Huế

Trang 9

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3.1 Mục tiêu chung: 2

3.2 Mục tiêu cụ thể: 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4.2.1 Không gian 3

4.2.2 Thời gian 3

4.2.3 Nội dung 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Dự kiến đóng góp của đề tài 4

7 Kết cấu 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 5

1.1 Quan niệm, vai trò và phân loại du lịch sinh thái 5

1.1.1 Quan niệm, đặc trưng và mục tiêu của du lịch sinh thái 5

1.1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái 5

1.1.1.2 Các đặc trưng của du lịch sinh thái 7

1.1.1.3 Mục tiêu của du lịch sinh thái 8

1.1.2 Vai trò của du lịch sinh thái 9

1.1.2.1 Phát triển kinh tế ở địa phương 10

1.1.2.2 Đáp ứng nhu cầu của khách du lịch 10

1.1.2.3 Quảng bá, tôn vinh, giữ gìn bản sắc văn hóa 10

1.1.3 Phân loại du lịch sinh thái 11

Đại học kinh tế Huế

Trang 10

1.1.3.1 Du lịch dựa theo các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù 11

1.1.3.2 Du lịch dựa theo các hệ sinh thái nông nghiệp 11

1.1.3.3 Du lịch văn hóa bản địa 11

1.2 Nội dung phát triển du lịch sinh thái 12

1.2.1 Thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế 12

1.2.2 Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa – xã hội 12

1.2.3 Bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên 12

1.3 Các nhân tố tác động tới sự phát triển du lịch sinh thái 13

1.3.1 Điều kiện về tự nhiên 13

1.3.2 Điều kiện về kinh tế 15

1.3.3 Điều kiện về văn hóa xã hội 17

1.4 Tiêu chí đánh giá 18

1.4.1 Số lượng khách du lịch 18

1.4.2 Thu nhập từ du lịch sinh thái 18

1.4.3 Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái 18

1.4.4 Nguồn nhân lực 18

1.4.5 Chất lượng dịch vụ 18

1.5 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở một số địa phương trong nước 18 1.5.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại Quảng Bình 18

1.5.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại Tiền Giang 20

1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch sinh thái ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 21

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 23

2.1 Khái quát về huyện A Lưới 23

2.1.1 Vị trí địa lí: 23

2.1.2 Đặc điểm tự nhiên 23

2.1.3 Đặc điểm Kinh tế- xã hội 25

2.1.3.1 Các đơn vị hành chính 25

Đại học kinh tế Huế

Trang 11

2.1.3.2 Dân cư, nguồn lao động 25

2.1.3.3 Kinh tế 26

2.2 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái huyện A Lưới 27

2.2.1 Những sản phẩm du lịch sinh thái chủ yếu ở huyện A Lưới 27

2.2.1.1 Những sản phẩm du lịch sinh thái tự nhiên 27

2.2.1.2 Những sản phẩm du lịch sinh thái nhân văn 29

2.2.2 Tình hình cơ sở vật chất phục vụ du lịch sinh thái 34

2.2.2.1 Kết cấu hạ tầng 34

2.2.2.2 Cơ sở vật chất kĩ thuật 35

2.2.3 Tình hình khách du lịch và doanh thu 36

2.2.4 Tình hình về nguồn nhân lực, việc làm và thu nhập lao động ở huyện A Lưới 38

2.2.5 Đánh giá của du khách về chất lượng của dịch vụ, sản phẩm của du lịch sinh thái ở huyện A Lưới hiện nay 39

2.2.5.1 Một số thông tin về đối tượng được điều tra 39

2.2.5.2 Đánh giá chung của du khách về chất lượng các dịch vụ sản phẩm du lịch sinh thái hiện nay 39

2.3 Đánh giá chung về những kết quả đạt được và tồn tại trong phát triển du lịch sinh thái ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 48

2.3.1 Những kết quả đạt được 48

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 48

2.3.2.1 Những tồn tại, hạn chế 48

2.3.2.2 Nguyên nhân hạn chế 49

2.4 Những cơ hội và thách thức trong việc phát triển du lịch sinh thái huyện A Lưới 50

2.4.1 Những cơ hội trong việc phát triển du lịch sinh thái huyện A Lưới 50

2.4.2 Những thách thức trong việc phát triển du lịch sinh thái huyện A Lưới 50

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 52

Đại học kinh tế Huế

Trang 12

3.1 Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên

Huế `52

3.1.1 Định hướng về thị trường du lịch 52

3.1.2 Định hướng về loại hình và sản phẩm du lịch sinh thái ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 52

3.1.3 Định hướng phát triển du lịch sinh thái theo lãnh thổ đồng thời tiến hành xây dựng một số tuyến điểm hành trình cơ bản 53

3.1.4 Định hướng phát triển nguồn nhân lực 54

3.1.5 Định hướng bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch 55

3.2 Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển du lịch sinh thái ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 55

3.2.1 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 55

3.2.2 Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch 56

3.2.3 Nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ du lịch sinh thái trên địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 56

3.2.4 Tăng cường bảo vệ tài nguyên và môi trường 57

3.2.5 Tìm kiếm các nguồn vốn cho phát triển du lịch sinh thái 58

3.2.6 Hoàn thiện xúc tiến, quảng bá hình ảnh cho du lịch sinh thái 58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Đại học kinh tế Huế

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, du lịch sinh thái (DLST) đã và đang phát triểnnhanh chóng trong phạm vi nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng thu hút được sựquan tâm rộng rãi của các tầng lớp dân cư trong xã hội Đặc biệt trong hai thập kỷ quakhi mà các nhà máy, các xí nghiệp ngày càng phát triển, dân số không ngừng gia tăng,

đô thị hóa và tập trung dân cư, khu công nghiệp với nhiều nhà máy, khói bụi giaothông…đang là vấn nạn thì việc tìm về với tự nhiên là nhu cầu tất yếu

DLST đang trở thành một bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh về tỷ trọng trongngành du lịch Nơi nào còn giữ nhiều khu thiên nhiên, có được sự cân bằng sinh tháithì nơi đó sẽ có tiềm năng phát triển tốt về DLST và thu hút được nguồn du khách lớn,lâu dài và ổn định, từ đó sẽ mang lại những lợi ích kinh tế to lớn góp phần làm tăngthu nhập quốc dân, tạo nhiều cơ hội về việc làm, cải thiện đời sống, từng bước nângcao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư các địa phương, nhất là ở những nơi cócác khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), các cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóahấp dẫn

Xuất phát từ nhận thức về lợi ích của DLST đối với bảo tồn môi trường tựnhiên, bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội DLST cầnđược chú ý đầu tư nghiên cứu phát triển

Thừa Thiên Huế là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ của Việt Nam Đây làmột tỉnh có thế mạnh rất lớn về DLST, là trung tâm văn hóa-du lịch lớn của cả nướcvới sự phong phú và đa dạng về văn hóa vật thể và phi vật thể Thừa Thiên Huế nắmgiữ nhiều sản phẩm du lịch đa dạng và chất lượng cao Với một số địa điểm DLST nhưkhu DLST Nam Đông, khu DLST làng Hành Hương, khu DLST Cồn Tè, núi Bạch

Mã, nhiều bãi biển đẹp và còn khá hoang sơ như biển Hàm Rồng, biển Lộc Bình, làđiều kiện vô cùng thuận lợi để Thừa Thiên Huế phát triển DLST

A Lưới là một huyện nằm ở phía Tây tỉnh Thừa Thiên Huế Với tiềm năng vàlợi thế của vùng đất giàu truyền thống bản sắc văn hóa của các dân tộc anh em Pa Cô –

Tà Ôi – Ka Tu – Pa Hy – Vân Kiều và Kinh; có tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua, cócửa khẩu sang tỉnh Salavan và tỉnh Sê Kông nước bạn Lào và nhiều địa điểm du lịchcách mạng, sinh thái hấp dẫn Đây là điều kiện thuận lợi để A Lưới tập trung đầu tưphát triển du lịch Về du lịch sinh thái, có nhiều điểm hấp dẫn như chuỗi thác liên hoàn

A Nôr (xã Hồng Kim), thác Pông Chất, hang động Kềnh Crâm (xã A Roàng), suốinước nóng Tôm Trung, rừng nguyên sinh với đa dạng sinh học chạy dọc hai bênđường Hồ Chí Minh hùng vĩ sau khi A Lưới được xác định là cụm du lịch thứ ba củacủa tỉnh được đưa vào danh mục dự án đầu tư phát triển du lịch với tổng số vốn 25

Đại học kinh tế Huế

Trang 14

triệu USD (thực hiện đến năm 2020), thì huyện A Lưới đã tập trung nhiều nguồn lực

để phát triển du lịch; khuyến khích người dân tham gia phát triển các loại hình dịchvụ;… đã mở ra cơ hội phát triển kinh tế - xã hội từng bước ổn định và vươn lên thoátnghèo cho địa phương Với mục đích phân tích và đánh giá thực trạng phát triển DLST

ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra những quan điểm, giải pháp vềhướng phát triển của DLST tại địa phương này trong thời gian tới, nhóm chúng tôichọn đề tài “Phát triển du lịch sinh thái ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đềtài nghiên cứu khoa học

2 Tình hình nghiên cứu

Trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học cả trong nước và quốc tếnghiên cứu về du lịch sinh thái và phát triển du lịch sinh thái trong đó có du lịch sinhthái A lưới, Thừa Thiên Huế

- Cao Thị Minh Tri, “giải pháp du lịch Thừa Thiên Huế đến năm 2015” Luậnvăn Thạc sĩ, Thành Phố Hồ Chí Minh năm 2009

- Cổng giao tiếp văn hóa thể thao du lịch Thừa Thiên Huế, “Du lịch sinh thái ở

- Tôn Thất Hữu Đạt “ Đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch sinh thái dựa vàocộng đồng huyện A Lưới, Tỉnh Thừa Thiên Huế, bài báo đăng trên Tạp chí CÁCKHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT tháng 9/2014

- Tổng Cục Du Lịch Việt Nam “Thừa Thiên Huế: A Lưới tập trung đầu tư pháttriển du lịch” tháng 9/2011

- Và một số công trình khoa học bài viết khác

Nhìn chung các công trình nghiên cứu và các bài viết trên chỉ đề cập đến vấn đề

du lịch dưới các góc độ và phạm vi rộng hép khác nhau Chưa có công trình nào đi sâunghiên cứu có hệ thống về phát triển du lịch sinh thái ở A Lưới Đề tài: “ Phát triển dulịch sinh thái ở huyện A lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” không trùng lặp với bất kì luậnvăn hoặc đề tài khoa học nào đã công bố

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục tiêu chung:

Trên cơ sở tìm hiểu đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bànhuyện A Lưới, đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch sinh thái trên

Đại học kinh tế Huế

Trang 15

địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới

3.2 Mục tiêu cụ thể:

- Đề tài hệ thồng hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn của phát triển DLST

- Khảo sát thực tế, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển DLST ở huyện ALưới, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2016, rút ra các mặt tích cực và hạn chế,chỉ ra được những điểm cần phát huy và những điểm cần khắc phục để phát triểnDLST trên địa bàn huyện A Lưới

- Đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm phát triển DLST ở huyện ALưới, tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu phát triển DLST ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

5 Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Để thực hiện đề tài này, nhóm chúng tôi đã

thu thập các tài liệu liên quan đến DLST từ sách, báo, tạp chí, từ các nguồn: thư viện,trung tâm học liệu, các quầy báo, các cơ quan nhà nước, sau đó tiến hành chọn lọc,phân tích, tổng hợp lại các tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

- Phương pháp so sánh: So sánh, đối chiếu những thông tin, những tài liệu do

các bên liên quan cung cấp để đưa ra những nhận xét, kết luận cần thiết

- Phương pháp điều tra xã hội học trong quá trình khảo sát thực địa: Trong quá

trình làm đề tài, nhóm chúng tôi đã trực tiếp đến những điểm DLST ở huyện A Lưới,tỉnh Thừa Thiên Huế để trải nghiệm thực tế, trực tiếp gặp gỡ du khách tại các điểmDLST và người dân địa phương ở đây để nắm bắt một số thông tin liên quan đến hìnhthức, chất lượng của những điểm DLST ở huyện A Lưới Đồng thời, nhóm còn đếncác phòng ban có liên quan đến DLST để thu thập số liệu như: Phòng văn hóa – thôngtin huyện A Lưới, Văn phòng UBND huyện A Lưới, phòng tài nguyên môi trường

Đại học kinh tế Huế

Trang 16

huyện A Lưới, chi cục thống kê huyện A Lưới.

6 Dự kiến đóng góp của đề tài

- Tổng quan cơ sở lí luận, thực tiễn về DLST và vận dụng vào việc nghiên cứuphát triển DLST ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa thiên Huế

- Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST ở huyện A Lưới

- Định hướng khai thác DLST A Lưới theo hướng đảm bảo mục tiêu và hiệuquả về kinh tế - xã hội và môi trường

- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác hợp lý tiềm năng phát triểnDLST gắn với việc bảo tồn và hỗ trợ phát triển cộng đồng

7 Kết cấu.

Ngoài mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm

có 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển DLST

- Chương 2: Thực trạng phát triển DLST ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển DLST ở huyện A Lưới, tỉnhThừa Thiên Huế

Đại học kinh tế Huế

Trang 17

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

DU LỊCH SINH THÁI

1.1 Quan niệm, vai trò và phân loại du lịch sinh thái 1.1.1 Quan niệm, đặc trưng và mục tiêu của du lịch sinh thái

1.1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái

Vào thập niên 70 của thế kỷ XX, du lịch đại chúng vẫn chủ yếu chú trọng đếnviệc săn bắn các loài thú lớn Chính sự việc này đã gây phiền nhiễu tới đời sống củacác loài động vật hoang dã, phá hủy thiên nhiên và môi trường Tuy nhiên, dần dần dukhách cũng bắt đầu nhận thức được những tác hại sinh thái do họ gây ra và hơn thếnữa người dân địa phương cũng đã có sự quan tâm đến giá trị của tự nhiên và môitrường nên các tour du lịch chuyên về săn bắn chim, thú, cưỡi lạc đà, bộ hành thiênnhiên đã bắt đầu có sự hướng dẫn và quản lý nghiêm ngặt DLST dần dần được địnhhình từ đây

DLST (Ecotourism) là loại hình du lịch khá mới mẻ (mới thật sự được quan tâm

từ thập kỷ 80) nhưng từng bước đã khẳng định được lý do tồn tại của nó (thập kỷ 90của thế kỷ XX được coi như là “thập kỷ của DLST”) [5]

Có người quan niệm DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có nhữngtác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của HST, nơi diễn ra các hoạt động dulịch Cũng có ý kiến cho rằng: DLST đồng nghĩa với du lịch địa lý, du lịch có tráchnhiệm, du lịch xanh, du lịch có lợi cho môi trường hay có tính bền vững

Ở góc nhìn hẹp, xét về mặt chữ nghĩa DLST đơn thuần chỉ là sự kết hợp ý nghĩacủa hai từ ghép “du lịch” và “sinh thái” Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm này phứctạp hơn nhiều và cho đến nay đã có rất nhiều khái niệm:

Năm 1987, nhà nghiên cứu tiên phong về DLST: Hector Ceballos - Lascurain đã

đưa ra khái niệm tương đối hoàn chỉnh về DLST như sau: “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” [5]

Năm 1991, Wood định nghĩa DLST như sau: “DLST là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương” [5]

Năm 1993, Lindberg và Hawkins đưa ra khái niệm rất ngắn gọn nhưng phản

ánh khá đầy đủ về nội dung và chức năng của DLST Theo đó: “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là công cụ để bảo tồn môi trường và cải thiện

Đại học kinh tế Huế

Trang 18

phúc lợi cho nhân dân địa phương” [5]

Ở mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều phát triển những định nghĩa riêng củamình về DLST

Định nghĩa của Nêpan: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lí các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời

sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào” [5]

Định nghĩa của Malayxia: “Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trường, tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hóa kèm theo, trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực, có lợi về xã hội và kinh tế” [5]

Định nghĩa của Ôxtrâylia: “Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lí bền vững về mặt sinh thái” [5]

Định nghĩa của Hiệp hội DLST quốc tế: “Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương” [5]

Năm 1994, nhấn mạnh đến yếu tố bảo vệ TNDL và giáo dục môi trường,

Buckley đã tổng quát khái niệm DLST như sau: “ Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn, và có giáo dục môi trường mới được xem là DLST” [5]

Như vậy, từ định nghĩa DLST được đưa ra đầu tiên vào năm 1987, sau nhiềunăm và qua nhiều định nghĩa khác nhau đã cho thấy có sự thay đổi về quan niệm Từchỗ cho rằng DLST đơn thuần chỉ là loại hình du lịch mà địa bàn của nó là các khuvực tự nhiên còn tương đối hoang sơ và du khách đến đó ít có những hoạt động làmảnh hưởng đến môi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực hơn, đó là DLST còn cóvai trò đóng góp cho bảo tồn, mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương (CĐĐP), cótrách nhiệm và giáo dục cao về môi trường

Mặc dù DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những têngọi khác nhau Nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về DLST đều chorằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn

và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái, du khách sẽ đượchướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểubiết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác độngkhông thể chấp nhận đối với các HST và VHBĐ DLST nói theo một định nghĩa nào

Đại học kinh tế Huế

Trang 19

đi chăng nữa thì nó phải hội đủ các yếu tố cần:

1) Sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường;

2) Trách nhiệm với xã hội và cộng đồng Trong lần Hội thảo Quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” (từ ngày 7 - 9/9/1999) do Tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức trên cơ

sở phối hợp với nhiều Tổ chức Quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN, , với sự tham giacủa các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về DLST Định nghĩa

DLST lần đầu tiên được đưa ra ở Việt Nam như sau: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có sự đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [4]

Có thể nói, định nghĩa do Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển

du lịch sinh thái ở Việt Nam” đưa ra đã bao hàm đầy đủ nội dung của DLST Nó bao

quát được các quan niệm về DLST của các nhà khoa học trên thế giới

1.1.1.2 Các đặc trưng của du lịch sinh thái

Thứ nhất, sản phẩm, tài nguyên du lịch sinh thái trước hết là thiên nhiên

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, khách du lịch tìm đếncác khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia, rừng nguyên sinh, hoặc các tài nguyênthiên nhiên khác chưa bị tàn phá để tìm hiểu, sống hoà mình với thiên nhiên Nếu chỉ

có đặc trưng này thì chỉ được gọi là du lịch dựa vào tự nhiên, không phải là du lịchsinh thái

Thứ hai, du lịch sinh thái không tách rời giáo dục môi trường sinh thái

Các cơ quan cung ứng các dịch vụ du lịch, các cơ quan bảo tồn, các hãng lữhành, các công ty du lịch, các đơn vị tổ chức và khách du lịch tham gia vào du lịchsinh thái có trách nhiệm tích cực thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường sinhthái, giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường và vãn hoá Đây làđiểm quan trọng để phân biệt Du lịch sinh thái vói du lịch tự nhiên

Thứ ba, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương

Các chương trình hoạt động chủ yếu do hướng dẫn viên địa phương, nhữngngưdi có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm về tài nguyên thiên nhiên xung quanh họđược thiết lập dựa vào tài nguyên thiên nhiên và văn hoá của khu vực

Thứ tư, các phương tiện và việc sắp xếp để hỗ trợ các chương trình hoạt động

du lịch sinh thái bao gồm các trang thông tin trung tâm, đường mòn tự nhiên, cơ sở lưutrú, ăn uống sinh thái, sách báo và các tài liệu khác

Thứ năm, quy định rõ những việc được làm và những việc không được làm

Đại học kinh tế Huế

Trang 20

Việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái phải được lập thành đề án cụ thểtrình lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Ban quản lí các khu du lịch sinhthái phải lồng ghép công tác tuyên truyền giáo dục về ý thức cũng như những quy định

về bảo vệ môi trường cho du khách vào trong các hoạt động du lịch sinh thái

1.1.1.3 Mục tiêu của du lịch sinh thái

Mục tiêu nghiên cứu về du lịch sinh thái: Nhằm phát triển một ngành “kinh

tế xanh”, có sức cạnh tranh và đóng góp được vào sự phát triển kinh tế - xã hộicủa cộng đồng địa phương; những mục tiêu, chiến lược được vạch ra cho DLST làphải đặt dưới sự chỉ đạo của hoạt động toàn ngành du lịch, gắn với quy hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của vùng, theo định hướng phát triển du lịch của từng quốc gia.Các mục tiêu cụ thể sau cần được quan tâm:

• Mục tiêu sinh thái – môi trường

Xem xét đến khả năng gánh chịu của vùng sinh thái về lượng du khách Tínhnhạy cảm của sinh vật và các hệ sinh thái, vấn đề ô nhiễm môi trường, tải lượng rácthải, nước thải và các quá trình làm gián đoạn sinh thái do du khách gây ra Phát triểnDLST phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, từ đó đặt ra các kếhoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc khai thác, tôn tạo các loại tài nguyên thiênnhiên và môi trường sinh thái

• Mục tiêu tăng tính thẩm mỹ

Tối thiểu hóa những thiệt hại sinh thái do du khách mang lại là một phần trongmục tiêu thẩm mỹ của DLST Du khách có thể giảm “thiện chí trả tiền” một khitính hấp dẫn về thẩm mỹ, sinh thái của cảnh quan đã bị suy giảm, bị phá vỡ DLST ởđây thực chất là hiện thân của một loạt các chờ đợi nóng bỏng về tính hoang dã củathiên nhiên hoặc những nơi chưa được khám phá

Về bản chất thì DLST là một loại hình du lịch nhằm làm gia tăng sự mong đợi

và đồng thời cũng làm tăng nguy cơ về một loại hình du lịch “đến rồi chạy xa mộtcách vô trách nhiệm” một sự tràn vào của những dòng người yêu thích thiên nhiên đến

“điên dại” tại những điểm mới nhất và sau đó chúng lại bị bỏ rơi một khi đã đượckhám phá và môi trường ở đó đã bị thoái hóa Vì vậy, trong quy hoạch và điều hànhDLST phải dự tính đến khả năng này

Đại học kinh tế Huế

Trang 21

Các cấp chính quyền tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triểnDLST, vừa để quảng bá hình ảnh du lịch địa phương, mang lại nguồn lợi nhuận chodoanh nghiệp và cũng đồng thời mang lại nguồn thu ngân sách cho quốc gia.

Phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, đưa dulịch nói chung và DLST nói riêng dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta

• Mục tiêu an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội

Quy hoạch và phát triển DLST không ngoài mục tiêu thu hút lữ hànhthiên nhiên trong và ngoài nước đến với cộng đồng địa phương Tuy nhiên, không vìthế mà chúng ta bỏ qua vấn đề an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội Cần chú ýtạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập và góp phần ổn định kinh tế, xã hội và bảo vệ

an ninh quốc phòng cho khu vực

• Mục tiêu văn hóa - xã hội

Văn hóa đã từng là một nhân tố bị bỏ rơi trong bảo tồn Bảo tồn và phát triển dulịch mà từ chối quyền lợi và mối quan tâm của cộng đồng địa phương là tựchuốc hại vào mình, nếu không muốn nói là xâm phạm đến văn hóa và làm hỏng đếnnền kinh tế bản địa; nguy cơ về thất bại trong DLST sẽ rất cao Do đó, trong quyhoạch DLST, theo chúng tôi cần phải gắn kết việc giữ gìn và tôn tạo các truyềnthống văn hóa đặc trưng của địa phương, bảo tồn được môi trường nhân văntrong sạch, đồng thời khai thác tốt các di sản văn hóa có giá trị phục vụ cho du lịch

• Mục tiêu hỗ trợ phát triển

Nghiên cứu về DLST ở đây không chỉ nhằm mục đích đơn thuần là tìm hiểu vềthị hiếu du khách để tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường mà còn phải cungcấp các thông tin tư liệu, những định hướng chiến lược cơ bản để khuyếnkhích hỗ trợ cho sự phát triển, xúc tiến, lập kế hoạch, thiết lập mối quan hệ giữacác ban ngành, tạo lực đẩy cho sự phát triển của ngành “công nghiệp xanh” này

Như vậy, DLST phải hội đủ các yêu cầu sau:

- Kích thích sự gia tăng lữ hành về với thiên nhiên

- Bảo tồn các giá trị của tự nhiên, các giá trị của đa dạng sinh học

- Giải quyết các mối quan tâm trăn trở về môi trường, kinh tế - xã hội… lấybảo tồn tài nguyên thiên nhiên làm trọng tâm

- Thúc đẩy sự phát triển bền vững - một trong những nền tảng cơ bản củangành kinh tế “sạch” và “xanh”

1.1.2 Vai trò của du lịch sinh thái

DLST là một loại hình du lịch thân thiện với môi trường, hướng đến tính bềnvững, DLST có khả năng giải quyết những vấn đề quan trọng mà các loại hình du lịch

Đại học kinh tế Huế

Trang 22

đơn thuần khác không giải quyết được.

1.1.2.1 Phát triển kinh tế ở địa phương

- Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, bao gồm cả những ngườitrực tiếp trong ngành du lịch và những người gián tiếp thông qua các hoạt động bổ trợhoặc quản lí tài nguyên

- Việc thu thuế từ hoạt động của khu du lịch và các dịch vụ bán hàng của độngđồng dân cư sẽ góp phần tăng thu ngân sách cho địa phương

- DLST mang lại nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp và thu hút vốn từ nướcngoài vào nền kinh tế trong nước

- DLST sẽ tạo ra cơ hội cho cộng đồng các doanh nghiệp đa dạng hóa các sản phẩm

du lịch để đáp ứng nhu cầu của du khách về các loại hàng hóa và dịch vụ kèm theo

- DLST làm đa dạng hóa nền kinh tế trong nước đặc biệt là ở vùng nông thôn,nơi còn thiếu việc làm hoặc công việc không ổn định

- DLST mang lại lợi nhuận cho ngành sản xuất và cung cấp dịch vụ ăn uốngcũng như khách sạn và cơ sở lưu trú, hàng thủ công mỹ nghệ và dịch vụ hướng dẫnviên

- Phát triển các khu du lịch sẽ góp phần thu hút đầu tư, đảm bảo nguồn tài chính

để cải tạo hệ thống đường xá và cơ sở hạ tầng, phục vụ cho du lịch và phát triển kinh

tế - xã hội của địa phương

1.1.2.2 Đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

- Tạo ra môi trường xanh, sạch, đẹp, giúp du khách thoải mái và thư giãn khiđến với những địa điểm DLST

- Mang lại cho du khách những thông tin, những hiểu biết mới về văn hóa địaphương

- Hiểu rõ lịch sử, quá trình hình thành các giá trị văn hóa tinh thần của ngườidân bản địa

- Khôi phục và phát triển các nghề thống của địa phương để áp ứng nhu cầu củakhách du lịch như: sản xuất đồ lưu niệm, chăn nuôi trồng trọt, tham gia trực tiếp vàocác lễ hội văn hóa của người dân địa phương,

1.1.2.3 Quảng bá, tôn vinh, giữ gìn bản sắc văn hóa

- DLST có thể nâng mức nhận thức về văn hóa xã hội địa phương

- DLST tạo ra thu nhập để giúp chi trả cho việc bảo tồn các di tích khảo cổ, cáccông trình và các địa điểm mang tính lịch sử

- Việc trao đổi kiến thức và kinh nghiệm về văn hóa có thể mang lại lợi ích cho

Đại học kinh tế Huế

Trang 23

cả hai bên chủ và khách tại điểm du lịch sinh thái và điều đó làm sống lại các truyềnthống và nghề cổ truyền của địa phương.

- Đưa hình ảnh văn hóa địa phương ra khu vực và thế giới thông qua các hoạtđộng sinh hoạt lễ hội truyền thống với du khách trong và ngoài nước

1.1.3 Phân loại du lịch sinh thái

DLST rất đa dạng và phong phú về loại hình, một số loại hình chủ yếu đượckhai thác phục vụ khách du lịch như:

1.1.3.1 Du lịch dựa theo các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù

Các HST này có tính đa dạng sinh học cao, nhiều loài sinh vật đặc hữu, quýhiếm Bao gồm các các HST rừng; HST rừng ngập mặn ven biển; HST núi cao; HSTđất ngập nước, ngập mặn; HST đầm lầy nội địa; HST Sông, hồ; HST đầm phá; HSTsan hô, cỏ biển; HST vùng cát ven biển; HST biển đảo; sân chim, cảnh quan tự nhiên Thường được tập trung bảo vệ ở các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), khu dựtrữ sinh quyển (KDTSQ) [5]

1.1.3.2 Du lịch dựa theo các hệ sinh thái nông nghiệp

Đây là loại hình DLST được rất nhiều khách du lịch lựa chọn Mỗi vùng miềnđều có một đặc trưng nông nghiệp riêng tạo nên một dòng chảy quyến rũ ru kháchtrong và ngoài nước Đến với du lịch dựa theo các hệ sinh thái nông nghiệp, du khách

có thể tự mình trải nghiệm những hoạt động sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, săn bắt ví

dụ như: bắt cá bằng những dụng cụ làm bằng tre, tự tay trồng các loại rau, củ, quả,xem cách làm mật ong, tự hái và sao chè khô, cho đà điểu, dê, thỏ, bò sữa ăn,

Dưới góc nhìn của du khách quốc tế, Việt Nam là một đất nước có văn hóa, truyềnthống, lịch sử gắn liền với nền văn minh lúa nước Du khách đến Đồng bằng sông CửuLong được bắt cá, hái quả; đến miền Trung được trồng rau; đến Tây Bắc được thử gặtlúa trên ruộng bậc thang Đó chính là những thứ thu hút khách du lịch đến với ViệtNam [5]

1.1.3.3 Du lịch văn hóa bản địa

Các giá trị VHBĐ có sự hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại và pháttriển của HST tự nhiên, được khai thác với tư cách là TNDLST bao gồm:

Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ cuộcsống của cộng đồng

Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống

Kiến trúc dân gian, công trình gắn với các truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên củakhu vực

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ gắn liền với cuộc sống của cộng đồng

Đại học kinh tế Huế

Trang 24

Các di tích lịch sử văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín ngưỡngcủa cộng đồng.

Ngoài ra, DLST còn có thể phân loại một cách đơn giản như sau:

Tài nguyên DLST tự nhiên: bao gồm tất cả các yếu tố thuộc về tự nhiên phục

vụ cho các hoạt động DLST

Tài nguyên DLST nhân văn: bao gồm các giá trị văn hóa bản địa [5]

1.2 Nội dung phát triển du lịch sinh thái 1.2.1 Thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế

Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng có mối quan hệ mật thiết vớikinh tế Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của du lịch sinh thái, cần mởrộng quy mô hoạt động, tranh thủ khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, pháthuy tối đa sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, nâng cao chất lượng dịch vụ

du lịch sinh thái để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội Nên đa dạnghóa về loại hình dịch vụ du lịch sinh thái, đảm bảo mang lại hiệu quả cao về kinh tế

Tập trung đàu tư về chất lượng dịch vụ để thu hút khách du lịch, quảng báthương hiệu

Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, đầu tư hệ thống du lịch sinh thái pháttriển được cả thế giới biết đến

Phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ: Đàotạo lại và đào tạo mới đội ngũ cán bộ, lao động có kỹ năng, nghiệp vụ đáp ứng đượcyêu cầu phát triển du lịch sinh thái trong thời đại mới

1.2.2 Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa – xã hội

Phát triển du lịch sinh thái phải gắn với bảo tồn và gìn giữ những nét đẹp vănhóa đã được hun đúc từ bao đời Du lịch sinh thái cũng chính là cơ hội thuận lời đểquảng bá những nét đặc trưng về văn hóa, về bản sắc dân tộc của mỗi vùng miền khácnhau, đưa nét đẹp truyền thống dân tộc đến với cả thế giới

Tổ chức các tour du lịch sinh thái tham gia các lễ hội truyền thống văn hóa cộngđồng, tham quan những công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa gắn liền với đặcđiểm tự nhiên, lịch sử của từng khu vực

1.2.3 Bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên

Cùng với phát triển du lịch sinh thái, công tác bảo vệ môi trường phải luônđược chú trọng, coi đó là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của cáckhu du lịch sinh thái

Thực hiện thường xuyên có hiệu quả công tác tuyên truyền cho học sinh, sinhviên, người dân địa phương, về tầm quan trọng của việc phát triển du lịch sinh thái

Đại học kinh tế Huế

Trang 25

gắn liền với bảo vệ môi trường

Tổ chức trồng cây xanh cùng khách du lịch như là một hoạt động du lịchVừa tuyên truyền, vừa tiến hành thu gom rác thải, trả lại sự thuần khiết cho môitrường, chi trả cho dịch vụ môi trường là vô cùng cần thiết

1.3 Các nhân tố tác động tới sự phát triển du lịch sinh thái 1.3.1 Điều kiện về tự nhiên

• Địa hình: Địa hình hiện tại của bề mặt trái đất là sản phẩm của các quá trình

địa chất lâu dài (nội sinh, ngoại sinh) Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt độngsống của con người trên lãnh thổ đều phụ thuộc vào địa hình Đối với hoạt động dulịch, địa hình của một vùng đóng một vai trò quan trọng với việc thu hút khách Địahình Đồng bằng tương đối đơn điệu về ngoại cảnh nhưng là nơi tập trung tài nguyên

du lịch nhân văn, đặc biệt là các di tích lịch sử văn hoá và là nơi hội tụ các nền vănminh của loài người Địa hình đồi thường tạo ra không gian thoáng đãng, nơi tập trungdân cư tương đối đông đúc, lại là nơi có những di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa,lịch sử độc đáo, tạo khả năng phát triển loại hình du lịch tham quan theo chuyên đề.Địa hình núi có ý nghĩa lớn nhất đối với phát triển du lịch, đặc biệt là khu vực thuậnlợi cho tổ chức du lịch mùa đông, và các loại hình du lịch thể thao như leo núi, du lịchsinh thái v.v… Địa hình Karst được tạo thành do sự lưu thông của nước trong các đá

dễ hòa tan Ở Việt Nam, động Phong Nha (Bố Trạch – Quảng Bình) được coi là hangnước đẹp nhất thế giới Bên cạnh đó chúng ta còn phải kể tới như động Tiên Cung ,Đầu Gỗ (Hạ Long), Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình), Hương Tích (Hà Tây) v.v…đang rất thu hút khách du lịch Địa hình bờ bãi biển là nơi tiếp xúc giữa đất liền vàbiển (kho nước lớn của nhân loại) Do quá trình bồi tụ sông ngòi, các đợt biểu tiến vàlùi, thủy triều v.v… đã tạo ra nhiều bãi tắm đẹp, thích hợp với loại hình du lịch nghỉdưỡng biển

• Khí hậu: Là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phát triển du lịch

sinh thái, nó tác động tới du lịch sinh thái ở hai phương diện:

– Ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du lịch sinh thái hoặc hoạt độngdịch vụ về du lịch sinh thái

– Một trong những nhân tó chính tạo nên tính mùa vụ du lịch

+ Du lịch cả năm: Du lịch văn hóa, du lịch chữa bệnh

+ Du lịch mùa đông: Du lịch thể thao

+ Du lịch mùa hè: Du lịch biển, nói chung là phong phú

Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa Do nằm hoàn toàn trongvùng nội chí tuyến (2 lần mặt trờiđi qua thiên đỉnh) nên lãnh thổ nhận được một lượngbức xạ mặt trời rất lớn Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220C – 270C, tổng lượng

Đại học kinh tế Huế

Trang 26

nhiệt hoạt động lên tới 8.0000C, tổng số giờ nắng 1.400 giờ Điều đó cho thấy các bãibiển luôn chan hòa ánh nắng và thu hút một lượng khách trong nước và quốc tế đếnđến nghỉ dưỡng, chủ yếu là vào mùa hè Tuy nhiên, khí hậu Việt Nam cũng có sựphân hóa phúc tạp về mặt không gian và thời gian tạo nên tính mùa vụ du lịch và tạonên những loại hình du lịch thích hợp, phụ thuộc vào thời gian.

• Tài nguyên nước: bao gồm nước chảy trên bề mặt và nước ngầm Đối với du

lịch sinh thái thì nguồn nước mặt có ý nghĩa rất lớn Nó bao gồm đại dương, biển, hồ,sông, hồ chứa nước nhân tạo, suối, Karst, thác nước, suối phun… Nhằm mục đíchphục vụ du lịch, nước sử dụng tùy theo nhu cầ, sự thích ứng của cá nhân, độ tuổi vàquốc gia Ở Việt Nam hiện có hơn 2.000km đường bờ biển, do quá trình chia cắt kiếntạo, do ảnh hưởng của chế độ thủy triều và sóng mà dọc đất nước đã hình thành nhiềubãi tắm đẹp như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Thừa Thiên –Huế), Nha Trang (Khánh Hòa) v.v thích hợp đối với du lịch nghỉ dưỡng và loạihình du lịch thể thao như lướt sóng, khám phá đại dương ở Nha Trang (Khánh Hòa).Bên cạnh đó, nước ta còn có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố đồng đều trên lãnhthổ Dọc bờ biển khoảng 20km gặp một của sông, có khoảng 2.360 con sông có chiềudài trên 10 km trở lên Điều này thuận lợi cho việc phát triển du lịch đi thuyền thưởngngoạn cảnh vật ở hai bên bờ sông kết hợp với thưởng thức ẩm thực và liên hoan vănnghệ Chúng ta có thể kể tới như đi thuyền trên sông Hồng, sông Hương, sông CữuLong.v.v… Bờ biển rộng kết hợp với mạng lưới sông ngòi dày đặc là nguồn cung cấpnhững sinh vật có giá trị phục vụ văn hóa ẩm thực và xuất khẩu du lịch tại chổ

Trong tài nguyên nước, cần phải nói đến tài nguyên nước khoáng Đây là nguồntài nguyên có giá trị du lịch an dưỡng và chữa bệnh trên thế giới, những nước giàunguồn nước khoáng nổi tiếng cũng là những nước phát triển du lịch chữa bệnh nhưLiên Xô ( cũ), Bungary, Ý, CHLB Đức, CH Séc v.v Ở Việt Nam tiêu biểu có nguồnnước khoáng Kim Bôi (Hoà Bình), Hội Vân (Bình Định), Quang hanh (Quảng Ninh),Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu) v.v…

• Hệ động thực vật: Đây là một tiềm năng du lịch đã và đang khai thác có sức

hấp dẫn lớn khách du lịch Du khách đến với các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiênnhiên để tham quan thế giới động thực vật sống động, hài hòa trong thiên nhiên để conngười thêm yêu cuộc sống Bên cạnh đó là việc phát triển loại hình du lịch nghiên cứukhoa học và du lịch thể thao săn bắn (phụ thuộc vào quy định từng vùng) Nước ta cógiới sinh vật phong phú về thành phần loài Nguyên nhân là do vị trí địa lý, nó như làmột nơi gặp gỡ của các luồng di cư động và thực vật Hiện nay chúng ta có các vườnquốc gia phục vụ phát triển du lịch như: Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây),Cát Bà (Hải Phòng), Ba Bể (Bắc Kạn), Bạch Mã (Huế), Yondon (Đắc Lắc), Nam CátTiên (Đồng Nai), Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu), hệ sinh thái Đầm Dơi (Cà Mau), khubảo tồn Tràm Chim (Đồng Tháp)

Đại học kinh tế Huế

Trang 27

1.3.2 Điều kiện về kinh tế

Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển

du lịch sinh thái là điều kiện kinh tế chung Nền kinh tế chung phát triển tạo tiền đềcho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch Theo ý kiến của các chuyên giakinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc, một đất nước có thểphát triển du lịch một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số củacải vật chất cần thiết cho du lịch

Sự phát triển của nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm có ý nghĩa quan trọngvới phát triển du lịch sinh thái Đây là cơ sở cung ứng nhiều hàng hoá nhất cho du lịchsinh thái Ngành công nghiệp dệt cung cấp cho các xí nghiệp du lịch các loại vải đểtrang bị phòng khách, các loại khăn trải bàn, ga giường… Ngành công nghiệp chếbiến gỗ trang bị đồ gỗ cho các văn phòng, cơ sở lưu trú

Khi nói đến nền kinh tế của đất nước, không thể không nói đến giao thông vậntải Từ xa xưa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sựphát triển của du lịch sinh thái, đặc biệt là du lịch sinh thái quốc tế Giao thông vận tảiảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái trên hai phương diện: Số lượng và chấtlượng Sự phát triển về số lượng làm cho mạng lưới giao thông thông vươn tới mọimiền trái đất Chất lượng của phương tiện giao thông ảnh hưởng tới chuyến du lịch ởcác mặt sau: tốc độ, an toàn, tiện nghi, giá cả

Chúng ta có thể khẳng định ngày nay với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuậtnhiều thành tựu được áp dụng vào sản xuất Điều đó đồng nghĩa vói điều kiện kinh tếcủa con người được nâng cao rõ rệt và vấn đề ăn, mặc, trở thành thứ yếu Nhu cầuđược nghỉ ngơi, giải trí và giao lưu tình cảm xuất hiện Hiện nay, trong các nước kinh

tế phát triển, du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của họ.Các nhànghiên cứu kinh tế Du lịch đã đưa ra nhận định là ở các nước kinh tế phát triển nếunhu cầu quốc dân trên mỗi người tăng lên 1% thì chi phí du lịch tăng lên 1,5% Xuhướng ngày nay là hầu hết các du khách ở các nước phát triển đều thích tham quan ởcác nước đang phát triển Điều này rất dễ hiểu vì chi phí ở các nước đang phát triểnthấp, phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân hạng trung lưu và nghèo ở các nướcphát triển

Kinh tế và phát triển luôn có mối quan hệ hữu cơ, nghịch thuận lẫn nhau Trongquá trình phát triển của mình, du lịch luôn xem kinh tế là một trong những nguồn lựcquan trọng Sự tác động của điều kiện kinh tế tới phát triển du lịch thể hiện ở nhiềugóc độ khác nhau Tìm hiểu rõ vấn đề này là cách giúp những nhà quản lí và làm dulịch có những chính sách phát triển của ngành phù hợp

Như chúng ta đã biết, du lịch là ngành dịch vụ, nhận nhiệm vụ “chuyển tải” sảnphẩm, hàng hóa, dịch vụ của các ngành kinh tế khác để cung cấp cho du khách nhằmtìm kiếm lợi nhuận Vì vậy điều kiện kiện kinh tế đóng vai trò góp phần cung cấp các

Đại học kinh tế Huế

Trang 28

hàng hóa, dịch vụ cho du lịch Ngành kinh doanh khách sạn cũng thế, nếu như không

có ngành xây dựng, ngành sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, ngành sản xuất đồ dùng thìhoạt động kinh doanh của nó liệu có tồn tại không? Từ những ví dụ trên chúng takhẳng định điều kiện kinh tế là một trong những nhân tố tiên quyết quyết định sựthành bại trong kinh doanh khách sạn

Ngành du lịch sinh thái chỉ phát triển khi có khách du lịch Nhân tố hình thànhnên khách du lịch sinh thái bao gồm thời gian rỗi, đông cơ – nhu cầu đi du lich, khảnăng tài chính Chúng ta thấy rằng khả năng tài chính của cá nhân mỗi du khách đóngvai trò rất quan trong trong việc thúc đẩy bước chân của du khach tham gia cuộc hànhtrình Nếu như sau chiến tranh thế giới thứ II, mục tiêu của con người là kiến thiết lạinền kinh tế đã bị kiệt quệ với nhu cầu chính là cơm ăn, áo mặc, nhà ở Do đời sống cònthiếu thốn nên nhu cầu du lịch xuất hiện Trong những năm gần đây, có sư bùng nổ về

du lịch thế giới, người ta ước tính rằng ó khoảng 3 tỷ lượt du lich nội địa và 750 triêulượt khách du lịch quốc tề Điều này có nghĩa là khi nền kinh tế phát triển, đời sốngcon người được nâng cao, các nhu cầu hàng ngày được đáp ứng thì con người xuấthiện những nhu cầu cao hơn trong đó có nhu cầu du lịch Như vậu điều kiện kinh tếphát triển là cơ sở để ngành du lịch khai thác kinh doanh các nguồn khách khác nhau

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, giữa kinh tế và du lịch luôn có mối quan hệnghịch thuận tức là hoăc là kìm hãm, hoăc là thúc đẩy nhau phát triển Cuộc khủnghoảng kinh tế xuất phát từ Mỹ lan sang hầu hết các quốc gia trên thế giới đã kiến chonhiều ngành kinh tế rơi vào hoàn cảnh “đêm tối không có đường ra”, trong đó cóngành du lịch Cuôc khủng hoảng kinh tế khiến không ít doanh nghiệp du lịch phá sản,nhiều điểm du lịch, khu du lịch, các cơ sở lưu trú vắng khách Nguồn thu từ du lịchthấp Hậu quả là lương người lao động thấp, chán nản, bỏ việc, mức sống của conngười giảm Vì thế nhu cầu du lịch của con người chạy về theo hướng số không

Ngày nay, xu thế thế giới là toàn cầu hóa Từng dòng tư bản và trí thức có sựluân chuyển giữa các quốc gia với nhau Trước xu thế đó, các công ty lớn thường có

kế hoạch khai phá thị trường của mình Hoạt động kinh tế, trao đổi thương mại giữacác quốc gia phát triển mạnh Qua sư giao lưu, tìm hiểu kinh tế với các đối tác nướcngoài cũng như qua các hôi nghị kinh tế lớn, ngành du lich co cơ hội quảng bá điểmmạnh của mình ra thế giới Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa thể thao lớn ngày càng

có yếu tố “thương mai hóa” và kéo đó là truyền hình vào cuộc Tất nhiên sự vào cuộccủa truyền hình là đòn bẩy kính thích ngành du lịch của nhiều quốc gia hồi sinh Điều

đó để chúng ta tự hỏi tại sao các nước luông muốn tranh chấp để đươc đăng cai các sựkiện lớn như Worldcup, Olimlpic, hoa hậu…

Đất nước Việt Nam ngày càng hội nhập Bằng chứng là chúng ta được bầu làm

ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ

2008-2009 và chính thức đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên HĐBA LHQ nhiệm kỳ01/07/2008 đến 31/07/2008, được gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO

Đại học kinh tế Huế

Trang 29

(11/1/2007) đã tạo chỉ số uy tín rất cao của Việt Nam trên trường quốc tế Nhờ có chỉ

số uy tín cao nên chúng ta rất thuận lợi trong phát triển kinh tế và có khả năng “hút”các sự kiện thể thao lớn trong khu vực, châu lục cũng như trên thế giới Và nếu nhưcác sự kiện thể thao lớn được tổ chức thì cơ hội phát triển du lịch đạt hiểu quả cao.Thông qua du lịch, chúng ta có cơ hội quảng bá hình ảnh đất nước trên mọi lĩnh vực vàlấy đó làm “thế” để thu hút các sự kiện thể thao khác

Trong nước, đời sống của người dân ngày càng cao, cố lượng khách du lịch nộiđịa cua Việt Nam gần đạt ngưỡng 20 triệu, ngày lễ, ngày tết nhu cầu đi du lịch rất cao,

có lúc quá tải Điều đó khiến chúng ta có thể khẳng định là do đời sống kinh tế củangười dân ngày càng cao, mức lương và thưởng hấp dẫn

Trên bình diện cả nước, nền kinh tế ngày càng phát triển “thay da đổi thịt”,nhiều công trình cao cấp, nhiều khách sạn, resort liên kết với nước ngoài được đầu tưxây dựng Đó là cơ sở để chúng ta có cơ sở và đảm bảo khả năng khai thác và đón tiếpnguồn khách quốc tế tới tham quan

Điều kiện kinh tế có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển du lịch Điềunày cũng đòi hỏi ngành du lịch trong qua trình phát triển của mình phải quảng bá, gópphần xây dựng kinh tế Có như vậy mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau mới bềnvững

1.3.3 Điều kiện về văn hóa xã hội

Trình độ văn hoá cao tạo điều kiên cho việc phát triển du lịch Phần lớn nhữngngười tham gia vào cuộc hành trình du lịch là những người có trình độ văn hoá nhấtđịnh, nhất là những người đi du lịch nước ngoài Bởi vì họ có sở thích (nhu cầu) đốivới việc tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc haynói đúng hơn tài nguyên, điểm du lịch tác động đến họ theo một quá trình: Thông tin,Tiếp xúc, Nhận thức và Đánh giá Phải có trình độ văn hoá thì mới hiểu hết giá trị củachuyến tham quan du lịch Trong các nước mà nhân dân có trình độ văn hoá cao thì sốngười đi du lịch ra ngoài tăng lên không ngừng với cường độ cao Bên cạnh trình độcủa người dân nước sở tại, nơi đón khách cũng phải chú ý Trình độ văn hóa thấp ảnhhưởng đến phát triển du lịch: Ăn xin, cướp giật, ép khách mua hàng…

Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người, tức là con người thôngqua trí tuệ của mình đưa ra những biện pháp, cách thức để phát triển du lịch Một quốcgia giàu có về tài nguyên du lịch nhưng nếu không biết sử dụng trí óc của con người

để phát huy hết giá trị của tài nguyên đó thì coi như “muối bỏ bể” Ngược lại có nhữngquốc gia nghèo về tài nguyên du lịch nhưng biết phát huy hợp lí sẽ thu hút được lượngkhách du lịch rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững

Đại học kinh tế Huế

Trang 30

1.4 Tiêu chí đánh giá 1.4.1 Số lượng khách du lịch

Giá trị của những sản phẩm du lịch sinh thái được đánh giá dựa trên lượngkhách du lịch đến với các khu du lịch sinh thái hằng năm Chất lượng của sản phẩm dulịch sinh thái sẽ quyết định sự tăng hay giảm của lượng khách du lịch

Số lượng khách trong nước hay quốc tế được thống kê cụ thể và theo từng giaiđoạn Ngoài ra, chỉ tiêu số lượng khách du lịch còn được tính theo tốc độ tăng trưởngbình quân hằng năm và theo giai đoạn cụ thể

1.4.2 Thu nhập từ du lịch sinh thái

Giá trị của sản phẩm du lịch được tính bằng mức chi tiêu mà khách hàng sẵnsàng bỏ ra khi đến với các khu du lịch sinh thái và kết quả kinh doanh của các doanhnghiệp, tổng nguồn thu cho ngân sách địa phương từ hoạt động du lịch sinh thái và thunhập của người dân bản địa khi tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ du khách

1.4.3 Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái

Tiêu chí đánh giá phát triển du lịch sinh thái về cơ sở vật chất, kỹ thuật gồm: Sốlượng điểm du lịch sinh thái, số lượng điểm du lịch sinh thái được xếp hạng, số lượngnhà hàng, sự thuận tiện của mạng lưới giao thông,

Nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái thể hiện ở:

+ Gia tăng số lượng các dịch vụ du lịch sinh thái bằng cách tạo ra sản phẩm dulịch mới hoặc bổ sung, hoàn thiện sản phẩm du lịch hiện có

+ Gia tăng mức độ hài lòng, thỏa mãn của khách du lịch, thu hút lượng khách

du lịch nhiều hơn

1.5 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở một số địa phương trong nước

1.5.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại Quảng Bình

Cảnh quan du lịch Quảng Bình được cấu tạo hòa quyện đa dạng giữa núi rừng,đồng bằng, biển, sông ngòi, hồ tạo nên tài nguyên du lịch phong phú Ở Quảng Bình,tài nguyên du lịch cho phát triển DLST là tương đối đa dạng và thuận lợi Trong đó

Đại học kinh tế Huế

Trang 31

nổi tiếng là: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, một di sản thiên nhiên thế giớiđược UNESCO công nhận 2002 Tại khu bảo tồn này có hệ thông hang động kì vĩ,rừng nguyên sinh, hệ động thực vật đa dạng, hệ thống núi đá vôi rộng lớn có điều kiệnthuận lợi để phát triển nhiều loại hình DLST như: tham quan, khám phá hang động,nghiên cứu hệ động thực vật, nghiên cứu thám hiểm tự nhiên , Biển Quảng Bình dài,

có nhiều bãi tắm đẹp như Bãi Đá Nhảy, Nhật Lệ, Quảng Đông với cát trắng, nước biểntrong xanh, môi trường xanh sạch chưa bị ô nhiễm Có nhiều hồ lớn: An Mã, PhúVinh, Bàn Sen Có suối nước khoáng nóng với nhiệt độ lên đến 1050C, có lỗ phun lạinằm sát rừng thông rất thuận lợi cho DLST nghỉ dưỡng, chữa bệnh Hiện tại khu nghỉdưỡng cao cấp “Sunspa Resort – Đồng Hới” với hệ thống nhà nghỉ và các dịch vụ bổsung tương đối hoàn hảo phục vụ cho nghỉ ngơi, tắm biển, hội thảo quốc tế và các hoạtđộng thể thao Đã hoàn thành việc đầu tư giai đoạn đầu và đã đi vào khai thác Đó làmột điểm nổi tiếng của Quảng Bình với khách du lịch trong và ngoài nước Ngoài ra,Quảng Bình còn có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Đèo Ngang, Đèo LýHòa, [24]

Với những tiềm năng sẵn có, bước đầu Quảng Bình đã tận dụng nguồn lực củamình để phát triển DLST Du lịch đang tác động tích cực đến kinh tế: Góp phần tăngtrưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập chongười dân, tạo ra nguồn thu ngoại tệ

Để có được những kết quả bước đầu mà DLST Quảng Bình có được trong thờigian qua thì có một số nguyên nhân sau: Lãnh đạo tỉnh, các ban ngành địa phương vàngười dân có nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của DLST, từ đó

đề ra nhiều chính sách phù hợp để phát triển Bên cạnh đó có sự cố gắng, nỗ lực củacác doanh nghiệp kinh doanh, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành, các địa phươngtrong công tác quy hoạch và quản lý, Đặc biệt ở Quảng Bình bước đầu đã khuyếnkhích người dân ở địa phương tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch Hoạt độngnày không chỉ tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương màcòn có tác dụng rất lớn đến việc bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái Tại khu du lịchPhong Nha – Kẻ Bàng, người dân xã Sơn Trạch không còn vào rừng khai thác gỗ lậu

và săn bắn thú rừng nữa và họ còn ý thức được việc bảo tồn khu du lịch Phong Nha –

Kẻ Bàng là trách nhiệm chính của họ vì đây là tài sản vô giá cho cả hiện tại và tươnglai [24]

Tuy nhiên, việc phát triển DLST ở Quảng Bình vẫn còn một số tồn tại:

- Vẫn chưa có chiến lược đúng đắn để phát huy những nguồn lực sẵn có đểDLST thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh

- Chưa có chiến lược phát triển về DLST và du lịch bền vững Du khách đếntham quan Quảng Bình chủ yếu là thăm khu di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha –

Kẻ Bàng và tắm biển Không có nhiều các dịch vụ bổ sung như vui chơi giải trí, muasắm và đặc biệt là hàng lưu niệm mang tính đắc trưng của địa phương, do đó thời gianlưu trú của du khách ngắn do không có sản phẩm du lịch độc đáo, không có những tua

Đại học kinh tế Huế

Trang 32

DLST thực sự mà chỉ là sự tự phát từ du khách.

- Đội ngũ nhân lực làm DLST chưa được đào tạo bài bản đặc biệt là người dânđịa phương chưa trang bị nhiều kiến thức về môi trường sinh thái, sự phát triển bềnvững và hơn thế nữa là kiến thức về DLST [24]

1.5.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại Tiền Giang

Tiền Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, được Thủ tướng Chính phủquyết định là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm trong tam giác tăngtrưởng du lịch thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ – Kiên Giang và tam giác tăngtrưởng kinh tế thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu

Tài nguyên du lịch Tiền Giang tương đối phong phú Một số nơi được khai tháccho hoạt động du lịch, nhất là tài nguyên thiên nhiên dọc trên sông Tiền và các di tíchlịch sử xếp hạng đã thực sự thu hút du khách Tài nguyên DLST Tiền Giang nói lênnhững tiểu vùng sinh thái đặc trưng: Khu vực Đồng Tháp Mười, khu rừng Tràm vớinhiều sinh vật cư trú và sinh sống như chim, cò, còng cọc, các loại cá đồng, Đó vừa

là nhân tố cân bằng sinh thái vừa là nguồn tài nguyên DLST Khu vực Gò Công sìnhlầy ngập mặn với nhiều loại thủy hải sản phong phú được tạo nên bởi sự tiếp giáp thủylưu giữa hai dòng nước chủ yếu là mặn, ngọt đan xen với môi trường sinh thái ít khiảnh hưởng bởi những tác động của con người, thảm thực vật phong phú Ngoài ra còn

có hàng trăm loại đặc sản và hàng ngàn loài cá tôm, tiềm ẩn nhiều nguồn lợi chưa khaiphá, là đối tượng tham quan nghiên cứu của khách du lịch Tài nguyên nhân văn củaTiền Giang cũng khá phong phú với 11 di tích được nhà nước xếp hạng, 17 lễ hội lớnnhỏ hàng năm của tỉnh, các loại hình ca nhạc tài tử, cải lương, các làng nghề truyềnthống cũng là những điểm hấp dẫn của khách du lịch [24]

Với tài nguyên đa dạng và phong phú, Tiền Giang tổ chức được nhiều loại hìnhDLST: tham quan miệt vườn, di tích lịch sử văn hóa, du lịch làng quê, sinh hoạt vănhóa truyền thống, hội nghị hội thảo chuyên đề và thâm nhập tìm hiểu đời sống sinhhoạt hàng ngày của người dân Tiền Giang

Có thể nói, Tiền Giang là điểm DLST chính của khu vực hạ lưu sông Cửu Long

và là một trong hai tour du lịch lý tưởng của Việt Nam

Tốc độ gia tăng khách du lịch và thu nhập du lịch Tiền Giang tương đối cao, tốc

độ tăng trưởng khách bình quân trong 5 năm gần đây là 13,85% trong đó khách quốc

tế tăng trưởng khoảng 20%

Để DLST Tiền Giang phát triển và đạt được những kết quả trên, ngành du lịch đãthực hiện các biện pháp:

- Xã hội hóa hoạt động du lịch, thực hiện mối liên kết giữa ngành du lịch vànhân dân Hoạt dộng này mang lại nhiều lợi ích từ du lịch cho người dân địa phương,đồng thời khai thác hợp lí các sản phẩm du lịch địa phương

Đại học kinh tế Huế

Trang 33

- Tăng trưởng đầu tư cho kết cấu hạ tầng, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa,phát triển tài nguyên nhân văn, các dịch vụ du lịch kèm theo Chú trọng xây dựng hệthống an ninh du lịch.

- Đa dạng hóa các loại hình du lịch, xây dựng hệ thống tổ chức xã hội về dulịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội trong hoạt động du lịch cộngđồng và du lịch chính thức, đa dạng hóa các hình thức đào tạo nguồn nhân lực cho dulịch, xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật

- Tăng cường vai trò quản lí nhà nước về hoạt động du lịch, quy hoạch, đầu tưphát triển cơ sở hạ tầng được quan tâm sát sao Xây dựng chiến lược phát triển DLSTtrong dài hạn

- Từ vị trí và điều kiện thuận lợi của mình, Tiền Giang tranh thủ đầu tư vào khaithác hợp lí các tiềm năng về du lịch của tỉnh, phối hợp nối tuyến với các tỉnh trong khuvực nhất là các tỉnh lân cận và với thành phố Hồ Chí Minh; Đồng thời đa dạng hóa sảnphẩm du lịch, tận dụng lợi thế so sánh, phát triển du lịch của tỉnh Tiền Giang nói riêng

và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung [24]

1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho phát triển du lịch sinh thái ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

Với nhiều tiềm năng về tự nhiên, A Lưới có nhiều điều kiện để phát triển DLST.Tuy vậy, làm thế nào để phát triển DLST tại A Lưới vẫn là vấn đề thu hút nhiều ngườiquan tâm Hiện tại sản phẩm DLST của huyện A Lưới chưa thực sự phát triển nhiều.Nhưng thay vào đó, A Lưới sở hữu sự đa dạng của văn hóa, thiên nhiên và ẩm thực đãtạo nên hình ảnh tốt trong con mắt khách du lịch trong và ngoài nước Từ kinh nghiệmphát triển DLST tại các địa phương trong nước, A Lưới cần:

- Định hướng và có kế hoạch phát triển DLST rõ ràng, cụ thể Đây có thể xem

là bước đi tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vừa là cơ sở phát triển mộtloại hình kinh doanh của địa phương Trên cơ sở đó, việc tổ chức và thực hiện cácchương trình xúc tiến phát triển DLST để kêu gọi sự tài trợ của các tổ chức trong nước

và quốc tế

- Hoạch định các mục tiêu, giải pháp và chương trình hành động một cách hợp

lí, từng bước giải quyết những vấn đề trong việc phát triển DLST

- Thay đổi quan niệm của mọi người về bảo tồn và phát triển DLST Giáo dụctuyên truyền để nâng cao nhận thức của các đối tượng trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụngtài nguyên thiên nhiên

- Nâng cao nhận thức cộng đồng qua tuyên truyền và hệ thống luật, thực hiệncác mô hình thí điểm, là những công việc có thể thực hiện được

- Tại từng điểm DLST, phát triển DLST liên quan đến nhiều khía cạnh từ kinhdoanh tới quản lí địa phương và bảo tồn thiên nhiên Xây dựng quan hệ giữa các phần

Đại học kinh tế Huế

Trang 34

tham gia là yêu cầu cơ bản của phát triển DLST.

- Thiết lập cơ chế quản lí phù hợp trong đó có sự tham gia của người dân địaphương theo phương châm:”Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để có thể quản

lí tài nguyên và hoạt động du lịch hiệu quả Đảm bảo tính thống nhất giữa các cơ quanquản lí Quản lí chặt chẽ việc cấp phép xây dựng và hoạt động của các cơ sở dịch vụtrong vùng dự án, tránh tình trạng gây ồ ạt, lấn chiếm đất công, phá vỡ cảnh quan tựnhiên và làm mất cân đối cung cầu trong vùng dự án

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong các trường học, cộngđồng địa phương và trong các đoàn khách du lịch, Xây dựng mối quan hệ đối tác giữakhách du lịch và cộng đồng địa phương nhằm bảo vệ tài nguyên và phát triển du lịchbền vững

- Bảo tồn, quản lí và phát triển đa dạng sinh học, cân bằng nhu cầu của conngười với sức chứa của môi trường làm nền tảng cho sự phát triển, đảm bảo sự thamgia tối đa của cộng đồng với nghĩa vụ hiểu biết về mối quan hệ giữa kinh tế, môitrường và đạo đức thông qua một quá trình bao gồm cả những người trực tiếp tham gia

dự án và những người được hưởng lợi từ dự án

- Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương phục vụnhu cầu của khách du lịch như: tham quan trải nghiệm, sản xuất đồ lưu niệm, chănnuôi, trồng trọt, Tạo ra và duy trì thu nhập cho người dân địa phương

DLST có thể mang lại những thời cơ cho phát triển du lịch A Lưới nhưng cũng

ẩn chưa không ít thách thức Nhưng DLST đang dần trở thành một phần quan trọngcủa du lịch, mang lại sự phát triển bền vững cho du lịch quốc gia Phát triển DLST ởhuyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ còn là bài toán thời gian và quyết tâm củangười thực hiện

Tóm lại, chương 1 đã hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan đến phát triểnDLST Đặc biệt, đề tài đã nghiên cứu những kinh nghiệm phát triển DLST của một sốđịa phương trong nước nhằm rút ra bài học bổ ích áp dụng cho địa bàn nghiên cứu

Đại học kinh tế Huế

Trang 35

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

Ở HUYỆN A LƯỚI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Khái quát về huyện A Lưới.

2.1.1 Vị trí địa lí:

A Lưới là một huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế, có 84

km chiều dài đường biên giới quốc gia và tiếp giáp với biên giới nước CHDCND Lào.Được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16000’00” - 16016’30” vĩ độ Bắc và 107000’00’’

- 107030’00’’ kinh độ Đông

+ Phía Đông giáp thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Nam Đông(tỉnh Thừa Thiên Huế);

+ Phía Tây giáp tỉnh Salavan và Sê Kông (nước CHDCND Lào);

+ Phía Nam giáp huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam);

+ Phía Bắc giáp huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên - Huế) và Đakrông (tỉnhQuảng Trị);

Huyện A Lưới nằm trên trục đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận 14 xã, thịtrấn trong huyện đã phá thế ngõ cụt, nối liền A Lưới thông suốt với hai miền Bắc-Namđất nước; cách không xa quốc lộ 9- trục đường xuyên Á, có thể thông thương thuận lợivới các nước trong khu vực qua cửa khẩu Lao Bảo-Quảng Trị; đồng thời, Quốc lộ 49nối đường Hồ Chí Minh với quốc lộ 1A, đây là trục giao thông Đông-Tây quan trọngkết nối A Lưới với quốc lộ 1A, thành phố Huế và các huyện đồng bằng Có 85 kmđường biên giới giáp với nước CHDCND Lào và là huyện duy nhất trong tỉnh có 2khẩu quốc tế A Đớt-Tà Vàng (tỉnh Sê Kông) và cửa khẩu Hồng Vân-Kutai (tỉnhSaLavan) liên thông với CHDCND Lào, đây là các cửa ngõ phía Tây quan trọng, là lợithế để huyện mở rộng hợp tác kinh tế, văn hóa với nước bạn Lào và các nước trongKhu vực Tạo cơ hội phát triển A Lưới thành một đô thị năng động vùng biên giới.[8]

2.1.2 Đặc điểm tự nhiên Địa hình

A Lưới thuộc kiểu địa hình uốn nếp nâng trung bình, có quá trình bào mòn, xâmthực và phân cắt mạnh Độ cao trung bình của huyện A Lưới là 500 - 1.000 m, trong

đó có một số đỉnh cao vượt trên 1.400 m như: Động Ngại (1.774 m); Động A So(1.528 m); Động A Nô (1.485 m) Do kết quả vận động kiến tạo mà hình thành nên ởđây một thung lũng sụt lún A So - A Lưới, chiều dài 25 - 30 km, chiều rộng khoảng 2 -

4 km và chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Đây là khu vực tập trung dân cư sinhsống chủ yếu của các dân tộc ở huyện A Lưới.[8]

Đại học kinh tế Huế

Trang 36

Khí hậu

Địa hình chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam kết hợp với độ cao trung bình

từ 500 - 1.000 m nên huyện A Lưới chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới điển hình củamiền Nam và có mùa Đông tương đối lạnh của miền Bắc: Khí hậu duyên hải BắcTrung Bộ sườn Đông Trường Sơn

- Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C- 25oC Nhiệt độ cao nhất khoảng

34oC- 36oC, nhiệt độ thấp nhất trong khoảng 7oC- 12oC

- Lượng mưa các tháng trong năm từ 2900- 5800 mm

- Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm 86-88%

- Khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, trong đólượng mưa lớn tập trung vào 10 đến tháng 12, thường gây lũ lụt, ngập úng; mùa khôkéo dài từ tháng 5 đến tháng 8, mưa ít, chịu ảnh hưởng gió Tây khô nóng, lượng bốchơi lớn gây ra khô hạn kéo dài

A Lưới chịu ảnh hưởng sâu sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang lại nhiềuthuận lợi về thời tiết khí hậu như chế độ ánh sáng, ẩm độ, rất thích hợp cho cây trồngsinh trưởng và phát triển tốt Tuy nhiên, hiện tượng thời tiết đặc biệt là bão, dông, lốc,mưa đá, lũ quét, gió Tây Nam khô nóng thường xảy ra gây trở ngại cho sản xuất vàsinh hoạt của nhân dân Vì vậy, chính quyền địa phương cần có giải pháp phòng tránh

và giảm nhẹ thiên tai khi xây dựng định hướng phát triển, góp phần ổn định cuộc sốngcho người dân.[8]

Thủy Văn

Lượng mưa hàng năm lớn nên mạng lưới sông, suối ở A Lưới khá dày đặc.Trong khu vực có 05 con sông chính là sông Hữu Trạch, sông Bồ, sông A Sáp, sông ALin và sông Đa Krông Sông Hữu Trạch, sông Bồ chảy về sông Hương rồi đổ ra biểnĐông, còn sông A Sáp lại chảy sang Lào Lưu vực sông A Sáp là nơi tập trung sinhsống của phần lớn dân cư huyện A Lưới Con sông này bắt nguồn từ biên giới Việt -Lào chảy dọc theo thung lũng A So - A Lưới đến xã Hồng Thượng dòng sông chuyểnsang hướng Tây rồi chảy qua xã Hồng Thái, xã Nhâm sau đó hội lưu với sông A Linchảy từ phía Bắc xuống ngay tại biên giới Việt - Lào Mặc dù lưu vực không lớn,nhưng sông A Sáp chảy qua nhiều xã, kết hợp với hàng chục con sông suối lớn nhỏ đãphục vụ đắc lực cho việc tưới tiêu cũng như sinh hoạt cho nhân dân trong huyện.[8]

Thảm thực vật rừng che phủ tốt kết hợp với tầng đất dày, dễ thấm nước nên khảnăng giữ nước tốt, nhờ vậy sông suối ít khô cạn

Phần lớn sông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp, thường bịsạt lở vào mùa mưa, gây khó khăn cho xây dựng cầu, đường và đi lại.[8]

Đại học kinh tế Huế

Trang 37

2.1.3 Đặc điểm Kinh tế- xã hội

2.1.3.1 Các đơn vị hành chính

Huyện A Lưới có 21 đơn vị hành chính, bao gồm thị trấn A Lưới và 20 xã là:Hồng Thuỷ, Hồng Vân, Hồng Trung, Hồng Kim, Hồng Hạ, Bắc Sơn, Hồng Bắc, HồngQuảng, A Ngo, Sơn Thủy, Nhâm, Phú Vinh, Hồng Thái, Hồng Thượng, Hương Phong,Hương Lâm, Hương Nguyên, Đông Sơn, A Đớt, A Roàng Thị trấn A Lưới là trungtâm huyện lỵ, cách thành phố Huế khoảng 70 km về phía Tây.[17]

Bảng 2.1 Diện tích, dân số các xã, thị trấn huyện A Lưới năm 2016

Số TT Tên đơn vị hành chính Diện tích (km 2 ) Dân số trung bình

Nguồn: Niên giám thống kê huyện A Lưới 2016

2.1.3.2 Dân cư, nguồn lao động

Dân số trung bình năm 2014 là: 47.233 người Mật độ dân số chung toàn huyện

là 39 người/km2 Dân số nữ có 23.636 người, chiếm khoảng 50,04% Có nhiều dân tộcsinh sống như: Kinh (22,12%); Pa Kô (42,36%); Tà Ôi (24,77%); Ka tu (9,99%); Pa

Đại học kinh tế Huế

Trang 38

Hy (0,39%), còn lại các dân tộc khác khoảng (0,38%) Trải qua bao nhiêu biến cốnhưng đồng bào các dân tộc ít người ở đây vẫn bảo tồn được nhiều phong tục tập quántruyền thống của mình.[17]

2.1.3.3 Kinh tế

Nền kinh tế của huyện trong năm 2016 tiếp tục tăng trưởng khá, tốc độ tăngtưởng (GTSX) kinh tế đạt 14,1%; Các chỉ tiêu phát triển văn hóa - xã hội, môi trườngđạt kết quả cao nhờ tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, nhất là các chỉ tiêu về giáo

dục, văn hóa và môi trường Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng “ Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ”, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản;

công nghiệp xây dựng; dịch vụ trong tổng sản phẩm trên địa bàn là 8,1% 18,2% 22,0%

-+ Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 6.226,2/6.000 ha, tăng 194,4

ha so với năm 2015 Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 18.427/17.300 tấn, tăng1.243,5 tấn so với năm 2015 Năng suất một số loại cây trồng tăng so với năm 2015.Năng suất lúa nước cả năm đạt 51,6 tạ/ha, tăng 0,3 tạ/ha; tỷ lệ dùng giống lúa xác nhận70,3% tăng 30%; năng suất cây ngô đạt 54,4 tạ/ha, tăng 0,8 tạ/ ha so với năm 2015;năng suất sắn đạt 166,2 tấn/ha, tăng 5,3 tạ/ha so với năm 2015

+ Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc 46.660 con, tăng 3.733 con so với năm 2015.

Tổng đàn gia cầm 285.774 con, tăng 17.739 con so với năm 2015 Làm tốt công táctiêm phòng cho gia súc, gia cầm và kiểm soát giết mổ

+ Thủy sản: Tổng diện tích ao hồ toàn huyện 324,8 ha, trong đó diện tích thâm

canh 134 ha, quảng canh 190,8 ha, sản lượng 842 tấn Đã tổ chức 5 lớp tập huấn kỹthuật và hỗ trợ 110.925 con cá giống cho 135 hộ nghèo thuộc “Đề án phát triển nuôi cánước ngọt huyện A Lưới giai đoạn 2014 - 2020”

- Nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng đầu tư thâm canh, tăng thu nhậptrên một đơn vị diện tích, xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, sản xuất tập trung gắnvới nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả Gắn phát triển nông nghiệp với xâydựng nông thôn mới, cải thiện môi trường sản xuất, sinh hoạt và không ngừng nângcao đời sống của dân cư nông thôn, tăng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển, tốc độ tăng trưởngkhá, bình quân đạt 10,6%/năm Nhà máy gạch Tuynel (công suất 10 triệu viên/năm),dây chuyền sản xuất gạch không nung (gạch Bloc), nhà máy chế biến viên nén gỗ, nhàmáy chế biến tinh bột sắn triển khai tích cực Hạ tầng Cụm công nghiệp - Tiểu thủcông nghiệp A Co (giai đoạn 1) từng bước đầu tư hoàn thiện Phát triển các ngànhnghề thủ công, truyền thống như xay xát, chế biến thực phẩm, chế biến lâm sản, rèn,mộc, nề, đan lát, chổi đót, Từng bước phục hồi và khuyến khích phát triển nghề dệtthổ cẩm truyền thống Có 11 doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ hợp tác có sản phẩm thamgia các kỳ hội chợ

Đại học kinh tế Huế

Trang 39

- Dịch vụ, thương mại ở huyện A Lưới cũng đang phát triển rất khả quan, đây làkhu vực kinh tế chiếm tỷ trọng thấp nhất trong GDP Tuy nhiên, hiện nay khu vực dịch

vụ thương mại đang phát triển rất tốt, nhất là dịch vụ nhà hàng, nhà nghỉ, nhà trọ,khách sạn, vận tải, xăng dầu tăng nhanh về số lượng và chất lượng dịch vụ Hệ thốngdịch vụ phân phối hàng hoá ngày càng đa dạng về chủng loại, phong phú về hình thức,phục vụ tốt nhu cầu cho người dân và du khách trên địa bàn

- Ngoài ra, với ưu thế về điều kiện tự nhiên cũng như đời sống văn hóa độc đáocủa các tộc người thiểu số tại chỗ và sự đầu tư phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng.Các điểm du lịch sinh thái, du lịch lịch sử, du lịch cộng đồng đã bước đầu thu hútkhách đến tham quan như suối nước nóng A Roàng, làng Việt Tiến - A Nôr, đồi A Bia,chứng tích sân bay A So, du lịch cộng đồng A Ka 1 - A Chi (A Roàng), A Hưa(Nhâm) Hoàn thành đưa vào sử dụng Trung tâm Thông tin du lịch huyện, xúc tiến vàkêu gọi đầu tư một số hạng mục tại điểm du lịch sinh thái A Nôr (Hồng Kim)

- Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản có chuyển biến, đầu tư có trọng tâm,trọng điểm, góp phần tạo động lực tăng trưởng nền kinh tế Tích cực huy động nguồnvốn đầu tư phát triển thông qua đổi đất để đầu tư hạ tầng cơ sở và triển khai thực hiệncác chương trình, dự án trọng điểm Hệ thống hạ tầng giao thông, thủy lợi, y tế, giáodục, văn hoá không ngừng được tăng cường, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.[17]

2.2 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái huyện A Lưới 2.2.1 Những sản phẩm du lịch sinh thái chủ yếu ở huyện A Lưới

2.2.1.1 Những sản phẩm du lịch sinh thái tự nhiên

* Rừng nguyên sinh

A Lưới có nhiều rừng nguyên sinh nhưng rừng nguyên sinh được coi là đẹpnhất và được đưa vào hoạt động du lịch của huyện là khu rừng ở xã A Roàng, cách Thịtrấn A Lưới 30 km kéo dài từ A Lưới đến tận huyện Giàng của tỉnh Quảng Nam Khurừng già nguyên sinh bao gồm nhiều dãy rừng còn khá nguyên vẹn với diện tích 3.000

ha và nhiều hệ động thực vật quý hiếm Đặc biệt, khu rừng này có đường mòn Hồ ChíMinh đi qua nên rất thuận lợi trong việc đi lại tham quan, nghiên cứu với nhiều tháccao, vực sâu rất hấp dẫn với loại hình du lịch sinh thái và dành cho hoạt động du lịchphiêu lưu, mạo hiểm, ưa cảm giác mạnh

Trong thảm thực vật nguyên sinh này có thể thấy rõ năm tầng: các tầng cây gỗcao, trung bình và thấp, tầng cây bụi và tầng thảm rêu, đôi khi còn thấy cả rêu trên đất

Các loại cây gỗ phổ biến nhất là: Gội (A glai sp), Chò nước (DipterocarpusKerri); Lim xanh (Erythrophleum fordii); Chò đen ( Parashorea stellate); Sến mật(Madhuca pasquieri); Cà ổi (Castanospsis sp); ông nàng (Dacrcarpus imbricatus)…

Về động vật: Có nhiều loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam nhưcác loài thú: Mang lớn (Megamunticacus vunquangensis); Mang Trường Sơn (

Đại học kinh tế Huế

Trang 40

Caninmuticacus truogsonenis); Sao La (Pseudoryx) nghtinhensis); Hổ( Pathera tigrig);Vượn và các loại linh trưởng Ngoài ra còn có một số lượng loài đáng kể như: chim,ếch, cá, nhái, bướm…[10]

Bảng 2.2 Số lượng loài chim tại khu vực rừng nguyên sinh

Địa điểm khảo sát Số loài Số bộ Số họ

A Roàng 1

A Roàng 2

7673

1011

2525

“Nguồn: Hạt Kiểm Lâm huyện A Lưới”

*Thác Anor

Du lịch sinh thái nổi tiếng nhất là khu du lịch sinh thái A Nôr cách trung tâmhuỵên chỉ 3km về phía Đông Bắc Khu này có diện tích trên 10ha, mây mù bao phủquanh năm Phong cảnh tuyệt đẹp với 3 thác nước không xa nhau, cao 8m, 60m và120m, tựa như những bức màn nhung trắng muốt Thác A Nôr đang còn giữ nguyêndáng vẻ hoang sơ, thời tiết ở đây mát dịu tạo cho du khách tham quan hưởng một cảmgiác trong lành, mát mẻ Hiện nay, huyện A Lưới đang đầu tư hàng chục tỉ đồng vàokhu du kịch này với hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ nhằm đáp ứng nhu cầu của dukhách Bên cạnh đó, theo chủ trương của huyện, nơi đây đã hình thành một ngôi làngmới mang tên Việt Tiến, người dân nơi đây đang dần dần từng bước ổn định cuộcsống Họ sẽ hướng dẫn du khách tham quan thác A Nôr, vừa đón khách lưu trú tại nhà

Nằm trong hướng du lịch tham quan thác A Nôr, du khách hành trình ra hướngBắc khoảng 10km, sẽ thích thú khi ngắm cảnh đèo Pê Ke So với các con đèo khác ở ALưới như Tà Lương, Kim Quy, A Co thì đèo Pê Ke có phần ngoạn mục và nên thơhơn Đèo Pê Ke là ranh giới tự nhiên giữa dãy Trường Sơn Đông với khu bảo tồn thiênnhiên Phong Điền, là nơi phát nguồn của các con sông Ô Lâu, Thạch Hãn, sôngBồ Nơi đây mỗi khi buổi sớm hoặc lúc hoàng hôn mây mờ trắng xoá cùng với sươngnúi đã tạo nên một khoảng không gian bềnh bồng trông đẹp mắt Đèo Pê Ke dài 800m,

độ dốc 10% với hệ động thực vật phong phú, có đường Hồ Chí Minh chạy qua, là hệthống giao thông quan trọng đến với huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị, là điểm quantrọng trên đường Hò Chí Minh là ngã ba đến cửa khẩu Hồng Vân-Cu Tai Trong tươnglai gần, đèo Pê Ke cùng với cửa khẩu Hồng Vân sẽ cùng dốc Con Mèo, đồi Con Cọp làđiểm đến hấp dẫn của du khách Cửa khẩu Hồng Vân cách thị trấn A Lưới 33km, làcửa khẩu nối nước ta với nước bạn Lào tại mốc S3, thuộc xã Hồng Vân, là cửa khẩu có

vị trí cầu nối trong việc phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng của hai gia nóichung và của hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Salavan nói riêng Cửa khẩu này có ý nghĩaquan trọng nối với các tour du lịch của Lào, Thái Lan và tour du lịch DMZ Quảng Trị.Khi du khách đến của khẩu Hồng Vân ghé đèo Pê Ke, thăm núi Tai Mèo, dồi Con Cọp

Đại học kinh tế Huế

Ngày đăng: 15/03/2019, 23:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Trịnh Nam Hải (2006), “Di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện A Lưới trong hoạt động phát triển du lịch”, Bản tin Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, số 155, trang 5-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện A Lướitrong hoạt động phát triển du lịch”, "Bản tin Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế
Tác giả: Trịnh Nam Hải
Năm: 2006
3. Hoàng Thị Thu Hương (2005), Khảo sát một số điểm du lịch sinh thái và các di tích lịch sử tiêu biểu huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế, Khóa luận tốt nghiệp, khoa Lịch Sử, ĐHKH Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số điểm du lịch sinh thái và cácdi tích lịch sử tiêu biểu huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Hoàng Thị Thu Hương
Năm: 2005
4. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thựctiễn phát triển ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
5. PGS.TS Nguyên Văn Mạnh (2011), ”Du lịch sinh thái toàn tập”, Đại học Kinh tế Quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái toàn tập”
Tác giả: PGS.TS Nguyên Văn Mạnh
Năm: 2011
6. Hồ Thị Tuyết Mai, (2005) Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và định hướng khai thác một số phong tục tập quán các dân tộc ít người ở A Lưới - Thừa Thiên Huế để phát triển du lịch, khóa luận tốt nghiệp Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và định hướngkhai thác một số phong tục tập quán các dân tộc ít người ở A Lưới - Thừa Thiên Huếđể phát triển du lịch
7. Trần Nguyễn Khánh Phong (2010), “Cảm nhận về phong cảnh du lịch ở A Lưới”, Báo Thừa Thiên Huế, số 2310, trang 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cảm nhận về phong cảnh du lịch ở ALưới”
Tác giả: Trần Nguyễn Khánh Phong
Năm: 2010
8. Phòng tài nguyên môi trường huyện A Lưới (2016), ”Điều kiện tự nhiên huyện A Lưới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều kiện tự nhiênhuyện A Lưới
Tác giả: Phòng tài nguyên môi trường huyện A Lưới
Năm: 2016
9. Phòng văn hóa – thông tin huyện A Lưới, ”Số liệu du lịch sinh thái huyện A Lưới giai đoạn 2014-2016” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số liệu du lịch sinh thái huyện ALưới giai đoạn 2014-2016
10. Nguyễn Hoàng Sơn, “Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế” Bài báo được đăng trên Tạp chí khoa học và giáo dục , Trường Đại học sư phạm Huế. Năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển du lịchsinh thái ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
11. Nguyễn Thị Sửu (2009), “Một số trò chơi dân gian dân tộc Tà Ôi”, Tập nghiên cứu văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế, trang 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số trò chơi dân gian dân tộc Tà Ôi”, "Tậpnghiên cứu văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế
Tác giả: Nguyễn Thị Sửu
Năm: 2009
12. Lê Văn Tin (2009), “Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái huyện A lưới – Tỉnh Thừa Thiên Huế”. Đại học Sư Phạm, Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiềm năng, hiện trạng và giải pháp phát triển du lịchsinh thái huyện A lưới – Tỉnh Thừa Thiên Huế”
Tác giả: Lê Văn Tin
Năm: 2009
13. Nguyễn Thị Tuyết (2011), “Phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình hiện nay”, khóa luận tốt nghiệp khóa K41, khoa Kinh tế Chính trị, trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bìnhhiện nay”
Tác giả: Nguyễn Thị Tuyết
Năm: 2011
14. UBND huyện A Lưới, Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 11- NQ/HU của Huyện ủy ”về xây dựng và phát triển văn hóa, du lịch huyện A Lưới giai đoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2020”Đại học kinh tế Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: về xây dựng và phát triển văn hóa, du lịch huyện A Lưới giaiđoạn 2012-2015 và tầm nhìn đến năm 2020

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w