Thực trạng chương trình môn học Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH TDTT Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG (Trang 39 - 42)

- Chuẩn bị phương tiện và địa điểm nghiên cứu.

3.1. Thực trạng chương trình môn học Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH TDTT Đà Nẵng.

- Đánh giá thực trạng sử dụng BTBT chuyên môn trong giảng dạy các KT đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng.

- Lựa chọn các test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân của sinh viên chuyên sâu Taekwondo(Hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng.

- Đánh giá thực trạng trình độ thực hiện KT đòn chân của SV chuyên sâu Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng.

3.1. Thực trạng chương trình môn học Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng. - TDTT Đà Nẵng.

Mục tiêu của môn học là góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật TDTT phát triển hài hoà. Không những có thể chất cường tráng mà còn phải là người giỏi về kiến thức chuyên môn, đáp ứng khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động sản xuất của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. khi ra trường, sinh viên sẽ nắm vững cơ sở lý luận, khả năng thực hành phương pháp giảng dạy, huấn luyện, tổ chức thi đấu, trọng tài và khả năng xây dựng, quản lý câu lạc bộ. Biết xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, huấn luyện viên, hướng dẫn viên cấp cơ sở và có khả năng vận động quần chúng tham gia tập luyện.

Nắm vững và thực hiện tốt toàn bộ hệ thống kỹ thuật trong nội dung trình độ huyền đai nhị đẳng, nắm và vận dụng các nguyên lý, nguyên tắc, cơ sở lý luận dạy học, các phương pháp lên lớp hiện đại của môn thể thao chuyên ngành.

Chương trình môn học Taekwondo hệ Cao đẳng được quy định với tổng thời gian là 405 tiết (27 Đơn vị học trình), phân bổ trong 6 kỳ tương đương với 6 học phần chia đều trong 3 năm, chương trình được xây dựng và chỉnh sửa hằng năm để phù hợp với yêu cầu xã hội, được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Bảng phân phối chương trình môn học Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng. Năm học Học phần Số ĐVHT Thời gian Tổng số giờ thuyết Thực hành Thảo luận (Xêmina) Phương pháp Kiểm tra I 1 4 60 04 52 0 0 4 2 5 75 06 63 2 0 4 II 3 5 75 06 57 2 6 4 4 5 75 06 59 2 4 4 III 5 5 75 06 59 2 4 4 6 3 45 04 31 2 4 4 Tổng 27 405 32 321 10 18 24 Tỷ lệ % 100% 7.9% 79,2% 2.5% 4.4% 6%

Qua bảng 3.1 cho thấy:

Chương trình được phân bổ dưới 5 hình thức lên lớp: Lý thuyết, thực hành, thảo luận (Xêmina), phương pháp và kiểm tra. Các phần được thiết kế tương đối hợp lý về mặt thời lượng cũng như nội dung, theo đó chương trình được bám sát với mục tiêu đào tạo, với việc chú trọng trang bị kỹ năng thực hành của môn

chuyên sâu và những kiến thức về cơ sở lý luận trong dạy học động tác cho sinh viên..

Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung chương trình môn học Taekwondo nói chung và tỷ lệ kỹ thuật đòn chân chiếm trong các nội dung chương trình nói riêng, chúng tôi tiến hành quan sát, thống kê về thời lượng, nội dung học tập, kiểm tra trong từng học phần, được trình bày ở bảng 3.2: (phụ lục 1)

Qua bảng 3.2 cho thấy: Nội dung kiểm tra ở các học phần luôn coi trọng kỹ thuật căn bản bằng chân chiếm 30% điểm thi kết thúc học phần. Tuy nhiên trên thực tế sự chi phối của kỹ thuật đòn chân đối với kết quả thi kết thúc học phần thì lớn hơn rất nhiều. Bởi lẽ, trong các nội dung thi khác như: quyền, kỹ thuật đối luyện, thi đấu và nội dung thể lực đều có kỹ thuật đòn chân trong đó. Kỹ thuật đòn chân không chỉ đóng vai trò là có mặt trong các phần thi mà còn là một yếu tố quyết định đối với các nội dung như quyền và thi đấu. Với quyền thì các kỹ thuật đòn đá không nhiều nhưng là điểm nhấn thể hiện đặc trưng riêng của quyền Taekwondo, với nội dung thi đấu thì đóng vai trò quyết định thành tích thi đấu của VĐV. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của kỹ thuật đòn chân là rất lớn đối với kết quả học tập môn chuyên sâu của sinh viên.

Cách phân bổ thời lượng cho các nội dung học tập rất hợp lý. Đặc biệt coi trọng nội dung kỹ thuật đòn chân chiếm tỷ trọng từ 28% đến 40% tổng thời gian học thực hành.

Thực trạng trên cho phép chúng tôi rút ra nhận xét:

- Để đáp ứng yêu cầu học tập và nâng cao hiệu quả thực hiện các kỹ thuật đòn chân nói riêng và kết quả học tập môn Taekwondo nói chung, cần xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật đòn chân nhằm giúp người học nắm chắc kỹ thuật, tránh được những sai lầm đồng thời bổ sung và hoàn thiện các tố chất thể lực. Từ đó, rút ngắn quá trình hình thành kỹ năng - kỹ xảo vận động cho người học.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w