1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

định hướng phát triển du lịch tâm linh tại điện hòn chén

86 5,1K 44

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 273,54 KB

Nội dung

Chính vì sự đa dạng đó mà Thừa Thiên Huế có rất nhiều lợi thế và tiềmnăng để phát triển loại hình du lịch tâm linh.Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ của rấtnhiều tôn giáo lớn trên cả nước, ti

Trang 1

Lời cảm ơn

Để hoàn thành được đề tài này đầu tiên em xin chân thành cám ơn đến Trungtâm bảo tồn di tích cố đô Huế là nơi em thực tập trong thời gian qua, và đặc biệt làlời cảm ơn chân thành đến phòng Hướng dẫn-thuyết minh và chú Nguyễn QuangHuy là cán bộ hướng dẫn của em, cám ơn chú và trung tâm đã tận tình hướng dẫn,giúp đỡ và cho em mượn các tư liệu giúp em có thể nghiên cứu dễ dàng hơn, giúp

em quan sát, tiếp xúc, cọ xát với thực tế để em có một cái nhìn khách quan và chínhxác hơn để em có thể hoàn thành nghiên cứu của mình ngày hôm nay

Đặc biệt em cũng xin gửi lời cám ơn đến giáo viên hướng dẫn của em là thầyCao Hữu Phụng, người luôn theo sát em từng bước, luôn tận tình giúp đỡ và hướngdẫn cho em, thầy luôn đưa ra những lời khuyên, những hướng dẫn của thầy giúp embiết được mình sai cái gì và chỗ nào còn thiếu sót để bổ sung và phát triển đề tàinghiên cứu của mình Cảm ơn thầy trong thời gian qua đã giúp đỡ em rất nhiều để

em hoàn thành được đề tài nghiên cứu của mình

Thời gian thực hiện đề tài là quá ngắn chỉ có hai tháng nên trong quá trìnhnghiên cứu đề tài sẽ không khỏi có những thiếu sót Kính mong quý thầy giáo, côgiáo cùng toàn thể bạn bè góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn

Trang 2

MỤC LỤC

Phần 1: Đặt Vấn Đề 6

1.Lý do chọn đề tài 6

2.Mục đích nghiên cứu 7

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

a Đối tượng nghiên cứu 7

b Phạm vi nghiên cứu 7

4.Phương pháp nghiên cứu 8

a Phương pháp phân tích và tổng hợp 8

b Phương pháp quy nạp và diễn giải 8

c Phương pháp lịch sử 9

d Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu 9

e Phương pháp đối chiếu, so sánh 9

f Phương pháp chọn mẫu điều tra: 9

g Bảng câu hỏi điều tra: 9

h Phương pháp xử lý số liệu với spss 10

5.Cấu trúc đề tài 10

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 11

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH TÂM LINH 11 1.1 Cơ sở lý luận về du lịch 11

1 Khái niệm du lịch : 11

2 Tài nguyên du lịch 11

3 Sản phẩm du lịch: 11

4 Các loại hình du lịch : 12

5.Khái niệm du khách : 15

a Khách thăm viếng quốc tế 15

b Khách thăm viếng nội địa 15

6.Vai trò, chức năng của du lịch 15

7 Khái niệm về chất lượng sản phẩm dịch vụ 16

Trang 3

8 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách 17

2.1 Cơ sở lí luận về du lịch tâm linh 19

1.2.1 Khái niệm du lịch tâm linh 19

1.2.1.1 Đối tượng của du lịch tâm linh 19

1.2.1.2 Vai trò, ý nghĩa của du lịch tâm linh 20

2.1 Cơ sở thực tiễn 21

2.1.1 Tình hình phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam: 21

2.1.2 Nguồn lực phục vụ trong du lịch 24

2.1.3 Sự phát triển của du lịch Huế qua 3 năm 2011- 2013 25 2.1.4 Sự phát triển của du lịch tâm linh tại Huế 27

Chương II : Thực trạng phát triển hoạt động du lịch tâm linh tại Điện Hòn Chén 29

2.1 Tổng quan về tỉnh Thừa Thiên Huế 29

2.1.1 Vị trí địa lý 29

2.1.2 Giới hạn diện tích 30

2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển 31

2.2 Tổng quan về Điện Hòn Chén : 34

2.2.1 Nguồn gốc và lịch sử hình thành và phát triển của điện Hòn Chén 34

2.2.2 Kiến trúc độc đáo của Điện Hòn Chén 36

2.2.3 Giá trị của Điện Hòn Chén 38

2.2.4 Lễ hội Điện Hòn Chén 39

2.2.5 Đạo Thiên Tiên Thánh Giáo 41

2.3 Thực trạng phát triển hoạt động du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén 43

2.3.1 Tình hình phát triển du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén 43

2.3.2 Kết quả điều tra sự đánh giá của du khách đối với sự phát triển du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén: 50

2.3.2.1 Đặc trưng của mẫu điều tra: 50

2.3.2.2 Giới tính: 51

Trang 4

2.3.2.3 Độ tuổi: 52

2.3.2.4 Thu nhập: 53

2.3.2.5 Nghề nghiệp 54

2.3.2.6 Số lần du khách đến với điện Hòn Chén 55

2.3.2.7 Mục đích chính của du khách khi đến với điện Hòn Chén 56

2.3.2.8 Những nguồn thông tin khách biết đến điện Hòn Chén: 57

2.3.2.9 Địa điểm mua vé của khách du lịch khi đến với điện Hòn Chén 58

2.3.3 Đánh giá của khách du lịch về hoạt động du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén

59 2.3.3.1 Đánh giá về trang thiết bị tại di tích điện Hòn Chén 59 2.3.3.2 Đánh giá của khách du lịch về cảnh quan môi trường của điện Hòn Chén 60

2.3.3.3 Đánh giá của khách du lịch về nhân viên phục vụ tại điện Hòn Chén 61

2.3.3.4 Đánh giá của khách du lịch về các hoạt động tại di tích điện Hòn Chén 62

2.3.3.5 Đánh giá của khách du lịch về yếu tố an ninh, an toàn tại điện Hòn Chén 63

Chương III: Giải pháp định hướng và phát triển du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén

66 3.1 Về quan điểm phát triển 66

3.2 Cơ sở đề xuất định hướng 66

3.2 Giải pháp thực hiện việc định hướng phát triển du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén 67

3.2.1 Giải pháp chung 67

Trang 5

3.3.2 Giải pháp cụ thể 69

3.3.2.1 Về nguồn nhân lực 69

3.3.2.2 Về quảng bá, marketing 69

3.3.2.3 Về công tác bảo tồn 69

Phần 3: Kết luận và kiến nghị 71

1.Kết luận 71

2.Kiến nghị 72

2.1Đối với Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế 72

2.2Đối với nhà trường và sinh viên ngành du lịch 72

2.3Đối với địa phương 73

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Số lượng khách tại một số điểm du lịch tâm linh tiêu biểu

Bảng 2: Thời gian lưu trú của khách du lịch tại các điểm du lịch tâm linh tiêu biểunăm 2012

Bảng 3: Lao động ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011 -2013

Bảng 4: Số lượng khách đến Huế giai đoạn 2011 – 2013

Bảng 5: Biến động về lượng khách đến Huế qua 3 năm 2011 – 2013

Bảng 6: Tổng lượng khách đến điện Hòn Chén từ năm 2011- 2013

Bảng 7: Biến động lượng khách tham quan đến điện Hòn Chén từ năm 2011-2013Bảng 8: Báo cáo lượng khách tham quan tại điện Hòn Chén từ ngày 01/01đến ngày31/12 trong 3 năm từ 2011- 2013

Bảng 9: Giá vé điện Hòn Chén trong 3 năm từ năm 2011- 21013

Bảng 10: Doanh thu của điện Hòn Chén từ năm 2011-2013

Bảng 11: Biến động doanh thu của điện hòn Chén

Bảng 12: Sơ lược về thông tin khách điều tra cho mục đích nghiên cứu

Bảng 13: Đánh gía của khách du lịch về trang thiết bị tại điểm di tích

Bảng 14: Đánh giá của du khách về cảnh quan môi trường

Bảng 15: Đánh giá của du khách về nhân viên phục vụ

Bảng 16: Đánh giá của khách du lịch về hoạt động tại di tích

Bảng 17: Đánh giá về yếu tố an ninh, an toàn

Trang 7

Trong gần 400, năm Huế đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàngtrong, là kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến kinh đô của 13 triều vua nhàNguyễn Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vậtthể và phi vật thể, chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dântộc Việt Nam Suốt mấy thế kỷ qua, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc

và hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Trải quachiều dài của lịch sử, Huế vẫn gìn giữ được những giá trị truyền thống, đồng thờiHuế cũng là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa tạo ra sự đa dạng về tôn giáo và tínngưỡng Chính vì sự đa dạng đó mà Thừa Thiên Huế có rất nhiều lợi thế và tiềmnăng để phát triển loại hình du lịch tâm linh.Thừa Thiên Huế là nơi hội tụ của rấtnhiều tôn giáo lớn trên cả nước, tiêu biểu là Phật giáo với hơn 400 ngôi chùa vàniệm phật đường, chiếm gần 1/3 số lượng chùa chiền trên cả nước, nơi đây vẫn cònlưu giữ được nhiều ngôi chùa cổ có giá trị lịch sử và kiến trúc như chùa Thiên Mụ,chùa Từ Hiếu, Từ Đàm, chùa Báo Quốc… Ngoài ra, ở Huế còn có Thiên Chúa giáo,đạo Cao Đài, Tin Lành… Đặc biệt phải kể đến sự phát triển của các tín ngưỡng dângian mà tiêu biểu nhất đó là tín ngưỡng thờ Mẫu Thiên Y Ana tại điện Hòn Chén,một tín ngưỡng đặc trưng của các tỉnh miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huếnói riêng Nơi đây còn lưu giữ rất nhiều nét độc đáo trong phong tục thờ mẫu cũngnhư nghệ thuật hát chầu văn ở Huế Mặc dù đặc biệt là vậy nhưng điện Hòn Chén

Trang 8

vẫn chưa được du khách biết đến nhiều, hầu hết du khách chỉ đến đây mỗi khi diễn

ra lễ hội “xuân thu nhị kỳ” 2 lần một năm, thời gian còn lại trong năm hầu nhưkhách hành hương đến đây rất ít và chủ yếu là người dân bản địa Ý thức được tầmquan trọng của Điện Hòn Chén đến việc phát triển du lịch tâm linh ở Huế nên emquyết định chọn đề tài định hướng phát triển du lịch tâm linh tại Điện Hòn Chéncho chuyên đề tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu

- Đưa ra được những cơ sở lý luận liên quan đến du lịch tâm linh và sự hàilòng của khách du lịch đối với các hoạt động du lịch tâm linh tại điện HònChén

- Tìm hiểu thực trạng các hoạt động du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén

- Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về các hoạt động du lịch tâm linh tạiđiện Hòn Chén

- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm thu hút khách du lịch đến với du lịch tâmlinh tại điện Hòn Chén

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a Đối tượng nghiên cứu

- Đạo Thiên tiên thánh giáo

- Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2011- 2013

- Thu thập số liệu sơ cấp từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2014

 Không gian: Điện Hòn Chén ( núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, phườngHương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế)

Trang 9

4 Phương pháp nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu không chỉ là những vấn đề lý luân mà còn là vấn đề

có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định sự thànhcông của mọi công trình nghiên cứu khoa học Phương pháp là công cụ, giải pháp,cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình công công nghệ để chúng tathực hiện công trình nghiên cứu khoa học Các phương pháp được vận dụng trongbài là:

a Phương pháp phân tích và tổng hợp

 Phương pháp phân tích:

Phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộphận, những yếu tố có cấu thành giản đơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộctính và bản chất của từng yếu tố đó và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượngnghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố,

 Phương pháp diễn giải:

Đó là phương pháp đi từ các bản chất, nguyên tắc, nguyên lý đã được thừanhận, để tìm ra các hiện tượng, các biểu hiện, các trường hợp cụ thể trong sự vậnđộng của đối tượng, giúp đưa ra những tiền đề, giả thuyết và bằng những suy diễnlogic để rút ra ra những kết luận, định lý, công thức

Trang 10

c Phương pháp lịch sử

Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trìnhphát triển và biến hóa của đối tượng để phát hiện ra bản chất và quy luật của đốitượng từ cái lịch sử, chúng ta sẽ phát hiện ra các quy luật của đối tượng

d Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu

Sử dụng số liệu về doanh thu bán vé và số lượng khách du lịch đến với điệnHòn Chén trong 3 năm 2011->2013, do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cungcấp, và các tài liệu có liên quan trên các tạp chí, luận văn, sách…

e Phương pháp đối chiếu, so sánh

Từ các số liệu có sẵn, tiến hành đối chiếu về doanh thu và số lượng kháchqua từng năm theo tỷ lệ phần trăm

f Phương pháp chọn mẫu điều tra:

- Phương pháp chọn mẫu điều tra mà chuyên đề sử dụng là phương phápchọn mẫu ngẫu nhiên

n: Quy mô mẫu

N: Kích thước tổng thể, N= 38717 ( trung bình tổng số lượt khách đến điệnHòn Chén trong 3 năm từ 2011-2013)

e: Độ sai lệch Chọn khoảng tin cậy là 90% nên mức độ sai lệch e = 0,1

Áp dụng công thức ta có quy mô mẫu là: 99,74

Để đạt được số mẫu cần thiết đề tài đã tiến hành phát ra 110 phiếu điều tra

g Bảng câu hỏi điều tra:

Bảng câu hỏi điều tra được xây dựng bằng cách sử dụng ngôn ngữtiếng Việt (vì khách nội địa) Bảng câu hỏi bao gồm các mục hỏi:

Trang 11

Thông tin cá nhân, thông tin cảm nhận bằng cách sử dụng thang đomức độ Likert, người được phỏ ng vấn sẽ đánh dấu vào mức độ thíchhợp nhất với ý kiến của họ.

Thang đo Likert:

h Phương pháp xử lý số liệu với spss

+ Thống kê tần số, tính toán giá trị trung bình

5 Cấu trúc đề tài

Chương I.: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch tâm linh

Chương II: Thực trạng về sự phát triển các hoạt dộng du lịch tâm linh tạiđiện Hòn Chén

Chương III: Giải pháp định hướng và phát triển vế du lịch tâm linh tại điệnHòn Chén

Trang 12

PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH

và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ khách du lịch

Theo Luật Du Lịch Việt Nam: Du lịch là các hoạt động có liên quan đếnchuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứngnhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhấtđịnh

Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu củakhách du lịch trong chuyến đi du lịch

Các bộ phận hợp thành sản phẩm du lịch:

+ Tài nguyên du lịch

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách du lịch

Trang 13

+ Du lịch văn hóa với mục đích cụ thể : khách du lịch đi với mục đích đượcđịnh sẵn, thường là các cán bộ khoa học, sinh viên và các chuyên gia.

+ Du lịch văn hóa với mục đích tổng hợp : gồm đông đảo những người muốntham gia để thỏa mãn những tò mò của mình về nhưng nền văn hóa mới

 Du lịch lịch sử

Loại hình này nhằm tìm hiểu về lịch sử của một quốc gia, một dân tộc, quaviệc đưa khách đến nơi ghi dấu các sự kiện lịch sử, các viện bảo tàng lịch sử, các ditích cách mạng……

 Du lịch xanh

Ở nhiều nước phát triển, môi trường bị ô nhiễm nặng, chính vì vậy, du khách

là những người thành thị muốn tìm về màu xanh của tự nhiên, không khí trong lành,không ồn ào, náo nhiệt như ở thành phố, du khách có xu hướng tìm về với màuxanh của biển, màu vàng của lúa…

 Du lịch sinh thái

Là loại hình du lịch có trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên, bảo tồn đượcmôi trường và cải thiện đời sồng của cư dân địa phương

Các nguyên tắc của du lịch sinh thái :

+ Giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch

+ Có đặc tính thuyết minh và giáo dục

+ Thường tổ chức đi theo nhóm nhỏ

+ Cung cấp nguồn tài chích trực tiếp cho sự nghiệp bảo tồn

Trang 14

+ Cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch

 Du lịch nghỉ ngơi, giải trí

Nhằm thụ hưởng sự thư giãn, vui chơi, giải trí sau những ngày làm việc mệtnhọc để phục hồi thể lực và tinh thần cho du khách Ở đây chỉ xét đến sự vui chơigiải trí đơn thuần bao gồm các hình thức như sau :

+ Đến các công viên vui chơi giải trí

+ Du lịch thể thao bị động : Là các người đi du lịch với mục đích để xem cáccuộc thi đấu, các sự kiện quốc tế như Olympic Games, World Cup, Sea Games…

 Du lịch chữa bệnh

Du lịch chữa bệnh là những mong muốn, đòi hỏi của du khách được nghỉngơi, an dưỡng, chữa bệnh nhằm phục hồi sức khỏe và tăng cường khả năng làmviệc của họ

Những người có tuổi, những người bị bệnh nghề nghiệp thường là du kháchtiềm năng cho loại hình du lịch này

Thỏa mãn các nhu cầu điều trị của khách du lịch về các bệnh tật của họ, dướicác hình thức như :

+ Chữa bệnh bằng khí hậu

+ Chữa bệnh bằng nước khoáng

+ Chữa bệnh tại các bệnh viện lớn

 Du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là hoạt động của du khách tiến hành các hoạt động thamquan, tìm hiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân,

Trang 15

báo hiếu, thiền, tham gia lễ hội Thông qua đó, hoạt động du lịch mang lại nhữngcảm nhận, giá trị trải nghiệm và giải thoát trong tâm hồn của con người, cân bằng

và củng cố đức tin, hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ và góp phần nâng caochất lượng cuộc sống

Hoạt động du lịch tâm linh nhằm thỏa mãn những nhu cầu về tín ngưỡngcủa du khách

Sử dụng tối ưu nguồn môi trường, duy trì các tiến trình sinh thái học chủ yếu

và giúp bảo tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái được thừa hưởng

Các hình thức du lịch cộng đồng như : du lịch homestay, tham gia các hoạtđộng văn hóa, văn nghệ cùng người dân bản địa, tham quan các bảo tàng dân tộc,tìm hiểu văn hóa lối sống của người dân bản địa, tham quan nghiên cứu đa dạngsinh học,…

Trang 16

5 Khái niệm du khách :

Du khách là những cá nhân( hoặc nhóm người) có nhu cầu, mong muốn, động cơ đi

du lịch thể hiện qua các hành vi chuẩn bị, sử dụng hoặc tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ

du lịch nhằm thực hiện mục tiêu đã đặt ra

a Khách thăm viếng quốc tế

Là bất cứ người nào đi du hành đến một quốc gia khác với quốc gia cư trú thườngxuyên của họ trong một khoảng thời gian nhất định với mục đích tham quan, tìmhiểu, giải trí, nghỉ dưỡng… chứ không thực hiện bất cứ hoạt động nào để có thunhập trong thời gian ở lại quốc gia họ thăm viếng

+ Du khách quốc tế là người đi thăm viếng, họ lưu lại ít nhất một đêm tại các cơ sởlưu trú tập thể hoặc tư nhân ở quốc gia thăm viếng

+Khách tham quan quốc tế là người đi thăm viếng, họ không có qua đêm tại các cơ

sở lưu trú tập thể và tư nhân ở quốc gia được thăm viếng Khái niệm này còn tính cảnhững hành khách đi trên các chuyến tàu du lịch, họ đến quốc gia bằng tàu biển vàtrở lại tàu mỗi đêm để ngủ, cho dù tàu này neo ở cảng nhiều ngày Nó còn được tínhcho cả những người đi trên các du thuyền, xe lửa

b Khách thăm viếng nội địa

Khách du lịch nội địa là những người cư trú trong nước, không kể quốc tịch thămviếng một nơi trong nước, không kể quốc tịch thăm viếng một nơi trong nước ngoàinơi cư trú thường xuyên của mình trong một khoảng thời gian nhất định với mụcđích tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng…… chứ không thực hiện bất cứ hoạtđộng nào để có thu nhập trong thời gian thăm viếng

Khái niệm khách thăm viếng nội địa được phân biệt với khách thăm viếng quốc tế ởchỗ nơi đến của họ cũng chính quyền nước họ cư trú thường xuyên

6 Vai trò, chức năng của du lịch

- Du lịch góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh du lịch, mang lại thu nhậpngày càng nhiều cho nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy hội nhập và phát triển

- Du lịch góp phần nghiên cứu các vấn đề bảo tồn văn hóa, xã hội, lịch sử củaquốc gia nhằm bảo tồn, lưu giữ và truyền lại cho các thế hệ mai sau

Trang 17

- Du lịch thúc đẩy việc liên doanh, liên kết, hội nhập các doanh nghiệp kinhdoanh du lịch trong và ngoài nước, bảo tồn các giá trị, bản sắc văn hóa của mỗiquốc gia, dân tộc.

- Thúc đẩy hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển hệ thống giao thôngvận tải, bưu điện, ngân hàng phát triển và đồng thời tạo ra sự phát triển tương đốiđồng đều ở các vùng khác nhau của cả nước

- Du lịch phát triển tạo điều kiện để tuyển chọn, nâng cao và xây dựng độingũ cán bộ có phẩm chất và năng lực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động củangành du lịch

- Du lịch góp phần vào việc nghiên cứu, đánh giá, khai thác những giá trị vănhóa vật thể và phi vật thể, giúp các nhà quy hoạch du lịch có thể khai thác một cáchtriệt để những giá trị đó phục vụ vào hoạt động kinh doanh du lịch

- Du lịch góp phần tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị nền du lịch của quốc giađến thế giới, tạo dấu ấn riêng biệt nhằm thu hút, hấp dẫn khách du lịch

7 Khái niệm về chất lượng sản phẩm dịch vụ

* Theo các chuyên gia về chất lượng đã định nghĩa như sau:

- Powel (1995): “Chất lượng dịch vụ là sự khác biệt giữa mong đợi và nhận thức về dịch vụ thực sự nhận được”

- Parasurama (1998): “Chất lượng dịch vụ là sự đánh giá toàn diện về thái

độ hướng tới sự xuất sắc của dịch vụ”.

- Theo TCVN và ISO 9000: Chất lượng dịch vụ là sự đánh giá của khách hàng về tính siêu việt và sự tuyệt vời nói chung của một thực thể Nó là một dạng của thái độ và các hệ quả từ một so sánh giữa những gì được mong đợi và nhận thức về những thứ ta nhận được.

* Bằng các nghiên cứu của mình, hai tác giả Berry và Parasuraman đã đưa ra 5 chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dịch vụ như sau:

1 Sự tin cậy (Reliability): Khả năng cung ứng dịch vụ đúng như đã hứa với

khách hàng

2 Tính trách nhiệm (Responsiveness): Sự mong muốn và sẵn sàng của

nhân viên trong việc cung ứng dịch vụ nhanh chóng

Trang 18

Tài nguyên thiên nhiên và điều kiện vật chất

4 Sự đồng cảm (Empathy): Sự phục vụ chu đáo, sự quan tâm đặc biệt đối

với khách hàng và khả năng am hiểu những nhu cầu riêng biệt của khách hàng

5 Tính hữu hình (Tangibles): Các phương tiện vật chất, trang thiết bị, tài

liệu quảng cáo… và bề ngoài của nhân viên của tổ chức du lịch

8 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách

Tribe và Snaith (1998) đưa ra mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của dukhách như sau:

Sơ đồ 1.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách

a Nhóm nhân tố chủ quan: Sức khỏe, khí chất, tính cách, độ tuổi, giới tính,nghề nghiệp, văn hóa, tôn giáo, tình trạng gia đình, thu nhập

b Nhân tố khách quan bao gồm:

Trang 19

- Môi trường tự nhiên: Thông qua các thành phần của nó như là phong cảnh,khí hậu, nguồn nước, bãi tắm, thực vật, động vật có ảnh hưởng tốt đến tâm trạngcủa khách du lịch

- Những giá trị văn hóa, lịch sử: Các di vật khảo cổ, các tượng đài văn hóalịch sử, các địa danh gắn liền với các chiến công hiển hách, với các tên tuổi, cáccông trình kiến trúc, các thành tựu, kinh tế kỹ thuật sẽ gây nên sự thích thú, kíchthích tính tò mò trong du khách, kéo khách du lịch “xích lại gần” với lịch sử - vănhóa và kinh tế của nơi du lịch tạo ra trong họ những ấn tượng mạnh và sâu sắc

- Nếp sống văn hóa, truyền thống , phong tục tập quán, lễ hội… Những yếu

tố này gây cho khách cảm giác vừa lý thú, vừa học hỏi, vừa hoài niệm, vừa manman cảm thông mang nặng niềm cảm mến với thiên nhiên và con người ở nơi đến

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là yếu tố quan trọng hàng đầu dể duy trì vàphát triển tâm trạng hài lòng của khách du lịch Một trong những chiến lược cạnhtranh trên thị trường du lịch hiện nay là chiến lược đầu tư chiều sâu nhằm thay đổicông nghệ du lịch trong bốn lĩnh vực kỹ thuật, con người, tổ chức và thông tin.Chính là nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch Khi đi du lịch người ta sẽđược hưởng dịch vụ nào, chất lượng ra sao? Trong khi phải bỏ ra một số tiền khálớn dành dụm hằng năm hoặc nhiều năm mới có được Cho nên tâm trạng của khách

là sự mong đợi được hưởng thụ chất lượng dịch vụ mà nó xứng đáng với đồng tiền

họ đã bỏ ra

- Ảnh hưởng của nhân viên phục vụ như hướng dân viên, lái xe, nhân viênnhà hàng, khách sạn, người dân địa phương tại nơi đến ảnh hưởng tới tâm trạng củakhách Các thao tác trong quá trình phục vụ, cách thức bày, đặt mang thức ăn nhưthế nào, thu dọn ra sao, tác phong giao tiếp của người phục vụ như thế nào đều tácđộng rất mạnh tới hứng thú của khách Tâm trạng của khách trong khi lưu trú và ănuống có sự liên hệ chặt chẽ, quan hệ qua lại với trạng thái tâm lý của người phục vụ

- Giá cả dịch vụ: Giá đắt hay rẻ là một phần cảm nhận của khách ban đầu, phần cònlại khách chỉ có thể đánh giá sau khi đã sử dụng dịch vụ và nó phụ thuộc vào quanniệm giá cả mà mỗi khách hàng cảm nhận

Trang 20

- Hoạt động marketing và quảng cáo: Vì dịch vụ là sản phẩm vô hình, kháchhàng chỉ có thể biết nó sau khi đã sử dụng Do vậy hoạt động marketing, quảng cáogiúp cho khách hàng hình dung một phần nào đó của sản phẩm dịch vụ mà họ chuẩn

bị sử dụng, giúp cho họ biết được thông tin về chương trình, chuyến đi, thời gian,mức hấp dẫn của điểm đến Tuy nhiên để khách hàng cảm nhận tốt về chất lượngdịch vụ thì không nên quảng cáo quá phô trương, không đúng sự thật

Tóm lại, duy trì và phát triển tâm trạng hài lòng của khách trong quá trìnhphục vụ họ như là một chỉ tiêu khách quan đánh giá chất lượng dịch vụ, sự pháttriển và hoàn thiện của một doanh nghiệp du lịch nào đó Tâm trạng của du kháchcàng thoải mái thì sự hài lòng của du khách đối với dịch vụ, chuyến đi càng cao 2.1 Cơ sở lí luận về du lịch tâm linh

1.2.1 Khái niệm du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là hoạt động của du khách tiến hành các hoạt động tham quan, tìmhiểu văn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân, báo hiếu,thiền, tham gia lễ hội Thông qua đó, hoạt động du lịch mang lại những cảm nhận,giá trị trải nghiệm và giải thoát trong tâm hồn của con người, cân bằng và củng cốđức tin, hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ và góp phần nâng cao chất lượngcuộc sống

1.2.1.1 Đối tượng của du lịch tâm linh

- Du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị anh hùng dântộc, những vị tiền bối có công với nước, dân tộc (Thành Hoàng) trở thành du lịch vềcội nguồn dân tộc với đạo lý uống nước nhớ nguồn Mới đây, Tín ngưỡng thờ cúngHùng Vương ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đạidiện nhân loại

- Du lịch tâm linh gắn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri ân báo hiếuđối với bậc sinh thành

Trang 21

- Du lịch tâm linh gắn với những hoạt động thể thao tinh thần như thiền, yoga hướngtới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh thần, đặc trưng và tiêu biểu

ở Việt Nam mà không nơi nào có đó là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

- Ngoài ra, du lịch tâm linh còn có những hoạt động gắn với yếu tố linh thiêng vànhững điều huyền bí

- Tham quan, vãn cảnh, thưởng ngoạn không gian cảnh quan và không gian kiếntrúc, điêu khắc gắn với điểm tâm linh; tìm hiểu văn hóa gắn với lịch sử tôn giáo vàlối sống bản địa, những giá trị di sản văn hóa gắn với điểm tâm linh

- Du lịch tâm linh gắn với tôn giáo và đức tin và ở Việt Nam, trong đó Phật giáo có

số lượng lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với các tôn giáo khác như ThiênChúa giáo, Cao đài, Hòa Hảo Triết lý phương đông, đức tin, giáo pháp, những giátrị vật thể và phi vật thể gắn với những thiết chế, công trình tôn giáo ở Việt Nam lànhững ngôi chùa, tòa thánh và những công trình văn hóa tôn giáo gắn với các di tích

là đối tượng mục tiêu hướng tới của du lịch tâm linh

1.2.1.2 Vai trò, ý nghĩa của du lịch tâm linh

- Du lịch tâm linh tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương, gópphần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp du lịch dịchvụ

- Với triết lý đạo Phật cũng như các tôn giáo khác là sống tốt đời đẹp đạo, du lịchtâm linh chủ động và tích cực trong việc bảo vệ môi trường và đóng góp thích đángvào phát triển bền vững Ở Việt Nam hầu hết các điểm du lịch tâm linh là những nơi

có phong cảnh đẹp, hệ sinh thái độc đáo luôn được giữ gìn bảo vệ môi trường tốtbằng các hành vi có ý thức của con người

- Du lịch tâm linh mang lại những giá trị trải nghiệm thanh tao cho du khách, nhậnthức và tận hưởng những giá trị về tinh thần giúp cho con người đạt tới sự cân bằng,cực lạc trong tâm hồn như theo triết lý từ-bi-hỷ-xả của đạo Phật Những giá trị ấy

Trang 22

có được nhờ du lịch tâm linh và đóng góp quan trọng vào sự an lạc, hạnh phúc vàchất lượng cuộc sống cho dân sinh.

- Du lịch tâm linh giúp đạt tới sự phát triển cân bằng về các yếu tố kinh tế, xã hội.2.1 Cơ sở thực tiễn

2.1.1 Tình hình phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam:

Trong giai đoạn vừa qua, Du lịch Việt Nam chứng kiến giai đoạn tăng trưởngmạnh mẽ với tỷ lệ ấn tượng trên 12% mỗi năm (ngoại trừ suy giảm do dịch SARS

2003 và suy thoái kinh tế thế giới 2009) Năm 2012, với 6,8 triệu lượt khách quốc

tế, 32,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt 160.000 tỷ đồng 10 tháng đầunăm 2013 số khách quốc tế đạt 6,12 triệu lượt, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm

2012 Với tốc độ đó, ước tính 2013 Việt Nam sẽ đạt mốc 7,4 triệu lượt khách quốc

tế và 35 triệu lượt khách nội địa, tổng thu sẽ đạt 195.000 tỷ đồng (tương đương 9 tỷUSD) Như vậy, chỉ sau 4 năm phục hồi suy thoái, lượng khách quốc tế đến ViệtNam đã tăng gấp 2 lần; tổng thu du lịch tăng trên 2,2 lần Với những chỉ tiêu tổngthể đó thì mục tiêu Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2015 đã về đíchtrước 2 năm Đạt được kết quả tăng trưởng đó có sự đóng góp tích cực của du lịchtâm linh với những kết quả đáng ghi nhận

Ở Việt Nam, khách du lịch tâm linh chiếm một tỷ trọng khá lớn Thông thườngkhách đi du lịch hầu như kết hợp với mục đích tâm linh hoặc mục đích tâm linhđược lồng ghép trong nhiều chuyến đi Vì vậy, khó có thể phân biệt rõ số khách vớimục đích du lịch tâm linh thuần túy (ngoại trừ số tăng ni, phật tử, tín đồ, khách hànhhương)

Trong số 32,5 triệu khách du lịch nội địa năm 2012 chỉ tính riêng số khách đếncác điểm tâm linh (chùa, đền, phủ, tòa thánh) có khoảng 13,5 triệu lượt, tươngđương 41,5% Một số điểm du lịch tâm linh tiêu biểu năm 2012 đón một lượngkhách lớn như Miếu Bà Chúa Xứ An Giang (3,6 triệu lượt khách), Chùa Hương (1,5triệu lượt);Chùa Bái Đính (2,1 triệu lượt), Yên Tử (2,3 triệu lượt), khu du lịch Núi

Trang 23

Bà Đen (2,2 triệu lượt); Cô Sơn Kiếp Bạc (1,2 triệu) Đối với khách quốc tế đếnViệt Nam với mục đích tâm linh không nhiều, trong số 6,8 triệu lượt khách đến ViệtNam năm 2012 ước tính có khoảng 12% khách du lịch có đến các điểm du lịch tâmlinh

Bảng 1: Số lượng khách tại một số điểm du lịch tâm linh tiêu biểu

Đơn vị: triệu lượt

Địa điểm 2008 2009 2010 2011 2012 Tăng

trungbình(%)Miếu Bà

Nguồn: Báo cáo của sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch

Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch tâm linh

Trang 24

Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch ngắn, có thể chỉ vài giờ trong ngày,nhưng cũng có thể kéo dài nhiều ngày Thông thường khách du lịch tâm linh đitrong ngày và ít nghỉ lại qua đêm Thời gian lưu trú lâu dài nhất là 1.8 ngày như ởMăng Đen gắn với các mục đích khác như nghỉ dưỡng, sinh thái Thời gian đi dulịch tâm linh thường tập trung vào dịp cuối năm và đầu năm âm lịch và các thờiđiểm lễ hội dân gian năm.

Bảng 2: Thời gian lưu trú của khách du lịch tại các điểm du lịch tâm linh tiêu biểu năm 2012

Đơn vị: ngày

Nguồn: báo cáo của Sở Văn Hóa Thể Thao và Du lịch

Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang trởthành xu hướng ngày càng phổ biến Tuy vậy, nhận thức về du lịch tâm linh vẫnchưa thực sự đầy đủ và thống nhất Những năm qua, Du lịch Việt Nam tăng trưởngmạnh mẽ, trong đó du lịch tâm linh có đóng góp to lớn và bền vững vào sự tăng

Địa điểm du lịch tâm linh Số ngày lưu trú trung bình

Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam 1.3

Trang 25

trưởng đó Những lợi ích của du lịch tâm linh không chỉ về kinh tế mà hơn bao giờhết là những giá trị tinh thần cho đời sống xã hội

Trang 26

(Nguồn: Sở Văn Hóa – Thể Thao – Du Lịch Thừa Thiên Huế)

Trong những năm qua, du lịch Thừa Thiên Huế đã góp phần giải quyết công

ăn việc làm cho nhiều lao động của địa phương cũng như các tỉnh, thành phố khác.Trong 3 năm (2011 – 2013), hoạt động của ngành du lịch tỉnh không ngừng pháttriển, kèm theo đó là sự tăng trưởng về mặt số lượng lẫn chất lượng đội ngũ laođộng hoạt động trong ngành du lịch của tỉnh nhà Năm 2011 toàn tỉnh có 8300 laođộng và qua từng năm số lao động cũng tăng lên cụ thể năm 2012 số lao động củatoàn tỉnh là 9600 lao động, đến năm 2013 số lao động toàn tỉnh là 10500 lao động,tăng lên 2200 lao động so với năm 2011

Về mặt chất lượng, lao động ngành du lịch tỉnh nhà đã có trên 70% lao động

đã qua đào tạo, với trên 30% đạt trình độ Đại Học, Cao Đẳng, 20% được đào tạobậc Trung Cấp Đặc biệt, đội ngũ lao động tiếp xúc trực tiếp với khách như lễ tânhướng dẫn viên,…phần lớn đã qua đào tạo chuyên môn và ngoại ngữ, tỉnh ThừaThiên Huế đã có những trường đâò tạo nhân lực cho ngành du lịch ở hệ Đại Họcnhư Khoa Du Lịch – Đại Học Huế, hệ Cao Đẳng như Cao Đẳng Nghề Du Lịch vàtrường Trung Cấp Du Lịch Tuy nhiên, nhìn chung toàn ngành chất lượng đội ngũlao động vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu và đòi hỏi khắt khe của quá trìnhphát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay Lý do chính cho vấn đề này là chấtlượng đào tạo nguồn nhân lực tại các trường Đại Học, Cao Đẳng hay Trung Cấpchuyên nghiệp hầu hết chưa đem lại kết quả như mong muốn, tình trạng “nửa thầynửa thợ” thiếu mục tiêu đã khiến cho học sinh, sinh viên ra trường khó có thể đảm

Trang 27

đương ngay công việc đã qua đào tạo Vì vậy mà phần lớn số lao động này phải quađào tạo lại tại nơi làm việc mới để thành thạo hơn trong công việc.

2.1.3 Sự phát triển của du lịch Huế qua 3 năm 2011- 2013

Lượng khách đến Huế qua 3 năm đều có sự tăng trưởng rõ rệt Năm 2012,lượng khách du lịch đến Huế tăng trưởng đạt mức 1.729.540 lượt, tăng 7,8% so vớinăm 2011 Sang năm 2013 tổng lượng khách là 1.771.588 lượt, tăng rất ít chỉ 2,4%

so với năm 2012

Trong đó lượng khách quốc tế đến Huế có tăng lên Năm 2011 là 653.856lượt thì năm 2012 là 730.490 lượt, tăng 11,7% so với năm 2011 Sang năm 2013 sốlượng khách du lịch vẫn tăng nhẹ so với năm 2012, khách quốc tế đạt 748.086 lượt,tăng 2,4% so với năm 2012, mức độ tăng trưởng thấp hơn so với mức độ tăngtrưởng của năm 2012 so với năm 2011 Trong 3 năm này, bình quân hằng nămlượng khách quốc tế đến Huế tăng 7,1%

Bảng 4: Số lượng khách đến Huế giai đoạn 2011 – 2013

Trang 28

Bảng 5: Biến động về lượng khách đến Huế qua 3 năm 2011 – 2013

địa 950,494 59.25 999,050 57.77 1,023,502 57.76 48,556 5.1 24,452 2.4

ĐVT: Lượt khách

Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Thừa Thiên HuếTheo bảng 2 và 3 ta thấy, số lượng khách nội địa cũng tăng dần qua các năm cụ thểnăm 2012 số lượng khách nội địa đạt 99.050 lượt, tăng 5,1% so với năm 2011.Đếnnăm 2013 số lượng khách nội địa đạt 1.023.502 lượt, chỉ tăng 2,4% so với năm

2012 Tuy nhiên, nếu xem xét về số lượng khách quốc tế và khách nội địa đến Huếtrong 3 năm qua, thì ta có thể nói rằng khách nội địa luôn có tỷ trọng cao hơn so vớikhách quốc tế Cụ thể là khách nội địa chiếm đến 59,2% (2011); 57,8% (2012);57,8% (2013) trong tổng số khách du lịch đến Huế giai đoạn 2011 – 2013 Nguyênnhân chủ yếu là cho việc đi lại trong nước thuận tiện và dễ dàng hơn nhiều so với

du lịch ra nước ngoài

Năm 2013, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 7.572.000 lượt, tăng10,6% so với cùng kì năm 2012 Như vậy lượng khách quốc tế đến Huế chỉ bằng9,88% so với lượt khách quốc tế đến Việt Nam Điều này có nghĩa là cứ 100 kháchquốc tế đến Việt Nam thì sẽ có 9 – 10 người đến Huế

Như vậy, ngành du lịch Thừa Thiên Huế cần có những biện pháp thích hợp

để thu hút cả hai lượng khách quan trọng này Trong đó, cần xác định khách du lịchnội địa là “trọng điểm” để phát triển du lịch quốc tế, thúc đẩy ngành du lịch tỉnh nhà

Trang 29

phát triển nhanh chóng Nhưng không thể vì thế mà bỏ qua hay xem nhẹ việc khaithác thị trường khách quốc tế tiềm năng Vì vậy cần có sự khai thác và thu hút kếthợp giữa hai thị trường du lịch quốc tế và nội địa một cách hài hòa và hợp lý.

2.1.4 Sự phát triển của du lịch tâm linh tại Huế

Thừa Thiên - Huế là một trong số ít những địa phương đã xây dựng thành công loạihình du lịch tâm linh, một loại hình du lịch hấp dẫn, đem lại giá trị kinh tế và có tácđộng tích cực đến môi trường, làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tinh thần củanhân dân, góp phần củng cố an sinh xã hội Loại hình du lịch nói trên, một mặt giúpkhai thác có hiệu quả tiềm năng của một vùng đất địa linh, nhân kiệt, có đời sốngvăn hóa - tín ngưỡng phong phú, mặt khác thể hiện một đường lối lãnh đạo, quản lýđúng đắn, đầy tâm huyết của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương Nó càngchứng tỏ sự cởi mở trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, giúp khơi dậytrong nhân dân niềm cảm hứng dựng xây, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắccủa dân tộc trên quê hương Thừa Thiên - Huế

Có thể nói, các “Điểm đến tâm linh” ở Thừa Thiên - Huế đều được hình thành mộtcách tự nhiên, do sự tích hợp lâu dài của quá trình phát triển lịch sử, của đời sốngkinh tế - xã hội, tín ngưỡng và tôn giáo Đây là yếu tố cơ bản để định hình nên giátrị cốt lõi (giá trị tâm linh) của điểm đến Tuy nhiên, để chuyển hóa từ một “Điểmđến” thành một “Khu du lịch tâm linh” thu hút, hấp dẫn khách du lịch thực sự là cảmột quá trình dài, huân tập nhiều “nhân duyên” và sự đầu tư công sức, tiền của lớn.Bởi lẽ, những cơ sở du lịch tâm linh hiện có (và nhiều cơ sở đang và sẽ được tạodựng về sau) được khởi tạo từ những di tích rất nhỏ, luôn bị tàn phá bởi thiên nhiênkhắc nghiệt và các cuộc chiến tranh liên miên

Trên thực tế, có nhiều công trình Nhà nước đã phải đầu tư rất lớn việc tôn tạo và cókhi là phục dựng toàn bộ Trong một số trường hợp không phải Nhà nước làm chủđầu tư thì cũng đóng vai trò rất lớn trong việc cấp đất và tạo mọi điều kiện thuận lợi

để các tổ chức tôn giáo xây dựng và phát triển các cơ sở của mình thành nhữngđiểm đến du lịch Tiêu biểu cho các điểm đến du lịch tâm linh ở Thừa Thiên - Huế,

Trang 30

là: Khu du lịch tâm linh Quán Thế Âm, Huyền Không Sơn Thượng, Thiền việnTrúc lâm Bạch Mã, Đền thờ Huyền Trân công chúa, Tượng đài Hoàng đế QuangTrung ở núi Bân

Đầu năm 2006, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đồng ý cho Công ty Dulịch Hương Giang (nay là Công ty cổ phần Du lịch Hương Giang) chủ trì xây dựngTrung tâm văn hoá Huyền Trân tại thôn Ngũ Tây, xã Thuỷ An, thành phố Huế vớitổng diện tích khoảng 28ha Tính đến nay, tổng vốn đầu tư đã lên đến 30 tỷ đồng.Đây thực sự là một công trình văn hóa có quy mô lớn, mang giá trị văn hóa - nghệthuật cao Công trình tọa lạc trên một khu vực có đồi núi dốc thoai thoải, có rừngthông bao xung quanh rất thích hợp cho những dự án văn hoá mang tính tâm linh,

về nguồn. Tượng đài Hoàng đế Quang Trung và khu di tích núi Bân cũng đượcNhà nước đầu tư xây dựng với quy mô lớn để đáp ứng lòng tưởng nhớ và tôn vinhngười anh hùng dân tộc của Phong trào Tây Sơn Tượng đài Hoàng đế Quang Trungcao 21m (phần tượng 12m, phần đài 9m), được làm bằng chất liệu đá xanh xámThanh Hóa Cả khu tưởng niệm có diện tích 25.467m2, gồm các hạng mục: sânhành lễ, quảng trường lễ hội, nhà trưng bày tư liệu, hiện vật của phong trào khởinghĩa Tây Sơn, vườn cây xanh và các công trình phụ trợ khác Tổng kinh phí đầu tưtôn tạo hơn 39 tỷ đồng Còn phải kể đến nhiều công trình thuộc quần thể di tích lịch

sử mà hoạt động của nó gắn liền với đời sống tâm linh của đa số quần chúng nhândân, như: Đàn Nam Giao, Đàn Xã Tắc Việc tôn tạo di tích, phục dựng các lễ tếcáo Trời, Đất đúng với nguyên bản thời gian qua, tuy cần nhiều công sức, tiềnbạc, nhưng nó chứng tỏ một hướng đi đúng và tâm huyết của bao thế hệ

Đối với những công trình do các tổ chức tôn giáo làm chủ đầu tư, trước hết phải kểđến Khu du lịch tâm linh Quán Thế Âm - công trình được Tỉnh ủy và Uỷ ban nhândân tỉnh Thừa Thiên - Huế đặc biệt quan tâm hỗ trợ Năm 2006, Ban Trị sự Phậtgiáo tỉnh đã có thư trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xin phép mở rộng diện tích sinh hoạtthuộc khu vực tôn tượng và xây dựng một Trung tâm Du lịch Tâm linh với nhiềuhạng mục chi tiết, đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo Quyết định số2.886/QĐ-Uỷ ban, ngày 19-12-2008 với diện tích đất cấp cho công trình là 16,36ha

Trang 31

(số vốn đầu tư dự kiến là 110 tỷ đồng) Khu du lịch tâm linh Huyền Không SơnThượng cũng có chủ đầu tư là Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thừa Thiên - Huế(tổng vốn đầu tư là 47 tỷ đồng) được Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp đất xây dựng là 5ha.Khu du lịch tâm linh Thiền viện Trúc lâm Bạch Mã tại khu sinh thái rừng Bạch Mã,thuộc xã Lộc Hoà (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) được khởi công xâydựng ngày 30-3-2006 (tổng kinh phí xây dựng trên 14,5 tỷ đồng)

Theo thời gian, những điểm đến tâm linh vẫn không ngừng được xây dựng và pháttriển Với sự chỉ đạo và hỗ trợ kinh phí hiệu quả của chính quyền các cấp, khi các

“điểm đến tâm linh” hội đủ điều kiện cần thiết, chúng lại trở thành những địa điểm

du lịch hấp dẫn, mời gọi, không chỉ giúp cho Thừa Thiên - Huế phát triển bền vữngngành du lịch mà cả phát triển kinh tế - xã hội nói chung

Đối với các khu du lịch tâm linh, song song với quá trình tôn tạo, hoạt động quảng

bá cũng quan trọng không kém Những thông tin, hình ảnh về thiên nhiên tươi đẹp,những nơi chốn thiêng liêng đang trầm tích các giá trị văn hóa, tâm linh bao đời củatiền nhân trên mảnh đất Thừa Thiên - Huế cũng sẽ được chuyển tải kịp thời, đầy đủđến với du khách Nhìn vào số lượng sách báo, truyền hình, các trang web đãđược sử dụng một cách thuận lợi, càng thấy tầm nhìn cũng như ý nghĩa của sự hỗtrợ to lớn của Đảng và Nhà nước trong hoạt động quảng bá cho các khu du lịch tâmlinh Trong tương lai, hoạt động này sẽ được tăng cường hơn nữa, để lượng thôngtin phản ánh đúng tầm vóc, giá trị của các điểm đến mà chúng ta đang có

CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI ĐIỆN HÒN CHÉN

2.1 Tổng quan về tỉnh Thừa Thiên Huế

2.1.1 Vị trí địa lý

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa

độ ở 16-16,8 Bắc và 107,8-108,2 Đông Diện tích của tỉnh là 5.053,990 km², dân sốtheo kết quả điều tra tính đến năm 2012 là 1.115.523 người

Trang 32

Thừa Thiên-Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía bắc, biển Đông về phía đông, thànhphố Đà Nẵng về phía đông nam, tỉnh Quảng Nam về phía nam, dãy Trường Sơn vàcác tỉnh Saravane và Sekong của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía tây.Thừa Thiên-Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ ChíMinh1.071 km Phần lớn núi rừng nằm ở phía tây Những ngọn núi đáng kể là: núiĐộng Ngai cao 1.774m, Động Truồi cao 1.154m, Co A Nong cao 1.228m, BolDroui cao 1.438m, Tro Linh cao 1.207m, Hói cao 1.166m (nằm giữa ranh giớitỉnh Quảng Nam), Cóc Bai cao 787m, Bạch Mã cao 1.444m, -Mang cao 1.708m,Động Chúc Mao 514m, Động A Tây 919m.

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm ở duyên hải miền trung Việt Nam bao gồm phần đất liền

và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông

Phần đất liền Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý như sau:

Điểm cực Bắc: 16°44'30 vĩ Bắc và 107°23'48 kinh Đông tại thôn Giáp Tây,

xã Điền Hương, huyện Phong Điền

Điểm cực Nam: 15°59'30 vĩ Bắc và 107°41'52 kinh Đông ở đỉnh núi cực

nam, xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông

Điểm cực Tây: 16°22'45 vĩ Bắc và 107°00'56 kinh Đông tại bản Paré, xã

Hồng Thủy, huyện A Lưới

Điểm cực Đông: 16°13'18 vĩ Bắc và 108°12'57 kinh Đông tại bờ phía Đông

đảo Sơn Chà, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc

Trang 33

chủ nhân dân Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnhQuảng Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dài 87,97 km.

 Phía Đông, tiếp giáp với biển Đông theo đường bờ biển dài 120 km

 Phần đất liền, Thừa Thiên Huế có diện tích 503.320,52ha (theo niên giámthống kê năm 2010), kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất

120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiềungang theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xãQuảng Công (Quảng Điền), thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba

Lé (A Lưới) 65 km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2–3 km

 Vùng nội thủy: rộng 12 hải lý

 Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở

 Trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơigần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng160ha), nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ anninh quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa ThiênHuế nói riêng

 Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyênBắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - ViệtNam theo đường 9 Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cảnước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh làhai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta.Thừa Thiên Huế cách Hà Nội 660 km, cách thành phố Hồ ChíMinh 1.080 km

2.1.3 Lịch sử hình thành và phát triển

Thừa Thiên Huế, Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế là vùng đất có lịch sử lâu đời.Những phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy rõ dấu vết của người xưa trên mảnhđất này Những di vật như rìu đá, đồ gốm được tìm thấy ở Phụ Ổ, Bàu Ðưng(Hương Chữ, Hương Trà) cho phép khẳng định đây là các di tích có niên đại cáchđây trên dưới 4.000 năm Những chiếc rìu đá được phát hiện trên nhiều địa bàn khác

Trang 34

nhau, đặc biệt tại các xã Hồng Bắc, Hồng Vân, Hồng Hạ, Hồng Thủy, Bắc Sơn (ALưới); Phong Thu (Phong Ðiền) đã chứng minh sự có mặt của con người ở vùng đấtnày trên dưới 5.000 năm Di tích khảo cổ quan trọng gắn liền với nền văn hóa SaHuỳnh được tìm thấy lần đầu tiên tại Thừa Thiên Huế năm 1987 là di tích Cồn Ràng(La Chữ, Hương Chữ, Hương Trà) nói lên rằng chủ nhân của nền văn hóa này đãđạt đến trình độ cao trong đời sống vật chất lẫn tinh thần cách đây trên dưới 2.500năm Dấu ấn này còn được tìm thấy ở Cửa Thiềng năm 1988 (Phú Ốc, Tứ Hạ,Hương Trà) Cùng với văn hóa Sa Huỳnh, tại Thừa Thiên Huế còn có sự hiện diệncủa văn hóa Ðông Sơn Năm 1994, trống đồng loại một đã được phát hiện ở Phong

Mỹ, Phong Ðiền Ðây là một trong những di vật độc đáo của nền văn hóa Việt cổ.Các cứ liệu xưa cho biết, từ xa xưa Thừa Thiên Huế từng là địa bàn giao tiếp củanhững cộng đồng cư dân mang nhiều sắc thái văn hóa khác nhau, cùng cư trú vàcùng phát triển Trong thời kỳ phát triển của Văn Lang - Âu Lạc, tương truyềnThừa Thiên Huế vốn là một vùng đất của bộ Việt Thường Trong thời kỳ nước NamViệt lại thuộc về Tượng Quận Năm 116 trước Công nguyên, quận Nhật Nam ra đờithay thế cho Tượng Quận Thời kỳ Bắc thuộc, trong suốt thời gian dài gần 12 thế

kỷ, vùng đất này là địa đầu phía Bắc của Vương quốc Chămpa độc lập Sau chiếnthắng Bạch Ðằng lịch sử của Ngô Quyền (năm 938), Ðại Việt trở thành quốc giađộc lập và qua nhiều thế kỷ phát triển, biên giới Ðại Việt đã mở rộng dần về phíaNam Năm 1306, công chúa Huyền Trân em gái vua Trần Anh Tông, "nước nonngàn dặm ra đi" làm dâu vương quốc Chămpa, vua Chế Mân dâng hai châu Ô, Rí(Lý) để làm sính lễ Năm sau, vua Trần đổi hai châu này thành châu Thuận, châuHóa và đặt chức quan cai trị Thừa Thiên Huế trở thành địa bàn giao thoa giữa hainền văn hóa lớn của phương Ðông với nền văn hóa của các cư dân bản địa

Từ khi trở về với Đại Việt, Châu Hóa và vùng đất Thuận Hóa đã từng là nơi ghi dấunhững công cuộc khai phá mở làng, lập ấp, nơi Đặng Tất xây dựng căn cứ khángchiến chống quân Minh xâm lược, nơi cung cấp "kho tinh binh" cho Lê Lợi giảiphóng đất nước

Trang 35

Với lời sấm truyền "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (một dải Hoành sơn, cóthể yên thân muôn đời); năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn giữ xứ ThuậnHoá mở đầu cho cơ nghiệp của các chúa Nguyễn Sự nghiệp mở mang của 9đời chúa Nguyễn ở Ðàng Trong đã gắn liền với quá trình phát triển của vùngđất Thuận Hóa - Phú Xuân Hơn ba thế kỷ từ khi trở về với Ðại Việt, Thuận Hóa làvùng đất của trận mạc, ít có thời gian hòa bình nên chưa có điều kiện hình thànhđược những trung tâm sinh hoạt sầm uất theo kiểu đô thị Sự ra đời của thành HóaChâu (khoảng cuối TK XV, đầu TK XVI) có lẽ chỉ tồn tại trong một thời gian ngắnvới tư cách là một tòa thành phòng thủ chứ chưa phải là nơi sinh hoạt đô thị của xứThuận Hóa thời ấy Mãi cho đến năm 1636 chúa Nguyễn Phúc Lan dời phủ đếnKim Long là bước khởi đầu cho quá trình đô thị hóa trong lịch sử hình thành vàphát triển của Thành phố Huế sau này Hơn nửa thế kỷ sau, năm 1687 chúa NguyễnPhúc Thái lại dời phủ chính đến làng Thụy Lôi, đổi là Phú Xuân, ở vị trí Tây Namtrong kinh thành Huế hiện nay, tiếp tục xây dựng và phát triển Phú Xuân thành mộttrung tâm đô thị phát đạt của xứ Ðàng Trong Chỉ trừ một thời gian ngắn (1712 -1738) phủ chúa dời ra Bác Vọng, song khi Võ Vương lên ngôi lại cho dời phủ chínhvào Phú Xuân nhưng dựng ở "bên tả phủ cũ", tức góc Ðông Nam Kinh thành Huếhiện nay Sự nguy nga bề thế của Ðô thành Phú Xuân dưới thời Nguyễn Phúc Khoát

đã được Lê Quý Ðôn mô tả trong "Phủ Biên Tạp Lục" năm 1776 và trong Ðại NamNhất Thống Chí, với tư cách là một đô thị phát triển thịnh vượng trải dài hai bờchâu thổ Sông Hương, từKim Long - Dương Xuân đến Bao Vinh - Thanh Hà PhúXuân là thủ phủ của xứ Ðàng Trong (1687-1774); rồi trở thành Kinh đô của nướcÐại Việt thống nhất dưới triều đại Quang Trung (1788 - 1801) và cuối cùng là Kinh

đô của nước Việt Nam gần 1,5 thế kỷ dưới triều đại nhà Nguyễn (1802 - 1945) PhúXuân-Huế, Thừa Thiên Huế đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa nghệthuật quan trọng của đất nước từ những thời kỳ lịch sử ấy

Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Ðà Nẵng, mở đầu choquá trình xâm lược của tư bản phương Tây, rồi của Mỹ vào Việt Nam Thừa ThiênHuế trải qua hai cuộc kháng chiến chống ngọai xâm giành hòa bình, độc lập vàthống nhất Tổ quốc với biết bao chiến tích và sự tích anh hùng

Trang 36

Từ những năm thuộc Pháp cho đến ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 1975, ThừaThiên Huế liên tục diễn ra những cuộc đấu tranh yêu nước mạnh mẽ, quyết liệt.Mãnh đất này là nơi tụ hội của các nhà cách mạng trên đường cứu nước Phan BộiChâu, Phan Chu Trinh cùng nhiều nhân sĩ yêu nước khác đã từng có mặt Cũng tạiđây, người thanh niên Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành, sau này là Chủ tịch

Hồ Chí Minh) đã sống gần 10 năm thời niên thiếu và ra đi vào Nam tìm đường cứunước Năm 1916, Việt Nam Quang Phục Hội tổ chức khởi nghĩa trên qui mô nhiềutỉnh, vua Duy Tân xuất giá tham gia Tỉnh bộ Ðông Dương Cộng Sản Ðảng ThừaThiên Huế thành lập đầu tháng 7-1929 Tỉnh ủy lâm thời Ðông Dương Cộng sảnLiên đoàn ra đời đầu năm 1930 Và tháng 4-1930, thống nhất hai tổ chức thànhÐảng bộ Ðảng Cộng Sản Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, lãnh đạo nhân dân tiếnhành kháng chiến giải phóng dân tộc Ngày 23 tháng 8 năm 1945, nhân dân Thừathiên Huế vinh dự tự hào vùng dậy với khí thế "Cách mạng Mùa thu" trực tiếp lật đổtriều đại nhà Nguyễn cuối cùng Ngày 30 -8-1945, nhân dân Thừa Thiên Huế thaymặt cả nước chứng kiến lễ thoái vị của vua Bảo Ðại, ngôi vua cuối cùng của chế độphong kiến Việt Nam Trong kháng chiến chống Pháp, những địa danh Dương Hòa,Hòa Mỹ vang dội khắp cả nước, từng ghi dấu bao chiến công oanh liệt vì độc lập

tư do của Tổ quốc

2.2 Tổng quan về Điện Hòn Chén :

2.2.1 Nguồn gốc và lịch sử hình thành và phát triển của điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương

Hồ, tỉnh Thừa Thiên Huế Núi Ngọc Trản xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau mớiđổi tên thành Ngọc Trản ( có nghĩa là chén ngọc), dân gian vẫn thường quen gọi làHòn Chén vì nó có giai thoại Vua Minh Mạng đánh rơi chén ngọc

Trong quần thể di tích Cố Đô Huế, có lẽ điện Hòn Chén gắn với nhiều giai thoạinhất Dân gian còn lưu truyền rằng điện Hòn Chén xưa có tên là Hoàn Chén với ýnghĩa trả lại chén ngọc, vì vua Minh Mạng trong một lần lên đây đã đánh rơi mộtchén ngọc xuống dòng sông Hương, tưởng không cách gì lấy lại được thì bỗngnhiên một con rùa to bằng chiếc chiếu nổi lên ngậm chén ngọc trả lại cho nhà vua

Trang 37

Song, trong các văn bằng sắc phong chính thức của các vua Nguyễn, thì ngôi điệnvẫn xuất hiện với tên chính thức là Ngọc Trản Sơn Từ ( đền thờ ở núi Ngọc Trản).Đến thời vua Đồng Khánh (1886-1888) ngôi điện mới được đổi tên là Huệ NamĐiện( ý là mang lại ân huệ cho vua nước Nam).

Điện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chăm thờ nữ thần Po Nagar Sau đó, nữ thầnnày đã được Việt hóa ra Thánh Mẫu Thiên YANA và tín ngưỡng này được gọi làThiên Tiên Thánh Giáo

Thiên Y ANA là con của Ngọc Hoàng Thượng Đế, đã giáng sinh làm một cô bé đếnhái trộm dưa trong vườn một cặp vợ chồng già không có con ở Đại An, tỉnh KhánhHòa Sau khi bắt được cô, thấy kháu khỉnh, họ nhận làm con nuôi Nhưng, một hômtrời lụt, nhớ cảnh bồng lai, cô gái thần tiên tàng hình vào một thân cây Kỳ Nam trôi

ra biển rồi tấp vào bờ Trung Quốc Một hoàng tử vớt được cây gỗ lạ đem về cung.Nàng hiện nguyên hình Hoàng tử được vua cha cho cưới nàng làm vợ Hai ngườisinh được một trai, một gái Nhưng, nàng lại thấy nhớ quê nhà nên một hôm cùnghai con biến vào lại thân cây ấy trôi về quê cũ Khi trở lại làng xưa, cha mẹ nuôi đãchết từ lâu, nàng lập đền thờ tại núi Đại An Sau khi mẹ con bay về tiên cảnh nàngthường xuất hiện nhiều nơi để cứu nhân độ thế Theo truyền thuyết địa phương, mộttrong những nơi mà người đàn bà thần tiên ấy xuất hiện để giúp đời là núi NgọcTrản thuộc làng Hải Cát ở Thừa Thiên Dân làng liền dựng lên một ngôi đền tại núinày để thờ bà

Theo sách “Ô Châu Lục Cận” do Dương Văn An nhuận sắc vào năm 1555 thì ngôiđền này đã có từ trước đó và được xem là rất linh ứng

Theo tinh thần một tờ thần sắc do vua Minh Mạng ban cho đền Ngọc Trản đề ngày8-5-1834 thì đền đã có tại chỗ đó dưới thời vua Gia Long

Từ năm 1883 đến năm 1885, vì gặp một giai đoạn éo le của lịch sử nhà Nguyễn, vuaĐồng Khánh chờ đợi mãi vẫn chưa được lên nối ngôi vua cha nuôi là vua Tự Đức.Ông nhờ mẹ là bà Kiên Thái Vương lên đền Ngọc Trản cầu đảo và hỏi Thánh MẫuThiên Y ANA xem mình có làm vua được hay không Mẫu cho biết ông sẽ toại

Trang 38

nguyện Bởi vậy, sau khi tức vị, năm 1886, vua Đồng Khánh liền cho xây dựng mộtcách khang trang, làm thêm nhiều đồ tự khí để thờ và đổi tên thành Huệ Nam Điện

để tỏ lòng biết ơn Thánh Mẫu Huệ Nam có nghĩa là ban ơn huệ cho nước Nam Cóđiều kì lạ là chính vua Đồng Khánh đã đưa cuộc lễ hằng năm tại đây vào hàng quốc

lễ và tự nhận mình là đồ đệ của Thánh Mẫu, mặc dù nhà vua chỉ gọi Thánh Mẫubằng ‘ chị’ Theo nguyên tắc xưa, địa vị nào cũng ở trên các thánh thần trong cảnước nhưng tại đây vua Đồng Khánh lại hạ mình xuống làm em của Mẫu cho thấy

sự tôn trọng và biết ơn của nhà vua đối với Thánh Mẫu Thiên Y ANA .

Tháng 6, 7 năm 1886 tại Huế không có một giọt mưa, vua bèn sai các quan ở PhủThừa Thiên lập đàn cầu đảo khắp các đền trong kinh thành nhưng trời vẫn khôngmưa, đến khi lên cầu đảo tại đền Hòn Chén, chỉ trong một buổi sáng thôi mà trời đổmưa tầm tả, ai cũng cho là linh ứng Cũng chính vì sự linh ứng ấy mà vua Đồngkhánh rất lo sợ trước lời tiên đoán của Nữ Thần Và rồi không cãi được mệnh trời,năm 1888, ông thọ bệnh, đau liên tục, các ngự y bó tay, đến năm 1889 thì ông mất,đúng sau 3 năm ngồi trên ngai vàng

Điện Hòn Chén là 1 trong 16 công trình kiến trúc triều Nguyễn ở Huế đượcUNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới vào ngày 11-12-1993 Điện Hòn Chéncũng được Bộ Văn hoá và Thông tin công nhận là di tích cấp quốc gia theo quyếtđịnh số 2009/1998 QĐ/BVHTT ban hành ngày 26-9-1998

2.2.2 Kiến trúc độc đáo của Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén được nhiều người biết đến không chỉ vì nó là một di tích của tínngưỡng dân gian mà còn là một di tích kiến trúc độc đáo đã được người xưa lồngvào một phong cảnh thơ mộng, nên thơ và hữu tình

Có một dãy núi thấp ăn từ chân Trường Sơn chạy về phía đồng bằng của Huế, bịmột đoạn của sông Hương chặn ở đầu tả ngạn Cả dãy núi thấp như bị dồn ép nguồnsinh lực ở đây tạo thành một ngọn núi có vẻ biệt lập, cây cối mọc xanh um, đứngcheo leo bên bờ vực thẳm, đó chính là chỗ sâu nhất của sông Hương Người xưa đãchọn ngọn núi Ngọc Trản ấy để dựng đền thờ Trên đỉnh núi có một chỗ đất trũng

Trang 39

xuống, đường kính vài mét, chung quanh có vùng đá dựng như bờ giếng, hễ gặpmưa thì nước đọng lại, trông giống như cái chén đựng nước trong, cho nên, từ thời

xa xưa, hòn núi ấy có tên là Ngọc Trản ( núi Chén Ngọc) và dân gian gọi là HònChén

Trong một tờ thần sắc ban cho đền này vào năm 1886, vua Đồng Khánh đã ví toàncảnh thiên nhiên ở đó như hình thế một con sư tử đang thò đầu uống nước Cókhoảng 10 công trình kiến trúc của ngôi đền đều nằm ở lưng chừng sườn Đông Namthoai thoải của ngọn núi, ẩn mình dưới bóng râm của một khóm rừng cổ thụ tàng lásum sê Những bến nước trong xanh Mặt sông phẳng lặng như gương, được dùngcho toàn cảnh thiên nhiên và kiến trúc nhìn nghiêng soi bóng Du thuyền cập bến,đứng nhìn lên, khách đang tưởng mình đang lạc vào chốn thần tiên

Mặt bằng xây dựng của toàn bộ ngôi đền không rộng, gồm điện thờ chính là MinhKính Đài nằm ở giữa mặt hướng ra sông : bên phải là nhà Quan Cư, Trinh Cát Viên,Chùa Thánh, bên trái là Dinh Ngũ Vị Thánh Bà, bàn thờ các quan, phía Đông thờông Hạ Ban( tức ông Hổ: con cọp), Am Ngoại Cảnh Dưới bờ sông, cuối đường bêntrái là Am Thủy Phủ Trên mặt bằng xây dựng ấy còn có một số bệ thờ và am nhỏkhác nằm rải rác đó đây như Am Cô Ngọc Lan, Am Trung Thiện… xét về mặt tínngưỡng, điện Hòn Chén bối cục thờ không theo nguyên tắc, mà phối thờ nhiều tínngưỡng khác nhau

Nhưng đáng kể nhất đó là Minh Kính Đài, được xây dựng vào năm 1886 dưới thờivua Đồng Khánh với mặt bằng 15x17m Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu lấyhình ảnh con phụng để trang trí Trên các nóc nhà, hình phụng được thể hiện bằngnghệ thuật khảm sành sứ tinh xảo, khiến du khách có cảm tưởng những con chimphụng như từ rừng núi hội tụ về đây, báo hiệu những điềm lành cho mảnh đất thiêngnày Nó chia ra làm 3 cung( theo thứ tự từ cao xuống thấp và từ sau đến trước căn

cứ vào chức năng thờ phụng) :

- Minh Kính Cao Đài đệ nhất cung : còn gọi là Thượng Cung hay ThượngĐiện, chia ra làm 2 tầng : tầng trên thờ Thánh Mẫu Thiên Y ANA, Thánh Mẫu Vân

Trang 40

Hương, ảnh vua Đồng Khánh và một số thần thánh cao cấp khác trong tín ngưỡngdân gian này, tầng dưới làm chỗ tiếp khách và nơi ở của các người thư thừ.

- Minh Kính Trung Đài Đệ Nhị Cung : còn gọi là Cung Hội Đồng , giữa xây

bệ thờ cao và lớn, cung này thờ hàng chục tượng thần thánh khác nhau, có cả tượngPhật nữa, và dùng làm nơi thiết trí các đồ thờ dùng để rước sắc trong các dịp lễ lớn :Võng cung nghênh mẫu, Phụng Liễu, Long Đình…

- Minh Kính Tiểu Đài Đệ Tam Cung : còn gọi là Tiền Điện, nơi có xây dựngmột hương án lớn, hai bên đặt chuông trống, là chỗ cử hành tế lễ Đây là nơi đứngcúng lạy của khách hành hương còn được nối rộng thêm bằng một mái hiên và cáisân ở trước mặt tòa nhà

Trên bờ nóc, bờ quyết của Minh Kính Đài cũng như các công trình kiến trúc khácchung quanh, hình ảnh con phượng dùng để trang trí, vì loài phượng tượng trưngcho nữ giới, ở đây chính là nữ thần Nó cũng được dùng để trang trí trên các đồ tựkhí

Phần lớn các đồ thờ quý báu ở Minh Kính Đài đều ghi rõ dưới thời vua ĐồngKhánh Nhìn chung thì thấy rất bề bộn, nhưng có nhiều thứ lạ mắt đối với ngườixem

- Đứng ở các hệ thống cấp bậc dẫn xuống bến để nhìn ra viễn cảnh trước mặt,người ta như được thưởng thức một bức tranh sơn thủy vẽ bằng các gam màu xanhvới các độ đậm nhạt khác nhau của dòng sông, làng mạc, núi non, gần nhất bên phải

là ngọn núi Kim Phụng đồ sộ, nguy nga, tráng lệ Ngay bên trái đền, vách đá cheoleo cùng với tượng cọp trừng mắt đứng nhìn dưới vòm động thâm lu, đứng nhưđược dùng để làm mối đe dọa thường xuyên đối với những người yếu bóng vía vàcàng làm tăng thêm vẻ linh thiêng, thần bí của các thần thánh đối với con tôi đệ tửcủa Thiên Tiên Thánh Giáo

2.2.3 Giá trị của Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén là một ngôi điện duy nhất có một vị trí quan trọng trong đời sốngtâm linh của người dân xứ Huế và đó cũng là ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kếthợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian Đây cũng là nơi trang trí mĩ

Ngày đăng: 25/04/2014, 16:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật du lịch Việt Nam 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật du lịch Việt Nam 2005 "và "văn bản hướng dẫn thi hành
Nhà XB: NXB Chính trịQuốc gia Hà Nội
2. Nguyễn Đắc Xuân, Kiến thức về triều Nguyễn và Huế xưa, NXB Thuận Hóa, Huế 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đắc Xuân
Nhà XB: NXB Thuận Hóa
3. Thái Công Nguyên. Quần thể di tích Huế, di sản thế giới, Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thái Công Nguyên
4. Nguyễn Hữu Thụ, Tâm Lý học du lịch, NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Hữu Thụ
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2009
5. Nguyễn Đăng Dung, Văn Hóa Tâm Linh, NXB Văn hóa thông tin 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đăng Dung
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin 2001
6. Dương Văn Sáu. Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Trường Đại HọcVăn Hóa Hà Nội 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dương Văn Sáu
7. Một số trang web:- http://doc.edu.vn/default.aspx - http://hat.tailieu.vn/ Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách - định hướng phát triển du lịch tâm linh tại điện hòn chén
Sơ đồ 1.1 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách (Trang 15)
Bảng 2: Thời gian lưu trú của khách du lịch tại các điểm du  lịch tâm linh tiêu biểu năm 2012 - định hướng phát triển du lịch tâm linh tại điện hòn chén
Bảng 2 Thời gian lưu trú của khách du lịch tại các điểm du lịch tâm linh tiêu biểu năm 2012 (Trang 20)
Bảng 4: Số lượng khách đến Huế giai đoạn 2011 – 2013 - định hướng phát triển du lịch tâm linh tại điện hòn chén
Bảng 4 Số lượng khách đến Huế giai đoạn 2011 – 2013 (Trang 23)
Bảng 5: Biến động về lượng khách đến Huế qua 3 năm 2011 – 2013 - định hướng phát triển du lịch tâm linh tại điện hòn chén
Bảng 5 Biến động về lượng khách đến Huế qua 3 năm 2011 – 2013 (Trang 24)
Bảng 7: Biến động lượng khách tham quan đến điện Hòn  Chén từ năm 2011-2013: - định hướng phát triển du lịch tâm linh tại điện hòn chén
Bảng 7 Biến động lượng khách tham quan đến điện Hòn Chén từ năm 2011-2013: (Trang 44)
Bảng 10: Doanh thu của điện Hòn Chén từ năm 2011-2013: - định hướng phát triển du lịch tâm linh tại điện hòn chén
Bảng 10 Doanh thu của điện Hòn Chén từ năm 2011-2013: (Trang 47)
Bảng 11: Biến động doanh thu của điện hòn Chén: - định hướng phát triển du lịch tâm linh tại điện hòn chén
Bảng 11 Biến động doanh thu của điện hòn Chén: (Trang 48)
Bảng 12: Sơ lược về thông tin khách điều tra cho mục đích  nghiên cứu - định hướng phát triển du lịch tâm linh tại điện hòn chén
Bảng 12 Sơ lược về thông tin khách điều tra cho mục đích nghiên cứu (Trang 51)
Bảng 14: Đánh giá của du khách về cảnh quan môi trường - định hướng phát triển du lịch tâm linh tại điện hòn chén
Bảng 14 Đánh giá của du khách về cảnh quan môi trường (Trang 60)
Bảng 15: Đánh giá của du khách về nhân viên phục vụ - định hướng phát triển du lịch tâm linh tại điện hòn chén
Bảng 15 Đánh giá của du khách về nhân viên phục vụ (Trang 62)
Bảng 16: Đánh giá của khách du lịch về hoạt động tại di  tích - định hướng phát triển du lịch tâm linh tại điện hòn chén
Bảng 16 Đánh giá của khách du lịch về hoạt động tại di tích (Trang 63)
Bảng 17: Đánh giá về yếu tố an ninh, an toàn - định hướng phát triển du lịch tâm linh tại điện hòn chén
Bảng 17 Đánh giá về yếu tố an ninh, an toàn (Trang 64)
2. Sơ đồ chỉ dẫn, bảng thông tin giới thiệu những điểm di tích - định hướng phát triển du lịch tâm linh tại điện hòn chén
2. Sơ đồ chỉ dẫn, bảng thông tin giới thiệu những điểm di tích (Trang 79)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w