Quảng Bình là một tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt Di sảnThiên nhiên Thế giới vườn quốc gia VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là một trongnhững địa danh đa dạng về tài nguyên thiên n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
HOÀNG NGỌC MAI
PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
TỈNH QUẢNG BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN XUÂN
KHOÁT
HUẾ - 2017
Trường Đại học Kinh tí́ Huí́
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sựhướng dẫn khoa học của giáo viên hướng dẫn Các số liệu và kết quả nghiên cứutrong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học
vị nào Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
HOÀNG NGỌC MAI
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy,
cô giáo trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã tận tình giảng dạy và trang bị kiếnthức cho tôi trong suốt quá trình học, đặc biệt ảm ơn PGS.TS Nguyễn Xuân Khoát
đã luôn quan tâm, giúp đỡ, góp ý, hướng dẫn cho tôi trong quá trình nghiên cứu vàhoàn thành luận văn thạc sĩ này
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Du lịch tỉnh quảng Bình, Chi cục thống kêhuyện Bố Trạch, các anh chị trong Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – KẻBàng và Trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôitrong quá trình thu thập số liệu nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn quantâm, động viên, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ
Tôi xin chân thành cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
HOÀNG NGỌC MAI
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: HOÀNG NGỌC MAI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Niên khóa: 2015 – 2017
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN XUÂN KHOÁT
Tên đề tài: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG, TỈNH QUẢNG BÌNH
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, du lịch được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu củathế giới, và được ví như là một ngành công nghiệp không khói Một trong nhữngloại hình du lịch mới và chiếm được sự quan tâm ngày càng cao của xã hội là dulịch sinh thái
Quảng Bình là một tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt Di sảnthiên nhiên thế giới vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một trong những địadanh đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, có tiềm năng to lớn để phát triển loại hình
du lịch sinh thái Tuy nhiên, du lịch sinh thái ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng pháttriển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của mình
Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài “ Phát triển du lịch sinh thái tại
v ườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình ” làm đề tài nghiên cứu.
2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp phân tích nhân tố
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển du lịch sinh thái
- Phân tích tiềm năng, đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái tạivườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng giai đoạn 2012 – 2016
- Định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườnquốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng trong thời gian tới
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
IUCN : Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế
MEI : Hiệp hội Du lịch sinh thái Indonesia (Masyarakat Ekowisata Indonesia)UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốcUBND : Ủy ban nhân dân
VQG : Vườn quốc gia
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ix
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 3
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Cấu trúc luận văn 5
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 6
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 6
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của du lịch sinh thái 6
1.1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái 10
1.1.3.Nguyên tắc của hoạt động du lịch sinh thái 13
1.1.4.Những yêu cầu và ý nghĩa của việc phát triển du lịch sinh thái 15
1.2.KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỦA MỘT SỐ NƯỚC, ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG 19
1.2.1.Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái của một số nước trên thế giới 19
1.2.2.Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái của một số địa phương trong nước 22 1.2.3.Bài học rút ra cho Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng trong phát triển du
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7lịch sinh thái 25
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 28
2.1 TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 28
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 28
2.1.2 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 32
2.1.3 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 36
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 40
2.2.1 Tình hình khai thác tài nguyên và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ phục vụ phát triển du lịch sinh thái 40
2.2.2 Tình hình phát triển dịch vụ lưu trú, nhà hàng, khách sạn và đội thuyền phục vụ phát triển du lịch sinh thái 43
2.2.3 Tình hình thu hút khách tham quan tại vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ bàng 46
2.2.4 Tình hình thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái 53
2.2.5 Doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái 57
2.3 ĐÁNH GIÁ CỦA DU KHÁCH VỀ CHẤT LƯỢNG CÁC DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 59
2.3.1 Đặc điểm của mẫu điều tra 59
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS 59
2.3.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha 63
2.3.3 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA 66
2.3.4.Kiểm định sự khác biệt 70
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 76
2.4.1 Những kết quả đạt được 76
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 79
CHƯƠNG 3.ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI 82 TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 82
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 83.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH QUẢNG BÌNH VÀ DU LỊCH
SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 82
3.1.1 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình 82
3.1.2 Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 83
3.2 CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG 85
3.2.1 Giải pháp tổng thể 85
3.2.2 Giải pháp về tài chính và chính sách đầu tư 86
3.2.3 Chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện và nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên kinh doanh du lịch 88
3.2.4 Nâng cao nhận thức và khuyến khích cộng đồng dân cư địa phương tích cực tham gia vào các hoạt động du lịch sinh thái 89
3.2.5 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá và tăng cường hợp tác quốc tế về du lịch sinh thái 89
3.2.6 Phát triển các dịch vụ bổ trợ và xây dựng văn hóa du lịch sinh thái 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
1.Kết luận 93
2.Kiến nghị 94
2.1 Đối với các Cơ quan Trung ương 94
2.2 Đối với UBND tỉnh Quảng Bình 94
2.3.Đối với các sở, ngành của tỉnh Quảng Bình 95
2.4.Đối với Ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 99 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 + 2
BIÊN BẢN HỘI ĐỒNG
BẢN GIẢI TRÌNH
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình biến động đội thuyền du lịch 44
Bảng 2.2 Tình hình thu hút khách tham quan tại Động Thiên Đường - Điểm du lịch do Công ty Cổ phần du lịch Trường Thịnh quản lý 46
Bảng 2.3 Tình hình thu hút khách tham quan tại các tuyến, điểm du lịch do trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng quản lý 48
Bảng 2.4 Tình hình thu hút khách tham quan tại các tuyến, điểm du lịch do Ban quản lý VQG Phong Nha – Kẻ Bàng quản lý 50
Bảng 2.5 Tình hình thu hút khách tham quan tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng.52 Bảng 2.6 Một số dự án đầu tư phát triển du lịch tại vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 54
Bảng 2.7 Doanh thu từ hoạt động bán vé tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng 57
Bảng 2.8 Tổng hợp thông tin về đối tượng điều tra 59
Bảng 2.9 Kiểm định độ tin cậy dữ liệu khảo sát 63
Bảng 2.10 Phân tích nhân tố với các biến độc lập 66
Bảng 2.11 Sự khác biệt về đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái theo giới tính 70
Bảng 2.12 Sự khác biệt về đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái theo nhóm tuổi 71
Bảng 2.13 Sự khác biệt về đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái theo nghề nghiệp 72
Bảng 2.14 Sự khác biệt về đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái theo thu nhập 73
Bảng 2.15 Kết quả kiểm định Pearson’s mối tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập 73
Bảng 2.16 Kết quả phân tích hồi quy đa biến 75
Bảng 2.17 Cơ cấu kinh tế huyện Bố Trạch giai đoạn 2012 – 2016 77
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Tình hình biến động đội thuyền du lịch 45
Biểu đồ 2.2 Tình hình thu hút khách tham quan tại Động Thiên Đường – Điểm du lịch do Công ty Cổ phần du lịch Trường Thịnh quản lý 46
Biểu đồ 2.3 Tình hình thu hút khách tham quan tại các tuyến, điểm du lịch do trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng quản lý 48
Biểu đồ 2.4 Tình hình thu hút khách tham quan tại các tuyến, điểm du lịch do Ban quản lý vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng quản lý 50
Biêu đồ 2.5 Tình hình thu hút khách tham quan tại vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 52
Biểu đồ 2.6 Doanh thu từ hoạt động bán vé tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng 58
Biểu đồ 2.7 Cơ cấu giới tính mẫu nghiên cứu 60
Biểu đồ 2.8 Cơ cấu độ tuổi mẫu nghiên cứu 60
Biểu đồ 2.9 Cơ cấu nghề nghiệp mẫu nghiên cứu 61
Biểu đồ 2.10 Cơ cấu thu nhập mẫu nghiên cứu 61
Biểu đồ 2.11 Cơ cấu số lần đến VQG Phong Nha- Kẻ Bàng 62
Biểu đồ 2.12 Cơ cấu phương tiện truyền thông 62
Biểu đồ 2.13 Cơ cấu kinh tế huyện Bố Trạch giai đoạn 2012 – 2016 77
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 31
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là một ngành kinh tế hình thành muộn hơn so với các ngành kinh tếkhác, tuy nhiên, đây là ngành kinh tế phát triển rất nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càngcao trong tổng sản phẩm quốc nội của các quốc gia Hiện nay, du lịch được xem làmột trong những ngành kinh tế hàng đầu của thế giới, và được ví như là một ngànhcông nghiệp không khói [11]
Đối với nước ta, Đảng và Nhà nước xác định “du lịch là một ngành kinh tếtổng hợp quan trọng mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng
và xã hội hóa cao” và đề ra mục tiêu “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngànhkinh tế mũi nhọn” [3] và “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọngtrong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước” [2]
Trong quá trình phát triển du lịch, môi trường là yếu tố quan trọng bậc nhất,
là nguồn động lực để thu hút khách du lịch Cùng với sự phát triển của đời sốngkinh tế xã hội, du lịch cũng có những thay đổi để phục vụ nhu cầu ngày càng đadạng của con người Một trong những loại hình du lịch mới và chiếm được sự quantâm ngày càng cao của xã hội là du lịch sinh thái Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn
tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng, sự phát triển du lịch sinhthái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội việc làm và nângcao thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương Ngoài ra, du lịch sinh thái còn gópphần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáodục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí
Chính vì vậy, ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợiích về kinh tế, du lịch sinh thái còn được xem là một giải pháp hữu hiệu để bảo vệmôi trường sinh thái, chính điều này làm cho du lịch sinh thái trở nên hấp dẫn đốivới các nước phát triển Du lịch sinh thái được xác định là loại hình du lịch đặc thù,
là tiềm năng và thế mạnh của du lịch Việt Nam
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12Quảng Bình là một tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú, đặc biệt Di sảnThiên nhiên Thế giới vườn quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng là một trongnhững địa danh đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, địa mạo địachất và văn hóa lịch sử, có tiềm năng to lớn để phát triển loại hình du lịch sinh thái.
Vẻ đẹp kỳ bí, quyến rũ không nơi nào có được của vương quốc hang động như một
sự kỳ diệu mà tạo hóa dành riêng cho Quảng Bình
Nhận thức rõ lợi thế, tiềm năng và vai trò của phát triển du lịch nói chung và
du lịch sinh thái nói riêng, trong những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chủtrương và biện pháp tích cực đối với lĩnh vực này
Trong những năm qua lượng du khách đến với Phong Nha – Kẻ Bàng là khálớn Đặc biệt kể từ khi Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được tổ chức giáodục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Thiênnhiên Thế giới, lượng du khách đến Quảng Bình tăng đột biến; nhiều dự án đầu tưphát triển du lịch được triển khai xây dựng, lợi ích thu được rất lớn và đáng khích
lệ, góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tuynhiên, du lịch sinh thái ở VQG Phong Nha - Kẻ Bàng phát triển còn chậm, chưatương xứng với tiềm năng của mình, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượngphục vụ chưa thật tốt Thực trạng này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết cầngiải quyết nhằm đảm bảo vững chắc cho sự phát triển bền vững tại VQG Phong Nha
- Kẻ Bàng Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi chọn đề tài “ Phát triển du lịch sinh thái
t ại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình ” làm đề tài nghiên
cứu luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế chuyên ngành quản lý kinh tế
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đối với nước ta, du lịch sinh thái không còn là khái niệm mới mẻ, đã có rấtnhiều công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái như: “Du lịch sinh thái – Nhữngvấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam” của tác giả Phạm TrungLương [6], “Du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn tự nhiên ở Việt Nam” của tácgiả Lê Văn Lanh [4]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13Đối với VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, đã có một số bài viết, đề tài nghiên cứu
và hội thảo về địa chất, địa mạo, đa dạng sinh học và du lịch bền vững như “ Hộithảo di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng với con đường di sảnmiền Trung” do Sở Thương mại và Du lịch Quảng Bình tổ chức, luận án tiến sĩ
“Phát triển du lịch bền vững tại vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng” của tác giảTrần Tiến Dũng Qua nghiên cứu về tiềm năng du lịch của VQG Phong Nha – KẻBàng, Luận án đã đánh giá tính độc đáo, nổi trội, đặc sắc của tài nguyên du lịchthiên nhiên và nhân văn của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, phân tích những đónggóp tích cực của du lịch đến nền kinh tế - xã hội trong vùng nhất là việc tạo ra việclàm, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương Các công trình nghiên cứu về
du lịch sinh thái còn ít được đề cập
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch, đề tài tập trungđánh giá và đưa ra một số định hướng, giải pháp để phát triển du lịch sinh thái tạiVQG Phong Nha - Kẻ Bàng, từng bước đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịchsinh thái, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch tại VQG Phong Nha - KẻBàng nói riêng và của tỉnh Quảng Bình nói chung trong thời gian tới
- Mục tiêu cụ thể:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển du lịch sinh thái, kinhnghiệm phát triển du lịch sinh thái của một số nước và địa phương trong nước, từ đórút ra bài học kinh nghiệm cho VQG Phong Nha – Kẻ Bàng trong phát triển du lịchsinh thái
Phân tích tiềm năng, đánh giá thực trạng phát triển triển du lịch sinh thái tạiVQG Phong Nha - Kẻ Bàng giai đoạn 2012 – 2016
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái tại VQG Phong Nha
- Kẻ bàng trong thời gian tới
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Phong Nha
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Số liệu thứ cấp
Số liệu được thu thập từ các báo cáo của Ban quản lý VQG Phong Nha - KẻBàng, Trung tâm du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, niêngiám thống kê huyện Bố Trạch để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu và kết quả củahoạt động du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng trong thời gian từ năm 2012 đếnnăm 2016
n: Là kích thước mẫum: Là số biến quan sát
Do đó, kích thước mẫu nghiên cứu của đề tài là: n = 32 x5 =160 mẫu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15- Phương pháp phân tích nhân tố:
Thông tin từ số liệu điều tra sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS Thang đosau khi được đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, sẽ tiến hành phân tíchnhân tố khám phá và phân tích hồi quy để đưa ra các nhân tố và mức độ tác độngcủa các nhân tố đó đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch sinhthái tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
- Phương pháp tổng hợp:
Dùng phương pháp tổng hợp để hệ thống hóa các thông tin thu thập đượclàm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tình hình đầu tư cơ sở vật chất, phát triển cácdịch vụ bổ trợ, kết quả hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phương pháp thống kê, phân tích, so sánh:
Dùng phương pháp thống kê mô tả, phân tích kinh tế và so sánh để xácđịnh xu hướng biến động các chỉ tiêu liên quan đến quá trình đầu tư phát triển vàkết quả hoạt động du lịch tại VQG Phong Nha - Kẻ Bàng cũng như đánh giá mức độhài lòng của du khách về chất lượng các dịch vụ du lịch sinh thái tại VQG PhongNha - Kẻ Bàng
6 Cấu trúc luận văn
Để làm rõ nội dung nghiên cứu, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văngồm ba chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia PhongNha - Kẻ Bàng
Chương 3: Định hướng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại vườnquốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của du lịch sinh thái
1.1.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái
Cho đến nay, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiềuquốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầnglớp xã hội, đặc biệt là đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉngơi Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóacộng đồng, sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh
tế to lớn, tạo cơ hội giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cưđịa phương, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, nơi có cảnh quan thiên nhiên, vănhóa hấp dẫn Mặt khác du lịch sinh thái còn góp phần vào việc nâng cao dân trí vàsức khỏe cộng đồng
Là loại hình du lịch có xu thế phát triển nhanh trên phạm vi toàn thế giới, dulịch sinh thái ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người, nhiều quốc gia,bởi đây là loại hình du lịch có trách nhiệm, có ảnh hưởng lớn đến việc “xanh hóa”ngành du lịch thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường,phát triển phúc lợi cộng đồng và đảm bảo cho sự phát triển bền vững
Du lịch sinh thái là một khái niệm rộng, được hiểu theo nhiều góc độ khácnhau, đến nay, vẫn còn nhiều cách tiếp cận khác nhau về du lịch sinh thái
Năm 1087, thuật ngữ “Du lịch sinh thái” lần đầu tiên được giới thiệu bởi HéctorCeballos Lascuráin Theo ông, “Du lịch sinh thái là điểm du lịch đến những khu vực tựnhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: Nghiên cứu, tham quan với ý thứctrân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”[7]
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17Theo Megan Epler Wood (1991): “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khuvực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường và vănhóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái Đồng thời tạonhững cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích chongười dân địa phương”[11].
Theo Allen (1993): “Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình dulịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao với môi trường và sinh thái, thông quanhững hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề Du lịch sinh thái tạo mối quan hệgiữa con người với thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bảnthân du khách thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường Pháttriển du lịch sinh thái sẽ giảm thiểu tác động của khách du lịch đến môi trường, đảmbảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài nguyên thiên nhiên do du lịch manglại và chú trọng đến những đóng góp tài nguyên thiên nhiên chính cho việc bảo tồnthiên nhiên” [11]
Một trong những định nghĩa được coi là sớm về du lịch sinh thái mà đến nayvẫn được nhiều người quan tâm là định nghĩa của Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế đưa
ra năm 1991: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với các vùng tựnhiên, bảo vệ môi trường và duy trì cuộc sống yên bình của người dân địa phương”.Định nghĩa này đề cao trách nhiệm bảo vệ môi trường, giữ gìn, tôn tạo, tránh sự ảnhhưởng tiêu cực đến môi trường tự nhiên và cả cuộc sống của cư dân địa phương
Theo Tổ chức du lịch thế giới: “ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đượcthực hiện tại những khu vực tự nhiên còn ít bị can thiệp bởi con người, với mụcđích để chiêm ngưỡng, học hỏi về các loài động thực vật cư ngụ trong khu vực đó,giúp giảm thiểu và tránh được các tác động tiêu cực tới khu vực mà du khách đếnthăm Ngoài ra, du lịch sinh thái phải đóng góp vào công tác bảo tồn những khu vực
tự nhiên và phát triển những khu vực cộng đồng lân cận một cách bền vững, đồngthời phải nâng cao được khả năng nhận thức về môi trường và công tác bảo tồn đốivới người dân bản địa và du khách đến thăm” Có thể nói đây là một định nghĩa đầy
đủ nhất nội dung cũng như những đặc điểm của du lịch sinh thái, đó là loại hình dulịch mang tính giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho các tổ chức, cá
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18nhân trong việc bảo tồn, giữ gìn môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa để đảmbảo cho sự phát triển bền vững ở những nơi mà du khách tới thăm.
Du lịch sinh thái mới được nghiên cứu ở Việt Nam vào giữa thập kỷ 90 củathế kỷ XX Năm 1995, dự án thí điểm đầu tiên nằm trong khuôn khổ hợp tác Quốc
tế về nghiên cứu, lập quy hoạch cho những cơ hội phát triển du lịch thám hiểm thiênnhiên ở Việt Nam giữa Việt Nam và các nhà chuyên môn New Zealand
Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học trênthế giới, trong kỷ yếu hội thảo “Xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịchsinh thái” tại Hà Nội năm 1999 đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái như sau:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, cótính giáo dục môi trường và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bềnvững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” Có thể nói đây là mộtđịnh nghĩa đầu tiên của Việt Nam về du lịch sinh thái mang đầy đủ những ý nghĩa
và nội dung của loại hình du lịch này Nó được coi là lý luận cho các nghiên cứu vàứng dụng thực tế về phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
Luật du lịch Việt Nam (2005) đưa ra khái niệm du lịch sinh thái như sau:
“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóađịa phương, với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”
Mặc dù có thể khác nhau về cách diễn đạt và thể hiện nhưng trong các địnhnghĩa về du lịch sinh thái đều có sự thống nhất cao về nội dung ở các điểm sau:
Thứ nhất, phải được thực hiện trong môi trường tự nhiên còn hoang sơ hoặctương đối hoang sơ gắn với văn hóa bản địa
Thứ hai, có khả năng hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tựnhiên, văn hóa và xã hội
Thứ ba, có tính giáo dục môi trường cao, có trách nhiệm với môi trường.Thứ tư, phải có sự tham gia và mang lại lợi ích cho cư dân địa phương
1.1.1.2 Đặc điểm của du lịch sinh thái
Trong thực tế, có một số hình thức du lịch có những đặc điểm và tính chấttương tự như du lịch sinh thái vì yếu tố tiền đề của những loại hình du lịch này là dựavào nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên như du lịch thiên nhiên, du lịch mạo
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19hiểm, Bên cạnh những đặc điểm, tính chất chung của hoạt động du lịch, du lịch sinhthái còn có những đặc điểm khác biệt nhất định so với các loại hình du lịch khác:
- Tính thân thiện với môi trường: Các hình thức hoạt động du lịch sinh tháiđều mang tính thân thiện với môi trường cao Ngay từ khâu quy hoạch xây dựng chođến khâu tổ chức hoạt động đều tuân thủ một nguyên tắc không can thiệp quá nhiều
và hạn chế những tác động xấu đến môi trường tự nhiên Điều này liên quan đến côngnghệ và vật liệu sử dụng trong xây dựng và quản lý hoạt động du lịch sinh thái
- Tính giáo dục cao về môi trường, hệ sinh thái, văn hóa: Các hoạt động dulịch sinh thái thường mang lại những kiến thức đa dạng về hệ sinh thái, về đa dạngsinh học và các giá trị văn hóa truyền thống Qua đó có thể nâng cao nhận thức vàtrách nhiệm của khách du lịch về việc bảo vệ môi trường tự nhiên và nền văn hóadân tộc Ngoài tác dụng làm thay đổi thái độ của du khách, cộng đồng địa phương
và ngành du lịch đối với môi trường tự nhiên, giáo dục môi trường trong du lịchsinh thái còn được coi là công cụ quản lý hữu hiệu tạo nên sự bền vững trong cácvườn quốc gia
- Tính chuyên nghiệp cao: Hoạt động du lịch sinh thái yêu cầu đội ngũ nhânviên phải được đào tạo kỹ càng, chuyên nghiệp, có kiến thức bao quát về môitrường sinh thái, về văn hóa và cả nghiệp vụ bảo tồn
- Tính định hướng thị trường: Do đặc điểm của mình, du lịch sinh thái cótính định hướng thị trường rất cao Du lịch sinh thái có một phân khúc thị trườngriêng, khách du lịch sinh thái thường là những người trưởng thành, có thu nhập cao,
có sự quan tâm đến môi trường thiên nhiên; thích hoạt động ngoài thiên nhiên; cóthời gian du lịch dài hơn và mức chi tiêu nhiều hơn so với khách du lịch ít quan tâmđến thiên nhiên; thường không đòi hỏi cao về đồ ăn, thức uống hoặc nhà nghỉ đầy
đủ, tiện nghi
- Du lịch sinh thái thường có quy mô nhỏ: Để đảm bảo mục tiêu bảo tồn,giảm thiểu các tác động không mong muốn đối với hệ sinh thái, các đoàn khách dulịch sinh thái thường có quy mô không lớn và tần suất hoạt động tại các điểm dulịch cũng không dày
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có tính cộng đồng cao: Du lịch sinh tháihướng đến những khu vực thiên nhiên nhạy cảm với những tác động, nhất là tác độngcủa con người Do vậy, yêu cầu trước tiên là phải có sự tham gia của cộng đồng Nếunhư các loại hình du lịch khác tập trung vào phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh
mà không quan tâm đúng mức đến vai trò và sự có mặt của người dân bản địa trongviệc triển khai các dự án và các chương trình du lịch tại nơi có tài nguyên du lịchphong phú thì du lịch sinh thái đã khơi dậy và đánh thức những tiềm năng sẵn có này
để mang lại thu nhập đáng kể cho người dân địa phương bằng việc phát trển các dịch
vụ bổ trợ như: dịch vụ lưu trú, ăn uống, bán hàng lưu niệm Trong khi các hình thức
du lịch khác xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ với mục đích lợi nhuận, sử dụng vậtliệu xây dựng mới mục đích chính là kinh tế mà không chú trọng đến việc sử dụngvật liệu thân thiên với môi trường thì ngược lại, du lịch sinh thái luôn quan tâm đếnviệc tôn tạo cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển bềnvững, chính những hoạt động này góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạngsinh học, hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của thiên nhiên đến đời sốngcủa người dân bản địa như các hiện tương xói mòn, lũ quét
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái
1.1.2.1 Tài nguyên du lịch sinh thái
Hoạt động du lịch sinh thái nhìn từ bất cứ gốc độ nào cũng đều gắn với tựnhiên và văn hóa bản địa Tài nguyên du lịch sinh thái mà cụ thể là sự tồn tại củacác hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao là yếu tố căn bản,
có tính chất quyết định để tạo nên sản phẩm du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái là yếu tố cơ bản tạo ra sản phẩm của du lịch sinhthái, nó tham gia vào việc tạo ra tính mùa vụ trong hoạt động du lịch, quyết địnhtính nhịp điệu của dòng khách
Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch sinh thái càng phong phú, càng đặc sắcbao nhiêu thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu Du lịchsinh thái là loại hình du lịch gắn liền với thiên nhiên và môi trường nên nguồn tàinguyên lại càng quan trọng hơn và cũng có nguy cơ thường xuyên bị đe dọa, xâm
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21hại và tàn phá Muốn phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững thì một hoạtđộng mang tính nguyên tắc là việc khai thác phải đi đôi với bảo vệ và nuôi dưỡngtài nguyên, đảm bảo nguyên tắc sức chứa.
Một quốc gia, một địa điểm du lịch được du khách quan tâm chỉ khi ở đó cónguồn tài nguyên du lịch phong phú, hệ động thực vật đa dạng, được bảo tồn vàphát triển, môi trường thiên nhiên trong lành Vì vậy việc bảo tồn và phát triểnnguồn tài nguyên cho du lịch sinh thái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Do các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và những nơi có điều kiệncho phát triển du lịch sinh thái thường nằm ở vùng sâu, vùng xa nên việc đi lạithường gặp nhiều khó khăn, vì vây đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để du khách cóthể đến được những điểm tham quan là rất cần thiết Tuy nhiên, nếu việc quy hoạch,xây dựng cơ sở hạ tầng không hợp lý và khoa học sẽ dẫn tới phá vỡ cảnh quan môitrường Vì vậy, việc lập quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho phù hợp, thân thiệnvới môi trường là rất quan trọng
1.1.2.3 Dân cư và lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái
Số lượng dân cư và chất lượng lao động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt độngkinh doanh và quan trọng hơn là ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, hệ động thựcvật tại điểm du lịch sinh thái Hệ sinh thái và môi trường tự nhiên sẽ rất dễ bị phá vỡnếu mật độ dân cư quá đông và trình độ dân trí thấp
Yếu tố quan trọng đối với một điểm du lịch sinh thái đó là lao động làm việctrong các đơn vị này ngoài những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, họ còn phải
là các chuyên gia về môi trường, phải có hiểu biết sâu rộng về hệ động thực vật tạikhu du lịch sinh thái đó
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22Vai trò của cư dân và nguồn nhân lực tại các khu du lịch sinh thái là rất quantrọng, phải có những chiến lược để quy hoạch dân cư và phát triển nguồn nhân lựcmột cách khoa học để đảm bảo hoạt động du lịch sinh thái đi đúng hướng.
1.1.2.4 Yếu tố chính trị, môi trường luật pháp và cơ chế chính sách
Yếu tố an ninh, chính trị gián tiếp chi phối tổng thể và toàn diện đến pháttriển du lịch sinh thái, vì vậy đây là vấn đề rất được quan tâm Bầu không khí hòabình, sự ổn định về chính trị và trật tự an toàn xã hội của một quốc gia chính là yếu
tố đảm bảo sự an toàn của du khách và thúc đẩy du lịch sinh thái phát triển
Trên thực tế, có rất nhiều quốc gia có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái nhưng
sự nhìn nhận của các cấp lãnh đạo, những nhà hoạch định chính sách và đầu tư chưa thật
sự sâu sắc, do đó không có cơ chế, chính sách hợp lý để quy hoạch, phát triển du lịch,điều này làm cho nguồn tài nguyên thiên nhiên bị lãng phí và tàn phá Để du lịch sinhthái phát triển thì việc nhận ra thế mạnh và phát huy nó là một vấn đề cần được quantâm, vấn đề này chỉ được giải quyết khi các nhà hoạch định chính sách, các cấp quản lýnhận thức rõ và đưa ra các cơ chế, chính sách hợp lý để phát triển
Hệ thống pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ cũng như lợi íchcủa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch sinh thái, nó gián tiếp hoặc trực tiếp ảnhhưởng đến mỗi du khách, vì vậy hệ thống pháp luật chi phối rất lớn đến sự pháttriển du lịch sinh thái Hệ thống pháp luật ổn định, việc thực thi pháp luật nghiêmminh sẽ tạo môi trường thuận lợi cho du lịch sinh thái phát triển
1.1.2.5 Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch
Xúc tiến, tuyên truyền, quảng bá là khâu quan trọng trong quá trình pháttriển và xây dựng thương hiệu, hình ảnh của một sản phẩm hay điểm đến
Trên thực tế, nếu một điểm du lịch dù có cảnh quan thiên nhiên đẹp, độc đáo,môi trường trong lành, hệ sinh thái đa dạng nhưng những thông tin về nó khôngđược quảng bá, không đến được với du khách thì điểm du lịch đó cũng không thuhút được nhiều du khách
Có rất nhiều hình thức để quảng bá, xúc tiến, tuy nhiên, việc xây dựng, duytrì và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, môi trường, cảnh quan thiên nhiên
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23đặc biệt là thái độ phục vụ, hành vi ứng xử của nhân viên phục vụ, của dân cư địaphương là những phương thức quảng bá hữu hiệu nhất.
1.1.3 Nguyên tắc của hoạt động du lịch sinh thái
1.1.3.1 Phát triển du lịch sinh thái dựa vào những giá trị của thiên nhiên và bản sắc văn hóa địa phương
Những giá trị của thiên nhiên bao gồm tài nguyên biển, núi, sông, suối…vànhững tập quán văn hóa của cộng đồng dân cư chính là nền tảng của du lịch sinh thái
Chính vì vậy, có nhiều thuật ngữ được hiểu là du lịch sinh thái như: du lịchthiên nhiên, du lịch xanh, du lịch dựa vào thiên nhiên…Các thuật ngữ trên có chungmột nội dung là đưa con người về với thiên nhiên, trực tiếp sử dụng các nguồn tàinguyên thiên nhiên ở trạng thái nguyên sơ, phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí
và nghiên cứu của du khách Tuy nhiên, các loại hình du lịch đó chưa đồng nghĩavới du lịch sinh thái vì hoạt động của nó chưa đề cập đến sự tham gia trực tiếp củacộng đồng dân cư sở tại, chưa quan tâm đến lợi ích cho cộng đồng và đóng góp cho
sự bảo tồn và phát triển bền vững
1.1.3.2 Hoạt động du lịch sinh thái góp phần diễn giải, giáo dục môi trường tự
nhiên, văn hóa xã hội của địa phương
Trong hoạt động du lịch sinh thái, các cơ quan cung ứng dịch vụ du lịch, cơquan bảo tồn, cơ quan quản lý nhà nước và du khách có trách nhiệm thực hiện cácgiải pháp nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu tác động tiêu cực của dulịch đối với môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa Đây là nguyên tắc cơ bản,giúp phân biệt du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác
Các chương trình hoạt động của du lịch sinh thái chủ yếu do các hướng dẫn viênđịa phương, những người có kiến thức sâu rộng và am hiểu về giá trị của những tàinguyên thiên nhiên xung quanh họ để có thể truyền đạt lại cho du khách Những hướngdẫn viên này giữ vai trò là người trung gian giữa thiên nhiên và cộng đồng dân cư với
du khách tham quan, họ có trách nhiệm vừa giới thiệu về đặc điểm tài nguyên thiênnhiên, văn hóa của khu vực, vừa giám sát các hoạt động của khách du lịch
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Việc có các trung tâm thông tin, cơ sở lưu trú, ăn uống, sách báo… tại các khu dulịch sinh thái cũng mang tính giáo dục, diễn giải về môi trường Chính vì vậy, thông qua
du lịch sinh thái, du khách được cung cấp những kiên thức, kinh nghiệm và thông tin đầy
đủ nhằm nâng cao sự tôn trọng đối với môi trường tự nhiên
1.1.3.3 Hoạt động du lịch sinh thái đóng góp tích cực cho bảo tồn tài nguyên
và văn hóa bản địa
Tài nguyên du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm đối với tác động từ hoạtđộng du lịch và hoạt động kinh tế, những hoạt động này có thể làm cho tài nguyênthiên nhiên bị cạn kiệt, tài nguyên du lịch văn hóa bản địa bị mai một
Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên là bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn gen, bảotồn loài, đặc biệt là bảo tồn những loài động, thực vật quý hiếm đang có nguy cơtuyệt chủng Bảo tồn những giá trị văn hóa bản địa là việc duy trì, tôn tạo nhữnglàng nghề truyền thống, những phong tục tập quán, tín ngưỡng, những lễ hội, nhữngnét văn hóa, văn nghệ đặc trưng…
Kinh phí cho hoạt động bảo tồn từ ngân sách nhà nước, nguồn tài trợ từ bênngoài và đặc biệt là thông qua sự đóng góp kinh phí từ các đơn vị kinh doanh dulịch và du khách Khách du lịch sinh thái thường rất quan tâm đến môi trường vàcác giá trị văn hóa bản địa, họ thường có trình độ dân trí cao hơn và có khả năngthanh toán cao, họ sẵn sàng đóng góp kinh phí để thực hiện công tác bảo tồn, vì vậy,công tác thu phải được tổ chức chặc chẽ, nguồn kinh phí và các khoản đóng gópphải được sử dụng hiệu quả vào công tác bảo tồn
1.1.3.4 Hoạt động du lịch sinh thái tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu mà du lịch sinh thái hướng tới Dulịch sinh thái đặc biệt quan tâm tới việc huy động tối đa sự tham gia của cộng đồngđịa phương vào hoạt động du lịch, cùng chia sẻ lợi nhuận thu được nhằm cải thiệnđời sống của người dân địa phương Dân cư địa phương là những người am hiểu cácđiều kiện cũng như tài nguyên khu vực đó nên họ có thể là những hướng dẫn viên,người cung cấp các dịch vụ cho du lịch sinh thái Hơn nữa, khi người dân tham gia
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25công tác quy hoạch, quản lý họ sẽ đóng góp nhiều ý kiến bổ ích cho những ngườilàm du lịch, ngược lại nếu không có sự ủng hộ của người dân địa phương thì côngtác bảo tồn sẽ không có hiệu quả.
1.1.4 Những yêu cầu và ý nghĩa của việc phát triển du lịch sinh thái
1.1.4.1 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
- Thứ nhất, cần có sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đadạng sinh thái cao Hệ sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý,khí hậu và động thực vật Theo công ước đa dạng sinh học được thông qua tại Hội nghịthượng đỉnh Rio De Jannero về môi trường, đa dạng sinh thái là một bộ phận và là mộtdạng thứ cấp của đa dạng sinh học Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểucộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vôsinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: Đất, nước, khí hậu…
Như vậy, có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiênnhiên, chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình vớitính đa dạng sinh thái cao Điều này giải thích tại sao hoạt động du lịch sinh tháithường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt ở các VQG, nơi còntồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao Tuy nhiên điều này khôngphủ nhận sự tồn tại của một số loại hình du lịch sinh thái phát triển ở những vùngnông thôn hoặc các trang trại điển hình
- Thứ hai, chất lượng của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch phải từng bướcđược nâng cao Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao sự hiểu biết cho du khách,người hướng dẫn viên du lịch phải là người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên
và văn hóa cộng đồng địa phương Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớnđến hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái Trong nhiều trường hợp, cần phảicộng tác với người dân địa phương để có được những hiểu biết tốt nhất
Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyêntắc, các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận vàkhông có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu du lịch, ngược lại,các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng dân cư địa phương nhằm mục đích bảo vệmột cách bền vững các giá trị tự nhiên và văn hóa, cải thiện cuộc sống của ngườidân địa phương.
- Thứ ba, là nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động của hoạt động du lịchsinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái cần được tổ chức với
sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về sức chứa
+ Trên góc độ vật lý, sức chứa được hiểu là số lượng tối đa khách du lịch màkhu du lịch có thể tiếp nhận Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về khônggian đối với mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ
+ Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về số lượng du khách mà tại đóbắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến cuộc sốngbình thường của người dân địa phương
+ Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu
du lịch có khả năng phục vụ Nếu lượt khách vượt quá giới hạn này thì năng lựcquản lý như: lực lượng nhân viên, phương tiện và trình độ quản lý… của khu dulịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của du khách, làm mất khả năng quản lý vàkiểm soát hoạt động của du khách, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái
Do khái niệm sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng, mặt khác mỗikhu vực khác nhau sẽ có chỉ số sức chứa khác nhau, vì vậy khó có thể xác định mộtcon số chính xác cho mỗi khu du lịch
Một điểm cần lưu ý trong quá trình xác định sức chứa là quan niệm về sựđông đúc của các nhà nghiên cứu có sự khác nhau Vì vậy cần phải tiến hànhnghiên cứu sức chứa của các địa điểm cụ thể để có các quyết định đúng đắn vềquản lý, du lịch sinh thái không thể đáp ứng được các nhu cầu của tất cả cũngnhư mọi loại du khách
- Thứ tư, phải thỏa mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách
du lịch về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hóa bản địa Đây
là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch sinh thái
1.1.4.2 Ý nghĩa của phát triển du lịch sinh thái
- Một là, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển du lịch bền vững
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27Mục tiêu của du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng là phục vụ nhucầu vui chơi giải trí, phục hồi sức khỏe cho con người Với du lịch sinh thái còn làgiáo dục du khách ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, giúp du khách nhận thứcđược rằng môi trường sinh thái là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển cho thế
hệ tương lai
Trên thực tế, việc bảo tồn đa dạng sinh học thường bị cho là một trở ngại chophát triển kinh tế bởi muốn bảo tồn đa dạng sinh học thì phải hạn chế tối đa sự canthiệp tiêu cực của con người vào tự nhiên Việc phát triển hệ thống giao thông, cácnhà máy… là cơ sở để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho dân cư địa phươngnhưng lại sinh ra nhiều chất thải độc hại, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cựcđến việc bảo tồn đa dạng sinh học Để đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệtài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, vừa bảo đảm môi trường trong lành thìhướng đi hiệu quả là phát triển loại hình du lịch sinh thái
Cư dân địa phương ở gần các khu bảo tồn thiên nhiên, VQG, các khu vực cónguồn tài nguyên đa dạng, phong phú thường có cuộc sống khó khăn, cuộc sống của
họ phụ thuộc nhiều vào việc săn bắt, khai thác gỗ…Để hạn chế tác động tiêu cựcđến môi trường cần tạo việc làm, giúp họ có thêm thu nhập trên chính nơi mà họsinh ra, từ chính nguồn tài nguyên mà họ đã gắn bó bao đời nay
Rõ ràng, du lịch sinh thái là một trong những phương tiện để bảo vệ tàinguyên thiên nhiên và phát triển du lịch bền vững vì cùng một lúc có thể đáp ứngđược nhu cầu của thế hệ hiện tại về phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm, tạothu nhập cho người dân địa phương, vừa đáp ứng được nhu cầu của các thế hệtương lai là bảo vệ môi trường tự nhiên và hệ sinh thái, đảm bảo cho sự phát triểnbền vững của ngành du lịch
- Hai là, góp phần giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phươngKhi du lịch sinh thái phát triển, người dân địa phương được tạo điều kiện làmviệc tại các cơ sở kinh doanh du lịch, trở thành hướng dẫn viên hoặc tham gia phục
vụ du lịch tại địa phương Điều này làm giảm sức ép đối với các khu bảo tồn so vớitrước đây, khi người dân không có lựa chọn nào khác ngoài việc tàn phá tài nguyênthiên nhiên để kiếm sống
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28Từ các khoản đóng góp của các đơn vị kinh doanh du lịch sinh thái, nguồnngân sách địa phương sẽ được tăng lên, từ đó có điều kiện để đầu tư phát triển y tế,giáo dục và cơ sở hạ tầng tại địa phương Du lịch sinh thái là giải pháp tốt để pháttriển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và nâng caophúc lợi xã hội cho cộng đồng dân cư bản địa.
- Ba là, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpnông thôn theo hướng tiến bộ
Phát triển du lịch sinh thái được coi là một giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông thôn từ kinh tế nông nghiệp độc canh sang kinh tế nông nghiệp
đa canh và phát triển nền kinh tế hàng hóa với các ngành nghề đa dạng Thu nhập từcác hoạt động phục vụ khách du lịch chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của các
hộ gia đình tại các điểm du lịch sinh thái Điều này làm cho đời sống của cư dân địaphương ngày càng được cải thiện và đảm bảo có một mức sống tốt hơn
Du khách của loại hình du lịch sinh thái ngoài việc đi du lịch để được sốngtrong môi trường trong lành, nền văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc riêng, họ còn cónhững nhu cầu thưởng thúc những món ăn đặc sản của địa phương, mua sắm quàlưu niệm điều này sẽ tạo việc làm, thúc đẩy phát triển những ngành nghề thủ côngtruyền thống
Ở nhiều địa phương, từ khi phát triển du lịch sinh thái, bộ mặt kinh tế xã hộithay đổi một cách rõ ràng Du lịch sinh thái phát triển như là một hình thức để giữgìn bản sắc văn hóa bản địa, làm thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấuthu nhập của cư dân địa phương, làm cho người dân địa phương chuyển dần từ nềnkinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế dịch vụ, hàng hóa với tỷ trọng GDP của cácngành nghề phi nông nghiệp ngày một tăng cao
- Bốn là, góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng mà hoạt động du lịch sinhthái phải tuân theo bởi các giá trị nhân văn là một bộ phận hữu cơ không thể táchrời với các giá trị môi trường tự nhiên Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với vănhóa là một mối quan hệ có tính tất yếu khách quan Tính tất yếu khách quan đó
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 29trước hết bắt nguồn từ mối quan hệ nội tại: Du lịch là một hoạt động văn hóa, hơnthế nữa mục tiêu cuối cùng của du lịch là sự phát hiện, tiếp nhận và nâng cao giá trịvăn hóa vốn ẩn chứa trong các hiện tượng của cuộc sống Bởi thế, du khách của dulịch sinh thái ngoài nhu cầu muốn thưởng thức không khí trong lành, tìm hiểu,khám phá thiên nhiên hoang dã còn có nhu cầu tìm hiểu nền văn hóa bản địa nơi họđến thăm Nền văn hóa càng lâu đời, độc đáo, càng thu hút và hấp dẫn du khách
1.2 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI CỦA MỘT SỐ
NƯỚC, ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VƯỜN
QUỐC GIA PHONG NHA - KẺ BÀNG
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái của một số nước trên thế giới 1.2.1.1 Kinh nghiệm cải tạo, phát triển du lịch đảo Nami để trở thành điểm du lịch sinh thái tiêu biểu của Hàn Quốc
Đảo Nami nằm ở thành phố Chuncheon, cách thủ đô Seoul, Hàn Quốckhoảng 70km Đây là hòn đảo xinh đẹp, gắn liền với sự thành công của bộ phim
“Bản tình ca mùa đông” Năm 2015, đảo Nami thu hút gần 5 triệu khách du lịch,trong đó xấp xỉ 2 triệu khách quốc tế Đây là con số đáng kinh ngạc bởi trên thực tế,
du lịch của hòn đảo nhỏ bé này đã từng có giai đoạn suy thoái, tưởng chừng khôngthể vực dậy được
Việc khai thác đảo Nami được chính thức bắt đầu từ năm 1966 khi công typhát triển du lịch KyoungChun được thành lập, lượng khách du lịch thăm quan đảotăng đều cho đến năm 1989, tuy nhiên, đến năm 1990 bắt đầu đi vào suy thoái Từnăm 2002, công ty tuyên bố cải tạo lại đảo và những nỗ lực trong quá trình tái tạolại môi trường du lịch nơi đây đem lại kết quả là Đảo Nami đã quay trở lại vị trí vốn
có của nó, là địa điểm du lịch tiêu biểu của Hàn Quốc Để làm được điều này, ĐảoNami đã có rất nhiều chiến lược để cải tạo, phát triển du lịch, cụ thể:
- Phục hồi hệ sinh thái
Đảo Nami đã tiến hành việc cải tạo môi trường kể từ sau năm 2002, công tyKyoungChun đã tiến hành thay cột đèn điện, lắp lại đường dây điện, phá bỏ cáchàng rào, vứt bỏ các thùng rác bẩn, quyết định không tiến hành ký lại hợp đồng khicác đơn vị thuê đất làm ăn trên đảo hết hạn hợp đồng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30Tích cực trong việc cải thiện môi trường sinh thái với hoạt động mang tên
“Cleanup Nami” Trong 8 tháng, từ tháng 11 năm 2002 đến tháng 6 năm 2003, trêntổng diện tích 460 nghìn m2, cứ 10m công ty lại cho tiến hành đào đất để kiểm traviệc chôn rác thải bất hợp pháp để tiến hành xử lý Đồng thời tiến hành xây dựng
mô hình quy hoạch cây xanh, ngừng việc phun thuốc bảo vệ thực vật để tạo thànhrừng cây và thảm thực vật xanh mướt như ngày nay
Cùng với Hiệp hội bảo vệ môi trường ở thành phố ChunCheon, Ban quản lýđảo đã xây dựng trung tâm tái chế tại đảo Nami trên khu đất ngày xưa dùng để đốtrác thải Những rác thải có thể tái chế thu được trong quá trình đào xới đất để tìmlượng rác thải bị chôn bất hợp pháp đã được phân loại và sử dụng vào các mục đíchcải tạo môi trường du lịch.Với những nỗ lực về tái chế như vậy, đảo được côngnhận là thiên đường tái chế, hòn đảo tái sinh môi trường
- Hợp tác với các Tổ chức quốc tế, hiệp hội và sự tham gia của cộng đồngVới chiến lược mở rộng hợp tác, liên kết, ban quản lý Đảo Nami đã tạokhông gian trên đảo để Trung tâm giáo dục môi trường Hàn Quốc và nhiều cơ quankhác sử dụng Các cơ quan này tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm và các hoạtđộng trên đã trở nên nổi tiếng, nhờ đó thu hút được nhiều khách du lịch đến với đảohơn Đảo cũng tổ chức sự kiện trồng cây với sự tham gia của cộng đồng Năm 2006,với sự tham gia của đông đảo khách tham quan, công ty quản lý đã tiến hành trồng
400 cây thủy sam và gọi nơi đây là “Sequaia family garden - Rừng cây thủy sam”,năm 2007 trồng “Rừng cây Nami”, năm 2008 trồng “ rừng cây bách phong” Các sựkiện này đã gây ấn tượng mạnh cho người dân trong việc nhận thức về bảo vệ môitrường và đã góp phần tăng hiệu quả quảng bá nhằm thu hút khách du lịch tới thămquan nhiều lần nữa
Sự thành công của “Bản tình ca mùa đông” và những nỗ lực nhằm xây dựngmột điểm du lịch phức hợp kết hợp giữa văn hóa và môi trường sinh thái thiên nhiên
là những điểm đột phá trong chiến lược quảng bá hình ảnh đảo Nami ra thế giới
1.2.1.2 Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Indonesia
Với nền văn hóa đa dạng và độc đáo, trong các thập niên trước đây,
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31Indonesia chủ yếu chỉ phát triển du lịch dựa vào loại hình du lịch văn hóa Du lịchsinh thái bắt đầu được coi trọng tại Indonesia từ năm 1995 Để tăng cường cácphong trào du lịch sinh thái ở Indonesia, tại Hội thảo quốc gia lần thứ hai về du lịchsinh thái được tổ chức tại Bali tháng 7 năm 1996 đã thông qua việc thành lập Hiệphội Du lịch sinh thái Indonesia (Masyarakat Ekowisata Indonesia), viết tắt là MEI.
Từ năm 1996, các cuộc thảo luận, hội thảo về du lịch sinh thái ở Indonesia đãtăng lên Việc này đã khuyến khích MEI thực hiện cuộc họp đầu tiên vào năm 1997tại Flores, năm 1998 tại Tana Toraja, Sulawesi Selatan Các tổ chức như: Tổng cụcBảo vệ thiên nhiên và bảo tồn, Bộ Lâm nghiệp và trồng rừng, các ban phát triển ởcác địa phương, MEI cũng như các tổ chức Phi chính phủ đã và đang tham gia vàoviệc thiết lập các nguyên tắc cho sự phát triển của du lịch sinh thái ở Indonesia
Nhiều dự án phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng được triển khaithành công đã mở ra hướng đi mới cho việc phát triển du lịch sinh thái bền vững
ở Indonesia Điển hình như: dự án phát triển du lịch sinh thái tại VQG GunungHalimum (Tây Java), với mục tiêu là bảo tồn sự bền vững tính đa dạng sinh học trên
cơ sở trao quyền cho cộng đồng địa phương Để thực hiện các mục tiêu phát triểntrên, VQG Gunung Halimun đã thành lập một tổ chức cộng đồng địa phương Trong
tổ chức cộng đồng địa phương, người ta lập ra một ban điều hành gồm một nhà lãnhđạo, thư ký, thủ quỹ… để điều hành hoạt động dựa trên mục tiêu, nhu cầu của cộngđồng địa phương Các khoản thu thuộc về tổ chức cộng đồng địa phương được giámsát chặt chẽ, được sử dụng để bảo vệ rừng quốc gia và lợi ích cho cộng đồng địaphương Tổ chức cộng đồng địa phương cùng với các tổ chức khác cũng tham giatích cực vào công tác bảo vệ môi trường và công tác tuyên truyền cho du khách vàngười dân thông qua vận động, tài liệu quảng cáo, các bản đồ, video
Ở nhiều vùng khác ở Bali – Indonesia, người ta cũng thành lập các ban quản
lý có sự tham gia của cộng đồng địa phương như ở Alas Kedaton – một điểm dulịch ở Bali được quản lý bởi cộng đồng làng Ngoài việc tạo việc làm cho dân cư địaphương, người ta cũng gắn chặt lợi ích của cộng đồng với việc phát triển du lịchsinh thái Thu nhập của cộng đồng làng được phân phối trong dân và các cơ quan cóliên quan như: tiền giữ xe được chia sẽ cho chính quyền địa phương là 65%, còn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32cộng đồng địa phương là 35% Vì vậy, bên cạnh việc tuyên truyền, chính lợi íchkinh tế đã gắn chặt trách nhiệm của người dân trong việc bảo tồn môi trường và vănhóa cho sự phát triển du lịch sinh thái bền vững.
Có thể thấy, du lịch sinh thái tại Indonesia vẫn còn nhiều việc phải làm đểchống lại sự phá hoại tài nguyên và văn hóa Tuy nhiên, thành công của nhiều dự án
du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng đã chứng minh được tính đúng đắn: muốn pháttriển du lịch sinh thái bền vững và lâu dài phải dựa vào cộng đồng địa phương,nhưng để làm được điều này cần phải mang lại lợi ích thật sự cho họ
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái của một số địa phương trong nước 1.2.2.1 Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại bản Sín Chải – Lào Cai
Bản Sín Chải cách SaPa khoảng 4 km, nằm trên sườn núi thuộc dãy HoàngLiên, phần lớn địa phận của Bản nằm trong hoặc sát kề với VQG Hoàng Liên vớinhững dãy rừng nguyên thủy bạt ngàn và hệ sinh thái đa dạng, quý hiếm
SaPa nói chung và bản Sín Chải nói riêng được thiên nhiên ban cho điều kiệntài nguyên, khí hậu rất tốt, thuận lợi cho việc phát triển du lịch Ở đây hàng năm đãthu hút một lượng lớn khách đến tham quan nghỉ ngơi, đặc biệt kể từ khi thực hiệnchính sách mở cửa và hội nhập thì lượng khách du lịch quốc tế đến tham quan tănglên nhanh chóng Song song với lợi ích kinh tế đạt được từ du lịch, các hoạt độngmang tính tiêu cực cũng đã xuất hiện ngày một rõ nét, thể hiện sự xuống cấp về tàinguyên thiên nhiên, một số tài nguyên rừng đang bị khai thác vì cuộc sống mưusinh của người dân, thêm vào đó là sự biến mất của những nét văn hóa bản địa và sựxâm nhập của các tệ nạn xã hội Vấn đề này đã làm nảy sinh hàng loạt câu hỏi làphải làm thế nào để đảm bảo phát triển du lịch mà vẫn bảo tồn được tài nguyênthiên nhiên, giữ gìn được các nét bản sắc văn hóa bản địa và mang lại lợi ích kinh tếcho cộng đồng dân cư
Để đáp ứng vấn đề trên, năm 2001, Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế(IUCN) cùng với Tổ chức Phát triển Hà lan (SNV) đã xây dựng một chương trìnhphát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Bản Sín Chải trong khuôn khổ dự án "Tăngcường năng lực cho các sáng kiến về du lịch bền vững" Tiêu chí của mô hình làthúc đẩy cộng đồng tham gia các dịch vụ du lịch nhằm bảo tồn được tài nguyên
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33thiên nhiên và giá trị văn hóa bản địa, góp phần giải quyết việc làm và xóa đói giảmnghèo cho người dân Chính vì thế mô hình du lịch tại bản Sín Chải còn được gọi là
Du lịch sinh thái cộng đồng
Do điều kiện khó khăn về mặt địa lý và nhận thức của cộng đồng dân tộcH'Mông nên mô hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Sín Chải đãđược triển khai theo quy trình:
- Ban quản lý chương trình đã nghiên cứu, tổng hợp các vấn đề có liên quannhư đặc điểm dân cư, tài nguyên thiên nhiên để đánh giá độ hấp dẫn, tính nhạy cảm
và khả năng tham gia của cộng đồng
- Nghiên cứu khả năng có thể bảo tồn tài nguyên, bảo tồn giá trị văn hoácũng như khả năng phát triển du lịch, thu hút khách du lịch, các lợi ích du lịch manglại cho cộng đồng, nghiên cứu khả năng nguồn tài chính giúp đỡ cộng đồng vànguồn lực khác có ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình
- Quá trình triển khai thực hiện chương trình là một quá trình vận dụng tổnghợp nhiều biện pháp khác nhau từ vận động, giáo dục đến khuyến khích để tạo rachuyển biến về nhận thức của cộng đồng dân cư
- Mô hình tập trung huy động các hộ gia đình tham gia các hoạt động cung cấpcác dịch vụ cho khách khi đến tham quan, du lịch tại bản Sín Chải Dân bản đã tổchức cung cấp nhà trọ, sản xuất lương thực và cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách
du lịch; hướng dẫn khách thực hiện chương trình du lịch leo núi, tham quan làng bản,tìm hiểu về văn hoá, phong tục tập quán và cuộc sống cộng đồng dân tộc
Sự thành công bước đầu của mô hình là thu hút ngày càng nhiều khách du lịchđến tham quan làng bản, tạo ra nguồn thu mới cho cộng đồng dân cư ở Bản Sín Chải.Cộng đồng thoả thuận về phân chia lợi nhuận do hoạt động du lịch mang lại: Doanhthu các dịch vụ du lịch 70% thuộc về dân bản, 15% thuộc về Ban quản lý và hỗ trợphát triển du lịch của làng, 15% còn lại đóng góp vào quỹ phát triển cơ sở hạ tầng
Thông qua mô hình phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, niềm tựhào của người dân về giá trị văn hoá bản địa ngày càng được nâng cao Mô hìnhphát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại bản Sín Chải còn góp phần nângcao vai trò làm chủ của cộng đồng, nâng cao điều kiện sinh hoạt và cơ sở hạ tầngnông thôn miền núi
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 341.2.2.2 Phát triển du lịch sinh thái vườn hồ tiêu tại đảo Phú Quốc
Trước đây, nông dân Phú Quốc chỉ đơn thuần phát triển nghề sản xuất hồtiêu truyền thống để cung ứng sản phẩm cho thị trường Khi Phú Quốc phát triểncác loại hình du lịch, nhiều nông hộ đã thay đổi cách nghĩ, cách làm, mở ra cáctuyến du lịch sinh thái vườn hồ tiêu và cung ứng sản phẩm đến du khách Từ môhình này, nhiều nông dân Phú Quốc đã làm giàu trên chính mảnh đất của mình
Từ năm 2012, Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Kiên Giang đã hỗ trợ trườngĐại học Cần Thơ thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình sảnxuất tiêu Phú Quốc đạt chuẩn GlobalGAP”, với tổng diện tích mô hình là 5 ha tạinăm nhà vườn hồ tiêu trên đảo đạt chứng nhận GlobalGAP Đặc biệt, Sở cũng đãphối hợp với Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang nghiên cứu thực hiện ba mô hình du lịchsinh thái vườn hồ tiêu trên đảo Phú Quốc Đây là cơ sở khoa học để phát triển sảnphẩm du lịch sinh thái vườn hồ tiêu nơi đảo ngọc
Hiện nay, nhiều công ty du lịch phối hợp với một số gia đình người dân ởhuyện Phú Quốc mở các tour du lịch sinh thái tham quan vườn tiêu trên đảo PhúQuốc, bình quân mỗi ngày, các nhà vườn đón hàng trăm khách du lịch trong vàngoài nước đến tham quan, tận hưởng không gian xanh, thoáng mát, yên tĩnh và tìmhiểu về nghề trồng tiêu Ngoài việc tập trung chăm sóc, phát triển vườn hồ tiêu luônxanh tốt, nâng cao năng suất, chất lượng tiêu hạt, nhà vườn còn đầu tư xây dựng nhànghỉ sinh thái và tổ chức một số dịch vụ phụ trợ phục vụ khách du lịch Khi thamgia tour du lịch sinh thái vườn tiêu, du khách sẽ được các nhà vườn giới thiệu các
kỹ thuật trồng, chăm sóc để tạo ra sản phẩm hồ tiêu Phú Quốc luôn cay nồng, mangđậm hương vị độc đáo mà nơi khác không có được
Các vườn tiêu được phân thành nhiều lô để giới thiệu từng thời kỳ sinhtrưởng, phát triển của cây tiêu; trưng bày, giới thiệu những nông cụ phục vụ nghềtrồng tiêu; trưng bày và bán các loại tiêu hạt, sản phẩm chế biến từ hạt tiêu phục vụ
du khách kết hợp quảng bá tiềm năng du lịch Phú Quốc
Hiện nay du lịch sinh thái vườn hồ tiêu trên đảo ngọc đang là một sản phẩm rấthấp dẫn, thu hút du khách tìm đến thư giãn, thưởng ngoạn cảnh quan tươi đẹp, hữu tìnhtrong những chuyến du lịch Phú Quốc Du khách đến đảo Phú Quốc không chỉ khám phá
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35những danh lam, thắng cảnh, thưởng thức những món ngon, độc đáo mà còn hiểu biếtthêm nét đẹp văn hóa, những sản phẩm đặc trưng của Phú Quốc qua các mô hình sảnxuất nông nghiệp Đây là điều kiện để hồ tiêu Phú Quốc mở rộng thị trường, vươn ra thếgiới và góp phần quảng bá du lịch Phú Quốc – Kiên Giang Sản phẩm du lịch này khôngchỉ góp phần nâng cao giá trị của nghề trồng tiêu Phú Quốc, mang lại hiệu quả thiết thựccho các nhà vườn và khách du lịch mà còn chuyển tải thông điệp bảo vệ, khôi phục, táitạo môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
1.2.3 Bài học rút ra cho Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng trong phát triển
du lịch sinh thái
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng sở hữu những phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp,nhiều điểm tham quan hấp dẫn nhưng loại hình du lịch sinh thái chưa phát triểntương xứng với tiềm năng; chưa có chiến lược đúng đắn để phát huy những nguồnlực sẵn có để du lịch sinh thái thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong
cơ cấu kinh tế của tỉnh
Từ những kinh nghiệm về tổ chức, quản lý, đầu tư và tạo nguồn nhân lực chophát triển du lịch sinh thái ở một số nước và địa phương trong nước có trình độ pháttriển cao về du lịch sinh thái như Hàn Quốc, Indonesia, nếu chỉ xem xét đến yếu tốtài nguyên du lịch sinh thái thì VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có thể nói là không hềthua kém Tuy nhiên thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở nước ta nói chung vàVQG Phong Nha – Kẻ Bàng nói riêng còn có khoảng cách khá xa so với các nướcnói trên, như vậy mấu chốt tồn tại sự khác biệt này là gì?
Để phát triển có hiệu quả du lịch sinh thái, các địa phương và các nước đó đãtập trung giải quyết các vấn đề sau:
Chính phủ các nước Hàn Quốc, Indonesia đều rất chú trọng đến phát triển dulịch sinh thái, coi công tác phát triển du lịch sinh thái là một quốc sách nên đã dành
sự ưu tiên đầu tư cho du lịch sinh thái cả về cơ chế, chính sách lẫn hạ tầng kỹ thuật,
cơ sở vật chất
Về công tác quản lý, các nước nói trên đều sử dụng một cách có hiệu quả môhình quản lý: Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng cùng tham gia và cùng chia sẻlợi ích Trong đó cộng đồng sở tại có vai trò rất quan trọng và được xem là yếu tố
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36cơ bản, từ việc xây dựng các thể chế phù hợp với địa phương, giám sát thực hiệnđến việc phân phối lợi nhuận theo mục tiêu cơ bản là bảo tồn những giá trị cảnhquan, nhân văn và môi trường cho sự phát triển bền vững, gắn liền với lợi ích củacác bên tham gia.
Chính quyền các địa phương và các nước Hàn Quốc, Indonesia xem việc duytrì và bảo vệ môi trường, cân bằng cảnh quan sinh thái, duy trì và phát triển văn hóabản địa là mối quan tâm hàng đầu, xem đây là những thách thức to lớn cần có chiếnlược phù hợp để giải quyết Bên cạnh đó, việc duy trì và phát triển đa dạng sinh họctrên tầm quốc gia cũng được đẩy mạnh, cùng với việc đầu tư, mở rộng các hệ thốngkhu bảo tồn quốc gia như là một giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên
du lịch sinh thái đã tạo tiền đề cho hoạt động du lịch sinh thái phát triển đồng bộ
Các sở, ban ngành của các địa phương và các nước Hàn Quốc, Indonesia đều
có sự phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch để tổ chức và quản lý các hoạt động dulịch sinh thái, tạo ra những chiến lược và sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng cao;khai thác hiệu quả, đồng bộ tài nguyên du lịch, đem lại nguồn thu cho đất nước, tạo
vị thế nhất định đối với nước ngoài Có các cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiệnthuận lợi cho du lịch sinh thái phát triển linh hoạt và uyển chuyển, khuyến khíchmọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt chútrọng khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và chia sẻ lợi ích với cộngđồng, gắn quyền lợi với nghĩa vụ Phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ tàinguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, phát huy bản sắc văn hóa địa phương
Từ kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại các nước và một số địaphương trong nước cho thấy tầm quan trọng của một định hướng và kế hoạch pháttriển du lịch sinh thái rõ ràng Định hướng phát triển du lịch sinh thái vừa có thểđược xem là bước đi tiên phong trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vừa là cơ sở pháttriển một loại hình kinh doanh của một quốc gia Do vậy, tổ chức một Hội đồngquốc gia với sự tham gia của nhiều bộ, ban, ngành, của giới kinh doanh và cộngđồng địa phương là cần thiết Ở một nước đang phát triển như Việt Nam, xây dựng
và vận hành một hội đồng như mô hình này sẽ gặp phải không ít khó khăn do khảnăng phối hợp giữa các ban, ngành; giữa nhà nước, giới doanh nghiệp và giới
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37nghiên cứu còn hạn chế Việc điều phối hoặc chỉ đạo tổ chức ở cấp Chính phủ cóthể giải quyết khó khăn này.
Với nhiều tiềm năng về tự nhiên, VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có nhiều điềukiện để phát triển du lịch sinh thái Tuy vậy, làm thế nào để phát triển du lịch sinhthái vẫn là vấn đề thu hút nhiều người quan tâm Hiện tại sản phẩm du lịch sinh tháicủa VQG Phong Nha – Kẻ Bàng chưa thực sự tạo ra một điểm nhấn trong lòngkhách du lịch Thay vào đó, sự đa dạng của văn hóa, dân tộc và cảnh quan thiênnhiên đã trở thành hình ảnh của VQG Phong Nha – Kẻ Bàng trong con mắt khách
du lịch quốc tế Phát triển du lịch sinh thái gắn với những hình ảnh và sản phẩm dulịch đã có sẵn này có thể là một phương thức để phát triển thị trường khách du lịchsinh thái tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng
Từ những kinh nghiệm nêu trên và xuất phát từ tình hình thực tế, VQGPhong Nha – Kẻ Bàng có thể tham khảo và học tập các nước và một số địa phươngtrong việc phát triển du lịch sinh thái và quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch
về năm vấn đề chủ yếu:
- Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và đề ra các giải pháp
để thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái
- Hai là, mạnh dạn đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất nhằm phát triển
du lịch sinh thái
- Ba là, tạo ra những sản phẩm độc đáo, đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn sự chú ýcủa du khách
- Bốn là, tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch sinh thái
- Năm là, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch sinh thái
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG
2.1 TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA PHONG NHA – KẺ BÀNG
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 2.1.1.1 Lịch sử hình thành
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng tiền thân là khu rừng đặc dụng Phong Nha, đượcthành lập theo Quyết định số 194/CT ngày 09/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộtrưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) Đây là khu rừng đặc dụng đầu tiên của tỉnhQuảng Bình nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng nguyên sinh trên núi đá vôi gắn liền vớicác di tích lịch sử của dân tộc Việt Nam
Năm 1993, Khu rừng đặc dụng Phong Nha được chuyển thành Khu bảo tồnthiên nhiên Phong Nha theo Quyết định số 964/QĐ-UB ngày 05/12/1993 củaUBND tỉnh Quảng Bình với tổng diện tích 41.132 hécta (Ha)
Năm 1999: Dự án đầu tư cho VQG đề xuất điều chỉnh phân hạng quản lý từkhu bảo tồn thiên nhiên lên phân hạng VQG
Ngày 12 tháng 12 năm 2001, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng được thành lậptheo Quyết định số 189/TTg của Thủ tướng Chính phủ, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng
có tổng diện tích là 85.754 hécta (Ha) Sau khi điều chỉnh lên VQG Phong Nha - KẻBàng, tổ chức bộ máy Ban quản lý khu bảo tồn cũng được điều chỉnh lại thành Banquản lý VQG theo Quyết định số 24/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Bình ngày20/3/ 2002
Năm 2003, tại cuộc họp toàn thể của Uỷ ban di sản thế giới lần thứ 27 diễn
ra tại trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc(UNESCO) từ ngày 30 tháng 6 đến ngày 5 tháng 7 năm 2003, VQG Phong Nha -
Kẻ Bàng chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vớitiêu chí: Có các giá trị địa chất, địa mạo và địa lý nổi bật toàn cầu
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Năm 2009: Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận là Di tíchQuốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1272/QĐ - TTg ngày 12/8/2009 của Thủtướng Chính phủ.
Năm 2013: Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày05/7/2013 về việc điều chỉnh ranh giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng từ 85.754 halên tổng diện tích là 123.326 ha (tăng 30.570 ha)
Ngày 03 tháng 7 năm 2015, tại kỳ họp lần thứ 39 tại Bonn, Cộng Ḥòa LiênBang Đức, với sự nhất trí hoàn toàn của các quốc gia thành viên Ủy ban di sản thếgiới (WHC), VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO lần thứ hai ghi danhvào danh sách di sản thiên nhiên thế giới với 2 tiêu chí mới: “Có giá trị nổi bật đạidiện cho các tiến trình sinh thái trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh tháitrên cạn” và “Sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn
đa dạng sinh học”
Trong những năm qua, lượng khách du lịch đến tham quan VQG Phong Nha
- Kẻ Bàng ngày càng đông, nhất là từ khi VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đượcUNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới Cùng với Thánh Địa Mỹ Sơn,Phố cổ Hội An và Cố đô Huế, Di Sản Thiên Nhiên Thế Giới VQG Phong Nha - KẻBàng hình thành nên tuyến du lịch độc đáo “Con đường Di sản Miền Trung” tạonên sức hấp dẫn đối với khách du lịch
2.1.1.2 Các phân khu chức năng của vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng có tổng diện tích là 123.326 ha, được quy hoạchthành ba phân khu chức năng, mỗi phân khu có cơ chế quản lý khác nhau, bao gồm:Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu hành chínhdịch vụ
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 100.296 ha, chiếm 81,32% tổngdiện tích của Vườn Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có chức năng bảo vệ tài nguyênrừng và đất rừng, cảnh quan thiên nhiên và các tài nguyên sinh học, các di tích vănhóa – lịch sử nằm trong phân khu Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ cho phéptiến hành các hoạt động sau đây:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40+ Nghiên cứu khoa học về rừng, về động thực vật, về dân tộc học, về địa lý,cảnh quan thiên nhiên, hệ thống hang động, về khí hậu, chế độ thủy văn theo cácchương trình đã đề ra của VQG Các hoạt động khác nằm ngoài chương trình phảiđược nghiên cứu, lập kế hoạch và phải được Bộ Nông nghiệp và phát triển nôngthôn cho phép.
+ Các hoạt động học tập, nghiên cứu, khảo sát thực địa về rừng, về hệ sinhthái của các viện nghiên cứu, các trường Đại học
+ Cho phép mở một số tuyến tham quan, du lịch sinh thái, đi bộ ngắm cảnhnhư tuyến du lịch từ đường 20 tại điểm lèn A, qua Rào Con, tới Hàng Én Tuyến dulịch này cần phải được thiết kế chi tiết để đảm bảo không gây ảnh hưởng xấu đếnmôi trường cũng như tài nguyên rừng
- Phân khu phục hồi sinh thái
Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích 19.619 ha, chiếm 16% diện tích củaVườn Mục đích của phân khu phục hồi sinh thái là khôi phục diện tích rừng đã bịsuy thoái thông qua quá trình phục hồi tự nhiên hoặc có sự hỗ trợ, nhằm làm tăngtổng diện tích sinh sống cho quần thể các loại động vật hoang dã
Phân khu phục hồi sinh thái cho phép xây dựng đường giao thông và cơ sở
hạ tầng nhằm bảo vệ và phát triển rừng cũng như phục vụ các hoạt động du lịch
- Phân khu hành chính – dịch vụ
Phân khu hành chính – dich vụ có tổng diện tích 3.411 ha, nằm trên địa bàn
xã Sơn Trạch (3.162 ha) và xã Tân Trạch (246 ha) thuộc huyện Bố Trạch
Phân khu hành chính – dịch vụ gồm có trụ sở Ban quản lý VQG và các côngtrình phục vụ khác Trong phân khu này được phép tổ chức các hoạt động du lịch,xây dựng vườn thực vật để bảo tồn những nguồn gen quý hiếm.Trường Đại học Kinh tế Huế