1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố đà nẵng

76 292 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Nằm ở phía Nam miền Trung Việt Nam, Đà Nẵng không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị, mà còn là điểm đến hấp dẫn bởi những thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa, những bãi biển đẹp cùng

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

- -

PHẠM THỊ THỦY

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4

6 Đóng góp của đề tài 4

7 Cấu trúc của đề tài 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 6

1.1 Một số khái niệm về du lịch 6

1.1.1 Du lịch 6

1.1.2 Khách du lịch 6

1.2 Du lịch tâm linh 7

1.2.1 Khái niệm du lịch tâm linh 7

1.2.2 Đặc điểm của du lịch tâm linh 7

1.2.3 Vai trò và ý nghĩa của du lịch tâm linh 8

1.2.3.4 Tài nguyên du lịch tâm linh 10

CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 10

2.1 Khái quát về thành phố Đà Nẵng 10

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 10

2.1.1.1 Vị trí địa lý 10

2.1.1.2 Địa hình 11

2.1.1.3 Khí hậu 11

2.1.1.4 Thủy văn 12

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 12

2.1.3 Lịch sử hình thành 14

2.1.4 Đặc điểm cư dân, văn hoá 18

Trang 3

2.1.4.1 Đặc điểm cư dân 18

2.1.4.2 Đặc điểm văn hóa 18

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng 20

2.2.1 Khái quát tình hình hoạt động du lịch tâm linh trong trên thế giới và Việt Nam 20

2.2.2 Chủ trương, quan điểm của chính quyền địa phương về tôn giáo, tín ngưỡng 22

2.2.3 Hệ thống các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng tại Đà Nẵng 24

2.2.3.1 Chùa chiền 24

2.2.3.2 Nhà thờ, lăng mộ 29

2.2.3.3 Đình làng 31

2.2.4 Hệ thống các di tích lịch sử cách mạng 34

2.2.5.Các lễ hội tôn giáo và lễ hội dân gian ở Đà Nẵng 36

2.2.6 Các sản phẩm phi vật chất khác 41

2.3 Thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng 44

2.3.1 Việc tổ chức tuyến điểm du lịch tâm linh 44

2.3.2 Lượng khách 45

2.3.3 Doanh thu 47

2.3.4 Thời gian lưu trú 48

2.3.5 Cơ sở vật chất du lịch 49

2.3.6 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch 50

2.3.7 Tình hình đầu tư, xúc tiến, quảng bá 52

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 53

3.1 Định hướng phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng 53

3.2 Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng 55

3.2.1 Tăng cường công tác quản lý, quy hoạch phát triển du lịch tâm linh 55

3.2.2 Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực 56

3.2.3 Đẩy mạnh xúc tiến thị trường, quảng bá hình ảnh 57

Trang 4

3.2.4 Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ du lịch tâm linh 59

3.2.5 Giải pháp về phát triển các sản phẩm du lịch tâm linh 59

3.2.6 Giải pháp về hợp tác, liên kết 60

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 5

Đối với một quốc gia có nền văn hóa đa dạng như Việt Nam thì có đủ tiềm năng để phát triển loại hình du lịch này Hàng năm, tại các trung tâm Phật giáo, các khu tâm linh, các lễ hội tôn giáo – tín ngưỡng trên cả nước đã thu hút rất đông đảo khách du lịch đến tham quan và cầu nguyện

Nằm ở phía Nam miền Trung Việt Nam, Đà Nẵng không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị, mà còn là điểm đến hấp dẫn bởi những thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa, những bãi biển đẹp cùng với nụ cười thân thiện của con người nơi đây Đặc biệt với hệ thống các công trình kiến trúc tôn giáo – tín ngưỡng được đặt trên những ngọn núi kỳ

vĩ để thỏa sức thưởng ngoạn, đắm mình vào thế giới tâm linh sẽ luôn mang đến cho khách du lịch những khoảnh khắc an lành và thư thái Các lễ hội được tổ chức thường niên với nhiều hoạt động văn hóa lôi cuốn mang đậm bản sắc, những tour du lịch tìm

sự bình an và thanh thản, trở về với chính mình được tổ chức … là những thuận lợi để phát triển loại hình du lịch mới là du lịch tâm linh

Mặc dù có rất nhiều thuận lợi như vậy, nhưng những năm qua, du lịch tâm linh Đà Nẵng vẫn chưa thực sự phát triển đúng tiềm năng Vì vậy, việc làm rõ, nghiên cứu thực

Trang 6

trạng và gợi ý một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh của thành phố Đà Nẵng là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay Nó giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ và chính xác về loại hình du lịch này Điều này có ý nghĩa cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn Nó giúp cho du lịch tâm linh TP Đà Nẵng đạt được những thành tựu mới, khắc phục những hạn chế, nhanh chóng đưa loại hình du lịch này phát triển đúng với tiềm năng và trở thành thế mạnh du lịch của địa phương, góp phần vào sự phát triển chung của toàn ngành

Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tế nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng” làm khóa luận

tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Trên thế giới, du lịch tâm linh đã phát triển trong khi ở Việt Nam chỉ mới khai thác trong những năm gần đây Nên vấn đề nghiên cứu khảo sát về nó còn mang tính sơ lược, chưa được quan tâm đúng mức Hiện nay, vấn đề này đang được đưa vào quy hoạch du lịch ở một số địa phương có những tiềm năng và giá trị để phát triển

Trong lịch sử, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về du lịch Đà Nẵng được thể hiện qua những cuốn sách như:

Những cuốn sách “Quảng Nam Đà Nẵng” của Dương Văn Tâm; “Địa lý du lịch” của Nguyễn Thị Minh Tuệ; “Non nước Việt Nam”, “Việt Nam 63 tỉnh thành và các địa danh du lịch”…đã giới thiệu khái quát các điểm như Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, Sơn Trà dưới cái nhìn về địa danh du lịch thành phố Đà Nẵng

Cuốn “Đà Nẵng bước vào thế kỷ 21”, “Lần giở lịch sử - văn hóa miền Thuận -

Quảng” cũng như đề tài khóa luận “Bước đầu tìm hiểu một số lễ hội dân gian ở Đà Nẵng” có đề cập đến lễ hội Quán Thế Âm ở chùa Linh Ứng (Ngũ Hành Sơn) và các lễ

hội dân gian, truyền thống ở địa phương

Đặc biệt, trong “Tuyển tập những công trình nghiên cứu khoa học khoa lịch sử” của Đại học sư phạm Đà Nẵng có bài viết “Ngũ Hành Sơn – một danh thắng tâm linh” do Tiến sĩ Lưu Trang thực hiện đã có cái nhìn khá sâu sắc về giá trị và tiềm năng của điểm

du lịch này

Trang 7

Thời gian gần đây đã có một loạt những bài viết, những công trình nói về du lịch tâm linh và tiềm năng của địa phương như “Du lịch tâm linh ở Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng”, “Hấp dẫn du lịch tâm linh Đà Nẵng” nhưng vẫn dừng lại ở việc khai thác tản mạn, không đầy đủ và có hệ thống

Ngoài ra, các các chuyên viên du lịch của công ty du lịch Viet Da travel và công ty

cổ phần thương mại và dịch vụ Đà Nẵng Xanh tại thành phố Đà Nẵng khảo sát, nghiên cứu thị trường và tài nguyên du lịch đã đưa vào hoạt động những tuor du lịch tâm linh đầu tiên đến các địa điểm nổi tiếng: chùa Linh Ứng – Núi Ngũ Hành Sơn, chùa Linh Ứng – bán đảo Sơn Trà, chùa Linh Ứng – Bà Nà, ăn chay, ngồi thiền

Bên cạnh đó phát triển du lịch tâm linh cũng được các nhà hoạch định, quản lý du lịch nghiên cứu và đưa vào dự án phát triển thành một loại hình du lịch triển vọng của thành phố

Nhìn chung lại thì những công trình nghiên cứu trên chưa làm nổi bật được những giá trị và triển khai thành một hệ thống các tài nguyên du lịch tâm linh một cách hoàn chỉnh để tạo tiền đề cho sự phát triển Tuy nhiên, những công trình trên là cơ sở ban đầu và làm tài liệu tham khảo để tôi tìm hiểu và nghiên cứu một cách tốt nhất và có hiệu quả nhất

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề phát triển du lịch tâm linh ở thành phố Đà Nẵng

Phạm vi nghiên cứu:Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2011 – 2015

4 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Từ việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng

phát triển du lịch tâm linh ở Đà Nẵng để đưa ra những giải pháp phù hợp, tương xứng nhằm góp phần vào sự phát triển loại hình du lịch tâm linh cả nước nói chung và của địa phương nói riêng

Trang 8

Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tìm hiểu về hệ thống tri thức lý luận về du lịch và du lịch tâm linh, từ cơ sở lý luận chung đó để đi đến tìm hiểu thực tiễn phát triển du lịch tâm linh Đà Nẵng nói riêng và du lịch tâm linh cả nước nói chung

- Khai thác các tiềm năng và đánh giá hiện trạng phát triển du lich tâm linh Đà Nẵng

- Từ thực tế đó định hướng và đưa ra những giải pháp phát triển lọa hình này nhằm hoàn thiện hơn trong thời gian sắp tới cũng như tương lai

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu

Đề tài của tôi được hoàn thành nhờ việc sử dụng rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau

Cụ thể là:

Tài liệu thành văn: như sách chuyên ngành và tài liệu liên quan; các bài khóa luận

tốt nghiệp; các bài viết trên sách báo, tạp chí, văn bản và những giáo trình…

Tài liệu thực địa: như hỏi ý kiến của khách tại các điểm du lịch, thu thập ý kiến và

thông tin từ người dân địa phương cũng như chính quyền sở tại, các nhà quản lý các điểm du lịch trên địa bàn thành phố

Tài liệu điện tử: các bài viết, các bài đánh giá trên các trang thông tin điện tử về vấn

đề liên quan đến du lịch Đà Nẵng; các trang web của các công ty du lịch

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành khóa luận một cách có hiệu quả nhất, các phương pháp mà tôi sử dụng chủ yếu là:

- Phương pháp thu thập và sử lý số liệu

Trang 9

những tiềm năng rất lớn để phát triển loại hình du lịch này Trong khi đó, việc khai thác và phát triển nó ở địa phương chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có Vì vậy, nghiên cứu đề tài này là góp phần vào việc hệ thống một cách đầy đủ những giá trị và tiềm năng để khai thác một cách có hiệu quả nhất Từ đó có thể nhìn nhận du lịch tâm linh là một loại hình đặc trưng, ưu thế trong việc phát triển ngành du lịch Đà Nẵng Thông qua đây, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về du lịch tâm linh, kết quả của đề tài góp phần giới thiệu, quảng bá hình ảnh loại hình du lịch này Đà Nẵng

Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm, nghiên cứu trong học tập cũng như trong kinh doanh du lịch, tổ chức thiết kế tour

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và đề xuất, mục lục và tài liệu tham khảo thì phần nội dung của đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận chung

Chương II: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tâm linh tại TP.Đà Nẵng Chương III: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại TP.Đà Nẵng

Trang 10

NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Một số khái niệm về du lịch

1.1.1 Du lịch

Thuật ngữ du lịch: bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Tonus” nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này được Latinh hóa thành Turnur và sau đó thành Tour (tiếng Pháp) nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo chơi, còn Touriste là người đi dạo chơi Theo Robert Languar (1980) từ Tourism (du lịch) lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng năm

1800 và được quốc tế hóa nên nhiều nước sử dụng trực tiếp mà không dịch nghĩa

Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến ở các nước phát triển cũng như đang phát triển, trong đó có Việt nam

Theo điều 10, Pháp lệnh du lịch Việt Nam: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định"

1.1.2 Khách du lịch

Ngành du lịch muốn hoạt động và phát triển thì đối tượng “khách du lịch” là nhân

tố quyết định Nếu không có “khách du lịch” thì các nhà kinh doanh du lịch không thể kinh doanh được, không có “khách du lịch” thì hoạt động của các nhà kinh doanh du

lịch trở nên vô nghĩa

Trong Pháp lệnh du lịch của Việt Nam ban hành năm 1999 có nói: “Khách du lịch

là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành

Trang 11

tổ chức tour du lịch

Theo ông Nguyễn Trung Toàn, Giám đốc Công ty Du lịch & Dịch vụ Hoa Thiền

(Zenflower) thì du lịch tâm linh (du lịch hành hương) là sự kết hợp giữa hành hương

và du lịch nhằm thực hiện những hành trình đến những địa điểm thiêng liêng, có ý nghĩa tôn giáo và tín ngưỡng

Còn bà Huỳnh Long Ngọc Diệp, Giám đốc Công ty Ngọc Việt Travel phát biểu: Du lịch hành hương tâm linh là những hành trình đến những địa điểm thiêng liêng, nơi ấy người hành hương không chỉ đạt được sự gia tăng về niềm tin và chất lượng cho cuộc sống tâm linh của mình mà còn tăng cường sợi dây gắn bó, kết nối mối quan hệ cá nhân với những người đồng đạo

Cựu Tổng thống Ấn-độ, tiến sĩ APJ Abdul Kalam đã có phân biệt rạch ròi giữa du

lịch thông thường với du lịch tâm linh:“Du lịch tâm linh hoàn toàn khác với việc tham quan các địa danh và ngắm nhìn các chiều kích vật lý Du lịch tâm linh có nghĩa là thăm viếng trái tim và tâm trí của những bậc hiền triết tại nhiều địa điểm khác nhau và nhất là những nơi có môi trường văn minh phong phú”

Hiện nay, du lịch tâm linh đã thực sự là một loại hình du lịch đặc thù Nó thỏa mãn các nhu cầu: thưởng ngoạn, thư giãn và tâm linh Nó giải tỏa mọi căng thẳng, chuyển hóa mọi phiền não trong thân tâm thông qua chuyến đi thiêng liêng đến những địa điểm thiêng liêng mà người hành hương mong muốn

1.2.2 Đặc điểm của du lịch tâm linh

Với mỗi loại hình phát triển đều có những đặc điểm, đặc trung riêng của nó Với loại hình du lịch tâm linh vốn xuất phát từ những hoạt động của sinh hoạt đời sống tâm

Trang 12

linh kết hợp với du lịch để đạt được những giá trị cao nhất Đời sống tâm linh ấy chính

là niềm tin tôn giáo, thờ cúng tổ tiên và các vị anh hùng dân tộc Đó cũng chính là một đặc điểm dễ nhận thấy của loại hình này Du lịch tâm linh là đến những di tích, thắng tích, Phật tự - nơi các vị Đức Phật, các anh hùng, những vị cứu thế thượng tọa; những lễ hội mang yếu tố tâm linh tín ngưỡng để hòa mình vào cuộc sống tịnh tâm, thanh nhàn, giải thoát

Thêm nữa, Du lịch tâm linh luôn gắn với đức tin Những người khi đến các điểm, thắng tích đều thể hiện lòng thành kín, tôn trọng, họ đặt vào đó những lời nguyện ước, cầu mong cho cuộc sống yên ổn, thanh bình, gặp nhiều may mắn Và họ tin rằng, có một thế giới hiển linh luôn lắng nghe và biến những lời thỉnh cầu chân thành kia thành

sự thật

Du lịch tâm linh là hướng thiện Tham gia du lịch tâm linh là để có cơ hội thực hành và sống trong môi trường của cầu nguyện và chiêm bái, thực tập việc tu tập và thư giãn, chăm sóc thân và tâm, tạo niềm tin và tìm nơi nương tựa, hành trì các lễ nghi

và nạp năng lượng cho chính mình cho chuyến hành trình dài trong cả cuộc đời này Những chuyến đi nhiều khi mang lại những kết quả kỳ diệu cho khách hành hương mà không ai tin được

Hướng về cội nguồn cũng là một đặc điểm của du lịch tâm linh Những người tham gia du lịch tâm linh là quay trở về với chính mình, với cội nguồn, thoát khỏi cuộc sống thế tục Tâm và thân luôn trong trạng thái an bình, hạnh phúc của một thế giới tâm linh

1.2.3 Vai trò và ý nghĩa của du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là loại hình du lịch mới với những tác dụng và ý nghĩa trong đời sống tinh thần của khách du lịch nói chung Ngoài những tác dụng vui chơi, giải trí, tham quan nghỉ dưỡng thì du lịch tâm linh còn mang lại những giá trị về tâm hồn, thân tâm, về cách sống, đồng thời giải quyết nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của tín đồ Với những đặc trưng riêng, du lịch tâm linh có vai trò và ý nghĩa không chỉ đối với khách

du lịch mà còn cả với những tổ chức du lịch và ngành du lịch nói chung

Trang 13

Đối với khách du lịch :

Tham gia những chương trình du lịch tâm linh, khách hành hương được quay về với cội nguồn tâm linh của mình, được khám phá những thánh tích hay không gian tâm linh quý giá mà khách chưa một lần, hay chưa có dịp tham quan, chiêm ngưỡng

Du lịch tâm linh đến các Phật tích sẽ giúp tháo gỡ được các cảm xúc khổ đau, vun bồi tâm trí và tinh thần minh triết Du lịch tâm linh rất cần thiết cho tâm trí con người Trên thực tế cuộc sống, những chuyến du lịch tâm linh làm cho các thành viên thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau bởi mọi thành viên đang trở về cội nguồn, giống như những người con của đức Phật Họ giúp nhau tu tập, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, cả vật chất lẫn tinh thần sau khi trở về đời thường

Sau mỗi chuyến đi các thành viên thường sống tốt hơn, thâm tâm được thanh lọc hơn Cuộc sống của khách hành hương sau đó trở nên an lạc và có ý nghĩa hơn

Việc du lịch hành hương tâm linh đến những ngôi chùa vừa góp phần bảo vệ văn hóa truyền thống vừa góp phần hoằng pháp thông qua du lịch hành hương

Du lịch tâm linh mang ý nghĩa giáo dục khá sâu sắc, bằng những triết lý tôn giáo, những khóa tu ngồi thiền, tụng kinh, pháp đàm, pháp thoại…khiến cho tâm hồn con người đạt trạng thái giải thoát, tịnh tâm, thoát khỏi trần tục, loại bỏ cái ác, hướng tới cái thiện

Du lịch tâm linh đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi lớn sự hiểu biết truyền thống tâm linh của tôn giáo khác và thiết lập sự hoà hợp liên tôn

Ngoài ra, du lịch tâm linh có thể ở một chừng mực nào đó giúp cho con người thoát khỏi bệnh tật, tạo khát vọng sống, vươn lên cuộc sống đói nghèo

Đối với ngành du lịch và các tổ chức kinh doanh du lịch :

Loại hình du lịch tâm linh được khai thác giúp ngành du lịch, các công ty lữ hành, các cơ sở lưu trú và các hãng vận chuyển thu được hiệu quả kinh tế cao; phát triển đội ngũ nhân lực; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; xây dựng được danh tiếng và thương hiệu Ngoài ra, loại hình du lịch tâm linh còn giúp ngành du lịch thu hút được nhiều dự án đầu tư, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng số lượt khách du lịch nội địa cũng như khách quốc tế Đồng thời tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân

Trang 14

Bên cạnh đó, du lịch tâm linh còn mang ý nghĩa trong việc trao đổi quan điểm và kinh nghiệm, thiết lập tình hữu nghị, hoà hợp, đoàn kết giữa các pháp lữ trên khắp thế giới

1.2.3.4 Tài nguyên du lịch tâm linh

Tài nguyên du lịch tâm linh bao gồm hai dạng: vật thể và phi vật thể

* Tài nguyên du lịch tâm linh ở dạng vật thể:

Là những loại tài nguyên ở dạng vật chất, có giá trị về mặt tâm linh do con người sáng tạo nên được khai thác vào mục đích phục vụ du lịch Tài nguyên du lịch tâm linh

ở dạng vật chất bao gồm hệ thống các cơ sở tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng, các di tích lịch

sử cách mạng

* Tài nguyên du lịch tâm linh ở dạng phi vật thể:

Là những loại tài nguyên ở dạng tinh thần, có giá trị về mặt văn hóa, tâm linh, do con người tạo ra trong qua trình sống có thể sử dụng vào mục đích phục vụ du lịch như: Niềm tin tôn giáo tín ngưỡng, lòng tự hào dân tộc và các anh hùng có công với cách mạng, phong tục tập quán, lễ hội…

Việt Nam là một đất nước có sự đa dạng về tài nguyên du lịch tâm linh, cả về vật thể lẫn phi vật thể Do vậy, đây là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho một du lịch tâm linh ở Việt Nam phát triển trong tương lai

CHƯƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1 Khái quát về thành phố Đà Nẵng

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý:

Thành phố Đà Nẵng nằm trong khoảng từ 15°55’ đến 16°14’ Bắc, 107°18’ đến 108°20’ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam và phía Đông giáp biển Đông

Thành phố tọa lạc tại trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không Trung tâm thành phố cách thủ

đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam và cách thành phố Huế - từng là thủ đô cận đại của Việt Nam 108km về hướng Tây Bắc

Trang 15

Đặc biệt, Đà Nẵng còn là trung điểm của bốn di sản thế giới miền Trung: Động Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), cố đô Huế (Thừa Thiên Huế), phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn (Quảng Nam)

Đối với khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng hướng ra Thái Bình Dương của Việt Nam (miền Trung và Tây Nguyên) và các nước Lào, Thái Lan, Myanma thông qua hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc

là cảng biển Tiên Sa

2.1.1.2 Địa hình:

Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng duyên hải, vừa có đồi núi Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố

2.1.1.3 Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nhưng không đậm và không kéo dài Tuy nhiên, điều kiện khí hậu của thành phố Đà Nẵng hoàn toàn được ưu đãi với nắng ấm quanh năm, điều kiện thiên nhiên tốt, khí hậu dễ chịu

Nhìn chung, khí hâụ ở Đà Nẵng khá thích nghi với hoạt động du lịch và phát triển các loại hình du lịch Tuy nhiên, cũng phải nói, Đà Nẵng là nơi thường xảy ra thiên tai, gió mùa đông bắc…gây khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, phá hủy các công trình xây dựng

Trang 16

2.1.1.4 Thủy văn

Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các loại

Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố

và tỉnh Quảng Nam Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc Có 2 sông chính là Sông Hàn (dài khoảng 204 km)và sông Cu Đê (dài khoảng 38 km) Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Nằm ở trung độ của đất nước, thành phố Đà Nẵng có vị trí trọng yếu cả về chính trị, kinh tế - xã hội và an ninh – quốc phòng, đầu mối quan trọng về dường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, là cửa ngõ phía Đông của hành lang kinh tế Đông – Tây, cửa ngõ chính ra biển Đông của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các nước tiểu vùng Đây là lợi thế quan trọng cho phép Đà Nẵng mở rộng giao lưu kinh tế với các nước và các tỉnh, thành phố trong cả nước, tạo lực để trở thành trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ của miền Trung và cả nước với mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang… Tốc độ tăng GDP bình quân trong giai đoạn 2001-2006 đạt 12.47%, năm 2008 tăng 11,04% Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng 47,59%; ngành dịch vụ 49,4%; ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 3,01%

Hiện nay có hơn 10.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang hoạt động tại thành phố và 4 làng nghề truyền thống gồm: làng điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước, nước mắm Nam Ô, đan lát Yến Nê và dệt chiếu Cẩm Nê

Hoạt động thương mại - xuất nhập khẩu của thành phố trong những năm gần đây đã

có những chuyển biến tích cực Với phương châm chủ động mở rộng thị trường theo

Trang 17

hướng đa phương hoá quan hệ kinh tế, tích cực thâm nhập các thị trường truyền thống

và phát triển thị trường mới, đến nay các sản phẩm của Đà Nẵng đã có mặt ở hơn chín mươi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

Mạng lưới kết cấu hạ tầng ở Đà Nẵng đa dạng với hệ thống sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu, các tuyến đường bộ, đường sắt Bắc Nam đã phát triển hoàn chỉnh và thuận lợi, góp phần quan trọng đối với mức tăng trưởng kinh tế của địa phương, cải thiện đời sống xã hội

Sân bay Đà Nẵng là một trong ba sân bay ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế, các

loại máy bay hiện đại như : B747, B767, A320 đều có khả năng cất và hạ cánh Sân bay quốc tế Đà Nẵng hiện đang được nâng cấp, mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách và hàng hóa ngày càng tăng

Hệ thống đường bộ ở thành phố phát triển nhất miền Trung và ngày càng được đầu

tư mở rộng để hoàn chỉnh hơn, trong đó có nhiều công trình quan trọng đã hoàn thành như cầu Sông Hàn, cầu Cẩm Lệ, đường Nguyễn Tất Thành, Trần Hưng Đạo, Phạm Văn Đồng…

Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy ngang qua thành phố; ga Đà Nẵng

được trang bị khá hiện đại, là một trong những ga chính của miền Trung và cả nước

Đường thủy: Với vị trí cửa sông, cửa biển, nơi có những con sông đổ ra biển, có

vịnh kín gió và hàng chục kilômét bờ biển nên giao thông đường thủy rất thuận lợi Đặc biệt, Cảng Đà Nẵng là cảng thương mại lớn thứ ba ở Việt Nam sau cảng Sài Gòn

và cảng Hải Phòng, có thể tiếp nhận các loại tàu hàng có trọng tải lớn Từ cảng Đà Nẵng hiện có các tuyến tàu biển quốc tế đi Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan

và Hàn Quốc

Hệ thống đường giao thông trong và ngoài thành phố không ngừng được mở rộng

và xây mới, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch mà còn tạo cảnh quan, làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị lớn miền Trung Việt Nam

Hệ thống bưu chính viễn thông: Đà Nẵng là một trong ba trung tâm bưu chính viễn

thông lớn của đất nước cùng với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, có trạm cáp quang biển quốc tế SE-ME-WE 3, đường truyền quốc tế tốc độ 355Mbps với chất lượng tốt

Trang 18

hàng đầu các nước Đông Nam Á Bưu điện Đà Nẵng hiện đang cung cấp các dịch vụ viễn thông đa dạng và hiện đại, đủ khả năng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng

Hệ thống điện, nước: Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố Đà

Nẵng được đảm bảo cung cấp từ lưới điện quốc gia thông qua đường dây 500 KV Bắc

- Nam Nhà máy cấp nước Đà Nẵng hiện có công suất hơn 80.000m3/ngày đêm Thành phố đang đầu tư xây dựng một nhà máy mới với công suất 120.000m3/ngày đêm nhằm nâng tổng công suất cấp nước lên 210.000m3/ngày đêm trong thời gian đến Được

sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, mạng lưới cung cấp điện, nước của thành phố đã được đầu tư hoàn chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố

Các dịch vụ hỗ trợ đầu tư: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… Hầu hết các ngân hàng

và các công ty tài chính lớn của Việt Nam đều có chi nhánh tại Đà Nẵng Một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty bảo hiểm quốc tế cũng đang hoạt động có hiệu quả tại thành phố Các dịch vụ này ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu

tư Hiện nay tại Đà Nẵng có khoảng 47 chi nhánh ngân hàng cấp I, 09 công ty bảo hiểm và 04 công ty kiểm toán đang hoạt động

Với những điều kiện như vậy cho phép Đà Nẵng phát triển một nền kinh tế mở, thu hút những dự án có quy mô lớn, mở rộng vốn đầu tư từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước Từ đó phát triển một thành phố năng động không những là một trung tâm kinh tế lớn của đất nước mà còn mang tầm cỡ khu vực

2.1.3 Lịch sử hình thành

Cũng giống như bao mảnh đất khác trên đất nước Việt Nam, mảnh đất Đà Nẵng đã trải qua bao thăng trầm trên con đường phát triển của mình Những di tích còn lại luôn

là minh chứng cho một quá khứ hào hùng đó

Theo ngôn ngữ Chăm thì Đà Nẵng có nghĩa là “sông lớn” hay cửa sông cái Năm

1306 là mốc lịch sử đánh dấu vùng đất Đà Nẵng , bắt đầu sáp nhập vào lãnh thổ quốc gia Đại Việt bằng sự kiện “Theo thể ước của phụ hoàng Trần Nhân Tông trong chuyến viễn du thăm Chiêm quốc trước đó, vua Trần Anh Tông bèn gả em gái mình là công chúa Trần Huyền Trân cho Chiêm vương Chế Mân, để đổi lấy hai châu Ô – Lý (vua Trần đổi là Châu Thuận và Châu Hóa), [1;163] Như vậy, Đà Nẵng được ghi trên các

Trang 19

bản đồ vẽ từ thế kỷ XVII trở đi với địa phận thuộc đạo Hóa Châu( gần Thừa Thiên Huế

và vùng đất từ đèo Hải Vân đến bờ Bắc sông Thu Bồn)

Cuối thế kỷ XVI, khi Hội An (Quảng Nam) đang phát triển rực rỡ như một cảng thị buôn bán với nước ngoài quan trọng nhất, một trung tâm sầm uất ở phía Nam Việt Nam thì Đà Nẵng được xem là một “tiền cảng” hay “cảng tạm dừng của các nhà hàng hải và thương nhân Với họ, Hội An là cửa ngõ của Đà Nẵng còn Đà Nẵng là cái sân sau của Hội An

Đầu thế kỷ XVIII, khi Hội An bắt đầu bắt đầu sa sút thì vị trí tiền cảng của Đà Nẵng dần dần trở thành thương cảng thay thế cho Hội An, nhất là khi kỹ thuật đóng tàu

ở Châu Âu phát triển với những loại tàu thuyền lớn, đáy sâu, ra vào vịnh Đà Nẵng dễ dàng Năm 1793, xứ đoàn của Anh do Macartney dẫn đầu trên đường qua Trung Hoa

đã cập bến Đà Nẵng và một nhân viên trong đoàn đã ghi lại nhận xét của mình khi đặt chân đến cửa biển này: “Người ta cho thuyền chạy khắp bờ biển mà không gặp tai nạn Đáy biển sâu từ 17 – 20 sải Vịnh Đà Nẵng xứng đáng mang danh hải cảng hơn vịnh,

đó là một trong những cảng lớn và vững chắc nhất được thấy trong khu vực mà xứ đoàn đã đi qua Nó rất sâu khi cần thiết phải di chuyển, các tàu bè vẫn yên ổn dù gió to bão lớn Đáy biển bùn dày nên neo rất bám” [10; 28]

Từ đó, các tàu thuyền của Nhật Bản, Trung Hoa và Châu Âu chọn Đà Nẵng là nơi giao dịch hàng hóa chủ yếu và Đà Nẵng trở thành một hải cảng quan trọng bậc nhất ở miền Trung Việt Nam lúc bấy giờ

Không chỉ nổi lên như một thủ phủ về vận tải – kinh tế, Đà Nẵng còn được giới thực dân phương Tây (đặc biệt là thực dân Pháp) để ý từ rất sớm bởi vị trí chiến lược quân sự của mảnh đất này

Năm 1858, cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu bằng cuộc tấn công vào

Đà Nẵng Đến năm 1889, số phận của mảnh đất này nằm trong vận mệnh chung của dân tộc khi dải đất hình chữ S trở thành thuộc địa của Pháp Sau khi xâm chiếm toàn bộ Việt Nam, Pháp đã tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam Và từ đây, Đà Nẵng trở thành

Trang 20

“nhượng địa” của Pháp với tên gọi mới là Tourane, chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương Cái tên gọi Tourane bắt nguồn từ việc phát âm trại từ "Cửa Hàn" của người Pháp

Đầu thế kỷ 20, Tourane được Pháp xây dựng trở thành một đô thị theo kiểu Tây phương và trở thành một trong năm thành phố hiện đại đầu tiên ở Việt Nam Cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật sản xuất được đầu tư Các ngành nghề sản xuất và kinh doanh được hình thành và phát triển: sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng xuất khẩu (chè, lương thực, thực phẩm, nước ngọt, nước đá, rượu, nước mắm, cá khô, sửa chữa tàu thuyền, kinh doanh dịch vụ Cùng với Hải Phòng và Sài Gòn, Tourane trở thành trung tâm thương mại quan trọng của cả nước

Cương quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ, nhân dân Đà Nẵng đã đứng lên đấu tranh bằng nhiều hình thức khác nhau, tham gia các phong trào đấu tranh

do những văn phu dưới ngọn cờ Cần Vương hay những sĩ phu có tư tưởng Duy Tân lãnh đạo Mặc dù vậy, những phong trào này lần lượt thất bại trước sự thống trị của thực dân Pháp và triều đình phong kiến tay sai

Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) và Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Nam (28/0/1930) ra đời đã đánh mốc son quan trọng, mở ra thời kỳ đấu tranh của nhân dân Đà Nẵng theo ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Ngày 26-8-

1945, khi tiếng còi của thành phố vừa vang lên cũng là lúc lực lượng tự vệ và nhân dân đồng loạt nổi dậy giành chính quyền Cách mạng thành công, từ đây, mảnh đất

“nhượng địa” của thực dân hoàn toàn trở về với Tổ quốc Nhân dân địa phương nắm chính quyền và ra sức củng cố, xây dựng quê hương, bảo vệ chính quyền non trè, chống thù trong, giặt ngoài

Thất bại sau 80 năm cai trị, thực dân Pháp vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược Việt Nam Sáng ngày 20 tháng 12 năm 1946, cuộc kháng chiến chống thục dân pháp của nhân dân Đà Nẵng thực sự bùng nổ Trong thời gian từ 1946 – 1954, quân và dân Đà Nẵng đã cùng với nhân dân cả nước tiến hành cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, phối hợp với chiến trường Điện Biên

Trang 21

Phủ làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, buộc Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ (7/1954) đồng thời trao trả Đà Nẵng cho chính quyền Bảo Đại

Thất bại của Pháp chính là cơ hội can thiệp của Đế quốc Mỹ mà từ lâu đã muốn dòm ngó mảnh đất này Chính vì thế, nhân dân Đà Nẵng đã sẵn sàng cho cuộc đương đầu với kẻ thù hung bạo và tàn ác hơn này Tháng 3 năm 1965 các đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn Năm

1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định là thành phố trực thuộc trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật Mỹ cho xây dựng ở Đà Nẵng các căn cứ quân sự

và kết cấu hạ tầng: sân bay, cảng, kho bãi, đường sá, công trình công cộng, cơ sở thông tin liên lạc, lập tín dụng ngân hàng Khu kỹ nghệ Hòa Khánh sản xuất ôxy, acêtylen, bột giặt, xay xát, dệt Ở thời kỳ này công nghiệp được phát triển ở mức độ cao hơn: các khu kỹ nghệ thay thế cho công trường thủ công Tuy nhiên, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng trăm nghìn dân quê phải chạy vào các trại tỵ nạn, các khu ổ chuột đô thị; tệ nạn xã hội tăng nhanh, sản xuất không phát triển

Năm 1975, hòa bình lập lại, Đà Nẵng (là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) bắt tay vào khôi phục những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh Mặc dù còn lắm khó khăn nhưng công cuộc phục hồi và phát triển thành phố đã đạt nhiều thành quả, nhất là thời kỳ đổi mới, sau 1986

Ngày 6 tháng 11 năm 1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã thông qua nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương Về địa giới hành chính, thành phố Đà Nẵng mới bao gồm thành phố Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa Trên thực tế huyện đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng, và ủy ban nhân dân huyện đảo Hoàng Sa đang tạm đặt tại khu vực quận Sơn Trà

Ngày 1 tháng 1 năm 1997, Đà Nẵng chính thức trở thành thành phố trực thuộc trung ương Ngày 15 tháng 7 năm 2003, Đà Nẵng được công nhận là đô thị loại 1

Trang 22

2.1.4 Đặc điểm cư dân, văn hoá

Lịch sử phát triển cho thấy, Đà Nẵng là một vùng đất của xứ Quảng, con người – văn hóa Đà Nẵng là một bộ phận hữu cơ của cộng đồng cư dân và văn hóa Quảng Nam Vì vậy, khi nói đến mảnh đất này, người ta thường gắn với cách gọi chung “Văn hóa Quảng Nam – Đà Nẵng”

2.1.4.1 Đặc điểm cư dân

Đà Nẵng là đơn vị hành chính trực thuộc Trung Ương, bao gồm 6 quận nội thành, 1 huyện ngoại thành và 1 huyện đảo, với số dân là 887.070 người sinh sống trên tổng diện tích 1.255,53 km2(2009)

Trải qua diễn trình lịch sử, Đà Nẵng là nơi quần cư của cư dân nhiều địa phương khác đến Cư dân Đà Nẵng hầu hết từ miền Bắc vào trên đường nam tiến của dân tộc Đông nhất là dân gốc Thanh – Nghệ - Tĩnh và một số dân Bắc bộ, định cư khai khẩn vùng đất mới và hòa đồng chung sống với thiểu số dân tộc Chăm

Bên cạnh đó, những con người thuộc vùng dân tộc sống trên mảnh đất này từ thuở khai hoang, dựng nghiệp cho đến nay đã đồng tâm hiệp lực tạo nên diện mạo đặc trưng của vùng đất này Đó chính là người Cà Tu (Cờ Tu) sinh sống tại vùng trung du và vùng núi cao cũng góp phần tạo nên sự đa dạng về nguồn gốc cư dân vùng đất Đà Nẵng

Với người Đà Nẵng, dẫu chưa hình thành nét đặc trưng rõ rệt như một số nơi nhưng con người nơi đây vẫn có tính cách riêng và ngày càng được hun đúc cùng tiến trình phát triển đô thị Được tôn vinh là mảnh đất "Ngũ phụng tề phi" con người Đà Nẵng luôn có truyền thống hiếu học và say mê sáng tạo Người Đà Nẵng có bản tính chất phác, ngay thẳng, sống đơn giản, thân thiện, yêu sự chân thật và kiên quyết trong hành động chống lại những điều ác, điều xấu

Ngày nay, người Đà Nẵng đang có mặt trên các vùng miền của đất nước và cả nước ngoài Quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế trong quá khứ cũng như hiện tại chắc chắn

sẽ tạo nên cơ hội để người Đà Nẵng thêm tự tin hướng tới tương lai

2.1.4.2 Đặc điểm văn hóa

Đà Nẵng là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng miền trong cả nước Trải qua nhiều thời đại, cư dân gốc Bắc chung sống cùng dân bản xứ gốc Chăm

Trang 23

cùng với tộc người Cà Tu cộng cư tạo nên một bản sắc khá phong phú Điều này được thể hiện qua những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của vùng đất Đà Nẵng vẫn mang “đậm nguồn gốc bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Việt, được kết tinh nhuần nhuyễn thoang thoảng đôi nét văn hóa dân tộc Chăm về tế lễ, lễ hội cùng những sắc thái riêng của dân tộc Ca Tu” [1; 499] Nằm trong tổng thể văn hóa Việt Nam, văn hóa vùng đất Đà Nẵng đa dạng và phong phú, thể hiện qua cấu trúc đình, chùa, lăng, miếu, nhà thờ tộc (từ đường), thánh đường, thánh thất… phong phú về các thể loại thơ ca, hò

vè như: ca dao, đồng dao, phong giao, hò khoan, hát bài chòi, hát bá trạo, hát bội, kịch, chuyện, giai thoại…

Văn hóa Đà Nẵng được đặc trưng bởi văn hóa cư trú người Kinh vùng đồng bằng

và tộc người Cơtu ở vùng cao, thể hiện qua các di tích lịch sử - văn hóa như danh thắng Ngũ Hành Sơn, Bà Nà, Sơn Trà, qua truyền thuyết Tiên Sa, Non Nước Văn hóa ẩm thực cũng là một yếu tố tạo nên đặc trưng văn hóa vùng, đó là mì quảng, bánh tráng đập dập, bánh ít lá gai, bánh tráng cuốn thịt heo…với những hương vị rất riêng không lẫn với những sản vật của nơi khác

Văn hóa vùng đất này còn thể hiện ở kinh nghiệm, tri thức được tích lũy trong quá trình lao động Hàng trăm sản phẩm độc đáo của làng nghề truyền thống, như đồ mỹ nghệ Non Nước, nước mắm Nam Ô, thuốc lá Cẩm Lệ, bánh tráng Túy Loan…Tất cả đã nói lên tài hoa và sự khéo léo, tinh xảo của người xứ Quảng

Một trong những sản phẩm văn hóa của làng quê Việt Nam nói chung và của Đà Nẵng nói riêng là đình làng Nó được hình thành bởi con tim khối óc và bàn tay kỳ diệu của con người Với những mái ngói cổ kính, rêu phong, hàng chục ngôi đình chùa

ở Đà Nẵng được bảo vệ di tích là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng Đó là đình làng Túy Loan, đình làng Bồ Bản, Đình làng Nại Nam…

Bên cạnh những giá trị văn hóa vật chất thì giá trị văn hóa tinh thần ở Đà Nẵng cũng hết sức phong phú đa dạng, mang đậm bản sắc truyền thống

Trang 24

Lễ hội cũng là nét đặc trưng của văn hóa Đà Nẵng, bao gồm nhiều yếu tố dân tộc, lịch sử, phong tục, tâm lý, tín ngưỡng tôn giáo…mặc dù so với những vùng đất khác thì không gian lễ hội hẹp hơn, thời gian ngắn hơn, song cũng khá đa dạng và phong phú Có lễ hội dân gian truyền thống như lễ hội đình làng, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Quán Thế Âm, lễ hội văn hóa như Lễ hội thi bắn pháo hoa quốc tế…

Văn hóa vùng đất này còn là các làn điệu dân ca, hát hò khoan, bài chòi, lý hò vè độc đáo, chân chất đồng hành cùng các câu hát đồng dao, hát bả trạo, hát sắc bùa, các trò diễn dân gian như múa lân, các vũ đạo có đường nét kinh điển của nghệ thuật Tuồng truyền thống mà người xưa gọi là hát Bội

Truyền thống yêu nước nồng nàn, ở tinh thần tranh đấu kiên cường trong kháng chiến cũng là một trong những nét đẹp văn hóa được hình thành trong lịch sử hào hùng của vùng đất Để đến nay, trên mảnh đất này vẫn còn in dấu của những di tích lịch sử cách mạng mà các thế hệ đời đời nhớ ơn

Có thể nói giá trị đặc trưng của văn hóa xứ Quảng nói chung, của Đà Nẵng nói riêng là những nét đặc thù của một vùng văn hóa nằm trong tổng thể của nền văn hóa Việt Nam Vô hình chung những đặc điểm văn hoá là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển

du lịch mà trong đó có cả du lịch tâm linh

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng

2.2.1 Khái quát về tình hình hoạt động du lịch tâm linh trên thế giới và Việt Nam

Thế giới:

Từ lâu, trên thế giới, du lịch tâm linh đã là một loại hình được quan tâm và đầu tư phát triển ở nhiều quốc gia như Ý, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Myanma…

Với lợi thế là nơi khởi nguồn của Phật giáo, Ấn Độ là nước đã khai thác tốt những tiềm năng đó để phát triển loại hình du lịch tâm linh Phật giáo đặc trưng và thu hút lượng khách Đến với du lịch Ấn Độ là đến với quê hương của các di tích Phật giáo Tất cả những di tích nằm rải rác khắp đất nước như đền Taj Mahal, pháo đài Agra,

Trang 25

Sikandra, Rambagh và phế tích vương triều ở thành Mughal tại Fatehpur Sikri…đã thu hút một lượng khách khá lớn hàng năm Vì vậy, quốc gia này thực sự đã trở thành địa điểm linh thiêng nhất đối với các du khách và phật tử trong các tour du lịch tâm linh ở trong nước và thế giới

Người ta thường nói: “Mọi con đường đều dẫn đến thành Rôma” Nước Ý là nơi khách du lịch đến đông đến mức có thể so sánh khách du lịch đến nước Ý hàng năm nhiều hơn số dân nước này và hơn một nửa thu nhập quốc dân là từ du lịch Nước Ý là nơi có nhiều điểm du lịch tâm linh hấp dẫn bậc nhất thế giới Rất nhiều điểm du lịch tâm linh ở Roma lúc nào cũng đông nghịt khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đổ về Tại Hàn Quốc, khi đến một ngôi chùa thiêng nào đó, ai đến đó cũng bỏ ra 5 đô la để viết họ tên và lời ước nguyện những điều tốt lành cho gia đình mình lên một viên ngói, viên ngói đó sẽ được lợp lên mái chùa Ngói chùa luôn được thay mới, ngôi chùa luôn được mở rộng

Du lịch Trung Quốc được biết nhiều chuyện tâm linh ở những khu du lịch nổi tiếng

“ khóa tình yêu trên Vạn lý Trường thành” Hàng triệu đôi nam nữ yêu nhau mang theo chiếc khóa, bằng sắt, bằng đồng, hay bằng bất cứ nguyên liệu nào, họ thầm nói lời thề tình yêu trên bức trường thành có một không hai này , ngoắc khóa vào bo sắt ven trường thành rồi ném chìa khóa xuống thung sâu để tình yêu được chung thủy suốt đời! Ở khu thành cổ gần quảng trường Thiên An Môn, khách du lịch đến thắp hương

và thành kính sờ lên con Tỳ Hưu nổi tiếng linh thiêng đã có gần 600 năm nay để cầu cho sự yên lành, bình an cho cả gia đình Hàng năm, hàng triệu du trên khắp thế giới đến tham quan Bắc Kinh đều đến đây thành kính sờ lên đầu con vật linh thiêng này.…

Tại Việt Nam:

Hơn một thập kỷ nay, du lịch tâm linh đang trở thành một ngành kinh tế có chiều hướng phát triển mạnh ở Việt Nam Doanh nhân Dũng đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng xây dựng khu Đại Nam Quốc Tự nổi tiếng ở Bình Dương Doanh nhân Nguyễn Văn Trường từ năm 2004 đã đầu tư cả ngàn tỷ vào khu du lịch tâm linh bậc nhất Việt Nam, khu Tràng An - Bái Đính ở cố đô Hoa Lư (Ninh Bình)

Chúng ta thường nói đến những khu đền linh thiêng thờ bốn vị được coi là “tứ bất tử”, cũng là tôn thờ những vị thần chống lại các thế lực làm hại con người, tôn thờ

Trang 26

những giá trị vĩnh hằng của tình yêu, tình mẫu tử Bốn vị thần được coi là “Tứ bất tử”,

mà dân ta lập đền thờ cũng là những khu du lịch Tâm Linh nổi tiếng Việt Nam, có hàng triệu người hàng năm đến tham quan , thành kính dâng hương…

Hiện nay , có nhiều doanh nhân đã và đang đầu tư để tôn tạo , sửa chữa ,làm mới những nơi thờ phụng, bốn vị thánh được coi là “Tứ bất tử” và nhiều điểm du lịch Tâm Linh gắn với lịch sử dân tộc như Chùa Hương; Yên Tử; cố đô Hoa Lư; Côn Sơn Kiếp Bạc

2.2.2 Chủ trương, quan điểm của chính quyền địa phương về tôn giáo, tín ngưỡng

Quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng của công dân Viêt Nam được quy định trong hiến

Pháp năm 1992 của Nhà nước XHCN Việt Nam: “ Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng , tôn giáo được pháp luật bảo

hộ Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”

Theo đó, chính quyền thành phố Đà Nẵng luôn đảm bảo quyền tự do tôn giáo của người dân địa phương Công dân được bày tỏ đức tin tôn giáo của mình; được thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt phục vụ

lễ nghi tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức tôn giáo Chính quyền Đà Nẵng có trách nhiệm bảo hộ cơ sở vật chất của các cơ sở tôn giáo như chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất…

Trong những năm gần đây, bên cạnh chính sách bảo vệ các cơ sở tôn giáo, chính quyền Đà Nẵng còn thực hiện phục hồi, trùng tu, tôn tạo đình làng, chùa chiền, đền điện… Nhiều đình làng cổ tại các địa phương trên địa bàn thành phố được cấp giấy chứng nhận di tích cấp quốc gia như đình Túy Loan, Nại Nam, Hải Châu Đình làng không chỉ là di tích văn hóa lịch sử mà còn là một trung tâm văn hóa tín ngưỡng của cư dân trong làng

Không những thế, UBND thành phố đã chủ trương cho xây dựng những ngôi chùa tại các điểm như Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà…

Trang 27

Việc xây dựng những ngôi chùa phục vụ vừa phục vụ cho các tín đồ Phật giáo vừa hướng tới mục đích phục vụ cho du lịch tâm linh

Cùng với sự xây dựng chùa Linh Ứng – Ngũ Hành Sơn, Linh Ứng – Bà Nà, gần đây nhất là sự kiện cắt băng khánh thành sau khi xây dựng ngôi chùa Linh Ứng, cùng lời phát biểu của người đứng đầu thành phố là thể hiện rõ ràng của chính quyền trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng phát

biểu trong buổi dự lễ khánh thành chùa Linh Ứng – Sơn Trà “Kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, cùng với việc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, Đảng và chính quyền thành phố Đà Nẵng cũng rất chú trọng đến việc bảo tồn và nâng cao đời sống tín nguỡng và tâm linh của nhân dân”

Và sự ra đời của Chùa Linh Ứng đã một lần nữa khẳng định chính sách tôn trọng tự

do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nuớc ta nói chung và của chính quyền Đà Nẵng nói riêng, đồng thời góp phần tôn thêm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Phải khẳng định rằng, chính sách cởi mở của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng đã tạo điều kiện cho loại hình du lịch tâm linh phát triển Cách nhìn tôn giáo đổi mới, mở rộng từ giác độ chính trị sang giác độ văn hóa, đạo đức của Đảng

và Nhà nước ta đã có tác động tích cực, mạnh mẽ đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng Đây chính là chỗ dựa vững chắc để Thành ủy Đà Nẵng lãnh đạo các cấp chính quyền, nhân dân và các đoàn thể xã hội, tổ chức tôn giáo tiến hành xây dựng, phát triển loại hình du lịch tâm linh một cách có hiệu quả với tinh thần: thêm một điểm đến an lành,

xã hội sẽ thêm phần bình yên, hạnh phúc

Như vậy trong những năm qua, thành phố đã thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo Bên cạnh đó Đà nẵng còn đề ra những phương hướng, chính sách, tạo điều kiện cho công dân được thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mình

Trong định hướng phát triển du lịch, yếu tố tín ngưỡng tôn giáo được gắn liền với hoạt động du lịch để tạo ra một loại hình du lịch mới – du lịch tâm linh Sự quan tâm

Trang 28

của thành phố về yếu tố này chính là tạo điều kiện để khai thác một cách có hiệu quả cho một loại hình du lịch đầy tiềm năng trong tương lai

2.2.3 Hệ thống các công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng tại Đà Nẵng

2.2.3.1 Chùa chiền

Theo dòng lịch sử của đất nước thì Phật giáo nguyên từ Ấn Độ truyền sang Việt Nam qua ngõ Tây Tạng (Trung Quốc) Sau khi xâm nhập thì Phật giáo được người Việt tiếp thu, nhanh chóng hòa hợp cùng với đạo giáo dân tộc và đi vào đời sống tinh thần của họ

Đạo Phật Việt Nam luôn giữ bản sắc văn hóa truyền thống trải qua bao thế hệ nên được xem như là quốc giáo Hầu hết các địa phương trên cả nước đều có chùa chiền Chùa là trung tâm của đời sống văn hóa, là cơ sở thờ tự các đức Phật, là nơi tu hành của các Phật tử, đồng thời là nơi dâng lễ, cầu nguyện, khấn vái của những người thành tâm

Theo thống kê tại thành phố Đà Nẵng có đến khoảng 105 ngôi chùa và 2 tịnh xá được phân bố rộng khắp trên các quận huyện Quận Hải Châu có 25 chùa + 1 tịnh xá, tiêu biểu là chùa Pháp Lâm, Tam Bảo, Bát Nhã, Phổ Đà, Giác Minh, Phước Ninh… Quận Thanh Khê có 15 chùa + 1 tịnh xá, tiêu biểu chùa Tam Giác, Kỳ Viên, Tân Thành, Vĩnh An, Pháp Vân, Phổ Quang, Phục Đán, Xuân Hòa… Quận Ngũ Hành Sơn

có 18 chùa, gồm Tam Thai, Linh Ứng, Quán Thế Âm, Phổ Đà Sơn, Hương Sơn, Từu Lâm… Quận Sơn Trà có 14 chùa, gồm An Hải, An Phước, Mỹ Khê, Linh Ứng… Quận Liên Chiểu có 13 chùa, gồm chùa Quang Minh, An Nhơn, Đà Sơn, Kim Sơn…Huyện Hòa Vang có 20 chùa, gồm Thọ Quang, Hòa Thọ, Hòa Phong, Lệ Sơn…

Trong số đó có nhiều ngôi chùa, với những nét kiến trúc độc đáo, đặc trưng đã được Nhà nước xếp hạng di tích cấp quốc gia Bên cạnh những ngôi chùa như Linh Ứng, Tam Thai, Từ Lâm (Ngũ Hành Sơn); Linh Ứng (Bà Nà); Linh Ứng (Sơn Trà) đã được khai thác phục vụ cho du lịch tâm linh thì vẫn còn nhiều cơ sở Phật tự vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức

Một số cơ sở Phật giáo ở Đà Nẵng hiện nay đang là điểm tham quan du lịch, nơi vãn cảnh, cầu nguyện, chiêm nghiệm của du khách như:

Trang 29

* Chùa Linh Ứng – Sơn Trà

Đay là ngôi chùa được xem là lớn nhất của thành phố về cả mặt quy mô cũng như

về mặt nghệ thuật nằm trong quần thể du lịch Sơn Trà, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía Đông Bắc, ở độ cao 693m so với mực nước biển

Theo truyền thuyết thì Vào thời vua Minh Mạng, dân chài ven biển nơi đây đã phát hiện một tượng Phật trên bãi cát, bằng lập am thờ tự Và rồi, Ngài Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn xuất hiện cứu người vượt vòng trầm luân, kể từ đó sóng yên biển lặng, dân chài yên ổn làm ăn, từ đó nơi đây có tên gọi là Bãi Bụt, hay còn gọi là Cõi Phật giữa chốn trần gian

Đứng ở vị trí trung tâm chùa Linh Ứng, phía trước mặt là vịnh sông Hàn; bên phải

là một phần bán đảo Sơn Trà mặt biển trong xanh, bờ cát trắng mịn Trông xa hơn là núi Ngũ Hành,Cù Lao Chàm Phía sau lưng chùa là núi rừng nguyên sinh của Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà

Ngôi chùa mang một phong cách hiện đại kết hợp với tính truyền thống vốn có của chùa chiền Việt Nam, với mái ngói uốn cong, có hình rồng uốn lượn rất tinh xảo – một biểu tượng truyền thống của dân tộc

Điện chính có sức chứa lớn, là nơi trang nghiêm và thanh tịnh nhất Chính giữa là tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mô Ni, bên phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, và bên trái là Tam Tạng Phật, bốn vị Thần Long Hộ Phát cùng 18 vị La Hán được sắp xếp theo một quy luật, bảo vệ cho chính điện Đây là một trật tự mang tính quy củ và ý nghĩa tâm linh

Một công trình nổi bật và ấn tương nhất tại chùa Linh Ứng - Bãi Bụt là tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất Việt Nam (cao 67m, đường kính tòa sen 35m, tương đương tòa nhà 30 tầng) Công trình hoành tráng do 2 điêu khắc gia Thụy Lam và Châu Viết Thạnh thực hiện với tư thế tượng mắt nhìn ra biển, lưng tựa núi, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ để ban phước lành cho con dân vất vả ngoài khơi Trên mũ tượng Quan Âm có tượng Phật Tổ cao 2m Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”.Từ trên mười bảy tòa tháp này có thể nhìn được

Trang 30

toàn bộ cảnh thành phố, núi rừng và biển đảo Sơn Trà một cách rõ nhất và tuyệt đẹp nhất

Đặc biệt, có người còn nói “tôn tượng Quan Thế Âm Bồ Tát đã có nhiều lần nhận được ánh hào quang chiếu rọi phía sau, trên đầu tôn tượng” Có lẽ, chính vì điều đó mà khách du lịch đến đây ngày một nhiều không chỉ để ngắm nhìn sự kỳ vĩ của tôn tượng

mà còn để cầu an, cầu may ở chón linh thiêng này

Ngôi chùa hiện nay không chỉ là chiêm bái, sinh hoạt, học tập của tăng ni, phật tử,

mà còn là điểm đến hấp dẫn của khách thập phương, một điểm du lịch tâm linh đầy hứa

hẹn của thành phố Đà Nẵng trong tương lai

* Hệ thống chùa ở Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 7km về phía Đông Nam Núi Ngũ Hành là món quà mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho mảnh đất này

Ngũ Hành Sơn gồm có 5 ngọn núi: Thủy sơn và Mộc Sơn ở phía Đông; Thổ sơn, Kim sơn, Hỏa sơn ở phía Tây

Trên những ngọn núi này án ngự những ngôi chùa có lịch sử lâu đời và có gia trị văn hóa, tâm linh rất lớn Sau khi phát hiện ra động Quán Thế Âm (1950) trên đỉnh Kim sơn, hòa thượng Thích Pháp Nhãn đã cho mở rộng lối vào động và xây dựng ngôi

chùa mang tên chùa Quán Thế Âm theo hướng tựa lưng vào núi, ngoảnh mặt ra sông

Điểm nổi bật của chùa là một pho tượng Quan Âm Bồ Tát – vị thánh Phật giáo cao 1,75m nét mặt thanh tú với một dãy kim tuyến lấp lánh rực sáng phủ từ bờ vai chảy dai đến hết thân tượng làm cho pho tượng hết sức sống động Bàn tay bưng bình nước cam

lộ, chân đứng trên lưng con rồng đang cuộn mình Phía sau là đứa bé Thiên Tài đồng

tử Phía trên bên trái hình hai con Khổng tước hai cánh to rộng, bên phải là khóm trúc

và sau lưng là một giải mây đá ngũ sắc lung linh

Bức tranh toàn cảnh động và chùa Quán Thế Âm là dấu ấn tâm linh dành cho khách

du lịch đến ngắm cảnh và nguyện cầu khi thăm viếng chùa, đặc biệt là tham gia lễ hội Quán Thế Âm diễn ra thường niên vào 19/2 ÂL

Trang 31

Đến Ngũ Hành Sơn khách du lịch còn được thưởng ngoạn, đắm mình trong không gian thanh tịnh, uy nghiêm của hệ thống các chùa trên ngọn Thủy Sơn Ngọn núi này được chia làm 3 phần: Thượng Thai, Trung Thai và Hạ Thai Ở Thượng Thai có chùa

Từ lâm, Tam Tâm và Tam Thai Ở Hạ Thai có chùa Linh Ứng

Khi du khách lên đến chùa Tam Thai có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn của

thành phố và tỉnh Quảng nam Chùa Tam Thai là ngôi chùa cổ nhất ở Ngũ Hành Sơn Chùa này theo " Việt Nam danh lam cổ tự " thì được xây dựng vào đời hậu Lê khoảng năm 1630 là ngôi chùa xưa nhất trên địa bàn Thành Phố Đà nẵng hiện nay Năm 1825, Minh Mạng trong chuyến tuần du Ngũ Hành Sơn đã cho xây dựng lại chùa và đến

1927 đã cho đúc 9 tượng và 3 chuông lớn Ngôi chùa này đã trải qua thời gian lâu xa

và các cuộc chiến tranh nên ngôi chùa đã được trùng tu nhiều lần, lần trùng tu gần đây nhất là vào năm 1995 Ngôi chùa hiện nay được xây dựng bằng xi măng cốt sắt rất kiên

cố mặt tiền xây về hướng Nam , mái hai tầng lợp ngói, trên nóc trang trí Lưỡng Long Chầu Nguyệt và trang trí Tứ Linh ( Long, Lân, Quy, Phụng ) các cột tiền đường đều có trang trí rồng phụng Đặc biệt là cổng Tam Quan và bờ thành chung quanh chùa rất cổ kính được xây dựng từ thời Minh Mạng còn đến bây giờ Từ cổng Tam quan đi vào khoảng 10m, có tôn trí tượng Đức Phật Di Lặc to lớn ngồi trên tòa sen bằng đá xanh do nghệ nhân ở Ngũ Hành Sơn điêu khắc, chánh điện hiện tại chính giữa thờ Đức Phật A

Di Đà đứng trên tòa sen cao khoảng 2,5m Hai bên thờ Đức Quán Thế Âm và Đức Đại Thế Chí Bồ Tát Tiền đường hai bên thờ Ngài Hộ Pháp và Ngài Tiêu Diện Sau lưng chánh điện là nhà thờ Tổ Chính giữa trên thờ Tổ Bồ Đề Đạt Ma, dưới thờ các long vị Hòa thượng Trụ trì hoằng hóa tại chùa Hai bên thờ Tăng chúng và bàn thờ chư hương linh ký tự và tín đồ Phật tử quá cố

Chùa Linh Ứng ở ngọn Hạ Thai cũng là một nơi không thể bỏ qua khi đến núi Ngũ

Hành Ở đây, khách du lịch có thể phóng tầm nhìn ra một vùng biển bao la với các hoạt động nhộn nhịp của ngư dân vùng chài Ngôi chùa này có giá trị lịch sử cao, là di tích Phật giáo của quốc gia

Ở phía Đông, có 123 bậc cấp lát bằng đá dẫn đến chùa Linh Ứng, thường được gọi

là chùa Ngoài Trước năm 1891, chùa có tên là Ứng Chân, sau đổi tên là Linh

Trang 32

Ứng.Cũng như chùa Tam Thai, chùa này được trùng tu nhiều lần do bị tàn phá bởi chiến tranh và thời tiết

Chánh điện xây kiểu chữ “Nhất”, bên phải là nhà tổ, giảng đường, nhà khách, nhà thiền và nhà trù Điện Phật được bài trí tôn nghiêm Gian giữa thờ đức Phật Thích Ca, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng, phía ngoài có tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện Trước chùa, Thượng tọa cho đắp tượng đức Phật Thích Ca cao 10m, xây đài Quan Âm, tạo vườn cây cảnh Bên trái chùa là tháp Xá Lợi cao 30m, đường kính tầng dưới 11m, đặt thờ gần 200 tượng Phật, Bồ tát, La hán

Nằm trong khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Tam Thai, chùa Linh Ứng và Tam Thai là những ngôi chùa đã đón tiếp đông đảo du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái và tham gia lễ hội Hiện Nay, những ngôi chùa này đang tiếp tục đẩy mạnh, khai thác phát triển du lịch tâm linh nhằm đáp ứng được nhu câu về đời sống tinh thần của người dân trên địa bàn thành phố cũng như trong cả nước

* Chùa Linh Ứng – Bà Nà

Chùa Linh Ứng Bà Nà nằm trên đỉnh Bà Nà thuộc Khu Du lịch sinh thái Bà Nà với

độ cao gần 1.500m, chùa Linh Ứng vừa được khánh thành vào ngày (05/3/2004) Kiến trúc chùa gần giống với kiến trúc của chùa Tam Thai, cả khoảng sân rộng được lót bằng đá Phía trước chùa có một cây thông rất đặc biệt với 03 loại lá khác nhau

Đặc biệt, chùa có một bức tượng Đức Bổn Sư uy nghi, cao 27m màu trắng Từ thành phố Đà Nẵng, vào những ngày nắng ráo, có thể nhìn thấy bức tượng trắng muốt này nổi bật trên cái nền xanh của khu du lịch nổi tiếng Bà Nà – Núi Chúa

Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông Về kiến trúc và thờ tự, chùa Linh Ứng Bà Nà được thực hiện giống Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn và cùng một sư trụ trì Thượng tọa Thích Thiện Nguyện,trụ trì Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn, đã tổ chức trọng thể lễ đặt

đá xây dụng chùa Linh Ứng Bà Nà và Thích Ca Phật đài

Cảm giác mệt mỏi dường như tan biến khi du khách được chiêm ngưỡng tượng Phật Thích Ca tạo thiền thuộc vào hàng lớn nhất châu Á Xây dựng trên núi cao, chùa Linh Ứng vô cùng linh thiêng, những nét kiến trúc tinh tế của chùa làm cho không khí thiền môn thêm thanh tịnh, lòng người vãn cảnh chùa thêm thanh tao, thư thái Cùng

Trang 33

với hai chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn và Linh Ứng Sơn Trà, những cảnh đẹp của kiến trúc nghệ thuật, phong cách độc đáo, chùa Linh Ứng trên bán đảo Sơn Trà có sức thu hút lớn, là điểm đến hẫp dẫn cho những ai đặt chân lên mảnh đất này Hàng năm, một

số lượng khách du lịch đến đây không chỉ để tắm biểnm nghỉ dưỡng…mà còn nhằm mục đích hành hương, cầu nguyện

2.2.3.2 Nhà thờ, lăng mộ

* Nhà thờ phái chư tộc Quá Giáng

Nhà thờ phái chư tộc Quá Giáng nay nằm ở thôn Quá Giáng, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang Nó được xây dựng năm Tân Tỵ (1821) thờ Quan Thánh và các vị tiền hiền của bốn tộc Đinh, Lê, Trần, Nguyễn – những người có công theo Chúa Nguyễn vào Nam khai phá đất đai lập nên làng Quá Giáng

Nhà thờ được chia làm hai phần: phần tiền đường và phần chính điện Nối nhà tiền đường và chính điện là hai dãy hành lang có mái che tạo nên một kiến trúc khép kín kiểu chữ nhật

Tiền đường xây theo lối chồng rường giả thủ, chân giả thủ đều trang trí hình quả bí, phía trên được trang trí hình đài hoa sen Hai dãy cột chính mỗi dãy bốn cột cao 5m chống đỡ hai vì kèo và hai dãy cột quân thấp hơn chống đỡ hai mái phụ Trên các thanh

xà, kèo đều được trang trí cỏ cây, hoa lá, muông thú, bát bửu và các đường trang trí khác Đuôi kèo được chạm khắc hình tượng cá chép hoá rồng Phần nhà thờ chính được xây dựng theo lối kéo tam đoạn (kéo chuyền) với ba gian bốn mái Bốn cột chính cao 5m cùng 8 cột quân cao 3m và 16 cột con chống đỡ vì kèo Đầu các thanh trính được khắc hình đầu rồng, giữa được trang trí chữ thọ và các đường nét trang trí hoa lá khác

Bộ cửa thượng song hạ bản cùng với bộ mắt cửa thể hiện rõ phong cách kiến trúc của Hội An với bàn tay tài hoa khéo léo của người thợ làng Kim Bồng nổi tiếng Mái nhà thờ lợp ngói âm dương với hình ảnh loan phụng hòa mình trên nóc Hai bên là hai con rồng ngoái đầu lại nhìn nhau Các con giống trong “tứ linh” cũng được đưa lên mái trước của tiền đường

Hàng năm dân làng có hai kỳ Xuân Thu tế lễ vào các ngày 20/2 và 12/7 âm lịch để tưởng nhớ lại các vị tiền hiền đã mở mang vùng đất này Nhà thờ phái chư tộc Quá

Trang 34

Giáng được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 01/02/2000

* Mộ Ông Ích Khiêm

Lăng mộ danh nhân Ông Ích Khiêm hiện toạ lạc tại nghĩa trang xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10km về phía tây - nam Ông Ích Khiêm, tự là Mục Chi, ông sinh ngày 21 tháng 12 năm Mậu Tý (1829) tại làng Phong

Lệ, tổng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là làng Phong Lệ Bắc, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang

Ông thi đậu cử nhân năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) và làm quan dưới triều vua Tự Đức Nổi tiếng là người thông minh, chính trực, là một vị tướng khẳng khái và mưu lược, ông có công trong việc cầm quân bảo vệ Đà Nẵng khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, xâm lược nước ta vào ngày 01/9/1858 Thời kỳ này ông ở dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, ông đã lo củng cố các đồn trại như đồn Nhất ở đèo Hải Vân, đồn Liên Trì, Phong Lệ và đắp lũy từ Hải Châu đến Phước Ninh

Ông Ích Khiêm mất ngày 19 tháng 7 năm 1884 tại Bình Thuận Con trai ông là Ông Ích Thiện đã đưa thi hài ông về quê và mai táng tại làng Phong Lệ Đến năm Bảo Đại thứ 13 (1938) thi hài ông được cải táng về Gò Mô hiện nay

Ngôi mộ ông được xây theo hình bát giác, có chiều dài từ cổng vào là 13,8m, chiều rộng 6,1m, tường bao xung quanh mộ cao 0,72m Nấm mộ có chiều dài 4,75m, rộng 3,5m, cao 0,35m Phía trước mộ có nhà bia, bên trong đặt một tấm bia bằng đá cẩm thạch, cao 0,83m, rộng 0,54m được trang trí hình rồng, phụng và hoa lá Nội dung bia ghi:

Hoàng Triều-Hiển tổ Binh bộ tả thị lang, tấn phong Kiên trung Nam linh mộ

Bảo Đại thập tam niên, tứ nguyệt, kiết nhật

Nghĩa là:

Triều Nguyễn - ông cha chức là Tả thị lang Binh bộ, tước là Kiên trung Nam

Năm Bảo Đại thứ 13, tháng 4 ngày tốt

Lăng mộ danh nhân Ông Ích Khiêm được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 12/7/2001

Trang 35

Hai di tích cấp quốc gia này có giá trị về mặt lịch sử - văn hóa cũng như về mặt khai thác du lịch Hằng năm, không chỉ người dân địa phương đến thắp hương, cầu khấn mà khách thập phương cũng ghẽ qua để tham quan, tìm hiểu

2.2.3.3 Đình làng

Đình là một công trình kiến trúc có quy mô lớn nhất và theo ý nghĩa người xưa có tầm quan trọng ảnh hưởng tới sự thịnh vượng và sức khỏe của tất cả dân làng Tại đình làng Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng thờ những vị thần, Thành Hoàng và cả những vị anh hùng có công với làng Đình làng là ngoài ý nghĩa trung tâm sinh hoạt văn hóa, chính trị, xã hội, văn hóa, còn là nơi gắn với ý niệm tâm linh của cộng đồng làng xã Những đình làng cổ kính ở Đà Nẵng luôn được gìn giữ với tấm lòng trân trọng

và thành kính Những mái đình còn lại với thời gian không còn nhiều, nhưng vẫn giữ được những nét chạm trổ tinh xảo của nghệ nhân xưa với mái ngói âm dương phủ đầy rêu và không gian trang nghiêm pha chút u tịch của chốn thờ tự Hiện nay, tại thành phố Đà Nẵng còn tồn tại 20 đình làng, trong đó có 15 đình làng được quyết định bảo vệ

kỷ 4 trụ, chạm hình quy cánh quạt, 4 cây trính giữa chạm đầu rồng, bụng kèo chạm tứ quý xuân, hạ, thu, đông, mai, điểu, tùng, lộc Đường nét chạm trổ tinh xảo tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc theo lối kiến trúc của thế kỷ thứ XIX, mang đậm

Trang 36

bản sắc dân tộc Bên ngoài đình, trên nóc đắp nổi theo kiểu lưỡng long tranh châu; gia thu giữa đắp lưỡng phụng tranh châu, kim quy cá gáy, phi cầm tẩu thú nằm phủ dưới mái thuyền chờ ngày hóa tứ linh Hai đầu là giao cá chờ hóa long Gia thu hai đầu đắp hình mui thuyền, khuôn kẽ chỉ chạm mai, điểu, tùng, lộc Cuối mái đắp cặp lân chầu phên bất Mặt tiền phía tả đắp Thanh long, phía hữu đắp bạch hổ (gọi tắt là Tả thanh long, hữu bạch hổ) Tiền đình có sân rộng 14,5 mét, dài 19,6 mét, có một bức bình phong dài 3 mét, cao 2 mét, mặt ngoài đắp phù điêu hình một con hổ, mặt trong hình con rùa Cả hai được đắp ghép nổi bằng nghệ thuật sành sứ

Đình làng Bồ Bản không chỉ là nơi linh thiêng mang dấu ấn tín ngưỡng địa phương, thờ kính đa thần và những người có công với làng nước, là nơi hội hè đầu năm, tế lễ xuân thu, họp làng, bàn việc làng việc xóm mà còn là nơi xuất phát, hội tụ của dân làng trong công cuộc bảo vệ làng nước Đình làng Bồ Bản được Nhà nước công nhận là di tích cấp quốc gia, có thể được quy hoạch phát triển du lịch tâm linh trong thời gian không xa

Đình làng Túy Loan:

Làng Túy Loan được xem là một trong số ít những ngôi làng còn lưu lại những dấu tích cổ xưa nhiều nhất tại Việt Nam, hiện làng Túy Loan đã có trên 500 năm tuổi Nằm bên dòng sông Túy Loan, cách tuyến Quốc lộ 14B qua địa phận xã Hòa Khương (Hòa Vang, Đà Nẵng) chừng chưa đầy 1 km, trải qua bao thăng trầm thời gian, đình làng Túy Loan tuy không còn giữ được nguyên trạng nhưng vẫn còn vẻ uy nghi vốn có Đình được xây dựng vào khoảng năm 1470 (Thời Lê, hiệu Hồng Đức nguyên niên), khoảng nửa cuối thế kỷ thứ XV Sau đó, đình được tu sửa, trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ nguyên những nét kiến trúc cũ, mang sắc thái kiến trúc tín ngưỡng làng xã Đình Túy Loan qua khảo sát là di tích kiến trúc tín ngưỡng mang sắc thái địa phương, thể hiện văn hóa làng xã ngày trước Đình lập ra để thờ thần, Thành hoàng bổn xứ, các vị tiền hiền, hậu hiền có công khai khẩn, cư dân lập ấp kiến thiết nên làng Túy Loan Vật liệu chủ yếu để xây dựng là gạch, vôi và gỗ Mái lợp ngói âm dương Tường dày 30 cm Đình hướng mặt ra sông và theo hướng bắc Nếu từ sông nhìn vào, đình nằm phía hữu ngạn sông Túy Loan Trước sân là một bình phong theo kiểu cuốn thư, cao 3 mét, rộng 2 mét Mặt trước đắp nổi hình long mã Mặt trong đắp nổi hình

Trang 37

con lân.Tất cả được lắp ghép bằng nghệ thuật sành sứ Hai bên bình phong có 4 trụ biểu Mặt tiền bên tả đình đắp nổi hình con hổ, mặt tiền bên hữu đắp nổi hình cá hóa long Phần nóc có 4 mái, đầu nóc bên tả hình gia thu, bên hữu hình cuốn thư Bờ nóc chính là lưỡng long tranh châu, bờ nóc phụ thể hiện lưỡng long tranh nguyệt, hai đầu hiên thể hiện hình rồng Tất cả trên mái đều trang trí bằng sành sứ Nội tẩm và hậu tẩm

có nóc riêng Bên trong đình chia làm ba gian hai chái Chính điện rộng 3,1 mét, dài 2,7 mét Hậu tẩm rộng 2,7 mét, dài 2,4 mét có 4 hàng cột, mỗi hàng 6 cây toàn bằng gỗ mít Phía dưới chân cột kê đá chạm hình quả bí Kết cấu của kèo là chồng rường giả thủ Các giả thủ được chạm trổ hoa lá, chân giả thủ chạm hình quả bí Hai đầu các con rường chạm đầu rồng Kẽ hiên cũng được chạm trổ hình hoa lá Nơi thờ có nội tẩm, hậu tẩm, tả ban, hữu ban Trên nội tẩm có một khán thờ bằng gỗ nơi để sắc phong các

vị thần được thờ trong đình Diềm trên chạm lưỡng long chầu nguyệt, dưới là hoa lá Cửa có hai cánh theo kiểu thượng song hạ bản (bàng khoa) Giữa là bàn thờ chung (hội đồng) có cặp hạt đứng chầu Hai bên tả hữu còn cặp hạt bằng gỗ Treo trên trính giữa là bức hoành phi có ba chữ Túy Loan đình Toàn bộ cửa đình theo kiểu bàng khoa bằng

gỗ mít và kiền kiền Trong đình có một tấm bia ghi lập năm Thành Thái nguyên niên (1889) Nay, người làng còn giữ được 20 sắc phong thần, sắc xa nhất đời Minh Mạng (1826), sắc gần nhất đời vua Khải Định (1924)

Đình Túy Loan, nơi sinh hoạt văn hóa - lễ hội dân gian Hằng năm có 2 lễ lớn: tế xuân và tế thu vào các ngày 14 và 15 tháng 2 Ngoài chức năng phản ánh sinh hoạt văn hoá tinh thần của dân làng, đình làng Tuý Loan nói riêng và đình trên địa bàn huyện Hoà Vang nói chung còn có chức năng lịch sử Với các sự kiện lịch sử gắn với đình Túy Loan suốt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, sau năm 1975, đình Túy Loan đã được làm mô hình chiến tích chống Pháp và chống Mỹ đặt tại nhà truyền thống xã Hòa Phong, nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ Ngày 4 tháng 1 năm 1999, Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận đình Túy Loan là di tích lịch sử - văn hóa

Trang 38

2.2.4 Hệ thống các di tích lịch sử cách mạng

Như bao địa phương khác, Đà Nẵng đã trải qua bao thăng trầm trên con đường phát triển của mình Những di tích còn lại là chứng tích cho một quá khứ vươn lên kiên cường, không mệt mỏi của mảnh đất này Ngày nay, những di tích này không chỉ là địa chỉ tìm lại của những người hoài niệm chiến trường xưa của một thời chiến tranh ác liệt

mà còn là nơi hàng năm người dân đến để tưởng nhớ công ơn hay cầu mong những đã người hy sinh những điều tốt đẹp

* Nghĩa trũng Khuê Trung

Nghĩa trũng Khuê Trung (còn gọi là Nghĩa trũng Hòa Vang) - mộ lớn của nghĩa sĩ lập tại Khuê Trung - Hòa Vang, theo sắc tứ vua ban để qui tụ hài cốt tướng sĩ vị quốc vong thân trong cuộc kháng chiến chống quân pháp xâm lược năm 1858 Nghĩa Trũng đầu tiên được lập ở trũng bò làng Nghi An (Phước Tường) Khoảng năm 1920 Pháp

mở sân bay Đà Nẵng, phải dời nghĩa trũng về vườn Bá Khuê Trung Đến 1962, quân đội Mỹ mở rộng sân bay về phía Nam, lại phải dời nghĩa trũng đến chỗ hiện nay, khu vực Bình Hòa 1, phường Khuê Trung, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Nghĩa trũng nằm quay mặt về hướng Đông, được bài thiết theo mô hình tam ban: chính diện và tả hữu Ngay cổng vào chính diện có tấm bia bằng đá sa thạch khắc 4 chữ Hán "Hòa Vang Nghĩa Trũng" cùng với năm lập bia: Tự Đức Thập Cửu Niên (1866);

và hai trụ đá cao khoảng 2m

Sau tấm bia là Chiến sĩ đài bằng xi-mămg cao khoảng 3 mét Trung tâm nghĩa trũng

có một ngôi mộ lớn, trên bia xi-măng cẩn hàng chữ tiền triều đại tướng quí công mộ

Có người cho rằng đây là mộ của ông Nguyễn Trọng Ân - tướng trấn giữa Đồn Tuyên Hóa (phường Hòa Cường hiện nay) Lại có người nói đó là mộ ông Lê Đình Lý, cũng

là mộ tướng lĩnh tài ba dưới quyền chỉ huy của khâm sai đại thần Nguyễn Tri Phương

Phía cuối nghĩa trũng nhìn từ ngoài vào là các am thờ, các bàn hương án dùng cho việc cúng tế lễ Hai bên tả hữu nghĩa trũng có hơn 1.000 ngôi mộ cân phân ngay thẳng Ngay sau lưng nghĩa trũng là nhà thờ Tiền Hiền và miếu Bà Hằng năm đến ngày 16/3

Ngày đăng: 06/10/2019, 05:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Duy Anh, Lê Hoàng Vinh (2004), Lần giở lịch sử - văn hóa miền Thuận – Quảng, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lần giở lịch sử - văn hóa miền Thuận – Quảng
Tác giả: Lê Duy Anh, Lê Hoàng Vinh
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2004
2. Thanh Bình, Hồng Yến (2009), Việt Nam 63 tỉnh thành và các địa danh du lịch, Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam 63 tỉnh thành và các địa danh du lịch
Tác giả: Thanh Bình, Hồng Yến
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2009
3. Vũ Thế Bình (chủ biên) (2007), Non nước Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Non nước Việt Nam
Tác giả: Vũ Thế Bình (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2007
4. Nguyễn Đăng Duy (2011), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2011
5. Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tâm linh
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2002
6. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hồng Dương
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
7. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Kinh tế du lịch, Nxb Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế du lịch
Tác giả: Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2004
8. Nguyễn Trọng Hoàng (1997), Ngũ Hành Sơn, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngũ Hành Sơn
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàng
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1997
9. Hoàng Việt Hương (2010), Giai thoại đất Quảng, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giai thoại đất Quảng
Tác giả: Hoàng Việt Hương
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
10. Đinh Trung Kiên (2006), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về du lịch Việt Nam
Tác giả: Đinh Trung Kiên
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
11. Chu Viết Luân (chủ biên), (2005), Đà Nẵng thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đà Nẵng thế và lực mới trong thế kỷ XXI
Tác giả: Chu Viết Luân (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
12. Ngô Văn Minh (chủ biên), (2007), Lịch sử Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đà Nẵng
Tác giả: Ngô Văn Minh (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2007
13. Ngô Quy Nhơn (chủ biên) (2000), Đà Nẵng bước vào thế kỷ 21, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đà Nẵng bước vào thế kỷ 21
Tác giả: Ngô Quy Nhơn (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2000
14. Nhiều tác giả (2002), Ấn tượng Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ấn tượng Đà Nẵng
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2002
15. Nhiều tác giả (2002), Duyên hải miền Trung, đất và người, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Duyên hải miền Trung, đất và người
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2002
16. Nhiều tác giả (2004), Phân tâm học và văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tâm học và văn hóa tâm linh
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2004
17. TT. Thích Hương Sơn, Trí Hữu (1972), Ngũ Hành Sơn – chùa Non Nước, Nxb Chùa Ấn (Sài Gòn) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngũ Hành Sơn – chùa Non Nước
Tác giả: TT. Thích Hương Sơn, Trí Hữu
Nhà XB: Nxb Chùa Ấn (Sài Gòn)
Năm: 1972
19. Dương Văn Tâm (1997), Quảng Nam Đà Nẵng, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quảng Nam Đà Nẵng
Tác giả: Dương Văn Tâm
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 1997
20. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn khoa học du lịch
Tác giả: Trần Đức Thanh
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
21. Nguyễn Kim Thành (2008), Đà Nẵng thành phố bên sông Hàn, Nxb Công an nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đà Nẵng thành phố bên sông Hàn
Tác giả: Nguyễn Kim Thành
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w