Trên cơ sở đó, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng du lịch chokhu vực biển - đảo - làng quê, chú trọng việc bảo tồn, phát huy các giá trị sinh thái -nhân văn của từng địa phương, gắn với đ
Trang 1KHOA DU LỊCH - -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG THAM GIA VÀO
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI RỪNG DỪA BẢY MẪU CẨM THANH
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Lớp: K47 - HDDL
Huế, tháng 04 năm 2017
Trang 2A ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và đóng góp của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp 4
B NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 5
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
1.1 Các khái niệm cơ bản 5
1.1.1 Du lịch 5
1.2 Lý thuyết chung về du lịch sinh thái cộng đồng 10
1.2.1 Khái niệm 10
1.2.2 Tiêu chí của du lịch sinh thái cộng đồng 11
1.2.3 Đặc trưng và nguyên tắc phát triển 12
1.2.4 Vai trò của du lịch sinh thái cộng đồng 13
1.2.5 Lợi ích và hạn chế của du lịch sinh thái cộng đồng 14
1.3 Khái niệm cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng trong du lịch 15
1.3.1 Khái niệm cộng đồng 15
1.3.2 Sự tham gia của cộng đồng trong du lịch 16
1.3.3 Ý nghĩa của sự tham gia của cộng đồng trong du lịch 17
1.3.4 Yếu tố thu hút khách du lịch của cộng đồng địa phương 17
1.3.5 Các hình thức tham gia của cộng đồng địa phương 18
2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 19
2.1 Các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 19
2.2 Tình hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng một số nơi trên thế giới 20
2.3 Tình hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu 22
2.3.1 Tình hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Việt Nam 22
Trang 3CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI RỪNG DỪA
BẢY MẪU CẨM THANH 26
2.1 Khái quát chung về xã Cẩm Thanh và Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh 26
2.1.1 Vị trí đại lý 26
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên 27
2.1.3 Đặc điểm kinh tế, xã hội 30
2.2 Tình hình tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng tại Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh 30
2.2.1 Sơ lược về mẫu điều tra 30
2.2.2 Phân tích kết quả điều tra 35
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THU HÚT SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI RỪNG DỪA BẢY MẪU CẨM THANH 53
3.1 Định hướng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh 53
3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hơn nửa sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh 54
3.2.1 Giải pháp đối với chính quyền địa phương 54
3.2.2 Giải pháp đối với các công ty lữ hành 55
3.2.3 Nâng cao nhận thức của người dân trong việc tham gia vào các hoạt động du lịch tại Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh 56
3.2.4 Chú trọng đào tạo có chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương 56
3.2.5 Tham gia bảo vệ môi trường 56
C KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 57
1 Kiến nghị 57
2 Kết luận 58
Trang 4Bảng 1: Bảng tình hình lượt khách và doanh thu tại Rừng dừa Bảy Mẫu
Cẩm Thanh 24
Bảng 2 Thông tin mẫu điều tra theo nghề nghiệp 34
Bảng 3 Tình hình tham gia du lịch của người dân 35
Bảng 3 Khả năng ngoại ngữ của người dân 36
Bảng 4: Lĩnh vực tham gia du lịch của người dân 39
Bảng 5: Bảng đánh giá các mục đích tham gia du lịch của người dân 40
Bảng 6: Bảng đánh giá mức độ tham gia tập huấn, đào tạo về du lịch của người dân 41
Biểu đồ 5: Biểu đồ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia du lịch của người dân 42
Bảng 8: Bảng đánh giá các yếu tố gây khó khăn cho người dân khi tham gia vào hoạt động du lịch 44
Bảng 9 Bảng đánh giá mức thu nhập trung bình trong tháng từ hoạt động du lịch của người dân 46
Bảng 10: Bảng đánh giá các yếu tố gây ảnh hưởng đến khả năng không tham gia vào hoạt động du lịch của người dân 47
Bảng 11: Mức độ mong muốn tạo điều kiện để tham gia vào hoạt động du lịch của người dân 49
Bảng 12: Hệ số Cronbach's Alpha 50
Bảng 13: Bảng phân tích anova 51
Trang 5Biểu đồ 2.1: Thông tin mẫu điều tra theo giới tính 32
Biểu đồ 2.2: Thông tin mẫu điều tra theo độ tuổi 32
Biểu đồ 2.3: Thông tin mẫu điều tra theo trình độ học vấn 33
Biểu đồ 2.4: Số lượng thành viên trong gia đình 35
Biểu đồ 2.5: Thời gian tham gia du lịch của người dân địa phương 37
Biểu đồ 2.6: Hình thức tham gia du lịch của người dân 38
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia du lịch của người dân 42
Biểu đồ 2.8 Ý muốn tham gia của người dân trong tương lai 48
DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu 20
Trang 6A ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Từ lâu du lịch là ngành kinh tế mang lại nguồn lợi lớn cho mỗi quốc gia Nó làngành kinh tế mũi nhọn kéo theo các ngành kinh tế khác phát triển Trong những nămgần đây du lịch thực sự đang trên đà cất cánh, những tiềm năng du lịch được đánhthức, lần lượt được khai thác và đưa vào phục vụ hoạt động du lịch Với nguồn tàinguyên du lịch đa dạng và phong phú, nước ta có đầy đủ khả năng để trở thành mộtđiểm đến nổi tiếng đối với cả du khách nội địa và quốc tế Với chiến lược phát triển dulịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là kim chỉ nam định hướng cho cácngành, các cấp, các thành phần kinh tế - xã hội, phấn đấu đưa du lịch trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn của đất nước
Phố cổ Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam trong nhiều năm qua đã không ngừngnâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển và vươn lên trở thànhmột trong những điểm đến hấp dẫn nhất của Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung,thu hút hơn 1 triệu lượt khách mỗi năm – với nhiều loại hình du lịch: Du lịch biển, dulịch khám phá,… Đặc biệt có một loại hình du lịch mới cũng đang phát triển, đó là Dulịch cộng đồng (Community Based Tourism) Đây là loại hình du lịch bền vững,không chỉ góp phần phát triển kinh tế địa phương, khuyến khích bảo tồn các giá trịtruyền thống, cảnh quan thiên nhiên,… mà còn giúp cho khách du lịch hòa mình vàocuộc sống của người dân địa phương, được sinh hoạt cùng với người dân để họ có thểhiểu hơn về con người và vùng đất mà họ đến du lịch
Ở Cù Lao Chàm, loại hình du lịch này bắt đầu thực hiện từ năm 2009 với loạihình homestay ở Bãi Hương, đến nay đã lan rộng đến các cụm dân cư trên đảo Vàinăm trở lại đây, du lịch cộng đồng tiếp tục mở rộng đến 2 thôn Vạn Lăng và ThanhTam Đông (xã Cẩm Thanh) với loại hình du lịch sinh thái gắn với rừng dừa nước mà
du khách thường gọi với cái tên là Rừng dừa Bảy Mẫu Rừng dừa Bảy Mẫu đang trởthành một điểm du lịch đang được quan tâm tại Quảng Nam Là khu du lịch sinh tháirộng lớn với sông nước cùng những rừng dừa bát ngát.Ông Nguyễn Văn Dũng - Chủtịch UBND TP.Hội An cho biết: “UBND thành phố chỉ đạo các ngành xây dựng cácchương trình, đề án, kế hoạch về phát triển cơ sở lưu trú, quản lý và khai thác các tiềm
Trang 7năng du lịch trên địa bàn Trên cơ sở đó, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng du lịch chokhu vực biển - đảo - làng quê, chú trọng việc bảo tồn, phát huy các giá trị sinh thái -nhân văn của từng địa phương, gắn với đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch sinhthái, du lịch cộng đồng tại các khu vực này, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vàđược hưởng lợi từ du lịch”.
Với mong muốn tìm hiểu thêm về du lịch sinh thái cộng đồng tại Rừng dừa BảyMẫu Cẩm Thanh, tôi quyết định chọn tên đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp Đại học của
mình là “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của người dân địa phương
tham gia vào phát triển du lịch sinh thái tại Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh” Với việc
chọn đề tài này, tôi hi vọng với những kiến thức mà mình đã được học sẽ góp mộtphần nhỏ vào việc phát triển du lịch tại quê hương của mình.Thông qua nghiên cứu đềtài tôi mong muốn có được sự hiểu biết đầy đủ về mức độ tham gia của cộng đồng dân
cư địa phương tại Rừng dừa Bảy Mẫuvà sự đóng góp của họ trong hoạt động du lịchcộng đồng
2 Mục đích và đóng góp của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác phát triển dulịch sinh thái cộng đồng tại Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh, qua đó đưa ra đượcnhững đánh giá cơ bản nhất về vai trò của cộng đồng trong sự phát triển của du lịchsinh thái và trong công tác quản lý loại hình du lịch này
2.2 Mục tiêu cụ thể
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch, du lịch sinh thái cộngđồng, hoạch định và phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng địa phương, sự tham gia củacộng đồng địa phương trong quá trình phát triển loại hình du lịch sinh thái
Hai là, đánh giá sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác phát triển
du lịch sinh thái cộng đồng tại Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa sự tham gia của cộngđồng địa phương trong công tác phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại Rừng dừaBảy Mẫu Cẩm Thanh
Từ việc nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng địa phương trong công tác pháttriển du lịch sinh thái, căn cứ vào các chính sách phát triển của Nhà nước, các quan
Trang 8điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của cộng đồng địa phương, thứ nhất, tôi muốn
có thể chuyển tải những nguyện vọng từ phía người dân để các nhà quản lý điều chỉnhkịp thời cũng như việc chia sẻ lợi ích kinh tế hợp lý vì mục tiêu ban đầu của du lịchcộng đồng là mang lại lợi ích về mặt kinh tế - xã hội cho người dân địa phương hướngđến sự phát triển bền vững Thứ hai, thông qua việc xác định những khó khăn,mong muốn của người tham gia cũng như chưa tham gia tôi đề xuất những giải phápnhằm phát huy vai trò, nâng cao mức độ tham gia của người dân trong hoạt động dulịch, đặc biệt là trong công tác phát triển loại hình du lịch còn nhiều mới mẻ này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Người dân, chính quyền địa phương thuộc 2 thôn đó là Thanh Tam Đông và VạnLăng của xã Cẩm Thanh - những người đã, đang và sẽ tham gia vào du lịch sinh tháitại Rừng dừa Bảy Mẫu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trong phạm vi Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh
- Giới hạn thời gian: tháng 2- 5/ 2017
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Số liệu thứ cấp bao gồm các bảng số liệu về tình hình phát triển du lịch tạiRừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh trong giai đoạn 2014 – 2016 Các thông tin khác từsách, báo, internet và các khóa luận các năm trước
- Số liệu sơ cấp: điều tra thông qua bảng hỏi đối với người dân và chính quyềnđịa phương
4.2 Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên
4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sau khi tiến hành xong việc phát bảng hỏi điều tra, tiến hành hiệu chỉnh, mã hóa
dữ liệu và loại bỏ các bảng hỏi không đạt yêu cầu Sử dụng phương pháp phân tíchthống kê bằng phần mềm SPSS 22.0 để phân tích số liệu thứ cấp:
- Đối với các vấn đề định tính được nghiên cứu trong đề tài sử dụng thang điểmLikert để lượng hóa các mức độ của người dân
Trang 9- Kiểm định độ tin cậy Cronback’s Alpha, thống kê mô tả, phân tích phương saimột yếu tố (Oneway ANOVA), phân tích về tần suất và phần trăm của các ý kiến.
4.4 Phương pháp thực địa
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụng việcnghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, bổ sung cho lý luận ngày càng hoàn chỉnh hơn.Việc có mặt tại thực địa để trực tiếp quan sát và tìm hiểu thông tin từ những ngườiđược điều tra là việc rất cần thiết Quá trình thực địa giúp cho tài liệu thu thập đượcphong phú hơn, giúp cho việc học tập nghiên cứu đạt hiệu quả cao và có tầm nhìnkhách quan để nghiên cứu đề tài Đây cũng là một trong những phương pháp vô cùngquan trọng giúp cho thông tin trở nên xác thực hơn Phương pháp này giúp cho ngườinghiên cứu có cái nhìn khách quan hơn và có những đánh giá đúng đắn về vấn đềnghiên cứu Hiểu vấn đề một cách sâu sắc và tránh được tính phiến diện trong khinghiên cứu
5 Cấu trúc của khóa luận tốt nghiệp
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung
Chương 2: Thực trạng tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịchsinh thái tại Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh
Chương 3: Giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạtđộng du lịch sinh thái tại Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh
Trang 10B NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…
Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): Du lịch bao gồmtất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham quan, khámphá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn cũng nhưmục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên tục nhưng khôngquá một năm ở bên ngoài môi trường sống định cư nhưng loại trừ các du hành mà cómục đích chính là kiếm tiền
Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày14/6/2005: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoàinơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong nhữnghình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước nàysang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc
Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm vụ phục
vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt độngchữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác
Trang 11Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồmnhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Nó vừa mang đặcđiểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.
1.1.2 Các loại hình du lịch
a) Du lịch di sản
Du lịch di sản là việc thực hành những trải nghiệm tại điểm đến bằng những câuchuyện chân thực của quá khứ và hiện tại dựa trên các tài nguyên lịch sử, văn hóa vàthiên nhiên
Du lịch di sản đóng vai trò quan trọng bởi nhiều lý do: nó có tác động tích cựcđối với kinh tế- xã hội, thiết lập và củng cố sự nhận dạng, giúp bảo tồn và gìn giữ các
di sản văn hóa; với văn hóa là một nhân tố giúp tăng hiểu biết và sự hòa hợp trongcộng đồng, nó còn đóng vai trò hỗ trợ cho văn hóa và làm mới hoạt động du lịch(Richards, 1996)
b) Du lịch bền vững
Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợiích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thựchiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào
Theo Hiệp hội bảo tồn thế giới (World Conservation Union,1996): Du lịch bềnvững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệmvới môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm vănhoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn,
có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động vềkinh tế -xã hội của cộng đồng địa phương
Theo luật Du lịch Việt Nam ( 2006): Du lịch bền vững là việc đáp ứng được cácnhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch củatương lai
c)Du lịch tâm linh
Là loại hình du lịch phổ biến và có từ lâu đời ở các nước tư bản gồm các chuyến
đi đến thánh lễ, thánh tích nhằm thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của nhữngngười theo tôn giáo khác nhau như truyền giáo của các tu sĩ, thực hiện các nghi lễ tôngiáo của tín đồ tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn
Trang 12giáo của người dị giáo Điểm đến của các luồng khách này là các chùa chiền, nhàthờ Các trung tâm nổi tiếng của loại hình du lịch này là Vaticang (Italia),Gieruxalem
Theo Cựu tổng thống Ấn Độ, tiến sĩ A.P.J Abdul Kalam phân biệt rạch ròi rằng:
“ Du lịch tâm linh hoàn toàn khác với việc tham quan các địa danh và ngắm nhìn các
chiều kích vật lý Du lịch tâm linh có nghĩa là thăm viếng trái tim và tâm trí của những bậc hiền triết ”.
Với loại hình du lịch này, người tham gia mong muốn có được sự tĩnh tâm, tháo
gỡ những uẩn khúc trong đời sống hằng ngày và hướng đén việc vun bồi tâm trí vàtinh thần minh triết Bên cạnh đó, loại hình du lịch này còn giúp cho du khách hiểuthêm về các tôn giáo, các nghi thức, nghi lễ của các tôn giáo đó giúp tăng hiểu biết vàthay đổi cách hành xử tốt hơn
d)Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái ( DLST) là một loại hình du lịch mới và đang có xu hướng pháttriển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998: “DLST là du lịch có mục đích với cáckhu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, khônglàm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế,bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”.Một định nghĩa khác của Honey (1999): “DLST là du lịch hướng tới những khuvực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại
và với quy mô nhỏ nhất Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nótrực tiêp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nókhuyên kích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”
Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốcgia về phát triển đã đưa ra định nghĩa DLST như sau: “DLST là hình thức du lịch thiênnhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường có tác động tích cực đến việcbảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộngđồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”
Trang 13Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn: “DLSTlà hìnhthức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham giacủa cộng đồng nhằm phát triển bền vững”
e) Du lịch cộng đồng
Theo khái niệm trong tiêu chuẩn của ASEAN về du lịch cộng đồng, về mặt quốc
tế, kinh tế du lịch chủ yếu dựa vào doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp nàycung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách du lịch tới tham quan Du lịch cộng đồng làmột loại hình du lịch tìm kiếm cơ hội trao quyền cho cộng đồng trong việc quản lýmức độ tăng trưởng của du lịch và đạt được những mục tiêu có liên quan tới phúc lợi
và phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường Vì thế, Du lịch cộng đồngkhông chỉ bao gồm mối quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địaphương để phân bổ lợi ích cho cả hai bên, mà còn bao gồm cả việc cộng đồng giúp đỡdoanh nghiệp du lịch và ngược lại, doanh nghiệp cũng hỗ trợ cộng đồng phát triển đểcải thiện phúc lợi tập thể Như vậy, du lịch cộng đồng sẽ trao quyền cho cộng đồng địaphương để xác định và đảm bảo tương lai của nền kinh tế, xã hội tại địa phương thôngqua các hoạt động có thu phí dịch vụ và thường là việc tổ chức trình diễn, kỷ niệm cáctruyền thống, phong tục và lối sống tại địa phương; bảo tồn các nguồn lực tự nhiên vàvăn hóa; nuôi dưỡng sự tương tác công bằng, có lợi giữa cộng đồng chủ và khách Dulịch cộng đồng cũng phục vụ các thị trường tiềm ẩn ví dụ như du lịch mạo hiểm, dulịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông thôn, hướng tới các sản phẩm và dịch vụđịa phương để phân chia đều các lợi ích kinh tế từ các hoạt động mới nổi trong du lịch
Từ đó có thể định nghĩa về du lịch cộng đồng: Du lịch cộng đồng được hiểu làhoạt động du lịch do cộng đồng làm chủ, thực hiện, quản lý hoặc điều hành tại địaphương Hoạt động này đóng góp vào phúc lợi của cộng đồng thông qua việc hỗ trợsinh kế bền vững và bảo vệ các truyền thống văn hóa-xã hội có giá trị và các tàinguyên di sản văn hóa
Du lịch cộng đồng mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống địaphương, trong đó các cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào các hoạt động dulịch và thu được các lợi ích kinh tế - xã hội từ các hoạt động du lịch và chịu tráchnhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hóa địa phương
Trang 14Nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas đã nhấn mạnh đến vaitròchính của người dân địa phương trong vấn đề phát triển du lịch ngay trên địa bànhọquản lý với khái niệm: “Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch trong đó chủyếulà người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý Lợi ích kinh tế có đượctừdu lịch sẽđọng lại nền kinh tế địa phương” (Nicole Hausler and WolfangStrasdas,Community Based Sustainable Tourism A Reader, 2000).
f) Phân biệt du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng
DLST và DLCĐ là hai loại hình du lịch đang ngày càng phổ biến và có vai tròquan trọng trong việc hướng đến mục tiêu phát triển bền vững đối với hoạt động dulịch Với loại hình DLST, nền tảng cho việc phát triển đó chính là dựa vào các tàinguyên thiên nhiên sẵn có tại điểm đến cũng như việc kết hợp một phần của văn hóađịa phương giúp tạo nên tính hấp dẫn cho loại hình du lịch này Mục tiêu của DLST đó
là việc nâng cao nhận thức của DLST và DLCĐ là hai loại hình du lịch đang ngàycàng phổ biến và có vai trò quan trọng trong việc hướng đến mục tiêu phát triển bềnvững đối với hoạt động du lịch Với loại hình DLST, nền tảng cho việc phát triển đóchính là dựa vào các tài nguyên thiên nhiên sẵn có tại điểm đến cũng như việc kết hợpmột phần của văn hóa địa phương giúp du khách về các vấn đề môi trường, kêu goibảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa Với loạihình DLCĐ, nền tảng cho sự phát triển nó chính là dựa vào cộng đồng địa phương, đặctrưng và bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương tại điểm tổ chức hoạt động dulịch Tham gia loại hình du lịch này, du khách có điều kiện tìm hiểu về đời sống vănhóa của người dân địa phương Ngoài ra, trong loại hình DLCĐ cũng có kết hợp thêmmột số điểm du lịch tự nhiên theo thế mạnh của điểm đến tạo ra những trải nghiệm thú
vị cho du khách Loại hình DLCĐ hướng đến việc giữ gìn và củng cố nền văn hóa địaphương, tạo ra các lợi ích cho cộng đồng người dân địa phương khi tham gia vào hoạtđộng du lịch này cũng như kêu gọi cộng đồng người dân địa phương chủ động bảo vệcác giá trị văn hóa truyền thống cũng như tài nguyên thiên nhiên Như vậy DLST vàDLCĐ cơ bản có mối liên quan đến nhau, loại hình du lịch này đóng góp một phần vào
sự phát triển của loại hình du lịch kia và ngược lại Tuy nhiên, DLST và DLCĐ cũng
có một số nét khác biệt sau:
Trang 15- Đối với DLCĐ, người dân địa phương có điều kiện tham gia hoạt động du lịchthu được lợi ích và thẩm quyền lớn hơn trong việc ra các quyết định việc hoạch địnhphát triển.
- DLST có thể phát triển ở khu vực không có dân cư sinh sống, nhưng có điềukiện tự nhiên hoang dã nhằm phục vụ hoạt động bảo tồn
- DLCĐ có thể phát triển tại các khu vực không có điểm đặc biệt về tài nguyên tựnhiên, nhưng có đặc trưng về văn hóa
- DLCĐ có thể phát triển tại các đô thị
Sự khác nhau rõ rệt giữa DLST và DLCĐ là chủ sở hữu Còn tất cả các yếu tốkhác thì tương tự nhau DLCĐ chú trọng tới chủ sở hữu là người dân địa phương trongkhi đó DLST chú trọng đến sự tham gia của người dân đến sự phát triển du lịch Chủ
sở hữu và sự tham gia là có sự khác biệt Cộng đồng địa phương có thể tham gia rấtnhiều vào sự phát triển du lịch, nhưng họ không phải là chủ sở hữu của các dự án pháttriển du lịch đó
1.2 Lý thuyết chung về du lịch sinh thái cộng đồng
1.2.1 Khái niệm
Theo nhà nghiên cứu Nicole Hausle và Wollfgang Strasdas (2009): "Du lịchsinh thái cộng đồnglà một hình thái du lịch trong đó chủ yếu là người dân địaphương đứng ra phát triển và quản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lạinền kinh tế địa phương"
Theo tổ chức Respondsible Ecological Social Tours (1997) thìdu lịch sinh tháicộng đồng là "phương thức tổ chức du lịch đề cao về môi trường, văn hóa xã hội Dulịch sinh thái cộng đồng do cộng đồng sở hữu và quản lý, vì cộng đồng và cho phépkhách du lịch nâng cao nhận thức và học hỏi về cộng đồng, về cuộc sống đời thườngcủa họ"
Ý tưởng đằng sau vế "dựa vào cộng đồng" của chiến lược môi trường là tạo cơhội trao quyền cho cộng đồng, tăng cường sự tham gia của họ trong việc ra quyết định,nhưng cũng chỉ đơn giản là những điều này sẽ khuyến khích sự tham gia từ bản thâncộng đồng
Tóm lại: Du lịch sinh thái cộng đồng là loại hình du lịch do cộng đồng tổ chức,dựa vào thiên nhiên và văn hoá địa phương với mục tiêu bảo vệ môi trường Du lịch
Trang 16sinh thái cộng đồng đề cao quyền làm chủ, chú ý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng caochất lượng cuộc sống cho cộng đồng Với khách du lịch, Du lịch sinh thái cộng đồngtạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức về môi trường và giao lưu văn hoá, trảinghiệm cuộc sống hàng ngày của cộng đồng.
Như vậy, du lịch sinh thái cộng đồng chính là nét tinh túy của du lịch sinh thái và
du lịch bền vững Du lịch sinh thái cộng đồng nhấn mạnh vào cả ba yếu tố là môitrường, du lịch và cộng đồng
1.2.2 Tiêu chí của du lịch sinh thái cộng đồng
Theo UNWTO (2008) cho rằng những tiêu chí của một du lịch sinh thái cộngđồng đang hướng tới gồm có các tiêu chí sau:
Người dân nên được tham gia vào quá trình lên kế hoạch và quản lý hoạt động
du lịch tại cộng đồng
Hoạt động du lịch này phải mang lại lợi ích một cách công bằng cho cộng đồng
Hoạt động du lịch này nên bao gồm tất cả các thành viên của cộng đồng hơnchỉ là sự tham gia của một vài thành viên
Quan tâm đến sự bền vững của môi trường
Mọi hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng phải tôn trọng nền văn hoá và các
"cấu trúc xã hội" tại cộng đồng
Có hệ thống, phương pháp để giúp người trong cộng đồng có thể "vượtqua"những ảnh hưởng của những khách du lịch phương tây
Hoạt động du lịch thường được giữ ở quy mô nhỏ nhằm hạn chế tối đa nhữngảnh hưởng đến văn hoá và môi trường
Hướng dẫn tổng quan cho khách du lịch về cộng đồng để giúp họ có nhữnghành động hợp lý trong quá trình du lịch
Không yêu cầu người trong cộng đồng phải thực hiện những hoạt động trái vớivăn hoá/tôn giáo của họ
Không yêu cầu người dân trong cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịchnếu họ không muốn
Trang 171.2.3 Đặc trưng và nguyên tắc phát triển
a) Đặc trưng
DLSTCĐ là loại hình du lịch được kết hợp từ du lịch sinh thái và du lịch cộngđồng, do đó nó cũng mang những nét đặc trưng cũng như nguyên tắc phát triển tiêubiểu của hai loại hình du lịch trên
- DLSTCĐ là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên về văn háo bản địa để có thểphát triển Du khách khi tham gia loại hình du lịch này được trải nghiệm các giá trị vănhóa tinh thần của CĐĐP cũng như hòa mình vào môi trường thiên nhiên
- Các đơn vị liên quan tham gia vào DLSTCĐ có trách nhiệm tích cực bảo vệ môitrường sinh thái, giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường và vănhóa Sự tham gai này bao gồm chính quyền địa phương, các cơ quan bảo tồn, các công
ty lữ hành, các tổ chức phi chính phủ, du khách và đặc biệt là sự tham gia của CĐĐP
- Các phương tiện phục vụ DLSTCĐ bao gồm: các trung tâm thông tin, đườngmòn tự nhiên, cơ sở lưu trú trong CĐĐP, ăn uống sinh thái, các tài liệu in ấn khác
- Các hướng dẫn viên vừa thực hiên chức năng thuyết minh, giới thiệu, vừa giámsát các hoạt đọng của du khách
- Thông qua hoạt động DLSTCĐ, du khách được giáo dục và nâng cao nhận thức
và ý thức tôn trọng về môi trường thiên nhiên, nền văn hóa của CĐĐP
- Hoạt động DLSTCĐ phải đem lại lợi ích về kinh tế - xã hội cho cộng đồng địaphương, thu hút người dân địa phương tham gia bảo vệ môi trường CĐĐP tham giahoặc chịu trách nhiệm ra quyết định, thực thi và điều hành các dự án
- Cộng đồng dân cư có đối tác liên quan du khách, có trách nhiệm bảo vệ tàinguyên văn hóa và thiên nhiên của địa phương
- Quy mô hoạt động nhỏ, thị trường khách khá hẹp về đối tượng và ít về sốlượng Các sản phẩm mang bản sắc địa phương
- Các sản phẩm, dịch vụ du lịch được phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên,văn hóa địa phương, giảm thiểu các tác hại
b) Nguyên tắc phát triển
Theo Võ Quế (2008) cho rằng các nguyên tắc để phát triển du lịch dựa vào cộngđồng bao gồm:
Trang 18- Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy hoạch, thực hiện
và quản lý, đầu tư và có thể trao quyền làm chủ cho cộng đồng.
- Phù hợp với khả năng của cộng đồng.
- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng
- Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài nguyên và văn hoá. Theo tổ chức WTO (2004), các nguyên tắc để phát triển du lịch cộng đồng cầnphải dựa trên các nguyên tắc của du lịch bền vững:
- Sử dụng tối ưu nguồn môi trường, duy trì các tiến trình sinh thái học chủ yếu
và giúp bảo tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái được thừa hưởng.
- Khía cạnh xác thực nền văn hoá - xã hội của cộng đồng địa phương, đảm bảo
họ đã xây dựng, kế thừa văn hoá và giá trí truyền thống, đồng thời góp phần vào sựhiểu biết và thông cảm đối với các nền văn hoá khác nhau.
Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ổn định, cung cấp các lợi ích kinh tế
-xã hội đến tất cả những người có liên quan nhằm phân bổ công bằng.
1.2.4 Vai trò của du lịch sinh thái cộng đồng
Có thể khẳng định rằng, du lịch sinh thái cộng đồng đã đề cao được quyền làmchủ, quản lý phân bổ lợi ích rộng rãi và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.Với khách du lịch, du lịch sinh thái cộng đồng tạo cơ hội tìm hiểu, nâng cao nhận thức
về môi trường và giao lưu văn hóa, trải nghiệm cuộc sống Đây cũng chính là ưu thếcủa du lịch sinh thái và du lịch bền vững
Du lịch sinh thái cộng đồng đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơcấu kinh tế nông thôn
Du lịch sinh thái cộng đồng mang lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình phát triển ởcác vùng nông thôn nước ta, tạo nhiều cơ hội cho cộng đồng địa phương thu nhập trựctiếp từ hoạt động du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng dịch vụ
Trang 19dân địa phương, thay đổi nhận thức và từng bước thu hẹp sự khác biệt giữa đô thị vànông thôn về chất lượng cuộc sống, giảm bớt sức ép về di dân tự do từ các vùng nôngthôn tới đô thị, góp phần làm ổn định trật tự xã hội.
Khi cộng đồng phát triển, các dịch vụ du lịch tại điểm đến được nâng lên, chấtlượng phục vụ du khách từ đó cũng được nâng cao, đem lại nguồn thu dồi dào chongười dân và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch Mối quan hệ hữu cơ giữa pháttriển du lịch với phát triển cộng đồng vì thế càng trở nên khăng khít, gắn bó hơn
1.2.5 Lợi ích và hạn chế của du lịch sinh thái cộng đồng
a) Về mặt kinh tế
- Giúp mang lại những khoản tiền cho
cộng đồng từ sự chi tiêu của du khách
- Tạo công ăn việc làm cũng như góp
phần đem lại thu nhập nhờ việc mở rộng
hoạt động kinh doanh
- Đa dạng hóa và ổn định nền kinh tế địa
phương
- Thu hút nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức
và doanh nghiệp bên ngoài
- Góp phần vào doanh thu thuế cho địa
phương
- Du lịch sinh thái cộng đồng có thể bịảnh hưởng bởi tính mùa vụ và do đó nónằm ngoài tầm kiểm soát của địa phương
- Đòi hỏi có sự tập huấn và đào tạo cánbộ
- Lợi nhuận từ du lịch sinh thái cộng đồng
có thể chỉ làm lợi cho một số cá nhân
- Đòi hỏi vai trò lãnh đạo, kiểm soát vớichi phí vận hành cao
- Gia tăng tình trạng lạm phát nhà đất,hàng háo, dịch vụ
b)Về mặt môi trường
- Giúp cải tạo diện mạo của địa phương
- Nâng cao nhận thức của người dân địa
phương cũng như là khách du lịch đối với
vấn đề ô nhiễm môi trường Từ đó đề ra
một số biện pháp góp phần cải thiện vấn
đề đó
- Khuyến khích bảo tồn và bảo vệ nguồn
tài nguyên lịch sử văn háo và tự nhiên
- Rác thải, tiếng ồn, khói bụi có thể giatăng cùng với sự phát triển của du lịch
- Lượng khách quá nhiều sẽ làm giảmthiểu chất lượng tài nguyên thiên nhiên vàlịch sử, văn hóa của địa phương
Trang 20c) Về mặt Văn hóa- Xã hội
- Khuyến khích phát triển các ngành nghề
thủ công truyền thống, các loại hình biểu
diễn nghệ thuật và văn hóa
- Tăng cường trao đổi văn háo, nâng cao
nhận thức
- Góp phần nâng cao lòng tự hào của
người dân địa đối với văn hóa địa phương
- Giúp cải thiện các vấn đề về chất lượng
- Nguy cơ làm mất đi bản sắc văn hóa địaphương do sự thu nhận từ nhiều loại dukhách đến từ những vùng miền khác nhau
1.3 Khái niệm cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng trong du lịch
1.3.1 Khái niệm cộng đồng
Trong đời sống xã hội, khái niệm cộng đồng thường được dùng để chỉ nhiều đốitượng có những đặc điểm tương đối khác nhau về qui mô và đặc tính xã hội Ý nghĩarộng nhất của cộng đồng là tập hợp người với các liên minh rộng lớn như toàn thế giới(cộng đồng thế giới), một châu lục (cộng đồng châu Âu, ), một khu vực (cộng đồngĐông Nam Á ) Cộng đồng còn được áp dụng để chỉ một kiểu xã hội, căn cứ vàonhững đặc tính tương đồng về sắc tộc, chủng tộc hay tôn giáo Nhỏ hơn nữa, cộngđồng được dùng khi gọi tên các đơn vị làng, bản, xã, huyện, v.v… Trong các chươngtrình phát triển có sự tham gia của cộng đồng, khái niệm này được hiểu trên phạm vihẹp hơn Cộng đồng là những nhóm người được tập hợp dưới nhiều hình thức khácnhau như theo lứa tuổi, nghề nghiệp, huyết thống, khu vực địa lý, tổ chức đoàn thể, sởthích,.v.v
Sự hình thành một cộng đồng thường dựa vào các yếu tố: lãnh thổ, kinh tế và vănhóa Khái niệm cộng đồng bao gồm các yếu tố: tương quan cá nhân mật thiết vớinhững người khác; có sự liên hệ tình cảm; có sự tự nguyện hy sinh đối với những giátrị được tập thể coi là cao cả; có ý thức đoàn kết mọi thành viên trong tập thể
Trang 21Cộng đồng là một tập thể người định cư trên một lãnh thổ nhất định Họ có hoạtđộng kinh tế để đảm bảo về mặt vật chất và tạo nên sự cố kết cộng đồng Đây là nhân
tố quan trọng giúp cho một cộng đồng phát triển vững mạnh
Mỗi cộng đồng có những nét văn hóa đặc trưng riêng, được hình thành trong quátrình phát triển của cộng đồng đó Đó là các phong tục tập quán, các quy ước, tínngưỡng tôn giáo, được lưu truyền từ đời này sang đời khác
Trong du lịch, cộng đồng thường được xác định theo phân bố địa lý Theo Sproule
(1996): “cộng đồng là một nhóm người, thường sống trên cùng một khu vực địa lý, nhận
biết bản thân họ thuộc cùng một nhóm Các thành viên trong một cộng đồng thường có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân Tất cả họ có thể thuộc về cùng một nhóm tôn giáo, chính trị, tầng lớp hoặc đẳng cấp”. Ngoài những đặc điểm chung, cộng đồng là một
thực thể phức tạp và không đồng nhất Trong cùng một cộng đồng, có người giàu vàngười nghèo, người mới nhập cư và những cư dân bản địa, người có nhiều đất đai vàngười không có đất Sự phân hóa trong cộng đồng dẫn đến mức độ tham gia và hưởnglợi khác nhau của các thành viên trong một cộng đồng trong các chương trình, dự ánphát triển cộng đồng, do đó ẩn chứa những xung đột trong cộng đồng
1.3.2 Sự tham gia của cộng đồng trong du lịch
Tham gia – participation được dịch thành 2 từ tham dự và tham gia Theo GS TôDuy Hợp thì tham gia dự là tham gia ở mức độ thấp còn tham gia là tham dự ở mức độcao Và phương pháp luận tham gia là phương pháp luận đi từ dưới lên tức là đi từngười dân và trở thành khoa học
Định nghĩa thuật ngữ “Sự tham gia của cộng đồng” theo Clanrence Shubert làquá trình trong đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch,thực hiện, quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạtđộng Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia củacộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch đã được quy định cụthể tại Điều 7 Luật Du lịch 2005.Theo đó, sự tham gia của cộng đồng trong phát triển
du lịch được quy định như sau:
Trang 221 Cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi ích hợp pháp từ hoạt động
du lịch; có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn du lịch.
2 Cộng đồng dân cư được tạo điều kiện để đầu tư phát triển du lịch, khôi phục
và phát huy các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian, ngành, nghề thủ công truyền thống; sản xuất hàng hoá của địa phương phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
1.3.3 Ý nghĩa của sự tham gia của cộng đồng trong du lịch
CĐĐP là người cung cấp các dịch vụ phục vụ du lịch ban đầu của DSLT Có thểnói du lịch về với thiên nhiên chủ yếu diễn ra tại nơi có thiên nhiên hoang sơ Trongkhi đó, những khu vực này thường có địa hình hiểm trở, gây khó khăn và tốn kém chocông tác xây dựng cơ sở hạ tầng và giao thông cũng như các hoạt động cung ứng dịch
vụ du lịch Vì vậy khách du lịch và các nhà kinh doanh thường dựa vào cộng đồng dân
cư tại các làng, bản, thôn
CĐĐP và đời sống của họ cung cấp nguồn tài nguyên du lịch hữu hình và vô
hình phong phú Các phong tục tập quán, lễ hội, lối sống, kiến trúc nhà ở độc đáocủa các cộng đồng có sức thu hút đối với khách du lịch
CĐĐP là những người am hiểu các điều kiện cũng như tài nguyên của mình nhất nênnếu được đào tạo, họ sẽ là nguồn nhân lực tích cực và hiệu quả cho hoạt động du lịch.Đời sống của CĐĐP gắn liền với điểm du lịch được khai thác nên nếu nhận thứcđược vai trò của DLST đối với cộng đồng, họ sẽ là lực lượng bảo vệ tốt nhất nguồn tàinguyên du lịch địa phương một cách bền vững Đồng thời, họ cũng sẽ có phản ứngnhanh nhất với những biến đổi tiêu cực của môi trường
1.3.4 Yếu tố thu hút khách du lịch của cộng đồng địa phương
Điểm thu hút khách du lịch đầu tiên của CĐĐP đó chính là truyền thống địaphương Tại mỗi vùng khác nhau sẽ có những truyền thống khác nhau khiến du kháchcảm thấy thích thú và muốn tìm hiểu thêm về những truyền thống đó
Ẩm thực sẽ là một trong những điểm thu hút thú vị tiếp theo của CĐĐP Nét đặctrưng trong văn hóa ẩm thực của mỗi vùng miền là điều mà mỗi du khách đều mongmuốn một lần được thưởng thức và cảm nhận
Trang 23Lịch sử và các di sản văn hóa ở các địa phương còn lưu giữ là một nét hấp dẫnkhách du lịch của CĐĐP Khách du lịch mong muốn tìm hiểu thêm về những nét đặctrưng trong lịch sử của một địa phương, một khu vực, một quốc gia cũng như thămviếng những di sản văn hóa còn lưu giữ lại vì sự khác biệt trong lịch sử, văn hóa của
họ so với nơi họ đặt chân đến
Đối với một số khách du lịch, kiến trúc của điểm đến cũng là một điều hết sứcthú vị mà họ mong được nhìn thấy tận mắt và tìm hiểu thêm về nó cũng như CĐĐP đãtạo ra những giá trị kiến trúc độc đáo đó
Bên cạnh đó, không thể không kể đến yếu tố âm nhạc, nghệ thuật Đay cũng lànét hấp dẫn đối với khách du lịch của CĐĐP Qua quá trình sinh sống và làm việc đãhình thành nên những loại hình nghệ thuật mạng nét đặc trưng riêng của từng vùng màCĐĐP là chủ thể xây dựng nên các loại hình nghệ thuật đó
Tiếp theo đó chính là yếu tố về trang phục, phong tục Rõ ràng có sự khác biệttrong cách ăn mặc cũng như ứng xử ở mỗi vùng, mỗi khu vực, mỗi quốc gia Khinhắc tới trang phục hay phong tục của một nơi nào đó thì người ta sẽ dễ dàng liêntưởng đến ngay nơi đó Ví dụ khi nói tới Áo dài là trang phục truyền thống của ViệtNam, sườn sám là của Trung Quốc, Kimono là trang phục truyền thống của Nhật
Sự khác biệt về tôn giáo, ngôn ngữ cũng là điều thú vị khiến du khách muốnthâm nhập vào đời sống của CĐĐP để cảm nhận một cách chân thực nhất
Trên đây là một số nét hấp dẫn, thu hút khách du lịch mà tự bản thân của mỗiCĐĐP có được và cũng chính là những điểm tạo ra sự đặc trưng trong văn hóa, truyềnthống, lối sống và là niềm tự hào của các CĐĐP sở hữu nó Trong hoạt động du lịchđây chính là một trong những nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến và cũng nhưmang lại lợi thế cạnh tranh cho điểm đến
1.3.5 Các hình thức tham gia của cộng đồng địa phương
Du lịch cộng đồng thường không tồn tại độc lập mà có tính liên kết chặt chẽ vớicác loại hình du lịch khác để tạo thành những sản phầm du lịch đảm bảo các nội dung
đã nên ở trên Trong giai đoạn hiện nay, các dạng tham gia phổ biến của cộng đồngtrong hoạt động du lịch có thể kể đến như:
Trang 24 Cho khách thuê trọ và ở chung trong nhà dân
Lập các nhà nghỉ bình dân dưới sự điều hành chung của cộng đồng hoặc cóđóng góp cho cộng đồng
Người dân tìm việc trong ngành du lịch như làm hướng dẫn viên, làm lễ tân,nấu ăn phục vụ du khách
Tham gia các hoạt động như hướng dẫn, hỗ trợ các hoạt động của du khách(chẳng hạn hướng dẫn một số phương thức làm đồng, hướng dẫn leo núi )
Sản xuất hàng hóa và bán hàng lưu niệm để bán trực tiếp cho khách không quatrung gian
Ngoài ra, cộng động có thể tham gia gián tiếp vào du lịch thông qua sản xuất
và cung ứng cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch như khách sạn, nhà hàng
2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1 Các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
a) Các nghiên cứu liên quan đến việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đề tài nghiên cứu
Theo Timothy (1999), trong một nghiên cứu về sự tham gia của người dân địa
phương về các lợi ích từ du lịch ở Inđônêxia đã chỉ ra rằng: để đảm bảo sự tham giacủa cộng đồng vào ngành công nghiệp du lịch, thì các cơ quan ban ngành của chínhphủ ở các cấp và địa phương hoạt động trong lĩnh vực du lịch cần phải nâng cao nhậnthức cộng đồng về du lịch thông qua các chiến dịch giáo dục, đồng thời tổ chức đàotạo nghề cho người dân để họ có thể tham gia làm việc trong ngành du lịch dịch vụ.Như vậy, theo Timothy thì yếu tố “sự hỗ trợ từ các cấp địa phương” là yếu tố quyếtđịnh sự tham gia của người dân địa phương vào các hoạt động du lịch cộng đồng
Theo nhóm nghiên cứu Nguyễn Quốc Nghi – Nguyễn Thị Bảo Châu – Trần
Ngọc Lành (Trường Đại học Cần Thơ): mục tiêu của nghiên cứu là xác định các nhân
tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh
An Giang Ứng dụng mô hình hồi quy binary logistic, nhóm nghiên cứu này đã đưa ra
sơ đồ mô hình nghiên cứu để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia
tổ chức du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh An Giang
Trang 25Sơ đồ 1: Mô hình nghiên cứu
Theo mô hình, 5 nhân tố quyết định sự tham gia vào tổ chức du lịch cộng đồng
của người dân đó là: “trình độ học vấn”, “quy mô gia đình”, “thu nhập gia đình”, “vốn
xã hội” và “nghề truyền thống”
b) Nhận xét
Thông qua các nghiên cứu trước đây và sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu cũngnhư là trao đổi với người dân địa phương Tôi nhận thấy rằng, ngoài những nhân tốtrên còn rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia du lịch của người dân
Và tôi quyết định lựa chọn một số nhân tố sau liên quan tới đề tài nghiên cứu củamình Đó là: Thu nhập, độ tuổi lao động, trình độ học vấn, quy mô gia đình, nguồnvốn (gia đình), cơ sở hạ tầng - kỹ thuật, hỗ trợ từ chính quyền địa phương, hỗ trợ từcác Công ty khai thác du lịch, khả năng ngoại ngữ, tập huấn - đào tạo về du lịch, đượctham gia xây dựng sản phẩm du lịch, số lượng du khách đến với địa phương, nghềtruyền thống và kiến thức du lịch
2.2 Tình hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng một số nơi trên thế giới
Tại các nước phát triển, DLSTCĐ là một loại hình du lịch đã xuất hiện từ lâu, “
du lịch xanh” lý tưởng đối với du khách quốc tế yêu thích khám phá văn hóa bản địa.Khi đi DLSTCĐ, du khách có thể có một góc nhìn gần gũi và thực tế hơn cách sống
và nền văn hóa của địa phương nơi họ đến tham quan Trào lưu du lịch kết hợp vớicộng đồng địa phương đang ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới, được cả
Trình độ học vấn
Thu nhập gia đình
Nghề truyền thống Vốn xã hội
Quy mô gia đình Quyết định tham gia
tổ chức du lịch cộng
đồng
Trang 26cộng đồng và chính phủ ủng hộ Bởi lẽ rằng cách tham gia vào các hoạt động du lịchcùng với người dân bản đại không những là một trải nghiệm thú vị mà còn tạo cơ hội
để khách quốc tế kết bạn với người bản xứ, tình bạn này có thể được duy trì bền vữngngay cả sau chuyến đi, giúp cả hai bên chủ - khách đến với căn nhà chung thế giới.Loại hình DLSTCĐ phát triển rộng rãi ở các vùng quê nghèo của Malaysia.Chính phủ Malaysia đã hỗ trợ tiền cho họ nâng cấp, sửa sang lại nhà cửa để đón khách
du lịch muốn tham gia loại hình DLSTCĐ, nhưng họ không phải đóng bất kỳ mộtkhoản thuế nào cho Nhà nước Mặt khác, Bộ du lịch Malaysia còn mở các lớp huấnluyện trong vòng 7 ngày cho các chủ hộ tham gia Các khóa huấn luyện này giúpngười dân biết cách làm vệ sinh ngôi nhà sạch sẽ, an ninh hơn để phục vụ du khách,thậm chí còn dạy cách sử dụng nguồn tiền thu được từ dịch vụ
Được mệnh danh là “Vùng đất của Chim mỏ sừng”, Sakawak là bang lớn nhấtnước nằm ở phía Đông trong vùng Borneo Đặc điểm của bang này là có nhiều nhómdân tộc sinh sống trong những khu vực ven sông
James Brooke là vị tiểu vương da trắng đầu tiên cái trị Sarawak từ năm 1841 saukhi giải quyết tranh chấp giữa vua Brunei và các thủ lĩnh địa phương Di sản của triềuđại Brooke và người Anh chính là những tòa nhà theo kiểu thuộc địa ở Kuching
Kuching, được gọi là “Thành Phố Mèo”, chính là thủ phủ cuat bang, tọa lạc dọctheo sông Sarawak Điểm thu hút du khách là Khu vực ven sông và Chợ trung tâm, nơiđây tập trung các cửa hàng cũ chuyên bán tiêu, đồ tạo tác, đồ cổ, tổ chim yến và lâmsản Nhà thờ Hồi giáo của bang được xây trên cao bên bờ sông và các chợ gần đó thìbán đủ các loại hàng hóa lạ kỳ Oử phía đầu kia của chợ trung tâm là đền thờ Tua PekKong được xây dựng vào năm 1876 là nơi thờ phụng của người Hoa
Kuching có đến 9 viện bảo tàng, nhiều nơi gần sát nhau nên du khách có thể đi
bộ Viếng thăm bảo tàng Sarawak là một trong những bộ sưu tập dân tộc học tốt nhấtvùng Thành phố này cũng có vài tòa nhà thời thuộc địa được giữ gìn rất tốt Pháo đàiMargherita cũng thu hút nhiều du khách đến tham quan
Bờ biển Damai, cách Kuching khoảng 45 phút, là nơi đến thú vị với các bãi biểnsân gôn, khu du lịch và các đặc trưng văn hóa Làng văn hóa Sarawak ở gần đó thểhiện những lối sống đa dạng của các nhóm dân tộc trong bang và là nơi tổ chức Liênhoan âm nhạc Thế giới Rừng nhiệt đới hàng năm
Trang 27Du khách sẽ được tiếp đón bởi các cộng đồng người Sarawak bản địa rất hiếukhách, họ sống trong những căn nhà dài dọc theo sông Lemanak, Rejang, Skrang vàBatang Ai Du khách có thể đến đây bằng thuyền máy Trước đây, chèo thuyền thì khákhó khăn nhưng giờ thì quý khách có thể đi thuyền có máy gắn ngoài.
2.3 Tình hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu
2.3.1 Tình hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Việt Nam
Tại Việt Nam, các hình thức du lịch sinh thái cộng đồng thường thấy như: du lịchhomestay, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ cùng người dân bản địa, thamquan các bản làng dân tộc, tìm hiểu lối sống, văn hóa của người dân bản địa, thamquan nghiên cứu đa dạng sinh học,
Hơn mười năm trở lại đây, loại hình du lịch cộng đồng xuất hiện ở nhiều địaphương trong cả nước Nhắc đến du lịch cộng đồng không thể không nói đến Sa Pa(Lào Cai) ở miền núi phía Bắc với mô hình khai thác sự đa dạng văn hóa các dân tộcbản địa Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai Trần Hữu Sơn chobiết: Lào Cai xây dựng mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên ở thôn Bản Dền, xã Bản
Hồ, đến nay Sở đã phối hợp với các doanh nghiệp, các ngành, đoàn thể xây dựngnhiều mô hình du lịch cộng đồng ở các xã Tả Van, Tả Phìn, làng Cát Cát, Thanh Phú,
xã Nậm Cang (huyện Sa Pa), xã Na Hối, xã Bản Phố, xã Tả Van Chư (huyện Bắc Hà)
và điểm du lịch Cao Sơn (huyện Mường Khương) Ở các điểm du lịch cộng đồng nàycác di sản văn hoá vật thể, phi vật thể đều được phát huy trở thành tài sản cho mỗi giađình người dân Ở nhiều nơi (như ở Tả Van, Tả Phìn, Nậm Sài) người dân khai thác vẻđẹp kiến trúc, nếp sống nhân văn của nơi nghỉ để xây dựng các điểm lưu trú hấp dẫn
Du khách đến thăm các làng văn hoá du lịch cộng đồng bên cạnh việc chiêm ngưỡng
vẻ đẹp thiên nhiên còn được thưởng thức các giá trị ẩm thực, xem và tham gia sinhhoạt văn nghệ dân gian Mô hình du lịch cộng đồng cũng được ngành du lịch Lào Cailựa chọn để xây dựng chiến lược phát triển cụ thể
Hội An (Quảng Nam) là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách ở khu vựcmiền Trung của nước ta Nơi đây ngoài khai thác thế mạnh các di sản văn hóa đượcthế giới công nhận như phố cổ, đền tháp Mỹ Sơn hay thế mạnh của vùng biển, Hội Ancũng thành công với mô hình du lịch cộng đồng ở làng rau Trà Quế Đây là nơi hình
Trang 28thành mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên ở Hội An gần 10 năm qua với nhiều đổimới, sáng tạo Làng rau ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, nhất là kháchquốc tế Từ mô hình làng rau Trà Quế, ở Hội An đã gợi mở nhiều cách làm mới,hướng đi thích hợp để nhân rộng mô hình trên địa bàn thành phố, bước đầu tạo ấntượng, thu hút du khách cùng khám phá rừng dừa ngập mặn, đi xe đạp tận hưởngkhung cảnh thiên nhiên làng quê, sông nước, chế biến và thưởng thức ẩm thực thủysản vùng nước lợ
Ở đồng bằng sông Cửu Long, du lịch cộng đồng bắt đầu được biết đến từ sauchương trình tàu "Thanh niên Ðông Nam Á", cập cảng TP Hồ Chí Minh vào năm
1995 Tham gia du lịch cộng đồng ở đồng bằng sông Cửu Long, du khách không chỉ
có cơ hội hòa vào không gian sống và sinh hoạt của người dân vùng sông nước mà cònđược trải nghiệm với các hoạt động thường ngày của người dân nơi đây như tát ao, bắt
cá, thu hoạch trái cây, đi chợ nổi, cùng chủ nhà nấu những món ăn dân dã, nghe vàđược thử hát đờn ca tài tử cùng với các “nghệ nhân nông dân” theo phương châm 3cùng “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” Bên cạnh các hoạt động mà khách du lịch tham giacùng với gia đình người dân, các công ty lữ hành cũng phối hợp để tổ chức một số tourđậm chất miền Tây như: “Về quê tát mương bắt cá” tại Cồn Phụng (Bến Tre), “Mộtngày làm nông dân” ở Cái Bè (Tiền Giang), “Tây ở nhà ta” (Vĩnh Long) Có thể nói,loại hình du lịch cộng đồng ở đồng bằng sông Cửu Long phần nào đáp ứng kỳ vọngcủa khách du lịch đến với địa phương
Nhìn chung có thể thấy rằng, số lượng du khách đến thăm các điểm du lịch tựnhiên, tìm hiểu cuộc sống của cộng đồng dân cư ở Việt Nam ngày càng tăng, nhưngvẫn thường mang tính tự phát, chưa được tổ chức bài bản và chưa đi vào thực chất.Các hình thức hoạt động của loại hình du lịch này mới chỉ mang ý nghĩa tham quan,hưởng thụ môi trường, ít đạt được mục đích nâng cao nhận thức, giáo dục môi trường
và cảm nhận nét đặc sắc, cái hay, cái đẹp trong văn hóa của cộng đồng bản địa
2.3.2 Tình hình phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại khu vực nghiên cứu – Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh
Trong thời gian qua, hoạt động du lịch rừng dừa nước Cẩm Thanh đã khởi sắc, cónhững đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống cộng đồng
Trang 29Từ năm 2014 đến năm 2016, lượng khách đến Rừng dừa Cẩm Thanh tăng lên rấtnhiều Điều này cho thấy, Cẩm Thanh là điểm đến hấp dẫn khách du lịch.
Bảng 1: Bảng tình hình lượt khách và doanh thu tại Rừng dừa
Bảy Mẫu Cẩm Thanh Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015
Tổng lượt khách Nghìn
người 15 28 38.450 13 1.867 10.450 1.373Tổng doanh thu Tỷ
đồng 18 64.008 67.2 46.008 3.556 3.192 1.05
(Nguồn: UBND xã Cẩm Thanh)
Từ kết quả phân tích ta thấy tổng lượt khách và doanh thu tại khu du lịch Rừngdừa Bảy Mẫu trong thời gian 3 năm qua đều tăng, tăng mạnh nhất vào năm 2015, năm
2016 có tăng nhưng nhẹ hơn Nếu doanh thu năm 2014 là 18 tỷ đồng thì qua năm 2015con số này đã tăng lên đến mức 64.008 tỷ đồng tương ứng tăng 3.556%, đây quả làmột con số vô cùng đáng mừng đối với người dân nơi đây Năm 2016 tổng doanh thuđạt 67.2, tăng 3 192 tỷ đồng tương ứng tăng 1.05%
Tuy đã đạt được những kết quả khả quan nhưng do hoạt động nhỏ lẻ, theo hìnhthức tự phát, thiếu chuyên nghiệp, đầu tư chưa bài bản, lại chưa có cơ chế hỗ trợ cụ thể
từ phía cơ quan chức năng nên du lịch cộng đồng chưa thực sự phát triển, thu nhập củangười dân làm du lịch cộng đồng còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp lữ hành, hướngdẫn viên
Điều đáng lo ngại và cản trở nhất đối với cộng đồng địa phương tham gia làm dulịch là thiếu tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức và hạn chế khả năng ngoại ngữ đểgiới thiệu sự hấp dẫn của địa phương mình cho du khách Ngoài ra, sự tham gia củacộng đồng địa phương vào quá trình ra quyết định, tổ chức các hoạt động du lịch cònthụ động, mang tính hình thức Mặc dù là chủ thể của loại hình du lịch cộng đồngnhưng phần lớn người dân địa phương chỉ là nhân viên thời vụ mỗi khi các công ty lữhành đưa khách đến, chỉ tham gia vào một số công việc đơn giản như: chèo thuyền,phục vụ các bữa ăn, khuân vác ; còn các công việc chính như hướng dẫn du khách
Trang 30tham quan, lên thực đơn mang tính đặc trưng của vùng miền hay thiết kế các chươngtrình tham quan lại thuộc quyền của các đơn vị lữ hành.
Dừa nước có thể sản xuất và chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị như lá dừanước dùng để lợp mái nhà rất mát, quả dừa nước có thể ăn và uống nước, làm mứt, làmdấm, siro, rượu nhưng đáng tiếc người dân ở đây chủ yếu mới khai thác lá làm nhà,làm mũ nón
Nắm bắt lợi thế của dừa nước, người dân địa phương đã rất nhạy bén khai thác vàphát triển nơi đây thành điểm du lịch thu hút du khách Đã có nhiều hộ gia đình mởcông ty kinh doanh dịch vụ đưa khách đi tham quan vào khu sinh thái dừa nước, tạo cơhội cho khách du lịch giao lưu tương tác với người dân ở cộng đồng địa phương, gópphần tăng thu nhập cho người dân Tuy nhiên, thực trạng khai thác, quản lý và pháttriển du lịch sinh thái cộng đồng còn khá tự phát Chính vì vậy, cơ quan quản lý cầntăng cường hỗ trợ cho cộng đồng để phát triển du lịch theo hướng bền vững
Tại rừng dừa nước Cẩm Thanh, khách tham gia một số hoạt động trên sông nướcnhư vớt rác, tham gia lắc tuyền thúng, nghe biểu diễn hát bả trạo, câu cua cá trong khusinh thái, sau đó tự tay chế biến món ăn Chính những việc làm này đã gây ra nhữngtác động tiêu cực tới môi trường hệ sinh thái nơi đây Hậu quả, một số loài động vậthiếm ở đây đã bị đánh bắt cạn kiệt
Trang 31CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
VÀO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI RỪNG DỪA BẢY MẪU CẨM THANH
2.1 Khái quát chung về xã Cẩm Thanh và Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh
2.1.1 Vị trí đại lý
Cẩm Thanh là xã nằm về phía Đông Nam Thị xã Hội An, cách trung tâm Thànhphố 3 km về phía Đông Nam, có tổng diện tích tự nhiên 895,43 ha, được chia làm 8thôn Ranh giới được xác định:
- Phía Bắc: Giáp phường Cửa Đại và Phường Cẩm Châu
- Phía Nam: Giáp huyện Duy Xuyên
- Phía Đông: Giáp Phường Cửa Đại
- Phía Tây: Giáp xã Cẩm Nam
(Nguồn: Internet)
Xã nằm ven đô thị cổ Hội An, có hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷkhá thuận lợi, tạo điều kiện cho giao lưu phát triển kinh tế,văn hoá-xã hội, bên cạnh đó
Trang 32trên địa bàn có nhiều khu di tích lịch sử có giá trị cấp quốc gia, cấp tỉnh và xã cònnhiều nơi vẫn giữ nét hoang sơ, là điều kiện lý tưởng để phát triển du lịch sinhthái.Rừng dừa Bảy Mẫu nằm trên địa phận thôn 2 và thôn 3, xã Cẩm Thanh.
2.1.2 Đặc điểm tự nhiên
a) Địa hình, địa mạo
Địa hình xã Cẩm Thanh thuộc dạng địa hình ven biển, bị chia cắt mạnh bởi sôngrạch, độ cao trung bình khoảng từ 0- 2m so với mực nước biển, độ dốc nhỏ, có xuhướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
Nhìn chung với đặc điểm địa hình bị chia cắt mạnh và thường xuyên bị nhiễmmặn, khó khăn cho việc đầu tư phát triển giao thông, thuỷ lợi, ảnh hưởng đến sản xuấtnông nghiệp và sự phát triển kinh tế- xã hội của xã
Do nằm ở vị trí hạ lưu sông Thu Bồn, xã Cẩm Thanh là một vùng đất ngập nướcquan trọng có tiềm năng to lớn về nguồn tài nguyên thiên nhiên chẳng hạn như hệ sinhthái rừng dừa nước và cỏ biển không những phục vụ cho sự phát triển bền vững củacác hoạt động kinh tế ngư nghiệp ven biển mà còn góp phần phát triển hệ thống du lịchsinh thái cộng đồng
Rừng dừa Bảy Mẫu với địa thế nằm ở ngoại ô thành phố, gần sông nước, khônggian rộng và có nhiều cây cối, chủ yếu là dừa nước, đây là nơi thuận lợi để lập căn cứđịa cho phong trào kháng chiến chống thực dân và đế quốc trong cuộc chiến tranh vệquốc Vì vậy, Rừng dừa Bảy Mẫu, trở thành nơi nuôi giấu và bảo tồn lực lượng cáchmạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ vừa qua.Trong kháng chiếnchống Pháp, mặc dù thực dân Pháp đã nhiều lần đưa quân đến càn quét, nhằm ý đồ sanbằng căn cứ này; thế nhưng với ý chí chiến đấu và mưu trí trong việc lợi dụng địa hìnhđịa vật của các lực lượng vũ cách mạng của ta ở khu căn cứ rừng dừa, đã làm cho ý đồxâm chiếm của Pháp không thể thực hiện được.Bước sang thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ cứu nước, Rừng dừa Bảy Mẫu lại một lần nữa được sử dụng làm căn cứ địa củaquân và dân Hội An. Rừng dừa Bảy Mẫu từ đó gắn liền với những sự kiện cách mạng,những chiến công vang dội của quân và dân Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung.Ngày nay Rừng dừa Bảy Mẫu không chỉ là khu di tích có giá trị lịch sử đặc biệt,đây còn là vùng sinh thái độc đáo với hệ rừng ngập nước có thắng cảnh hữu tình.Tạivùng này, trên các cồn gò và các vực nước chung quanh có hệ sinh thái cỏ biển Đây
Trang 33còn là nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài động vật biển giá trị, nhất là các loài tôm, cua,ghẹ và động vật thân mềm Các thảm cỏ biển là nơi sinh sống và bắt mồi của nhiều loàihải sản Các hệ sinh thái ngập mặn này còn đóng vai trò như một máy lọc sinh học, tích
tụ và phân hủy chất thải, làm trong sạch nguồn nước trước khi về với biển
Tại đây, du khách sẽ được khám phá thiên nhiên, tìm hiểu đời sống nông dân vàngư dân, tham gia vào cuộc sống sông nước như: thi bơi thuyền thúng, tham quan rừngdừa Bảy Mẫu, làm ruộng, bủa lưới, thưởng thức những món ăn hải sản tươi sống trênthuyền, lửa trại vui chơi trên bãi biển hoang sơ, thăm thú làng quê, ngắm cảnh quancửa biển chiều hôm giữa trời đất mênh mông Cẩm Thanh Trong vài năm trở lại đây xãCẩm Thanh được nhiều du khách thập phương biết đến như là một khu du lịch xanh,mang “lá phổi – hơi thở của phố cổ Hội An”
b) Tài nguyên
- Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra của viện quy hoạch thiết kế Bộ Nông Nghiệp năm 1984,điều chỉnh bổ sung năm 1998, tổng diện tích điều tra 547ha, (không tính diện tích đấtsông suối) gồm các loại đất sau:
* Nhóm đất mặn (M):
Diện tích 543 ha chiếm 99,26% diện tích đất điều tra và chiếm 60,64% diện tích
tự nhiên Được hình thành do quá trình bồi lắng sản phẩm bị rửa trôi từ thượng nguồn,kết hợp với xác sinh vật biển, gồm 2 loại đất chính
- Đất mặn nhiều: Diện tích 387 ha, chiếm 70,74% diện tích điều tra phân bố đại
đa số trên địa bàn xã, đất không đồng nhất về màu sắc và thành phần cơ giới, xuốngsâu đất thường có màu nâu xám, hoặc phớt tím, có xác thực vật mục nát Trên bề mặtphẩu diện lúc khô muối đọng thành tinh thể màu trắng
- Đất mặn ít và trung bình: Diện tích 156 ha, chiếm 28,51% diện tích điều traphân bố dọc đường DDH15, khu vực thôn 6, 5 và rải rác trên địa bàn xã
Trang 34- Nguồn nước mặt: Phần lớn sông lạch, ao hồ trên địa bàn xã có nguồn nước lợ,
nhu cầu nước tưới tại chỗ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân không
sử dụng được, tuy nhiên nhờ hệ thống sông lạch dày đặc, tạo điều kiện thuận lợi đểnuôi trồng thuỷ sản, khai thác đánh bắt thuỷ hải sản, khai thác giao thông đường thuỷ
và phát triển du lịch sinh thái
- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa được thăm dò về mạch nước ngầm trên địa
bàn xã Nhưng qua thực tế từ các giếng đào cho thấy, mạch nước ngầm ở độ sâu từ 5m, phần lớn nguồn nước ngầm ở đây bị nhiễm phèn, nhiễm mặn vì vậy khai thácmạch để sử dụng là rất hạn chế
3 Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của xã Cẩm Thanh không lớn chiếm 9,46% diện tích đất tự nhiên,thuộc dạng rừng ngập mặn, thực vật phổ biến là dừa nước, do vậy tình trạng phá rừngđào ao nuôi trồng thuỷ sản trong các năm trước đây làm tài nguyên rừng ngày càng bịcạn kiệt Hiện tại diện tích dần được khôi phục và tăng lên hàng năm Thành phố còn
có dự án trồng thí điểm các loại cây ngập mặn khác nhằm đa dạng hệ sinh vật tại đây.c) Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, các yếu tố khí hậu thời tiết rấtphù hợp cho sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng, con vật nuôi; tuy nhiên vàomùa mưa, lượng mưa thường tập trung lớn gây ngập úng, mùa nắng đất đai dễ bị xâmnhập mặn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
- Nhiệt độ trung bình năm : 25,60C
- Lượng mưa trung bình hàng năm : 2.066mm
- Lượng bốc hơi trung bình : 1.049mm
Trang 35dài sông lạch trên địa bàn xã là 14,35 km Ngoài ra trên địa bàn xã còn có hàng trăm
ao, hồ lớn nhỏ
Về thuỷ triều, thông thường mỗi năm có 2 đợt triều cường, do lợi thế ở vùng cửasông có nhiều hệ thống sông lạch dày đặc nên ít có hiện tượng ngập úng, tuy nhiên dễ
bị xâm nhập mặn
2.1.3 Đặc điểm kinh tế, xã hội
Dựa trên những nguồn tài nguyên, vốn và cơ sở hạ tầng vốn có, Cẩm Thanh đề
ra cơ cấu kinh tế phát triển theo hướng nông - ngư nghiệp, dịch vụ - du lịch - thươngmại, tiểu thủ công nghiệp trong đó lấy nuôi trồng thủy sản làm ngành kinh tế mũinhọn Sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây tương đối ổn định, cơ sở hạtầng từng bước được xây dựng, cải thiện được đời sống cho người dân địa phương.Toàn xã có 1,930 hộ dân với tổng số là 7,357 Dân số trong độ tuổi lao độngchiếm 63.39%, trong đó lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 32.3% lao độngtrong độ tuổi
Các ngành nghề chính ở địa phương gồm có sản xuất cây lương thực, nuôitrồng và khai thác thủy sản, chế biến tranh tre dừa nước và các ngành nghề khác
2.2 Tình hình tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái cộng đồng tại Rừng dừa Bảy Mẫu Cẩm Thanh
2.2.1 Sơ lược về mẫu điều tra
a) Thông tin về phiếu điều tra
Theo số liệu thống kê của xã Cẩm Thanh, hiện tại Rừng dừa Bảy Mẫu có khoảng
432 hộ gia đình Trong tổng số 432 hộ gia đình có khoảng trên 20 hộ gia đình là ngườicao tuổi, mất khả năng lao động và chủ yếu sống nhờ sự trợ cấp từ con cháu phương
xa Vì vậy họ không thể tham gia vào hoạt động du lịch
Để đánh giá thực trạng, mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạtđộng du lịch tại Rừng dừa Bảy Mẫu Tôi tiến hành điều tra 102 mẫu (1 mẫu trong quátrình điều tra, phỏng vấn sẽ được tính là 1 hộ gia đình) với lý do sau:
- Thứ nhất, điều kiện để tôi có thể thực hiện được khi phân tích nhân tố đó là cỡmẫu không được nhỏ hơn 10% của tổng thể Vì vậy tôi tiến hành điều tra ít nhất là10% của trên 400 hộ gia đình nơi đây đó là ít nhất 40 mẫu