khách du lịch, tính đa thành phần trong thành phần khách du lịch,người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, tính đa mục tiêu gồmmục tiêu lợi ích và mục tiêu bảo tồn, tính liên vùng của
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 5
VÀ CÁC VƯỜN QUỐC GIA 5
1.1 Quan niệm về du lịch sinh thái 5
1.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái 5
1.1.2 Đặc trưng của du lịch sinh thái 6
1.1.3 Nguyên tắc của du lịch sinh thái 8
1.2 Quan hệ giữa du lịch sinh thái với Vườn Quốc Gia 9
1.2.1 Hệ thống Vườn Quốc Gia là tài nguyên phát triển DLST 9
1.2.2 Lợi ích du lịch đối với Vườn Quốc Gia 10
1.2.3 Tác động tiêu cực nảy sinh từ du lịch ở các Vườn Quốc Gia 11
1.3 Yêu cầu của du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia 12
1.3.1 Dựa trên cơ sở hệ sinh thái điển hình 12
1.3.2 Sử dụng lãnh thổ phù hợp với bảo tồn Vườn Quốc Gia 12
1.3.3 Đảm bảo tính giáo dục 16
1.4 Quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn tự nhiên 16
1.5 Quan hệ giữa du lịch sinh thái và cộng đồng địa phương 18 1.5.1 Những lợi ích 18
Trang 21.5.2 Ảnh hưởng tiêu cực 19
1.6 Kết luận chương 1 19
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT 21
2.1 Tiềm năng du lịch của Vườn Quốc Gia Pù Mát 21
2.1.1Giới thiệu Vườn Quốc Gia Pù Mát 21
2.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên 24
2.1.2.1 Vị trí địa lý 24
Trang 32.1.2.2 Địa hình, địa mạo 25
2.1.2.3 Địa chất và thổ nhưỡng 26
2.1.2.4 Khí hậu thuỷ văn 26
2.1.2.5 Tài nguyên sinh vật 28
2.1.3 Điều kiện xã hội và giá trị tài nguyên du lịch nhân văn 41
2.1.3.1 Dân cư- dân tộc 41
2.1.3.2 Yếu tố văn hoá dân tộc và lịch sử 43
2.1.3.3 Văn hoá, phong tục của một số dân tộc sinh sống trong khu vực VQG Pù Mát 44
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tại Vườn Quốc Gia Pù Mát 57
2.2.1 Thực trạng khách du lịch và nguồn thu từ hoạt động du lịch 57
2.2.1.1 Thực trạng khách du lịch 57
2.2.1.2 Nguồn thu từ du lịch của VQG 61
2.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch 62
2.2.2.1Điều kiện tham quan 62
2.2.2.2 Cơ sở lưu trú 63
2.2.2.3Dịch vụ ăn uống và vui chơi giải trí 64
2.2.2.3 Giao thông vận tải 64
2.2.2.4 Tình hình cung cấp điện nước 65
2.2.2.5 Thông tin liên lạc 65
2.2.3.Thực trạng khai thác các tuyến điểm tham quan 66
Trang 42.2.4 Thực trạng khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách.67
2.2.4.1Nhu cầu của khách 67 2.2.4.2 Khả năng đáp ứng của Vườn Quốc Gia 69
2.2.5 Mức độ đảm bảo vai trò giáo dục và thuyết minh môi trường tại VQG Pù Mát 70
2.3 Kết luận chương 2 72
Trang 5CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT 74
3.1 Quy hoạch không gian du lịch VQG Pù Mát 74
3.1.1 Cơ sở quy hoạch 77
3.1.1.1 Quan điểm quy hoạch du lịch sinh thái VQG 77
3.1.1.2 Quy hoạch trên cơ sở quy hoạch tổng thể của Du lịch Nghệ An 78
3.1.2 Không gian du lịch hạt nhân và không gian du lịch vệ tinh 80
3.1.3 Gắn kết không gian du lịch hạt nhân với các không gian du lịch vệ tinh 84
3.2 Phát triển DLST gắn với định hướng bảo tồn của VQG 85
3.3 Khắc phục tính thời vụ trong kinh doanh DLST 87
3.4 Nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với phát triển DLST 89
3.5 Tăng cường giáo dục và thuyết minh môi trường 92
3.6 Tăng cường hoạt động quảng bá tiếp thị du lịch sinh thái cho VQG 94
3.7 Tạo cơ chế chính sách thuận lợi, thúc đẩy hợp tác đầu tư phát triển DLST VQGPM 95
3.8 Chính sách quản lý VQG 96
3.8.1 Quản lý vùng du lịch trong VQG: 96
3.8.2 Quản lý khách du lịch 97
Trang 63.9 Chính sách đào tạo và quản lý nguồn nhân lực cho phát triển DLST tại VQG Pù Mát 97 KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế mũinhọn đối với nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nóiriêng Nhiều dự án phát triển du lịch với số vốn hàng triệu đô la đangđược xúc tiến đầu tư vào Việt Nam đã chứng tỏ tầm quan trọng vàtính hấp dẫn của ngành kinh doanh này
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch còn mới mẻ đối với nhiềuquốc gia đặc biệt đối với Việt Nam trên nhiều bình diện như về kháiniệm, tổ chức quản lý và khai thác sử dụng.Theo đánh giá của cácchuyên gia về định hướng phát triển của du lịch thế giới thì du lịchsinh thái là loại hình du lịch phổ biến và có khuynh hướng phát triểnmột cách bền vững trong tương lai
Tài nguyên du lịch nói chung và tài nguyên du lịch sinh thái ởViệt Nam nói riêng rất phong phú và đầy tiềm năng Chúng ta có hệthống các Vườn quốc gia, khu bảo tồn có sự đa dạng sinh học cao,các hệ sinh thái điển hình và nền văn hóa bản địa độc đáo… Để khaithác, sử dụng và quản lý các nguồn tài nguyên này một cách hợp lý,
có hiệu quả, đảm bảo tính bền vững nguồn tài nguyên đòi hỏi khôngchỉ là trách nhiệm riêng của các cấp quản lý mà còn là ý thức, tráchnhiệm chung của cả cộng đồng
Trong hệ thống các Vườn Quốc Gia ở Việt Nam, Vườn QuốcGia Pù Mát (VQGPM) là Vườn Quốc Gia được thành lập muộn
Trang 8( theo quyết định 174/2001/QĐ-TTg của Chính Phủ (2001) chuyểnhạng khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát thành Vườn Quốc Gia ) Tuymới được thành lập song VQGPM được đánh giá là một trong số ítnhững khu bảo vệ có tính đa dạng sinh học cao nhất Việt Nam, đạidiện cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới điển hình lớn nhấtkhu vực Bắc Trường Sơn Mặc dù tiềm năng phát triển du lịch sinhthái tại VQGPM là rất lớn song lại chưa được đầu tư, khai thác đểđánh thức những tiềm năng này.
Đề tài “Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia Pù Mát” được lựa chọn nhằm
đưa ra những định hướng giải pháp khai thác tiềm năng du lịch sinhthái to lớn ấy của Vườn Quốc Gia
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịchsinh thái của VQGPM nhằm đưa ra những giải pháp phát triển DLSTmột cách bền vững
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài cần tập trung giảiquyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về du lịch sinh thái
- Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh tháitại VQGPM
- Phân tích, tìm hiểu hiện trạng hoạt động du lịch tại VườnQuốc Gia
Trang 9- Đề xuất những giải pháp phát triển phù hợp nhằm khai tháchợp lý tiềm năng DLST của VQGPM
4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu khoa học của đề tài tập trung vào lĩnhvực phát triển du lịch sinh thái: về tiềm năng, hiện trạng và giảipháp phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở lý luận và những nguyêntắc cơ bản của DLST
- Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứutại Vườn Quốc Gia Pù Mát chủ yếu tại vùng đệm và một phần ranhrới giữa vùng lõi và vùng đệm của VQG
5 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực địa
Khảo sát thực địa kết hợp cùng phương pháp bản đồ để kiểmtra kết quả, cập nhật và bổ sung thông tin, so sánh và kiểm tra kếtquả thực tế Phương pháp này là cơ sở cho việc thành lập bản đồnghiên cứu VQGPM Khảo sát thực địa theo những tuyến, điểm đểthu thập những thông tin chi tiết làm cơ sở hình thành những tuyếnđiểm du lịch và đánh giá những tác động đến công tác bảo tồnnhằm đưa ra những giải pháp khắc phục
- Phương pháp thống kê
Thống kê, thu thập và xử lý số liệu trên cơ sở khảo sát thực tế
và các nguồn tư liệu bổ xung khác
- Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Trang 10Ứng dụng hệ thống tin địa lý trong xây dựng cơ sở dữ liệu củaVQGPM Những cơ sở dữ liệu này bao gồm các dữ liệu nền như:bản đồ địa hình, thuỷ văn, bản đồ độ dốc và các dữ liệu du lịch nhưxây dựng các tuyến điểm du lịch, hoạt động du lịch, số lượng khách,phân mùa du lịch
- Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia củacộng đồng dân cư địa phương là phương pháp nhằm thu thập, tổnghợp ý kiến và nhu cầu của cộng đồng cư dân địa phương về một lĩnhvực cụ thể Những ý kiến nhu cầu này được thu thập riêng lẻ thôngqua phiếu điều tra, được tập hợp thông qua thảo luận nhóm để tìm ra
ý kiến chung Trong phạm vi và địa bàn nghiên cứu của đề tài đãlựa chọn phương pháp nghiên cứu lập phiếu điều tra phỏng vấn, thuthập thông tin từ khách du lịch, các nhà quản lý VQGPM và cư dânđịa phương để thấy được nhu cầu và hiện trạng hoạt động du lịch tạiVQGPM Kết quả điều tra qua tổng hợp 60 phiếu điều tra khách dulịch nội địa, 60 phiếu điều tra khách du lịch quốc tế, và hỏi ý kiếntrực tiếp người dân tại một số địa bàn khảo sát trong thời gian tháng7/ 2007 và tháng 3/2008
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phầnnội dung của đề tài được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và các VQG
Trang 11Chương 2:Tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch sinh
thái tại VQGPM
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại
VQGPM
Trang 12CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
VÀ CÁC VƯỜN QUỐC GIA
1.1 Quan niệm về du lịch sinh thái
1.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái
Nếu như lịch sử ngành lữ hành nói riêng và ngành du lịch trênthế giới nói chung được đánh dấu bằng sự kiện nhà du lịch và kinh
tế người Anh Thomas Cook đã tổ chức một chuyến tham quan đặcbiệt bằng tàu hoả từ Leicester đến Lafburoy với chặng đường dài 12dặm cho 570 khách đi dự hội nghị năm 1841 thì quan niệm về loạihình du lịch sinh thái được ra đời rất muộn sau này Năm 1987 kháiniệm đầu tiên về du lịch sinh thái mới được Hector Ceballos-Lascurain đưa ra: “ Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực
tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu,tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trịvăn hoá được khám phá” [ 8 ] Trên cơ sở đặc trưng cơ bản của dulịch sinh thái nhiều tổ chức, quốc gia, các nhà nghiên cứu đã đưa ranhững khái niệm du lịch sinh thái theo quy chuẩn riêng của từng tổchức, quốc gia Theo hiệp hội du lịch sinh thái Quốc tế đưa ra địnhnghĩa về du lịch sinh thái : “Du lịch sinh thái là việc đi lại có tráchnhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường vàcải thiện phúc lợi cho người dân địa phương” [6 ]
Khái niệm về du lịch sinh thái ở Việt Nam được nhìn nhận ởnhiều góc độ khác nhau và còn nhiều điểm chưa thống nhất, nhiều
Trang 13cuộc hội thảo chuyên đề được tổ chức với sự tham gia của các nhànghiên cứu trong và ngoài ngành đã đưa ra những khái niệm khácnhau về du lịch sinh thái Trong cuộc hội thảo về “ Xây dựng chiếnlược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái” tại Việt Nam năm
1999 khái niệm về du lịch sinh thái mới có sự thống nhất bước đầu :
“ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên văn hoábản địa, gắn với giáo dục môi trường , có đóng góp cho nỗ lực bảotồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồngđịa phương”[6]
Hình 1-1: Cấu trúc du lịch sinh thái
Nguồn: [9]
1.1.2 Đặc trưng của du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái bản chất chung là một dạng của hoạt động dulịch nên nó cũng có những đặc trưng chung cơ bản của hoạt động dulịch như: tính đa ngành trong đối tượng được khai thác phục vụ
Trang 14khách du lịch, tính đa thành phần trong thành phần khách du lịch,người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, tính đa mục tiêu gồmmục tiêu lợi ích và mục tiêu bảo tồn, tính liên vùng của các tuyến vàquần thể du lịch, tính mùa vụ đặc trưng của ngành du lich, tính chiphí và xã hội hoá thu hút mọi thành phần trong xã hội tham gia trựctiếp và gián tiếp vào hoạt động du lịch
Khác với các loại hình du lịch khác, bên cạnh những đặc trưngchung cơ bản du lịch sinh thái có những đặc trưng riêng :
Du lịch sinh thái phát triển trên địa bàn phong phú về tự nhiên và nền văn hoá bản địa
Đối tượng của DLST là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên
và văn hoá bản địa, đó là những khu vực tự nhiên còn tương đốinguyên sơ ít bị tác động Với đặc trưng này các VQG, các khu bảotồn tự nhiên rất phù hợp để phát triển loại hình DLST
DLST đảm bảo tính bền vững về sinh thái và hỗ trợ bảo tồn
Mức độ khai thác và sử dụng tài nguyên cho các hoạt động dulịch phải được duy trì và quản lý một cách một cách chặt chẽ đểgiảm thiếu tác động tới môi trường và đảm bảo tính bền vững của
hệ sinh thái và ngành du lịch Đặc trưng này thể hiện ở việc quyđịnh quy mô nhóm khách tham quan, quy định sử dụng các phươngtiện dịch vụ tham quan gắn liền với công tác bảo vệ môi trường
DLST gắn liền với hoạt động giáo dục môi trường
Giáo dục và thuyết minh môi trường bằng các nguồn thôngtin, truyền tải thông tin đến du khách thông qua tài liệu tuyên truyền
Trang 15hay qua hoạt động hướng dẫn tham quan của hướng dẫn viên Giáodục môi trường trong DLST có tác dụng làm thay đổi nhận thức,thái độ của du khách, nâng cao ý thức của cộng đồng và ngành dulịch đối với giá trị tài nguyên cần được bảo tồn, tạo sự bền vững lâudài cho các khu bảo tồn tự nhiên.Giáo dục môi trường trong DLSTcòn là công cụ quản lý hữu hiệu cho công tác bảo tồn của khu tựnhiên
DLST khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch
DLST cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích kinh tế và xã hộicho cộng đồng địa phương trên cơ sở cung cấp về kiến thức kinhnghiệm thực tế để người dân có khả năng tham gia vào quản lý, điềuhành và thực hiện hoạt động DLST, người dân địa phương đồngthời cũng là những người tham gia vào công tác bảo tồn một cáchtích cực
Cung cấp kinh nghiệm du lịch với chất lượng du lịch cao cho
du khách
DLST tập trung vào đáp ứng nhu cầu nhận thức và kinhnghiệm du lịch cho du khách hơn là cung cấp dịch vụ cho nhu cầutiện nghi Đặc trưng này của DLST đem lại những lợi ích lâu dàicho du khách và có ý nghĩa quyết định phân biệt loại hình DLSTvới các loại hình du lịch khác
1.1.3 Nguyên tắc của du lịch sinh thái
Trang 16DLST là loại hình du lịch dựa vào giá trị thiên nhiên do vậynguyên tắc hướng tới sự phát triển bền vững là nguyên tắc hàng đầuđối với phát triển DLST Nguyên tắc này đòi hỏi cần có những hoạtđộng giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường vàtạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn Phát triển bền vững của dulịch sinh thái cần phải tính đến các yếu tố như mối quan hệ giữa bảotồn tài nguyên tự nhiên, môi trường với lợi ích kinh tế, quá trình pháttriển trong thời gian lâu dài trong đó có thể đáp ứng được nhu cầuhiện tại mà không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của những thế hệ tiếptheo.
Sự tồn tại của DLST gắn liền với môi trường tự nhiên và hệsinh thái điển hình nên mọi hoạt động DLST phải được quản lý chặtchẽ để giảm thiếu những tác động tiêu cực tới môi trường Thậntrọng trong việc sử dụng nguồn tài nguyên, hỗ trợ bảo tồn và giảmthiếu ô nhiễm
Phát triển du lịch không làm tổn hại đến nền văn hoá xã hộicủa địa phương, bản sắc văn hoá cộng đồng được bảo vệ và pháthuy Các giá trị văn hoá bản địa cần được xem xét như là một yếu
tố, bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của hệsinh thái
Tạo lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng địa phương thôngqua cơ hội việc làm mà cộng đồng địa phương nhận được với vai trò
là người làm chủ trong sự phát triển và hoạch định
Trang 17Khách du lịch cần được cung cấp thông tin đầy đủ và chínhxác về khu vực đến thăm, đảm bảo tính giáo dục cao, thoả mãn nhucầu nhận thức và kinh nghiệm du lịch cho du khách
1.2 Quan hệ giữa du lịch sinh thái với Vườn Quốc Gia
1.2.1 Hệ thống Vườn Quốc Gia là tài nguyên phát triển DLST
Có nhiều khái niệm được các nhà nghiên cứu, các chuyên gia
và nhà quản lý đưa ra về VQG trong đó hiệp hội bảo tồn thiên nhiênthế giới đã đưa ra định nghĩa về VQG: đó là một vùng lãnh thổtương đối rộng trên đất liền hay trên biển mà ở đó có một hay mộtvài hệ sinh thái không bị thay đổi lớn do sự khai thác hoặc chiếmlĩnh của con người.Các loài động thực vật, các đặc điểm hình thái,địa mạo và nơi cư trú của các loài hoặc của các cảnh quan thiênnhiên đẹp là mối quan tâm cho nghiên cứu khoa học, cho giáo dục
và giải trí Ở đó cũng có ban quản lý thực hiện các biện pháp ngănchặn hoặc loại bỏ nhanh chóng sự khai thác hoặc chiếm lĩnh các đặctrưng về sinh thái và cảnh quan Khách du lịch được phép đến thămvới những điều kiện đặc biệt cho mục đích nghiên cứu, giáo dục,văn hoá, giải trí và lòng ngưỡng mộ
Hệ thống các VQG khu bảo tồn được thành lập nhằm mụcđích chính là bảo vệ các khu cảnh quan tự nhiên quan trọng, bảo tồn
đa dạng sinh học và tính toàn vẹn lãnh thổ Duy trì bền vững trạngthái tự nhiên hay gần như tự nhiên của các vùng văn hoá điển hìnhcủa các quần thể sinh vật phục vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục
và đặc biệt tạo môi trường phát triển du lịch Vườn Quốc Gia trở
Trang 18thành nguồn tài nguyên du lịch quan trọng cho phát triển DLST bởitính hấp dẫn của VQG cho loại hình du lịch này: đó là sự phong phúcủa tự nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái và cảnh quan đẹp MộtVQG hay khu bảo tồn thiên nhiên có khả năng hấp dẫn và thu hútkhách du lịch là ở mức độ thuận lợi của nó đó là:
- Vị trí ở gần sân bay quốc tế hay trung tâm du lịch lớn,khả năng đến khu vực tham quan thuận lợi
- Đặc điểm sinh thái tự nhiên: tính đa dạng các loài độngthực vật quý hiếm điển hình, sự hấp dẫn và khả năng quan sátchúng, sự an toàn khi quan sát
- Các yếu tố văn hoá xã hội địa phương hấp dẫn khách dulịch
- Mức độ đảm bảo các dịch vụ: ăn uống, lưu trú và cácdịch vụ bổ sung khác
- Vị trí của VQG so với các điểm du lịch khác trong vùng,mức độ gần xa của các điểm du lịch lân cận, sự hấp dẫn của cácđiểm này và khả năng kết hợp tạo nên những tuyến, vùng du lịch
Bên cạnh đó các dịch vụ vui chơi giải trí bổ sung cũng là yếu
tố thu hút khách du lịch đối với một VQG hay khu bảo tồn
Như vậy tiềm năng của một VQG hay khu bảo tồn đối với pháttriển DLST là rất lớn, tuy vậy tiềm năng này có khả năng phát huyhay không còn tuỳ thuộc vào khả năng khai thác, quản lý của các nhàquy hoạch, điều hành du lịch trong việc phối hợp với các nhà quản lýVQG và cộng đồng địa phương
Trang 191.2.2 Lợi ích du lịch đối với Vườn Quốc Gia
Đối với một VQG hay khu bảo tồn thiên nhiên song song vớicông tác bảo tồn, VQG cũng được khai thác vào hoạt động du lịchđem lại một số lợi ích nhất định Những lợi ích đó như :
- Tạo điều kiện, động lực quan trọng trong việc thiết lập
và bảo vệ các VQG, lợi ích hai chiều giữa hoạt động du lịch vớicông tác bảo tồn trong các VQG được hình thành khi khai thác hoạtđộng du lịch trong các VQG
- Các nguồn thu từ du lịch có khả năng tạo một cơ chế tựhoạch toán tài chính cho VQG, trong đó có cả việc duy trì bảo tồncác hệ sinh thái và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
- Du lịch tạo cơ hội cho du khách được tham quan, tiếpxúc và nâng cao hiểu biết về môi trường thiên nhiên từ đó có đượcnhững nhận thức tích cực trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ môi trường
- Thúc đẩy sự phát triển của các khu vực lân cận nhờ sảnphẩm phục vụ du lịch
- Khuyến khích mở rộng những vùng đất giáp ranh, tạođiều kiện duy trì độ che phủ thực vật tự nhiên, tăng cường bảo vệmôi trường
- Cải thiện đời sống của dân cư địa phương nhờ sự thamgia của họ vào hoạt động du lịch, giảm sức ép đối với môi trườngVQG
1.2.3 Tác động tiêu cực nảy sinh từ du lịch ở các Vườn Quốc Gia
Trang 20Khi hoạt động du lịch được khai thác ở các VQG bên cạnhnhững lợi ích mà hoạt động du lịch đem lại cho VQG, hoạt độngnày cũng làm nảy sinh những tác động tiêu cực một cách trực tiếphoặc gián tiếp lên các VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên Những tácđộng trực tiếp gây ra bởi hoạt động tham quan của du khách trongkhi đó những tác động gián tiếp lại nảy sinh từ các cơ sở dịch vụ hỗtrợ liên quan đến hoạt động du lịch.
Những tác động tiêu cực đó là :
- Tác động vào cấu trúc địa chất, cấu tạo đá, khoáng sản
do hoạt động leo núi, thăm hang động, thu lượm mẫu đá làm kỷniệm của du khách
- Tác động lên thổ nhưỡng: gây ra do hoạt động đi bộ,cắm trại, bãi đỗ xe, dã ngoại gây ảnh hưởng đến môi trường vàđiều kiện sống của sinh vật
- Tác động vào nguồn tài nguyên nước: Tập trung số đông
du khách cùng với các hoạt động sinh hoạt của du khách làm ảnhhưởng đến số lượng và chất nguồn nước Việc xử lý chất thải khôngtriệt để và hợp lý sẽ làm tăng nguy cơ giảm chất lượng nguồn nướccủa khu du lịch và các vùng lân cận
- Tác động lên hệ thực vật: hoạt động du lịch, giải trí cóthể tạo ra tác động đến hệ thực vật như bẻ cành , ngắt lá, hoa giẫmđạp, thải khí từ phương tiện giao thông, bãi đỗ xe, các công trìnhdịch vụ
Trang 21- Tác động lên động vật: hoạt động tham quan, tiếng ồncủa khách của phương tiện giao thông khiến động vật hoảng sợ thayđổi diễn biên sinh hoạt và địa bàn cư trú sinh sống của chúng Việcthải rác bừa bãi có thể gây ra dịch bệnh cho động vật hoang dã nhucầu thưởng thức các món ăn từ động vật hoang dã của du khách dẫnđến hoạt động săn bắn, buôn bán trong dân chúng đã làm giảm đáng
kể số lượng quần thể động vật, thay đổi cấu trúc hệ sinh thái banđầu
1.3 Yêu cầu của du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia
1.3.1 Dựa trên cơ sở hệ sinh thái điển hình
DLST được hình thành và phát triển trên cơ sở đầu tiên là các
hệ sinh thái tự nhiên điển hình và đa dạng sinh học cao, cũng nhưcác yếu tố văn hoá -xã hội bản địa đặc sắc Các VQG là nơi cónhững yếu tố tự nhiên đặc trưng, cảnh quan hấp dẫn và yếu tố vănhoá- xã hội bản địa độc đáo Do vậy VQG chính là những địa bànphù hợp để phát triển DLST
1.3.2 Sử dụng lãnh thổ phù hợp với bảo tồn Vườn Quốc Gia
DLST là loại hình du lịch luôn gắn với bảo tồn, thách thức đặt
ra trong phát triển DLST là làm sao vừa đảm bảo chất lượng du lịchvừa hạn chế những tác động có hại ngược trở lại đối với môi trường
Vì vậy, để đạt được mức độ sử dụng tài nguyên hợp lý, DLST chỉđược tổ chức hoạt động trong những khu vực cho phép của môitrường và cần được quy hoạch trên cơ sở khoanh vùng sử dụng lãnhthổ du lịch và quản lý khách phù hợp
Trang 22- Vùng tự nhiên hoang dã: Sử dụng ở mức độ thấp cho hoạtđộng du lịch đó là các lối đường mòn đi bộ, thuyền nhỏ bằng đườngsông, suối cho khách tham quan
- Vùng dành cho các hoạt động giải trí mở rộng: ở đây có cáctuyến tham quan bằng ô tô đến những điểm hấp dẫn về tự nhiên vàvăn hoá
- Vùng dành cho các dịch vụ du lịch của cộng đồng: Đây làkhu vực thường ở lân cận khu hành chính, cổng VQG hay ranh giớivới vùng đệm
Quản lý khách phù hợp trên cơ sở sức chứa du lịch
Khái niệm sức chứa du lịch : Theo tổ chức du lịch thế giới WTO: sức chứa du lịch là khả năng của một điểm du lịch có thể đáp ứng ởmức độ cao cho du khách và gây tác hại cho nguồn tài nguyên ở mức
độ có thể chấp nhận được
Qua khái niệm trên thì việc tham quan của du khách đối vớimột điểm du lịch cũng có những giới hạn nhất định, tức là với lượngkhách vừa đủ và những tác hại đến nguồn tài nguyên là có thể chấpnhận được Sự không tôn trọng giới hạn cho phép của du khách sẽ
Trang 23làm giảm mức độ hài lòng của khách đối với điểm du lịch hoặc gâytác động xấu đến môi trường tự nhiên, văn hoá xã hội của khu vực.
Sức chứa du lịch bao gồm nhiều yếu tố thành phần như yếu tốvật lý, sinh học, tâm lý, xã hội, kinh tế Mức độ quan trọng và sựliên kết các yếu tố với sức chứa du lịch không như nhau, các yếu tốphụ thuộc và điều kiện, hoàn cảnh không gian và thời gian cụ thể.Mỗi yếu tố hình thành loại hình sức chứa khác nhau
- Sức chứa sinh học: Sức chứa sinh học của một điểm du lịch
có thể được hiểu là lượng khách tối đa có thể có mặt tại điểm dulịch đó trong một đơn vị thời gian nhất định song không làm mất đi
sự cân bằng sinh thái vốn có Điều này có nghĩa là sau một thờigian, tài nguyên thiên nhiên của điểm du lịch đó có thể tự phục hồiđược tình trạng ban đầu mà không cần sự hỗ trợ của con người
- Sức chứa vật lý: Là ngưỡng về mặt không gian dành cho mỗi
du khách tại điểm du lịch, ngưỡng này phụ thuộc vào đặc điểm dulịch và tập quán địa phương
- Sức chứa tâm lý: Là mức độ hài lòng, mức độ thoải mái của
du khách của người địa phương trong chuyến du lịch Những yếu tốgây sức ép đối với tâm lý của khách là môi trường văn hoá, xã hội,chất lượng dịch vụ và thái độ ứng xử của người dân địa phương
- Sức chứa kinh tế: Là khả năng của khu du lịch có thể đápứng các nhu cầu về kinh tế của du khách tại địa phương
Một số công thức tính sức chứa
Trang 24Sức chứa tự nhiên ( PCC): Mục đích của việc tính sức chứa tựnhiên là xác định số khách tối đa mà điểm du lịch có thể đáp ứngđược Để tính sức chứa này cần xác định tiêu chí và dữ liệu được sửdụng là diện tích của điểm du lịch, tiêu chuẩn cho một đơn vị sửdụng và hệ số quay vòng
PCC = (S.R f): a
S : diện tích dành cho du lịch
Rf : hệ số quay vòng
a : tiêu chuẩn cho một đơn vị sử dụng
Diện tích dành cho du lịch phụ thuộc vào điều kiện cụ thể củađiểm tham quan như đặc điểm về tự nhiên ( độ dốc, địa hình, điềukiện thời tiết, thời điểm tham quan v v.v) tính nhạy cảm của tựnhiên (nơi sinh sống của loài động vật quý hiếm, đặc hữu ) yêu cầu
an toàn cho hướng dẫn viên ( khả năng bao quát của hướng dẫn viêntrong điều kiện địa hình cụ thể ) và mức độ an toàn của khách
Tiêu chuẩn cho một đơn vị sử dụng là thể tích, diện tích hay
độ dài của không gian cần thiết cho một đơn vị sử dụng Đơn vị sửdụng có thể là một khách du lịch, một đoàn khách hay một phươngtiện vận chuyển khách du lịch Ví dụ không gian cho một khách dulịch tại bãi biển có thể từ 5-20m2, không gian tối ưu cho một ngườitrong di chuyển (tuyến du lịch) trong điều kiện hành trình có thể từ1-2 m Đối với các đường mòn tự nhiên hạn chế không gian đượcquy định bởi quy mô nhóm tham quan và khoảng cách giữa các
Trang 25nhóm ( khoảng cách tối thiểu giữa các đoàn tham quan từ 200m)
100-Hệ số quay vòng phụ thuộc vào thời lượng cho một chuyếntham quan Giá trị này phụ thuộc vào mật độ điểm tham quan, độhấp dẫn sinh thái của các điểm du lịch, độ dài tuyến tham quan, độphức tạp của địa hình Thời gian cho phép tham quan phụ thuộc vào
độ dài ngày và khoảng cách giữa các trạm nghỉ qua đêm được hoạchđịnh
RCC = PCC- Cfi
Cfi là các biến điều chỉnh, các biến điều chỉnh này liên quanchặt chẽ tới các đặc điểm và điều kiện cụ thể, không cố định trongkhông gian và thời gian nào
Sức chứa tối ưu ( ECC)
Sức chứa tối ưu nói lên số lượng khách tối đa được phục vụmột cách tốt nhất và đem lại sự hài lòng về chất lượng phục vụ
ECC =P.RCC
P : hệ số khai thác tối ưu
Trang 26Hệ số thể hiện mức độ đảm bảo yêu cầu về quản lý, phục vụcủa cơ sở du lịch
Như vậy có thể nói sức chứa du lịch của một lãnh thổ là mộtđại lượng rất khó đinh lượng, không thể có những giá trị cố địnhhay tiêu chuẩn cụ thể về sức chứa du lịch Do đó việc xác định sứcchứa du lịch luôn cần được nghiên cứu, tính toán phù hợp với mụctiêu quản lý và điều kiện tài nguyên nhằm hạn chế lượng khách vớimức độ cho phép
1.3.3 Đảm bảo tính giáo dục
Yêu cầu giáo dục trong DLST được đáp ứng thông qua việccung cấp một hệ thống các thông tin đầy đủ và chính xác cho kháchkhi đến tham quan Đó là các ấn phẩm về VQG với các thông tinhướng dẫn và nội quy tham quan, những thông tin này nhất thiết cầnphải được truyền đạt tới từng du khách thông qua vai trò của hướngdẫn viên và các phương tiện truyền tải thông tin trên tuyến, điểmtham quan
Quá trình giáo dục cần có sự chủ động tham gia của các nhàquản lý, điều hành, hướng dẫn viên và bản thân khách du lịch, trong
đó hướng dẫn viên có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tínhgiáo dục và thuyết minh môi trường cũng như làm tăng tính hấp dẫncho điểm tham quan
1.4 Quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn tự nhiên
DLST là loại hình du lịch du lịch dựa vào thiên nhiên do vậy
sự phong phú của thế giới tự nhiên chính là giá trị của sản phẩm du
Trang 27lịch Bảo tồn sự đa dạng sinh học của tự nhiên là mục tiêu hàng đầukhi phát triển DLST Mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh tháivới bảo tồn tồn thiên nhiên được thể hiện ở những dạng và trong cácgiai đoạn khác nhau:
- Giai đoạn 1: Quan hệ cùng tồn tại
Ở giai đoạn đầu phát triển của du lịch, mức độ sử dụng tàinguyên còn thấp Mối quan hệ thường thể hiện ở dạng quan hệ cùngtồn tại là cả du lịch và bảo tồn hầu như ít ảnh hưởng lẫn nhau Tuyvậy, dạng quan hệ này rất khó duy trì lâu dài đặc biệt khi du lịchphát triển hơn, mức độ sử dụng nguồn tài nguyên cao hơn và nhữngtác động đến môi trường cũng rõ rệt hơn
- Giai đoạn 2: Quan hệ cộng sinh
Trong giai đoạn này nếu du lịch được quy hoạch, quản lý tốt,phát triển hoà hợp với bảo tồn tự nhiên và mang lợi ích tích cực cho
cả hai thì mối quan hệ sẽ theo chiều hướng cộng sinh Có mối quan
hệ này những giá trị của tự nhiên vẫn được bảo vệ thậm chí ở điềukiện tốt hơn trong khi vẫn dảm bảo chất lượng du lịch đem lại lợiích cho ngành du lịch và khu vực
- Giai đoạn 3 : Quan hệ mâu thuẫn
Khi du lịch phát triển tới một mức độ nhất định, các giá trị tàinguyên được khai thác một cách triệt để cho phát triển du lịch màkhông quan tâm đến bảo tồn, khi đó mối quan hệ sẽ theo chiềuhướng tiêu cực- mối quan hệ mâu thuẫn Thậm chí ngay cả khi cómối quan hệ cộng sinh nếu không được duy trì và quản lý tốt vẫn có
Trang 28thể chuyển thành mối quan hệ mâu thuẫn Điều này thường xảy ratrong thực tế đặc biệt khi du lịch phát triển với mục đích lợi ích kinh
tế một cách ngắn hạn
Du lịch sinh thái được quy hoạch thận trọng và quản lý trên cơ
sở các nguyên tắc của mình sẽ tạo được mối quan hệ cộng sinh vớimôi trường Chính vì vậy việc nhận thức và đánh giá được nhữnglợi ích cũng như những mất mát có thể nảy sinh là rất cần thiếttrong quy hoạch, phát triển và quản lý du lịch ở các Vườn Quốc Gia
1.5 Quan hệ giữa du lịch sinh thái và cộng đồng địa phương
Tài nguyên tự nhiên là yếu tố cơ bản hình thành và phát triển
du lịch sinh thái tuy vậy cũng cần phải quan tâm đến yếu tố cộngđồng địa phương trong mối quan hệ này Cộng đồng địa phươngtrong phạm vi lân cận các Vườn Quốc Gia với những đặc trưng củanền văn hoá bản địa như về lịch sử văn hoá, tập quán sinh hoạt,ngành nghề truyền thống, tôn giáo, ẩm thực cũng có mối quan hệchặt chẽ và có những tác động ảnh hưởng đến phát triển du lịch
Du lịch sinh thái có bản chất và mục tiêu hoạt động là đảmbảo cho công việc bảo tồn đồng thời mang lại lợi ích kinh tế chocộng đồng địa phương thông qua việc giúp đỡ cộng đồng địaphương quản lý các tài nguyên của họ Bên cạnh những tài nguyên
du lịch tự nhiên có giá trị phát triển du lịch sinh thái, thì những disản văn hoá, những phong tục tập quán, cách cư xử của cộng đồngđịa phương là những yếu tố thu hút sự quan tâm của khách du
Trang 29lịch, đó cũng là những tài nguyên nhân văn cần được chú trọng khiphát triển du lịch sinh thái.
Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái và cộng đồng địa phươngđược thể hiện rõ nét qua những lợi ích và những tác động, ảnhhưởng tiêu cực của du lịch tới cộng đồng địa phương
1.5.1 Những lợi ích
Lợi ích rõ nét nhất mà du lịch nói chung và DLST nói riêngđem lại cho cộng đồng địa phương đó là cơ hội việc làm cho ngườidân thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống chongười dân và khiến họ trở thành lực lượng bảo tồn có hiệu quả.Những thay đổi tích cực này được thể hiện qua các mặt sau:
- Tạo cơ hội việc làm trực tiếp, việc làm hỗ trợ và việclàm các ngành khác có liên quan đến ngành du lịch
- Phát triển du lịch sẽ tạo ra động lực để nâng cấp và pháttriển cơ sở hạ tầng giao thông, thông tin liên lạc, y tế xã hội, phươngtiện và điều kiện vui chơi giải trí mang lại lợi ích xã hội cho cộngđồng địa phương
- Du lịch là môi trường thuận lợi để tăng cường sự hiểubiết lẫn nhau giữa khách du lịch và người dân địa phương, là cơ hộicho người dân địa phương tiếp xúc giới thiệu những giá trị truyềnthống địa phương của mình góp phần nâng cao dân trí, nhận thức vàtạo mối quan hệ xã hội ngày càng mở rộng và tiến bộ
- Tạo khả năng thoả mãn nhu cầu của khách du lịch vớichất lượng cao trong khi vẫn đảm bảo lợi ích của cộng đồng địa
Trang 30phương Đó là việc cung cấp các sản phẩm du lịch đặc trưng của địaphương cho du khách góp phần cho cư dân địa phương được thamgia và hưởng lợi từ hoạt động du lịch.
1.5.2 Ảnh hưởng tiêu cực
- Hoạt động du lịch gây nên sự quá tải cho cơ sở hạ tầnghiện có như khả năng cung cấp điện, nước sạch, nhiên liệu, xử lýchất thải Khả năng đáp ứng không bắt nhịp với khả năng nhu cầucủa du khách dẫn đến sự quá tải đối với các cơ sở dịch vụ và ảnhhưởng đến nhu cầu cuộc sống của người dân địa phương
- Du lịch ảnh hưởng đến lối sống, truyền thống văn hóa,phong tục tập quán của người dân địa phương Bên cạnh ý nghĩa mởrộng và giao lưu giữa các nền văn hoá, sự xâm hại của du khách đốivới truyền thống văn hoá địa phương gây ra những ảnh hưởng tiêucực và tác động rất mạnh mẽ đến văn hoá -xã hội bản địa
hỗ trợ bảo tồn những giá trị của hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn
Trang 31Du lịch sinh thái cần đạt được mục tiêu bền vững trên cơ sởcân bằng các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội với các giá trịtài nguyên và giá trị đạo đức
Chức năng GDMT cũng cần được đảm bảo trong DLST, bêncạnh tăng cường nhận thức về DLST cho mọi người hoạt động quản
lý DLST cũng cần được chú trọng nhằm đảm bảo lợi ích cho ngành
du lịch, cho địa phương, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dulịch đối với hệ sinh thái và cộng đồng địa phương
Hệ thống VQG tại Việt Nam là những khu vực có nguồn tàinguyên phong phú, đa dạng và hấp dẫn khách DLST VQG Pù Mátđược đánh giá là một trong những VQG có tính đa dạng sinh họccao và có nhiều tiềm năng phát triển DLST, tuy vậy hoạt độngDLST ở đây vẫn còn rất hạn chế
Trang 32CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PÙ MÁT
2.1 Tiềm năng du lịch của Vườn Quốc Gia Pù Mát
2.1.1Giới thiệu Vườn Quốc Gia Pù Mát
Trang 33nhiên Anh Sơn (huyện Anh Sơn) và Khu bảo tồn thiên nhiên ThanhThuỷ (huyện Thanh Chương) Hai khu bảo tồn này được kết hợplàm một thành khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát sau này.
Năm 1993 Viện điều tra và quy hoạch rừng đã xây dựng dự ánđầu tư khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Mát.Bản kế hoạch đầu tư này đãđược bộ Lâm nghiệp thẩm định và được UBND tỉnh Nghệ An duyệttheo quyết định số 3355/ QĐ-UB ngày 28/12/1995
Ngày 21/11/1996 Quyết định số 876/ QĐ-TTg của thủ tướngChính Phủ phê duyệt dự án Lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiênnhiên khu Pù Mát do EU tài trợ
Ngày 21/5/1997 Quyết định số 2150/ QĐ- UB của UBND tỉnhNghệ An về việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, trựcthuộc sự quản lý của chi cục kiểm lâm Nghệ An
Năm 2001 khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát được chính thứcchuyển hạng thành Vườn Quốc Gia Pù Mát theo quyết định số 174/QĐ-TTg về việc chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát thànhVườn Quốc Gia của Thủ tướng Chính Phủ ngày 8/11/2001
Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm trên sườn Đông của dãy TrườngSơn, phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An dọc theo biên giới Việt- Lào
có độ cao tuyệt đối dao động từ 200-1841m trong đó đỉnh cao nhấtcủa toàn khu vực là đỉnh Pù Mát với độ cao 1841m nằm trên giảinúi chính và được lấy làm tên cho Vườn Quốc Gia Tổng diện tíchcủa Vườn Quốc Gia là 91.113 ha trong đó phân khu bảo vệ nghiêmngặt là 89.517 ha, phân khu phục hồi sinh thái1.596ha, toàn bộ khu
Trang 34vực VQG được trải dài trên địa bàn của 16 xã thuộc 3 huyện ConCuông, Anh Sơn và Tương Dương
Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác bảo tồn củaVQG, nhằm nâng cao năng lực quản lý và khai thác những giá trịtiềm năng du lịch của VQG Ngày 12/7/2002 Thủ tướng Chính Phủ
đã ra quyết định 571/QĐ-TTg về việc phê duyệt dự án khả thi đầu
tư xây dựng VQG Pù Mát, tỉnh Nghệ An
Sơ đồ tổ chức
Theo quyết định 43/QĐ-UB ngày 09/1/2003 của UBND tỉnhNghệ An về việc thành lập Ban quản lý VQG Pù Mát thì cơ cấu tổchức của VQG được chia thành 6 phòng ban và các bộ phận trựcthuộc :
1.Ban giám đốc : Giám đốc và Phó giám đốc
2.Hạt kiểm lâm: gồm văn phòng hạt, đội kiểm lâm cơ động và
08 trạm quản lý bảo vệ rừng Tam Hợp, Tam Đình, Khe Khơi, Khe
Bu, Khe Kèm, Phà Lài, làng Yênvà Cao Vều đóng trên địa bàn 3huyện Tương Dương, Con Cuông và Anh Sơn
3.Phòng khoa học và hợp tác quốc tế gồm các bộ phận: Trungtâm cứu hộ động vật hoang dã, bảo tàng gen, vườn ươm, vuờn thựcvật
4.Phòng giáo dục, môi trường và du lịch sinh thái
5 Phòng tổ chức hành chính quản trị
6 Phòng kế hoạch tài vụ
Nhiệm vụ của Vườn Quốc Gia :
Trang 35Bảo tồn sự đa dạng sinh học về động thực vật của Vườn QuốcGia phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và phát triển du lịchsinh thái
Các mục tiêu chính:
Trong dự án khả thi đầu tư xây Vườn Quốc Gia Pù Mát củaUBND tỉnh Nghệ An đã đưa ra những mục tiêu chính của VườnQuốc Gia :
- Bảo tồn, giữ gìn khu rừng tự nhiên đặc trưng cho hệ sinhthái rừng còn mang tính nguyên sinh thuộc rừng ẩm nhiệt đới vùngBắc Trường Sơn Việt Nam
- Bảo tồn tính đa dạng sinh học cho 1.792 loài thực vật,
938 loài động vật trong đó có nhiều loài động thực vật quý hiếmđang bị đe doạ bao gồm : Về thực vật có 37 loài được ghi trong sách
đỏ Việt Nam và 20 loài được ghi trong sách đỏ thế giới: về động vật
có 77 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam và 62 loài được ghitrong sách đỏ thế giới
- Tăng cường chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn cho hệthống sông Cả nhằm phục vụ trực tiếp cho sản xuất và đời sống củacộng đồng dân cư trong khu vực
- Phát triển mở mang du lịch sinh thái tạo điều kiện đểngười dân trong vùng có thêm việc làm, tăng thu nhập góp phần xoáđói giảm nghèo đồng thời nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyênthiên nhiên, bảo vệ môi trường cho nhân dân
Trang 36- Thu hút các nguồn tài trợ quốc tế phục vụ cho mục đíchbảo tồn thiên nhiên.
2.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.2.1 Vị trí địa lý
VQG Pù Mát nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An cách thànhphố Vinh khoảng 120 km trên địa bàn của 3 huyện Con Cuông,Tương Dương và Anh Sơn nằm trên toạ độ địa lý từ 18046’ đến
19012’ vĩ độ Bắc, từ 104024’ đến 104056’ kinh độ Đông với ranhgiới của Vườn Quốc Gia được xác định là :
Phía Đông- Bắc giáp các xã Lạng Khê, Châu Khê, Lục Dạ,Môn Sơn huyện Côn Cuông
Phía Tây- Nam giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Phía Đông- Nam giáp các xã: Phúc Sơn, Hội Sơn huyện AnhSơn
Phía Tây- Bắc giáp các xã: Tam Hợp, Tam Quang, Tam Đìnhhuyện Tương Dương
Như vậy với vị trí địa lý như trên ta thấy ranh giới của VườnQuốc Gia đều tiếp giáp với địa bàn các xã dân sinh thuận lợi chophát triển du lịch sinh thái bởi du lịch sinh thái gắn kết chặt chẽ vớicộng đồng cư dân địa phương Phía Tây- Nam giáp nước bạn Làocũng là điều kiện đi lại thuận lợi cho khách từ Lào qua cửa khẩu vàoNghệ An thăm Vườn Quốc Gia
2.1.2.2 Địa hình, địa mạo
Trang 37Vườn Quốc Gia Pù Mát nằm trong dải Trường Sơn Bắc vớiđịa hình phức tạp và hiểm trở, bị chia cắt bởi 3 hệ thống suối chính
là Khe Thơi, Khe Bu ( Khe Choang) và Khe Khặng, các hệ suối nàyđều bắt nguồn từ biên giới Việt -Lào và đổ về sông Cả Có 3 loại địahình chủ yếu trong Vườn là :
- Kiểu địa hình núi đất xen kẽ núi đá: phân bố ở độ cao500-100m, độ dốc 20-350
- Kiểu địa hình thung lũng: dọc 3 khu vực suối lớn là KheThơi, Khe Choăng và Khe Khặng, độ cao 200- 450m.,độ dốc trungbình 200- 300
- Kiểu địa hình núi đá vôi : độ cao trên 800m
Ở lưu vực các hệ suối là những dông núi kéo dài và thấpdần về sông Cả với độ dốc bình quân từ 25-300 Địa hình VườnQuốc Gia ở độ cao từ 100- 1841m so với mặt nước biển, bình quân
độ cao 800-1500m, trong đó 90% diện tích có độ cao dưới 1000m.Khu vực cao nhất của Vườn Quốc Gia nằm về phía Nam nhìn thấyđỉnh các dông núi của dãy Trường Sơn thuộc khu vực biên giới Việt-Lào Càng về phía Tây -Nam các dông núi cao dần gồm nhữngđỉnh núi cao trên 1000 m kế tiếp nhau kéo dài từ như Cao Vều( 1341m) Pù Huổi Ngoã (1762m) và đỉnh cao nhất của vườn là đỉnh
Pù Mát ( 1841m) nằm trên hệ thống các đỉnh dông này Cũng từ cácdông núi đó có các thung lũng dốc trải dài xuống tạo thành một hệthống các dông đồi vuông góc với các dông núi chính Các dôngnày có độ dốc rất lớn, tạo thành các đỉnh có độ cao từ 800- 1500m
Trang 38Chính độ cao của các dông đã làm hạn chế đối với sự mở rộng củacác đỉnh Mặc dù đỉnh núi khá bằng phẳng nhưng sườn núi dốcthường trên 350 các thung lũng dốc kết cấu địa hình lại rất phức tạpcản trở phần nào tác động của con người vào môi trường sống tựnhiên.
và có điều kiện vật chất kỹ thuật tốt sẽ là nguồn tài nguyên thuận lợicho loại hình du lịch mạo hiểm leo núi Tuy nhiên để khai thác hoạtđộng du lịch này cần phải cải tạo để xây dựng một số hạ tầng kỹthuật mà có tác động ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng Nhìn chungloại địa hình của VQGPM không được thuận lợi cho phát triển dulịch sinh thái
Trang 39đỏ phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá vôi, thành phần cơgiới trung bình đến trung bình nặng được phân bố chủ yếu ở Khe
Bu, Khe Mọi, giáp Phu Hi, Phu Loong và Môn Sơn
- Kiểu địa hình thung lũng: đặc điểm thổ nhưỡng chủ yếu
là đất feralit, sản phẩm dốc tụ tầng dày phát triển trên đá phiến và sathạch độ pH 4,5-5
- Kiểu địa hình núi đá vôi: chủ yếu là đất feralit đỏ trênsản phẩm phong hoá đá vôi, đất khô và tích tụ khe nhỏ và khe cónhiều đá lộ đầu, đất bị rửa trôi mạnh nên hàm lượng mùn rất thấp <2% và có hiện tượng đá ong hoá
2.1.2.4 Khí hậu thuỷ văn
Khí hậu
Miền núi trung du Nghệ An nói chung và khu vực VQG PùMát nói riêng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mộtmùa đông lạnh chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc lạnh
và gió mùa Tây Nam khô nóng Các yếu tố khí hậu mang tính phâncực mạnh hình thành 2 mùa rõ rệt; mùa nóng ẩm từ tháng 4 đếntháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau Nhiệt độ trungbình năm của khu vực là 23,60c cao nhất tuyệt đối là 42,70 C và thấpnhất tuyệt đối là 1,70C nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 17,0 0C( thường vào khoảng tháng 1) nhiệt độ trung bình tháng cao nhất28,70C( tháng 7) Số giờ nắng trong năm từ 1500 đến 1700 giờ, tổngnhiệt năng từ 8500 đến 87000C/ năm
Trang 40Lượng mưa trung bình hàng năm 1791mm, năm cao nhất2287mm, năm thấp nhất 1190 mm, số ngày mưa trung bình là 140ngày Trên 70% lượng mưa tập trung vào các tháng 8,9,10 và tháng
5 có mưa tiểu mãn với trung bình số ngày mưa khoảng trên 90 ngày,tổng lượng mưa 1059mm nên thường gây ra lũ lụt Những thángcòn lại chỉ còn 30% lượng mưa nhưng lại không phân bố đều nêndẫn tới hạn hán
Thuỷ văn
Khu vực Vườn Quốc Gia Pù Mát có bốn lưu vực khe chính
- Khe Choăng, Khe Bu ( nhánh của Khe Choang) nằm giữaVQG
- Khe Thơi nằm phía Bắc Vườn Quốc Gia
- Khe Khặng nằm phía Nam Vườn Quốc Gia là nhánh củasông Giăng
Trong hệ thống sông suối của khu vực VQG thì có sông Cả vàsông Giăng là hai con sông chính bên cạnh đó là các nhánh sông vàsuối Tất cả các con sông, suối này đều có thể đi được bằng thưyền,
bè một số đoạn nhất định trong khu vực Vườn Quốc Gia nhưng vềmùa lũ việc đi lại khó khăn hơn Nhiều con sông nhánh thường bịkhô cạn về mùa khô, đặc điểm của các sông nhánh này thường cótốc độ dòng chảy lớn, có lớp đáy và bờ là đá cuội và đá tảng lớn
Trong khu vực Vườn Quốc Gia không có một ao, hồ nào mặc
dù vẫn có một số vùng thung lũng và bị lũ vào mùa mưa