Định lượng vai trò của các nhân tố rút trích đến nhân tố hài lòng của người dân địa phương đối với chính quyền địa phương trong hoạt động du lịch cộng đồng...59 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT
Trang 1Lời Cảm Ơn
Sau 4 năm học tại Khoa Du Lịch- Đại Học Huế, được sự chỉ dạy và giảng dạy nhiệt tình của quý thầy cô đã truyền cho em những kinh nghiệm, lí thuyết và thực hành trong suốt thời gian học ở trường Và trong thời gian thực tập tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch em đã có cơ hội để tiếp xúc với thực tế và vận dụng những kiến thức đã học vào công việc đông thời cũng đã học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm thực tế tại Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Cùng với sự nổ lực của bản thân em đã hoàn thành tốt bài Khóa Luận tốt nghiệp của mình.
Từ sự thành công này, em xin chân thành cám ơn:
Quý thầy cô Khoa du lịch- Đại Học Huế đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích trong thời gian qua Đặc biệt, cám ơn cô Phan Thị Diễm Hương đã tận tình chỉ dạy em trong suốt quá trình làm bài báo cáo tốt nghiệp này.
Ban Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và
Du lịch, cùng các anh chị các phòng ban đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập
Do kiến thức còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những sai sót trong cách
Trang 2hiểu và cách trình bày Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, Ban lãnh đạo và các anh chị trong Sở Du lịch Huế để bài báo cáo thực tập của em đạt kết quả tốt hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Huế, ngày … tháng 5 năm
2017 Sinh viên thực hiện Trần Thị Hảo
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tàinghiên cứu khoa học nào
Huế, tháng 5 năm 2017
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trần Thị Hảo
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu đề tài 5
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 6
1.1 Cơ sở lí luận 6
1.1.1 Du lịch cộng đồng 6
1.1.1.1 Khái niệm du lịch cộng đồng 6
1.1.1.2 Nền tảng lý thuyết cho phát triển du lịch cộng đồng 6
1.1.2 Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng 7
1.1.3 Lợi ích phát triển du lịch cộng đồng 8
1.1.4 Các bên tham gia phát triển du lịch cộng đồng 9
1.1.4.1.Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 9
1.1.4.2 Quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương 10
1.1.4.3 Cộng đồng địa phương 10
1.1.4.4 Các nhà điều hành tour 11
1.1.4.5 Khách du lịch 11
1.2 Cơ sở thực tiễn 12
1.2.1 Tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam 12
1.2.2 Các phân khúc thị trường du lịch cộng đồng tiềm năng ở Việt Nam .13
1.2.3 Mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam 13
1.2.4 Mô hình du lịch cộng đồng tại Thừa Thiên Huế 14
Trang 5CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CẦU NGÓI THANH TOÀN
16
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế 16
2.1.1 Hệ thống tài nguyên du lịch 16
2.1.1.1 Vị trí địa lý 16
2.1.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên 16
2.1.1.3 Tài nguyên du lịch nhân văn 18
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 27
2.1.2.1 Các hoạt động kinh tế 27
2.1.2.2 Đặc điểm dân cư và nguồn lực lao động 28
2.1.2.3 Cở sở vật chất hạ tầng 30
2.1.3 Đánh giá chung về tiềm năng du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn 31
2.1.3.1 Điểm mạnh 31
2.1.3.2 Điểm yếu 32
2.1.3.3 Cơ hội 32
2.1.3.4 Thách thức 33
2.2 Tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn 33
2.2.1 Thành lập BQL du lịch 33
2.2.1.1 Cơ chế hoạt động BQL 33
2.2.1.2 Những qui định về phân phối lợi ích kinh tế từ du lịch cộng đồng của BQL 35
2.2.2 Thành lập HTX du lịch 35
2.2.2.1 Mô hình hoạt động 35
2.2.2.2 Các hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX 37
2.2.3 Tình hình khai thác các dịch vụ du lịch cộng đồng và lượng khách tham quan Thanh Toàn 38
Trang 62.3 Đánh giá vai trò các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương trong
phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn 39
2.3.1 Sở du lịch 39
2.3.2 Chính quyền địa phương 40
2.3.2.1 Ban quản lý du lịch cộng đồng xã Thủy Thanh 40
2.3.2.2 Hợp tác xã du lịch 41
2.3.2.3 Lợi thế của HTX dịch vụ du lịch so với Ban quản lý du lịch 42
2.4 Đánh giá vai trò cộng đồng trong phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương 44
2.4.1 Đánh giá chung mẫu nghiên cứu 44
2.4.1.1 Giới tính 44
2.4.1.2 Độ tuổi 44
2.4.1.3 Nghề nghiệp chính 45
2.4.1.4 Mức thu nhập 46
2.4.1.5 Trình độ văn hóa 46
2.4.1.6 Số lượng người tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng và lý do không tham gia vào du lịch cộng đồng 47
2.4.2 Mẫu điều tra những người tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng 48
2.4.2.1 Thời gian tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng 48
2.4.2.2 Người dân tham gia du lịch cộng đồng từ đâu 49
2.4.2.3 Mục đích tham gia du lịch cộng đồng 49
2.4.2.4 Số thành viên trong gia đình tham gia 50
2.4.2.5 Vai trò người dân trong du lịch cộng đồng 51
2.4.2.6 Khó khăn khi tham gia du lịch cộng đồng 52
2.5 Đánh giá sự phối hợp giữa các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn 53
2.5.1 Phân tích nhân tố khám phá 53
2.5.1.1 Phân tích nhân tố khám phá biến độc lập 53
2.5.1.2 Phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc 57
Trang 72.5.2 Kiểm tra độ tin cậy thang đo 57
2.5.3 Định lượng vai trò của các nhân tố rút trích đến nhân tố hài lòng của người dân địa phương đối với chính quyền địa phương trong hoạt động du lịch cộng đồng 59
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CẦU NGÓI THANH TOÀN 64
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
1 Kết luận 70
2 Kiến nghị 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
11 Sở VHTT & DL Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Các công trình xây dựng thúc đẩy phát triển du lịch trong năm
2014-2016 do UBND xã đầu tư 30
Bảng 2.2 Ngành nghề kinh doanh dịch vụ 36
Bảng 2.3: Tình hình khai thác các dịch vụ du lịch năm 2016 38
Bảng 2.4 Điều tra lý do không tham gia 47
Bảng 2.5: Vai trò người dân trong hoạt động du lịch cộng đồng 51
Bảng 2.6 Kiểm định KMO và Bartlett’s Test 53
Bảng 2.7: Tổng biến động được giải thích 54
Bảng 2.8: Phân tích nhân tố khám phá 56
Bảng 2.9: KMO và Bartlett’s Test 57
Bảng 2.10: Kết quả phân tích nhân tố biến hài lòng 57
Bảng 2.11: Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố 58
Bảng 2.12: Đánh giá độ tin cậy thang đo đối với nhóm “Hài lòng” 59
Bảng 2.14: Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân địa phương về việc phát triển du lịch sinh thái cộng đồng 61
Bảng 2.15: Phân tích ANOVA 61
Bảng 2.16: Hệ số tương quan 62
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Mẫu điều tra về độ tuổi 44
Biểu đồ 2.2 Mẫu điều tra về nghề nghiệp 45
Biểu đồ 2.3 Mẫu điều tra về mức thu nhập 46
Biều đồ 2.4 Mẫu điều tra về trình độ văn hóa 46
Biểu đồ 2.5 Thời gian tham gia hoạt động du lịch cồng đồng 48
Biểu đồ 2.6: Người dân tham gia du lịch từ đâu 49
Biểu đồ 2.7: Mục đích tham gia 49
Biểu đồ 2.8: Thành viên trong gia đình tham gia 50
Biểu đồ 2.9: Khó khăn khi tham gia vào du lịch cộng đồng 52
Trang 11PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Thừa Thiên Huế từ lâu được xem là một trung tâm du lịch lớn của miềntrung và cả nước Nhiều năm qua, tỉnh luôn xác định du lịch là ngành kinh tế mũinhọn và phát triển du lịch là một trong những chương trình trọng điểm của địaphương Tăng trưởng của ngành từ 18 đến 20% Huế được nhiều du khách trong
và ngoài nước biết đến là một điểm đến thân thiện, mến khách với nhiều tiềmnăng phong phú, đa dạng, tiềm ẩn những nét hấp dẫn, chưa thể khám phá hết Làmột trong những địa phương dẫn đầu du lịch cả nước, tuy nhiên trong những nămgần đây du lịch Huế tăng trưởng chậm lại, do vẫn khai thác sản phẩm du lịch theolối mòn, đơn điệu, chủ yếu vẫn là di sản, di tích nên chưa mở rộng thị trường.Nhìn thẳng vào thực tế đó, du lịch Huế cần chú trọng nhóm sản phẩm, dịch vụ dulịch đặc thù, chuyên sâu của tỉnh nhằm tạo sự khác biệt, thương hiệu riêng, và
hướng đến du lịch bền vững, phát triển lâu dài.
Trong đó du lịch cộng đồng là loại hình du lịch rất được yêu thích và thu hút
sự tham gia của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài, vì họ muốnkhám phá, tìm hiểu phong tục tập quán, con người nơi đây Du lịch cộng đồng làloại hình du lịch gần gũi với thiên nhiên, không chỉ là hoạt động đem lại lợi nhuận
mà còn bảo vệ môi trường, tạo sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên, đặc biệt
là người dân địa phương có thể tham gia vào hoạt động du lịch, nâng cao đời sốngtinh thần và vật chất Vì thế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng mô hình du lịchcộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, bằngcách tận dụng những phong cảnh đẹp nơi đây, chiếc Cầu Ngói Thanh Toàn, cuộcsống thường ngày hay con người thân thiện, bình dị
Cầu Ngói Thanh Toàn được du khách trong và ngoài nước biết đến đã khálâu, đặc biệt là từ khi Cầu Ngói Thanh Toàn được chọn làm điểm tổ chức chươngtrình “ Chợ quê ngày hội” trong lễ hội Festival 2002, hoạt động du lịch cũng đượcbắt đầu từ đó, và thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động dulịch Du khách đến đây chỉ biết đến Cầu Ngói Thanh Toàn mặc dù ở đây có rất
Trang 12nhiều tài nguyên để khai thác du lịch cộng đồng và đã có nhiều tổ chức dự án hỗtrợ cho việc phát triển du lịch ở Thanh Toàn như tổ chức SNV… tuy nhiên hoạtđộng du lịch vẫn chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ Vì thế, chính quyền địa phươngđang trăn trở băn khoăn chưa thể tìm ra giải pháp hiệu quả để khai thác tiềm nănglợi thế của địa phương mình.
Nhìn thấy được thực trạng đó, Sở VHTTDL tỉnh Thừa Thiên Huế đã quan tâmtích cực hỗ trợ cho sự phát triển du lịch ở Thanh Toàn và đã đề nghị sự quan tâm hỗtrợ từ phía tổ chức JICA Nhật Bản nghiên cứu để tìm ra giải pháp phát triển du lịchcủa địa phương Với sự năng nỗ nhiệt tình của các tình nguyện viên JICA và cácchuyên gia nghiên cứu về du lịch đã xác định đâu là nguyên nhân cốt lõi cho việcphát triển du lịch ở nơi đây, đó là phải thành lập ra BQL du lịch rồi đến HTX dulịch làm cầu nối giữa người dân địa phương với khách du lịch và công ty lữ hành và
đề nghị đó đã được UBND xã Thủy Thanh đồng tình Việc xây dựng một mô hìnhmới đòi hỏi cần phải bỏ nhiều thời gian và công sức của các cơ quan quản lý vàcộng đồng địa phương, để xây dựng một mô hình hiệu quả và phát triển theo hướngbền vững, và đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các bên liên quan Từ những vấn đề đó
tôi đã thực hiện một nghiên cứu là” Đánh giá vai trò các bên liên quan trong
phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn”
2 Mục đích của đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Đề xuất giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh
Toàn-xã Thủy Thanh- thị Toàn-xã Hương Thủy- tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cở sở lý luận về du lịch cộng đồng
- Đánh giá vai trò của các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồngtại Cầu Ngói Thanh Toàn
- Đề xuất giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn.
Khách thể nghiên cứu: có rất nhiều bên liên quan trong phát triển du lịch tai
Trang 13Cầu Ngói Thanh Toàn như: chính quyền trung ương và địa phương, cộng đồng địaphương, khách du lịch, công ty lữ hành…nhưng trong đề tài nghiên cứu này tôichỉ đề cập đến vai trò của chính quyền trung ương, chính quyền địa phương vàcộng đồng địa phương.
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
4.1.1 Dữ liệu thứ cấp
- Các tài liệu liên quan đến lịch sử, tài nguyên, văn hóa, dân cư tại xã ThủyThanh, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
- Các số liệu thống kê của UBND, Ban quản lý và Hợp tác xã dịch vụ du lịch
xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
- Các nguồn thu thập chính:
Thư viện Khoa du lịch_ Đại học Huế
Internet
Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Thừa Thiên Huế
Hợp tác xã du lịch Thủy Thanh, phòng văn hóa thông tin xã Thủy Thanh
Trang 14Xác định quy mô mẫu:
Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang năm 2009, cỡ mẫudùng trong phân tích nhân tố tối thiểu phải gấp 5 lần số biến định lượng cần đưavào phân tích để kết quả điều tra là có ý nghĩa Ta chọn độ tin cậy 95%, mức sai
số cho phép 5%
Với n là cỡ mẫu cần lấy ta có công thức: n = (tổng số biến định lượng) x 5.Với 20 biến định lượng được đưa ra trong bảng hỏi điều tra, kích thước mẫu
n là: 20 x 5 = 100 mẫu Vậy số lượng mẫu cần điều tra tối thiểu phải bằng 100, tôi
sẽ tiến hành điều tra 100 người dân tại địa phương
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên
Đối tượng phỏng vấn: Là các cá nhân có độ tuổi từ 18 trở lên
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp cá nhân dựa trên bảng hỏiđịnh lượng
4.2 Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
4.2.1 Phương pháp xử lí số liệu thứ cấp
Thu thập, tổng hợp các tài liệu từ Sở du lịch, cơ quan chính quyền, các đề tàinghiên cứu thành, internet thành các thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu
4.2.2 Phương pháp xử lí số liệu sơ cấp
Các thông tin phỏng vấn sẽ được thu thập, tổng hợp làm cơ sở cho việc khámphá, bổ sung, điều chỉnh các yếu tố, các biến dùng để đo lường các khái niệmnghiên cứu và là cơ sở để thiết kế bảng câu hỏi cho nghiên cứu định lượng
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS phiênbản 22.0
Sử dụng thang đo Likert ( 1 – Rất không đồng ý; 2 –Không đồng ý; 3 – Bìnhthường; 4 – Đồng ý; 5 – Rất đồng ý)
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 22, sau khi mã hóa và làmsạch tiến hành phân tích theo các bước:
Thống kê mô tả
Phân tích nhân tố khám EFA
Đánh giá độ tin cậy thang đo
Trang 15Kiểm tra đa cộng tuyến.
Kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.Kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng phân tích tương quan hồi quy
5 Kết cấu đề tài
Phần 1: Đặt vấn đề
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Một số vấn đề lý thuyết về phát triển du lịch cộng đồng
Chương 2: Đánh giá vai trò các bên liên quan trong phát triển du lịch cộngđồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn.Phần 3: Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 16PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Du lịch cộng đồng
1.1.1.1 Khái niệm du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối
hợp tổ chức, quản lí và làm chủ để đem lịa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trườngchung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địaphương( phong cảnh, văn hóa )
Du lịch cộng đồng dựa trên sự mong muốn của du khách để tìm hiểu thêm về
cuộc sống hàng ngày của người dân về các nền văn hóa khác nhau Du lịch cộngđồng thường liên kết với người dân thành thị đến vùng nông thôn để thưởng thứccuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định
1.1.1.2 Nền tảng lý thuyết cho phát triển du lịch cộng đồng
- Tính bền vững
Thuật ngữ du lịch bền vững đang trở nên phổ biến sau khi báo cáo Bruntlandđược phát hành 1987 Trong bối cảnh của du lịch cộng đồng, tính bền vững cầnphải kể đến tính bền vững của du lịch và tính bền vững của cộng đồng dân cư địaphương Nhằm mục đích để du lịch có thể đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại màkhông làm ảnh hưởng tới khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai
- Tính bền vững dựa vào 3 trụ
Kinh tế bền vững: tạo thêm nguồn thu nhập cho cộng đồng dân cư địaphương Tính bền vững về kinh tế chỉ có thể đạt được nếu như cộng đồng có thểtạo lập cuộc sống của mình dựa trên những công cụ và cơ sở vật chất được cungcấp Việc tạo ra thu nhập cần phải nằm ngay trong chính cộng đồng vì lợi ích củangười dân địa phương Tính khả thi về thương mại của sản phẩm du lịch cộngđồng cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự bền vững kinh tế
Trang 17Văn hóa xã hội bền vững: du lịch cộng đồng góp phần tái tạo văn hóa truyềnthống, khuyến khích lòng tự hào của người dân địa phương, từ đó bảo tồn các giátrị văn hóa cho thế hệ mai sau Đây là vấn đề cần thiết không chỉ đối với cộngđồng dân cư mà còn cả chiến lược phát triển du lịch bền vững Những thay đổi xãhội đều có thể diễn ra trong mọi hình thức phát triển, kể cả du lịch Quan trọng làphải đảm bảo sao cho những thay đổi đó có thể chấp nhận được về mặt xã hội và
có thể góp phần vào lợi ích của cộng đồng
Môi trường bền vững: duy trì và bảo vệ môi trường thông qua đào tạo, giáodục nhận thức vì cả hai mục đích du lịch và nâng cao chất lượng cuộc sống chongười dân địa phương
1.1.2 Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
Thứ nhất: Bình đẳng xã hội
Các thành viên của cộng đồng tham gia lập kế hoạch, thực hiện và quản lýcác hoạt động du lịch trong cộng đồng của mình Sự tham gia của cộng đồng địaphương vào công tác chuẩn bị, tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch đượcchú trọng Các lợi ích kinh tế được chia đều, không chỉ cho các công ty du lịch mà cảcho các thành viên cộng đồng
Thứ hai: Tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên
Hầu hết các hoạt động du lịch đều tiềm tàng các tác động cả tích cực và tiêucực đến cộng đồng địa phương và môi trường tự nhiên Quan trọng là các giá trịvăn hóa địa phương và môi trường thiên nhiên được bảo vệ và tôn trọng thông quacác hoạt động tích cực của tất cả các đối tác trong ngành du lịch địa phương Điềunày rất quan trọng để duy trì cấu trúc xã hội địa phương Do đó, các cộng đồngkhông chỉ phải nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc cungcấp các trải nghiệm du lịch thành công, mà còn phải hiểu các tác động tích cực vàtiêu cực của du lịch mà có thể ảnh hưởng đến họ và môi trường tự nhiên của họ dothiếu quy hoạch và quản lý
Thứ ba: Chia sẻ lợi ích
Việc chia sẻ các lợi ích từ du lịch cho cộng đồng đòi hỏi cộng đồng có thểnhận được các lợi ích giống như các đối tác liên quan khác Trong việc chia sẻ lợi
Trang 18ích, doanh thu từ các hoạt động du lịch thường được chia cho tất cả những ngườitham gia và một phần riêng đóng để góp cho toàn bộ cộng đồng địa phương thôngqua quỹ cộng đồng, quỹ này có thể được sử dụng cho các mục đích như tái đầu tưvào cơ sở hạ tầng như cầu, đường, điện hoặc các lĩnh vực lợi ích cộng đồng khácnhư y tế và giáo dục.
Thứ tư: Sở hữu và tham gia của địa phương
Du lịch cộng đồng thành công sẽ khai thác một cách hiệu quả các kiến thức
và nguồn lực của cộng đồng địa phương để đạt được các kết quả trong du lịch Sựtham gia của cộng đồng địa phương từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện và đánhgiá là rất quan trọng một cách tốt nhất để đảm bảo đạt được quyền sở hữu của địaphương và phát huy tối đa sự được tham gia của địa phương
1.1.3 Lợi ích phát triển du lịch cộng đồng
Lợi ích 1: Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho các cộng đồngđịa phương, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói được thấy rõ rệt hơn.Điều này cực kỳ quan trọng vì nó làm giảm áp lực của con người lên các nguồnlực tự nhiên và cảnh quan địa phương
Lợi ích 2: Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịchvới việc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch
vụ du lịch và cơ sở hạ tầng, bất kể họ có tham gia tích cực vào du lịch hay không,nghĩa là giao thông tốt hơn, điện, điều kiện tiếp cận tốt hơn tới các nguồn nướcsạch, viễn thông vv…
Lợi ích 3: Du lịch cộng đồng tạo ra việc làm các doanh nghiệp du lịch cộngđồng, tạo ra các cơ hội việc làm cho địa phương Du lịch cộng đồng có thể giúpthay đổi cơ cấu việc làm địa phương và cải thiện chất lượng lao động ở các vùngđịa phương, và giảm di cư từ nông thôn ra các đô thị
Lợi ích 4: Du lịch cộng đồng bảo vệ và thúc đẩy di sản tự nhiên và văn hóa
Du lịch cộng đồng góp phần phục hồi và phát triển các giá trị văn hóa và nghềtruyền thống, kể cả bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường Du lịch cộngđồng tạo ra các cơ hội để giao lưu văn hóa và kinh tế giữa Việt Nam và các nướckhác Đây là nhân tố quan trọng bảo tồn và phát để huy các giá trị văn hóa truyềnthống và phát triển các cơ hội phát triển kinh tế ở các vùng nghèo
Trang 191.1.4 Các bên tham gia phát triển du lịch cộng đồng
1.1.4.1.Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
Quản lý nhà nước về du lịch là làm chức năng quản lý vĩ mô về du lịch,doanh nghiệp du lịch Việc quản lý đó được thông qua các công cụ quản lý vĩ mô,nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tếkhác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế du lịch Quản lý nhà nước về du lịch lànhằm đưa du lịch phát triển theo định hướng chung của tiến trình phát triển củađất nước
- Các chức năng của quản lý nhà nước về du lịch
Sự khác biệt của quản lý nhà nước với quản lý kinh doanh ở chỗ quản lý nhànước có tổ chức quyền lực nhà nước, đặt các đơn vị sản xuất kinh doanh vào cácmối quan hệ và điều chỉnh các mối quan hệ đó bằng các công cụ khác nhau (công
cụ pháp luật là chính) Chức năng cơ bản của quản lý nhà nước về du lịch bao gồm:Ban hành các văn bản pháp luật về du lịch, xây dựng và thực hiện hàng loạtcác chính sách kinh tế lớn để phát triển du lịch, đưa các chính sách vào hoạt độngkinh doanh du lịch
Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản luật,các quy chế , chế độ, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, quy trình, quy phạm trọng hoạtđộng du lịch
Tổ chức tuyên truyền, quảng cáo du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học,đào tạo bồi dưỡng cán bộ, hợp tác quốc tế, bảo vệ môi trường du lịch,
Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm luật trong hoạt động dulịch, thúc đẩy du lịch nước ta theo định hướng chung của đất nước, hạn chế cácmặt trái tác động đến nền kinh tế trong hoạt động du lịch
Các bộ ngành quản lý các lĩnh vực kinh tế xã hội cùng các bộ phận của nó cóchức năng quản lý ngành như: Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Bộ Kế hoạchđầu tư,
Các Bộ, ngành hữu quan tạo điều kiện cho phát triển du lịch: Hàng không,Hải quan, Ngoại giao, Công an,
- Nội dung của quản lý nhà nước về du lịch:
Trang 20Lập quy hoạch tổng thể phát triển về du lịch của quốc gia.
Ban hành các chính sách chung cho toàn ngành du lịch
Phối kết hợp với các bộ ngành có liên quan đến phát triển du lịch: Giaothông vận tải, Bưu chính viễn thông,
1.1.4.2 Quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương
Ở địa phương, trong cơ cấu bộ máy nhà nước cũng có các cơ quan tương tựnhư ở cấp trung ương, nhưng chỉ có chức năng quản lý ở địa bàn và chịu sự chỉđạo của các cơ quan trong cơ cấu bộ máy nhà nước trung ương
Nôi dung quản lý nhà nước về du lịch ở đia phương:
Xây dựng các đề án và kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn
Nghiên cứu đề xuất việc xây dựng các chính sách phù hợp với tình hình hoạtđộng của địa phương
Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các chính sách quy định và nghiệp vụchuyên môn
Xét cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp hoạtđộng du lịch
Giúp đỡ đào tạo bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ chuyên môn cho các doanhnghiệp du lịch
1.1.4.3 Cộng đồng địa phương
Sự tham gia và hỗ trợ của cộng đồng là trọng tâm của du lịch cộng đồng đểđảm bảo các lợi ích rộng rãi và công bằng được tiếp nhận theo cơ cấu mang lạicho cộng đồng quyền ra quyết định về mức độ và bản chất của du lịch trong địabàn của mình tham gia Dù loại hình và mức sẽ khác nhau trong các cộng đồngnhưng sự tham gia của cộng đồng luôn luôn nên ở mức độ mà cộng đồng cảm thấythuận thoải mái để đảm bảo phù hợp với năng lực của cộng đồng và cân bằng vớibổn phận văn hóa và các bổn phận khác như trách nhiệm đồng áng, các tập tục tínngưỡng và công việc chăm sóc con cái
- Các lĩnh vực tham gia
Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào dự án du lịch cộng đồng có thể
có nhiều hình thức như: Tham gia vào các nghiên cứu khả thi của cộng đồng
Trang 21Tham gia vào các hội thảo
Cho thuê đất/nhà/địa điểm làm dự án du lịch cộng đồng
Phục vụ đất tư nhân sẵn có cho các tour du lịch
Tham gia vào tổ chức quản lý cộng đồng
1.1.4.4 Các nhà điều hành tour
Các nhà điều hành tour xây dựng, tiếp thị và điều hành các tour du lịch baogồm cả các sản phẩm và hoạt động du lịch cộng đồng Các đơn vị điều hành tournội địa thường đặt tại các thị trường nguồn du lịch chính như các thành phố lớn vàcác vùng du lịch trọng điểm Các đơn vị điều hành tour quốc tế đặt ở nước ngoàinhưng có ảnh hưởng lớn đến hành vi của khách du lịch thông qua các thông tin họtruyền tải đến khách du lịch về các điểm đến và các trải nghiệm du lịch
Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch – bao gồm các cơ sở lưu trú, nhà hàng, cácđiểm hấp dẫn du lịch, các công ty vận chuyển, hướng dẫn viên, những người bán lẻquà lưu niệm, các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tiếp thị và xúc tiến các doanh nghiệp
du lịch cộng đồng thông qua những lời truyền miệng và thường đưa ra quảng cáobằng tài liệu in ấn Họ cũng có thể mua các sản phẩm thủ công của du lịch cộngđồng hoặc mời các chỗ bán lẻ Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nằm ở các điểm dulịch lân cận có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến các dự án du lịch cộng đồng
1.1.4.5 Khách du lịch
Là người trực tiếp sử dụng các sản phẩm du lịch ở địa phương Hiểu và tôntrọng môi trường tự nhiên và các đặc trưng văn hóa của địa phương
Tuân thủ các quy định và quy tắc ứng xử ở địa phương
Có trách nhiệm trong việc sử dụng các sản phẩm du lịch
Hỗ trợ cho cộng đồng địa phương và chia sẻ kinh nghiệm
Trang 221.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam
Các doanh nghiệp du lịch cộng đồng có thể hoạt động gần như ở bất cứ nơinào, từ một nhóm cộng đồng đô thị tại các thị trấn hay thành phố tập hợp nhau đểphát triển khu vực nghề thủ công hè phố đến những người dân ở một làng nôngthôn phát triển nhà dài cộng đồng hay nhóm biểu diễn văn hóa Tuy nhiên, các sảnphẩm và dịch vụ du lịch cộng đồng của Việt Nam phần lớn thường thấy ở cácvùng nông thôn như là vùng núi phía Bắc (Lào Cai, Lai Châu, Hòa Bình, Vịnh HạLong), vùng ven biển miền Trung (Huế, Hội An, Nha Trang) và xung quanh đồngbằng sông Cửu Long ở phía Nam Ở đây, vẻ đẹp thiên nhiên thường gắn với các disản văn hóa phong phú Đặc biệt, du lịch cộng đồng hầu hết thường thấy ở nhữngnơi có đông dân tộc thiểu số với nhiều văn hóa, truyền thống độc đáo và cảnhquan thiên nhiên xung quanh nơi họ sống, tạo ra sự liên kết các sản phẩm đặc biệthấp dẫn cho khách du lịch Ngoài ra, vì thường không dễ có các lựa chọn sinh kếthay thế, du lịch cộng đồng tạo thêm thu nhập cho cuộc sống hầu hết tự cung tựcấp của họ
Nhu cầu về du lịch có trách nhiệm ở Việt Nam
Một khảo sát của AC Nielson do SNV ủy thác trong năm 2010 đối với hơn
200 khách du lịch nội địa và 200 khách du lịch quốc tế ở các vùng trọng điểm dulịch lớn của Việt Nam đã mang lại cái nhìn tích cực về đưa ra một số phát hiện cơbản du lịch cộng đồng ở Việt Nam:
65% muốn trải nghiệm văn hóa và di sản địa phương
54% muốn trải nghiệm thiên nhiên, nghỉ ngơi và phục hồi sứckhỏe
84% muốn thăm quan danh lam thắng cảnh địa phương
97% sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho kỳ nghỉ thân thiện với môi trường vàmang lại nhiều lợi ích thực sự cho người nghèo
70% sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho việc bảo vệ môi trường địa phương
48% sẵn sàng chi trả nhiều hơn để trải nghiệm văn hóa và di sản địaphương
45% sẵn sàng chi trả nhiều hơn để hỗ trợ hội từ thiện địa phương
Trang 231.2.2 Các phân khúc thị trường du lịch cộng đồng tiềm năng ở Việt Nam
Các thị trường tiềm năng điển hình cho các sản phẩm du lịch cộng đồng ởViệt Nam bao gồm:
• Khách du lịch quốc tế quan tâm đến văn hóa và môi trường và thích “rakhỏi lối mòn” để trải nghiệm cái gì đó mới mẻ, khác lạ hay “chân thực hơn”
• Người Việt Nam trong nước và người nước ngoài sống ở các thành phốmuốn có chuyến đi nghỉ ngắn đến các làng quê để thoát khỏi cuộc sống đô thị vànghỉ ngơi trong khung cảnh thôn dã
• Sinh viên Việt Nam và lớp trẻ ở các đô thị muốn thám hiểm vùng quê ViệtNam với bạn bè và trải nghiệm cuộc sống nông thôn trong thời gian rảnh rỗi
• Sinh viên và những nhà nghiên cứu đi thăm các vùng nông thôn để thămquan, học tập và nghiên cứu trong các lĩnh vực như xã hội học, nhân chủng học,môi trường, chim chóc và động vật, các quần thực vật và động vật
• Khách du lịch ba lô và khách lẻ đi trekking, tìm kiếm các trải nghiệm vềchợ quê và gặp gỡ các dân tộc thiểu số
1.2.3 Mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam
Du lịch cộng đồng ở Bản Lác_Huyện Mai Châu_Tỉnh Hòa Bình
Thị xã Mai Châu thuộc tỉnh Hòa Bình, nằm cách Hà Nội khoảng 135km vàcách thị xã Hòa Bình khoảng 60km Đây là một vùng nông thôn đẹp, phần lớn làdân tộc thiểu số Thái Trắng sinh sống, Bản Lác được lựa chọn là một “làng vănhóa” trong vùng, lượng khách du lịch đến Bản Lác ngày càng tăng đỉnh điểm lànăm 2002, bản này đã trở thành điểm đến thường xuyên của khách nội địa Công
ty du lịch Hòa Bình đã phát hiện và phát triển du lịch của vùng
Trong bản có 110 hộ gia đình, trong đó 24 hộ đăng kí đón khách du lịch, chođến nay đã có hai thế hệ tham gia vào hoạt động đón khách du lịch
Bản vẫn bảo tồn tốt nhà sàn truyền thống của người Thái Nguồn lợi đáng kểthu từ hoạt động du lịch đã khuyến khích người dân trong bản xây nhà mái rơmtheo lối truyền thống Hoạt động du lịch ngày càng thu hút người dân địa phươngcủa Bản Lác 1 và cả Bản Lác 2
Trang 24Sản phẩm và du lịch cộng đồng: khách đến tham quan Bản Lác có thể nghỉlại ở nhà dân để tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người Thái Du khách
có thể hưởng ngoạn những phong cảnh yên bình với những đồng luá, hang động,tham gia bào chuyến đi bộ, thưởng thức món ăn của người Thái cũng như tìm hiểu
về kỹ thuật dệt thổ cẩm Trong bản cũng có một khu cắm trại và đốt lửa trại cáchbiệt so với bản chính
Thu nhập từ việc đón khách du lịch là từ 50.000 đến 60.000 đồng, 10.000đồng cho bữa sáng và 50.000 đồng cho bữa trưa hoặc bữa tối, ngoài ra có khoảngthu 50.000 đồng một người từ biểu diễn nghệ thuật, các hộ phải nộp thuế tỷ lệ10% nguồn thu mỗi tháng Những hộ gia đình có thu nhập lớn nhất từ hoạt động
du lịch này là 200 triệu đồng mỗi năm.Thu nhập trung bình mỗi hộ dân đón khách
là 3 đến 5 triệu mỗi tháng
Hoạt động du lịch đã tác động mạnh mẽ đến bản thông qua việc tạo nhiềuviệc làm không chỉ cho những lao động trực tiếp mà còn gián tiếp cho nhữngngười dân đón khách, từ bán hàng thổ cẩm, thực phẩm và biểu diễn nghệ thuật.Những gia đình làm ăn tốt thường đóng góp nhiều hơn để xây dựng bản như xâydựng hệ thống giao thông hoặc nước Ngoài ra những hộ có thu nhập thấp có thểlàm công việc đồng áng cho những hộ gia đình có thu nhập cao
Bên cạnh góp phần khôi phục các điệu nhảy dân gian, phong cách kiến trúctruyền thống, du khách cũng đã để lại một số ảnh hưởng nhất định tới cuộc sốngcủa cộng đồng
Tiếp thu sự thành công mà Bản Lác đạt được, công ty du lịch Hòa Bình đãkhởi xướng cho 8 bản khác quanh huyện Mai Châu triển khai du lịch cộng đồngvới quy mô nhỏ
1.2.4 Mô hình du lịch cộng đồng tại Thừa Thiên Huế
Du lịch cộng đồng từ thương hiệu Thanh Trà
Phường Thủy Biều nay là sự hợp nhất của hai làng cổ Nguyệt Biều và LươngQuán Là vùng đất bán sơn địa ở khu vực thượng lưu sông Hương nên Thủy Biều
có lượng phù sa lớn thích hợp cho cây thanh trà Hiện nay, nhiều vùng trong vàngoài tỉnh Thừa Thiên Huế có trồng thanh trà, nhưng không nơi nào cho quả ngon
Trang 25như ở Thủy Biều Danh “Thanh trà Thủy Biều” nổi tiếng khắp trong Nam ngoàiBắc Trong tour du lịch cộng đồng do hội người dân phường thiết kế, bằng xe đạp,
du khách sẽ băng qua những con đường nhỏ rợp bóng cây xanh để đến với làngNguyệt Biều, điểm dừng chân đầu tiên là cây si cổ thụ với tuổi đời hàng trăm năm.Sau đó, du khách tham quan đình làng Lương Quán, nơi lưu giữ những hiện vật cógiá trị văn hóa, lịch sử cũng như tổ chức các sự kiện quan trọng của làng Tiếp theo,
du khách sẽ được tham quan những nhà vườn tiêu biểu nhất ở Thủy Biều với nhữngvườn cây trái sum xuê, với kiểu nhà rường truyền thống của Huế, tham quan khu ditích Hổ Quyền-Voi Ré của triều Nguyễn Đa số các hộ dân nằm trong tour du lịchcộng đồng đều có vị trí nhà gần bến sông, thuận tiện cho việc phát triển du lịchvườn cây trái kết hợp với các hoạt động giải trí trên sông nước, như hộ các ông HồXuân Doanh, Hồ Xuân Đài, Đặng Văn Thành, Hoàng Trọng Dũng…
Nhắc đến các hộ có nhà vườn, nhà rường nằm trong tour du lịch cộng đồngphục vụ du khách do hội nông dân phường quản lý, không thể không nói đến hộông Hồ Xuân Đài Nhà rường của ông có tuổi đời 140 năm, do thân phụ là HồXuân Triêm (Chánh Đội quản tượng Nam triều chuyên việc lễ tế) quản lý và giaolại Vườn thanh trà nhà ông có từ lâu và từ khi tham gia tour du lịch cộng đồng,ông thiết kế, cải tạo lại rất đẹp và hoàn chỉnh, du khách đến đây, nhất là kháchnước ngoài, được trải nghiệm về văn hóa ẩm thực thuần Huế, ngâm chân dượcthảo trong chậu gỗ thưởng thức trái ngon thanh trà chính hiệu và được học cáchlàm kẹo mè…
Hiện nay, phường Thủy Biều có 800 hộ trồng thanh trà với tổng diện tích
147 ha Đây là điều kiện lý tưởng để hội người dân phường phát huy tiềm năng,thế mạnh nhằm phát triển tour du lịch cộng đồng trong bối cảnh tỉnh Thừa ThiênHuế nói chung, thành phố Huế nói riêng đã và đang kêu gọi các cá nhân, tổ chức,doanh nghiệp trong, ngoài nước đầu tư để phát triển du lịch tại đây
Trang 26CHƯƠNG 2:
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI
CẦU NGÓI THANH TOÀN
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn,
xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1 Hệ thống tài nguyên du lịch
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Xã Thuỷ Thanh nằm ở phía Đông Bắc thị xã Hương Thuỷ, cách trung tâmthị xã Hương Thủy theo hướng Tây Nam khoảng 6 km, cách trung tâm thành phốHuế theo hướng Tây khoảng 8 km
Có tọa độ vị trí địa lý từ 16026’30” đến 16029’30” vĩ độ Bắc, 107037’10” đến
107039’13” kinh độ Đông Với vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp với phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy và xã Phú Hồ,huyện Phú Vang
- Phía Tây giáp với phường An Đông, thành phố Huế và xã Thủy Vân, thị xãHương Thủy
- Phía Nam giáp với phường Thủy Phương và phường Thủy Dương
- Phía Bắc giáp với xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang
Thủy Thanh có vị trí địa lý thuận lợi gần trung tâm đô thị lớn của thànhphố Huế, có nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc sắc, là nền tảng, tiềm năng để pháttriển dịch vụ du lịch, thuộc vùng đồng bằng ven biển, Thủy Thanh có diện tích đấtnông nghiệp chiếm gần 72% tổng diện tích tự nhiên toàn xã, tạo điều kiện thuậnlợi phát triển nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước
2.1.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1.2.1 Địa hình
Là một xã vùng đồng bằng thấp trũng, giáp ranh với thành phố Huế, trên địabàn xã có tuyến đường tỉnh lộ đi qua, có 4 di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật cấpquốc gia và cấp tỉnh, đang có các dự án đầu tư dịch vụ du lịch, quỹ đất nông
Trang 27nghiệp khá lớn, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng lúa, chăn nuôi…, đó lànhững tiềm năng và lợi thế để khai thác, kêu gọi đầu tư phát triển dịch vụ du lịchcộng đồng
Thủy Thanh có địa hình tương đối bằng phẳng, chạy dọc ranh giới huyện PhúVang hình cánh cung theo hướng Bắc – Nam là sông Như Ý đổ ra sông Hương tạicửa Vĩ Dạ Nơi có độ cao nhất là 1m, độ dốc <50, nghiêng từ Tây sang Đông
Đất phi nông nghiệp có 216,24 ha chiếm 20,23% tổng diện tích đất tự nhiêncủa xã
Đất dành cho phát triển hạ tầng, xây dựng trụ sở cơ quan, đất cho cơ sở sảnxuất kinh doanh, di tích, danh lam thắng cảnh
Đất khu dân cư nông thôn là 50,59 ha chiếm 5,94% tổng diện tích đất tự nhiên.Đất chưa sử dụng còn 3ha chiếm 0,35% tổng diện tích đất tự nhiên
2.1.1.2.3 Khí hậu, thủy văn
Thủy Thanh bị ảnh hưởng bởi khí hậu gió mùa rõ rệt, mùa Đông gặp giómùa Đông Bắc mưa rét, mùa Hạ có gió mùa Tây Nam khô nóng
Nhiệt độ trung bình từ 25-270C, vào mùa khô nhiệt độ bình quân 27-290C,vào mùa mưa lạnh nhiệt độ trung bình 20-220C
Mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, lượng mưa bình quân2.500 mm Mưa tập trung cao vào các tháng 10,11,12 chiếm hơn 50% lượng mưa cảnăm Tổng số ngày mưa trong năm khoảng 150 ngày Vào mùa mưa lượng mưa tậptrung lớn, kết hợp với lũ thượng nguồn về thường gây ngập úng trên địa bàn xã
Độ ẩm không khí: Độ ẩm bình quân hàng năm 85% Độ ẩm cao nhất 90%(vào các tháng 10,11,12) Độ ẩm thấp nhất 72% (vào các tháng 5,6,7)
Trang 28Chế độ gió bão, thiên tai: Ở đây thường có hai hướng gió chính, là gió mùaĐông Bắc xuất hiện vào mùa mưa gây giá rét và gió mùa Tây Nam xuất hiện vàomùa khô, kèm theo không khí khô hanh và nóng Ngoài ra, trong năm còn xuấthiện hướng gió phụ, là gió Đông Nam mang hơi nước từ biển vào Bão thườngxuất hiện vào đầu mùa mưa, một năm ở khu vực này thường bị ảnh hưởng từ 3 - 4cơn bão, kèm theo mưa lớn thường gây ngập úng trên khắp địa bàn, đặc biệt ngậpsâu (1 – 2 m) ở các thôn Lang Xá Bàu, Lang Xá Cồn và Thanh Thủy Chánh.
Chế độ thủy văn: Bao quanh ½ ranh giới xã là sông Như Ý (dài khoảng 7,5km), hệ thống thoát nước lũ tại Thủy Thanh chia thành hai nhánh, một nhánh thoát
ra đầm Sam - xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang một nhánh thoát ra sông Đại Giang –phá Tam Giang
2.1.1.3 Tài nguyên du lịch nhân văn
2.1.1.3.1 Tài nguyên du lịch vật thể
- Cầu Ngói Thanh Toàn
Được xây dựng năm 1776, theo lối kiến trúc độc đáo “thượng gia hạ kiều” và
là một trong những cây cầu cổ có giá trị nhất nước Việt Nam Năm 1990 đượccông nhận là Di sản Văn hóa quốc gia
Trang 29Năm 1990 được công nhận là Di sản Văn hóa cấp Quốc Gia.
Ngày 14 - 15/8 hằng năm là ngày giỗ bà Trần Thị Đạo, làng tổ chức tưởngniệm công ơn
Hiện nay Cầu Ngói Thanh Toàn đang được tu sửa lại
- Phủ thờ Tôn Thất Thuyết
Tôn Thất Thuyết sinh ngày 29/3 năm Kỷ Hợi (12/5/1839) tại xóm Phú Mộng,
xã Xuân Hòa, huyện Hương Trà (nay thuộc phường Kim Long - thành phố Huế)trong một gia đình có truyền thống binh nghiệp thuộc phòng 4 hệ 5 của dòng họNguyễn Phúc Thân sinh là Đề đốc Tôn Thất Đính, thân mẫu là bà Văn Thị Thu.Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng Ông làngười chủ trương chiến đấu chống thực dân Pháp và đã tham gia tổ chức nhiềucuộc tấn công dưới thời vua Hàm Nghi
Phủ thờ Tôn Thất Thuyết vốn là Phủ thờ của dòng họ, được Tôn Thất Thuyếtcho xây dựng khoảng năm Tự Đức thứ 19 (1866) Sau ngày Tôn Thất Thuyết mấtdòng họ lấy Phủ này làm nơi thờ ông
Địa điểm: Thôn Vân Thê, xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh ThừaThiên Huế Di tích Phủ thờ Tôn Thất Thuyết được nhà nước công nhận là di tíchquốc gia ngày 19/10/1994 theo Quyết định số 2754/QĐ-BT
- Làng Thanh Thủy Chánh
Trước đây là làng Thanh Toàn, được khai phá, thành lập vào năm 1558 do
12 vị thành hoàng theo Chúa Nguyễn Hoàng từ Bắc vào Thuận Hóa, đến đời VuaThiệu Trị (1841 - 1847), vì phạm húy Toàn - Tuyền nên đổi lại thành làng ThanhThủy, sau đó ghép nhập 3 làng Vân Thê, Thanh Thủy Chánh, Lang Xá và đến năm
1989 thành lập mới xã Thủy Thanh (3 làng) gồm 5 thôn: Thanh Thuỷ Chánh, VânThê Làng, Vân Thê Đập, Lang Xá Cồn và Lang Xá Bàu
Đình làng Thanh Thủy Chánh (di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh năm 2010).Rời xa không khí ồn ào tấp nập của thành phố, chỉ mất khoảng 15 phút khởihành từ trung tâm thành phố bằng xe máy hoặc ôtô hay 30 phút đi bằng xe đạp thì
du khách sẽ đến với Cầu Ngói Thanh Toàn thanh bình và êm ả Với khung cảnhdọc hai bên đường đi trải dài là cánh đồng lúa xanh mướt, rộng bát ngát, khi đến
Trang 30mùa lúa chín vàng thì mùa thơm của hương lúa ngào ngạt như hình ảnh quê nhàlại được tái hiện Cùng với lũy tre xanh, con sông Như Ý hiền hòa, hình ảnh máiđình làng, bến nước, chùa miếu, nhà vườn, nhà thờ họ, cây Cầu Ngói bắt ngangqua sông, lại tái hiện sinh động đậm chất làng quê Việt Nam.
- Đình làng
Hội làng Thủy Thanh lấy Miếu làng và Đình làng làm cơ sở để tổ chức.Miếu làng được xây dựng để thờ Thành Hoàng đó là vị công thần được vua sắcphong nhằm đại diện cho thiên tử để bảo hộ cộng đồng dân cư
Đình làng là một tổng thể bao gồm Đình - Đền - Chùa Đình để thờ các vị Khaicanh Đền Văn Thánh để thờ Khổng Phu Tử được tôn vinh là “Vạn thế Sư biểu”.Chùa Thanh Quang để thờ Đức Phật Cấu trúc này thể hiện tinh thần Tam giáo đồngnguyên, được thịnh hành rộng rãi dưới các triều nhà Nguyễn Đình làng còn lưu giữđược 21 bản sắc phong của các triều nhà Nguyễn từ Minh Mạng đến Khải Định Tạiđình làng Thủy Thanh còn lưu giữ được hai văn bản gốc được viết bằng chữ HánNôm: Bản Văn tế của làng và Châu bộ ruộng đất do triều Thành Thái cấp
-Nhà trưng bày nông cụ
Ngày 14/11/2015, tại xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, Sở Văn hóa, Thểthao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế phối hợp Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)
và Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức khaitrương, đưa vào hoạt động Nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn (xã Thủy Thanh)sau khi được nâng cấp
Đến với Nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn, du khách sẽ được nghe giớithiệu về lịch sử nhà nông cụ, tham quan các hiện vật phản ánh đời sống sinh hoạtcủa nông thôn Thanh Toàn như chày, cối giã gạo, sàng, nong, nia, gàu tát nước…
và được trải nghiệm các hoạt động nông thôn không kém phần thú vị như đạpnước, gói bánh chưng
Nhà trưng bày nông cụ là một sản phẩm đặc trưng của du lịch Thanh Toàn
đã được du khách đánh giá là một điểm tham quan hấp dẫn với nhiều hoạt độngtrải nghiệm thú vị, mỗi ngày bình quân có hơn 100 lượt du khách trong và ngoàinước đến tham quan và trải nghiệm
Trang 31Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế đã đề nghị chính quyền vànhân dân thị xã Hương Thủy tạo điều kiện thuận lợi, nhất là các cơ chế chính sách,hành lang pháp lý để Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ Thanh Toàn và các doanhnghiệp du lịch đẩy mạnh hoạt động du lịch dịch vụ tại các khu du lịch cộng đồngCầu ngói Thanh Toàn, tạo ra các sản phẩm du lịch theo hướng xã hội hóa, đáp ứngnhu cầu của du khách khi đến Thanh Toàn.
Dịp này, Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ Thanh Toàn đã công bố quyết địnhthu phí từ vé dịch vụ tham quan, trải nhiệm nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn, gópphần bảo tồn và phát triển một sản phẩm du lịch đặc trưng tại vùng đất Cố đô Huế
( Nguồn: Trung tâm thông tin xã Thủy Thanh, năm 2017)
Đặc biệt tại diễn đàn Du lịch Đông Nam Á _AFT 2107 tổ chức tạisingapore vào tháng 1 năm 2017 , Tổng thư ký ASEAN và Bộ trưởng du lịch cácquốc gia thành viên đã chứng nhận danh hiệu” Nhà có phòng cho khách du lịchthuê ASEAN “(ASEAN Homestay standard) và ”Du lịch dựa vào cộng đồngASEAN “ (ASEAN community Based Tourism) giai đoạn 2017-2019 cho các cở
sở lưu tru trong khu vực có những nổ lực trong việc phát triển bền vững Về phíaViệt Nam, có 5 nhóm hộ dân có nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và 3 cộngđồng làm du lịch đã được vinh danh Trong đó Điểm du lịch cộng đồng ThanhToàn là một trong những địa điểm được vịnh danh
(Nguồn: Sở Du lịch Huế, năm 2017) 2.1.1.3.2 Tài nguyên du lịch phi vật thể
- Nếp sống văn hóa
Từ năm 2010 thành lập thị xã Hương Thủy theo Nghị quyết 08/NQ-CP ngày9/2/2010 của Thủ Tướng Chính phủ Việc nâng cao đời sống văn hóa, tinh thầncủa nhân dân Hương Thủy nói chung và xã Thủy Thanh nói riêng được xác định
là một trong những nhiệm vụ tất yếu gắn liền với động lực và mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội của thị xã Trong đó việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, đưavăn hóa thâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân, xây dựng gia đình vănhóa, làng, xã và cơ quan… văn hóa được chú trọng và trở thành một nội dungquan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hóa của xã Thủy Thanh theo tinh thần
Trang 32Nghị quyết số 05/2013/NQ-HĐND ngày 17/4/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnhThừa Thiên Huế khóa VI về việc quy hoạch thiết chế văn hóa tỉnh Thừa ThiênHuế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
Chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh và từng bước hìnhthành nông thôn mới Xây dựng kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đường làng ngõ xóm,giải phóng mặt bằng tiếp tục được quan tâm, đây là kết quả bước đầu trong xâydựng nông thôn mới, chứng tỏ về nhiều mặt ở nông thôn đã và đang trên đà pháttriển tạo ra những tiền đề cho việc phấn đấu xây dựng nông thôn mới giàu đẹp Cụthể ở xã đã có nhiều cố gắng trong việc giúp nhau cách làm ăn, xóa đói giảmnghèo, nhiều hộ nông dân thi đua sản xuất kinh doanh Còn chú trọng đến việcđóng góp công sức, hiến đất xây dựng đường nông thôn, cổng làng… Làng quêThanh Toàn đang nao nức chăm lo đời sống tinh thần và phát triển dân trí thựchiện nếp sống văn minh nơi thôn xóm Vận động nhân dân thực hiện không tổchức tang lễ dài ngày là một sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các ban,ngành, đoàn thể từ phường đến tổ dân phố Ngoài ra, địa phương đã huy động,phát huy mọi phương tiện thông tin tuyên truyền để thay đổi cách nghĩ, cách làmtrong mỗi người dân Đặc biệt, từ khi triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kếtxây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn, các quy ước, hương ước văn hóa ở cáclàng, thôn đã kịp thời đưa nội dung thực hiện việc tang lễ theo nếp sống văn hóamới, quy định không tổ chức tang lễ tại gia đình quá ba ngày, xây dựng tu bổ cácđình làng, nhà thờ họ, phục hồi các lễ hội truyền thống, tôn tạo các di tích lịch sửcách mạng, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, khôi phục các làng nghề truyềnthống, tổ chức quyên góp giúp đỡ các gia đình nghèo khó, neo đơn, trẻ em hiếuhọc…với tinh thần tình làng nghĩa xóm lá lành đùm lá rách
Ngày nay hơn lúc nào hết chúng ta rõ ý thức vai trò động lực của văn hóa đốivới công cuộc xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Theo tinh thần ấy, việc cần thiết và cấp bách hiện nay là phải đánh giá nghiên cứumặt làm được và chưa làm được của cách làm trên để kịp thời chỉ đạo, định hướng
bổ sung cho mô hình làng văn hóa phù hợp đặc thù kinh tế văn hóa của xã Làng
và văn hóa làng đã đóng vai trò quan trọng việc tạo dựng cuộc sống ban đầu, đối
Trang 33với người dân nơi đây làng Thanh Toàn như là cái nôi, lá chắn sáng tạo, giữ gìn vàche chở những giá trị tinh thần chống lại âm mưu đồng hóa về văn hóa của cácloại kẻ thù Ở đó, chứa đựng những giá trị văn hóa vật chất mà con người có thểnhìn thấy được như cây Cầu Ngói, cổng làng, mái đình làng, nhà thờ họ, đền thờliệt sĩ và còn bao nhiêu giá trị văn hóa phi vật thể khác như hội làng, hát bài chòi,các phong tục, tập quán tốt đẹp, ý thức cộng đồng hiện nay vẫn đang tồn tại tiềm
ẩn trong địa phương Tuy vậy, nói đến làng, người ta cũng thường nghĩ ngay đếnmột không gian khép kín cục bộ, với biết bao rơi rớt của những tư tưởng tâm lýtình cảm còn ở mức nguyên sơ lạc hậu như bản vị dòng máu, phân biệt dân chính
xã, ngụ cư, phân biệt đẳng cấp ngôi thứ
Kế thừa các giá trị văn hóa từ các “hương ước cũ” dựa vào luật pháp củaNhà nước xây dựng nên những hương ước mới với những nội dung rộng lớn, phục
vụ nhiệm vụ phát triển nông thôn với những quy định cụ thể như: bảo vệ môitrường sinh thái, giữ gìn các công trình phúc lợi công cộng, các di tích lịch sử vănhóa, dân số - kế hoạch hóa gia đình, tôn trọng kỷ cương xã hội, trật tự thôn xóm,nếp sống gia đình thuần phong mỹ tục, bảo vệ an ninh thôn xóm, chống tệ nạ xãhội, trộm cắp, khuyến khích sự học hành, thi cử đổ đạt, động viên sự đóng góp củacác thành viên trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đời sống xã hội, giúp đỡ ngườigặp khó khăn
Làng Thanh Toàn được sự quan tâm của xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủyđưa phát triển du lịch cộng đồng về địa phương Nên những giá trị về văn hóa củangười dân tự hào, gìn giữ từ bao đời nay lại được du khách thập phương đón nhận vàyêu quý
- Lễ hội
Nét văn hóa đặc trưng trong lễ hội nơi đây kể đến là “Chợ quê ngày hội”thường niên hàng tháng, nhưng quy mô nhất vào 2 năm một lần, đúng vào dịpFestival
Không chỉ thu hẹp dưới chân Cầu Ngói Thanh Toàn, không gian của chợ quêcòn được mở rộng nối dài từ cầu Chùa đến trụ sở UBND xã Thủy Thanh, từ đầulàng đến cuối làng - nơi có cả một hệ thống nhà thờ họ tộc, phủ đệ, đình làng
Trang 34Khu vực phía Bắc và Nam của Cầu Ngói là trung tâm của chợ, nơi sẽ diễn racác hoạt động chính như: hội thi chằm nón, gói bánh, nặn đất sét, các chương trìnhvăn nghệ quần chúng như: hò giã gạo, vè đối đáp Các hoạt động buôn bán vàtrưng bày ngư cụ không chỉ bó hẹp ở đình chợ mới mà được mở rộng hơn Theo
đó, những hộ buôn bán hàng tươi sống sẽ chuyển về phía sau để dành toàn bộ diệntích trong khu vực đình làm nơi trưng bày sản phẩm nông, ngư cụ như: xe đạpnước, cày, bừa, liềm, chẹp
Bên cạnh đình chợ mới, ở đình chợ cũ sẽ là nơi tái hiện đời sống sinh hoạtnông thôn như xay thóc, giã gạo, dần sàng, gói bánh những thao tác sản xuất nhưchằm nón lá, đan lát Tại đây cũng sẽ diễn ra hội nhạc tế lễ, đình đám vào banđêm Điểm nhấn trong phần hội nhạc là hò bài chòi, được bố trí thành hai dãythường với 22 chòi tranh dàn dựng công phu
Góp phần làm phong phú thêm cho chợ quê là các chòi cất rớ, chòi câu cá ởdọc 2 bờ sông Như Ý, xe đạp nước, tát gầu sòng phía trên Cầu Ngói Thanh Toàn
Du khách không chỉ được tìm hiểu về những đặc trưng của nông thôn Việt Nam
mà còn có thể tham gia trực tiếp vào nhiều hoạt động sản xuất như: đạp nước trênđồng ruộng, cất vó, câu cá khi bóng chiều đang ngả xuống trên sông
Ẩm thực là một món không thể thiếu của chợ quê nơi đây Ngoài các loại chèbánh truyền thống như bánh tày, bánh ú, bánh gai, bánh phu thê, chè bắp, chè hạtsen, chè bắp, chè khoai tía, chè bông cau còn có sự góp mặt của những món ăn màchỉ Huế mới có như: cơm hến Vỹ Dạ, khoai luộc Thủy Thanh, bánh canh cá lócThủy Dương Những món ăn ở trong chợ đều được bày bán trên chõng tre, kháchngồi trên các ghế tre dân dã để thưởng thức hương vị của làng quê mộc mạc
Chất quê của chợ còn được thể hiện ngay cả trên trang phục của người thamgia Từ người bán hàng mặc áo bà ba trắng, đen, nâu sòng, áo dài tay nối đến các
o, các thím, các bà đi chợ với nón lá, quần rộng sẽ đem đến cho ngày hội chợ quêkhông khí mang đậm hồn Việt
Chợ quê là nơi có sức hút lớn với du khách và được tiến hành định kỳ hàngtháng Nơi đây cũng đã được tu bổ, chỉnh trang Cầu Ngói Thanh Toàn, nạo vétdòng sông Như Ý, san lấp mặt bằng cho khu vực chợ trung tâm thông thoáng
Trang 35Nhân dân đang ngày càng tích cực làm sạch đường làng, ngõ xóm để bức tranhvùng quê thêm yên bình, thoáng đãng..
- Văn hóa dân gian
Đua ghe
Vào dịp tết hay lễ hội của làng, đua ghe như là hình thức để dân làng đoàn kếtgắn bó thêm lẫn nhau Những đội đua do các trai làng khỏe mạnh đã có kinhnghiệm từ trước Khi các đội đua bắt đầu phăng mái chèo cũng là lúc tiếng hò reo
cổ vũ của người dân vang lên Lễ hội văn hóa dân gian này đã có từ lâu và vẫn cònđược người dân làng Thủy Thanh gìn giữ tới tận bây giờ như nét đẹp văn hóa mà họmuốn bảo tồn
Chơi bài chòi
Làng Thủy Thanh là làng duy nhất trong tỉnh Thừa Thiên Huế còn duy trìđược hội bài chòi Đối với người dân nơi đây, bài chòi là trò chơi dân gian khôngthể thiếu vào mỗi dịp Tết Nhằm giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của ngàyxuân, năm nay lễ hội bài chòi tiếp tục được tổ chức từ mồng 1 cho đến mồng 10Tết Âm lịch bên cạnh Cầu Ngói Thanh Toàn
Hội bài chòi rất đặc biệt Người chơi ngồi trong các chòi tre lợp lá Mỗi hộibài chòi gồm 11 chòi, 10 chòi đặt hai bên, 1 chòi ở giữa, còn phía trên là bàn điềukhiển Hội bài được chia thành 9 ván, mỗi ván người chơi phải đánh hết 5 quânbài Kết thúc mỗi ván, người thắng sẽ được cắm một cờ vào chòi của mình vànhận một số tiền thưởng nho nhỏ
Khi người hô thai (người rao bài) rao: “Gió xuân phơ phất cành tre, Bà con
cô bác lắng nghe bài chòi” tức là ván bài bắt đầu Người rao bài cầm ống tre đựngnhững quân bài xóc xóc, đi quanh những chiếc chòi và hô bài Những câu catương ứng với những quân bài được người hô thai ra một cách đầy nhịp điệu, đầythú vị Ví dụ: rút trúng con “xưởng” thì người hô thai phải hô bài hát có chữ
“xưởng” Chẵng hạn, “Hồi nào đói rách có qua, bây giờ nên xưởng nên nhà thìlơ”, là con “sáu xưởng” Tại các chòi, ai có con “xưởng” thì giơ tay lên Ngườiphát cờ sẽ mang một lá cờ đỏ đến trao cho người vừa trúng con “xưởng” Cứ thế,người hô thai tiếp tục rút bài và hô những câu ca vần vè khác Tiếng hô, tiếng cườihòa lẫn vang cả xóm làng
Trang 36Cái thú chơi bài chòi không nằm ở ăn thua, đỏ đen bởi số tiền thắng một vánchơi chỉ dăm ba chục ngàn Trò chơi chủ yếu để mọi người có dịp giao lưu và đùavui trong ngày đầu năm mới.
Hò ru con
Điệu hò rất quen thuộc tại Thanh Thủy Thượng là hò ru con Hò ru con là mộtloại dân ca có nguồn gốc lịch sử lâu đời, gắn bó vớ sự hình thành và phát triển làng.Tiếng hát ru con không thể thiếu được bên chiếc nôi mềm, trên đôi bàn tay đầy tìnhthương của người mẹ Tiếng hát ru của người mẹ Thủy Thanh hòa lẫn với tiếngkhóc chào đời của con như xen lẫn sự vui buồn Tiếng hát ru con trở thanh tiếng hátcủa lòng mẹ Người đã mang nặng đẻ đau, khó nhọc nuôi dạy con nên người
Hò Ô
Trên cánh đồng Thủy Thanh bát ngát, chỉ có màu xanh cỏ lúa quyện với mâytrời Tiếng guồng xe đạp nước lọc cọc theo nhịp điệu đều đều Câu hò vang lêndìu dặt, bổng trầm bay vút trong không gian Có lúc những tiếng hò ô chuyển điệutrở thành nỗi lòng day dứt, khắc khoải mênh mang của người thiếu phụ cô đơntrên đồng lúa
Hò giã gạo
Nếu điệu hò ru con và hò ô mang nét buồn man mác, vương vấn nhữngthương nhớ xa ôi, hay nỗi lòng than thân trách phận, lúc khoan lúc nhặt, thì hò giãgạo là niềm vui của người nông dân Thủy Thanh Sau mỗi vụ mùa, lúa đã đượcphơi khô quạt sạch, đêm đêm trên mỗi sân nhà, tiếng chày giã gạo rộn ràng vàtiếng hò dồn dã vang lên của những đôi trai gái trong làng Lời hò có thể là lời đốiđáp qua lại để các đôi trai gái tìm hiểu nhau hay là để thử thách trí tuệ thông minh
Hò Ô, hò ru con, hò giã gạo đều thuộc loại dân ca cổ truyền chung của Bình TrịThiên, nhưng đối với Thanh Thủy Thượng những điệu hò này mang nhiều màusắc riêng, nhiều nội dung phong phú phản ánh được hoàn cảnh xã hội tâm lý củadân làng
Hoạt động trình diễn nông cụ
Các nông cụ tưởng như tầm thường đối với người dân làm nông như cái cày,cái bừa, quang gánh, thúng mẹt cho đến cái cối giã gạo, cối xay gạo, nong bắt cá
Trang 37đều được trưng bày trong nhà nông cụ tái hiện một phần những hoạt động nôngnghiệp ở địa phương cũng như làng quê Việt Nam Điều đặc biệt hơn khi đượcnhững người lớn tuổi trong làng biểu diễn cho du khách đến tham quan, tái hiệnlại đặc sắc hình ảnh người nông dân với con trâu cái cày gắn bó với đồng ruộng.
Riêng miền Bắc đón tết với chiếc bánh chưng thì miền Trung và Nam mặn
mà với chiếc bánh tét dân dã Không riêng ngày tết bà con làng Thủy Thanh mớigói bánh tét, một số nhà trong làng vẫn làm cái nghề này để mưu sinh, cho nhữngthực khách muốn dùng và như là một món quà sáng của người dân làng Hương vịquen thuộc với hạt nếp ngon, trắng, nhân thịt mỡ bên trong béo cùng với loại đậuxanh thơm lừng nữa, đúng là hương vị khó quên
Nghề đan lát
Đã từ lâu, nghề đan lát truyền thống với các sản phẩm đặc trưng là thúng, mẹt,thu hút rất nhiều hộ gia đình tham gia Tuy nhiên, thời gian gần đây do gặp nhiều khókhăn nên một số hộ nông dân đã bỏ nghề này Giờ đây chỉ còn một số hộ dân tranhthủ thời gian nông nhàn, đan lát để phục vụ đời sống gia đình và buôn bán
(Nguồn: Trung tâm thông tin xã Thủy Thanh, năm 2017)
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1 Các hoạt động kinh tế
-Về dịch vụ tổng hợp – du lịch.
Các hoạt động dịch vụ tổng hợp trên địa bàn xã vẫn được duy trì phát triển.Công tác hoạt động kinh doanh được tăng cường, nhất là khu chợ Cầu Ngói, khutrung tâm xã
Trang 38Hoạt động du lịch tiếp tục được phát triển Nhà trưng bày nông cụ xã đã dượccấp trên và các tổ chức, đơn vị hỗ trợ kinh tế để nâng cấp, sữa chữa và bàn giao chohợp tác xã dịch vụ du lịch cộng đồng Thanh Toàn điều hành hoạt động kể từ ngày14/11/2015 Số lượng du khách đến tham quan tại điểm du lịch Cầu Ngói ThanhToàn ước khoảng 115 đến 125 lượt khách/ ngày Chỉ đạo tổ chức thành công Đạihội chuyển đổi HTX nông nghiệp Thủy Thanh 1,2 theo luật HTX 2012.
Giá trị sản xuất ước đạt 189,68 tỷ đồng, đạt 91,63% kế hoạch
- Thủ công nghiệp và xây dựng
Hoạt động sản xuất thủ công nghiệp và xây dựng trên địa bàn xã cơ bảnđược duy trì Các nghề mộc, nề, hàn phát triển, góp phần giải quyết việc làm chonhân dân và tạo thêm động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của xã.Gía trị sản xuất ước đạt: 79,98 tỷ đồng, đạt 96,68% kế hoạch
Về tài chính, tín dụng
Hiện tại xã Thủy Thanh luôn đặt ngành dịch vụ tổng hợp- du lịch lên làm đầu
2.1.2.2 Đặc điểm dân cư và nguồn lực lao động
- Dân cư
Toàn xã có 2.554 hộ, 9.704 khẩu, trong đó 4.782 nam, 4.922 nữ Trong đó:Thôn Thanh Thủy Chánh: có 925 hộ, 3.463 khẩu, được chia thành 4 cụm dân cư.Thôn Vân Thê Làng: có 897 hộ, 3.381 khẩu, được chia thành 3 cụm dân cư.Thôn Vân Thê Đập: có 225 hộ, 860 khẩu
Thôn Lang Xá Bàu: có 168 hộ, 713 khẩu
Thôn Lang Xá Cồn: có 339 hộ, 1.287 khẩu
Do số hộ và số nhân khẩu trong 02 thôn (thôn Thanh Thủy Chánh và thônVân Thê Làng) quá lớn, việc tổ chức, điều hành các hoạt động trong thôn hết sức
Trang 39khó khăn Công tác tự quản, xây dựng khối đại đoàn kết, đảm bảo an ninh, trật tự
an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở rất hạnchế Đặc biệt, địa bàn thôn Thanh Thủy Chánh và thôn Vân Thê Làng với diệntích chiếm 65% diện tích toàn xã
- Nguồn lực
Tổng số lao động toàn xã có 5.350 lao động trong độ tuổi, chiếm 52,24% dân
số toàn xã Trong đó: 48% lao động nam, 52% lao động nữ
- Lao động có trình độ văn hoá:
Trung học phổ thông: 30%
Trung học cơ sở: 43%
Tiểu học: 27%
Về cơ cấu lao động:
Lao động nông nghiệp: 45%
Lao động ngành nghề: 27%
Lao động dịch vụ: 28%
Số lao động trong độ tuổi đi làm việc ngoài địa phương chiếm: 23,63%
Từ trực trạng về tình hình dân số, diện tích tự nhiên của thôn Thanh ThủyChánh và thôn Vân Thê Làng, tình hình kinh tế, văn hóa xã hội, lao động việclàm, sự quản lý điều hành của các thôn luôn gặp khó khăn, ảnh hưởng chung đến
tổ chức các hoạt động đảm bảo quốc phòng an ninh của địa phương, đồng thờitheo nguyện vọng của nhân dân mong muốn được chia thành các thôn mới đểthuận tiện trong việc tham gia hội họp, sinh hoạt, tiếp xúc cử tri, tiếp dân, tiếp cậnnhanh một số chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, phát huytinh thần dân chủ theo quy chế dân chủ ở cơ sở để xây dựng thành nông thôn vănhóa, đảm bảo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới
Trong năm 2015 Quê hương, đất nước có nhiều sự kiện chính trị, văn hóadiễn ra như: Đại hội Đảng các cấp thành công tốt đẹp Xã được UBND tỉnh côngnhận đạt chuẩn nông thôn mới, chuẩn bị một bước về cơ sở vật chất để tiến lênxây dựng đơn vị phường trực thuộc thị xã trong những năm tiếp theo Tuy nhiên,bên cạnh những thuận lợi đó địa phương cũng gặp những khó khăn thách thức
Trang 40nhất định như diễn biến bất thường của thời tiết, vật tư nông nghiệp và một sốhàng hóa tiêu dùng không ổn định gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sảnxuất và sinh hoạt của người dân địa phương.
2.1.2.3 Cở sở vật chất hạ tầng
Bảng 2.1 Các công trình xây dựng thúc đẩy phát triển du lịch
trong năm 2014-2016 do UBND xã đầu tư
(VNĐ)
Thời gian hoàn thành
1 Xây dựng công trình Nhà vệ sinh công cộng
khu Du lịch Cầu Ngói Thanh Toàn 633.266.000 Năm 2014
2 Mở rộng nền đường vào cổng chào Làng
3 Xây dựng công trình đường dọc hói Cầu
Công trình chuyển tiếp
4 Tu sửa công trình di tích lịch sử cách mạng
5 Xây dựng công trình đường Trung Tâm xã
(nút giao trường Mầm Non) giai đoạn I 4.996.075.000
Công trình chuyển tiếp6
Xây dựng công trình chỉnh trang chợ Cầu
Ngói trong khuôn viên di tích Cầu Ngói
Thanh Toàn xã Thủy Thanh
427.901.000 Năm 2014
7 Xây dựng bãi đỗ xe ô tô phục vụ khách du
8 Xây dựng công trình bãi giữ xe chợ Cầu
Ngói khu vực di tích Cầu Ngói Thanh Toàn 90.000.000 Năm 2014
9 Nhà Văn hóa xã, tiến độ thực hiện đạt 89% 4.990.000.000 Công trình
chuyển tiếp
10 Thành lập HTX du lịch và dịc vụ Thanh Toàn 100.000.000 Năm 2015
11 Xây dựng công trình đường trung tâm xã
(Nguồn: UBND xã Thủy Thanh, năm 2017)
- Các công trình xây dựng không do UBND xã đầu tư:
Đúc 23 tuyến đường kiệt, xóm, với tổng chiều dài: 3,9574km Tổng kinhphí: 1,3 tỷ đồng (trong đó: tỉnh, thị xã hỗ trợ: 914.098.827 đồng; nhân dân đóng