1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại đền Sòng, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa

75 2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

MỤC LỤCLỜI CẢM ƠN1DANH MỤC BẢNG BIỂU4DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ4KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT5PHẦN MỞ ĐẦU6CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TÂM LINH VÀ DU LỊCH TÂM LINH.111.1. Các công trình nghiên cứu về đề tài văn hóa tâm linh ở đền Sòng.111.2. Những vấn đề về văn hóa tâm linh.121.2.1. Văn hóa.121.2.2. Tâm linh.131.2.2.2. Đặc điểm của tâm linh.151.2.2.3. Hình thức của tâm linh.151.2.2.4. Phân biệt tâm linh với mê tín dị đoan171.3. Những vấn đề về du lịch tâm linh.181.3.1. Quan niệm về du lịch.181.3.2. Du lịch tâm linh.191.3.2.1. Khái niệm.191.3.2.2. Mục đích của du lịch tâm linh.201.2.3.3. Điểm đến của du lịch tâm linh.221.2.3.4. Khách du lịch của du lịch tâm linh.24Tiểu kết chương 125CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LNH TẠI T.X BỈM SƠN – THANH HÓA.262.1. Khái quát chung về du lịch ở T.X Bỉm Sơn – Thanh Hóa.262.1.1. Điều kiện tự nhiên.262.1.1.1. Vị trí địa lý, dân cư.262.1.1.2. Địa hình và khí hậu.272.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội.272.1.2.1. Đặc điểm Kinh tế Xã hội.272.1.2.2. Cơ sở hạ tầng về điện, nước, y tế, ngân hàng và bưu chính viễn thông.302.1.3. Tài nguyên du lịch.322.1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên.322.1.3.2.Tài nguyên du lịch nhân văn.332.2. Khái quát về đền Sòng.352.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển đền Sòng.352.2.2. Những nét đặc trưng của đền Sòng.352.3. Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại đền Sòng .402.3.1. Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch tại đền Sòng.402.3.2. Nguồn nhân lực trong du lịch tại đền Sòng.442.3.3. Hoạt động du lịch tâm linh tại đền Sòng.472.3.3.1. Số lượng khách du lịch đến với đền Sòng.472.3.3.2. Doanh thu từ du lịch tại đền Sòng.53Tiểu kết chương 256CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DU LỊCH TÂM LINH TẠI ĐỀN SÒNG – T.X BỈM SƠN – THANH HÓA.573.1. Giải pháp nâng cao chất lượng du lịch tâm linh tại đền Sòng.573.1.1. Giải pháp nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch.573.1.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.573.1.3. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động du lịch tâm linh.603.2. Một số đề xuất, kiến nghị60Tiểu kết chương 362KẾT LUẬN63TÀI LIỆU THAM KHẢO64PHỤ LỤC 165PHỤ LỤC 269MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LỄ HỘI ĐỀN SÒNG73

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự

hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trongsuốt thời gian từ khi bắt đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rấtnhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy, Cô Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, emxin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô ở khoa Du lịch – Trường Đạihọc Công Nghiệp Hà Nội đã mang tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạtvốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường vàđặc biệt, trong học kỳ này Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cácthầy cô thì khóa luận của em rất khó có thể hoàn thiện được

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với cán bộhướng dẫn trực tiếp em trong bài luận văn – Th.S Nguyễn Thị Tuyến đã nhiệttình hướng dẫn em hoàn thành tốt nhất khóa luận của mình Cảm ơn cô vì nhữnglời động viên, lời khen, những lời chê cho tới những lời phê bình nghiêm khắcnhất Đó là những bài học đắt giá nhất tiếp sức cho em trong những hành trangmới của cuộc đời!

Trong quá trình nghiên cứu và xây dựng khóa luận tốt nghiệp em cũng xinđược cảm ơn ban lãnh đạo UBND thị xã Bỉm Sơn và ban quản lý khu di tích đềnSòng đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận của mình Trong quátrình hoàn thiện khóa luận khó tránh khỏi sai sót, đồng thời do trình độ lý luậncũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên khóa luận không thể tránh khỏinhững thiếu sót, em rất mong các Thầy, Cô bỏ qua và nhận được ý kiến đónggóp từ Thầy, Cô để em được học hỏi thêm kinh nghiệm cho những công trìnhnghiên cứu về sau

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày tháng năm 2016 Sinh viên

Ngô Văn Tiến

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ 4

KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT 5

PHẦN MỞ ĐẦU 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TÂM LINH VÀ DU LỊCH TÂM LINH 11

1.1 Các công trình nghiên cứu về đề tài văn hóa tâm linh ở đền Sòng 11

1.2 Những vấn đề về văn hóa tâm linh 12

1.2.1 Văn hóa 12

1.2.2 Tâm linh 13

1.2.2.2 Đặc điểm của tâm linh 15

1.2.2.3 Hình thức của tâm linh 15

1.2.2.4 Phân biệt tâm linh với mê tín dị đoan 17

1.3 Những vấn đề về du lịch tâm linh 18

1.3.1 Quan niệm về du lịch 18

1.3.2 Du lịch tâm linh 19

1.3.2.1 Khái niệm 19

1.3.2.2 Mục đích của du lịch tâm linh 20

1.2.3.3 Điểm đến của du lịch tâm linh 22

1.2.3.4 Khách du lịch của du lịch tâm linh 24

Tiểu kết chương 1 25

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LNH TẠI T.X BỈM SƠN – THANH HÓA 26

2.1 Khái quát chung về du lịch ở T.X Bỉm Sơn – Thanh Hóa 26

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 26

2.1.1.1 Vị trí địa lý, dân cư 26

2.1.1.2 Địa hình và khí hậu 27

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 27

Trang 3

2.1.2.1 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội 27

2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng về điện, nước, y tế, ngân hàng và bưu chính viễn thông.30 2.1.3 Tài nguyên du lịch 32

2.1.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 32

2.1.3.2.Tài nguyên du lịch nhân văn 33

2.2 Khái quát về đền Sòng 35

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển đền Sòng 35

2.2.2 Những nét đặc trưng của đền Sòng 35

2.3 Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại đền Sòng 40

2.3.1 Cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch tại đền Sòng 40

2.3.2 Nguồn nhân lực trong du lịch tại đền Sòng 44

2.3.3 Hoạt động du lịch tâm linh tại đền Sòng 47

2.3.3.1 Số lượng khách du lịch đến với đền Sòng 47

2.3.3.2 Doanh thu từ du lịch tại đền Sòng 53

Tiểu kết chương 2 56

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DU LỊCH TÂM LINH TẠI ĐỀN SÒNG – T.X BỈM SƠN – THANH HÓA 57

3.1 Giải pháp nâng cao chất lượng du lịch tâm linh tại đền Sòng 57

3.1.1 Giải pháp nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ du lịch 57

3.1.2 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 57

3.1.3 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động du lịch tâm linh 60

3.2 Một số đề xuất, kiến nghị 60

Tiểu kết chương 3 62

KẾT LUẬN 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

PHỤ LỤC 1 65

PHỤ LỤC 2 69

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LỄ HỘI ĐỀN SÒNG 73

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế thị xã Bỉm Sơn năm 2015

Bảng 2.2 Điều du khách không hài lòng khi đến đền Sòng

Bảng 2.3 Mức độ tham gia hoạt động du lịch của người dân T.x Bỉm Sơn.Bảng 2.4 Mục đích của khách Nội khi đến với đền Sòng

Bảng 2.5 Doanh thu từ du lịch của đền Sòng trong giai đoạn 2013 – 2015.Bảng 2.6 Số lượng khách đến với đền Sòng trong giai đoạn 2013 – 2015

Bảng 2.7 Tour Đền Sòng – Đền Bà Triệu – Sầm Sơn – khu di tích Lam Kinh.Bảng 2.8 Tour đền Chín Giếng – đền Sòng – động Từ Thức – Làng Chiếu Nga Sơn

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1 Cơ cấu kinh tế thị xã Bỉm Sơn năm 2015

Hình 2.2 Điều du khách không hài lòng khi đến đền Sòng

Hình 2.3 Mức độ tham gia hoạt động du lịch của người dân T.x Bỉm Sơn.

Hình 2.4 Mục đích của khách Nội địa khi đến với đền Sòng

Hình 2.5 Mục đích của khách Quốc tế khi đến với đền Sòng.

Hình 2.6 Doanh thu từ du lịch của đền Sòng trong giai đoạn 2013 – 2015.

Hình 2.7 Số lượng khách đến với đền Sòng trong giai đoạn 2013 – 2015

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của khóa luận tốt nghiệp.

Việt Nam là quốc gia được đánh giá có tiềm năng du lịch to lớn không chỉbởi trời phú cho hệ thống cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, sơn thủy hữu tình màcòn bởi vốn văn hóa tinh thần vừa đa dạng, phong phú, vừa độc đáo và mangnhiều bản sắc Một trong những khía cạnh văn hóa Việt Nam là đời sống vănhóa tâm linh của con người Việt Nam Nó tạo nên những giá trị nhân văn ở tínngưỡng đa thần, ở phong tục trảy hội, lễ chùa khi xuân sang, tết đến, ở hệ thốngcông trình kiến trúc đình, đền, chùa, lăng tẩm, miếu mạo khắp nơi trên cả nước

và có lịch sử ngàn đời Đến các đình, đền, chùa trên đất nước Việt Nam, dukhách sẽ cảm nhận ngay được con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam ở góc độlinh thiêng nhất, đậm đà bản sắc nhất Bởi vậy, hệ thống các công trình kiến trúctâm linh được coi là tiềm năng du lịch văn hóa vật thể cần được quan tâm vàkhai thác

Tại Việt Nam, khái niệm du lịch tâm linh vẫn còn khá xa lạ Các địa điểm

du lịch tâm linh nổi tiếng cả nước có thể kể tên như: Đền Hùng (Phú Thọ), Yên

Tử (Quảng Ninh), chùa Bái Đính (Ninh Bình), Phủ Giầy (Nam Định), chùa TừĐàm (Huế)… Cả nước hiện có hơn 44.000 địa danh, danh thắng và di tích lịch

sử, trong đó hơn một nửa là nơi có thể khai thác mô hình du lịch tâm linh

Nếu như du lịch tâm linh ở các nước trên thế giới gắn liền với du lịch tôngiáo thì ở Việt Nam, du lịch tâm linh hướng về cội nguồn, về lịch sử thờ cúng tổtiên Tục thờ cúng tổ tiên vốn có từ lâu đời, đặc biệt trong những năm gần đây,chùa chiền, đền, miếu là tâm điểm thu hút khách hành hương và du khách nướcngoài Mặc dù chưa có khái niệm du lịch tâm linh nhưng đối với nhiều ngườiViệt Nam, việc đi lễ chùa như một thói quen để thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng,với mong muốn những điều tốt đẹp cho gia đình

Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh: “Phát triển du lịch tâm linh chính là khai thác yếu tố truyền thống với tầm phát triển cao hơn Trong bối cảnh kinh tế thị

Trang 7

trường, việc đầu tư cho du lịch tâm linh phải đề cao chất lượng, hình thức phục

vụ, vừa đạt được nhu cầu thưởng thức tự nhiên của du khách, vừa thu được lợi nhuận, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa” – “Phân vùng văn hóa Việt Nam” [5,10].

Văn hóa tâm linh sẽ thổi hồn cho di sản Du lịch tâm linh hay bất cứ loạihình du lịch nào khác sẽ vững chắc hơn nếu dựa vào những yếu tố văn hóa Dovậy, việc kết hợp du lịch di sản và du lịch tâm linh đang là hướng đi mới, tạo ra

sự khác biệt cho du lịch Việt Nam

Trước vấn đề và thực trạng khai thác tiềm năng du lịch tâm linh trên toànquốc như vậy, Thanh Hóa một tỉnh chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền TrungViệt Nam, là mảnh đất “nhiều đền đài, vua chúa” với nhiều các cụm di tích như:

“Cụm di tích Nga Sơn, cụm di tích thành nhà Hồ, khu di tích lịch sử Lam Kinh,Thái miếu nhà Hậu Lê, đền Bà Triệu, đền thờ Lê Hoàn, đền Sòng, T.X BỉmSơn…” đó là những giá trị lịch sử văn hóa lâu đời, giàu tiềm năng tài nguyên dulịch rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch tâm linh T.X Bỉm Sơn – mộttrong hai thị xã trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa, là một thị xã có lịch sử lâu đời,giàu truyền thồng yêu nước và cách mạng và đặc biệt nhất đó là những lễ hội vàcác khu di tích nổi tiếng, và khu di tích đền Sòng là một trong những điểm dulịch tâm điển hình của thị xã Bỉm Sơn

Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội được tổ chức hàng năm để thờ Thánh Mẫu LiễuHạnh - một trong tứ bất tử được nhân dân ta tôn thờ Ngoài ra, cũng là thời điểmnhân dân thị xã tỏ lòng nhớ ơn tới vị hoàng đế ảo vải Quang Trung Tại nơi đây,năm 1789, Nguyễn Huệ đã cùng Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở đã dừng chân đểtập kết quân lương, chiêu mộ binh lính, trước khi tiến ra bắc đánh bại 29 vạnquân Thanh Trong dân gian còn có câu:

“Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh”

hay: “Nhất vui là hội Phủ Giày

Vui là vui vậy, không tày Sòng Sơn”

Trang 8

Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng của các khu di tích và việc thu hútkhách và nâng cao giá trị cho các khu di tích này hiện nay chưa đáp ứng đượcthực tế phát triển và đang đặt ra nhiều vấn đề đáng phân tích, đánh giá để đưa ranhững giải pháp cho những vấn đề cấp bách cho tương lai lâu dài trong sự pháttriển du lịch của thị xã nói riêng và toàn thể tỉnh Thanh Hóa nói riêng.

Xuất phát từ lòng yêu mến quê hương, muốn vận dụng những kiến thức đãhọc để phục vụ cho chính mảnh đất quê mình, người viết quyết định lựa chọn

đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại đền Sòng, thị xãBỉm Sơn, Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu của mình, từ đó qua bài nghiên cứu

sẽ mang hình ảnh của đền Sòng đến gần hơn khách du lịch trong và ngoài nước

2 Mục đích nghiên cứu.

- Tìm hiểu tài nguyên du lịch tâm linh và thực trạng khai thác du lịch tâm

linh của đền Sòng, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa

- Đề xuất giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả của hoạt động dulịch, khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch tại đền Sòng, T.X Bỉm Sơn,Thanh Hóa, đặc biệt chú trọng vào khai thác các giá trị tâm linh, tín ngưỡng củakhu di tích và của toàn thể địa phương

3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động du lịch tâm linh.

- Khách thể nghiên cứu: Thị xã Bỉm Sơn và một số huyện lân cận.

- Đối tượng khảo sát: Đền Sòng, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Cơ sở lý luận về văn hóa tâm linh và du lịch tâm linh

Từ cơ sở lý luận về văn hóa tâm linh và du lịch tâm linh đưa ra để đánh giáthực tế hoạt động du lịch tâm linh tại đền Sòng

- Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại đền Sòng, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa.

Thông qua các cuộc khảo sát thu thập và thống kê đưa ra thực trạng pháttriển du lịch tâm linh của đền Sòng, từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhất

để nâng cao hoạt động du lịch tâm linh tại đền Sòng

Trang 9

- Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại đền Sòng, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm đưahoạt động du lịch tâm linh tại đền Sòng phát triển đúng với giá trị du lịch đặcsắc của Đền

- Thực hiện từ ngày 08/03/2016 tới ngày 04/05/2016

- Luận văn sử dụng số liệu từ năm 2013 tới hiện tại

6 Phương pháp nghiên cứu.

Trong khóa luận tác giả đã sử dụng những phương pháp sau đây để xâydựng và hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình

Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu.

Phương pháp xử lí số liệu một cách nhanh và chính xác nhất trên cơ sở củacác đề tài nghiên cứu khác Phương pháp giúp tránh việc nghiên cứu lại và tiếtkiệm được thời gian nghiên cứu

Phương pháp phân tích tổng hợp.

Phương pháp giúp cho tác giả tổng hợp lại kết quả nghiên cứu từ các dữliệu và tìm liệu đã được phân tích, từ đó đánh giá được vấn đề nghiên cứu mộtcách sâu sắc và toàn diện nhất

Phương pháp điều tra xã hội học.

Phương pháp điều tra xã hội học giúp cho tác giả tổng hợp lại ý kiến, nhậnđịnh, mong muốn của dân cư địa phương và khách du lịch khi đến tham quankhu di tích đền Sòng

Trang 10

Phương pháp khảo sát thực địa.

Phương pháp khảo sát thực địa giúp cho tác giả so sánh số liệu trên các bàinghiên cứu với thực tế, từ đó rút ra được những đánh giá và kết quả nghiên cứuchính xác nhất cho bài nghiên cứu

7 Ý nghĩa của khóa luận tốt nghiệp.

Ý nghĩa khoa học:

Bài nghiên cứu sẽ tổng hợp, hệ thống hóa các lý luận về du lịch tâm linh vàhoạt động du lịch tâm linh Đây là tài liệu, là cơ sở tham khảo, vận dụng đối vớicác đề tài khoa học nghiên cứu có liên quan

Ý nghĩa thực tiễn:

Đóng góp làm tài liệu tham khảo thiết thực và hữu ích để giúp các nhà quản

lý, hoạch định chính sách, chiến lược, các nhà quản lý, điều hành du lịch có thểđịnh hướng phát triển du lịch, xem xét để đưa ra những biện pháp cụ thể nhằmkhai thác có hiệu quả lợi thế về vị trí và tiềm năng du lịch để phát triển du lịchtâm lịnh tại đền Sòng - thị xã Bỉm Sơn, từ đó triển khai xây dựng quy hoạch chitiết và lập các dự án khả thi đầu tư phát triển du lịch và xây dựng các Tour dulịch cụ thể trong mối quan hệ với hoạt động du lịch của các tỉnh lân cận và cácchương trình xúc tiến quảng bá du lịch tỉnh Thanh Hóa

8 Bố cục khóa luận tốt nghiệp.

Chương 1 Cơ sở lý luận về văn hóa tâm linh và du lịch văn hóa tâm linh.Chương 2 Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại đền Sòng , T.X Bỉm Sơn, Thanh Hóa

Chương 3 Giải pháp nâng cao chất lượng du lịch tâm linh tại đền Sòng, T.X Bỉm Sơn, Thanh Hóa

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA TÂM LINH VÀ DU LỊCH TÂM LINH.

1.1 Các công trình nghiên cứu về đề tài văn hóa tâm linh ở đền Sòng.

Nghiên cứu về loại hình du lịch tâm linh , cũng như về tiềm năng du lịch tạiđền Sòng đã có nhiều công trình nghiên cứu nhưng tiêu biểu nhất phải kể đến làcác công trình sau:

- “Đền Sòng Sơn - Một trong 400 điểm thờ Mẫu lớn nhất nước” của đài

truyền hình Việt Nam Là một trong những công trình nghiên cứu mang quy môquốc gia về đạo thờ Mẫu, về du lịch tâm linh đền Sòng Video giới thiệu chi tiết

về lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội

- “Lễ hội Việt Nam” do Phó Giáo sư Lê Trung Vũ - Phó Giáo sư Tiến sĩ

Lê Hồng Lý đồng chủ biên Đây là công trình nghiên cứu về nguồn gốc và hoạtđộng của tất cả các lễ hội của nước ta – trong đó bài nghiên cứu về lễ hội đềnSòng được tác giả trình bày rất chi tiết

- “Đền Sòng với huyền thoại Liễu Hạnh công chúa” của Đặng Anh, nhà

xuất bản Thanh Hóa năm 2004 Qua cuốn sách, nhà nghiên cứu Đặng Anh đãmiêu tả rất chân thực hình tượng của công chúa Liễu Hạnh từ khi bà giáng trầncho tới khi bà hóa tại phủ Tây Hồ Những giai thoại gắn liền với bà đã đượclồng ghép tinh thế vài trong bài nghiên cứu và làm nổi bật lên Đạo thờ Mẫu ởđền Sòng

- Nghiên cứu văn hóa dân gian: “Bước đầu tìm hiểu về những vị Thần

được tôn thờ ở Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa” – công trình nghiên cứu của Hội

Người cao tuổi thị xã Bỉm Sơn Công trình này đã nghiên cứu và đứa ra rất chitiết những dẫn chứng, chứng cứ xác thực nhất về sự hiện hữu của những vị Thần

đã từng ngự trị tại Vùng thị xã và đặc biệt là đền ở Sòng

- “Dự thảo nhiệm vụ quy hoạch chi tiết khu lễ hội đền Sòng – đền chín

Giếng” và “ Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm du lịch văn hóa tâm linh tại đền đền Sòng – đền chín Giếng” của UBND thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa Qua

hai công trình dự thảo và quy hoạch khu di tích đền Sòng – đền Chín Giếng, banquản lý di tích, UBND thị xã đã đề ra những định hướng, những giải pháp mới

Trang 12

để nâng cao chất lượng du lịch và thu hút khách du lịch đến với Đền trong giaiđoạn 2016 – 2020.

Các công trình nghiên cứu tiêu biểu trên là những tài liệu chính thống màtác giả đã tham khảo để xây dựng và viết bài luận của mình Để làm sáng tỏnhững vấn đề về tâm linh và văn hóa tâm linh, tác giả đã sử dụng một số kháiniệm công cụ để phân tích các vấn đề liên quan tới văn hóa tâm linh tại đềnSòng, lấy đó làm nền tảng nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng văn hóatâm linh tại đền Sòng

1.2 Những vấn đề về văn hóa tâm linh.

1.2.1.Văn hóa.

Văn hoá là hiện tượng xã hội xuất hiện từ thuở bình minh của xã hội loàingười Mặc dù văn hoá rất gần gũi, và thậm chí gắn bó máu thịt của sự phát triểncon người – xã hội, nhưng việc nhận thức sâu sắc và đầy đủ về nó là cả một quátrình rất lâu dài Ngay khi đứng trên góc nhìn của một khoa học thì các nhànghiên cứu cũng có những quan niệm rất khác nhau về văn hoá Do vậy, sựbùng nổ các định nghĩa về văn hoá là tất yếu, khiến cho người ta chỉ có thể tậphợp theo nhóm chứ không thể liệt kê đây đủ, chi tiết từng định nghĩa

Ở nước ta, từ đời nhà Lê (thế kỷ XV), Nguyễn Trãi đã viết trong tác phẩm

"Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi viết:

“Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.”

Theo một số nghiên cứu, từ "văn hiến" mà Nguyễn Trãi dùng ở đây, về mộtkhía cạnh nào đó, đồng nghĩa với từ "văn hoá" Tuy nhiên, phải đến đầu thế kỷ

XX thì khái niệm văn hoá mới xuất hiện với tư cách là khái niệm khoa học

Từ góc độ tiếp cận Triết học Mác – xít và xem xét văn hoá trong mối quan

hệ với con người, với nhu cầu và mục đích sống của con người, Chủ tịch Hồ Chí

Minh đã viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn ở và phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hoá".

Trang 13

Trong định nghĩa này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến "sự tổng hợpcủa mọi phương thức sinh hoạt" và "biểu hiện của nó", tức đã đề cập đến cả hoạtđộng sống của con người và những thành tựu do hoạt động đó tạo ra Nhưng dù

là "hoạt động" hay "thành tựu" thì đều phải đáp ứng "những nhu cầu đời sống vàđòi hỏi của sự sinh tồn" mới được gọi là văn hoá Hơn nữa, khi nhìn nhận vănhoá theo nghĩa rộng, Người đã xem văn hoá là thế giới giá trị, tức là tất cảnhững gì của con người, do con người và vì con người

Như vậy, việc xem văn hoá là giá trị vật chất và tinh thần kết tinh năng lựcbản chất của con người khắc phục được quan niệm đối lập tuyệt đối giữa xã hộivới tự nhiên và quan niệm đồng nhất giữa văn hoá với xã hội Đồng thời, nó baohàm ý nghĩa rằng, văn hoá không phải là cái tồn tại một cách cô lập với conngười mà luôn trong mối quan hệ hữu cơ với con người, do con người sáng tạo

ra và đến lượt nó lại có tác dụng hoàn thiện, hoàn mỹ con người – xã hội

Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng: tức tất cả những gì phi tự nhiên là văn hóa,

thì nó vừa giá trị, vừa lại phản giá trị

Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp: chỉ là giá trị mà thôi

Từ những giá trị đó mà sau này khi nghiên cứu về duy tâm các nhà nghiên

cứu đã đưa ra một thuật ngữ mới đó là: “văn hóa tâm linh” – giá trị về tâm linh

trong nét đẹp văn hóa

Thuật ngữ “văn hóa tâm linh” được dùng là theo nghĩa hẹp

1.2.2 Tâm linh.

1.2.2.1 Khái niệm.

Trước đây, nói đến tâm linh là người ta nghĩ ngay đến tín ngưỡng và tôngiáo, và đồng nhất nó với tín ngưỡng và tôn giáo Thực ra, khái niệm tâm linhvừa hẹp hơn nhưng lại vừa rộng hơn khái niệm tín ngưỡng tôn giáo

Hẹp hơn vì:

Ở tín ngưỡng tôn giáo ngoài phần tâm linh ra còn có phần mê tín dị đoan

và sự cuồng tín tôn giáo Bởi đó vừa là một lĩnh vực của đời sống tinh thần vừa

là một thiết chế xã hội, mà đã là thiết chế xã hội thì không tránh khỏi sự thế tụchóa, sự tha hóa do việc lợi dụng của giai cấp thống trị

Trang 14

Rộng hơn vì:

Tâm linh gắn liền với những khái niệm cái thiêng liêng, cái cao cả, cái siêuviệt không chỉ có ở đời sống tôn giáo, mà còn có cả ở đời sống tinh thần, đờisống xã hội Không chỉ có ở Thượng đế, có Chúa trời, Thần, Phật mới thiêngliêng mà cả Tổ quốc, lòng yêu thương con người, sự thật, công lý cũng thiêngliêng không kém Có như vậy, con người mới đạt đến chiều cao của con người

Vì nếu những cái đó bị giải thiêng thì con người không biết lấy cái gì để khu biệtmình với động vật

Trong Từ điển Tiếng Việt, tâm linh được định nghĩa như sau:

1 Khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm

2.Tâm hồn, tinh thần, thế giới tâm linh.

Qua trải nghiệm cụ thể, lâu dài mỗi dân tộc có một tâm linh riêng biệt đặcsắc song cũng đều qui vào giải thích về trời đất và con người Giải thích về sứcmạnh vô hình tác động đến cái Sống của con người “Mạnh và vô hình nên gọi

là Thiêng” Một số hiện tượng tâm linh thành tín ngưỡng hoặc có thờ cúng hoặckhông thờ cúng Đó là tâm linh tín ngưỡng như thờ cúng tổ tiên, còn tâm linhphát triển thành tâm linh tôn giáo thì người ta tin theo tâm linh của một giáo Chủnào đó truyền dạy có trình độ lôgíc nhất định cao hơn tâm linh tín ngưỡng.Nhưng dù vậy mỗi cộng đồng người tiếp thu tâm linh giáo Chủ nào đó đều ítnhiều thông qua tâm linh tín ngưỡng của mình

Từ quan niệm trên cho thấy, tâm linh chỉ tồn tại ở con người và là kết quảtrải nghiệm của họ trong quá trình sống ở mỗi môi trường nhất định Từ đó hìnhthành nên tâm linh riêng biệt của mỗi dân tộc Tâm linh không phải là tínngưỡng tôn giáo mà tâm linh chứa đựng chúng Tín ngưỡng tôn giáo chỉ có thểtồn lại trong môi trường tâm linh ở đó con người có niềm tin vào những đốitượng thiêng như thánh thần, Phật, Chúa

Như vậy, “Tâm linh là cái tồn tại trong mỗi con người Nó thể hiện qua niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng hay tôn giáo của mỗi người.

Trang 15

Và cụ thể hơn chính là sự ngưỡng vọng của họ về những biểu tượng, hình ảnh thiêng liêng”.

1.2.2.2 Đặc điểm của tâm linh.

Gắn với những nét đẹp văn hóa nên tâm linh mang nhiều nét độc đáo, nhiềuhình thức và nhiều đặc điểm Dưới đây là các đặc điểm nổi bật của tâm linh:

Thứ nhất

Tâm linh là một hình thái ý thức, tâm linh gắn liền với ý thức của conngười Do vậy điều kiện để tồn tại tâm linh là sự có mặt của ý thức con người.Điều đó đồng nghĩa với việc một người mất trí không còn khả năng suy nghĩ thìtrong đầu người đó sẽ trống rỗng và không có tâm linh

Thứ hai

Tâm linh là phần thiêng liêng trong ý thức của mỗi con người Ý thức củacon người thì rất đa dạng như ý thức về toán học, ý thức về văn học, ý thức vềcộng đồng Trong đó, ý thức tâm linh là ý thức hướng về cái thiêng liêng cao

cả

Thứ ba

Tâm linh có sức truyền cảm truyền lệnh, tập hợp ghê gớm Do con người

có tâm lý tự nhiên là khi đời sống được yên bình mạnh khỏe, ăn nên làm gia,hoặc được cứu thoát khỏi cơn hoạn nạn, nguy hiểm, thì nảy sinh ý thức hướng,nhớ về cội nguồn, biết ơn những cái cao cả đã cho mình, cứu mình Ý thức biết

ơn này có sức hút tự nguyện rất lớn, không gì có thể ngăn cản

Như vậy, tâm linh do các tác giả quan niệm đều thể hiện nó gắn với conngười, ở trong con người Vì vậy, trong mọi mặt đời sống của con người đều tồntại tâm linh và có thể nhóm thành hai loại là tâm linh trong cuộc sống đờithường và tâm linh trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo

1.2.2.3 Hình thức của tâm linh.

- Tâm linh trong đời sống cá nhân:

Trong đời sống cá nhân của những người theo tôn giáo thì suốt đời họ chỉmang niềm tin thiêng liêng vào Chúa và Phật Trong họ lúc nào cũng thườngtrực đời sống tâm linh Còn đối với mọi cá nhân đời thường thì tâm linh khá

Trang 16

phong phú nhưng không phải lúc nào cũng thường trực đời sống tâm linh Đờisống tâm linh của người đó chỉ xuất hiện khi hoàn cảnh thiêng, thời gian thiêngxuất hiện

- Tâm linh trong đời sống gia đình:

Mái ấm gia đình, nơi không gian thiêng liêng nhất, nơi con người sinh ra,

ở, con người phấn đấu lo toan và cũng là chỗ cuối cùng con người về Ngày nayxây dựng nếp sống văn hóa gia đình, hãy nâng niu giá trị tâm linh truyền thống.Mỗi gia đình thực sự là một tổ ấm thiêng liêng, hạnh phúc nhất của con người.Trong gia đình, bàn thờ tổ tiên là biểu tượng máu thịt thiêng liêng nhất, lôicuốn người ta quây quần đoàn tụ, nhớ về cội nguồn, duy trì những giá trị thiêngliêng chuyển giao cho con cháu Những giá trị tâm linh là hết sức bền vững, làhằng số của văn hóa gia đình

- Tâm linh trong đời sống cộng đồng làng xã:

Cái cột chặt con người trong làng xã xưa kia không phải chỉ có quan hệlãnh thổ, kinh tế mà còn có nhiều quan hệ khác đó là thế giới tâm linh Vậy tâmlinh ở đây biểu hiện ra những gì? Đó là thần tượng thiêng liêng về các anh hùng

có công dựng làng, giữ nước đang được tôn thờ trong những không gian thiêngliêng, những ngôi đình đền Ở những không gian thiêng liêng ấy, hàng năm lễthần và hội làng diễn ra, thì lại là những dịp niềm tin thiêng liêng được củng cố.Thần thánh thiêng liêng nhắc nhở nhớ về cội nguồn, lễ hội thiêng liêng nhắc nhởxóa bỏ những gì khúc mắc bất hòa Đoàn tụ gần gũi nhau hơn lại đến với nhữngtrái tim con người làng xóm Đồng thời nếp sống cộng đồng hàng ngày, tìnhlàng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau, bán anh em xa mua láng giềng gần, đều là những sợi dây tình cảm vô cùng thiêng liêng cố kết xóm làng, củng cốkhối cộng đồng Đó là những quan hệ thiêng liêng nhất trong đời sống cộngđồng làng xã Nó là cái nền vững chắc nhất trong mối quan hệ làng xã Nó biểuthị khía cạnh thiêng liêng nhất trong bản sắc văn hóa xóm làng, cũng là văn hóadân tộc Những biểu tượng, những mối quan hệ cộng đồng thiêng liêng ấy, là cơ

sở, là động lực, là niềm tin để dân ta trụ vững, phát triển cho đến ngày nay

Trang 17

- Tâm linh với Tổ quốc giang sơn đất nước:

Ngày nay mỗi cuộc lễ nghi, cuộc hội nghị ta kiến lập bàn thờ Tổ quốc Gầnmới đây trong đánh Mỹ ta thường nói bằng cả sức mạnh bốn nghìn năm lịch sử,sức mạnh truyền thống Đó chẳng phải là vô hình trừu tượng mà là hình ảnhthiêng liêng từ Hữu Nghị quan đến mũi Cà Mau Là núi cao biển rộng sông dài

Là cây đa bến nước, mái đình, những hình ảnh thiêng liêng về làng xóm Lànhững mảnh đất thiêng liêng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, oai hùng còn đó

Là hình ảnh Bác Hồ gần gũi thân thương vĩ đại Là những tượng đài, nấm mộtrong nghĩa trang lịch sử nhắc nhở Là hình ảnh lá cờ thiêng liêng vẫy gọi Từnhững hình ảnh biểu tượng thiêng liêng đó mà ngày xưa, ngày nay "chẳng kẻ thùnào ngăn nổi bước ta đi" Làm sao đừng để kinh tế thị trường có đạo tặc bô hìnhgặm nhấm dần làm mất đi những hình ảnh, biểu tượng thiêng liêng đó trong ýthức con người hôm nay và các thế hệ tiếp theo

- Tâm linh trong văn học nghệ thuật:

Tâm linh trong sáng tác văn học nghệ thuật là những hình ảnh, biểu tượngthiêng liêng nào đó mà tác giả thể hiện được ra trong tác phẩm làm rung độngnhững trái tim, ngấn lệ những tâm hồn Mà muốn được như vậy, nhà sáng tạonghệ thuật thực sự phải có đời sống tâm linh, cảm thụ đối tượng muốn sáng tạo

ra trong tác phẩm đến độ thiêng liêng nhất

Sự thăng hoa trong niềm tin thiêng liêng về chúa về thần Phật đã để lại biếtbao giá trị kiến trúc nghệ thuật Những ngôi nhà thờ Thiên chúa giáo ở Hy Lạp,

La Mã, nhà thờ Phát Diệm Ninh Bình, gác chuông chùa Keo khéo léo tuyệt vời

ở Thái Bình, các pho tượng Phật ở chùa Tây Phương Hà Tây

- Tâm linh trong tín ngưỡng tôn giáo:

Tâm linh được thể hiện trong rất nhiều mặt của đời sống tinh thần, có cảtrong tín ngưỡng tôn giáo Tín ngưỡng tôn giáo là lĩnh vực đặc biệt trong đờisống tâm linh

1.2.2.4 Phân biệt tâm linh với mê tín dị đoan

Trang 18

Mê tín dị đoan là:

Tin một cách mê muội, kì dị, lạ thường Tin không lý trí và đến mức khôngcần đến cả mạng sống của mình Vì vậy, Mê tín dị đoan chỉ tồn tại khi nó bámvào trình độ văn hóa khoa học thấp kém, con người không đủ trình độ để phântích, lý giải đúng sai, nhảm nhí Hoặc lợi dụng tình trạng quẫn bách, mụ mẫmcủa con người không được kịp thời giúp đỡ giải tỏa Hoặc trong những giây phútthăng hoa ngày hội, giây phút say sưa trào dâng thần thánh cũng dễ khiến conngười mất tỉnh táo, mê tín vào sự phán bảo phi lý nhảm nhí

Tâm linh là:

Niềm tin thiêng liêng có ở trong nhiều mặt đời sống tinh thần Nhữngngười tin vào Phật và Chúa, đi tu, theo đạo suốt đời tâm niệm vào Phật, vàoChúa có thể giải thoát về cái chết cho mình Hoặc những người không theo tôngiáo nào, nhưng vẫn tin vào thần phật thiêng liêng, tự đến đình, chùa thắp hươngkhấn lễ, cầu mong sự phù hộ bình yên mạnh khỏe gặp nhiều may mắn Còn xuấtphát từ một số người muốn kiếm lợi bằng việc dựa vào thần, phật thương mạihóa niềm tin, đặt ra phán bảo nhiều điều kỳ diệu khác thường, cúng lễ cho ngườikhác, khiến cho người khác tin theo mê muội, hành động theo sự tin ấy, gây tốnkém sức khỏe, tiền bạc vô ích, thậm chí nguy hại tính mệnh, ấy là mê tín dịđoan

Như vậy, tâm linh hay mê tín dị đoan tồn tại được đều phải có niềm tin.Nhưng niềm tin của mê tín dị đoan không có thị phi, mù quáng

1.3 Những vấn đề về du lịch tâm linh.

1.3.1 Quan niệm về du lịch.

Hiện nay cùng với sự phát triển của du lịch, khái niệm du lịch cũng đượchiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo góc độ xem xét Các khái niệm đượcđưa ra theo hai góc độ chính là cầu – người đi du lịch và cung – kinh tế du lịch.Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu theo hai khíacạnh:

Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con

người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng

Trang 19

cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật Theo nghĩa này, du lịchđược xem xét ở gốc độ cầu, góc độ người đi du lịch.

Thứ hai, du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về

nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóadân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nướcngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinhdoanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa vàdịch vụ tại chỗ Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinhtế

Như vậy, du lịch hiểu theo khía cạnh nào thì nó đều hướng tới giá trị vềmặt tinh thần của người đi du lịch trên cơ sở đó mới nảy sinh hoạt động về kinh

Du lịch tâm linh là: “Một loại hình du lịch văn hóa nhưng khai thác các đối tượng tôn giáo, tín ngưỡng tâm linh vào hoạt động du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo, tham quan, tìm hiểu và nâng cao nhận thức của

du khách”

Du lịch tâm linh cũng có thể dùng các khái niệm thay thế như du lịch tínngưỡng tâm linh, du lịch tôn giáo Thậm chí, những người lấy tín ngưỡng tâmlinh làm mục đích chính của chuyến đi, nhưng cũng không khỏi có những cảmxúc thú vị của một người đi du lịch được thưởng ngoạn cảnh đẹp kỳ thú củathiên nhiên, được tiếp cận với những phong tục tập quán của đời sống cư dân địaphương và được hưởng các tiện ích của dịch vụ du lịch Vì vậy, các chuyến đinhư vậy cần sử dụng một khái niệm phù hợp hơn và nhất thiết phải bao gồm cảhai yếu tố là du lịch và tâm linh

Trang 20

Du lịch văn hóa tâm linh là sự kết hợp giữa du lịch và tâm linh – tínngưỡng Đây là hai nhu cầu cần thiết trong đời sống của con người, nhằm manglại nét đẹp cho cuộc sống đi đôi với sự thăng hoa trong tâm hồn Du lịch nhằm

mở mang kiến thức về thiên nhiên và con người nơi đến, cũng như giúp xả stressrất hiệu quả Tâm linh ở đấy tức là nói đến tín ngưỡng Tín ngưỡng gồm có tínngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian làm thỏa mãn niềm tin đối với các biểutượng thiêng liêng mà họ ngưỡng vọng Vì vậy, điểm đến của các chuyến đithường là những địa điểm thiêng liêng, có ý nghĩa tôn giáo và tín ngưỡng nhưchùa chiền, đền miếu, thánh đường hoặc những thánh tích

Tóm lại, loại hình du lịch này hoạt động phải dựa trên nguyên tắc tôn trọng

và giữ gìn các giá trị văn hóa bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần.Trong quá trình phát triển phải không ngừng bảo tồn các di tích có ý nghĩa tínngưỡng tôn giáo như: chùa, đình, đền, nhà thờ hay các nghi lễ truyền thống, lễhội, văn hóa nghệ thuật, ẩm thực Vì đó là đối tượng chính tạo nên sản phẩm dulịch văn hóa tâm linh hấp dẫn du khách

1.3.2.2 Mục đích của du lịch tâm linh.

Các mục đích cụ thể của loại hình du lịch tâm linh là:

- Tham quan

Tham quan là hành vi giúp du khách quan sát, chiêm nghiệm, tìm hiểu vềđối tượng Tham quan cũng là hoạt động quan trọng để du khách nâng cao hiểubiết về thế giới xung quanh hay các điểm đến cụ thể Trong loại hình du lịch vănhóa tâm linh, du khách có thể trực tiếp chiêm nghiệm, tham quan, nghiên cứukiến trúc, mỹ thuật, cảnh quan, hệ thống tượng thờ, phù điêu, các di vật tại cácchùa chiền, đền miếu, nhà thờ, thánh thát, thánh địa, Từ đó, họ có thể hiểu hơn

về những giá trị văn hóa đặc sắc liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, lịch sử,nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, phong tục tập quán,

Các đối tượng tham quan của du lịch văn hóa tâm linh không phụ thuộcvào thời gian mà có thể tổ chức quanh năm ở khắp các tỉnh thành trong cả nước

Du khách có tham gia vào chuyến hành trình vào bất cứ thời điểm nào họ mongmuốn

Trang 21

- Nghỉ dưỡng

Với hoạt động nghỉ dưỡng, du khách có thể phục hồi sức khỏe sau nhữngngày lao động vất vả cũng như nâng cao khả năng lao động của mình Ngày nay,nhu cầu đi nghỉ của con người ngày càng tăng do sức ép của công việc căngthẳng, của môi trường ô nhiễm, của các quan hệ xã hội, Đặc biệt, nhu cầu tănglên rõ rệt vào các ngày cuối tuần, các dịp nghỉ lễ Điểm đến cho các chuyến nghỉdưỡng thường là những nơi có không khí trong lành, khí hậu dễ chịu, phongcảnh ngoạn mục, Ngoài ra, một số điểm đến có sự kết hợp giữa phong cảnh vớicác di tích hay công trình kiến trúc tạo ra một không gian thanh tịnh, hữu tìnhnhư Chùa Hương, Yên Tử, Tây Thiên, Sóc Sơn cũng có thể là nơi nghỉ dưỡng lýtưởng Trong thời gian nghỉ ngơi, du khách có thể kết hợp tham quan, tìm hiểucác đối tượng gắn với di tích tôn giáo làm cho chuyến du lịch của mình thêmphong phú

- Tham dự lễ hội

Đến lễ hội, du khách được tham gia trực tiếp các hoạt động tôn giáo vớikhông khí náo nhiệt và sống động Các hoạt động đó được tái tạo qua nhữnghoạt động sống của sinh hoạt lễ hội chùa, đền, phủ, quán, nhà thờ, thánh thất.Thông qua các thành tố của lễ hội bao gồm các nghi thức, nghi lễ, vũ điệu, trangphục, ẩm thực họ có thể cảm nhận giá trị văn hóa một cách sống động

Tham gia vào lễ hội, du khách hòa mình vào không khí sống động của lễhội tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng Hơn nữa, du khách còn tìm thấy ở lễ hộibản thân mình, quên đi những áp lực của cuộc sống đời thường

Tuy nhiên, du lịch lễ hội có đặc trưng cố định về thời gian Vì các lễ hộitôn giáo đều được tổ chức theo lịch trình cụ thể mà mỗi tín ngưỡng tôn giáo đãđặt ra Do đó, du lịch lễ hội tôn giáo là có tính mùa vụ Du khách chỉ có thểtham gia vào loại hình này tại những thời điểm đã được ấn định

- Tôn giáo, tín ngưỡng

Từ xưa, các chuyến đi với mục đích tôn giáo như truyền giáo của các tu sĩ,thực hiện lễ nghi tôn giáo của tín đồ tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáorất phổ biến Ngày nay, du khách hoặc các tin đồ cũng thực hiện các chuyến du

Trang 22

lịch văn hóa tâm linh để thỏa mãn nhu cầu thực hiện các lễ nghi tôn giáo hay tìmhiểu, nghiên cứu tôn giáo Đi du lịch với mục đích này trở nên ngày càng phổbiến đối với du khách Không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc, họ cùng

có chung một nhu cầu tìm kiếm cảm giác bình yên, sự tĩnh tâm từ những chuyến

đi Điểm đến của du khách chính là các chùa chiền, đền phủ, nhà thờ, thánh thất,

lễ hội, tôn giáo

1.2.3.3 Điểm đến của du lịch tâm linh.

Đối với loại hình du lịch tâm linh, điểm đến chủ yếu là các di tích gắn vớitôn giáo và tín ngưỡng như chùa, đình, đền

*Di tích tôn giáo:

Chùa từ lâu đã trở thành sản phẩm du lịch văn hóa của ngành du lịch Tiềm

ẩn nhiều gá trị, ngôi chùa mang trong mình tính đa dạng về cảnh quan, kiến trúc,trang trí, nội thất Sự đa diện trong sinh hoạt văn hóa thông qua các lễ hội, sinhhoạt của tăng chúng – phật tử, văn hóa ẩm thực, phản ánh những ảnh hưởngcủa giáo lý nhà Phật Vì vậy, di sản văn hóa Phật giáo là một giá trị có khả năngtạo nên những lực hút thúc đẩy du lịch phát triển, nhất là du lịch văn hóa tâmlinh

Du khách đi du lịch đến các di tích Phật giáo như chùa tháp để thực hiệnnhững ý niệm thiêng liêng cũng như nâng cao hiểu biết về tôn giáo này thôngqua các đối tượng cụ thể như kiến trúc, điêu khắc, tượng thờ, di vật

Trang 23

- Nhà thờ Kitô giáo

Nhà thờ Kitô giáo thường được gọi là thánh đường Tùy theo tính chất,điều kiện và đặc thù của các địa phương mà nhà thờ có nhiều cấp độ khác nhau.Nhà thờ Kitô giáo được chia thành 4 hạng: nhà thờ chính tòa, nhà thờ chính xứ,nhà thờ chính họ, nhà nguyện (chuyên đọc kinh trong đó, bao gồm nhà nguyệncông, nhà nguyện tư, nhà nguyện dòng)

*Di tích tín ngưỡng

- Đình

Đình là kiến trúc công cộng của làng Kiến trúc được dựng lên làm nơi thờthần của làng và là nơi diễn ra lễ hội làng, là nơi họp bàn công việc của làng.Kiến trúc được gọi tên là đình, tên đó bắt nguồn từ tên gọi dịch đình, đình trạm.Những kiến trúc được dựng lên ở mỗi cung độ đường, để nhà vua đi tuần du vàkhách bộ hành có chỗ nghỉ ngơi Thờ thần trong các ngôi đình làng người Việt

là thần sông, thần núi, thần là vị có công đánh giặc, là tổ nghề, là người lập ralàng, có sự tích cụ thể Cũng từ thời Lê, nhà nước phong kiến bắt đầu phong sắccho các thần ở các làng, gọi chung là thần thành hoàng Cái tên thần thànhhoàng là từ bên trên dội xuống cho làng Cái tên là do ảnh hưởng của văn hóaTrung Hoa cổ Ở bên nước đó, nơi dân cư trú có thành và hào bao bọc Người tathờ thần bảo vệ làng gọi là thần thành hào Lâu ngày sang ta gọi là thần thành –hoàng để tỏ ý tôn kính thần Cùng với chức năng trên đình còn gọi là trụ sở hànhchính của làng

Đình làng bắt đầu có lẽ chỉ là một kiến trúc nhỏ gồm 3 gian và hai chái, sau

đó số gian phát triển lên đến 5, 7 hoặc 9 gian (số lẻ) cộng thêm kiến trúc phíasau gọi là hậu cung, thêm phía trước gọi là tiền tế, thêm hai bên gọi là tả vu vàhữu vu

- Đền

Đền là kiến trúc được dựng lên để thờ thần Đền là tiếng biến âm từ chữđiện trong tiếng Hán Đền tiếng Hán cũng gọi là từ Nhà thờ họ cũng gọi là từđường Đền không phải là kiến trúc phổ biến của làng, nhiều làng không có đền,nhiều làng lấy đền thay đình Ví dụ như làng Thủ Lệ, làng Thụy Khuê, Hà Nội

Trang 24

chỉ có đền thờ thần Linh Lang Nhưng cũng có làng có đình lại có đền, ví nhưlàng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội.

Đền được kiến trúc cũng giống như đình, cũng có nội điện (nhà hậu cung)

và đại bái (thượng điện) nhưng với quy mô nhỏ Hai bên tả hữu thường hẹp, cóđặt nhiều bàn thờ để người đến lễ bầy lễ vật dâng hương

- Phủ

Phủ là nơi thờ mẫu Mẫu được tôn là các bà chúa, chúa sơn lâm, chúa LiễuHạnh Chúa thì ở phủ, phủ chúa Trịnh, phủ chúa Nguyễn, còn đế vương thì ởcung điện Phủ xuất hiện muộn hơn, trước kia thờ mẫu cũng ở đền

1.2.3.4 Khách du lịch của du lịch tâm linh.

Theo Luật du lịch: "Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến." Quan niệm này nhận định khách du lịch ở góc độ mục đích về chuyến đi

của họ ở nơi đến nhưng chưa chỉ rõ thời gian và nơi đến của họ

Khách du lịch đề cập trong luận văn này được tiếp cận theo góc độ là kháchđến trong quan hệ với những cơ sở đón tiếp là các điểm du lịch văn hóa tâmlinh Họ thường thực hiện chuyến đi trong ngày và không lưu lại qua đêm tại cơ

sở lưu trú của ngành du lịch

Vì vậy, “Khách du lịch được khảo sát trong luận văn bao gồm khách Nội địa và Quốc tế đến tham quan tại đền Sòng”.

Trang 25

Tiểu kết chương 1

Du lịch văn hóa tâm linh là loại hình du lịch dựa vào các loại tài nguyênnhân văn: các di tích, lễ hội, các sự kiện Dựa trên các nhu cầu của khách dulịch, loại hình này được thể hiện qua các hoạt động cụ thể như du lịch tôn giáo,

du lịch tham quan, du lịch lễ hội, du ngoạn Dù ở hình thức nào thì du kháchcũng được thỏa mãn nhu cầu tâm linh Họ được đến với các không gian thiêng(đền, chùa, miếu mạo, nhà thờ ), chiêm ngưỡng các đối tượng thiêng (hệ thốngtượng, di vật ), thực hiện ý niệm linh thiêng tồn tại trong mỗi người Khôngnhững vậy, loại hình du lịch văn hóa tâm linh giúp du khách kết hợp cả mụcđích du lịch (thăm thú, du ngoạn, nghỉ ngơi ) với mục đích tôn giáo (cầu khấn,hành lễ ) Với những đặc trưng như vậy, loại hình du lịch văn hóa tâm linh cầnđược nghiên cứu khảo sát ở các đối tượng cụ thể trong phạm vi nhất định để đưa

ra những nhận định, đánh giá hợp lý, xây dựng thành những sản phẩm du lịchhấp dẫn cho du khách

Những công trình kiến trúc như: đình, chùa, miếu, đền, các di tích gắnvới các sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư Việt Bên cạnh đó hoạt động dulịch văn hóa tâm linh còn góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống của dântộc biết giữ gìn những truyền thống và phong tục tập quán tốt đẹp của quêhương

Thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hóa là địa điểm giàu tiềm năng về du lịch tâmlinh Có được điều đó là do được thiên nhiên ưu đãi cho một địa thế thuận lợilại kết hợp với bàn tay và khối óc của con người nơi đây cộng với tâm nguyệnluôn hướng về cội nguồn từ bao đời nay, đã tạo nên những công trình kiến trúcdân gian giàu tính văn hóa và tính lịch sử, cũng như gìn giữ được những nét vănhóa đặc sắc lâu đời của địa phương mình Điều này không chỉ có ý nghĩa về mặttâm linh, phong tục tập quán mà nếu được khai thác một cách hợp lý sẽ gópphần mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội nhờ phát triển du lịch tại đây đặc biệt là

du lịch tâm linh tại khu di tích đền Sòng

Trang 26

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LNH TẠI T.X BỈM SƠN – THANH HÓA.

2.1 Khái quát chung về du lịch ở T.X Bỉm Sơn – Thanh Hóa.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên.

2.1.1.1 Vị trí địa lý, dân cư.

Thị xã Bỉm Sơn được thành lập ngày 18/12/1981 bao gồm Thị trấn Nôngtrường Hà Trung và 2 xã Quang Trung và Hà Lan thuộc huyện Trung Sơn (nay

là Huyện Hà Trung – Thanh Hoá) Là đơn vị nằm ở vùng địa đầu tỉnh ThanhHoá và của cả miền Trung, Thị xã Bỉm Sơn cách thành phố Thanh Hoá 34 km

về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Nam Có phía Bắc giáp tỉnhNinh Bình, phía Nam giáp huyện Hà Trung, phía Đông giáp huyện Nga Sơn,phía Tây giáp huyện Thạch Thành (Tỉnh Thanh Hoá)

- Diện tích tự nhiên: 6.701 ha

Đơn vị hành chính:

- Phường Ba Đình

- Phường Ngọc Trạo

- Phường Bắc Sơn

- Phường Lam Sơn

- Phường Đông Sơn

Trang 27

2.1.1.2 Địa hình và khí hậu.

*Địa hình

Bỉm Sơn là vùng đất có địa hình thấp dần từ tây sang đông Đặc điểm địachất của Bỉm Sơn thuộc đới cấu tạo Sơn La, phụ đới Ninh Bình, đất đá của vùngđược tạo thành vào nguyên đại Trung sinh - kỷ Tơriát, cách ngày nay khoảngtrên 300 triệu năm Tuy diện tích không rộng nhưng Bỉm Sơn vừa có vùng đồngbằng, vùng núi đá, vùng đồi và sông suối Vùng đồi núi kéo dài từ Tây Bắc đếnBắc Đông Bắc với diện tích 5.097,12 ha, vùng đồng bằng có diện tích 1.518,98ha; núi đá có đặc điểm của những sa thạch là đá rát, đá phiến sét và xen kẽnhững mạch đá vôi chìm nổi, vùng đồng bằng thuận tiện cho phát triển nôngnghiệp và cũng là diện tích đất dự trữ cho phát triển đô thị

*Khí hậu

Thị xã Bỉm Sơn chịu ảnh hưởng của ba vùng khí hậu xen kẽ là Tây Bắc –Đông bắc Bắc Bộ và cận bắc Trung Bộ Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,60,lượng mưa trung bình đạt 1.514 mm/năm; độ ẩm không khí trung bình 80%, chế

độ gió biến chuyển theo mùa, nắng lắm, mưa nhiều…

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội.

Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước để hướng tới mụctiêu năm 2020 nước ta trờ thành một nước công nghiệp, tỉnh Thanh Hóa nóichung và thị xã Bỉm Sơn nói riêng cũng đã có những bước chuyển mình mạnh

mẽ trong công cuộc phát triển kinh tế, những kết quả đạt được được thể hiện rõrệt trong sự thay đổi cơ cấu kinh tế của toàn thị xã năm 2015

Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế thị xã Bỉm Sơn năm 2015.

(Nguồn: UBND thị xã Bỉm Sơn)

Trang 28

Từ số liệu bảng 2.1 ta có hình 2.1 thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tếcủa thị xã Bỉm Sơn năm 2015 như sau:

Hình 2.1 Cơ cấu kinh tế của thị xã Bỉm Sơn năm 2015

Từ hình 2.1 ta nhận thấy cơ cấu kinh tế của thị xã Bỉm Sơn đang chuyểndịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thương mại – dịch vụ

- Tỉ lệ ngành CN – XD là: 76,3%

- Tỉ lệ ngành NLN nghiệp là : 4,3%

- Tỉ lệ ngành TM – DV là: 19,4 %

- Ngành CN – XD cao hơn gấp 17,74 lần so với ngành NLN nghiệp

Số liệu cho thấy thị xã đã và đang thực hiện tốt chính sách, đường lối pháttriển kinh tế theo định hướng phát triển của tỉnh Thanh Hóa nói riền và củaĐảng và Nhà nước nói riêng để tiến tới năm 2020 thị xã sẽ trở thành thị xã Côngnghiệp hiện đại

- Ngành TM – DV cao hơn gấp 4,51 lần so với ngành NLN nghiệp

Với sự chênh lệch là 4,51 lần đã chứng tỏ thị xã Bỉm Sơn không chỉ tậptrung phát triển về Công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà ban quản lý thị xã đã vàđang thực hiện tốt chính sách phát triển ngành thương mại và dịch vụ, đặc biệt làdịch vụ du lịch Ngày càng có nhiều hơn các cơ sở lưu trú, cơ sở phục vụ ăn

Trang 29

uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được đầu tư và xây dựng, đảm bảophục vụ tố cho khách du lịch tới tham quan tại các điểm di tích.

Giáo dục – Đào tạo:

Tiếp tục được giữ vững, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dụctiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học phổ thông Tăng cường đổi mới côngtác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện Triển khai thực hiện phong trào thi đua ‘‘Xây dựng trường học thân thiệnhọc sinh tích cực” và cuộc vận động ‘‘Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gươngđạo đức, tự học và sáng tạo” bước đầu đã đạt được kết quả nhất định, tổ chứctuyển chọn, bồi dưỡng học sinh tham dự các kỳ thi học sinh giỏi đạt kết quả khá,

tổ chức thành công kỳ thi Olimpic THPT thị xã Bỉm Sơn lần thứ tư chuẩn bị cácđiều kiện để học sinh tốt nghiệp lớp 12 tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các trườngĐại học, Cao đẳng trên cả nước

Trong giai đoạn 2015 – 2020, UBND thị xã sẽ triển khai nhiều giải phápkhuyến khích các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư đẩy mạnh phát triểnngành nghề, khôi phục và nhân cấy nghề mới nhằm tạo việc làm, tăng thu nhậpcho người lao động, các cụm thương mại - dịch vụ ở thị xã từng bước được hìnhthành Mạng lưới chợ nông thôn tiếp tục phát triển, hoạt động dịch vụ ngày càng

đa dạng, hàng hoá phong phú, đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho sản xuất vàtiêu dùng của nhân dân Các hoạt động văn hóa thông tin, báo chí, phát thanhtruyền hình, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, trọng tâm vào công tác tuyêntruyền, phản ánh các phong trào thi đua lao động sản xuất, phục vụ các ngày lễlớn đất nước, của Tỉnh, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhândân

*Giao thông vận tải.

Hiện nay mạng lưới giao thông thị xã Bỉm Sơn đạt 136 km bao gồm cảđường Quốc Lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, đường Tỉnh Lộ 7, đường Liên huyện

và hệ thống giao thông nội thị, mật độ giao thông đạt 5km/km2, tỷ lệ chiếm đấtđạt 10% Một số tuyến đường chính như tuyến đường Quốc lộ 1A và đường sắt

Trang 30

Bắc Nam chạy qua Thị xã với tổng chiều dài là 9,8 km, đường Tỉnh Lộ 7 điHuyện Thạch Thành dài 4,7km, đường liên Huyện Bỉm Sơn – Nga Sơn dài12km; các tuyến đường nội thị chính như: Đường Trần Phú 4,5km, Đường TrầnHưng Đạo 5,0km, đường Nguyễn Văn Cừ 3,4km, Đường Bà Triệu 3,95km,Đường Lê Lợi dài 3,5km…

Khu di tích đền Sòng rất thuận lợi trong việc đón khách du lịch tới thamquan vì quốc lộ 1A chạy ngay qua trước cửa Đền Ngoài ra đường tỉnh lộ 7 cáchđền không xa cũng tạo điều kiện phát triển chương trình du lịch liên Tỉnh

2.1.2.2 Cơ sở hạ tầng về điện, nước, y tế, ngân hàng và bưu chính viễn thông.

Hệ thống Bưu chính - Viễn thông:

Trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn những năm vừa qua phát triển khá mạnh, đếnnay Thị xã đạt 32 máy điện thoại/100dân, bình quân sử dụng internet đạt 0,85thuê bao/100dân Cơ quan Thị uỷ, các Đoàn thể, UBND Thị xã, UBND xã,phường đã nối mạng internet và trao đổi công việc qua hệ thống mạng LAN

Hệ thống hạ tầng cấp, thoát nước:

Phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt đã và đang được quy hoạch phát triển,đảm bảo cấp, thoát nước cho các nhà máy xí nghiệp công nghiệp, các cơ sởthương mại, dịch vụ và các khu dân cư trên địa bàn

Hệ thống điện năng:

Nguồn điện thị xã Bỉm Sơn được cấp từ 2 trạm 110KV Hiện nay thị xã có

3 trạm trung gian 35/6KV và 45 trạm hạ thế 6/0,4KV; toàn thị xã có 101,92 kmđường dây hạ thế; tổng điện năng tiêu thụ là 292.658.856 KW/h/ năm, bình quân

sử dụng điện năng sinh hoạt đạt 275 KWh/người/năm, Số hộ dùng điện trực tiếpvới chi nhánh điện đạt 9.790 hộ, bằng 71,3%

Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt:

Hiện nay trên địa bàn thị xã có 02 nhà máy cung cấp nước sinh hoạt vớicông suất 16.000m3/ngày đêm do Xí nghiệp nước Bỉm Sơn quản lý

Hệ thống y tế:

- Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn

Trang 31

- Trung tâm Y tế dự phòng Bỉm Sơn.

- Trạm xá các xã phường

- Có 62 cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập

- Có 05/8 xã phường đã được công nhận xã, phường đạt chuẩn Quốc gia

về ytế

- Thị xã đã hoàn thành dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện tư nhân ACABỉm Sơn quy mô 100 gường bệnh

Hệ thống Ngân hàng:

- Ngân hàng Công thương Bỉm Sơn (Chi nhánh cấp 1)

- Ngân hàng Đầu tư Bỉm Sơn (Chi nhánh cấp 1)

- Ngân hàng Nông nghiệp Bỉm Sơn

- Ngân hàng Chính sách xã hội Bỉm Sơn

- Chi nhánh Ngân hàng VP Bank Bỉm Sơn

Hệ thống Nhà thi đấu TDTT – Nhà văn hoá:

- Nhà thi đấu TDTT thị xã - Phường Ba Đình - Bỉm Sơn

Nhà thi đấu TDTT Công ty Xi Măng Bỉm Sơn Phường Đông Sơn Bỉm Sơn

Nhà hát công nhân Thị xã Phường Ba Đình Bỉm Sơn

- Khu văn hoá thể thao Phường Ngọc Trạo

Trang 32

2.1.3 Tài nguyên du lịch.

2.1.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên.

Cũng như các huyện trong tỉnh Thanh Hóa, nơi đây được tự nhiên ưu áicho những suối, núi đồi, những tài nguyên du lịch tự nhiên, thêm vào đó được

ưu ái cho tài nguyên đất phù sa màu mỡ và vị trí địa lý thuận lợi

*Tài nguyên đất.

Thị xã Bỉm Sơn có 2 nhóm đất chính là đất phù sa và đất xám Feralit, cụthể:

Đất phù sa: 999,22 ha, trong đó:

- Đất phù sa chua Glây nặng: 126,26 ha, phân bố tập trung ở các xã: HàLan, Quang Trung, phù hợp với phát triển trồng lúa nước, nuôi trồng thuỷ sản

- Đất phù sa biến đổi Glây nặng: 872,96 ha, thuận lợi cho việc trồng lúa,màu và cây công nghiệp hàng năm, khả năng tăng vụ khá cao

Đất xám: 4.193,93 ha, gồm các loại:

- Đất xám Feralit đá lẫn nông 3.535,86 ha

- Đất xám Feralit đá lẫn sâu 658,07 ha Độ dày tầng đất khá thuận lợi chocây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày phát triển

*Tài nguyên nước

Hệ thống sông ngòi, ao, hồ của Bỉm Sơn bao gồm hệ thống sông suối ngắn

và nhỏ, nguồn nước mặt nghèo nàn biến động thất thường theo mùa: mùa mưangập úng, mùa khô thiếu nước.Các suối có trữ lượng nước lớn như: suối Sòng,Chín Giếng, Cổ Đam, khe Gỗ, Ba Voi, khe Cạn đều đổ ra sông Hoạt, qua kênhTam Điệp

Tổng lưu lượng nước về mùa lũ: 1.685.000 m3/ngày đêm, về mùa kiệt:9.513m3/ngày đêm.Nước ngầm khá phong phú, do địa hình đá vôi, Bỉm Sơn cónhiều hang động, sông suối ngầm có thể cung cấp nước cho cả thị xã, kết quảthăm dò 56km2 khu vực thị xã Bỉm Sơn (đoàn địa chất 47) được hội đồng trữlượng nước quốc gia thông qua khẳng định: Khu vực nước Bỉm Sơn có trữlượng nước ngầm = 41.300m3/ngày, đêm

*Tài nguyên khoáng sản.

Trang 33

Bỉm Sơn có khoáng sản chủ yếu là đá vôi, đá sét phong phú dễ dàng chokhai thác nhiên liệu cho các công trình xây dựng Trong đó:

- Đá vôi mỏ Yên Duyên: 3.000 triệu tấn, phân bố 1000 ha

- Đá phiến sét mỏ Cổ Đam, trữ lượng 60 triệu tấn, diện tích phân bố: 200ha

- Sét xi măng (mỏ Tam Diên) trữ lượng 240 triệu tấn, diện tích phân bố:

200 ha

- Đất san lấp (Thung Cớn) trữ lượng: 3,5 triệu tấn, diện tích: 100 ha

2.1.3.2.Tài nguyên du lịch nhân văn.

Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội

Lễ hội Đền Sòng thường diễn ra từ ngày mùng 10/2 đến hết tháng 3 âm lịchhàng năm Nhưng đông vui nhất là ngày 26/2, tương truyền là ngày Thánh Mẫu

hạ giới

Lễ hội đền thờ bát Hải Long Vương

Đền thờ bát Hải Long Vương là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Lễ hộiđược tổ chức vào 24 - 8 âm lịch

Hoạt động lễ hội của thị xã Bỉm Sơn là một trong những nhân tố quan trọngtrong kế hoạch xây dựng và phát triển du lịch của thị xã Song hành với hoạtđộng lễ hội là sức hút của các di tích văn hóa – lịch sử, những di tích còn lại đã

Trang 34

được xếp hạng và bảo tồn được những giá trị đặc sắc để phục vụ cho hoạt động

Đền cây vải là nơi phụng thờ công chúa Ngọc Thuỷ Tinh con vua ĐộngĐình Long Vương dưới thuỷ cung Tương truyền Tiên Nữ Ngọc Thuỷ TinhCông chúa đã từng có công âm phù dương trợ, hiến kế cho vua Lý Thánh Tôngđánh thắng quân chiêm thành và cũng từng có công hiến kế cho vua QuangTrung đánh thắng quân Thanh làm nên thắng lợi Đống Đa vào năm 1789 Vớigiá trị lịch sử lớn lao Bộ VHTT đã xếp hạng di tích đền Cây Vải là di tích lịch

sử văn hóa cấp Quốc gia Sô: 57/QĐ-BVHTT ngày 18 tháng 01 năm 1993

hồ cá thần Tương truyền hàng năm cứ đến tháng giêng, tháng 2 có một đàn cátoàn thân màu đỏ lũ lượt kéo về bơi lội trong hồnhưng khi hết hộiđền Sòng thìđàn cá tự nhiên biến mất Nhân dân trong vùng núi rằng đó là các nàng tiên trênthượng giới hóa phép về hầu tiên chúa, Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Trang 35

Các di tích lịch sử - văn hóa trên giữ vai trò chủ chốt trong hoạt động dulịch tâm linh của thị xã Bỉm Sơn, đặc biết giá trị nhất là khu di tích đền Sòng –một biểu tượng của nét đẹp văn hóa trong tiềm thức người dân Bỉm Sơn.

2.2 Khái quát về đền Sòng.

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển đền Sòng.

Đền Sòng Sơn trước đây được xây dựng vào thời Cảnh Hưng triều vua LêHiển Tông (1740 - 1786) là nơi thờ Nữ Thần Vân Hương - Bà Chúa Liễu Hạnh.Ngôi đền được người dân đánh giá là nơi linh thiêng nhất Xứ Thanh Trước đây,

do bom đạn chiến tranh tàn phá và sự huỷ hoại vô thức của con người, ngôi đền

*Kiến trúc bên ngoài của đền Sòng.

Khách du lịch theo đường quốc lộ từ Hà Nội vào Thanh Hóa qua Dốc Xâyhết địa phận Ninh Bình đi tiếp 3 km là đến đền Sòng Sơn – một ngôi đền nổi

“thiếng thiêng nhất xứ Thanh” gắn với văn hóa tâm linh Thánh Mẫu Liễu Hạnh.Đền Sòng mặt hướng về phía tây bắc

Phía trước

Là một cái hồ tự nhiên hình bán nguyệt, quanh năm nước trong xanh,không bao giờ cạn, có tên là hồ cá thần Hồ có mạch ngầm chảy từ Dốc Xâytheo chân núi qua hang động núi đá vôi đưa nước về đây Từ hồ cá thần lại có

Trang 36

hai khe nước nhỏ chảy xuôi lượn vòng quanh tạo nên khu đất trước đền dườngnhư một hòn đảo nhỏ có hình tròn Hai khe nước này hợp lại với nhau về phíatrái đền thành một dòng nước chảy lượn quanh co về phía thấp tạo nên 9 cáigiếng hình xoắn ốc.

Bên cạnh hồ cá thần

Là một núi đất thấp, tròn người ta gọi là núi Ngọc Bích, vì nó gần hồ nướcxanh, núi là tiền án cho ngôi đền Phía trái đền có dãy núi đất thấp thoải về phíanam, phía phải cũng có dãy núi thấp làn làn về phía bắc Hai dãy núi tả hữu nhôcao hẳn lên ở gần hòn núi Ngọc Bích và hồ cá thần tạo nên bức tranh lưỡng longngậm thủy

Đền Quan Giám

Ở cửa, trên con đường đi vào còn có ngôi đền nhỏ tục gọi là đền QuanGiám, giám sát tâm địa của con nhang khi vào đền

Cầu nhỏ nối vào đảo

Muốn qua hòn đảo nhỏ đó ta phải đi qua một chiếc cầu nhỏ hình vòm bắcqua Đây là chiếc cầu mà bà Hoàng thái hậu họ Lê đã bỏ ra 50 lạng bạc cho dânxây dựng nên vào đời vua Lê Cảnh Hưng năm thứ 33

Căn cứ vào cấu trúc trước đây và những tài liệu còn lại cho ta biết ngôi đềnthờ Liễu Hạnh đã có từ lâu đời, xây dựng có nhiều nét độc đáo, đây là yếu tốgóp phần tăng độ hấp dẫn đối với khách du lịch khi tới tham quan tại Đền

*Kiến trúc bên trong đền Sòng.

Đền Sòng xưa kia thuộc trang Cổ Đam phủ Tống Sơn là thánh đường thờLiễu Hạnh công chúa, ngôi đền ban đầu còn đơn sơ, nhỏ bé, sau được mở rộng,khang trang, uy nghi, đẹp đẽ hơn

Đền Sòng tọa lạc trên một không gian thiêng liêng, đắc địa theo hướng tâybắc Được xây theo lối kiến trúc đền chùa truyền thống của Việt Nam với 3 cungliên tiếp: Hậu cung(chính tẩm), Cung đệ nhị, Cung đệ tam và ngoài cùng là cửatam quan Phía trước cổng tam quan là tượng phật bà Quan âm bồ tát Kiến trúcnội điện của đền Sòng được thể hiện trong bảng dưới đây

Cung đệ Nhị

Trang 37

Cung thờ Hội đồng thánh quan, Mẫu Cửu Trùng, các ông Hoàng và các Cô,đồng thời phối thờ đức Thánh Trần – Hưng Đạo Đại Vương.

Chính tẩm

Đây là cung thờ phụng thánh mẫu Liễu Hạnh, là cung thâm nghiêm, ít khhi được

mở cửa, trừ những ngày lễ rước Thánh Mẫu vào tháng 2 âm lịch hàng năm Connhang, đệ tử và khách thập phương chỉ được đứng bên ngoài cầu nguyện

Chính tẩm cung có 3 gian: gian giữa đặt tượng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh trongtrang phục màu đỏ lộng lẫy, dáng ngồi uy nghi mà khoan dung, độ lượng Taytrái đặt sấp, tay phải đặt ngửa, 4 ngón chụm lại theo tư thế bắt quyết Ngồi 2 bênThánh Mẫu là 2 tiên cô theo hầu, bên phải là tiên cô Quế Nương trong trangphục màu xanh, bên trái là tiên cô Thị Nương trong trang phục màu hồng Đây

là hai tiên cô được vua cha phái xuống theo hầu Liễu Hạnh khi giáng trần lầnthứ 2 tại phố cát (Thạch Thành)

- Gian bên trái là ban thờ Mẫu Thoải, trong trang phục màu vàng, yếm trắng.Gian bên phải là ban thờ Mẫu Thượng Ngàn trong trang phục màu vàng,yếm đỏ

Cung đệ Tam

Cung thờ Hội đồng thánh quan, Mẫu Cửu Trùng, các ông Hoàng và các Cô,đồng thời phối thờ đức Thánh Trần – Hưng Đạo Đại Vương

Câu đối, hoành phi

Không gian chính của cung cấm được trải thảm đỏ Trong các gian điện thờ

có 26 bức hoành phi, câu đối và đại tự với nội dung chủ yếu là suy tôn, ca ngợicông đức và sự linh thiêng của Thánh Mẫu Nội dung các câu đối:

- Sùng sơn Thánh Mẫu

- Thùy sơn hiển thánh

- Sùng Sơn hiển thánh

- Vạn cổ lộ ân

- Sùng Sơn Mẫu đức đông thiên địa

- Thanh Hóa danh truyền vãn cổ kim

- Mẫu nghi thiên hạ

Ngày đăng: 18/05/2016, 09:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Anh, “Đền Sòng với huyền thoại Liễu Hạnh công chúa, NXB Thanh Hóa, năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đền Sòng với huyền thoại Liễu Hạnh công chúa
Nhà XB: NXB Thanh Hóa
2. Tống Kim Chung, “Liễu Hạnh và đền Sòng”, NXB Thanh Hóa, năm 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liễu Hạnh và đền Sòng
Nhà XB: NXB Thanh Hóa
3. Đoàn Thị Điểm, “Truyền kì tân phả” NXB giáo dục Hà Nội (bản dịch), năm 1962 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền kì tân phả
Nhà XB: NXB giáo dục Hà Nội (bản dịch)
4. Lê Thu Hương, “Nhập môn du lịch” NXB giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn du lịch
Nhà XB: NXB giáo dục Việt Nam
5. “Lễ hội Việt Nam” do PGS. Lê Hồng Lý – PGS.TS. Lê Trung Vũ đồng chủ biên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội Việt Nam” do PGS
6. Nguyễn Minh San, “Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam” NXB văn hóa dân tộc Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Minh San, “"Tiếp cận tín ngưỡng dân dã Việt Nam
Nhà XB: NXB văn hóa dân tộc Hà Nội
7. GS. Trần Ngọc Thêm, “Tìm về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam”, NXB văn hóa dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: GS. Trần Ngọc Thêm, “"Tìm về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
Nhà XB: NXB văn hóa dân tộc
8. Phạm Văn Ty, Vũ Ngọc Khánh, “Vân cát nữ sĩ” NXB dân tộc Hà Nội, năm 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Văn Ty, Vũ Ngọc Khánh, “"Vân cát nữ sĩ
Nhà XB: NXB dân tộc Hà Nội
10. Nghiên cứu văn hóa dân gian: “Bước đầu tìm hiểu về những vị Thần được tôn thờ ở Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa” – công trình nghiên cứu của Hội Người cao tuổi thị xã Bỉm Sơn.PHỤ LỤC 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn hóa dân gian": “Bước đầu tìm hiểu về những vị Thần được tôn thờ ở Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa” –
1. Tour Đền Sòng – Đền Bà Triệu – Sầm Sơn - khu di tích Lam Kinh - Thời gian: 2 ngày Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w