Tăng cường giáo dục môi trường trong du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 76 - 77)

5. Cấu trúc của đề tài

3.3.6. Tăng cường giáo dục môi trường trong du lịch sinh thái

- Đảm bảo hệ thống thông tin môi trường. Thông tin môi trường phải bao trùm tất cả từ các tờ gấp, tờ thông tin đến các cuốn băng hình và trong nội dung thuyết minh của hướng dẫn viên du lịch. Nội dung bao gồ đặc điểm hệ sinh thái tự nhiên của điểm du lịch và của VQG PNKB, thực trạng nguồn tài nguyên, các giá trị của VQG cần được tôn trọng và bảo vệ, khuyến khích các hành động tích cực và gợi ý một cách ấn tượng để du khách có thể ủng hộ bảo tồn bằng nhiều hình thức.

- Tăng cường các phương pháp tuyên truyền thông tin và GDMT, chú trọng thiết kế chương trình tuyên truyền phù hợp.

- Chú trọng hoạt động GDMT tại các trung tâm đón tiếp và suốt các tuyến du lịch. - Phát huy vai trò của các sở nghiên cứu, bảo tồn, trung tâm cứu hộ Linh trưởng và vườn thực vật, những cơ sở có khả năng tăng kinh nghiệm du lịch cũng như khuyến khích tinh thần ủng hộ bảo tồn của khách du lịch.

- Tạo các mối kiên hệ đối với du khách thông qua các cuộc trò chuyện, trao đổi giữa nhân viên VQG và khách. Tạo không khí tự nhiên để thăm dó ý kiến, thái độ của du khách đối với VQG, về những nhu cầu của họ về du lịch.

- Thu thập ý kiến phản hồi của khách thông qua sổ ghi cảm tưởng và ghi hình những du khách tiêu biểu. Từ đó, bản thân du khách sẽ có ý thức nhìn nhận các vấn đề, có trách nhiệm hơn, đồng thời du lịch tại VQG được cải thiện nhờ góp ý của du khách.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w