Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia PhongNha – Kẻ Bàng

Một phần của tài liệu định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 67)

5. Cấu trúc của đề tài

3.2.2. Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn Quốc gia PhongNha – Kẻ Bàng

a. Định hướng phát triển du lịch sinh thái theo vùng

Có thể định hướng phát triển DLST theo không gian với các vùng như sau: - Vùng tài nguyên cần được bảo vệ: ở đó các hệ sinh thái nguyên sinh, nới cư trú của các loài động vật hoang dã quý hiếm, đặc hữu bản địa cần được bảo vệ. Vùng này có phạm vi tương ứng với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và vùng mở rộng của VQG PNKB. Theo quy chế sử dụng rừng đặc dụng, không nên mở rộng các hoạt động DLST gây ảnh hưởng đến môi trường. Định hướng sử dụng cho phép hoạt động DLST dưới những điều kiện chặt chẽ và các hoạt động nghiên cứu. Trong khu vực này có các điểm du lịch hấp dẫn như hang Én, hang Sơn Đoòng, bản Đoòng, đỉnh U Bò. Các điều kiện cho DLST là:

+ Phải đăng ký trước và được phép của ban quản lý VQG PNKB, có hướng dẫn viên đi cùng.

+ Không có các hoạt động gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường.

+ Chỉ cho phép các nhóm nhỏ (khoảng 5 người) chỉ dùng các phương tiện thô sơ trong vùng (đi bộ, thuyền nan, ...).

+ Đảm bảo việc tuân thủ các nội quy tham quan về vật dụng, thức ăn mang theo, rác thải, việc thu lượm mẫu vật, ...

- Vùng tự nhiên sử dụng cho DLST ở mức độ hạn chế: là vùng nằm trong phân khu Phục hồi Sinh thái của VQG PNKB có những đại diện của hệ sinh thái và sự đa dạng, phong phú, phân khu Dịch vụ Hành chính, một phần Vùng đệm. Vùng này có vị trí như là vùng chuyển tiếp về đặc điểm tự nhiên, giứ vai trò như một vùng đệm cho vùng tài nguyên hạt nhân được bảo vệ bên trong, lại có vai trò tăng cường cho khu vực phục hồi sinh thái. Trong vùng có một số điểm du lịch hấp dẫn như hang Thiên Đường, hang Mẹ Bồng Con, thôn Chày Lập, ... Ở đây, nguồn tài nguyên cũng cần được bảo vệ, song có thể cho phép sử dụng cho DLST ở mức độ cho phép của môi trường. Các hoạt động du lịch nên được hạn chế, tránh gây ra những ảnh hưởng lớn đến môi trường.

+ Du lịch nhóm nhỏ, đề cao chất lượng du lịch. Như vậy, cần tính đến sức chứa cho phép của các điểm, tuyến trong vùng này nhằm đảm bảo số khách không vượt qua giới hạn cho phép của môi trường.

+ Sử dụng các phương tiện không gây ảnh hưởng đến môi trường như ô tô điện, phương tiện thô sơ như xe đạp, đi bộ, thuyền chèo,...

+ Tăng cường và đảm bảo việc tuân thủ các nội quy tham quan.

+ Tăng cường các phương tiện GDMT trên tuyến tham quan. Các đường mòn phải đảm bảo được các yêu cầu thiết yếu của DLST như sơ đồ tham quan, các biển báo, biển chỉ dẫn, thuyết minh, thùng rác, nơi vệ sinh,...

Những yêu cầu trên nhằm đáp ứng cho khách các nhu cầu trong DLST là nâng cao nhận thức về thiên nhiên, bảo vệ môi trường, làm phong phú thêm kinh nghiệm du lịch một cách có chất lượng. Đồng thời, những nhu cầu cho sự tiện lợi của du khách trong khi tham quan cũng được đảm bảo, hạn chế các tác động xấu đến môi trường.

-Vùng du lịch sinh thái gắn với cộng đồng: khu vực này gồm phạm vi thôn Chày Lập, xã Trường Sơn, các bản dân tộc thiểu số A Rem, Đoòng, Rục. Việc mở rộng các dịch vụ du lịch đến các địa bàn này có ý nghĩa lớn trong việc hỗ thợ phát triển cộng đồng như tránh được những mâu thuẫn có thể nảy sinh giữa các nhà quản lý VQG, điều hành du lịch và cộng đồng địa phương. Đây chính là một giải pháp nhằm giảm bớt hoạt động du lịch dịch vụ trong VQG, đồng thời tạo điều kiện để người dân địa phương được tham gia và được hưởng lợi ích từ du lịch, góp phần nâng cao đời sống, giảm bớt các tác động vào VQG.

b. Định hướng khai thác tuyến, điểm du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

* Khai thác hợp lý các điểm du lịch trong mỗi vùng

Cùng với việc khoanh vùng sử dụng là tổ chức và khai thác hợp lý các tuyến, điểm du lịch trong mỗi vùng. Việc này nhằm hạn chế sự tập trung quá lớn du khách vào một điểm, tuyến hiện tại trong vùng tài nguyên cần được bảo vệ, đồng thời khai thác tiềm năng du lịch ở các vùng cho phép và vùng đệm, tạo ra nhiều hình thức du lịch phong phú, tăng chất lượng du lịch cũng như tăng khả năng doanh thu từ hoạt động này. Vì đề tài làm về định hướng DLST nên các tuyến điểm được chọn chủ yếu là các điểm du lịch tự nhiên và cộng đồng.

Các điểm du lịch trong vùng tài nguyên cần được bảo vệ:

- Hang Sơn Đoòng: có tiềm năng phát triển loại hình du lịch thám hiểm với số lượng khách hạn chế.

- Hang Én: Con đường đi bộ vào Hang Én băng qua một thung lũng phong cảnh rất đẹp và được bảo quản tốt, sẵn sang cho các tuyến du lịch có hướng dẫn. Hang Én có thể sử dụng cho các nhóm du khách đi bộ nghỉ lại đêm. Tuyến đi bộ đến Hang Én có thể trở thành sản phẩm du lịch đi bộ độc lập và rất thú vị. Cũng có thể tổ chức thành tuyến du lịch đi bộ nhiều ngày và trải qua một vài đêm cắm trại dọc theo tuyến đường này.

- Hang Thiên Đường: Hang là địa điểm lý tưởng cho các nhóm nhỏ du khách thám hiểm động cùng với hướng dẫn viên. Hang sẽ tạo ấn tượng và kỷ niệm đẹp cho khách du lịch nếu được tận dụng một cách đúng chuyên môn. Hang có tiềm năng trở thành sản phẩm DLST cho công ty khai thác tuyến thám hiểm hang động. Hang này nên phát triển thành sản phẩm du lịch cao cấp với phí tuyến cao.

- Hang Mẹ Bồng Con: Hang này sẽ có tiềm năng du lịch thám hiểm một khi việc thám hiểm hang trở thành vấn đề chính trong khu vực thông qua những công ty thám hiểm hang động chuyên nghiệp. Loại hình thám hiểm và khám phá hang động có thể được xem là một sản phẩm du lịch sinh học riêng biệt cho công ty khai thác du lịch thám hiểm. Ngoài ra tuyến đường đến hang có tiềm năng cho loại hình ngắm động vật hoang dã. Nếu hang này được bàn giao và đưa vào khai thác một cách chuyện nghiệp, sẽ cung cấp các tuyến thám hiểm trọn gói với chất lượng cao. Hang Mẹ Bồng Con sẽ

là sản phẩm du lịch chuyên biệt tập trung với chi phí tham quan lớn và lượng du khách không cao.

- Thôn Chày Lập: Việc phát triển dịch vụ lưu trú tại nhà dân ở thôn Chày Lập được xem như là việc xây dựng du lịch dựa vào cộng đồng (CBT) đầu tiên trong khu vực. Thôn Chày Lập còn hỗ trợ cho các hoạt động du lịch khác trong vùng.

Các điểm du lịch trong vùng dành cho các hoạt động DLST mở rộng hơn

- Động Phong Nha – Tiên Sơn: Động Phong Nha và động Tiên Sơn là biểu tượng của khu vực và có thể nói rằng đại đa số khách du lịch khi đến vùng này đều ghé thăm động. Có khá nhiều việc cần phải cải thiện để nâng cao chất lượng của các trải nghiệm của du khách tại động Phong Nha, bao gồm: cải thiện phần ánh sáng trong động, cải thiện thông tin và các bảng dịch thông tin ở trong động. Lối vào hang là vị trí thích hợp để xây dựng một trung tâm thông tin – diễn giải về Động Phong Nha.

- Tuyến DLST Nước Moọc: Địa điểm này có tiềm năng thu hút và phát triển một lượng khách du lịch trung bình. Đi tản bộ có thể được xem là loại hình du lịch thám hiểm nhẹ nhàng cho những khách du lịch chưa có kinh nghiệm về du lịch thiên nhiên, tuyến này thích hợp với thị trường du lịch nội địa và thị trường du lịch trong khu vực và một số tuyến du lịch quốc tế trọn gói, cũng như du khách tham quan tìm hiểu thiên nhiên nhưng không bao gồm sản phẩm du lịch thám hiểm.

- Hang Tối: Địa điểm này có tiềm năng cho hoạt động thám hiểm hang động. Có thể đào tạo người dân địa phương thành hướng dẫn viên hoặc nhân viên hỗ trợ. Ngoài ra, còn có thể kết hợp các hoạt động du lịch ở Hang Tối với các hoạt động du lịch cộng đồng ở thôn Chày Lập, bao gồm chèo thuyền và các dịch vụ hỗ trợ du lịch khác. Các tài liệu diễn giải tốt sẽ nâng cao nhận thức về việc bảo tồn lịch sử và di sản thiên nhiên. Đối với các nhóm thám hiểm hang động nên hạn chế số người tối đa là 8 người, không kể hướng dẫn viên. Mỗi nhóm cần ít nhất hai hướng dẫn viên đi cùng. Tối đa chỉ có thể cho phép 2 nhóm vào hang cùng một lúc.

- Thung lũng Tre: Với vị trí, đường đi và nguồn tại nguyên sẵn có như hiện nay thì đây chính là những cơ hội tốt để phát triển hoạt động DLST và dịch vụ nhằm giảm bớt áp lực lớn lên diện tích rộng lớn của địa điểm này. Những đặc điểm này cũng là những tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, nhằm nâng cao ý thức bảo tồn và nhận thức sâu sắc về môi trường nếu được phát triển đúng đắn. Thung lũng này có

cảnh quan đẹp và có nhiều tiềm năng cho việc quan sát đời sống hoang dã. Có khả năng dựng tuyến đi bộ tham quan và kết hợp với thám hiểm hang E. Có thể đào tạo dân địa phương thành những hướng dẫn viên hoặc nhân viên hỗ trợ. Ngoài ra, có thể liên kết với các hoạt động du lịch ở Thung Tre, hang Tối và các hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng ở thôn Chày Lập để khai thác các dịch vụ hỗ trợ du lịch. Khả năng tiếp nhận du khách sẽ phụ thuộc vào từng loại hoạt động và đường đi vào thung lũng.

- Hang E: Hang E là hang nước, có sông chảy bên trong và hệ thống sông này nối với hệ thống sông ở Hang Tối và sông Chảy. Cách duy nhất để đi vào bên trong hang là bơi vào. Và tại đây chưa có hoạt động du lịch nào. Tiềm năng phát triển của hang là rất lớn. Hang E có tiềm năng về thám hiểm hang động. Có thể tổ chức các chuyến đi thám hiểm có hướng dẫn viên. Bản thân hang E có thể được khám phá bằng cách bơi vào bên trong hoặc trượt theo đường ống để vào hang.

- Trung tâm cứu hộ Linh trưởng: Tiềm năng phát triển du lịch của Trung tâm cứu hộ Linh trưởng là khá cao. Đến địa điểm này là một cơ hội tốt để ngắm các loài động vật hoang dã và cảnh quan thiên nhiên xung quanh. Việc ngắm động vật hoang dã ở Trung tâm cứu hộ Linh trưởng nơi đây có thể so sánh với ngắm nhìn cá voi, vì không hẳn lúc nào khách đến cũng có thể nhìn thấy chúng. Các loài linh trưởng có thể được định vị bằng thiết bị vô tuyến.

- Vườn thực vật: Địa điểm này tạo cơ hội phát triển các lối đi bộ có diễn giải qua Vườn thực vật. Có thể sử dụng các tòa nhà để cung cấp thông tin và diễn giải. Địa điểm này có thể nhận các đoàn khách tham quan ổn định như là điểm dừng chân giữa thị trấn Phong Nha và hang Tám Cô.

- Rừng Gáo: Đây là điểm có thể phát triển hình thức du lịch đi bộ có hướng dẫn vào rừng Gáo nguyên sinh. Điểm này có thể đón tiếp các luồng du khách thường xuyên làm điểm dừng chân trên đường từ Thị trấn Phong Nha đi Hang Tám Cô. Ngoài ra cũng có thể tổ chức tắm suối và ngắm động vật hoang dã.

- Núi U Bò: Có tiềm năng phát triển đường mòn tản bộ và leo núi lên đỉnh U Bò. Lối dẫn vào đường mòn tản bộ của đỉnh U Bò sẽ gần với trạm kiểm lâm cuối góc phía Nam của VQG PNKB.

- Bản dân tộc thiểu số A Rem: Có tiềm năng để phát triển du lịch nghỉ tại nhà (nghỉ lại tại nhà và các hoạt động khác) và căn cứ để phát triển du lịch mạo hiểm, ngắm cảnh và các hoạt động liên quan đến thiên nhiên khác như khám phá hệ thống hang động Hang Hồ- Hang Cá. Cảnh vật ở khu vực này rất đẹp; có các đường mòn được tạo thành các lối đi đến hang động.

- Bản dân tộc thiểu số Đoòng: bản Đoòng là một bản làng nằm gần nhiều điểm du lịch lớn như hang Sơn Đoòng, hang Mẹ Bồng Con,... có khả năng phát triển du lịch nghỉ tại nhà dân kết hợp thám hiểm hang động.

- Bản dân tộc thiểu số Rục: Có thể tổ chức điểm du lịch bản làng này theo dự án Du lịch dựa vào cộng đồng. Cộng đồng dân tộc Rục có những đặc điểm văn hóa hấp dẫn và độc đáo, có thể khai thác yếu tố này làm nền tảng phát triển du lịch. Những hang động mà nhóm người Rục đã sử dụng trước đây, bây giờ thỉnh thoảng người Rục cũng sử dụng để ngủ lại đêm khi đến mùa săn bắn. Phải mất khoảng 8 giờ để đi bộ vào những địa điểm của hang chính. Có thể phát triển tuyến du lịch đi bộ và nghỉ qua 1 đêm tại những hang động này. Hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng có thể phát triển thành sản phẩm tuyến Du lịch độc đáo trong vùng. Tuy vậy, loại hình du lịch này cần phải được tổ chức và quản lý thận trọng chu đáo, với sự tham gia của cộng đồng.

* Khai thác một số tuyến du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

- Tuyến 1: Quốc lộ 20 đến bản A Rem. Tuyến 1 chạy từ ngã rẽ Quốc lộ 20 ở VQG PNKB lên phía biên giới Lào. Phần lớn tuyến này là đường cấp phối bắt đầu từ thị trấn Phong Nha – Trung tâm cứu hộ Linh trưởng – Thác Gió – Vườn thực vật – Rừng Gáo – Bản dân tộc thiểu số A Rem.

- Tuyến 2: Tuyến DLST nghỉ lại tại thôn Chày Lập. Tuyến này bắt đầu từ thôn Chày Lập – Hang Tối – Suối Nước Moọc – Động Thiên Đường – Hang Mẹ Bồng Con – Thung lũng Tre – Hang E. Ở tuyến này, du khách nghỉ lại thôn Chày lập và lần lượt khám phá các điểm du lịch trong tuyến.

- Tuyến 3: Tuyến DLST bắt đầu từ Thị trấn Phong Nha – Động Phong Nha – Động Tiên Sơn – Thung lũng Tre – Hang E.

- Tuyến 4: Tuyến DLST Chinh phục với các điểm du lịch được đánh giá cao. Tuyến này bắt đầu từ Bản dân tộc thiểu số Đoòng – Hang Én – Hang Sơn Đoòng – Núi U Bò.

Các tuyến du lịch trên được đảm bảo bởi độ hấp dẫn của các điểm du lịch. Với các điểm du lịch ở gần các bản làng, thị trấn Phong Nha, du khách có thể khám phá từng điểm bằng các phương tiện thô sơ, đối với các điểm xa, khách du lịch có thể nghỉ ngơi với hình thức cắm trại.

3.3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 3.3.1. Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch sinh thái

a. Nâng cao nhận thức của các đối tượng quản lý, các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch

Nhận thức về du lịch bền vững của một số nhà quản lý, các nhà đầu tư du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch đôi lúc vẫn còn hạn chế. Trong một số trường hợp, các dự án đầu tư hay hoạt động kinh doanh du lịch đã gây tác động đáng kể tới tài nguyên, môi trường, ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững. Những ảnh hưởng này sẽ là không nhỏ đối với các khu vực nhạy cảm ở các khu rừng đặc dụng như VQG Phong Nha - Kẻ Bàng. Chính vì vậy cần thiết phải nâng cao nhận thức của các đối tượng này, bằng cách:

- Tổ chức một số chuyến tham quan đến các khu DLST, đặc biệt các khu du lịch ở các VQG, khu BTTN trong nước và khu vực có hoạt động DLST phát triển để nhận

Một phần của tài liệu định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 67)