Đạt được hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật đòn chân môn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG (Trang 31 - 33)

Taekwondo thì chúng ta cần phải nắm vững và vận dụng đúng những vấn đề về: Yếu lĩnh động tác của từng kỹ thuật đòn chân, hiểu được thế nào là BTBT chuyên môn và cách xây dựng thành hệ thống; Nhiệm vụ, vai trò và các yếu tố chi phối hiệu quả của BTBT chuyên môn đối với quá trình học tập kỹ thuật đòn chân; Nắm vững và vận dụng đúng các nguyên tắc, qui luật hình thành kỹ năng vận động, đồng thời sử dụng hợp lý, đa dạng các phương tiện, dụng cụ sử dụng trong BTBT chuyên môn khi dạy các kỹ thuật đòn chân.

Tất cả những phần tổng quan trên là cơ sở để chúng tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU2.1. Phương pháp nghiên cứu. 2.1. Phương pháp nghiên cứu.

Để giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu, để tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu:

Đây là phương pháp rất quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu. Nhằm thu thập thông tin của các tài liệu khoa học, chuyên môn có liên quan đến đề tài, từ đó giúp người nghiên cứu có được cái nhìn tổng thể, toàn diện vấn đề nghiên cứu đồng thời là chỗ dựa để xây dựng cơ sở lý luận của để tài. Trong qua trinh nghiên cứu đề tài đã sử dụng ……….(Trong nước…..)

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn:

Đề tài sử dụng các phương pháp phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp.

Phương pháp phỏng vấn gián tiếp dùng phiếu hỏi để phỏng vấn khoảng 40 người gồm: Các giảng viên dạy môn Taekwondo ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Trường Đại học TDTT – Đà Nẵng, các chuyên gia và huấn luyện viên ở các Tỉnh – Thành, các trung tâm huấn luyện có phong trào Taekwondo phát triển, các Sinh viên chuyên sâu Taekwondo để thu thập các thông tin về thực trạng sử dụng BTBT trong dạy kỹ thuật đòn chân, cơ sở lựa chọn và xây dựng hệ thống BTBT chuyên môn. Đồng thời có được các ý kiến đánh giá của họ về hệ thống BTBT chuyên môn trong giảng dạy các KT đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo Trường Đại học TDTT – Đà Nẵng.

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhằm tìm hiểu thêm và sâu sắc hơn những vấn đề mà phiếu hỏi chưa đáp ứng được.

Đề tài trực tiếp quan sát quá trình huấn luyện, tập luyện các lớp, các câu lạc bộ và trung tâm huấn luyện môn võ Taekwondo. Qua đó thu thập được các BTBT chuyên môn trong giảng dạy, huấn luyện các KT đòn chân cho võ sinh Taekwondo thuộc nhiều đối tượng khác nhau.

2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm:

Đề tài sử dụng phương pháp này để kiểm tra kết quả thực nghiệm sư phạm. Chúng tôi đã lựa chọn và sử dụng các test thường dùng để đánh giá trình độ tập luyện kỹ thuật đòn chân của VĐV Taekwondo:

- Test 1: Đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần).

- Mục đích: Đánh giá tốc độ thực hiện động tác và độ chính xác của kỹ thuật đòn chân..

- Phương tiện: Thảm tập, đích (lampơ), còi, đồng hồ bấm giây.

- Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế chuẩn bị thi đấu, khi nghe tiếng còi thì lập tức thực hiện kỹ thuật với tốc độ nhanh nhất.

- Đánh giá: Tính số lần thực hiện chính xác, mạnh vào đích.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG (Trang 31 - 33)