1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại huyện a lưới tỉnh thừa thiên huế

89 1,4K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 4,38 MB

Nội dung

Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh vềDLST lần đầu tiên được Hector Ceballos-Lascurain đưa ra vào năm 1987: “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị biến đổi, với những mục đích

Trang 1

Khóa luận tốt nghiệp là thành quả của bốn năm học tập phấn đấu và rèn luyện dưới mái trường Đại học của tôi Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đõ từ phía thầy cô, gia đình và bạn bè Qua đây cho phép tôi được gửi đến mọi người những lời cảm ơn chân thành nhất.

Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết

ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo công tác tại trường Đại học ngoại ngữ Huế đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt thời gian qua.Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học ngoại ngữ Huế, ban chủ nhiệm khoa Việt Nam học đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận này.

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Phạm Thị Liễu Trang

- là người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.

Và qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn: Sở văn hóa - Thể thao du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND huyện A Lưới, Trung tâm du

Trang 2

lịch A Lưới, Hạt kiểm lâm huyện A Lưới đã cung cấp số liệu cũng như các thông tin bổ ích giúp tôi hoàn thành khóa luận này.

Tôi xin cảm ơn gia đình, đó chính là bố mẹ tôi, bạn bè tôi những người đã luôn bên tôi chia sẻ quan tâm và giúp đỡ tôi về tất cả mọi điều.

Xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DLST : Du lịch sinh tháiDLBV : Du lịch bền vữngIUCN : Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và

tài nguyên thiên nhiên Quốc tếKT- XH : Kinh tế xã hội

UBND : Ủy ban nhân dânWTO : Tổ chức du lịch thế giới

(World Tourism Organization)WWF : Quỹ bảo tồn động vật hoang dã

(World Wildlife Fund)

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Cấu trúc của đề tài 6

NỘI DUNG 7

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 7

1.1 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái 7

1.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái (DLST) 7

1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái 11

1.1.3 Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái 12

1.1.4 Các loại hình du lịch sinh thái 14

1.2 Tổng quan về huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế 17

1.2.1 Điều kiện tự nhiên 17

1.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 20

1.2.3 Đặc điểm dân cư và văn hóa 23

Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 25

2.1 Tiềm năng về tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên 25

2.1.1 Rừng nguyên sinh 25

2.1.2 Khu bảo tồn Sao la tỉnh Thừa Thiên Huế 26

2.1.3 Thác Anor 27

2.1.4 Tài nguyên suối khoáng 28

2.1.5 Tài nguyên tự nhiên khác 28

Trang 5

2.2 Tiềm năng về tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn 30

2.2.1 Các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng 30

2.2.2 Lễ hội truyền thống 35

2.2.3 Làng nghề truyền thống 38

2.2.4 Chợ phiên A Lưới 39

2.2.5 Ẩm thực dân tộc 40

2.3 Thực trạng khai thác du lịch sinh thái tại huyện A Lưới hiện nay 42

2.3.1 Thực trạng về thị trường khách và doanh thu 42

2.3.2 Thực trạng về nguồn lao động trong ngành du lịch 44

2.3.3 Thực trạng cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 44

2.3.4 Thực trạng khai thác nguồn tài nguyên du lịch vào hoạt động du lịch sinh thái 46

2.3.5 Việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái 48

2.3.6 Thực trạng đầu tư vào du lịch sinh thái 49

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 50

3.1 Cơ sở để đưa ra định hướng và giải pháp 50

3.1.1 Chiến lược quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế 50

3.1.2 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện A Lưới 53

3.1.3 Phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch sinh thái A Lưới 53

3.2 Định hướng phát triển 57

3.2.1 Định hướng về thị trường du lịch 57

3.2.2 Định hướng về loại hình và sản phẩm du lịch sinh thái 58

3.2.3 Định hướng phát triển du lịch sinh thái theo lãnh thổ đồng thời tiến hành xây dựng một số tuyến điểm hành trình cơ bản 59

3.2.4 Định hướng phát triển nguồn nhân lực 60

3.2.5 Định hướng bảo tồn và khai thác tài nguyên du lịch 60

3.3 Giải pháp 61

Trang 6

3.3.1 Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

61

3.3.2 Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch 62

3.3.3 Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường 63

3.3.4 Giải pháp về vốn 64

3.3.5 Xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch 65

3.4 Một số kiến nghị và đề xuất 65

3.4.1 Đối với huyện A Lưới 66

3.4.2 Đối với dân cư địa phương và khách du lịch 67

3.5 Xây dựng một số tour du lịch sinh thái 68

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu về khí hậu A Lưới 19 Bảng 2.1 Số lượng loài chim tại khu vực rừng nguyên sinh 26 Bảng 2.3 Số lương khách du lịch đến huyện A Lưới trong những năm gần

đây 43 Bảng 2.4 Doanh thu từ hoạt động du lịch 44 Bảng 3.1 Dự báo nhu cầu lao động trong ngành du lịch của huyện A

Lưới năm 2015 và định hướng đến năm 2020 56 Bảng 3.2 Bảng dự kiến mức chi tiêu trung bình một ngày của khách

đến huyện A Lưới 57

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Du lịch là một nhu cầu thiết yếu của con người trong thời đại ngày nay Hơnnữa, nó còn là ngành công nghiệp không khói đóng góp một phần lớn cho nềnkinh tế đối với mỗi quốc gia Trong khoảng thời gian gần đây, loại hình du lịchsinh thái đến với các khu vực miền núi, đến với các bản làng người thiểu số đểđược hoà mình vào thiên nhiên, tìm hiểu vốn văn hoá các cộng đồng tộc người đã

và đang là xu hướng của nhiều quốc gia lấy du lịch làm mũi nhọn Và trên thực tế,loại hình này ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng du khách

Trong những năm qua, cùng với sự nghiệp đổi mới do Đảng và Nhà nước tíchcực chú trọng, việc phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng củatỉnh Thừa Thiên Huế đã có những bước phát triển đáng kể Bên cạnh những điểmđến truyền thống tạo nên thương hiệu cho vùng đất kinh thành như sông Hương, núiNgự, đền đài và lăng tẩm… thì Huế cũng là nơi có nhiều thắng cảnh đẹp và thậmchí còn đậm nét hoang sơ, nguyên bản Chính điều này là điều kiện thuận lợi đểphát triển du lịch sinh thái - loại hình du lịch đang được tỉnh chú trọng đầu tư vàphát triển Có thể nói những cái tên như Nam Đông - A Lưới, Phú Mộng - KimLong… không còn xa lạ đối với nhiều du khách yêu thiên nhiên, muốn hòa mìnhvào cảnh sắc và cuộc sống bình dị của người dân địa phương hay đơn giản nhất làmuốn tận hưởng cái không khí trong lành, mát mẻ của mỗi vùng quê

Qua quá trình tìm hiểu thực tế và có cơ hội tham gia các hoạt động du lịch tạihuyện A Lưới, tôi nhận thấy rằng A Lưới là một mảnh đất có nhiều tiềm năng đểphát triển du lịch sinh thái dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các giá trịnhân văn đặc sắc của một vùng núi cao Đến với A Lưới, du khách có cơ hội thamquan nghiên cứu những cánh rừng nhiệt đới, hoà mình vào thiên nhiên hùng vĩ vớinhững con đèo quanh co, tận hưởng vẻ đẹp của những dòng suối, con thác… Bêncạnh đó, khách du lịch còn có cơ hội tìm hiểu phong tục tập quán và nếp sinh hoạtđộc đáo của đồng bào các dân tộc, đắm chìm trong các điệu múa của các chàngtrai, cô gái Tà Ôi, thưởng thức các sản vật núi rừng và tham gia vào các sinh hoạt

Trang 9

cộng đồng mang đầy bản sắc dân tộc Tuy có nhiều tiềm năng để phát triển về dulịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng như vậy nhưng vì chưa biết khai tháchợp lý nên du lịch A Lưới chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của

nó Chính vì những tiềm năng về du lịch nổi bật như trên, tỉnh Thừa Thiên Huế đãxác định A Lưới là một trong những cụm du lịch quan trọng cần được quan tâm,chú trọng, đầu tư phát triển và xem du lịch sinh thái là bước phát triển hàng đầu

Có thể thấy rằng, việc nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái huyện A Lưới

và đề xuất các định hướng phát triển du lịch là rất cần thiết, bởi nó sẽ tạo điều kiệnphát triển các điểm du lịch theo hướng vừa bảo tồn, tôn tạo vừa phát triển xâydựng huyện A Lưới trở thành một điểm du lịch hấp dẫn thu hút khách du lịch đemlại nguồn thu cho ngành du lịch của tỉnh nói chung và du lịch A Lưới nói riêng.Đồng thời, việc phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở tiềm năng và đưa ra địnhhướng phát triển du lịch sinh thái đúng sẽ góp phần cải thiện phúc lợi cho nhândân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân huyện Đến nay, cókhá nhiều đề tài của các học giả, các nhà nghiên cứu quan tâm về du lịch A Lưới.Tuy nhiên, đề tài đi sâu nghiên cứu tiềm năng và định hướng phát triển du lịchsinh thái tại huyện A Lưới thì chưa có Xuất phát từ những lý do trên tôi xin mạnh

dạn chọn đề tài: “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại

huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp của

mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nắm bắt được những tiềm năng vốn có của du lịch A Lưới, trong những nămtrở lại đây đã có nhiều hội thảo, báo cáo khoa học, các bài báo nghiên cứu về cácvấn đề liên quan đến du lịch A Lưới như:

Vào năm 1994, Viện nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam tiến hànhnghiên cứu khảo sát các điểm du lịch huyện A Lưới khi đoàn vào giúp tỉnh xâydựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 1995-

2010 Đợt nghiên cứu này đã phần nào tìm thấy những tài nguyên đầy tiềmnăng để phục vụ du lịch huyện A Lưới nói riêng cũng như du lịch Thừa ThiênHuế nói chung

Trang 10

Vào tháng 8 năm 2001, cơ quan đại diện văn phòng Tổng cục du lịch ViệtNam tại miền Trung đã phối hợp với một số chuyên gia khảo sát đánh giá về tiềmnăng du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế, một số định hướng và giải pháp pháttriển trong thời gian tới

Đề tài khoá luận tốt nghiệp “Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và định

hướng khai thác một số phong tục tập quán các dân tộc ít người ở A Lưới - Thừa Thiên Huế để phát triển du lịch’’ của Hồ Thị Tuyết Mai, Đại Học Huế, 2005 Đề

tài này đi sâu nghiên cứu về các phong tục tập quán của các dân tộc ở huyện ALưới và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa tộc người

Bên cạnh đó, bài viết “A Lưới những sản phẩm du lịch” của tác giả Trần

Nguyễn Khánh Phong in trên Tạp chí Dân tộc và thời đại, số 66 (2004) đã nghiêncứu về những sản phẩm du lịch độc đáo của các dân tộc ít người ở A Lưới Tác giả

này còn có bài viết “Du lịch văn hóa các tộc người vùng A Lưới” đăng trên tạp

chí Huế xưa và nay, số 78 (2006) Bài viết đã có một cái nhìn khái quát về việcphát triển du lịch gắn với văn hóa tộc người vùng cao A Lưới

Bài báo cáo “Du lịch A Lưới : Những hấp lực từ sản phẩm dệt DZèng” của

tác giả Nguyễn Phước Bảo Đàn, báo cáo trong hội nghị phát triển du lịch tuyếnHuế - A Lưới (2006) Bài báo cáo đã trình bày về tiềm năng phát triển của sảnphẩm dệt Zèng_sản phẩm du lịch điển hình ở A Lưới

Đặc biệt, bài viết “Di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện A Lưới

trong hoạt động phát triển du lịch” của tác giả Trịnh Nam Hải trên Bản tin Khoa

học và Công nghệ Thừa Thiên Huế (2006) đã hệ thống được một số di tích lịch sử,văn hóa huyện A Lưới nhằm mục đích phục vụ du lịch

Ngoài ra, còn có các bài viết “Vài nét về đời sống văn hóa của người Pa

Koh – Tà Ôi” của tác giả Hồ Chư; “Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở A Lưới” của Lê Thị Mai Loan, “Tiềm năng thế mạnh du lịch A Lưới” của Lê Anh Miêng cũng ít nhiều đề cập đến tiềm năng

du lịch huyện A Lưới

Bên cạnh đó, các sinh viên chuyên ngành du lịch cũng chọn du lịch A Lướilàm đối tượng để tìm hiểu và cho ra đời những công trình nghiên cứu có giá trị

Trang 11

Có thể kể đến đề tài“Nghiên cứu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch

huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế” khóa luận tốt nghiệp của Hoàng Thị Như

Huệ, sinh viên ngành Địa lý- Du lịch, trường Đại học Dân Lập Phú Xuân Đề tài

đã cho thấy rõ một cái nhìn cụ thể về những tiềm năng đặc biệt về tài nguyên tựnhiên và tài nguyên nhân văn của huyện, bước đầu đưa ra những giải pháp hữu íchcho việc phát triển du lịch của huyện A Lưới

Nhìn chung, nhiều nhà nghiên cứu và các học giả đã quan tâm tìm hiểu về dulịch A Lưới Tuy nhiên, những loại công trình nghiên cứu đó chỉ đi riêng từngmảng tiềm năng, chưa có một cái nhìn tổng quát về hệ thống tài nguyên và tiềmnăng du lịch sinh thái của A Lưới Song đó là những nguồn tài liệu tham khảo rấthữu ích để chúng tôi kế thừa hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình Trên

cơ sở kế thừa có sự chọn lọc, tư duy theo hướng logic cùng phương pháp nghiêncứu, khóa luận của tôi sẽ tập trung vào việc phân tích những tiềm năng ảnh hưởngđến sự phát triển của loại hình du lịch sinh thái Từ đó đưa ra những giải pháp vàđịnh hướng thiết thực về việc phát triển du lịch sinh thái của huyện

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề

3.1 Mục đích

- Xác định tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại huyện A Lưới

- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch sinh thái tại huyện A Lưới và đưa racác giải

3.2 Nhiệm vụ

- Phân tích cơ sở lý luận phát triển du lịch sinh thái tại huyện A Lưới

- Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại huyện

Trang 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng

Đề tài nghiên cứu tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tạihuyện A Lưới Do đó, đối tượng khảo sát là toàn bộ tư liệu liên quan về du lịchsinh thái huyện A Lưới, trên cơ sở đó đưa ra định hướng khai thác, sử dụng hợp lítiềm năng du lịch sinh thái của huyện

- Ý nghĩa thực tiễn:

Nhằm cung cấp các tài liệu, thông tin cập nhật về tiềm năng du lịch sinh tháitại huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế, khẳng định huyện A Lưới có đầy đủ điềukiện, tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Là công trình do bản thân tiến hành nghiên cứu và tôi hy vọng đây chính là nguồntài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu khoa học tiếp theo trên địa bàntỉnh Thừa Thiên Huế cho những ai đã và đang quan tâm đến vấn đề này

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Để thực hiện đề tài này tôi đã tiến

hành thu nhập các tài liệu liên quan từ sách, báo, tạp chí, từ các nguồn: thư viện,học liệu, của các cơ quan, quầy sách báo sau đó tiến hành chọn lọc, phân tích,tổng hợp các tài liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

- Phương pháp thực địa: Trong quá trình làm đề tài tôi đã trực tiếp đến các

địa điểm du lịch và cùng chung sống trong một gia đình là người bạn của tôi chính

vì vậy tôi đã có cơ hội đến các điểm du lịch tự nhiên và nhân văn tại địa bànhuyện A lưới để chụp hình và khảo sát Đồng thời, tôi đã trực tiếp đến các ban

Trang 13

ngành có liên quan: Phòng Thống Kê của huyện A Lưới và Sở Văn hóa- Thể thao

Du lịch Thừa Thiên Huế; Phòng văn hóa thông tin huyện A Lưới - UBND huyện

A Lưới; Hạt kiểm lâm huyện A Lưới để thu nhập tài liệu

- Phương pháp bản đồ: Trong đề tài có sử dụng bản đồ hành chính, bản đồ

tài nguyên du lịch, bản đồ tuyến điểm du lịch huyện A Lưới… từ đó đó phân tíchbản đồ phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài

- Phương pháp so sánh: So sánh đối chiếu những tài liệu, số liệu tham khảo

được các tổ chức có liên quan cung cấp với thực tế để đưa ra kết quả chính xác

- Phương pháp chuyên gia: Việc tranh thủ ý kiến của lãnh đạo, chính quyền,

cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch là những kinh nghiệm quý báu để vậndụng vào nghiên cứu Công việc này rút ngắn quá trình điều tra phức tạp, đồngthời bổ sung cho phương pháp điều tra cộng đồng

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tàigồm có 3 chương sau đây:

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan địa bàn nghiên cứu

Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại huyện ALưới

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại huyện A Lưới

Trang 14

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN

VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái

1.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái (DLST)

“Du lịch sinh thái”(Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam

và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều lĩnh vực Đây là một khái niệm rộngđược hiểu theo nhiều góc độ khác nhau Đối với một số người, “Du lịch sinh thái”được hiểu một cách đơn giản là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép “Du lịch” và

“sinh thái” Tuy nhiên cần có góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn để hiểu du lịchsinh thái một cách đầy đủ

Du lịch sinh thái còn được hiểu là loại hình du lịch có nguồn gốc từ du lịchthiên nhiên, gắn liền giữa môi trường tự nhiên và cộng đồng để phát triển bềnvững Trong suốt những năm 60, mối lo ngại của con người về môi trường ngàycàng tăng lên thì cũng là lúc du lịch sinh thái được quan tâm nhiều hơn Đặc biệtsau hội nghị thượng đỉnh được tổ chức ở Thụy Điển năm 1972, nhưng nó chỉ đượcnghiên cứu vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh vềDLST lần đầu tiên được Hector Ceballos-Lascurain đưa ra vào năm 1987:

“DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị biến đổi, với những mục

đích đặc biệt: Nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” [11;8]

Theo Allen.K (1993): “DLST được phân biệt với các loại hình thiên

nhiên khác về mức độ giáo dục cao về môi trường sinh thái, thông qua hướng dẫn viên có nghiệp vụ DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường Phát triển DLST là giảm

Trang 15

thiểu tác động của du khách đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng quyền lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” [11;9]

Có thể thấy rằng có rất nhiều quan niệm về DLST, song căn cứ vào đặc thù

và mục tiêu phát triển, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều đưa ra những địnhnghĩa riêng của mình dựa trên những góc độ nhìn nhận và đánh giác khác nhau

Và sau đây là một số định nghĩa về DLST được xem là khá tổng quát như định

nghĩa của quốc gia Nepal cho rằng: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao

sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch

để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào”.[11;9]

Quốc gia Malaysia cho rằng: “Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch và thăm

viếng một cách có trách nhiệm về mặt môi trường, tới những khu còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị từ thiên nhiên (và những đặc tính văn hóa kèm theo, trước đây cũng như hiện nay) mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực có lợi về xã hội kinh tế”.

Ngoài ra còn có định nghĩa của Oxtraylia về Du lịch sinh thái cho rằng“đó là loại

hình dựa vào thiên nhiên có liên quan đến giáo dục và sự diễn giải về môi trường

về thiên nhiên được quản lý bền vững về mặt sinh thái”.[10;10]

Trên cơ sở của nhiều khái niệm khác nhau thì tổ chức Hiệp hội du lịch sinh

thái quốc tế cũng đưa ra nhận định rằng: “DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới

các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương Trong đó yếu tố quản lý bền vững bao hàm cả nội dung hỗ trợ phát triển cộng đồng.” [3;5]

Còn có rất nhiều định nghĩa khác về du lịch sinh thái, trong đó Buckley

(1994) đã tổng quát như sau: “ chỉ có du lịch dựa vào tự nhiên, được quản lý bền

vững, hỗ trợ bảo tồn và có giáo dục môi trường mới được xem là du lịch sinh thái.

Trang 16

Trong đó yếu tố quản lý bền vững bao gồm cả nội dung phát triển cộng đồng”.

[11,13]

Như vậy, từ định nghĩa đầu tiên được đưa ra vào năm 1987 cho đến nay, nộidung của định nghĩa về DLST: Từ chỗ đơn thuần coi hoạt động DLST là loại hình

du lịch ít tác động đến môi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực; theo đó DLST

là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường hơn, có tính giáo dục và diễngiải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích chocộng đồng phương

Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 củathế kỷ 20 song đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về du lịch và môitrường Do trình độ nhận thức khác nhau, góc độ tiếp cận khác nhau, khái niệm vềDLST cũng còn có nhiều điêm chưa thống nhất

Để có sự thống nhất về khái niệm, cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạtđộng thực tiễn cho phát triển di lịch sinh thái, Tổng cục du lịch Việt Nam đã phốihợp với nhiều Tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN… có sự tham gia củacác chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về DLST và các lĩnh vựcliên quan, tổ chức Hội thảo quốc gia về “ Xây dựng chiến lược phát triển du lịchsinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến ngày 9-9-1999 Một trong những kết quảquan trọng của Hội thảo là lần đầu tiên đã đưa ra được định nghĩa DLST ở Việt

Nam, theo đó: “ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn

hóa bả địa, gắn với giáo dục và môi trường, có đóng góp nõ lực cho bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”.[3;11]

DLST còn được hiểu dưới những tên gọi khác như:

- Du lịch thiên nhiên ( Natural Tourism)

- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature- Based Tourism)

- Du lịch môi trường ( Environmental Tourism)

- Du lịch đặc thù ( Particular Tourism)

- Du lịch xanh (Green Tourism)

- Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism)

Trang 17

- Du lịch bản xứ (Native Tourism)

- Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism)

- Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism)

- Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)

về DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ chocác hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái Du khách sẽđược hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nângcao hiểu biết, cảm nhận được những giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây

ra những tác động không thể chấp nhận đối với hệ sinh thái và văn hóa bản địa

Về nội dung, DLST là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, đưa du kháchđến với môi trường tương đối còn nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã,đặc sắc để tìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hóa bản địa độcđáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn phát triển đối với tựnhiên và cộng đồng địa phương

Nói một cách khác, DLST là loại hình du lịch có sự nhận thức mạnh mẽ vềthiên nhiên và ý thức trách nhiệm với xã hội Thuật ngữ “ Responsible travel” (dulịch trách nhiệm) luôn gắn với khái niệm DLST, hay nói cách khác DLST là hìnhthức du lịch có trách nhiệm là không làm ảnh hưởng đến bảo tồn thiên nhiên,không ảnh hưởng tới môi trường và duy trì, phát triển cuộc sống của người dânđịa phương

Khái quát lại, có thể coi DLST là loại hình du lịch sinh thái mang những đặctính cơ bản:

Trang 18

- Phát triển dựa vào những giá trị ( hấp dẫn) của thiên nhiên và văn hóa bản địa.

- Được quản lý về môi trường sinh thái

- Có giáo dục và diễn giải về môi trường

- Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng

1.1.2 Những đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái

Phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng đều dựa trên cơ sở khai tháctài nguyên và sử dụng tiềm năng về du lịch tự nhiên và nhân văn kèm theo cơ sở

hạ tầng và dịch vụ Những sản phẩm du lịch tự nhiên đều được hình thành từ cáctiềm năng tài nguyên đem lại lợi ích cho xã hội Vì vậy DLST vừa mang đặc trưngcủa du lịch vừa mang đặc trưng riêng của mình:

Tính đa ngành: Đối tượng được khai thác để phát triển du lịch nói chung và

DLST nói riêng, đồng thời thu nhập của xã hội từ du lịch mang lại nguồn thu chonhiều ngành kinh tế khác thông qua sản phẩm du lịch dịch vụ cung cấp cho khách

du lịch điện nước, nông sản, hàng hóa…

Tính đa thành phần: Được thể hiện ở sự đa dạng của các bên tham gia vào

DLST, trong đó có cả khách du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địaphương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vàohoạt động du lịch

Tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên,

cảnh quan lịch sử- văn hóa nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch vàngười tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng sự giao lưu văn hóa, kinh tế vànâng cao ý thức trách nhiệm cho mọi thành viên trong xã hội

Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các

điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau

Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với

cường độ cao trong năm.Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉbiển, thể thao theo mùa…(theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉcuối tuần, vui chơi giải trí…(theo tính chất công việc của những người hưởng thụsản phẩm du lịch)

Trang 19

Tính chi phí: Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm

đi du lịch chứ không phải vì mục tiêu kiếm tiền

Tính xã hội hóa: Biểu hiện ở việc thu hút mọi thành phần trong xã hội tham

gia (có thể trực tiếp hoặc gián tiếp)

Bên cạnh các đặc trưng của ngành du lịch nói chung, thì DLST cũng cónhững đặc trưng riêng bao gồm:

Tính giáo dục cao về môi trường: DLST hướng con người tiếp cận gần hơn

nữa với môi trường tự nhiên và các khu bảo tồn nơi có giá trị cao về đa dạng sinhhọc và rất nhạy cảm về mặt môi trường Hoạt động du lịch gây nên những áp lựclớn đối với môi trường, và DLST được coi là là chiếc chìa khóa nhằm cân bằnggiữa mục tiêu phát triển du lịch và bảo vệ môi trường

Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạngsinh học: Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyênthiên nhiên cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảoyêu cầu phát triểnbền vững

Sự thu hút tham gia của cộng đồng địa phương: cộng đồng địa phương chính

là những người sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương mình.Phát triển DLST hướng con người tới các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao

về đa dạng sinh học, điều này yêu cầu đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có

sự tham gia của cộng đồng tại khu vực đó bởi vì hơn ai hết những người dân địaphương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình Sự tham gia củacộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ cácnguồn tài nguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhậnthức cho cộng đồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng

1.1.3 Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái

Phát triển DLST cần tuân theo một số nguyên tắc sau:

Thứ nhất, có hoạt động giáo dục, diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn:

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST, tạo ra sựkhác biệt rõ ràng giữa DLST và với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên Du

Trang 20

khách khi rời khỏi nơi mình đến tham quan sẽ phải có được sự hiểu biết cao hơn

về giá trị của môi trường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và vănhóa bản địa Khách du lịch sinh thái sau một chuyến tham quan sẽ có tầm nhìn vàhiểu biết hơn về đặc tính sinh thái khu vực và văn hóa cộng đồng địa phương.Vớinhững hiểu biết đó, thì thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi bằng nhiều nỗ lựctích cực trong việc bảo tồn và phát triển tự nhiên sinh thái va văn hóa khu vực

Thứ hai, bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái:

Du lịch nói chung và DLST nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường

và hệ sinh thái khu vực Các tác động tiêu cực của DLST sẽ làm thay đổi và biếntính hệ sinh thái và môi trường Một số hệ sinh thái và môi trường sống đặc biệt

dễ bị tổn thương vì áp lực phát triển DLST, một phần môi trường sống có chấtlượng kém hơn, điều này dẫn đến giảm đi về đa dạng sinh học Với các loại hình

du lịch khác, vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái chưa phải là ưu tiênhàng đầu thì ngược lại DLST coi đây là một nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ bởivì: Mục tiêu của hoạt động DLST là bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinhthái Bên cạnh đó, DLST tồn tại được thì nó luôn phải gắn liền với việc bảo vệmôi trường và duy trì các hệ sinh thái điển hình Sự hủy hoại hệ sinh thái và

sự thoái hóa xuống cấp của môi trường sẽ là những nhân tố dẫn đến sự diệtvong của

DLST

Thứ ba, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc :

Văn hóa là sự tích lũy kiến thức về ứng xử giữa con người với con người,giữa con người với tự nhiên Nếu coi văn hóa là kết quả thể hiện quá trình thíchứng của con người với môi trường tự nhiên, thì tính đa dạng sinh học và tính đadạng văn hóa có mối quan hệ mật thiết theo những quy luật nhất định Vì vậynguyên tắc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một trong nhữngnguyên tắc quan trọng mà hoạt động DLST phải tuân thủ theo Các giá trị nhânvăn và bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên đốivới các hệ sinh thái ở một nơi cụ thể Sự xuống cấp hoặc biến đổi liên tục, sinhhoạt văn hóa truyền thống của một cộng đồng địa phương dưới tác động của một

Trang 21

hoạt động nào đó sẽ trực tiếp làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn cócủa khu vực vì vậy làm mất đi giá trị của hệ sinh thái đó

Thứ tư, tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương:

Người dân địa phương là những người trực tiếp sống trên địa bàn du lịchsinh thái và họ cũng là người trực tiếp thấy được sự biến đổi (phát triển hay xuốngcấp) của hệ sinh thái, môi trường, văn hóa…của khu vực Các hệ sinh thái, môitrường văn hóa đó có được bảo tồn, duy trì hay không hoàn toàn phụ thuộc vào

ý thức của người dân ở đây

Chính vì thế mà đây là nguyên tắc, là mục tiêu hướng tới của DLST DLSTkhuyến khích người dân địa phương tham gia các hoạt động du lịch như cho thuênhà nghỉ, làm hướng dẫn viên du lịch, sản xuất các mặt hàng nông sản, hàng thủcông mỹ nghệ truyền thống… Kết quả là cuộc sống của người dân địa phương

sẽ ít phụ thuộc vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời họ sẽ thấy được lợi ích củaviệc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển DLST

1.1.4 Các loại hình du lịch sinh thái

Để hiểu rõ và nắm bắt được các loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam mộtcách cơ bản nhất thì hiển nhiên cũng phải nắm bắt được các loại hình du lịch ởViệt Nam

Trong các loại hình du lịch ở Việt Nam có loại hình du lịch biển- đảo, loạihình du lịch núi- rừng, loại hình du lịch đô thị, loại hình du lịch văn hóa ở các disản lịch sử, các làng bản bộ tộc, các làng nghề truyền thống, loại hình du lịch mạohiểm và loại hình du lịch sinh thái cũng là một bộ phận trong tổng thể này Ởchương này, tôi xin trình bày cụ thể về loại hình du lịch sinh thái

Có thể nói từ sau những năm 1990-1991 ở một số nước đã phát triển dần loạihình du lịch sinh thái như ở các nước Úc, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Pháp,Thụy Điển, Đan Mạch… Ở Việt Nam loại hình du lịch sinh thái này tuy có muộnhơn như từ những năm 1995-1996 mới được bắt đầu ở một số thành phố, thànhphố Hồ Chí Minh, thành phố Huế, thủ đô Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh, Bà Rịa -Vũng Tàu, ở Nha Trang, Bình Thuận…nhưng loại hình này luôn được chú ý tới

Trang 22

Và trong kế hoạch từ năm 2001 đến năm 2010 và tiếp tục mốc đó cho tới 2020nhiều nơi đã có quy hoạch mở rộng loại hình du lịch sinh thái này.

Loại hình du lịch sinh thái cũng là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên nhưmột số loại hình du lịch truyền thống từ trước của các nước và Việt Nam, song nó

có một số đặc trưng phù hợp với tình hình hiện đại

Loại hình du lịch sinh thái về thực chất là loại hình có quy mô không lớn,nhưng có tác dụng hòa nhập với môi trường tự nhiên ở điểm du lịch, khu du lịch

và nền văn hóa ở đó Chính loại hình du lịch này cũng là một loại hình du lịch bềnvững mà hiện nay Tổ chức Du lịch thế giới đã khẳng định đối với các hoạt động

du lịch nhằm vừa đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách cùng người dân ở vùng

có du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng… đồng thời chú trọng tới việc tôn tạonhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch để có điều kiện phát triển hoạt độngcủa du lịch trong tương lai

Loại hình du lịch sinh thái có nhiệm vụ:

- Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên

- Bảo đảm đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên mà họđang chiêm ngưỡng

- Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng người dân bản địa trong việcquản lý bảo vệ va phát triển du lịch đang triển khai thực hiên trong điểm du lịch,khu du lịch v.v…

Qua các yêu cầu nhiệm vụ đề ra nói trên loại hình du lịch sinh thái vừa bảođảm sự hài lòng đối với du khách ở mức độ cao để tạo lập sự hấp dẫn đối với họ,đồng thời qua du khách quảng bá uy tín của điểm du lịch, khu du lịch Từ đónghành du lịch có điều kiện bảo đảm và nâng cao hiệu quả của hoạt động du lịch

và cũng là cơ hội tăng thu nhập từ hoạt động du lịch đối với các nhóm cư dântrong cộng đồng địa phương, cũng tức có điều kiện thuận lợi về xã hội hóa thunhập từ du lịch

Cho đến nay vẫn chưa có sự xác định hoàn hảo về loại hình du lịch sinh thái.Loại hình du lịch này quả vẫn còn mới mẻ, mặc dầu những năm 1997-1998 Tổchức Du lịch thế giới và Liên Hợp Quốc đã nêu một số quan điểm chuyển mạnh

Trang 23

sang loại hình du lịch sinh thái phù hợp với điều kiện mới của sự phát triển dulịch.

Một số nhà khoa học về du lịch cũng đã khẳng định các loại hình du lịch sinhthái như sau:

- Du lịch xanh, du lịch dã ngoại

- Du lịch nhạy cảm, du thuyền trên sông, hồ, trên biển…

- Du lịch thiên nhiên, tham quan miệt vườn, làng bản…

- Du lịch môi trường

- Du lịch thám hiểm, mạo hiểm, lặn biển, thăm hang động…

Từ những năm 1985-1990, đặc biệt là sau năm 1990 khoa học sinh thái đượcchấp nhận khá rộng rãi trên thế giới và cũng từ khoa học sinh thái trở thành mộtlĩnh vực khoa học có giá trị nên nhiều nghành kinh tế -xã hội có ý thức vận dụngnhững lý thuyết cơ bản của sinh thái học.Nghành du lịch thế giới từ sau cuộc Hộinghị về Trái Đất ở Ri-ô đờ Gia - nây - rô ở Bê- nê-dinh năm 1992 đã thực sự vậndụng sinh thái học dưới mục tiêu sự phát triển bền vững

Việc tổ chức và điều hành loại hình du lịch sinh thái như thế nào để có thể:

- Bảo tồn môi trường tự nhiên mà du lịch đang sử dụng

- Nâng cao ý thức của du khách để họ nhận rõ đặc điểm của môi trường tựnhiên trong khi du khách đang hòa mình vào đó

- Động viên trách nhiệm của cư dân ở điểm du lịch, khu vực du lịch có tráchnhiệm quản lý bảo vệ và phát triển du lịch nhằm đảm bảo sự bền vững của môitrường du lịch va thiết thực tạo được lợi ích lâu dài

Nói chung du lịch sinh thái là loại hình du lịch vừa dựa vào những hình thứctruyền thống sẵn có, nhưng có sự hòa nhập vào môi trường tự nhiên và nền vănhóa bản địa, du khách có thêm những nhận thức về đặc điểm của môi trường tựnhiên, về những nét đặc thù vốn có của nền văn hóa của điểm, vùng, khu du lịch

và có phần trách nhiệm tự giác để không xảy ra những tổn thất, xâm hại đối vớimôi trường tự nhiên và nền văn hóa sở tại Còn về quy mô của loại hình du lịchsinh thái thì tùy khả năng, điều kiện biện pháp tổ chức của nhà quản lý hoạt động

du lịch, có thể dần dần từ quy mô khiêm tốn để phát triển rộng rãi

Trang 24

1.2 Tổng quan về huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

1.2.1.1 Vị trí địa lý

A Lưới là huyện biên giới phía Tây của tỉnh Thừa Thiên Huế Với gần 70kmchiều dài biên giới quốc gia, huyện A Lưới được coi là địa bàn xung yếu về côngtác biên phòng của tỉnh Về vị trí địa lý, huyện A Lưới nằm ở toạ độ: 16o 01'00"đến 16o 23'20" Vĩ Bắc, 107o 05'10" đến 107o 31'10" Kinh Đông

A Lưới có diện tích tự nhiên trên 123.273km2, dân số 47.233 người (2014).Ngoài việc tiếp giáp với một số huyện trong tỉnh như: Phong Điền, Hương Trà ởphía Bắc và Đông Nam; Hương Thuỷ ở phía Đông thì toàn bộ đường ranh giới phíaTây Nam của lãnh thổ A Lưới giáp với Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Ngoài ra,còn một phần nhỏ của ranh giới huyện ở phía Tây Bắc giáp với huyện Đakrông củatỉnh Quảng Trị và ở phía Nam giáp với huyện Hiên của tỉnh Quảng Nam

Nằm trong trục giao thông quan trọng nối tuyến đường Hồ Chí Minh (Quốc

lộ 14) với quốc lộ 49, A Lưới cách thành phố Huế 75km đường bộ Trục đường

Hồ Chí Minh với chiều dài hơn 100km chạy dọc địa bàn huyện, nối từ Đakrong(Quốc lộ 9) tỉnh Quảng Trị vào Nam nối với Quảng Nam Quốc lộ 49 là trục giaothông quan trọng, nối với tỉnh Salavan của Lào qua cửa khẩu Hồng Vân, qua trungtâm huyện lỵ, nhiều xã trong huyện, nối với thành phố Huế Từ đây gắn với Quốc

lộ 1A vào mạng lưới giao thông quốc gia, gắn với hệ thống cảng biển từ Thuận Anđến Chân Mây

Đây là hai tuyến giao thông huyết mạch nối với các xã trong huyện với nhau,với các tỉnh duyên hải miền Trung và với 2 tỉnh của nước bạn Lào Với vị trí địa

lý này, A Lưới có rất nhiều thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế, ổnđịnh xã hội và đảm bảo trật tự an ninh quốc gia

1.2.1.2 Địa hình,thổ nhưỡng

Về địa hình

A Lưới nằm trong khu vực địa hình của dãy Trường Sơn, đia hình gồm 2phần: Tây Trường Sơn và Đông Trường Sơn Phần phía Tây Trường Sơn gồmtrọn thung lũng A Lưới với diện tích 78.3000 ha, nơi có độ cao cao nhất là

Trang 25

1.440m, nơi thấp nhất là 550m so với mặt nước biển Phần đáy thung lũng chiếmkhoảng 25% diện tích tự nhiên, có độ cao trung bình 600m, là nơi tập trung đôngdân cư huyện Phần phía Đông Trường Sơn, địa hình hiểm trở, độ dốc lớn, diệntích chủ yếu là đất trồng đồi trọc, rừng bị tàn phá và hủy diệt do chất độc phátquang của chiến tranh Mỹ gây ra.

Về thổ nhưỡng

Đất đai ở đây được phân chia rất nhiều dạng Ở vùng núi cao có độ dốc lớn,

ít có mặt bằng, đa số là độ dốc triền Giữa thung lũng là lòng chảo, ven các bờsông suối là các bãi bồi lớn rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồngkhác nhau Ở đây có các loại đất phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đất sét, đất feralit, đấtphù sa được bồi đắp dọc các sông suối, trong đó đất màu vàng đỏ và đen sẫmchiếm tỷ lệ rất lớn và dày Nhìn chung đất đai ở đây phù hợp cho việc trồng câycông nghiệp ngắn ngày và dài ngày như: lạc, mía, cà phê, hồ tiêu…

1.2.1.3 Khí hậu, thực vật

Về khí hậu

Huế có độ cao trung bình từ 800-1000m và địa hình chạy theo hướng TâyBắc- Đông Nam nên A Lưới chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam về mùa hè và gióĐông Bắc về mùa đông Đặc trưng khí hậu ở đây là có tính chất chuyển tiếp giữakhí hậu Đông và Tây Trường Sơn nên mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn (từtháng 5 đến tháng 12).Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng từ 21- 22ºC Vì vậykiểu vùng khí hậu A Lưới thuộc kiểu khí hậu á nhiệt đới ẩm trên núi, có mùa hèmát, mùa đông hơi lạnh, và hàng năm có trên 70 ngày có sương mù Chính vì vậy,

mà nhiều người cho rằng A Lưới là “Đà Lạt thứ hai” của nước ta

Qua theo dõi, một số chỉ tiêu về khí hậu A Lưới được biểu hiện như sau:

Trang 26

Bảng 1.1 Một số chỉ tiêu về khí hậu A Lưới

2013

Năm 2015

1 Nhiệt độ trung bình của các tháng trong năm(ºC) 31.3 35.5

2 Số giờ nắng trong năm(giờ) 129.5 134,2

3 Lượng mưa các tháng trong năm(mm) 318,1 300,2

4 Độ ẩm tương đối các tháng trong năm(%) 90,4 91,2

“Nguồn : Phòng Thống kê huyện A Lưới”

Về thực vật

Với các đặc điểm của địa hình và khí hậu nên trong vùng phát triển hai kiểurừng chính: Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới và rừng kín thường xanhmưa ẩm nhiệt đới Thực vật phong phú về loài và được phân bố ở các độ cao khácnhau Một số loài thường gặp trong vùng là: Dẻ, Đỗ Quyên, Chua me, Dâu da,Dương xỉ thân gỗ và các cây ưa bóng như họ Riềng, họ Gừng nằm ở độ cao trên1.000m Còn các cây gỗ như: Sến, Táu, Re, Trương, Gụ, Gội, Kiền kiền, Dỗi,Huynh thì nằm ở độ cao thấp hơn Ở những nơi gần dân cư thường gặp các loàinhư: Gáo, Nứa, Giang… cùng với các loài thực vật thứ sinh khác

Hiện nay, huyện A Lưới có diện tích rừng vào khoảng 92.792 ha chiếm75,27% diện tích lãnh thổ, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên (45.493 ha), còn rừngtrồng có diện tích không đáng kể (chỉ 1.321 ha) Tuy nhiên, trên địa bàn huyệnhiện đang có hàng trăm ha cà phê cùng với các loại cây ăn quả khác đã góp phầnđáng kể vào việc tăng tỷ lệ che phủ ở khu vực này

1.2.1.4 Thủy văn

A Lưới là khu vực thượng nguồn của 5 con sông lớn, trong đó có 2 sôngchảy sang Lào là sông A Sáp và sông A Lin; 3 sông chảy sang phía Việt Nam làsông Đa Krông, sông Bồ và sông Tả Trạch (nhánh tả của sông Hương) Ngoài ra

A Lưới còn có mạng lưới các suối phân bố hầu khắp trên địa bàn huyện.Phần lớnsông suối có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, lòng sông hẹp, thường bị sạt lở vàomùa mưa, gây khó khăn cho xây dựng cầu, đường và đi lại Cư dân huyện A Lưới

Trang 27

tập trung sinh sống trên lưu vực sông A Sáp.Mặc dù lưu vực sông không rộnglắm, nhưng sông A Sáp có hàng chục sông suối lớn nhỏ đã phục vụ đắc lực choviệc tưới tiêu cũng như sinh hoạt cho nhân dân huyện A Lưới Qua các kết quảtính toán ban đầu cho thấy lượng dòng của các con sông trong vùng vào loạiphong phú, tốc độ dòng chảy đạt tới 682/s/km và hệ số dòng chảy chuẩn đạt 0.70.Vào mùa lũ chỉ kéo dài 4 tháng gần cuối mùa mưa (9-12) tức là lũ xảy ra chậmgần 3 tháng và kết thúc trước một tháng so với mùa mưa Chính vì vậy về mùakhô nhờ có nước ngầm cung cấp(khoảng 35- 40%) nên các con sông ở đây ít khôcạn.

Qua nghiên cứu đặc điểm thủy văn huyện A Lưới có thể đưa ra một số nhậnxét cơ bản như sau:Lượng dòng chảy trên địa bàn huyện A Lưới lớn những phân

bố không đều giữa các tháng và các mùa trong năm cũng như giữa năm này vớinăm khác.Còn vào mùa khô lượng dòng chảy ở đây rất hạn chế

Lượng dòng chảy tháng lớn nhất là tháng 10, chiếm 25-30% lượng dòngchảy cả năm và tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất là tháng 2 chỉ chiếm 2-3%lượng dòng chảy cả năm

Hàng năm vào khoảng tháng 5 và tháng 6 thường có mưa tiểu mãn nên là cholượng dòng chảy ở các tháng này lớn hơn so với các tháng khác trong mùa cạn

1.2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội

1.2.2.1 Đặc điểm kinh tế

A Lưới là một huyện vùng cao biên giới nên việc phát triển kinh tế- xã hộinhằm đảm bảo cuộc sống cho nhân dân huyện A Lưới và góp phần giữ vững trật

tự an ninh vùng biên là một vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa hàng đầu

Qua điều tra, cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của huyệnkhá cao cụ thể trong những năm (2006-2008) đạt 12-13% cao hơn so với bìnhquân thời kỳ 2000- 2005, thu nhập bình quân đầu người đạt 4,5 triêu/ năm

Cũng nằm trong xu hướng phát triển cơ cấu kinh tế của cả nước huyện ALưới cũng đồng bộ giảm tỷ trọng nông- lâm- ngư và tăng tỷ trọng về công nghiệp,xây dựng và dịch vụ nên dễ dàng nhận thấy cơ cấu kinh tế của huyện đang chuyểndịch theo hướng tích cực, cụ thể: Tỷ trọng nông- lâm- ngư năm 2008 chiếm 56%

Trang 28

giảm 2,5% so với năm 2005; công nghiệp và xây dựng chiếm 39,8% tăng 1,5%;dịch vụ 4,2% tăng 1% Mặc dù nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo tạo ra giá trịcao nhất nhưng dễ dàng nhận thấy nghành công nghiệp xây dựng và dịch cụ đang

có những bước phát triển tốt và đóng góp một nguồn thu đáng kể trong tổng thunhập kinh tế địa phương

Trong sản xuất nông nghiệp, nghành trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo Tổngsản lượng lương thực có hạt từ những năm 2005 trở lại đây có xu hướng tăngmạnh Nếu như năm 2004 huyện A Lưới đạt 9.591,6 tấn thì năm 2008 12.092,8tấn tăng 2.438,2 tấn.Trong đó, sản lượng lúa đạt 8.689,6 tấn so với năm 2005 tăng1.926,6 tấn Mặc dù sản xuất nông nghiệp diễn ra trong điều kiện liên tục gặp khókhăn do một số thiên tai, dịch bệnh nhưng nhờ sự nỗ lực của chính quyền địaphương và bà con trong công tác khuyến nông – lâm –ngư; chuyển dịch cây trồngtheo hướng tăng giá trị diện tích đất canh tác; ưu tiên đầu tư về giống thủy lợi,phòng trừ dịch bệnh…nên năng suất các loại cây trồng tăng nhanh

Về chăn nuôi, huyện A Lưới cũng biết phát huy thế mạnh về điều kiện tựnhiên sẵn có.Các loại gia súc có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu, số lượngđàn gia súc hiện có là: Trâu, Bò, Dê, Lợn Các loại gia cầm như gà, vịt, ngỗngngan, hiện tại có ở huyện A Lưới với lượng tương đối lớn, đó là do sự đầu tư,mạnh dạn và hướng chỉ đạo đúng đắn của các cơ quan ban ngành Ngoài ra, huyệncũng đã biết tận dụng diện tích mặt nước, ao hồ để nuôi trồng cá nước ngọt nhằmcung cấp nguồn cá giống và lấy thịt cho nhân dân trong huyện góp phần giải quyếtvấn đề về cung cấp thực phẩm kịp thời

Chuyển biến có ý nghĩa to lớn nhất của huyện A Lưới là sư thay đổi cơ cấu

về tư duy kinh tế của một huyện vùng núi cao Thói quen theo kiểu tự cung tự cấpđang dần dần được xóa bỏ và thay thế vào đó là xu thế phát triển kinh tế hộ giađình theo hướng sản xuất hàng hóa Đây là nhân tố chủ yếu để rút ngắn khoảngcách đói nghèo và phát triển kinh tế- xã hội ở A Lưới

Bên cạnh việc định canh định cư được xem là yếu tố quan trọng để xây dựngcuộc sống ổn định, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường Có thể nói trongnhững năm gần đây, nhờ có sự quan tâm, giúp đỡ của nhà nước, chính quyền đia

Trang 29

phương cùng với sự cố gắng vươn lên của người dân nơi đây, hy vọng thoát cảnhnghèo đói nên chất lượng cuộc sống của người dân đươc nâng lên đáng kể Tỷ lệ

hộ nghèo trên địa bàn huyện năm 2014 giảm 19,7% so với năm 2008 (48,4%) Sovới hệ thống đường giao thông, vấn đề giáo dục trước đây thì huyện ngàycàng cónhững bước phát triển đáng kể cùng với phúc lợi xã hội cho người dân

Bên cạnh những mặt đã đạt được, A Lưới vẫn tồn tại một số yếu kém sau:

- Vấn đề đầu tiên cần đề cập tới đó là kinh tế của huyện vẫn còn nghèo, thukhông đủ chi, trên 70% chi và 100% vốn xây dựng cơ bản đều do ngân sách củatỉnh và trung ương cấp

- Sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên năng suất không

ổn định Việc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đầu tư chưamạnh dạn vì trình độ dân trí thấp, giao thông đi lại còn khó khăn va thiếu thịtrường tiêu thụ

- Mặc dù đã có nỗ lực vươn lên nhưng kết quả xóa đói giảm nghèo vẫ chưađược vững chắc, ý thức vươn lên làm giàu , chủ động xóa đói giảm nghèo củangười dân vẫn chưa cao Do quá trình tiếp nhận thông tin và học hỏi kih nghiệmvẫn còn thụ động Tính mạnh dạn trong đầu tư và sản xuất hàng hóa còn hạn chế

1.2.2.2 Đặc điểm xã hội

Các lĩnh vực văn hoá - xã hội, nhất là giáo dục, y tế trên toàn huyện có bướctiến bộ hơn trước đây Chất lượng giáo dục (kể cả dạy, học và quản lý) ngày càngđược khẳng định, toàn huyện đã phổ cập ở 3 cấp học (tiểu học, THCS, THPT); tỷ

lệ thi tốt nghiệp và học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học trên cả nướcngày càng tăng (THCS đạt 90,8%, THPT đạt 48,08%, THBT đạt 10,76%) trong

đó con em đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 2/3) Chất lượng y tế (kể cả sơ sởvật chất và công tác điều trị chăm sóc sức khoẻ nhân dân) đạt những kết quả đángkhích lệ, đặc biệt tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm mạnh (từ 48% xuống còn53,5%), chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèođảm bảo kịp thời

Hệ thống điện lưới, nước sạch và vệ sinh môi trường đang dần dần đươc phủkín (tỷ lệ hộ dùng điện lưới 98,5%, hộ dùng nước hợp vệ sinh 85%) Tỷ lệ tăng

Trang 30

dân số có chiều hướng giảm tích cực Các chính sách xã hội được quan tâm đúngmức Hệ thống bưu chính viễn thông ngày càng được mở rộng, bảo đảm tốt việcthông tin liên lạc trong nhân dân, mạng lưới điện thoại cố định đã về tới các xã vàthôn bản, mạng lưới di dộng đã phủ sóng khắp toàn huyện.

An ninh quốc phòng ngày càng lớn mạnh, trật tự an toàn xã hội được giữvững, chính trị ổn định Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và mặt trận có nhiềutiến bộ Đảng bộ đoàn kết, nhất trí, Đảng với dân, dân với Đảng thống nhất ý chí vàhành động phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ không ngừng đổi mới

1.2.3 Đặc điểm dân cư và văn hóa

Các dân tộc ít người ở A Lưới có lịch sử hình thành từ lâu đời cùng với lịch

sử phát triển các dân tộc anh em trong nước A Lưới là huyện có nhiều dân tộc anh

em cùng chung sống, trong đó chủ yếu là: Tà Ôi, Cơ Tu và dân tộc Kinh Trong

đó, dân tộc Tà Ôi chiếm tỷ lệ dân số cao nhất và phân bố rộng rãi ở hầu hết trongtoàn huyện… Người Kinh chỉ sống chủ yếu ở khu vực thị trấn và các xã lân cậnnhư: Sơn Thủy, Phú Vinh Ngoài ra, còn có các dân tộc khác như: Tày, Thái,Mường, Vân Kiều, Lào Dân tộc A Lưới có tập tục sinh hoạt, sản xuất và ăn ởkhông giống nhau

Tính đến năm 2014, dân số toàn huyện là 47.233 người Mật độ dân số là 39người/km2 trong đó dân số nữ có 23.636 người, chiếm khoảng 50,04% Toànhuyện có 20 xã và một Thị trấn Nơi đây là địa bàn cư trú của dân tộc Kinh vànhiều dân tộc ít người như: Cơ Tu, Pa Kô, Tà Ôi, Pa Hy, Ka Tu…trong đó dân tộcKinh (22,12%); Pa Kô (42,36%); Tà Ôi (24,77%); Ka tu (9,99%); Pa Hy (0,39%),còn lại các dân tộc khác (0,38%)

Các dân tộc ở A Lưới sinh sống rải rác thành nhiều điểm tụ cư nhỏ, một làngcũng cách xa nhau, phải qua nhiều con suối, ngọn đồi Trước đây, các dân tộcthiểu số khác nhau thường sinh sống và sản xuất ở những khu riêng biệt cách xanhau chủ yếu là bằng hình thức du canh du cư nên đời sống nên rất khó khăn.Trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi do tiến hành phân bổ lại lao động,tăng cường xây dựng kinh tế, văn hóa miền núi, do chủ trương định canh định cưnên các làng tập trung hơn trên các đơn vị hành chính cấp xã Các dân tộc trong

Trang 31

huyện đã cùng sinh hoạt trên địa bàn trọng điểm nhằm xoá bỏ sự cách biệt về kinh

tế - xã hội giữa các dân tộc

Các thiết chế văn hoá ngày càng được hoàn thiện, đến nay toàn huyện đã xâydựng được 131 nhà sinh hoạt cộng đồng, 15 nhà Rông của dân tộc Tà Ôi, 3 nhàGươl của dân tộc Cơ Tu và 1 nhà Moong của dân tộc Pa Cô, 20 điểm bưu điện vănhoá xã, thư viện huyện, thư viện trường học hoạt động có hiệu quả; đã xây dựngđược 11 sân Bóng đá tập trung cho 10 xã biên giới và Thị trấn Công tác văn hoá -văn nghệ - thể dục - thể thao từ huyện đến cơ sở đã có nhiều tiến bộ Công tác bảotồn nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc được quan tâm (các Lễ hội Ariêu

- Ada, Ariêu ping, dân ca, dân vũ, dân nhạc, văn hoá ẩm thực…) Phong trào

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được triển khai sâu rộng và

được nhân dân đồng tình hưởng ứng tích cực Huyện đã giải quyết chấm dứt cuộcsống du canh - du cư, xoá nhà tạm, tranh tre nứa lá Đã thực hiện tốt công tác tiếpthu phát sóng các chương trình của TW cũng như địa phương (đài THVN, đàiTNVN, đài TRT, đài HTV, đài HTV9 với gần 16.000 giờ, sản xuất hơn 212chương trình, trong đó 100 lượt chương trình bằng tiếng dân tộc thiểu số)

Trang 32

Chương 2.

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN A LƯỚI,

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Hiện nay, huyện A Lưới được xác định là một trong các điểm đến trong lộtrình di sản miền Trung của nước ta Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho du lịch

A Lưới nói riêng và tỉnh nhà nói chung góp phần nâng cao đời sống kinh tế- xãhội cho người dân Do đó, hiện nay du lịch A Lưới, đặc biệt DLST đang được sựquan tâm, quy hoạch đầu tư của các cấp chính quyền Bởi A Lưới là huyện cótổng thể tài nguyên phong phú bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tàinguyên du lịch nhân văn

2.1 Tiềm năng về tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên

Xét về vùng miền núi Huế nói chung và A Lưới nói riêng đều có tài nguyên

du lịch tự nhiên phong phú Vùng núi Thừa Thiên Huế, trong đó có A Lưới được

xem là “một trong 200 vùng sinh thái quan trọng nhất về đa dạng sinh học trên

toàn cầu”[27,20] Thiên nhiên đã ưu đãi cho huyện A Lưới có được một môi

trường sinh thái rất thuận lợi đó là: khí hậu mát mẻ, ôn hoà và trong lành, núi rừngđiệp trùng với nhiều loại gỗ quý và nhiều chủng loại cây lâm sản khác, động vậtrừng đa dạng, nhiều suối trong thác đẹp, những con đèo hùng vĩ Đây chính lànhững tài nguyên tự nhiên có tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinh thái

2.1.1 Rừng nguyên sinh

A Lưới có nhiều rừng nguyên sinh nhưng rừng nguyên sinh được coi là đẹpnhất và được đưa vào hoạt động du lịch của huyện là khu rừng ở xã A Roàng, cáchThị trấn A Lưới 30 km kéo dài từ A Lưới đến tận huyện Giàng của tỉnh QuảngNam Khu rừng già nguyên sinh bao gồm nhiều dãy rừng còn khá nguyên vẹn vớidiện tích 3.000 ha và nhiều hệ động thực vật quý hiếm Đặc biệt, khu rừng này cóđường mòn Hồ Chí Minh đi qua nên rất thuận lợi trong việc đi lại tham quan,nghiên cứu với nhiều thác cao, vực sâu rất hấp dẫn với loại hình du lịch sinh thái

và dành cho hoạt động du lịch phiêu lưu, mạo hiểm, ưa cảm giác mạnh

Trang 33

Trong thảm thực vật nguyên sinh này có thể thấy rõ năm tầng: các tầng cây

gỗ cao, trung bình và thấp, tầng cây bụi và tầng thảm rêu, đôi khi còn thấy cả rêutrên đất

Các loại cây gỗ phổ biến nhất là: Gội (A glai sp), Chò nước (DipterocarpusKerri); Lim xanh (Erythrophleum fordii); Chò đen ( Parashorea stellate); Sến mật(Madhuca pasquieri); Cà ổi (Castanospsis sp); ông nàng (Dacrcarpus imbricatus)…

Về động vật: Có nhiều loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Namnhư các loài thú: Mang lớn (Megamunticacus vunquangensis); Mang Trường Sơn( Caninmuticacus truogsonenis); Sao La (Pseudoryx) nghtinhensis); Hổ( Patheratigrig); Vượn và các loại linh trưởng Ngoài ra còn có một số lượng loài đáng kểnhư: chim, ếch, cá, nhái, bướm…

Bảng 2.1 Số lượng loài chim tại khu vực rừng nguyên sinh

Hiện nay, mặc dù dự án khu bảo tồn Sao la vẫn đang trong quá trình thànhlập nhưng trong tương lai sẽ là một điểm đến thu hút du khách nghiên cứu, thamquan bởi tính đa dạng sinh học của khu bảo tồn Khu bảo tồn tuy không thuộchoàn toàn đia bàn huyện A Lưới mà có thêm một phần đia bàn huyện Nam Đông,nhưng nó sẽ tạo tiền đề cho ngành du lịch huyện nói chung và loại hình DLST nóiriêng đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên đia bàn và vùng núi phía Tây của tỉnhThừa Thiên Huế

Trang 34

2.1.3 Thác Anor

Đến huyện miền núi A Lưới hỏi dân địa phương nên thăm cảnh đẹp nào,chắc chắn du khách sẽ được chỉ đến thác A Nor Tuy không dũng mãnh như thácKazan ở huyện Nam Đông hay thác Đỗ Quyên ở Vuờn Quốc gia Bạch Mã nhưng

nó vẫn giữ những nét nguyên sơ của thiên nhiên Thác A Nor là một kiệt tác thiênnhiên tuyệt đẹp, tựa như một áng tóc trữ tình nằm giữa đại ngàn thuộc địa phận xãHồng Kim, huyện A Lưới Nơi đây là điểm khởi đầu đánh dấu sự ra đời của hoạtđộng du lịch A Lưới

Xung quanh thác là thảm thực vật xanh ngắt, không khí mát lạnh vì bụi nướclan tỏa Nhiều người ví A Nor như một máy điều hòa tự nhiên, chống lại cái nắnggay gắt và gió Lào khô khốc, bức bối

Ở khu du lịch sinh thái A Nor có ngọn Chóp Mũ cao chót vót quanh nămmây phủ cùng những cánh rừng già, là khu vực bảo tồn nhiều loài động - thựcvật quý

Đến đây du khách còn khám phá những nét văn hóa của người dân tộc Pa

Kô, Tà Ôi, Pa Hi, Cơ Tu và Vân Kiều cùng chung sống ở đại ngàn A Lưới Đặcbiệt có làng Việt Tiến nằm ngay lối vào khu du lịch, nơi du khách dừng chânthưởng thức rượu cần, nghe cồng chiêng và xem điệu múa Cha Chấp truyền thốngcủa người Pa Kô Làng có tên như thế vì được Công ty may Việt Tiến tài trợ xâydựng, gồm 22 hộ dân với 22 nếp nhà sàn Dân cư đến đây cư trú chủ yếu là ngườidân ở xã Hồng Kim Chị Hồ Thị Hỡi, một cư dân của làng Việt Tiến cho biết:

“Đến A Lưới mà chưa ghé qua thác A Nor thì coi như chưa đến Mình sống ở làng Việt Tiến rất thích, được Đảng và Nhà nước quan tâm, được múa hát để phục vụ khách du lịch…”

Từ thành phố Huế, có thể đến thác A Nor qua quốc lộ 49 - con đường đi quanhiều địa danh lịch sử: Khe Máu, đèo Kim Quy, dốc Tà Lương Hoặc con đườngkhác từ Quảng Trị bằng quốc lộ 14 nay là đường mòn Hồ Chí Minh Thác A Nor

là thắng cảnh tự nhiên đầu tiên đã được huyện đầu tư hàng chục tỷ đồng để xâydựng thành một khu nghỉ dưỡng hoàn hảo lý tưởng đối với du khách

Trang 35

2.1.4 Tài nguyên suối khoáng

- Suối nước nóng lộ thiên

Suối nước nóng lộ thiên hay còn gọi là suối nước nóng A Roàng, thuộc điaphận xã A Roàng, cách Thị trấn A Lưới khoảng 25 km về phía Nam Suối nằmngay cạnh đường 14, trong một vùng đất rộng khoảng 10 ha, có núi cao bao xungquanh.Tại đây, có mạch nước khoáng lộ thiên có nhiệt độ khoảng 60 - 70ºC, chứanhiều thành phần khoáng chất có giá trị chữa bệnh

Cũng con đường ấy đi ngược theo dòng suối du khách sẽ gặp thác A Roàngxinh đẹp Hơn nữa, suối nước nóng này lại nằm gần khu rừng nguyên sinh rộng3.000 ha với nhiều cây rằng và động vật quý hiếm nên du khách có thể kết hợpgiữa mục đich tắm suối nước nóng và tham quan, nghiên cứu

Cho tới thời điểm này, suối nước nóng A Roàng đã được huyện đầu tư xâydựng thành một khu nghỉ dưỡng, tuy nhiên vẫn còn mang tính chất sơ khai

- Suối nước nóng Hồng Hạ

Suối nước nóng Hồng Hạ nằm tại xã Hồng Hạ, cách thị trấn A Lưới khoảng

35 km dọc trên đường quốc lộ 49 từ Huế lên A Lưới Giếng nước có đường kínhkhoảng 1m, nằm trong một vùng đất bằng phẳng, nhiệt độ trung bình của giếngnước từ 25 - 30ºC, nên mang lại giá trị chữa bệnh tốt Giếng nước nằm cạnh bênmột con suối rất đẹp mà người dân ở đây thường gọi chung là suối Hồng Hạ nêncái tên gọi suối nước nóng Hồng Hạ cũng từ ấy mà ra Đến đây, bên cạnh việcđược ngâm mình trong dòng nước nóng du khách có thể đắm mình trong dòngnước mát lạnh trong xanh với những cồn các đẹp mắt.Tuy không đồ sộ bằng suốinước nóng A Roàng nhưng nếu như được đầu tư khai thác một cách hợp lý thìtrong tương lai đây sẽ là một điểm đến lý tưởng cho việc phát triển các loại hình

du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái

2.1.5 Tài nguyên tự nhiên khác

- Đèo Pê Ke

Nằm trong tour du lịch tham quan thác Anor, du khách sẽ có chuyến hànhtrình ra hướng Bắc khoảng 10km, du khách sẽ có một tầm nhìn thích thú khi ngắmđèo Pê Ke So với các con đèo khác ở A Lưới thì dèo Pê Ke có phầ ngoạn mục và

Trang 36

nên thơ hơn Đèo Pê Ke là ranh giới tự nhiên giữa dãy Trường Sơn Đông và khubảo tồn thiên nhiên Phong Điền, là nơi phát nguồn các con sông Ô Lâu, ThạchHãn, Sông Bồ… Nơi đây, vào mối buổi sớm hoặc lúc hoàng hôn mây mờ trắngxóa cùng với sương núi đã tạo nên khoảng không gian bềnh bồng trông đẹp mắt.Đèo Pe Kê dài 100m, độ dốc 10% với hệ động thực vật phong phú, có đườngmòn Hồ Chí Minh chạy qua là hệ thống giao thông quan trọng đến với huyệnĐackrông tỉnh Quảng Trị, là điểm quan trọng trên đường Hồ Chí Minh là ngã bađến cửa khẩu Hồng Vân – Cu Tai.

Ngoài đèo Pê Ke, dọc theo đường 49 từ Huế lên A Lưới ta sẽ bắt gặp ba conđèo khác, đó là đèo Tà Lương, đèo Kim Quy, đèo A Co Với cảnh sắc một bên lànúi với hệ thực vật như một thảm xanh trải dọc bên đường , một bên là vực sâuvới nhiều con suối uốn quanh chảy róc rách Mỗi một con đèo mang những néthùng vĩ khác nhau nhưng nó đều tạo cho ta một cảm giác thật dễ chịu khi đứngtrên đỉnh đèo nhìn ngắm mọi vật xung quanh, cả một thế giới thu vào lòng người

- Hồ A Co

Hồ A Co hay còn gọi là hồ mặt nước ngầm Lâm Ly thuộc xã Phú Vinh cáchthị trấn 6km về phía Nam Hồ A Co trữ tình nằm trong rừng thông bạt ngàn, thờitiết ở đây vô cùng trong lành và mát mẻ Đây thật sự là thích hợp cho chuyếnpicnic cuối tuần, cắm trại, tổ chức các buổi ngoại khóa cho cư dân huyện A Lưới

Và sẽ là điểm lý tưởng cho du khách có những giây phút thư thái qua các hoạtđộng bơi lội, cu cá, bơi thuyền

- Động Kềnh Crâm

Đây là hang động thuộc xã A Roàng cách thị trấn khoảng 30km Du khách đếnđây sẽ được chiêm ngưỡng những tầng tầng lớp lớp các tác phẩm tạo hình lạ mắtbằng thạch nhũ vô cùng kỳ thú, đây sẽ là nơi cho bạn tỏa sức tưởng tượng Mặc dùquy mô và sức hấp dẫn không bằng động Phong Nha (Quảng Bình) và Vịnh Hạ Longnhưng hứa hẹn đây sẽ là dừng châ vô cùng lý thú cho những ai thích khám phá.Ngoài các điểm tài nguyên du lịch như trên, ở địa bàn A Lưới còn các điểm

du lịch có khả năng thu hút du lịch như thác Pông Chất, đập Tà Rê, nhiều consông, con suối lượn bao quanh huyện như sông A Sáp, A Lin, Tà Rình…

Trang 37

2.2 Tiềm năng về tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn

Phát triển du lịch sinh thái không chỉ dựa vào các nguồn tài nguyên du lịch

tự nhiên mà còn phải có sự phối kết hợp với tài nguyên du lịch nhân văn Bởi cáctài nguyên nhân văn được coi là sản phẩm văn hoá thông qua hình thức du lịchcộng đồng mà nhiều quốc gia trên thế giới gọi là du lịch bản xứ (Indigenoustoursm) hay du lịch nhà tranh (Cottage tourism) Đến với tài nguyên du lịch sinhthái nhân văn, người tham gia hoạt động du lịch trút bỏ cái thực tại của mình đểhội nhập vào đời sống thực của một cộng đồng mà họ coi là một đối tượng khámphá Môi trường sinh thái nhân văn ở huyện A Lưới cực kỳ đa dạng và phong phú

Đó là không gian sinh hoạt tại một bản làng vùng sâu với phong tục, tập quán vàtruyền thống văn hóa mà người du lịch hoà nhập với thói quen và tập tục bản địa,một làng nghề mà người tham gia du lịch thử nghiệm kỹ năng của bản thân, một

di tích lịch sử văn hoá cách mạng hay không gian lễ hội của đồng bào dân tộcthiểu số

2.2.1 Các di tích lịch sử, văn hoá cách mạng

Di tích lịch sử cách mạng là tài sản vô giá của quốc gia, nó không chỉ có ý

nghĩa hiện tại mà còn lâu dài Cho đến nay, “huyện A Lưới là đơn vị đứng thứ 2

trong số 9 huyện thành phố của tỉnh Thừa Thiên - Huế có 10 di tích cấp quốc gia (chỉ sau thành phố Huế có 14 di tích)” [6,8] Hệ thống các di tích lịch sử cách

mạng ở A Lưới phong phú nhất là các địa đạo, sân bay, đồn bốt, hang động, khobãi Những khu vực, địa danh này đã từng làm nên những chiến công oanh liệttrên quê hương của những anh hùng Cùng kết hợp với các thắng cảnh tự nhiên,các di tích lịch sử cũng sẽ là nguồn tiềm năng để hỗ trợ cho việc phát triển loạihình du lịch sinh thái

Trang 38

sân bay của Mỹ - Nguỵ làm cho quân thù phải khiếp vía Các sân bay A Co, ALưới, A So đã gắn liền tên tuổi các anh hùng Hồ Vai, Kan Lịch, Hồ Thị Đơm Sân bay A Co nằm trên địa phận thôn Ta Bạt, xã Hồng Thượng, cách ngã baBốt Đỏ (ngã ba đường 72 - 14B) 2 km về hướng Tây Nam, cách trung tâm thànhphố Huế 72 km về hướng Đông theo quốc lộ 49 (đường 12 cũ) Sân bay này đượcxây dựng vào năm 1960 nhưng có quy mô nhỏ hơn so với các sân bay khác ở ALưới và đồng bằng nhằm chống phá tuyến đường vận tải vào Nam ra Bắc của

quân ta Đây là âm mưu mà Mỹ - Ngụy thực hiện chiến lược “Chặn ngay cả 4

phía” và cũng là một trong ba tụ điểm tập trung cải trang của tiểu đoàn biệt kích

Mỹ - Ngụy

Sân bay A Cuồn thuộc địa phận xã Hồng Thái, trước đây thuộc xã HồngThượng Sân bay này nằm sát bờ sông A Sáp, giáp ngã ba sông Tà Rình Cũnggiống như sân bay A Co, sân bay A Cuồn được xây dựng vào năm 1960 với âmmưu của Mỹ - Ngụy là thực hiện chiến lược chặn ngay tuyến hành lang TrườngSơn Đông - Trường Sơn Tây, kểm soát và ngăn chặn con đường liên lạc giữa ALưới với đồng bằng

Sân bay A So nằm trên địa phận thôn Sam, xã Đông Sơn, cách đường HồChí Minh 2 km về phía Đông, cách trung tâm thành phố Huế 90 km về hướngĐông Nam theo quốc lộ 49 và đường Hồ Chí Minh Những năm 1955 -1959,chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm được sự tiếp sức của đế quốc Mỹ đã xâydựng nhiều đồn bốt ở các vị trí xung yếu tại A Lưới như A So, Bốt Đỏ, A Co, xây dựng các trại tập trung, dồn đồng bào ta vào ấp chiến lược hòng cô lập đồngbào với cách mạng Song với tinh thần kiên cường và bất khuất nhân dân các dântộc A Lưới đoàn kết một lòng thuỷ chung với cách mạng, tin tưởng tuyệt đối vàoĐảng vào Bác Hồ nhờ đó mà phong trào cách mạng nơi đây được mở rộng và lantoả khắp nơi Để đối phó với tình hình đó, năm 1960 Mỹ cho xây dựng sân bay A

So tại khu vực này, nhằm tăng cường tiềm lực chống phá cách mạng nhất là ngănchặn sự lớn mạnh của tuyến đường Hồ Chí Minh

Trang 39

- Hệ thống các địa đạo và hang động

Nếu như các sân bay ở A Lưới là do Đế Quốc Mỹ và bọn tay sai dựng nênrồi cuối cùng cũng bị phá hủy dưới tinh thần quyết chiến của dân tộc ta thì hệthống các địa đạo và hang động thì chính do những bàn tay người dân nơi đây tạothành Một phần do sống với vùng đất có địa hình, địa vật phù hợp với các dân tộcanh em nơi đây, phần khác do lòng yêu thương dân bản ne họ đã cố gắng tạo chomình những phương thức chiến đấu riêng

Với địa đạo thì được đào bằng công sức của người dân trong thôn bản nơi cóđịa đạo đi qua Nếu là hang động thì là sự thừa hưởng từ các yếu tố tự nhiên củađịa chất Ven đường Hồ Chí Minh qua địa phận A Lưới có những địa đạo và hangđộng đã vang danh trong các trận đánh là: A Đòn, A Noorr, A Púc, A Ting, Cà

Vá, Cốp, 49, Hồng Kim, Nam Sơn…

- Hệ thống các di tích trận địa

Vào thời điểm Mỹ - Ngụy ráo riết xây dựng các đồn bốt kho bãi nhằm tậptrung ngày đêm đánh phá ác liệt địa bàn A Lưới thì quân và dân các đồng bào dântộc nơi đây cũng xây dựng những địa bàn phòng thủ không kém Hàng loạt các đồnbốt kho bãi được hình thành nhằm góp một phần nhỏ nào đó vào việc bảo vệ vùngđất nơi tuyến lửa miền Tây của mình Các trận địa A Chát , A Cút, Chi Choác (xãHương Lâm), A Moông (xã A Roàng), Târlăng (xã Hồng Thuỷ)… chính là những

di tích minh chứng cho những chiến công oanh liệt của quân và dân ta

- Hệ thống các di tích quan trọng khác

Để góp phần làm nên những chiến thắng trên quê hương A Lưới mang tầmvóc lịch sử như vậy thì hệ thống các trận đánh, trụ sở của các cơ quan lâm thời,những ngã ba… chính là những minh chứng cho sự hào hùng đó Và A Lưới chính

là nơi từng diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ 4 năm 1961 Đây sẽ là mốcson quan trọng trong việc giữ gìn, tôn tạo và giới thiệu các di tích lịch sử văn hóa

ở A Lưới hiện nay

Ta Pát:Nơi đây vào ngày 21 đến 24 tháng 04 năm 1961 tại chòi Con Hiên

làng Ta Pát xã Hồng Thượng đã diễn ra Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ lần thứ 4,gồm52 đại biểu chính thức Đại hội kiểm điểm tình hình trong tỉnh từ năm 1954 –

Trang 40

1960 đề ra nhiệm vụ : hfĐẩy mạnh hoạt động vũ trang tuyên truyền, nâng cao tinhthần yêu nước, xây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng, quyết định thành lậplực lượng vũ trang địa phương.

A Nôr : Nơi đây là trường học cách mạng đầu tiên của huyện A Lưới.Năm

1947 khi mặt trận Huế tan vỡ, nhiều cán bộ chiến sĩ từ đồng bằng lên miền tây TrịThiên tham gia hoạt động cách mạng và ông Ku Nô Hồ Ngọc Mỹ đã chọn đây làmtrường học dạy chữ Pa Cô - Tà Ôi cho bà con cùng các chiến sĩ cách mạng làngười dân tộc thiểu số Tại đây hàng tram cán bộ chủ chốt là đồng bào dân tộc ítngười được tôi luyện thêm về chủ nghĩa Mác - Lênin, về đương lối chủ trương củaĐảng, Pháp luật và Nhà nước Đây cũng là điểm giao công văn, thông tin, thư mậtgiữa đồng bằng và miền núi

Cũng tại đây vào năm 1967 du kích xã Hồng Kim đã lập nên chiến côngoanh liệt bằng những bây đá với nhiều mưu trí, dung cảm, sáng tạo, đã giết chết

16 tên địch khi chúng cản dọc suối A Nôr

B45A:Đường nối từ Hồ Chí Minh từ Đông Trường Sơn từ ngã ba Hồng Vân

thuộc thôn Kêr dưới chân đèo Pê Ke với Tây Trường Sơn tại La Hạp thuộc tỉnh SêCông nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Đường được xây dựng từ năm 1966– 1975, đây được xem là trọng điểm đánh phá ngăn chặn ác liệt của không quân,

bộ binh Mỹ - Ngụy từ năm 1966 đến năm 1973

Dốc Chè: Bắt đầu từ chiến khu Hòa Mỹ ( Phong Điền) vượt ngang qua dãy

Trường Sơn đến thung lũng A Lưới thuộc địa phận xã Hồng Vân ngày nay Nơiđây có một rừng chè tự nhiên tươi tốt vừa làm trạm dừng chân, vừa là khu vực antoàn có thể nghỉ ngơi của những đoàn cán bộ ngược xuôi đồng bằng, miền núitrong những năm kháng chiến

Dốc Mèo:Nơi đây đã xảy ra cuộc chiến ác liệt của quân và dân ta với Mỹ

-Ngụy Dốc Mèo nằm trên đia phận xã Hồng Vân cách đường Hồ Chí Minhkhoảng 1km

Đường mòn Hồ Chí Minh: Là tuyến đường lịch sử với chiều dài > 100km

chạy dọc từ đầu huyện đến cuối huyện, đây là con đường huyền thoại trong chiếntranh chống Mỹ cứu nước Một số điểm đáng lưu ý là : Ngã ba đầu đường 71,

Ngày đăng: 21/04/2016, 11:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện A Lưới (1998), Lịch sử Đảng bộ huyện A Lưới, Nxb Thuận Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ huyện ALưới
Tác giả: Ban chấp hành Đảng bộ huyện A Lưới
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1998
3. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh thái, Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch và du lịch sinh thái
Tác giả: Thế Đạt
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2003
4. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Kinh tế du lịch, Nxb Lao động Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa
Nhà XB: Nxb Lao động Xã hội
Năm: 2004
5. Trịnh Nam Hải (2005), “Một số giải pháp cần thiết để bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hoá ở huyện A Lưới”, Báo Văn hoá và đời sống, Sở Văn hoá Thông tin Thừa Thiên Huế, số 129, trang 8-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp cần thiết để bảo tồn và phát huycác di tích lịch sử văn hoá ở huyện A Lưới”, "Báo Văn hoá và đời sống
Tác giả: Trịnh Nam Hải
Năm: 2005
6. Trịnh Nam Hải (2006),“Di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn huyện A Lưới trong hoạt động phát triển du lịch”, Bản tin Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, số 155, trang 5-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn huyện ALưới trong hoạt động phát triển du lịch”, "Bản tin Khoa học và Công nghệ ThừaThiên Huế
Tác giả: Trịnh Nam Hải
Năm: 2006
8. Nguyễn Huy Hiển (2004) “Du lịch A Lưới trong lộ trình di sản miền Trung”, Báo Nhân dân, số 17769, ngày 24/03/2004, trang 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch A Lưới trong lộ trình di sản miềnTrung”, "Báo Nhân dân
9. Hoàng Thị Thu Hương (2005), Khảo sát một số điểm du lịch sinh thái và các di tích lịch sử tiêu biểu huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế, Khóa luận tốt nghiệp, khoa Lịch Sử, ĐHKH Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát một số điểm du lịch sinh thái vàcác di tích lịch sử tiêu biểu huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Hoàng Thị Thu Hương
Năm: 2005
10. Đinh Trung Kiên (2006), Một số vấn đề du lịch Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề du lịch Việt Nam
Tác giả: Đinh Trung Kiên
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia Hà Nội
Năm: 2006
11. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận vàthực tiễn phát triển ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2002
12. Hồ Thị Tuyết Mai, (2005) Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và định hướng khai thác một số phong tục tập quán các dân tộc ít người ở A Lưới - Thừa Thiên Huế để phát triển du lịch, khóa luận tốt nghiệp Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tiềm năng, hiện trạng và địnhhướng khai thác một số phong tục tập quán các dân tộc ít người ở A Lưới - ThừaThiên Huế để phát triển du lịch
13. Trần Nguyễn Khánh Phong (2004) “A Lưới những sản phẩm du lịch”, Tạp chí Dân tộc và thời đại, số 66, trang 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: A Lưới những sản phẩm du lịch”,"Tạp chí Dân tộc và thời đại
14. Trần Nguyễn Khánh Phong (2004), “Du lịch vùng núi Thừa Thiên Huế tiềm năng và triển vọng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, số 4, trang 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch vùng núi Thừa Thiên Huếtiềm năng và triển vọng"”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế
Tác giả: Trần Nguyễn Khánh Phong
Năm: 2004
15. Trần Nguyễn Khánh Phong (2006), “Du lịch văn hoá các tộc người vùng A Lưới”, Tạp chí Huế xưa và nay, số 78, trang 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch văn hoá các tộc người vùngA Lưới”", Tạp chí Huế xưa và nay
Tác giả: Trần Nguyễn Khánh Phong
Năm: 2006
16. Trần Nguyễn Khánh Phong (2006), “ Rượu Đoác: Một nét ẩm thực Tà Ôi”, Tạp chí Dân tộc và thời đại, số 92, trang 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rượu Đoác: Một nét ẩm thực TàÔi”," Tạp chí Dân tộc và thời đại
Tác giả: Trần Nguyễn Khánh Phong
Năm: 2006
17. Trần Nguyễn Khánh Phong (2010), “Cảm nhận về phong cảnh du lịch ở A Lưới”, Báo Thừa Thiên Huế, số 2310, trang 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm nhận về phong cảnh du lịch ởA Lưới”, "Báo Thừa Thiên Huế
Tác giả: Trần Nguyễn Khánh Phong
Năm: 2010
18. Hoàng Sơn (Chủ biên) (2007), Người Tà ôi ở Thừa Thiên Huế, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Tà ôi ở Thừa Thiên Huế
Tác giả: Hoàng Sơn (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Vănhóa dân tộc
Năm: 2007
19. Nguyễn Thị Sửu (2009), “Một số trò chơi dân gian dân tộc Tà Ôi”, Tập nghiên cứu văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế, trang 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số trò chơi dân gian dân tộc Tà Ôi”," Tậpnghiên cứu văn hóa dân gian Thừa Thiên Huế
Tác giả: Nguyễn Thị Sửu
Năm: 2009
20. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn khoa học du lịch
Tác giả: Trần Đức Thanh
Nhà XB: Nxb Đại học quốcgia Hà Nội
Năm: 1999
21. Nguyễn Thị Huyền Trang (2009), Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Nam, khóa luận tốt nghiệp Khoa Lịch Sử, trường ĐHSP Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiềm năng và hiện trạng phát triển dulịch tỉnh Hà Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Huyền Trang
Năm: 2009
22. Ðào Duy Tuấn (2004), “Du lịch văn hoá vùng miền núi và tộc người”, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật, số 3, trang 31 - 35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch văn hoá vùng miền núi và tộc người”,"Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật
Tác giả: Ðào Duy Tuấn
Năm: 2004

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w