MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 4 DANH MỤC VIẾT TẮT 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ 6 LỜI MỞ ĐẦU 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài 11 1.2. Khái niệm du lịch 11 1.3. Phát triển du lịch bền vững 13 1.3.1. Khái niệm du lịch bền vững 13 1.3.2. Khái niệm về phát triển bền vững 15 1.3.3. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 17 1.3.4. Mục tiêu phát triển du lịch bền vững 20 1.3.5. Vai trò của phát triển du lịch bền vững 23 1.3.6. Các yếu tố tác động tới phát triển du lịch bền vững 23 1.4. Thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam 25 1.5. Kinh nghiệm một số quốc gia về phát triển du lịch bền vững 28 1.5.1. Du lịch bền vững tại thành phố Madrid Tây Ban Nha 28 1.5.2. Du lịch không bền vững 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VA GIẢI PHAP PHAT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUAN THỦY 31 2.1. Vài nét về Vườn Quốc Gia Xuân Thủy 31 2.1.1. Vị trí địa lý hành chính 31 2.1.2. Địa hình và cảnh quan toàn vùng 31 2.1.3. Đặc điểm đất đai 34 2.1.4. Đặc điểm thủy văn 35 2.1.5. Đặc điểm của khí hậu 36 2.1.6. Dân cư 38 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy 39 2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 39 2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 42 2.2.3. Các tuyến du lịch 43 2.3. Thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy 46 2.3.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật 46 2.3.2. Dịch vụ lưu trú 47 2.3.3. Dịch vụ ăn uống 47 2.3.4. Hệ thống giao thông 47 2.3.5. Khách du lịch 48 2.3.6. Nguồn nhân lực hoạt động du lịch 50 2.3.7. Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào hoạt động du lịch 51 2.3.8. Quảng bá du lịch 52 2.4. Phân tích mô hình SWOT cho phát triển du lịch bền vững tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy. 52 2.4.1. Ma trận SWOT về phát triển du lịch bền vững ở VQG Xuân Thủy. 52 2.4.2. Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức để xây dựng định hướng phát triển du lịch bền vững 54 2.5. Giải pháp phát triển du lịch bền vững tại VQG Xuân Thủy. 56 2.5.1. Giải pháp về tổ chức. 56 2.5.2. Giải pháp về nguồn nhân lực 57 2.5.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng 58 2.5.4. Quản lý khu du lịch bền vững. 58 2.5.5.Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương. 59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60 1. KẾT LUẬN 60 2. KIẾN NGHỊ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC 1 64
Trang 1MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 4
DANH MỤC VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ 6
LỜI MỞ ĐẦU 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 11
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài 11
1.2 Khái niệm du lịch 11
1.3 Phát triển du lịch bền vững 13
1.3.1 Khái niệm du lịch bền vững 13
1.3.2 Khái niệm về phát triển bền vững 15
1.3.3 Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 17
1.3.4 Mục tiêu phát triển du lịch bền vững 20
1.3.5 Vai trò của phát triển du lịch bền vững 23
1.3.6 Các yếu tố tác động tới phát triển du lịch bền vững 23
1.4 Thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam 25
1.5 Kinh nghiệm một số quốc gia về phát triển du lịch bền vững 28
1.5.1 Du lịch bền vững tại thành phố Madrid- Tây Ban Nha 28
1.5.2 Du lịch không bền vững 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VA GIẢI PHAP PHAT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUAN THỦY 31
2.1 Vài nét về Vườn Quốc Gia Xuân Thủy 31
2.1.1 Vị trí địa lý hành chính 31
Trang 22.1.2 Địa hình và cảnh quan toàn vùng 31
2.1.3 Đặc điểm đất đai 34
2.1.4 Đặc điểm thủy văn 35
2.1.5 Đặc điểm của khí hậu 36
2.1.6 Dân cư 38
2.2 Tiềm năng phát triển du lịch tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy 39
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 39
2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 42
2.2.3 Các tuyến du lịch 43
2.3 Thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy 46
2.3.1 Cơ sở vật chất- kĩ thuật 46
2.3.2 Dịch vụ lưu trú 47
2.3.3 Dịch vụ ăn uống 47
2.3.4 Hệ thống giao thông 47
2.3.5 Khách du lịch 48
2.3.6 Nguồn nhân lực hoạt động du lịch 50
2.3.7 Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào hoạt động du lịch 51
2.3.8 Quảng bá du lịch 52
2.4 Phân tích mô hình SWOT cho phát triển du lịch bền vững tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy 52
2.4.1 Ma trận SWOT về phát triển du lịch bền vững ở VQG Xuân Thủy 52 2.4.2 Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức để xây dựng định hướng
Trang 32.5 Giải pháp phát triển du lịch bền vững tại VQG Xuân Thủy 56
2.5.1 Giải pháp về tổ chức 56
2.5.2 Giải pháp về nguồn nhân lực 57
2.5.3 Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng 58
2.5.4 Quản lý khu du lịch bền vững 58
2.5.5.Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương 59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
1 KẾT LUẬN 60
2 KIẾN NGHỊ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 1 64
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được khóa luận này Em xin chân thành cảm ơn các thầy côtrong Khoa Du Lịch nói riêng và các thầy cô giảng dạy tại Trường Đại Học CôngNghiệp Hà Nội nói chung đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy em trong suốt quátrình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn Th.s Phí Công Mạnh đãtận tình, chu đáo hướng dẫn em trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016
Sinh viênNguyễn Văn Minh
Trang 5WB Vấn đề phát triển bền vững được ngân hàng thế giới
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Trang
Hình 1: Bản đồ Vườn Quốc Gia Xuân Thủy và khu vực đệm 32
Bảng 1 : Bảng số liệu dân cư một số xã vùng đệm 38
Bảng 2: Năng suất lúa toàn huyện Giao Thuỷ (số liệu năm 2015) 38
Bảng 3: Bảng những loài chim quý hiếm tại VQG Xuân thủy
( dựa theo phân loại của IUCN) 41
Bảng 4: Bảng báo giá dịch vụ tại VQG Xuân Thủy 46
Bảng 5: Bảng thống kê số lượng khách du lịch nội địa (2013-2015) 48
Bảng 6: Bảng thống kê số lượng khách quốc tế ( 2013- 2015) 49
Hình 2: Mô hình ban quản lý VQG Xuân Thuỷ 56
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Chúng ta đều biết du lịch được mệnh danh là ngành công nghiệp khôngkhói, một ngành kinh tế phát triển nhanh hàng đầu thế giới Cuộc sống con ngườingày càng phát triển, nhu cầu được hưởng các dịch vụ du lịch ngày càng tănglên, vì vậy du lịch đã và đang là một ngành kinh tế mang lại hiệu quả cao và thânthiện với môi trường
Ngày nay phát triển du lịch bền vững đã và đang trở thành một xu hướngmới không chỉ của riêng một quốc gia mà là của toàn thế giới Sở dĩ như vậy là
vì trong quá trình phát triển kinh tế toàn cầu, môi trường đã trở thành một trongnhững vẫn đề gây bức xúc cho nhân loại Điều đó đã buộc chúng ta phải xem xétlại thước đo của sự phát triển, đó là cần phải tính đến lời ích của những cộngđồng không được hưởng lợi hoặc hưởng lợi quá ít từ sự tăng trưởng, đến lợi íchcủa thế hệ mai sau, đến chi phí cần phải sử dụng để đền bù thiệt hại về môitrường hay để cải thiện môi trường Chính vì lẽ đó mà phát triển bền vững đã trởthành một nhu cầu tất yếu đối với tất cả những quốc gia muốn duy trì sự pháttriển của đất nước mình một cách hiệu quả và lâu dài
Sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung phải được đảm bảo mộtcách thống nhất và đồng thời trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường tức làphải phát triển hài hòa giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với các mục tiêu xãhội và bảo vệ môi trường
Đảng và Nhà nước xác định “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quantrọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóacao” [1] và đề ra mục tiêu “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tếmũi nhọn” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I, 2001) và “Phát triển du
Trang 8lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế, xãhội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [2] Tuynhiên, việc khai thác một cách hợp lý và đảm bảo tính lâu dài của tài nguyên dulịch lại thực sự là điều cần phải xem xét Ý thức được điều đó, đất nước chúng ta
đã và đang nâng tầm ý thức về du lịch bền vững tại không chỉ điểm du lịch màcòn cả những khu du lịch
Nam Định là một tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt có VườnQuốc gia Xuân Thủy là một địa điểm được nhiều khách du lịch trong và ngoàinước biết tới
Vườn Quốc Gia Xuân Thủy là Vườn Quốc Gia mới được thành lập trongkhu vực đồng bằng Sông Hồng (2/1/2003), là khu vực có hệ sinh thái đất ngậpnước ở cửa sông ven biển điển hình ở Việt Nam Tuy nhiên hoạt động du lịch ởđây lại chưa được đầu tư đúng mức và còn nhiều hạn chế
Thực tế cho thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái vàphát triển du lịch bền vững tại các Vườn Quốc Gia khác nhau trên đất nước ViệtNam, tuy nhiên nghiên cứu về ‘‘Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bềnvững tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy” thì vẫn là đề tài chưa được nghiên cứu phổbiến
Xuất phát từ những nguyên nhân trên cho nên em chọn đề tài“ Thực trạng
và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy”.
2 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nguyên cứu lý luận và thực trạng phát triển du lịch bền vững tạiVườn Quốc Gia Xuân Thủy Từ đó, đề xuất một số biện pháp góp phần pháttriển du lịch bền vững tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 9- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao du lịch bền vững tại Vườn QuốcGia Xuân Thủy
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng: Đặc điểm du lịch bền vững, các yếu tố ảnh hưởng đến du lịch bềnvững tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
- Khách thể nghiên cứu: Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
5 Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: Vườn Quốc Gia Xuân Thủy và 5 xã vùng đệm: GiaoThiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải
- Thời gian: Việc nghiên cứu đề tài diễn ra từ tháng 3/2016 đến tháng 5/2016
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu: Tổng hợp các số liệu của Vườn QuốcGia Xuân Thủy đã được phê duyệt trong các quyết định của Chính Phủ, Ủy BanNhân Dân tỉnh, huyện Để từ đó có thể đưa ra cái nhìn tổng thể về Vườn QuốcGia Xuân Thủy
- Phương pháp khảo sát thực địa: Thực hiện những chuyến khảo sát thực tế tạiVườn Quốc Gia Xuân Thủy để khảo sát khu vực nghiên cứu, thu thập thông tin
và tư liệu ảnh, phỏng vấn một số cán bộ làm việc tại Ban Quản lí Vườn QuốcGia Xuân Thủy cũng như đối chiếu với số liệu thực tế khu vực nghiên cứu để từ
đó đề ra giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
- Phương pháp điều tra: Khảo sát mức độ hài lòng của khách du lịch về VườnQuốc Gia Xuân thủy
Trang 10- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp người dân địa phương, khách dulịch từ đó đưa ra cái nhìn khách quan hơn về thực trạng của Vườn Quốc GiaXuân Thủy.
7 Cấu trúc khóa luận
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch bền vững
Chương 2: Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Vườn QuốcGia Xuân Thủy
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài
Trên thế giới cũng như Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về phát triển dulịch bền vững Phần lớn các nghiên cứu em thấy đều xuất phát từ góc nhìn theocác hướng khác nhau của khái niệm phát triển bền vững, sau đó phát triển thành
hệ thống các tiêu chí để đánh giá cũng như đề xuất giải pháp để phát triển du lịchbền vững tại một điểm du lịch
Các công trình nghiên cứu:
Nguyễn Văn Cần (2013), “Đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Vườn Quốc Gia Xuân thủy”, Khoa Du lịch, Đại Học Hải Phòng.
Nguyễn Thị Hoàng (2011), “Giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế.
Phạm Thị Hương Mai (2011), “Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững ở Chùa Hương”, Khoa Du Lịch, Đại Học Hải Phòng.
Nguyễn Đức Tuy (2014), “Giải pháp phát triển du lịch bền vững Tây Nguyên”,
Luận án tiến sĩ kinh tế
1.2 Khái niệm du lịch
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại du lịch được ghi nhận như một sở thíchmột hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay du lịch trở thành mộtnhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hóa – xã hội của con người Ởnhiều quốc gia trên thế giới, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tếcòn ốm yếu của quốc gia Tuy nhiên, đến nay nhận thức về du lịch vẫn chưathống nhất Sau đây là một số khái niệm điển hình:
Trang 12Các Tổ Chức Du lịch Thế giới định nghĩa “khách du lịch như những người
đi du lịch đến và ở lại ở những nơi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trọng hơn 24 giờ và không quá một năm liên tiếp cho giải trí, kinh doanh và các mục đích khác không liên đến những nhân viên hướng dẫn viên du lịch của tổ chức thực hiện việc du lịch đó” [4, tr.7].
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức
thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người
du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, cũng như mục đích hành nghề
và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm
ở bên ngoài môi trường sống định cư, nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư [2, tr.7].
Tại hội nghị Liên Hiệp Quốc về du lịch tại Roma (Italia) (21/8 – 5/9/1963)
các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan
hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ [13, tr.9].
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì: Hoạt động du lịch là tổng hợp hàng loạt quan hệ về hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thế du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện [2].
Theo I.I pirogionic, 1985 thì: Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi
cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần,
Trang 13nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa [8, tr.9].
Theo nhà kinh tế học người Áo Jonsep Stander nhìn từ góc độ khách thì:
Khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi mục đích kinh tế [2, tr.8].
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác[2,tr.8].
Theo điều 4 chương 1 luật du lịch Việt Nam:“ Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
1.3 Phát triển du lịch bền vững
1.3.1 Khái niệm du lịch bền vững
Du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến, nâng cấp vàhoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và thực sự được mọi người quantâm trong những năm gần đây Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) cho
rằng:“ Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ
du lịch tương lai” Khái niệm này chỉ ra rằng mội hoạt động du lịch ở hiện tại không được xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai và phải luôn tôn trọng đảm bảo duy trì hoạt động ấy một cách liên tục và lâu dài [1]
Theo định nghĩa mới của tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị
về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992:" Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu
Trang 14cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai
Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người" [2, tr.14]
Và mới đây hội nghị Bộ trưởng du lịch các nước Đông Á - Thái BìnhDương tổ chức tại Việt Nam đã đưa ra quan điểm về du lịch bền vững đó là:
"Các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau, du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ môi trường
mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương” [47, tr.48].
Như vậy có thể coi phát triển du lịch bền vững là một nhánh của phát triểnbền vững đã được Hội nghị Ủy ban Thế giới và Môi trường xác định năm 1987.Hoạt động phát triển du lịch bền vững là một hoạt động phát triển ở một khu vực
cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mô là thích hợp nhất, bền vững theothời gian, không làm suy thoái môi trường, làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợcác hoạt động phát triển khác Ngược lại, tính bền vững của hoạt động phát triển
du lịch được xây dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển của cácngành khác, sự phát triển bền vững chung của khu vực
Trọng tâm của phát triển du lịch bền vững là đấu tranh cho sự cân bằng giữacác mục tiêu về kinh tế, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường và văn hóa cộngđồng khi phải tăng cường sự thảo mãn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của dukhách Sư cân bằng này có thể thay đổi theo thời gian, khi có sự thay đổi về quy
Trang 15tắc xã hội, các điều kiện đảm bảo môi trường sinh thái và sự phát triển khoa họccông nghệ
Mặc dù vậy, phương pháp tiệp cận đảm bảo cho sự phát triển du lịch bềnvững phải dựa vào sự cân bằng tài nguyên môi trường với quy hoạch thống nhất
Du lịch bền vững ở Việt Nam là một khái niệm còn mới
Mặc dù còn những quan điểm chưa thực sự thống nhất về khái niệm pháttriển du lịch bền vững, nhưng cho đến nay đa số ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực
du lịch và các lĩnh vực khác có liên quan khác ở Việt Nam đều cho rằng“ Pháttriển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên vànhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đếncác lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôntạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạtđộng du lịch trong tương lai cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nângcao mức sống của cộng đồng địa phương”
Đối với ngành du lịch của chúng ta thì phát triển bền vững có nghĩa là việcquản lý toàn bộ các bộ phận cấu thành ngành du lịch, đảm bảo phát triển cânbằng để có thể mang lại những lợi ích lâu dài về kinh tế, xã hội mà không gây ranhững tổn hại cho môi trường tự nhiên và bản sắc văn hóa của điểm du lịch Quátrình phát triển du lịch bền vững phải có sự kết hợp hài hòa giữa nhu cầu hiện tại
và tương lai ở cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch, nhằm mục đích tái tạobảo tồn và phát triển tự nhiên, giữ gìn và phát huy được bản sắc dân tộc
1.3.2 Khái niệm về phát triển bền vững
Theo quan điểm của Tổ Chức Bảo tồn Thiên Nhiên Quốc tế (IUCN) đưa ra
năm 1980 thì“ Phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan
Trang 16xen nhau” [4, tr.7] Định nghĩa này chú trọng đến việc sử dụng các nguồn tài
nguyên chứ chưa đưa ra một bức tranh toàn diện về phát triển bền vững
Một định nghĩa khác được các nhà khoa học trên thế giới đề cập một cách
tổng quát hơn, trong đó chú trọng đến trách nhiệm của mỗi một chúng ta:“ Phát triển bền vững là các hoạt động phát triển của con người nhằm phát triển và duy trì trách nhiệm của cộng đồng đối với lịch sử hình thành và hoàn thiện các sự sống trên Trái đất” [2]
Tuy nhiên, khái niệm do Ủy ban Liên hợp Quốc tế về Môi trường và Pháttriển (UNICED) đưa ra năm 1978 được sử dụng rộng rãi hơn cả Theo
UNICED:“ Phát triển bền vững thảo mãn những nhu cầu của hiện tại nhưng không làm giảm khả năng thỏa mãn như cầu của thế hệ mai sau” [2, tr.16] Như
vậy, nếu một hoạt động có tính bền vững, xét về mặt lí thuyết nó có thể đượcthực hiện mãi mãi
Năm 1987, vấn đề phát triển bền vững được ngân hàng thế giới (WB) đề
cập đầu tiên theo đó phát triển bền vững là:“ sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế
hệ tương lai” [3, tr.4] Quan niệm của WB chủ yếu là nhấn mạnh khía cạnh sử
dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo môi trường sống củacon người trong quá trình phát triển Ngày nay quan điểm về phát triển bền vữngngày càng được đề cập một cách đầy đủ hơn, bên cạnh yếu tố môi trường và tàinguyên thiên nhiên thì yếu tố môi trường xã hội được đề đặt ra với một ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong vấn đề phát triển bền vững
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức Johannesbug
(Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định:“ Phát triển bền vững là quá trình kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển bao gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sống Cùng với
Trang 17đó là tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt
xã hội và bền vững về mặt môi trường” [4, tr.9].
Mối quan hệ đó được thể hiện như sau:
Về kinh tế: là sự phát triển nhanh chóng và ổn định trong một thời gian dài.
Tăng trưởng nhanh chưa chắc đã có được phát triển bền vững về mặt kinh tế Vìthế chúng ta phải luôn duy trì một tốc độ tăng trưởng ổn định hợp lý và lâu dàikhông nên chỉ chú trọng và nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế nhanh
Về môi trường: Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống và phát
triển của mỗi cá thể và của cộng đồng, nó bao gồm toàn bộ các điều kiện vật lýhóa học, sinh học,…Và xã hội bao quanh Bền vững về mặt môi trường là ở đócon người có cuộc sống chất lượng cao dựa trên nền tảng sinh thái bền vững
Về xã hội: Tính bền vững đó phải mang tính nhân văn hay nói một cách
khác là đem lại phúc lợi và chia sẻ công bằng cho mọi cá nhân trong xã hội Pháttriển phải được gắn liền với một xã hội ổn định, hòa bình, mở rộng và nâng caonăng lực lựa chọn cho con người cùng với đó là việc nâng cao sự tham gia củacộng đồng vào quá trình phát triển
Ngoài ra sự phát triển bền vững còn là sự phát triển“ bình đẳng và cân đối” Bình đẳng được hiểu là bình đẳng giữa các nhóm người trong cùng một xã
hội Còn cân đối là cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môitrường
Trang 18Nguyên tắc 1: Khai thác và sử dụng nguồn lực (tài nguyên) một cách bền
vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn
Đó được coi là nền tảng cơ bản nhất để duy trì phát triển du lịch lâu dài Việcbảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa - xã hội
là rất cần thiết, nó giúp cho việc phát triển lâu dài Tài nguyên du lịch được coi làsản phẩm du lịch quan trọng nhất và là mục đích chuyến đi của du khách Vì vậytrong quá trình quy hoạch các dự án phát triển du lịch cần xây dựng nhưngphương cách, chiến lược bảo tồn, tôn tạo, khai thác tài nguyên du lịch theohướng tiết kiệm, hợp lý để lưu lại cho thế hệ tương lai một nguồn tài nguyên nhưthế hệ hiện tại được hưởng
Nguyên tắc 2: Giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất
thải Thực hiện nguyên tắc này nhằm giảm chi phí khôi phục tài nguyên và giảmchi phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ dulịch Việc quy hoạch phát triển du lịch đúng đắn ngay từ khi lập dự án là phảitiến hành đánh giá tác động từ hoạt động du lịch đến tài nguyên môi trường, từ
đó dự kiến những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu nhằm giảm tiêu thụ quá mứctài nguyên và giảm lượng chất thải vào môi trường là cần thiết
Nguyên tắc 3: Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể
kinh tế - xã hội Cần phải hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạchđịnh chiến lược của địa phương và quốc gia Quy hoạch phát triển du lịch là một
bộ phận của quy hoạch kinh tế - xã hội, nó làm tăng khả năng tồn tại, phát triểnlâu dài của ngành du lịch Do vậy, trong quá trình quy hoạch du lịch cần phảitính đến sự hòa hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Nguyên tắc 4: Duy trì tính đa dạng tự nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn
hoá Việc duy trì tính đa dạng sẽ tạo sức bật cho ngành du lịch giúp du lịch pháttriển một cách bền vững Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên
Trang 19nhiên, văn hóa - xã hội là hết sức quan trọng đối với du lịch bền vững, là cơ sởcho việc tồn tại, phát triển của ngành du lịch
Trong quá trình xây dựng và thực hiện các dự án quy hoạch du lịch, cũngnhư sự phát triển du lịch do nhiều nguyên nhân khác nhau nên dễ làm mất đi tính
đa dạng của thiên nhiên, văn hóa - xã hội Vì vậy trong quá trình quy hoạch dulịch cần phải xây dựng, thực hiện các phương cách, chiến lược nhằm duy trì bảotồn được tính đa dạng của tự nhiên và văn hóa - xã hội
Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển.
Du lịch được coi là một ngành tổng hợp Vì vậy, sự phát triển của du lịch có liênquan mật thiết với các ngành kinh tế khác trong đó có cả kinh tế địa phương do
đó muốn phát triển bền vững du lịch thì phải có vai trò hỗ trợ, dẫn dắt nền kinh
tế địa phương phát triển
Nguyên tắc 6: Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương Sự tham gia
của cộng đồng địa phương không chỉ đem lại lợi nhuận cho cộng đồng mà cònlàm tăng tính trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển du lịch và bảo vệmôi trường
Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng liên quan Điều đó
giúp thống nhất trong quá trình phát triển du lịch giảm thiểu những mâu thuẫncủa mọi người, đi đến thống nhất cao về quan điểm phát triển giúp phát triển dulịch được lâu dài
Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực Như chúng ta đã
biết nguồn nhân lực phục vụ du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng Nguồn nhânlực có chất lượng cao sẽ giúp cho du lịch phát triển đa dạng và bền vững hơn
Nguyên tắc 9: Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm (marketing du lịch).
Đó là việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho du khách, quảng bá du lịch
Trang 20một cách có trách nhiệm qua đó giúp du khách thỏa mãn tối đa nhu cầu củamình.
Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu Triển khai nghiên cứu, nhằm
mang lại lợi ích cho du khách, đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách, mang lại lợiích cho doanh nghiệp du lịch
Nói tóm lại, muốn du lịch phát triển bền vững thì nhất thiết phải tôn trọngcác nguyên tắc cơ bản để không tổn hại đến môi trường tự nhiên, môi trườngkinh tế và môi trường xã hội Du lịch bền vững sẽ tác động tích cực đến đời sống
xã hội và kinh tế Du lịch thực sự đóng vai trò quan trọng và là ngành kinh tếmũi nhọn chỉ khi nó được phát triển một cách bền vững Mặt khác cần triển khaicác nguyên tắc trên toàn bộ hệ thống của nền kinh tế xã hội thì khi đó mới đemlại hiệu quả cao, hiệu quả tốt nhất
1.3.4 Mục tiêu phát triển du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững cần phải đạt được những mục tiêu cơ bản sau (Bàigiảng về du lịch bền vững, Th.s Nguyễn Thị Bích Ngọc, Đại Học Công Nghiệp
Hà Nội):
Thứ nhất, đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế.
Điều này có nghĩa phát triển du lịch bền vững phải làm tăng nguồn lợi kinh
tế đóng góp cho ngân sách địa phương và cho ngân sách nhà nước, tối ưu hóađóng góp của ngành du lịch vào thu nhập quốc dân, góp phần thúc đẩy các ngànhkinh tế khác phát triển Đồng thời phải có những đóng góp cho công tác bảo vệmôi trường như giáo dục ý thức toàn dân về bảo vệ tài nguyên môi trường tại cácđiểm du lịch, trích nguồn lợi thu được từ hoạt động du lịch để chi phí cho việcduy trì, cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái
Thứ hai, đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường.
Trang 21Đây là một trong những mục tiêu cơ bản mà du lịch bền vững hướng tớiphải sử dụng bảo vệ tài nguyên môi trường theo hướng tiết kiệm, bền vững, đảmbảo sự tái tạo và phục hồi của tài nguyên Đó là phát triển du lịch phải đi đôi vớiviệc bảo tồn, duy trì và cải tạo môi trường, không để xảy ra tình trạng xuống cấp
về môi trường gây ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái
Thứ ba, đảm bảo sự bền vững về xã hội.
Thu hút cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch, tạo nhiều việc làmgóp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương, cải thiệntính công bằng xã hội, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nhằmđáp ứng cao độ nhu cầu của khách Thu nhập từ du lịch phải được phân bố rộngkhắp toàn xã hội
Ngoài ra, xem xét những quan điểm chung về phát triển bền vững về vị tríđặc biệt của ngành Du lịch và những thỏa thuận đã đạt được trên các diễn đànquốc tế người ta xác lập được một chương trình cho phát triển du lịch bền vữngvới 12 mục tiêu sau (Bài giảng về du lịch bền vững, Th.s Nguyễn Thị BíchNgọc, Giảng Viên Đại Học Công Nghiệp Hà Nội):
Hiệu quả kinh tế: Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để các
doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng phát triển phồn thịnh và đạt tới lợinhuận lâu dài
Sự phồn thịnh cho địa phương: Tăng tối đa đóng góp của du lịch đối với sự
phát triển thịnh vượng của nền kinh tế địa phương tại các điểm du lịch, bao gồmphần tiêu dùng của khách du lịch được giữ lại tại địa phương
Chất lượng việc làm: Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại địa
phương do ngành du lịch tạo ra và được ngành du lịch hỗ trợ, bao gồm mức thunhập, điều kiện và khả năng dịch vụ, không có sự phân biệt đối xử về giới, chủngtộc, bệnh tật và các mặt khác
Trang 22Công bằng xã hội: Cần có sự phân phối lợi ích kinh tế và xã hội thu được từ
hoạt động du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho tất cả những người trongcộng đồng đáng được hưởng, kể cả những cơ hội cải thiện cuộc sống, nâng caomức thu nhập và cung cấp dịch vụ cho người nghèo
Sự thỏa mãn của khách du lịch: Cần cung cấp những dịch vụ an toàn, thỏa
mãn các yêu cầu chính đáng của khách du lịch
Khả năng kiểm soát của địa phương: Thu hút và trao quyền cho các cộng
đồng địa phương trong việc xây dựng kế hoạch và đề ra quyết định về quản lý dulịch và phát triển du lịch trong tương lai tại địa phương, có sự tham khảo tư vấncủa các thành phần hữu quan khác
An sinh cộng đồng: Duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống của người
dân địa phương, bao gồm cơ cấu tổ chức xã hội và cách tiếp cận các nguồn tàinguyên, hệ thống hỗ trợ đời sống, tránh làm suy thoái và khai thác quá mức môitrường cũng như xã hội dưới mọi hình thức
Đa dạng văn hóa: Tôn trọng và tăng cường giá trị các di sản lịch sử, bản sắc
văn hóa, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng tại các điểm dulịch
Thống nhất về tự nhiên: Duy trì và nâng cao chất lượng của cảnh vật, kể cả
nông thôn cũng như thành thị, tránh để môi trường xuống cấp về thực thể vànhãn quan
Đa dạng sinh học: Hỗ trợ cho việc bảo tồn khu vực tự nhiên, môi trường
sống, sinh vật hoang dã và giảm thiểu thiệt hại với các yếu tố này
Hiệu quả của nguồn lực: Giảm thiểu mức sử dụng những nguồn tài nguyên
quý hiếm và không thể tái tạo được trong việc phát triển và khai thác các cơ sở,phương tiện và dịch vụ du lịch
Trang 23Môi trường trong lành: Phải giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước, đất và rác
thải từ du khách và các hãng du lịch
1.3.5 Vai trò của phát triển du lịch bền vững
- Đối với môi trường: Phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống
Vì bảo vệ môi trường sống không chỉ đơn giản là bảo vệ các loài động thực vậtquý hiếm sống trong môi trường đó, mà nhờ có việc bảo vệ môi trường sống màcon người được hưởng lợi từ đó:
Không bị nhiễm độc nguồn nước, không khí và đất Đảm bảo sự hài hòa vềmôi trường sinh sống cho các loài động thực vật trong vùng cũng là giúp chomôi trường sống của con người được đảm bảo
- Đối với kinh tế: Phát triển du lịch bền vững giúp phát triển kinh tế, ví dụ, từ
việc khai thác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thể nângcao đời sống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ du lịch
và sản phẩm đặc trưng của vùng miền, của vùng Phát triển du lịch bền vữngcũng giúp người làm du lịch, cơ quan địa phương, chính quyền và người tổ chức
du lịch được hưởng lợi, và người dân địa phương có công ăn việc làm
- Đối với xã hội: Phát triển du lịch bền vững đảm bảo các vấn đề về xã hội, như
việc giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm cho ngườidân trong vùng Ở một cái nhìn sâu và xa hơn, du lịch bền vững giúp khai thácnguồn tài nguyên một cách có ý thức và khoa học, đảm bảo cho các nguồn tàinguyên này sinh sôi và phát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai có thể được tiếpnối và tận dụng
1.3.6 Các yếu tố tác động tới phát triển du lịch bền vững
Thứ nhất, nguồn tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên,
di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạocủa con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ
Trang 24bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo lập ra sự thu hút du
khách.Tài nguyên du lịch bao gồm hai nhóm: Tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch thiên nhiên.
Tài nguyên du lịch thiên nhiên: Đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản
tạo thành cảnh quan, các địa hình, đóng vai trò quan trọng trong quá trình thu hútkhách và giúp du lịch phát triển
Tài nguyên nhân văn: Hệ thống các di tích lịch sử, di tích văn hóa, phong
tục tập quán, lễ hội, là yếu tố cơ bản để phát triển du lịch
Thứ hai, cơ sở vật chất kĩ thuật và thiết bị hạ tầng:
Cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị hạ tầng là vấn đề không thể thiếu được, làđiều kiện quan trọng để phát triển du lịch và nó có ảnh hưởng lớn đến việc thuhút khách du lịch đến với địa điểm du lịch nó bao gồm:
• Mạng lưới giao thông vận tải: Là nhân tố quyết định việc phát triển du lịch
cũng như khai thác tiềm năng du lịch của địa phương Mạng lưới giao thôngthuận lợi mới có thể thu hút khách đến với điểm du lịch
• Mạng lưới thông tin liên lạc và internet: Giúp trao đổi thông tin, tìm kiếm dễ
dàng các điểm du lịch mà mình thích từ đó lên kế hoạch cho chuyến đi đượcthuận lợi Mặt khác nhờ có mạng lưới thông tin internet mà các doanh nghiệp dulịch liên kết được với nhau, trao đổi kinh nghiệm và cùng phát triển
• Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Bao gồm các trang thiết bị, phương
tiện, cơ sở cần thiết để đón tiếp khách du lịch, nơi lưu trú cho khách du lịch, khuvui chơi giải trí Đó là yếu tố làm thỏa mãn nhu cầu của du khách và giúp thuhút du khách nhiều hơn
Thứ ba, đào tạo lao động chuyên ngành du lịch (yếu tố con người):
Là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của du lịch Chất lượng công tác
Trang 25không bởi vì lao động làm việc trong du lịch không những thực hiện công tácchuyên môn về du lịch của mình họ còn thực hiện nhiêm vụ quan trọng là traođổi văn hoá, giao tiếp với du khách tạo cho du khách có cảm giác hứng khởitrong lúc du lịch.
Thứ tư, đường lối chính sách phát triển du lịch:
Là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển du lịch, với một đường lốichính sách nhất định có thể kìm hãm hay thúc đẩy du lịch phát triển Đường lốiphát triển du lịch nằm trong đường lối phát triển chung, đường lối phát triển kinh
tế - xã hội vì vậy phát triển du lịch cũng là đang thực hiện sự phát triển chungcủa xã hội
Thứ năm, tham gia của cộng đồng:
Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch làm cho dulịch phát triển bền vững hơn Sự tham gia của cộng đồng dân cư không nhữngtạo thu nhập cho cộng đồng dân cư mà còn tăng tính trách nhiệm trong việc pháttriển du lịch Việc tham gia này là hết sức cần thiết và không thể thiếu được
Kết luận: Trên đây chỉ là một số yếu tố chủ yếu để phát triển du lịch Tùy thuộc
vào mỗi địa phương mà có những yếu tố khác đặc trưng riêng Tuy nhiên các yếu tố này không tách dời nhau mà kết hợp lại với nhau thành một khối thống nhất tạo nên sức mạnh cho việc phát triển du lịch thành công.
1.4 Thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam
- Giai đoạn trước đổi mới:
Đối với Việt Nam, du lịch bền vững còn xa lạ bởi lẽ du lịch mới là một hiệntượng của nền kinh tế ở Việt Nam Nếu như trước thời kỳ đổi mới đất nước tacoi du lịch là một cái gì đó quá xa lạ bởi lẽ lúc đó nền kinh tế nước ta còn yếukém cơ chế quan liêu bao cấp bóp nghẹt nền kinh tế đất nước làm cho đời sốngcủa nhân dân thấp kém dẫn đến nhu cầu về du lịch dường như không xuất hiện
Trang 26Theo thuyết cấp bậc về nhu cầu của Maslors thì nhu cầu của con ngườiđược chia làm 5 cấp bậc bao gồm: Nhu cầu về sinh lý, nhu cầu về an toàn, nhucầu về xã hội, nhu cầu về tôn trọng, nhu cầu về tự khẳng định mình TheoMaslors thì nhu cầu được sắp xếp theo thứ bậc những nhu cầu đứng trước đượcđáp ứng thì những nhu cầu kế tiếp sẽ xuất hiện
Đối với một người khi mà những nhu cầu về sinh lý như nhu cầu về ăn, ởmặc chưa được thỏa mãn thì họ sẽ không nghĩ đến việc đi du lịch, hơn nữa trongthời kỳ cả nước đang trong tình trạng chiến tranh, vấn đề an toàn không bảo đảmcho người đi du lịch chính vì vậy nhu cầu đi du lịch bị hạn chế
Khi người dân coi du lịch là xa lạ thì những tài nguyên du lịch bao gồm tàinguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn bị bỏ phí không tiến hành khai thác, sửdụng vào mục đích kinh doanh dẫn đến hủy hoại nhiều tài nguyên có giá trị.Thời kỳ này, việc phát triển du lịch bền vững chưa được chú trọng và quan tâm
- Giai đoạn sau đổi mới:
Khi đất nước chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ cơ chế quan liêu bao cấp sangnền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủnghĩa, đó là một nền kinh tế mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, làm chođời sống của nhân dân tăng lên đáng kể, các thành phần kinh tế pháp triển mạnhlàm tăng GDP trên đầu người một cách rõ rệt
Khi đời sống nhân dân đã đầy đủ và có phần dư thừa để tiết kiệm thì nhucầu về du lịch trong họ sẽ xuất hiện nhanh chóng, hơn nữa khi nền kinh tế mởcửa, chủ chương của đất nước là hội nhập, học hỏi và giao lưu với các dân tộctrên thế giới làm cho lượng khách du lịch nước ngoài tăng lên đáng kể Đây lànguồn ngoại tệ lớn nhất góp phần làm tăng GDP
Khi đó để đáp ứng nhu cầu du lịch của mọi người hàng loạt các tổ chứcdoanh nghiệp kinh doanh du lịch của nhà nước và tư nhân xuất hiện, họ khai thác
Trang 27những tài nguyên du lịch đã bị lãng quên từ trước góp phần nâng cao đời sốngcủa nhân dân, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, giúp cho nền kinh tế
có những bước tăng trưởng mạnh
Ngành du lịch được coi là “con gà đẻ trứng vàng” Những cái lợi mà ngành
du lịch đem tới không ai có thể phủ nhận được, nhưng các tổ chức, các doanhnghiệp kinh doanh du lịch chỉ thấy được cái lợi trước mắt mà họ đã quên đi haykhông thấy rõ được những tác hại của nó đến môi trường sống, đến xã hội Họchỉ vì những cái lợi trước mắt mà khai thác một cách bừa bãi tài nguyên thiênnhiên, phát triển các loại hình kinh doanh du lịch không theo nét quy hoạch tổngthể nào Làm hủy hoại đến các tài nguyên thiên nhiên, các tệ nạn xã hội xuấthiện lan tràn hủy hoại thuần phong mĩ tục của dân tộc, các làng nghề truyềnthống bị coi nhẹ và mất dần, môi trường bị hủy hoại một cách ghê gớm đáng báođộng Đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận lại vấn đề phát triển du lịch, cầnphải tìm ra giải pháp để bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo về môi trường, bảo vệ cácgiá trị truyền thống của dân tộc ta bao đời để lại mà dần đưa du lịch trở thànhngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, khẩu hiệu“ Con gà đẻ trứngvàng” cần phải xem xét lại cho đúng với thực tế của ngành du lịch nước ta.Muốn vậy chúng ta cần phải phát triển du lịch một cách bền vững lâu dài và hiệuquả
Từ sau năm 1991, chúng ta đã chú trọng đến việc phát triển du lịch bềnvững sau những cuộc khủng hoảng của ngành du lịch Các tài nguyên du lịchcũng được khai thác có hiệu quả hơn, khai thác với bảo vệ, tôn tạo và phát triểncác tài nguyên Việc phát triển các loại hình thức kinh doanh du lịch được quyhoạch theo tổng thể nhất định, nhà nước đã đưa ra những quy định về khuôn khổpháp lý chung từ tầm vi mô đến tầm vĩ mô liên quan đến du lịch Từ đó mà môitrường được bảo vệ, ngành du lịch từng bước lấy lại được vị trí của nó trong nềnkinh tế quốc dân
Trang 281.5 Kinh nghiệm một số quốc gia về phát triển du lịch bền vững
1.5.1 Du lịch bền vững tại thành phố Madrid- Tây Ban Nha
Madrid là thủ đô của Tây Ban Nha vào năm 1561, là một trong những thànhphố lớn của các nước Tây Âu chỉ đứng sau LonDon và Paris Thành phố đượcbiết đến như là một địa điểm rất nổi tiếng của Châu Âu, kết hợp một cách hàihòa kiến trúc hiện đại với kiến trúc cổ thế kỉ 17,18
Đặc điểm nổi bật của thành phố Madrid là có nhiều bảo tàng nghệ thuậtcông viên cây xanh, quảng trường lớn Nằm giữa nơi giao lưu của các dòng vănhóa châu Âu và Đạo Hồi, Madrid hấp dẫn khách du lịch bởi vẻ đẹp kiến trúctương phản và nền văn háo đa dạng rất nhiều lễ hội
Thứ nhất, Madrid là thành phố có nhiều công trình kiến trúc Gothic cổ đẹpnổi tiếng thế giới, đó là nhà thờ chính, cung điện Hoàng gia, đài tưởng niệmPaseo del Prado,… Trong quá trình phát triển, kiến trúc thành phố đã có nhiềuthay đổi, một số công trình lớn đã được xây dựng như khách sạn Plaza Sol deMadrid, trụ sở không lực Tây Ban Nha, phi trường Madrid…Tuy nhiên, nhữngcông trình mới mọc lên không làm mất đi vẻ đẹp cổ kính và huyền bí củaMadrid Đó là những công trình mới được giải thưởng kiến trúc quốc tế
Thứ hai, Madrid là trung tâm của nghệ thuật thế giới, là thành phó có nhiềubảo tàng nhất châu Âu Trong đó có những bảo tàng nổi tiếng như Prado, ReinaSofia… Trưng bày tranh của Goya, Picasso… Chính quyền Madrid rất quan tâmđến bảo vệ môi trường, thành phố được xem như là một công viên cây xanhkhổng lồ.Số lượng cây xanh tại các công viên khoảng 500 nghìn cây
Nếu như so sánh với Tokyo (Nhật Bản) thì diện tích cây xanh tính bìnhquân đầu người của Madrid gấp hơn 3 lần
Thứ ba, Madrid là một trung tâm kinh tế lớn của Châu Âu, với tỷ lệ tăng
Trang 29Để bảo đảm cho mục tiêu phát triển bền vững, chính quyền địa phươngkhông chủ trương phát triển các ngành công nghiệp nặng, mà biến Madird thànhtrung tâm tài chính, trung tâm kinh doanh quy mô lớn của Châu Âu và quốc tế.Thứ tư, Madrid là thành phố tổ chức nhiều lễ hội lớn so với các thành phốkhác ở Châu Âu Những lễ hội thu hút số lượng lớn người xem là đấu bò, bòrượt, ném cà chua, vũ hội, âm nhạc thâu đêm suốt sáng với những điệu nhảycuồng nhiệt
Cùng với các thành phố đẹp nổi tiếng khác của Tây Ban Nha nhưBarcelona, cố đô Aragon, hàng năm Tây Ban nha đã thu hút lượng khách du lịchđạt kỉ lục hơn 50 triệu người và năm 2006 thu hút được 58.5 triệu lượt ngườiđứng thứ 2 thế giới về thu hút khách du lịch
1.5.2 Du lịch không bền vững
Sự phát triển du lịch thiếu bền vững ở Cancun (Mexico), Paytaya (TháiLan), Hoàng Sơn (Trung Quốc),… đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng vềmôi trường, cũng như các vấn đề xã hội gây bức xúc khác
Ví dụ: Du lịch phát triển không bền vững ở Hoàng Sơn (Trung Quốc) Hoàng Sơn là một vùng núi có phong cảnh đẹp của tỉnh An Huy miền đôngTrung Quốc, nơi đây là một khu danh thắng có cảnh quan thiên nhiên đẹp.Hoàng Sơn là khu di tích lịch sử văn hóa Nơi đây có tổng diện tích là 154 km2khu vực này còn có 72 ngọn núi nhỏ khác nhau, 2 hồ, 3 thác nước, 36 dòng suốinước khoáng, 24 dòng suối tự nhiên và 20 đầm lầy to nhỏ khác nhau
Tài nguyên ở đây là những rừng lá rụng, vùng đầm lầy phẳng lặng, rừngthông Hoàng Sơn, các loài thực vật quý hiếm và động vật đang được bảo vệ.Không những thế Hoàng Sơn còn được biết đến với nơi quy tụ rất nhiều đền, nhà
tu kín, lầu và những dòng chữ khắc họa trên vách đá
Trang 30Tuy nhiên do sự tăng trưởng nhanh của du lịch vùng Hoàng Sơn đã dẫn đến
sự xuống cấp trầm trọng:
Số loài động thực vật giảm xuống: Sự xây dựng các công trình, đường xá vàđường cáp treo qua núi cùng với các dự án thủy lợi đã làm mất đi hoặc tổn hạiđến thảm thực vật rừng, trong đó có nhiều loài thực vật quý hiếm Thảm thựcvậy này một thời đã tạo nên môi trường sinh cảnh cho các loài động vật mà ngàynay hiếm khi người ta nhìn thấy chúng
Xây dựng và phát triển đã làm giảm vẻ đẹp thiên nhiên: Xây dựng tràn lan ởđiểm du lịch cảnh quan nổi tiếng Ôn Tuyền đã làm giảm đi vẻ đẹp của nó
Sự cấp nước sinh hoạt cho du khách đã làm lệch đi các hệ thống thủy văn:Các hồ chứa nước và các công trình chứa nước khác xây dựng để đảm bảo cungcấp nước cho khách du lịch Vì vậy phải xây dựng đập chắn nước ngang quasuối, do đó đã gây ra sự thay đổi lớn đối với lưu vực sông
Một vài điểm tham quan bị quá tải so với số lượng khách du lịch: Du lịch ởvùng núi Hoàng Sơn đã phát triển từ số khách 282000 trong năm 1979 đến
1300000 trong năm 1990 và hiện tại con số đó tăng lên xấp xỉ 3000000 kháchthăm quan
Trang 31CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VA GIẢI PHAP PHAT TRIỂN DU LỊCH BỀN
VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUAN THỦY
2.1 Vài nét về Vườn Quốc Gia Xuân Thủy
Phía Đông Bắc giáp sông Hồng
Phía Tây Bắc giáp vùng dân 5 xã: Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao XuânGiao Hải, thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Phía Đông Nam và Tây Nam giáp Biển Đông
2.1.2 Địa hình và cảnh quan toàn vùng
Đặc điểm chung: Là vùng bãi triều cửa sông ven biển huyện Giao Thủy códiện tích khoảng 10000 ha, gồm: Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh
Vùng bãi bồi Huyện Giao Thủy có độ cao trung bình từ 0.5 – 0.9m Đặcbiệt ở Cồn Lu có nơi cao tới 1.2 – 2.5m Nhìn chung vùng bão triều của huyệnGiao Thủy thấp dẫn từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây
Trang 32Hình 1: Bản đồ Vườn Quốc Gia Xuân Thủy và khu vực đệm
Trong: Chạy dài từ cửa Ba Lạt đến hết xã Giao Xuân với chiều dài khoảng
12km, chiều rộng bình quân khoảng 1500m Phía Bắc khu Bãi Trong là đê quốcgia (đê Ngự Hàn) và phía Nam được giới hạn bởi sông Vọp
Trang 33Hầu hết diện tích khu Bãi Trong được chia ngăn thành ô thửa, hình thànhcác đầm tôm cua và khai thác hải sản Diện tích Bãi Trong khoảng 2500 ha Cókhoảng 800 ha đất bãi bồi đã được trồng Rừng Ngập Mặn.
Cồn Ngạn: Cồn Ngạn nằm giữa sông Vọp và sông Trà có chiều dài khoảng
10 km và chiều rộng bình quân khoảng 2000m Phần diện tích Cồn Ngạn (thuộcvùng đệm) đã được ngăn thành ô thửa để nuôi trồng trồng thủy sản Phần còn lạigiới hạn bởi đê Vành Lược và sông Trà thuộc vùng lõi của Vườn Quốc Gia XuânThủy vẫn có rừng ngập mặn cùng với một phần đầm tôm (ở giáp sông Hồng) vàmột phần bãi cát ở cuối Cồn Ngạn đang được cộng đông dân địa phương sử dụngnuôi ngao quảng canh Tổng diện tích tự nhiên của Cồn Ngạn xấp xỉ 2000 ha
Cồn Lu: Nằm gần song song với Cồn Ngạn, có chiều dài khoảng 12000m và
chiều rộng bình quân khoảng 2000m ở phía Đông và Đông Nam Cồn Lu còn cócồn cát cao (1.2m- 2.5m) không bị ngập triều và địa hình thấp dần về phía sôngTrà ( trừ cồn cát) diện tích còn lại của Cồn Lu có nước thủy triều lên xuống tự
do, có rừng ngập mặn phát triển Diện tích của Cồn Lu xấp xỉ 2500ha
Cồn Mờ (Cồn Xanh): Là bãi bồi tiếp giáp với Cồn Lu có độ cao khoảng
0.5-0.9m diện tích bãi khi triều kiệt khoảng trên 200 ha Vùng lõi của Vườn QuốcGia Xuân Thủy bao gồm bãi trong Cồn Ngạn, toàn bộ Cồn Lu và Cồn Xanh, códiện tích đất nổi khi triều kiệt: 3100 ha và đất còn ngập nước 4000 ha Tổng diệntích tự nhiên 7100 ha
Đặc điểm địa hình cảnh quan hiện tại: Trong khảng vài chục năm gần đâyvùng bãi triều cửa sông Hồng thuộc huyện Giao Thủy được con người quan tâmnhiều hơn để cố gắng khai thác sử dụng nguồn lợi tự nhiên phục vụ quốc kế dânsinh