1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình

94 1,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 3,34 MB

Nội dung

Về nội dung,DLST là loại hình tham quan, thám hiểm, đưa du khách đến với môi trường còn tươngđối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu nghiên cứu các hệ sinh

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA ĐỊA LÝ – ĐỊA CHẤT

- -KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

Ở VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG,

TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên & Môi trường

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiên:

ThS Bùi Thị Thu Trần Thị Hồng Giang

Huế - 05/2014

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Đề tài khóa luận được hoàn thành bằng sự nỗ lực của bản thân dưới

sự hướng dẫn của Cô giáo, ThS Bùi Thị Thu cũng như quý thầy, cô trong ngành Địa lý, khoa Địa lý – Địa chất, trường Đại học Khoa học.

Nhân đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:

- Các Thầy, Cô trong khoa Địa lý – Địa chất đã nhiệt tình giảng dạy, tạo mọi điều kiện cần thiết cho việc hoàn thành đề tài khóa luận.

- Các cán bộ của Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch, Minh Hóa, Quảng Ninh;

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình, đã tận tình giúp

đỡ trong việc giới thiệu và cung cấp tài liệu liên quan đến đề tài.

- Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn sự trực tiếp hướng dẫn tận tình, chu đáo của Cô giáo, ThS Bùi Thị Thu trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

- Cuối cùng tôi bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân cùng toàn thể anh chị, bạn bè đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2014

Sinh viên

Trang 3

Trần Thị Hồng Giang

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC CÁC BẢNG ii

DANH MỤC CÁC HÌNH iii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Nhiệm vụ của đề tài 2

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2

5 Cấu trúc của đề tài 2

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 4

1.1.1 Khái niệm chung về du lịch sinh thái 4

1.1.2 Các đặc trưng của du lịch sinh thái 5

1.1.3 Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái 6

1.1.4 Những điều kiện để phát triển du lịch sinh thái 6

1.2 TIỀM NĂNG VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM 9

1.2.1 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam 9

1.2.2 Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam 10

1.2.3 Tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Quảng Bình 12

1.3 ẢNH HƯỞNG CỦA DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG 13

1.3.1 Ảnh hưởng tích cực 13

1.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực 14

1.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH SINH THÁI VÀ CÁC VƯỜN QUỐC GIA15 1.4.1 Vai trò của các vườn quốc gia đối với du lịch sinh thái 15

1.4.2 Bản chất của du lịch sinh thái và mục tiêu quản lý của Vườn Quốc gia 16

1.4.3 Mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn tự nhiên 17

Trang 5

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 21

1.5.1 Phương pháp thu thập tài liệu 21

1.5.2 Phương pháp phân tích tổng hợp 21

1.5.3 Phương pháp khảo sát thực địa 21

1.5.4 Phương pháp bản đồ 21

1.5.5 Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch 22

Chương 2 TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỦA VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 23

2.1 TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 23

2.1.1 Vị trí địa lý 23

2.1.2 Đặc điểm tự nhiên 23

2.1.3 Lịch sử hình thành và đặc điểm kinh tế - xã hội của Vườn Quốc gia 30

2.2 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 35

2.2.1 Giới thiệu về các điểm du lịch ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 35

2.2.2 Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái 43

Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 51

3.1 CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 51

3.1.1 Tiềm năng và kết quả đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái 51

3.1.2 Hiện trạng phát triển du lịch ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 52

3.1.3 Kế hoạch phát triển, quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 60

3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 61

3.2.1 Quan điểm định hướng 61

3.2.2 Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng .61

3.3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 67

3.3.1 Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch sinh thái 67

3.3.2 Quản lý phát triển du lịch sinh thái 68

Trang 6

3.3.3 Quảng bá và tiếp thị 69

3.3.4 Phát triển nguồn nhân lực 69

3.3.5 Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 70 3.3.6 Tăng cường giáo dục môi trường trong du lịch sinh thái 70

3.3.7 Chính sách phát triển du lịch sinh thái 71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

1 KẾT LUẬN 73

2 KIẾN NGHỊ 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

PHỤ LỤC 77

Trang 7

VQG : Vườn Quốc gia

VQG PNKB : Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1 Tổng khách du lịch đến Quảng Bình giai đoạn 2003 - 2013 12

Bảng 2.1 Các đặc trưng khí hậu của địa bàn nghiên cứu 26

Bảng 2.2 Diện tích các vùng trong VQG PNKB 31

Bảng 2.3 Dân số của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 33

Bảng 2.4 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá 45

Bảng 2.5 Thang đánh giá tổng hợp 48

Bảng 2.6 Điểm đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên của các điểm du lịch ở VQG PNKB 49

Bảng 3.1 Lượt khách du lịch đến VQG PNKB giai đoạn 2003 - 2013 53

Bảng 3.2 Tổng khách du lịch đến Quảng Bình và VQG PNKB 54

Bảng 3.3 Doanh từ hoạt động du lịch tại VQG PNKB 2003 - 2013 55

Bảng 3.4 Tóm tắt ước tính lượng du khách và tỉ lệ đối với các phân khúc thị trường.56 Bảng 3.5 Lượng khách các tháng trong năm của các năm 2007, 2009, 2011 57

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ vị trí Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Hình 2.2 Bản đồ du lịch và phân vùng chức năng Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ BàngHình 3.1 Tính thời vụ của du khách tham quan khu vực VQG PNKB trong năm 2008Hình 3.2 Bản đồ định hướng phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Phong Nha -

Kẻ Bàng

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch nói chung và DLST nói riêng đang là những lĩnh vực có xu thế pháttriển tất yếu Nhất là trong thời đại ngày nay, khi nền kinh tế phát triển, đi kèm với thunhập ngày càng cao hơn thì tính chất công việc ngày càng căng thẳng khiến nhu cầunghỉ ngơi, thư giãn trở nên cần thiết Đồng thời, quá trình đô thị hóa diễn ra trên diệnrộng, con người tập trung sinh sống trong môi trường bê tông hóa, ô nhiễm, khói bụi,tiếng ồn,…ít có cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên, nhất là thiên nhiên hoang dã nên rấtnhiều người có mong muốn tìm đến những nơi có thể hòa mình vào thiên nhiên, đểnghỉ ngơi thư giãn và tăng thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường

DLST là loại hình du lịch khá đa dạng về tài nguyên du lịch và hình thức Nhìnchung, DLST gắn với đặc trưng của một khu vực về tự nhiên và các giá trị văn hóa, dukhách vừa có thể tận hưởng bầu không khí trong lành, cảnh đẹp của tự nhiên, vừa cóthêm hiểu biết về khu vực đó và có trách nhiệm hơn nhờ mảng GDMT Đây là loạihình du lịch giàu tiềm năng phát triển vì có nhu cầu lớn và vốn bỏ ra không nhiều, hứahẹn là một lĩnh vực đem lại lợi ích kép to lớn: lợi ích kinh tế cho khu vực phát triểnloại hình này và lợi ích về nâng cao ý thức cho những ai tham gia Ở Việt Nam, đây làmột loại hình du lịch khá mới mẻ, so với tiềm năng thì chỉ mới khai thác được mộtphần nào đó Việt Nam vẫn đang là một nước đang phát triển, cần rất nhiều nguồn lực

để phát triển, DLST có thể đem lại một nguồn thu lớn cho đất nước Vì vậy, phát triểnDLST là cần thiết

Quảng Bình thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam, là một tỉnh nghèo và phát triển ởmức trung bình Năm 2013, trong khi GDP bình quân đầu người của cả nước là 1.960USD/người thì Quảng Bình chỉ đạt mức 1071 USD/người Du lịch Quảng Bình pháttriển chưa cao, lượng khách du lịch trung bình từ 500.000 đến 800.000 lượt mỗi năm

Tỉnh Quảng Bình có tiềm năng DLST rất lớn, trong đó được đánh giá cao nhất là VQGPNKB với đặc trưng là địa hình Karst, rừng nguyên sinh và bản sắc độc đáo của cácdân tộc thiểu số trong ranh giới Vườn VQG PNKB đã và đang được biết đến với cácđiểm du lịch nổi tiếng là động Phong Nha, động Thiên Đường, suối Nước Moọc, hangTám Cô, và hình thức du lịch chủ yếu vẫn là du lịch tham quan hang động Đây chỉ

Trang 11

trong khu vực Vườn Gần đây, danh hiệu “Kỳ quan đệ nhất động” của động PhongNha với 7 tiêu chí đã bị “đánh bại” một số tiêu chí bởi một động mới được khám phá

là hang Sơn Đoòng Với tình hình như vậy, tiềm năng DLST của VQG PNKB vẫnchưa được khai thác hết So sánh với Huế, trung tâm du lịch gần Quảng Bình nhất,cách Quảng Bình chưa đến 200km về phía Nam, trong năm 2013 Huế đã đón 2,6 triệulượt khách tham quan, trong đó có khoảng 748.000 lượt khách quốc tế đến tham quan.Cùng là những tỉnh có Di sản Thế giới, vị trí địa lý tương đối gần nhau thế nhưnglượng khách du lịch quốc tế đến Thừa Thiên Huế cao gấp hơn 30 lần số lượng kháchquốc tế đến với Quảng Bình Tại sao khách quốc tế đến Huế mà không đến QuảngBình hoặc chưa đến Quảng Bình? Làm thế nào để khai thác, để thu hút những đốitượng này đến và dừng chân ở Quảng Bình trong tương lai? Để khai thác tốt tiềm năng

và phát triển DLST ở Quảng Bình, việc nghiên cứu và đề xuất “Định hướng phát

triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” là rất cần thiết.

2 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài là đánh giá tiềm năng DLST để đề xuất định hướng pháttriển DLST ở VQG PNKB, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

3 Nhiệm vụ của đề tài

- Thu thập, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn có liên quan đến việcnghiên cứu DLST

- Đánh giá tiềm năng DLST ở VQG PNKB

- Phân tích hiện trạng phát triển du lịch ở VQG PNKB

- Đề xuất định hướng phát triển DLST ở VQG PNKB

4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Toàn bộ lãnh thổ vùng lõi và vùng đệm của VQG PNKB

- Về nội dung: Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của VQG PNKB rấtphong phú và đa dạng, trong đó có cả những điểm du lịch tâm linh, mang giá trị lịch sửcao Đề tài tập trung vào định hướng phát triển DLST nên chỉ tập trung đánh giá điểm

du lịch tự nhiên và văn hóa bản địa

5 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nộidung chính được trình bày trong 3 chương:

Trang 12

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Tiềm năng du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ BàngChương 3: Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia Phong Nha– Kẻ Bàng

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI

1.1.1 Khái niệm chung về du lịch sinh thái

“Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã mauchóng thu hút được sự quan tâm của xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau Đây là mộtkhái niệm rộng, được hiểu khác nhau theo những góc độ khác nhau Hiện nay, trên thếgiới cũng như Việt Nam có nhiều định nghĩa khác nhau về DLST, song nhìn chung đều

có những điểm giống nhau trong việc làm nổi bật bản chất của loại hình du lịch này là

“Du lịch dựa vào tự nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo tồn và có GDMT”

DLST bắt nguồn từ du lịch thiên nhiên và du lịch ngoài trời Về nội dung,DLST là loại hình tham quan, thám hiểm, đưa du khách đến với môi trường còn tươngđối nguyên vẹn, về các vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc để tìm hiểu nghiên cứu các

hệ sinh thái và các nền văn hóa bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu vàtrách nhiệm bảo tồn, phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương

Định nghĩa đầu tiên về DLST (DLST) được Hector Ceballos Lascurain đưa ra

năm 1987: “DLST là du lịch vào những khu vực tự nhiên hầu như không bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, thưởng ngoạn, trân trọng phong cảnh và muôn thú hoang dã và các biểu thị văn hóa được khám phá trong khu vực này

” Theo hiệp hội DLST Anh thì “DLST là lữ hành có trách nhiệm tới các khu thiên nhiên, bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.

Ở Việt Nam DLST là lĩnh vực mới được nghiên cứu từ giữa thập kỉ 90 của thế

kỷ XX và hiện nay có 2 quan niệm khác nhau về DLST Trong hội thảo “Xây dựngchiến lược quốc gia về phát triển DLST ở Việt Nam” (tháng 9/1999) đã đi đến thống

nhất định nghĩa DLST ở Việt Nam: “DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa có tính GDMT và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” Mặt khác, có

nhiều học giả cho rằng DLST không phải là một loại hình du lịch mà là một quan điểmphát triển du lịch nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng đến môi trường

Trang 14

tự nhiên Theo quan điểm này, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang còn thấpkém, CSHT chưa đảm bảo, nhất là còn có sự chênh lệch quá lớn giữa thu nhập củangười dân trong nước và thế giới, nếu chạy theo số lượng khách mà không chú ý bảo

tồn tài nguyên thì chính sự phát triển hôm nay phá hoại sự phát triển ngày mai của

bản thân ngành du lịch, một ngành kinh tế đầy triển vọng của đất nước

Nhìn chung, có thể coi DLST là một quan điểm phát triển du lịch theo hướngbền vững, lựa chọn những mặt tích cực của một số loại du lịch, và có thể biểu diễnbằng sơ đồ kết hợp giữa các thành phần du lịch thiên nhiên và văn hóa bản địa, du lịchủng hộ bảo tồn, du lịch có GDMT và du lịch hỗ trợ cộng đồng

1.1.2 Các đặc trưng của du lịch sinh thái

DLST có những đặc trưng sau đây:

- DLST phát triển trên địa bàn có hệ sinh thái tự nhiên điển hình và các yếu tốvăn hóa bản địa Đối tượng của DLST là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên và nhữngnét văn hóa bản địa đặc sắc

- Đảm bảo tính bền vững về sinh thái và hỗ trợ bảo tồn: Do DLST phát triển trênmôi trường phong phú về tự nhiên nên trong hoạt động DLST, hình thức, địa điểm vàmức độ sử dụng nó cho các hoạt động du lịch phải được duy trì quản lý cho sự bền vữngcủa cả hệ sinh thái và bản thân ngành du lịch Đặc trưng này được thể hiện ở quy mônhóm khách tham quan, yêu cầu sử dụng các phương tiện dịch vụ và tiện nghi của kháchthường thấp hơn các yêu cầu về việc đảm bảo kinh nghiệm du lịch có chất lượng

- Có GDMT: Giáo dục và thuyết minh môi trường bằng các nguồn thông tin,truyền tải thông tin đến du khách thông qua tài liệu, hướng dẫn viên Đặc điểm cóGDMT trong DLST là một yếu tố cơ bản, có tác dụng trong việc làm thay đổi thái độcủa khách, cộng đồng và chính ngành du lịch

- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi ích từ hoạt độngDLST: cải thiện đời sống, tăng thêm thu nhập cho cộng đồng địa phương trên cơ sởcung cấp các kiến thức, những kinh nghiệm thực tế để đa số người dân có khả năngtham gia vào việc quản lý, vận hành dịch vụ DLST Đây cũng là cách để người dân cóthể trở thành người hỗ trợ bảo tồn tích cực

- Cung cấp các kinh nghiệm du lịch với chất lượng cao cho du khách: thỏa mãnnhững mong muốn của du khách là sự nâng cao hiểu biết và những kinh nghiệm du

Trang 15

lịch lý thú là sự tồn tại sống còn và lâu dài của DLST Vì vậy, các dịch vụ du lịchtrong DLST tập trung vào đáp ứng nhu cầu nhận thức và kinh nghiệm du lịch hơn làdịch vụ cho nhu cầu tiện nghi.

1.1.3 Các nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái

DLST được phát triển trên cơ sở những nguyên tắc hướng tới phát triển bềnvững Đây là những nguyên tắc không chỉ sử dụng cho các nhà quy hoạch, nhà quản

lý, nhà điều hành mà còn cho cả đội ngũ nhân viên hoạt động trong DLST đượcCochrane (1996) tổng kết như sau:

- Sử dụng thận trọng các nguồn tài nguyên, hỗ trợ bảo tồn và giảm thiểu cácnguồn gây ô nhiễm

- Phát triển ở mức độ nhỏ và hợp lý nhất với các ngành kinh tế khác hoặc vớicác chiến lược sử dụng lãnh thổ

- Tạo lợi ích kinh tế lâu dài cho cộng đồng địa phương

- Các chiến dịch thị trường cần tôn trọng môi trường, du lịch không nên làm tổnhại đến nền văn hóa và xã hội địa phương

- Có khả năng hấp dẫn số lượng khách du lịch ngày càng tăng và thường xuyênđáp ứng cho du khách những kinh nghiệm du lịch lý thú

- Khách du lịch cần được cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về khu vựcđến thăm, đảm bảo tính giáo dục cao

1.1.4 Những điều kiện để phát triển du lịch sinh thái

Để phát triển DLST cần thiết phải có một số điều kiện cơ bản bao gồm:

Điều kiện thứ nhất cần thiết để có thể tổ chức được DLST là sự tồn tại của các

hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao

Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý tự nhiên,khí hậu và sinh vật bao gồm: sinh thái tự nhiên, sinh thái động vật, sinh thái thực vật,sinh thái nông nghiệp, sinh thái khí hậu và sinh thái nhân văn

Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của ĐDSH ngoài thứcấp đa dạng di truyền và đa dạng loài Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau củacác kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống và mối liên hệ giữa chúng với nhau và vớicác yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địahình, khí hậu Đó là các hệ sinh thái và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều

Trang 16

loài sinh vật (Theo công ước ĐDSH được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Rio DeJaneiro về môi trường).

Như vậy, có thể nói DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên chỉ có thểtồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh tháicao Điều này giải thích tại sao hoạt động DLST thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồnthiên nhiên, đặc biệt ở các VQG, nơi còn tồn tại những khu rừng với tính ĐDSH cao vàcuộc sống hoang dã Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hìnhDLST phát triển ở những vùng nông thôn hoặc các trang trại điển hình

Điều kiện thứ hai có tính liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST ở

2 điểm:

- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách DLST, người

hướng dẫn viên ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt cần phải là người am hiểu các đặc điểmsinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương Điều này rất quan trọng và ảnhhưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động DLST khác với các loại hình du lịch tựnhiên khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về hiểu biết này ởngười hướng dẫn viên Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác với người dânđịa phương để có được những hiểu biết tốt nhất về tự nhiên, văn hóa bản địa Lúc đó,người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi

- Đối với hoạt động DLST đòi hỏi phải có được người điều hành đúng nguyên

tắc Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận vàkhông có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơngiản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hóatrước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi Ngược lại với các nhà điềuhành du lịch truyền thống, các nhà điều hành DLST phải có được sự cộng tác với cácnhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương với mục đích đónggóp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiệncuộc sống và nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và khách du lịch

Điều kiện thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động

DLST đến tự nhiên và môi trường, theo đó DLST cần được tổ chức với sự tuân thủchặt chẽ các quy định về “sức chứa”

Trang 17

Khái niệm “sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xãhội Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một địa điểm vàocùng một thời điểm

Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa khách dulịch mà khu vực có thể tiếp nhận Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về khônggian đối với mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ

Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầuxuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá - xãhội, KT - XH của khu vực Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảmgiác bị phá vỡ, xâm nhập

Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu dulịch có khả năng phục vụ Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này thì năng lực quản lý( lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý ) của khu du lịch sẽ khôngđáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt độngcủa khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội

Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thểxác định một con số chính xác cho mỗi khu vực Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ

có chỉ số sức chứa khác nhau Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách tương đốibằng phương pháp thực nghiệm

Một điểm cần phải lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là “quan niệm” về

sự đông đúc của các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, đặc biệt là trong những điềukiện phát triển xã hội khác nhau (ví dụ giữa các nước Châu Á và châu Âu, giữa cácnước phát triển và đang phát triển) Rõ ràng để đáp ứng yêu cầu này, cần phải tiếnhành nghiên cứu sức chứa của các địa điểm cụ thể để căn cứ vào đó mà có các quyếtđịnh về quản lý Điều này cần được tiến hành đối với các nhóm đối tượng khách/thịtrường khác nhau, phù hợp tâm lý và quan niệm của họ DLST không thể đáp ứngđược các nhu cầu của mọi loại khách

Điều kiện thứ tư là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du

lịch Việc thoả mãn mong muốn này của khách DLST về những kinh nghiệm, hiểu biếtmới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiếtđối với sự tồn tại lâu dài của ngành DLST Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng dukhách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì mà họ quan tâm

Trang 18

DLST bền vững đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững Điều đó không

có nghĩa là luôn có sự tăng trưởng liên tục về du lịch Đây là điểm khác biệt cần nhấnmạnh trong thời điểm mà Việt nam bắt đầu lo lắng về tốc độ tăng trưởng của du lịch

1.2 TIỀM NĂNG VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM

1.2.1 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam

a Tiềm năng tự nhiên

Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 vĩ độvới 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3200 km đường bờ biển, hàng ngàn hònđảo Đây là nơi sinh sống của cộng đồng nhiều dân tộc với lịch sử hàng nghìn năm dựngnước, đấu tranh giữ nước với nhiều truyền thống có những nét đặc trưng riêng, nhiều ditích văn hóa lịch sử nên Việt Nam có nhiều điều kiện phát triển DLST

Tiềm năng tự nhiên cho phát triển DLST ở Việt Nam là có sự ĐDSH cao Vềthành phần các loài động thực vật, tại Việt Nam có tới 14.624 loài thực vật thuộc gần

300 họ, trong đó có nhiều loài cổ xưa và hiếm có, ví dụ như cây Tuế phát triển từ ĐạiTrung Sinh, các loài có giá trị kinh tế gồm hơn 1000 loài lấy gỗ, 100 loài có dầu, hơn

1000 loài cây thuốc, 100 loài quả rừng ăn được Về động vật có tới 11.217 loài vàphần loài, trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lưỡng

cư, 2000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài tôm, cua, nhuyễnthể và thủy sinh vật khác Về các loài thú, Việt Nam có 10 loài đặc trưng nhiệt đới:Cheo, Đồi, Chồn bay, Cầy mực, Cu li, Vượn, Tê tê, Voi, Heo vòi, Tê giác và đặc biệt,trong thế kỷ 20 có 5 loài thú lớn mới được phát hiện thì đều ở Việt Nam Điều nàychứng tỏ tính ĐDSH của nước ta còn khá cao và có thể còn có nhiều loài sinh vật mới

có mặt tại Việt Nam

Cùng với các loài động thực vật tự nhiên, Việt Nam còn là một trung tâm củacây trồng nhân tạo Trên thế giới có 8 trung tâm cây trồng thì 3 trung tâm tập trung ởĐông Nam Á (Nam Trung Hoa - Hymalaya; Ấn Độ - Miến Điện; Đông Dương -Indonexia) với khoảng 270 loài cây nông nghiệp, riêng ở Việt Nam đã có hơn 200 loàicây trồng, trong đó có tới 90% cây trồng thuộc Trung tâm Nam Trung Hoa, 70% câytrồng thuộc trung tâm Ấn, Miến Đây là tiền đề cho tổ chức DLST canh nông

Về các hệ sinh thái tự nhiên, Việt Nam có một số hệ sinh thái đặc trưng gồm:

Trang 19

1 Hệ sinh thái rừng nhiệt đới.

2 Hệ sinh thái rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh trên núi đá.

3 Hệ sinh thái rừng khô hạn.

4 Hệ sinh thái núi cao.

5 Hệ sinh thái đất ngập nước.

6 Hệ sinh thái ngập mặn ven biển.

7 Hệ sinh thái đầm lầy.

8 Hệ sinh thái đầm phá.

9 Hệ sinh thái san hô.

10 Hệ sinh thái biển - đảo.

11 Hệ sinh thái cát ven biển.

12 Hệ sinh thái nông nghiệp.

b Tiềm năng nhân văn

Các tiềm năng nhân văn cho phát triển DLST ở Việt Nam cũng rất đa dạng vàphong phú Dân tộc Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước vớinền văn hóa đa dạng bản sắc của 54 dân tộc anh em, trong đó có nhiều tài nguyên đặcbiệt có giá trị Chỉ tính riêng về các di tích, trong số khoảng 40.000 di tích hiện có thìhơn 2.500 di tích được Nhà nước chính thức xếp hạng Tiêu biểu nhất gồm Cố ĐôHuế; đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Nhã nhạc Cung đình Huế đã đượcUNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

Ngoài các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, nhiều nghề thủ công truyền thốngvới kỹ năng độc đáo, nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dângian đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc cùng với những nét riêng, tinh tế của nghệ thuật

ẩm thực được hòa quyện, đan xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá trị triết họcphương Đông đã tạo cho Việt Nam sức hấp dẫn về du lịch

Với các tiềm năng tự nhiên và nhân văn như vậy, Việt Nam rất thích hợp đểphát triển DLST, đặc biệt là tại các VQG và KBTTN

1.2.2 Tình hình phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam

DLST đang ngày càng phát triển Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch Thếgiới (WTO) trên phạm vi toàn cầu khối lượng khách hàng tham gia vào loại hìnhDLST ở các vùng thiên nhiên hoang dã chiếm 10%, khoảng 50 triệu lượt khách và

Trang 20

doanh thu khoảng 30 tỉ USD Tỷ lệ tăng hàng năm từ 10-30%, trong khi du lịchtruyền thống (du lịch nghỉ dưỡng, tham quan thư giãn, vui chơi giải trí, kinh doanh,hội họp) tăng trung bình khoảng 4% Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đã

có nhiều chuyển biến tích cực đáng kể Số lượng khách tăng đều đặn qua các năm

từ 30-40% Tuy nhiên, các loại hình du lịch phổ biến vẫn là du lịch truyền thống

Xu hướng mới từ cả phía cầu và cung du lịch đã dẫn tới loại trình du lịch lựa chọn(alternative tourism), dần dần thay thế cho loại hình du lịch đại trà truyền thống(mass tourism) Trong số đó, phải kể đến DLST một lựa chọn cho phát triển du lịchbền vững Nếu các loại hình du lịch truyền thống tập trung cao độ vào việc thoảmãn các nhu cầu của khách du lịch thì DLST tập trung cao vào hoạt động củakhách du lịch với những ảnh hưởng tích cực của họ tới môi trường và cư dân ở nơikhách đến du lịch

Nhận thức rõ tiềm năng và xu hướng cũng như khả năng phát triển, DLST đã

và đang trở thành một hướng đi chủ đạo trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia.Những định hướng ban đầu trong phát triển DLST đã phát triển các loại hình du lịchnhư: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thám hiểm, du lịch văn hóa – lễ hội gắn với bản địa,

du lịch tắm biển, du lịch xanh,… là những loại hình du lịch rất được ưa thích

Hiện nay ngành du lịch Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện công tác điều tra

cơ bản quy hoạch những vùng tiềm năng như Ba Bể, Cát Bà, Cúc Phương, Nam CátTiên, Yok - Đôn, Côn Đảo, Bình Châu - Phước Bửu

Một số mô hình DLST đã gặt hái thành công ở Việt Nam: Hiện tại ở ViệtNam, VQG Cúc Phương, VQG Bạch Mã là các Vườn Quốc thành công trong việc

tổ chức các chương trình DLST đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương

DLST tại VQG Bạch Mã được tổ chức theo mô hình đường mòn diễn giải:

Trang 21

DLST tại VQG Cúc Phương được tổ chức theo mô hình tuyến du lịch theochuyên đề:

1.Tuyến khám phá bí ẩn thiên nhiên Cúc Phương

2.Tuyến tìm hiểu các giá trị khảo cổ Cúc Phương

3 Tuyến tìm hiểu văn hoá Cúc Phương

4 Tuyến tìm hiểu thiên nhiên, văn hoá và lịch sử Cúc Phương

(Nguồn:http://cucphuongtourism.com/vietnamese/tours.html)

1.2.3 Tình hình phát triển du lịch sinh thái tại Quảng Bình

DLST tại Quảng Bình còn khá mới mẻ Với tiềm năng và lợi thế về tự nhiên,DLST tại Quảng Bình đang có nhiều bước tiến đáng kể, trong đó, phát triển nhất là ởkhu vực VQG PNKB dưới hình thức du lịch tham quan hang động và một số chuyến dulịch thám hiểm hang động Trong 2 năm 2012, 2013, VQG PNKB liên tục đưa vào hoạtđộng 3 tuyến du lịch mới khám phá mới, thu hút một lượng đáng kể khách du lịch.Ngoài ra còn một số điểm du lịch khác có khả năng kết hợp với DLST ở VQG PNKBnhư Suối Bang (Lệ Thủy), Đèo Ngang, Hầu hết khách du lịch đến với Quảng Bình làđến với các điểm du lịch này Điều đáng nói ở đây là DLST ở Quảng Bình chưa pháttriển, loại hình này chỉ mới xuất hiện ở khu vực VQG PNKB và chưa hoàn thiện

Bảng 1.1 Tổng khách du lịch đến Quảng Bình giai đoạn 2003 - 2013

[Nguồn: VQG PNKB, Sở VHTT & DL Quảng Bình và tính toán của tác giả]

1.3 ẢNH HƯỞNG CỦA DU LỊCH SINH THÁI ĐẾN CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG

Trang 22

DLST không chỉ được hình thành và phát triển trên cơ sở các nguồn tàinguyên thiên nhiên được bảo vệ, mà nó còn có mối quan hệ với các cộng đồng địaphương trong phạm vi lân cận các VQG.

Những yếu tố thu hút sự quan tâm của khách du lịch với cộng đồng địaphương rất đa dạng như: các yếu tố văn hóa, di tích lịch sử, kiến trúc, văn hóa,văn nghệ, truyền thống, tập quán sinh hoạt, trang phục, âm nhạc, tôn giáo, ngônngữ, ngành nghề truyền thống, và các món ăn địa phương… Thêm vào đó, khikhách du lịch đến tham quan, cộng đồng địa phương lại cung cấp các dịch vụ như:nơi ăn, chốn nghỉ và các dịch vụ du lịch khác…

Vì vậy, khách DLST, dù chỉ đi tham quan, khám phá thiên nhiên mà vẫn khôngtránh khỏi những ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương Mối quan hệ này nên đượcduy trì tốt sẽ tạo ra những ích lợi đối với cả khách và địa phương, và ngược lại

1.3.1 Ảnh hưởng tích cực

Du lịch nói chung và DLST nói riêng có thể mang lại những lợi ích cho nhữngcộng đồng đón khách thông qua cơ hội việc làm, làm thay đổi chất lượng cuộc sốngcủa người dân và khiến họ trở thành những nhà bảo tồn có hiệu quả Những thay đổitích cực này được thể hiện qua các mặt sau:

- Du lịch tạo cơ hội việc làm, trực tiếp trong ngành du lịch, trong các ngành hỗtrợ khác và cả trong lịch vực quản lý nguồn tài nguyên

- Du lịch có ý nghĩa rất lớn trong việc thu ngoại tệ, làm đa dạng hóa nền kinh tếđịa phương theo kiểu “cấp số nhân”, tạo ra những lợi ích trực tiếp và gián tiếp

- Du lịch cũng là động lực cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc,các cơ sở y tế địa phương, cả phương tiện và điều kiện giải trí, mang lại lợi ích chungcho cộng đồng sở tại

- Du lịch tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa khách du lịch và dân địaphương, giới thiệu những giá trị và truyền thống địa phương, góp phần nâng cao dântrí, cải thiện nhận thức, tạo mối quan hệ xã hội gày càng tiến bộ hơn…

- Tạo khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch với chất lượng cao, trongkhi đảm bảo lợi ích của địa phương Đó là việc cung cấp các sản phẩm tinh thần và vậtchất – những đặc trưng của địa phương cho khách du lịch Đồng thời, tạo cơ hội để

Trang 23

dân cư cộng đồng địa phương tham gia hoặc được hưởng lợi ích từ du lịch Lợi ích nàythể hiện rất rõ trong DLST.

1.3.2 Ảnh hưởng tiêu cực

Bất kể loại hình du lịch nào, nếu phát triển quá tải, không có kiểm soát, có thểnảy sinh những tác động tiêu cực về kinh tế và phá vỡ trật tự xã hội, và là hầu hết dân

cư phải gánh chịu

a Ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế

Du lịch có thể góp phần vào quá, phát triển và kém phát triển, làm tăng thêmkhoảng cách giữa người giàu và người nghèo Du lịch góp phần tạo ra sự bất ổn định

về thu nhập cho người lao động và cho xã hội

Du lịch tập trung gây ra sự quá tải cho cơ sở hạ tầng hiện có như: khả năngcung cấp nước, điện, nhiên liệu, xử lý chất thải… Ngược lại, nếu cơ sở hạ tầng đượcthiết kế và quy hoạch lớn hơn nhu cầu thì mức sử dụng thấp, sẽ dấn đến thua lỗ haydấn đến gia tăng giá cả bất hợp lý

Thực chất, sự mở rộng du lịch đã gây nên sự lạm phát giá đất và được coi như

là một tác động lâu dài Việc mở rộng các vùng đất được sử dụng cho du lịch đánhgofl ở Thái Lan, đã nảy sinh các “cơn sốt” đất kéo dài

b Ảnh hưởng tiêu cực về mặt văn hóa – xã hội

Trong du lịch, các ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa – xã hội bản địa đã trở nênkhá phổ biến ở nhiều quốc giá Sự phát triển du lịch quá mức gây ảnh hưởng đến lốisống truyền thống của người dân địa phương, và thường không phải tốt hơn Ví dụ,những người dân ở thị trấn Fuenterrebia của Tây Ban Nha có nguy cơ mất đi truyềnthống văn hoá của mình khi buộc phải biểu diễn những điệu nhảy dân tộc vì sức mạnhcủa đồng đô la Các ví dụ tương tự có thể thấy ở nhiều nơi, trong đó đặc biệt ở cácnước đang phát triển như Tháo Lan, Malysia, Indonesia, và cả ở Việt Nam

Các hành vi cờ bạc, nghiện hút và mại dâm là những tệ nạn mà du lịch có thể làmột trong những nguyên nhân gây nên hoặc dung túng Ví dụ về “du lịch tình dục” cóthể thấy ở nhiều nơi, trong đó điển hình như Băng Cốc – Thái Lan, Sydney (Australia)với phố King Cross,…

Nhiều nghiên cứu cho thấy, mức độ và thời gian “đối mặt” với du lịch qua cáchoạt động du lịch của dân địa phương có thể dẫn đến sự thay đổi thái độ của họ với du

Trang 24

khách Mối quan hệ giữa khách du lịch và dân địa phương sẽ trở nên “bức bối, khóchịu” đối với cả hai khi số du khách vượt quá mức có thể chấp nhận được.

DLST, với mục tiêu cải thiện mức sống cho đa số người dân địa phương, có khảnăng hạn chế những ảnh hưởng xấu về văn hóa – xã hội Đây là một mục tiêu khôngthể xem nhẹ trong DLST, song song với mục tiêu bảo tồn

Để tránh khỏi những tác động tiêu cực của du lịch thông thường, việc thiết kếmột kế hoạch phát triển DLST, đảm bảo các yêu cầu cơ bản là rất cần thiết trước khikhuyến khích ở một khu tự nhiên

1.4 MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH SINH THÁI VÀ CÁC VƯỜN QUỐC GIA 1.4.1 Vai trò của các vườn quốc gia đối với du lịch sinh thái

a Khái niệm Vườn Quốc gia

Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về VQG của các nhà nghiên cứu và quản

lý VQG Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới đã cố gắng đưa ra một định nghĩa chuẩnnhư sau:

Một VQG là một lãnh thổ tương đối rộng trên đất liền hay trên biển mà:

- Ở đó có một hay vài hệ sinh thái không bị thay đổi lớn do sự khai thác hoặc chiếm lĩnh của con người Các loài động thực vật, các đặc điểm hình thái địa mạo và nơi cư trú của các loài, hoặc các cảnh quan thiên nhiên đẹp, trong đó có mối quan tâm cho nghiên cứu khoa học, cho giáo dục và giải trí.

- Ở đó có Ban quản lý thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoặc loại bỏ càng nhanh càng tốt sự khai thác hoặc chiếm lĩnh và tăng cường sự tôn trọng những đặc trưng về sinh thái, hình thái học và cảnh quan.

- Ở đó có cho phép khách du lịch đến thăm, dưới những điều kiện đặc biệt cho các mục đích nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, giải trí và lòng ngưỡng mộ

Việc thiết lập các VQG và các khu bảo tồn nhằm vào ba mục tiêu chủ yếu làbảo tồn ĐDSH và tính toàn vẹn lãnh thổ; phục vụ nghiên cứu khoa học và giáo dục;tạo môi trường du lịch Như vậy, VQG là những địa bàn khá phù hợp cho sự pháttriển DLST

b Khả năng hấp dẫn du lịch sinh thái của các Vườn Quốc gia

Các VQG và các khu cảnh quan tự nhiên hấp dẫn ngày càng được quan tâmtrong việc sử dụng để đầu tư cho phát triển du lịch vì sự phong phú của tự nhiên, sự đa

Trang 25

dạng của hệ sinh thái và các cảnh quan đẹp Chúng được coi như là nền tảng cho sựphát triển DLST và mang lại lợi ích về kinh tế và xã hội.

Ngược lại, một trong những yếu tố để kích thích việc thành lập các VQG chính

là tạo cơ hội cho mọi người tham quan, giải trí trong thiên nhiên Bởi vậy, trong nhiềuquốc gia, khả năng hấp dẫn du lịch là một trong những động lực quan trọng trong việcquyết định thành lập các VQG và các khu bảo tồn

Các yếu tố khiến một VQG hoặc một khu tự nhiên trở thành hấp dẫn khách dulịch rất đa dạng và bao gồm:

- Vị trí ở gần hay xa sân bay quốc tế, nội địa hay một trung tâm du lịch lớn.

- Khả năng đến khu vực tham quan, dễ hay khó?

- Các đặc điểm sinh thái tự nhiên: sự đa dạng, các loài quý hiếm, điển hình, các

loài đặc hữu, sự hấp dẫn và khả năng để quan sát chúng (bằng cách nào, thường xuyênhay mang tính mùa), sự an toàn khi quan sát

- Các yếu tố hấp dẫn khác như: bãi biển, sông, hồ nước với các thiết bị giải trí;

thác nước hoặc bể bơi; và các loại hình giải trí khác

- Các yếu tố văn hóa xã hội địa phương hấp dẫn khách.

- Mức độ đảm bảo các dịch vụ: ăn uống, nơi ở và các dịch vụ khác.

- Mức độ khác biệt so với các khu du lịch khác.

- Mức độ gần/xa các điểm du lịch lân cận, sự hấp dẫn của các điểm này đối với

du khách, khả năng kết hợp tham quan

Thông thường, khách DLST mong muốn tìm đến những nơi có đặc điểm khácbiệt, và có thể kết hợp với những hoạt động giải trí khác như tắm nắng, bơi lội, muahàng hóa… Vì vậy, một khu tự nhiên hay một VQG sẽ có nhiều khả năng hấp dẫnkhách du lịch khi có nhiều yếu tố trên kết hợp

Việc khai thác các tiềm năng du lịch vủa các VQG hay các khu tự nhiên cònphụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

1.4.2 Bản chất của du lịch sinh thái và mục tiêu quản lý của Vườn Quốc gia

Bản chất của DLST, mối quan hệ với VQG là vai trò của nó với mục tiêu bảotồn, hỗ trợ cộng đồng là những cơ sở lý luận khoa học cho việc khuyến khích pháttriển DLST trong khu vực VQG Chức năng của VQG với yêu cầu bảo tồn được đặtlên hàng đầu, và tạo môi trường cho các hoạt động du lịch cũng à những cơ sở cho

Trang 26

DLST phát huy vai trò ở VQG PNKB Vì vậy, các hoạt động du lịch cần đảm bảo tôn

trọng những mục tiêu quản lý của VQG đã được quy định chung như sau:

- Bảo vệ các khu cảnh quan và tự nhiên có tầm vóc quan trọng quốc gia và quốc

tế nhằm phục vụ cho mục đích du lịch, giải trí, giáo dục, khoa học và tín ngưỡng

- Duy trì bền vững trạng thái tự nhiên, đảm bảo tính đa dạng và bền vững của

hệ sinh thái Duy trì đặc tính thẩm mỹ, tôn giáo, địa mạo và sinh thái nhằm đảm bảoquy hoạch

- Cho phép khách tham quan với mục đích gây hứng thú, giáo dục văn hóa vàgiải trí ở mức độ có thể duy trì khu vực trong điều kiện tự nhiên

- Loại trừ và ngăn cản sự khai thác hay các hành động trái ngược với mụcđích đã định

- Chú ý đến nhu cầu địa phương, bao gồm cả việc sử dụng tài nguyên lâu dài vàkhông gây ảnh hưởng có hại đối với các mục tiêu quản lý

Như vậy, hoạt động du lịch không những phải đảm bảo không làm tổn hại đếnmôi trường VQG mà còn là phương tiện để GDMT và hỗ trợ bảo tồn mọi giá trị củaVQG Rõ ràng, với mục tiêu trên, DLST theo đúng nghĩa đích thực của nó sẽ là loạihình du lịch phù hợp nên được khuyến khích phát triển trong môi trường của VQG

1.4.3 Mối quan hệ giữa phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn tự nhiên

c Các dạng quan hệ chủ yếu

Budowski là người đi đầu trong việc đưa ra quan điểm về mối quan hệ giữa pháttriển DLST và bảo tồn tự nhiên, và sau đó được sự ủng hộ của nhiều nhà nghiên cứu.Mối quan hệ đó được thể hiện ở một trong ba dạng chính như sau:

- Quan hệ cùng tồn tại: khi có rất ít mối quan hệ giữa DLST và bảo tồn tự nhiên

hoặc cả hai cùng tồn tại một cách độc lập.

- Quan hệ cộng sinh: trong đó cả DLST và bảo tồn tự nhiên đều nhận được

những lợi ích từ mối quan hệ này và có sự hỗ trợ lẫn nhau

- Quan hệ mâu thuẫn: Khi sự hiện diện của du lịch, nhất là du lịch đại chúng, là

hại đến bảo tồn tự nhiên.

Những mối quan hệ này tồn tại ở dạng nào tùy thuộc vào rất nhiều vấn đề, songtrong đó, mức độ sử dụng và quản lý tài nguyên của DLST đóng vai trò quan trọng Điềunàu thường được phản ánh thông qua các giai đoạn phát triển của du lịch sinh thái

Trang 27

Ở giai đoạn đầu, du lịch mới bắt đầu, mức độ sử dụng tài nguyên còn thấp, mối

quan hệ thường được thể hiện ở dạng quan hệ cùng tồn tại, nghĩa là, cả DLST và bảo

tồn ít ảnh hưởng lẫn nhau Tuy nhiên, dạng quan hệ này rất khó duy trì lâu dài, đặc biệt

là khi DLST phát triển hơn, mức đô sử dụng nguồn tài nguyên cao hơn và những tácđộng đến môi trường cũng rõ rệt hơn

Giai đoạn tiếp theo, nếu DLST được quy hoạch, quản lý tốt, phát triển phù hợpvới bảo tồn tự nhiên, mang lại lợi ích cho cả hai thì mối quan hệ sẽ hướng theo hướng

tích cực – quan hệ cộng sinh Có mối quan hệ này, các giá trị của tự nhiên vẫn được

bảo vệ, thậm chí ở điều kiện tốt hơn, trọng khi vẫn đảm bảo chất lượng du lịch, đemlại lợi ích cho ngành du lịch và khu vực

Ngược lại, nếu du lịch phát triển quá mức, không quan tâm đến bảo tồn, mối an

hệ sẽ theo chiều hướng tiêu cực – quan hệ mâu thuẫn Thậm chí, ngay cả khi có mối

quan hệ cộng sinh, nếu không được duy trì và quản lý tốt, vẫn có thể chuyển thànhquan hệ mâu thuẫn Thật không may là điều này lại thường xảy ra trong thực tế, đặc

biệt là khi du lịch được phát triển với mục đích “gặt hái nóng vội” về lợi ích kinh tế.

DLST được quy hoạch thận trọng và được quản lý trên cơ sở các nguyên tắccủa mình sẽ tạo ra được mối quan hệ cộng sinh với môi trường Vì thế, việc nhận thức

và đánh giá được những lợi ích, những mất mát có thể sinh ra là rất cần thiết trong quyhoạch, phát triển và quản lý du lịch ở VQG

b Những lợi ích mà DLST có thể mang lại cho các VQG

Du lịch có khả năng mang lại lợi ích về nhiều mặt cho một quốc gia hay mộtlãnh thổ du lịch cụ thể Ở góc độ này, nó được coi là một công cụ cho sự phát triển,nhất là đối với các nước đang phát triển Những lợi ích từ du lịch đối với các VQG đãđược rất nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế quan tâm

Các lợi ích có thể được khái quát như sau:

- Tạo động lực quan trọng trong việc thiết lập và bảo vệ các VQG Nghĩa là lợiích hai chiều được hình thành khi du lịch hoạt động trong các VQG.’

- Các nguồn thu từ du lịch, nếu được sử dụng hợp lý, có khả năng tự tạo ra một

cơ chế tự hạch toán tài chính cho VQG, trong đó có cả việc duy trì, bảo tồn các giá trịcủa VQG, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch

Trang 28

- Du lịch tạo ra cơ hội để du khách được tham quan, tiếp xúc và nâng cao hiểubiết về môi trường thiên nhiên, từ đó có thể làm thay đổi thái độ của họ, và ủng hộ tíchcực trong công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Những lợi ích thu từ du lịch ở các VQG hay các khu BTTT, nhất là nhữngvùng đất ít có giá trị cho sản xuất nông nghiệp, tạo cho các cùng đó trở nên có giá trịhơn, kích thích phát triển khu vực à lân cận

- Du lịch còn khuyến khích mở rộng những vùng đất giáp ranh, tạo điều kiệnduy trì độ che phủ thực vật tự nhiên, tăng cường bảo vệ môi trường

- Du lịch tạo điều kiện cải thiện cuộc sống của dân cư địa phương, từ đó giảmbớt sức ép lên môi trường của VQG

c Những tác động tiêu cực có thể nảy sinh từ du lịch ở các VQG

Vấn đề lớn nhất của nhiều VQG là các khu bảo tồn ngày nay làm sao để đối phóđược với mức độ ngày càng gia tăng những áp lực do các hoạt động khai thác của cưdân địa phương và hoạt động quá tải của du lịch

Rất nhiều các khu vực tham quan của DLST bị lạm dụng nặng nề bởi sự phát triểnquá tải Ví dụ, ở VQG Galápagos (Êcuado), kế hoạch quản lý đặt ra ban đầu đối với sốkhách đến tham quan tối đa là 12.000 khách/năm, song thực tế đã tăng đáng kể từ 7.500khách năm 1975 lên 32.595 khách/năm vào năm 1987, gây sức ép lớn về môi trường choVQG này Dòn khách vượt quá mức đã gây ra nguy cơ suy thoái môi trường

Những tác động tiêu cực nảy sinh từ du lịch đối với việc abor tồn tự nhiên vàbảo vệ môi trường du lịch được đề cập, thảo luận rất nhiều về cả lý luận và qua nhữngminh chứng thực tiễn Các tác động này liên quan đến tất cả các thành phần của tựnhiên và dẫn đến hậu quả xấu lên hệ sinh thái nói chung

Du lịch tác động vào các khu tự nhiên được bảo vệ có thể phân ra 2 loại: trựctiếp và gián tiếp Các tác động trược tiếp gây ra bởi sự có mặt của du khách, còn tácđộng gián tiếp này sinh từ cơ sở hạ tầng, các cơ sở dịch vụ liên quan với các hoạt động

du lịch Khái quát lại các tác động bao gồm:

- Tác động vào cấu trúc địa chất, cấu tạo đá, khoáng sản: do các hoạt động leonúi, thăm hang động, thu lượm mẫu đá, khoáng sản làm kỷ niệm

- Tác động lên thổ nhưỡng: các hoạt động đi bộ, tham quan trên các đường mòn,các khu vực cắm trại, các bãi đỗ xe,… làm tăng cường sự liên kết chặt đất, lở đất, xói hoặcphá vỡ cấu tạo đất, ảnh hưởng đến môi trường và điều kiện sinh sống của hệ sinh vật

Trang 29

- Tác động vào nguồn tài nguyên nước: việc sử dụng tập trung của số đông dukhách du lịch sẽ ảnh hướng đến cả số lượng và chất lượng của nguồn nước Việc xử lýcác chất thải không triệt để và hợp lý sẽ làm tăng thêm nguy cơ giảm chất lượng chấtlượng nguồn nước của khu du lịch và ùng lân cận.

- Tác động lên hệ thực vật: các hoạt dộngd u lịch, giải trí có thể tạo ra những tácđộng lên tập hợp các loài thực vật như sự giẫm đạp, bẻ cành, hái hoa, thu lượng câycảnh, sự đi lại cùng khí thải của các loại xe du lịch Các yêu cầu làm đường mòn, bãi

đỗ xe, các công trình dịch vụ, bãi cắm trại, nhu cầu cho đốt lửa trại, nấu ăn cũng gâyảnh hưởng đến thảm thực vật, cháy rừng

- Tác động lên hệ động vật: các hoạt động thăm thú, tiếng ồn của khách, của xe

cộ, của máy casset khiến các loài động vật hoảng sợ, dẫn đến thay đổi các diễn biếnsinh hoạt, hoạt động kiếm ăn, săn mồi của chúng

Ngoài ra, việc thải rác bừa bãi có thể gây ra sự nhiễm dịch bệnh cho động vậthoang dã, phổ biến các loài ngoại lai không thích hợp với hệ sinh thái Nhu cầu tiêudùng xa xỉ các món ăn từ nguồn động vật hoang dã của khách du lịch dẫn đến việc sănlùng, buôn bán chúng cũng là những tác động làm giảm số lượng quần thể động vật.Kết cục là, dẫn đến sự thay đổi hay phá hủy cấu trúc của hệ sinh thái ban đầu

- Những tác động về mặt thẩm mỳ, vệ sinh môi trường lên cảnh quan thiênnhiên: do thải rác, vệ sinh không đúng chỗ, nước thải không xử lý triệt để, gây ô nhiễmmôi trường Sự phá hoại dưới nhiều hình thức như: khắc, đẽo, viết, vẽ lên thân cây,vách đá, bẻ cành, làm hỏng các hàng rào, biển báo cũng gây tác hại làm xấu cảnhquan Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng không hợp lý, hài hòa với thiên nhiên là giảmtính hấp dẫn của không gian du lịch

Những tác động trên sẽ gia tằn tỷ lệ thuận với những hoạt động liên quanđến dulịch và tỷ lệ nghịch với sự giám sát, quản lý du lịch

DLST là du lịch có quan hệ chặt chẽ với tự nhiên, và cũng không tránh khỏinhững tác động đến môi trường Tuy nhiên, DLST có khả năng giảm thiểu những tácđộng tiêu cực, đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn, nếu được vận hành đảm bảo cácnguyên tắc của nó

Trang 30

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.5.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Đây là phương pháp được thực hiện đầu tiên và đóng vai trò quan trọng vì nógiảm bớt thời gian đi thực địa cũng như cho ta cái nhìn tổng quan về lãnh thổ nghiêncứu Trước khi tiến hành thu thập, thống kê tôi đã lập đề cương những tài liệu cần thiếtcho quá trình nghiên cứu để vừa đảm bảo sự đồng bộ của chúng, vừa mang lại hiệuquả trong việc sử dụng tài liệu, tránh tình trạng thừa mà thiếu Tài liệu được thu thập

từ nhiều nguồn: Ban quản lý VQG PNKB, Trung tâm Du lịch Văn hóa và Sinh tháiVQG PNKB, Phòng thống kê các huyện Bố Trạch, Minh Hóa, Quảng Ninh, tài liệutrên mạng internet và kế thừa từ các đề tài nghiên cứu đi trước, Nguồn dữ liệu đượcthống kê bao gồm: Tài liệu, báo cáo và sổ sách lưu trữ; các số liệu khảo sát, đo đạcngoài thực địa; các đề tài về VQG PNKB; các số liệu tính toán trên bản đồ…

1.5.2 Phương pháp phân tích tổng hợp

Trên cơ sở các đặc điểm, tiềm năng đã có của VQG PNBK, tiến hành phân tíchtổng hợp để định hướng phát triển DLST hợp lý nhất Đây là phương pháp nghiên cứuquan trọng của khoa học Địa lý Việc phát triển DLST có liên quan mật thiết với cácđiều kiện tự nhiên và văn hóa xã hội Đề tài đã chú trọng đến việc áp dụng phươngpháp này để có cách nhìn, cách đánh giá toàn diện và đầy đủ về tiềm năng DLST

1.5.3 Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp truyền thống nhưng hiện nay vẫn được coi là một trongnhững phương pháp không thể thiếu được khi nghiên cứu bất kỳ lãnh thổ nào Phươngpháp này nhằm tiến hành khảo sát, thu thập, chuẩn hóa các số liệu về điều kiện tựnhiên, KT - XH và hiện trạng phát triển du lịch tại VQG PNKB

1.5.4 Phương pháp bản đồ

Để có thể tiến hành định hướng phát triển DLST tại VQG PNKB một cách hợp

lý ta cần có cái nhìn tổng quan về lãnh thổ nghiên cứu Bản đồ chính là công cụ khôngthể thiếu và được gọi là “ngôn ngữ” của địa lý vì chúng có khả năng thể hiện rõ nhất,trực quan nhất các đặc trưng không gian của các đối tượng nghiên cứu, giúp hình dungmột cách dễ dàng sự phân hóa của lãnh thổ nghiên cứu hơn là đọc một bản báo cáohay thống kê Trên cơ sở thu thập, nghiên cứu các bản đồ như bản đồ địa hình, bản đồ

tự nhiên và bản đồ vị trí các điểm du lịch…, xem xét sự phân hóa lãnh thổ về tự nhiên

Trang 31

cũng như KT - XH, từ đó tiến hành định hướng phát triển DLST tại lãnh thổ nghiêncứu cũng được thể hiện trên bản đồ Cụ thể, dựa vào dữ liệu bản đồ, đề tài đã thành lậpđược bản đồ vị trí các điểm du lịch của VQG PNKB, bản đồ định hướng phát triểnDLST theo không gian và bản đồ các tuyến DLST đề xuất.

1.5.5 Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch

Ở đề tài này đã sử dụng phương pháp đánh giá theo hình thức thang điểm tổnghợp được tiến hành theo các bước sau:

- Xác định mục tiêu và đối tượng đánh giá

- Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá

- Xác định hệ số cho mỗi chỉ tiêu

- Lập thang đánh giá tổng hợp

- Đánh giá các điểm du lịch để làm cơ sở thiết kế tuyến du lịch

Phương pháp này giúp đánh giá một cách tổng hợp mứa độ thuận lợi để phát triểnDLST của các điểm du lịch ở VQG PNKB, trên cơ sở đó tiến hành lựa chọn các điểm dulịch có mức độ thuận lợi cao để đưa vào định hướng khai thác tuyến, điểm DLST

Trang 32

Chương 2 TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỦA VƯỜN QUỐC GIA

Phía Tây Nam giáp với nước CHDCND Lào

Phía Tây Bắc giáp huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Phía Đông Nam giáp các xã Vĩnh Ninh, Hàm Ninh, Trường Xuân của huyệnQuảng Ninh và xã Ngân Thủy của huyện Lệ Thủy

Phía Đông Bắc giáp các xã còn lại trong huyện Bố Trạch như Lâm Trạch, LiênTrạch, Cự Nẫm, Vạn Trạch, Tây Trạch, Nông trường Việt Trung

kỳ kiến tạo lớn, tương ứng với 5 giai đoạn tiến hoá địa chất của thế giới:

- Giai đoạn Ordovic muộn - Silur (463,9 - 430 triệu năm): Vỏ Trái đất bị phá vỡ,

sụt lún thành tạo đá lục nguyên của hệ tầng Long Đại (O3-S1 lđ), phân bố dạng tuyến kéo

dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chứa các hoá thạch Graptolithina tuổi O3-S1

- Giai đoạn từ Devon giữa đến Devon muộn (386-362,5 triệu năm): Lần thứ hai

vỏ Trái Đất bị sụt võng, biển mở rộng Thành phần trầm tích tiến hoá từ cát bột kết đếnacgilit xen đá vôi chứa các tập hợp hoá thạch đặc trưng tương ứng

- Giai đoạn Carbon - Permi (362,5 - 245 triệu năm): Giai đoạn tạo đá vôi dạng

khối (platform) tuổi Carbon - Permi Vỏ Trái đất vùng Phong Nha - Kẻ Bàng bị phá vỡ

Trang 33

lần thứ 3, tạo bồn trũng nông, dạng đẳng thước (biển nội lục), chứa các hoá thạch cótuổi từ Carbon hạ (Crinoidea, Foraminifera, Tetracoralla) đến Carbon trung(Foraminifera) cuối cùng là Permi (Foraminifera, Tetracoralla).

- Giai đoạn tạo núi Mezozoi (Trias, Jura, Creta): Khối đá vôi Phong Nha - Kẻ

Bàng nâng lên khỏi mặt biển, quá trình Karst, phong hoá và bóc mòn xảy ra

- Giai đoạn Kainozoi: Giai đoạn tạo núi và hình thành hệ thống hang động cổ

Karst Phong Nha - Kẻ Bàng có tuổi tương ứng với các bề mặt san bằng sau đây:

+ Bậc 1600 – 1400 m, ứng với thế hệ hang Karst đầu tiên có tuổi Oligocen (36triệu năm)

+ Bậc 1000 – 8000 m (phía tây), 700 – 600 m (phía đông), có tuổi Miocen (từ

23 triệu năm đến 5 triệu năm)

+ Bậc 600 - 400 m và 300 – 200 m, ứng với Pliocen (từ 5 - 1,6 triệu năm).+ Bậc 100 đến 0 m (từ 1,6 triệu năm đến nay), ứng với chu kỳ gian băng trong

Đệ tứ: 100 - 80 m - gian bằng Gun - Mindel (cách đây trên 800.000 năm); 80 – 60 m

- gian băng Mindel - Riss (cách đây trên 300.000 năm); 40-25 và 25-15m - gian băngRiss - Wurm (cách đây trên 70.000 năm) và 15 - 6 m - biển tiến Flandrian (từ 18.000năm đến 4.000 năm)

* Địa hình

Các quá trình địa chất nội - ngoại sinh phức tạp đã và đang diễn ra từ Trias đếnnay, là nguyên nhân tạo nên sự đa dạng của địa hình và địa mạo khu vực Nhìn tổngquát trong khu vực có 3 kiểu địa hình chính:

- Địa hình phi Karst: Đồi núi thấp, đỉnh tròn, các bề mặt san bằng, các thềm màimòn - tích tụ dọc thung lũng sông Son, sông Chày và phân bố ven rìa khối đá vôi trungtâm Kiểu địa hình này chiếm 37,3% diện tích tự nhiên, ở độ cao từ 500 – 1000m hoặchơn, độ chia cắt sâu, độ dốc lớn, trung bình 25 - 300

- Địa hình chuyển tiếp: Có sự xen kẽ phức tạp giữa các khối đá vôi và địahình lục nguyên

- Địa hình Karst đặc trưng cho Karst cổ nhiệt đới được hình thành chủ yếutrong Kainozoi chiếm khoảng 2/3 diện tích vùng di sản Đây là khối núi đá vôi KẻBàng liên tục từ đèo Mụ Giạ (huyện Minh Hóa) kéo dài tới Hang Én – Cà Roòng (huyện

Bố Trạch), dài khoảng 70 km Phạm vi núi trả rộng sang cả Lào (VQG HinNamNo), có

Trang 34

diện tích khoảng 200.000 ha Địa hình núi bị chia cắt mạnh, vách dựng đứng, nếp lớn,đỉnh nhọn kèm theo quá trình địa mạo đã tạo nhiều hang động, nhũ đá, măng đá, cột đá,nấm, mành, chuông đá Nhiều nơi bị bào mòn thành cổng trời, rừng đá, cầu đá, giếng đárất kỳ thú Giữa các vách đá là những thung lũng kín, dài, rộng khoảng 20 – 100m; cónhiều “mắt hút” rải rác trong thung lũng để nước thoát theo các sông ngầm; có nhiều đỉnhnúi cao trên 800m, tạo thành dải dọc biên giới Việt – Lào

Chính đặc điểm địa hình và địa chất này góp phần quan trọng vào sự phân hoáđiều kiện tự nhiên, trên nền địa hình Karst hình thành nên những điểm tự nhiên đặctrưng, tạo nên sự hấp dẫn du lịch của lãnh thổ nghiên cứu

b Khí hậu - Thủy văn

* Khí hậu

Chế độ nhiệt

Nhiệt độ bình quân hàng năm là 24,40C Do ảnh hưởng của khối núi đá vôi rộnglớn, cao gần 1000 m chắn dọc biên giới Việt - Lào nên nhiệt độ năm dao động khá lớn,cực đại vào tháng VII (trên 400C) do nhiệt độ mùa hè đã cao lại thường chịu ảnhhưởng của gió Tây Nam khô và nóng, cực tiểu vào tháng I (5 - 70C) Không những thế,biên độ nhiệt trong ngày cũng rất lớn Đặc biệt vào những ngày hè nóng bức, biên độnhiệt thường trên 100C Vào mùa đông, sự dao động nhiệt độ vẫn trên 80C

Chế độ mưa ẩm

Lãnh thổ nghiên cứu nằm trong vùng có lượng mưa lớn, bình quân từ 2000 –

2500 mm/năm Khu vực núi cao giáp biên giới Việt Lào lượng mưa còn lên tới 3000mm/năm (Minh Hoá) Tổng lượng mưa trong mùa mưa (từ tháng V đến tháng XII) rấtcao, chiếm tới 88% tổng lượng mưa năm Số ngày mưa vùng ven biển chỉ có 135ngày, lên miền núi số ngày mưa tăng dần hơn 160 ngày

Biến trình mưa năm có 2 cực đại: chính vào tháng X (500 - 600 mm) và phụvào tháng V hoặc tháng VI (trên 100 mm); một cực tiểu vào tháng II hoặc tháng III(30 - 40 mm)

Các tháng mùa khô tuy có lượng mưa thấp về trị số, nhưng số ngày mưa bìnhquân tháng tối thiểu là 10 ngày (mưa tiểu mãn) Lượng mưa lớn số lượng ngày mưanhiều và rải đều trong năm đã tạo điều kiện ẩm ướt lý tưởng cho một khu hệ rừng nhiệtđới trên núi đá vôi điển hình có giá trị mang tính toàn cầu

Trang 35

Lượng bốc hơi khá cao, biến động từ 1000 đến 1300 mm/năm Lượng bốc hơilớn nhất vào các tháng V, VI, VII, VIII vì thời gian này chịu ảnh hưởng của gió TâyNam khô nóng.

Độ ẩm không khí ở mức trung bình (83 - 84%) Mùa khô có độ ẩm thấp hơnnhiều, chỉ còn ở mức 66 - 68%, cá biệt có ngày xuống tới 28% Đây là những ngàygió lào thổi mạnh, thời tiết rất khô, nóng, những ngày này có thể đe doạ cháy rừng vàhoả hoạn

Bảng 2.1 Các đặc trưng khí hậu của địa bàn nghiên cứu

mưa (mm) 71 48 44 46 102 96 90 150 502 668 356 149 2.322

Độ ẩm (%) 90 90 92 89 82 76 73 78 86 87 98 85 85Lượng bốc

hơi (mm) 62 56 56 72 136 180 197 192 80 24 80 70 1.278

Nguồn: [4] Chế độ gió: Có 2 mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hè.

Gió mùa đông: Từ tháng XI đến tháng I năm sau, thịnh hành hướng gió Đông

Bắc xen giữa các đợt gió Đông Bắc là những ngày gió Đông hoặc Đông Nam

Gió mùa hè: Do yếu tố địa hình nên các ngọn núi cao ngăn chặn hướng gió Tây

Nam và đổi hướng thành gió Tây Bắc từ tháng V đến tháng VIII Gió này khô nónggây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và công tác bảo vệ rừng

Ngoài ra còn gió Đông và Đông Nam thổi từ biển vào thịnh hành từ tháng IXđến tháng IV năm sau, thường thổi đan xen với gió mùa Đông Bắc Nhìn chung gióĐông Nam có tốc độ thấp, trừ trường hợp dông bão, sức gió mạnh nhất có thể lên tớicấp 10,11

* Chế độ thuỷ văn

Trong lãnh thổ nghiên cứu có nhiều con sông, suối như: Rào Thương, sôngChày, sông Troóc, sông Son đều là thượng nguồn của sông Gianh Ở khu vực nàybao gồm một vùng đá vôi rộng lớn, vì thế hiện tượng nước chảy ngầm là phổ biến

Trang 36

suối Rào Thương, chảy lộ thiên nhưng bị ngắt quãng khi chảy ngầm qua các hangđộng, sau khi quy tụ lại chảy về sông Chày, sông Troóc và hợp lưu vào sông Son và đổvào thượng nguồn sông Gianh Mùa mưa, các suối cạn có nước dâng cao, tạo dòngchảy lớn, tạo lũ cục bộ, nhưng sau cơn mưa nước rút rất nhanh qua các “mắt hút” Mùa

lũ từ tháng IX đến tháng XI trùng vào những tháng mưa lớn nhất Lũ lớn thường xuấthiện vào giữa tháng IX và tháng X Ngoài mùa mưa lũ chính, sông Son còn chịu ảnhhưởng của đợt mưa phụ (mưa tiểu mãn) vào tháng V, VI Mưa tiểu mãn đôi khi gây lũlụt lớn Khi lũ lụt nước sông Son mang nhiều phù sa, bồi đắp cho các dải đất ven bờ vàlàm biến dạng dòng sông do hiện tượng “bồi, lở”

Mùa nước cạn vào tháng I - VII, trong khu vực Phong Nha, các khe suối nhỏ trởthành “khe suối chết” Sông Chày và sông Son có mực nước rất thấp và dòng chảy tốithiểu Người dân ven các con sông tận dụng diện tích mặt nước tự nhiên để nuôi cálồng Đây là một trong những nghề mang lại cho người dân nơi đây nhiều thu nhập docung cấp cho các nhà hàng, khách sạn ở xã Sơn Trạch phục vụ khách du lịch Tìnhtrạng lượng mưa phân bố không đều vào các mùa trong năm đã gây ra lũ quét cục bộnhưng lại thiếu nước trầm trọng vào mùa khô, đặc biệt là ở các xã Xuân Trạch, PhúcTrạch Mặc dù đã có nhiều dự án cấp nước cho người dân nhưng do công trình khôngđược xây dựng bảo đảm nên tình trạng thiếu nước vẫn không được cải thiện

c Đặc điểm hệ thực vật

* Hệ sinh thái

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: chủ yếu là cây lá rộng trên núi đá vôi

(diện tích 61.079 ha), phân bố ở khu vực trung tâm vườn, có các loại đặc trưng: táumặt quỷ, trai, hoàng đàn, nghiến, lát hoa…

Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên cao: chủ yếu là cây lá rộng trên

núi đá vôi cao trên 800m (diện tích 6.364 ha) Thực vật ở đây hạn chế cả về độ cao vàđường kính, các loại chính là re bời lời, bời lời xanh, sồi lá bạc, nghiến,…

Thứ sinh nhân tác trên núi đá vôi có diện tích 1.810 ha Các loại rừng chủ yếu

đã bị tàn phá, bị thay thế với các lớp cây Ba soi, cỏ tranh Lào, thung,…

Trang 37

Quần lạc cây bụi, cây gỗ nằm rải rác trên núi đá vôi (diện tích 1.663 ha) Kiểu

rừng này ở chân dốc thoải hoặc các gò, đống đỉnh tròn bằng; cây gỗ chỉ còn rất ít, rảirác, phần lớn là cây gỗ tạp như đa lông, tràm, bời lời,…

Rừng kín mưa ẩm thường xanh trên núi đất (diện tích 7.784 ha), tập trung thành

2 khối Thành phần thực vật chủ yếu là dầu ke, táu mặt quỷ, chò nhai… Tại đây có sựgiao thoa với luồng thực vật phía Bắc, đại diện là họ đậu, họ dẻ, họ re,… vơi luồngthực vật phía Nam là họ dầu, họ thị,…

* Hệ thực vật

VQG PNKB, nơi được mệnh danh là mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng nhiệt đớinguyên sinh còn sót lại trên núi đá vôi lớn nhất của Việt Nam.VQG này là một bộphận của vùng sinh thái Trường Sơn Cho đến nay, chủng loại thực vật lớn nhất ở đây

là rừng thường xanh ẩm, rậm nhiệt đới trên đá vôi cao 800 m so với mực nước biển.96,2% diện tích khu VQG này được rừng bao phủ Trong đó, 92,2% là rừng nguyênsinh bao gồm:

- 73,4% là rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đá vôi có độ cao dưới 800 m;

- 8,5% là rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đá vôi có độ cao trên 800 m;

- 8,3% là rừng ẩm nhiệt đới trên đất núi đất có cao độ dưới 800 m;

- 1,3% là bụi cây và cỏ và cây rải rác trên đá vôi;

- 2% là cỏ, bụi cây và cây rải rác trên núi đất;

PNKB là nơi hội tụ của nhiều loài động thực vật phong phú và có tính đa dạngcao Cho đến nay, đã thống kê được 140 họ, 413 chi, 735 loài thực vật bậc cao phân bốtheo các nhóm bao gồm các nhóm thực vật như quyết, thực vật hạt trần, thực vật hạtkín Hệ thực vật Phong Nha thể hiện nơi giao lưu của 2 khu hệ thực vật phía Nam vàphía Bắc với các loài thực vật đặc trưng như Nghiến, Chò nước, Dầu ke, Dầu đọt tím.Đặc biệt cây Tàu đá gần đây mới được phát hiện và công bố Trong số các loài thựcvật có 25 loài được ghi trong sách Đỏ Việt Nam Do có phần nền là những loại đấttương đối sâu, dày, ẩm nên rừng sinh trưởng tốt, cây gỗ có đường kính trên dưới100cm chiếm số lượng nhiều

*Hệ động vật

Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 113 loài thú lớn, nổi bật nhất là hổ

và bò tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới, 302 loài chim, trong đó có 35 loài nằm trong

Trang 38

sách Đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong sách Đỏ thế giới; 81 loài bò sát lưỡng cư (18loài trong sách đỏ Việt Nam và 6 loài sách Đỏ thế giới); 259 loài bướm; 72 loài cá,trong đó có 4 loài đặc hữu Việt Nam Năm 1996, ở đây có loài cá mới phát hiện ở ViệtNam Linh trưởng có 10 bộ linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ởViệt Nam, 7 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam, đặc biệt là voọc Hà Tĩnh, sao la,mang Phong Nha - Kẻ Bàng được đánh giá là có hệ tự nhiên đa dạng nhất trong tất cảcác VQG và khu dự trữ sinh quyển quốc gia trên thế giới.

PNKB là nơi có cộng đồng linh trưởng phong phú bậc nhất Đông Nam Á Năm

2002, nhà khoa học Đức Thomas Zegler đã phát hiện ra một loài thằn lằn tai mới cótên là Tripidophrus Nogei tại vùng núi Karst thuộc khu vực Chà Nòi Loài thằn lằn này

đã được đăng trên số báo 114 (2) phát hành tháng 7 năm 2007 của tạp chí Revue Suise

De Zoologie Các nhà khoa học đã đặt tên loài này là Thằn lằn Phong Nha - Kẻ Bàng(danh pháp khoa học: Cyrtodactylus phongnhakebangensis) Các nhà khoa học Đức đãxây dựng một khu giới thiệu VQG Phong Nha-Kẻ Bàng tại Vườn thú Köln để giớithiệu sự ĐDSH của VQG này, ở đây cũng phát hiện ra loại rắn mai gầm mới Qua mộtthời gian khảo sát, các nhà khoa học Đức, Nga và Việt Nam đã phát hiện thêm 10 loàimới trong VQG này, trong đó bao gồm 5 loài rắn, 5 loài tắc kè, thằn lằn, nhiều loàitrong số mới phát hiện này là động vật đặc hữu ở đây

Các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học Nga thuộc Viện Động vậthoang dã Saint Petersburg, các nhà khoa học Đức của Vườn thú Köln đã phát hiệnthêm tại VQG này hơn 100 loài mới trong khu hệ cá Mười loại cá chưa từng thấy ởViệt Nam đã được phát hiện ở VQG này

Trong 3 loài cá ở Phong Nha - Kẻ Bàng được ghi vào sách Đỏ Việt Nam thì đã

có 2 loài cá chình Đó là cá Chình hoa (Anguilla marmorota) và cá Chình mun(Anguilla bicolo)

Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Thế giới (FFI) đã tiến hành khảo sát và đã

có báo cáo cho rằng VQG PNKB có 4 loài được xếp vào diện nguy cấp trên phạm vitoàn cầu, đó là voọc Hà Tĩnh, voọc đen tuyền, voọc ngũ sắc và vượn đen má trắng

Ngày 27 tháng 2 năm 2005, một đàn bò tót với số lượng lớn xuất hiện tạiVQG PNKB

Trang 39

2.1.3 Lịch sử hình thành và đặc điểm kinh tế - xã hội của Vườn Quốc gia

Sau thời kỳ chiến tranh, chính quyền địa phương đã tổ chức và tiến hành khảosát nhằm bảo vệ các khu vực xung quanh PNKB Năm 1986, phân khu bảo vệ rừngnghiêm ngặt ở PNKB được hình thành với diện tích 5.000 ha Du khách đến thamquan khu vực bắt đầu tăng và năm 1990, nhà khách đầu tiên được xây dựng ở bến phàXuân Sơn tổ chức tuyến du lịch bằng thuyền đầu tiên đi động Phong Nha Năm 1993,Khu Bảo tồn Thiên nhiên PNKB được thành lập với diện tích 41.132 ha và năm 2001Chính phủ Việt Nam đã ban hành quyết định nâng cấp Khu Bảo tồn Thiên nhiênPNKB thành VQG PNKB Năm 2003, VQG PNKB đã chính thức được công nhận làmột DSTG của UNESCO Phần mở rộng của VQG được đưa vào năm 2008 với diệntích 33.570 ha thuộc các xã Thượng Hóa và Hóa Sơn (huyện Minh Hoá)

Hiện nay VQG PNKB có tổng diện tích 119.324 ha , được gọi là khu vựcvùng lõi VQG bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (64.894 ha), phân khu phụchồi sinh thái (17.499 ha), phân khu hành chính và dịch vụ (3.411 ha) và khu vực

mở rộng (33.570 ha)

Trang 40

Bảng 2.2 Diện tích các vùng trong VQG PNKB

Vùng lõi VQG PNKB

Vùng đệm Tổng diện

tích

Phân khu bảo

vệ nghiêm ngặt

Phân khu phục hồi sinh thái

Phân khu hành chính dịch vụ 85.754 ha 64.894 ha 17.499 ha 3.411 ha 217.908,44 ha

Song được sự quan tâm đầu tư của Tỉnh và Trung ương cùng với quyết tâm caocủa các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân địa phươngnên trong thời gian qua đã gặt hái được nhiều kết quả và bước tiến đáng kể Trongnhững năm gần đây, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng từ nông - lâm - ngưnghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ Các hoạt động dịch vụ du lịch tại VQGPNKB, việc khoanh nuôi bảo vệ rừng được chú trọng phát triển, đời sống nhân dânđang ngày càng được cải thiện và dần đi vào ổn định

CSHT trong những năm gần đây đã được nâng cấp Hệ thống giao thông, thuỷlợi, y tế, giáo dục ngày một khang trang, thu nhập bình quân đầu người tăng Cácphong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá được thực hiện một cách rộng rãi,đời sống nhân dân được nâng cao, an ninh quốc phòng được giữ vững

Theo báo cáo tổng kết tình hình KT - XH năm 2013 của 13 xã cho thấy, mặc dùchịu ảnh hưởng của bối cảnh khủng hoảng tài chính toàn cầu, sản xuất trong nước vàtrên địa bàn gặp nhiều khó khăn thách thức; song nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời củacác cấp uỷ Đảng, Chính quyền nên những giải pháp và kế hoạch đặt ra đã phát huy tácdụng và bước đầu đạt được những kết quả tốt

Nông nghiệp: Hầu hết dân cư ở đây đều hoạt động sản xuất nông nghiệp nên

ngành này giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế và là thu nhập chính của các xã Làkhu vực thuộc diện miền núi vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn của các huyện, diện

Ngày đăng: 10/11/2014, 08:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Tác giả: Lê Huy Bá
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2006
2. Đỗ Trọng Dũng (2009), Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái ở tiểu vùng du lịch Miền núi Tây Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái ở tiểu vùng du lịch Miền núi Tây Bắc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Trọng Dũng
Năm: 2009
3. Dự Án bảo tồn và Quản lý bền vững nguồn TNTN khu vực VQG PN-KB (2010), Quy hoạch Phát triển Du lịch bền vững khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến 2025, Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch Phát triển Du lịch bền vững khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến 2025
Tác giả: Dự Án bảo tồn và Quản lý bền vững nguồn TNTN khu vực VQG PN-KB
Năm: 2010
4. Trần Thúy Hằng (2011), Ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp bền vững vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Luận văn Thạc sĩ Khoa học, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng phương pháp phân tích đa chỉ tiêu phục vụ phát triển nông - lâm nghiệp bền vững vùng đệm Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Tác giả: Trần Thúy Hằng
Năm: 2011
5. Võ Hữu Hòa (2010), Tiềm năng, hiện trạng và định hướng khai thác các tuyến, điểm du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế, Luận văn Thạc sĩ Khoa học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiềm năng, hiện trạng và định hướng khai thác các tuyến, điểm du lịch sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Võ Hữu Hòa
Năm: 2010
6. Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2013), Những giá trị đặc trưng về văn hóa tộc người ở khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Tạp chí thông tin Khoa học và Công nghệ Quảng Bình số 3/2013, tr.193 - 200 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí thông tin Khoa học và Công nghệ Quảng Bình số 3/2013
Tác giả: Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Thị Mỹ Lộc
Năm: 2013
7. Nguyễn Thị Sơn (2000), Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương
Tác giả: Nguyễn Thị Sơn
Năm: 2000
8. Bùi Hải Thành (2011), Nghiên cứu tình hình du khách đến với Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và đề xuất một số giải pháp marketing du lịch, Chuyên đề tốt nghiệp, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình du khách đến với Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và đề xuất một số giải pháp marketing du lịch
Tác giả: Bùi Hải Thành
Năm: 2011
9. Bùi Thị Thu (2012), Xây dựng cơ sở khoa học phục vụ cho việc xác định các tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Trị, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp bộ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng cơ sở khoa học phục vụ cho việc xác định các tuyến du lịch ở tỉnh Quảng Trị
Tác giả: Bùi Thị Thu
Năm: 2012
10.UBND huyện Bố Trạch, Báo cáo Tình hình thực hiện Kế hoạch năm 2013 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 , Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tình hình thực hiện Kế hoạch năm 2013 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014
11.Phòng thống kê huyện Bố Trạch, Niên giám thống kê năm 2012, Bố Trạch, Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2012
12.Phòng thống kê huyện Minh Hóa, Niên giám thống kê năm 2012, Minh Hóa, Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2012
13.Phòng thống kê huyện Quảng Ninh, Niên giám thống kê năm 2012, Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê năm 2012
14.Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2007), Tài nguyên du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài nguyên du lịch
Tác giả: Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w