Quản lý phát triển du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 74 - 75)

5. Cấu trúc của đề tài

3.3.2. Quản lý phát triển du lịch sinh thái

- Tăng cường các biện pháp nhằm bảo vệ các giá trị di sản, đặc biệt là các giá trị về cảnh quan, về ĐDSH, về văn hoá truyền thống bản địa và các di tích lịch sử cách mạng gắn với đường mòn Hồ Chí Minh qua địa bàn VQG PNKB.

- Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng (đặc biệt với địa phương trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ với Huế, Đà Nẵng là trung tâm vùng; với Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm phân phối khách lớn nhất của cả nước) trong phát triển DLST dưới sự chỉ đạo thống nhất của UBND tỉnh Quảng Bình để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, khai thác tài nguyên tự nhiên, quản lý sử dụng đất, CSHT,...

- Liên quan đến bảo vệ các giá trị tài nguyên tự nhiên cần có điều tra đánh giá “sức chứa” đối với các điểm tài nguyên cụ thể và hoạt động du lịch cần được quản lý không chỉ bằng các quy định chung mà còn bằng quy định về quản lý “sức chứa” của VQG PNKB. Quy định riêng này cần tham khảo kinh nghiệm của một số nước khác trên thế giới và trong khu vực về các chỉ tiêu “sức chứa”. Ví dụ như : một vài khuyến cáo của các chuyên gia DLST đã cho thấy, ở các điểm DLST, nhất là các điểm có giá trị ĐDSH cao, nhạy cảm với môi trường thì mỗi đoàn khách tham quan không được quá hai mươi người. Một giờ không được có quá ba đoàn khách đến dừng chân ở một điểm,... Việc xác định giới hạn và ban hành quy định quản lý “sức chứa” sẽ giúp hoạt

động quản lý du lịch có hiệu quả hơn, góp phần tích cực giảm thiểu tác động của hoạt động du lịch đến các giá trị di sản VQG PNKB.

- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về môi trường thông qua việc tổ chức thực hiện tốt trên phạm vi VQG “Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch”

căn cứ Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 7 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ ban hành. Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường vào các hoạt động đầu tư phát triển DLST trên địa bàn VQG, đặc biệt trong công tác quy hoạch phát triển các điểm du lịch, dịch vụ cụ thể với việc thực hiện đánh giá tác động môi trường.

Một phần của tài liệu định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 74 - 75)