2. MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI.
3.2.2.2. Hệ thống tự động báo kẹt xe
Công trình nghiên cứu mang tên: “ Hệ thống cảnh báo và điều khiển giao thông” gồm một chương trình mô phỏng, một hệ thống thiết bị cảm biến đo lường, các bảng thông báo bằng đèn LED về tình trạng kẹt xe, một hệ thống nhận tin nhắn, cuộc gọi và trả lời các tin nhắn, cuộc gọi này. Khi nhìn vào bảng thông báo đặt trên đường, người tham gia giao thông có thể biết được nơi nào đang kẹt xe. Qua hệ thống tin nhắn, người tham gia giao thông cũng được tư vấn
đi hướng nào để tránh kẹt xe. Nhận biết kẹt xe bằng cảm ứng. Thiết bị cảm ứng được thiết kế đặc biệt tại các điểm nóng hay xảy ra tình trạng kẹt xe để theo dõi. Khi xe cộ đi ngang qua những vị trí này, sức nặng và từ tính phát ra từ các phương tiện này sẽ được nhận biết và báo về hệ thống xử lý trung tâm qua một hệ thống thông tin liên lạc. Sau đó các thông tin sẽ được xử lý và hiển thị ở các “thiết bị đầu ra” như màn hình, tin nhắn, điện thoại,…để thông báo đến người tham gia giao thông.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN.
Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu về ITS, những ứng dụng trên thế giới và khả năng ứng dụng tại Việt Nam có thể nói trong vài thập kỉ nữa mạng lưới giao thông của Việt Nam sẽ đạt tiêu chuẩn chung của khu vực và thế giới.
Tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Đặc biệt là khu vực Hà Nội và TP Hồ Chí Minh phương tiện giao thông sẽ tăng đột biến. Nếu cứ điều hành, tổ chức và quản lý như hiện nay thì sẽ ùn tắc và ô nhiễm môi trường trầm trọng. Ảnh hưởng kinh tế - xã hội sẽ tất lớn.
Việc nghiên cứu, ứng dụng ITS ở Việt Nam là điều tất yếu nhằm khắc phục nạn kẹt xe, ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên đồng thời đáp ứng nhu cầu quản lý và điều phối hoạt động giao thông theo mạng lưới đã quy hoạch. 2. KIẾN NGHỊ.
Để thiết lập được hệ thống ITS, trước mắt nên tin học hóa tất cả các cơ quan, ban, ngành liên quan đến giao thông như trung tâm vận tải hành khách công cộng, các bến xe lớn như bến xe miền Đông, bến xe miền Tây, các bến xe buýt.
Lãnh đạo ngành cần xây dựng hệ thống thông tin tổng thể cho tât cả các cơ quan này. Trên cơ sở đó, các dữ liệu về hoạt động giao thông được quản lý và lưu trữ nhằm hỗ trợ các chuyên gia trong việc phân tích các vấn đề giao thông Ngoài ra, cần tự động hóa hệ thống thanh toán tại các trạm thu phí, trạm đăng kiểm nhằm giảm bớt thời gian dừng xe, giảm tốc độ di chuyển
Sau khi hoàn thành việc tin học hóa toàn bộ các cơ quan quản lý giao thông, bước tiếp theo là triển khai lắp đặt các hệ thống giám sát tình hình giao thông như các hệ thống điều khiển đèn giao thông tự động, bảng điện tử thông báo tình hình giao thông. Việc kết hợp các ứng dụng thành giải pháp khép kín là bước quan trọng nhất. Ðể giám sát và điều phối hoạt động giao thông theo thời gian thực, hệ thống cần phải khép kín và tự động trong việc phân tích, ra quyết
định. Ðây là khâu quan trọng nhất và tốn kém nhất kể cả nguồn lực và vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật
Tuy nhiên để có thể thực hiện đươc những dự định trên vấn đề giáo dục ý thức tham giao thông cho toàn dân có thể được coi là vấn đề đáng quan tâm nhất tiếp theo đó là tìm cách khắc phục những khó khăn mà ngành giao thông vận tải nước ta đang găp phải như:
Tỷ lệ quỹ đất giành cho giao thông đô thị ở Việt Nam còn quá nhỏ nếu như trong nội thành Hà Nội,diện tích đường chiếm 6,18% thì ở ngoại thành chỉ còn là 0,9%. Tại TP Hồ Chí Minh,các quận vùng Sài Gòn-Chợ Lớn cũ là khoảng 8-14%,các quận mới chỉ 0,2-2,8%.
Phương tiện giao thông nhiều loại xe, chạy tự do, không theo làn.
Hạ tầng giao thông thiếu dẫn đến tổ chức vận tải công cộng gặp nhiều khó khăn, mặt cắt ngang đường nhìn chung là hẹp. Khả năng mở rộng đường nội thị rất khó khăn do công tác giải phóng mặt bằng.
Trong những năm gần đây, phương tiện cá nhân tăng nhanh (từ 10- 12%/năm), nhất là ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM. Trong khi đó, giao thông công cộng chưa phát triển kịp với phát triển đô thị. Ngay như Hà Nội được coi là xã hội hoá xe buýt khá thành công nhưng tỷ lệ vận tải công cộng vẫn dưới 15%, còn TPHCM thì chỉ dưới 10%. Các thành phố khác còn hầu như chưa phát triển giao thông công cộng. Như vậy là cần triển khai phương tiện công cộng hầu khắp hơn nữa để đáp ứng thực trạng đi lại của người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. http://www.thongtincongnghe.com
2. http://www.giaothongvantai.com.vn 3. http://mt.gov.vn
4. http://git4you.com
5. Traffic engineering - Roger P.Roess, Elena S.Prassas, William R.McShane - Pearson prentice Hall, 2004.
6. Introduction to Intelligient Transportation Systems – China Communication Press, 2008.