67 Biểu đồ 2.10: Mô hình hồi quy các nhân tố tác động đến phát triển du lịch cộng đồng của người dân địa phương về việc phát triển du lịch cộng đồng tại xã Thủy Thanh... Hiện nay trên th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CẦU NGÓI THANH TOĂN - XÊ THỦY THANH - THỊ XÊ HƯƠNG THỦY - TỈNH THỪA THIÍN HUẾ
Trang 2Xin đặc biệt cảm ơn thầy giáo, PGS.TS Bùi Đức Tính - người đã tận tìnhhướng dẫn, góp ý và truyền đạt kiến thức cho tôi hoàn thành đề tài này Cảm ơnthầy đã luôn chỉ dạy, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Cùng với đó, tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo, các anh chị ở Phòng Quy hoạch vàPhát triển của Sở Văn Hóa - Thể Thao và Du Lịch Thừa Thiên Huế, đặc biệt là ChúTrần Viết Lực (Trưởng phòng) và Anh Nguyễn Mậu Hòa (Phó chủ tịch Uỷ bannhân dân xã Thanh Toàn) và Anh Trần Đại Dương (Chuyên viên của Uỷ ban nhândân xã Thanh Toàn) đã tạo điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quátrình thực tập tại đơn vị
Xin chân thành cảm ơn những tình cảm, sự động viên, giúp đỡ về mặt vậtchất và tinh thần của gia đình, người thân và bạn bè trong suốt thời gian học tậpcũng như trong thời gian hoàn thành đề tài này
Tuy có nhiều cố gắng nhưng trong đề tài này không thể không tránh khỏinhững hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, nhận xét, bổsung thêm của quý Thầy, Cô giáo, các bạn sinh viên và những người quan tâmđến đề tài này để bài khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 2
3 Phương pháp nghiên cứu 2
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Thiết kế nghiên cứu 4
6 Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu 5
7 Kết cấu luận văn 6
PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH, DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 7
1.1 Một số thuật ngữ về du lịch 7
1.2 Khái niệm du lịch bền vững, tính tất yếu và lợi ích phát triển du lịch bền vững 8
1.2.1 Khái niệm du lịch bền vững 8
1.2.2 Tính tất yếu và lợi ích phát triển du lịch bền vững 8
1.3 Du lịch cộng đồng 9
1.3.1 Khái niệm cộng đồng và phát triển du lịch cộng đồng 9
1.3.2 Các loại hình của du lịch cộng đồng 10
1.3.3 Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng 12
1.3.4 Các bên tham gia vào du lịch động đồng 13
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch cộng đồng 14
1.4.1 An ninh chính trị 14
1.4.2 Kinh tế 14
1.4.3 Văn hóa 15
1.4.4 Tài nguyên du lịch 16
1.5 Các phương pháp và chỉ số đánh giá du lịch cộng đồng 16
1.5.1 Tác động tới mức độ phát triển 16
1.5.2 Tính ổn định và phát triển của văn hóa - xã hội tại địa phương 17
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 41.5.3 Ảnh hưởng tới môi trường 18
1.6 Lợi ích đạt được từ du lịch cộng đồng 19
1.7 Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở nước ta đã được thực hiện 19
1.7.1 Du lịch cộng đồng ở Quảng Nam ở hai làng Bhơ Hồông và Đhrôồng 19
1.7.2 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở xã Quỳnh Sơn, tỉnh Lạng Sơn 21
1.7.3 Mô hình du lịch cộng đồng trên tỉnh Thừa Thiên Huế 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THỪA THIÊN HUẾ VÀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CẦU NGÓI THANH TOÀN - XÃ THỦY THANH - THỊ XÃ HƯƠNG THỦY - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 29
2.1 Tổng quan du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế năm 2012 - 2014 29
2.1.1 Tiềm năng phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế 29
2.1.2 Điều kiện thuận lợi và khó khăn của ngành du lịch 30
2.1.3 Thực trạng du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 - 2014 32
2.2 Tổng quan về xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế 37
2.2.1 Tài nguyên tự nhiên của xã Thủy Thanh 37
2.2.2 Tài nguyên nhân văn của xã Thủy Thanh 38
2.2.3 Tài nguyên thiên nhiên 47
2.2.4 Khái quát tình hình kinh tế xã hội 47
2.3 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở Cầu Ngói Thanh Toàn - xã Thủy Thanh - thị xã Hương Thủy - tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 - 2014 50
2.3.1 Các hoạt động đầu tư phát triển du lịch của chính quyền địa phương năm 2012 - 2014 50
2.3.2 Tình hình du khách đến tham quan tại Cầu Ngói Thanh Toàn giai đoạn 2012 - 2014 52
2.3.3 Mô hình du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn 58
2.3.4 Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng đối với người dân địa phương xã Thủy Thanh 62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI CẦU NGÓI THANH TOÀN - XÃ THỦY THANH - THỊ XÃ HƯƠNG THỦY - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 82
3.1 Giải pháp về cơ chế chính sách 82
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 53.3 Giải pháp về sản phẩm du lịch 84
3.4 Giải pháp về các hoạt động xúc tiến du lịch 84
3.5 Giải pháp xây dựng cơ sở vật chất 85
3.6 Giải pháp thu hút đầu tư 86
3.7 Giải pháp về nâng cao nhận thức, tuyên truyền giáo dục cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn 87
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88
1 Kết luận 88
2 Kiến nghị 88
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 6DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Ý nghĩa
hóa Liên Hiệp Quốc
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Doanh thu từ hoạt động du lịch giai đoạn 2012 - 2014 32
Bảng 2.2: Tình hình khách du lịch tham quan tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 -2014 34
Bảng 2.3: Thị trường khách du lịch quốc tế giai đoạn 2012 - 2014 35
Bảng 2.4: Tình hình nhân lực Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 - 2014 36
Bảng 2.5: Các dự án đầu tư phát triển du lịch đã thực hiện năm 2014 51
Bảng 2.6: Các dự án đầu tư phát triển du lịch đang thực hiện năm 2015 52
Bảng 2.7: Lượng khách du lịch ở Cầu Ngói Thanh Toàn giai đoạn 2012 - 2014 53
Bảng 2.8: Doanh thu từ hoạt động du lịch ở Cầu Ngói Thanh Toàn giai đoạn 2012 -2014 54
Bảng 2.9: Lượng khách tham quan đến với Cầu Ngói Thanh Toàn trong dịp Festival 56
Bảng 2.10: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test 69
Bảng 2.11: Tổng biến động được giải thích 69
Bảng 2.12: Phân tích nhân tố khám phá 72
Bảng 2.13: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test 73
Bảng 2.14: Kết quả phân tích nhân tố phát triển du lịch cộng đồng 74
Bảng 2.15: Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố 75
Bảng 2.16: Đánh giá độ tin cậy thang đo đối với nhóm “Phát triển du lịch cộng đồng” 76
Bảng 2.17: Kiểm định điều kiện hồi quy 79
Bảng 2.18: Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến Phát triển du lịch cộng đồng của người dân địa phương về việc phát triển du lịch cộng đồng 79
Bảng 2.19: Phân tích ANOVA 79
Bảng 2.20: Hệ số tương quan 80
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Mẫu điều tra theo độ tuổi 62
Biểu đồ 2.2: Mẫu điều tra theo trình độ học vấn 63
Biểu đồ 2.3: Thu nhập bình quân hàng tháng 63
Biểu đồ 2.4: Thời gian tham người dân tham gia cung cấp dịch vụ du lịch 64
Biểu đồ 2.5: Số thành viên trong gia đình tham gia vào du lịch 65
Biểu đồ 2.6: Sinh kế chính của các hộ dân có tham gia vào hoạt động du lịch 65
Biểu đồ 2.7: Thu nhập bình quân mỗi tháng từ hoạt động du lịch của các hộ dân 66
Biểu đồ 2.8: Chi phí đầu tư khi tham gia vào hoạt động du lịch 67
Biểu đồ 2.9: Số lượng người tham gia ở các dịch vụ du lịch 67 Biểu đồ 2.10: Mô hình hồi quy các nhân tố tác động đến phát triển du lịch cộng đồng của người dân địa phương về việc phát triển du lịch cộng đồng tại xã Thủy Thanh 81
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cổng làng Thanh Thủy Chánh 40
Hình 2.2: Cầu Ngói Thanh Toàn 41
Hình 2.3: Chợ quê ngày hội 55
Hình 2.4: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Hợp tác xã du lịch 59
Hình 2.5: Cơ chế phối hợp hoạt động du lịch 60
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đề tài luận văn tốt nghiệp “PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI
CẦU NGÓI THANH TOÀN XÃ THỦY THANH THỊ XÃ HƯƠNG THỦY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ” được thực hiện nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa các
-yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch cộng đồng để đánh giá thực trạng và đưa ragiải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiêncứu là phương pháp định lượng với bảng câu hỏi khảo sát điều tra lấy ý kiến và tậpmẫu có kích thước n = 105 Thang đo được đánh giá thông qua phân tích nhân tốkhám phá EFA và kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach alpha Các giả thuyếtnghiên cứu được kiểm định thông qua phương pháp phân tích tương quan với hệ sốPearson và hồi quy tuyến tính bội
Kết quả tìm thấy chỉ có bốn yếu tố có ảnh hưởng tích cực và có ý nghĩathống kê đến yếu tố phát triển du lịch cộng đồng của người dân địa phương là Tiềmnăng du lịch, Lợi ích từ phát triển du lịch cộng đồng, Trật tự an ninh xã hội, Cơ sở hạtầng Ngoài ra, chưa giải thích được mối quan hệ tuyến tính giữa các khía cạnh kháctrong mô hình gồm: Những khó khăn khi tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng
và Cảm nhận của du khách
Nghiên cứu này góp phần gia tăng sự hiểu biết về tầm ảnh hưởng của cácyếu tố tiềm năng du lịch đến mức độ phát triển du lịch cộng đồng du lịch của ngườidân địa phương và đề xuất giải pháp cho những nghiên cứu xa hơn trong tương lai.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đã mang lại sắc thái, diện mạo, động lực kinh tếmới cho vùng đất cố đô và đang nỗ lực phấn đấu với vai trò ngành công nghiệp mũinhọn Tuy nhiên với sự đầu tư chưa thật sự tương xứng với tiềm năng du lịch đang
có, dàn trải thiếu đồng bộ do nguồn ngân sách hạn chế và một số đơn vị kinh doanhđầu tư chỉ để thu về lợi nhuận đang ít nhiều khiến ngành du lịch gánh chịu hậu quả.Tài nguyên thiên thiên nhiên bị tàn phá, các giá trị văn hóa dần mai một Vấn đề đặt
ra làm sao để du lịch mang lại lợi nhuận nhưng vẫn hài hòa văn hóa, phong tục tậpquán và lợi ích kinh tế của người dân địa phương đang trở thành yêu cầu số một choviệc phát triển du lịch theo hướng bền vững
Hiện nay trên thế giới, du lịch cộng đồng được xem như là một loại hình du lịchbền vững giúp thúc đẩy các chiến lược xóa đói giảm nghèo trong môi trường cộngđồng với mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương trong các sản phẩm
du lịch, tạo sinh kế đồng thời khuyến khích tôn trọng các truyền thống văn hóa cũngnhư di sản thiên nhiên địa phương Thừa Thiên Huế có nhiều tiềm năng để phát triểnloại hình du lịch cộng đồng Huế hội tụ những điều kiện cần thiết về tài nguyên tựnhiên, tài nguyên nhân văn và tài nguyên môi trường để trở thành một trong nhữngđiểm đến hấp dẫn của du lịch cộng đồng Việc đem mô hình phát triển cộng đồngvào thực hiện như một hướng đi mới trong việc phát triển du lịch Huế và kết nối dukhách đến gần hơn với cộng đồng thông qua các giá trị văn hóa
Được sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu phát triển và Tổ chức Hợp tác quốc tếNhật Bản (JICA) đã phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du dịch bắt đầu thí điểm
dự án “Phát triển du lịch cộng đồng ở Cầu Ngói Thanh Toàn, xã Thủy Thanh, thị xãHương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế" từ tháng 6/2012 đã kết thúc sau một năm Dự án
đã thành lập tổ chức quản lý du lịch trong làng, cùng với người dân địa phương pháttriển sản phẩm du lịch, hướng đến xây dựng một cơ chế trong đó người dân trongcộng đồng có thể tham gia cung cấp dịch vụ, hoạt động du lịch một cách chủ động vànhận được lợi ích từ du lịch Nhưng chỉ mới bước đầu thí điểm trong khoảng thờigian ngắn nên hiệu quả nó mang lại chưa cao Chưa khai thác được những điểmmạnh của du lịch địa phương và chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa khâu đón tiếp
và phục vụ khách du lịch, khâu liên kết với các trung tâm lữ hành còn hạn chế
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12Để tiếp nối những thành quả đạt được và khắc phục những yếu kém từ pháttriển du lịch cộng đồng ở nơi đây Khai thác đi sâu vào dịch vụ trải nghiệm cùng với
tổ chức các hoạt động văn hóa mang đậm văn hóa địa phương cùng di tích lịch sử làcây Cầu Ngói một trong ba cây cầu cổ nhất của Việt Nam hứa hẹn đây là điểm đếnhấp dẫn đối với du khách thập phương muốn khám phá nét đặc trưng truyền thống
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, tôi đề xuất nghiên cứu đề tài: “Phát triển du lịch
cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn xã Thủy Thanh thị xã Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế”.
-2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
- Đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói ThanhToàn - xã Thủy Thanh - huyện Hương Thủy - tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng
Phân tích thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn
-xã Thủy Thanh - huyện Hương Thủy - tỉnh Thừa Thiên Huế
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch cộng đồng tại địa phương
- Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương
2.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Du lịch cộng đồng tại xã Thủy Thanh - thị xã HươngThủy - tỉnh Thừa Thiên Huế
- Khách thể nghiên cứu: Người dân tham gia hoạt động du lịch tại địa phương
3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận:
- Phương pháp duy vật biện chứng: Nghiên cứu sự phát triển du lịch bền vữngcộng đồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn - xã Thủy Thanh - thị xã Hương Thủy trongtrạng thái động để từ đó phân tích, đánh giá, tìm hướng đi đúng trong vấn đề cầnnghiên cứu
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13Phương pháp thu thập số liệu:
- Số liệu sơ cấp: Kết hợp từ hai nguồn thông tin cần thu thập là thông tin xuấtphát từ những người dân tham gia du lịch tại địa phương và thông tin từ trung tâmthông tin xã Thủy Thanh Trong đó, thông qua điều tra bảng hỏi từ thông tin củangười dân tham gia du lịch tại địa phương là nguồn thông tin chủ yếu
- Số liệu thứ cấp: Kết hợp từ hai nguồn thông tin chính là Sở Văn hóa - Thểthao và Du lịch, Trung tâm thông tin xã Thủy Thanh, Hợp tác xã du lịch tại địaphương và từ các nguồn dữ liệu trên internet, sách báo, các chuyên đề của khóa trước
và những thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu… nhằm phục vụ cho việcnghiên cứu này
Trong đó:
Khái quát du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn năm 2012 - 2014: Tổng số lượngkhách đến tham quan gồm khách nội địa và quốc tế; doanh thu du lịch và doanh thu
xã hội, nhân lực của ngành du lịch
Tiềm năng phát triển du lịch tại Cầu Ngói Thanh Toàn - Thủy Thanh - Hương Thủy.Thực trạng phát triển của du lịch Cầu Ngói Thanh Toàn giai đoạn 2012 - 2014:tiềm năng du lịch, số lượng khách tham quan trong nước và quốc tế, các dự án đầu tưphát triển du lịch
Công cụ thu thập thông tin:
Công cụ thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn (có cấu trúc) là kếhoạch phỏng vấn Công cụ thu thập thông tin bằng phương pháp điều tra bằng bảnghỏi là bảng câu hỏi
Phương pháp khảo sát thực địa:
- Sử dụng các kết quả điều tra khảo sát người dân tham gia du lịch tại địa phương
để làm kết quả nghiên cứu
- Bên cạnh đó, đề tài cũng vận dụng kết quả nghiên cứu các công trình khoahọc liên quan để làm phong phú và sâu sắc hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn của
Trang 14- Thời gian: Để đảm bảo tính cập nhật của đề tài các dữ liệu thứ cấp được thuthập trong phạm vi thời gian từ năm 2012 đến năm 2014 Các dữ liệu sơ cấp đượcthu thập trong vòng 3 tháng (từ 10/02/2015 đến tháng 10/05/2015).
5 Thiết kế nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: giai đoạn nghiên cứuđịnh tính và giai đoạn nghiên cứu định lượng
5.1 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâukhoảng 10 đối tượng là những người đã tham gia vào hoạt động du lịch, thành viênhợp tác xã, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu Các thông tin phỏng vấn sẽđược thu thập, tổng hợp làm cơ sở cho việc khám phá, bổ sung, điều chỉnh các yếu
tố, các biến dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu và là cơ sở để thiết kế bảngcâu hỏi cho nghiên cứu định lượng
5.2 Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông quabảng câu hỏi chi tiết với khoảng 105 đối tượng là những người đã tham gia vào hoạtđộng du lịch, và mẫu được lấy theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện Bước nghiêncứu này nhằm đánh giá thang đo, xác định mức độ quan trọng của các yếu tố cũngnhư kiểm định các giả thuyết đã được nêu ra
5.3 Thiết kế thang đo
Giá trị tinh thần được cho là yếu tố quan trọng dùng để đo lường các yếu tố tácđộng đến quyết định tham gia vào hoạt động du lịch của người dân địa phương, nóđược đánh giá dưới nhiều khía cạnh khác nhau Song, mỗi khía cạnh đều được đolường bởi thang đo Likert, gồm 5 mức độ:
Trang 155.4 Thiết kế bảng câu hỏi
Bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu định lượng được thiết kế theo cácđặc tính sau:
+ Dạng bảng câu hỏi: có cấu trúc
+ Hình thức câu hỏi: câu hỏi đóng, câu hỏi mở
+ Đối tượng điều tra: những người đã tham gia vào hoạt động phát triển du lịchtại địa phương
Bảng câu hỏi sẽ được tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vựchoạt động du lịch và các chuyên gia về thiết kế bảng câu hỏi
6 Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu
6.1 Xác định cỡ mẫu
Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998), cỡ mẫu dùngtrong phân tích nhân tố tối thiểu phải gấp 5 lần số biến định lượng cần đưa vào phân tích
để kết quả điều tra là có ý nghĩa Ta chọn độ tin cậy 95%, mức sai số cho phép 5%
Với n là cỡ mẫu cần lấy ta có công thức: n = (tổng số biến định lượng) x 5
Với 21 biến định lượng được đưa ra trong bảng hỏi điều tra, kích thước mẫu nlà: 21 x 5 = 105 mẫu Vậy số lượng mẫu cần điều tra tối thiểu phải bằng 105, tôi sẽtiến hành điều tra 105 người dân tham gia du lịch tại địa phương
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện
Đối tượng phỏng vấn: Là các cá nhân có độ tuổi từ 18 trở lên
Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp cá nhân dựa trên bảng hỏi định lượng
6.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Dùng phần mềm excel để tính toán lượng tăng giảm, tốc độ tăng trưởng và pháttriển ngành du lịch Thừa Thiên Huế
Phân tích số liệu trên phần mềm SPSS 18.0
Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0, sau khi mã hóa và làmsạch tiến hành phân tích theo các bước:
- Thống kê mô tả
- Phân tích nhân tố khám EFA
- Đánh giá độ tin cậy thang đo
- Kiểm tra đa cộng tuyến
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16- Kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập.
- Kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng phân tích tương quan hồi quy
7 Kết cấu luận văn
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về du lịch, du lịch cộng đồng,phát triển du lịch cộng đồng
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tại Thừa Thiên Huế và du lịch cộngđồng tại Cầu Ngói Thanh Toàn - xã Thủy Thanh - thị xã Hương Thủy - tỉnhThừa Thiên Huế
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại Cầu NgóiThanh Toàn - xã Thủy Thanh - thị xã Hương Thủy - tỉnh Thừa Thiên Huế
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DU LỊCH, DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1 Một số thuật ngữ về du lịch
Theo Điều 4 luật Du lịch 2005:
“Du lịch được hiểu là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con ngườingoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học,làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến
Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh
du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch.Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử -văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác cóthể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành cáckhu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch
Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tàinguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên
Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm,thúc đẩy cơ hội phát triển
Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơidiễn ra các hoạt động du lịch.”
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 181.2 Khái niệm du lịch bền vững, tính tất yếu và lợi ích phát triển du lịch bền vững
1.2.1 Khái niệm du lịch bền vững
Phát triển du lịch bền vững là sự đáp ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhucầu của khách du lịch, tạo sức hút du khách đến vùng, điểm du lịch ngày nay đồngthời bảo vệ và nâng cao chất lượng cho tương lai Nó được hướng cho con ngườicách quản lý toàn bộ các tài nguyên, các điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái vàcác điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa kèm theo, theo cách mà chúng ta có thể thõamãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội và thẩm mỹ, đồng thời duy trì tính toàn vẹn về
văn hóa, sự đa dạng sinh học các hệ thống duy trì nuôi dưỡng sự sống (Theo tổ chức
du lich thế giới - WTO, năm 1992)
Thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung: “Sự phát triển của nhân loại
không thể chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tấtyếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”
Khái niệm này được phổ biến rộng vào năm 1987 trong báo cáo Our CommonFuture của Ủy ban Môi Trường và Phát triển thế giới - WCED Phát triển bền vững
là “Phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổnhại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” Nói cách khác,phát triển bền vững phải đảm bảo kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trườngđược bảo vệ, gìn giữ
Theo luật Du lịch 2005: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứngđược các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về dulịch của tương lai.”
1.2.2 Tính tất yếu và lợi ích phát triển du lịch bền vững
1.2.2.1 Tính tất yếu của việc phát triển du lịch bền vững do các nguyên nhân sau
Thứ nhất: do đặc tính của ngành du lịch đó là ngành kinh doanh tổng hợp,phức tạp và cần có quy hoạch phát triển đồng bộ
Thứ hai: do các yếu tố tạo thành sản phẩm của ngành du lịch phải kết hợp của cảtài nguyên có khả năng phục hồi, tài nguyên khó phục hồi và hoàn toàn không thể phục
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19 Thứ ba: do nhu cầu của du khách nói riêng hay nhu cầu xã hội nói chung về
du lịch ngày càng nhiều, kết hợp với chất lượng cao hơn và các loại hình du lịchphong phú hơn, do mức sống của con người nói chung đang được nâng lên rất nhanh,trình độ văn hóa xã hội ngày càng được cải thiện
1.2.2.2 Lợi ích của phát triển du lịch bền vững
Lợi ích cho nhà cung cấp: các nhà cung cấp kinh doanh do lợi ích có thể cónhiều loại hình, sản phẩm du lịch lớn hơn để có thể cung cấp cho khách du lịch nhiềusản phẩm, dịch vụ phong phú hơn và có thể thu được lợi nhuận lớn hơn Do tính chu
kì sống của các sản phẩm du lịch và điểm du lịch nên khi phát triển du lịch bền vững
sẽ kéo dài chu kì sống của các điểm, các khu du lịch hơn Nhà cung cấp cũng có thểphát triển mở rộng quy mô hoạt động, giảm được rủi ro trong kinh doanh
Lợi ích cho khách du lịch: khách du lịch có thể được tiếp cận và khám phá,nghiên cứu về các nền văn hóa, khám phá các phong cảnh, cảnh quan tự nhiên,hoang sơ kết hợp với sự tu bổ, kết hợp với các công trình văn hóa, lịch sử cổ kính vàhiện đại, được sử dụng các sản phẩm du lịch tốt nhất với chi phí thấp nhất
Lợi ích cho điểm du lịch ban quản lý của các điểm du lịch: có thể cung cấpsản phẩm dịch vụ cho các đơn vị kinh doanh và khách du lịch và từ đó thu lợi nhuận
và tiếp tục đầu tư để cải tạo và nâng cấp, bảo vệ cho khu du lịch, tạo điều kiện công
ăn việc làm cho người dân địa phương
Theo quan điểm của Keith W.Sproule và Asy S Suhand (1998) “Cộng đồng làmột nhóm người thường sinh sống trên cùng khu vực địa lý, tự xác định mình thuộc
về cùng một nhóm Những người trong cùng một cộng đồng thường có quan hệhuyết thống hoặc hôn nhân và có thể thuộc cùng một nhóm tôn giáo một tầng lớpchính trị.”
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20Theo Schmink (1999) lại có cách định nghĩa: “Cộng đồng là tập hợp một nhómngười chung địa bàn cư trú và có quyền sử dụng các tài nguyên thiên nhiên ở địaphương”.
1.3.1.2 Phát triển du lịch cộng đồng
Khi khái niệm du lịch cộng đồng bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, có cáccách nhìn nhận và hiểu biết khác nhau về khái niệm này, các khái niệm và định nghĩakhác nhau thường tùy thuộc vào tác giả, khu vực địa lý hoặc nghiên cứu/dự án cụthể Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên tắc được áp dụng chung như các nguyên tắc vềtính bền vững, sự tham gia và lợi ích của các cộng đồng địa phương Định nghĩa phổbiến về du lịch cộng đồng là: “Du lịch cộng đồng mang lại cho du khách những trảinghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phương tham gia trựctiếp vào các hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế - xã hội từ các hoạtđộng du lịch và chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và vănhóa địa phương.”
Du lịch cộng đồng dựa trên sự tò mò, mong muốn của khách du lịch để tìm hiểuthêm về cuộc sống hàng ngày của người dân từ các nền văn hóa khác nhau Du lịchcộng đồng thường liên kết với người dân thành thị đến các vùng nông thôn để thưởngthức cuộc sống tại đó trong một khoảng thời gian nhất định
1.3.2 Các loại hình của du lịch cộng đồng
Các loại hình du lịch sau phù hợp với du lịch cộng đồng bởi chúng được sở hữu
và quản lý bởi cộng đồng: Du lịch sinh thái, Du lịch văn hóa, Du lịch nông nghiệp,
Du lịch làng, Du lịch làng nghề truyền thống
Ngoài ra, việc thúc đẩy nghệ thuật và hàng thủ công địa phương có thể là mộtthành phần quan trọng trong các dự án du lịch cộng đồng và trong các hình thức chủđạo của ngành du lịch
1.3.2.1 Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên (đặcbiệt là trong các khu vực cần được bảo vệ và môi trường xung quanh nó) và kết hợptìm hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phương có sự quan tâm đến vấn đề môitrường Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thông qua một quá trình quản lý môi
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 211.3.2.2 Du lịch văn hóa
Du lịch văn hóa là một trong những thành phần quan trọng nhất của du lịchcộng đồng từ khi văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, là yếu tố thu hút khách chủ yếu củacộng đồng địa phương
1.3.2.3 Du lịch nông nghiệp
Đây là một hình thức du lịch tại các khu vực nông nghiệp như vườn cây ăn trái,trang trại nông lâm kết hợp, trang trại thảo dược và các trang trại động vật, đã đượcchuẩn bị phục vụ cho khách du lịch Khách du lịch xem hoặc tham gia vào thực tiễn sảnxuất nông nghiệp như làm việc với dụng cụ của nhà nông hoặc thu hoạch mùa vụ màkhông làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái hoặc năng suất của gia đình chủ nhà Một sảnphẩm mới đặc biệt là nghỉ ngơi ở các trang trại hữu cơ, nơi du khách có thể tìm hiểuthêm về thiên nhiên và học tập các phương pháp canh tác không dùng thuốc trừ sâu
1.3.2.4 Du lịch làng
Khách du lịch chia sẻ các hoạt động trong cuộc sống thôn bản và các làngnông thôn thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch Dân làng cung cấp cácdịch vụ ăn ở, nhà trọ cho khách nghỉ ngơi qua đêm Nhà trọ chính là các điểm kinhdoanh du lịch, trong đó du khách ở lại qua đêm trong những ngôi nhà làng cùng vớimột gia đình
1.3.2.5 Du lịch làng nghề truyền thống
Du lịch làng nghề truyền thống là hình thức du lịch mà ở đó mục tiêu của dukhách là muốn tìm hiểu về các làng nghề có lịch sử lâu đời Các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ như mây tre đan, đồ gốm, đồ dệt, chạm khắc gỗ, đồ da, đồ trang sức, nhạc
cụ, giấy, quần áo… tạo ra sức hút rất lớn đối với du khách Do đó, du khách đến cáclàng nghề với mong muốn được tìm hiểu về các sản phẩm này, quy trình làm rachúng và được tự tay làm ra một sản phẩm của riêng mình Thực tế này tạo ra cơ hộicho du lịch cộng đồng phát triển Du khách sẽ được hướng dẫn làm sản phẩm và trảinghiệm cuộc sống cùng người dân làng nghề nơi đây
Hình thức này giúp cho du khách có thể tiếp cận với những sản phẩm truyềnthống, đặc trưng của địa phương Qua đó tìm hiểu cách thức sản xuất và đời sốngsinh hoạt của những người tạo ra những sản phẩm đó Không những vậy, hình thức
du lịch này còn giúp quảng bá hình ảnh của các sản phẩm truyền thống tại địaphương đến với du khách Hơn nữa, nó cũng giúp đem lại thêm thu nhập cho làngnghề từ các hoạt động khai thác du lịch
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 221.3.3 Các nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
Thứ nhất: Bình đẳng xã hội
Các thành viên của cộng đồng tham gia lập kế hoạch, thực hiện và quản lý cáchoạt động du lịch trong cộng đồng của mình Sự tham gia của cộng đồng địa phươngvào công tác chuẩn bị, tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch được chú trọng.Các lợi ích kinh tế được chia đều, không chỉ cho các công ty du lịch mà cho cả các thànhviên cộng đồng
Thứ hai: Tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên
Hầu hết các hoạt động du lịch đều tiềm tàng các tác động tích cực và cả tiêucực đến cộng đồng địa phương và môi trường tự nhiên Quan trọng là các giá trị vănhóa địa phương và môi trường thiên nhiên được bảo vệ và tôn trọng thông qua cáchoạt động tích cực của tất cả các đối tác trong ngành du lịch địa phương Điều nàyrất quan trọng để duy trì cấu trúc xã hội địa phương Do đó, các cộng đồng không chỉphải nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc cung cấp các trảinghiệm du lịch thành công, mà còn phải hiểu các tác động tích cực và tiêu cực của dulịch mà có thể ảnh hưởng đến họ và môi trường tự nhiên của họ do thiếu quy hoạch
và quản lý
Thứ ba: Chia sẻ lợi ích
Việc chia sẻ các lợi ích từ du lịch cho cộng đồng đòi hỏi cộng đồng có thể nhậnđược các lợi ích giống như các đối tác liên quan khác Trong việc chia sẻ lợi ích,doanh thu từ các hoạt động du lịch thường được chia cho tất cả những người thamgia và một phần riêng đóng để góp cho toàn bộ cộng đồng địa phương thông qua quỹcộng đồng, quỹ này có thể được sử dụng cho các mục đích như tái đầu tư vào cơ sở
hạ tầng như cầu, đường, điện hoặc các lĩnh vực lợi ích cộng đồng khác như y tế vàgiáo dục
Thứ tư: Sở hữu và tham gia của địa phương
Du lịch cộng đồng thành công sẽ khai thác một cách hiệu quả các kiến thức vànguồn lực của cộng đồng địa phương để đạt được các kết quả trong du lịch Sự thamgia của cộng đồng địa phương từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện và đánh giá là rấtquan trọng một cách tốt nhất để đảm bảo đạt được quyền sở hữu của địa phương và
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 231.3.4 Các bên tham gia vào du lịch động đồng
Thứ nhất: Các cơ quan quản lý hành chính Các cơ quan hành chính ở Trungương có Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch, Tổng cục Du Lịch, các cơ quan ở địaphương như Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch các tỉnh, ở cấp huyện có phòng phụtrách Văn hóa Du lịch; ở cấp xã có Ủy Ban nhân dân đóng vai trò quan trọng
Thứ hai: Các doanh nghiệp tư nhân Gần đây, vai trò các công ty tư nhân trongphát triển du lịch ngày càng được nâng cao Đến nay đã có những điển hình về hìnhthành điểm đến du lịch nhờ vào vốn của các công ty tư nhân và sự hỗ trợ của họ vàophát triển du lịch cộng đồng được kỳ vọng rất nhiều Một khi kết hợp mật thiết vớiđịa phương như thế thì đối với các công ty du lịch cũng có lợi ích trong việc tạo rasản phẩm hay thực hiện các hoạt động xúc tiến thị trường Ngoài ra, các công ty dulịch thông qua hướng dẫn viên để hướng dẫn cho du khách thăm và tìm hiểu văn hóatiếp xúc với người dân nên vai trò của hướng dẫn viên hết sức quan trọng Để pháthuy tính hiệu quả các hoạt động của các công ty tư nhân đòi hỏi sự hợp tác của Hiệphội Du lịch Việt Nam (VITA), Hiệp hội Lữ hành Việt Nam (VISTA) Mối liên hệcủa các ngành khách sạn, ngành dịch vụ ẩm thực, hàng lưu niệm, ngành lữ hành,ngành vận tải, quảng cáo, các cơ quan truyền thông với việc giới thiệu du khách đến.Thứ ba: Cộng đồng dân cư Tại các khu vực, các tổ chức có sức gắn kết trongcộng đồng như Hội phụ nữ, Hợp tác xã, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, cácnhóm ngành nghề và các hộ dân đều hỗ trợ cho du lịch Các hộ dân độc lập có thểtham gia cung cấp dịch vụ du lịch gia đình như cung cấp ẩm thực tại nơi lưu trú tạinhà mình Cộng đồng thì cung cấp dịch vụ theo nhóm ngành nghề trong các ngànhnghề truyền thống Đa số các trường hợp cần có sự hợp tác đào tạo kỹ thuật chuyênmôn thông qua các chương trình tập huấn
Thứ tư: Các cơ quan truyền thông Việc giới thiệu quảng bá các địa điểm dulịch cộng đồng gần gũi với người dân và thân thiện với môi trường thiên nhiên trênbáo chí, truyền hình, mạng internet sẽ khơi sâu sự hiểu biết của khán thính giả bìnhthường đối với khu vực đó, có hiệu quả như lời chào đón du khách tới các địa điểm
du lịch
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24Thứ năm: Khách du lịch Khách du lịch chính là người quyết định nhất đến việcphát triển du lịch cộng đồng Việc du khách hứng thú hòa mình cùng với các sinhhoạt cộng đồng, tham gia trải nghiệm sự khác biệt trong văn hóa đã đem lại động cơthúc đẩy cộng đồng địa phương đó làm du lịch Gần đây, du lịch được truyền báthông qua những lời truyền miệng của du khách đăng trên Internet và mạng xã hội vềnhững địa điểm du lịch họ đã từng đến Đây có thể là những điều mà du lịch đã gặthái được từ cách làm mới mình.
Thứ sáu: Các cơ quan đào tạo nhân lực Sự hỗ trợ của các khoa du lịch của cáctrường đại học, các trường nghiệp vụ du lịch, cao đẳng du lịch trực thuộc Bộ Vănhóa - Thể Thao và Du lịch thông qua việc tập huấn đào tạo kỹ thuật, kỹ năng đón tiếpphục vụ du khách cho cộng đồng tham gia du lịch
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch cộng đồng
1.4.1 An ninh chính trị
Để du lịch không ngừng phát triển trở thành ngành kinh tế ổn định, sự phối hợpgiữa an ninh quốc phòng có ý nghĩa quan trọng Sự đảm bảo vững chắc về an ninhquốc phòng tạo môi trường ổn định cho đất nước nói chung và địa điểm du lịch nóiriêng tới tham quan
Du lịch là nơi những giá trị vật chất và tinh thần độc đáo khác lạ của quê hươngmình Bầu chính trị hòa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế.Một quốc gia bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng tớiviệc phát triển du lịch Tạo cảm giác không an toàn, hoài nghi, tâm lí sợ hãi làm cho
số lượng du khách ngày càng giảm Các cuộc biểu tình chống đối nhà nước, các cuộctranh chấp của các đảng phái chính trị gây nên sự bất ổn chính trị, các cuộc xung độtgiữa người dân bản xứ và khách du lịch cũng là một vấn đề nhạy cảm mà chínhquyền địa phương quan tâm
Trang 25sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch Vì vậy hướng làm
du lịch cộng đồng tận dụng nguồn lao động sẵn có với vốn liếng chính là nền vănhóa bản địa của địa phương làm gia tăng số của cải do chính họ
Khi nói đến nền kinh tế của một địa phương, một đất nước không thể không nóiđến giao thông vận tải Giao thông vận tải là một trong những nhân tố chính tạo nên
sự phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế Giao thông ảnh hưởng đến số lượng
và chất lượng khách tới tham quan Với mạng lưới giao thông thuận lợi trên mọimiền trong nước và nước ngoài sẽ làm cho người có nhu cầu du lịch có sự thoải mái
và cảm nhận về không gian tuy xa nhưng lại có cảm giác gần Chất lượng phươngtiện giao thông về tốc độ, an toàn, tiện nghi và giá cả cũng ảnh hưởng đến việc dukhách có muốn trở lại tham quan những lần sau thêm nữa không
Khi thu nhập ngày càng cao nhu cầu được nghỉ ngơi, giải trí và giao lưu tìnhcảm xuất hiện Hiện nay, trong các nước kinh tế phát triển, du lịch trở thành nhu cầukhông thể thiếu trong cuộc sống của họ Các nhà nghiên cứu kinh tế du lịch đưa ranhận định là ở các nước kinh tế phát triển nếu nhu cầu quốc dân trên mỗi người tănglên 1% thì chi phí du lịch tăng lên 1,5% Xu hướng này là hầu hết các du khách ở cácnước phát triển đều thích tham quan ở các nước đang phát triển
Trong phát triển du lịch luôn xem kinh tế là một nguồn lực quan trọng Sựtác động của điều kiện kinh tế đến sự phát triển du lịch thể hiểu ở nhiều góc độkhác nhau
1.4.3 Văn hóa
Trình độ văn hóa cao tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch Phần lớn nhữngngười tham gia du lịch có trình độ văn hóa nhất định, nhất là những người đi du lịchnước ngoài Bởi họ muốn khám phá, tìm hiểu những danh lam thắng cảnh, di tíchlịch sử văn hóa dân tộc để vừa thư giãn vừa có thể góp phần nâng cao hiểu biết Bêncạnh đó, trình độ của người dân nước sở tại, nơi đón khách cũng cần được chú ý, vì
du lịch cộng đồng nên hầu hết người dân cùng làm du lịch cần có những kiến thức cơbản để giao tiếp cũng như làm hài lòng khách du lịch tới tham quan
Việc phát triển mang dấu ấn con người, tức là con người thông qua trí tuệ củamình đưa ra các biện pháp cách thức để giữ gìn môi trường và làm giàu đẹp nền vănhóa địa phương là một trong những mục đích mà du lịch cộng đồng hướng đến
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 261.4.4 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển du lịch.Tài nguyên là tất cả những giá trị vật chất và tinh thần được khai thác phục vụ chomục đích phát triển của con người Xét dưới góc độ cơ cấu tài nguyên du lịch, có thểphân thành hai loại là: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
- Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm địa hình, khí hậu, tài nguyên nước, hệđộng thực vật
- Tài nguyên nhân văn bao gồm: di tích lịch sử văn hóa, các bảo tàng, các lễhội…
Di sản thế giới: Đây được coi là tiềm năng lớn nhất và quan trọng nhất Di sảnvăn hóa được hiểu là toàn bộ các tạo phẩm chứa những giá trị tích cực mà loài người đãđạt được trong xã hội thực tiễn do thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau Di sản văn hóađược chia làm hai loại là di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể
- Di sản văn hóa vật thể: là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoahọc Toàn bộ các sản phẩm vật chất hiện hữu được hình thành do bàn tay sáng tạocủa con người như hệ thống di tích lịch sử văn hóa, hệ thống danh lam thắng cảnh,
hệ thống di tích cổ vật, bảo vật quốc gia
- Di sản phi vật thể: sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa họcđược lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, truyền miệng, truyền nghề, trình diễn, lễ hộitruyền thống, trang phục truyền thống…
1.5 Các phương pháp và chỉ số đánh giá du lịch cộng đồng
1.5.1 Tác động tới mức độ phát triển
Việc thu hút được nhiều khách, đặc biệt là khi du khách đến tham gia du lịchcộng đồng tại các địa phương, sẽ mang lại một nguồn thu nhập cho chính cộng đồngtại địa phương đó Do hầu hết các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho du lịchđều được cung ứng từ người dân tại địa phương Đó là lợi ích kinh tế mà du lịchmang lại Tuy nhiên, thu nhập do du lịch cộng đồng mang lại có nhiều tính chất ưuviệt so với các hình thức du lịch khác, do người dân địa phương sẽ là người hưởnglợi đầu tiên chứ không phải là các công ty du lịch hay đối tượng khác
Đầu tiên, du lịch cộng đồng chia sẻ lợi ích cho rất nhiều cá nhân trong cộng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27lịch không còn sử dụng sản phẩm duy nhất của các công ty du lịch, mà họ còn sửdụng các dịch vụ do người dân bản địa cung cấp.
Du lịch cộng đồng không chỉ mang lại nguồn thu tạm thời cho người dân màhứa hẹn một nguồn thu ổn định và dài hạn Chính vì vậy cộng đồng cũng có tráchnhiệm bảo tồn các giá trị văn hóa thiên nhiên nơi họ đang sống Người dân có thểhiểu, các giá trị văn hóa bị mất đi, môi trường bị hủy hoại đồng nghĩa với nguồn thunày sẽ mất đi
Các chỉ tiêu để đánh giá
Lượng du khách đến với địa phương hằng năm
Phân loại du khách và thời gian lưu trú tại địa phương
Lợi ích việc làm: Số lượng việc làm trực tiếp và gián tiếp do du lịch cộngđồng tạo ra
Tăng trưởng kinh tế cho địa phương:
+ Doanh thu từ hoạt động du lịch cộng đồng
+ Tỷ lệ giữa doanh thu khách nội địa và doanh thu khách du lịch quốc tế
+ Tỷ lệ các hộ thu nhập thấp được hưởng lợi ích kinh tế từ du lịch
1.5.2 Tính ổn định và phát triển của văn hóa - xã hội tại địa phương
Văn hóa là một tài nguyên vô cùng quý giá trong du lịch cộng đồng Khách dulịch thường muốn tìm hiểu và hòa mình vào các hoạt động văn hóa của chính địaphương và du lịch cộng đồng tạo nên sự giao lưu giữa các nền văn hóa khác nhau
Do vậy, việc đánh giá tính ổn định và sự phát triển của văn hóa - xã hội tại địaphương là rất cần thiết
Có thể thấy rằng khi có nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa sẽ thu hút dukhách đến và tạo thu nhập cho cộng đồng Từ đó, khuyến khích cộng đồng tham giacung cấp dịch vụ cho du khách Nếu họ mất đi sự độc đáo về văn hóa thì nguồn hấpdẫn khách du lịch sẽ giảm dần, kéo theo thu nhập giảm xuống Muốn điều đó khôngxảy ra thì phải tích cực tham gia vào các hoạt động để bảo tồn nguồn văn hóa đặc sắccủa chính họ
Phát triển du lịch cộng đồng tức dần dần trao trách nhiệm vào tay cộng đồngngười dân Không chỉ vậy, khi họ là người hưởng lợi đầu tiên thì họ sẽ tham gia vàobảo tồn chính bản sắc Khi quyền tự quyết thuộc về cộng đồng sẽ đề cao trách nhiệm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28và sự cam kết của cộng đồng cho vấn đề bảo tồn văn hóa Nếu hệ thống du lịchkhông phát triển sẽ rất dễ bị mài mòn về văn hóa do hệ thống du lịch yếu kém Cònkhi phát triển thì cộng đồng có thể nhận được nhiều sự giúp đỡ của cả các tổ chứcphi chính phủ để góp phần phát triển nét văn hóa của địa phương mình.
Trên quan điểm lợi ích kinh tế, do lợi ích lúc này được chia đều cho người dânnên khoảng cách giàu nghèo được rút gọn, giảm đi mâu thuẫn trong xã hội, tạo raphúc lợi, đời sống nhân dân được cải thiện, đó là một yếu tố làm nên sự bền vữngcho xã hội Bên cạnh cũng có những mặt khó khăn mà du lịch cộng đồng phải đốimặt cần có cái nhìn toàn diện để phân tích và đưa ra các giải pháp
Các chỉ tiêu đánh giá:
An sinh xã hội:
+ Số hộ dân tham gia làm du lịch
+ Giải quyết cho bao nhiêu người có công ăn việc làm
+ Chia sẻ lợi ích từ du lịch, giảm khoảng cách giàu nghèo
Bảo tồn các nét văn hóa vật thể và phi vật thể:
+ Các nét văn hóa mới tốt và xấu du nhập vào cộng đồng theo thời gian
+ Số lượng tổ chức các hoạt động văn hóa địa phương trong năm
+ Công tác bảo tồn di tích, nét văn hóa truyền thống
1.5.3 Ảnh hưởng tới môi trường
Nhu cầu du lịch của khách là muốn nghỉ ngơi tại những khu vực có nhiều cảnhquan có môi trường trong lành, điều đó kích thích việc tôn tạo, bảo vệ môi trườngsinh thái Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường trên toàn cầu như hiện nay thì việcphát triển du lịch cộng đồng là một trong những giải pháp khả thi góp phần vào việcgiáo dục người dân và du khách về vấn đề bảo vệ môi trường
Giáo dục bảo vệ môi trường trong các tour du lịch cộng đồng giúp thay đổi và cảithiện đáng kể nhận thức của các bên đang khai thác du lịch cộng đồng ở địa phươngtrong vấn đề cần phải bảo vệ môi trường vì chính lợi ích của mình
Các chỉ tiêu để đánh giá
Ngân sách đầu tư vào bảo tồn và tôn tạo các dự án về cải thiện môi trường
Thay đổi về lượng rác thải sinh ra
Nhận thức của du khách về vấn đề bảo vệ cảnh quan, môi trường
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 291.6 Lợi ích đạt được từ du lịch cộng đồng
Thứ nhất: Du lịch cộng đồng góp phần nâng cao thu nhập cho các cộng đồngđịa phương, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa nơi nghèo đói được thấy rõ rệt hơn.Điều này cực kỳ quan trọng vì nó làm giảm áp lực của con người lên các nguồn lực
tự nhiên và cảnh quan địa phương
Thứ hai: Du lịch cộng đồng thúc đẩy sự công bằng trong phát triển du lịch vớiviệc mang lại cho toàn bộ cộng đồng những lợi ích từ việc cung cấp các dịch vụ dulịch và cơ sở hạ tầng, bất kể họ có tham gia tích cực vào du lịch hay không, nghĩa làgiao thông tốt hơn, điện, điều kiện tiếp cận tốt hơn tới các nguồn nước sạch, viễnthông
Thứ ba: Các doanh nghiệp du lịch cộng đồng tạo ra các cơ hội việc làm cho địaphương Du lịch cộng đồng có thể giúp thay đổi cơ cấu việc làm địa phương và cảithiện chất lượng lao động ở các vùng địa phương và giảm di cư từ nông thôn ra các
đô thị
Thứ tư: Du lịch cộng đồng góp phần phục hồi, phát triển các giá trị văn hóa vànghề truyền thống, kể cả bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường Du lịch cộngđồng tạo ra các cơ hội để giao lưu văn hóa và kinh tế giữa Việt Nam và các nướckhác Đây là nhân tố quan trọng bảo tồn và phát để huy các giá trị văn hóa truyềnthống và phát triển các cơ hội phát triển kinh tế ở các vùng nghèo
1.7 Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở nước ta đã được thực hiện
1.7.1 Du lịch cộng đồng ở Quảng Nam ở hai làng Bhơ Hồông và Đhrôồng
Dự án “Tăng cường hoạt động du lịch tại các huyện sâu trong đất liền tỉnhQuảng Nam” do chính phủ Luxembourg tài trợ và các đối tác gồm Tổ chức Lao độngQuốc tế (ILO) cùng các Sở, Hội đoàn thể trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như Sở Vănhóa - Thể thao và Du lịch, Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội, Hiệp hội Du lịchcác địa phương thực hiện từ tháng 6/2011
Dự án đã thành công bước đầu trong việc giới thiệu và xây dựng một phươngpháp tiếp cận mới nhằm phát triển du lịch cộng đồng, khai thác tiềm năng du lịch,hướng đến giảm nghèo bền vững thông qua việc tạo công ăn việc làm tại chỗ chongười dân trong vùng dự án Một trong ba hợp phần quan trọng nhất của dự án làphát triển chuỗi giá trị nhằm quảng bá các điểm du lịch sâu trong đất liền, du lịch
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 30sinh thái, phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa vật thể và phi vật thể trên cơ sởdựa vào tiềm năng của cộng đồng để làm du lịch nhằm hướng tới mục tiêu tạo việclàm ổn định và giảm nghèo bền vững cho cộng đồng, nhất là phụ nữ và thanh niên.Với phương pháp tiếp cận có sự tham gia toàn diện của cộng đồng, dự án đã vàđang tạo điều kiện, hỗ trợ phát triển và thực hiện một chương trình thống nhất vì mụcđích giảm nghèo, có tính đến những vấn đề bình đẳng giới trong sự phát triển củadoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành.
Sau hai năm thực hiện, dự án đã để lại dấu ấn tích cực trong cộng đồng các dântộc vùng sâu tỉnh Quảng Nam Tiêu biểu là mô hình phát triển du lịch ở hai làng BhơHồông, thuộc xã Sông Kôn và làng Đhrôồng, thuộc xã Ta Lu, huyện Đông Giang nơisinh sống của dân tộc Cơ Tu
Làng Bhơ Hồông và Đhrôồng nằm giữa khung cảnh hoang sơ và hùng vĩ củađại ngàn, cách trung tâm du lịch phố cổ Hội An khoảng 80km, nằm trên tuyến đườngchính nối thành phố Đà Nẵng với các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam và nằm trêntuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại
Ở làng Bhơ Hồông và Đhrôồng, các sản phẩm dệt thổ cẩm nổi tiếng gắn với nụcười thân thiện, mến khách của đồng bào, với tiềm năng phát triển du lịch sinh thái,
du lịch văn hóa đã được các đối tác của Dự án và các công ty lữ hành du lịch pháthiện và đánh giá cao
Ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam, Phóban chỉ đạo dự án nhận xét du lịch cộng dồng với việc đào tạo ra các gói sản phẩmnhư cung cấp dịch vụ lưu trú tại nhà đồng bào, cung cấp dịch vụ đa dạng với các sảnphẩm truyền thống, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể… cho du khách lànhững thế mạnh đang bắt đầu được phát huy tại làng du lịch Bhơ Hồông và Đhrôồng
Để du lịch cộng đồng Quảng Nam trở thành một hướng phát triển nhằm kết nốicác giá trị văn hóa để tạo ra chuỗi giá trị cao, không chỉ có sự đóng góp của cộngđồng mà đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp chính quyền, nhất là của những người làm
du lịch
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31Những đóng góp của du lịch cộng đồng Quảng Nam thật đáng ghi nhận vàkhông tránh khỏi những khó khăn và trở ngại Mong rằng dựa vào đây sẽ có nhiều
mô hình được nhân rộng hơn nữa1
1.7.2 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở xã Quỳnh Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Xã Quỳnh sơn huyện Bắc Sơn có điều kiện tự nhiên phong phú thích ứng vớiphát triển du lịch Là địa danh lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo của người Tày BắcSơn Từ những yếu tố thuận lợi trên năm 2010 Trung tâm xúc tiến Du lịch tỉnh phốihợp với Phòng Văn hóa và Thông tin huyện tiến hành nghiên cứu, khảo sát địa điểmxây dựng mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn
Sau ba năm nỗ lực triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch cộngđồng tại xã Quỳnh Sơn bước đầu mở ra nhiều kì vọng cho loại hình du lịch này
Xã Quỳnh Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.459 ha; có 442 hộ, với tổngdân số là 1.844 người, sinh sống tập trung tại 6 thôn bản; dân tộc Tày là chủ yếuchiếm 90% Địa danh Quỳnh Sơn nổi tiếng có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có dãynúi đá vôi, nhiều hang động caster cộng với những cánh đồng bằng phẳng, bên cạnhdòng suối trong xanh uốn lượn Hệ thống di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêubiểu của xã có đình Quỳnh Sơn, cầu Rá Riềng, cây đa cổ thụ kỳ lạ, giếng Tiên và sựtích giếng Tiên,làng nghề thủ công làm ngói, cánh rừng gỗ nghiến nguyên sinh Kiếntrúc bản làng tập trung nhiều nhà sàn truyền thống Quỳnh Sơn còn là địa danh lưugiữ được những nét văn hoá mang đậm bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc Tày Lễhội Lồng tồng (xuống đồng) với nghi thức cầu mùa màng và các trò chơi, trò diễndân gian Một số loại hình dân ca, dân vũ đặc sắc như: các làn điệu hát ví, hát then,múa tán Đàn, múa chầu… được lưu giữ qua nhiều thế hệ Ẩm thực ở đây cũng cónhiều món ăn truyền thống đặc trưng Tình hình an ninh trật tự luôn được đảm bảo,không có tệ nạn xã hội Hệ thống đường giao thông từ trung tâm huyện Bắc Sơn đến
xã thuận lợi; đường làng, ngõ xóm được bê tông hoá Nhân dân dùng nước sinh hoạthợp vệ sinh, có ý thức giữ gìn môi trường và cảnh quan thiên nhiên
Những yếu tố trên là điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch cộngđồng Thông qua loại hình này, du khách có thể tham quan, khám phá, trải nghiệm vàgiới thiệu quảng bá về mảnh đất con người và sản vật quê hương Quỳnh Sơn Nhằm
1(Nguồn: Báo điện tử Vietjettour)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32khơi dậy tiềm năng phát triển ngành du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch chỉđạo Trung tâm xúc tiến Du lịch triển khai xây dựng tuyến du lịch cộng đồng tạiQuỳnh Sơn Coi đây là điểm nhấn quan trọng trong việc xây dựng tuyến du lịch vănhóa lịch sử huyện Bắc Sơn và vùng phụ cận.
Trong giai đoạn đầu, Trung tâm xúc tiến Du lịch phối hợp với Phòng Văn hoá
và Thông tin huyện đã tiến hành tập huấn nghiệp vụ, hỗ trợ kinh phí cho các hộ giađình, Ủy ban nhân dân xã, đội văn nghệ và đầu tư một số trang thiết bị phục vụ sinhhoạt cần thiết cho các hộ tham gia du lịch cộng đồng, lắp đặt biển báo, biển chỉ dẫnlàng du lịch cộng đồng Bước đầu, mô hình được thực hiện thí điểm tại 5 hộ gia đình
ở thôn Đon Riệc 2 và thôn Thâm Pác Các các hộ gia đình đều có nhà sàn theo kiếntrúc truyền thống, diện tích từ 150m2 trở lên, tổng diện tích của mỗi ngôi nhà baogồm cả khuôn viên trung bình vào khoảng từ 700m2 - 1.000m2 có vị trí đẹp, thoángmát, khu vực chăn nuôi cách xa nơi ở, bảo đảm vệ sinh; có công trình vệ sinh riêng,đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt và lưu trú của 10 - 15 khách du lịch/hộ Từ tháng9/2010 Làng văn hoá du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn bắt đầu đi vào hoạt động Sau 3năm triển khai xây dựng điểm du lịch cộng đồng, xã đã xây dựng được quy ước hoạtđộng du lịch cộng đồng; đồng thời củng cố được 1 đội văn nghệ gồm 24 người, với 1
bộ tăng âm loa đài và 5 bộ đàn tính, xóc nhạc; khôi phục và duy trì lễ hội xuốngđồng vào ngày 12, 13 tháng Giêng hàng năm; tổ chức cho 5 hộ gia đình đi tham quanhọc tập mô hình Làng văn hoá du lịch cộng đồng tại 2 tỉnh Hoà Bình và Sơn La.Tính đến tháng 6/2013 tổng lượng khách du lịch đến xã ước đạt 600 người, hoạtđộng du lịch cộng đồng bước đầu tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao nhậnthức về du lịch đối với cộng đồng dân cư, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trịvăn hóa truyền thống tại địa phương Từ 5 hộ gia đình ban đầu chọn làm du lịch cộngđồng thí điểm đem lại hiệu quả, đã có sức lan tỏa ra nhiều thôn Đến nay, xã có trên
70 hộ gia đình đủ điều kiện và tiêu chuẩn để đón khách du lịch tham quan, lưu trú.Nhiều hộ gia đình có nguyện vọng được tham gia mô hình hoạt động du lịch cộngđồng; nhân dân bắt đầu có ý thức cộng đồng và tham gia giữ gìn các nét đẹp văn hoá.Bên cạnh những kết quả bước đầu, để duy trì và phát triển bền vững loại hình
du lịch cộng đồng đòi hỏi cấp uỷ, chính quyền và nhân dân cần tiếp tục sưu tầm,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 33nghiên cứu thêm các sản phẩm du lịch và chất lượng phục vụ, quan tâm đến vệ sinhmôi trường; giữ vững ổn định trật tự xã hội.
Phát triển du lịch cộng đồng xã Quỳnh Sơn đang là một thời cơ thuận lợi cho xãkhơi dậy tiềm năng sẵn có của địa phương, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế
- xã hội, xây dựng nông thôn mới Đồng thời cũng là những thách thức đối với cấp
uỷ, chính quyền xã và các hộ dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng Hy vọngrằng, trong thời gian tới du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn sẽ tiếp tục nhận được sự quantâm tạo điều kiện của các cấp chính quyền và ngành chức năng2
1.7.3 Mô hình du lịch cộng đồng trên tỉnh Thừa Thiên Huế
Với những di tích đã được UNESCO công nhận là di tích lịch sử Hoàng ThànhHuế và hệ thống lăng tẩm thì hướng phát triển du lịch cộng đồng đang được nhậnthấy là hướng đi có nhiều triển vọng, nếu được chú ý xây dựng thì hiệu quả mà nóđạt được sẽ rất lớn
1.7.3.1 Làng cổ Phước Tích ở xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
Là một làng phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam là vùng quêthanh bình với gần 400 người sinh sống mà 60% là người lớn tuổi nên vẫn còn lưugiữ được rất nhiều nét đẹp cổ xưa Làng Phước Tích lưu giữ nhiều nhà cổ với 24 cănnhà rường cổ, nhiều nhà thờ họ, đền, chùa, miếu Cây Thị, di tích Chăm Pa với cảnhquan thiên nhiên đẹp Năm 2009, làng được công nhận là di tích quốc gia, trở thànhngôi làng thứ 2 đạt danh hiệu này sau làng cổ Đường Lâm
Làng cổ Phước Tích có nghề sản xuất gốm truyền thống với lịch sử năm trămnăm còn được biết với tên gọi “làng gốm Phước Tích” Thời kỳ hưng thịnh, một sốsản phẩm gốm Phước Tích đã được xuất khẩu ra nước ngoài và phục vụ cho triềuđình nhà Nguyễn Tuy nhiên, do ảnh hưởng của chiến tranh Việt Nam và tình trạnggià hóa của làng Phước Tích, nghề gốm truyền thống này đã dần bị mai một
Sau nhiều lần khảo sát, đánh giá di tích, thì du lịch ở làng cổ Phước Tích mới
có bước chuyển thật sự khi phát triển du lịch cộng đồng nhờ sự giúp đỡ của dự án
“Phát triển bền vững địa phương thông qua du lịch di sản” do Sở Văn hóa - Thể thao
và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế, JICA và Trường Đại học Nữ Showa thực hiện kéodài 3 năm, bắt đầu từ 4/2011
2(Nguồn Baolangson.vn)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34Dự án đã thành lập Ban quản lí nhóm cung cấp các dịch vụ với 7 thành viên và
sự tham gia của 31 người dân Trong đó nhóm nhà cổ gồm 5 người, nhóm ẩm thực
16 người, nhóm hướng dẫn 4 người, nhóm dịch vụ trải nghiệm gốm 4 người, nhómthuyền 2 người Xây dựng cơ sở vật chất, hỗ trợ kỹ thuật để khôi phục nghề gốm với
sự hướng dẫn của ông Mizokami Yoshihiro chuyên gia gốm hàng đầu của Nhật Bản,
tư vấn nâng cao dịch vụ du lịch và quảng bá các chương trình du lịch trải nghiệm Với các dịch vụ dịch vụ cho thuê xe đạp tham quan, tham quan nhà cổ gồm 7căn nhà trong số 24 căn nhà rường còn giữ lại được lối kiến trúc có trên 100 năm tuổiđược kết nối với tour du lịch cộng đồng “Hương xưa làng cổ”, tham quan bảo tànggốm cá nhân, ẩm thực trong nhà cổ, trải nghiệm làm đồ gốm, thư giãn trên sông ÔLâu đi tham quan quanh làng, dịch vụ lưu trú với người dân (Homestay) gây đượcnhiều sự chú ý của các đơn vị lữ hành trong việc tham quan, lưu trú, khám phá vănhóa, kiến trúc của làng
Phát triển du lịch cộng đồng ở Phước Tích ngay đầu đã thực hiện đã tôn trọng ýkiến và tư tưởng của người dân Điều này cũng làm sống lại niềm tự hào, sự hài lòngcủa người dân với địa phương mình Hình ảnh người dân giới thiệu về làng cho dukhách một cách sống động đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.Sau 3 năm thực hiện, du lịch cộng đồng ở làng cổ Phước Tích đã được một sốthành quả như:
Đầu tiên phải kể đến là nghề gốm truyền thống đang trên đà khôi phục
Các chương trình du lịch bao gồm trải nghiệm gốm, mua hàng lưu niệm gốm
đã được hình thành, nhà cổ và cảnh quan của làng đều được vào các tour, thu hútngày càng nhiều du khách đến thưởng thức
Nhóm đồ gốm được triển khai lại, nhóm hội phụ nữ với dịch vụ ăn uống phục
vụ du khách cũng hoạt động thường xuyên
Đã thực hiện thu phí dịch vụ tại làng cổ Phước Tích cho các đối tượng họcsinh sinh viên, khách lẻ, khách đoàn Ví dụ giá của một số dịch vụ du lịch cho họcsinh, sinh viên:
+ Phí môi trường: 10.000 VNĐ/người
+ Phí tham quan nhà rường cổ: 10.000 VNĐ/một nhà/khách
+ Phí lưu trú: 100.000VNĐ/khách/đêm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35 Đặc biệt, khi các chương trình du lịch được thực hiện, có thêm thu nhập nên
số người dân mong muốn tham gia tăng lên Số tiền từ việc tham gia của cộng đồngngười dân và ban quản lý được trích 85% dành cho cộng đồng người dân và 15% làban quản lý
Cơ cấu tổ chức và ngân sách hoạt động Ban quản lý Phước Tích đã được kiệntoàn, thể chế thực hiện công tác bảo tồn di sản văn hóa và nâng cao đời sống củangười dân đang phát huy một cách hiệu quả Tuy vậy mô hình du lịch cộng đồng ởLàng cổ Phước Tích còn gặp một số hạn chế Do ở xa thành phố không chủ độngđược nguồn khách Hầu như chỉ đón tiếp những khách do các công ty lữ hành đemtới, số lượng khách tới không nhiều Chưa có các biện pháp nhằm quảng bá du lịchcộng đồng ở địa phương
1.7.3.2 Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Thôn Dỗi Nam Đông
Trong những năm gần đây, du lịch sinh thái đã bắt đầu phát triển mạnh ở tỉnhThừa Thiên Huế, đặc biệt là ở vùng đầm phá Tam Giang và các huyện miền núi như
A Lưới và Nam Đông Thiên nhiên hoang sơ, môi trường trong lành và văn hoá địaphương độc đáo trở thành điểm mạnh thu hút khách du lịch, mở ra cơ hội phát triểnsinh kế mới cho người dân
Là một xã miền núi nghèo, Thượng Lộ cách trung tâm huyện lỵ Nam Đôngkhoảng 3 km về phía tây nam Toàn xã có tổng diện tích khoảng 10.640 ha, với dân
số 1.097 người, trong đó đồng bào Cơ Tu chiếm đến 95% dân số là một trong số các
xã nghèo nhất nhì huyện Nam Đông Cũng như bao xã miền núi khác trước đây, sinh
kế chủ yếu của người dân là nông nghiệp và khai thác tài nguyên rừng Thiếu kiếnthức, kỹ thuật canh tác, kinh tế của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên vàmột phần hỗ trợ của nhà nước Đến những năm 2000, các chương trình quốc gia kếthợp với các dự án phi chính phủ [như Tổ chức ICCO (Hà Lan), Tổ chức Phát triển
Hà Lan (SNV), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ] tạo điều kiện cho đồng bàođược tiếp cận với kỹ thuật mới và các dịch vụ cần thiết như nước sạch, điện, đường,trường trạm Những khởi sắc ban đầu đã thúc đẩy người dân quyết tâm tìm ra hướng
đi mới cho mình
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36Năm 2008, được sự giúp đỡ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN
-Hà Lan) và Chương trình Hỗ trợ hệ sinh thái (EPG), Trung tâm Khoa học Xã hội vàNhân văn Đại học Khoa học Huế đã triển khai chương trình hỗ trợ “Du lịch sinh tháidựa vào cộng đồng” ở ba xã vùng đệm thuộc Vườn quốc gia Bạch Mã, trong đó có
xã Thượng Lộ Trên cơ sở kế thừa những kết quả của các dự án trước đó, đồng thờikhai thác thế mạnh thiên nhiên và tiềm năng vốn có ở đây, Trung tâm Khoa học Xãhội và Nhân văn đã phát triển mô hình sinh kế mới - tập trung phát triển du lịch sinhthái kết hợp nâng cao năng lực cho người Cơ Tu ở địa phương nhằm xoá đói giảmnghèo, đẩy mạnh công tác bảo tồn thiên nhiên và văn hoá bản địa
Sau hơn một năm triển khai, mô hình này đã tạo ra được những kết quả đáng mừng:
Với sự hỗ trợ của Trung tâm, du lịch sinh thái từng bước được đưa vào khaithác một cách có tổ chức, tự giác và hoàn toàn do người dân quản lý và phân phối lợinhuận theo tình hình thực tế
Công tác bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn văn hoá được người dân hào hứngtham gia và thực hiện
Trước hết về mặt sinh kế, du lịch dần thay thế cho hoạt động khai thác rừng
tự nhiên trước đây
Quang cảnh thiên nhiên hoang dại, không khí trong lành, nhiều tuyếnđường mòn đẹp và hệ thống thác Kazan hùng vĩ đã được người dân khai thác đểphục vụ du lịch
Không dừng lại ở việc phát triển đơn lẻ, Ban Quản lý du lịch tại thôn Dỗi,Thượng Lộ còn phối hợp với các xã lân cận như Hương Phú, Hương Lộc để hìnhthành nên các tuyến tour hấp dẫn nhằm lôi cuốn khách du lịch
Các loại hình dịch vụ ở đây khá đa dạng và độc đáo bao gồm: ẩm thực củangười dân tộc, đi dạo (trekking) bằng xe đạp hoặc đi bộ, tham gia sản xuất nghề thủcông, thưởng thức văn nghệ truyền thống hay tắm thác, tận hưởng cảm giác sảngkhoái do thiên nhiên ban tặng
Ngoài ra, các sản phẩm nông nghiệp như chuối, cam, dứa, ngô, mía trướcđây chỉ dùng để bán cho các lái buôn người Kinh thì bây giờ trở thành đặc sản ẩmthực, nâng cao thu nhập cho người dân
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 37 Theo ước tính, tổng thu nhập từ du lịch của người dân thôn Dỗi trong năm
2009 là 40.000.000VND (theo Báo cáo của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân vănHuế) Đối với bà con thôn Dỗi, đây thực sự là một bước tiến lớn trong kinh tế
Bên cạnh cải thiện sinh kế, du lịch sinh thái còn góp phần không nhỏ vào quátrình bảo tồn văn hoá bản địa và nâng cao nhận thức của người dân tộc Cơ Tu (trướcnăm 2004, người dân tộc ở Thượng Lộ hầu như theo chiều hướng Kinh hoá từ cách
ăn mặc, ăn uống đến tập tục sinh hoạt, thậm chí một số nghề thủ công truyền thốngcũng bị mai một thì đến nay lại được “tái sinh” nhờ vào du lịch)
Thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật và nguồn vốn, đã hình thành nên nhóm nghềthủ công nhằm khôi phục các ngành nghề truyền thống như dệt Dzèng và đan lát mâytre Các sản phẩm dệt dzèng (vải tấm, khăn, áo quần) và sản phẩm may tre đan khôngchỉ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mà còn trở thành món hàng “bán chạy” ngaytrong cộng đồng người Cơ Tu
Các giá trị văn hoá tinh thần cũng được phục hồi một cách mạnh mẽ Nhữngbài hát, điệu múa, trò chơi dân gian đậm chất Cơ Tu được người dân nơi đây tìmtòi và tái hiện một cách tự giác và sáng tạo
Chính nhờ vào sự thay đổi nói trên mà lượng khách du lịch đến với Thượng Lộngày càng tăng Trong năm 2008 - 2009, có hơn 30 đoàn khách tham quan Thượng
Lộ, bao gồm khách Nhật, Hà Lan, New Zealand và khách tự do nội địa Quan trọnghơn, nhiều nhà tổ chức tour đã bắt đầu nhắm đến Thượng Lộ, tổ chức tour thửnghiệm ở đây để tiến đến khai thác trong tương lai Đây thực sự là cơ hội mới cho bàcon dân tộc chuyển đổi sinh kế mới, tăng thu nhập và nâng cao đời sống
Để có được những thành công bước đầu ấy, Trung tâm Khoa học Xã hội vàNhân văn Huế đã nỗ lực giúp đỡ bà con nâng cao năng lực và hỗ trợ nguồn vốn banđầu, xây dựng thôn Dỗi trở thành điểm du lịch và tạo ra các sản phẩm phù hợp vớinhu cầu của du khách Đến thời điểm này, thôn Dỗi đã thoát nghèo và trở thành mộtthôn trung bình khá về kinh tế Với mô hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộngđồng nêu trên, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Huế đã góp phần tạo chongười Cơ Tu những cơ hội để tiếp cận với sinh kế mới, làm giàu cho chính mình,quan trọng hơn là những lợi ích từ việc phục hồi các di sản văn hoá truyền thống
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 38Thôn Dỗi chính là một “mô hình giảm nghèo”, có thể nhân rộng ra cho nhiều địaphương miền núi khác có điều kiện tương tự.
Bên cạnh các thành công, dự án du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại thônDỗi đang gặp phải một số hạn chế, thách thức Thách thức chủ yếu ở thôn Dỗi là vấn
đề thương mại hóa các sản phẩm du lịch Nhiều công ty lữ hành phàn nàn về việc giátour cao, do vậy, họ không tổ chức cho du khách đến tham quan thôn Dỗi Một khókhăn khác nữa là hầu hết các đơn vị tổ chức tua ở Huế chỉ là các chi nhánh của cáchãng lữ hành có trụ sở chính ở Hà Nội hoặc thành phố Hồ Chí Minh Hơn nữa, làmthế nào để liên kết du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng với các điểm đến khác cũng
là vấn đề đáng quan tâm Bởi vì, Thôn Dỗi không thể là một điểm đến độc lập Việcphát triển đường đi bộ gắn với Vườn Quốc Gia Bạch Mã có thể giúp cho du khách cóđược một sự trải nghiệm phong phú hơn
Bản thân cộng đồng cũng còn yếu về năng lực quản lý, thiếu người lãnh đạo có
đủ năng lực Ban quản lý du lịch vẫn thiếu kỹ năng quản trị và kỹ năng ra các quyếtđịnh Vì vậy, cần phải chú ý hơn quá trình nâng cao năng lực cộng đồng tại địaphương Hơn nữa, mức độ đoàn kết cũng chưa cao và những người được lựa chọnvào Ban quản lý cũng chưa có đầy đủ phẩm chất và lợi ích chưa được phân phốicông bằng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 39CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TẠI THỪA THIÊN HUẾ VÀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
TẠI CẦU NGÓI THANH TOÀN XÃ THỦY THANH
-THỊ XÃ HƯƠNG THỦY - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1 Tổng quan du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế năm 2012 - 2014
2.1.1 Tiềm năng phát triển du lịch ở Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế là trung tâm thương mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế và là mộttrong những đầu mối giao thông của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả nước;trong đó thành phố Huế và đô thị mới Chân Mây là hạt nhân để phát triển các loạihình dịch vụ du lịch, thương mại, hàng không, vận tải biển, viễn thông quốc tế, tàichính - ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin, khoa họccông nghệ, y tế, giáo dục - đào tạo chất lượng cao
Thừa Thiên Huế là trung tâm văn hóa - du lịch lớn của cả nước Là kinh đô ViệtNam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn, các giá trị di sản nơi đây vừa hội tụnhững đặc trưng và tinh hoa của văn hóa dân tộc, vừa thể hiện nét văn hóa hấp dẫnriêng của một vùng Cùng với quần thể di tích cố đô là di sản văn hóa thế giới, Huếcũng là nơi duy nhất ở nước ta còn lưu giữ được loại hình âm nhạc truyền thống làNhã nhạc cung đình Huế, một kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu củanhân loại đã được UNESCO công nhận
Thừa Thiên Huế có các sản phẩm du lịch đa dạng và chất lượng cao như:
+ Khu du lịch tổng hợp quốc gia Bạch Mã - Lăng Cô - Cảnh Dương - Hải Vân.+ Quần thể di tích cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới
+ Tài nguyên biển, đảo: Đường bờ biển dài 127 km, với nhiều bãi biển đẹp(Thuận An, Lăng Cô, Cảnh Dương ) Đặc biệt đảo Hòn Chảo với diện tích 1.6 km2với tính đa dạng sinh học cao là địa điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoàinước tham quan, nghỉ dưỡng đặc biệt vào mùa hè
+ Tài nguyên đầm phá, ven biển: Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai có diện tích22.000 ha, lớn nhất Đông Nam Á, có môi trường thiên nhiên độc đáo
+ Tài nguyên vùng núi, gò đồi: Với 75% diện tích là đồi núi đã tạo nên nhiềudanh lam thắng cảnh nổi tiếng: đèo Hải Vân, núi Ngự Bình, đồi Vọng Cảnh, đồiThiên An
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40+ Nhiều tour du lịch hấp dẫn như du lịch xuyên Đông Nam Á, tham quan các
di sản miền Trung, di tích cố đô, nhà vườn, phố cổ, chùa Huế, văn hóa các dân tộcthiểu số, cảnh quan môi trường, du lịch xanh, đường Hồ Chí Minh huyền thoại…+ Tài nguyên sinh thái nghỉ dưỡng: Vườn quốc gia Bạch Mã, khu bảo tồn thiênnhiên Phong Điền, khu bảo tồn tự nhiên cửa sông Ô Lâu, suối nước nóng Thanh Tân,
Mỹ An, Hương Bình, A Roàng
+ Du lịch tâm linh như: khu du lịch tâm linh Quán Thế Âm, Huyền KhôngSơn Thượng, đền thờ Huyền Trân công chúa, chùa Thiên Mụ, chùa Từ Hiếu,chùa Từ Đàm
+ Đặc biệt, Festival Huế cứ hai năm diễn ra một lần, là sự kiện văn hoá - dulịch có quy mô quốc gia và quốc tế; Thừa Thiên Huế đang xây dựng để trở thànhthành phố Festival đặc trưng của Việt Nam
+ Khám phá ẩm thực, các sản phẩm làng nghề và các lễ hội dân gian mang đậmbản sắc sân tộc như Cầu Ngư, Điện Hòn Chén, hội đua thuyền trên sông Hương.+ Huế có hệ thống khách sạn hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn từ 2 - 5 sao
+ Dịch vụ đa dạng từ truyền thống đến hiện đại
Cùng với những điều kiện thuận lợi con người ở nơi đây cũng hiền hòa, dễ mếngiống dòng sông Hương yên đềm và thơ mộng Vị trí đắc địa cũng như truyền thốnglâu đời là tiềm năng du lịch được Nhà nước và các cơ quan trung ương đầu tư khaithác du lịch như một thế mạnh của Thừa Thiên Huế
2.1.2 Điều kiện thuận lợi và khó khăn của ngành du lịch
2.1.2.1 Thuận lợi phát triển du lịch của Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý kinh tế và chính trị đểphát triển du lịch Thừa Thiên Huế là tỉnh ở điểm cuối hành lang kinh tế Đông - Tâynối từ Miến Điện - Đông Bắc Thái Lan - Lào - Miền trung Việt Nam Đây là tiền đềrất quan trọng trong việc phát triển du lịch quốc tế
Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng có chế độ chính trị ổn định,
có nguồn nhân lực dồi dào, người Việt Nam thông minh cần cù, mến khách
Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn Thừa Thiên Huế phong phú và đadạng Đặc điểm hình thái địa hình vùng ven biển tạo ra nhiều vịnh đẹp có tiềm năng
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ