1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Mẫu Sơn - Lạng Sơn

68 451 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Và du lịch sinh thái được xtôi như một hướng đi có hiệu quả, một xu thế phát triển ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người, bởi đó là loại hình du lịch thiên nhiên có trách nhiệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA: NGỮ VĂN

**********

HÀ CÔNG NAM

TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

TẠI KHU DU LỊCH MẪU SƠN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC

HÀ NỘI - 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA: NGỮ VĂN

**********

HÀ CÔNG NAM

TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

TẠI KHU DU LỊCH MẪU SƠN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC

Người hướng dẫn khoa học ThS NGUYỄN HẠNH PHƯƠNG

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này

là trung thực, chính xác

Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin được trích dẫn trong khóa luận

này đã được ghi rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2017

Sinh viên

Hà Công Nam

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn toàn

thể các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cơ bản về nghề nghiệp, tạo điều kiện

cho tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS Nguyễn Hạnh

Phương, cán bộ giảng dạy của Khoa Ngữ văn đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình thực hiện đề tài này

Do trình độ nhận thức, kinh nghiệm học tập có hạn nên Khóa luận tốt

nghiệp của tôi không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự đóng góp và

chỉ bảo của các thầy cô giáo để Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2017

Sinh viên

Hà Công Nam

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang 8

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Đóng góp của khoá luận 4

6 Bố cục của khoá luận 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 5

1.1 Cơ sở lý luận về du lịch 5

1.1.1 Khái niệm về du lịch 5

1.1.2 Phân loại về du lịch 7

1.2 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái 7

1.2.1 Khái niệm về du lịch sinh thái 7

1.2.2 Những đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái 10

1.2.3 Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái 11

1.2.4 Vai trò của phát triển du lịch sinh thái 13

1.2.5 Tài nguyên du lịch sinh thái 15

Tiểu kết chương 1 21

Chương 2 THỰC TẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI MẪU

SƠN 22

2.1 Khái quát về khu du lịch Mẫu Sơn 22

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Mẫu Sơn 23

2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 23

2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 25

2.3 Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở Mẫu Sơn 32

2.3.1 Cơ sở vật chất phục vụ du lịch 32

2.3.2 Các loại hình du lịch có thể tổ chức tại Mẫu Sơn 33

2.3.3 Nguồn lực lao động 34

2.3.4 Tình hình khách du lịch và doanh thu 35

Trang 9

2.3.5 Marketing quảng cáo du lịch 38

2.3.6 Hiện trạng khai thác các tuyến, điểm du lịch của khu du lịch Mẫu Sơn 39

2.4 Đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch của Mẫu Sơn theo nguyên tắc du lịch sinh thái 41

2.4.1 Mức độ đảm bảo giáo dục và thuyết minh môi trường 41

2.4.2 Phân tích hiện trạng hỗ trợ bảo tồn tự nhiên 41

2.4.3 Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương 42

2.4.4 Vấn đề bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 42

2.4.5 Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với chuyến du lịch Mẫu sơn 43

Tiểu kết chương 2 43

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở MẪU SƠN 44

3.1 Quan điểm phát triển du lịch sinh thái ở Mẫu Sơn 44

3.1.1 Phát triển du lịch phải gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan 44

3.1.2 Phát triển du lịch nhanh và bền vững, góp phần tích cực vào phát 45

triển kinh tế xã hội địa phương 45

3.1.3 Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch 45

3.1.4 Phát triển du lịch có kế hoạch và được kiểm soát 45

3.1.5 Giáo dục và phát huy năng lực cộng đồng 45

3.1.6 Sử dụng nguồn thu nhập từ du lịch cho phát triển khu du lịch và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương 46

3.1.7 Có biện pháp chống ô nhiễm môi trường 46

3.1.8 Phát triển du lịch gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an 46

toàn xã hội 46

3.2 Các mục tiêu và định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Mẫu Sơn 46

3.2.1 Mục tiêu 46

3.2.2 Định hướng tổng quát 47

3.2.3 Định hướng chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Mẫu Sơn 47

3.2.4 Định hướng phát triển các loại hình du lịch 49

3.3 Một số giải pháp phát triển Du lịch sinh thái ở Mẫu Sơn 49

3.3.1 Phân vùng không gian tổ chức hoạt động du lịch sinh thái 49

Trang 10

3.3.3 Tạo lập, xây dựng chính sách phát triển phù hợp 50

3.3.4 Phát triển công tác giáo dục bảo vệ môi trường 50

3.3.5 Tăng cường hoạt động xúc tiến quảng bá 50

3.3.6 Chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương 51

3.3.7 Đào tạo nguồn nhân lực hoạt động du lịch tại địa phương 51

Tiểu kết chương 3 52

KẾT LUẬN 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54

PHỤ LỤC 55

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay cùng với sự phát triển kinh tế trên Thế giới, du lịch đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống văn hoá - xã hội của con người Tuy nhiên việc vận dụng và khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ cho du lịch nhiều nơi còn chưa được hiệu quả, không những không khai thác hết được tiềm năng của các dạng tài nguyên mà còn dẫn đến những tác động không tốt cho môi trường Do vậy, trong những thập kỷ gần đây, việc phát triển kinh tế du lịch phải được gắn với bảo vệ môi trường, phát triển du lịch phải theo hướng bền vững Và du lịch sinh thái được xtôi như một hướng đi

có hiệu quả, một xu thế phát triển ngày càng chiếm được sự quan tâm của nhiều người, bởi đó là loại hình du lịch thiên nhiên có trách nhiệm hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn tự nhiên, các giá trị văn hoá bản địa, phát triển cộng đồng

mà vẫn đảm bảo nguồn lợi về kinh tế

Trong những năm trở lại đây, du lịch Lạng Sơn thực sự đã có được sức hút đối với du khách gần xa Số lượt du khách mỗi năm đến với tỉnh ngày càng tăng Có thể nói, một số loại hình du lịch của tỉnh như: du lịch mua sắm,

du lịch tín ngưỡng, tâm linh tích cực, du lịch lễ hội, du lịch biên giới…đã và đang thực sự có chỗ đứng trong lòng du khách

Vùng núi Mẫu Sơn nằm phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, địa hình đa dạng, có tới hàng trăm ngọn núi lớn nhỏ với những khu rừng nguyên sinh có nhiều loại cây quý hiếm và hệ thống sông suối khá dày Mẫu Sơn là vùng có điều kiện rất phù hợp để phát triển trang trại trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày kết hợp trồng rừng Giá trị bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào Dao, Nùng, Tày luôn được duy trì và phát huy, thể hiện qua các sản phẩm ẩm thực độc đáo có tính chất riêng của Lạng Sơn và đồng bào dân tộc nơi đây như: rượu trắng Mẫu Sơn, mật ong, đào Mẫu Sơn, chanh rừng đặc

Trang 12

biệt là măng rầm, ớt rừng, chè tuyết – một loại chè không có hàng có luống

mà là những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi trên các đỉnh núi cao quanh năm

ẩn trong sương mù

Mẫu Sơn được đánh giá là khu vực có tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái với lợi thế điều kiện khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, những giá trị về bản sắc văn hoá dân tộc thuần khiết của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh đỉnh núi đang cần được đầu tư phát triển và đảm bảo tính bền vững

Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Tiềm năng

và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Mẫu Sơn - Lạng Sơn” Qua đó xác định hướng khai thác hợp lý, kết hợp phát triển kinh tế du

lịch với bảo về môi trường, phát triển du lịch bền vững Bên cạnh đó góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh của khu du lịch Mẫu Sơn đối với khách du lịch trong và ngoài nước Đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn nói chung và Mẫu Sơn nói riêng

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích

Trên cơ sở lý luận về du lịch sinh thái (DLST) đồng thời vận dụng những kiến thức đã học về du lịch để áp dụng nghiên cứu về DLST và thực trạng của hoạt động DLST ở Mẫu Sơn, từ đó xác định hướng khai thác hợp lý, kết hợp phát triển kinh tế du lịch với bảo về môi trường, phát triển du lịch bền vững

Góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh của khu du lịch Mẫu Sơn đối với khách du lịch trong và ngoài nước Đẩy mạnh phát triển du lịch của tỉnh Lạng Sơn nói chung và Mẫu Sơn nói riêng

* Nhiệm vụ

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về DLST

Trang 13

- Nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng phát triển DLST ở Mẫu Sơn, những hạn chế còn tồn tại cần giải quyết

- Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng của khu du lịch, khoá luận đề xuất phương hướng và một số giải pháp phát triển loại hình DLST ở khu du lịch Mẫu Sơn

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Tiềm năng, hiện trạng khai thác du lịch sinh thái tại Mẫu Sơn

* Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu khu vực Mẫu Sơn thuộc địa phận 3 xã: Mẫu Sơn, Công Sơn (Cao Lộc) và (Mẫu Sơn) Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Thu thập các thông tin, dữ liệu, kết quả nghiên cứu trước đó về loại hình du lịch sinh thái, các tài liệu về Mẫu Sơn và các hoạt động du lịch tại Mẫu Sơn

4.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống để khảo sát thực tế, áp dụng việc nghiên cứu lý luận gắn với thực tiễn, bổ sung cho lý luận ngày càng hoàn chỉnh hơn

4.3 Phương pháp điều tra xã hội học

Đây là phương pháp quan trong không thể thiếu trong đánh giá mức độ chính xác của vấn đề nghiên cứu Sử dụng phương pháp này để phỏng vấn trực tiếp một số du khách tham gia du lịch tại Mẫu Sơn, những người có trách nhiệm quản lý khu du lịch và những người cung cấp dịch vụ cho khách du lịch Qua đây có thể biết được tính hấp dẫn của khu du lịch, cũng như tâm tư

Trang 14

nguyện vọng của khách du lịch từ đó có cách nhìn xác thực về tài nguyên và hoạt động du lịch tại nơi nghiên cứu

4.4 Phương pháp so sánh tổng hợp

Việc so sánh và tổng hợp các thông tin và số liệu đã thu thập được nhằm đưa ra cái nhìn tổng thể về phát triển du lịch sinh thái tại Mẫu Sơn

5 Đóng góp của khoá luận

Điều tra, khảo sát, đánh giá khai thác tài nguyên du lịch sinh thái tại khu du lịch Mẫu Sơn Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp để phát huy những lợi thế, khắc phục những hạn chế còn tồn tại, góp phần thúc đẩy khu du lịch Mẫu Sơn ngày càng phát triển

6 Bố cục của khoá luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận có kết cấu thành 3 chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái

- Chương 2: Tiềm năng, hiện trạng hoạt động du lịch sinh thái ở Mẫu

Sơn

- Chương 3: Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái

ở Mẫu Sơn

Trang 15

Du lịch được hiểu một cách đơn giản là hoạt động gắn liền với việc nghỉ ngơi, giải trí thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của con người Du lịch không tồn tại độc lập mà phải gắn liền với sự phát triển của một số ngành dịch

vụ tạo thành một chuỗi hoàn chỉnh đáp ứng mọi nhu cầu của khách khi tham gia hoạt động du lịch Từ khi du lịch xuất hiện đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch được đưa ra

Tại hội nghị liên hợp quốc về du lịch họp tại Roma-Italia (21/8 - 05/9/1963), các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hiện tượng kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lư trú không phải là nơi làm việc của họ” [15]

Theo Pirogionic,1985 khái niệm về du lịch được xác định như sau: “Du lịch là hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển

Trang 16

của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo đó là việc tiêu thụ các giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa lịch sử”.[15]

Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đưa ra khái niệm về du lịch năm 1993: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ những cuộc hành trình và lưu trú của con người ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ với mục đích hòa bình” [9]

Theo điều 4 luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến di chuyển của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [9]

Du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội mà nó còn gắn với hoạt động kinh tế: “Du lịch là sự di chuyển tạm thời của con người hay tập thể từ nơi này đến nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế”.[9]

Khái niệm du lịch một mặt mang ý nghĩa xã hội là việc đi lại của con người nhằm mục đích nghỉ ngơi giải trí, tìm hiểu, khám phá…mặt khác du lịch là ngành kinh tế có liên quan đến nhiều thành phần tạo thành một ngành dịch vụ như : Lưu trú, ăn uống, giao thông vận tải…vì vậy có thể đánh giá tác động của du lịch ở rất nhiều khía cạnh khác nhau

Nhìn chung thông qua các định nghĩa về du lịch từ rất nhiều nguồn khác nhau có thể hiểu: Du lịch là hoạt động của con người di chuyển ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhưng không thường xuyên với mục đích phục hồi sức khỏe và thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu khám phá, nâng cao nhận thức của bản thân

Trang 17

1.1.2 Phân loại về du lịch

Du lịch có rất nhiều tiêu chí để phân loại thành nhiều nhóm khác nhau

Có thể phân loại theo tiêu chí mục đích chuyến đi hoặc lãnh thổ hoạt động, cũng có thể phân loại theo tiêu chí thời gian tổ chức chuyến đi, hoặc tiêu chí

về phương tiện tổ chức chuyến đi Hiện nay các chuyên gia về du lịch Việt Nam thường phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản sau đây:

1.1.2.1 Phân loại theo môi trường tài nguyên

- Môi trường tài nguyên du lịch tự nhiên

- Môi trường tài nguyên du lịch nhân văn

1.1.2.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi

- Du lịch thuần túy (tham quan, giải trí, khám phá, nghỉ dưỡng, thể thao, lễ hội)

1.1.2.3 Du lịch kết hợp (tôn giáo, nghiên cứu, chữa bệnh, hội nghị, hội thảo,

thể thao, thăm người thân)

1.1.2.4 Phân loại theo lãnh thổ hoạt động

- Du lịch quốc tế

- Du lịch nội địa

- Du lịch quốc gia

1.2 Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái

1.2.1 Khái niệm về du lịch sinh thái

“Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã mau chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người từ những lĩnh vực khác nhau Đây là một khái niệm rộng được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau Đối với một số người “Du lịch sinh thái” đơn giản được hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của 2 từ ghép “Du lịch” và “Sinh thái” vốn đã quen thuộc với nhiều người Song đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì một số người quan niệm “Du lịch sinh thái” là du lịch thiên nhiên mà trong thực tế đã xuất

Trang 18

hiện từ đầu những năm 1800 (Ashton, 1993) Với khái niệm này mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi đều được hiểu là “Du lịch sinh thái”

Có thể nói cho đến nay khái niệm về “Du lịch sinh thái” vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau Tuy nhiên, mặc dù những tranh luận vẫn còn tiếp tục nhằm đưa ra một định nghĩa chung được chấp nhận về “Du lịch sinh thái”, đa số ý kiến tại các diễn đàn quốc tế chính thức về “Du lịch sinh thái” đều cho rằng “Du lịch sinh thái” là loại hình

du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được những giá trị thiên nhiên và văn hoá mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hoá bản địa [6,11]

“Du lịch sinh thái” là loại hình du lịch tham quan, thám hiểm, đưa du khách tới những môi trường còn tương đối nguyên vẹn, vềcác vùng thiên nhiên hoang dã, đặc sắc đểtìm hiểu, nghiên cứu các hệ sinh thái và các nền văn hoá bản địa độc đáo, làm thức dậy ở du khách tình yêu và trách nhiệm bảo tồn phát triển đối với tự nhiên và cộng đồng địa phương Là hình thức du lịch có trách nhiệm không làm ảnh hưởng đến các khu bảo tồn thiên nhiên, không ảnh hưởng đến môi trường và góp phần duy trì, phát triển cuộc sống của cộng đồng người dân địa phương

Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về “Du lịch sinh thái” lần đầu tiên được Hector Ceballos Lascurain đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt : Nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hoá được khám phá” [6,11]

Trang 19

Cùng với thời gian, định nghĩa về “Du lịch sinh thái” được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đưa ra, điển hình là: “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường

tự nhiên và văn hoá mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương.” (Wood, 1991) [5]

Định nghĩa của Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế: “Du lịch sinh thái

là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương “

Như vậy, từ định nghĩa đầu tiên được đưa ra năm 1987 cho đến nay, nội dung của định nghĩa về “Du lịch sinh thái” đã có sự thay đổi, từ chỗ đơn thuần coi hoạt động “Du lịch sinh thái” là loại hình du lịch ít tác động đến môi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực hơn theo đó “Du lịch sinh thái”

là loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn và đtôi lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

Ở Việt Nam, “Du lịch sinh thái” là lĩnh vực mới được đặt ra nghiên cứu

từ giữa thập kỷ 90 song đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu về du lịch và môi trường Do trình độ nhận thức khác nhau, ở những góc độ nhìn nhận khác nhau, khái niệm về “Du lịch sinh thái” cũng còn nhiều điểm chưa thống nhất Định nghĩa về “Du lịch sinh thái” ởViệt Nam:

“Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” [7]

Như vậy, qua các khái niệm nêu trên chúng ta thấy được rằng có rất nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch sinh thái, song ta cũng có thể thấy rằng

đa số các ý kiến của các chuyên gia đều cho rằng Du lịch sinh thái là loại hình

Trang 20

du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái

1.2.2 Những đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái

Phát triển du lịch nói chung và DLST nói riêng đều thực hiện dựa trên

cơ sở khai thác và sử dụng tiềm năng về du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn kèm theo cơ sở hạ tầng và dịch vụ Những sản phẩm du lịch được hình thành

từ các tiềm năng về tài nguyên đtôi lại lợi ích cho xã hội Vì vậy DLST vừa mang những đặc trưng chung của du lịch lại vừa mang đặc trưng riêng của mình:

1.2.2.1 Tính đa ngành

Đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch nói chung và DLST nói riêng, đồng thời thu nhập của xã hội từ du lịch mang lại nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác thông qua sản phẩm du lịch dịch vụ cung cấp cho khách

du lịch như điện nước, nông sản, hàng hóa

1.2.2.2 Tính đa thành phần

Được thể hiện ở sự đa dạng của các bên tham gia vào DLST, trong đó

có cả khách du lịch, những người phục vụ trong ngành du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức cá nhân và tổ chức phi chính phủ…

1.2.2.3 Tính đa mục tiêu

DLST mang lại nhiều lợi ích về nhiều khía cạnh như bảo tồn tự nhiên, cảnh quan lịch sử – văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế, nâng cao ý thức trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội

1.2.2.4 Tính liên vùng

Giữa các tuyến điểm du lịch với một quần thể các điểm du lịch trong phạm vi một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia

1.2.2.5 Tính mùa vụ

Trang 21

Mọi hoạt động du lịch nói chung đều mang tính mùa vụ, làm cho cường

độ hoạt động du lịch tập trung cao vào một thời điểm nào đó trong năm, đặc biệt là du lịch biển, giải trí cuối tuần hoặc thể thao theo mùa Tính mùa vụ hình thành do nhiều yếu tố vừa tác động riêng rẽ vừa tác động đồng thời

1.2.2.6 Tính chi phí

Phụ thuộc vào mục đích đi du lịch của du khách đó là đi du lịch để hưởng thụ sản phẩm du lịch chứ không phải đi du lịch để kiếm tiền

1.2.2.7 Tính xã hội

Thu hút được sự tham gia của đại bộ phận trong xã hội vào hoạt động

du lịch một cách trực tiếp hay gián tiếp

1.2.3 Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái

1.2.3.1 Có hoạt động diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường qua đó

tạo ý thức tham gia vào các hoạt động bảo tồn, giảm thiểu các tác động tiêu cực

Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động DLST đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường, tạo ra sự khác biệt nổi bật giữa DLST với các loại hình du lịch dựa vào tự nhiên khác Khi tham gia DLST, du khách được cung cấp những kiến thức, kinh nghiệm và thông tin đầy đủ nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách với môi trường

tự nhiên Từ đó du khách không chỉ được hiểu biết về giá trị của môi trường

tự nhiên mà còn hiểu biết về văn hóa bản địa Với những hiểu biết đó, thái độ

cư xử của du khách sẽ thay đổi, được thể hiện bằng những nỗ lực tíc h cực hơn trong hoạt động bảo tồn và phát triển những giá trị tự nhiên, sinh thái và văn hóa khu vực

1.2.3.2 Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái

DLST là mục tiêu hàng đầu của họat động du lịch, bởi sự bảo tồn của DLST gắn liền với môi trường tự nhiên và các HST điển hình Sự xuống cấp

Trang 22

của môi trường tự nhiên, sự suy thoái các HST đồng nghĩa với sự đi xuống của DLST Với nguyên tắc này, mọi hoạt động DLST sẽ phải được quản lý chặt chẽ để giảm thiểu tác động tới môi trường, một phần thu nhập từ hoạt động DLST sẽ được dùng để đầu tư thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường và duy trì sự phát triển các HST

1.2.3.3 Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng

Các giá trị văn hóa bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của HST ở một không gian cụ thể Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương, dưới tác động nào đó sẽ mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực Vì vậy, hậu quả của quá trình làm thay đổi HST sẽ tác động trực tiếp đến DLST Việc tôn trọng, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là quá trình không thể thiếu trong hoạt động của DLST

1.2.3.4 Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

Đây vừa là nguyên tắc vừa là mục tiêu hướng tới của DLST, bởi phần lớn các hoạt động du lịch khác đều ít mang lại lợi ích cho người dân địa phương, điều này dẫn tới sự bất bình đẳng trong xã hội Tuy nhiên, DLST lại đặc biệt quan tâm tới việc huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng địa phương vào họat động DLST, cùng chia sẻ lợi nhuận thu được nhằm cải thiện đời sống của người dân nơi đó Cộng đồng địa phương là những người

am hiểu các điều kiện cũng như tài nguyên tại khu vực đó nên họ có thể là những hướng dẫn viên, người cung cấp các dịch vụ cho DLST, bán hàng lưu niệm cho khách, người tuyên truyền và thực hiện công tác bảo tồn…Hơn nữa khi người dân tham gia công tác quy hoạch, quản lý DLST, họ sẽ đóng góp nhiều ý kiến bổ ích cho những người làm du lịch Ngược lại, nếu không có

sự ủng hộ của người dân thì công tác bảo tồn sẽ không có hiệu quả

Trang 23

1.2.4 Vai trò của phát triển du lịch sinh thái

Phát triển DLST là khai thác có hiệu quả những giá trị của tài nguyên DLST kèm theo những giá trị về cơ sở hạ tầng và lao động, tạo ra sức hấp dẫn

về tài nguyên DLST bằng các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của du khách, đtôi lại lợi ích cho xã hội Sự phát triển DLST có vai trò vô cùng to lớn

1.2.4.1 DLST với bảo vệ môi trường

Môi trường và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau Môi trường

là các thông số đầu vào, tiền đề để phát triển mạnh du lịch, ngược lại thông qua phát triển DLST sẽ giúp môi trường được bảo vệ và nâng cao chất lượng DLST được xtôi là công cụ tốt nhất để bảo tồn thiên nhiên, nâng cao chất lượng môi trường, đề cao các giá trị cảnh quan và nhận thức của toàn dân về

sự cần thiết phải bảo vệ hệ sinh thái (HST) dễ bị tổn thương, khống chế sự thay đổi của môi trường sinh thái, khắc phục những tài nguyên đang bị hủy hoại

Phát triển DLST đồng nghĩa với bảo vệ môi trường vì DLST tồn tại gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình DLST được xtôi là công cụ bảo tồn đa dạng sinh học, nếu các hoạt động DLST được thực hiện một cách đúng nghĩa thì sẽ giảm thiểu được các tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học Sở dĩ như vậy là vì bản chất của DLST là loại hình du lịch dựa trên cơ sở các khu vực có tính hấp dẫn cao về tự nhiên và có hỗ trợ cho bảo tồn tự nhiên Bên cạnh đó, việc phát triển DLST còn đặt ra yêu cầu đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện về kinh phí để nâng cáp cơ sở hạ tầng, duy trì

và bảo tồn các thắng cảnh, tuyên truyền, vận động người dân địa phương thông qua các dự án bảo vệ môi trường, ngoài ra, DLST còn tạo cơ hội để du khách ủng hộ tích cực trong việc bảo tồn tài nguyên môi trường

Trang 24

DLST còn tạo động lực quan trọng, khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường

và duy trì HST Người dân khi nhận được lợi ích từ hoạt động DLST, họ có thể hỗ trợ ngành du lịch và công tác bảo tồn tốt hơn, bảo vệ các điểm tham quan Không chỉ dừng lại ở đó DLST còn khuyến khích cải thiện cơ sở hạ tầng địa phương gồm đường xá, cầu cống, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc…nhờ đó mà ngày càng thu hút khách du lịch và cải thiện môi trường địa phương

Như vậy phát triển DLST ngoài việc thỏa mãn những nhu cầu mong đợi của du khách nó còn duy trì, quản lý tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường và là “Bí quyết để phát triển bền vững”

1.2.4.2 DLST với giải quyết việc làm và các vấn đề văn hóa xã hội

Việc phát triển DLST tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là cộng đồng địa phương DLST phát triển làm thay đổi cách sử dụng tài nguyên truyền thống, thay đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân dựa trên cơ sở tài nguyên và nội lực của mình Phát triển DLST góp phần cải thiện đáng kể đời sống văn hóa xã hội của nhân dân DLST tạo điều kiện đẩy mạnh sự giao lưu văn hóa giữa du khách và người địa phương, góp phần làm cho đời sống văn hóa - xã hội những vùng này càng trở lên sôi động hơn, văn minh hơn DLST phát triển tốt, nhiều dịch

vụ du lịch chất lượng cao được tăng cường, điều đó tạo điều kiện giữ gìn trật

tự, an toàn xã hội.Tuy nhiên về mặt người dân bản địa dù dưới hình thức nào khi đã thương mại hóa thì văn hóa của họ cũng bị ảnh hưởng, du lịch luôn du nhập những thói quen có thể tốt có thể tiêu cực DLST sẽ góp phần hạn chế tối thiểu mặt tiêu cực thông qua giáo dục có mục đích cho du khách, cộng đồng địa phương khi tham gia vào hành trình DLST

Trang 25

1.2.4.3 DLST góp phần tăng GDP

Du lịch là một ngành kinh doanh sinh lợi hơn bất kỳ một ngành kinh tế nào khác Lợi nhuận hàng năm mang lại cho các quốc gia này hàng trăm triệu USD Theo số liệu điều tra của hiệp hội DLST thế giới thì DLST chiếm khoảng 20% thị phần du lịch thế giới, ước tính DLST đang tăng trưởng hàng năm với tốc độ trung bình từ 10%-30% Sự đóng góp kinh tế của DLST không chỉ phụ thuộc vào lượng tiền mang đến khu vực mà điều quan tâm là lượng tiền đọng lại ở khu vực mà nhờ đó tạo ra được những tác động nhân bội Theo ước lượng chung là không đến 10% số tiền tiêu của du khách được nằm lại ở cộng đồng gần điểm DLST vì phần lớn kinh phí được sử dụng cho tiếp thị và đi lại trước khi du khách đến điểm du lịch

1.2.5 Tài nguyên du lịch sinh thái

1.2.5.1 Khái niệm tài nguyên Du lịch sinh thái

Tài nguyên du lịch nói chung của mỗi lãnh thổ bao gồm các yếu tố liên quan điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội vốn có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra trên lãnh thổ đó được sử dụng vào mục đích du lịch Hay cụ thể hơn, “tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tốcăn bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch,…” [5]

DLST được phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa Do đó, tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch, “nó bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó”

Như vậy, không phải tất cả giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành phần, các thể tổng hợp tự

Trang 26

nhiên,các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ mục đích phát triển DLST mới được xtôi là tài nguyên DLST Điều này có nghĩa là khi nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp tài nguyên DLST của một lãnh thổ cho mục đích phát triển DLST thì những hệ sinh thái (tự nhiên, nhân sinh) phản ánh đầy đủ các điều kiện tự nhiên của lãnh thổ đó, chỉ có những giá trị văn hóa bản địa (vật thể và phi vật thể) là sản phẩm của quá trình sinh sống lâu dài trên cơ sở khai thác các điều kiện tự nhiên trên lãnh thổ và phản ánh được các đặc trưng mang tính quy luật giữa tự nhiên và con người của lãnh thổ mới được coi là tài nguyên DLST

Tài nguyên DLST rất phong phú, đa dạng Một số loại tài nguyên DLST chủ yếu thường được nghiên cứu khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu của

du khách gồm:

- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loại sinh vật đăc hữu, quý hiếm (các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, sân chim…)

- Các hệ sinh thái nông nghiệp phản ánh tổng hợp các điều kiện sản xuất của lãnh thổ (vườn cây ăn trái - miệt vườn ở Đồng Bằng sông Cửu Long, trang trại, làng hoa cây cảnh - Đà Lạt, Hà Nội…)

- Các giá trị văn hóa bản địa hình thành và phát triển gắn liền với sự tồn tại của hệ sinh thái tự nhiên như các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết của cộng đồng

1.2.5.2 Các đặc điểm của tài nguyên du lịch sinh thái

* Tài nguyên Du lịch sinh thái thường rất nhạy cảm với các tác động

So với các dạng tài nguyên phục vụ loại hình du lịch khác, tài nguyên DLST thường rất nhạy cảm với những tác động của con người Bởi những yếu tố tự nhiên, hay văn hóa bản địa được coi là tài nguyên DLST là thành

Trang 27

phần không thể tách rời trong cấu trúc sinh thái cảnh quan của mỗi lãnh thổ

du lịch Những thành phần này tồn tại, phát triển trong mối quan hệ hữu cơ với nhau một cách hết sức chặt chẽ Do đó, sự thay đổi tính chất của một số thành phần tự nhiên hoặc sự suy giảm hay mất đi của một số loài sinh vật cấu thành nên hệ sinh tháinào đó dưới tác động của con người sẽ là nguyên nhân để thay đổi, thậm chí mất đi hệ sinh thái đó và tác động tiếp theo là phá

vỡ những tập quán, phương thức canh tác của cư dân địa phương, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng lãnh thổ đó

và kết quả là tài nguyên DLST sẽ bị ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau

* Tài nguyên DLST chịu sự chi phối mạnh mẽ của quy luật nhịp điệu (đặc

biệt là nhịp điệu mùa)

Tài nguyên du lịch nói chung và DLST nói riêng đều chịu tác động của quy luật nhịp điệu Nhưng DLST là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa nên những tài nguyên DLST chịu sự chi phối mạnh mẽ hơn

cả và đây là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của loại tài nguyên này

Sự lệ thuộc này chủ yếu dựa theo quy luật diễn biến của khí hậu, đây là nhân

tố có vai trò động lực tạo nên sự biến đổi mang tính nhịp điệu của tất cả các thành phần tự nhiên, nhân văn, và nó sẽ quyết định tính nhịp điệu trong hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ DLST Vì vậy, vấn đề đặt ra

là các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách phát triển DLST, trong quá trình hoạch định các loại hình du lịch, các tuyến điểm du lịch, là tạo nên khả năng khai thác hoạt động du lịch một cách liên tục

* Tài nguyên DLST thường được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du

lịch

Không giống như các dạng tài nguyên khác, sau khi được khai thác có thể vận chuyển đi nơi khác Tài nguyên Du lịch nói chung và tài nguyên DLST nói riêng thường được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm nhằm thỏa

Trang 28

mãn nhu cầu của du khách Vì vậy, để khai thác tốt tài nguyên DLST cần thiết phải có những cơ sở hạ tầng thuận lợi cho việc tiếp cận các khu vực tiềm năng Trên thực tế chúng ta cũng thấy những nơi nào có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông đi lại thuận tiện thì hoạt động du lịch nói chung và DLST nói riêng

sẽ phát triển hơn Ngược lại những nơi có tiềm năng rất lớn về DLST nhưng giao thông khó khăn, khả năng tiếp cận còn hạn chế thì mức độ khai thác còn thấp, chủ yếu còn ở dạng tiềm năng (ví dụ như hồ Ba Bể, núi Phan xi păng…)

* Tài nguyên Du lịch sinh thái có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài

Phần lớn các loại tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên DLST được xếp vào loại tài nguyên có khả năng phục hồi, tái tạo của tự nhiên Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều loại tài nguyên DLST đặc sắc như các sinh vật đặc hữu, quý hiếm… hoàn toàn có thể biến mất do những tai biến thiên nhiên hoặc do tác động thiếu hiểu biết của con người Vấn đề đặt ra là cần nắm bắt được quy luật của tự nhiên, lường trước được những tác động của con người đối với tự nhiên nói chung, tài nguyên DLST nói riêng để có những định hướng, giải pháp cụ thể khai thác hợp lý, có hiệu quả, không ngừng bảo vệ tôn tạo và phát triển các nguồn tài nguyên vô giá này nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch Chỉ có phát triển bền vững mới đảm bảo cho nguồn tài nguyên du lịch, trong đó có tài nguyên DLST ít bị tổn hại, mỗi điểm du lịch, mỗi khu du lịch ngày càng trở nên hấp dẫn hơn, không chỉ thỏa mãn nhu cầu phát triển du lịch hiện tại, mà còn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu du lịch nói chung

và DLST nói riêng trong tương lai

1.2.5.3 Các loại tài nguyên Du lịch sinh thái ở Việt Nam

* Hệ sinh thái rừng nhiệt đới

Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm vì vậy đây

là hệsinh thái mang tính phổ biến Nhưng do sự khác nhau về điều kiện nhiệt

Trang 29

ẩm giữa các mùa, các vùng nên hệ sinh thái này có thể chia ra: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới thường xanh; Hệ sinh thái trên núi đá vôi; Hệ sinh thái rừng khô hạn Các hệ sinh thái này có thế mạnh đối với phát triển DLST là sự phong phú vềthành phần loài động thực vật, với nhiều loài có giá trị, lại tồn tại trên các dạng địa hình có độ chia cắt lớn Do vậy có thể phát triển các loại hình DLST có sức hút lớn đối với du khách như: đi bộ xuyên rừng, tìm hiểu khám phá tự nhiên, leo núi…

* Nhóm hệ sinh thái núi cao

Việt Nam có ¾ diện tích lãnh thổ là đồi núi, nhưng núi có độ cao trên 1000m chỉ chiếm 10% diện tích, chủ yếu là đồi núi thấp Tuy vậy, các hệ sinh thái núi cao lại có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển DLST Do nằm trên những khu vực có độ cao lớn nên có khí hậu mát mẻ trong lành, phù hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng, leo núi…Đây còn là nơi lưu giữ nhiều nguồn gen quý hiếm, nhiều loại động thực vật đặc hữu

* Nhóm hệ sinh thái đất ngập nước

Các hệ sinh thái đất ngập nước có những đặc thù sinh thái riêng mà nhiều nhà sinh thái vẫn mô tả chung là các hệ sinh thái thủy vực Đất ngập nước ở Việt Nam rất lớn và phong phú, bao gồm dải đất ven biển, vùng nước xung quanh các đảo có độ sâu không quá 6m khi thủy chiều xuống thấp, những cửa sông rộng lớn với những đầm lầy, các bãi triều, rừng ngập mặn, các đầm phá ven biển, những cách đồng muối, những vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn ngập nước theo mùa được khai thác chủ yếu để trồng lúa, những rừng tràm bát ngát, những ao, đầm nuôi trồng thủy sản, những hồ nước ngọt

tự nhiên, nhân tạo…

Những hệ sinh thái ngập nước điển hình có thể kể tới: Hệ sinh thái ngập mặn ven biển, hệ sinh thái đầm lầy nội địa, hệ sinh thái đầm phá, hệ

Trang 30

sinh thái hồ, hệ sinh thái san hô Đây có thể coi là một dạng tài nguyên DLST nhiều tiềm năng nhất

* Nhóm hệ sinh thái biển - đảo

Trên dọc chiều dài 3260km đường bờ biển và vùng biển rộng trên 1triệu km2, Việt Nam có khoảng 2779 hòn đảo lớn nhỏ Căn cứ vào đặc điểm phân bố các đảo có thể chia thành 3 hệ sinh thái đặc trưng: Hệ sinh thái quần đảo với nhiều vũng, vịnh nhỏ và tùng, áng xen kẽ tạo nên cảnh quan và môi trường sinh thái rất đặc biệt và đa dạng; Hệ sinh thái ở một hoặc hai đảo độc lập hoặc cách nhau tương đối xa; Hệ sinh thái vùng quần đảo nhỏ, bao gồm một đảo lớn và một số đảo nhỏ xung quanh

* Nhóm hệ sinh thái vùng cát ven biển

Hệ sinh thái vùng cát ven biển là một trong những hệ sinh thái đặc trưng ở Việt Nam, thu hút được sự quan tâm của du khách, thực vật phát triển hạn chế trong các hệ sinh thái cát, chủ yếu là cỏ dại như cỏ Lông Chông, cỏ

Gà, cỏ Gừng, Muống biển…xen cây bụi như Xương Rồng, Dứa dại,…độ che phủ thấp Động vật ở hệ sinh thái vùng cát chủ yếu là Nhông cát, Thằn Lằn, Rắn cát,Cò bợ, Cò lửa…

Các nhóm hệ sinh thái cát hình thành trên một số loại đất cát khác nhau như: đất cồn cát trắng vàng, đất cát biển, đất cát đỏ

* Nhóm hệ sinh thái nông nghiệp

Hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái nhân sinh, có tác động của con người và được con người duy trì để phục vụ cho đời sống của mình Tuy nhiên, cây trồng và vật nuôi của nhóm hệ sinh thái này phát triển theo những quy luật tự nhiên, phù hợp với môi trường và trong sự cân bằng sinh thái với các sinh vật hoang dã mà chủ yếu ở đây là cỏ dại và côn trùng

Nhóm hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm: hệ đồng ruộng (hệ trồng trọt), hệ vườn làng (hệ quần cư nông thôn), hệ sông hồ, ao đầm (thủy vực)

Trang 31

* Các cảnh quan đặc biệt

- Các di tích tự nhiên: Trên bề mặt địa hình có rất nhiều vật thể với

dáng hình tự nhiên song lại rất gần gũi với đời thường, có giá trị thẩm mỹ, gợi cảm, mang những sự tích và truyền thuyết Đó là những di tích tự nhiên và cũng là nơi được khách du lịch ưa thích, ngưỡng mộ

- Các cảnh quan du lịch tự nhiên: Cảnh quan du lịch tự nhiên là nơi có

sự phối hợp của những thành phần tự nhiên, đặc biệt là địa hình, thực vật và

hệ thống sông suối để tạo thành dạng tài nguyên du lịch đặc biệt, có khả năng thu hút khách du lịch nhưng phạm vi không lớn

Tiểu kết chương 1

Du lịch đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người trong thời đại kinh tế phát triển Tuy nhiên khi du lịch phát trển sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và văn hóa bản địa DLST xuất hiện là một công cụ vô cùng hữu ích để hạn chế những tiêu cực của du lịch, góp phần vào việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của cộng đồng địa phương nơi có tài nguyên du lịch và đang làm du lịch Qua chương

1, tìm hiểu về du lịch và du lịch sinh thái đã tổng kết những đặc trưng của DLST và những nguyên tắc cơ bản phát triển DLST để từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra hướng nghiên cứu và những giải pháp để phát triển du lịch sinh thái tại khu du lịch Mẫu Sơn

Trang 32

Chương 2 THỰC TẾ VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI MẪU SƠN

2.1 Khái quát về khu du lịch Mẫu Sơn

Vùng núi Mẫu Sơn nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận chính của 3 xã: Mẫu Sơn, Công Sơn (Cao Lộc) và Mẫu Sơn (Lộc Bình)

Là vùng núi cao của tỉnh, có địa hình đa dạng Độ cao trung bình 800 – 1000m so với mặt nước biển, với một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ Khu dân

cư sống rải rác gần khu rừng trồng, thuộc vanh đai thấp dưới 700m so với mặt nước biển

Hệ thống sông suối trong vùng khá dày Phía Bắc có suối Pắc Đây, Làng Kim, Co Khuông, Khuổi Phiêng, Khuổi Luông Phía Nam có Khuổi Lầy, Khuổi Tẳng, Khuổi Cấp, Na Mìu, Lập Pia, Bản Khoai Độ ẩm không khí cao, 92% Lưu lượng thuỷ văn biến đổi nhiều, mùa đông chỉ chiếm 10 – 20% lưu lượng thuỷ văn so với mùa hè, song nhìn chung suối không bị khô kiệt về mùa hè

Vùng núi Mẫu Sơn có tổng diện tích hơn 10.740 ha, trong đó có 5.380

ha đất lâm nghiệp và 1.543 ha rừng nguyên sinh, với nhiều loại cây quý hiếm Qua khảo sát sơ bộ cho thấy, nhiều loài thực vật thường gặp đặc trưng cho thành phần thực vật rất thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu của vùng, trong

đó có họ chè, họ tre nứa, đặc biệt là loại trúc sặt phát triển rất ổn định và cho năng suất cao Ngoài các khu rừng nguyên sinh, với đặc điểm khí hậu và địa hình thuận lợi, Mẫu Sơn là vùng có điều kiện rất phù hợp để phát triển trang trại trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài kết hợp trồng rừng Hiện nay, trong vùng đã hình thành những mảng rừng non được phục hồi sau khai thác nương rẫy, cắt, chặt khai thác chọn Nhận thức của cộng đồng dân tộc trong vùng đã

có nhiều thay đổi thông qua công tác tuyên truyền nâng cao dân trí của các dự

Trang 33

án, chương trình bảo vệ rừng và đa dạng sinh học Tập quán canh tác đốt rừng làm nương hầu như không còn Đời sống của cộng đồng bắt đầu được cải thiện bằng con đường đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khai thác hiệu quả đất canh tác hiện có

Giá trị bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào Dao, Nùng, Tày luôn được duy trì và phát huy, thể hiện qua các sản phẩm ẩm thực độc đáo có tính chất riêng của Lạng Sơn và đồng bào dân tộc nơi đây như: rượu trắng Mẫu Sơn, mật ong, đào Mẫu Sơn, chanh rừng đặc biệt là măng rầm, ớt rừng, chè tuyết – một loại chè không có hàng có luống mà là những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi trên các đỉnh núi cao quanh năm ẩn trong sương mù

Mẫu Sơn được đánh giá là khu vực có tiềm năng phát triển Du lịch sinh thái với lợi thế về điều kiện khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, những giá trị

về bản sắc văn hoá dân tộc thuần khiết của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh đỉnh núi

Hệ thống giao thông tại khu vực đã được hình thành từ những năm

1925 – 1926, con đường dài 16 km lên đến đỉnh Mẫu Sơn đã được nâng cấp,

hệ thống hạ tầng kỹ thuật được đầu tư hoàn chỉnh Càng tạo thêm những thuận lợi lớn cho việc khai thác tiềm năng của vùng vào phát triển kinh tế –

xã hội

Khoảng gần 100 năm trước, người Pháp đã phát hiện ra Mẫu Sơn như một viên ngọc được giấu kín giữa rừng già và biến đỉnh núi linh thiêng này thành khu du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Mẫu Sơn

2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.2.1.1 Địa hình

Mẫu Sơn là vùng núi cao của tỉnh, có địa hình đa dạng, độ cao trung bình 800 - 1.000m so với mặt nước biển, bao gồm một quần thể 80 ngọn núi

Trang 34

lớn nhỏ với đỉnh cao nhất là Phia Po (1.541m, còn gọi là đỉnh Công hay Công Sơn - nơi đặt cột mốc 42, biên giới Việt Trung), đỉnh Phia mê cao 1.520m, đỉnh Công Mẫu cao 1365m, đỉnh Pá Sắn cao 1170m Các đỉnh núi này xếp thành dãy theo phương vĩ tuyến từ Đông sang Tây, chia thành hai phần gần bằng nhau ở khu vực đỉnh cao Mẫu Sơn

2.2.1.2 Khí hậu

Vùng núi Mẫu Sơn có khí hậu hai mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm 15,5ºC.Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình 7,2 - 13,2 ºC Về mùa đông có những năm nhiệt độ ở Mẫu Sơn xuống tới nhiệt độ

âm và có thể có tuyết rơi, băng đá, đỉnh núi quanh năm có mây phủ Mùa hè

từ tháng 4 đến tháng 10, mùa hè thường có mưa nhiều, khí hậu ôn hòa mát

mẻ Lượng mưa trung bình 2.225,3mm/năm Nhiệt độ trung bình 16-20,9ºC, cao tuyệt đối 24ºC (vào tháng 7) Độ ẩm không khí cao, 92%

2.2.1.3 Thủy văn

Vùng núi Mẫu Sơn có hệ thống suối khá dày đặc Thượng nguồn các con suối có nhiều khe lạch, các suối hầu như có nước quanh năm song lưu lượng thuỷ văn biến đổi nhiều, dòng chảy mùa khô chỉ chiếm 10 - 20% lưu lượng thuỷ văn so với mùa mưa

2.2.1.4 Hệ động thực vật

* Hệ thực vật:

Tập đoàn cây dược liệu phong phú ở Mẫu Sơn từ lâu đã nổi tiếng và hiện tại vẫn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các bài thuốc nam gia truyền của đồng bào Dao Những loại cây thuốc quý đó là: Huyền đắng, Dây găm,

Đỗ trọng nam, Ngũ gia bì, Ba kích, Sa nhân, Cây một lá, Thất diệp, Nhất chi hoa, Bát gia liền Đây là thành phần chính cho các đơn thuốc có công dụng chữa được các loại bệnh tê thấp, cao huyết áp, cầm máu, vàng da Đặc biệt là bài tắm lá thuốc phục hồi sức khỏe có giá trị rất cao

Ngày đăng: 07/09/2017, 10:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Cường (chủ biên), Hoàng Văn Nghiệm (2000), Xứ Lạng văn hoá và du lịch, NXB Văn hoá dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xứ Lạng văn hoá và du "lịch
Tác giả: Nguyễn Cường (chủ biên), Hoàng Văn Nghiệm
Nhà XB: NXB Văn hoá dân tộc
Năm: 2000
2. Nguyễn Văn Hoan (2011), Tham luận Giải pháp phát triển khu du lịch Mẫu Sơn 3. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học quốcgia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham luận Giải pháp phát triển khu du lịch Mẫu Sơn "3. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2001), "Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Văn Hoan (2011), Tham luận Giải pháp phát triển khu du lịch Mẫu Sơn 3. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
4. Bùi Văn Liêm (2011), Tham luận Khu di tích Mẫu Sơn (Lạng Sơn) những giá trị văn hoá, lịch sử, khảo cổ học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham luận Khu di tích Mẫu Sơn (Lạng Sơn) những giá trị
Tác giả: Bùi Văn Liêm
Năm: 2011
5. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái những vấn đề lý luận và thực tiễn "phát triển ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2002
6. Phạm Trung Lương (2004), Du lịch sinh thái - những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái - những vấn đề lý luận và thực tiễn "ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2004
7. Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Lê Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông (2002), Du lịch sinh thái - những vấn đề lí luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái - những vấn đề lí luận và thực tiễn ở "Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân, Nguyễn Ngọc Khánh, Lê Văn Lanh, Đỗ Quốc Thông
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
10. Nguyễn Bá San (2011), Tham luận Khai thác giá trị tại khu linh địa cổ Mẫu Sơn, biện pháp trùng tu - tôn tạo đền cổ tại khu linh địa Mẫu Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tham luận Khai thác giá trị tại khu linh địa cổ Mẫu
Tác giả: Nguyễn Bá San
Năm: 2011
16. UBND tỉnh Lạng Sơn (2011), Tài liệu Hội thảo khoa học về phát triển khu du lịch Mẫu Sơn - Lạng Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Hội thảo khoa học về phát triển khu du
Tác giả: UBND tỉnh Lạng Sơn
Năm: 2011
8. Luật du lịch Việt Nam 1993 9. Luật du lịch Việt Nam 2005 Khác
11. Tạp chí du lịch Việt Nam, số 7/2000 12. Tạp chí du lịch Việt Nam, số 6/2002 Khác
17. UBND tỉnh Lạng Sơn (2016), báo cáo số 411/BC-UBND ngày 02/12/2016 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w