Nguyên tắc tự giác tích cực.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG (Trang 26 - 27)

- Giai đoạn củng cố và tự động hóa động tác.

a.Nguyên tắc tự giác tích cực.

Nguyên tắc tự giác tích cực là chỉ người thầy trong quá trình giảng dạy cần giáo dục cho sinh viên xác định rõ mục đích hoạc tập đồng thời sử dụng các phương pháp dạy học có thể phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và tự giác tích cực của người học.

Trong quá trình dạy học người thầy đóng vai trò chủ đạo, gợi mở dẫn dắt và dùng các phương pháp như nêu vấn đề, thảo luận, trò chơi, thi đấu…để phát huy tính tự giác tích cực của người trò. Trong dạy học hiện đại lấy người học làm trung tâm thì nguyên tắc này có ý nghĩa to lớn vì tự giác và tích cực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Muốn có được tính tích cực thì phải có sự tự giác và muốn có tính tự giác lại cần làm cho người học ham thích, hứng khởi khi học tập. Do vậy nguyên tắc tự giác tích cực đã chỉ hướng cho việc lụa chọn nội dung, hình thức bài tập sao cho bài tập có tính mới mẻ, hấp dẫn, đa dạng có tính tranh đua và tính vui vẻ. Đặc biệt trong quá trình chuẩn bị bài tập cũng như tổ chức điều hành các bài tập thì người thầy cần xuất phát từ đặc điểm tâm lý lứa tuổi để dùng hình thức tập luyện thích hợp nhằm khích lệ tính tự giác tích cực của người học. Ví dụ có thể dùng hình thức bình xét “nhà vô địch” từng loại động tác kỹ thuật qua các bài tập bổ trợ kỹ thuật.

Trong dạy học Taekwondo người thầy cần kịp thời nêu gương biểu dương các em đã thực hiện có chát lượng các bài tập, mặt khác các bài tập phải đan xen nhau một cách hợp lý không nên kéo dài một bài tập nào đóvới thời gian quá dài (10-15 phút).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG (Trang 26 - 27)