1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở làng nghề hoa giấy thanh tiên, huyện phú vang, tỉnh TT huế

49 1,8K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Đồng thời lưu giữ và giới thiệu được những nét văn hóa đặc sắc nhấttới bạn bè quốc tế thì chúng ta cần phải có sự nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa,đầu tư, phát triển du lịch làng nghề một c

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

1.1.2 Khái niệm về du lịch làng nghề 4

1.1.3 Đặc điểm của du lịch làng nghề 4

1.1.4 Các yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch làng nghề 5

1.1.5 Một số điều kiện tiền đề để gắn kết với làng nghề với du lịch 5

1.1.6 Ý nghĩa của việc phát triển du lịch làng nghề 6

1.2 Những vấn đề thực tiễn về du lịch làng nghề 6

1.2.1 Khái quát chung về làng nghề Việt Nam 6

1.2.1.1 Tiềm năng du lịch làng nghề Việt Nam 7

1.2.1.2 Thực trạng phát triển làng nghề Việt Nam 7

1.2.2 Thực trạng du lịch Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2012 – 2014 8

1.2.3 Một số bài học và phát triển du lịch làng nghề truyền thống 10

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ 11

TRUYỀN THỐNG TẠI LÀNG GIẤY THANH TIÊN 11

2.1 Giới thiệu khái quát về làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên 11

2.1.1 Vị trí địa lí 11

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của làng hoa giấy Thanh Tiên 11

2.1.3 Sự ra đời của nghề làm hoa giấy Thanh Tiên 12

2.1.4 Quy trình sản xuất và các sản phẩm chính của làng hoa giấy Thanh Tiên .14

2.1.4.1 Quy trình sản xuất các sản phẩm chính của làng hoa giấy Thanh Tiên 14

2.1.4.2 Sản phẩm chính của làng hoa giấy Thanh Tiên 17

2.1.5 Tiềm năng và lợi ích phát triển du lịch làng nghề tại làng hoa giấy Thanh Tiên 18

Trang 2

2.1.5.1 Tiềm năng cho phát triển du lịch 18

2.1.5.2 Lợi ích của việc phát triển du lịch tại làng nghề Thanh Tiên 19

2.1.5.3 Sự cần thiết phát triển tiềm năng làng nghề gắn với du lịch tại làng Thanh Tiên 20

2.2 Thực trạng của nghề làm hoa giấy Thanh Tiên 22

2.2.1 Số lượng các gia đình sản xuất hoa giấy 22

2.2.2 Kỹ thuật làm hoa vả chất lượng hoa giấy 23

2.3 Thực trạng khai thác du lịch tại làng hoa giấy Thanh Tiên 24

2.3.1 Thực trạng về cơ sở hạ tầng 24

2.3.2 Thực trạng về nguồn nhân lực 25

2.3.3 Thực trạng về nguồn vốn 27

2.3.4 Thực trạng về môi trường 27

2.3.5 Hoạt động quảng bá để thu hút khách du lịch 28

2.4 Tác động của du lịch tới làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên .30

2.4.1 Tác động tích cực 30

2.4.2 Tác động tiêu cực 30

2.5 Sự hợp tác với các doanh nghiệp, các công ty du lịch lữ hành và nhà tổ chức tour (điều kiện tiền đề thứ sáu) 31

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỂ TRUYỀN THỐNG TẠI LÀNG HOA GIẤY THANH TIÊN 32

3.1 Định hướng phát triển du lịch tại làng hoa giấy Thanh Tiên 32

3.1.1 Các quan điểm phát triển 32

3.1.2 Mục tiêu phát triển 32

3.2 Giải pháp phát triển du lịch tại làng hoa giấy Thanh Tiên 33

3.2.1 Giải pháp quản lí, quy hoạch phát triển du lịch 33

3.2.2 Giải pháp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật 33

3.2.3 Giải pháp quảng cáo xây dựng thương hiệu hoa giấy Thanh Tiên cũng như hình ảnh làng hoa giấy Thanh Tiên 33

3.2.4 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 35

3.2.5 Giải pháp phát triển sản phẩm làng nghề hoa giấy Thanh Tiên 36

Trang 3

3.2.6 Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch tại làng hoa giấy Thanh

Tiên 37

3.3 Giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của du lịch tới làng hoa giấy Thanh Tiên 37

3.3.1 Giải pháp bảo vệ môi trường 37

3.3.2 Giải pháp giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề 38 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39

I Kết luận 39

II Kiến nghị 40

1 Đối với Tỉnh Thừa Thiên Huế 40

2 Đối với Chính quyền địa phương tại làng nghề 40

3 Đối với các Doanh nghiệp và các công ty du lịch lữ hành 41

4 Đổi với người dân địa phương 41

PHỤ LỤC ẢNH 42

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tình hình du lịch Huế qua 3 năm (2012 – 2014) 9

Bảng 1.2 Bảng liệt kê tình hình hoạt động của các làng nghề ở tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo nhóm nghề (Tính đến năm 2014) 9

Bảng 2.1: Thành tựu làng nghề hoa giấy Thanh Tiên đạt được trong những năm qua 21

Bảng 2.2: Mức độ mong muốn của khách du lịch khi tham gia các chương trình tại làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên 22

Bảng 2.3: Tỷ lệ về số lượng lao động ngành nghề trong mỗi hộ gia đình 23

Bảng 2.3: Tỷ lệ về giới tính trong lực lượng sản xuất hoa giấy Thanh Tiên 25

Bảng 2.4: Tỷ lệ về trình độ học vấn của loao động ngành nghề 25

Bảng 2.5: Kinh nghiệm trong nghề của lao động tại làng nghề năm 2015 26

Bảng 2.6: Thu nhập hàng tháng khi tham gia sản suất sản phẩm làng nghề 26

Trang 5

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Bảo tồn và phát triển các đặc trưng văn hóa của một vùng, của một quốcgia là điều vô cùng quan trọng Nó vừa giữ gìn, phát triển được truyền thống vănhóa của dân tộc để có thể “hòa nhập quốc tế nhưng không bị hòa tan”, vừa gópphần tích cực tạo động lực thúc đẩy xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống chodân cư và đổi mới bộ mặt nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và

cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tuy nhiên,

để hòa nhập mà không bị hòa tan, Việt Nam cần khai thác tốt nhất những lợi thế

so sánh về tài nguyên du lịch để thu hút ngày càng nhiều hơn nữa sự quan tâmcủa nhu khách quốc tế, đồng thời vẫn giữ được những nét giá trị văn hóa truyềnthống, bản sắc riêng có của quốc gia Trong xu thế hội nhập và mở cửa hiện nay,làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đờisống kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc Những làng nghề nàynhư một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng độc đáo riêng không thểthay thế, một cách giới thiệu sinh động về đất nước và con người của mỗi vùngmiền, địa phương Vì vậy, phát triển làng nghề gắn với du lịch chính là mộthướng đi đúng đắn và phù hợp, được nhiều quốc gia ưu tiên trong chính sáchquảng bá và phát triển du lịch (Theo Hiệp hội Làng nghề Việt Nam trên bài

“phát triển làng nghề gắn với du lịch” trang vanminhsonghong.gov.vn).

Du lịch làng nghề - một loại hình du lịch mới - nhưng lại đáp ứng được hầuhết các tiêu chí nói trên, được xem là một giải pháp cấp thiết đối với ngành dulịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa mạnh mẽ này

Năm 2012, ngành du lịch Việt nam bất ngờ nhận được kết quả mà ngay cảngười trong “nhà” cũng không ngờ tới với việc đón hơn 6,6 triệu lượt kháchquốc tế và 32,5 triệu lượt khách nội địa, tổn doanh thu đạt 160.000 tỷ đồng, tănghơn 23% so với năm 2011 (theo tổng cục du lịch Việt Nam trên trangvietnamtourism.gov.vn) Đây cũng là năm rất thành công với ngành du lịchThừa Thiên Huế, với việc đón 2,5 triệu lượt khách, tăng 22% so với năm 2011,

Trang 6

doanh thu xã hội từ du lịch đạt trên 4.950 tỷ đồng, nguồn thu dịch vụ du lịchđóng góp 48% vào GDP của địa phương (nguồn: Sở văn hóa, thể thao và du lịchtỉnh Thừa Thiên Huế) Đầu tư của nhà nước và tư nhân vào cơ sở hạ tầng, cơ sởvật chất cho du lịch ngày càng tăng Có thể nói ở đâu du lịch phát triển, ở đódiện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch sẽ hơn, đời sống nhân dânđược cải thiện rõ rệt.

Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc - Namcủa các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, gần tuyếnhành lang Đông - Tây của tuyến đường xuyên Á Nằm trong vùng kinh tế trọngđiểm Trung bộ với khu kinh tế - thương mại Chân Mây - Lăng Cô Có điều kiệnthiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú với nhiều thắng cảnh nổi tiếng nhưsông Hương, núi Ngự, đồi Thiên An - Vọng Cảnh, đặc biệt là Đại Nội Huế, hệthống lăng tẩm đồ sộ Huế là cố đô duy nhất còn giữ lại gần như nguyên vẹn mộttổng thể kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam với các côngtrình kiến trúc độc đáo, chính vì vậy tháng 12/1993 Quần thể các di tích văn hóa

cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới Đến tháng11/2003 UNESCO công nhận nhã nhạc Huế là di sản văn hóa phi vật thể củadân loại đó là tài nguyên vô giá để Huế trở thành một trung tâm văn hóa, dulịch… của miền trung và cả nước Hơn thế nữa Huế còn được chọn xây dựng trởthành thành phố festival đặc trưng của Việt Nam, là nơi hội tụ và phát triển cáclàng nghề truyền thống đặc trưng đã làm nên bốn kỳ festival nghề truyền thống

ấn tượng thu hút khá nhiều du khách trong nước và quốc tế Thừa Thiên Huế làmột trong những tỉnh thành có nhiều làng nghề truyền thống nhất ở Việt Nam,

và khi nói đến các làng nghề ở Huế không ai là không biết tới một làng nghề kháquen thuộc đó là: Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, huyện PhúVang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Hiện nay cả làng Thanh Tiên chỉ còn khoảng 30-40 hộ theo nghề hoa giấy,song nổ lực của các nghệ nhân đã tạo cho hoa giấy Thanh Tiên một luồng sinhkhí mới Muốn duy trì được làng nghề truyền thống ngoài việc sản xuất sảnphẩm thủ công truyền thống của làng cần phải kết hợp đưa hoạt động du lịch

Trang 7

vào khai thác tại làng Để hoạt động du lịch tại làng hoa giấy Thanh Tiên pháttriển thật sự có hiệu quả, góp phần thúc đẩy du lịch, kinh tế, xã hội của tỉnh nhàphát triển Đồng thời lưu giữ và giới thiệu được những nét văn hóa đặc sắc nhấttới bạn bè quốc tế thì chúng ta cần phải có sự nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa,đầu tư, phát triển du lịch làng nghề một cách cụ thể và có hiệu quả.

Chính vì thế nên tôi đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển du

lịch ở làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, huyện Phú Vang, tỉnh TT Huế” để

làm bài báo cáo thực tập của mình với mong muốn sẽ đóng góp được một phầnnào cho sự phát triển du lịch làng nghề hoa giấy Thanh Tiên nói riêng và chocác làng nghề Huế nói chung

2 Mục đích nghiên cứu

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch làng nghề.

Thứ hai, phân tích tình hình khai thác tiềm năng phát triển làng nghề gắn

với du lịch nhằm thu hút khách du lịch

Thứ ba, đề xuất các giải pháp để phát triển du lịch làng nghề truyền thống

tại làng hoa giấy Thanh Tiên

3 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: Tại làng hoa giấy Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu,huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

- Thời gian nghiên cứu: Từ 12/2014- 3/2015

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin và số liệu

- Phương pháp lập bảng hỏi

- Phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp phân tích thống kê

Có một hay một số nghề thủ công hầu như được tách hẳn ra khỏi nông nghiệp để sản xuất độc lập Thu nhập từ các làng nghề đó chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị sản phẩm của làng”.

Theo thông tư hướng dẫn số 116/2006/TT – BNN về phát triển ngành nghềnông thôn được quy định tại Điều 3 Nghị định số 66/2006/NĐ – CP

Trang 8

 Nghề truyền thống là nghề được hình thành lâu đời, tạo ra những sảnphẩm độc đáo, có tình riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nayhoặc có nguy cơ bị mai một hoặc thất truyền.

 Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn làng,phum sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một số xã, thị trấn có các hoạtđộng ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều sản phẩm khác nhau

Các làng nghề được phân loại theo các tiêu chí sau đây:

- Dựa vào lịch sử hình thành và phát triển của các làng nghề, làng nghềđược phân thành hai loại:

+ Làng nghề truyền thống: Là những làng nghề đã xuất hiện lâu đời hoặc ítnhất cũng tồn tại hàng chục năm

+ Làng nghề mới: Là những làng nghề mới hình thành đặc biệt là trong thời

kỳ từ năm 1986 đến nay

- Dựa váo số lượng làng nghề của làng mà làng nghề chia thành hai loại:+ Làng một nghề: Là làng mà ngoài nghề nông còn có thêm một nghề thủcông chiếm ưu thế tuyệt đối

+ Làng nhiều nghề: Là làng mà ngoài nghê nông có thêm từ hai nghề thủcông trở lên

- Dựa vào ngành nghề làng nghề được phân thành: Làng nghề chế biếnlương thực, gốm sứ, rèn, vật liệu xây dựng …

1.1.2 Khái niệm về du lịch làng nghề

Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch trong đó có sự kết hợp chặt chẽ

giữa việc khôi phục, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống với việc

khai thác tiềm năng về văn hóa, cảnh quan, không gian, dịch vụ và các sản phẩmlàng nghề nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch, đáp ứng nhu cầu thăm quan, tìmhiểu, mua sắm của con người

1.1.3 Đặc điểm của du lịch làng nghề

Du lịch làng nghề có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Du lịch làng nghề có sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch và pháttriển làng nghề

Trang 9

- Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch văn hóa.

- Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch gần gủi với thiên nhiên, gần gủivới sinh hoạt cộng đồng dân cư

- Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch đòi hỏi phải có sự tham gia củacộng đồng

1.1.4 Các yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch làng nghề

- Thứ nhất, không gian văn hóa làng nghề: Cảnh quan chung, các công

trình kiến trúc (đình, đề, chùa, kiến trúc nhà cửa, lối ngõ …), phong tục, lễ hội,chợ búa, tập quán, canh tác …

- Thứ hai, tính hiện hữu của các hoạt động sản xuất.

- Thứ ba, tính phổ biến của các hoạt động trong lang nghề: Khoảng 20% số

dân làm nghề

- Thứ tư, sản phẩm của làng nghề: Có nét đặc trưng riêng, có đáp ứng được

nhu cầu mới hay không? (Chế tác có kỹ thuật cao, chất lượng cao, mẫu mã, gọnnhẹ v.v

- Thứ năm, có giá trị văn hóa của sản phẩm phi vật thể và giá trị thương

mại đặc trưng của sản phẩm vật thể Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luônbao gồm trong nó cả nội dung giá trị vật thể và phi vật thể

- Thứ sáu, hoạt động thương mại của làng nghề:

+ Nhãn hiệu, thương hiệu hang hóa

+ Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm

+ Chỉ có sản phẩm của làng nghề, không phải các sản phẩm của nơi khácbán tại đó

- Thứ bảy, vị trí của làng nghề: Nằm trên tuyến du lịch nào? Hệ thống giao

thông? Các điểm tham quan du lịch phụ cận là gì? Có hệ thống dịch vụ bổ trợnhư ăn, uống, lưu trú v như thế nào

1.1.5 Một số điều kiện tiền đề để gắn kết với làng nghề với du lịch

- Thứ nhất, tạo nhận thức cho dân làng về sản phẩm của chính làng mình.

- Thứ hai, phát triển mẫu mã sản phẩm.

- Thứ ba, ứng dụng về quản lý chất lướn sản phẩm du lịch.

Trang 10

- Thứ tư, đầu tư cơ bản về cơ sở hạ tầng.

- Thứ năm, đào tạo hướng dẫn viên du lịch.

- Thứ sáu, hợp tác với các Công tu du lịch lữ hành, nhà tổ chức tour.

1.1.6 Ý nghĩa của việc phát triển du lịch làng nghề

- Giới thiệu về quy trình thực hiện sản phẩm và tạo điều kiện cho khách dulịch tham giẩn xuất sản phẩm, tìm hiểu cuộc sống của người dân địa phương

- Giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho người dân địa phương trongtỉnh và nhiều địa phương khác trong nước

- Quảng bá hình ảnh thương hiệu sản phẩm làng nghề đến nhiều nước trênthế giới thông qua Website, các Công ty lữ hành, tổ chức du lịch và các phươngtiện thông tin đại chúng

- Bảo tồn, khôi phục và phát triển tiềm năng văn hóa thông qua phát triển

du lịch làng nghề, giới thiệu đến cho du khách những nét, giới thiệu đến cho dukhách những nét đặc trưng mới của các làng nghề, của vùng, miền

- Tăng kim ngạch xuất khẩu tại chổ, đóng góp vào ngân sách của địaphương

- Phát triển làng nghề ở nông thôn có vai trò quan trọng trong xóa đói, giảmnghèo, giảm dần sự cách biệt chênh lệch thu nhập giữa thành thị và nông thôn,đặc biệt là giảm đáng kể tình trạng lao động ở nông thôn ra thành phố tìm việclàm

1.2 Những vấn đề thực tiễn về du lịch làng nghề

1.2.1 Khái quát chung về làng nghề Việt Nam

Theo thống kê của hiệp hội làng nghề Việt Nam, cùng với quá trình pháttriển kinh tế đất nước, đến nay số làng nghề và làng nghề truyền thống ở nước ta

có khoảng 2.017 làng nghề (theo tiêu chí trên 20% số hộ trong làng làm nghề).Trong số đó, tất cả có khoảng 300 làng nghề truyền thống, với hơn 150 năm tồntại và phát triển thuộc 11 nhóm nghề chính là sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre

đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá, kim khí (Nguồn thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, 2012).

Trang 11

1.2.1.1 Tiềm năng du lịch làng nghề Việt Nam

Theo các chuyên gia, tiềm năng của các làng nghề du lịch Việt Nam hiệnnay rất lớn Mỗi làng nghề gắn liền với một nét văn hóa, hệ thống di tích vàtruyền thống riêng như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng độc đảoriêng không thể thay thế, một cách giới thiệu sinh động về đất nước và conngười của mỗi vùng miền, địa phương ở Việt Nam Ngoài ra, điểm chung củacác làng nghề còn thường nằm trên trục giao thông, cả đường bộ và đường sông.Đây chính là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các tour, tuyến du lịch Cóthể kể đến các địa phương khá năng động trong việc phát huy lợi thế làng nghề

để phát triển du lịch như Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, QuảngNam, Đà Nẵng

1.2.1.2 Thực trạng phát triển làng nghề Việt Nam

Theo số liệu thống kê của hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft), 6 tháng đầu năm 2012 kim ngạch xuất khẩu của ngành đạt 980

triệu USD, tăng 7 – 8% so với cùng kỳ, trong đó gốm sứ và mây tre là hai mặthàng xuất khẩu chủ lực của làng với tỷ trọng lần lượt là 40% và 35%, nhiều cơ

sở sản xuất tại một số làng nghề đã bước đầu khẳng định được uy tín chất lượng

và thương hiệu hàng hóa của mình đối với khách hàng trong nước và quốc tế.Tuy nhiên hiện nay các làng nghề nói chung, làng nghề truyền thống nóiriêng đang đứng trước nhiều khó khăn như:

- Sản phẩm truyền thống ở các làng nghề vẫn sản xuất theo mẫu cũ, ít đượccải tiến, sáng tạo mới

- Việc đăng ký thương hiệu hàng hóa và kiểu dáng sản phẩm chưa đượcquan tâm

Trang 12

- Năng lực, kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh tay nghề của ngườilao động trong các làng nghề còn yếu.

1.2.2 Thực trạng du lịch Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2012 – 2014

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngànhkinh tế khác thì ngành du lịch đang dần dần khẳng định vị thế là ngành kinh tếmủi nhọn trong xu hướng phát triển kinh tế của nước ta cũng như trong xu thếphát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngành du lịch tỉnh đã đạt được một số khả quan, thể hiện ở mức độ tăngtrưởng bình quân cao và ổn định trong suốt thời gian dài, tạo được sự chuyểnbiến tích cực trên các mặt hoạt động và trong nhận thức về du lịch, góp phầnnâng cao mức thu nhập của người dân Trong những năm gần đây số lượngkhách cũng như ngày khách đến với Huế có xu hướng tăng theo chiều hướngtích cực

Trong định hướng phát triển kinh tế và trong cơ cấu kinh tế của Thừa ThiênHuế xác định đầu tư tập trung phát triển du lịch thành một ngành công nghiệp,động lực chính cho phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững, đảm bảo môitrường sinh thái, cảnh quan bảo tồn và phát huy hợp lý tiềm năng, lợi thế để tạo

ra các loại hình du lịch của cả nước, đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đạihóa theo hướng tận dụng lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động dồidào để giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho nhân dân Cùng với sự phát triển dulịch của cả nước, du lịch Thừa Thiên Huế cũng có những bước tiến lớn, số lượnglao động được thu hút vào ngành du lịch ngày một tăng

Trang 13

Bảng 1.1 Tình hình du lịch Huế qua 3 năm (2012 – 2014)

(Nguồn: Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế)

Thông qua bảng trên ta nắm rõ được tình hình du lịch tỉnh Thừa Thiên Huếqua 3 năm ngày càng tăng, đặc biệt năm 2014 đã đạt một kết quả bất ngờ, tổnglượng khách thăm quan và du lịch đã lên tới 2.544.762 khách, doanh thu đạt tới2.209.795 triệu đồng, tăng hơn 33.32% so với năm 2011 Tổng khách du lịchquốc tế và nội địa đến với Huế tính đến năm 2014 tăng 41.6% so với năm 2012

Tỷ lệ thuận với tốc độ tăng số lượng khách du lịch đến với Huế

Bảng 1.2 Bảng liệt kê tình hình hoạt động của các làng nghề

ở tỉnh Thừa Thiên Huế phân theo nhóm nghề (Tính đến năm 2014)

Trang 14

11 Sản xuất dầu tram - 1

(Nguồn: Sở Công thương tỉnh Tỉnh Thừa Thiên Huế tính đến tháng 01 năm 2014)

Từ năm 2000 Huế đã được chọn là thành phố Festival của Việt Nam thìviệc xây dựng và phát triển các làng nghề truyền thống như trên là chưa đạt Đây

là thực trạng mà các cấp chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Nhànước nói chung phải thực sự quan tâm, đầu tư để đẩy mạnh quá trình xây dựngcác làng nghề truyền thồng thành các làng nghề truyền thống phục vụ ngành dulịch, có vậy mới vừa khôi phục và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc tộc Việt Namvừa có thể quảng bá nước ta tới các nước trong khu vực và trên thế giới

1.2.3 Một số bài học và phát triển du lịch làng nghề truyền thống

Một là, phát triển làng nghề ngành nghề truyền thống phải gắn liền với quá

trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn

Hai là, chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực nông thôn theo yêu

cầu của thị trường và của việc phát triển các làng nghề

Ba là, đề cao vai trò của nhà nước và địa phương trong việc giúp đỡ, hỗ trợ

về tài chính cho làng nghề truyền thống

Bốn là, Nhà nước có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩy

làng nghề truyền thống phát triển

Năm là, khuyến khích sự kết hợp giữa đại công nghiệp và tiểu thủ công

nghiệp và trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống

Sáu là, phải hướng dẫn cho các cư dân ở các làng nghề truyền thống cách

thức làm du lịch như vây mới có thể xây dựng các làng nghề truyền thống có lợithế về tự nhiên cũng như tính độc đáo của nó thành các làng nghề phục vụ du lịch

(Nguồn: Luận văn thạc sĩ Kinh “Làng nghề truyền thống phục vụ du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế” trên trang www.luanvan.com)

Trang 15

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ

TRUYỀN THỐNG TẠI LÀNG GIẤY THANH TIÊN

2.1 Giới thiệu khái quát về làng nghề truyền thống hoa giấy Thanh Tiên

2.1.1 Vị trí địa lí

Làng Thanh Tiên là một trong những làng được thành lập sớm ở xứ ThuậnHóa Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km Cùng với một số địaphương khác, Thanh Tiên là một trong 19 xã thuộc tổng Mậu Tài, huyện PhúVang, phủ Triệu Phong Nay thuộc xã Phú Mậu, Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.Làng Thanh Tiên nằm vào một vị trí khá đặc biệt bên bờ nam hạ lưu sôngHương, phía bắc giáp thôn Mậu Tài, nam giáp Thế Vinh, đông giáp Vọng Trì,đông tây giáp sông Hương bởi cồn Triều Sơn nằm giữa Là một làng nôngnghiệp nhưng Thanh Tiên có diện tích khá nhỏ: 38 mẫu, dân số chỉ khoảng 700người với 140 hộ gia đình Nguồn gốc dân cư của làng phần lớn là dân từ cáctỉnh phía Bắc (Thanh- Nghệ - Tĩnh) vào từ giữa thế kỉ XV

Đến nay, người dân trong vùng vẫn thuộc câu ca lưu truyền nói về địa thế

và sự trù phú của làng quê mình từ xa xưa:

“Thanh Tiên cao bậc hàng bờ Gọi ghe ghé lại mẹ nhờ duyên con”

Câu ca gợi cho ta cảnh một ngôi làng ven sông thanh bình với tiếng hò giãgạo của các cô thôn nữ, đó là nơi dừng chân nghỉ ngơi của các thương nhân, củanhững ghe thuyền phương xa sau những chuyến hàng lên cảng thị Thanh Hà,phố cổ Bao Vinh

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của làng hoa giấy Thanh Tiên

Theo Gia phả họ Trần (Phụng từ ngày 4 - 5 năm Tự Đức 33), ngài khaicanh của làng là Võ Đình Tiên, từ Sơn Tây phò chúa Nguyễn đến đóng đô ỞPhú Xuân, đã có công khai canh 83 mẫu ruộng tại làng Ngài phụng duyên với

bà Trần Thị Vờ (tự là Lót) người làng Nam Phù, xã Quảng Phú, huyện QuảngĐiền, tỉnh Thừa Thiên Hai ông bà có với nhau ba người con, sau khi mất cả haiđược an táng tại làng Thanh Tiên

Trang 16

Làng Thanh Tiên là một làng thuần nông, hầu như không có một nghề thủcông nào tồn tại, thế nhưng vào tháng chạp ở đây lại rộn ràng với nghề làm hoagiấy Nghề hoa giấy Thanh Tiên có trong danh mục thống kê của các nghề thủcông từ thế kỷ XVI-XIX của Đại Nam nhất thống chí Làng ra đời gần 400 nămtrước dưới thời các Chúa Nguyễn Nhưng mãi cho đến 1802 mới được mọingười biết đến Khi nghe trình bày hết ý nghĩa của loại hoa giấy Thanh Tiên,vua lấy làm thích thú, và sau đó ban chiếu khuyến khích người dân làng ThanhTiên làm hoa giấy để bày biện, bán lên kinh đô và phổ biến nghề làm hoa giấycho mọi người biết Từ đó, nghề làm hoa giấy của làng nổi tiếng khắp đất nước.Hoa giấy Thanh Tiên như một phần không thể thiếu vào ngày tết, đặc biệt là

ở Cố đô Huế - Kinh đô của chế độ phong kiến cuối cùng ở nước ta Sản phẩm hoagiấy thường được trang trí ở những nơi thờ tự trong nhà, các miếu, trang bà, am,bàn thờ ông địa, táo quân, thần bếp Người dân Huế rất coi trọng việc thờ cúng tổtiên, như một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần, đời sống tâm linh Vìvậy cũng dễ hiểu vì sao ở Huế lại có tranh làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên đểphục vụ tô điểm thêm màu sắc cho bàn thờ gia tiên của mọi gia đình

2.1.3 Sự ra đời của nghề làm hoa giấy Thanh Tiên

Hiện tại, mặc dù không còn tư liệu thành văn hay tư liệu hồi ức sớm nói vềthời điểm chính xác hình thành nghề làm hoa giấy ở lành Thanh Tiên nhưng cóthể khẳng định rằng, đây là một làng nghề hình thành khá sớm cùng với các làngnghề khác trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Sự ra đời của các trung tâm buôn bán, các chợ làng, chợ huyện và đặc biệt

là với sự xuất hiện của cảng thị Thanh Hà, Bao Vinh đã làm khai sinh các

ngành nghề thủ công truyền thống nhằm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống

Theo thống kê, từ thế kỉ XVI - XIX trên địa bàn của kinh đô Huế gồm cónhững làng nghề thủ công như: làng gốm Phước Tích, gạch ngói Nam Thanh,gốm Vân Cù, dây thau dây thép Mậu Tài, rèn sắt Hiền Lương, đúc đồng DươngXuân, mộc Quảng Phước, điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên, đan lát Bao La, đan cúi Dã

Lê, làm gối mây An Ninh, làm nón Triều Sơn-sư Lỗ Đông - Phú Cam, làm giấyĐốc Sơ, kim hoàn Kế Môn, dệt vải Mỹ Lợi, tơ tằm ưu Điềm, làm hoa giấyThanh Tiên, làm tranh làng Sình, trướng liễn An Truyền, chiếu đệm Phò Trạch

Trang 17

Như vậy, trong số các ngành nghề thủ công ra đời sớm, hoa giấy ThanhTiên cũng đã có mặt để đáp ứng cho những đòi hỏi của đời sống tinh thần Trước hết, sự ra đời của làng hoa và sản phẩm của nó nhằm phục vụ nhữngnhu cầu tín ngưỡng dân gian của người dân Những nhu cầu, đòi hỏi này vốn đã

có từ rất lâu đời trên đất Thừa Thiên Huế

Theo lời kể của các nghệ nhân trong làng nghề vốn xuất phát từ làng TiênNộn Làng này có nghề làm hoa quỳ (hoa hướng dương), loại hoa được dùng đểcúng tế trong các tục cúng bổn mạng, trang trí am thờ Trên cơ sở cây hoa quỳcủa làng Tiên Nộn, các nghệ nhân làng Thanh Tiên đó tìm cách sáng tạo và bổsung làm cây hoa giấy đẹp hơn, đa dạng hơn bằng cách thêm vào đó nhiều loại

hoa khác: hoa cúc, hoa tường vi, hoa lan, hoa huệ, hoa sứ, hoa hường làm

thêm nhụy hoa, tăm (cuốn hoa) và chông (cây hoa) Với sự phong phú và đadạng của mình, cây hoa giấy Thanh Tiên đó nhiều loại hoa cúng với nhiều màusắc, nhiều chủng loại khác nhau đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng dân gian củangười dân xứ Huế

Tóm lại, xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, từ nhu cầu thờ cúng tâm linh,tín ngưỡng dân gian mà người dân lao động đã tạo ra cho mình những sản phẩmthủ công độc đáo, trong đó hoa giấy là một sản phẩm hết sức đặc sắc, mang đậmnét riêng cho mảnh đất vốn là nơi địa linh nhân kiệt, nơi hòa hợp giữa nhữngbản sắc văn hóa chung và riêng

Trang 18

2.1.4 Quy trình sản xuất và các sản phẩm chính của làng hoa giấy Thanh Tiên

2.1.4.1 Quy trình sản xuất các sản phẩm chính của làng hoa giấy Thanh Tiên

Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất hoa giấy Thanh Tiên

Trang 19

Nguyên vật liệu và dụng cụ của hoa giấy Thanh Tiên:

Sản phẩm làm hoa giấy dĩ nhiên dựa trên nguyên vật liệu từ giấy, thếnhưng để hoàn chỉnh một sản phẩm, các nghệ nhân làm hoa phải có một quátrình chuẩn bị khá phức tạp

- Giấy

Loại giấy mà các nghệ nhân thường dùng là giấy thô, nếu cần giấy tinh thìphải lấy từ Quảng Bình hoặc đặt mua trước ở Hà Nội Một số loại giấy mỏngcần thiết có thể lấy từ làng làm tranh Lại Ân Nguyên liệu giấy khi lấy về tùytheo số lượng hoa làm ra đều được nhuộm theo những màu cần thiết, phơi khô

và sử dụng

Về sau loại giấy thủ công dần được thay thế bằng giấy công nghiệp (ngoạitrừ một số chi tiết phải làm bằng giấy truyền thống) và hiện nay thì giấy làm hoachủ yếu là giấy công nghiệp (giấy trắng A4):

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, người làm hoa giấy phải chuẩn bị loạigiấy - kẽm, giấy bạc (loại giấy lót trong bao thuốc lá) để làm nhụy hoa

- Chất liệu màu

Khác với bông hoa của tự nhiên với màu sắc sẵn có, bông hoa giấy phảinhớ đến màu nhuộm để tạo màu cho mình Chính vì thế mà chất liệu, công đoạntạo màu nhuộm đóng vai trò quan trọng bậc nhất làm nên cái hồn và cái đẹp chobông hoa Việc này không chỉ phức tạp, công phu mà còn yêu cầu về trình độthẫm mỹ của các nghệ nhân

Hoa giấy Thanh Tiên thường có những cách tạo màu chủ yếu phổ biến sau:

Trang 20

thuận lợi lại đỡ tốn công Sự thay thế về màu nhuộm của hoa giấy Thanh Tiênhiện nay là điều dễ hiểu vì nó phù hợp với yêu cầu phát triển Thế nhưng đối vớimột làng nghề thủ công truyền thống có lịch sử phát triển từ rất lâu đời thì việcgiữ gìn những phương pháp cổ truyền, các chất liệu dân gian vẫn là một điềucần thiết và đáng lưu ý.

- Tre

Các nghệ nhân sau khi lựa chọn sẽ chặt lấy những cây tre già, thân thẳng,

có ống to sau đó rúc bỏ mắt và cưa thành từng đốt một Các ống tre này sẽ đượcphơi khô chẻ thành thanh nhỏ để làm chông (cây hoa) và làm tăm (cành hoa).Đối với loại bông đũa thì tre là nguyên liệu chủ yếu

- Xốp cây

Đây là nguyên liệu dùng để làm bút hoa, một loại màu đỏ hình giống nhưtrái ớt chín nhằm trang trí thêm cho cây hoa Các ruột phao thường được lấy từcác loại cây như sắn, lung, điên điển

Đây là nguyên liệu truyền thống được sử dụng từ xưa đến nay mà chưa có

ra đời cho đền nay nguyên vật liệu của hoa giấy Thanh Tiên có những thay đổinhất định nhằm thích ứng với tình hình đời sống và tiến bộ xã hội của thời đại

Dụng cụ sản xuất:

Dụng cụ sản xuất của hoa giấy rất đơn giản, ngoài rựa, cưa để xử lý và giacông, các dụng cụ khác như kéo, lưỡi lam dùng để cắt và rạch giấy Trướckia, tùy theo mẫu hoa mà các nghệ nhân dùng kéo để cắt hay dao để xén, tuynhiên trong khoảng hơn trăm năm trở lại đây thì người dân Thanh Tiên đã biếttạo ra bộ đục để làm hoa

Trang 21

Mỗi loại hoa sẽ có một loại đục riêng và tên gọi của đục cũng theo tên cácloại hoa Ví dụ hoa cúc sẽ có đục hoa cúc, hoa tường vi sẽ có đục tường vi, Như vậy, trên cơ sở học hỏi tiếp thu và rút kinh nghiệm trong quá trình sảnxuất các nghệ nhân làm hoa giấy đã không ngừng phát triển tìm tòi và sáng tạo

để làm ra được những chất liệu, những dụng cụ hữu dụng trong quá trình sảnxuất nhằm hoàn thành sản phẩm của mình trong thời gian ngắn nhất

Tiêu thụ sản phẩm:

Ngày xưa người bán hoa thường vác cả chông đi đến các chợ huyện hay cóthể mang hoa đi bán rong Hiện nay, hoa giấy được tiêu thụ ở các chợ, cửa hanglớn Thị trường của hoa giấy chỉ gói gọn trong địa phận Thừa Thiên Huế, từ làngThanh Tiên hoa giấy được mang về biển, lên thành phố, ra Hương Trà, xuốngHương Thủy, cũng như cung cấp cho các khu vực làng xã thuộc huyện PhúVang Hoa giấy được tiêu thụ rất mạnh, trong thời gian từ 20-30 tháng chạptrước Tết Để phục vụ cho tín ngưỡng của mình, bình thường mỗi gia đìnhthường mua từ hai đến bốn cặp hoa trang trí trong các am cô, bàn thờ thần bếp,thổ cung

Là một nghề thủ công tận dụng lúc nông nhàn, thời gian sản xuất ngắn thếnhưng sản phẩm hoa giấy Thanh Tiên là một mặt hàng không thể thiếu được củangười dân Huế trong dịp Tết Tuy nhiên, những khó khăn hiện nay về nguyênvật liệu, thị trường, giá cả, thời tiết đang làm cho làng nghề ngày càng bị maimột, giảm sút cả về chất lượng, số lượng Đó là vấn đề đặt ra cho làng nghề, chogiới nghiên cứu cũng như cho cả người dân Huế

2.1.4.2 Sản phẩm chính của làng hoa giấy Thanh Tiên

Các loại hoa giấy ở đây sản xuất ra gồm hoa Quỳ, hoa Tường Vi, hoa Lan,

hoa Búp, hoa Chùm, hoa Cúc và hoa Sen được làm bằng các loại giấy màu.

Đặc biệt, ngày nay các nghệ nhân đã sáng tạo hơn, cải tiến mẫu mã hơn, đã cho rađời sản phẩm hoa sen điện, tỏa vẻ đẹp lung linh của những bông sen giấy kết hợpvới ánh đèn màu trong màn đêm, quả thật là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời.Hoa giấy ở đây sản xuất theo mùa vụ để phục vụ nhu cầu cúng, lễ hội củanhân dân vào các tháng 02, 08 và 12 âm lịch hằng năm Đặc biệt vào những

Trang 22

ngày gần đến Tết cổ truyền những bó hoa giấy với màu sắc sặc sỡ được mang đibán khắp nơi trong tỉnh.

Bên cạnh việc làm các loại hoa giấy (hoa Qùy, hoa Tường Vi, hoa Lan, hoaBúp, hoa Cúc ) để phục vụ cho việc thờ cúng, thì đặc biệt hoa sen giấy ThanhTiên hiện nay cũng được phục hồi, phát huy, nhất là khi hoa sen được chọn làm

“Quốc hoa” Hoa sen giấy Thanh Tiên có được thuận lợi là làm quanh năm, nhucầu tiêu thụ của thị trường ngày càng mở rộng Hoa sen giấy Thanh Tiên “lênngôi” đã góp mặt Ở Festilval Huế, Festilval nghề truyền thống Huế, tham gia lễhội áo dài Minh Hạnh; lễ hội “Sóng nước Tam Giang”; lễ hội Đền Huyền Trâncông chúa; triển lãm ở “Thuận An biển gọi”, ở hội vật truyền thống làng Sình Hoa sen giấy Thanh Tiên còn theo chân các du khách đi khắp mọi miền đấtnước như Đà Nẵng, Hội An, Sài Gòn, Hà Nội và ra cả nước ngoài như Mỹ,Pháp, Thái Lan

2.1.5 Tiềm năng và lợi ích phát triển du lịch làng nghề tại làng hoa giấy Thanh Tiên

2.1.5.1 Tiềm năng cho phát triển du lịch

- Sản phẩm độc đáo hấp dẫn khách du lịch

Hoa giấy Thanh Tiên đẹp mặn mà, đằm thắm, khiến những tay làm hoagiấy “hang mã” không thể bắt trước được Ngày tết không mua hoa giấy ThanhTiên chưng trên bàn thờ ông táo, bàn thờ trang ông, trang bà, người Huế cảmthấy như tết thiếu hoa mai vàng

- Nét độc đáo của phương thức sản xuất ngành nghề thủ công truyền thống

Hoa giấy Thanh Tiên phối hợp từ kỹ thuật làm hoa quỳ (hướng dương)của làng Tiên Nộn và quy cách pha màu của làng Sình Người Thanh Tiên trảibao đời tự mày mò, sáng tạo, người sau học nghề người trước mà tạo thành đượcnghề làm hoa giấy đạt đến mức tinh xảo, nghệ thuật cao như ngày nay

Khi đến tham quan làng Thanh Tiên du khách không chỉ được đắm mìnhtrong một không gian thanh tịnh của làng, mua được những bông hoa giấy thủ côngtại làng với giá rẻ, mà du khách còn tận mắt chứng kiến kỹ thuật làm hoa giấy độcđáo,đầy tinh tế và biết được để làm ra sản phẩm hoàn chỉnh người thợ thủ công

Trang 23

phải làm như thế nào, điều đó rất hữu ích cho những ai thích khám phá, tìm hiểu.Nếu muốn du khách có thể tự tay tạo cho mình một sản phẩm,và nó có thể là mónquà lưu niệm tuyệt vời của du khách có được khi đến với làng Thanh Tiên.

- Đội ngũ thợ thủ công làng nghề, tài hoa

Tất cả các loại hoa giấy Thanh Tiên đều toát lên vẻ đẹp kỳ diệu - sự kỳ diệuđược làm nên bởi bàn tay khéo léo, tài hoa và hơn cả là tình yêu với nghề truyềnthống của làng của các nghệ nhân làng Thanh Tiên gấp giấy Gồm 40 hộ làmnghề quanh năm, 7 hộ làm hoa sen giấy trang trí, 2 hộ phục vụ kinh doanh du

lịch trong tổng số 140 hộ của làng

2.1.5.2 Lợi ích của việc phát triển du lịch tại làng nghề Thanh Tiên

- Mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế của làng nghề

Hoa sen giấy Thanh Tiên giờ đây không chỉ góp mặt ở Festilval Huế,Festilval Nghề truyền thống Huế, tham gia Lễ hội áo dài Minh Hạnh “Sóngnước Tam Giang”, Lễ hội đền Huyền Trân Công chúa, Triển lãm “Thuận Anbiển gọi” mà còn theo chân các du khác đi khắp mọi miền đất nước như ĐàNẵng, Hội An, TP.HCM, Hà Nội và sang cả Mỹ, Pháp, Thái Lan

Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của khách hàng gần xa, cácnghệ nhân làng Thanh Tiên cũng phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo những sảnphẩm hoa sen đẹp về mẫu mã, trang nhã về màu sắc, uyển chuyển về hình dáng

- Duy trì và phát huy tính sáng tạo của người thợ

Nhu cầu của khách du lịch là nhỏ lẻ và rất khác biệt, bởi sản lượng mua tối

đa của một du khách chỉ khoảng 10 bông/khách, nên để sản phẩm hoa giấyThanh Tiên ngày càng phong phú, đa dạng, hấp dẫn được khách du lịch thì đòihỏi những nghệ nhân phải không ngừng cải tiến mẫu mã và công nghệ sản xuất

để cho ra những sản phẩm hoa giấy mới hơn, đẹp hơn và rẻ hơn

Yếu tố đó có lẽ là quá nhỏ, song nếu nghệ nhân quan tâm và cố gắng pháthuy những khả năng của mình thì cũng đem lại sự phát triển cho nền sản xuấtcủa toàn làng nghề Bởi nếu không, với những sản phẩm hoa giấy truyền thốngcủa những người thợ thủ công sản xuất hết năm này sang năm khác theo nhữngđơn đặt hàng thì với cơ chế thị trường như hiện nay sẽ không có lợi cho uy tín

Trang 24

và sự phát triển của làng Trong tương lai không xa làng còn có thể mất chỗđứng trên thị trường nếu như không tích cực sáng tạo và đổi mới.

- Giữ gìn và phát huy sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề

Nghề làm hoa giấy độc đáo ở làng Thanh Tiên đã hồi sinh sau hơn 50 nămthất truyền Người có công vực dậy làng nghề tuyền thống độc đáo này là họa sĩ,nghệ nhân Thân Văn Huy

- Là phương thức để tài nghệ của người thợ thủ công làng Thanh Tiên càng vang xa hơn

2.1.5.3 Sự cần thiết phát triển tiềm năng làng nghề gắn với du lịch tại làng Thanh Tiên

Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống được tỉnh Thừa Thiên Huếxác định là một trong những nhiện vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội.Những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung nhiều nguồn lực để hỗ trợ đầu

tư vốn cho các làng nghề; giao cho thành phố Huế định kỳ 2 năm một lần (cácnăm lẻ) tổ chức Festival Nghề truyền thống Huế, đưa vào khai thác một số tour

du lịch tham quan làng nghề như đúc đồng (Phường Đúc), mộc mỹ nghệ (MỹXuyên), dệt zèng (A Lưới); lập thủ tục công nhận nghề, làng nghề cho các làngnghề truyền thống (mây tre đan Bao La, Thủy Lập, bún bánh Ô Sa ); khuyếnkhích các hộ sản xuất trong các làng nghề mạnh dạn đầu tư máy nóc, thiết bị vừatiết kiệm sức lao động vừa tăng năng lực sản xuất; đa dạng hóa sản phẩm, chútrọng đến chất lượng nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng; tự tìm kiếm đầu racho sản phẩm Bằng nhiều cách làm thiết thực, hiệu quả của tỉnh, sự tích cựccủa các hộ sản xuất giúp cho các làng nghề truyền thống ngày càng được khôiphục và phát triển

Tại Làng hoa giấy Thanh Tiên, theo điều tra từ người dân địa phương chobiết những thành tựu mà làng đã đạt được trong thời gian qua:

Ngày đăng: 11/04/2016, 12:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. http:langhoagiaythanhtien.com 8. http://www.baothuathienhue.vu 9. www.huetouristvietnam.com 10 http://www.lukhach24h.com 11. www vanminhsonghong.gây.vu 12. www.vietnamtoursim.gây.vu Link
1. GS. Trần Quốc Vượng (2000), Làng nghề, phố nghề Thăng Long-hà Nội, Trung tâm triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Hà Nội Khác
2. TS. Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Khác
3. Mai Thế Hơn (2000), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH, HĐH ở vùng ven đô mà Nội, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Khác
4. Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin Khác
6.Phan Văn Linh (2011), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH,HĐH Ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế, Đại học kinh tế, Đại học Huế, Huế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w