Trải qua nhiều thời kì, Đồ Sơn là một quận mang thế mạnh về du lịch của thành phố Hải Phòng tuy nhiên ngoài tiềm năng du lịch biển và các lễ hội lớn tại đây lại còn nhiều tiềm năng du lị
Trang 1MỤC LỤC
I Sự cần thiết 3
II Mục tiêu chung 4
III Đánh giá các yếu tố nguyền lực 4
3.1 Vị trí địa lý 4
3.2 Tài nguyên du lịch 5
3.2.1 Di sản tự nhiên 5
3.2 Di sản nhân văn 8
3.2.1 Di tích văn hóa lịch sử 8
3.2.2 Lễ hội 11
IV Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng 14
4.1 Lượng khách du lịch đến Đồ Sơn 14
4.2 Doanh thu du lịch 15
4.3 Lao động trong ngành du lịch 16
4.4 Thực trạng cơ sở vật chất-kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của Đồ Sơn 16
4.4.1 Cơ sở lưu trú và ăn uống 17
4.4.2 Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải 18
4.4.3 Hệ thống điện, nước tại Đồ Sơn 19
4.5 Thị trường du lịch 20
4.6 Định hướng phát triển du lịch 20
4.7 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch 21
KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 2Lời mở đầu
Từ thế kỉ XIX, Đồ Sơn đã được người Pháp phát hiện và đưa vào khai thác du lịch Trải qua nhiều thời kì, Đồ Sơn là một quận mang thế mạnh về du lịch của thành phố Hải Phòng tuy nhiên ngoài tiềm năng du lịch biển và các lễ hội lớn tại đây lại còn nhiều tiềm năng du lịch chưa được đưa vào khai thác một cách đúng mức và hiệu quả Vì vậy, bài viết này tập trung nêu lên mục tiêu quy hoạch phát triển du lịch của quận Đồ Sơn tầm nhìn đến năm 2030 nhằm phát triển du lịch tại đây xứng đáng với tiềm năng mà nó.
Trang 3I Sự cần thiết
Đồ Sơn, Hải Phòng là một khu du lịch đã sớm được đưa vào khai thác từ lâu đời NgườiPháp đã tiến hành nghiên cứu khảo sát các tài nguyên du lịch để phục vụ cho nghỉ dưỡng.Bãi biển Đồ Sơn là một trong những bãi biển nổi tiếng tại khu vực miền Bắc Tuy nhiên,trong nhiều năm trở lại đây, Đồ Sơn đã bị khai thác một cách không kiểm soát dẫn đến giátrị tài nguyên bị cạn kiệt Sự phát triển ồ ạt của các đơn vị phục vụ du lịch cũng như lượngrác thải từ du khách đã làm ô nhiễm tài nguyên một cách nghiêm trọng Vì vậy, việc thiếtlập mục tiêu cho ngành du lịch Đồ Sơn trong thời gian sắp tới là rất cần thiết
Với lý do như vậy, em đã chọn đề tài “Mục tiêu phát triển quy hoạch cho Đồ Sơn, HảiPhòng tầm nhìn 2030” Đồ Sơn đã được đưa vào nhiều đề tài nghiên cứu trước đó song em
hi vọng với đề tài của mình có thể góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch của quận Đồ Sơn Bài tiểu luận “ Mục tiêu phát triển quy hoạch quận Đồ Sơn, Hải Phòng” được chia thànhbốn phần Phần đầu tiên là sự cần thiết phải lập đề tài Phần thứ hai là mục tiêu chung củaviệc phát triển quy hoạch du lịch Đồ Sơn tầm nhìn đến năm 2030 Phần ba là đánh giá cácyếu tố nguồn lực cũng như hiện trạng phát triển du lịch của du lịch Đồ Sơn Phần cuối cùng
là dự báo số lượng khách, doanh thu, nhu cầu buồng phòng và đề xuất phát triển du lịch ĐồSơn
Trang 4II Mục tiêu chung
Đến năm 2030, phát triển du lịch Đồ Sơn trở thành một trong những ngành kinh tế mũinhọn của thành phố, góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng tăng dần tỷ trọng GDP du lịch, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập chongười lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách, hỗ trợ các ngành kinh tế khácphát triển Từng xây dựng bước đưa Đồ Sơn trở thành một trong những trung tâm du lịch vănhóa lớn của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và của cả nước, tương xứng với tiềm năng vàlợi thế của thành phố
III Đánh giá các yếu tố nguồn lực
3.1 Vị trí địa lý
Đồ Sơn là một quận của thành phố Hải Phòng Cách trung tâm thành phố 22km về phíaĐông Nam Quận Đồ Sơn nằm giữa hai cửa sông Lạch Tray và Văn Úc, ở vào khoảng 20°42' vĩ
Trang 5độ Bắc, 106°45' kinh độ Đông, với diện tích đất tự nhiên là 4237,29 ha Đồ Sơn là một bán đảonhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển dài tới 5 km
Phía Đông, phía Nam Đồ Sơn giáp với biển Đông Phía Tây giáp với huyện Kiến Thụy.Phía Bắc giáp với quận Dương Kinh
Quận Đồ Sơn có vị trí an ninh, quốc phòng quan trọng Với hai mặt giáp biển, Đồ Sơn
có lợi thế trong việc phát triển du lịch biển Hơn thế nữa, Quận Đồ Sơn nằm gần đảo Cát
Bà, Hải Phòng và vịnh Hạ Long, Quảng Ninh Do vậy, Đồ Sơn cùng với Cát Bà, Vịnh HạLong hình thành một tuyến du lịch thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế
Địa hình
đồi núi
Sơn có dãy núi chín ngọn Cửu Long Sơn Bắt đầu là Long Sơn, Đồn Cao, Mẫu Sơn Từ Mẫu Sơn núi chẽ thành hai nhánh, phía Tây là Linh Sơn phíaĐông là Tiên Sơn Tiếp theo là phía Tây là các đỉnh Ba Dì (Vạn Ngang),Ông Rao, Nò Hàu, Vạn Hoa
Ngoài chín ngọn trong dãy núi Rồng, còn có một ngọn núi cách biệt ở phíaĐông, gọi là núi Độc và một núi đảo là Hòn Dáu, được ví như viên ngọctrước miệng Rồng
Độ cao: Trung bình không quá 130m
Độ dốc: 15-20Gía trị: Các đỉnh núi tuy không cao nhưng nhiều đỉnh núi có những di tíchvăn hóa lịch sử thu hút khách du lịch
Các núi có giá trị du lịch: Mẫu Sơn, Ba Dì, Hòn Dáu, Vạn HoaĐịa hình Độ cao: Trung bình 6-7m
Trang 6bằng
Các khu có giá trị du lịch: Khu bãi 2, khu bến Thốc (thích hợp xây dựngnhà nghỉ, khách sạn)
Bờ biển Chiều dài ờ biển: 22,5km Chia làm ba khu:
-Khu 1: bãi biển dài, rộng nhất kéo dài từ đồi Độc đến đồi 66 (Na Hầu)gồm 3 bãi tắm Bãi biển tại đây khó tắm được do sóng lớn và địa hình cónhiều bãi đá, hàu sắc nhọn Bù lại, có bờ kè chạy dọc hành lang biển, lànơi thích hợp để ngắm ánh bình minh hoặc hoàng hôn dần buông trên biển.-Khu 2: thuộc địa giới của phường Vạn Hương, bãi tắm tuy hẹp hơn nhưngmịn màng hơn, rất thích hợp với tắm biển
Trang 7 Hướng gió:
Mùa hè: Chủ đạo là Đông Nam và Tây Nam (từ tháng 4 đến tháng 8)
Mùa đông: Chủ đạo Đông và Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng 4)
Vận tốc gió: Trung bình là 3,5 m/s
Lượng mưa:
Trung bình mùa khô: 262,1 mm (từ tháng 11 đến tháng 4)
Trung bình mùa mưa: 1478,4 mm (từ tháng 5 đến tháng 10)
Thời tiết chia hai mùa rõ rệt: mùa đông và mùa hè rõ rệt Mùa hè có nhiệt độ cao thu hút nhiềukhách du lịch đến với các bãi tắm tại Đồ Sơn (từ tháng 5 đến tháng 9) Chính vì thế, du lịch ĐồSon mang tính thời vụ, khách du lịch chủ yếu đến tắm biển vào mùa hè
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao Theo chiều giảm của độ mặn,
có sự kế tiếp các cây ngập mặn như sau: sú, vẹt, đước, bần Rừng ngập mặn cửa sông BạchĐằng có 26 loại thực vật, tầm vóc các cây không lớn, dưới 4 - 6m, trừ bần có thể cao 10m.Rừng thông Đồ Sơn có 2 loài thực vật địa phương rất giá trị là cây lá men sứa dùng để muốisứa và hoa trinh trắng, mọc ở núi Vạn Ngang (chỉ có 2 cánh màu trắng) Đồ Sơn có khu đô thị
Trang 8du lịch sinh thái Đồ Sơn tại phường Ngọc Xuyên, khu sinh thái Pagodon Khu du lịch Hòn Dáu
có khu rừng nguyên sinh với hàng nghìn cây đa, si và nhiều loại cổ thụ có cách đây hàng trămnăm được bảo tồn nguyên vẹn Sâu hơn là những thảm thực vật được coi như khu rừng nguyênsinh
Sinh vật khá đa dạng phong phú với nhiều cây cổ thụ lâu đời cũng như mang những loàicây đặc trưng của Đồ Sơn như cây lá men sứa và cây trinh trắng Tất cả đã tạo nên những nétriêng biệt của vùng đất này, thu hút khách du lịch đến tham quan
III.2 Di sản nhân văn
3.2.1 Di tích văn hóa lịch sử
Bến Ngiêng, bến tàu không số K15
Bến tàu không số K15 ở chân đồi Vạn Hoa cạnh thung lũng xanh, nay là khách sạn 100phòng của công ty du lịch quốc tế Đồ Sơn Dấu tích cầu cảng K15 nay còn lại là những cột bê-tông Cầu cảng này được xây dựng và bảo vệ tuyệt đối bí mật, là nơi đỗ của những chiếc tàukhông số, chở vũ khí chi viện cho miền Nam thời xưa
Ngày nay những ai có dịp đến Đồ Sơn, khi đến thung lũng Xanh dưới chân đồi NghinhPhong đều thấy tượng đài kỷ niệm di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển lồng lộng vàtrang trọng giữa mây trời Đây là công trình được xây dựng và hoàn thành đúng dịp kỷ niệm 50năm giải phóng Hải Phòng Giữa màu xanh của núi đồi Đồ Sơn trong tiếng rì rào của sóngbiển, di tích K15 là biểu tượng anh hùng ca ngợi lòng quả cảm, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì
Tổ quốc của cán bộ chiến sỹ trên những con tàu không số năm xưa
“Bến tàu không số” này chính là điểm khởi đầu của con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trênbiển, tại Đồ Sơn, Hải Phòng, đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 2008
Di tích móng tháp Tường Long
Tháp Tường Long được xây dựng trên đỉnh Ngọc Sơn, tháp Tường Long trông như câybút đang vẽ lên nền trời xanh và biển rộng là đài nghiên thiên nhiên vô tận Qua thư tịch cổ vànhững vết tích còn lại, tháp Tường Long gần như là khu tượng đài hoành tráng kỉ niệm nhàPhật, một trạm quan sát tiền tiêu và là hành cung của nhà vua ở miền biển đông bắc của quốc
Trang 9gia Đại Việt Đứng tại vị trí tháp Tử Long, bạn sẽ chiêm ngưỡng được toàn bộ vùng biển ĐồSơn, cũng như làng mạc với cuộc sống bình dị của người dân nơi đây Bạn sẽ có một cảm giácthanh bình đến lạ thường.
Những người theo Claude Madroll (Le Tonkin ancien BEFEO, XXXVII, 1937, 332), căn cứ theo tên thành Nê Lê, giải thích Nê Lê là bùn đen Từ đó cho rằng Nê Lê ở vùng
262-Đồ Sơn - Hải Phòng, bởi vùng này có nhiều bùn đen Thời gian vừa qua, thành “NêLê” và thápASoka cổ ở Đồ Sơn đã làm cho những người nghiên cứu sử học trong nước và quốc tế chú ýtìm hiểu - đặc biệt là những người nghiên cứu sử học Phật giáo Việt Nam
Ngọn tháp này đã từng được liệt vào hạng đại danh lam cùng với chùa Long Đọi (DuyTiên – Nam Hà), chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, chùa Thắng Nghiêm, Chân Giáo… (Hà Nội),tháp Chương Sơn (ý Yên – Nam Hà)… dưới triều nhà Lý (1010 – 1225) Từ tháp Tường Longđến chùa Vân Bản là bước tiến dài của nghệ thuật kiến trúc và tạo hình Phật giáo ở Đồ Sơn
Đình Ngọc Xuyên
Đình Ngọc Xuyên được xây dựng tại phường Ngọc Xuyên, từ thế kỷ 19 tại chân núiRồng Đến đầu thế kỷ 20 đình bị xuống cấp và gặp hoả hoạn nên được di chuyển đến vị trí hiệnnay Qua thời gian, đình Ngọc Xuyên vẫn giữ gìn được khá nguyên vẹn
Đình có quy mô kiến trúc vừa phải với hình tượng nghệ thuật chủ yếu là rồng, Ngoàigiá trị tiêu biểu cho kiến trúc thời Nguyễn cuối thế kỷ 19, ngôi đình còn chứa đựng những quanniệm trong dân gian về vũ trụ
Sáng ngày 15/12/2007, Đồ Sơn tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận di tích lịch sử - vănhóa quốc gia đình Ngọc Xuyên do Bộ Văn hoá Thông tin (nay là Bộ Văn hoá-Thể thao -Dulịch) công nhận
Đảo Dáu
Hòn đảo được lan truyền từ truyền thống tín ngưỡng của ngư dân với những tục lệ bảotồn qua ngôi đền thờ Nam Hải thần vương Đảo Dấu còn ghi lại truyền thống thời chống Mỹqua ngọn hải đăng Hòn Dấu được xây dựng từ năm 1884, là một trong những ngọn đèn có lịch
Trang 10sử xây dựng lâu đời nhất Người Đồ Sơn coi đảo Dấu là hòn đảo thiêng nên không ai nghĩ đếnchuyện ra đảo khai thác, vụ lợi Không một nhà dân sống trên hòn đảo rộng gần 14 ha này,ngoài ngọn hải đăng, Trạm Biên phòng và Trạm Khí tượng thuỷ văn.
Ngọn hải đăng Hòn Dấu được xây dựng từ năm 1884, đến năm 1896 thì hoàn thành làmột trong những ngọn đèn có lịch sử xây dựng lâu đời nhất Trong kháng chiến chống Mỹ, hảiđăng Hòn Dấu trở thành mục tiêu đánh phá của đế quốc Mỹ với 116 trận oanh kích Năm 1967,
ta xây dựng lại ngọn hải đăng sau khi cây đèn cao 65,8m bị bom Mỹ đánh đổ Năm 1985, 1986
ta cho xây dựng đèn trên đảo Hòn Dáu và năm 1995 cho xây mới lại hòn toàn Cây đèn mớixây có chiều cao hiện nay là 67m so với mực nước biển, có tầm chiếu sáng khoảng 24 hải lý.Ngọn đèn không ngừng sáng trong đêm, với khẩu hiệu một thời oanh liệt: “Còn đảo, còn người,hải đăng còn nháy sáng” Cây đèn giờ đã trở thành điểm hấp dẫn du khách khi đặt chân tới đây
Đền Bà Đế
Đền Bà Đế được xây dựng năm 1763, theo nhiều người cao tuổi ở Đồ Sơn thì trước đâyđền Bà Đế trông như một ngôi miếu nhỏ, ngư dân quanhvùng mỗi lần đi đánh cá qua đâythường ghé vào thắp hương cầu nguyện chomưa thuận gió hòa, người đi biển gặp nhiều maymắn Ngày nay, ngôi đền được trùng tu, mở rộng dần ra phía biển, từ biển nhìn vào ngôi đền ẩnmình vào vách núi, ngay phía mặt biển là hình ảnh một con thuyền trên đó có tượng Bồ Tát
Chung quanh hình tượng rồng phượng uốn quanh như tô thêm vẻ linh thiêng chốn này.Không ồn ào và tránh xa cuộc sống thường nhật, đến đền Bà Đế du khách được sống trongkhông khí tĩnh mịch với tiếng sóng vỗ vào bờ đá rì rầm như kể về nỗi oan khuất của một ngườicon gái vùng đất Đồ Sơn tài sắc nhưng bạc mệnh
Đền Nghè
Đây là ngôi đền mang ý nghĩa lịch sử và tâm linh của người dân Đồ Sơn.Từ ngã bađường Lý Thánh Tông theo đường Suối Rồng vòng về phía Vạn Hương, ngay cạnh UBNDphường, mọi người có thể dễ dàng nhận ra đền Nghè Đền được xây dựng ở lưng chừng núi,nơi đất - biển - trời giao hoà Đền Nghè là nơi được người dân Đồ Sơn coi trọng vì nơi đây thờ
“ lục vị tiên công” – 6 dòng họ đầu tiên đã đến đây lập nên đất Đồ Sơn
Trang 11Đây cũng là nơi thờ cúng các vị thần hoàng của Đồ Sơn, trước và sau lễ hội chọi trâu,đền là nơi nhân dân và các giáp, các phường tập trung về để tế lễ Ngược theo dòng lịch sử mớithấy được hết sự độc đáo và tâm linh của ngôi đền này, trước năm 1945 tổng Đồ Sơn có 2 xã, 5làng, làng nào cũng có đình, đền riêng song hầu như tất cả chỉ có duy nhất một vị thành hoàng.
Vị thành hoàng chung của người dân Đồ Sơn xưa được cả làng, xã xây dựng lên để thờ là thầnĐiểm Tước
Biệt thự Bảo Đại
Biệt thự nằm trên đỉnh đồi Vung cao 36m so với mặt nước biển, thuộc khu II Đồ Sơn.Biệt thự được xây từ năm 1928 của Toàn quyền Đông Dương Ngày 16/ 6 /1949, Toàn quyềnĐông Dương tặng cho vua Bảo Đại
Tháng 5/1955, miền Bắc được giải phóng, ngôi nhà được giao cho Bộ Quốc phòng quản
lý Thời gian trôi đi, chiến tranh tàn phá, ngôi biệt thự xuống cấp Ngày 28/ 3/1984, Bộ Quốcphòng bàn giao cho Công ty Du lịch Hải Phòng, nay là Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch ĐồSơn quản lý Được phép của Nhà nước, Công ty đã phục chế lại và sau hai năm, ngày 26 /7/1999, biệt thự mở cửa đón khách tham quan và nghỉ qua đêm
Diện tích toàn khu vực là 900m2 Biệt thự có phòng tiếp khách, phòng họp, phòng ngủcủa Vua, Hoàng hậu, các Hoàng tử và Công chúa Các tư liệu và ảnh của Bảo Đại cùng giađình do nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân và bà con Việt kiều ở Pháp cung cấp
Đánh giá: Đồ Sơn có nhiều di tích văn hóa lịch sử có giá trị tuy nhiên chưa được đưa
vào khai thác có hiệu quả Khách du lịch đến Đồ Sơn chủ yếu với mục đích tắm biển là chính.Những di tích văn hóa lịch sử chưa được quảng bá và giới thiệu đúng mức so với tiềm năng dulịch của nó Ngoài những di tích mang ý nghĩa địa phương Đồ Sơn còn còn có các di tích mang
ý nghĩa quốc gia Di tích tháp tường Long được cho là địa danh đầu tiên Phật giáo du nhập vàoViệt Nam
3.2.2 Lễ hội
Lễ hội chọi trâu Hải Phòng
“Dù ai buôn đâu bán đâu
Trang 12Mùng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghềMùng chín tháng tám thì về chọi trâu”
Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn là lễ hội truyền thống của người dân quận Đồ Sơn – TP HảiPhòng, được tổ chức chính thức vào 9/8 âm lịch hàng năm, trước đó còn có hai cuộc đấu loạivào trung tuần tháng 5 và 8/6 âm lịch Đây không chỉ là một ngày hội gắn với tục thờ cúng thuỷthần và tục hiến sinh mà còn thể hiện tinh thần thượng võ của người dân miền biển Năm 2000,
lễ hội này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là một trong 15 lễ hội lớn của cảnước Năm 2013, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là
di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Kết thúc lễ hội chọi trâu con thắng làm một cuộc rước giải về đình làm lễ tế thần Tất cảmọi người dân đều theo tập tục của từng địa phương, các trâu tham gia chọi, dù thắng, dù thua,đều phải giết thịt Lấy một bát tiết cùng một ít lông của trâu (mao huyết) để cúng thần, sau đó
đổ xuống ao để tiễn thần Mọi người cùng ăn chúc phúc Truyền rằng, sau khi ăn thịt con trâuthắng cuộc, mọi người sẽ gặp được may mắn, đặc biệt là những người dân đi biển
Lễ hội đua thuyền rồng
Lễ hội đua thuyền rồng Đồ Sơn có từ lâu đời, thường diễ ra sau tết Nguyên đán, nhữngtrai làng có sức vóc khỏe khoắn, dẻo dai tham gia lái thuyền Nó mang ý nghĩa cầu cho mưathuận gió hòa để một năm đánh bắt được mùa bội thu, an toàn khi đi biển của bà con làng chài.Ngoài ra, lễ hội được tổ chức là để khơi lại niềm tự hào truyền thống của dân tôc và thể đượcsức mạnh của con người đối với biển cả
Tham gia đua thuyền gồm có 7 chiếc thuyền, đại diện cho 7 phường đến từ nhiều quậnkhác nhau Mỗi chiếc thuyền mang dáng dấp con thuyền có chiều dài khoảng 15 m Mỗi thuyền
có khoảng 25 thuyền viên tham gia chèo lái Thể lệ của cuộc thi là đội nào chèo giói, về đíchtrước nhất với thời gian ngắn nhất sẽ là người thắng
Lễ hội đền Bà Đế
"Lòng sáng như băng trời đất biết