5. Cấu trúc của đề tài
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đây là phương pháp được thực hiện đầu tiên và đóng vai trò quan trọng vì nó giảm bớt thời gian đi thực địa cũng như cho ta cái nhìn tổng quan về lãnh thổ nghiên cứu. Trước khi tiến hành thu thập, thống kê tôi đã lập đề cương những tài liệu cần thiết cho quá trình nghiên cứu để vừa đảm bảo sự đồng bộ của chúng, vừa mang lại hiệu quả trong việc sử dụng tài liệu, tránh tình trạng thừa mà thiếu. Tài liệu được thu thập từ nhiều nguồn: Ban quản lý VQG PNKB, Trung tâm Du lịch Văn hóa và Sinh thái VQG PNKB, Phòng thống kê các huyện Bố Trạch, Minh Hóa, Quảng Ninh, tài liệu trên mạng internet và kế thừa từ các đề tài nghiên cứu đi trước, ... Nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm: Tài liệu, báo cáo và sổ sách lưu trữ; các số liệu khảo sát, đo đạc ngoài thực địa; các đề tài về VQG PNKB; các số liệu tính toán trên bản đồ…
1.5.2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Trên cơ sở các đặc điểm, tiềm năng đã có của VQG PNBK, tiến hành phân tích tổng hợp để định hướng phát triển DLST hợp lý nhất. Đây là phương pháp nghiên cứu quan trọng của khoa học Địa lý. Việc phát triển DLST có liên quan mật thiết với các điều kiện tự nhiên và văn hóa xã hội. Đề tài đã chú trọng đến việc áp dụng phương pháp này để có cách nhìn, cách đánh giá toàn diện và đầy đủ về tiềm năng DLST.
1.5.3. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp truyền thống nhưng hiện nay vẫn được coi là một trong những phương pháp không thể thiếu được khi nghiên cứu bất kỳ lãnh thổ nào. Phương pháp này nhằm tiến hành khảo sát, thu thập, chuẩn hóa các số liệu về điều kiện tự nhiên, KT - XH và hiện trạng phát triển du lịch tại VQG PNKB...
1.5.4. Phương pháp bản đồ
Để có thể tiến hành định hướng phát triển DLST tại VQG PNKB một cách hợp lý ta cần có cái nhìn tổng quan về lãnh thổ nghiên cứu. Bản đồ chính là công cụ không thể thiếu và được gọi là “ngôn ngữ” của địa lý vì chúng có khả năng thể hiện rõ nhất, trực quan nhất các đặc trưng không gian của các đối tượng nghiên cứu, giúp hình dung một cách dễ dàng sự phân hóa của lãnh thổ nghiên cứu hơn là đọc một bản báo cáo hay thống kê. Trên cơ sở thu thập, nghiên cứu các bản đồ như bản đồ địa hình, bản đồ tự nhiên và bản đồ vị trí các điểm du lịch…, xem xét sự phân hóa lãnh thổ về tự nhiên cũng như KT - XH, từ đó tiến hành định hướng phát triển DLST tại lãnh thổ nghiên cứu cũng được thể hiện trên bản đồ. Cụ thể, dựa vào dữ liệu bản đồ, đề tài đã thành lập
được bản đồ vị trí các điểm du lịch của VQG PNKB, bản đồ định hướng phát triển DLST theo không gian và bản đồ các tuyến DLST đề xuất.
1.5.5. Phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch
Ở đề tài này đã sử dụng phương pháp đánh giá theo hình thức thang điểm tổng hợp được tiến hành theo các bước sau:
- Xác định mục tiêu và đối tượng đánh giá. - Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu đánh giá. - Xác định hệ số cho mỗi chỉ tiêu.
- Lập thang đánh giá tổng hợp.
- Đánh giá các điểm du lịch để làm cơ sở thiết kế tuyến du lịch.
Phương pháp này giúp đánh giá một cách tổng hợp mứa độ thuận lợi để phát triển DLST của các điểm du lịch ở VQG PNKB, trên cơ sở đó tiến hành lựa chọn các điểm du lịch có mức độ thuận lợi cao để đưa vào định hướng khai thác tuyến, điểm DLST.
Chương 2
TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỦA VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG
2.1. TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG2.1.1. Vị trí địa lý 2.1.1. Vị trí địa lý
VQG PNKB nằm ở phía Tây sông Gianh, cách thành phố Đồng Hới 40km theo hướng Tây Bắc, cách biên giới Việt - Lào khoảng 10km về phía Đông; được giới hạn trong hệ tọa độ địa lý từ 17045’48” - 17014’58” vĩ độ Bắc, 106004’42” - 106029’27” kinh độ Đông.
Phía Tây Nam giáp với nước CHDCND Lào. Phía Tây Bắc giáp huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Phía Đông Nam giáp các xã Vĩnh Ninh, Hàm Ninh, Trường Xuân của huyện Quảng Ninh và xã Ngân Thủy của huyện Lệ Thủy.
Phía Đông Bắc giáp các xã còn lại trong huyện Bố Trạch như Lâm Trạch, Liên Trạch, Cự Nẫm, Vạn Trạch, Tây Trạch, Nông trường Việt Trung.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
a. Địa chất – Địa hình
* Địa chất
Cấu trúc địa chất thể hiện tính đa dạng và lịch sử phát triển lâu dài của vỏ Trái Đất với đầy đủ các giai đoạn phát triển chính (từ kỷ Ordovic) đến nay, trải qua 5 chu kỳ kiến tạo lớn, tương ứng với 5 giai đoạn tiến hoá địa chất của thế giới:
- Giai đoạn Ordovic muộn - Silur (463,9 - 430 triệu năm): Vỏ Trái đất bị phá vỡ, sụt lún thành tạo đá lục nguyên của hệ tầng Long Đại (O3-S1 lđ), phân bố dạng tuyến kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chứa các hoá thạch Graptolithina tuổi O3-S1.
- Giai đoạn từ Devon giữa đến Devon muộn (386-362,5 triệu năm): Lần thứ hai vỏ Trái Đất bị sụt võng, biển mở rộng. Thành phần trầm tích tiến hoá từ cát bột kết đến acgilit xen đá vôi chứa các tập hợp hoá thạch đặc trưng tương ứng.
- Giai đoạn Carbon - Permi (362,5 - 245 triệu năm): Giai đoạn tạo đá vôi dạng khối (platform) tuổi Carbon - Permi. Vỏ Trái đất vùng Phong Nha - Kẻ Bàng bị phá vỡ
lần thứ 3, tạo bồn trũng nông, dạng đẳng thước (biển nội lục), chứa các hoá thạch có tuổi từ Carbon hạ (Crinoidea, Foraminifera, Tetracoralla) đến Carbon trung (Foraminifera) cuối cùng là Permi (Foraminifera, Tetracoralla).
- Giai đoạn tạo núi Mezozoi (Trias, Jura, Creta): Khối đá vôi Phong Nha - Kẻ Bàng nâng lên khỏi mặt biển, quá trình Karst, phong hoá và bóc mòn xảy ra.
- Giai đoạn Kainozoi: Giai đoạn tạo núi và hình thành hệ thống hang động cổ Karst Phong Nha - Kẻ Bàng có tuổi tương ứng với các bề mặt san bằng sau đây:
+ Bậc 1600 – 1400 m, ứng với thế hệ hang Karst đầu tiên có tuổi Oligocen (36 triệu năm).
+ Bậc 1000 – 8000 m (phía tây), 700 – 600 m (phía đông), có tuổi Miocen (từ 23 triệu năm đến 5 triệu năm).
+ Bậc 600 - 400 m và 300 – 200 m, ứng với Pliocen (từ 5 - 1,6 triệu năm).
+ Bậc 100 đến 0 m (từ 1,6 triệu năm đến nay), ứng với chu kỳ gian băng trong Đệ tứ: 100 - 80 m - gian bằng Gun - Mindel (cách đây trên 800.000 năm); 80 – 60 m - gian băng Mindel - Riss (cách đây trên 300.000 năm); 40-25 và 25-15m - gian băng Riss - Wurm (cách đây trên 70.000 năm) và 15 - 6 m - biển tiến Flandrian (từ 18.000 năm đến 4.000 năm).
* Địa hình
Các quá trình địa chất nội - ngoại sinh phức tạp đã và đang diễn ra từ Trias đến nay, là nguyên nhân tạo nên sự đa dạng của địa hình và địa mạo khu vực. Nhìn tổng quát trong khu vực có 3 kiểu địa hình chính:
- Địa hình phi Karst: Đồi núi thấp, đỉnh tròn, các bề mặt san bằng, các thềm mài mòn - tích tụ dọc thung lũng sông Son, sông Chày và phân bố ven rìa khối đá vôi trung tâm. Kiểu địa hình này chiếm 37,3% diện tích tự nhiên, ở độ cao từ 500 – 1000m hoặc hơn, độ chia cắt sâu, độ dốc lớn, trung bình 25 - 300.
- Địa hình chuyển tiếp: Có sự xen kẽ phức tạp giữa các khối đá vôi và địa hình lục nguyên.
- Địa hình Karst đặc trưng cho Karst cổ nhiệt đới được hình thành chủ yếu trong Kainozoi chiếm khoảng 2/3 diện tích vùng di sản. Đây là khối núi đá vôi Kẻ Bàng liên tục từ đèo Mụ Giạ (huyện Minh Hóa) kéo dài tới Hang Én – Cà Roòng (huyện Bố Trạch), dài khoảng 70 km. Phạm vi núi trả rộng sang cả Lào (VQG HinNamNo), có
diện tích khoảng 200.000 ha. Địa hình núi bị chia cắt mạnh, vách dựng đứng, nếp lớn, đỉnh nhọn kèm theo quá trình địa mạo đã tạo nhiều hang động, nhũ đá, măng đá, cột đá, nấm, mành, chuông đá. Nhiều nơi bị bào mòn thành cổng trời, rừng đá, cầu đá, giếng đá rất kỳ thú. Giữa các vách đá là những thung lũng kín, dài, rộng khoảng 20 – 100m; có nhiều “mắt hút” rải rác trong thung lũng để nước thoát theo các sông ngầm; có nhiều đỉnh núi cao trên 800m, tạo thành dải dọc biên giới Việt – Lào.
Chính đặc điểm địa hình và địa chất này góp phần quan trọng vào sự phân hoá điều kiện tự nhiên, trên nền địa hình Karst hình thành nên những điểm tự nhiên đặc trưng, tạo nên sự hấp dẫn du lịch của lãnh thổ nghiên cứu.
b. Khí hậu - Thủy văn
* Khí hậu Chế độ nhiệt
Nhiệt độ bình quân hàng năm là 24,40C. Do ảnh hưởng của khối núi đá vôi rộng lớn, cao gần 1000 m chắn dọc biên giới Việt - Lào nên nhiệt độ năm dao động khá lớn, cực đại vào tháng VII (trên 400C) do nhiệt độ mùa hè đã cao lại thường chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô và nóng, cực tiểu vào tháng I (5 - 70C). Không những thế, biên độ nhiệt trong ngày cũng rất lớn. Đặc biệt vào những ngày hè nóng bức, biên độ nhiệt thường trên 100C. Vào mùa đông, sự dao động nhiệt độ vẫn trên 80C.
Chế độ mưa ẩm
Lãnh thổ nghiên cứu nằm trong vùng có lượng mưa lớn, bình quân từ 2000 – 2500 mm/năm. Khu vực núi cao giáp biên giới Việt Lào lượng mưa còn lên tới 3000 mm/năm (Minh Hoá). Tổng lượng mưa trong mùa mưa (từ tháng V đến tháng XII) rất cao, chiếm tới 88% tổng lượng mưa năm. Số ngày mưa vùng ven biển chỉ có 135 ngày, lên miền núi số ngày mưa tăng dần hơn 160 ngày.
Biến trình mưa năm có 2 cực đại: chính vào tháng X (500 - 600 mm) và phụ vào tháng V hoặc tháng VI (trên 100 mm); một cực tiểu vào tháng II hoặc tháng III (30 - 40 mm).
Các tháng mùa khô tuy có lượng mưa thấp về trị số, nhưng số ngày mưa bình quân tháng tối thiểu là 10 ngày (mưa tiểu mãn). Lượng mưa lớn số lượng ngày mưa nhiều và rải đều trong năm đã tạo điều kiện ẩm ướt lý tưởng cho một khu hệ rừng nhiệt đới trên núi đá vôi điển hình có giá trị mang tính toàn cầu.
Lượng bốc hơi khá cao, biến động từ 1000 đến 1300 mm/năm. Lượng bốc hơi lớn nhất vào các tháng V, VI, VII, VIII vì thời gian này chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng.
Độ ẩm không khí ở mức trung bình (83 - 84%). Mùa khô có độ ẩm thấp hơn nhiều, chỉ còn ở mức 66 - 68%, cá biệt có ngày xuống tới 28%. Đây là những ngày gió lào thổi mạnh, thời tiết rất khô, nóng, những ngày này có thể đe doạ cháy rừng và hoả hoạn.
Bảng 2.1. Các đặc trưng khí hậu của địa bàn nghiên cứu
Các đặc trưng Các tháng trong năm Cả năm I II III IV V VI VI I VIII IX X XI XII Nhiệt độ (0C) 18.6 19. 422.0 24. 9 27.8 28.9 29 28.3 26.8 24.7 21.9 20.9 24.4 Lượng mưa (mm) 71 48 44 46 102 96 90 150 502 668 356 149 2.322 Độ ẩm (%) 90 90 92 89 82 76 73 78 86 87 98 85 85 Lượng bốc hơi (mm) 62 56 56 72 136 180 197 192 80 24 80 70 1.278 Nguồn: [4] Chế độ gió: Có 2 mùa gió chính là gió mùa đông và gió mùa hè.
Gió mùa đông: Từ tháng XI đến tháng I năm sau, thịnh hành hướng gió Đông Bắc xen giữa các đợt gió Đông Bắc là những ngày gió Đông hoặc Đông Nam.
Gió mùa hè: Do yếu tố địa hình nên các ngọn núi cao ngăn chặn hướng gió Tây Nam và đổi hướng thành gió Tây Bắc từ tháng V đến tháng VIII. Gió này khô nóng gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và công tác bảo vệ rừng.
Ngoài ra còn gió Đông và Đông Nam thổi từ biển vào thịnh hành từ tháng IX đến tháng IV năm sau, thường thổi đan xen với gió mùa Đông Bắc. Nhìn chung gió Đông Nam có tốc độ thấp, trừ trường hợp dông bão, sức gió mạnh nhất có thể lên tới cấp 10,11.
* Chế độ thuỷ văn
Trong lãnh thổ nghiên cứu có nhiều con sông, suối như: Rào Thương, sông Chày, sông Troóc, sông Son... đều là thượng nguồn của sông Gianh. Ở khu vực này bao gồm một vùng đá vôi rộng lớn, vì thế hiện tượng nước chảy ngầm là phổ biến.
Trên bản đồ không thấy các sông suối lớn. Trên mặt đất có một số khe suối nhỏ đổ vào suối Rào Thương, chảy lộ thiên nhưng bị ngắt quãng khi chảy ngầm qua các hang động, sau khi quy tụ lại chảy về sông Chày, sông Troóc và hợp lưu vào sông Son và đổ vào thượng nguồn sông Gianh. Mùa mưa, các suối cạn có nước dâng cao, tạo dòng chảy lớn, tạo lũ cục bộ, nhưng sau cơn mưa nước rút rất nhanh qua các “mắt hút”. Mùa lũ từ tháng IX đến tháng XI trùng vào những tháng mưa lớn nhất. Lũ lớn thường xuất hiện vào giữa tháng IX và tháng X. Ngoài mùa mưa lũ chính, sông Son còn chịu ảnh hưởng của đợt mưa phụ (mưa tiểu mãn) vào tháng V, VI. Mưa tiểu mãn đôi khi gây lũ lụt lớn. Khi lũ lụt nước sông Son mang nhiều phù sa, bồi đắp cho các dải đất ven bờ và làm biến dạng dòng sông do hiện tượng “bồi, lở”.
Mùa nước cạn vào tháng I - VII, trong khu vực Phong Nha, các khe suối nhỏ trở thành “khe suối chết”. Sông Chày và sông Son có mực nước rất thấp và dòng chảy tối thiểu. Người dân ven các con sông tận dụng diện tích mặt nước tự nhiên để nuôi cá lồng. Đây là một trong những nghề mang lại cho người dân nơi đây nhiều thu nhập do cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn ở xã Sơn Trạch phục vụ khách du lịch. Tình trạng lượng mưa phân bố không đều vào các mùa trong năm đã gây ra lũ quét cục bộ nhưng lại thiếu nước trầm trọng vào mùa khô, đặc biệt là ở các xã Xuân Trạch, Phúc Trạch. Mặc dù đã có nhiều dự án cấp nước cho người dân nhưng do công trình không được xây dựng bảo đảm nên tình trạng thiếu nước vẫn không được cải thiện.
c. Đặc điểm hệ thực vật
* Hệ sinh thái
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: chủ yếu là cây lá rộng trên núi đá vôi (diện tích 61.079 ha), phân bố ở khu vực trung tâm vườn, có các loại đặc trưng: táu mặt quỷ, trai, hoàng đàn, nghiến, lát hoa…
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên cao: chủ yếu là cây lá rộng trên núi đá vôi cao trên 800m (diện tích 6.364 ha). Thực vật ở đây hạn chế cả về độ cao và đường kính, các loại chính là re bời lời, bời lời xanh, sồi lá bạc, nghiến,…
Thứ sinh nhân tác trên núi đá vôi có diện tích 1.810 ha. Các loại rừng chủ yếu đã bị tàn phá, bị thay thế với các lớp cây Ba soi, cỏ tranh Lào, thung,…
Quần lạc cây bụi, cây gỗ nằm rải rác trên núi đá vôi (diện tích 1.663 ha). Kiểu rừng này ở chân dốc thoải hoặc các gò, đống đỉnh tròn bằng; cây gỗ chỉ còn rất ít, rải rác, phần lớn là cây gỗ tạp như đa lông, tràm, bời lời,…
Rừng kín mưa ẩm thường xanh trên núi đất (diện tích 7.784 ha), tập trung thành 2 khối. Thành phần thực vật chủ yếu là dầu ke, táu mặt quỷ, chò nhai… Tại đây có sự giao thoa với luồng thực vật phía Bắc, đại diện là họ đậu, họ dẻ, họ re,… vơi luồng thực vật phía Nam là họ dầu, họ thị,…
* Hệ thực vật
VQG PNKB, nơi được mệnh danh là mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh còn sót lại trên núi đá vôi lớn nhất của Việt Nam.VQG này là một bộ phận của vùng sinh thái Trường Sơn. Cho đến nay, chủng loại thực vật lớn nhất ở đây là rừng thường xanh ẩm, rậm nhiệt đới trên đá vôi cao 800 m so với mực nước biển. 96,2% diện tích khu VQG này được rừng bao phủ. Trong đó, 92,2% là rừng nguyên sinh bao gồm:
- 73,4% là rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên đá vôi có độ cao dưới 800 m;