1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại cầu ngói thanh toàn

81 2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

luận về du lịch cộng đồng được tổng hợp nhằm có được hệ thống lí luận và thực tiễnlàm nền tảng chọn phương pháp đo lường và phát triển đề tài nghiên cứu.Nghiên cứu định lượng: Sử dụng ph

Trang 1

bộ môn Lữ Hành đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt bài báo cáo của mình.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm,

là người đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm bài báo cáo khóa luận tốt nghiệp này.

Tôi cũng xin cảm ơn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế

đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành tốt thời gian thực tập của mình

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế đã hợp tác và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi làm quen với thực tiễn và nghiên cứu Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn người dân địa phương đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi điều tra, thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài.

Mặc dù đã có sự cố gắng song đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý Thầy Cô giáo góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tống Phương Trinh

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập vàkết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tàinghiên cứu khoa học nào

Ngày … tháng … năm …

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tống Phương Trinh

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

2.1 Mục tiêu chung 1

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

4.1 Kết hợp nghiên cứu tài liệu với phương pháp nghiên cứu định lượng 2

4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 3

5 Kết cấu của đề tài 3

PHẦN II 4

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở CẦU NGÓI THANH TOÀN 4

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1.1 Khái niệm du lịch 4

1.1.2 Khách du lịch 6

1.1.3 Du lịch cộng đồng 7

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 16

1.2.1 Tình hình phát triển loại hình DLCĐ ở Việt Nam 16

1.2.2 Tình hình phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế 21

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CẦU NGÓI THANH TOÀN 25

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XÃ THỦY THANH 25

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 25

2.1.2 Tài nguyên du lịch 26

2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 33

Trang 4

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CẦU NGÓI

THANH TOÀN 35

2.2.1 Thực trạng chung về du lịch cộng đồng tại Cầu ngói Thanh Toàn giai đoạn 2012 – 2015 35

2.2.2 Dự án JICA nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu ngói Thanh Toàn 36 2.2.3 Đánh giá của du khách về hoạt động du lịch cộng đồng tại CNTT 39

2.2.4 Đánh giá của người dân nhằm phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu ngói Thanh Toàn 49

2.2.5 Đánh giá chung về tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại CNTT 52

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CẦU NGÓI THANH TOÀN 54

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 54

3.1.1 Tham khảo ý kiến của các chuyên gia 54

3.1.2 Thông qua việc phân tích kết quả điều tra 54

3.2 Đề xuất một số giải pháp pháp triển du lịch cộng đồng tại Cầu ngói Thanh Toàn 54 3.2.1 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách 54

3.2.2 Nhóm giải pháp phát triển và nâng cao sản phẩm du lịch 55

3.2.3 Nhóm giải pháp đối với cộng đồng địa phương 56

3.2.4 Nhóm giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật 58

3.2.5 Nhóm giải pháp xúc tiến và quảng bá du lịch địa phương 58

3.2.6 Mô hình CBT đề xuất tại Cầu Ngói Thanh Toàn 59

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62

I KẾT LUẬN: 62

II KIẾN NGHỊ: 63

1.1 Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 63

1.2 Đối với chính quyền cấp xã 64

1.3 Đối với các công ty, hãng lữ hành trên địa bàn tỉnh 64

1.4 Đối với người dân địa phương làng Thanh Toàn, xã Thủy Thanh 65

1.5 Đối với du khách 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT & THUẬT NGỮ

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒBảng 1.1: So sánh giữa Du lịch sinh thái và Du lịch cộng đồng 15 Bảng 2.1: Lượng khách và doanh thu du lịch tại Cầu ngói Thanh Toàn qua 4 năm (2012 – 2015) 35 Bảng 2.2: Cơ cấu mẫu điều tra 40 Bảng 2.3: Đặc điểm du lịch của du khách được khảo sát 41 Bảng 2.4: Trị số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng về sự đồng ý của du khách 42 Bảng 2.5: Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của du khách về tiềm năng

du lịch tại CNTT 43 Bảng 2.6: Sự ảnh hưởng của giới tính đến đánh giá của các nhóm khách 44 Bảng 2.7: Sự ảnh hưởng của độ tuổi đến đánh giá của các nhóm khách 45 Bảng 2.8: Sự ảnh hưởng của nghề nghiệp đến đánh giá của các nhóm khách 46 Bảng 2.9: Sự ảnh hưởng của trình độ văn hóa đến đánh giá của các nhóm khách 47 Bảng 2.10: Ý kiến của du khách về việc phát triển du lịch cộng đồng tại CNTT

48

Bảng 2.11 : Quyết định của khách sau khi đến tham quan Cầu Ngói Thanh Toàn 49 Bảng 2.12: Cảm nhận của người dân về các hoạt động ở CNTT 50 Bảng 2.13: Gía trị Mean và Cronbach’s Alpha về mức độ hài lòng của người dân địa phương 50

Bảng 2.14: Ý kiến của người dân về việc phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu NgóiThanh Toàn 51

Biểu đồ 2.1: Lượt khách du lịch Cầu ngói Thanh Toàn Qua 4 năm (2012-2015)

35

Trang 8

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do lựa chọn đề tài

Trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như là một sở thích, một hoạtđộng nghỉ ngơi tích cực của con người Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầukhông thể thiếu được trong đời sống văn hóa, xã hội ở các nước Về mặt kinh tế, dulịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước côngnghiệp phát triển Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận

Du lịch Việt Nam trong thời gian qua cũng đã đóng góp rất nhiều cho sự tăng trưởng

và phát triển kinh tế của đất nước Tốc độ tăng trưởng hơn 14%/năm gần gấp hai lầntốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế

Bên cạnh những đóng góp tích cực của ngành du lịch về mặt kinh tế, xã hội thìcũng kéo theo những tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và các vấn đề xã hội.Chính điều này đã đặt ra yêu cầu phát triển du lịch theo hướng bền vững cấp thiết hơnbao giờ hết Trong những năm gần đây, du lịch cộng đồng đang nhận được nhiều sựđồng thuận trong chiến lược phát triển du lịch không chỉ ở các quốc gia phát triển màcòn có ở nhiều quốc gia khác với mục tiêu mang lại lợi ích chung cho cộng đồng địaphương, đặc biệt cho cộng đồng các làng quê xa xôi ở nông thôn

Cùng với ưu thế về vị trí địa lý, Cầu Ngói Thanh Toàn thuộc xã Thủy Thanh,Thừa Thiên Huế hội đủ các yếu tố tiêu biểu của một làng quê Việt Nam với phongcảnh, con người, di tích, ẩm thực, những sản phẩm du lịch như: chằm nón, gói bánhtét, chèo thuyền v.vv có thể mang đến cho du khách một trải nghiệm thú vị về nôngthôn Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng Tuy nhiên việc phát triển dulịch cộng đồng ở đây vẫn còn nhiều hạn chế

Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài : “Nghiên cứu tiềm năng phát triển

du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn” để đánh giá tiềm năng phát triển du

lịch cộng đồng ở nơi đây, từ đó có những phải pháp phù hợp để phát triển du lịch cộngđồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá được tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở Cầu Ngói Thanh Toànthông qua việc nghiên cứu khoa học Từ đó đưa ra một số giải pháp để phát triển du

Trang 9

lịch ở Cầu Ngói Thanh Toàn theo hướng du lịch bền vững

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những đánh giá, nhận xét của du khách tham quan và ngườidân địa phương về tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn,

xã Thủy Thanh, tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung:

Đề tài tập trung đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tạiCầu Ngói Thanh Toàn và tìm ra những tiềm năng, dịch vụ chưa được khai thác đểphục vụ du khách chủ yếu thông qua số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát

du khách tham gia và người dân địa phương bằng bảng hỏi

1 Về không gian: Tại xã Thủy Thanh, Thừa Thiên Huế

2 Về thời gian:

 Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2012 – 2015 về tình hình hoạt động du lịchtại Cầu Ngói Thanh Toàn

 Thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2016

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Kết hợp nghiên cứu tài liệu với phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu tài liệu: Các tài liệu lý thuyết và các nghiên cứu khoa học, khóa

Trang 10

luận về du lịch cộng đồng được tổng hợp nhằm có được hệ thống lí luận và thực tiễnlàm nền tảng chọn phương pháp đo lường và phát triển đề tài nghiên cứu.

Nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp khảo sát, phỏng vấn trực tiếpbằng bảng hỏi để thu thập số liệu sơ cấp từ du khách và người dân địa phương tại CầuNgói Thanh Toàn, sau đó dữ liệu được phân tích thống kê với các phần mềm hiện đạinhằm phát triển và kiểm định thang đo, đánh giá định lượng về tiềm năng phát triển

du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn

4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Phương pháp phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0 để đảm bảo độ tincậy và chính xác cao thông qua thống kê về tần suất (Frequency), phần trăm (Percent),trung bình (Mean); đánh giá độ tin cậy của thang đo Likert (Cronbach’s Alpha), phântích phương sai một yếu tố (One-way ANOVA)

5 Kết cấu của đề tài

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần này trình bày lý do lựa chọn vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng vàphương pháp nghiên cứu, bố cục của đề tài

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bố cục của phần này gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Trình bày cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Phân tích, đánh giá tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở CầuNgói Thanh Toàn

Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở Cầu NgóiThanh Toàn

Từ kết quả nghiên cứu và xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn, trình bày các giảipháp nhằm phát triển du lịch cộng đồng ở Cầu Ngói Thanh Toàn

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận và đề xuất các kiến nghị đối với các cấp nhằm thực hiện các giải pháp

đã nêu ra

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 11

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở CẦU NGÓI THANH TOÀN1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Khái niệm du lịch

Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến khôngchỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.Tuy nhiên, cho đến nay, không chỉ ở nước ta, nhận thức về nội dung du lịch vẫnchưa thống nhất.Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau,mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau Do vậy có bao nhiêu tác giảnghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa

Dưới con mắt của Guer Freuler thì “Du lịch với ý nghĩa hiện đại của từ này

là một hiện tượng của thời đại chúng ta, dựa trên sự tăng trưởng về nhu cầu khôi phục sức khoẻ và sự thay đổi của môi trường xung quanh, dựa vào sự phát sinh, phát triển tình cảm đối với vẻ đẹp thiên nhiên”.

Kaspar cho rằng “du lịch không chỉ là hiện tượng di chuyển của cư dân màphải là tất cả những gì có liên quan đến sự di chuyển đó” Chúng ta cũng thấy ý

tưởng này trong quan điểm của Hienziker và Kraff “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ” (Về sau định nghĩa này được hiệp hội các chuyên gia khoa học về du lịch thừa

nhận)

Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần

mà nó phải gắn chặt với hoạt động kinh tế Nhà kinh tế học Picara- Edmod đưa rađịnh nghĩa: “du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó không chỉ vềphương diện khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và củanhững khách vãng lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc giántiếp cho các chi phí của họ nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”

Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam đãtách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt Theo các chuyên gia

Trang 12

này, nghĩa thứ nhất của từ này là “một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực củacon người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắngcảnh…” Theo định nghĩa thứ hai, du lịch được coi là “một ngành kinh doanh tổng hợp

có hiệu quả cao về nhiều mặt nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thông lịch sử vàvăn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nướcngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình, về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanhmang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ

Khái niệm về du lịch theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạtđộng DL còn được định nghĩa như sau:

Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở ngoài

nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìm kiếm kinhnghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác

Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện

về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du lịch vàđạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận

Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về

hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, làtổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việchành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại

tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương

Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội mà

hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu nềnvăn hoá, phong cách của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội để ìmviệc làm, phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnhhưởng đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh XH, nơi ăn,chốn ở,

Luật du lịch được Quốc hội thông qua năm 2005 đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

Trang 13

1.1.2 Khách du lịch

1.1.2.1 Khái niệm khách du lịch

o Theo khoản 1 điều 4 luật du lịch Việt Nam cũng đã quy định:

“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp

đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.

o Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) thì khách du lịch có những đặc trưngsau:

- Là người đi khỏi nơi cư trú của mình

- Không đi du lịch với mục đích kinh tế

- Rời khỏi nơi cư trú trên 24 giờ

- Khoảng cách tối thiểu từ nhà tới địa điểm đến (30, 40 hoặc 50 dặm) tùyvào khái niệm của từng nước

Khách du lịch bao gồm hai nhóm: khách du lịch nội địa và khách du lịchquốc tế

1.1.2.2 Phân loại khách du lịch

o Khách du lịch nội địa

Luật du lịch Việt Nam tại khoản 2, điều 43 quy định: “Khách du lịch nội địa

là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”.

Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa về khách du lịch

nội địa như sau: “Khách du lịch nội địa là những người cư trú trong nước, không

kể quốc tịch, thăm viếng một nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất 24 giờ cho một mục đích nào đó ngoài việc hành nghề kiếm tiền tại nơi được viếng thăm”.

o Khách du lịch quốc tế

Khoản 3, điều 34, luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.

Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) đưa ra định nghĩa về khách du lich quốc

tế như sau: “Khách du lịch quốc tế là những người viếng thăm một nước ngoài

Trang 14

nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian 24 giờ nhưng không vượt quá một năm và không nhằm mục đích kiếm tiền”.

1.1.3 Du lịch cộng đồng

1.1.3.1 Khái niệm Du lịch cộng đồng

Nguồn gốc của thuật ngữ Du lịch cộng đồng phát sinh từ các thuật ngữ cótrước như “du lịch nông thôn”, “du lịch làng” vốn là những mô hình phát triển nôngthôn Do nhu cầu ngày càng tăng về sự tham gia hiệu quả của cộng đồng vào những

mô hình phát triển du lịch nông thôn nói trên, thuật ngữ “Du lịch cộng đồng” bắtđầu phát triển Hiện giờ, Du lịch cộng đồng đã trở thành một thuật ngữ căn bảntrong từ vựng chuyên ngành của du lịch và quy hoạch phát triển

Cộng đồng (Community): Một cộng đồng có thể được định nghĩa là “một nhóm người có chung một đặc điểm, thường theo tiêu chí về địa lý” Vì mục đích

phát triển du lịch, “cộng đồng” được áp dụng chủ yếu để nói về cộng đồng ở nôngthôn, thành thị riêng biệt hoặc cộng đồng có mối kết nối về di sản hoặc văn hóa

Dựa vào (Based): nhằm nhấn mạnh du lịch phát triển có nền tảng vững chắc,dựa vào chính nguồn lực của cộng đồng

Du lịch là hoạt động chính được các cộng đồng dựa vào để tạo ra những thayđổi về kinh tế, xã hội, thậm chí là môi trường Trong bối cảnh của DLCĐ, du lịchcần được hiểu theo nghĩa đủ rộng là bao gồm sự giải trí/nghỉ ngơi trong ngày, họchỏi, giáo dục, từ thiện và tình nguyện Du lịch sau cùng là một loại hình kinh doanh.Bất kỳ một chương trình du lịch nào cũng không thể thiếu tính khả thi về kinh tế

Từ lâu, khái niệm “du lịch cộng đồng” (DLCĐ) đã được đề cập rộng rãi tạinhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, cụ thể:

Ở Thái Lan khái niệm Community-Based Tourism - Du lịch dựa vào cộng

đồng được định nghĩa: “DLCĐ là loại hình du lịch được quản lý và có bởi chính cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt môi trường, văn hóa và xã hội Thông qua DLCĐ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về lối sống của cộng đồng địa phương” (REST, 1997).

Khái niệm này cũng được nhắc đến trong chương trình nghiên cứu của nhiều

tổ chức xã hội trên thế giới Pachamama (Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảotồn văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của mình về

Trang 15

Community-Based Tourism như sau: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương Cộng đồng địa phương kiểm soát

cả những tác động và những lợi ích thông qua quá trình tham gia vào hình thức

du lịch này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh

kế và phát huy giá trị truyền thống của địa phương”.

Còn Istituto Oikos (Tổ chức hướng đến việc hỗ trợ các nghiên cứu, huy độngnguồn lực tài chính trong công tác bảo tồn về mặt sinh thái tự nhiên và nhân văncho các quốc gia đang phát triển trên thế giới, ra đời tại Ý, 1996) lại đề cập đến nội

dung của DLCĐ theo hướng: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến và có lưu trú qua đêm tại không gian sinh sống của cộng đồng địa phương” (thường là các cộng đồng ở nông thôn hoặc các cộng đồng

nghèo hoặc sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn) Thông qua đó

du khách có cơ hội khám phá môi trường thiên nhiên hoang dã hoặc tìm hiểu cácgiá trị về văn hóa truyền thống, tôn trọng tư duy văn hóa bản địa Cộng đồng địaphương có cơ hội thụ hưởng các lợi ích kinh tế từ việc tham gia vào các hoạt độngkhám phá dựa trên các giá trị về tự nhiên và văn hóa xã hội tại khu vực cộng đồngđịa phương sinh sống

Trong khi Tổ chức mạng lưới du lịch cộng đồng vì người nghèo đã

nêu: “DLCĐ là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các chiến lược vì người nghèo trong môi trường cộng đồng Các sáng kiến của DLCĐ nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại thu nhập thay thế cho cộng đồng Các sáng kiến của DLCĐ còn khuyến khích tôn trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên”

Tại Việt Nam, hàng loạt khái niệm về DLCĐ đã được đề cập

Tác giả Trần Thị Mai (2005) đã xây dựng nội dung cho khái niệm này như

sau: “Du lịch cộng đồng là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác có liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng cư dân địa phương, bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có dự án”

Trang 16

Cùng có quan điểm nhấn mạnh vai trò của phương thức phát triển DLCĐtrong công tác bảo tồn môi trường tự nhiên và nhân văn, tác giả Võ Quế (2006) đã

nhìn nhận: “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong

đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên”

Bên cạnh nội dung xem xét phát triển DLCĐ là phương thức góp phần đẩymạnh tính hiệu quả trong công tác bảo tồn, tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) còn đề

cập đến việc tham gia của cộng đồng địa phương, với cách nhìn về DLCĐ: “DLCĐ

có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương

có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách”

Tựu chung lại, khái niệm DLCĐ có thể được hiểu trên những phương diện sau:

- Du lịch cộng đồng (DLCĐ) gồm các hoạt động du lịch nhằm đạt được cácmục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và môi trường cho các vùng thôn quê, vùng sâuvùng xa

- DLCĐ là một bộ phận của du lịch bền vững, hoạt động của nó hướng vàoviệc tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo

- DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa dân cư địa phương và khách du lịchnhằm mang lại lợi ích kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ môi trường

và mang đến cho khách du lịch những hiểu biết mới

Có thể thấy, có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch cộng đồng nhưng trongkhái niệm du lịch cộng đồng luôn có ba yếu tố:

- Tính bền vững

- Dựa vào cộng đồng

- Hợp tác chiến lược

Trang 17

1.1.3.2 Các đặc trưng của DLCĐ

Du lịch cộng đồng có các đặc trưng cơ bản sau:

- Các đối tác tham gia: Cơ quan quản lí du lịch địa phương, chính quyềnđịa phương, các cơ quan bảo tồn, các công ty du lịch, cộng đồng địa phương vàkhách du lịch

- Cộng đồng địa phương tham gia, chịu trách nhiệm ra quyết định, thực thi

và điều hành dự án

- Cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên văn hóa và tài nguyênthiên nhiên của địa phương và chia sẻ lợi ích từ các hoạt động du lịch

- Quy mô hoạt động nhỏ, thị trường khá hẹp về đối tượng và ít về số lượng

- Sản phẩm mang bản chất địa phương

1.1.3.3 Các nguyên tắc của DLCĐ

Du lịch cộng đồng có các nguyên tắc chính sau:

1.1.3.3.1 DLCĐ tham gia quản lí và tăng cường năng lực cộng đồng

Cộng đồng làm chủ dự án: Tất cả các thành viên cộng đồng, hoặc ít nhấtnhững người trực tiếp liên quan, phải có ý thức rằng họ cũng nắm dự án và có nănglực đưa ra quyết định về việc thực hiện

Xây dựng năng lực cho cộng đồng: phát triển kỹ năng và kinh nghiệm quản

lý, thực hiện hoạt động du lịch cho người dân là tối quan trọng cho sự thành cônglâu dài của dự án DLCĐ

Địa phương tham gia từ lúc bắt đầu dự án: thành viên cộng đồng phải thamgia vào tất cả các giai đoạn của dự án, từ giai đoạn hình thành ý tưởng đến giám sát

và đánh giá

Quy mô nhỏ: DLCĐ cần được tổ chức theo nhóm khách nhỏ do doanhnghiệp nhỏ địa phương quản lý

1.1.3.3.2 Bền vững thiên nhiên và văn hóa

Đóng góp vào bảo vệ và cải thiện môi trường: Tài nguyên thiên nhiên không chỉ

là điểm du lịch mà còn cần thiết đối với sự sống còn của các cộng đồng tham giaDLCĐ

Đóng góp vào việc bảo tồn và phục hồi di sản, văn hóa: Văn hóa không chỉ

là điểm du lịch mà nó còn góp phần vào niềm tự hào và sức mạnh của cộng đồng

Trang 18

Tác động tối thiểu lên tài nguyên thiên nhiên và văn hóa: Để đảm bảo tínhbền vững lâu dài của các điểm du lịch thiên nhiên và văn hóa, làm cơ sở cho sự pháttriển mạnh và tự lập của các cộng đồng, phải làm du lịch theo cách tránh ảnh hưởngcủa tài nguyên ở mức thấp nhất

1.1.3.3.3 Bền vững trong sự phát triển về kinh tế

Đóng góp vào sự phát triển về kinh tế và chất lượng cuộc sống: Du lịch làmột ngành kinh doanh và có thể đem lại thu nhập quan trọng, giảm đói nghèo, cảithiện điều kiện sống của dân địa phương

Chia sẻ lợi ích cộng đồng: Phải có cơ chế để đảm bảo chia sẻ lợi ích mộtcách công bằng cho những người tham gia các hoạt động DLCĐ, ngay cả nhữngngười không tham gia trực tiếp cũng nên được chia sẻ theo hình thức nào đó, ví

1.1.3.3.4 Học hỏi và chia sẻ văn hóa

Tạo điều kiện trao đổi có trách nhiệm về môi trường và xã hội cho khách vàchủ: Giao tiếp và chia sẻ giữa khách và chủ được thực hiện với sự tôn trọng môitrường và văn hóa địa phương

Khuyến khích học hỏi liên văn hóa: không những khách có cơ hội học hỏimột nền văn hóa mới mà cộng đồng địa phương cũng học được văn hóa của khách

do tiếp xúc thân mật với nhau

Tôn trọng khác biệt văn hóa và quyền con người: DLCĐ có nội dung thưởngthức sự đa dạng của con người và các nền văn hóa

Hiểu và giáo dục: Yếu tố quan trọng của DLCĐ là học hỏi về thiên nhiên vàvăn hóa một cách phong phú nhờ hiểu đúng thông qua hướng dẫn viên địa phương

và các hoạt động thực tế

Tăng nhận thức của khách: đến với một cộng đồng là kinh nghiệm quý báu

để biết cuộc sống của người dân và những vấn đề họ đối mặt từng ngày

Trang 19

1.1.3.4 Các hình thức phát triển DLCĐ

Cộng đồng địa phương tự tổ chức toàn bộ các khâu cung ứng du lịch (thiết

kế, đầu tư hình thành các sản phẩm mới hoặc gia tăng giá trị các sản phẩm hiện có)

và tiến hành các công tác bảo tồn

Các doanh nghiệp du lịch tổ chức bán tour và ký hợp đồng với cộng đồng địaphương để cung cấp các dịch vụ du lịch cho khách du lịch

1.1.3.5 Các mô hình của DLCĐ

Các dự án về DLCĐ thường theo đuổi một trong những mô hình nhất định.Việc chọn mô hình tùy thuộc vào ý nguyện và khả năng của cộng đồng; vào dự ánquy hoạch, phát triển nó

DLCĐ có các mô hình cơ bản sau:

- Toàn thể cộng đồng quản lý và làm chủ dự án DLCĐ: Thành viên cộngđồng có thể cùng làm chủ và quản lý một khu vực dành cho du lịch, nắm toàn bộ sựphát triển và quản lý các hoạt động du lịch

- Chỉ một vài thành viên cộng đồng – gia đình, nhóm cộng đồng, cá nhântham gia ở các giai đoạn và các cấp khác nhau của dự án

- Các doanh nghiệp trong cộng đồng hoặc các doanh nhân có thể liên doanhvới bên ngoài để bán sản phẩm và dịch vụ

1.1.3.6 Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương

Các điều kiện đó được chia thành 4 nhóm chính sau:

o Tiện nghi và các điểm hấp dẫn của cộng động

Để có được một dự án CBT thành công, cộng đồng đó phải có điểm du lịchthu hút khách và có đủ tiện nghi để thu hút khách đến thăm cộng đồng và hỗ trợ cáchoạt động du lịch cộng đồng Tiện nghi và các điểm thu hút bao gồm: các tàinguyên văn hóa; tài nguyên môi trường; lưu trú; đường tiếp cận và phương tiện đilại; thông tin/dịch vụ du lịch cho du khách tại vùng du lịch; sức khỏe và an toàntrong vùng du lịch và phụ cận; nguồn nhân lực; nơi mua sắm; các dịch vụ đi lại; cấpnước, năng lượng và hệ thống nước thải; nguồn tài chính

o Tính năng động của cộng đồng

Sự thành công của những người hỗ trợ cồng đồng phụ thuộc rất lớn vào sự hiểubiết về tính năng động của cộng đồng và thái độ của họ khi làm việc với người dân

Trang 20

o Tiềm năng thị trường

Du khách là nhân tố quyết định cho sự thành công của CBT Việc hiểu rõ nhucầu, mối quan tâm và động cơ của du khách rất cần thiêt cho dự án CBT Điều nàygiúp cho cộng đồng xác định đúng thị trường mục tiêu, các loại du khách có thể đếntham quan cộng đồng, từ đó có kế hoạch phát triển sao cho đáp ứng tốt nhu cầu kháchhàng

o Các chính sách quốc gia và thái độ của chính quyền địa phương

Việc phân tích các chính sách liên quan của Chính phủ là rất quan trọng đểxác định được các khả năng mà các cơ quan có thể hỗ trợ, giúp đỡ thực hiện các dự

án CBT Các tổ chức, cơ quan như Tổng cục du lịch Việt Nam, Sở Văn hóa – Thểthao và Du lịch các tỉnh thành, hay bản quản lý du lịch xã dựa vào các chính sách

đó để xác định việc phân bổ các nguồn lực và cung cấp các điều kiện hỗ trợ phù hợp

1.1.3.7 Vai trò của các bên liên quan trong phát triển du lịch cộng đồng

a) Cộng đồng địa phương

 Đánh giá tiềm năng để ra các quyết định về đầu tư, phát triển du lịch

 Đầu tư phát triển và cung ứng các sản phẩm du lịch

 Tiến hành các hoạt động bảo tồn

 Chủ động liên kết với các đối tác để tổ chức quản lý và tham gia công tác bảotồn

 Xây dựng các quy chế quản lý, tự quản, phân chia lợi ích

b) Chính quyền Trung ương, địa phương và các cơ quan quản lý du lịch

 Hình thành khung pháp lý về phát triển du lịch, bảo tồn, quản lý môitrường, sử dụng lao động,

 Lập quy hoạch

 Ban hành chính sách khuyến khích phát triển

 Trực tiếp hỗ trợ vốn cho cộng đồng dân cư, hộ kinh doanh,

 Cung cấp dịch vụ tư vấn, tiếp thị, đào tạo

c) Các công ty du lịch, lữ hành

 Sử dụng người dân địa phương vào các hoạt động du lịch

 Tham gia vào quá trình nghiên cứu tiềm năng du lịch

 Thiết kế tour tuyến, sản phẩm du lịch

Trang 21

 Nghiên cứu thị trường

 Tuyên truyền quảng bá

 Tổ chức nguồn khách

 Liên kết khai thác tài nguyên du lịch

 Đóng góp cho hoạt động bảo tồn, tổ chức các hoạt động bảo vệ môitrường, giáo dục du khách,

 Hỗ trợ tài chính, đào tạo cho cộng đồng

d) Các cơ quan bảo tồn

 Cung cấp các thông tin tư liệu

 Xây dựng hoạt động hỗ trợ các tour tuyến, sản phẩm du lịch

 Thu hút người dân địa phương tham gia vào hoạt động bảo tồn

 Phối hợp với cộng đồng địa phương cung cấp các dịch vụ

e) Các tổ chức phi chính phủ

 Hỗ trợ về tài chính

 Hỗ trợ xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch

 Hỗ trợ kỹ thuật triển khai các dự án, du lịch cộng đồng

 Hỗ trợ xây dựng các chính sách phát triển du lịch

 Nâng cao năng lực cho cộng đồng, chính quyền địa phương

f) Khách du lịch

 Hiểu và tôn trọng môi trường tự nhiên, đặc trưng văn hóa của địa phương

 Tuân thủ các quy định và quy tắc ứng xử ở địa phương

 Có trách nhiệm trong việc sử dụng các sản phẩm du lịch

 Hỗ trợ cho cộng đồng địa phương về tài chính, kinh nghiệm,

1.1.3.8 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của du lịch cộng đồng

- Mức độ phục hồi và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống

- Khả năng nhận thức của người dân về du lịch cộng đồng

- Tính hiệu quả trong quản lý của nhà nước ở địa phương

- Chia sẻ lợi ích từ du lịch

- Mức độ tham gia của người dân

- Phát triển DLCĐ phải phát huy tính văn hóa, những phong tục tập quán,những lễ hội gắn liền với nó

Trang 22

1.1.3.9 Sự tương đồng, khác biệt giữa DLCĐ với DLST

DLCĐ và DLST là hai loại hình du lịch có khá nhiều nét tương đồng Việcphân biệt hai loại hình du lịch này có ý nghĩa rất quan trọng

Luật du lịch Việt Nam đã có định nghĩa về du lịch sinh thái như sau: “Dulịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địaphương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”

Cả hai loại hình du lịch này đều là bộ phận của du lịch bền vững Sự khácbiệt giữa chúng được thể hiện qua bảng so sánh sau:

Bảng 1.1: So sánh giữa Du lịch sinh thái và Du lịch cộng đồng

trường, văn hóa địa phương vànhững đặc điểm độc đáo củađiểm du lịch

Quản lý có trách nhiệm về môitrường, nguồn lực tự nhiên, hệthống và văn hóa xã hội bằngcách đáp ứng những yêu cầucủa cộng đồng

Quản lý du

lịch

Mục đích Vừa phát triển du lịch đồng thời

với việc bảo vệ môi trường

Phát triển du lịch một cách cótrách nhiệm cho sự xóa đóigiảm nghèo

Tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về phát triển du lịch cộng đồng tại ViệtNam, các chuyên gia đã cũng đưa ra sự phân biệt giữa du lịch cộng đồng và du lịchsinh thái trên một số vấn đề cơ bản sau:

- Du lịch cộng đồng dựa vào cộng đồng, cộng đồng được trao quyền làmchủ còn du lịch sinh thái không nhất thiết có sự tham gia của cộng đồng

- Du lịch cộng đồng làm tăng nhận thức cho cộng đồng về lòng tự trọng, vềtài nguyên, môi trường và tác động của du lịch

- Cộng đồng được hưởng lợi từ thu nhập du lịch, có sự phân chia công bằng

và có tái đầu tư

Trang 23

- Đưa cộng đồng vào quyền sở hữu, quản lý di sản về tài nguyên thiên nhiên

và văn hóa để đảm bảo cho việc phát triển bền vững

- Có sự hợp tác của các bên tham gia

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Tình hình phát triển loại hình DLCĐ ở Việt Nam

Du lịch cộng đồng bắt đầu phát triển ở Việt Nam vào cuối những năm 1980với những du khách đầu tiên đến từ khối Đông Âu cũ Vào đầu những năm 1990, thịtrường du lịch được mở để đón khách du lịch từ phương Tây và dần dần là kháchnội địa Du lịch cộng đồng gắn với nhiều hoạt động như tham quan các làng nghề

cổ, khám phá núi rừng thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa các dân tộc , trong đó, tiêubiểu nhất là loại hình homestay - hình thức khách du lịch đến ở nhà người dân địaphương để cùng ăn, nghỉ, tham gia các công việc hàng ngày cũng như các hoạt độngvăn hóa, văn nghệ Hiện mô hình này đã được áp dụng phổ biến và khá thành công,thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Hòa Bình (Bản Lác ở MaiChâu) là nơi đầu tiên ở Bắc Bộ hoạt động du lịch cộng đồng Ở miền Nam, đảoThới Sơn ở Tiền Giang và Vĩnh Long đã tiếp đón khách du lịch ở Đông Âu ngay từnăm 1985 Cuối những năm 1990, theo dòng phát triển của khách quốc tế đến từTây Âu và Bắc Mỹ, du lịch cộng đồng được khởi xướng ở miền Bắc tại Sapa, mộtđiểm du lịch giàu có về di sản các dân tộc ít người Du lịch cộng đồng được mởrộng tới các vùng gần Hội An, Huế và vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Hiện nay có nhiều dự án phát triển du lịch cộng đồng của các tổ chức phichính phủ được xây dựng tại Việt Nam như dự án “Hỗ trợ du lịch bền vững” tạihuyện Sapa với sự giúp đỡ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) và Tổchức phát triển của Chính phủ Hà Lan (SNV), Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản(JICA) phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế thựchiện dự án “Phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn” – thị xã HươngThủy, dự án phát triển tiểu vùng Sông Mekong mở rộng của Ngân hàng phát triểnChâu Á (ADB), tổ chức Lao động quốc tế (ILO) phối hợp với Sở Văn hóa – Thểthao và Du lịch tỉnh Quảng Nam và UBND huyện Duy Xuyên khai thác mô hìnhlàng du lịch dựa vào cộng đồng tại Mỹ Sơn – tỉnh Quảng Nam Và còn nhiều dự ánphát triển du lịch cộng đồng đang được đầu tư và triển khai tại Việt Nam với sự

Trang 24

giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ.

1.2.1.1 Mô hình du lịch cộng đồng tại Sapa

Cùng với khai thác giá trị cảnh quan thiên nhiên, SaPa đang hướng đến việcphát triển du lịch cộng đồng, nhằm phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc

Khác hẳn những điểm du lịch trong và ngoài nước, SaPa được coi là vùngđất có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, bởi nơi đây không chỉ có vẻ đẹp thiênnhiên mà còn ẩn chứa kho tàng văn hoá truyền thống đặc trưng Chính vì lẽ đó, vàonăm 2008, với sự giúp đỡ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) và Tổchức phát triển của Chính phủ Hà Lan (SNV), Lào Cai đã xây dựng thí điểm dự án

“Hỗ trợ du lịch bền vững” tại huyện Sapa Mục đích của dự án là đào tạo và nângcao nhận thức của cộng đồng, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sapa trongkinh doanh du lịch Sau 4 năm triển khai, dự án thực sự là hướng phát triển du lịchphù hợp với điều kiện ở vùng cao Sapa

Dự án “Hỗ trợ du lịch bền vững” được triển khai thí điểm tại thôn Cát Cát vàSín Chải, thuộc xã San Sả Hồ với sự tham gia của 4 hộ dân Các hộ dân được hướngdẫn cách tổ chức đón tiếp, bố trí nơi nghỉ cho du khách có nhu cầu tham quan, khámphá phong tục, tập quán và các hoạt động lao động, sản xuất của người dân địaphương Tại đây, các hộ dân được dự án hỗ trợ, tập huấn kỹ năng giao tiếp, tổ chứclàm vệ sinh nhà ở và thành lập các đội văn nghệ tại thôn, bản, sẵn sàng biểu diễnphục vụ khi du khách có nhu cầu Bên cạnh đó, dự án “Hỗ trợ du lịch bền vững”cũng khuyến khích các hộ dân trong thôn bảo tồn và phát triển một số ngành, nghềtruyền thống như: dệt thủ công, thuê may thổ cẩm, rèn, đúc, chạm khắc, sản xuất đồthủ công mỹ nghệ Trong thời gian ngắn, lượng khách du lịch, đặc biệt là kháchnước ngoài đến đây đã tăng nhanh chóng Hệ thống Homestay phát triển mạnh, xã

Tả Van ban đầu có 3 hộ dân thì hiện nay đã có trên 30 hộ tham gia mô hình

Qua 4 năm thực hiện, đến nay, hình thức du lịch cộng đồng tại Lào Cai đãnhân rộng tới 13 xã thuộc huyện Sa Pa và Bắc Hà với 120 cơ sở lưu trú, nhà trọ.Tại những địa phương này, người dân đã đầu tư xây dựng các cơ sở lưu trú mới,một số hộ cải tạo hoặc sử dụng chính nhà sàn của mình làm nhà nghỉ với diện tíchbình quân 100m²/hộ, đảm bảo phục vụ từ 15 - 30 du khách Nhận được sự hỗ trợcủa Dự án “Hỗ trợ du lịch bền vững”, 31 hộ dân ở xã Bản Hồ (huyện Sa Pa) đã cải

Trang 25

tạo, đầu tư tiện nghi, đáp ứng nhu cầu ăn, nghỉ của du khách Du lịch cộng đồng

đã giúp nhiều hộ dân tại xã Bản Hồ có nguồn thu nhập mỗi năm từ 40 - 50 triệuđồng Theo điều tra của tổ chức IUCN, hơn 70% số du khách quốc tế đến Sa Pa cónhu cầu tới các bản, làng của đồng bào dân tộc thiểu số Điều đó cho thấy, pháttriển du lịch cộng đồng là hướng đi có nhiều tiềm năng

Tuy nhiên, hoạt động du lịch cộng đồng cũng còn những hạn chế nhất định,như: chưa kéo dài thời gian lưu trú của du khách, nghèo nàn về nội dung, hình thức

và thiếu sản phẩm du lịch độc đáo

1.2.1.2 Mô hình du lịch cộng đồng ở Mai Châu

Mai Châu là một huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, là địa chỉ du lịch nổitiếng hằng năm thu thu hút rất nhiều khác du lịch tới thăm, đặc biệt là khách quốc

tế Sự hòa đồng giữa thiên nhiên và con người chính là thế mạnh của vùng, từ đóMai Châu có lợi thế vượt trội so với nhiều địa phương khác trong tỉnh và được quyhoạch là một trong những khu du lịch chuyên đề trọng điểm của tỉnh Hòa Bình

Vùng đất Mai Châu được thiên nhiên ưu đãi với các khu rừng nguyên sinh,rừng đặc dụng, sông hồ tự nhiên, núi non hùng vĩ và hệ thống các hang động, thácnước tạo nên cảnh quan sinh động, khí hậu mát mẻ, con người hiền hòa, mến khách.Đây là nơi cư trú của 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, gồm: Thái, Mường, Kinh,Dao, Mông, Tày, Hoa, mỗi dân tộc mang một nét văn hóa truyền thống riêng, từ đótạo nên một nền văn hóa chung đa bản sắc cùng tồn tại và phát triển Mai Châu còn

là vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội đặc sắc, ngành nghề thủ côngtruyền thống mang đậm nét văn hóa các dân tộc anh em

Xác định được thế mạnh đó, huyện đã xác định hướng đi cho du lịch củahuyện là phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới Từ năm

2011 – 2013, huyện đã từng bước xây dựng đề án, xây dựng kế hoạch và phê duyệtquy hoạch phát triển mạng lưới du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mớigiai đoạn 2011 – 2015, kiện toàn ban chỉ đạo và xây dựng quy chế hoạt động và chỉđạo các xã, thị trấn tổ chức thực hiện, rà soát bổ sung các điểm du lịch để xây dựngquy hoạch du lịch huyện Mai Châu theo quy hoạch tổng thể tỉnh Hòa Bình Tuyêntruyền, vận động nhân dân phát huy tinh thần đoàn kết, giữ gìn bản sắc văn hóa dântộc, vệ sinh môi trường và đảm bảo an ninh trật tự để phục vụ tốt cho hoạt động du

Trang 26

lịch trên địa bàn Khuyến khích các tập thể, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh,

du lịch nhằm tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và ngân sách nhànước Đặc biệt tăng cường công tác tuyên tuyền, quảng bá tiềm năng du lịch củahuyện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình,báo viết, báo điện tử từ Trung ương đến địa phương

Trong 3 năm thực hiện đề án phát triển du lịch công động gắn với xây dựngnông thôn mới, toàn huyện phát triển từ 24 nhà nghỉ cộng đồng (năm 2011) đến 77nhà (năm 2013), đạt 77% so với mục tiêu của đề án Tổng số lượt khách tham quan

du lịch năm 2011: 68.138 lượt, năm 2013: 207.903 lượt Tổng số doanh thu từ hoạtđộng du lịch, năm 2011 ước đạt trên 9 tỷ đồng, năm 2013 ước đạt 46 tỷ đồng Huyệnđược đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gồm: 01 làng du lịch sinh thái bản Bước, xã XămKhòe; Khu du lịch sinh thái Mặt trời, xã Chiềng Châu; Khu du lịch sinh thái MaiChâu, xã Nà Phòn; Khu du lịch ở xóm Cha Lang, xã Mai Hịch.6 tháng đầu năm 2014,huyện đã đón 149.340 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 39.952 lượt, khách trongnước: 109.388 lượt Với tổng doanh thu là trên 28 tỷ đồng, trong đó doanh thu kháchquốc tế: 11,350 tỷ đồng, doanh thu khách nội địa: 16,750 tỷ đồng

Trong thời gian tới, huyện Mai Châu tiếp tục đầu tư kinh phí để nâng caochất lượng sản phẩm dịch vụ và quảng bá du lịch Phát triển du lịch nhưng vẫn đảmbảo vệ sinh môi trường và quan tâm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống Việcphát triển du lịch cộng đồng ở Mai Châu không chỉ góp phần quảng bá hình ảnh củađịa phương tới các du khách bốn phương, bạn bè quốc tế mà qua đó tạo việc làm,tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân

1.2.1.3 Mô hình du lịch cộng đồng ở Quảng Nam

Quảng Nam là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển các loại hình dulịch nằm trong nhóm phạm trù du lịch bền vững như: du lịch sinh thái, tráchnhiệm, làng quê

Bên cạnh vùng du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và bất động sản ven biển, QuảngNam cũng hướng sự quan tâm đến các loại hình du lịch làng quê, sinh thái,homestay, thủ công mỹ nghệ mang những bản sắc riêng biệt và độc đáo

Trong thời gian qua, phát triển theo hướng du lịch cộng đồng và du lịch sinhthái đang đem lại cho Quảng Nam những hiệu quả rõ rệt trong cải thiện đời sống tại

Trang 27

các làng, bản miền núi Dự án “Du lịch dựa vào cộng đồng Cơ Tu” do Tổ chức Cứutrợ và phát triển quốc tế (FIDR) phối hợp với UBND huyện Nam Giang tổ chức tại

xã Ta Bhing không giống như các dự án du lịch cộng đồng đã được triển khai trướcđây, dự án tập trung vào mục tiêu chính là phát huy tính chủ động của cộng đồngvới việc kết nối nhiều thành phần tham gia Dù mới triển khai thử nghiệm hơn mộtnăm (từ 5/2012 đến 6/2013) nhưng đã có 20 đoàn với số lượng 260 khách chủ yếu

là khách châu Âu và Nhật Bản đến tham quan; tổng thu nhập của địa phương từhoạt động du lịch này đạt hơn 93 triệu đồng

Việc thành lập tổ hợp tác cùng tương trợ đã đem lại hiệu quả tích cực cho môhình du lịch homestay Mỹ Sơn (thôn Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên,Quảng Nam) Các hộ làm du lịch trong làng tham gia tổ hợp tác dựa trên tinh thần

tự nguyện Trước đây, khách du lịch đến Mỹ Sơn chỉ trong thời gian ngắn rồi vềHội An hoặc Đà Nẵng, không có gì trải nghiệm ngoài khu đền tháp Mỹ Sơn Khi

mô hình tổ hợp tác ra đời đã tạo điều kiện để du khách lưu trú tại làng du lịch cộngđồng, cùng dân trong làng nấu ăn, thưởng thức những món ăn truyền thống QuảngNam, giao lưu với người dân địa phương để tìm hiểu giá trị văn hóa bản địa Đồngthời, qua đó giúp người dân địa phương có thêm thu nhập, góp phần bảo tồn và pháthuy giá trị di sản Ở Cù Lao Chàm, mô hình này bắt đầu thực hiện từ năm 2009 vớiloại hình homestay ở Bãi Hương, đến nay đã lan rộng đến các cụm dân cư trên đảo.Gần 3 năm qua, mô hình du lịch cộng đồng tiếp tục mở rộng đến 2 thôn Vạn Lăng

và Thanh Tam Đông (xã Cẩm Thanh) với loại hình du lịch sinh thái gắn với rừngdừa nước và hệ sông lạch vùng hạ lưu Thu Bồn cùng một số khu vực khối ThanhTây, An Mỹ, Sơn Phô 2 (phường Cẩm Châu) với loại hình du lịch nghỉ ngơi, thămthú dạo chơi

Nằm trong khuôn khổ của Festival Di sản Quảng Nam lần thứ 5, ngày23/6/2013, Sở VHTTDL Quảng Nam đưa làng Bhơ Hôồng (xã Sông Kôn) và làngĐhơ Rồng (xã Ta Lu), huyện Đông Giang vào khai thác du lịch theo mô hìnhhomestay Cộng đồng dân tộc nơi đây với nụ cười thân thiện, mến khách cùng cácsản phẩm dệt thổ cẩm đặc trưng… đã trở thành yếu tố thuận lợi để phát triển loạihình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa

Trang 28

Kế tiếp những thành công trong việc phát triển du lịch ở các làng bản, cộngđồng dân tộc, mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạchLàng du lịch sinh thái Đại Bình tại xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, cách thành phốHội An 20 km Làng Đại Bình sẽ là khu du lịch sinh thái kết hợp tham quan, tìm hiểuvăn hóa truyền thống làng quê với quy mô 130 ha Dự án này nhằm phát huy thếmạnh để khai thác, phát triển loại hình du lịch sinh thái kết hợp với tìm hiểu bản sắclàng quê Việt, góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống làng quê và nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần cho người dân địa phương Đồng thời, dự án gắn với quá trìnhbảo vệ tài nguyên môi trường và phát triển du lịch bền vững, gắn kết các khu vực dulịch văn hóa – lịch sử Hội An, Duy Xuyên Tổng mức kinh phí cho lập quy hoạch làhơn 1,7 tỷ đồng.

Việc hình thành các làng du lịch tại miền núi của Quảng Nam là một chủtrương lớn của tỉnh nhằm giúp các địa phương phát huy tiềm năng du lịch, tạo việclàm và thu nhập cho cư dân, phát triển kinh tế

1.2.2 Tình hình phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế

1.2.2.1 Thực trạng phát triển du lịch Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2013 – 2015)

Thừa Thiên Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hoá đặc sắc vàtruyền thống cách mạng vẻ vang, có nhiều di sản văn hóa và hàng trăm lễ hội mangđậm bản sắc văn hóa dân tộc, văn hoá Huế; đặc biệt, có Quần thể di tích Cố đô Huế,Nhã nhạc Cung đình Huế được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, có

di tích lịch sử về Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng

và cảnh quan sinh thái đa dạng; có sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu đón đượctàu du lịch thuộc loại lớn nhất thế giới Huế ngoài là thành phố di sản còn đượcChính phủ cho phép xây dựng là “Thành phố festival đặc trưng của VN” với hainăm một lần diễn ra festival (vào năm chẵn) và festival chuyên đề về ngành nghề(năm lẻ) Hằng năm Huế còn tổ chức hàng trăm lễ hội truyền thống lẫn lễ hội mớiđược dựng nên như Lăng Cô huyền thoại biển, Thuận An biển gọi, sóng nước TamGiang Có thể nói, Thừa Thiên Huế hội tụ đầy đủ các tiềm năng, thế mạnh để pháttriển du lịch

Những năm qua, hoạt động du lịch Thừa Thiên Huế đã đạt nhiều kết quảquan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (năm 2015, ngành

Trang 29

du lịch dịch vụ của tỉnh đạt doanh thu 2 985 295 triệu đồng, tăng 10,24% so vớinăm 2014) Tuy nhiên, việc phát triển du lịch tại Thừa Thiên Huế hiện nay vẫn cònmột số tồn tại, hạn chế: dịch vụ du lịch chưa đa dạng, phong phú; các điểm vui chơi,giải trí, trung tâm mua sắm chưa được đầu tư nhiều; thời gian lưu trú của du kháchđạt thấp; sự gắn kết giữa văn hoá, di sản với phát triển du lịch chưa cao, hiệu quảchưa như mong muốn; tình trạng đeo bám, chèo kéo du khách vẫn còn tồn tại; cơ sở

hạ tầng đầu tư cho du lịch chưa tương xứng, đó là những thách thức cho sự pháttriển của ngành du lịch Thừa Thiên Huế và cũng là những vấn đề mà lãnh đạo tỉnhluôn trăn trở trong quá trình chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh nhà

1.2.2.2 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng trong việc phát triển loại hình du lịchcộng đồng Nơi đây hội tụ những điều kiện cần thiết về tài nguyên văn hóa, tàinguyên môi trường, cơ sở hạ tầng, thông tin du lịch, nguồn nhân lực, các dịch vụ dulịch… để trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch cộng đồng Đóchính là hệ thống di sản thế giới Cố đô Huế, là các nhà vườn, là các bảo tàng, cácdanh lam thắng cảnh, các làng nghề cổ… Việc kết hợp giữa việc khai thác hệ thống

di sản Cố đô Huế, các bảo tàng, các hoạt động lễ hội, và đời sống văn hóa của cộngđồng sẽ nâng tầm các sản phẩm du lịch tại Thừa Thiên Huế và thu hút khách du lịchđến Huế

Cầu ngói Thanh Toàn với tour du lịch “Chợ quê ngày hội” được xem là mộttrong những tour du lịch cộng đồng khá thành công ở Thừa Thiên Huế và là điểm đếncủa nhiều khách du lịch trong và ngoài nước mỗi kỳ Festival Huế Đây là tour du lịchmới nằm trong dự án “Phát triển du lịch cộng đồng” do Tổ chức Hợp tác quốc tế NhậtBản (JICA) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế thực hiệnbắt đầu từ tháng 6/2012 Với tour du lịch cộng đồng tham quan cầu ngói Thanh Toàn,mang lại cho du khách những trải nghiệm thú vị về nông thôn Việt Nam nói chungcũng như những đặc trưng của nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế Đối với người dân xãThanh Toàn, tham gia dự án này, làng quê đã được đầu tư về cơ sở hạ tầng, người dânđịa phương đã được tham gia các khóa tập huấn làm du lịch và có thêm thu nhập từ cácdịch vụ

Làng cổ Phước Tích với hệ thống các đình chùa, miếu, nhà cổ, di tích Chăm

Trang 30

pa và nghề gốm truyền thống được kết hợp với tour du lịch cộng đồng “Hương xưalàng cổ” Đây là nơi triển khai dự án "Phát huy vai trò cộng đồng trong phát triển bềnvững thông qua du lịch” của JICA Thông qua, tour du lịch cộng đồng này, PhướcTích đã thu hút được sự chú ý của nhiều đơn vị lữ hành du lịch trong việc đưa khách

về tham quan, lưu trú tìm hiểu, khám phá văn hóa, kiến trúc, đời sống của làng,chương trình phục hồi nghề gốm cổ của làng cũng được khởi động Ở đây, các dukhách đã cùng người dân làm bánh ướt, bánh ngọt và món mứt Tết nổi tiếng ở PhongHoà, vốn được du khách người nước ngoài đến từ Pháp, Nhật Bản thích thú

Tại Trung tâm Văn hóa Huyền Trân, Công ty cổ phần du lịch Hương Giangphối hợp với Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện mô hình “kinh doanh dulịch cùng người nghèo” nhằm gắn kết những người dân có thu nhập thấp trong vùngvào chuỗi giá trị du lịch của trung tâm với tư cách là người làm công và người cungcấp các sản phẩm thủ công, theo hướng cùng có lợi, vừa tăng doanh thu cho doanhnghiệp vừa tăng thu nhập cho cộng đồng

Du lịch cộng đồng tại thôn Aka-Achi (xã A Roàng) thuộc huyện A Lưới vớicác hoạt động thú vị như đạp xe tham quan quanh thôn, thưởng thức ẩm thực, đốtlửa trại, giao lưu văn nghệ với bà con trong thôn, tắm suối nước nóng A Roàng,

Ngoài ra, Thừa Thiên Huế đã xây dựng đề án phát triển sản phẩm du lịch gắnvới đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, trong những năm qua đã được đưa vào khai thác

Dù còn nhiều vấn đề phải bàn, phải cải thiện trong việc xây dựng các tour dulịch cộng đồng tại Huế như việc làm thế nào để người dân nâng cao nhận thức, nângcao chất lượng dịch vụ, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường du lịch, cũng như làmthế nào để tất cả người dân trong cộng đồng đều được hưởng lợi từ du lịch cộngđồng, làm thế nào để quảng bá các tour du lịch xanh đó tới du khách, làm thế nào đểduy trì các sản phẩm khi những dự án kết thúc, nhưng sự phát triển của các tour

du lịch cộng đồng tại Thừa Thiên Huế thời gian qua cho thấy sự hấp dẫn của vănhóa và cuộc sống của người dân Huế đối với du khách trong và ngoài nước Đó lànhững “món ăn” mới trong “thực đơn” của du khách tới thăm Thừa Thiên Huế bêncạnh việc chiêm ngưỡng hệ thống di sản thế giới Cố đô Huế, làm du lịch Huế trởnên sống động hơn, hấp dẫn hơn Mặt khác, việc tham gia các tour du lịch cộngđồng, khả năng kết nối giữa các cơ quan quản lý, tổ chức, doanh nghiệp trong và

Trang 31

ngoài nước và cộng đồng dân cư địa phương được tăng cường, đồng thời tạo ranhiều cơ hội cho du khách tìm hiểu thêm về hình ảnh văn hóa Huế.

Phát triển du lịch bền vững đã trở thành xu thế tất yếu của ngành du lịchnước nhà, Thừa Thiên Huế cũng không nằm ngoài xu thế đó và du lịch cộng đồngđược xem là hướng đi mới của tỉnh

Trang 32

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

TẠI CẦU NGÓI THANH TOÀN

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ XÃ THỦY THANH

2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Xã Thủy Thanh thuộc thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế Có tọa độ

vị trí địa lý từ 16026’30” đến 16029’30” vĩ độ Bắc, 107037’10” đến 107039’13” kinh

độ Đông

Thủy Thanh phía Đông giáp huyện Phú Vang, phía Tây giáp xã Thủy Vân vàThành phố Huế, phía Nam giáp phường Thủy Dương và Thủy Phương, phía Bắcgiáp huyện Phú Vang

Xã Thủy Thanh có 5 thôn với dân số 8.766 người và tổng diện tích 8,52 km2

2.1.1.2 Khí hậu, thời tiết

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết ở đây diễn ratheo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẻ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu vàmùa đông gió rét Nhiệt độ trung bình cả năm 25oC, nhiệt độ tháng thấp nhất trungbình là 19,9oC (tháng 1), tháng cao nhất trung bình 31oC (tháng 7) Ở địa phương,hình thành hai thời kỳ khô và ẩm khác nhau Thời kỳ ẩm từ tháng 9 năm trước đếntháng 4 năm sau; thời kỳ khô từ tháng 5 đến tháng 9 Có hai mùa gió chính: gió mùađông và gió mùa hè, thêm vào đó còn có gió đông và đông nam

2.1.1.3 Hệ thống sông ngòi

Xã Thủy Thanh có con sông Như Ý chảy qua Con sông này trước kia do xâyĐập Đá chắn ngang đầu nguồn sông, nên dòng chảy khôi được khơi thông, khiếncon sông trở nên tù hãm, lòng sông bị thu hẹp, ô nhiễm nghiêm trọng Nhưng, đến

Trang 33

năm 2014, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa ra dự án đắp kè, thu gom rácthải, khơi thông dòng chảy, đồng thời xây dựng hệ thống cống qua Đập Đá để thôngnguồn nước từ sông Hương sang sông Như Ý Công trình đang thi công nhưng dòngsông này đã có sự lưu thoát, nhiều đoạn sông người dân đã ý thức cùng tham giakhơi thông dòng chảy Riêng ở xã Thủy Thanh, chính quyền và người dân hưởngứng tích cực, không chỉ làm cho con sông đẹp, mà còn tổ chức hoạt động du lịchtrải nghiệm trên con sông thơ mộng này

2.1.1.4 Địa hình

Thủy Thanh có địa hình tương đối bằng phẳng, chạy dọc ranh giới huyệnPhú Vang, hình cánh cung theo hướng Bắc – Nam là sông Như Ý đổ ra sông Hươngtại Vỹ Dạ Nơi có độ cao nhất là 1m, độ dốc <5o, nghiêng từ Tây sang Đông, đây làmột trong những vùng thấp thấp trũng nhất của thị xã Hương Thủy, mật nước ngậpbình quân từ 1m đến 2m mỗi khi có lũ thượng nguồn đổ về

2.1.1.5 Tài nguyên đất

Thủy Thanh có quỹ đất không nhiều nhưng là tài nguyên quan trọng nhất và

là nguồn lực phát triển chủ yếu của xã Theo số liệu báo cáo thống kê, kiểm kê ditích đất năm 2012, Thủy Thanh có diện tích đất tự nhiên là 851,92 ha chiếm 1,87%

so với tổng diện tích đất tự nhiên của toàn thị xã Trong đó:

- Nhóm đất Nông nghiệp là 613,14 ha; chiếm 71,97%

- Nhóm đất phi Nông nghiệp là 216,24 ha; chiếm 20,23%

- Đất chưa sử dụng là 3 ha, chiếm 0,35%

- Đất khu dân cư nông thôn là 50,59 ha; chiếm 5,94%

2.1.1.6 Tài nguyên nước

Nguồn nước ngọt quan trọng cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, đánh bắt,nuôi trồng thủy sản ở đây được lấy từ hệ thống sông Như Ý, hói khác như: ThôngThất, Thầy Thuốc, Đạt Đào Với hệ thống sông ngòi chạy dọc, bao quanh làng nênrất thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ du lịch chèo thuyền tham quan phong cảnhlàng

2.1.2 Tài nguyên du lịch

2.1.2.1 Tài nguyên nhân văn

 Cầu Ngói Thanh Toàn

Trang 34

Sử ghi lại rằng, làng Thủy Thanh xưa kia vốn là làng Thanh Toàn, làng đượclập ra vào khoảng thế kỷ XVI bởi những người Thanh Hóa Xưa kia có 12 vị tộctrưởng đầu tiên của làng đi theo chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa và khai phá ralàng từ năm 1558 Đến thời vua Thiệu Trị (1841 – 1847) làng Thanh Toàn “đụngchạm” tới việc kỵ húy trong hoàng tộc nên đổi tên thành Thanh Thủy và mang tên

ấy cho đến nay Thời đó làng Thanh Thủy rất đông nên được chia thành 2 địa phậnvới 2 tên gọi: Thanh Thủy Chánh và Thanh Thủy Thượng, cho đến nay 2 địa phậnvới 2 tên gọi trên vẫn được giữ nguyên vẹn như ngày nào mới phân chia

Theo các bô lão kể lại rằng: bà Trần Thị Đạo là người làng Thanh Thủy,cháu 6 đời của một trong 12 vị khai canh làng Thanh Thủy, có chức tước “đặc kiếnphụ quốc thượng tướng quân cẩm y vệ phó quản lĩnh” Bà kết hôn với một quan lớnthuộc hàng đầu triều ở xứ Thuận Hóa Vào thời nhà Trịnh đánh chiếm Phú Xuân, bàtheo chồng ra bắc, nhưng được một thời gian bà trở về bản quán sinh sống

Làng bà sống có một con sông nhỏ chảy qua, ngày ngày những người dân địaphương đi làm đồng đều phải chèo thuyền qua sông mới tới nơi làm việc, khách bộhành qua lại thì phải chờ rất vất vả Nhìn cảnh dân mình ngày hè đi gặt lúa khónhọc, lại phải chờ đò chở lúa qua sông Cũng như ngày đông đi làm đồng rét mướt,

bà nghĩ mình phải làm một cái gì đấy để chia sẻ phần khó nhọc cùng người dân quêmình Với tấm lòng đức độ, thương người dân quê mình lam lũ, bà đã tự bỏ tiền túicủa mình để làm chiếc cầu có mái lợp cho người dân đi về có nơi nghỉ chân, chokhách lữ hành có nơi dừng bước và cho trai thanh gái lịch trong làng có nơi ngắmtrăng, hóng gió, ca hát, giao duyên, hẹn hò tình tứ Căn cứ vào tờ Sắc của vua LêHiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng thứ 7 thì cây cầu được xây vào năm 1776

Làng Thanh Thủy (Thanh Toàn) là vùng đất rộng nên được chia thành 2 bộphận Cầu Ngói Thanh Toàn hiện đang nằm ở làng Thanh Thủy Chánh thuộc xãThủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo sử sách năm 1925 ghi lại thì vua Khải Định đã ban tặng cho bà TrầnThị Đạo tước vị “Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù” Và hạ lệnh cho dân làng lập bànthờ trên cầu để thờ bà và mong bà phù hộ độ trì cho dân làng

Với chiều dài 43 thước mộc (khoảng 18,75m) và rộng 14 thước (khoảng5,82m) Nó được chia làm 7 gian Đứng bên ngoài nhìn vào ta thấy cây cầu như một

Trang 35

ngôi nhà, khi vào bên trong cây cầu điều đó càng rõ hơn Bởi bên trong cách bố trí

và bày biện nó giống như một ngôi nhà, 7 gian như 7 căn phòng nhỏ trong một ngôinhà lớn

Trong ngôi nhà ta luôn thấy bàn thờ tổ tiên, ngoài nơi thờ cúng còn có nơi đểsinh hoạt Ở đây, cầu cũng có bàn thờ để thờ người có công xây dựng cây cầu, bànthờ đặt ở gian giữa thể hiện lòng thành kính với người có công, 6 gian còn lại đều cóbục gỗ hai bên để nghỉ ngơi Có lẽ chính vì điều này mà một người nghiên cứu mỹthuật cổ Việt Nam Louis – Bezacier đã xếp Cầu Ngói Thanh Toàn vào loại “ThượngGia Hạ Kiều”

Cầu ngói Thanh Toàn qua nhiều lần trùng tu (vào các năm 1847, 1906, 1956, 1971),kích thước và vật liệu xây dựng có chút đổi ít, kiểu kiến trúc vẫn được giữ nguyên

Ngoài Bắc có 2 cây cầu nổi tiếng nhất thuộc loại cầu này là cầu Khúc Thoại

và cầu Phú Khê Còn ở miền Trung có cầu Ngói Thanh Toàn ở Huế và cầu NhậtBản (chùa Cầu) – Quảng Nam Đây là loại cầu lối kiến trúc đặc biệt và có giá trịnghệ thuật cao nhất trong các loại cầu ở Việt Nam

Kiến trúc của Cầu Ngói Thanh Toàn: cầu nằm trên một hệ thống đỡ có 3hàng, mỗi hàng có 6 cột, mỗi hàng đều có trụ bằng đá, tất cả đều cõ chung một khốimộng để chống lún Hai đầu là có hai mố cầu, có 7 hệ thống thoát nước, nối liền cácđầu mối cầu là hệ thống trụ đỡ, các thanh bê tông chạy dọc từ 2 đầu vào giữa dốcdần lên đến gần gian giữa thì nằm ngang tạo sự gãy khúc cả mặt cầu lẫn mái cầu,đồng thời nâng cổng giữa lên cao để tạo cho một độ cao khỏe đẹp và cho ghethuyền qua lại dễ dàng.Trên cầu các hệ thống trụ cầu có dầm gỗ bắc ngang qua đểtrên đó dựng cột làm khung nhà Mỗi vi có 4 hàng cột, ở giữa 2 cột là lòng cầu đểlàm lối đi lại và từ 2 bên cột cái trở ra cột hiên thì được nâng lên cao làm chỗ hóngmát, bên ngoài có lan can chấn song kiểu “con tiện bình hoa” để ngồi khỏi ngã Chỉ

có phần sườn cầu làm bàn thờ thì bị bịt kín còn để cho thông thoáng Các hệ thống

xà thượng, xà hạ đều là hệ thống xà kép, xà trên nằm trên đầu cột, xà dưới thì dichuyển qua mộng cột

Các bộ phận kiến trúc đều bằng gỗ, nhưng lại có đặc điểm thú vị là khôngchạm khắc hay trang trí mà ở đây chỉ gồm hai loại tiết diện tròn và vuông để tạo vẻđẹp Bộ mái cây cầu các nghệ nhân đã chạm khắc hình con vật với chủ đề tứ linh:

Trang 36

Long – Lân – Quy – Phụng

Về trang trí, trước đó chỉ có con Giao Long, sau này thay bằng con Rồng ởhai đầu và đôi phượng chầu mặt trời ở giữa Cầu được chia làm 7 gian, gian giữadùng để thờ cúng Ở 2 lối vào của cây cầu có đôi hàng câu đối chữ Hán được khắctrực tiếp lên trên cầu, nhưng do thời gian tàn phá nên khó tìm ra câu nguyện vẹn.Đây là một trong những câu đối trên cầu:

“Kiệt cấu thiên thu truyền thắng tích

Ngỏa kiều thắng cảnh cựu quy mô”

Tạm dịch là: Kiệt tác kiến trúc này là một di tích lưu truyền mãi nghìn nămsau Cầu Ngói là một thắng cảnh làm theo quy mô cũ

Nếu đem so sánh cầu ngói Thanh Toàn ở Huế với chùa Cầu Nhật Bản ởQuảng Nam thì sẽ thấy được nhiều điểm tương đồng và khác biệt

Đây là một di tích kiến trúc cổ có giá trị về lịch sử, văn hóa và giá trị nghệthuật cao trong các loại cầu cổ ở Việt Nam Cầu ngói Thanh Toàn đã được côngnhận là di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 575/QĐ ngày 14/7/1990 của Bộ Vănhóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

 Phủ thờ Tôn Thất Thuyết (Phụ chính đại thần – Thời vua Tự Đức – ditích cấp quốc gia năm 1994)

Đây vốn là phủ thờ của dòng họ, được Tôn Thất Thuyết cho xây dựngkhoảng năm Tự Đức thứ 19 (1866) Sau ngày Tôn Thất Thuyết mất dòng họ lấy Phủnày làm nơi thờ ông

Di tích Phủ thờ Tôn Thất Thuyết được nhà nước công nhận là di tích cấpquốc gia ngày 19/10/1994 theo Quyết định số 2754/QĐ-BT

 Đền Văn Thánh

Đền Văn Thánh được xây dựng từ thế kỷ thứ XVI theo kiểu nhà rường Huế.Đền thờ Khổng Tử và các học trò, quan văn, quan võ Kiến trúc ngôi đền gồm tiềnđàn, hậu tẩm, hồ bán nguyệt Mái đền có kiến trúc long châu chầu nguyệt Ngôi đềncũng được trang trí với các họa tiết pháp lam và áp mảnh vỏ thủy tinh trang trímang đậm phong cách Huế Đặc biệt, ngôi đền còn lưu giữ được chiếc chuông đồngđược đúc từ thời vua Tự Đức năm thứ VI với nhiều hoa văn họa tiết sắc nét Ngôiđền gắn liền với truyền thống hiếu học của dân làng Vào các dịp lễ tết hàng năm, lễ

Trang 37

tuyên dương con em của làng là những tấm gương hiếu học, thi cử đỗ đạt được tổchức tại đây.

Trong thời kỳ chiến tranh, đây là địa điểm hoạt động bí mật của cán bộ cáchmạng, vì vậy khuôn viên của đền có nhiều hầm hào bí mật Hiện nay, Văn Thánh còngiữ được một hầm bí mật nằm ẩn trong vườn rau sạch, được mở cửa cho khách thamquan

Hằng năm, lễ rước Thần hoàng của làng đến đình vào các lễ Thu tế diễn ravào Thượng tuần tháng 7 Âm lịch và lễ Xuân tế vào đầu năm Âm lịch, gắn liền vớitâm thức dân gian và tục thờ thần đã có nguồn gốc lâu đời Đây cũng là di tích gắnliền với các hoạt động cách mạng, đặc biệt là cuộc tổng tiến công mùa Xuân 1968 Đình làng Vân Thê được công nhận di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia vàonăm 1997

 Đình làng Thanh Thủy Chánh (di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh năm2010)

Cùng với cầu ngói Thanh Toàn, đình Thanh Thủy Chánh nằm bên dòng sôngNhư Ý rất có ý nghĩa trong tâm thức của người dân làng này Là một quần thể baogồm các công trình: hồ bán nguyệt, trụ biểu, la thành, bình phong, sân đình và đình,mặc dù có quy mô không lớn nhưng đình Thanh Thủy Chánh có giá trị về mặt kiếntrúc mang phong cách nhà rường truyền thống của xứ Huế Hệ thống cột, kèo, cùngvới các họa tiết chạm khắc trên gỗ đã phần nào phản ánh đời sống, tình cảm, và ướcvọng của người xưa

 Bảo tàng nông cụ

Trang 38

Từ tháng 4/2014, trong khuôn khổ dự án “Phát triển du lịch bền vững haitỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế”, ILO và UNESCO đã hợp tác với tỉnh ThừaThiên - Huế hỗ trợ kinh phí cho chính quyền xã Thủy Thanh phối hợp khảo sát thựcđịa tại làng Thanh Toàn nhằm đánh giá các tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa

và du lịch cộng đồng Trong đó, các đơn vị đã phối hợp cải tạo và lên phương ánxây dựng Nhà trưng bày nông cụ Thanh Toàn một cách bài bản, chuyên nghiệp

Với sự tư vấn của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, đến nay công trình đãhoàn thành và đưa vào hoạt động Nhà trưng bày nông cụ đã trở thành một sảnphẩm của dự án được chọn một trong các sản phẩm gắn với du lịch cộng đồng

Trong quá trình triển khai đề án, nhóm thành viên nòng cốt đã tham gia xâydựng nội dung trưng bày, khảo sát lại toàn bộ nhà trưng bày, kiểm kê và lập hồ sơthông tin sưu tập, thảo luận đề cương trưng bày, phác thảo thông điệp và nội dung

cụ thể cho từng bài viết trưng bày Qua đó, một danh sách khoảng 200 hiện vật vàgần 100 ảnh đã được chọn ra để trưng bày theo bốn chủ đề: lịch sử và văn hóa làngThanh Toàn; nghề nông; đánh bắt cá và đời sống thường ngày

Đến với Nhà trưng bày nông cụ Thanh toàn, du khách sẽ được nghe giớithiệu về lịch sử nhà nông cụ, tham quan các hiện vật phản ánh đời sống sinh hoạtcủa nông thôn Thanh Toàn như chày, cối giã gạo, sàng, nong, nia, gàu tát nước, vàđược trải nghiệm các hoạt động nông thôn không kém phần thú vị như đạp nước,gói bánh chưng Ở mỗi không gian giới thiệu hiện vật đều được chú thích rất rõ để

du khách và người xem có thể chiêm nghiệm

Nhà trưng bày nông cụ là một sản phẩm đặc trưng của du lịch Thanh Toàn đãđược du khách đánh giá là một điểm tham quan hấp dẫn với nhiều hoạt động trảinghiệm thú vị, mỗi ngày bình quân có hơn 100 lượt du khách trong và ngoài nướcđến tham quan và trải nghiệm

 Chùa chiền và các đình làng cổ trong các làng

 Lễ hội, trò chơi dân gian

Nơi phía chân cầu là một cùng đất rộng, người ta dùng vùng đất này để sinhhoạt, vui chơi và họp chợ Nơi đây còn có một cái đình thường diễn ra những sinhhoạt của cộng đồng, từ bao giờ hình thức sinh hoạt, giao lưu buôn bán diễn ra nơiđây cũng không ai rõ Người ta kể lại rằng chợ trước đây không lớn như bây giờ,

Trang 39

người ta chỉ buôn bán những mặt hàng rất nhỏ như mớ rau, mớ cá, Người dân họ

tự làm được, tự đánh bắt đem về đây, tự trao đổi với nhau tạo thành một cái chợlàng Dần dần, đời sống phát triển, các mặt hàng xuất hiện ngày càng đa dạng hơn,hình thức buôn bán cũng lớn hơn Nhưng nó vẫn mang nét gì đó của chợ quê ViệtNam Có lẽ chính vì mang đậm nét bản sắc làng quê cho nên nơi đây được chọn làmhội chợ quê vào những ngày lễ hội festival

Ngoài lễ hội chợ quê 2 năm 1 lần vẫn được duy trì tổ chức qua các kỳFestival Huếthì vào ngày mồng 3 Tết Nguyên Đán hằng năm, nơi đây vẫn tổ chức lễhội bài chòi Đây là một trò chơi dân gian xưa mang đậm bản sắc và văn hóa củangười Việt Nam Ngoài ra, còn có một lễ hội nữa cũng được tổ chức linh đìnhkhông kém vào ngày rằm tháng 8, theo lời kể của người dân địa phương thì đây làngày giỗ của bà Trần Thị Đạo Hình thức tổ chức lễ sẽ được tiến hành tại đình, họmường tượng hình ảnh của bà sau đó họ rước bà từ đình ra cầu làm lễ, lại rước bàtrở lại đình Hình thức tổ chức cúng lễ xong đâu đó, người chủ trì sẽ đứng ra tổ chứccác trò chơi cho nhân dân trong làng tham gia như ca hát, hò giả gạo, đua thuyềntrên sông và kéo co,

 Các ngành nghề truyền thống

Hiện nay, tại Thủy Thanh người dân vẫn còn lưu truyền và tiếp tục duy trìcác ngành nghề thuyền thồng như: nghề chằm nón, đan lát, nghề làm bánhtét, Dưới góc độ du lịch tìm hiểu, khám phá, du khách có thể tìm hiểu, thâm nhập

và thực hành một số công đoạn (đặc biệt là khách nước ngoài), điều này giúp cho dukhách có thể khám phá nét văn hóa làng quê đặc trưng của Việt Nam

Trang 40

2.1.2.2 Tài nguyên tự nhiên

 Không gian làng quê là tài nguyên tự nhiên quý giá ở xã Thủy ThanhCầu Ngói Thanh Toàn gắn với không gian tổng thể làng Thanh Thủy Chánh.Nơi đây có đầy đủ vẻ đẹp của một làng quê điển hình ở Việt Nam, làng là một vùngquê yên bình, không khí trong lành mát mẻ với hình ảnh cây tre, bến nước giản dị,chất phát mang đậm tính thôn quê

 Cánh đồng lúa Cồn Miệu

Đường về Thanh Thủy Chánh có sông bao quanh, cánh đồng lúa, dưới sông

có vịt bầy, thỉnh thoảng có đàn cò tạo nên bức tranh đồng quê thanh bình, thơ mộng.Tháng 1-2 và 6-7 dương lịch cánh đồng xanh ngát màu lúa non, tháng 4-5 và 8-9chuyển màu vàng óng ả của lúa chín Cuối đường làng, ẩn trong đồng lúa là di tíchhầm bí mật Cồn Miệu, nơi nuôi giấu các chiến sĩ cách mạng chỉ huy các trận đánhgiải phóng Thành phố Huế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.3.1 Tình hình phát triển ngành nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ

Thủy Thanh là vùng thấp trũng, chuyên canh cây lúa, mỗi năm hai vụ và phụthuộc nhiều vào thời tiết Ngoài hai vụ lúa, bà con trong làng từ xưa đã học, sưu tầm

và duy trì nhiều nghề phụ truyền thống như bầu bí, rau màu, chằm nón, nghề mộc,đan lát, gói bánh tét, chế biến bánh bèo, ấp vịt

Ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là sản xuất nước đá, xay xát, gòhàn, Nghề thợ nề cũng đang thu hút một lượng lớn lao động tham gia để tăng thunhập phục vụ cho cuộc sống thường ngày

Các ngành nghề dịch vụ đang có chiều hướng phát triển mạnh, tập trung khaithác du lịch tại khu vực Cầu ngói Thanh toàn Toàn Xã có 132 hộ cá thể với lựclượng tham gia là 1.983 lao động, chủ yếu kinh doanh dịch vụ thương mại, thu nhậpbình quân một lao động đạt 17 triệu đồng/người/năm

2.1.3.2 Đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực

Xã Thủy Thanh có 2338 hộ với 9197 khẩu, bình quân 3,9 khẩu/hộ Mật độdân số bình quân 1080 người/km2, cao gấp 5 lần so với mức bình quân chung toànthị xã và toàn tỉnh Trong cơ cấu dân số của xã, nam giới chiếm 48%, nữ giới chiếm52% Dân số trong độ tuổi lao động là 58%, đây là nguồn lực quan trọng trong quá

Ngày đăng: 26/07/2016, 16:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w