Chính sách phát triển du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 77 - 79)

5. Cấu trúc của đề tài

3.3.7. Chính sách phát triển du lịch sinh thái

- Trên cơ sở Luật pháp của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương, Quảng Bình có thể tạo mọi điều kiện thuận lợi và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với địa phương nói chung và PNKB nói riêng. Nghiên cứu xây dựng một số cơ chế ưu đãi đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực DLST.

- Xây dựng các cơ chế chính sách về dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ y tế, về các chương trình khuyến mại giá cả (có giá cả ưu đãi đối với các đoàn du lịch lớn; đối với khách lưu trú dài ngày; đối với khách là các nhà khoa học, học sinh, sinh viên; đối với những đoàn khách đến vào mùa thấp điểm v.v...) nhằm tạo môi trường thuận lợi nhất đối với khách du lịch quốc tế khi đến Phong Nha - Kẻ Bàng.

- Xây dựng chính sách phát triển cộng đồng tạo được những điều kiện thuận lợi để cộng đồng ở vùng đệm VQG tham gia một cách tích cực nhất vào hoạt động phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng, đảm bảo lợi ích lâu dài cho cộng đồng địa phương. Ngoài ra cũng cần có chính sách và quy định đối với các tổ chức kinh doanh du lịch để đảm bảo có sự chia sẻ lợi nhuận bằng vật chất cho cộng đồng địa phương và cho công tác bảo tồn tài nguyên, môi trường nơi các tổ chức này khai thác phát triển du lịch. Các chính sách có thể là chính sách khuyến khích đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực địa phương phục vụ hoạt động du lịch, chính sách giảm thuế và ưu đãi về tài chính đối với những dự án phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng, có phương án chia sẻ lợi ích với cộng đồng vùng đệm VQG, ... Lợi ích quan trọng và có ý nghĩa lâu dài đối với cộng đồng là thông qua hoạt động phát triển du lịch, cộng đồng sẽ có được công ăn việc làm mới ổn định với thu nhập cao hơn và nhờ đó sẽ hạn chế được sức ép của cộng đồng đối với tài nguyên, môi trường du lịch, góp phần tích cực vào phát triển du lịch bền vững.

- Xây dựng các chính sách về bảo vệ tài nguyên, môi trường. Để bảo vệ môi trường du lịch cho phát triển bền vững, bên cạnh việc giám sát và thực thi các giải pháp hạn chế tác động của phát triển KT - XH đến môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch cũng cần được quan tâm hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu định hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia phong nha – kẻ bàng, tỉnh quảng bình (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w