Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 50 - 57)

5. Cấu trúc của đề tài

2.2.2. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái

a. Xác định đơn vị và mục đích đánh giá

Đơn vị đánh giá là 23 điểm du lịch trong phạm vi vùng đệm và vùng lõi VQG PNKB.

1.Động Phong Nha 2.Động Tiên Sơn 3.Động Thiên Đường 4.Suối Nước Moọc 5.Hang Tối

6.Đỉnh U Bò 7.Hang Sơn Đoòng 8.Hang E

9.Hang Mẹ Bồng Con 10. Hang Vòm 11. Thung lũng Tre

12. Trung tâm Cứu hộ Linh Trưởng 13. Vườn thực vật

14. Hang Chà Nòi 15. Thác Gió 16. Sông Long Đại 17. Thác Mơ 18. Rừng Gáo 19. Hang Én

20. Thôn Chày Lập

21. Bản dân tộc thiểu số Đoòng 22. Bản dân tộc thiểu số A Rem 23. Bản dân tộc thiểu số Rục

Mục tiêu đánh giá: Xác định mức độ thuận lợi các điểm du lịch cho việc tiến hành, thiết kế các tuyến DLST.

b. Các bước tiến hành

* Lựa chọn chỉ tiêu đánh giá

Nguyên tắc đưa ra bộ chỉ tiêu: Các chỉ tiêu để đánh giá phải thể hiện được mức độ thuận lợi để phát triển DLST của mỗi điểm du lịch được đưa vào đánh giá.

Lựa chọn các chỉ tiêu để đánh giá:

- Độ hấp dẫn: Là yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu để thu hút khách du lịch. Nó có tính chất tổng hợp và thường được xác định bằng sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Trong trường hợp đối với các điểm DLST tại VQG PNKB, độ hấp dẫn của điểm du lịch được xác định bằng các giá trị tự nhiên và nhân văn được công nhận và mức độ nguyên sơ của tài nguyên du lịch.

- Thời gian khai thác: thời gian khai thác hoạt động du lịch quyết định tính thất thường của mùa vụ hoạt động du lịch nói chung và hoạt động DLST nói riêng. Tiêu chí này lệ thuộc chặt chẽ vào đặc điểm khí hậu, tập quán sản xuất, tổ chức lễ hội của cộng đồng địa phương nơi tổ chức phát triển hoạt động DLST. Thời gian khai thác của điểm DLST được xác định bởi khoảng thời gian trong năm có thể triến khai tốt các hoạt động DLST.

- Khả năng tiếp cận: có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. Khả năng tiếp cận các điểm du lịch được đánh giá thông qua số lượng phương tiện vận chuyển có thể sử dụng.

- CSHT – CSVCKTDL: có ý nghĩa rất qua trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác tài nguyên và phục vụ du lịch. Đối với hoạt động DLST, các yêu cầu về CSHT vật chất kỹ thuật du lịch không cao và khắt khe như đối với hoạt động du lịch đại chúng. Tiêu chí này được đánh giá bằng điều kiện hạ tầng để tiếp cận điểm du lịch (đường giao thông) cũng như một số yếu tố hạ tầng tối thiểu như quầy dịch vụ và chất lượngnhà vệ sinh công cộng…

- Khả năng liên kết với các điểm du lịch khác: thể hiện mức độ thuận lợi để lập tuyến du lịch, đảm bảo hoạt động DLST hấp dẫn và linh động hơn, tạo cơ hội để du khách tìm hiểu nhiều hơn tài nguyên của VQG PNKB. Tiêu chí này được đánh giá qua số lượng các điểm du lịch lân cận có thể liên kết thành tuyến du lịch trong vòng bán kính 5km.

- Khoảng cách từ điểm du lịch đến trung tâm đón tiếp, mà ở đây là thị Trấn Phong Nha, nơi tập trung đón tiếp, nhà hàng, khách sạn,... Khoảng cách từ điểm du lịch so với trung tâm đón tiếp có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách. Khoảng cách lớn sẽ chiếm nhiều thời gian đi lại và ảnh hưởng đến sức khỏe du khách, khiến du khách không cảm nhận trọn vẹn giá trị của điểm du lịch.

Phân cấp chỉ tiêu đánh giá:

- Phân bậc cho các chỉ tiêu và cho điểm đối với từng bậc:

Đối với các điểm du lịch được chọn trong phạm vi VQG PNKB ít nhiều đều có tiềm năng phát triển DLST. Phải tiến hành đánh giá đúng tiềm năng để lựa chọn các điểm du lịch có điều kiện thuận lợi nhất để định hướng phát triển DLST. Mỗi chỉ tiêu đánh giá được phân thành 4 bậc và cho điểm mỗi bậc như sau:

+ Thuận lợi (để phát triển DLST) : 4 điểm

+ Khá thuận lợi : 3 điểm + Thuận lợi trung bình : 2 điểm + Ít thuận lợi : 1 điểm

Bảng 2.4. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá

STT Tiêu chí Các cấp đánh giá Cho điểm Đặc điểm 1 Độ hấp dẫn (CT 1) Lớn 4

- Có các giá trị tự nhiên hoặc nhân văn được công nhận bởi các tổ chức quốc tế.

- Tài nguyên du lịch còn nguyên sơ tuyệt đối, chưa có tác động của con người.

Khá lớn 3

- Có các giá trị tự nhiên hoặc nhân văn được công nhận trong quốc gia.

- Tài nguyên du lịch còn khá nguyên sơ. Trung

bình

2 - Có các giá trị tự nhiên hoặc nhân văn được công nhận trong vùng du lịch.

- Tài nguyên du lịch đã chịu tác động của con người ở mức trung bình.

Kém 1

- Có các giá trị tự nhiên hoặc nhân văn được công nhận tại địa phương.

- Tài nguyên du lịch chịu nhiều tác động từ con người.

2 Thời gian

khai thác Rất dài 4

- Có trên 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch.

Khá dài 3 - Có từ 151 - 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch.

Trung

bình 2

- Có từ 100 - 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch.

Ngắn 1 - Có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch.

3 Khả năng

tiếp cận Thuận lợi 4

- Có thể sử dụng từ 3 phương tiện vận chuyển thông dụng.

Khá thuận lợi 3

- Có thể sử dụng 2 phương tiện vận chuyển thông dụng.

Thuận lợi trung bình 2

- Có thể sử dụng 1 phương tiện vận chuyển thông dụng.

Ít thuận

lợi 1 - Chỉ có thể đi bộ hoặc bơi.

4 Cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kỹ thuật du Tốt 4

- Chất lượng đường giao thông cao (đường nhựa và đường cao tốc)

- Có quầy dịch vụ và nhà vệ sinh công cộng với chất lượng tốt.

Khá tốt 3

- Chất lượng đường giao thông khá cao (đường nhựa).

- Gần khu vực có quầy dịch vụ và nhà vệ sinh công cộng chất lượng vào loại khá .

Trung

bình 2

- Chất lượng đường giao thông ở mức trung bình (đường cấp phối).

- Chỉ có quầy dịch vụ hoặc nhà vệ sinh công cộng chất lượng trung bình (mang tính chất tạm thời).

Kém 1

- Chất lượng đường giao thông thấp (đường đất).

- Không có quầy dịch vụ và nhà vệ sinh công cộng. 5 Khả năng liên kết với các điểm du Tốt 4

- Có trên 3 điểm du lịch khác nằm lân cận trong vòng bán kính dưới 5 km có thể liên kết thành tuyến du lịch.

Khá tốt 3

- Có 3 điểm du lịch khác nằm lân cận trong vòng bán kính dưới 5 km có thể liên kết thành tuyến du lịch.

Trung

bình 2

- Có 2 điểm du lịch khác nằm lân cận trong vòng bán kính dưới 5 km có thể liên kết thành tuyến du lịch.

Kém 1

- Có 1 điểm du lịch nằm lân cận trong vòng bán kính dưới 5 km có thể liên kết thành tuyến du lịch.

6 Khoảng cách từ điểm du

Gần 4 - Khoảng cách so với trung tâm đón tiếp dưới 15 km.

Khá gần 3 - Khoảng cách so với trung tâm đón tiếp từ 15 – 29 km.

Trung

bình 2

- Khoảng cách so với trung tâm đón tiếp từ 30 – 44 km.

Xa 1 - Khoảng cách so với trung tâm đón tiếp từ 45 – 60 km.

Xác định hệ số cho mỗi chỉ tiêu

Sử dụng 3 hệ số từ cao xuống thấp là 3, 2, 1 để xác định sự phân hóa giữa các yếu tố, thang hệ số thể hiện mức độ quan trọng của tiêu chí trong việc đánh giá.

- Chỉ tiêu độ hấp dẫn hệ số 3: đây là chỉ tiêu quan trọng nhất khi đánh giá khả năng phát triển du lịch nói chung cũng như DLST nói riêng, thể hiện tiềm năng của tài nguyên du lịch.

- Chỉ tiêu thời gian khai thác hệ số 1: thời gian khai thác là một chỉ tiêu thể hiện tính hiệu quả của hoạt động du lịch, thời gian khai thác càng dài thì doanh thu sẽ càng lớn.

- Khả năng tiếp cận hệ số 2: chỉ tiêu này thể hiện mức độ thuận lợi hay không thuận lợi của việc tìm đến với điểm du lịch, tuy nhiên, vì DLST chủ yếu dựa

vào tự nhiên, hấp dẫn đối với đại đa số du khách thích thám hiểm, tìm tòi tự nhiên nên chỉ tiêu chỉ ở mức khá quan trọng trong đánh giá các điểm du lịch.

- Chỉ tiêu CSHT – VCKTDL hệ số 1: CSHT – VCKTDL quyết định chất lượng các nhu cầu tối thiểu của du khách.

- Chỉ tiêu khả năng liên kết với các điểm du lịch khác hệ số 3: chỉ tiêu thể hiện khả năng lập tuyến du lịch, đảm bảo hoạt động DLST hấp dẫn và linh động hơn, tạo cơ hội để du khách tìm hiểu nhiều hơn tài nguyên của VQG PNKB.

- Khoảng cách từ điểm du lịch đến trung tâm đón tiếp hệ số 2: khoảng cách đến trung tâm đó tiếp luôn là một chỉ tiêu khá quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng phát triển du lịch. Khoảng cách này quyết định thời gian di chuyển và thời gian nghỉ ngơi của du khách.

Lập thang đánh giá tổng hợp

Sau khi đánh giá cho mỗi chỉ tiêu, tiến hành cộng điểm của các chỉ tiêu. Tổng điểm đánh giá tổng hợp cao nhất là tổng số các điểm đánh giá thành phần cao nhất là 48 điểm, tổng điểm cực tiểu là 12 điểm. Trên cơ sở đó với thang đánh giá 4 bậc sẽ có số điểm dao động từ điểm đánh giá tổng hợp cực tiểu đến điểm đánh giá tỏng hợp cực đại, kết quả sẽ như sau:

Bảng 2.5. Thang đánh giá tổng hợp

Mức đánh giá Số điểm Tỷ lệ % so với số điểm tối đa

Thuận lợi 40 - 48 82 - 100

Khá thuận lợi 30 – 39 62 – 81 Thuận lợi trung bình 21 – 29 43 – 61 Ít thuận lợi 12 – 20 25 – 42

c. Kết quả đánh giá

Sau khi tiến hành so sánh đặc điểm của các đơn vị đánh giá với bảng phân cấp các chỉ tiêu đánh giá (bảng 2.4) thì có kết quả đánh giá được thể hiện qua bảng 2.6.

Bảng 2.6. Điểm đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên của các điểm du lịch ở VQG PNKB

STT Điểm du lịch (CT 1) (CT 1) (CT 1) (CT 1) (CT 1)(CT 1) Tổng điểm

1 Động Phong Nha 12 3 6 3 12 8 44 2 Động Tiên Sơn 9 3 6 2 12 8 38 3 Suối Nước Moọc 9 3 8 3 12 4 37 4 Hang Thiên Đường 12 4 8 4 12 2 42

6 Đỉnh U Bò 6 4 2 1 6 2 21 7 Hang Sơn Đoòng 12 3 2 1 9 4 31

8 Hang E 9 3 2 1 12 2 29

9 Hang Mẹ Bồng Con 9 3 2 1 9 4 28

10 Hang Vòm 12 3 2 1 9 2 29

11 Thung lũng Tre 9 3 2 1 12 2 29 12 Trung tâm Cứu hộ

Linh Trưởng 9 4 8 3 12 8 42 13 Vườn thực vật 6 4 8 3 12 6 37 14 Rừng Gáo 9 4 2 1 12 6 34 15 Thôn Chày Lập 9 4 8 2 12 6 37 16 Bản A Rem 12 3 4 1 3 6 27 17 Bản Đoòng 12 4 2 1 9 4 32 18 Bản Rục 12 4 6 2 3 6 31 19 Hang Én 12 4 2 1 9 6 34 20 Hang Chà Nòi 3 4 2 1 3 8 21

21 Sông Long Đại 6 3 4 2 3 2 20

22 Thác Gió 6 4 8 1 12 8 33

23 Thác Mơ 6 3 4 1 6 4 22

Từ bảng 2.5, ta có được kết quả đánh giá như sau:

- Có 3 điểm du lịch thuận lợi để phát triển DLST: Động Phong Nha, động Thiên Đường, Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng.

- Có 12 điểm du lịch khá thuận lợi để phát triển DLST: Động Tiên Sơn, Suối Nước Moọc, hang Tối, hang E, Vườn thực vật, rừng Gáo, thôn Chày Lập, bản Đoòng, bản Rục, hang Én, thác Gió, hang Sơn Đoòng.

- Có 6 điểm du lịch thuận lợi trung bình để phát triển DLST: Đỉnh U Bò, hang Mẹ Bồng Con, thung lũng Tre, bản A Rem, thác Mơ, hang Vòm.

Chương 3

Một phần của tài liệu định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w