MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC BẢNG 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 4 MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG 10 1.1.Khái niệm về du lịch 10 1.1.1.Khái niệm 10 1.1.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến du lịch 11 1.1.2.1.Dân cư và lao động 11 1.1.2.2.Đô thị hóa 11 1.1.2.3.Điều kiện sống 12 1.1.2.4.Thời gian rỗi 12 1.2.Khái niệm về phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững 12 1.2.1.Phát triển bền vững 12 1.2.1.1.Khái niệm 12 1.2.1.2.Nguyên tắc phát triển bền vững 13 1.2.1.3. Mục tiêu của phát triển bền vững 14 1.2.2. Phát triển du lịch bền vững 14 1.2.2.1. Khái niệm 14 1.2.2.2. Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 15 1.2.2.3. Mục tiêu cơ bản của du lịch bền vững 16 1.3.Vai trò của phát triển du lịch bền vững trong nền kinh tế xã hội hiện nay 17 Tiểu kết chương 1 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ 20 2.1. Khái quát về VQG Ba Vì 20 2.1.1. Vị trí địa lí 20 2.1.2. Sự hình thành và phát triển 22 2.1.3. Khí hậu 22 2.1.4. Hệ sinh vật 22 2.2. Tiềm năng phát triển du lịch bền vững ở Vườn quốc gia Ba Vì 27 2.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên 27 2.2.2. Điều kiện xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 30 2.2.3. Các tuyến điểm du lịch tại Vườn quốc gia Ba Vì 32 2.2.3.1. Các điểm tham quan 32 2.2.3.2. Các tuyến du lịch 36 2.3. Thực trạng phát triển du lịch bền vững tại VQG Ba Vì 37 2.3.1. Cơ sở hạ tầng 37 2.3.3. Chất lượng phục vụ du lịch tại VQG Ba Vì 38 2.3.4. Khách du lịch 39 2.3.5. Kết quả hoạt động du lịch 46 2.3.6. Môi trường tại VQG Ba Vì 48 2.4. Tình hình khái thác tài nguyên vào phát triển du lịch bền vững 51 2.4.1. Khái thác tài nguyên đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên vào phát triển du lịch 51 2.4.2. Khai thác giá trị văn hóa, lịch sử vào phát triển du lịch 52 Tiểu kết chương 2 53 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI VQG BA VÌ 54 3.1. Đầu tư phát triển du lịch 54 3.2. Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch 54 3.3. Đào tạo nguồn nhân lực du lịch 55 3.4. Phát triển thị trường du lịch 55 3.5. Bảo vệ môi trường du lịch 56 3.6. Giải Pháp về tôn tạo di tích lịch sử văn hoá, phát triển các lễ hội truyền thống và nâng cấp khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí phục vụ du lịch 56 3.7. Gia tăng phúc lợi kinh tế cho cộng đồng địa phương 57 3.8. Tăng cường, nâng cao tính trách nhiệm và khả năng tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch 57 Tiểu kết chương 3 58 KẾT LUẬN 59
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG 4
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 4
MỞ ĐẦU 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG 10
1.1.Khái niệm về du lịch 10
1.1.1.Khái niệm 10
1.1.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến du lịch 11
1.1.2.1.Dân cư và lao động 11
1.1.2.2.Đô thị hóa 11
1.1.2.3.Điều kiện sống 12
1.1.2.4.Thời gian rỗi 12
1.2.Khái niệm về phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững 12
1.2.1.Phát triển bền vững 12
1.2.1.1.Khái niệm 12
1.2.1.2.Nguyên tắc phát triển bền vững 13
1.2.1.3 Mục tiêu của phát triển bền vững 14
1.2.2 Phát triển du lịch bền vững 14
1.2.2.1 Khái niệm 14
1.2.2.2 Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 15
1.2.2.3 Mục tiêu cơ bản của du lịch bền vững 16
Trang 21.3.Vai trò của phát triển du lịch bền vững trong nền kinh tế xã hội hiện nay 17
Tiểu kết chương 1 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ 20
2.1 Khái quát về VQG Ba Vì 20
2.1.1 Vị trí địa lí 20
2.1.2 Sự hình thành và phát triển 22
2.1.3 Khí hậu 22
2.1.4 Hệ sinh vật 22
2.2 Tiềm năng phát triển du lịch bền vững ở Vườn quốc gia Ba Vì 27
2.2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên 27
2.2.2 Điều kiện xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 30
2.2.3 Các tuyến điểm du lịch tại Vườn quốc gia Ba Vì 32
2.2.3.1 Các điểm tham quan 32
2.2.3.2 Các tuyến du lịch 36
2.3 Thực trạng phát triển du lịch bền vững tại VQG Ba Vì 37
2.3.1 Cơ sở hạ tầng 37
2.3.3 Chất lượng phục vụ du lịch tại VQG Ba Vì 38
2.3.4 Khách du lịch 39
2.3.5 Kết quả hoạt động du lịch 46
2.3.6 Môi trường tại VQG Ba Vì 48
2.4 Tình hình khái thác tài nguyên vào phát triển du lịch bền vững 51
Trang 32.4.1 Khái thác tài nguyên đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên vào phát
triển du lịch 51
2.4.2 Khai thác giá trị văn hóa, lịch sử vào phát triển du lịch 52
Tiểu kết chương 2 53
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI VQG BA VÌ 54
3.1 Đầu tư phát triển du lịch 54
3.2 Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch 54
3.3 Đào tạo nguồn nhân lực du lịch 55
3.4 Phát triển thị trường du lịch 55
3.5 Bảo vệ môi trường du lịch 56
3.6 Giải Pháp về tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, phát triển các lễ hội truyền thống và nâng cấp khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí phục vụ du lịch 56
3.7 Gia tăng phúc lợi kinh tế cho cộng đồng địa phương 57
3.8 Tăng cường, nâng cao tính trách nhiệm và khả năng tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch 57
Tiểu kết chương 3 58
KẾT LUẬN 59
Trang 4DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng số lượng động vật rừng tại VQG Ba Vì 23
Bảng 2.2 Những loài gỗ quí hiếm trong VQG Ba Vì 25
Bảng 2.3 Những thực vật đặc hữu Ba Vì 26
Bảng 2.4 Giá vé dịch vụ tại VQG Ba Vì 38
Bảng 2.5 Độ tuổi và tỉ trọng độ tuổi của khách du lịch tại VQG Ba Vì 39
Bảng 2.6: Giới tính và tỉ trọng giới tính của khách du lịch tại VQG Ba Vì 41
Bảng 2.7: Hình thức tham gia du lịch của du khách tại VQG Ba Vì 42
Bảng 2.8 Mức độ hài lòng của du khách về hoạt động du lịch tại VQG Ba Vì 43
Bảng 2.9 Mức độ tham quan VQG Ba Vì của du khách 45
Bảng 2.10 Số lượng khách đến VQG Ba Vì từ năm 2012 đến 2015 46
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Tỉ trọng độ tuổi của khách du lịch tại VQG Ba Vì (%) 40
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu giới tính của khách du lịch tại VQG Ba Vì (%) 41
Biểu đồ 2.3 Mức độ hài lòng của khách đối với hoạt động du lịch tại VQG BaVì .43
Biểu đồ 2.4 Mật độ tham quan của du khách tại VQG Ba Vì (%) 45 Biểu đồ 2.5 Số lượng khách đến VQG Ba Vì từ 2012 đến 2015 (nghìn người).47
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển du lịch Vị trí địa lý thuận lợicho giao lưu quốc tế, vẻ đẹp độc đáo và đa dạng của cảnh quan thiên nhiên, nềnvăn hoá phong phú và đặc sắc, sự cởi mở và hiếu khách của người dân địaphương, sự ổn định về an ninh, phong phú về các di tích lịch sử đã tạo nênnhững hấp dẫn và “vẻ đẹp tiềm ẩn” cho Du lịch Việt Nam đối với du khách trong
và ngoài nước Ngoài những tiềm năng nói trên thì cũng phải kể đến nguồn tàinguyên, đa dạng sinh học tồn tại, tích luỹ và phát triển trong các hệ sinh thái độcđáo là tiêu chí tạo nên sự hấp dẫn cho rất nhiều du khách đến Việt Nam Đó cũng
là thế mạnh tạo đà cho Du lịch Việt Nam phát triển
Trong số đó VQG Ba Vì là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn ở miền bắcViệt Nam Du khách đến đây mong muốn tìm thấy được sự hoang sơ, tìm đếnvới những nơi gần gũi với thiên nhiên hơn để thư giãn, để trải lòng Chính điểm
du lịch này trở thành hạt nhân trong chiến lược phát triển du lịch của địa phương.Nhưng hiện nay VQG Ba Vì nói riêng và cả nước ta nói chung đang đối mặt vớirất nhiều các vấn đề phức tạp Những nguy cơ về sự tác động tiêu cực đến môitrường và lãng phí tài nguyên từ sự phát triển du lịch ngày càng tăng Các
hệ sinh thái vẫn đang ngày một bị con người xâm phạm không thương tiếc Điều
làm ảnh hưởng tới cuộc sống tự nhiên, đồng thời gây hại đến chính lợi ích củacon người qua việc làm cạn kiệt dòng tài nguyên mà chúng ta đang sống phụthuộc Hậu quả to lớn là tính đa dạng của nhiều loài dộng, thực vật đã giảm sútmạnh và đang đe doạ tiềm năng phát triển du lịch ở nước ta Việt nam là nước somức độ đa dạng sinh học đứng thứ 10 thế giới nhưng tốc dộ suy giảm được xếpvào loại nhanh nhất
Trang 7VQG Ba Vì thực sự là một địa điểm thu hút khách bởi những điều mới lạ mà dukhách có thể biết được khi đến đây Tuy nhiên, phát triển du lịch ở VQG Ba Vìmới đang ở giai đoạn đầu khai thác tiềm năng môi trường sinh thái mà thiênnhiên ban tặng
Chính vì những lí do trên, em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp pháttriển du lịch bền vững tại Vườn Quốc gia Ba Vì” để thực hiện bài khóa luận củamình
2 Mục tiêu
Nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá khả năng, thực trạng phát triển du lịch tạiVQG Ba Vì để từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhằm phát triển du lịchbền vững tại nơi đây
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đặc điểm của hoạt động du lịch bền vữngtại VQG Ba Vì
4 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi lãnh thổ của VQG
Ba Vì
- Thời gian:
+ Số liệu thu thập từ năm 2008 đến nay
+ Bài khóa luận được thực hiện từ tháng 3/2016 đến tháng 5/2016
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và xử lí số liệu
Phương pháp thu thập và xử lí số liệu là một phương pháp hết sức quan trọng,cần thiết cho bất cứ một đề tài nghiên cứu nào, giúp ta có được những số liệu và
Trang 8thông tin chính xác về vấn đề nghiên cứu, từ đó giúp cho bài báo cáo có tínhthuyết phục và độ tin cậy cao Để có được một lượng thông tin đầy đủ về mọimặt cần phải tiến hành thu thập thông tin từ sách báo, tạp chí và các nguồn tưliệu khác, sau đó xử lí và chọn lọc các tư liệu đó đưa vào bài viết một cách phùhợp nhất.
- Phương pháp khảo sát thực địa
Đây cũng là một phương pháp khá quan trọng Phương pháp này kết hợp vớinghiên cứu các tài liệu liên quan sẽ giúp đề tài có những nhận thức đầy đủ hơn
về giá trị của các tài nguyên, hiểu được các khía cạnh khác của thực tế Thôngqua việc nghe, quan sát và trau dồi thông tin để bổ sung thêm các thông tin cònthiếu, từ đó đề xuất được những giải pháp hợp lí và có tính khả thi hơn trong vấn
đề phát triển du lịch tại VQG Ba Vì
- Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh
Từ các nguồn tư liệu thu thập được và qua khảo sát thực tế, tiến hành phân tích,
so sánh và đưa ra những nhận định, đánh giá để làm nổi bật các giá trị của các ditích, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần khắc phục những tồn tại, bấtcập, phát huy được các tiềm năng của VQG Ba Vì
- Phương pháp điều tra xã hội
Là phương pháp cần thiết giúp thu thập thông tin cần nghiên cứu một cách xácthực bằng cách thiết kế bảng hỏi, phiếu điều tra tại các địa điểm tham quan trongVQG Từ đó đưa ra những kết luận chính xác nhất về thực trạng phát triển loại
du lịch tại nơi đây Cuối cùng giúp ta đưa ra được những giải pháp thiết thựcnhất nhằm phát triển du lịch tại nơi đây
6 Kết cấu của đề tài
Trang 9Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; bài Khóa luận đượcchia làm 3 chương như sau:
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG
Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI VƯỜNQUỐC GIA BA VÌ
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠIVQG BA VÌ
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH BỀN VỮNG 1.1.Khái niệm về du lịch
1.1.1.Khái niệm
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích,một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay, du lịch trở thành mộthiện tượng kinh tế xã hội phổ biến và là nhu cầu không thể thiếu được trong đờisống xã hội
Thuật ngữ du lịch đã trở nên khá thông dụng, nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ýnghĩa là đi một vòng Du lịch gắn liền với nghỉ ngơi, giải trí; tuy nhiên do hoàncảnh, thời gian và khu vực khác nhau nên khái niệm về du lịch cũng không giốngnhau
Trong cuốn Cơ sở địa lí du lịch và dịch vụ thăm quan với một nội dung khá chitiết mà nhà địa lí Belarus đã nhấn mạnh “Du lịch là một dạng hoạt động của cưdân, trong thời gian dỗi có liên quan đến sự di cư và lưu trú tạm thời ngoài nơi ởthường xuyên, nhằm mục đích phát triển thể chất, tinh thần, nâng cao trình độnhận thức, văn hóa hoặc hoạt động thể thao, kèm theo việc tiếp thu những giá trị
về tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ”
Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa, tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họptại Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợpcác mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hànhtrình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họhay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến cư trú không phải nơi làmviệc của họ”
Trang 11Theo tổ chức du lịch thế giới UNWTO: Du lịch là tổng thể các hiện tượng và các mối quan hệ xuất phát từ sự giao lưu giữa du khách và nhà kinh doanh, chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư trong quá trình thu hút và đón tiếp khách.
Luật du lịch Việt Nam năm 2006 đã đưa ra khái niệm như sau: Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
1.1.2.Những nhân tố ảnh hưởng đến du lịch
1.1.2.1.Dân cư và lao động
Dân cư và lao động không chỉ là nhân tố quan trọng trong sản xuất, mà đây cònchính là thành phần chính làm nên sự tồn tại của ngành du lịch Bên cạnh việctham gia vào quá trình lao động, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, dân cư còn cónhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của
xã hội thì áp lực công việc cũng ngày càng tăng lên Vì thế, nhu cầu đi du lịch,giảm stress ngày càng tăng lên Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặcđiểm nhân khẩu, cấu trúc, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với
sự phát triển du lịch
1.1.2.2.Đô thị hóa
Đô thị hóa có những đóng góp to lớn trong việc cải thiện đời sống cho nhân dân
về phương diện vật chất, văn hóa làm thay đổi tâm lí và hành vi của con người.Mặt khác, nó cũng bộc lộ những tác động tiêu cực của nó Nó làm biến đổi cácđiều kiện sống tự nhiên, tách con người ra khỏi môi trường tự nhiên xung quanh
và có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người Hàng loạt các yếu tố nhưmật độ dân cư dày đặc, tiếng ồn, thông tin đa chiều đều trở thành nguyên nhânlàm suy giảm sức khỏe con người dẫn đến stress
Trang 12Từ những tác động tiêu cực nêu trên khiến cho nhu cầu nghỉ ngơi giải trí trởthành một trong những nhu cầu không thay thế được của người dân thành phố.Nhu cầu này đã xuất hiện một loại hình du lịch đặc biệt – du lịch ngắn ngày.
1.1.2.4.Thời gian rỗi
Du lịch không thể phát triển được nếu con người thiếu thời gian rỗi Thời gianrỗi là phần thời gian ngoài giờ làm việc trong đó diễn ra các hoạt động nhằmphục hồi và phát triển thể lực, trí tuệ, tinh thần của con người
Để tăng thời gian rỗi thì cần phải giảm độ dài của tuần làm việc và thời gian củacông việc nội trợ Vì vậy, nhiều nước đã thực hiện chế độ tuần làm việc nhiềuthời gian rỗi vào cuối tuần Thời gian rỗi vào cuối tuần cộng với nghỉ phép lànhân tố thuận lợi để phát triển du lịch dài ngày
1.2.Khái niệm về phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững
1.2.1.Phát triển bền vững
1.2.1.1.Khái niệm
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển vềmọi mặt trong hiện tại mà vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa.Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗiquốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, chính trị, văn hoá, địa lý riêng để hoạchđịnh chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó
Trang 13Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấnphẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên vàTài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: "Sự pháttriển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôntrọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh tháihọc".
Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland(còn gọi là Báo cáo Our Common Futur) của Ủy ban Môi trường và Phát triểnThế giới - WCED (nay là Ủy ban Brundtland) Báo cáo này ghi rõ khái niệmphát triển bền vững:
Phát triển bền vững là: "Sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai "
Phát triển bền vững là hướng đi hài hòa giữa hai chủ trương đó là: không tăngtrưởng và phát triển tôn trọng môi sinh
1.2.1.2.Nguyên tắc phát triển bền vững
Năm 1991, chín nguyên tắc phát triển bền vững được đề ra trong ấn phẩm “Cứulấy trái đất - Chiến lược cho cuộc sống bền vững”, do IUCN, UNEF và WWFđồng xuất bản Tiếp theo, vào năm 1992, trong Chương trình nghị sự 21 (Hộinghị Rio 1992) đã đề xuất 27 nguyên tắc phát triển bền vững, bao quát tất cả cáclĩnh vực phát triển bền vững gồm kinh tế, xã hội, môi trường, và đồng thời có sự
bổ sung thêm các mục tiêu hòa bình, xóa nghèo đói, công bằng xã hội và tráchnhiệm chung có phân biệt trong vấn đề bảo vệ môi trường Để giản lược hóa,làm cho các nguyên tắc dễ hiểu và dễ áp dụng dựa trên các nguyên tắc của RIO
đề ra, năm 1995, Luc Hens, nhà nghiên cứu ngành sinh thái học nhân văn đã đề
ra 7 nguyên tắc phát triển bền vững như sau:
(1)Sự ủy thác của nhân dân
(2)Phòng ngừa
Trang 14(3)Bình đẳng giữa các thế hệ.
(4)Bình đẳng giữa nội bộ các thế hệ
(5)Phân quyền và ủy quyền
(6)Người gây ô nhiễm phải trả tiền
(7)Người sử dụng phải trả tiền
1.2.1.3 Mục tiêu của phát triển bền vững
Phát triển bền vững có bốn mục tiêu chính:
(1) Sử dụng hợp lý tài nguyên và tính bền vững
(3) Duy trì tính đa dạng sinh học và tính bền vững
(3) Phương thức tiêu thụ mới trong phát triển bền vững
(4) Vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển bền vững
1.2.2 Phát triển du lịch bền vững
1.2.2.1 Khái niệm
Du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến , nâng cấp vàhoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và thực sự được mọi người quantâm trong những năm gần đây Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) cho
rằng : “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ
du lịch tương lai” Khái niệm này chỉ ra rằng mội hoạt động du lịch ở hiện tại
không được xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai và phải luôn tôn trọngđảm bảo duy trì hoạt động ấy một cách liên tục và lâu dài
Theo định nghĩa mới của tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị về
môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài
Trang 15nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người” Trong định nghĩa mới này thì du lịch đã được hiểu một cách đầy đủ hơn
nó được xem xét trên cả ba lĩnh vực kinh tế- xã hội- môi trường
Theo luật du lịch Việt Nam: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”.
Như vậy phát triển du lịch bền vững là một vấn đề không thể thiếu được trongquá trình đi lên của đất nước nói chung và của ngành du lịch nói riêng Tuynhiên bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là yếu tố không thể tách rờicủa quá trình phát triển
1.2.2.2 Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Muốn đảm bảo phát triển du lịch bền vững, thì nhất thiết chúng ta phải tuân thủchặt chẽ các nguyên tắc của phát triển bền vững, bao gồm 10 nguyên tắc sau:Nguyên tắc 1: Sử dụng tài nguyên một cách bền vững, ngăn chặn sự phá hoại cácnguồn tài nguyên môi trường tự nhiên và con người Bên cạnh đó cần thực thichính sách môi trường hợp lý trong du lịch
Nguyên tắc 2: Giảm thiểu tiêu thụ quá mức và xả thải.Thực hiện nguyên tắc nàynhằm giảm chi phí khôi phục tài nguyên và giảm chi phí cho việc xử lý ô nhiễmmôi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
Nguyên tắc 3: Duy trì và phát triển tính đa dạng của tự nhiên, xã hội, văn hóa vàmôi trường đồng thời ngăn ngừa sự phá hủy đa dạng sinh thái thiên nhiên, pháttriển loại hình du lịch phù hợp với văn hóa bản địa đảm bảo phúc lợi và nhu cầuphát triển
Nguyên tắc 4: Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển dulịch không chỉ mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương mà còn làm tăng tínhtrách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển du lịch và bảo vệ môi trường
Trang 16Nguyên tắc 5: Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch phát triển địa phương vàquốc gia để phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội,giảm thiểu tổn hại về môi trường, xã hội, văn hóa Cần thường xuyên giám sátcác hoạt động du lịch.
Nguyên tắc 6: Hỗ trợ nền kinh tế địa phương để địa phương có nền kinh tế pháttriển và chi trả các mức phí cho việc duy trì và cải thiện môi trường đồng thờigóp phần phát triển nền kinh tế quốc gia Để làm được điều này cần đa dạng cáchoạt động kinh doanh du dịch vụ có sự tham gia của cộng đồng địa phương.Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến của quần chúng và các đối tượng có liên quan.Điều đógiúp thống nhất trong quá trình phát triển du lịch giảm thiểu những mâu thuẫncủa mọi nguời, đi đến tính thống nhất cao về quan điểm phát triển giúp phát triển
du lịch được lâu dài
Nguyên tắc 8: Đào tạo cán bộ kinh doanh du lịch cùng với việc tuyển dụng laođộng địa phương vào mọi cấp sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
Nguyên tắc 9: Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm Đó là việc cung cấpthông tin một cách đầy đủ cho du khách, quảng bá du lịch một cách có tráchnhiệm qua đó giúp du khách thoả mãn tối đa nhu cầu của mình
Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu.Triển khai nghiên cứu, nhằmmang lại lợi ích cho khu du lịch, đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách, mang lạilợi ích cho doanh nghiệp du lịch
Tóm lại, muốn du lịch phát triển bền vững thì nhất thiết phải tôn trọng cácnguyên tắc cơ bản trên để không tổn hại đến môi trường tự nhiên, môi trườngkinh tế, và môi trường xã hội.Mặt khác cần triển khai các nguyên tắc trên trongtoàn bộ hệ thống của nền kinh tế xã hội thì khi đó mới đem lại hiệu quả cao, hiệuquả tốt nhất
1.2.2.3 Mục tiêu cơ bản của du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững có các mục tiêu cơ bản như sau:
Thứ 1: Đáp ứng được tối đa nhu cầu chính đáng của con người
Trang 17Thứ 2: Đảm bảo lợi nhuận kinh tế doanh nghiệp.
Thứ 3: Giảm thiểu và kiểm soát các tác động xấu đến môi trường
Thứ 4: Đảm bảo phúc lợi kinh tế
Thứ 5: Đảm bảo xã hội và nhân văn nơi đến
Thứ 6: Đảm bảo thế hệ tương lai
1.3.Vai trò của phát triển du lịch bền vững trong nền kinh tế xã hội hiện nay
Du lịch của một nước phát triển làm tăng ngân sách nhà nước, giải quyết đờisống xã hội, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế có liên quan phát triển theo Trên thếgiới, nhiều nước do du lịch phát triển đã đem lại cho ngân sách nguồn thu ngoại
tệ lớn.Việc phát triển du lịch là nhân tố thúc đẩy các ngành kinh tế khác pháttriển như : giao thông, xây dựng, bưu điện, hàng không, nông nghiệp, ngânhàng Vai trò của du lịch còn thể hiện ở chỗ, giúp cho du khách biết được tiềmnăng kinh tế của các nước, từ đó xây dựng kế hoạch phát triển các quan hệ hợptác kinh tế giữa các nước
Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế, thì phát triển du lịch bền vững còn góp phần giớithiệu truyền bá nét văn hoá dân tộc cho bạn bè trên thế giới.Phát triển du lịch bềnvững ngày càng trở nên quan trọng hơn trong xã hội hiện nay :
Du lịch phát triển bền vững sẽ mang tính chất giáo dục cao về ý thức bảo vệ môitrường và nguồn tài nguồn tự nhiên cho khách du lịch và cả cộng địa phương
Du lịch bền vững là phương tiện cải thiện và nâng cao sức khỏe, giáo dục, vàphúc lợi cho xã hội Nếu không có phát triển bền vững thì tương lai của cácnguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt
Giúp giảm thiểu đói nghèo và ngăn ngừa vấn đề suy thoái môi trường trong hiệntại và tương lai
Phát triển du lịch bền vững là biện pháp thiết thực nhất để cứu lấy môi trườngthiên nhiên và là biện pháp gián tiếp cứu lấy con người
Trang 18Phát triển du lịch bền vững góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch mới có sứcthu hút cao, đem lại cho du khách những chuyến đi với chất lượng và hiệu quảcao.
Là nhân tố quan trọng trong quan hệ hữu nghị giữa các nước trên thế giới và tạođiều kiện trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Có thể nói rằng, phát triển du lịch bền vững là việc cần làm và có vị trí quantrọng trong nền kinh tế góp phần trong việc tăng tốc của nền kinh tế đất nước
Trang 19Tiểu kết chương 1
Phát triển du lịch bền vững là một điều không thể thiếu trong quá trình phát triểncủa du lịch nhằm khai thác được lâu dài các điểm du lịch, bảo vệ tính nguyênvẹn của điểm du lịch để không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ tương lai.Muốn phát triển du lịch bền vững cần phải tôn trọng những nguyên tắc cơ bảnđồng thời cần có sự tham gia của mọi đối tượng trong xã hội Phát triển du lịchbền vững thực sự có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.Bên cạnh đó, hoạt động du lịch phát triển sẽ góp phần giải quyết được vấn đềcông ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động, mang lại lợi ích cho chính bảnthân và cộng đồng, giúp họ ngày càng nâng cao mức sống cả về vật chất cũngnhư tinh thần Đồng thời góp phần hoàn thành mục tiêu, đường lối, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh”
Hoạt động du lịch góp phần bảo vệ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và ngượclại việc bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là góp phần làm cho hoạt động
du lịch phát triển Ngày nay, nhu cầu về du lịch văn hóa, du lịch nhân văn, dulịch trở về cội nguồn đang trở thành một nhu câu cần thiết và chính đáng của conngười thì mối quan hệ trên càng trở nên gắn bó khăng khít với nhau
Hoạt động du lịch phát triển sẽ góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trườngsinh thái và cảnh quan thiên nhiên Bởi vì sự tồn tại của du lịch gắn liền với việcbảo vệ môi trường về cảnh quan thiên nhiên, đồng thời đây cũng chính là mụctiếu của hoạt động du lịch
Không những thế hoạt dộng du lịch phát triển còn góp phần giáo dục con người
về tình yêu thiên nhiên, biết quý trọng những giá trị truyền thống Qua đó mỗichúng ta có dịp thể hiện lòng tự hào dân tộc, tình yêu đất nước, con người và môitrường xung quanh Đây chính là yếu tố quyết định, vì có yêu đất nước, tự hào vềdân tộc thì con người mới có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ cảnhquan thiên nhiên, bảo tồn và phát huy truyền thống quý giá, tốt đẹp của dân tộc
Trang 20CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI
VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ 2.1 Khái quát về VQG Ba Vì
2.1.1 Vị trí địa lí
Vườn quốc gia Ba Vì là một trong 10 vườn quốc gia của Việt Nam ở phía tây thủ
đô hà Nội cách trung tâm thành phố 50km theo đường quốc lộ 11A và đường 87
Vườn quốc gia Ba Vì:
+ Phía bắc giáp các xã: Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh
+ Phía tây giáp các xã: Khánh Thượng, Minh Quang
+ Phía Đông giáp các xã Vân hoà, Yên bài
+ Phía nam giáp huyện Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình
Vườn quốc gia Ba Vì được chia thành 2 phân khu chức năng sau:
- Phân khu bảo tồn nguyên vẹn: 2.140ha từ độ cao cốt 400m trở lên
- Phân khu phục hồi sinh thái: 4.646ha từ cốt100m đến cốt400m
- Ngoài ra còn có khu vùng đệm dưới cốt100m với tổng diện tích:14.144ha bao gồm 7 xã vùng đệm trực thuộc tỉnh Hà Tây quản lý
Ba vì là một vùng núi trung bình, núi thấp và đồi tiếp giáp với vùng bán sơn địa.Vùng núi gồm các dãy núi liên tiếp nổi lên giữa vùng đồng bằng, có 3 đỉnh cao
Trang 21nhất là: Đỉnh vua cao 1296m, đỉnh Tản Viên cao 1227m, đỉnh Ngọc Hoa cao1131m vì thế có tên gọi là núi Ba Vì Ngoài ra còn có các đỉnh thấp hơnnhư đỉnh Tiểu Đồng cao 1100m, Hang Hùm hay còn gọi là đỉnh chàng rể(800m), Gia Dê (714m).
- Dãy núi Ba Vì gồm 2 dải dông chính:
+ Dải dông theo hướng đông tây, từ suối ổi đến cầu Lặt qua đỉnh TảnViên đến Hang Hùm dài 9km
+ Dải dông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ Yên Sơn qua đỉnh TảnViên đến núi Đế Vương dài 11km
Nói chung Ba Vì là một vùng núi khá dốc, sườn phía Tây đổ xuống sông
Đà dốc hơn sườn phía Tây Bắc và Đông Nam Độ dốc của khu vực trung bình
250, từ cốt 400m trở lên dốc hơn, độ dốc trung bình 350 có nhiều chỗ vách đã dốcdựng đứng, xung quanh núi Ba Vì là dải đồi thấp, lượn sóng xen kẽ đồng ruộng Dải phía Tây nằm giữa núi Ba Vì và sông Đà hẹp gồm các đồi thấp vàruộng nước
Dải phía Bắc và phía Đông gồm các đồi lượn sóng, địa thế thấp, thuận lợi
để xây dựng các hồ nhân tạo như: Suối Hai, Đồng Mô- Ngải Sơn
Nhìn chung Ba Vì là một vùng có phong cảnh đẹp, nên thơ, kết hợp được
cả cảnh hùng vĩ của núi non, sông suối, ao hồ và xen vào đó là cảnh trung duđồng bằng với những làng quê xinh đẹp
Trang 222.1.2 Sự hình thành và phát triển
Ngày 16 tháng 01 năm 1991, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ( Nay là Chính phủ)ban hành Quyết định số 17/CT phê duyệt luận chứng kinh tế thành lập khu rừngcấm quốc gia Ba Vì
Đến ngày 18 tháng 12 năm 1991 Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ( Nay là Chínhphủ) ban hành Quyết định số 407/CT về việc đổi tên rừng cấm quốc gia Ba Vìthành Vườn quốc gia Ba Vì
Tháng 5 năm 2003 Vườn quốc gia Ba Vì được Chính phủ quyết định mở rộngquy hoạch sang tỉnh Hoà Bình Hiện nay, tổng diện tích của vườn 10.814,6 hathuộc địa giới hành chính của 16 xã thuộc 3 huyện của TP Hà Nội và 2 huyệncủa tỉnh Hòa Bình cách trung tâm Thủ đô 60 km về phía Tây
2.1.3 Khí hậu
Khu vực VQG Ba Vì có khí hậu phong phú và đa dạng, chịu ảnh hưởngcủa nhiều yếu tố sinh khí hậu đặc thù Do nằm ở vĩ độ 21 độ Bắc và chịu tácđộng của chế độ gió mùa, khí hậu khu vực thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm với 2 mùađiển hình là mùa hè nóng ẩm và mùa đông lạnh
Tuy nhiên, địa hình núi cao khu vực Ba Vì đã làm cho khí hậu điển hìnhtrên bị phân hóa thành các vi khí hậu, đặc biệt thuận lợi cho hoạt động du lịch,hoạt động nghỉ ngơi vào mùa hè
2.1.4 Hệ sinh vật
Hệ động vật
Theo kết quả điều tra bổ sung mới nhất năm 2008, Khu hệ động vật có xươngsống ở VQG Ba Vì thống kê được 342 loài Trong đó, có 3 loài đặc hữu và 66loài ĐVR quí hiếm Trong 342 loài đã ghi nhận, có 23 loài có mẫu được sưu tầmhoặc đang được lưu trữ ở địa phương, 141 loài được quan sát ngoài thực địa và
183 loài theo phỏng vấn thợ săn hoặc tập hợp qua tài liệu đã có
Trang 23Trong số động vật gặp ở Ba Vì, có 70 loài cho thịt, da, lông và làm cảnh.
Nhóm động vật quí hiếm ở VQG Ba Vì có 66 loài, phần lớn là loài động vậtrừng nhỏ, hoặc trung bình Các loài quý hiếm như Cầy vằn (Chrotogaleowstoni), Cầy mực (Artictis binturong), Cầy gấm (Prionodon pardicolor); Beolửa (Felis temmincki), Sơn Dương (Capricornis sumatraensis), Sóc bay(Petaurista petaurista)… Gà lụi trắng (Lophura nycthemera), Yểng quạ(Eurystomus orientalis), Khướu bạc má (Garrulax chinensis)…và các loài đặchữu hẹp hiện có ở VQG Ba Vì
Các mối đe doạ đến động vật rừng: Hai mối đe doạ đến động vật rừng là mấtrừng và săn bắt động vật rừng Nhìn chung, động vật rừng đã bị suy giảmnghiêm trọng
Thực trạng bảo vệ động vật rừng: do địa hình vùng Ba Vì độc lập nên việc di cưcủa các thú rừng từ nơi khác tới là rất hạn chế, dễ bị săn bắt Có loài bị tiêu diệthoàn toàn như Hươu sao, Gấu chó…Hiện tại, nhiều loài đang có nguy cơ bị tiêudiệt như Sơn dương, Sóc bay, Gà lôi trắng…Do vậy, cần phải kiểm soát chặt chẽviệc săn bắt, đồng thời tạo môi trường tốt để gây dựng và phát triển số chim thú
Trang 24Nên quy hoạch các đồng cỏ để bảo vệ các loài móng guốc và tạo không gian chocác loài chim thú di thực.
Côn trùng: Theo kết quả điều tra chuyên đề của Vườn, đã phát hiện được 552loài côn trùng thuộc 364 giống, 65 họ, 14 bộ Trong đó có 7 loài được ghi trongsách đỏ Việt nam như Bọ ngựa xanh thường (Mantis religiosa Linnaeus); Càcuống (Lethocerus indicus L et S.); Bướm khế (Attacus atlas Linnaeus); Ngàimặt trăng (Actias selene ningpoana Felde); Bướm rồng đuôi trắng (Lampropteracurius Fabricius); Bướm phượng Hêlen (Troides helena Linnaeus), Bướm đuôikiếm (Graphium antiphates Cramer) Hệ côn trùng ở Vườn đã tạo nên sự phongphú, đa dạng loài và làm nổi trội giá trị thiên nhiên của Vườn
Hệ thực vật
Theo danh mục thực vật đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra bổ sung năm
2008, cho tới nay Vườn Quốc gia Ba Vì có 1201 loài thực vật bậc cao có mạchthuộc 649 chi và 160 họ Như vậy, qua kết quả nghiên cứu mới nhất đã khẳngđịnh sự phong phú đa dạng loài thực vật của vườn So với kết quả điều tra năm
1998, số họ thực vật phát hiện mới tăng 61 họ, số chi tăng 177 chi và số loài tăng
389 loài
Nét riêng của vùng cao Ba Vì là tuy cùng nằm trong vùng có hệ thực vật bản địacủa Việt Nam – Nam Trung Hoa như một số nơi khác nhưng ảnh hưởng của độcao, số loài thuộc các họ phân bố chủ yếu ở á nhiệt đới và ôn đới nhiều hơn Đáng chú ý là ở đây đã có tới 5 chi 5 loài thuộc họ Đỗ quyên (Ercaceae), 6 loàithuộc họ Chè (Theacae), 3 chi 19 loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae) nhiều hơn số chicùng họ ở Vườn Quốc gia Cúc Phương (Nơi có diện tích lớn gấp 10 lần Ngượclại số chi có loài thuộc các họ phân bố chủ yếu ở nhiệt đới như họ Dầu(Dipterocapaceae) lại tồn tại tương đối ít ở vùng cao Ba Vì
Trang 25Nhiều loài phân bố phổ biến ở đây như : Giổi Nhung (Michelia faveolata), Giổi
lá bạc (Michelia cavalcria), các loài họ Đỗ Quyên (Ericaceae), chè thơm(Annesla fragrans), Hoa tiên (Asarum maximum), Mắc niễng bạc (Eberbardtiaaurata), Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia) Dẻ đấu nứt (Castanopsis fissa), Chẹolông (Engelbardtia spicata)… chỉ gặp ở các vùng cao Tam Đảo (Vĩnh Phú), SaPa( Lào Cai), Bạch Mã (Thừa Thiên Huế ), Sốp Cộp (Sơn La), Hoàng Su Phì ( HàGiang), trong khi các loài phổ biến trong các kiểu rừng kín ẩm nhiệt đới như:Chò xanh thuộc họ Bàng (Combretaceae), Chò chỉ, Chò nâu, Táu ruối, Táu nước,thuộc họ dầu (Dipteracacrpaceae) lại không tồn tại mặc dầu có thể gặp chúng ởđai thấp 600m trở xuống: Những đặc điểm trên đã phản ánh rõ nét rừng đai cao
Ba Vì gồm nhiều thực vật thuộc đai á nhiệt đơí núi thấp
Tham gia vào thành phần thực vật ở đây còn có một loài thực vật tàn di (Hoáthạch sống) của Kỷ Đệ Tam, qua thời kỳ băng hà còn sót lại như: Các loài Quyếtthân gỗ: Cibotium barometz(L).J.Sm ; Gymnosphaera gigantea(Wall ex Hook)
và các loài thực vật hạt trần Calocedrus macrolepis, Podocarpus neriifolius D.Don, Cepbalotaxus mannii Hooker, Amentotaxus … làm tăng thêm tính đa dạng
và phong phú của hệ thực vật
Cây gỗ quí hiếm: 18 loài điển hình
Bảng 2.2 Những loài gỗ quí hiếm trong VQG Ba Vì
6 Dẻ tùng sọc trắng Amentotaxus oliver
Trang 2611 Vù hương Cinnamomuum balansae Lec
14 Đinh thối Hernandia brilletti Steenis
18 Giổi giăng Paramichelia baillonii (Pierre) Hu
Thực vật đặc hữu Ba Vì có 8 loài
Bảng 2.3 Những thực vật đặc hữu Ba Vì
2 Thu hải đường Ba Vì Begonia baviensis
3 Xương cá Ba Vì Tabernaemontana baviensis
5 Lưỡi vàng làng cò Lasianthus langkokensis
8 Cói túi Ba Vì (Kiết Ba Vì) Carex bavicola Raym
Thực vật mang tên Ba vì: 2 loài
Thực vật cây thuốc: Thực vật cây thuốc Vườn Quốc gia Ba Vì có tới 503 loàithuộc 118 họ, 321 chi chữa 33 loại bệnh và chứng bệnh khác nhau trong đó cónhiều loài thuốc quý như: Hoa tiên (Asarum maximum), Huyết đằng(Sargentodoxa cuneata), Bát giác liên (Podophyllum tonkiensis), Râu hùm(Tacca chantrieri), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria)
Trang 272.2 Tiềm năng phát triển du lịch bền vững ở Vườn quốc gia Ba Vì
2.2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên
Vườn quốc gia Ba Vì là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, có nhiềucảnh quan thiên nhiên ngoạn mục với nhiều con suối bắt nguồn từ núi rừng Ba
Vì quanh năm nước chảy như Thiên sơn – Suối ngà, Ao Vua, Khoang Xanh, HồTiên Sa
Và cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: đền Thượng, đềnTrung, đền Hạ, đền thờ Bác Hồ, tháp Báo Thiên, động Ngọc Hoa Chính nhữngđiều kiện trên đã tạo nên cho Vườn quốc gia Ba Vì từ lâu đã thành một nơi nghỉmát vùng núi cao lý tưởng của cả nước
• Khu du lịch sinh thái Thiên Sơn - Suối Ngà
Là một kì quan thiên nhiên tuyệt đẹp kết hợp giữa núi, khe và thácnước, cách Hà Nội 60 km về hướng Tây, từ Thị xã Sơn Tây tới cổng Vườn quốcgia Ba Vì rẽ trái đi tiếp 3 km Địa điểm du lịch này gồm ba khu: Hạ Sơn ở chânnúi, Trung Sơn ở lưng chừng núi (cách Hạ Sơn 1.5 km đường leo dốc), NgọaSơn ở đỉnh núi (cách Trung Sơn 700 m ngược suối)
• Khu du lịch Ao Vua
Nằm dưới chân núi ba vì du lịch ao vua nơi đây được thiên nhiện tạohóa ban tặng một vè đẹp cuốn hút hoang sơ, tới đây đây bạn sẽ lôi cuốn vàokhung cảnh đầy thơ mộng của nơi đây không chỉ từ những con suối màn sương
mà ngay cả những ngôi nhà cũng mang phong thái của núi rừng nơi đây
Các dòng thác cao đẹp cộng với các dòng suối trong lành với các hòn đãlớn bên bờ suối một khung cảnh thơ mộng mà chỉ có tới nơi đây bạn có thể thấyđược, cùng với đố ẩm thực vật nơi đây rất hết sức đa dạng nếu bạn là người yêuthiên nhiên tới nơi đây bạn sẽ thấy được từng màn xương phù trên ngọn cây từng
Trang 28con thú rừng từng dọng suối, con thác đã thấy rất thanh bình và yên ả của núirừng mà chỉ có ở du lịch ba vì ban mới có thể thấy được.
• Khu du lịch Khoang Xanh
Cách trung tâm Hà Nội 60km về phía Sơn Tây, khu du lịch Khoang Xanh
- Suối Tiên thuộc xã Vân Hoà, huyện Ba Vì là nơi phong cảnh hữu tình, núi rừngtrùng điệp, có dòng Suối Tiên thơ mộng, nước suối trong mát, có dàn thác đẹpvới những âm thanh kì diệu Khí hậu núi rừng mát mẻ trong lành
Khoang Xanh Suối Tiên còn là nơi in dấu ấn truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh Sau khi giúp Sơn Tinh đánh thắng Thuỷ Tinh, công chúa Ngọc Hoacùng các tiên nữ thường hay xuống tắm ở suối này và ngày nay nơi đây cònnhiều dấu tích
Đến nơi đây, uống ly rượu men lá của bà con dân tộc Mường - Dao,trong lâng lâng men say, nghe người già kể về huyền thoại Khoang Xanh - SuốiTiên, được đắm chìm trong thiên nhiên thơ mộng, trong tiếng nhạc rừng êm dịu,với tiếng suối róc rách, tiếng chim lảnh lót, chắc chắn bạn sẽ như lạc vào cõimơ
Trang 29trong long ngai sơn son thiếp vàng Bên tả là thờ Đức Thánh Trần (Hưng ĐạoĐại Vương) và bên hữu là ban thờ Tam toà Thánh Mẫu (bà mẫu Thượng ngàn).
Đền Trung là nơi thờ bà Ma Thị Cao Sơn, mẹ nuôi của Đức Thánh TảnViên Theo cuốn Ngọc Phả "Sự tích Đức Thánh Tản" lưu giữ và ghi chép lại Đềntrung có kết cấu kiến trúc hình chữ Tam phỏng theo quẻ Càn trong kinh dịch,biểu tượng cho sự bền vững gồm Tiền tế, Đại bái, Hậu cung Đền có rất nhiềucông trình với quy mô lớn và hoành tráng miếu thờ Đức Ông, nhà Mẫu, nhà thờPhật đã tạo nên một quần thể rất sinh động và đầy tôn nghiệm tại nơi đây
• Đền Hạ
Còn gọi là Tây Cung hay Đền Năm dân, Đền tọa lạc ở một bãi đất bằngphẳng dưới chân núi Tản ven bờ sông Đà thuộc địa phận tổng Thủ Pháp xưa, nay
là xã Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội
Đền thờ Tam vị Đức Thánh Tản, theo các nhà nghiên cứu, đền Hạ xuấthiện muộn hơn so với đền Trung và đền Thượng Tương truyền, thuở nhỏ, baanh em Sơn Tinh đi từ Động Lăng Xương sang núi ngọc Tản kiếm củi, nhiềuhôm trời tối không về kịp, ba anh em phải đốn cây rừng dựng lều ngủ lại Về saunhân dân đã xây dựng một ngôi đền ngay tại nơi đó để tưởng nhớ các Ngài vàgọi là đền Hạ
Trang 30Kiến trúc của Đền Hạ gồm điện thờ chính (Tiền Bái, Hậu Cung), Tamquan, nhà thờ Mẫu, Lầu cô, Lầu cậu, nhà sắp lễ.
Hiện nay tại đền còn lưu giữ một tấm bia "Tản Viên từ ký" dựng năm
Hoạt động kinh tế của khu vực rừng đệm chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước
và hoa màu, một số trồng rùng và cây ăn quả Ngoài ra, họ còn tham gia khaithác cây thuốc, gỗ củi và tài nguyên rừng khác Chăn nuôi bò sữa, bò thịt, dêphát triển
Vùng đệm vườn quốc gia Ba Vì bao gồm 7 xã miền núi: Xã Minh Quang, KhánhThượng, Tản Lĩnh, Ba Trại, Ba Vì, Yên Bài và các xã Vân Hoà thuộc huyện Ba
Vì Tỉnh Hà Tây Các xã vùng đệm ở quanh núi Ba Vì, độ cao từ 110m trở xuống,tổng diện tích đất tự nhiên: 14.144,34 ha Gồm 3 dân tộc: Kinh, Mường, Dao.Trong đó Kinh chiếm đa số Hầu hết đời sống nhân dân nơi đây gặp nhiều khókhăn, kinh tế chưa phát triển, hoạt động nghề nông là chính
Một tiềm năng quan trọng của dân tộc Dao Ba Vì là nghề thuốc nam cổ truyền.Người Dao đã không ngừng phát huy thế mạnh nghề thuốc cổ truyền, từ đứa bélên 5 đến người già trong làng đều có thể sử dụng thuốc nam thành thạo Điềunày khó tìm thấy ở người Kinh Nhờ có nghề thuốc cổ truyền, một mặt ngườiDao đã tự chữa bệnh cho mình, mặt khác đó cũng là nguồn thu nhập kinh tế
Tài nguyên du lịch nhân văn-văn hóa bản địa