Lý do chọn đề tài Đã từ rất lâu, du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói đem lại nguồnlợi vô cùng to lớn cho mỗi quốc gia, song song với các loại hình giải trí nhằm thỏamãn cho
Trang 1Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Quốc Chiến
Lớp: K47 Kinh Tế Du Lịch
Giáo viên hướng dẫn:
TS Lê Thị Kim Liên
Huế, tháng 05 năm 2017
Trang 2Để hoàn thành đề tài Chuyên đề này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự giúp đỡ tận tình và cổ vũ của rất nhiều người Với lòng biết
ơn, tôi xin gửi đến quý Thầy, Cô đang giảng dạy tại Khoa Du Lịch - Đại học Huế đã tận tình dạy bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường, từ đó tôi có nền tảng kiến thức nhất định để có thể hoàn thành đề tài này.
Xin đặc biệt cảm ơn Giảng viên Tiến Sĩ Lê Thị Kim Liên - người đã tận tình hướng dẫn, góp ý và truyền đạt kiến thức cho tôi hoàn thành đề tài này Cảm ơn Cô đã luôn chỉ dạy, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Cùng với đó, tôi xin cảm ơn các Anh/Chị
ở Công ty cổ phần truyền thông quảng cáo và dịch vụ du lịch Đại Bàng đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại đơn vị.
Xin chân thành cảm ơn những tình cảm, sự động viên, giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần của gia đình, người thân và bạn bè trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian hoàn thành đề tài này.
Trang 3Tuy có nhiều cố gắng nhưng trong đề tài này không thể không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét, bổ sung thêm của quý Thầy, Cô, các bạn sinh viên và những người quan tâm đến đề tài này để bài Chuyên đề tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, 04 tháng 05
năm 2017 Sinh viên Nguyễn Quốc
Chiến
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kếtquả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiêncứu khoa học nào
Huế, ngày 04 tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Quốc Chiến
Trang 5MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Câu hỏi nghiên cứu 3
5 Thiết kế nghiên cứu 3
6 Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu 5
7 Kết cấu của Chuyên đề 5
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG I:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 6
1.1 Du lịch cộng đồng trong sự phát triển bền vững 6
1.1.1 Lýthuyết về cộng đồng 6
1.1.2 Lý thuyết phát triển du lịch dựa vào cộng đồng 8
1.1.2.1 Các quan điểm về du lịch cộng đồng 8
1.1.2.2 Một số khái niệm cơ bản của du lịch cộng đồng 9
1.1.2.3 Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng 10
1.1.2.4 Các nguyên tắc tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng đồng 11
1.1.2.5 Điều kiện hình thành và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng 12
1.1.2.6.Vai trò và đặc điểm của du lịch cộng đồng 12
1.1.2.7 Các loại hình du lịch cộng đồng 16
1.1.2.8 Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng hiện nay 17
1.1.3 Du lịch cộng đồng trong sự phát triển bền vững 18
1.2 Nguồn nhân lực địa phương 20
1.2.1 Nguồn nhân lực địa phương 20
1.2.2 Nguồn nhân lực du lịch 21
1.3 Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở nước ta 22
1.4 Tổng quan du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014-2016 25
1.4.1 Tiềm năng phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế 25
Trang 61.4.2 Điều kiện thuận lợi và khó khăn của ngành du lịch 26
1.4.2.1 Thuận lợi phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế 26
1.4.2.2 Khó khăn phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế 27
1.4.3 Thực trạng du lịch ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2016 28
1.4.3.1 Kết quả hoạt động của ngành giai đoạn 2014-2016 28
1.4.3.2 Tình hình khách du lịch tham quan tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2016 29
1.4.3.3 Tình hình nhân lực của ngành du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2016 30
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG 31
2.1 Đánh giá tiềm năng du lịch huyện Nam Đông 31
2.1.1.Tài nguyên tự nhiên của huyện Nam Đông 31
2.1.1.1 Vị trí địa lí 31
2.1.1.2 Địa hình 32
2.1.1.3 Khí hậu 33
2.1.1.4 Thổ nhưỡng 34
2.1.1.5.Thủy văn 34
2.1.1.6 Tài nguyên sinh vật và tài nguyên rừng 34
2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn của huyện Nam Đông 35
2.1.2.1 Dân tộc và lao động 35
2.1.2.2 Nhà cửa 36
2.1.2.3 Nghề thủ công truyền thống 37
2.1.2.4 Văn hóa ẩm thực 37
2.1.2.5 Nghệ thuật truyền thống 38
2.1.2.6 Lễ hội 40
2.1.2.7 Phong tục tập quán 41
2.1.2.8.Vườn thuốc nam của Bác Hồ Sự 42
2.1.3 Đánh giá chung tiềm năng du lịch huyện Nam Đông 43
2.3 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông 44
2.3.1 Các hoạt động phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông 44
Trang 72.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông
giai đoạn 2014-2016 46
2.3.2.1 Số lượng khách 46
2.3.2.2 Doanh thu từ hoạt động du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông 47
Bảng 2.5: Doanh thu từ DLCĐ tại huyện Nam Đông giai đoạn 2014-2016 47
2.3.3 Lợi ích của người dân 48
2.3.4 Hiện trạng nguồn nhân lực 49
2.3.5 Hiện trạng khai thác tài nguyên 49
2.3.6 Cơ sở hạ tầng – vật chất kĩ thuật phục vụ trong du lịch 50
2.3.7 Hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh địa phương 51
2.3.8.Đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Nam Đông 52
2.4 Thực trạng khách du lịch tham gia du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông 53
2.4.1.Thông tin chung về mẫu điều tra 53
2.4.2 Đánh giá của khách hàng về thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông 61
2.4.3 So sánh sự khác biệt đánh giá của khách hàng về các yếu tố đối với đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông 74
2.4.4 Khả năng tham gia du lịch của khách hàng trong tương lai 76
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN NAM ĐÔNG 78
3.1 Định hướng 78
3.1.1 Định hướng chung 78
3.1.2 Định hướng phát triển một số lĩnh vực 78
3.1.2.1 Về thị trường 78
3.1.2.2 Về đầu tư phát triển du lịch 78
3.1.2.3 Về phát triển nguồn nhân lực 78
3.2 Giải pháp 79
3.2.1 Giải pháp về tổ chức, quản lý 79
3.2.2 Giải pháp cơ chế, chính sách 80
3.2.3 Giải pháp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ở địa phương 80
Trang 83.2.4 Giải pháp phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương
81
3.2.5 Giải pháp đào tạo và nâng cao nhận thức của người dân 82
3.2.6 Giải pháp bảo vệ, tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch 83
3.2.7 Giải pháp quảng bá du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông 86
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
1 Kết luận 88
2 Kiến nghị 89
2.1 Đối với Sở Du lịch Thừa Thiên Huế 89
2.2 Đối với Ủy Ban Nhân Dân huyện Nam Đông 89
2.3 Đối với doanh nghiệp, công ty lữ hành 89
2.4 Đối với người dân địa phương tại huyện Nam Đông 90
2.5 Đối với khách du lịch 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Mẫu điều tra theo giới tính 53
Biểu đồ 2.2 Mẫu điều tra theo độ tuổi 54
Biểu đồ 2.3 Mẫu điều tra theo trình độ học vấn 55
Biểu đồ 2.4 Mức thu nhập bình quân hàng tháng 55
Biểu đồ 2.5 Nghề nghiệp của khách hàng tham gia du lịch 56
Biểu đồ 2.6 Số lần khách tham gia du lịch tại huyện Nam Đông 57
Biểu đồ 2.7 Kênh thông tin khách biết đến du lịch tại huyện Nam Đông 57
Biểu đồ 2.8 Hình thức tổ chức chuyến đi 58
Biểu đồ 2.9 Mục đích của chuyến đi 59
Biểu đồ 2.10 Thời gian lưu lại 60
Biểu đồ 2.11 Mức chi tiêu bỏ ra cho du lịch tại huyện Nam Đông 61
Trang 108 GDP Tổng sản lượng nội địa
9 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
10 DTHVN Dân tộc học Việt Nam
13 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
14 TNHH - TM Trách nhiệm hữu hạn thương mại
15 HĐND Hội đồng nhân dân
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Doanh thu từ hoạt động du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 2014-2016 28
Bảng 1.2 Tình hình du khách tham quan tại Thừa Thiên Huế 2014-2016 29
Bảng 1.3 Tình hình nhân lực của ngành du lịch Thừa Thiên Huế 2014-2016 30
Bảng 2.1: Số lượng khách DLCĐ tại huyện Nam Đông giai đoạn 2014 - 2016 47
Bảng 2.2: Doanh thu từ DLCĐ tại huyện Nam Đông giai đoạn 2014-2016 47
Bảng 2.3: Cronbach’s alpha của thang đo mức độ yếu tố khó khăn 62
Bảng 2.4:Cronbach’s alpha của thang đo mức độ yếu tố đánh giá 62
Bảng 2.5: Cronbach’s alpha của thang đo mức chỉ tiêu 63
Bảng 2.6:Cronbach’s alpha của thang đo mức độ mong muốn 63
Bảng 2.7:Cronbach’s alpha của thang đo mức độ lợi ích 64
Bảng 2.8: Kiểm định KMO và Barlet’s thang đo các yếu tố đánh giá thực trạng khách du lịch 65
Bảng 2.9: Kết quả EFA thang đo các yếu tố đánh giá thực trạng 66
Bảng 2.10:Kiểm định phân phối chuẩn của tổng thể 68
Bảng 2.11: Model Summary 69
Bảng 2.12:Kiểm định F về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội 69
Bảng 2.13: Kết quả hồi quy 70
Bảng 2.14: Thống kê đánh giá của khách hàng về nhóm sự hấp dẫn 71
Bảng 2.15: Thống kê đánh giá của khách hàng về nhóm chất lượng dịch vụ 72
Bảng 2.16: Thống kê đánh giá của khách hàng về nhóm hạ tầng – kỹ thuật 73
Bảng 2.17: Thống kê đánh giá của khách hàng về nhóm sự tương tác 73
Bảng 2.18:So sánh sự khác nhau về ý kiến đánh giá của 74
khách hàng theo từng tiêu chí 74
Bảng 2.19: Thống kê khả năng giới thiệu của 76
khách hàng sau khi tham gia du lịch 76
Bảng 2.20: Thống kê ý định quay lại của khách hàng sau khi tham gia du lịch 77
Trang 12PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Đã từ rất lâu, du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói đem lại nguồnlợi vô cùng to lớn cho mỗi quốc gia, song song với các loại hình giải trí nhằm thỏamãn cho nhu cầu thụ hưởng ngày một gia tăng của con người hiện tại , du lịch đangngày càng phát triển một cách mạnh mẽ với nhiều loại hình khác nhau đáp ứng cácnhu cầu da dạng của con người như: du lịch tham quan , nghỉ dưỡng , chữa bệnh ,
du lịch văn hóa , tâm linh, du lịch cộng đồng
Ngày nay, du lịch không chỉ đơn thuần phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi thư giãncủa con người như trước đây, mà nó còn mang những giá trị tiềm ẩn, sức lôi cuốn
kỳ diệu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách như: văn hóa tri thức, hoạt động xãhội, tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, cũng như khám phá vẻ đẹp bản sắc văn hóa tinhtúy của mọi vùng miền trên khắp thế giới
Do điều kiện khách quan ấy mà rất nhiều loại hình du lịch đã ra đời, đáp ứngnhững nhu cầu đó của du khách: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch chữabệnh, du lịch cộng đồng Trong bối cảnh chung của du lịch thế giới, Việt Nam –đất nước của nhiều cảnh đẹp, lịch sử lâu đời và bản sắc văn hóa đa dạng đặc sắc của
54 dân tộc hội tụ trên khắp vùng miền của tổ quốc, được biết đến như một trongnhững điểm du lịch lý tưởng cho du khách
Trong những năm gần đây, ngành du lịch Việt Nam liên tục tăng trưởng vớitốc độ cao Theo thống kê của Tổng cục du lịch 2010 ngành du lịch Việt Nam đãđón hơn 28 triệu lượt khách nội địa và 5,21 triệu lượt khách quốc tế, Việt Nam cũngđược dự báo là một trong những nước có ngành du lịch phát triển mạnh nhất trênthế giới trong giai đoạn 2006 – 2016, với tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 7,2%đến 9,9%
Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng của du lịch cũng đồng nghĩa với việcmôi trường tài nguyên dần bị hủy hoại nghiêm trọng bởi lượng rác thải và những tácđộng xấu của con người gây ra trong các hoạt động du lịch tại các khu du lịch, đặcbiệt là tại các khu du lịch có tính đa dạng sinh học cao như: vườn quốc gia, khu dựtrữ sinh quyển, khu du lịch sinh thái…
Trang 13Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định du lịch cần có những giải pháp hữu hiệugiữa bảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển du lịch để đảm bảo sự phát triển dulịch bền vững và dài hạn trong tương lai
Du lịch cộng đồng – loại hình du lịch nhằm bảo tồn tài nguyên, môi trường tạiđiểm du lịch vì sự phát triển du lịch bền vững, đồng thời khuyến khích, tăng cường
sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc tổ chức các hoạt động du lịch, từ đótạo sinh kế bền vững góp phần nâng cao thu nhập cho họ; du lịch cộng đồng cònđặc biệt tạo sự hấp dẫn tới khách quốc tế từ những sản phẩm du lịch bản địa của khu
du lịch Với những lợi thế nổi bật đó, phát triển du lịch cộng đồng trong giai đoạnhiện nay được xem là công cụ hữu hiệu giải quyết những tác động tiêu cực mà dulịch mang lại, hướng đến sự phát triển bền vững và dài hạn
Khu du lịch cộng đồng Nam Đông thuộc huyện Nam Đông, tỉnh Thừa ThiênHuế là một khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, cùng với những nét văn hóatruyền thống, độc đáo của người dân Cơ Tu, nơi đây đã và ngày càng thu hút nhiều
du khách đến tham quan hơn
Mô hình du lịch cộng đồng đang được xây dựng tại khu du lịch cộng đồngNam Đông là một hướng đi mới góp phần thúc đẩy và đa dạng hóa loại hình du lịchcủa tỉnh Thừa Thiên Huế, đồng thời góp phần bảo vệ tài nguyên quốc gia, tạo sinh
kế bền vững cho đời sống kinh tế cho dân cư địa phương, hướng đến sự phát triểncủa du lịch bền vững
Xuất phát từ tình hình thực tiễn phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông
như vậy, tôi đã chọn đề tài “Đánh giá tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển
du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông” làm đề tài cho Chuyên đề tốt nghiệp Tôi hy
vọng với vốn hiểu biết có hạn và nguồn tài liệu ít ỏi, đề tài của tôi sẽ góp một phần nhỏcho sự phát triển của mô hình du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông
2 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua bài Chuyên đề của mình, tôi muốn tìm hiểu các vấn đề cơ bản về
du lịch cộng đồng, phương hướng phát triển của du lịch hiện nay, đánh giá nhữngtiềm năng và thực trạng hoạt động và du lịch cộng đồng tại khu vực này Từ đó đưa
ra những định hướng, giải pháp để góp phần đẩy mạnh và phát triển hơn nữa khu dulịch trở thành điểm du lịch hấp dẫn trong thời gian tới
Trang 143 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và giải phápphát triển du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông
- Đối tượng điều tra: Người dân đã tham gia vào hoạt động du lịch, chính quyềnđịa phương, công ty lữ hành, khách hàng tham gia tour du lịch cộng đồng tại huyệnNam Đông
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Giới thiệu và đánh giá tiềm năng du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông
- Tìm hiểu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu DLCĐ của khách
du lịch trên địa bàn tỉnh thừa Thiên Huế
- Xây dựng định hướng phát triển DLCĐ tại huyện Nam Đông và đề xuất một
số giải pháp giúp thực hiện định hướng trên cơ sở đánh giá tiềm năng du lịch tựnhiên, tìm hiểu nhu cầu khách du lịch
- Phạm vi thời gian: do những hạn chế về thời gian và khả năng nên đề tài tậptrung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 02/2017 đến 4/2017
- Phạm vi không gian: Huyện Nam Đông, khách du lịch
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế?
- Những tiềm năng về tài nguyên của huyện Nam Đông trong việc phát triểnloại hình du lịch cộng đồng?
- Thực trang phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông hiện nay nhưthế nào?
- Những định hướng phát triển và giải pháp đề ra để phát triển bền vững dulịch cộng đồng tại huyện Nam Đông để đáp ứng nhu cầu khách du lịch, đồng thờinâng cao chất lượng cuộc sống của người dân địa phương?
5 Thiết kế nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: giai đoạn nghiên cứuđịnh tính và giai đoạn nghiên cứu định lượng
Trang 155.1 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâukhoảng 10 đối tượng là những người đã tham gia vào hoạt động du lịch, chínhquyền địa phương, công ty lữ hành Các thông tin phỏng vấn sẽ được thu thập,tổng hợp làm cơ sở cho việc khám phá, bổ sung, điều chỉnh các yếu tố, các biếndùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu và là cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi chonghiên cứu định lượng
5.2 Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thôngqua bảng câu hỏi chi tiết với khoảng 165 đối tượng là những người đã tham gia tour
du lịch, và mẫu được lấy theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện Bước nghiên cứunày nhằm đánh giá thang đo, xác định mức độ quan trọng của các yếu tố cũng nhưkiểm định các giả thuyết đã được nêu ra
5.3 Thiết kế thang đo
Giá trị tinh thần được cho là yếu tố quan trọng dùng để đo lường các yếu tố tácđộng đến quyết định tham gia vào hoạt động du lịch của người dân địa phương, nóđược đánh giá dưới nhiều khía cạnh khác nhau Song, mỗi khía cạnh đều được đolường bởi thang đo Likert, gồm 5 mức độ:
5.4 Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu định lượng được thiết kế theocác đặc tính sau:
+ Dạng bảng câu hỏi: có cấu trúc
+ Hình thức câu hỏi: câu hỏi đóng, câu hỏi mở
+ Đối tượng điều tra: những người đã tham gia vào tour du lịch
Trang 166 Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu
6.1 Xác định cỡ mẫu
Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), cỡ mẫu dùngtrong phân tích nhân tố tối thiểu phải gấp 5 lần số biến định lượng cần đưa vào phân tích
để kết quả điều tra là có ý nghĩa Ta chọn độ tin cậy 95%, mức sai số cho phép 5%
- Với n là cỡ mẫu cần lấy ta có công thức: n = (tổng số biến định lượng) x 5
- Với 33 biến định lượng được đưa ra trong bảng hỏi điều tra, kích thước mẫu nlà: 33 x 5 = 165 mẫu Vậy số lượng mẫu cần điều tra tối thiểu phải bằng 165, tôi sẽ tiếnhành điều tra 165 khách du lịch tham gia du lịch cộng đồng tại huyện Nam Đông
- Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện
- Đối tượng phỏng vấn: Là các cá nhân có độ tuổi từ 18 trở lên
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp cá nhân dựa trên bảng hỏi địnhlượng
6.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Dùng phần mềm excel để tính toán lượng tăng giảm, tốc độ tăng trưởng vàphát triển ngành du lịch Thừa Thiên Huế
Phân tích số liệu trên phần mềm SPSS 16.0
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0, sau khi mã hóa vàlàm sạch tiến hành phân tích theo các bước:
- Thống kê mô tả
- Phân tích nhân tố khám EFA
- Đánh giá độ tin cậy thang đo
- Kiểm tra đa cộng tuyến
- Kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng phân tích tương quan hồi quy
7 Kết cấu của Chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, Chuyên đề gồm có 3 chương chính.Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng
Chương 2: Đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tạihuyện Nam Đông
Chương 3: Định hướng và giải pháp góp phần phát triển du lịch cộng đồng tạihuyện Nam Đông
Trang 17PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trước hết, quan điểm về cộng đồng đề cập đến các yếu tố con người với phạm
vi địa lý, mối quan hệ và mục đích chung trong phát triển và bảo tồn cộng đồng đó
Theo Keith và Ary, 1998 thì“Cộng đồng là một nhóm người, thường sinh sống trên
cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc về cùng một nhóm Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo,một tầng lớp chính trị”.
Như vậy, mặc dù các cộng đồng có thể có nhiều cái chung, nhưng sẽ trở nênphức tạp nếu cho rằng họ là một nhóm đồng nhất Các cộng đồng có thể bao gồmnhiều nhóm riêng như nông dân và thị dân, người giàu và người nghèo, người định
cư lâu và người mới định cư Các nhóm quyền lợi khác nhau trong một cộng đồngdường như bị các thay đổi liên quan đến du lịch tác động đến một cách khác nhau.Các nhóm ấy phản ứng trước những thay đổi đó như thế nào phụ thuộc vào mốiquan hệ họ hàng, tôn giáo, chính trị và các mối ràng buộc mạnh mẽ đã được pháttriển giữa các thành viên qua nhiều thế hệ Tùy thuộc vào một vấn đề, một cộngđồng có thể đoàn kết hay chia rẽ về tư tưởng hay hành động (United Nation Foodand Agriculture Organisation, 1990)
Khái niệm Cộng đồng (community) là một trong những khái niệm xã hội học.Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng được sử dụng một cách tương đối rộng
Trang 18rãi, để chỉ nhiều đối tượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về quy mô, đặctính xã hội Từ những khối tập hợp người, các liên minh rộng lớn như cộng đồngchâu Âu, cộng đồng các nước Ả Rập đến một hạng/kiểu xã hội, căn cứ vào đặctính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo như cộng đồng người Do Thái,cộng đồng người da đen tại Chicago Nhỏ hơn nữa, danh từ cộng đồng được sửdụng cho các đơn vị xã hội cơ bản là gia đình, làng hay một nhóm xã hội nào đó cónhững đặc tính xã hội chung về lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thân phận xã hộinhư nhóm những người lái xa taxi, nhóm người khiếm thị
Khái niệm cộng đồng bao gồm các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽcho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt chẽ, là một nhóm xã hội có lúc khá phân tán,được liên kết bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời, dài hay ngắn nhưphong trào quần chúng, công chúng, khán giả, đám đông
Bên cạnh đó, còn có một cách nhìn nhận khác, coi cộng đồng như một đặc thùchỉ có ở nền văn minh con người, ở đó con người hợp tác với nhau nhờ những lợiích chung
Tại Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm phát triển cộng đồng được giới thiệu vàogiữa những năm 1950 thông qua một số hoạt động phát triển cộng đồng tại các tỉnhphía nam, trong lĩnh vực giáo dục Từ ngành giáo dục, phát triển cộng đồng chuyểnsang lĩnh vực công tác xã hội Đến những năm 1960, 1970 hoạt động phát triểncộng đồng được đẩy mạnh thông qua các chương trình phát triển nông thôn của sinhviên hay của phong trào Phật giáo
Từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước cho đến nay, phát triển cộng đồng được biếtđến một cách rộng rãi hơn thông qua các chương trình viện trợ phát triển của nước
ngoài tại Việt Nam, có sự tham gia của người dân tại cộng đồng như một nhân tố
quyết định để chương trình đạt được hiệu quả bền vững Các đường lối và phương
pháp cơ bản về phát triển cộng đồng đã được triển khai trên thực tiễn ở Việt Nam,bằng các nhân sự trong nước với cả những thành công và thất bại Bộ môn “pháttriển cộng đồng và tổ chức cộng đồng” được giảng dạy trong một số trường đại học
ở phía Nam với giáo trình được biên soạn như một môn cơ bản Gần đây, bộ mônnày đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức cấp mã ngành
Trang 191.1.2 Lý thuyết phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
1.1.2.1 Các quan điểm về du lịch cộng đồng
Thuật ngữ Du lịch dựa vào cộng đồng xuất phát từ hình thức du lịch làng bản
từ những năm 1970 và khách du lịch tham quan các làng bản, tìm hiểu về phong tụctập quán, cuộc sống hoang dã, lễ hội, cũng có thể là một vài khách muốn khám phá
hệ sinh thái đa dạng, địa hình hiểm trở, nhiều núi cao vực sâu nhưng lại thưa thớtdân cư, các điều kiện sinh hoạt đi lại và hỗ trợ rất khó khăn, nhất là đối với kháchtham quan Những lúc như vậy, những khách này rất cần có sự trợ giúp như dẫnđường để tránh lạc, nơi ở qua đêm, ăn uống đã được người dân bản xứ tạo điều kiệngiúp đỡ, cung cấp các dịch vụ; lúc đó, khách du lịch thường gọi là chuyến du lịch có
sự hỗ trợ của người bản xứ – đây là tiền đề cho phát triển loại hình du lịch dựa vàocộng đồng
Ngày nay, du lịch cộng đồng được chính phủ, tổ chức kinh tế, xã hội của cácnước quan tâm nên đã trở thành lĩnh vực mới trong ngành công nghiệp du lịch Bêncạnh đó, các tổ chức phi chính phủ tạo điều kiện giúp đỡ và tham gia vào lĩnh vựcnày nên từ đó các vấn đề xã hội, văn hóa, chính trị, kinh tế và sinh thái trong khuônviên làng bản trở thành những tác nhân tham gia cung cấp dịch vụ cho du khách vàthu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, người dân bản xứ cũng có thunhập từ việc cung cấp dịch vụ và phục vụ khách tham quan nên loại hình du lịchdựa vào cộng đồng ngày càng được phổ biến và có ý nghĩa không chỉ đối với khách
du lịch, chính quyền sở tại mà với cả cộng đồng
Trên thực tế, du lịch dựa vào cộng đồng đã được hình thành, lan rộng và tạo ra
sự phong phú, đa dạng cho các loại sản phẩm dịch vụ cho các loại khách du lịch vàothập kỷ 89 và 90 của thế kỷ trước tại các nước trong khu vực châu Phi, châu Úc,châu Mỹ La Tinh, du lịch cộng đồng được phát triển thông qua các tổ chức phichính phủ, Hội thiên nhiên Thế giới Du lịch dựa vào cộng đồng bắt đầu phát triểnmạnh ở các nước châu Á, trong đó có các nước trong khu vực ASEAN: Indonesia,Philipin, Thái Lan; các nước khu vực khác: Ấn Độ, Nepal, Đài Loan
Về mặt lý luận về du lịch cộng đồng: Các nước ASEAN như Indonesia,Philipin, Thái Lan đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo về xây dựng mô hình và tậphuấn, đào tạo kỹ năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Trang 20Một số tên gọi thường dùng khi nói đến du lịch dựa vào cộng đồng:
- Du lịch dựa vào cộng đồng (Community – based Tourism)
- Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch (Community – development in tourism)
- Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community – BasedEcotourism)
- Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng (Community – Participation
in Tourism)
Du lịch dựa vào cộng đồng là một phương thức hoạt động du lịch và có nhữngđiều kiện, tính chất hoạt động giống như loại hình du lịch sinh thái, du lịch bềnvững như sau:
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa,
gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực cộng đồng của cộng đồng địa phương (Thế Đạt, Du
lịch và du lịch sinh thái, 2003) Du lịch sinh thái nhấn mạnh và đề cao yếu tố giáodục, nâng cao ý thức con người trong vấn đề bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn,phát huy những giá trị văn hóa do con người tạo ra
- Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển các hoạt động du lịch trong tương lai (Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu, Du lịch bền
vững, 2001).Du lịch bền vững hướng đến việc quản lý các nguồn tài nguyên sao chocác nhu cầu kinh tế xã hội đều được thỏa mãn trong khi vẫn duy trì được bản sắcvăn hóa, các đặc điểm sinh thái, sự đa dạng sinh học và hệ thống hỗ trợ đời sống Như vậy, du lịch cộng đồng chính là nét tinh túy của du lịch sinh thái và dulịch bền vững Du lịch cộng đồng nhấn mạnh vào cả hai yếu tố là tự nhiên, môitrường và con người
1.1.2.2 Một số khái niệm cơ bản của du lịch cộng đồng
Do vị trí về du lịch dựa vào cộng đồng, tùy theo góc nhìn, quan điểm nghiêncứu mà du lịch cộng đồng có những khái niệm khác nhau
Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas đưa ra khái niệm: “Du lịch
cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địa phương đứng ra
Trang 21phát triển và quản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” (Nicole Hausler and Wolfang Strasdas, Community Based Sustainable
Tourism A Reader, 2000) Quan niệm trên nhấn mạnh đến vai trò chính của người dânđịa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bàn họ quản lý
Du lịch cộng đồng là “phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, văn
hóa xã hội Du lịch cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phép khách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thường của họ” (Rest: Respondsible Ecological Social Tours, Thailand, 1997).
Từ việc nghiên cứu các khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng, tiến sỹ VõQuế đã rút ra khái niệm Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trong cuốn sách của
mình: “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng
đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên”.
Tiến sĩ – Kiến trúc sư Dương Đình Hiển – Viện Nghiên cứu phát triển du lịch
phân tích về du lịch cộng đồng: “Chúng ta phải hiểu ý nghĩa của du lịch cộng đồng
ở cả hai khía cạnh: Thứ nhất là khai thác được các giá trị văn hoá bản địa Thứ hai
là tạo được công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao được đời sống của cộng đồng và có ý nghĩa lớn trong xoá đói giảm nghèo Để thành công được điều này, chúng ta phải quan tâm đến lợi ích cộng đồng đầu tiên, từ đó phát huy giá trị của văn hoá bản địa để phục vụ du khách”.
1.1.2.3 Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng
Từ những khái niệm cũng như những hiểu biết chung nhất về du lịch cộngđồng, Theo Viện nghiên cứu Phát triển Miền núi, để phát triển du lịch cộng đồng thìmục tiêu phát triển du lịch cộng đồng phải bao gồm những điểm như sau:
- Là công cụ cho hoạt động bảo tồn
- Là công cụ cho phát triển chất lượng cuộc sống
- Là công cụ để nâng cao nhận thức, kiến thức và sự hiểu biết của mọi ngườibên ngoài cộng đồng về những vấn đề như rừng trong cộng đồng, con người sốngtrong khu vực rừng, nông nghiệp hữu cơ, quyền công dân cho người trong bộ lạc
- Là công cụ cho cộng đồng cùng tham gia, thảo luận các vấn đề, cùng làmviệc và giải quyết các vấn đề cộng đồng
Trang 22- Mở rộng các cơ hội trao đổi kiến thức và văn hóa giữa khách du lịch và cộng đồng.
- Cung cấp khoản thu nhập thêm cho cá nhân thành viên trong cộng đồng
- Mang lại thu nhập cho quỹ phát triển cộng đồng
Một số mục tiêu chính của du lịch cộng đồng đã được coi là kim chỉ nam choloại hình phát triển này gồm:
- Du lịch cộng đồng phải góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa,bao gồm cả sự đa dạng về sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hóa,
- Du lịch cộng đồng phải đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương thông quaviệc tăng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác cho cộng đồng địa phương
- Du lịch cộng đồng phải có sự tham gia ngày càng tăng của cộng đồng địa phương
- Du lịch cộng đồng phải mang đến cho khách một sản phẩm có trách nhiệmđối với môi trường và xã hội
1.1.2.4 Các nguyên tắc tham gia phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Các nguyên tắc tham dự của cộng đồng đối với phát triển du lịch:
- Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thựchiện và quản lý đầu tư để phát triển du lịch, trong một số trường hợp có thể traoquyền làm chủ cho cộng đồng
- Phù hợp với khả năng của cộng đồng: Khả năng bao gồm:
+ Khả năng nhận thức về vai trò và vị trí của cộng đồng trong việc sử dụng tàinguyên
+ Nhận thức được tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát triển của cộngđồng cũng như biết được các bất lợi từ hoạt động du lịch và khách du lịch đối vớitài nguyên, cộng đồng
- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng Theo nguyên tắc này, cộng đồng phảicùng được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào hoạt động kinh doanhcung cấp các sản phẩm cho khách du lịch Nguồn thu từ hoạt động du lịch được phânchia công bằng cho mọi thành viên tham gia, đồng thời được trích lại để phát triển lợiích chung của xã hội như: tái đầu tư cho cộng đồng, xây dựng cơ sở hạ tầng
- Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với tài nguyên thiênnhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững
Trang 231.1.2.5 Điều kiện hình thành và phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
- Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn có ýnghĩa quyết định đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Tài nguyên thiên nhiên
và nhân văn được xem xét phong phú về số lượng, chủng loại, giá trị về chất lượngcủa từng loại, được đánh giá về độ quý hiếm
- Điều kiện yếu tố cộng đồng dân cư được xem xét đánh giá trên các yếu tố sốlượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ học vấn và văn hóa,nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch
- Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch,nghiên cứu, tương lai sẽ thu hút được nhiều khách
- Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc pháttriển du lịch và sự tham gia của cộng đồng
- Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước vềnhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và các công ty
lữ hành trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút khách du lịch đến tham quan
1.1.2.6.Vai trò và đặc điểm của du lịch cộng đồng
Vai trò của du lịch cộng đồng
Một nhà nghiên cứu đã từng nói: Tình bạn và đồng minh không tồn tại vĩnhviễn mà chỉ có lợi ích là tồn tại vĩnh viễn Do vậy, ngành du lịch muốn khai tháctài nguyên, phát triển hoạt động du lịch tại địa phương thì lợi ích của người dânnơi đây cũng phải được đảm bảo Chính vì thế, một trong những nguyên tắc đểphát triển bền vững là không thể tách rời CĐĐP tại điểm du lịch đó ra khỏi hoạtđộng du lịch Bởi chính họ mới là chủ nhân của những vùng đất, là người chủ thực
sự hiểu rõ, sống cùng, gắn bó và dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa Họ lànhững người bảo vệ, tôn tạo các giá trị văn hoá bản địa và tự nhiên7của nơi diễn
ra hoạt động du lịch
“Nhìn từ góc độ kinh tế và môi trường, nếu không có sự tham gia củangườidân, nguồn tài nguyên, làm cơ sở cho du lịch, sẽ có thể dần dần bị huỷ hoại vàkhông đầu tư được nữa”
Đối với cộng đồng địa phương, ít ai hiểu rõ về DLST, DLCĐ như thế nào.Hầu hết, vì cuộc sống mưu sinh mà vô tình họ trở thành một trong những phần quantrọng của hoạt động du lịch
Trang 24Việc huy động tối đa sự tham gia của người dân địa phương vào các hoạtđộng du lịch như: Hướng dẫn viên, cung cấp các dịch vụ, sản xuất và bán hang lưuniệm, đáp ứng chỗ nghỉ cho khách… Thông qua đó sẽ tạo thêm việc làm, tăng thunhập cho cộng đồng địa phương từ đó cuộc sống của người dân sẽ ít bị phụ thuộchơn vào khai thác tự nhiên.
Để người dân nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên để dễdàng quy trách nhiệm đối với mỗi thành viên Đòi hỏi việc huy động sự tham giacủa CĐĐP không chỉ dừng lại ở những công việc trên mà cần đánh giá vai trò của
họ lên tầm cao hơn, ngang bằng… bởi những lý do: Người dân địa phương là ngườisinh ra và lớn lên tồn tại trên vùng đất, họ sẽ là người hiểu rõ hơn ai hết về mảnh đất
đó Từ những kinh nghiệm, học hỏi, chia sẻ lẫn nhau giữa người dân địa phương vàngười làm du lịch, sẽ cùng hoạch định, có những giải pháp có thể can thiệp thíchhợp vì lợi ích chung
Trong quá trình khai thác tài nguyên du lịch, không chỉ đơn thuần tồn tại mốiquan hệ hai chiều là giữa người làm du lịch và CĐĐP mà có rất nhiều mối quan hệgiữa các bên tham gia: giữa người dân địa phương với các nhà quản lý, người dânđịa phương với khách du lịch, người dân với người làm du lịch, các công ty du lịchcùng khai thác trên một địa bàn hay nhiều địa bàn khác nhau và ngay với nhữngngười dân với nhau… Nếu các quan hệ này được phối hợp tốt sẽ tạo nên một sứcmạnh tổng hợp thúc đẩy sự phát triển du lịch Nhưng nếu không làm tốt sẽ có rấtnhiều mâu thuẫn xảy ra Chính vì thế, để điều hoà được các mối quan hệ đó là mộtvấn đề quan trọng bởi nó là cơ sở để cho du lịch bền vững
DLCĐ góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hoá bao gồm sự đa dạngsinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hoá…DLCĐ góp phần phát triển kinh
tế địa phương thông qua việc tăng doanh thu du lịch và những lợi ích khác cho cộngđồng DLCĐ có sự tham gia ngày càng đông đảo và tích cực của CĐĐP, mang lạicho du khách một sản phẩm du lịch có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội Cóthể nói DLCĐ mang lại rất nhiều lợi ích về mọi mặt và có vai trò rất lớn đối vớinhiều vấn đề như kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, tài nguyênmôi trường của quốc gia, khu vực và chính bản thân cộng đồng
Trang 25- Đối với công tác bảo tồn tài nguyên:
+ Góp phần bảo vệ bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái.+ Bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hoá vật thể và phi vật thểcủacộng đồng
+ DLCĐ giúp cộng đồng nhận ra trách nhiệm của mình đối với việc bảovệ tàinguyên thiên nhiên và môi trường của địa phương tại khu du lịch, từ đó tác độngđến nhận thức của các cộng đồng khác về vấn đề nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyênmôi trường của cộng đồng Như vậy có thể khẳng định rằng việc phát triển DLCĐ
có vai trò rất lớn đối với mọi mặt trong xã hội Bên cạnh những lợi ích từ DLCĐđem lại cho xã hội thì nó cũng có những mặt trái, DLCĐ gây ra một số tác hại, ảnhhưởng xấu đối với cộng đồng địa phương và tài nguyên du lịch địa phương Nhưngchúng ta nhận thấy rằng vai trò của DLCĐ là rất quan trọng trên nhiều khía cạnhcủa cộng đồng, du lịch, thiên nhiên…
Đặc điểm của du lịch cộng đồng
Bởi lẽ có nhiều quan điểm về du lịch cộng đồng, tùy theo các nhà nghiêncứu,các lãnh thổ khác nhau, song chúng ta có thể nêu ra được những đặc điểm nổi bậtcủa DLCĐ như sau:
- Sự tham gia tích cực của người dân địa phương: Họ được trao quyền làmchủ, quản lý và vừa thực hiện các dịch vụ du lịch
- Phát triển du lịch cộng đồng đồng nghĩa với việc chia sẻ lợi ích công bằngcho cộng đồng địa phương và các bên tham gia
Trang 26- Hoạt động du lịch thu hút các cộng đồng địa phương, đem lại lợi ích cho họ,tạo cơ hội việc làm và cải thiện điều kiện sống cho họ.
- Điều kiện tiên quyết là khu du lịch hay điểm du lịch đó phải có nguồn tàinguyên du lịch đặc trưng, hấp dẫn và còn khá nguyên vẹn giá trị
- Cộng đồng dân cư làm du lịch cộng đồng phải là người sinh sống trên địabàn phát triển du lịch hoặc liền kề với khu vực chứa tài nguyên du lịch
- Các dịch vụ du lịch do người dân địa phương cung cấp có tính đặc trưng, đặcthù của địa phương cao và ít mang tính chuyên môn hóa
- Ngoài việc phát triển du lịch, cộng đồng dân cư còn có trách nhiệm bảo vệmôi trường, bảo tồn tài các giá trị tự nhiên và nhân văn của địa phương
- Khách du lịch thường không đòi hỏi dịch vụ mang tính tiện nghi hay chấtlượng cao
- Khách du lịch thường có nhận thức cao, thích khám phá, tìm hiểu nhữngđiều mới lạ, những giá trị nguyên bản
- Địa điểm tổ chức phát triển du lịch dựa vào DLCĐ diễn ra tại nơi cư trú hoặcgần nơi cư trú của cộng đồng địa phương Đây là khu vực có tài nguyên du lịch tựnhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, hấp dẫn, có độ nhạy cảm về đadạng sinh học, chính trị, văn hoá, xã hội và hiện đang bị tác động của con người
- DLCĐ đóng vai trò quan trọng trong công việc xoá đói giảm nghèo Điềunày được thể hiện ở việc DLCĐ có tác động tích cực đối với việc chuyển đổi cơ cấukinh tế ngành nghề và lao động Trước khi tham gia DLCĐ người dân chủ yếu sinhsống trong điều kiện kinh tế tự cung tự cấp, nghề chính của họ là sản xuất nôngnghiệp Khi DLCĐ phát triển người dân có điều kiện phát triển và các ngành nghềtruyền thống phát triển và duy trì trở thành sản phẩm du lịch độc đáo Từ đó việctiêu thụ những sản phẩm tại chỗ được dễ dàng hơn Thu nhập từ dịch vụ cho thuêphòng, bán hàng, chở khách, biểu diễn văn nghệ…giúp cải thiện cuộc sống củanhân dân, cùng với đó cơ cấu ngành nghề lao động cũng có sự thay đổi, hình thànhcác công việc mang tính du lịch mới
- Phát triển DLCĐ góp phần làm đa dạng hoá các ngành kinh tế, trong khi vẫnduy trì và phát triển các ngành kinh tế truyền thống
Trang 27- DLCĐ còn bao gồm yếu tố trợ giúp, tạo điều kiện các bên tham gia trong đóvai trò của các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các cấp quản lý nhà nước, Banquản lý.
Chính do những đặc điểm trên nên hệ thống các sản phẩm và dịch vụ của loạihình DLCĐ khá đa dạng và có những đặc trưng khác nhau ở mỗi khu DLCĐ riêng biệt.Điều này phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế,xã hội, văn hoá của dân cư tại khu du lịch
1.1.2.7.Các loại hình du lịch cộng đồng
Du lịch sinh thái: du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra trong khuvực tự nhiên (đặc biệt là trong các khu vực cần được bảo vệ và môi trường xungquanh nó) và kết hợp tìm hiểu văn hóa- xã hội của địa phương có sự quan tâm đếnvấn đề môi trường Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thông qua một quá trìnhquản lý môi trường có sự tham gia của tất cả các bên liên quan
Du lịch văn hóa: du lịch văn hóa là một trong những thành phần quan trọngnhất của du lịch dựa vào cộng đồng, văn hóa, lịch sử, khảo cổ học là yếu tố thu hútkhách chủ yếu của cộng đồng địa phương Du lịch dựa vào văn hóa bao gồm khámphá các di tích khảo cổ học, địa điểm tôn giáo nổi tiếng hay trải nghiệm cuộc sốngđịa phương
Du lịch nông nghiệp: đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nôngnghiệp như vườn cây ăn trái, trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và cáctrang trại động vật đã được chuẩn bị phục vụ cho khách du lịch Khách du lịch xemhoặc tham gia vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp như làm việc với dụng cụ của nhànông hoặc thu hoạch mùa mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suấtcủa gia đình chủ nhà Một sản phẩm mới đặc biệt là nghỉ ngơi ở các trang trại hữu
cơ, nơi du khách có thể tìm hiểu thêm về thiên nhiên và học tập các phương phápcanh tác không dung thuốc trừ sâu
Du lịch bản địa: du lịch bản địa/dân tộc đề cập đến một loại hình du lịch,nơi đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người dân bản địa tham gia trực tiếp vào hoạtđộng du lịch, nền văn hóa vốn có của họ chính là yếu tố chính thu hút khách du lịch
Du lịch làng: khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn bản,
và các làng nông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch Dân làngcung cấp các dịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm Nhà trọ chính là các
Trang 28điểm kinh doanh du lịch, trong đó khách du lịch ở lại qua đêm trong những ngôi nhàlàng, cùng với một gia đình Khách du lịch có thể chọn nhà nghỉ, các nhà nghỉ nàyđược hoạt động bởi một hợp tác xã, làng hoặc cá nhân, cung cấp cho du khách khônggian riêng tư hơn, thoải mái cho cả họ và đôi khi cũng là thoải mái hơn cho chủ nhà.
Du lịch làng nghề truyền thống: du lịch làng nghề truyền thống là hình thức
du lịch mà ở đó mục tiêu của du khách là muốn tìm hiểu về các làng nghề có lịch sửlâu đời Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, đồ gốm, đồ dệt, chạmkhắc gỗ, đồ da, đồ trang sức, nhạc cụ, giấy, quần áo, tạo ra sức hút rất lớn đối với
du khách Do đó, du khách đến các làng nghề với mong muốn được tìm hiểu về cácsản phẩm này, quy trình làm ra chúng và được tự tay làm ra một sản phẩm của riêngmình Thực tế này tạo ra cơ hội cho du lịch cộng đồng phát triển Du khách sẽ đượchướng dẫn làm sản phẩm và trải nghiệm cuộc sống cùng người dân làng nghề nơiđây Hình thức này giúp cho du khách có thể tiếp cận với những sản phẩm truyềnthống, đặc trưng của địa phương Qua đó tìm hiểu cách thức sản xuất và đời sốngsinh hoạt của những người tạo ra những sản phẩm đó Không những vậy, hình thức
du lịch này còn quảng bá hình ảnh của các sản phẩm truyền thống tại địa phươngđến với du khách Hơn nữa, nó cũng giúp đem lại thêm thu nhập cho làng nghề từcác hoạt động khai thác du lịch
Mặc dù đã có những sản phẩm DLCĐ khác nhau nhưng nhìn chung lại, đều cóđặc điểm: Đó là DLST gắn với du lịch đồng quê, du khách trực tiếp thâm nhập cácgiá trị văn hoá bản địa và trải nghiệm cuộc sống dân dã tại khu du lịch
1.1.2.8 Xu hướng phát triển du lịch cộng đồng hiện nay
Một cuộc điều tra nghiên cứu thị trường khách du lịch sinh thái cộng đồng quy
mô lớn của Hiệp hội du lịch sinh thái thế giới trong 3 năm từ 2002 đến 2004 đã chothấy những xu hướng du lịch mới của nền công nghiệp du lịch toàn cầu
Khách có nhu cầu ngày càng cao trong việc tìm kiếm thông tin và học hỏi, tìmhiểu khi đi du lịch Khách muốn tìm hiểu các vấn đề về văn hóa xã hội như: văn hóabản địa, sự kiện nghệ thuật, tiếp xúc với người dân địa phương, ẩm thực địa phươnghay nghỉ tại các cơ sở lưu trú quy mô nhỏ của người dân bản địa Các tác động môitrường và trách nhiệm của khách sạn tại điểm đến được khách quan tâm hàng đầubởi có như vậy khách du lịch mới có cơ hội được đi du lịch ở những khu vực không
bị ô nhiễm, không khí trong lành, tiếp cận các khu vực còn nguyên sơ, độc đáo
Trang 291.1.3 Du lịch cộng đồng trong sự phát triển bền vững
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành quốc tế thì “Du lịch bền vững là việc đápứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khảnăng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai” Với ý nghĩa đó, du lịch bềnvững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên để đáp ứng nhu cầu kinh tế, xãhội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái
cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống (Hens L., 1998)
Mục tiêu của du lịch bền vững là:
- Phát triển, gia tăng sự đóng góp của du lịch vào kinh tế, môi trường.
- Cải thiện tính công bằng xã hội trong phát triển.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa.
- Đáp ứng cao độ nhu cầu của khách.
- Duy trì chất lượng môi trường (Inskeep, 1991)
Theo Hiến chương du lịch bền vững được đưa ra tại Hội nghị Thế giới về Dulịch bền vững tổ chức tại Lanzarote, Canary Islands, Tây Ban Nha năm 1995, pháttriển du lịch trên cơ sở bền vững, có nghĩa là về mặt sinh thái phải được đảm bảo lâudài, đồng thời phải có hiệu quả về khía cạnh kinh tế và phải công bằng về mặt xã hội
và dân tộc đối với các cộng đồng địa phương Du lịch phải góp phần vào sự bền vững
và sự hòa nhập của phát triển bền vững với môi trường tự nhiên, văn hóa và conngười; du lịch phải tôn trọng trạng thái cân bằng dễ bị phá vỡ là đặc trưng của điểm
du lịch Du lịch phải quan tâm đến các ảnh hưởng của nó đối với các di sản văn hóa
và các yếu tố truyền thống, các hoạt động và động lực của từng cộng đồng địaphương Việc công nhận các yếu tố địa phương này và hỗ trợ các nét đặc thù văn hóa
và lợi ích cộng đồng của địa phương phải luôn là vấn đề trung tâm trong việc soạnthảo các chiến lược du lịch, nhất là ở các nước đang phát triển Du lịch bền vững xácđịnh vai trò trung tâm của cộng đồng trong việc lập ra kế hoạch và ra quyết định pháttriển du lịch Du lịch bền vững là hoạt động phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tạonên đa dạng các dịch vụ du lịch vừa đảm bảo phát triển bền vững các yếu tố khác Dulịch bền vững là phục vụ cho mục đích phát triển con người, cho nên, du lịch bềnvững không chỉ tập trung vào mục đích thu lợi nhuận mà còn nhằm phát triển xã hộigồm giáo dục, sức khỏe, môi trường và các vấn đề tôn giáo
Trang 30Từ những phân tích trên, có thể nói, du lịch cộng đồng chính là nét tinh túynhất của du lịch sinh thái và du lịch bền vững Du lịch cộng đồng nhấn mạnh cả haiyếu tố tự nhiên, môi trường và con người Du lịch cộng đồng hướng đến con ngườinhưng cũng không phủ nhận tầm quan trọng của yếu tố tự nhiên và môi trường.Như vậy, du lịch cộng đồng đang là loại hình du lịch đáp ứng được các yêu cầu của
du lịch bền vững, không chỉ là góp phần vào kinh tế địa phương, tăng thu nhập chongười dân mà còn bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa của cộng đồng địaphương nơi tổ chức loại hình du lịch này
Khi du lịch cộng đồng được đưa vào khai thác tại các địa phương sẽ tạo radoanh thu lớn, thu nhập du lịch cũng tăng cao, tăng cường ngân sách đầu tư trở lạicho cuộc sống của chính người dân, cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồngđịa phương Và khi kinh tế phát triển sẽ dẫn đường cho các lĩnh vực khác phát triểnnhư văn hóa, giáo dục Điều kiện kinh tế ổn định, người dân sẽ không phải lo lắngnhiều về vấn đề kinh tế gia đình và có một nguồn thu nhập ổn định, họ sẽ tích cựchơn trong việc tham gia vào những hoạt động cộng đồng và việc đấu tranh để duytrì, bảo tồn các giá trị truyền thống cũng như bảo tồn các nguồn tài nguyên thiênnhiên Họ sẽ không phải khai thác quá mức các nguồn tài nguyên của mình Bêncạnh đó, họ sẽ chú trọng đến việc giáo dục thế hệ trẻ hơn nữa trong việc bảo tồn vàphát triển bền vững
Du lịch cộng đồng phát triển sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho người dân địaphương bởi bên cạnh việc giao lưu và tiếp thu những tinh hoa văn hóa mới củakhách du lịch, họ sẽ có ý thức bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống củachính dân tộc mình Điều này đòi hỏi phải có sự nhận thức sâu sắc của cộng đồngđịa phương, du khách và đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch Đây cũng chính là điềukiện và là mục tiêu phát triển của loại hình du lịch này để tạo ra môi trường du lịch
có văn hóa Những mục tiêu mà du lịch cộng đồng muốn đạt được chính là nhữngmục tiêu mà du lịch bền vững hướng tới Chính vì lẽ đó, du lịch cộng đồng đang làhướng phát triển mới của du lịch thế giới trong những năm tới để du lịch đạt đượcmục tiêu phát triển bền vững
Trang 311.2 Nguồn nhân lực địa phương
1.2.1 Nguồn nhân lực địa phương
Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công haykhông thành công của trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của một địaphương, một quốc gia Do vậy, tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm đến pháttriển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực có thể được hiểu là nguồn lực con người cókhả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tổchức, quốc gia và của thế giới
Nói về số lượng nguồn nhân lực của bất kỳ một địa phương nào thì vấn đề đầutiên vẫn là có bao nhiêu người và sẽ có thêm bao nhiêu người nữa trong tương lai?
Sự phát triển của số lượng nguồn nhân lực phụ thuộc vào hai yếu tố: yếu tố bêntrong (nhu cầu thực tế của công việc đòi hỏi phải tăng bao nhiêu nhân lực) và yếu tốbên ngoài (sự gia tăng về dân số hay lực lượng lao động do di dân)
Chất lượng nhân lực: là yếu tố tổng hòa của nhiều bộ phận khác: trí tuệ, trình
độ, sự hiểu biết, kỹ năng đạo đức, trình độ thẩm mỹ của người lao động tại địaphương Trong các yếu tố trên thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trongviệc xem xét đánh giá chất lượng nguồn nhân lực
Về cơ cấu nguồn nhân lực địa phương: đây là yếu tố không thể thiếu khi xemxét đánh giá nguồn nhân lực Cơ cấu thể hiện trong các phương diện khác nhau: cơcấu giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, Tóm lại, nguồn nhân lực là khái niệm tổnghợp bao gồm các yếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu phát triển người lao độngnói chung ở cả hiện tại cũng như tiềm năng tương lai của mỗi địa phương
Trong du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, nguồn nhân lực địa phương luôn
là yếu tố quyết định đến việc hình thành và phát triển của loại hình du lịch này bởi
họ không chỉ là đối tượng để khách đến tham quan và thẩm nhận những giá trị từchính đời sống sinh hoạt thường ngày của mình mà họ còn là những người tham giavào quá trình cung ứng các dịch vụ phục vụ khách du lịch Theo Tiến sĩ – Kiến trúc
sư Dương Đình Hiển – Viện Nghiên cứu phát triển du lịch đã phân tích về du lịchcộng đồng thì dân cư địa phương chính là những người tạo ra và nuôi dưỡng các giátrị văn hóa bản địa, sản phẩm của du lịch cộng đồng cũng là nhân tố thu hút sự quantâm của khách vào loại hình du lịch này Do đó, đối với du lịch cộng đồng, nguồn
Trang 32nhân lực địa phương luôn là yếu tố đóng vai trò hàng đầu trong chiến lược pháttriển du lịch của một địa phương Tuy nhiên, để nguồn nhân lực địa phương trởthành nguồn nhân lực đủ trình độ phục vụ du lịch thì cũng cần có thời gian đào tạokiên trì để tạo ra nguồn lao động du lịch thực sự chuyên nghiệp và lưu lại ấn tượngtốt cho du khách.
Không chỉ vậy, dân cư địa phương chính là những người tạo ra môi trường dulịch tại điểm du lịch Đó chính là thái độ ứng xử của cư dân tại tuyến điểm du lịchđối với du khách Nơi nào có môi trường ứng xử tốt như tôn trọng du khách, niềm
nở, ân cần đối với khách, không quấy rầy và làm phiền khách thì nơi đó sẽ tạo được
ấn tượng tốt với khách, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển
Có thể nói, lực lượng lao động trong du lịch của nước ta dồi dào để cung ứngcho hoạt động dịch vụ du lịch do dân số trẻ và đông Tại các điểm du lịch, lực lượnglao động này, ngoài một bộ phận nhỏ làm việc trong ngành du lịch, đa số còn lạitrực tiếp làm các dịch vụ vận chuyển, ăn uống, bán hàng lưu niệm, thẩm mỹ Chính
họ là đội quân đông đảo hỗ trợ cho các hãng lữ hành, khách sạn hoàn thành mụctiêu của mình, đồng thời cũng tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương Họchỉ chiếm một phần nhỏ của số dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch Tuynhiên, để lực lượng này có thể hoạt động tốt và tạo môi trường du lịch tốt thì cầnthiết phải có công tác quản lý, nâng cao ý thức và chính sách đào tạo nhân lực địaphương để đáp ứng nhu cầu khách du lịch ngày càng tốt hơn và chuyện nghiệp hơn
Trang 331.3 Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở nước ta
Du lịch cộng đồng ở Hội An, Quảng Nam:
Quảng Nam vốn đã được biết đến với các sản phẩm du lịch văn hóa: Di sảnvăn hóa thế giới Hội An và Mỹ Sơn, các di sản vật thể và phi vật thể đa dạng khác.Thương hiệu du lịch Hội An được đánh giá cao với 34 danh hiệu được các tổ chức,tạp chí, trang web du lịch bình chọn kể từ năm 2011 trở lại đây Bên cạnh đó, dulịch biển, đảo cũng được xem là thế mạnh của Quảng Nam với trên 125 km bờ biểnvới nhiều resort biển cao cấp, đặc biệt là khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù LaoChàm Vài năm trở lại đây, Quảng Nam tập trung phát triển loại hình du lịch dựavào cộng đồng ở khu vực nông thôn, miền núi với mục tiêu phát triển du lịch cótrách nhiệm với môi trường và xã hội
Từ năm 2010 trở lại đây, Quảng Nam đã hình thành các điểm du lịch mới ởkhu vực nông thôn phụ cận Hội An và miền núi phía Tây gắn với loại hình du lịchcộng đồng, các làng nghề truyền thống Cũng theo xu hướng đó, loại hình lưu trúnhà dân (homestay) phát triển mạnh tại Hội An Không gian du lịch Quảng Namđang dần được mở rộng tới Điện Bàn (làng Triêm Tây, không gian nhà Việt NamVinahouse Space), Duy Xuyên (làng Trà Nhiêu, làng Mỹ Sơn), Đông Giang (làngBhơ Hôông, làng Đhơ Rôông), Nam Giang (làng Zara) Với sự hoàn thành côngtrình Cầu Cửa Đại và Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh Hùng, khu vực phía Nam đangđứng trước triển vọng phát triển các sản phẩm du lịch tìm hiểu lịch sử cách mạng,
du lịch biển gắn với loại hình du lịch cộng đồng Đến với các làng du lịch cộngđồng tại Quảng Nam, du khách có cơ hội trải nghiệm văn hóa bản địa của từng cộngđồng Chẳng hạn, nếu đến Triêm Tây hoặc Trà Nhiêu, du khách được tham gia cáchoạt động như chèo thuyền, đánh cá trên sông, thả diều, dệt chiếu, nghe hát bàichòi…; qua đó hiểu biết hơn về đời sống sinh hoạt của cư dân vùng nông thôn xứQuảng bên dòng sông mẹ Thu Bồn Xa hơn một chút về phía Tây, du khách có thểlựa chọn các làng du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu như Zara, Bhơ Hôông, ĐhơRôông để có một trải nghiệm rất khác về Quảng Nam Giữa ngút ngàn núi rừnghùng vỹ, du khách được tiếp xúc với những người Cơ Tu hồn hậu trong ngôi nhàGươl, cảm nhận hương vị núi rừng qua từng món ăn, cốc nước, thưởng thức điệumúa cồng chiêng, nghề dệt thổ cẩm truyền thống, hay thư giãn dạo bộ trong rừng…
Trang 34Sắp tới đây, sẽ còn nhiều làng du lịch cộng đồng như thế được phát triển để dukhách có điều kiện khám phá tường tận hơn vẻ đẹp của vùng đất Quảng Nam Riêngđối với đô thị cổ Hội An, loại hình lưu trú nhà dân (homestay) cũng mang đếnphương thức du lịch thú vị, giúp khách du lịch vừa tiết kiệm chi phí, vừa hiểu biếtrõ hơn về vùng đất cảng thị một thời và những cư dân phố Hội Loại hình du lịchcộng đồng rất phù hợp với tài nguyên du lịch văn hóa và tự nhiên của Quảng Nam -nơi còn có rất nhiều làng quê, làng nghề truyền thống Hơn thế nữa, du lịch cộngđồng thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa người dânđịa phương và du khách Không chỉ mang lại lợi ích dễ nhận thấy về mặt kinh tế,loại hình du lịch dựa vào cộng đồng còn mở ra cơ hội để người dân Quảng Nam tựnâng cao năng lực, cập nhật kiến thức, kỹ năng trong hội nhập Thông qua phát triển
du lịch cộng đồng, chúng tôi tin rằng bản sắc văn hóa địa phương sẽ được bảo tồn
và trân trọng, môi trường tự nhiên cũng được cải thiện, một số vấn đề xã hội nhưthiếu việc làm ở nông thôn, bất bình đẳng giới cũng được dần dần giải quyết Do đó,ngành Du lịch Quảng Nam sẽ tiếp tục đầu tư hoàn thiện các điểm đến hiện có, xâydựng các làng du lịch cộng đồng mới, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn về du lịchcộng đồng ASEAN và xây dựng thương hiệu cho loại hình du lịch này
Song song với khai thác các di sản văn hóa và tài nguyên biển, đảo; phát triển
du lịch dựa vào cộng đồng có thể trở thành lợi thế mới của du lịch Quảng Nam nhưnhiềuđiểm đến du lịch ASEAN đã khai thác thành công Loại hình du lịch này sẽmang lại lợi ích cả về kinh tế, môi trường và xã hội để du lịch Quảng Nam pháttriển bền vững trong những năm tới
Du lịch cộng đồng ở vịnh Hạ Long:
Vịnh Hạ Long, nơi đã 2 lần được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiênnhiên thế giới, với nhiều tiềm năng thế mạnh về cảnh quan, giá trị địa chất địa mạo,giá trị đa dạng sinh học, giá trị văn hoá lịch sử chính là điều kiện thuận lợi để pháttriển loại hình du lịch cộng đồng
Ngoài những giá trị ngoại hạng, mang tính toàn cầu, vùng di sản thiên nhiênthế giới Vịnh Hạ Long còn là một trong những cái nôi cư trú của người Việt cổ.Theo các nhà khoa học, đây là một nền văn hoá có những đặc trưng riêng, phân bốtập trung tại một khu vực độc lập nhưng không hề biệt lập, nó gắn liền với những
Trang 35nền văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn nổi tiếng của dân tộc Cho đến nay, các nhà khảo
cổ đã xác định, lịch sử văn hoá Hạ Long với 3 nền văn hoá khảo cổ kế tiếp nhau,
từ hậu kì đá cũ, sơ kỳ đá mới đến hậu kỳ đá mới cách ngày nay từ 18.000 năm đến3.500 năm, đó là văn hoá Soi Nhụ, văn hoá Cái Bèo và văn hoá Hạ Long Ngàynay, những giá trị của nền văn hoá ấy tiếp tục được duy trì và phát triển cùng với
sự tồn tại của cộng đồng ngư dân sống trên vịnh tại các làng chài như: Ba Hang,Hoa Cương, Bồ Nâu, Cửa Vạn, Vông Viêng Hầu hết cộng đồng ngư dân HạLong vẫn sống bằng nghề chài lưới và còn giữ được nhiều phong tục mang đặctrưng của cư dân vùng biển Vì thế, việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng tạiđây không chỉ là đã giới thiệu đến du khách mà còn là biện pháp để người dân ýthức được sự cần thiết của việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống
Từ chiếc thuyền mang dáng dấp cổ xưa đến các phương tiện và cách đánh bắt cácloại hải sản, cách chữa bệnh từ cây cỏ trên núi; từ phong tục cưới hỏi đến việc sinh
nở, chăm sóc và nuôi dạy trẻ em trên biển; từ việc sinh hoạt, ăn ở, nấu nướng củanhiều thế hệ trên cùng một con thuyền lênh đênh đến việc dựng những ngôi nhànổi có phần hiện đại…
Tham gia du lịch cộng đồng tại vùng vịnh Hạ Long, du khách không chỉ đượcxem, thưởng thức mà còn được hoà mình vào các giá trị văn hoá bản địa Du khách
sẽ được trải nghiệm cùng ngư dân trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất hàng ngày;được nghe các câu hò sau những ngày ra khơi đánh bắt hải sản, những lời hát giaoduyên vào những đêm trăng; được thưởng thức các món ăn đặc sản biển và đượcnghe giới thiệu các giá trị nhân văn truyền thống, tự nhiên của di sản Vịnh Hạ Long
từ chính những ngư dân vạn chài Hạ Long thể hiện
Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có chủ trương cho phép Ban Quản lýVịnh Hạ Long nghiên cứu, xây dựng đề án phát triển du lịch cộng đồng tại làng chàiCửa Vạn - làng chài lớn nhất trên Vịnh Hạ Long Mục đích của dự án là nhằm khôiphục, gìn giữ những giá trị văn hoá nhân văn truyền thống; giới thiệu, quảng bá cácgiá trị văn hoá vật thể, phi vật thể đặc trưng tiêu biểu của cộng đồng ngư dân bảnđịa trong khu vực di sản đối với khách tham quan du lịch, góp phần bảo tồn, khaithác bền vững các giá trị di sản Vịnh Hạ Long; tạo sản phẩm du lịch mới hấp dẫn;
hỗ trợ thêm sinh kế ổn định cho ngư dân địa phương
Trang 36Để mô hình du lịch cộng đồng ở vùng Vịnh Hạ Long có thể phát triển, trêntinh thần tham gia tự nguyện của cộng đồng ngư dân vạn chài, Ban Quản lý Vịnh
Hạ Long đã phối hợp với các ban, ngành liên quan tổ chức giúp đỡ bà con được tìmhiểu, tiếp cận về “du lịch cộng đồng” và tham quan thực tế tại một số điểm du lịchcộng đồng như: Vườn quốc gia Xuân Thuỷ (Nam Định),Tam Cốc, Bích Động (NinhBình) Mặc dù đã tiếp cận với việc phát triển du lịch trên Vịnh Hạ Long, nhưng với
mô hình du lịch cộng đồng, hầu hết bà con ngư dân trên Vịnh nói chung cũng nhưlàng chài Cửa Vạn nói riêng đều cảm thấy rất phấn khởi khi được biết loại hình dulịch này sẽ phát triển ở Vịnh Hạ Long trong một tương lai không xa
Có thể nói, ở Hạ Long - Quảng Ninh, việc phát triển du lịch cộng đồng còn làmột hướng tiếp cận mới, song đây chính là hướng tiếp cận phù hợp với xu thế pháttriển trong lĩnh vực du lịch của khu vực và thế giới Đặc biệt, khi các sản phẩm dulịch ở Vịnh Hạ Long chưa đa dạng, chưa thực sự hấp dẫn thì để kéo dài thời gianlưu trú của khách, loại hình du lịch cộng đồng ra đời sẽ góp phần làm đa dạng hơnsản phẩm du lịch ở đây Với sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cơ quan ban, ngành, chínhquyền địa phương liên quan, đặc biệt sự tự nguyện tham gia nhiệt tình của bà convạn chài Cửa Vạn, hy vọng dự án sớm được triển khai và đạt được hiệu quả
1.4 Tổng quan du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014-2016
1.4.1 Tiềm năng phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là trung tâm thương mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế và là mộttrong những đầu mối giao thông của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước;trong đó thành phố Huế và đô thị mới Chân Mây là hạt nhân để phát triển các loạihình dịch vụ du lịch, thương mại, hàng không, vận tải biển, viễn thông quốc tế, tàichính - ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin, khoa họccông nghệ, y tế, giáo dục - đào tạo chất lượng cao
Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa - du lịch lớn của cả nước Là kinh đôViệt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn, các giá trị di sản nơi đây vừa hội
tụ những đặc trưng và tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể hiện nét văn hóa hấpdẫn riêng của một vùng Cùng với quần thể di tích cố đô là di sản văn hóa thế giới,Huế cũng là nơi duy nhất ở nước ta còn lưu giữ được loại hình âm nhạc truyềnthống là Nhã nhạc cung đình Huế, một kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền
Trang 37khẩu của nhân loại đã được UNESCO công nhận Sông Hương có độ dài 80km,dòng sông trong xanh uốn lượn giữa những cánh rừng, đồi núi, đồng lúa và chảyqua thành phố để rồi đổ ra biển qua của Thuận An Đôi bờ sông là hệ thống lăngtẩm của các đời vua chúa cùng các đền, chùa cổ kính và những nhà vườn truyềnthống độc đáo Cạnh sông Hương là núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh và xa hơn códãy Trường Sơn hùng vĩ, trùng điệp một màu xanh thẫm ẩn hiện trong mây trắng.Đến Huế, du khách sẽ có dịp nghĩ ngơi, thư giãn tại những bãi biển đẹp như Lăng
Cô, Cảnh Dương, Thuận An, hoặc thực hiện một tour du lịch thăm Vườn quốc giaBạch Mã, một khu rừng nguyên sinh rộng hơn 22 nghìn ha với khí hậu mát mẻ,trong lành cùng nhiều loại động thực vật quý hiếm Bên cạnh thế mạnh cảnh quanthiên nhiên, Huế còn lôi cuốn du khách bởi những giá trị văn hóa đặc sắc khác nhưthú vui ngồi thuyền thưởng thức những điệu ca, giọng hò sâu lắng, trữ tình củanhững cô gái Huế dịu dàng trong tà áo dài tím và vành nón trắng che nghiêng Vùngđất này cũng nổi tiếng với nghệ thuật ẩm thực, các sản phẩm làng nghề và lễ hộidân gian mang đậm bản sắc dân tộc như lễ hội Cầu Ngư, Điện Hòn Chén, hội đuathuyền sông Hương và đặc biệt là Festival Huế tổ chức định kỳ hai năm một lần, hội
tụ những nét văn hóa tiêu biểu của Huế, Việt Nam và các nước, thu hút hàng nghìnlượt khách du lịch trong nước và ngoài nước
Thế mạnh tiềm năng đã tạo điều kiện giúp Thừa Thiên Huế phát triển nhiềuloại hình du lịch văn hóa chất lượng cao kết hợp du lịch biển, du lịch sinh thái, thểthao mạo hiểm, nghỉ dưỡng Tỉnh tập trung phát triển du lịch theo hướng bềnvững, trên cơ sở giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, bảo vệ tốt môitrường và cảnh quan
1.4.2 Điều kiện thuận lợi và khó khăn của ngành du lịch
1.4.2.1 Thuận lợi phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế
- Thừa Thiên Huế có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý kinh tế và chính trịđểphát triển du lịch Thừa Thiên Huế là tỉnh ở điểm cuối hành lang kinh tế Đông –Tây nối từ Miến Điện - Đông Bắc Thái Lan - Lào - Miền trung Việt Nam Đây làtiền đềrất quan trọng trong việc phát triển du lịch quốc tế
- Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng có chế độ chính trị ổnđịnh, có nguồn nhân lực dồi dào, người Việt Nam thông minh cần cù, mến khách
Trang 38- Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn Thừa Thiên Huế phong phú và đadạng Đặc điểm hình thái địa hình vùng ven biển tạo ra nhiều vịnh đẹp có tiềmnăngdu lịch lớn với hệ sinh thái phong phú và cảnh quan đẹp.
- Với quần thể di tích được UNESCO công nhận là di sản vật thể và phi vậtthể bao gồm lăng tẩm triều đại nhà Nguyễn, Nhã Nhạc Cung Đình Huế
- Chính sách đổi mới, hội nhập đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoạitrong đó có phát triển du lịch
- Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện
- Kết cấu hạ tầng cơ sở, hạ tầng kinh tế, xã hội đã được đầu tư mới hoặc nâng cấptạo điều kiện khai thác du lịch, tăng khả năng giao lưu giữa các vùng, các quốc gia…
- Nguồn nhân lực dồi dào, tăng qua các năm, đa phần đã được học tập từ cáctrường đào tạo du lịch
- Số lượng khách sạn từ tiêu chuẩn 1 - 5 sao, nhà nghỉ phục vụ tối đa nhu cầulưu trú của khách du lịch
1.4.2.2 Khó khăn phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế
- Cạnh tranh với nhiều điểm tham quan trên cả nước, đặc biệt là Đà Nẵng, mộtthành phố du lịch phát triển bậc nhất cả nước và gần với Huế, trong khi khả năngcạnh tranh của du lịch Thừa Thiên Huế còn nhiều hạn chế
- Du lịch Thừa Thiên Huế vẫn đang trên đà của sự phát triển, điểm xuất phátthấp, hoạt động du lịch còn chủ yếu dựa vào tự nhiên
- Du lịch Thừa Thiên Huế còn thiếu sự liên kết hợp tác, chưa phát huy sứcmạnh tổng hợp, hiệu quả còn thấp
- Đầu tư về du lịch đã tăng về quy mô nhưng vẫn chưa tập trung mà còn dàntrải, thiếu đồng bộ
- Đầu tư du lịch vẫn đang nặng về đầu tư cơ sở lưu trú hơn là xây dựng điểmđến, dẫn đến sự thiếu thốn về các địa điểm vui chơi mua sắm hay các khu giải trí vềđêm dành cho khách du lịch
- Kinh nghiệm quản lý kinh doanh và trình độ nghiệp vụ nguồn nhân lực phục
vụ cho ngành du lịch chưa cao, thiếu sự chuyên nghiệp và đồng bộ
- Vẫn còn nhiều hiện tượng tiêu cực làm khách du lịch không hài lòng như ănxin, chèo kéo, cò mồi, “chặt chém” khách du lịch
Trang 39- Mùa mưa lạnh thường kéo dài, việc khai thác du lịch vào thời điểm này gặpnhiều khó khăn do bão lụt nhiều.
- Còn nhiều địa điểm tham quan tự nhiên hoang sơ, chưa được đầu tư trùng tu
1.4.3 Thực trạng du lịch ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2016
Với vai trò là thành phố hạt nhân, thành phố động lực cùng với những tiềmnăng, thế mạnh của một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, một thành phố có cảnhquan đẹp, con người hiếu khách Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và thành phố Huếnói riêng đã có những nỗ lực để phát triển du lịch trên địa bàn Những năm quangành du lịch đã gặt hái được nhiều thành công, đóng góp quan trọng trong pháttriển kinh tế thành phố Huế Tạo thêm được nhiều sản phẩm du lịch đáp ứng đượcnhu cầu của khách tham quan Ngoài các di tích ở kinh thành Huế thì các loại hìnhmới mẻ như khám phá nhà rường, đầm phá, du lịch biển, du lịch làng nghề, du lịchtrải nghiệm,… đang dần được đầu tư và mở rộng
1.4.3.1 Kết quả hoạt động của ngành giai đoạn 2014-2016
Bảng 1.1 Doanh thu từ hoạt động du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế 2014-2016
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
So sánh 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- %
Doanh thu 2.469.176 2.707.847 2.985.295 238.671 9,67 277.448 10,25
Tỷ trọng trong
(Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế)
Từ năm 2014 đến năm 2016 doanh thu từ du lịch tăng dần qua các năm cho thấybước đi tiến bộ và hướng phát triển đúng đắn của tỉnh nhà Festival Huế được tổ chứchai năm một lần cũng làm cho doanh thu vào các năm này tăng mạnh Doanh thu từ dulịchcủa tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014 là 2.469.176 triệu đồng, năm 2015 là 2.707.847triệu đồng, tăng 238.671 triệu đồng,tương ứng 9,67% so với năm 2014
Năm 2016, doanh thu đạt 2.985.295 triệu đồng, tăng 277.448 triệu đồng,tương ứng 10,25% so với năm 2015 Với định hướng ngành du lịch là ngành kinh tếmũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế, từ năm 2014 đến 2016 tỷ trọng đóng góp vàoGDP của tỉnh tăng từ 9,98% lên 11,8% khẳng định tầm quan trọng của ngành đối
Trang 401.4.3.2 Tình hình khách du lịch tham quan tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2014-2016
Bảng 1.2 Tình hình du khách tham quan tại Thừa Thiên Huế 2014-2016
Đơn vị: lượt khách
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
So sánh 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- %
Khách tham quan 2.599.837 2.906.755 3.126.495 306.91
8 11,81 219.740 7,56Khách quốc tế 905.000 1.007.290 1.023.015 102.29
0 11,30 15.725 1,56Khách nội địa 1.694.837 1.899.465 2.103.480 204.62
8
12,07
204.01
5
10,74
(Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế)
Nhìn chung, lượng khách tham quan quốc tế và nội địa đều tăng theo từngnăm nhưng đa số vẫn là khách nội địa chiếm tỉ trọng lớn hơn Hoạt động thườngniên 2 năm một lần Festival Huế vào các năm chẵn, Festival làng nghề truyền thống
và các năm lẻ cũng thu hút được lượng lớn du khách muốn tham quan, tìm hiểu dulịch nơi đây Các sản phẩm du lịch mới được đưa vào thử nghiệm, cùng với việchoàn thiện dần các địa điểm tham quan từ lâu nay đã là điểm dừng chân thường niêncủa du khách
Năm 2014, lượng khách tham quan tại Thừa Thiên Huế là 2.599.837 lượt,trong đó có 905.000 lượt khách quốc tế, chiếm 34,81% tổng lượt khách và1.694.837 lượt khách nội địa, chiếm 65,19% tổng lượt khách Năm 2015, lượngkhách du lịch là 2.906.755 lượt, tăng 306.918 lượt tương ứng 11,81% so với năm
2014, trong đó khách quốc tế là 1.007.290 lượt, chiếm 34,65% tổng lượt khách,tăng 102.290 lượt tương ứng 11,30% so với năm 2014 và khách nội địa là 1.899.465lượt, chiếm 65,35% tổng lượt khách, tăng 204.628 lượt tương ứng 12,07% so vớinăm 2014 Năm 2016, lượt khách du lịch là 3.126.495 lượt, tăng 219.740 lượt tươngứng 7,56% so với năm 2015, trong đó khách quốc tế là 1.023.015 lượt, chiếm32,72% tổng lượt khách, tăng 15.725 lượt tương ứng 1,56% so với năm 2015 và