1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Một số giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại điện hòn chén tỉnh thừa thiên huế

90 350 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 500,12 KB

Nội dung

Đây là một trong số ít những địa phương có nhiều lợi thế vềphát triển du lịch tâm linh.Các điểm tâm linh nơi đây đều được hình thành mộtcách tự nhiên, do sự tích hợp lâu dài của quá trìn

Trang 1

Để hoàn thành bài chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên trong Khoa Du lịch – Đại học Huế đã hết lòng giảng dạy, trang

bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo ThS Trương Thị Thu Hà người đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình làm chuyên đề này.

Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình, giúp đỡ, động viên của toàn thể bạn bè, người thân trong suốt quá trình làm chuyên đề này.

Mặc dù đã có những cố gắng song chuyên đề tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Kính mong quý thầy cô giáo cùng toàn thể bạn bè góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn nữa.

Trang 2

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày tháng

năm 2019

Sinh viên thực hiện

Phan Thị Thục Nguyên

LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, dưới sự hướng dẫncủa cơ Trương Thị Thu Hà Những cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đượcthu thập từ các nguồn khác số liệu trong các bảng biểu phục vụ nhau cĩ ghi rõnguồn tham khảo Các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trungthực, đề tài khơng trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào Tơi xin camđoan những điều trên hồn tồn là sự thật!

Huế, ngày tháng năm 2019

Sinh viên thực hiện

Trang 3

Phan Thị Thục Nguyên

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Cấu trúc đề tài 4

PHẦN II.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH TÂM LINH 5

1.1 Cơ sở lý luận về du lịch tâm linh 5

Trang 4

1.1.1 Một số khái niệm 5

1.1.1.1 Khái niệm về du lịch tâm linh 5

1.1.1.2 Khái niệm về khách du lịch tâm linh 5

1.1.1.3 Khái niệm về văn hóa tâm linh 6

1.1.1.4 Khái niệm về tâm linh 6

1.1.1.5 Khái niệm về văn hóa 7

1.1.1.6 Khái niệm về du lịch 9

1.1.1.7 Khái niệm về khách du lịch 9

1.1.2 Đối tượng của du lịch tâm linh 10

1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của du lịch tâm linh 10

1.1.4 Vài nét về lễ hội 11

1.1.4.1 Khái niệm về lễ hội 11

1.1.4.2 Quy trình lễ hội 12

1.1.5 Du lịch văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu 12

1.2 Cơ sở thực tiễn 14

1.2.1 Đặc điểm và xu hướng phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam: 14

1.2.2.1 Đặc điểm du lịch tâm linh tại Việt Nam 14

1.2.2.2 Xu hướng phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam 15

1.2.2 Tình hình phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam 15

1.2.2.3 Tình hình phát triển du lịch tâm linh tại Huế 16

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI ĐIỆN HÒN CHÉN 20

2.1 Tiềm năng phát triển du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén 20

2.1.1 Khái quát chung về tục thờ Mẫu 20

2.1.1.1 Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam 20

2.1.1.2 Tục thờ Mẫu của người Huế 22

2.1.2 Giới thiệu về Điện Hòn Chén 23

2.1.2.1 Lịch sử Điện Hòn Chén 23

2.1.2.2 Các công trình kiến trúc tại Điện Hòn Chén 25

2.1.2.3 Lễ hội Điện Hòn Chén 26

Trang 5

2.1.2.4 Đạo Thiên Tiên Thánh Giáo 28

2.1.2.5 Giá trị của Điện Hòn Chén 31

2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tại Điện Hòn Chén 32

2.3 Kết quả điều tra sự đánh giá của khách du lịch đối với sự phát triển du lịch tâm linh tại Điện Hòn Chén 34

2.3.1 Sơ lược về mẫu điều tra 34

2.3.1.1 Khái quát về quá trình điều tra 34

2.3.1.2 Thông tin về đối tượng điều tra 35

2.3.2.2 Phương tiện thông tin du khách tìm hiểu 38

2.3.2.3 Loại hình du lịch của khách 39

2.3.2.4 Địa điểm mua vé của du khách 40

2.3.2.5 Thời gian mà du khách đến với di tích 41

2.3.2.6 Mục đích đến di tích của du khách 42

2.3.2.7 Hoạt động của du khách khi đến tham quan di tích: 43

2.3.3 Đánh giá của du khách về các hoạt động du lịch tại Điện Hòn Chén 43

2.3.3.1 Kiểm định anova sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách về yếu tố “sự tin cậy” 46

2.3.3.2 Kiểm định anova sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách về yếu tố “hữu hình 48

2.3.3.3 Kiểm định anova sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách về yếu tố “sự đồng cảm 51

2.3.3.4 Kiểm định anova sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách về yếu tố “tinh thần trách nhiệm 54

2.3.3.5 Khả năng quay lại của du khách 56

2.3.3.6 Ấn tượng nhất của người dân và du khách khi đến với Điện Hòn Chén 58

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI ĐIỆN HÒN CHÉN 59

3.1.Về quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh Thừa Thiên Huế 59

3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch 59

Trang 6

3.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch 59

3.1.3 Quan điểm phát triển du lịch tâm linh 60

3.1.4 Cơ sở đề xuất định hướng 61

3.2 Giải pháp thực hiện việc định hướng phát triển du lịch tâm linh tại Điện Hòn Chén 62

3.2.1 Giữ gìn bản sắc dân tộc 62

3.2.2 Tham gia bảo vệ môi trường, tài nguyên du lịch 63

3.2.3 Về nguồn nhân lực 63

3.2.4 Giải pháp về tổ chức quản lý 63

3.2.5 Đào tạo sử dụng nguồn năng lực địa phương 64

3.2.6 Giải pháp về xúc tiến và quảng bá du lịch 65

3.2.7 Giải pháp về cơ sở - vật chất – kĩ thuật 66

3.2.8 Phát triển đa dạng các hoạt động văn hóa tâm linh 67

3.2.9 Về công tác tổ chức lễ hội 67

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69

1 Kết luận 69

2 Kiến nghị 70

2.1 Đối với uỷ ban nhân dân tỉnh 70

2.2 Đối với sở văn hoá thể thao và du lịch 70

2.4 Đối với trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô Huế 71

2.5 Đối với ban bảo trợ di tích Điện Hòn Chén 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tổng lượng khách du lịch đến Điện Hòn Chén so với Huế giai đoạn

2016- 2018 32

Bảng 2.2: Tổng lượng khách đến Điện Hòn Chén giai đoạn 2016 – 2018 33

Bảng 2.3: Biến động lượng khách tham quan đến Điện Hòn Chén giai đoạn 2016-2018 33

Bảng 2.4: Thông tin chung về đối tượng điều tra 35

Bảng 2.5: Mục đích đến của du khách khi đến Điện Hòn Chén 42

Bảng 2.6: Hoạt động của du khách khi đến tham quan di tích 43

Bảng 2.7: Hệ số Cronbach’s Alpha trong đánh giá của du khách 44

Bảng 2.8: Kiểm định Anova sự khác biệt ý kiến đánh giá của khách về Sự tin cậy 46

Bảng 2.9: Kiểm định anova sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách về yếu tố “hữu hình” 48

Bảng 2.10: Kiểm định anova sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách về yếu tố “sự đồng cảm” 51

Bảng 2.11: Kiểm định anova sự khác biệt ý kiến đánh giá của du khách về yếu tố “tinh thần trách nhiệm” 54

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Số lần du khách đến di tích 37

Biểu đồ 2.2: Phương tiện thông tin du khách đến di tích 38

Biểu đồ 2.3: Loại hình du lịch của khách 39

Biểu đồ 2.4: Địa điểm mua vé của du khách 40

Biểu đồ 2 5: Thời gian du khách đến với di tích 41

Biểu đò 2.6 Khách du lịch quay lại với di tích 56

Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ du khách giới thiệu về di tích Điện Hòn Chén cho bạn bè, người thân 57

Biểu đồ 2.8 Ấn tượng nhất của người dân và du khách khi đến với Điện Hòn Chén 58

Trang 10

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm qua, Du lịch Việt Nam đang phát triển và đã định hình làmột ngành kinh tế quan trọng Với những đóng góp lớn như: nâng cao thu nhập,giải quyết việc làm, góp phần giảm nghèo, tăng cường giao lưu, bảo tồn văn hóa,phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Huế là một trong những trung tâm du lịchcủa cả nước vốn nổi tiếng là vùng đất còn lưu giữu được nhiều di tích văn hóa lịch

sử có giá trị ,đặt biệt là Quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là

di sản văn hóa thế giới và tiêu biểu trong quần thể di tích Cố Đô Huế là Đại Nộiđược bảo vệ bởi kinh thành huế.Lại được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnhđẹp như Sông Hương, Núi Ngự cùng với những nét văn hóa truyền thống, cáccông trình kiến trúc đặc sắc, những làng nghề truyền thống ,lòng mến khách ,sựthân thiện của con người nơi đây, càng tạo điều kiện cho du lịch phát triền

Tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều di sản nổi tiếng hấp dẫn du khách trongnước và quốc tế Đây là một trong số ít những địa phương có nhiều lợi thế vềphát triển du lịch tâm linh.Các điểm tâm linh nơi đây đều được hình thành mộtcách tự nhiên, do sự tích hợp lâu dài của quá trình phát triển lịch sử, tín ngưỡng

và tôn giáo, tạo nên nét độc đáo riêng có Là một địa phương có nhiều di sản nổitiếng, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã và đang là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa.Địaphương này không ngừng phát huy lợi thế về du lịch tâm linh để tạo sự đa dạng

và khác biệt trong du lịch.Các tuyến du lịch tâm linh thu hút ngày càng đông dukhách là lễ hội điện Hòn Chén, lễ vía Phật Bà, lễ hội đền Huyền Trân, lễ PhậtĐản hằng năm  Tại Huế, ngoài hệ thống lăng tẩm triều Nguyễn, hiện có hơn 300ngôi chùa và niệm phật đường lớn nhỏ Nhiều ngôi tổ đình, cổ tự nổi tiếng từ lâunhư: Thiên Mụ, Từ Đàm, Bảo Quốc, Từ Hiếu, Quốc Ân, Trúc Lâm…Đặc biệtkhông thể không nhắc đến Điện Hòn Chén là một cụm di tích gồm khoảng 10công trình kiến trúc to nhỏ khác nhau đều nằm lưng chừng sườn núi Ngọc Trản,hướng mặt ra sông Hương, ẩn mình dưới những tàng cây cao bóng cả Minh

Trang 11

Kính Đài chia làm 3 cung, theo thứ tự từ cao xuống thấp là: Đệ nhất cung (còngọi là Thượng cung), nơi thờ Nữ thần Thiên Y A Na, Thánh mẫu Vân Hương,ảnh vua Đồng Khánh và một số vị thần khác; Đệ nhị cung thờ hàng chục tượngthần thánh khác nhau, là nơi bày biện các đồ thờ cúng để rước sắc trong nhữngdịp lễ lớn Điện Hòn Chén là ngôi điện duy nhất có một vị trí quan trọng trongđời sống tâm linh của người dân xứ Huế và đó cũng là ngôi điện duy nhất ở Huế

có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian; giữa lễ hội vàđồng bóng; giữa văn hóa tâm linh và mê tín dị đoan .Mặc dù đặc biệt là vậynhưng Điện Hòn Chén vẫn chưa được du khách biết đến nhiều , hầu hết dukhách đến đây mỗi khi diễn ra lễ hội “ xuân thu nhị kỳ” 2 lần 1 năm, thời giancòn lại trong năm hầu như khách hành hương đến đây rất ít mà chủ yếu là người

dân bản địa Xuất phát từ những lý do đó em chọn đề tài “ Một số giải pháp phát

triển du lịch tâm linh tại Điện Hòn Chén - tỉnh Thừa Thiên Huế” cho chuyên

đề tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Tìm hiểu tiềm năng và thực trạng các hoạt động du lịch tâm linh tại ĐiệnHòn Chén

- Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm thu hút khách du lịch đến với du lịchtâm linh tại Điện Hòn Chén

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Tiềm năng, thực trạng, định hướng và giải pháp phát triển du lịch tâm linhtại Điện Hòn Chén, tỉnh Thừa Thiên Huế

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu:

Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2014 – 2016

Thu thập số liệu sơ cấp từ 6/2/2017 đến 6/4/2017

Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu về tiềm năng, định hướng và giải phápphát triển du lịch tâm linh tại Điện Hòn Chén

Trang 12

Không gian nghiên cứu: Điện Hòn Chén, các công trình kiến trúc liên quan

và lễ hội Điện Hòn Chén

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu không chỉ là những vấn đề lý luận mà còn là vấn

đề có ý nghĩa thực tiễn to lớn, bởi vì chính phương pháp góp phần quyết định sựthành công của mọi công trình nghiên cứu khoa học Phương pháp là công cụ,giải pháp, cách thức, thủ pháp, con đường, bí quyết, quy trình, công nghệ đểchúng ta thực hiện công trình nghiên cứu khoa học Các phương pháp được vậndụng trong bài là:

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp: bao gồm các tài liệu, báo cáo sau:+ Sách báo, internet, tạp chí

+ Số liệu từ Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế

+ Các tài liệu khóa luận có trước

- Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp:

+ Điều tra thông qua bảng hỏi

+ Kích thước mẫu: Công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane (1986) Linus Yamane (1986), Relative price changes and the real distribution income: The case of Brazil, Economics Letters, 20 (3), 217 – 220 n= N/(1+N.e2)

Trong đó: n: quy mô mẫu

N: kích thước tổng thể N=33163 (trung bình tổng số lượt khách đến ĐiệnHòn Chén trong 3 năm từ 2013- 2015)

e: độ sai lệch Chọn khoảng tin cậy là 90% nên mức độ sai lệch e= 0,1 Ápdụng công thức ta có quy mô mẫu là: 99,69

+ Phỏng vấn trực tiếp lấy ý kiến của người dân, chuyên gia

- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản thông qua việcphát bảng hỏi ngẫu nhiên cho du khách và người dân tỉnh Thừa Thiên Huế khiđến với Điện Hòn Chén vào những ngày lễ Tết và những ngày thường

Trang 13

4.2 Phương pháp phân tích xử lý số liệu

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích thống kê bằng phần mềm SPSSphiên bản 22.0, cụ thể:

- Thống kê tần suất (Frequence)

- Kiểm tra độ tin cậy của số liệu bằng hệ số Cronbach Alpha

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Cấu trúc đề tài

Phần II Nội dung nghiên cứu

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch tâm linh

Chương 2 Tiềm năng, thực trạng về sự phát triển các hoạt động du lịch tâmlinh tại Điện Hòn Chén

Chương 3 Giải pháp định hướng và phát triển về du lịch tâm linh tại ĐiệnHòn Chén

Phần III Kết luận và kiến nghị

Trang 14

PHẦN II.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH TÂM LINH

1.1 Cơ sở lý luận về du lịch tâm linh

1.1.1 Một số khái niệm

1.1.1.1 Khái niệm về du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có nhữngquan điểm khác nhau và đến nay vẫn chưa có một khái niệm chung nhất Tuynhiên, xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loạihình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêunhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần Với cáchnhìn nhận đó, du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quátrình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vậtthể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị

về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác

Theo Hòa thượng Thích Đạt Đạo :“ Du lịch văn hóa tâm linh là tìm hiểu văn hóa, giá trị truyền thống, thăm viếng bằng tâm trí, trái tim Nuôi dưỡng và

mở rộng sự hiểu biết và hướng về cái thiện, hòa hợp với thiên nhiên đồng loại chúng sinh Nâng cao được giá trị tâm hồn, hiểu rõ hơn về tâm linh ”

Nếu như du lịch tâm linh ở các nước trên thế giới gắn liền với du lịch tôngiáo thì ở Việt Nam, du lịch tâm linh hướng về cội nguồn, về lịch sử thờ cúng tổtiên Du lịch tâm linh đến các Phật tích sẽ giúp con người tháo gỡ được các cảmxúc khổ đau, vun bồi tâm trí và tinh thần minh triết Du lịch đến với Phật giáo rấtcần thiết cho tinh thần con người trong xã hội hiện đại

1.1.1.2 Khái niệm về khách du lịch tâm linh

Khách du lịch tâm linh là người đi du lịch tìm đến những nơi linh tiêngmang tính tâm linh như: đền chùa, miếu vũ, nhà thờ để tâm hồn được thanhthản, cầu mong những điều tốt đẹp cho mình và người khác, giải tỏa tâm lý khổđau hay để khám phá, tận hưởng vẻ đẹp của danh lam thắng cảnh

Trang 15

1.1.1.3 Khái niệm về văn hóa tâm linh

Trong những năm gần đây, khái niệm văn hóa tâm linh thường được nóiđến nhiều Điều này không có gì mới, ở mỗi quốc gia, dân tộc nào trên thế giớicũng đều có văn hóa tâm linh mang bản sắc riêng của quốc gia, dân tộc đó Vàtrong điều kiện hội nhập hiện nay, việc đề cao văn hóa truyền thống, trong đó cóvăn hóa tâm linh như một nét văn hóa đặc trưng, riêng có của cả dân tộc hay củamỗi vùng, miền là điều không có gì lạ và rất nên làm

Theo quyển “Văn hóa tâm linh” của Nguyễn Đăng Duy xuất bản 2005 định

nghĩa: “Văn hóa tâm linh là văn hóa biểu hiện những giá trị thiêng liêng trong cuộc sống đời thường và biểu hiện niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo”.

Văn hóa tâm linh đã để lại biết bao giá trị văn hóa vật chất Đó là nhữngkiến trúc nghệ thuật, những không gian thiêng liêng như đền đài, đình chùa, miếumạo Những giá trị văn hóa đó là những nghi lễ, những ý niệm thiêng liêngtrong tâm thức con người Từ đó ta thấy, văn hóa tâm linh bao gồm cả văn hóahữu hình và văn hóa vô hình Ví dụ như pho tượng Phật là hữu hình, nhưngnhững ý niệm thiêng liêng về Đức Phật là vô hình trong đầu con người Văn hóatâm linh là một mặt hoạt động văn hóa của xã hội con người, được biểu hiện ranhững khía cạnh vật chất hoặc tinh thần, mang những giá trị thiêng liêng trongcuộc sống thường ngày và trong tín ngưỡng tôn giáo, thể hiện nhận thức, thái độcủa con người

1.1.1.4 Khái niệm về tâm linh

Tâm linh là một thuật ngữ bao hàm về trí tuệ, ý thức, tinh thần, linh hồn củamột sinh vật và cao hơn là con người Ngoài ra tâm linh còn là những hiện tượng

kỳ bí, nằm ngoài phạm vi hiểu biết thông thường của con người như ngoại cảm,thần giao cách cảm, lên đồng, ma nhập, mộng du, bóng đè, thôi miên, chữa bệnhbằng tâm linh, mà khoa học chưa khám phá, giải thích và chứng minh được.Tâmlinh còn là một loại hiện tượng tinh thần đặc trưng ở con người, biểu hiện ở một sốngười như là giác quan thứ sáu, có cơ sở là vết tích của "logic trực giác xuất thần"của loài động vật cấp thấp để lại trong quá trình phát triển thai người

Trang 16

Theo Từ điển tiếng Việt (1995): “Tâm linh là khả năng đoán trước nhữngđiềusắp xảy ra theo quan niệm duy tâm”.

Trong cuốn Văn hóa Tâm linh Nguyễn Đăng Duy (1996) định nghĩa: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tôn giáo Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm”.

Đời sống tâm linh của con người có những đặc điểm sau:

Vượt quá cảm nhận của tư duy thông thường: trong cuộc sống có những sựvượt quá khả năng cảm nhận của tư duy thông thường, những điều khác thường

mà không dễ gì giải thích nổi với nhận thức của trí não Tâm linh huyền bí mộtphần được thêu dệt nên từ những sự vật hiện tượng đó

Niềm tin thiêng liêng : niềm tin là sự tín nhiệm, khâm phục ở con người vớimột con người, một sự việc, một học thuyết, một tôn giáo được thể hiện rabằng hành động theo một lẽ sống Niềm tin là hạt nhân quyết định trong việc xáclập các mối quan hệ xã hội

Văn hóa tâm linh có những biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng trong đờisống của người Việt Phổ biến nhất là phong tục thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ,người thân trong mỗi gia đình “Con người có tổ có tông - Như cây có cội, nhưsông có nguồn”

Ở phạm vi cộng đồng là tục thờ cúng thành hoàng, các vị thần, các vị tổ sư,các vị anh hùng đã có công với nước, các danh nhân văn hóa…Do ảnh hưởng củacác tôn giáo, người Việt tổ chức xây đền chùa, miếu mạo, nhà thờ, giáo đường…

và thực hành các nghi lễ cầu cúng Nhiều công trình, hiện vật liên quan đến vănhóa tâm linh đã trở thành những di sản văn hóa, lịch sử quý giá, nhiều công trìnhvăn hóa tâm linh được xây dựng ở những địa điểm có phong cảnh thiên nhiênđẹp đẽ, kì thú trở thành những điểm du lịch hấp dẫn Nhiều lễ hội mang đậm bảnsắc văn hóa vùng miền, dân tộc

1.1.1.5 Khái niệm về văn hóa

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khácnhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người Văn

Trang 17

hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa baogồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng,giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v Cảhai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.Cónhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìnnhận và đánh giá khác nhau Hiện nay có tới hơn 700 định nghĩa khác nhau vềvăn hóa.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm văn hoá được hiểu theo cả ba

nghĩa rộng, hẹp và rất hẹp:

Theo nghĩa rộng - Hồ Chí Minh nếu văn hoá là toàn bộ những giá trị vật

chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra “Văn hoá là sự tổng hợp của mọiphương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ranhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”1

Theo nghĩa hẹp, văn hoá là những giá trị tinh thần Người viết: Trong công

cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cần chú ý đến, cũng phải coi là quantrọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá Nhưng văn hoá là một kiếntrúc thượng tầng (báo Cứu quốc, tháng 8- 1945)

Theo nghĩa rất hẹp, văn hoá đơn giản chỉ là trình độ học vấn của con người

được đánh giá bằng trình độ học vấn phổ thông, thể hiện ỏ việc Hồ Chí Minh yêucầu mọi người “phải đi học văn hóa”, “xóa mù chữ”

P Giáo sư, viện sĩ Trần Ngọc Thêm định nghĩa văn hóa như sau: “Văn hóa

là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”.

Tổ chức Văn hóa thế giới UNESCO đã định nghĩa về văn hóa: “ văn hóa

là tổng thể các hệ thống giá trị, bao gồm các mặt tình cảm, trí thức, vật chất, tinh thần của xã hội Nó không thuần túy bó hẹp trong các sáng tác nghệ thuật

mà bao gồm cả phương thức sống, những quyền con người cơ bản, truyền thống, tín ngưỡng”.

Trang 18

1.1.1.6 Khái niệm về du lịch

Tổ chức du lịch thế giới (WTO) năm 1995 đưa ra thuật ngữ: “Du lịch là cáchoạt động của con người liên quan đến việc dịch chuyển tạm thời của con ngườiđến một điểm đến nào đó bên ngoài nơi mà họ sống và làm việc thường xuyêncho mục đích giải trí,và các mục đích khác

Luật Du lịch của Việt Nam (2005)định nghĩa:“Du lịch là các hoạt động cóliên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mìnhnhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong mộtkhoảng thời gian nhất định”

Qua hai khái niệm cơ bản trên có thể hiểu, con người có nhu cầu đi du lịch là

để khám phá, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng…tại các điểm đến du lịch ngoài nơi

cư trú của khách du lịch Và trong luận văn, tác giả sử dụng định nghĩa về “dulịch” theo Luật Du lịch của Việt Nam (2005) để phục vụ cho đề tài nghiên cứu

Uỷ ban xem xét tài nguyên Quốc gia của Mỹ: “Du khách là người đi ra khỏinhà ít nhất 50 dặm vì công việc giải trí, việc riêng trừ việc đi lại hàng ngày,không kể có qua đêm hay không.”

Địa lý du lịch Việt Nam định nghĩa: “Du khách từ bên ngoài đến địa điểm

du lịch chủ yếu nhằm mục đích nâng cao nhận thức với môi trường xung quanh,tham gia vào các hoạt động thư giãn, giải trí, thể thao, văn hoá kèm theo việc tiêuthụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở lưu trú của ngành

du lịch”

Trang 19

1.1.2 Đối tượng của du lịch tâm linh

- Du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị anh hùngdân tộc, những vị tiền bối có công với nước, dân tộc ( Thành Hoàng) trở thành dulịch về cội nguồn dân tộc với đạo lý uống nước nhớ nguồn Mới đây, tín ngưỡngthờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản phi vậtthể đại diện nhân loại

- Du lịch tâm linh gắn tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri ân báo hiếuđối với bậc sinh thành

- Du lịch tâm linh gắn với những hoạt động thể thao tinh thần như thiền,yoga hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh thần, đặctrưng và tiêu biểu ở Việt Nam mà không nơi nào có đó là Thiền phái Trúc LâmYên Tử Ngoài ra, du lịch tâm linh còn có những hoạt động gắn với yếu tố linhthiêng và những điều huyền bí

- Tham quan, vãn cảnh, thưởng ngoạn không gian cảnh quan và không giankiến trúc, điêu khắc gắn với điểm tâm linh; tìm hiểu văn hóa gắn với lịch sử tôngiáo và lối sống bản địa những giá trị di sản văn hóa gắn với điểm tâm linh

- Du lịch tâm linh gắn với tôn giáo và đức tin ở Việt Nam, trong đó Phậtgiáo có số lượng lớn nhất ( chiếm tới 90% ) cùng tồn tại với các tôn giáo khácnhư Thiên chúa giáo, Cao đài, Hòa Hảo Triết lý phương đông, đức tin, giáopháp, những giá trị vật thể và phi vật thể gắn với những thiết chế, công trình tôngiáo ở Việt Nam là những ngôi chùa, tòa thánh và những công trình văn hóa tôngiáo gắn với các di tích là đối tượng mục tiêu hướng tới của du lịch tâm linh

1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của du lịch tâm linh

- Về kinh tế, giống như hầu hết các thị trường du lịch đặc thù, du lịch tâmlinh có thể tăng doanh thu cho điểm đến du lịch Người dân địa phương được chủđộng tham gia vào các hoạt động phục vụ khách tại các điểm du lịch tâm linh:chèo đò, xích lô, bán hàng lưu niệm, hướng dẫn, tiêu thụ sản vật địa phương,phục vụ ăn uống tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho người dân địa phương,góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang kết hợp dulịch dịch vụ

Trang 20

- Về khía cạnh văn hóa- xã hội, du lịch tâm linh có thể đóng góp vào việcvượt qua các thành kiến văn hóa và khuyến khích mối quan hệ văn hóa “hữunghị” hoặc xây dựng “mối quan hệ thân thiện” và cũng có thể góp phần vào mụcđích quan trọng là sử dụng du lịch là công cụ kiến tạo hòa bình.

- Du lịch tâm linh mang lại những giá trị trải nghiệm thanh tao cho dukhách, nhận thức và tận hưởng những giá trị về tinh thần giúp con người đạt tới

sự cân bằng, cực lạc trong tâm hồn như theo triết lý từ - bi - hỷ - xả của đạoPhật Những giá trị ấy có được nhờ du lịch tâm linh và đóng góp quan trọng vào

sự an lạc, hạnh phúc và chất lượng cuộc sống cho dân sinh

- Với triết lý đạo Phật cũng như các tôn giáo khác là sống tốt đời đẹp đạo,

du lịch tâm linh chủ động và tích cực trong việc bảo vệ môi trường và đóng gópthích đáng vào phát triển bền vững Ở Việt Nam hầu hết các điểm du lịch tâmlinh là những nơi có phong cảnh đẹp, hệ sinh thái độc đáo luôn được giữ gìn bảo

vệ môi trường tốt bằng các hành vi có ý thức của con người

- Du lịch tâm linh giúp đạt tới sự phát triển cân bằng về các yếu tố kinh tế,

xã hội

1.1.4 Vài nét về lễ hội

1.1.4.1 Khái niệm về lễ hội

Lễ hội là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng "Lễ" là

hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con người vớithần linh, phản ánh những ước mơ chính đáng của con người trước cuộc sống màbản thân họ chưa có khả năng thực hiện "Hội" là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo,nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống

Lễ hội là hoạt động tập thể và thường có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo.Con người xưa kia rất tin vào trời đất, thần linh Các lễ hội cổ truyền phản ảnhhiện tượng đó Tôn giáo rất có ảnh hưởng tới lễ hội Tôn giáo thông qua lễ hội đêphô trương thanh thế, lễ hội nhờ có tôn giáo đề thần linh hóa những thứ trần tục

Về mặt học thuật, đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa lễ hội Theo từđiển bách khoa Việt Nam (2005): “Lễ hội là các hành vi, động tác nhằm biểuhiện lòng tôn kính của con người với thần linh, phản ánh những ước mơ chính

Trang 21

đáng của con người trước cuộc sống mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện.Hội là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhucầu của cuộc sống, từ sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên chotừng cá nhân, hạnh phúc cho từng gia đình, sự vững mạnh cho từng dòng họ, sựsinh sôi nảy nở của gia súc, sự bội thu của mùa màng, mà từ bao đời nay quy tụniềm mơ ước chung và bốn chữ “nhân khang, vật thịnh” Lễ hội là hoạt động củamột tập thể người, liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo.”

Trong cuốn Folklore một số thuật ngữ đương đại đã đưa ra định nghĩa về lễ

hội: “Lễ hội là một hoạt động kỉ niệm định kỳ biểu hiện thế giới quan của một nền văn hóa hay nhóm xã hội thông qua hành lễ, diễn xướng, nghi lễ và trò chơi truyền thống Là một hoạt động hết sức phổ biến, lễ hội có thể là sự kiện có tính tượng trưng và tính xã hội phức tạp nhất, tồn tại lâu đời trong truyền thống.” 1.1.4.2 Quy trình lễ hội

Thông thường địa phương nào mở hội cũng đều tiến hành theo ba bước sau:

Chuẩn bị: Chuẩn bị lễ hội được chia thành hai giai đoạn Giai đoạn chuẩn

bị cho mùa lễ hội sau và khi ngày hội đã đến gần Chuẩn bị cho mùa lễ hội sauđược tiến hành ngay sau khi mùa hội trước kết thúc, mọi khâu chuẩn bị đã có sựphân công, cắt cử mọi việc để đón mùa lễ hội năm sau Khi ngày hội sắp diễn ra,công việc kiểm tra lại đồ tế lễ, trang phục, quét dọn, mở cửa di tích, rước nướclàm lễ tắm tượng (mộc dục) cùng các đồ tế tự, thay trang phục mũ cho thần

Vào hội: nhiều hoạt động diễn ra trong các ngày lễ hội, đó là các nghi thức

tế lễ, lễ rước, dâng hương, tổ chức các trò vui Đây là toàn bộ những hoạt độngchính có ý nghĩa nhất của một lễ hội Lễ hội thu hút nhiều đối tượng hay ít kháchđến với lễ hội, diễn ra trong nhiều ngày hay một ngày hoàn toàn chi phối bởi cáchoạt động trong những ngày này

Kết thúc hội (xuất tịch, giã đám, giã hội): Ban tổ chức làm lễ tạ, đóng cửa

di tích

1.1.5 Du lịch văn hóa tâm linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong tín ngưỡng của người Việt và của một số dân tộc thiểu số khác ở trênlãnhthổ Việt Nam, việc tôn thờ nữ thần, thờ mẫu thần, mẫu tam phủ tứ phủ là

Trang 22

hiện tượng khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa Tuy tất cả đều

là sự tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, mẫu thần, mẫu tam phủ

tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất

Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với nhữngảnh hưởng ngoại lai từ đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thầntượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người Tínngưỡng mà ở đó đã được giới tính hóa mang khuôn hình của người mẹ, là nơi mà

ở đó, người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mìnhkhỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến

Lễ hội đạo Mẫu cũng có cùng tính chất chung của lễ hội cổ truyền ViệtNam, ở đó người ta tiến hành các nghi lễ và các sinh hoạt văn hóa mang tínhphong tục Tuy nhiên, đạo Mẫu gắn liền với các truyền thống địa phương khácnhau nên nó mang sắc thái riêng

Hội Điện Hòn Chén mở vào tháng 3 là tiết giỗ Mẹ trải dài dọc sông Hương

từ Huế đến Điện Hòn Chén với những đoàn rước trên thuyền, các tín đồ hát vànhảy múa trên các con thuyền đã được ghép lại với nhau Ban đêm cả khúc sôngtrước đền người ta làm lễ phóng đăng sáng rực lung linh huyền ảo

Hội Tháp Bà ở Nha Trang tưởng niệm Thánh Mẫu Ponagar của ngườiChăm nhưng từ lâu đã đồng hóa với bà mẹ Việt, cũng mở vào tháng 3 hàng năm,người Việt đi lễ Bà nườm nượp suốt ngày đêm

Những Nữ thần được thờ phụng ở Nam bộ như Bà Ngũ Hành, Tứ vị Thánhnương, Bà Thủy Long, Bà Tổ Cô và những Mẫu thần được thờ phụng như BàChúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu

Tất cả các lễ hội của đạo Mẫu trên khắp cả nước hằng năm đều thu hút mộtlượng lớn du khách đến tham dự Cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của đấtnước, đời sóng của nhân dân ngày càng được nâng lên đã tạo điều kiện cho nhucầu sáng tạo và thưởng thức văn hóa ngày càng phong phú Nên nhu cầu tìm hiểucác loại hình văn hóa tâm linh ngày càng phát triển, vì vậy các lễ hội của đạoMẫu luôn là một điểm đến hấp dẫn và thú vị đối với mọi du khách

Trang 23

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Đặc điểm và xu hướng phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam:

1.2.2.1 Đặc điểm du lịch tâm linh tại Việt Nam

Du lịch tâm linh là loại hình du lịch khá mới mẻ nhưng lại vô cùng quen

thuộc tại Việt Nam Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, du lịch tâm

linh đã trở thành một xu hướng mới ngày càng phổ biến Tuy vậy, những hiểubiết và nhận thức về du lịch tâm linh của du khách trong và ngoài nước cũng vẫnchưa thực sự đầy đủ và thống nhất Trong bối cảnh ngành Công nghiệp Du lịchViệt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm qua, du lịch tâm linhđang dần có chỗ đứng vững chắc và góp phần to lớn vào sự tăng trưởng chungcủa Du lịch Việt, giá trị nó đem lại không chỉ dừng ở mức lợi ích kinh tế, mà còn

là những giá trị to lớn khác về mặt tinh thần cho đời sống, xã hội của người dân

Du lịch tâm linh gắn liền với tôn giáo và đức tin của người dân Việt Nam,trong đó, Phật giáo chiếm số lượng lớn nhất (hơn 90%) cùng với nhiều tôn giáokhác như Thiên chúa giáo, đạo Cao đài, đạo Hòa Hảo, cùng với đó là triết lýphương đông, đức tin, giáo pháp, những giá trị vật thể và phi vật thể gắn liền vớicác thiết chế, công trình tôn giáo như chùa chiền, tòa thánh, và các di tích lịch

sử khác là đối tượng mục tiêu được hướng đến của các tour du lịch tâm linh

Hoạt động chủ yếu của du lịch tâm linh Việt Nam đó là thờ cúng, tri ânnhững vị anh hùng dân tộc, những vị tiền bối có công với đất nước, trở về cội nguồnvới đạo lý uống nước nhớ nguồn Theo đó, mới đây, Tín ngưỡng thờ cúng HùngVương vừa được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể đại diện nhân loại

Các hoạt động thể thao của du lịch tâm linh Việt Nam thường là thiền,yoga, thái cực quyền và võ dân tộc, nhằm hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêuthoát trong đời sống tinh thần của người dân Đặc trưng và tiêu biểu ở Việt Nam

đó là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử

Cuối cùng, du lịch tâm linh Việt Nam còn có những hoạt động liên quanđến tìm hiểu yếu tố tâm linh linh thiêng và những điều huyền bí

Trang 24

1.2.2.2 Xu hướng phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam

Số lượng khách du lịch tâm linh đang ngày một tăng, chiếm tỷ trọng lớntrong cơ cấu khách du lịch mà trong đó, khách nội địa chiếm phần lớn Số khách

du lịch đi đến các điểm tâm linh tăng lên cho thấy du lịch tâm linh ngày càng giữ

vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. 

Nhu cầu về du lịch tâm linh ngày càng đa dạng và không chỉ giới hạntrong khuôn khổ hoạt động gắn liền với tôn giáo mà ngày càng mở rộng tới cáchoạt động sinh hoạt tinh thần, tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc và những yết tốlinh thiêng khác Hoạt động du lịch tâm linh đang ngày càng chủ động, có chiềusâu và trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội hiện tại

Hoạt động kinh doanh và đầu tư vào du lịch tâm linh ngày càng được đẩymạnh, thể hiện ở quy mô, tính chất hoạt động của các khu, điểm du lịch Sự rađời và phát triển ngày càng nhiều các điểm du lịch tâm linh ở hầu hết các địaphương, vùng miền trên phạm vi cả nước như Đền Hùng, Chùa Yên Tử, ChùaHương, Chùa Bái Đính, giúp cho sự lựa chọn về tour của du khách ngày càngnhiều và phong phú

Du lịch tâm linh đang được xã hội tiếp cận và nhìn nhận ngày càng tíchcực về các khía cạnh kinh tế và xã hội Nhà nước đang có những quan tâm đặcbiệt hơn đối với phát triển du lịch tâm linh và coi đó như là một trong những giảipháp đáp ứng đời sống tinh thần cho nhân dân, phát triển kinh tế xã hội của địaphương cùng cả nước và hơn hết, đó là bảo tổn, phát huy những giá trị truyềnthống và suy tôn những giá trị nhân văn cao cả

1.2.2 Tình hình phát triển du lịch tâm linh tại Việt Nam

Những năm qua, lượng khách đi du lịch tâm linh không ngừng tăng cao, trong

đó Việt Nam nổi lên là một đất nước có nhiều tiềm năng về du lịch tâm linh

Việt Nam có thế mạnh để phát triển du lịch tâm linh với lịch sử hơn 4 ngànnăm, có nền văn hóa đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc với nhu cầuhướng tới những giá trị tinh thần cao cả, đức tin, tín ngưỡng và tôn giáo Hàngnăm ở nước ta có hàng ngàn lễ hội lớn nhỏ Đó là đặc trưng văn hóa của từngvùng miền, của mỗi địa phương

Trang 25

Du lịch tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả vềkhía cạnh kinh tế và xã hội Nhà nước ngày càng quan tâm hơn đối với phát triển

du lịch tâm linh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng đời sống tinhthần cho nhân dân đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyềnthống, suy tôn những giá trị nhân văn cao cả

Hiện nay du lịch đang tìm cách kết nối con đường du lịch tâm linh với bạn

bè trong khu vực và quốc tế Trước mắt, Việt Nam định hướng phát triển du lịchtâm linh theo hướng tập trung đầu tư phát triển theo quy hoạch bài bản trên cơ sởkhai thác những giá trị nổi trội về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, đặc biệt là vănhóa, tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam

Du lịch tâm linh tại Việt Nam đã và đang trở thành xu hướng ngày càngphổ biến Tuy vậy, nhận thức về du lịch tâm linh vẫn chưa thực sự đầy đủ vàthống nhất Những năm qua du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, trong đó dulịch tâm linh có đóng góp to lớn vào sự phát triển đó Những lợi ích của du lịchtâm linh không chỉ có về kinh tế mà hơn bao giờ hết là những giá trị tinh thầncho đời sống xã hội

Tình hình phát triển du lịch tâm linh tại Huế

Thừa Thiên Huế là một trong số ít những địa phương có rất nhiều điều kiệnthuận lợi để phát triển loại hình du lịch tâm linh, một loại hình du lịch hấp dẫn,đem lại giá trị kinh tế và có tác động tích cực đến môi trường, làm phong phúthêm đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân, góp phần củng cố an sinh xã hội.Thời gian qua, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo và tínngưỡng đã có tác động tích cực, mạnh mẽ đến hoạt động ở các lĩnh vực này Đâychính là chỗ dựa vững chắc để phát triển loại hình du lịch tâm linh một cách cóhiệu quả; những điểm đến tâm linh vẫn không ngừng được xây dựng, phát triển

và hội đủ điều kiện cần thiết để trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn, mờigọi, không chỉ giúp cho Thừa Thiên Huế phát triển bền vững ngành du lịch, màcòn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung

Các “Điểm đến tâm linh” ở Thừa Thiên Huế đều được hình thành một cách

tự nhiên, do sự tích hợp lâu dài của quá trình phát triển lịch sử, của đời sống kinh

Trang 26

tế - xã hội, tín ngưỡng và tôn giáo Đây là yếu tố cơ bản để định hình nên giá trịcốt lõi (giá trị tâm linh) của điểm đến Tuy nhiên, để chuyển hóa từ một “điểmđến” thành một “khu du lịch tâm linh” thu hút, hấp dẫn khách du lịch thực sự là

cả một quá trình dài, sự đầu tư công sức và tiền của lớn Bởi lẽ, những cơ sở dulịch tâm linh hiện có được khởi tạo từ những di tích rất nhỏ, luôn bị tàn phá bởithiên nhiên khắc nghiệt và các cuộc chiến tranh liên miên Trên thực tế, có nhiềucông trình Nhà nước đã phải đầu tư rất lớn việc tôn tạo và có khi là phục dựngtoàn bộ Trong một số trường hợp không phải Nhà nước làm chủ đầu tư thì cũngđóng vai trò rất lớn trong việc cấp đất và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổchức tôn giáo xây dựng và phát triển các cơ sở của mình thành những điểm đến

du lịch

Không chỉ có hệ thống chùa chiền dày đặc, văn hóa Phật giáo tại Huế cònđược biết đến bởi các nghi lễ phật giáo được bảo lưu khá nguyên vẹn, với không

ít lễ hội Phật giáo và các lễ hội mang màu sắc tâm linh riêng có tại Huế

Bên cạnh đó, Huế là một trong những trung tâm văn hóa du lịch lớn của cảnước, với những thế mạnh về du lịch di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, cùngrất nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp

Trước hết, Thừa Thiên Huế là vùng đất có tới 55 vạn tín đồ Phật giáo; vớihơn 100 ngôi chùa, niệm phật đường; trong đó có nhiều Tổ đình như Thiên Mụ,

Từ Đàm, Diệu Đế hét sức khang trang và bề thế

Vào dịp tháng Tư âm lịch, Huế lại rộn ràng và tưng bừng hơn trong sắc màucủa mùa Phật Đản Các hoạt động kỷ niệm ngày Đản sanh diễn ra trong suốt mộttuần Kế đến là lễ hội Quan thế âm Bồ tát, thường được tổ chức trong 2 ngày 18 –19/6 âm lịch tại núi Tứ Tượng, lễ Vu Lan – rằm tháng 7 Các lễ hội này thu húthàng vạn tín đồ Phật giáo, khách thập phương đến Huế hành hương, chiêm bái.Nơi đây, các nghi lễ phật giáo được bảo lưu khá nguyên vẹn, với không ít lễhội Phật giáo và các lễ hội mang màu sắc tâm linh riêng có tại Huế, như Lễ hộiđiện Hòn Chén- nơi thờ Thánh mẫu, tập tục cúng âm hồn, tưởng nhớ hàng ngànđồng bào tử nạn và chiến sĩ trận vong, trong biễn cố lịch sử 23/5 âm lịch năm

1885, khi thực dân Pháp đánh chiếm kinh thành Huế Đây là lễ hội dân gian truyền

Trang 27

thống được phục hồi theo các tập tục truyền thống đậm màu sắc văn hóa dân gianđịa phương, mang yếu tố văn hóa tâm linh, đề cao đạo hiếu, đạo làm người Lễ hộithu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương mỗi khi mở hội.

Từ năm 2008, tại Thừa Thiên Huế còn hình thành thêm Trung tâm văn hóaHuyền Trân, tạo thành điểm du lịch văn hóa tâm linh hấp dẫn Hằng năm, tỉnhThừa Thiên Huế lấy ngày 9 tháng Giêng âm lịch (tức ngày 3/2) để tổ chức Lễ hộiđền Huyền Trân Cùng với ý nghĩa tri ân người có công mở nước, tạo lập vùngđất Thuận Hóa- Phú Xuân cách đây 700 năm trước, Lễ hội đền huyền Trân cũng

là dịp quảng bá sản phẩm du lịch mới của tỉnh Thừa Thiên Huế Ngoài lễ hội tổchức hoành tráng, hấp dẫn từ đầu năm, từ khi đưa vào hoạt động đến nay, mỗingày Trung tâm văn hóa Huyền Trân thu hút hàng ngàn lượt khách đến vãn cảnh

và thắp hương tưởng niệm vị công chúa đã có công mở mang bờ cõi nước Việt

Có thể nói, Huế rất giàu tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa tâm linhnhư Trung tâm văn hóa Phật đài Quan thế âm Bồ Tát, Thiền viện Trúc Lâm ở hồTruồi, hay trong thời gian tới là Bạch Vân tự sẽ được xây dựng tại vườn quốc giaBạch Mã Huế có lợi thế cạnh tranh trong lồng ghép du lịch tâm linh với du lịchvăn hóa sinh thái Nếu không lồng ghép tốt trong từng tour thì du lịch tâm linh cóthể bị thất thu Ngoài Điện Hòn Chén và đền thờ Huyền Trân công chúa các điểm

du lịch tâm linh khác (chủ yếu là các cơ sở tôn giáo) không thu phí tham quan vàkhông tổ chức các dịch vụ có thu Lễ tế đàn Nam giao,tế Xã Tắc đầu tư phụcdựng tốn kém khá nhiều tiền của, công sức nhưng chưa thu được phí từ du khách

để bổ sung thêm nguồn cho việc trùng tu di tích

Đối với các khu du lịch tâm linh, song song với quá trình tôn tạo, hoạt độngquảng bá cũng quan trọng không kém Những thông tin, hình ảnh về thiên nhiêntươi đẹp, những nơi chốn thiêng liêng đang trầm tích các giá trị văn hóa, tâm linhbao đời của tiền nhân trên mảnh đất Thừa Thiên Huế cũng phải được chuyển tảikịp thời, đầy đủ đến với du khách, và đây cũng lại là một điểm yếu của ngành dulịch Thừa Thiên Huế, nếu nhìn vào số lượng sách báo, truyền hình, các trangweb đã được sử dụng và đăng tải, chúng ta càng thấy tầm nhìn cũng như ýnghĩa của hoạt động quảng bá cho các khu du lịch tâm linh là chưa nhiều; trong

Trang 28

tương lai, để du lịch tâm linh ở Thừa Thiên Huế phát triển xứng tầm thì hoạtđộng này cần được tăng cường hơn nữa, để lượng thông tin phản ánh đúng tầmvóc, giá trị của các điểm đến mà chúng ta đang có.

Trong các lần tham gia các hội thảo về liên kết phát triển du lịch các tỉnhmiền Trung mở rộng (có sự tham gia của nhiều hãng lữ hành lớn của Hà Nội và

TP Hồ Chí Minh), đã có nhiều trao đổi và được biết hiện nhu cầu khách muốn ởlại các chùa sinh hoạt để học đạo, dưỡng tâm một thời gian là rất lớn Tuy nhiên,nếu chỉ có công ty lữ hành mặn mà thì chưa đủ, mà còn phụ thuộc vào các chùacùng cơ quan xúc tiến du lịch rất nhiều Hiện nay, các công ty du lịch cũng tổ chứccác tour du lịch hành hương hằng năm nhưng đa số cũng chỉ dừng ở mức đến thămcác ngôi chùa cổ của Huế với kiến trúc đẹp, ẩm thực chay vốn là thế mạnh của dulịch Thiền ở Huế chứ chưa thể ở lại

Thời gian qua, phải khẳng định rằng, chính sách của Đảng và Nhà nước ta

về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng đã có tác động tích cực, mạnh mẽ đến hoạtđộng tôn giáo, tín ngưỡng Đây chính là chỗ dựa vững chắc để phát triển loạihình du lịch tâm linh một cách có hiệu quả, những điểm đến tâm linh vẫn khôngngừng được xây dựng, phát triển và hội đủ điều kiện cần thiết để trở thành nhữngđịa điểm du lịch hấp dẫn, mời gọi, không chỉ giúp cho Thừa Thiên Huế phát triểnbền vững ngành du lịch mà cả phát triển kinh tế - xã hội nói chung

Trang 29

CHƯƠNG 2:

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

DU LỊCH TÂM LINH TẠI ĐIỆN HÒN CHÉN

2.1 Tiềm năng phát triển du lịch tâm linh tại điện Hòn Chén

2.1.1 Khái quát chung về tục thờ Mẫu

2.1.1.1 Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam

Trong tín ngưỡng của người Việt và của một số dân tộc thiểu số khác ở trênlãnh thổ Việt Nam, việc tôn thờ nữ thần, thờ mẫu thần, thờ mẫu tam phủ tứ phủ

là hiện tượng khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa Tuy tất cảđều là sự tôn sùng thần linh nữ tính, nhưng giữa thờ nữ thần, mẫu thần, mẫu tam

tứ phủ không hoàn toàn đồng nhất

Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam là một tín ngưỡng bản địa cùng với nhữngảnh hưởng ngoại lai từ đạo giáo, tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thầntượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở cho con người Tínngưỡng mà ở đó đã được giới tính hóa mang khuôn hình của người mẹ, là nơi mà

ở đó, người phụ nữ Việt Nam đã gửi gắm những ước vọng giải thoát của mìnhkhỏi những thành kiến, ràng buộc của xã hội Nho giáo phong kiến

Các văn bản ghi chép về các thần linh ban đầu đều xuất phát từ thần thoại,huyền thoại, truyện kể dân gian và đồng thời cũng có hiện tượng ngược lại làhuyền thoại hóa, dân gian hóa các văn bản thần tích, thần phả Hiện tượng đó vềcác nữ thần, Thánh Mẫu cũng không nằm ngoài quy luật chung đó

Trong truyện kể dân gian về bà chúa Liễu Hạnh lưu truyền trong dân giankhá phong phú, sau này một số được ghi chép lại trong các sách cổ như Việt điện

u linh, ngoài ra còn có các truyện kể dân gian khác về các vị nữ thần được cácsách sau này tập hợp và ghi chép lại

Từ các nghiên cứu tổng hợp, các nhà nghiên cứu đã hệ thống hóa được việctôn thờ Mẫu ở Việt Nam trên cả phương diện đồng đại và lịch đại Về phươngdiện lịch đại, tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam được hình thành và phát triển trên

Trang 30

cái nền thờ Nữ thần và Mẫu thần bản địa, rồi tiếp thu những ảnh hưởng của Đạogiáo Trung Hoa để đạt đến đỉnh cao là đạo thờ Mẫu Tam phủ Tứ phủ Tới thế kỷ17- 18, khi Mẫu Tam phủ Tứ phủ đã được hình thành và phát triển thì nó lại hóatục thờ Nữ thần, Mẫu thần.

Về phương diện đồng đại, đạo Mẫu theo chân người Việt di cư vào phươngnam trong quá trình nam tiến Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã giao thoa,tiếp biến với các tục thờ Mẫu của người Chăm, người Khmer, người Lào, từ đótạo nên các dạng thức địa phương của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam ở ba miềnBắc bộ, Trung bộ và Nam bộ

Có ba dạng thờ Mẫu khác nhau tùy thuộc vào từng vùng miền:

Thờ Mẫu ở Bắc Bộ: bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ

thời tiền sử, tới thời phong kiến một só nữ thần đã được cung đình hóa và lịch sửhóa để thành các Mẫu thần tương ứng thời kỳ từ thế kỷ 15 trở về trước vớ việcphong thần của nhà nước phong kiến, hình thức thờ Mẫu với các danh xưng nhưQuốc Mẫu, Vương Mẫu, Thánh Mẫu, như hiện tượng thờ Ỷ Lan nguyên phi, MẹThánh Gióng, Tứ Vị Thánh nương

Từ khoảng thế kỷ 15 trở đi, hình thức thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ được địnhhình và phát triển mạnh, đây cũng là thời kì xuất hiện Thánh Mẫu Liễu Hạnh vớicác nghi thức ảnh hưởng từ Đạo giáo

Thờ Mẫu ở Trung Bộ: Dạng thức thờ mẫu này chủ yếu ở khu vực Nam

Trung bộ, đặc trưng co bản của dạng thức thờ Mẫu ở đây là tín ngưỡng thờ Mẫukhông có sự hiện diện của Mẫu Tam phủ, Tứ phủ mà chỉ có hình thức thờ Nữthần và Mẫu thần Hình thức thờ Nữ thần như thờ Tứ vị Thánh nương, bà Ngũhành và hình thức thờ Thánh Mẫu như thờ Thiên Y A Na, Po Nagar

Thờ Mẫu ở Nam Bộ: So với ở Bắc Bộ, tục thờ Nữ thần và Mẫu thần có sự

phân biệt nhất định với biểu hiện rõ rệt là thông qua tên gọi và xuất thân của các

vị thần thì ở Nam bộ sự phân biệt giữa hình thức thờ Nữ thần và Mẫu thần ít rõrệt hơn, hiện tượng này được giải thích với nguyên nhân Nam bộ là vùng đất mớicủa người Việt, khi di cư vào đây họ vừa mang các truyền thống tín ngưỡng cũ

Trang 31

lại vừa tiếp nhận những giao lưu ảnh hưởng của cư dân sinh sống từ trước tạonên bức tranh không chỉ đa dạng trong văn hóa mà còn cả trong tín ngưỡng.Nhũng Nữ thần được thờ phụng ở Nam bộ như Bà Ngũ Hành, Tứ vị Thánhnương, Bà Thủy Long, Bà Chúa Động, Bà Tổ Cô, và những Mẫu thần được thờphụng như Bà Chúa Xứ, Bà Đen, Bà Chúa Ngọc, Bà Thiên Hậu.

2.1.1.2 Tục thờ Mẫu của người Huế

Thiên Tiên Thánh giáo là một tín ngưỡng dân gian của Huế, tích hợp Đạogiáo Trung Hoa đã thoái hóa với tín ngưỡng thờ Mẫu và nhiều tôn giáo, tínngưỡng khác của người Việt Với nguồn gốc đó, tín ngưỡng này có những biểuhiện về việc thờ cúng, nghi thức, kiêng cử và kiến trúc khá đặc biệt

Sự ra đời của tín ngưỡng Thiên Tiên Thánh giáo ở Huế xuất phát từ sự gắnkết của Hội Sơn Nam với ngôi điện Huệ Nam thời Nguyễn Hội Sơn Nam lànhững người dân từ Nam Định di cư vào Huế từ thời tiền Nguyễn Tín ngưỡngđặc trưng của hội này là tín ngưỡng thờ Mẫu kết hợp với việc thờ Đạo giáo đãthoái hóa (không thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thái Thượng, Huyền Thiên,Xương Văn, Thái Ất)

Điện Hòn Chén hay còn gọi là Điện Huệ Nam Huệ Nam điện vốn là ngôiđền thờ Po Nagar của người Chăm (hiện tọa lạc tại núi Ngọc Trản, làng Ngọc

Hồ, xã Hương Hồ, thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) Tiếp nhận từ ngườiChăm một di tích tôn giáo độc đáo, người Việt đã “bản địa hóa” nữ thần PoNagar thành nữ thần Thiên Y A Na, tôn làm “thượng đẳng thần”

Đến thời Nguyễn, ngôi điện này được gọi là “Ngọc Trản Sơn Từ” (đền thờ

ở núi Ngọc Trản Năm Nhâm Tuất 1802, ngay sau khi lên ngôi, vua Gia Long tấnphong cho Mẫu danh hiệu “Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi” Năm 1886, vua ĐồngKhánh cho xây lại Ngọc Trản Sơn Từ và đổi tên là Huệ Nam Điện để tỏ lòng biết

ơn Thánh Mẫu Thiên Y A Na đã cho mình làm vua Và vua đã đưa cuộc lễ hằngnăm tại đây vào hàng quốc lễ, tự nhận mình là đồ đệ của Thánh Mẫu

Trang 32

2.1.2 Giới thiệu về Điện Hòn Chén

2.1.2.1 Lịch sử Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, phườngHương Hồ, tỉnh Thừa Thiên Huế Núi Ngọc Trản xưa có tên là Hương Uyển Sơn.Trên đỉnh núi có một chỗ đất trũng xuống, đường kính vài mét, xung quanh cóvòng đá dựng như bờ giếng, hễ gặp mưa thì nước đọng lại trông như cái chénđựng nước trong Cho nên từ đó, hòn núi được đặt tên Ngọc Trản (núi ChénNgọc) và dân gian thường gọi là Hòn Chén Cũng vì vậy, người ta quen gọi ngôiđiện thờ Thánh Mẫu tọa lạc giữa lưng chừng núi là Điện Hòn Chén

Không biết ngôi đền thờ ở Ngọc Trản Sơn có tự bao giờ, chỉ biết rằngngười Chăm xưa từng thờ cúng nữ thần Ponagar (Nữ thần mẹ xứ sở) ở núi này.Theo truyền thuyết dân gian Chăm, nữ thần Ponagar là con của Ngọc hoàngThượng đế được sai xuống trần gian, bà có công lao tạo ra trái đất và các loại gỗtrầm, lúa gạo Sau khi tiếp nhận từ người Chăm một di tích tôn giáo độc đáo nhưđiện Hòn Chén, đến thời nhà Nguyễn, các vua, chúa tiếp tục tu sửa, mở rộng đền

Và để ký âm cho danh từ Po Nagar bằng Hán văn, các nho sĩ ngày xưa đã phảitạo ra một âm hưởng hao hao và mang một ý nghĩa tương đương nhất định bằngbốn chữ Hán: Thiên Y A Na Từ đó tục thờ Thánh Mẫu Thiên Yana với nhữnghình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian có nguồn gốc sâu xa là tín ngưỡng ThiênTiên Thánh giáo, cũng như ở miền bắc thờ Mẫu Vân Hương, hay ở miền nam thờmẫu ở núi Bà Đen, hoặc Pohnaga ở Tháp Chàm – Nha Trang

Truyền thuyết về Điện Hòn Chén:

Trong quần thể di tích Cố Đô Huế, có lẽ điện Hòn Chén gắn với nhiều giaithoại nhất Dân gian còn lưu truyền rằng điện Hòn Chén xưa có tên là Hoàn Chénvới ý nghĩa “trả lại chén ngọc” vì vua Minh Mạng trong một lần lên đây đã đánhrơi một chén ngọc xuống dòng Hương, tưởng không cách gì lấy lại được thì bỗngnhiên một con rùa to bằng chiếc chiếu nổi len ngậm chén ngọc trả lại cho nhàvua Trước điện là một cái vực rất sâu chưa ai đo được Xưa kia, lắm người chàingư nổi danh bơi lội cũng không lặn tới đáy sông được Người ta tin rằng, vua

Hà Bá ngự trị ở chốn này, ghe thuyền mỗi khi đi qua đều im hơi lặng tiếng để tỏ

Trang 33

lòng thành kính Tương truyền nhiều người bị đắm thuyền chết đuối chỉ vì đãngạo mạn với Mẫu thần Nơi đáy vực có con ba ba to bằng chiếc chiếu rộng, mỗilần nổi lên thường gây sóng gió dữ dội, mọi người lúc bấy giờ đều tin đó là sứgiả của thần Hà Bá Thấy dân chúng bị nạn, trong một buổi cúng tế, vua Tự Đức

đã đeo vào tay thần một chuối bồ đề để cầu xin lòng từ bi cho chúng sanh

Trong các văn bằng sắc phong chính thức của các vua Nguyễn thì ngôi điệnvẫn xuất hiện với tên chính thức là Ngọc Trản Sơn Từ (đền thờ ở núi Ngọc Trản).Đến thời vua Đồng Khánh (1886- 1888) ngôi điện mới được đổi tên là Huệ NamĐiện (ý là mang lại ân huệ cho vua nước Nam)

Điện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chăm thờ nữ thần Po Nagar, sau đóđược Việt hóa thành Thánh Mẫu Thiên Yana Thiên Y ana là con của NgọcHoàng Thượng Đế, đã giáng sinh làm một cô bé đến hái trộm dưa trong vườnmột cặp vợ chồng già không có con ở Đại An, tỉnh Khánh Hoà Sau khi bắt được

cô, thấy kháu khỉnh, họ nhận làm con nuôi Nhưng một hôm trời lụt, nhớ cảnhbồng lai, cô gái thần tiên tàng hình vào một thân cây Kỳ Nam trôi ra biển rồi tấpvào bờ Trung Quốc Một hoàng tử vớt được cây gỗ lạ đem về cung Nàng hiệnnguyên hình, hoàng tử được vua cha cho cưới nàng làm vợ Hai người sinh đượcmột trai một gái Nhưng vì nhớ quê nhà nên một hôm nàng cùng hai con biến vàolại thân cây ấy trôi về quê cũ Khi trở lại làng xưa, cha mẹ nuôi đã chết từ lâu,nàng lập đền thờ tại núi Đại An Sau khi mẹ con bay về tiên cảnh nàng thươngxuất hiện nhiều nơi để cứu nhân độ thế Theo truyền thuyết địa phương, mộttrong những nơi mà người đàn bà thần tiên ấy xuất hiện để giúp đời là núi NgọcTrản thuộc làng Hải Cát ở Thừa Thiên Dân làng liền dựng lên một ngôi đền tạinúi này để thờ bà

Lịch sử xây dựng:

Theo sách “Ô Châu lục cận” do Dương Văn An nhuận sắc vào năm 1555thì ngôi đền này đã có từ trước đó và được xem là rất linh ứng Theo tinh thầnmột tờ thần sắc do vua Minh Mạng ban cho đền Ngọc Trản đề ngày 8-5-1834 thìđền đã có tại chỗ trước đó dưới thời vua Gia Long Năm 1883 đến năm 1885, vìgặp một giai đoạn éo le, vua Đồng Khánh chờ đợi mãi vẫn chua được lên nối ngôi

Trang 34

vua cha nuôi là vua Tự Đức Ông nhờ mẹ là bà Kiên Thái Vương lên đền Ngọc Trảncầu đảo và hỏi Thánh Mẫu Thiên Y Ana xem mình có làm vua được hay không.Mẫu cho biết ông sẽ toại nguyện Bởi vậy, sau khi tức vị, năm 1886, vua ĐồngKhánh liền cho xây dựng một cách khang trang, làm thêm nhiều đồ tự khí để thờ vàđổi tên thành Huệ Nam Điện để tỏ lòng biết ơn Thánh Mẫu Theo nguyên tắc xưa,địa vị nào cũng ở trên các thánh thần trong cả nước nhưng tại đây vua Đồng Khánhlại hạ mình xuống làm em của Mẫu cho thấy sự tôn trọng và biết ơn của nhà vua đốivới Thánh Mẫu Thiên Y Ana Vào tháng 6,7 năm 1886 tại Huế không có một giọtmưa, vua bèn sai các quan ở Phủ Thừa Thiên lập đàn cầu đảo khắp các đền trongkinh thành mà trời vẫn không mưa, đến khi lên cầu đảo tại đền Hòn Chén, chỉ trongmột buổi sáng thôi mà trời đổ mưa tầm tã, ai cũng cho là linh ứng.

Điện Hòn Chén là một trong 16 công trình kiến trúc triều Nguyễn ở Huếđược UNESCO công nhận di sảnvăn hóa thế giới vào ngày 11-12-1993 ĐiệnHòn Chén cũng được Bộ Văn hóa và Thông tin công nhận là di tích cấp quốc giatheo quyết định số 2009/1998 QĐ/BVHTT ban hành ngày 26-9-1998

2.1.2.2 Các công trình kiến trúc tại Điện Hòn Chén

Ngày nay, điện Hòn Chén được nhiều người biết đến không phải vì đó làmột di tích tôn giáo mà còn là một di tích kiến trúc phong cảnh Công trình kiếntrúc tôn giáo ấy đã được người xưa lồng vào trong một cảnh thơ mộng hữu tìnhcủa núi sông xứ Huế Trong một tờ thần sắc ban cho đền năm 1886, vua ÐồngKhánh đã ví toàn cảnh thiên nhiên của Điện Hòn Chén như hình thế một con sư

tử đang nằm thò đầu xuống sông uống nước.

Khoảng 10 công trình kiến trúc xinh xắn của ngôi đền đều nằm ở lưngchừng sườn đông nam thoai thoải của ngọn núi, ẩn mình dưới bóng râm của mộtkhóm rừng cổ thụ tán lá sum xuê Những hệ thống bậc cấp chạy từ đền caoxuống tận bến nước trong xanh Mặt sông phẳng lặng như gương, được dùng chotoàn cảnh thiên nhiên và kiến trúc nghiêng mình soi bóng Dù thuyền cập bến,đứng nhìn lên, khách dễ tưởng mình đang lạc vào chốn thần tiên

Mặt bằng kiến trúc của toàn bộ ngôi đền không rộng, gồm điện thờ chính làMinh Kính Ðài nằm ở giữa, mặt hướng ra sông; bên phải là Nhà Quan Cư, Trinh

Trang 35

Cát Viện, Chùa Thánh; bên trái là Dinh Ngũ Vị Thánh Bà; bàn thờ Các Quan,động thờ ông Hạ Ban (tức ông Hổ - con cọp),Am Ngoại Cảnh Dưới bờ sông, cuốiđường bên trái là Am Thủy Phủ Trên mặt bằng kiến trúc ấy, còn có một số bệ thờ

và am nhỏ khác nằm rải rác đó đây, như Am Cô Ngọc Lan, Am Trung Thiên

Minh Kính Đài được xây dựng năm 1886 dưới thời vua Ðồng Khánh với

mặt bằng 15mx17m, nó được chia làm 3 cung (theo thứ tự từ cao xuống thấp và

từ sau đến trước căn cứ vào chức năng thờ phụng)

Minh Kính Cao Ðài Ðệ Nhất Cung, còn gọi là Thượng Cung hay Thượng

Ðiện, chia làm 2 tầng Tầng trên thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na, Thánh mẫu VânHương, ảnh vua Ðồng Khánh và một số thần thánh cao cấp khác trong tôn giáo;tầng dưới dùng làm chỗ tiếp khách và nơi ở của người thủ từ

Minh Kính Trung Ðài Ðệ Nhị Cung, còn gọi là Cung Hội Ðồng, giữa xây bệ

thờ cao và lớn, cung này thờ hàng chục tượng thần thánh khác nhau, có cả tượngPhật nữa, và dùng làm nơi thiết trí các đồ thờ dùng để rước sắc trong những dịp

lễ lớn: Võng Cung Nghinh Mẫu, Phụng Liễn, Long Ðình

Minh Kính Tiểu Ðài Ðệ Tam Cung, còn gọi là Tiền Ðiện - nơi có xây một

hương án lớn, hai bên đặt trống chuông, là chỗ cử hành tế lễ Nơi đứng cúng lạycủa khách hành hương còn được nới rộng thêm bằng một mái hiên và cái sân ởmặt trước tòa nhà

Trên bờ nóc quyết của Minh Kính đài cũng như các công trình kiến trúckhác ở chung quanh, hình ảnh con phụng được dùng nhiều để trang trí, vì conphụng tượng trưng cho đàn bà, ở đây là các nữ thần Nó cũng được dùng để trangtrí rất nhiều trên các đồ tự khí

Phần lớn các đồ thờ quý báu ở Minh Kính Ðài đều ghi rõ là làm ra dưới thờivua Ðồng Khánh Nhìn chung thì thấy trang hoàng rất bề bộn, nhưng có nhiềuthứ lạ mắt đối với người xem

2.1.2.3 Lễ hội Điện Hòn Chén

Hàng năm hai lần vào dịp xuân tế (mồng 2, mồng 3 tháng 3) và thu tế tháng

7, Điện Hòn Chén lại làng Hải Cát, huyện Hương Trà, Thừa Thiên- Huế lại tấpnập người trẩy hội Thiên Y A Na Thánh mẫu Nghi lễ diễn ra rất long trọng Dân

Trang 36

làng tổ chức tế tại đình, trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần để rước tất cả các

vị thần trong làng về đình Trong đó đám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu từ HuệNam đến đình làng Hải Cát tổ chức trọng thể hơn cả

Lễ hội Điện Hòn Chén diễn ra một năm hai kỳ - tháng ba (lễ Xuân Tế) vàtháng bảy (lễ Thu Tế).Lễ hội diễn ra ở Điện Hòn Chén trên núi Ngọc Trản vàđình làng Hải Cát, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế Lễ Hội suy tôn

Thiên Y A Na Thánh Mẫu.

Ðiện Hòn Chén thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na, từ thế kỷ 16, hàng năm cửhành lễ hội vào hai kỳ: tháng ba và tháng bảy Tại Huế, Thánh Mẫu được thờ tạiđiện Hòn Chén, làng Hải Cát, huyện Hương Trà Nghi lễ tại Ðiện Hòn Chén rấtlong trọng Dân làng tổ chức tế tại đình, trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần đểrước tất cả các vị thần trong làng về đình Ðám rước Thiên Y A Na Thánh Mẫu

từ Huệ Nam đến đình làng Hải Cát tổ chức trọng thể hơn cả Lễ hội giống nhưmột festival về văn hóa dân gian trên sông Hương, tấp nập những chiếc "bằng"(thuyền kết đôi) với cờ phướn, hương án đủ màu sắc, hành hương về điện HònChén, nơi thờ Thánh Mẫu Tại khu vực điện sẽ diễn ra Thánh Mẫu tuần du làngHải Cát, lễ tế làng Hải Cát, lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về điện, lễ phóngsanh, phóng đăng Ðám rước cử hành trên những chiếc "bằng" Trên mỗi bằng

có bàn thờ Thánh Mẫu cùng với long kiệu Trên long kiệu có hòm sắc của vuaban Thánh Mẫu, liền kế đó là một bằng khác có bàn thờ, kiệu và hòm sắc của nhị

vị Thượng Ngàn và Thuỷ Cung Thánh Mẫu Sau đó là những chiếc bằng chở các

tự khí, tàn tán cờ quạt Long kiệu của Thánh Mẫu là kiệu thêu, do các trinh nữ

ăn mặc sặc sỡ khiêng, còn các bà, người mang bình hương, ống trầu, bình trà,hòm đựng đồ trang sức, kẻ mang cờ, biển, tàn, lọng, gối, quạt Các thanh niên thìvác các đồ lễ bộ, bát bửu và các tự khí khác Ðám rước đầy màu sắc rực rỡ,không khí trang nghiêm Khi đoàn ghé bến, đám rước chuyển từ sông lên bộ, đicho đến đình làng Hải Cát, có phường bát âm đi sau kiệu

Trong lúc đoàn bằng khởi hành từ bến trước Huệ Nam điện, các bà đồng đãcùng nhau lên đồng ngay ở chiếc bằng có bàn thờ Thượng Thiên Thánh Mẫu.Những cuộc lên đồng hầu bóng tiếp tục cho đến khi đoàn bằng đi tới bờ, nơi đám

Trang 37

rước chuyển từ sông lên bộ Những cuộc lên đồng có bàn thờ Thượng ThiênThánh Mẫu Những cuộc lên đồng hầu bóng tiếp tục cho đến khi đoàn bằng đi tới

bờ, nơi đám rước chuyển từ sông lên bộ Dân làng đi theo đám rước cùng với cácthiện nam tín nữ Nghinh thần xong, dân làng làm lễ Túc Yết (tức yết kiến kínhtrọng) theo nghi thức cổ truyền Suốt đêm, trên mặt sông Hương và có khi ởtrước đình làng là các cuộc hát thờ, hầu đồng, hầu bóng Sáng ngày hôm sau là lễchánh tế, tổ chức từ 02g – 05g00 sáng Sau đó là lễ Tống thấn Mặt sông Hươnglại bùng lên với âm nhạc, pháo nổ tưng bừng, hàng trăm chiếc thuyền, bằng chenchúc, những bộ lễ phục rực rỡ Trải qua những thăng trầm lịch sử, những nămgần đây lễ hội này đã được phục hồi theo các tập tục truyền thống mang đậmmàu sắc văn hóa dân gian địa phương Lễ hội điện Hòn Chén còn được gọi là LễVía Mẹ, không chỉ là của những tín đồ Thiên Tiên Thanh Giáo, mà còn là củanhững người theo đạo thờ Mẹ, đạo hiếu, đạo làm người Theo ý nghĩa đó, việcphục hồi lễ hội điện Hòn Chén là phục hồi một giá trị văn hóa truyền thống Lễhội không chỉ dừng lại là một lễ hội văn hóa dân gian mà nó còn thu hút một lớn

số lượng du khách trong nước lẫn nước ngoài Lễ hội pha trộn nhiều màu sắc tínngưỡng và không biệt tín ngưỡng, lễ hội đưa mọi người đến gần nhau hơn Đếnthăm thành phố Huế đúng dịp diễn ra lễ hội, xuôi thuyền ngược dòng HươngGiang đến núi Hòn Chén, du khách sẽ được tham gia vào lễ tế điện Hòn Chén.Vậy mới biết, sức hút của Huế không chỉ ở những công trình đền đài lăng tẩm,

mà còn có cả những lễ hội linh thiêng như lễ điện Hòn Chén hằng năm

2.1.2.4 Đạo Thiên Tiên Thánh Giáo

Đến nay vẫn chưa xác định rõ thời điểm hình thành tín ngưỡng “Lên đồng”

ở Huế Chỉ biết vào năm Quý Sửu 1553, Dương Văn An soạn “Ô châu cận lục”

đã ghi nhận sinh hoạt hiến tế có chầu văn tại đoạn sông Kim Trà, tức sôngHương ở Huế ngày nay Tín ngưỡng “Lên đồng” đã xuất hiện ở Huế từ rất lâu,nhưng hưng thịnh nhất là vào những năm cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX,vào thời mạt kỳ nhà Nguyễn

Trang 38

Đến năm 1965, những người theo tín ngưỡng này lập ra Tổng hội ThiênTiên Thánh giáo Sau đó, Tổng hội Thiên Tiên Thánh giáo đã tích cực tham gia

tổ chức lễ hội điện hòn Chén vào dịp tháng ba âm lịch hàng năm

Tổng hội Thiên Tiên Thánh giáo tọa lạc tại đường Chi Lăng, P Phú Hậu,

TP Huế chính là địa điểm tổ chức lễ rước Thánh Mẫu xuống những chiếc bằngtrên sông Hương Trong đoàn người rước Thánh Mẫu tại Tổng hội, ngoài nhữngtín đồ Thiên Tiên Thánh giáo ở Huế còn có rất nhiều du khách ngoại tỉnh Xuấtphát từ bến thuyền Tổng hội, những chiếc bằng này dẫn đầu hàng trăm chiếcbằng khác và nhiều loại thuyền bè nối đuôi nhau trên sông Hương ngược đếnđiện Huệ Nam, tạo nên một cảnh tượng hoành tráng không có lễ hội sông nướcnào ở Thừa Thiên Huế sánh kịp

Theo quan sát, Tổng hội Thiên Tiên Thánh giáo vì mới được xây vào thậpniên 60 của thế kỷ XX và may mắn không bị chiến tranh tàn phá nên những kiếntrúc tâm linh vẫn còn khá nguyên vẹn Đó là ngôi điện thờ chính rất bề thế với hệthống tâm linh thờ cúng rất đặc trưng của Thiên Tiên Thánh giáo, chiếc đại hồngchung đánh vào âm rất vang, hang động thờ cúng bí hiểm, hệ thống am thờ độcđáo, tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát nhân từ che chở cho cư dân vùng sôngnước Hương Giang

Thiên Tiên Thánh giáo nghĩa là: Thiên là huyện Thiên Bản, Tiên là nàngTiên Hương, tức thôn Vân Cát, làng An Thái, là nơi giáng trần lần thứ hai củaLiễu Hạnh công chúa Hai chữ “Thánh giáo” thể hiện một nguyện vọng xin đượcchính quyền thừa nhận tín ngưỡng như một tôn giáo thiêng liêng Người theo đạoThiên Tiên Thánh giáo ở Huế thờ Tam Phủ Theo họ, thế giới có ba cõi làThượng thiên, Thượng ngàn và Thủy phủ Mỗi cõi như thế do một vị Thánh Mẫucầm đầu, đó là Mẫu Trung Thiên, Mẫu Thượng Ngàn và Mẫu Thủy Phủ MỗiMẫu lại có các Thánh bà hầu hầm người ta thường gọi là các Đức Chầu Dướiquyền sai phái của Mẫu còn có năm vị Quan Lớn, từ Đệ Ngũ tới Đệ Nhất, 10 ôngHoàng, 12 Tiên cô, các cậu Quận và những vong linh chết non hiển linh thườngđược gọi là các cô Bé hay các Cậu

Trang 39

Ngoài ra, tín ngưỡng này còn thờ cả Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm,Quan Công, Sơn Tinh, Thủy Tinh lẫn Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại vương.Thiên Tiên Thánh giáo không kinh điển cùng luật lệ chính thức Sinh hoạtcủa tín đồ Thiên Tiên Thánh giáo mang tính tự phát, tự túc, tự nguyện Dăm bảyhoặc vài chục người họp thành “phổ”, cứ đến ngày 14, rằm, 30, mùng 1 âm lịchmỗi tháng thì các tín đồ tới một am miếu nhất định để dâng lễ, cúng cầu, hầu giá.

Họ chỉ cữ kiêng vài loại thực phẩm vì “sợ ăn mắc tội” như thịt chó, thịt trâu, bồcâu, cá chép

Tín đồ Thiên Tiên Thánh giáo chủ yếu là cư dân vạn đò vùng sông nước ven

bờ sông Hương “Lên đồng” ở Huế về cơ bản giống như lên đồng ở Hà Nội haySài Gòn – Gia Định xưa, đều là hình thức “nhập hồn” của các thần linh vào thânxác các Ông đồng, Bà đồng Tuy nhiên, so với hai nơi kể trên, “Lên đồng” ở Huế

có những nét riêng

Ở Huế có hai dạng “Lên đồng”, đó là Hầu lễ và Hầu vui Hầu lễ là lần lượtcác vị Thánh nhập hồn vào thân xác các Ông đồng, Bà đồng Còn Hầu vui là cácgiá hầu ở các ban thờ Cô, Cậu, Ông Hoàng, thậm chí là tổ tiên, ruột thịt củanhững Ông đồng, Bà đồng đã qua đời

Ở những ngày lễ tại điện Hòn Chén, do nghi lễ lên đồng diễn ra đồng loạttrên nhiều thuyền, do vậy còn có hình thức Hầu âm, tức hầu không có đàn hát(chầu văn) và Hầu chìm, tức chỉ ngồi nhập đồng, không được nhảy múa Theogiới đồng cốt ở Huế, không phải ai cũng lên đồng được Chỉ có những người có

“căn mạng” thì mới có thể lên đồng Trái lại, ngồi đồng thì chẳng cần sửa soạn gìnhiều, chỉ cần rửa mặt mày tay chân sạch sẽ, áo xống chỉnh tề rồi làm lễ trướcbàn thờ xong là phủ cái khăn đỏ lên đầu rồi ngồi xếp trước bàn thờ nghe cungvăn đàn hát Đến khi nào “con đồng” thét lên một tiếng và đứng dậy, ấy là

“Ngài” đã về Cũng có người chẳng thấy phủ khăn gì cả, đang ngồi trong đámhầu, tự nhiên “Ngài” nhập về lúc nào không hay Mỗi cấp bậc của giá đồng cómột điệu chầu văn khác nhau Mục đích của việc lên đồng là qua việc nhập hồnvào cõi thần thánh, tiếp dẫn những lời vàng ngọc cho chúng sinh thỏa mãn lòngmong ước được thăng hoa cùng thế giới thần tiên, được tiếp nhận những lời vàng

Trang 40

ngọc của các ngài hầu vận dụng vào đời sống thường nhật hoặc được các ngàiban phước ban lộc để an ủi tâm linh lấy làm may mắn trong cuộc mưu sinh đếnvới Chân- Thiện- Mỹ.

2.1.2.5 Giá trị của Điện Hòn Chén

Điện Hòn Chén ngoài giá trị là một nơi phục vụ tín ngưỡng, tâm linh tônlinh tôn giáo mà nó là một trong những điểm thu hút khách tham quan Chínhkiến trúc của đền cùng với dòng sông, làng mạc, núi non, tạo nên cho bức tranhcủa điện Hòn Chén thêm hữu tình

Gần nhất bên phải là hòn núi Kim Phụng uy nghi đồ sộ Ngay bên trái đền,vách đá cheo leo trên bờ dốc thẳm, cùng với tượng cọp trừng mắt, dường nhưđược dùng làm mối nguy hiểm đe dọa thường xuyên đối với những người yếubóng vía và làm tăng thêm vẻ linh thiêng thần bí của các thần thánh đối với “contôi đệ tử” của Thiên Tiên Thánh Giáo

Có một điều thú vị nữa đối với du khách, nhất là các nhà nghiên cứu dântộc học, là trong khi ở Hổ Quyền bên kia sông Hương, con cọp phải đưa ra đấutrường để bị tiêu diệt, thì ở điện Hòn Chén bên này sông, con cọp lại được thờ cúngkhính cẩn như một vị thần linh Một sự khác nhau rất lớn khiến cho con cọp bêntrong đền được nâng lên là một vị thần tương tự con “Bạch Hổ” của miền Nam màngười người tôn thờ

Điện Hòn Chén là ngôi điện duy nhất có một vị trí quan trọng trong đờisống tâm linh của người dân xứ Huế và đó cũng là ngôi điện duy nhất ở Huế có

sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian; giữa lễ hội và đồngbóng; giữa văn hóa tâm linh và mê tín dị đoan Đây cũng là nơi trang trí mỹ thuậtđạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19, là sự pha trộn của nhiều tín ngưỡng tôn giáomang sắc thái đa dạng

Điện Hòn Chén không chỉ là một di tích lịch sử và tôn giáo mà còn là mộtthắng cảnh, một điểm tham quan văn hóa độc đáo thu hút hàng ngàn khách thamquan, nhất là vào dịp lễ hội tháng ba và tháng bảy âm lịch hàng năm

Ngày đăng: 16/02/2020, 17:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật du lịch Việt Nam 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Khác
2. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 3, tr 431 Khác
3. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục Khác
4. Nguyễn Đăng Duy (1997), Văn hóa tâm linh Nam Bộ, Nxb Hà Nội Khác
6. Nguyễn Đăng Duy (2005) Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội Khác
7. Trần Quốc Vượng (1996), Theo dòng lịch sử, Nxb Văn hóa Khác
8. Ngô Đức Thịnh (1996), Đạo thờ Mẫu ở Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w