1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiềm năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại trằm trà lộc, tỉnh quảng trị

83 1,5K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 4,55 MB

Nội dung

Tại tỉnh Quảng Trị đã hình thành nhiều loại hình du lịch như: Du lịch hoài niệmhồi tưởng; Du lịch đường bộ qua hành lang kinh tế Đông-Tây; Du lịch lễ hội văn hóa,tâm linh… Đặc biệt là lo

Trang 1

Lời cảm ơnKhóa luận tốt nghiệp là công trình nhỏ bé, đánh dấu kết quả cuối cùng của quá trình học tập tại Trường Đại học Ngoại ngữ Huế của tôi Trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này, ngoài sự nổ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiếu sự giúp

đỡ của các thầy cô, các đơn vị quản lý khu du lịch Trằm Trà Lộc và gia đình, bạn bè Qua đây cho phép tôi được gửi đến mọi người những lời cảm ơn chân thành nhất.

Đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy giáo, cô giáo công tác tại trường Đại học Ngoại ngữ Huế đã tận tình dạy dỗ tôi trong thời gian qua Tôi xin cám ơn ban giám hiệu trường Đại học Ngoại ngữ Huế, ban chủ nhiệm khoa Việt Nam học đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận này.

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới cô giáo TS Phạm Thị Liễu Trang – là người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm khóa luận.

Và qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn: Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị, Phòng Văn hóa – Xã hội xã Hải Xuân, Ban quản lí khu DLST Trằm Trà Lộc đã cung cấp số liệu cũng như các thông tin bổ ích giúp tôi hoàn thành khóa luận này.

Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình, đó chính là bố mẹ tôi, anh chị tôi, bạn bè tôi những người đã luôn bên tôi chia sẻ quan tâm và giúp đỡ tôi về tất cả mọi điều Do thời gian có hạn và trình độ của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận của tôi không tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy cô giáo

Xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Minh Hữu

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

4.1 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu 3

4.2 Phương pháp khảo sát thực địa 3

4.3 Phương pháp điều tra xã hội học 4

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4

6 Ý nghĩa của khóa luận 6

7 Bố cục của khóa luận 6

NỘI DUNG 7

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .7 1.1 Cơ sở lí luận về du lịch sinh thái (DLST) 7

1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái 7

1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái 11

1.1.3 Các loại hình du lịch sinh thái 13

1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái 15

1.1.5 Vai trò của phát triển du lịch sinh thái 16

1.2 Tổng quan về du lịch Quảng Trị 25

1.2.1 Du lịch Quảng Trị - tiềm năng và hiện trạng phát triển 25

1.2.2 Hệ thống sản phẩm du lịch ở Quảng Trị 31

1.2.3 Hiện trạng phát triển của ngành du lịch tỉnh Quảng Trị 32

Chương 2: TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI TRẰM TRÀ LỘC 35

2.1 Khái quát về khu du lịch Trằm Trà Lộc 35

2.1.1 Vị trí 35

2.1.2 Tên gọi 35

Trang 3

2.1.3 Truyền thuyết về Trằm Trà Lộc 36

2.1.4 Lịch sử Trằm Trà Lộc 36

2.2 Tiềm năng du lịch ở Trằm Trà Lộc 37

2.2.1 Tiềm năng du lịch tự nhiên 37

2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 39

2.3 Hiện trạng phát triển khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc 44

2.3.1 Khách du lịch 44

2.3.2 Doanh thu du lịch 45

2.3.3 Chiến lược Marketing du lịch 45

2.3.4 Cơ sở vật chất phát triển du lịch 46

2.3.5 Các loại hình du lịch có thể tổ chức tại khu DLST Trằm Trà Lộc 48

2.3.6 Nguồn lao động 49

2.3.7 Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của khu DLST theo các nguyên tắc của du lịch sinh thái 50

2.3.8 Đánh giá chung 52

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI TRẰM TRÀ LỘC 55

3.1 Quan điểm phát triển du lịch sinh thái ở Trằm Trà Lộc 55

3.1.1 Phát triển du lịch phải gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan 55

3.1.2 Phát triển du lịch nhanh và bền vững, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội địa phương 55

3.1.3 Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch 55

3.1.4 Phát triển du lịch có kế hoạch và được kiểm soát 56

3.1.5.Giáo dục và phát huy năng lực cộng đồng 56

3.1.6 Sử dụng nguồn thu nhập từ du lịch cho phát triển khu du lịch và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương 56

3.1.7 Có biện pháp chống ô nhiễm môi trường 56

3.1.8 Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội 56

Trang 4

3.2.1 Mục tiêu của Trằm Trà Lộc trong việc phát triển DLST 57

3.2.2 Định hướng tổng quát 57

3.2.3 Định hướng chiến lược phát triển DLST tại Trằm Trà Lộc 57

3.3 Một số giải pháp phát triển DLST ở Trằm Trà Lộc 59

3.3.1 Giải pháp về tổ chức quản lý 59

3.3.2 Giải pháp về môi trường 60

3.3.3 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch 61

3.3.4 Tăng cường giáo dục và thuyết minh môi trường 62

3.3.5 Giải pháp về giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực 62

3.3.6 Giải pháp về tiếp thị và tăng cường xúc tiến quảng bá DLST 62

3.3.7 Tạo cơ chế chính sách thuận lợi, thúc đẩy hợp tác đầu tư phát triển du lịch sinh thái 63

KẾT LUẬN 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.2.a Số lượng khách đến Quảng Trị theo năm 33

Bảng1.2.b Doanh thu họat động du lịch 33

Bảng 1.2.c Lao động trong ngành du lịch 34

Bảng 2.3.1.Tình hình khách du lịch 44

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

DLST: Du lịch sinh thái

UBND: Uỷ ban nhân dân

QL: Quốc lộ

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế trên thế giới, du lịch đã trở thành một

bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của con người Du lịch khôngnhững là một ngành kinh tế giúp nâng cao đời sống vật chất mà còn giúp con người cóđiều kiện giao lưu văn hóa giữa các quốc gia vùng miền Chính vì vậy, ngày nay dulịch đã nằm trong chiến lược phát triển của rất nhiều quốc gia, trở thành ngành kinh tếquan trọng có đóng góp lớn trong sự phát triển của cả nước

Cùng với sự phát triển của du lịch nói chung thì du lịch sinh thái (DLST) đã vàđang phát triển mạnh trên toàn cầu và trở thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc giatrong chiến lược phát triển du lịch Ngày nay, khi nền công nghiệp bùng nổ kéo theomôi trường bị ô nhiễm nặng nề thì du lịch sinh thái có ý nghĩa vô cùng quan trọng đốivới con người Mô hình du lịch sinh thái giúp con ngườicó điều kiện tiếp cận với thiênnhiên hoang sơ, môi trường trong lanh, tìm hiểu nền văn hóa bản địa đặc sắc, thỏa mãnnhu cầu khám phá và phục hồi sức khỏe cho con người

Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm, du lịch dựa vào thiênnhiên, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn tự nhiên và phát triển cộng đồng và đây là loạihình du lịch có nhiều đóng góp thiết thực cho việc phát triển bền vững, bảovệ tự nhiên

và mang lại lợi ích kinh tế Chính vì vậy,du lịch sinh thái trở thành mục tiêu của nhiềuquốc gia trên thế giới về du lịch vì tính ưu việt của nó

Tỉnh Quảng Trị nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ Chiều rộng trung bình là63,9km, đường bờ biển dài từ Bắc xuống Nam theo quốc lộ 1A khoảng 75km Trên địabàn tỉnh có 2 cảng biển và cảng sông, có sân bay đang được chuẩn bị xây dựng lại, cóđường sắt Bắc- Nam, quốc lộ 1A chạy qua Đặc biệt có quốc lộ 9 nối từ quốc lộ 1Ađến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và trong tương lai gần là trục đường xuyên Á (Myanma– Thái Lan – Lào – Việt Nam) Đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho Quảng Trịtrong giao lưu phát triển kinh tế, thương mại, các tuyến, điểm du lịch

Quảng Trị sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn rất có giá trị đốivới du lịch Quảng Trị có hệ thống di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng, đồ sộ và độcđáo gồm 441 di tích, trong đó có các di tích đặc biệt quan trọng như: Đường mòn Hồ

Trang 8

quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia, nhà tù Lao Bảo, đảo Cồn Cỏ, thành

cổ Quảng Trị, khu lưu niệm nhà cố Tổng bí thư Lê Duẩn… Khu du lịch di tích lịch sửcách mạng gắn đường mòn Hồ Chí Minh được chọn là một trong hơn 20 khu du lịchtrọng điểm của cả nước

Cùng với đó, Quảng Trị có tiềm năng và thế mạnh về tài nguyên du lịch tựnhiên mà không phải địa phương nào cũng có được Mảnh đất Quảng Trị có nhữngphong cảnh thiên nhiên hữu tình, kỳ thú từ sông suối, núi rừng đến những bãi biểntrong xanh duyên dáng, đây chính là tiềm năng để Quảng Trị phát triển loại hình dulịch sinh thái

Trong những năm qua, ngành du lịch Quảng Trị đã có bước phát triển Công tácđịnh hướng, quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, quy hoạch nhánh đã được quantâm xây dựng làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển du lịch đúng hướng và bền vững lâudài Tại tỉnh Quảng Trị đã hình thành nhiều loại hình du lịch như: Du lịch hoài niệmhồi tưởng; Du lịch đường bộ qua hành lang kinh tế Đông-Tây; Du lịch lễ hội văn hóa,tâm linh… Đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái, trong những năm gần đây được cácban ngành, cơ quan chú trọng đầu tư, phát triển thu hút được nhiều du khách, góp phầnchuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, làm chosản phẩm du lịch của tỉnh phong phú, đa dạng hơn và có đóng góp bước đầu chonguồn thu ngân sách

Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc nằm cách QL1A đoạn đi qua thị xã QuảngTrị chừng 6km về hướng Nam, trên dải đất rộng thuộc làng Trà Lộc, xã Hải Xuân,huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã hình thành một vùng hồ nước rộng gần 100 hécta màngười dân địa phương vẫn gọi với cái tên Trằm Trà Lộc Nơi đây vẫn còn giữ được vẻnguyên sơ của một khu nguyên sinh, và là địa điểm thu hút rất nhiều du khách Đếnvới Trằm Trà Lộc, du khách không chỉ được nhìn ngắm cảnh vật thiên sơ hoang dã màcòn được thưởng thức những món ăn đặc sản, thắm đượm hương vị đồng quê

Là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Quảng Trị anh hùng,

được học về chuyên ngành Ngôn ngữ - Văn hóa và Du lịch nên tôi chọn đề tài “ Tiềm

năng, thực trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại Trằm Trà Lộc, tỉnh Quảng Trị” cho khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm nghiên cứu và đánh giá hoạt

động du lịch tại Trằm Trà Lộc, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển

Trang 9

du lịch, bảo vệ môi trường tự nhiên của địa phương, góp phần tăng hiệu quả kinh tế,nâng cao đời sống cho người dân địa phương.

Góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh của du lịch Trằm Trà Lộc đối với khách

du lịch trong nước và quốc tế Đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh Quảng Trị nóichung và huyện Hải Lăng nói riêng

Đề xuất một số giải pháp cho du lịch tại Trằm Trà Lộc

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những vấn đề: tiềm năng, hiện trạng khai thác du lịch tạiTrằm Trà Lộc

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Không gian: đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi khu du lịch Trằm TràLộc với diện tích gần một trăm hécta thuộc làng Trà Lộc, xã Hải Xuân, huyện HảiLăng, tỉnh Quảng Trị

Thời gian: Đề tài sử dụng những số liệu nghiên cứu từ năm 2010 đến 2016

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau

4.1 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu

Thông tin về đối tượng được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, nên cần phảiphân loại, so sánh và chọn lọc những thông tin có giá trị nhất để sử dụng trong bài viết.Đây là phương pháp giúp nhận rõ những thông tin cần thiết để phục vụ cho bài viết

4.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụng việcnghiên cứu lí luận gắn với thực tiễn, bổ sung cho lí luận ngày càng hoàn chỉnh hơn.Việc có mặt tại thực địa trực tiếp quan sát và tìm hiểu thông tin từ những người có

Trang 10

liệu thu thập phong phú hơn, giúp cho việc học tập nghiên cứu đạt hiệu quả cao và cómột tầm nhìn khách quan để nghiên cứu đề tài Đây là phương pháp vô cùng quantrọng để thu thập những thông tin xác thực giúp cho đề tài tăng tính thuyết phục.Phương pháp này giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn khách quan và có những đánhgiá đúng đắn về vấn đề nghiên cứu Hiểu vấn đề một cách sâu sắc và tránh được tínhphiến diện trong khi nghiên cứu.

4.3 Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài Sử dụngphương pháp này để phỏng vấn trực tiếp một số du khách tham gia du lịch tại TrằmTrà Lộc và những người có trách nhiệm quản lí điểm du lịch, những người cung cấpdịch vụ cho khách du lịch Qua đây có thể biết được tính hấp dẫn của điểm du lịch,tâm tư nguyện vọng của du khách cũng như người dân địa phương, những người đangtrực tiếp làm du lịch từ đó có cái nhìn xác thực về tài nguyên và hoạt động du lịch tạinơi nghiên cứu

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Cho đến nay, du lịch nói chung, DLST nói riêng đã có nhiều tác giả nghiên cứu

ở nhiều phạm vi, khía cạnh khác nhau Điển hình là một số công trình nghiên cứu:

Tác giả Phạm Trung Lương trong cuốn “Du lịch sinh thái: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam”, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, bước đầu nêu ra các

khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái, tài nguyên du lịch sinh thái Trình bày về tiềm năng

và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam Cuối cùng tác giả đưa ra những địnhhướng cụ thể và giải pháp cơ bản để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam

Cuốn “Du lịch sinh thái” được xuất bản tại Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật,

năm 2009 do GS.TSKH Lê Huy Bá làm chủ biên Các tác gỉa cuốn sách đã cung cấpcác tri thức cơ bản về các quy luật tương tác giữa các thành phần môi trường trong một

hệ sinh thái, tính đa dạng sinh học, diễn thế và sự phụ thuộc lẫn nhau của chúng theoquy luật vận động và phát triển của DLST

Trong đó, cuốn sách đã dành một lượng nhất định để giới thiệu cho người đọchiểu biết thêm về cơ sở sinh thái môi trường, sinh thái cảnh quan, cái hay, cái đẹp, cáihấp dẫn của một số loại hình sinh thái đặc thù, khai thác nhằm phục vụ cho hướng dẫnDLST và bảo vệ môi trường.

Trang 11

Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Thị Tú (2006), “Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập” bảo vệ tại trường Đại học

Thương mại Hà Nội Nội dung luận án đã hướng vào phân tích làm rõ khái niệm về dulịch, DLST, yêu cầu và nội dung phát triển DLST xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.Trong đó, đã chỉ ra những cơ hội và thách thức đối với phát triển DLST trong xu thếhội nhập Đồng thời, trên cơ sở phân tích những kinh nghiệm phát triển DLST của một

số nước như: Ôxtrâylia, Niu Dilân, Nêpan, Kênia, Êcuađo, Côxta Rica, Pháp,Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan và xem xét điều kiện của Việt Nam, tác giả luận án đãrút ra 7 bài học kinh nghiệm quý báu có thể vận dụng đối với Việt Nam Đánh giá thựctrạng phát triển DLST Việt Nam trong giai đoạn trước đó về các mặt thành công, hạnchế và nguyên nhân chủ yếu Từ đó, tác giả luận án đã đưa ra những giải pháp chủ yếuphát triển DLST Việt Nam trong giai đoạn tới

Tại diễn đàn Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI nhiệm kỳ

2015-2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có bài tham luận với tựa đề “Một số giải pháp chủ yếu xây dựng sản phẩm du lịch Quảng Trị tạo khả năng cạnh tranh, liên kết và hợp tác phát triển du lịch” do ông Nguyễn Hữu Thắng - Giám đốc Sở trình bày.

Trong bài tham luận này,ông Nguyễn Hữu thắng đã nhấn mạnh Quảng Trị có nhiềulợi thế phát triển du lịch, trong đó có 3 loại hình du lịch được khẳng định có lợi thế nổitrội, đó là: Du lịch văn hóa lịch sử; Du lịch sinh thái và Du lịch Hành lang kinh tế

Đông - Tây Đặc biệt đối với Du lịch sinh thái: Đây là loại hình giữ vai trò quan trọng

đối với du lịch Quảng Trị, đặc biệt đối với khách nội địa.

Trên tạp chí khoa học của Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh bài đăng

số 35 năm 2012, nhóm tác giả Bùi Thị Thu, Trương Đình Trọng, Đỗ Thị Việt Hương,

Nguyễn Quang Tuấn với đề tài “ Đánh giá tài nguyên phục vụ việc thiết kế tuyến du lịch tỉnh Quảng Trị” đã khái quát về tài nguyên du lịch tỉnh Quảng Trị bao gồm cả tài

nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn Từ đó nhóm tác giả đã đưađánh giá đối với tài nguyên du lịch của tỉnh Quảng Trị với các tiêu chí đó là về khảnăng thu hút thị trường khách, khoảng cách từ điểm du lịch đến tỉnh lị, khả năng tiếpcận tham quan du lịch và cuối cùng là tính lien kết với các điểm du lịch khác

Đặc biệt trong bài báo này nhóm tác giả đã đưa thêm các tiêu chí đánh giá riêng

Trang 12

hoạt động du lịch trong năm và cơ sở vật chất phục vụ du lịch Từ đó nhóm tác giả đưa

ra kết luận về mức độ thuận lợi của các điểm du lịch trong việc phục vụ thiết kế tuyến

du lịch Và đối với các điểm du lịch tự nhiên thì Trằm Trà Lộc được đánh giá là thuậnlợi cho việc đưa vào thiết kế tuyến du lịch

Ngoài ra còn có một số bài viết như: Báo “ Dân trí” với bài viết “ Trằm Trà Lộc – viên ngọc giữa đồng bằng” hay báo “Lao động” với tựa đề “Trằm Trà Lộc - vẻ đẹp hoang sơ đầy quyến rũ” và “Khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc: Điểm vui chơi thú vị trong những ngày lễ” của Đài phát thanh Quảng Trị

Nhìn chung,các nhà nghiên cứu, các học giả, các nhà báo đã quan tâm tìm hiểu

về du lịch sinh thái nói chung và du lịch Quảng Trị nói riêng đặc biệt là Khu DLSTTrằm Trà Lộc Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu, các bài viết chỉ mới đề cậptổng quan về hệ thống tài nguyên du lịch Quảng Trị, và giới thiệu Trằm Trà Lộc như làmột điểm đến hấp dẫn mà chưa đánh giá hết tiềm năng của khu du lịch Song đó lànhững tài liệu vô cùng quý giá để chúng tôi có thể kế thừa hoàn thiện khóa luận tốtnghiệp của mình Khóa luận của tôi sẽ tập trung phân tích những tiềm năng, thế mạnhcủa khu du lịch sinh thái Trằm Trà Lộc từ đó đưa ra những giải pháp và định hướngthiết thực để phát triển khu du lịch

6 Ý nghĩa của khóa luận

Khảo sát, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Trằm Trà Lộc Trên

cơ sở đó đề ra những giải pháp để phát huy những lợi thế, khắc phục những hạn chếcòn tồn tại góp phần thúc đẩy du lịch tại Trằm Trà Lộc phát triển với tiềm năng sẵn có

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục, nộidung chính của khóa luận được trình bày trong 3 chương

•Chương 1: Cơ sở lí luận và tổng quan về địa bàn nghiên cứu

•Chương 2: Tiềm năng, hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái tại Trằm Trà Lộc

•Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch tại Trằm Trà Lộc

Trang 13

NỘI DUNGChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ

ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở lí luận về du lịch sinh thái (DLST)

1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái

Trong những năm qua, du lịch sinh thái như một hiện tượng và xu thế phát triểnngày càng chiếm được sự quan tâm của các nước trên thế giới Ngoài ý nghĩa góp phầnbảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng, pháttriển DLST đãmang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội giải quyết việc làm, nâng cao thunhập quốc gia và thu nhập cho cộng đồng dan cư địa phương nhất là đối với vùng sâu,vùng xa, nơi có cảnh quan thiên nhiên, văn hóa hấp dẫn Mặt khác, DLST còn gópphần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua giáo dục môi trường,văn hóa, lịch sử và nghỉ ngơi giải trí DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm, thôngqua các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, phát triển phúc lợi cộngđồng và đảm bảo cho sự phát triển bền vững

“ Du lịch sinh thái” ( Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã nhanhchóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác nhau Đây

là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau Đối với một

số người, “du lịch sinh thái” đơn giản được hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép

“du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc Song đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quáthơn thì một số người quan niệm du lịch sinh thái là du lịch thiên nhiên, là khái niệm

mà trong thực tế đã xuất hiện từ đầu những năm 1980 Với khái niệm này, mọi hoạtđộng du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi… đều được hiểu là

du lịch sinh thái

Trang 14

Cũng có người quan niệm DLST là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít cónhững tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái nơi diễn ra cáchoạt động du lịch.

Có những ý kiến cho rằng DLST đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có tráchnhiệm, du lịch xanh có lợi cho môi trường hay có tính bền vững

Có thể nói, cho đến ngày nay khái niệm về DLST vẫn còn được hiểu dưới nhiềugóc độ khác nhau, với những tên goi khác nhau Tuy nhiên, những tranh luận vẫn còn tiếptục nhằm đưa ra một định nghĩa chung được chấp nhận về DLST, đa số ý kiến tại các điếnđàn quốc tế chính thức vè DLST đều cho rằng DLST là loại hình du lịch dựa vào thiênnhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái Dukhách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nângcao hiểu biết, cảm nhận được những giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra nhữngtác động không thể chấp nhận đối với hệ sinh thái và văn hóa bản địa

Các đặc tính cơ bản của DLST

- Phát triển dựa vào những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và văn hóa bản địa

- Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái

- Có giáo dục và diễn giải về môi trường

- Có đóng góp cho những nổ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng

Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos –Lascurain đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch liên quan đến những khu vực

tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ýthức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”.[10;8]

Cùng với thời gian, định nghĩa về DLST được nhiều nhà nghiên cứu quan tâmđưa ra, điển hình là:

Theo Wood (1991): “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đốihoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử mối trường tự nhiên và văn hóa mà không làmthay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái Đồng thời tạo những cơ hôi về kinh tế để ủng hộviệc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích tài chính cho người dân địa phương” [10;9]

Định nghĩa của Aleen (1993): “Du lịch sinh thái được phân biệt với các loạihình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái,thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề Du lịch sinh thái tạo ra mối

Trang 15

quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biếnbản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường.Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và môitrường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại

và chú trọng đến nhữngđóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên” [10;9]

Mặc dù có chung những quan điểm cơ bản về DLST, song căn cứ vào nhữngđặc thù và mục tiêu phát triển, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều phát triển nhữngđịnh nghĩa riêng của mình về DLST

Định nghĩa của Nêpan:

“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cáo sự tham gia của nhân dân vào việchoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liênkết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ dulịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào” [10;9]

Định nghĩa của Malaixia:

“Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách nhiệm

về mặt môi trường, tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trântrọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hóa kèm theo,trước đây cũngnhư hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của dukhách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cáchtích cực, có lợi về xã hội và kinh tế”.[10;10]

Định nghĩa của Ôxtrâylia:

“Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến giáo dục vàdiễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lí bền vững về mặt sinh thái” [10;10]

Định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (WTO – World Tourism Organisation)

“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch được thực hiện ở những vùng tự nhiêncòn ít bị can thiệp bởi con người, với mục đích để, chiêm ngưỡng, học hỏi về các loạiđộng thực vật cư ngụ trong khu vực đó, giúp giảm thiểu và tránh được các tác độngtiêu cực đến khu vực mà du khách đến thăm Ngoài ra, du lịch sinh thái phải đóng gópvào công tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triển những khu vực cộng đồnglân cận một cách bền vững đồng thời phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi

Trang 16

Còn rất nhiều định nghĩa khác về DLST, trong đó Buckley (1994) đã tổng quátnhư sau:

“Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn, và

có giáo dục môi trường mới được xem là du lịch sinh thái” [10;11]

Như vậy, DLST không chỉ đơn thuần là loại hình du lịch ít tác động đến môitrường tự nhiên, bên cạnh đó là du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tính giáodục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đem lại lợi íchcho cộng đồng địa phương

Ở Việt Nam, DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế

kỷ XX, song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch

và môi trường Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ khác nhau, kháiniệm về DLST cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất

Tại Hội thảo xây dựng chiến lượcquốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển

Du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7 đến 9-9-1999 tại Hà Nội đã đưa ra khái niệm

về du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và vănhóa bản địa, gắn với giáo dục và môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và pháttriển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [11;11].Có thể nóiđây là một định nghĩa đầu tiên của Việt Nam về DLST mang đầy đủ ý nghĩa và nộidung của loại hình du lịch này Nó được coi là cơ sở lý luận các nghiên cứu và ứngdụng thực tế việc phát triển DLST ở Việt Nam

Luật du lịch Việt Nam(2005) đưa ra khái niệm DLST như sau: “Du lịch sinhthái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương, với

sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [25;11]

Mặt dù có thể khác nhau về diễn đạt và cách thể hiện nhưng trong các địnhnghĩa về DLST đều có sự thống nhất cao về bốn điểm Thứ nhất, được thực hiện trongmôi trường còn hoang sơ hoặc tương đối hoang sơ gắn với văn hóa bản địa Thứ hai,

hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hóa và xã hội Thứ ba,

có tính giáo dục môi trường cao và có trách nhiệm với môi trường Thứ tư, phải manglại lợi ích cho cư dân địa phương và có sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương

Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái là những mặt bổ sung chonhau của cùng một chương trình hành động Phát triển du lịch phải đi liền với bảo vệ

Trang 17

môi trường.Nếu không bảo vệ được môi trường thì du lịch sẽ không phát triển Do đóphát triển DLST tương đồng với việc phát triển du lịch bền vững Nếu không phát tiển

du lịch theo hướng bền vững thì việc bảo vệ môi trường sẽ thất bại Do đó, vừa phảituân theo xu hướng phát triển du lịch đồng thời phải bảo vệ môi trường sinh thái Bêncạnh đó, DLST còn đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển kinh tếxã hội của quốcgia, địa phương

Du lịch sinh thái có thể được hiểu dưới những tên gọi khác nhau như:

- Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)

- Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature – Based Tourism)

- Du lịch môi trường ( Environmental Tourism)

- Du lịch đặc thù ( Particular Tourism)

- Du lịch xanh( Green Tourism)

- Du lịch thám hiểm (Advantage Tourism)

- Du lịch vản xứ( Indigenous Tourism)

- Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism)

- Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism)

- Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)

- Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)

1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái

Mọi hoạt động phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng đều được thựchiện trên cơ sở khai thác những giá trị của tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sửkèm theo các điều kiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ Kết quả của quá trình khai thác đó

là sự hình thành những sản phẩm du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiềulợi ích cho xã hôi

Trước tiên đó là những lợi ích về kinh tế - xã hội, tạo ra nhiều cơ hội việc làm,nâng cao đời sống kinh tế cho cộng đồng địa phương thông qua các dịch vụ du lịch,tạo điều kiện cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử và sự đa dạng của thiên nhiênnơi có những hoạt động phát triển du lịch Sau nữa là những lợi ích đem lại cho khách

du lịch trong việc hưởng thụ các cảnh quan thiên nhiên mới lạ và độc đáo, các truyềnthống văn hóa lịch sử, những đặc thù dân tộc mà trước đó họ chưa biết tới, từ đó xác

Trang 18

lập ý thức trách nhiệm về bảo tồn sự vẹn toàn của các giá trị thiên nhiên, văn hóa lịch

sử của nơi họ đến nói riêng và của hành tinh nói chung

DLST là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả nhữngđặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung, bao gồm:

Tính đa ngành: Tính đa ngành thể hiện ở đối tượng được khai thác để phục vụ

du lịch (sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng vàcác dịch vụ kèm theo…) Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu chonhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách dulịch (điện, nước, nông sản, hàng hóa)

Tính đa thành phần: Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch,

những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phichính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch

Tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên,

cảnh quan lịch sử - văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch vàngười tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế và nângcao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội

Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch, với một quần thể các

điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau

Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với

cường độ cao trong năm Tính mùa vụ còn thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉbiển, thể thao theo mùa…(theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuốituần, vui chơi giải trí…(theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm

du lịch)

Tính chi phí: Biểu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du

lịch chứ không phải với mục tiêu kiếm tiền

Tính xã hội hóa: Biểu hiện ở việc thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã hội

tham gia(có thể trực tiếp hoặc gián tiếp) vào hoạt động du lịch

Bên cạnh những đặc trưng chung của ngành du lịch, DLST cũng hàm chứanhững đặc trưng riêng bao gồm:

Tính giáo dục cao về môi trường: DLST hướng con người tiếp cận gần hơn nữa

với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao về đa dạng sinh học và rất

Trang 19

nhạy cảm về mặt môi trường Hoạt động du lịch gây nên những áp lực lớn đối với môitrường, và DLST được coi là chiếc chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển

du lịch với việc bảo vệ môi trường

Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học: Hoạt động DLST có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyên thiên

nhiên và môi trường, qua đó hình thành ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiênnhiên cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững

Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương: Cộng đồng địa phương chính

là những người chủ sở hữu các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại địa phương mình Pháttriển DLST hướng con người đến các vùng tự nhiên hoang sơ, có giá trị cao về đadạng sinh học, điều này đặt ra một yêu cầu cấp bách là cần phải có sự tham gia củacộng đồng địa phương tại khu vực đó, bởi vì hơn ai hết chính những người dân địaphương tại đây hiểu rõ nhất về các nguồn tài nguyên của mình Sự tham gia của cộngđồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tàinguyên và môi trường, đồng thời cũng góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức cho cộngđồng, tăng các nguồn thu nhập cho cộng đồng

1.1.3 Các loại hình du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt Tài nguyên DLSTrất phong phú và đa dạng cả tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhậnvăn Dó đó, DLST tồn tại với nhiều hình thức khác nhau Dựa vào tài nguyên du lịchthiên nhiên và ứng dụng các sản phẩm du lịch có thể chia DLST thành các loại hìnhsau:

Thứ nhất là loại hình du lịch biển: Đó là loại hình du lịch mà du khách đến

thưởng ngoạn các phong cảnh hữu tình của mặt biển, đáy biển và các phong cảnh đẹpcủa đảo, bán đảo, và hưởng dụng các sản phẩm do biển cung cấp như: cua, sò, cá, san

hô, thảm cỏ biển…

Mục tiêu chủ yếu của du khách là về với thiên nhiên, tham gia các hoạt động dulịch biển đảo như: tắm biển, thể thao biển, lặn biển, xem chim thú các loài động thựcvật trên đảo, dưới biển, nghĩ dưỡng biển, câu cá, thẻ mực, du thuyền trên biển…Thờigian thuận lợi cho loại hình du lịch này là mùa nóng, khi nhiệt độ nước biển và không

Trang 20

được du lịch quanh năm Mặt khác, chất lượng mặt nước biển, bãi biển, độ dốc khôngphải nơi nào cũng phù hợp cho du lịch tắm biển Loại hình này được những người thunhập cao ưa thích và có thể lưu lại dài ngày.

Thứ hai là loại hình dulịch núi và hang động: Đây là loại hình mà du khách

khám phá các đỉnh núi cao, hang động huyền ảo, ngắm phong cảnh, chim thú lạ…Dotính độc đáo loại hình du lịch này rất thích hợp cho du lịch tham quan, nghỉ núi, khámphá núi, hang động, cắm trại, mạo hiểm…rất thích hợp những du khách ưa thích cảmgiác mạnh

Thứ ba là loại hình du lịch rừng sinh thái thiên nhiên: là loại hình du lịch màdu

khách tham quan hệ sinh thái thiên nhiên hoang dã, ngắm phong cảnh, xem chim, thú

và hưởng thụ các sản phẩm của rừng cung cấp như cá, thú…Hệ sinh thái thiên nhiênđiển hình là Vườn quốc gia, Khu dự trữ sinh quyển Đây là một khu vực thiên nhiênhoang dã có đặc điểm nổi bật về hệ sinh thái và các loại động, thực vật được bảo vệ đểduy trì phát triển bền vững

Hệ sinh thái Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên là những vùng có sức cuốnhút đối với khách du lịch Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên được xây dựngnhằm ngăn chặn việc khai thác quá mức đời sống hoang dã và cảnh quan môi trường

Do tính độc đáo của nó, nên rất thuận lợi cho việc phát triển cho các loại hình du lịchnhư: du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí ngoài trời, tìm hiểu thiên nhiên hoang dã,giáo dục, văn hóa, du lịch căm trại, về nguồn, xem chi thú, câu cá, đi bộ trong rừng…

Loại hình du lịch có khả năng thu hút người có thu nhập, trình độ cao, ngườilàm việc bận rộn, người thành thị họ muốn thưởng thức cuộc sống yên tĩnh, môitrường trong lành, tìm hiểu lịch sử, nghiên cứu khoa học… Đây là hình thức tồn tạiđặc trưng của DLST, bảo tồn thiên nhiên, chống ô nhiễm môi trường

Thứ tư là loại hình du lịchthăm bản làng dân tộc: Đây là nguồn tài nguyên nhân

văn ở các khu sinh thái tự nhiên Ở các bản làng dân tộc, nét đôc đáo thu hút du kháchtrong và ngoài nước đó là cộng đồng dân cư với truyền thống văn hóa của họ như: Cácmón ăn đặc sản, kiến trúc nghệ thuật, lối sống, sinh hoạt lễ hội và văn hóa dân gian…Loại hình này rất hấp dẫn du khách nước ngoài

Thứ năm là loại hình du lịch thôn quê: Đối với người dân đô thị, làng quê là nơi

có không khí trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng Tất cả yếu tố

Trang 21

đó, lại không thể tìm thấy ở đô thị Như vậy, về nông thôn có thể giúp họ phục hồi sứckhỏe sau những ngày làm việc căng thẳng Về phương diện kinh tế, người dân đô thịnhận thấy giá cả nhiều mặt hàng nông sản thực phẩm ở nông thôn rẻ hơn, tươi hơn.Điều đó làmtăng mối thiện cảm khi du khách tiềm năng quyết định du lịch về nôngthôn Mặt khác, về mặt tình cảm, người đô thị tìm thấy ở nông thôn cội nguồn củamình Dưới góc độ xã hôi, người đô thị thấy người dân ở làng quê tình cảm chânthành, mến khách và trung thực.

Loại hình du lịch làng quê được ưa thích là tham quan phong cảnh làng quê, duthuyền trên sông nước, câu cá, thăm vườn cây ăn trái, trãi nghiệm cuộc sống làng quê-

ở nhà dân, thăm viếng người thân, du lịch về nguồn

Sáu là: Du lịch gắn với chữa bệnh: Là loại hình du lịch thưởng ngoạn cảnh

quan thiên nhiên, yên tĩnh, môi trường trong lành, gắn với chữa bệnh như suối nước,nghĩ dưỡng… Loại hình này rất thích hợp với người lớn tuổi

1.1.4 Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái

1.1.4.1 Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn

Đây là một nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST, tạo ra sự khác biệt rõ rànggiữa DLST với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác Du khách khi rời khỏi nơimình đến tham quan sẽ phải có được sự hiểu biết cao hơn về các giá trị của môitrường tự nhiên, về những đặc điểm sinh thái khu vực và văn hóa bản địa Với nhữnghiểu biết đó, thái độ cư xử của du khách sẽ thay đổi, được thể hiện bằng những nỗ lựctích cực hơn trong hoạt động bảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái

và văn hóa khu vực

1.1.4.2 Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái

Cũng như hoạt động của các loại hình du lịch khác, hoạt động DLST tiềm ẩnnhững tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên Nếu như đối với những loạihình du lịch khác, vấn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinh thái chưa phải là những ưutiên hàng đầu thì ngược lại, DLST coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, quantrọng cần tuân thủ, bởi vì:

- Mục tiêu của hoạt động DLST là bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái

Trang 22

- Sự tồn tại của DLST gắn liền với môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điểnhình Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thái các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đixuống của hoạt động DLST.

1.1.4.3 Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng

Đây được xem là một trong những nguyên tắc quan trọng đối với hoạt độngDLST, bởi các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giátrị môi trường của hệ sinh thái ở một khu vực cụ thể Sự xuống cấp hoặc thay đổi tậptục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽlàm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực và vì vậy sẽ làm thay đổi

hệ sinh thái đó Hậu quả của quá trình này sẽ tác động trực tiếp đến DLST Chính vìvậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý nghiã vôcùng quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của DLST

1.1.4.4 Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu họat động của DLST Nếu như các loạihình du lịch thiên nhiên khác ít quan tâm đến vấn đề này và phần lớn lợi nhuận từ cáchoạt động du lịch đều thuộc về các công ty điều hành thì ngược lại, DLST sẽ dành mộtphần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm cải thiện môi trườngsống của cộng đồng địa phương

Ngoài ra, DLST luôn hướng tới việc huy động tối đa sự tham gia của người dânđịa phương, như đảm nhiệm vai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách, cungứng các nhu cầu về thực phẩm, hàng lưu niệm cho khách… thông qua đó sẽ tạo thêmviệc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương Kết quả là cuộc sống của ngườidân ít bị phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời họ sẽ nhận thấy lợi íchcủa việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển DLST

1.1.5 Vai trò của phát triển du lịch sinh thái

Phát triển du lịch sinh thái là khai thác có hiệu quả những giá trị của tài nguyênDLST kèm theo những giá trị về cơ sở hạ tầng và lao động, tạo ra sức hấp dẫn về tàinguyên DLST bằng những sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của dukhách, đem lại lợi ích cho xã hội Sự phát triển DLST có vai trò vô cùng to lớn

1.1.5.1 Vai trò của DLST với vấn đề phát triển kinh tế

Trang 23

- Vai trò của DLST trong việc tích lũy vốn cho việc phát triển nông nghiệp và công nghiệp.

DLST có tác động tích cực góp phần làm tăng trưởng kinh tế của các quốc gia.DLST đạt hiệu quả kinh tế cao là nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước và đượcxem là ngành “công nghiệp không khói”, ‘xuất khẩu tại chỗ”, đem lại nguồn thu ngoại

tệ lớn góp phần tăng nhanh cho nguồn thu nhập cho vùng du lịch, thông qua tiêu dùngsản phẩm du lịch và xuất khẩu hàng hóa

Tổ chức du lịch thế giới tổng kếttrong vòng 40 năm (1950-1991) Số tiền cácnước thu được do tiếp nhận khách du lịch tăng 57,4 lần (từ 2,1 tỷ USD lên 278 tỷUSD) Chi tiêu của một khách du lịch quốc tế đã tăng từ 80USD năm 1950 lên 681năm 1991 Tốc độ tăng trưởng bình quân của du lịch quốc tế là 7 % lượng khách và11% thu nhập, chiếm 6,5 % tổng thu nhập quốc dân và bằng 1/3 khối doanh thu dịch

vụ toàn cầu

Thông qua tiêu dùng sản phẩm DLST, tác động đến lưu thông và xuất hiện

“cung-cầu” hàng hóa, dịch vụ Lượng khách càng nhiều thì nhu cầu dịch vụ, hànghóa càng lớn Hàng hóa, dịch vụ bao gồm vô hình và hữu hình Chính vì vậy nó tácđộng mạnh đến các lĩnh vực, các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, xâydựng, giao thông vận tải…Lượng khách đến điểm du lịch sẽ tiêu thụ một lượnghàng hóa lớn dưới dạng các món ăn, đồ uống, hàng lưu niệm…tạo cho nông nghiệpphát triển, tạo cho địa phương một nguồn thu ngoại tệ tại chỗ với hiệu quả cao.Nông nghiệp phát triển kéo theo công nghiệp phát triển để sản xuất ra những mặthàng phục vụ nhu cầu của khách như: Công nghiệp chế biến, bảo quản,…Việc xuấtkhẩu thông qua khách du lịch sẽ có lợi hơn rất nhiều vì bán giá nội địa, giá thànhthấp, tiếc kiệm chi phí bảo quản, vận chuyển…Từ đó làm tăng thu nhập cho vùng

du lịch và tăng hiệu quả nền kinh tế

Từ nguồn thu DLST sẽ có thêm nguồn vốn, khoa học kĩ thuật để dầu tư đẩymạnh cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu củakhách du lịch Mở rộng đầu tư, trùng tu, tôn tạo, nghiên cứu bảo tồn các khu DLST.DLST là cầu nối để phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ

- Vai trò của DLST trong tăng thu nhập

Trang 24

DLST là một trong những giải pháp tích cực để nâng cao thu nhập Nguồntài nguyên hoang sơ, thú quý hiếm, không khí trong lành nền văn hóa độc đáo làtiền đề phát triển DLST, từ đó sẽ tạo ra cơ hội để phát triển kinh tế địa phương.KhiDLST phát triển người dân sẽ được nhận vào làm tại các cơ sở kinh doanh du lịchtrở thành hướng dẫn viên hoặc tham gia phục vụ du lịch tại địa phương Điều nàylàm giảm sức ép đối với các khu bảo tồn và làm giảm việc tàn phá tài nguyên thiênnhiên của con người.

Sự phát triển DLST có quan hệ và tác động qua lại với trình độ phát triển kinh

tế xã hội.Kinh tế xã hội phát triển cao thúc đẩy sự ra đời và phát triển DLST Đồngthời DLST phát triển tác động trở lại thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh hơn, thực hiệnphân công lại lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỉtrọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, nâng cao thu nhập xã hội, cải thiện đời sốngcon người

Phát triển DLST thu hút một lượng lao động rất lớn tham gia trực tiếp hoặc giántiếp vào phục vụ khách du lịch Trong đó, thu nhập từ các hoạt động phục vụ khách dulịch như ; lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên, các hàng hóa mỹ nghệ mang tính chất củađịa phương chiếm tỷ trọng lớn Điều này làm cho đời sống cư dân ngày càng được cảithiện và đảm bảo có một mức sống tốt hơn

Phát triển DLST còn được coi là một giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nôngnghiệp và nông thôn và phát triển nền kinh tế hàng hóa với các ngành nghề đa dạng,đưa tỷ trọng các ngành công nghiệp dịch vụ tăng nhanh

Khách DLST ngoài việc đi du lịch họ còn có nhu cầu thưởng thức các đặc sảnđịa phương, mua sắm quà lưu niệm …điều này sẽ tạo việc làm, phát triển sản xuấtnông lâm nghiệp và thúc đẩy những ngành nghề thủ công truyền thống như sản xuất

đồ lưu niệm bằng nguyên liệu mây, tre, gỗ, đá, dệt thổ cẩm…

Văn hóa địa phương luôn hấp dẫn khách DLST, họ muốn được xem, tìm hiểu,nghiên cứu Khi DLST phát triển nó như là một hình thức để giữ gìn bản sắc, văn hóabản địa, vừa tạo thu nhập cho nhân dân địa phương thông qua các buổi biểu diễn vănnghệ, các lễ hội truyền thống

- Vai trò của DLST trong thúc đẩy đầu tư

Trang 25

Trong quá trình hoạt động, DLST đòi hỏi số lượng lớn vật tư, hàng hoá đadạng, chất lượng cao DLST là lĩnh vực đầu tư vốn ít và thu lợi nhuận cao Do đó, thuhút nhiều nhà đầu tư kinh doanh du lịch, dịch vụ Ngoài ra, DLST góp phần huy độngnguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân vào vòng chu chuyển Khách du lịch mang tiền tưnơi khác đến tiêu dùng ở khu du lịch góp phần làm sống động kinh tế của vùng và đấtnước Thông qua lĩnh vực lưu thông mà DLST có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triểncủa nhiều ngành kinh tế như: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… Do đó, cần phải có

sự đầu tư đáng kể để phục vụ nhu cầu của khách du lịch

Phát triển DLST có khả năng thu hồi tiền tệ Đối với những nơi xa điều kiệnkinh tế chậm phát triển thì phát triển DLST là con đường đẩy nhanh tốc độ phát triểnkinh tế - xã hội nâng cao đời sống nhân dân Trong tình hình khả năng có hạn, thôngqua phát triển DLST để thu hồi tiền tệ là biện pháp ổn định lượng lưu thông tiền tệ, ổnđịnh giá cả Khối lượng tiền tệ mà du lịch mang vào và tiêu thụ tại vùng du lịch vànhững khoản thuế, lệ phí khác đã tạo thuận lợi cho chính quyền địa phương có thêmnguồn vốn để đầu tư phát triển như: Đầu tư cơ sở hạ tầng, mạng lưới thông tin liên lạc,các dịch vụ phục vụ khách du lịch và đầu tư phát triển các ngành kinh tế khác như:Thủ công mỹ nghệ, công nghiệp và nông nghiệp…

Trong lĩnh vực kinh doanh, phát triển DLST là một cơ hội cho các nhà đầu tư thulợi nhuận cao thông qua việc cung ứng những hàng hoá và dịch vụ phục vụ nhu cầu khách

du lịch Do đó, phát triển DLST sẽ tăng cường thúc đẩy các thành phần kinh tế đầu tư.Bên cạnh đó, DLST góp phần định hướng cho sự phát triển của các ngành kinh tế trên cácmặt: Số lượng, chủng loại, chất lượng, sản phẩm và chuyên môn hoá trong sản xuất

Sự sẵn sàng đón khách ở địa phương không chỉ thể hiện ở chỗ: Những nơi cótài nguyên du lịch mà bên cạnh chúng cần phải có cơ sở vật chất, kỹ thuật Việc khaithác có hiệu quả tài nguyên du lịch là phải đầu tư xây dựng đường sá, mạng lướithương mại, bưu điện…qua đó kích thích sự phát triển tương ứng của các ngành kinh

tế có liên quan như: kiến trúc, cảnh quan, môi trường, y tế, giáo dục đào tạo, xây dựngnông nghiệp, công nghiệp, vận tải…Ngoài ra, đánh thức một số ngành, nghề sản xuấtthủ công truyền thống

Trang 26

Phát triển DLST trên cơ sở mang lại lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư và cho xãhội Do đó, việc đầu tư phát triển các ngành phải trên cơ sở thị hiếu tiêu dùng đa dạngcủa khách du lịch, cung - cầu của thị trường du lịch.

Trong thời gian qua, việc tích cực đẩy mạnh hợp tác và chủ động hội nhập kinh

tế quốc tế đã thu hút vốn đầu tư rất lớn cho phát triển du lịch của các tổ chức, thànhphần kinh tế trong và ngoài nước….Tính từ năm 2001 đến năm 2007 đã thu hút vốnđầu từ FDI với tổng số vốn trên 4 tỷ USD với 182 dự án; Riêng năm 2007 thu hút 35

dự án với vốn đầu tư 1,800 tỷ USD Đầu tư hạ tầng du lịch giai đoạn 2001 đến 2007đạt 3.316 tỷ đồng

- Vai trò của DLST trong mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại

Cùng với xu thế chung của thế giới, DLST cũng có vai trò trong mở rộng quan

hệ kinh tế đối ngoại Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, DLST chính là con đường tiếpcận với các quốc gia bên ngoài một cách hữu hiệu nhất góp phần tăng cường sự hiểubiết lẫn nhau, đoàn kết các dân tộc, địa phương vì hoà bình hợp tác và phát triển Đồngthời, thu hút nhiều nhà đầu tư vào kinh doanh du lịch và phát triển cơ sở hạ tầng

Phát triển DLST giúp ích cho việc cải thiện và nâng cao vị thế quốc gia trêntrường quốc tế.DLST là cầu nối mở rộng quan hệ đối ngoại, giao lưu kinh tế, văn hoágiữa các dân tộc các địa phương “DLST là sứ giả của hoà bình” Thông qua phát triểnDLST các quan hệ kinh tế quốc tế được củng cố và mở rộng Mở rộng giao lưu hợp tácquốc tế trong việc bảo tồn tài nguyên du lịch, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, di tích vănhoá lịch sử; hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, bảotồn động, thực vật quý hiếm, hợp tác đầu tư, tour, tuyến du lịch, trao đổi hàng hoá…

Các nước trong khu vực hoặc các nước trên thế giới là điểm đến của du lịch DLSTthực hiện sự giao lưu không gian, sản phẩm xã hội và của cải quốc dân, phân phối lại thunhập giữa các khu vực, tăng thu ngoại tệ, cân bằng thu, chi quốc tế, thu hồi ngoại tệ…

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã ký 25 hiệp định hợp tác songphương với các nước, đồng thời thiết lập quan hệ bạn hàng trên một nghìn hãng củahơn 60 nước và vùng lãnh thổ Đặc biệt, nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc

tế Việt Nam đã áp dụng miễn thị thực song phương cho công dân 6 nước trong khốiASEAN, đơn phương miễn thị thực cho du khách đến từ nhật Bản, Hàn Quốc và 4nước Bắc Âu vào Việt Nam trong vòng 15 ngày

Trang 27

- Vai trò của DLST trong phát triển kinh tế thị trường

DLST phát triển kích thích, làm động lực cho kinh tế thị trường phát triển.Sảnphẩm của DLST thường phong phú, đa dạng chất lượng cao Dó đó, đòi hỏi phải mởrộng giao lưu hợp tác, ứng dụng khoa học - công nghệ trong nhiều ngành, nhiều lĩnhvực để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch DLST có ảnh hưởng đến kinh tếthể hiện thông qua tác động qua lại của quá trình tiêu dùng và cung ứng sản phẩm dulịch Quá trình này tác động lên lĩnh vực phân phối, lưu thông và do vậy ảnh hưởngđến những lĩnh vực khác nhau của quá trình tái sản xuất xã hội

Trên bình diện chung, hoạt động DLST có tác động biến đổi cán cân thu chi củakhu vực và của đất nước Khách du lịch quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước du lịchlàm tăng nguồn thu ngoại tệ Cán cân thu chi được thực hiện giữa các vùng có trình độkinh tế khác nhau, tuy không làm biến đổi cán cân kinh tế của đất nước, song có tácdụng điều hòa các nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kém phát triển hơn,kích thích phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa

Khi khu vực nào đó trở thành một điểm DLST, du khách từ mọi nơi đổ về sẽlàm cho nhu cầu mọi hàng hóa tăng lên đáng kể Việc đòi hỏi một số lượng lớn vật tư,hàng hóa các loại đã kích thích mạnh mẽ các ngành kinh tế có liên quan đặc biệt lànông nghiệp và công nghiệp chế biến…Bên cạnh đó, hàng hóa và vật tư du lịch đòi hỏiphải có chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn Điều này

có nghĩa là yêu cầu hàng hóa phải được sản xuất trên một công nghệ cao, trình độ tiêntiến Các chủ xí nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị hiện đại tuyển chọn và sửdụng công nhân có tay nghề cao để sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu du khách

Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa trong hợp tác và phát triển luôn giữ vai trò chủđạo trên thế giới Hội nhập kinh kế quốc tế yêu cầu của mỗi quốc gia cần thực hiệnchính sách kinh tế thị trường, kinh tế mở, tham gia các chế định kinh tế quốc tế, thựchiện tự do hóa và thuận lợi hóa trong lĩnh vực thương mại và đầu tư Thực hiện hộinhập kinh tế theo hướng bền vững là định hướng chung cho sự phát triển của các quốcgia trên thế giới vì lợi ích chung của toàn nhân loại Mục tiêu của Tổ chức Thương mạithế giới chính là tạo điều kiện thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ trên thế giớiphục vụ cho phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường Vì thế, đối với phát

Trang 28

hàng hóa quốc tế và bảo vệ môi trường sinh thái…đều có vai trò quan trọng trong pháttriển bền vững của nền kinh tế thế giới Phát triển DLST bảo vệ môi trường có ảnhhưởng mang tính quyết định đối với sự sống của nhân loại Do đó, bảo vệ, cải thiệnmôi trường sinh thái là nhiệm vụ chung của các quốc gia đồng thời cũng là nhằm bảo

vệ mục tiêu phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và toàn thế giới phát triển một cách ổnđịnh và bền vững DLST phát triển có vai trò quang trọng trong việc nâng cao chấtlượng và sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ

1.1.5.2 Vai trò của DLST trong phát triển xã hội và bảo vệ môi trường

- Vai trò của DLST trong phát triển xã hội

- Du lịch sinh thái có vai trò thúc đẩy đào tạo con người phục vụ nhu cầu phát triển.Nhu cầu lao động trong ngành DLST và các ngành có liên quan là rất lớn vớinhiều cấp độ chuyên môn khác nhau Có bộ phận đòi hỏi chuyên môn rất cao như:quản lý, hướng dẫn viên, quản lý tổ chức hoạt động lữ hành…, nhưng cũng có những

bộ phận trình độ chuyên môn ở cấp thấp hơn như: nhân viên khách sạn, nhà hàng, làmtạp vụ…Chính tính đa dạng phong phú về chủng loại và đông về số lượng đòi hỏi việcđào tạo cán bộ, nhân viên cho ngành du lịch phải được coi trọng cả về chất lượng, cơcấu và qui mô Phát triển DLST đòi hỏi phải có hệ thống giáo dục đồng bộ, đa dạng

Mục tiêu của DLST là phát triển du lịch bền vững Do đó, con người là yếu tốquyết định cho sự phát triển đó Vì vậy, giáo dục, đào tạo được đặc biệt quan tâm Đàotạo những người có tay nghề về quản lý, phân tích đánh giá tài nguyên, hoạch địnhchiến lược và thực hiện chiến lược phát triển du lịch… Phát triển DLST không nằmngoài mục tiêu vì con người Đào tạo lao động có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầuphát triển DLST, ngoài ra còn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

- Du lịch sinh thái có vai trò nâng cao trình độ dân trí

Khách DLST có trình độ cao, do đó người lao động phục vụ và người dân địaphương phải được đào tạo nâng cao trình độ Đây là yêu cầu, yếu tố không thể thiếu.Trình độ dân trí cao tạo ra cho mỗi người có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môitrường sinh thái, công trình văn hoá, tài nguyên du lịch, an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội; nâng cao phong cách ứng xử lịch sự hòa nhã với khách, thể hiện rõ bảnsắc dân tộc, tạo ra cho khu DLST có tính chất đặc thù thu hút lượng khách du lịch

Trang 29

Du khách đến địa điểm du lịch ngoài tham quan cảnh quan thiên nhiên họ còngiao lưu văn hóa học hỏi lẫn nhau Sự so sánh các nền văn hóa bổ sung thêm nhữngyếu tố tích cực của nền văn hóa khác, loại bỏ những yếu tố không phù hợp của địaphương mình là phần tích cực mang tính giáo dục cao.

Phát triển DLST kéo theo sự phát triển của giáo dục, đào tạo Giáo dục, đào tạo

là yếu tố không thể thiếu trong việc phát triển DLST Giáo dục, đào tạo phát triển ởnhiều cấp học và bậc học Hệ thống các trường phổ thông, các trường dạy nghề pháttriển mạnh để tạo ra một lượng lao động phục vụ cho việc phát triển DLST Cầu vềđào tạo được đẩy lên Do đó việc nâng cao trình độ dân trí là yếu tố khách quan

- Du lịch sinh thái có vai trò giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc

Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng của hoạt động DLST Bởi cácgiá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời giá trị môi trường tự nhiênđối với một hệ sinh thái ở một nơi cụ thể Mối quan hệ giữa DLST với văn hoá là mộtmối quan hệ có tính tất yếu khách quan Tính tất yếu khách quan trước hết bắt nguồn

từ mối quan hệ nội tại.DLST là một hoạt động văn hoá Hơn thế nữa mục tiêu cuốicùng của DLST là sự phát hiện, tiếp nhận và nâng cao giá trị văn hoá Bởi thế, kháchDLST ngoài nhu cầu muốn thưởng thức không khí trong lành, tìm hiểu, khám pháthiên nhiên hoang dã họ còn có nhu cầu tìm hiểu nền văn hoá bản địa nơi họ đến thăm.Nền văn hoá càng lâu đời, độc đáo càng thu hút và hấp dẫn du khách Vì thế, phát triểnDLST phải khôi phục và phát triển các giá trị văn hóa.Như vậy, văn hóa vừa là yếu tốcung góp phần hình thành yếu tố cầu của thị trường DLST Phong tục tập quán, truyềnthống văn hóa là một nội dung thúc đẩy phát triển DLST

Phong tục tập quán là một nét văn hoá riêng của mỗi dân tộc, mỗi vùng baogồm: Cách ăn, ở, sinh hoạt, chữ viết, cung cách ứng xử, truyền thống dân tộc, lễ hộitruyền thống, công trình văn hoá, di tích lịch sử…những yếu tố này tạo ra một nétriêng đặc thù cho vùng du lịch

Khi đi du lịch, du khách muốn được thâm nhập vào các hoạt động văn hóa vàquan hệ với người dân địa phương Họ khao khát hiểu biết và phát triển nhận thức vềnền văn hóa, nghệ thuật, ngành thủ công, tập quán của các dân tộc khác, những địaphương khác Nhưng đồng thời, vẫn phải chú ý để đảm bảo rằng du khách sẽ không

Trang 30

ra, mọi người còn có điều kiện tiếp xúc với nhau, gần gũi nhau hơn Những đức tínhtốt đẹp như giúp đỡ, chân thành…mới có dịp được thể hiện rõ nét DLST tạo điều kiện

để mọi người xích lại gần nhau hơn Như vậy, thông qua DLST mọi người hiểu nhauhơn, tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng

Những chuyến du lịch, tham quan tại các di tích lịch sử, các công trình văn hóa

có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc Khi tiếp xúcvới các thành tựu văn hóa của dân tộc được giải thích cặn kẽ của các hướng dẫn viên,

du khách thực sự cảm nhận được giá trị to lớn của các di tích Nhu cầu về nâng caonhận thức văn hóa trong chuyến du lịch của du khách thúc đẩy các nhà cung ứng chú

ý, yểm trợ cho việc khôi phục, duy trì các di tích, lễ hội, sản phẩm làng nghề Cũngchính nhờ DLST, cuộc sống cộng đồng trở nên sôi động hơn, các nền văn hóa có điềukiện hòa nhập làm cho đời sống văn hóa tinh thần của con người trở nên phong phúhơn

Phát triển DLST là cơ hội để hiểu biết, học hỏi các phong cách sống và phongtục tập quán của dân tộc khác Thông qua đó, khuyến khích khôi phục những nét vănhóa, văn nghệ truyền thống như âm nhạc, các điệu múa, nghi lễ…của địa phương,nâng lên sự hiểu biết về phong tục tập quán nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới

bổ sung làm cho kho tàng văn hoá dân tộc ngày càng thêm phong phú, đa dạng Pháttriển DLST gắn với với phát huy phong tục tập quán và truyền thống của dân tộc,thông qua đó duy trì, nâng cao giá trị văn hoá, phát huy giá trị văn hoá truyền thống…

để tạo cho DLST thêm đa dạng nội dung và hình thức, thu hút lượng khách du lịchngày càng đông

- Vai trò của DLST trong bảo vệ môi trường

DLST là ngành kinh tế có định hướng tài nguyên rõ rệt Điều này có nghĩa là tàinguyên và môi trường là nhân tố cơ bản để tạo ra sản phẩm DLST Chức năng của dulịch nói chung và DLST nói riêng là mang lại sự vui chơi giải trí, phục hồi sức khoẻcho con người Với DLST còn là giáo dục du khách ý thức bảo vệ môi trường sinh thái

- yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển cho thế hệ tương lai Tiêu chí cũng như nộidung của DLST đó là góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng các nguồn tàinguyên một cách bền vững, tập trung cho việc giáo dục và học hỏi…

Trang 31

Phát triển DLST luôn gắn liền với môi trường trong mối quan hệ tác động qualại với nhau Phát triển DLST nhằm cải thiện và nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộcsống của cộng đồng thông qua việc bảo vệ môi trường và di trì các nguồn tài nguyên.Con người cần phải hài hoà với thiên nhiên, thông qua việc bảo vệ môi trường sinhthái để khôi phục sự cân bằng Phát triển DLST là phương cách “cứu lấy thiên nhiên”,

“cứu lấy con người”, làm trong sạch môi trường đồng thời, cải thiện điều kiện kinh tếcủa đất nước mà không làm phá hủy các nguồn tài nguyên Điều này, là nền tảng củanguyên tắc đạo đức mới của cuộc sống bền vững

Ngày nay, việc bảo vệ môi trường sinh thái không còn nằm ở phạm vi của mỗiquốc gia mà trở thành trách nhiệm của cả cộng đồng quốc tế Bảo vệ môi trường sinhthái chính là bảo vệ cuộc sống Hiện tượng trái đất ấm lên, nạn ô nhiểm môi trườngngày càng lớn, nạn phá rừng…có ảnh hưởng rất lơn đến cuộc sống của mọi người dân.Hàng năm số người bị thiên tai, bệnh tật trên thế giới ngày càng nhiều Vì vậy, pháttriển DLST là đòi hỏi và là nhu cầu khách quan để duy trì và nâng cao chất lượng cuộcsống, cải thiện môi trường sinh thái DLST tạo cho con người có cuộc sống lành mạnh,đầy đủ và lâu dài, có sự kết hợp hài hòa giữa con người và tự nhiên, giữa bảo vệ môitrường và phát triển; đồng thời duy trì khả năng chịu đựng của trái đất trước sự khaithác của con người

Thông qua DLST sẽ nâng cao được ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môitrường tự nhiên, tăng cường sự hiểu biết về văn hoá, lịch sử giữa các quốc gia, dân tộc.DLST còn tạo ra những yếu tố phục hồi sức khoẻ nhanh, chữa bệnh, nâng cao sự hiểubiết về thiên nhiên, môi trường DLST chủ yếu sử dụng lao động là người dân địaphương làm cho người dân có thêm thu nhập nâng cao cuộc sống Họ thấy rằng DLST

là nguồn thu nhập chính do đó ý thức bảo vệ môi trường sinh thái được nâng lên

Trang 32

1.2 Tổng quan về du lịch Quảng Trị

1.2.1 Du lịch Quảng Trị - tiềm năng và hiện trạng phát triển

Với lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, dù đã trải qua bao biến

cố thăng trầm của lịch sử, bao biến thiên thay đổi của thời cuộc Dù những vết thươngcủa chiến tranh chưa được hàn gắn, những ký ức của một thời máu lửa vẫn còn in đậmtrong ký ức của chúng ta Song, Việt Nam hôm nay đã vượt qua bao gian khó khôncùng để vươn lên bằng chính nội lực của mình mà trở thành “Điểm đến của thế kỷ 21”

Không được ưu ái như những vùng đất khác mà Quảng Trị, một tỉnh nhỏ nằm ởđoạn thắt nơi khúc ruột miền Trung tựa chiếc đòn gánh gánh hai đầu giang san gấmhoa vốn đã chịu cái khắc nghiệt của thiên nhiên với “nắng thì cháy da, mưa dầm lụtlội” để nổi tiếng với câu ca:

“Quê tôi nằm giữa hai đèo

Ấm no thỉnh thoảng đói nghèo thường xuyên”

Nhưng từng đó cũng chưa đủ để nói về vùng đất tựa lưng vào dãy Trường Sơnhùng vĩ, hướng mặt ra biển Đông mênh mông sóng nước này Quảng Trị, mảnh đất đãđược lịch sử gọi là “chiến địa”, “trấn biên”, phên dậu” một thời và qua hai cuộc khángchiến chống Pháp và chống Mỹ, là nơi đụng đầu lịch sử giữa hai thế lực - cách mạng

và phản cách mạng, nơi chứng kiến nỗi đau đất nước bị chia cắt dằng dặc suốt mộtphần tư thế kỷ

Bởi thế mà khi nhắc đến Quảng Trị người ta nghĩ ngay đến những ngọn gió Làoquăng quật bỏng rát, đến cái khó, cái nghèo, cái khổ…và nhớ ngay đến những bài họclịch sử, đến những tên đất, tên làng, tên núi, tên sông đã rất đỗi thân quen mà giàu chất

sử thi, rất đỗi bình dị mà có sức lay động lòng người … đã vang danh sử sách, đã trởthành cột nối giữa quá khứ hào hùng đến hiện tại và tương lai tươi sáng

Quảng Trị có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch

Về điều kiện tự nhiên:

Quảng Trị có tổng diện tích tự nhiên 473.982,24ha trong đó đất sản xuất nôngnghiệp: 87.837,91 ha (18,53%); đất lâm nghiệp có rừng: 290476,13 ha (61,28%) trữlượng gỗ khoảng 11 triệu m3; trong đó khả năng khai thác khoảng trên 60%; đặc biệt

có trên 23.000 ha đất bazan

Trang 33

Ở Tân Lâm, Tà Rùng có đá vôi với trữ lượng lớn (trên 3 tỷ tấn) ; vàng ở Avao;titan ở Vĩnh Linh và Gio Linh; các mỏ cát silic ở vùng Nam- Bắc Cửa Việt và ở huyệnHải Lăng với trữ lượng lớn có thể sản xuất thuỷ tinh cao cấp và các sản phẩm vật liệuxây dựng Ngoài ra, các loại khoáng sản như đá granit, cao lanh và ăngtimoan đangtrong quá trình thăm dò để đầu tư khai thác Cách bờ biển Quảng Trị khoảng 100-120

km có nguồn khí mêtan chất lượng cao với trữ lượng từ 60-100 tỷ m3

Bờ biển dài khoảng 75km, có 2 cửa biển là Cửa Việt và Cửa Tùng, ngư trườngrộng 8.400km2, có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang, cácam, hải sâm

Về tiềm năng lịch sử - cách mạng:

Có thể nói đây là tài nguyên du lịch nổi trội và độc đáo nhất của Quảng Trị,được tạo nên bởi hệ thống di tích đồ sộ với 453 di tích lịch sử cách mạng đặc biệttrong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước Đây là sự khác biệt lớn nhất của tàinguyên du lịch Quảng Trị với các địa phương khác trong vùng với cả nước Các di tíchtiêu biểu trong hệ thống di tích lịch sử cách mạng

Di tích đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải: là cụm di tích đặc biệt quan trọng, làđiểm đến “bắt buộc” khi tới Quảng Trị Cụm di tích này gồm: sông Bến Hải, cầu HiênLương, cột cờ Hiền Lương, tượng đài Khát vọng Thống nhất, Bảo tàng vĩ tuyến 17,Đồn Công an Hiền Lương và các di tích, chứng tích của một thời kỳ gần 20 năm phânchia Nam Bắc Cụm di tích này đã được công nhận là “di tích đặc biệt Quốc gia”

Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm

1972 được công nhận di tích quốc gia đặc biệt: là chứng tích của bản hàng ca bi tráng

81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa 1972 Đây là một trong những địa điểm thu hút kháchtham quan và đặc biệt là tri ân anh hùng, liệt sỹ lớn nhất của tỉnh Quảng Trị và cảnước Nằm gần thành cổ Quảng Trị là một số địa điểm du lịch quan trọng như Tượngđài Mai Quốc Ca, Nhà hành lễ và Bến thả hoa sông Thạch Hãn, Nhà tưởng niệm vàtượng đài cố Tổng Bí thư Lê Duẩn

Hệ thống di tích đường Hồ Chí Minh đã được công nhận di tích quốc gia đặcbiệt: Là một trong những cung đường bom đạn ác liệt và huyền thoại nhất thời kỳkháng chiến chống Mỹ Các điểm tham quan quan trọng nhất bao gồm: Khe Hó,

Trang 34

đường Khe Sanh – Sa Trầm – Tà Long, cầu treo Bến Tắt, hệ thống các điểm vượtĐường 9….

Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn: nằm trên đường Hồ Chí Minh, nghĩatrang quy tụ 10.333 mộ liệt sỹ, Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9: Là nơi quy tụ10.045 mộ liệt sỹ, nằm ngay bên Quốc Lộ 9 là địa điểm tri ân đặc biệt quan trọng củaQuảng Trị cũng như cả nước

Di tích quốc gia đặc biệt Địa đạo Vĩnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh,đặc biệt Địa đạo Vĩnh Mốc nằm ở xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, với nhiều kmđường hầm và các công trình, khu chức năng phục vụ đời sống, sinh hoạt thường nhậtcủa người dân Là hình ảnh thu nhỏ của làng quê, kiến tạo trong lòng đất, địa đạo VĩnhMốc khác biệt với tất cả các công trình ngầm khác ở Việt Nam cũng như trên thế giới.Đây là một trong những điểm thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế mạnhnhất của Quảng Trị

Sân bay Tà Cơn – Đường 9 – Khe Sanh – Làng Vây – Lao Bảo: Là một trongnhững địa danh nổi tiếng nhất không chỉ ở Việt Nam mà cả trong lịch sử quân sự Hoa

Kỳ Đây là một trong những điểm tham quan quan trọng nhất trên Hành lang kinh tếĐông – Tây

Căn cứ Dốc Miếu và Hàng rào điện tử MC Namara: Đây là căn cứ điểm quân

sự mạnh trong tuyến phòng thủ chiến lược mang tên Hàng rào điện tử MC Namara, làmột di tích từng nổi tiếng thời chống Mỹ và là hệ thống phòng ngự hỗn hợp bao gồmnhiều phương tiện chiến tranh và thiết bị điện tử hiện đại nhất, mang tên của Bộtrưởng Quốc phòng Mỹ MC.Namara

Khu Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam: Thuộcđịa phận thôn Tần Hoà, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ cách thành phố Đông Hà 12km

về phía Tây, cách Quốc lộ 9 khoảng 200m về phía Bắc Được xây dựng vào giữa năm

1973, khu vực này đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1971

- Nhà tù Lao Bảo: Do người Pháp xây dựng từ đầu thế kỹ 20, là một trongnhững “địa ngục trần gian” cùng với nhà tù Kon Tum và Sơn La

Về tiềm năng biển đảo:

Trang 35

Bờ biển của Quảng Trị dài khoảng 75 km, có nhiều bãi biển đẹp môi trườngtrong lành, đa số còn nguyên sơ có khả năng khai thác du lịch cao, nhiều bãi biển đãrất nổi tiếng trong cả nước

Biển Cửa Tùng: Đây là bãi biển có quy mô không lớn, tuy nhiên là bãi biển nổitiếng nhất của Quảng Trị Cửa Tùng đã từng được mệnh danh là “Nữ hoàng của cácbãi biển” Sự đầu tư phát triển chưa tương xứng và phù hợp thời gian qua cùng vớinhững biến động của dòng chảy đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của bãi biểnnày Tuy nhiên đây vẫn là một trọng những tài nguyên du lịch biển đảo nổi trổi quantrọng của Quảng Trị

Biển Cửa Việt: Nằm sát với biển Cửa Tùng, kéo dài khoảng 14km, là bãi biểnlớn nhất của Quảng Trị, nằm gần cảng Cửa Việt Hạ tầng giao thông của bãi biển này

đã được đầu tư tương đối tốt Với diện tích lớn, chất lượng bãi cát và bãi biển cao,khoảng cách khoảng 15 km từ Đông Hà, đây sẽ là điểm đón khách du lịch nghĩ dưỡngbiển quan trọng của Hành lang Kinh tế Đông - Tây

Đảo Cồn Cỏ: Với diện tích khoảng 230ha, Đảo Cồn Cỏ không chỉ là tài nguyênbiển đảo quan trọng của Quảng Trị, đây còn là một địa danh nổi tiếng từ thời khángchiến chống Mỹ với những chiến tích lịch sử anh hùng Với hạn chế về quỹ đất, trữlượng nước ngọt, phương tiện vận chuyển… việc phát triển du lịch Đảo Cồn Cỏ cầnđược cân nhắc với quy mô hợp lý Đặc biệt đây là một trong những địa điểm tiền tiêu,

có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng

Các bãi biển ở Hải Lăng: Bãi biễn Mỹ Thuỷ xã Hải An nằm cách quốc lộ 1Akhoảng 15km về phía đông, hàng năm thu hút khá nhiều khách du lịch cả trong vàngoài tỉnh Tuy nhiên với sự hình thành và phát triển của khu Đông Nam, định hướngkhai thác các bãi biển ở Hải Lăng sẽ có những điều chỉnh Khu vực bãi biễn dự kiến sẽphát triển là bãi biễn xã Hải Khê nằm cách bãi biển Mỹ Thuỷ khoảng 7-8km về phíaNam Đây là một bãi biển nhiều tiềm năng tuy điều kiện khai thác hiện nay còn chưathuận lợi bằng các khu vực khác Định hướng phát triển của khu vực này trước mắt làphục vụ trực tiếp khu Đông Nam

Bãi biển Triệu Lăng: cũng tương tự như bãi biển Hải Khê, bãi biển Triệu Lăngmặc dù có tài nguyên du lịch biển rất có giá trị, tuy nhiên, trước mắt khai thác hạn chế,

Trang 36

phục vụ khách du lịch từ khu Kinh tế Đông Nam, trong tương lai việc đầu tư phát triểnbãi biển Triệu Lăng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của thị trường.

Biển Vĩnh Thái: Đây cũng là một bãi biển đẹp, có nhiều tiềm năng phát triển,đặc biệt là dòng khách đi đường bộ trên quốc lộ 1A Việc phát triển bãi biển Vĩnh Thái

sẽ nằm trong tương quan chung trong việc phát triển các khu du lịch biển đảo củaQuảng Trị và Quảng Bình

Về tiềm năng văn hoá – lịch sử:

Không chỉ phong phú với các tài nguyên du lịch lịch sử - cách mạng, du lịchbiển đảo, du lịch sinh thái, hệ thống tài nguyên du lịch văn hoá - lịch sử của Quảng Trịcũng hết sức hấp dẫn

Các công trình – di tích tôn giáo, mà nổi bật nhất là Tổ Đình Sắc Tứ và Nhà thờ LaVang Đây là hai công trình quan trọng với 2 tôn giáo lớn nhất tại Việt Nam hiệnnay.Ngoài ra, tại Quảng Trị còn có nhiều công trình văn hoá tiêu biểu như: Đình làngNghĩa An, hệ thống các giếng Chăm, Đình Lập Thạch, Đình Điếu Ngao, Đình Trung Chỉ

Di tích Thành Tân Sở (xã Cam Chính, huyện Cam Lộ) là di tích thành luỹ quân

sự cuối cùng của nhà Nguyễn, gắn với phong trào Cần Vương đã được công nhận là ditích lịch sử cấp quốc gia cũng là một điểm tham quan du lịch hết sức có giá trị

Các tài nguyên du lịch gắn với văn hoá truyền thống của đồng bào dân tộc ítngười cũng là một điểm nhấn của du lịch Quảng Trị, trong đó nổi trội hơn cả là VânKiều và PaCô Những địa điểm có thể đầu tư phát triển du lịch tìm hiểu văn hoá dântộc thuận lợi là làng Klu, Tà Rụt và Bản Cát.Đặc biệt là làng Klu đã được đầu tư tươngđối tốt để phát triển du lịch cộng đồng Tuy nhiên việt khai thác cần tổ chức lại…

Quảng Trị cũng có nhiều làng nghề truyền thống có thể kết hợp khai thác dulịch như: làng hương Đông Định (thị trấn Cam Lộ), dệt chiếu Lâm Xuân (Gio Mai,huyện Gio Linh), đan lát Lan Đình (Gio Phong, huyện Gio Linh), bún Cẩm Thạch(Cam An, huyện Cam Lộ), bánh ướt Phương Lang (Hải Ba, huyện Hải Lăng), làngmộc Cát Sơn (Vĩnh Linh), nón lá (Bố Liêu, huyện Triệu Phong), làng hoa An Lạc(Đông Hà), rượu Kim Long (Hải Quế huyện Hải Lăng), nước mắm làng Tùng Luật

Quảng Trị cũng có nhiều lễ hội trong đó gồm các lễ hội gắn với cuộc khángchiến chống Mỹ như: Lễ hội Thống nhất Non sông, lễ hội Hoa đăng Thành Cổ, lễ hộiHuyền thoại Trường Sơn; Lễ hội Quốc tế như: Lễ hội Nhịp cầu Xuyên Á; các lễ hội

Trang 37

tôn giáo như: Lễ hội Tổ Bình Sắc Tứ, lễ hội Kiệu La Vang; và các lễ hội văn hoátruyền thống như: Lễ hội đua thuyền truyền thống, lễ hội chợ đình Bích La, hội cướp

cù Gio Linh, lễ hội Arieuping của đồng bào miền Tây Quảng Trị

Ẩm thực Quảng Trị cũng có nhiều nét đặc sắc, có khả năng góp phần nâng caochất lượng sản phẩm du lịch của tỉnh như: bánh ít lá gai, cơm hến, bánh tráng thịt heo,bánh bột lọc, thịt trâu lá trơng

Về tiềm năng du lịch thương mại- mua sắm.

Quảng Trị nằm trên trục Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt BắcNam, quốc lộ 9 – Hành lang Kinh tế Đông – Tây Quảng Trị là một trong những địaphương có tiềm năng phát triển du lịch thương mại – công vụ và đặc biệt là du lịchđường biên.Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo đã là một trong những cửa khấu đầu tiên và nổitiếng nhất giữa 2 nước Việt Lào Đây cũng là cửa khẩu quan trọng nhất trong tuyếnhành lang kinh tế Đông Tây kết nối Việt Nam với Lào, Thái Lan, Myanmar và VânNam (Trung Quốc) Ngoài ra cửa khẩu La Lay mới được công nhận cửa khẩu Quốc tếcùng với sự hình thành và phát triển của khu Đông Nam, cảng Mỹ Thuỷ, đặc biệt là sựhình thành của cộng đồng ASEAN vào năm 2015, tiềm năng phát triển du lịch thươngmại – công vụ của Quảng Trị sẽ còn trở nên to lớn hơn

Về tiềm năng sinh thái- cảnh quan.

Không chỉ có biển đào, Quảng Trị còn có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên cũngrất đa dạng và hấp dẫn với nhiều tài nguyên du lịch sinh thái, sông suối, hồ, cảnh quan …

Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8 đến 1 km/

km2 Do đặc điểm địa hình bề ngang hẹp, có dãy Trường Sơn núi cao ở phía Tây nêncác sông của Quảng Trị có đặc điểm chung là ngắn và dốc Toàn tỉnh có 12 con sônglớn nhỏ, tạo thành 3 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông ÔLâu (Mỹ Chánh) Cảnh quan các sông đều rất hấp dẫn cả khu vực hạ lưu và thượngnguồn Tuy nhiên do nằm gần núi và biển, nên chế độ thuỷ văn tương đối phức tạp vàomùa mưa bão Quảng Trị cũng có một số sông chảy về phía Tây thuộc hệ thống sôngMêkông như các sông Sê-Pôn, Sê-Bang-Hiêng Nằm trong khu vực miền núi phíaTây có nhiều dòng suối có giá trị cảnh quan cao

Hệ thống hồ, đặc biệt là các hồ thuỷ lợi, thuỷ điện cũng có tiềm năng phát triển

Trang 38

Quảng Trị có nhiều khu vực sinh thái Những khu vực này có thể được chiathành hai dạng với hình thức phát triển khác nhau, phục vụ các thị trường khác nhau.

Là các khu rừng tài nguyên ở khu đồng bằng như: Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc, các khuvực này có đặc điểm là diện tích nhỏ nhưng có thảm thực vật tương đối phát triển vànằm tương đối gần Đông Hà và thị xã Quảng Trị Kết hợp với các chuyến dã ngoạisinh thái cuối tuần, phục vụ nhu cầu nhân dân trong tỉnh Loại thứ hai là các khu bảotồn tự nhiên nằm ở khu vực miền núi phía Tây của tỉnh như Đakrông và Bắc HướngHoá.Với tính đa dạng sinh học cao, các khu vực này phù hợp cho các hoạt độngnghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái chuyên sâu Các hoạt động này cũng có thểđược kết hợp với du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hoá dân tộc ít người

Quảng Trị nhiều khu vực có cảnh quan đẹp, có thể trở thành các tuyến du lịch,ngoại cảnh hấp dẫn như dọc tuyến đường Hồ Chí Minh, khu vực Đakrông, Khe Gió,

hồ Rào Quán, hồ Ái Tử…Suối khoáng nóng Klu cũng là một điểm tài nguyên du lịch

có giá trị, góp phần đa dạng hoá tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch của Quảng Trị

Tuy nhiên các tiềm năng trên chỉ là các tài nguyên sẵn có Để cho các tàinguyên trên thành các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách là cả một quá trình cần có sựchung tay, góp sức của chính quyền, của toàn dân Đặc biệt cần phải có nhà đầu tư vàkhai thác du lịch chuyên nghiệp, có tầm cỡ và biết kết nối tối đa và hiệu quả

1.2.2 Hệ thống sản phẩm du lịch ở Quảng Trị

Là cửa ngõ của Hành lang kinh tế Đông Tây về phía Việt Nam, với nhiều cảnhquan thiên nhiên phong phú, đa dạng và bề dày lịch sử hơn 700 năm, đặc biệt là hệthống di tích lịch sử đặc sắc, tỉnh Quảng Trị có nhiều lợi thế phát triển du lịch, trong

đó có 3 loại hình du lịch được khẳng định có lợi thế nổi trội, đó là: Du lịch văn hóalịch sử, Du lịch sinh thái biển, đảo và Du lịch Hành lang kinh tế Đông Tây

-Du lịch hoài niệm: Đây là sản phẩm du lịch đặc sắc, có thế mạnh nổi trội củaQuảng Trị, có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa với cả vùng Bắc Trung Bộ và cảnước đã được khẳng định cả về lý luận và thực tiễn

Là tuyến lửa khốc liệt của cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại trong thế kỷ 20, lịch

sử đã để lại trên mảnh đất Quảng Trị một hệ thống di tích lịch sử chiến tranh đồ sộ vàđộc đáo Trong số 518 di tích danh thắng đã được kiểm kê đánh giá, có 469 di tích lịch

sử chiến tranh cách mạng (với 4 di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt và nhiều ditích được xếp hạng quốc gia) Hệ thống di tích đồ sộ đó có giá trị lớn đối với hoạt

Trang 39

động du lịch hồi tưởng, du lịch hoài niệm, thu hút, hấp dẫn các chính khách, nhànghiên cứu lịch sử.

- Tour đường bộ trên tuyến Hành lang Đông Tây, chủ yếu đến từ Thái lan vàLào Loại hình du lịch này đã trở thành thương hiệu du lịch mới hấp dẫn trên bản đồcác nước ASEAN Đây là nguồn khách quốc tế chính đến với Quảng trị trong nhiềunăm qua Tuy nhiên, do điểm đến chưa được quy hoạch tốt, hệ thống sản phẩm cònnghèo nàn, các dịch vụ phục vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách nên hầu hếtnguồn khách này chỉ đi ngang qua Quảng trị, ít sử dụng dịch vụ lưu trú và các dịch vụkhác Vì vậy, doanh thu xã hội từ nguồn khách này chưa cao

- Các chương trình hành hương tự phát của các tín đồ công giáo về Trung tâmhành hương Đức mẹ La Vang Trung tâm hành hương Đức mẹ La Vang, chưa kết hợpđược với hệ thống tài nguyên và dịch vụ điểm đến, nguồn khách thu hút chủ yếu từ trongnước, thường cắm trại ngay tại La Vang hoặc tham quan và trở về Huế trong ngày

- Đối với du lịch sinh thái biển, đảo: Đây là loại hình giữ vai trò quan trọng đốivới du lịch Quảng Trị, đặc biệt đối với khách nội địa Với 75 km bờ biển, Quảng Trị

sở hữu nhiều bãi biển đẹp như Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy, Triệu Lăng, Vĩnh Kim,Vĩnh Thái… đặc biệt có đảo Cồn Cỏ gần bờ, đây là điều kiện thuận lợi để Quảng Trịphát triển du lịch sinh thái biển đảo Trong thời gian qua tỉnh đã sớm quy hoạch Khu

Du lịch- Dịch vụ Cửa Việt 141 ha, Khu du lịch ven biển Cửa Việt- Cửa Tùng 170 ha,Khu du lịch Cửa Tùng 135 ha, Khu du lịch Cửa Tùng- Địa đạo Vịnh Mốc 746 ha, Khu

du lịch- dịch vụ Vĩnh Thái 518 ha, Khu du lịch Hải Khê 53,8 ha, Khu du lịch huyệnđảo Cồn Cỏ 45,49 ha; Khu du lịch biển Triệu Lăng 15 ha, Khu du lịch- dịch vụ thuộcKhu kinh tế Đông Nam 335 ha, Khu du lịch Trằm Trà Lộc 100 ha

Như vậy, sản phẩm du lịch được khai thác mạnh nhất của Quảng Trị đối với thịtrường nội địa là các dòng sản phẩm du lịch lịch sử - cách mạng và du lịch sinh thái.Đối với thị trường khách quốc tế, sản phẩm du lịch được khai thác nhiều nhất là thămchiến trường xưa và khu phi quân sự trong các tour DMZ

Nhìn chung, những sản phẩm này tuy đã được khai thác phát triển tương đối tốt,nhưng vẫn chưa xây dựng trong các chương trình du lịch hấp dẫn để có thể mang lạihiệu quả kinh tế cao

Trang 40

Số lượt khách du lịch

Với những đầu tư tích cực khách du lịch đến Quảng Trị trong những năm gầnđây ngày một tăng Trong giai đoạn 2010 - 2015, số lượt khách du lịch đến Quảng Trịtăng 2,7 lần, từ 771678 lượt (2010) lên 1435000 lượt (2015) (bảng 1)

Ngày đăng: 26/07/2016, 15:58

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS. TSKH. Lê Huy Bá (2015) chủ biên, TS Võ Đình Long, Ts Thái Vũ Bình, PGS.TS Thái Thành Lượm, Bảo vệ môi trường du lịch, Nxb Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ môi trường du lịch
Nhà XB: Nxb Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
20. Nguyễn Quyết Thắng (2005), “Giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái”, tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục môi trường và phát triển du lịch sinh thái”, tạp chí "Du lịch Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Quyết Thắng
Năm: 2005
21. Phạm Ngọc Thắng (2009), “Vai trò du lịch cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo”, tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò du lịch cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo”, tạp chí "Du lịch Việt Nam
Tác giả: Phạm Ngọc Thắng
Năm: 2009
22. Anh Thi (2016), Văn hóa ẩm thực truyền thống vùng đất Đông Hà- Quảng Trị, tạp chí Cửa Việt, số 260 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cửa Việt
Tác giả: Anh Thi
Năm: 2016
23. Y Thi(chủ biên) (2011), Làngnghề truyền thống Quảng Trị, Nxb Văn hóa Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làngnghề truyền thống Quảng Trị
Tác giả: Y Thi(chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 2011
25. Đỗ Thị Ánh Tuyết, Bùi Thiết (2006), Du lịch Việt Nam những điểm đến,Nxb Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch Việt Nam những điểm đến
Tác giả: Đỗ Thị Ánh Tuyết, Bùi Thiết
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2006
26. Sở Văn hoá Thông tin Quảng Trị (1995), Di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị, Nxb Sở Văn hóa Thông tin Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị
Tác giả: Sở Văn hoá Thông tin Quảng Trị
Nhà XB: Nxb Sở Văn hóa Thông tin Quảng Trị
Năm: 1995
27. Quốc Hội nước CHXHCNVN (2005), Luật du lịch Việt Nam 2005, Nxb Chính Trị Quốc gia Hà Nội, trang 11.*Tài liệu Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật du lịch Việt Nam 2005
Tác giả: Quốc Hội nước CHXHCNVN
Nhà XB: Nxb Chính Trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
24. Nguyễn Thị Tú (2006), Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w