1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái tràng an tỉnh ninh bình

114 840 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Với một số các khái niệm du lịch sinh thái được đưa ra: Theo luật du lịch Việt Nam 2005: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương v

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THANH TÚ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI

TRÀNG AN TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÊ THANH TÚ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi – Lê Thanh Tú, học viên cao học khóa 2013 – 2015, Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học và Đào ta ̣o Khoa Du l ịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Học viên

Lê Thanh Tú

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6

PHẦN MỞ ĐẦU 7

1 Lý do chọn đề tài 7

2 Lịch sử nghiên cứu 9

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14

5 Phương pháp nghiên cứu 14

6 Những đóng góp của đề tài 15

7 Bố cục của luận văn 16

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 17

1.1 Khái niệm 17

1.1.1 Du lịch sinh thái 17

1.1.2 Cộng đồng 17

1.1.3 Cộng đồng địa phương 18

1.1.4 Du lịch cộng đồng 19

1.2 Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng 20

1.3 Các yếu tố quyết định sự thành công của du lịch cộng đồng 21

1.4 Một số kinh nghiệm khai thác tài nguyên dựa vào cộng đồng 22

1.4.1 Trên thế giới 22

1.4.1.1 Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở Ventanilla 22

1.4.1.2 Mô hình phát triển DLCĐ tại VQG Gunung Halimun (Indonesia) 24 1.4.2 Tại Việt Nam 25

1.4.2.1 Mô hình du lịch cộng đồng Bản Hồ - Sapa 25

Trang 5

1.4.2.2 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lác, Mai Châu, Hòa

Bình 26

1.5.Bài học kinh nghiệm từ các mô hình phát triển DLCĐ ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam cần học tập 27

Tiểu kết chương 1 28

CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI TRÀNG AN 29

2.1.Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái Tràng An 29

2.1.1 Giới thiệu khái quát về khu du lịch Tràng An 29

2.1.2 Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng 30

2.1.2.1 Tài nguyên du lịch 30

2.1.2.2 Cộng đồng dân cư 41

2.1.2.3 Chính sách địa phương 44

2.1.2.4 Khả năng cung ứng dịch vụ cơ bản 46

2.1.2.5 Khả năng tiếp cận điểm du lịch 48

2.2.Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch Tràng An 49

2.2.1 Các loại hình du lịch tại khu du lịch Tràng An 49

2.2.2 Hiện trạng khai thác các tuyến tham quan 51

2.2.3 Khách du lịch và doanh thu 52

2.2.3.1 Khách du lịch 52

2.2.3.2 Doanh thu du lịch 62

2.2.4 Đánh giá mức độ đảm bảo các nguyên tắc của DLCĐ 62

2.2.4.1 Vai trò CĐĐP đối với phát triển du lịch Tràng An 62

2.2.4.2 Thực trạng tham gia của cộng đồng 66

2.2.4.3 Chia sẻ lợi ích du lịch cho cộng đồng địa phương 74

2.2.5 Những hạn chế còn tồn tại ở Tràng An 75

Tiểu kết chương 2 77

Trang 6

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠi

KHU DU LỊCH SINH THÁI TRÀNG AN 79

3.1.Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách 79

3.2.Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 81

3.3.Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch 81

3.4.Nhóm giải pháp hỗ trợ cộng đồng địa phương 82

3.5.Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức xã hội về du lịch 85

3.6.Giải pháp đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch86 3.6.1 Về công tác quy hoạch 86

3.6.2 Về công tác xây dựng 87

3.7.Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tiếp thị du lịch 89

3.8.Xây dựng các chương trình du lịch (tour) đến Tràng An 90

Tiểu kết chương 3 92

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 100

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ

Hình 2.1 Bảy mức tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển 63 Hình 2.2 Mô hình cộng đồng dân cƣ cung cấp dịch vụ du lịch tại Tràng An 67 Hình 2.3 Sơ đồ phân chia lợi ích du lịch Tràng An 75

Đồ thị 2.1 Quy luật thời vụ trong kinh doanh du lịch ở Tràng An 56

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của hoạt động DLCĐ 21

Bảng 1.2 Sơ đồ vị trí Ventanilla - Ventanilla nằm giữa hai khu nghỉ Huatulco và Puerto Esscondido Mazunte và Puerto Angel là hai điểm DL khác trong vùng 23

Bảng 1.3 Mô hình DLST cộng đồng ở Ventanilla 23

Bảng 1.4 Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở VQG Gunung Halimun 24

Bảng 2.1 Đánh giá của khách DL về thái độ của CĐĐP ở KDL Tràng An 42

Bảng 2.2 Số lao động địa phương tham gia hoạt động du lịch 43

Bảng 2.3 Lượng khách đến khu du lịch Tràng An giai đoạn 2011-2014 53

Bảng 2.4 Thị phần khách Tràng An - so với toàn tỉnh Ninh Bình (2011 –

2014) 55

Bảng 2.5.Hoạt động của khách du lịch khi đến KDL Tràng An 57

Bảng 2.6 Mức độ hài lòng của khách du lịch Tràng An 58

Bảng 2.7 Những điều không hài lòng của khách du lịch Tràng An 58

Bảng 2.8 Loại hình cơ sở lưu trú nên được đầu tư xây dựng tại Tràng An 59

Bảng 2.9 Các dịch vụ nên được đầu tư tại Tràng An 60

Bảng 2.10 Doanh thu du lịch tại Tràng An (2011-2014) 62

Bảng 2.11.Thu nhập của người dân tham gia du lịch tại Tràng An 71

Bảng 2.12 Thu nhập từ các hoạt động liên quan gián tiếp đến du lịch 73

Bảng 2.13 Thu nhập bình quân đầu người giữa người tham gia du lịch và không tham gia du lịch 74

Trang 9

17 UNESCO Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục Liên Hợp Quốc

18 VNAT Tổng cục Du lịch Việt Nam

19 VQG Vườn Quốc Gia

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế, với tư cách là một ngành kinh tế đang phát triển như vũ bão cùng với đời sống người dân không ngừng được nâng cao Cùng với đó, hình ảnh du lịch quốc gia ngày càng được nâng cao Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày càng phong phú Nhiều điểm du lịch được các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu thích của đông đảo du khách quốc tế Trong đó, điển hình như Quần thể danh thắng Tràng An

Ninh Bình rất vinh dự được đại diện cho Việt Nam, lần đầu tiên được UNESCO xét công nhận Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản hỗn hợp (Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới) Với vị trí nổi bật trong số các cảnh quan núi đá vôi dạng tháp quan trọng nhất của thế giới Nơi đây là một minh chứng quan trọng ở cấp độ toàn cầu về các giai đoạn cuối cùng của sự tiến hóa vùng núi đá vôi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm Cảnh quan này bao gồm một loạt các địa hình núi đá vôi truyền thống, bao gồm các tháp tuyệt đẹp, các chóp nón, và các đồi karst chuyển tiếp, được bao quanh bởi một mạng lưới các vùng trũng kín và các thung lũng liên kết với nhau bởi một hệ thống các hang động xuyên thủy Được hình thành bởi sự tương tác của một

số cấu trúc kiến tạo và các sự kiện lớn trong khu vực, khu vực này là nơi duy nhất đã bị biển xâm thực và kiến tạo lại nhiều lần trong lịch sử địa chất gần đây, nhưng hiện tại là vùng nội địa Địa hình phát triển qua hơn năm triệu năm đã tạo nên một cảnh quan có vẻ đẹp lạ thường với vẻ đẹp thẩm mỹ đặc biệt - một sự pha trộn của các ngọn núi bị bao quanh bởi các vách đá chóp cao, được bao bọc trong rừng nhiệt đới nguyên sinh, và được bao quanh bởi lưu vực nội địa rất lớn và đã phát triển đầy đủ với những dòng chảy sông suối lắng trong được kết nối thông qua các hang động và suối ngầm Môi trường

Trang 11

độc đáo này đã tạo điều kiện thuận lợi cho những cư dân đầu tiên cư trú ở khu vực này khoảng 30.000 năm trước đây

Khu du lịch sinh thái Tràng An được phê duyệt tại Quyết định số 728/QĐ-UBND ngày 09/4/2008 của UBND tỉnh Ninh Bình - nằm trong Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình - có diện tích 2168 ha và nằm trên địa bàn 8 xã, phường thuộc huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn và thành phố Ninh Bình Trong đó: xã Trường Yên: 772,12 ha; xã Ninh Xuân: 375,56 ha;

xã Gia Sinh: 529,6 ha; xã Ninh Hải: 159,6 ha; xã Ninh Hoà: 74 ha; phường Ninh Khánh: 31,56 ha; xã Ninh Nhất: 182,41 ha; phường Tân Thành: 43,68

ha Cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía nam, thực sự đã trở thành “Nơi

mơ đến, chốn mong về” của du khách trong và ngoài nước Hàm chứa những giá trị nổi bật toàn cầu về kiến tạo địa chất, địa mạo, khảo cổ và thẩm mỹ Những năm gần đây, khu du lịch Tràng An đã nhận được sự quan tâm đầu tư của trung ương và địa phương, sự đóng góp và hỗ trợ của các ngành, đồng thời nhận được sự ủng hộ tham gia của cộng đồng dân cư sinh sống tại đây Tuy vậy, du lịch cộng đồng ở đây còn gặp nhiều khó khăn cả về cơ chế chính sách và xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, người dân địa phương tham gia du lịch chưa nhiều, còn mang tính tự phát, manh mún và chưa có tổ chức đơn vị quản lý và bảo trợ pháp lý Trong khi đó, địa phương cũng chưa

có chính sách hỗ trợ giúp người dân vay vốn với lãi suất thấp hoặc khuyến khích người dân làm du lịch cộng đồng và họ chưa được làm chủ hoạt động

du lịch và lợi ích họ được chia sẻ là rất ít Về lâu dài, nếu không có giải pháp phát triển phù hợp cải thiện vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch địa phương thì chính họ sẽ là nhân tác tiêu cực làm suy giảm giá trị du lịch, hình ảnh du lịch nơi đây

Trước thực trạng đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Một

số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái Tràng

An tỉnh Ninh Bình” nghiên cứu trường hợp tại hai xã (Trường Yên, Ninh

Trang 12

Xuân) nhằm đưa ra tổng quan về thực trạng phát triển du lịch cộng đồng của Khu du lịch sinh thái Tràng An Trên cơ sở đó đề tài đề xuất một số giải pháp

để nâng cao hiệu quả của du lịch cộng đồng, góp phần đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương trong việc xóa đói giảm nghèo, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên đồng thời bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo, giới thiệu hệ sinh thái của khu du lịch và các giá trị văn hóa truyền thống của cộng địa phương cho các thế hệ tương lai

2 Lịch sử nghiên cứu

Hoạt động DLST tại Việt Nam đã xuất hiện trong những năm 90 của thế

kỷ XX trở lại đây Tuy mới xuất hiện nhưng ngày càng được quan tâm và chú

ý bởi các nhà hoạt động du lịch, môi trường DLST được xác định là một trong những tiềm năng, thế mạnh đặc thù của du lịch Việt Nam, được định hướng trong chiến lược phát triển ưu tiên của nền kinh tế Điều này được thể hiện thông qua các hội nghị, hội thảo tổ chức chuyên đề nghiên cứu về hoạt động DLST: “Hội nghị Quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam” do Tổng cục du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) được tổ chức tại Huế, tháng 5/1997; Hội thảo “DLST với phát triển du lịch bền vững

ở Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội, tháng 4/1998; Hội thảo “Xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam” được tổ chức vào tháng 9/1999, tại Hà Nội do Tổng cục du lịch phối hợp với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP) Tại đó các vấn đề về hoạt động DLST được phân tích và đánh giá chi tiết đưa ra những phương hướng hoạt động, phát triển trong tương lai

Với một số các khái niệm du lịch sinh thái được đưa ra: Theo luật du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững.”

Trang 13

Trong hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam” (9/1999) đã đưa ra định nghĩa về DLST: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng.”

Ở Việt Nam, khái niệm cộng đồng luôn gắn kết và đi liền với “làng xã”, tạo nên một chỉnh thể mô tả cụ thể nhất mối quan hệ gắn kết của xã hội Việt Nam

Cộng đồng có thể nói là tập hợp các thực thể trong một xã hội, bao gồm nhiều mối quan hệ cộng sinh liên quan ràng buộc lẫn nhau giữa các thành phần trong xã hội Nó là xã hội có tổ chức kết cấu chặt chẽ đến các tổ chức kết cấu thiếu chặt chẽ được liên kết với nhau bởi các phong trào, mối quan tâm lợi ích chung và riêng trong cùng một nhóm trong một không gian tạm thời hay lâu dài Sự tự nguyện hi sinh đối với các giá trị được tập thể coi là cao cả Sự đoàn kết mọi thành viên trong tập thể đó

Ngoài ra chúng ta có những cách nhìn nhận về một cộng đồng dựa trên các nền văn hóa, văn minh con người Ở đó những lợi ích chung gắn kết các thể loại với nhau tạo thành một cố kết tập thể tạo nên cộng đồng

Du lịch dựa vào cộng đồng là một khía cạnh mới trong ngành kinh tế du lịch Lần đầu tiên du lịch dựa vào cộng đồng được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ bài học kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng Việt Nam – 2003 Các chuyên gia đã khái quát những đặc trưng của du lịch dựa vào cộng đồng của Việt Nam: Đảm bảo văn hóa và thiên nhiên bền vững; Nâng cao nhận thức cho lao động; Tăng cường quyền lực cho cộng đồng; Tăng cường hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ và cơ quan quản lý nhà nước Có thể thấy rằng du lịch dựa vào cộng đồng là một phương thức du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương vừa là chủ thể, vừa là khách thể của hoạt động du lịch Nó bảo đảm

sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên và môi trường Nhưng đồng thời cũng

Trang 14

là sự đảm bảo phát triển hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư bản địa nơi diễn ra hoạt động du lịch

Các chuyên khảo và bàn luận về du lịch dựa vào cộng đồng tại Việt Nam đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà quy hoạch du lịch, hãng lữ hành Bùi Thị Hải Yến và nhóm tác giả (2012), cho rằng du lịch cộng đồng là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi hoạt động du lịch cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, các nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động

du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch bền vững, để mọi tầng lớp dân cư đều có thể sử dụng, tiêu dùng sản phẩm du lịch Nguyễn Thanh Bình trong bài “Để du lịch cộng đồng trở thành hiện thực” - tạp chí Du lịch số 3, năm 2006: “Du lịch cộng đồng là một mô hình du lịch nơi cộng đồng dân cư có thể trực tiếp tham gia vào tổ chức phát triển từ giai đoạn khởi đầu đến quản lý giám sát cả quá trình phát triển sau này và quan trọng hơn là được hưởng lợi từ sự phát triển đó Hay nói ngắn gọn là hình thức du lịch do dân và vì dân” Bên cạnh đó là các bài báo khác của các tác giả như: Đào Thế Tuấn với “Từ du lịch sinh thái, văn hóa đến du lịch cộng đồng” tạp chí Xưa và Nay số 247 năm 2005 nhấn mạnh mối liên kết trong quan hệ DLST, văn hóa đối với cộng đồng nơi tồn tại trong quan hệ DLST, văn hóa đối với cộng đồng nơi tồn tại hoạt động du lịch, đồng thời nhấn mạnh vai trò gìn giữ văn hóa bản sắc dân tộc

Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam đưa ra khái niệm: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường chung quanh thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa phương: phong cảnh, văn hóa…”

Trang 15

Một số tên gọi thường dùng khi nói đến du lịch cộng đồng:

Du lịch dựa vào cộng đồng (Community based tourism)

Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch (Community development tourism) Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community based ecotourism)

Phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng (Community participation in tourism)

Phát triển du lịch núi dựa vào cộng đồng (Community based mountain tourism) [30, tr.3]

Mỗi tên có sự khác nhau nhưng cơ bản dựa trên những cơ sở giống hoặc tương đồng về phương pháp tổ chức, địa điểm, mục tiêu vị trí tổ chức phát triển du lịch cộng đồng Đồng thời cho ta thấy tầm quan trọng và đối tượng

ưu tiên hàng đầu hướng tới trong mục tiêu hoạt động, định hướng phát triển tại mỗi địa điểm

Tại vùng nghiên cứu của đề tài này, hiện nay đã có nhiều công trình khoa học, luận văn nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch tại Khu du lịch sinh thái Tràng An ở các mức độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau như:

Đặng Văn Bào, Trương Quang Hải (2009), Khu du lịch sinh thái cảnh quan

Tràng An-Những giá trị cảnh quan, sinh thái và môi trường, Hà Nội Cơ

quan Hội di sản văn hoá (2008), Ninh Bình Di sản văn hoá và tiềm năng du

lịch, Tạp chí Thế giới Di sản số 09/2008 UBND tỉnh Ninh Bình (2008), Báo

cáo hội thảo khoa học: Giá trị di sản văn hoá cố đô Hoa Lư và khu du lịch

sinh thái Tràng An Những bài báo nghiên cứu trên tạp chí: Phạm Đức Ánh

(2002), Du lịch ninh Bình phát triển bền vững; Nguyễn Thị Thanh Tâm (2005), Du lịch Ninh Bình phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của

tỉnh Bên cạnh đó còn có những nghiên cứu phục vụ sử dụng hợp lý tài

nguyên của các tác giả như: Nguyễn Hữu Tứ, Huỳnh Nhung, Trần Thị Vân (1998), Trương Quang Hải (2007)

Trang 16

Tuy đã đạt một số kết quả tốt, nhưng trong lĩnh vực nghiên cứu đánh giá tài nguyên, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu Các nghiên cứu đó chưa thực sự quan tâm đến vai trò của cộng đồng địa phương trong chiến lược phát triển du lịch lâu dài Nguyên nhân một phần có thể do khu du lịch Tràng An mới đưa vào hoạt động chính thức được 2-3 năm sau khi mở rộng và quy hoạch lại Trong đề tài này tác giả sẽ tiến hành thu thập, kế thừa có chọn lọc các tài liệu hiện có, điều tra bổ sung thực trạng du lịch tại địa phương, từ đó phát triển DLCĐ cụ thể chi tiết, giúp người dân có thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và thêm hiểu biết văn hoá

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài góp phần vào việc định hướng và đưa ra các giải pháp phát triển

du lịch cộng đồng, bảo tồn văn hóa bản địa, giảm áp lực tới môi trường và tài nguyên du lịch, nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương, thúc đẩy người dân tham gia vào việc bảo tồn tài nguyên du tỉnh Ninh Bình nói chung và hai xã: Trường Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lư) nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình nói riêng

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài gồm: + Thu thập phân tích các tài liệu về du lịch cộng đồng

+ Khảo sát thực tế nhằm thu thập, bổ sung thông tin, tư liệu liên quan đến nghiên cứu

+ Điều tra, đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch tại hai xã: Trường Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lư) nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình

+ Phân tích xử lí các thông tin, tư liệu liên quan đến nghiên cứu

+ Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở hai xã: Trường Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lư) nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An,

Trang 17

tỉnh Ninh Bình đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch, bảo tồn văn hóa bản địa, phát triển du lịch một cách bền vững

+ Khai thác các tour du lịch đến Khu du lịch sinh thái Tràng An phục vụ khách du lịch hiên tại và tương lai

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống những cơ sở lí luận có liên quan đến DLCĐ, một số mô hình và kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng của một số quốc gia và Việt Nam, các nguồn lực, thực trạng và kiến giải cho phát triển các loại hình này tại Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình

Phạm vi nghiên cứu

- Không gian nghiên cứu: Do thời gian và kinh phí có hạn, đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động DLCĐ tại hai xã: Trường Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lư) nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình

- Thời gian nghiên cứu:

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên sự phân tích, tổng hợp các số liệu, tài liệu được giới hạn từ năm 2005 đến năm 2015

Cuộc khảo sát tại điểm được tiến hành vào tháng 5/2015

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

Nghiên cứu tài liệu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu không chỉ được áp dụng trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, thu thập tài liệu thứ cấp như các số liệu, tài liệu từ các tổ chức

bộ ngành, mạng internet, các công trình, kết quả nghiên cứu khoa học, sách báo, tạp chí, trang web điện tử, các báo cáo đã có về khu vực , mà còn sử dụng trong quá trình phân tích chọn lọc, xử lí các số liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu

Trang 18

Những tài liệu thông tin luôn được bổ sung, cập nhật, đảm bảo cơ sở cho việc xử

lí, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dung nghiên cứu

Khảo sát thực địa

Tác giả lập kế hoạch khảo cứu thực tế kết hợp với thu thập tư liệu bằng văn bản, ảnh tư liệu, quan sát ghi chép các nguồn tri thức từ thực tiễn thông qua 2 chuyến điền giã khảo cứu tại 2 xã Trường Yên và Ninh Xuân vào tháng 5/2015

Phương pháp này giúp tác giả quan sát cảnh quan tự nhiên, cơ sở hạ tầng

và tìm hiểu văn hóa bản địa; tiếp xúc các bên liên quan, các phòng, ban của huyện, tỉnh và người dân địa phương để thu thập được những nguồn tư liệu cần thiết và cập nhật

Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi

Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện thông qua việc thu thập

số liệu bằng bảng hỏi Bảng hỏi được thiết kế dành cho hai đối tượng là người dân địa phương hai xã: Trường Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lư) nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình có tham gia hoạt động du lịch

và khách du lịch đến Tràng An Tổng số bảng hỏi khảo sát là: 220 bảng hỏi dành cho khách du lịch và 100 bảng hỏi dành cho người dân địa phương Số lượng bảng hỏi thu về tương đối đầy đủ và đã được tác giả xử lí

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia thông qua phỏng vấn trực tiếp các cán bộ du lịch của Trạm Du lịch Tràng An, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, các cán bộ của chính quyền địa phương

Trang 19

Đồng thời luận văn cũng đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở khai thác hợp lí các giá trị tri thức truyền thống tại hai xã: Trường Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lư) nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình Trên có sở đó góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa

Ngoài ra, luận văn cũng có các giải pháp và đề xuất về việc cải thiện cơ

sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, các dịch vụ bổ sung một cách hợp lí nhằm phục vụ nhu cầu của khách du lịch đồng thời giảm thiểu áp lực tới môi trường

và tài nguyên du lịch

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch cộng đồng và một số kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng

Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

Trang 20

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MỘT

SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG

1.1 Khái niệm

1.1.1 Du lịch sinh thái

Hiện nay, DLST ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng bởi tính gần gũi, bảo vệ tài sản vốn có của tự nhiên và cư dân địa phương đã sinh sống nhiều đời Nó góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế - XH Thúc đẩy và nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường của các tầng lớp trong xã hội Đặc biệt là trong hoàn cảnh nền kinh tế toàn cầu như hiện nay với tốc độ khai thác tài nguyên nhanh chóng, dần phá hủy

sự cân bằng sinh thái tại các khu vực của thế giới

Như đã trình bày tại phần lịch sử nghiên cứu, có khá nhiều khái niệm khác nhau về DLST Tuy nhiên có thể thấy rằng tất cả các khái niệm đều quan tâm tới thiên nhiên và môi trường, trách nhiệm với xã hội và cộng đồng - bảo

vệ thiên nhiên Các yếu tố này là trọng tâm của hoạt động du lịch sinh thái được diễn ra trong luận văn này

Theo Điều 4, Luật du lịch Việt Nam năm 2005 đã đưa ra khái niệm:

“Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [12, tr.3]

1.1.2 Cộng đồng

Cộng đồng là một khái niệm về tổ chức xã hội đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra trong các công trình khoa học với nhiều ngữ nghĩa khác nhau

Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Cộng đồng được hiểu là “Một tập

đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc” [29, tr.601]

Trang 21

Theo Sue BeeTon trong cuốn “Commumnity Development through Tourism”: “Cộng đồng có nguồn gốc từ Latin, mà đề cập đến tinh thần rất cộng đồng, hoặc một cộng đồng không có cấu trúc bên trong mà mọi người đều bình đẳng” “Hoặc cộng đồng là một nhóm người có cùng một tín ngưỡng, cùng sống trong một thời gian và một không gian nhất định” [41, tr.3 – 4]

Theo Bùi Thị Hải Yến trong cuốn “Du lịch cộng đồng”: “Cộng đồng

được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như: Làng, xã, huyện, thị xã, tỉnh, thành phố, quốc gia… có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội” [31, tr.33]

Theo Võ Quế trong cuốn “Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng tập

1”: “Khái niệm cộng đồng được cho là một khái niệm có nhiều tuyến nghĩa

Trong tuyến nghĩa khoa học xã hội bao gồm: Các thực tế xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ hoặc không chặt chẽ, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định” [19, tr15]

Từ khái niệm cộng đồng được nhiều tác giả đưa ra và các đặc điểm

chung của cộng đồng, cộng đồng có thể được hiểu là: “một nhóm dân cư, một

tập đoàn người rộng lớn cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như: Làng(bản, buôn, sóc), xã(phường, thị trấn), huyện(thị xã), tỉnh(thành phố), quốc gia, tộc người… có những dấu hiệu chung về tôn giáo, thành phần giai cấp, về các mối quan tâm, truyền thống văn hóa, về kinh tế xã hội”

1.1.3 Cộng đồng địa phương

- Theo Bùi Thị Hải Yến trong cuốn “Du lịch cộng đồng”: “CĐĐP là một

nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như các đơn vị làng (bản, buôn, thôn, sóc), xã, huyện, tỉnh (thành phố) nhất định qua nhiều thế hệ và có những đặc điểm chung về các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn, sử dụng chung các nguồn tài nguyên môi trường, có cùng mối

Trang 22

quan tâm về kinh tế - xã hội, có sự gắn kết về huyết thống, tình cảm và có sự chia sẻ nguồn lợi và trách nhiệm trong cộng đồng” [31, tr.33]

Vậy, CĐĐP có thể được hiểu là “một nhóm dân cư hoặc một tập đoàn

người rộng lớn cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như làng (bản, thôn, buôn, sóc), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã), tỉnh (thành phố), qua nhiều thế hệ, có sự gắn kết về truyền thống, tình cảm, có quyền lợi

và nghĩa vụ trong việc bảo tồn, phát triển, sử dụng các nguồn tài nguyên ở địa phương, có các dấu hiệu chung về tôn giáo, tín ngưỡng, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa”

1.1.4 Du lịch cộng đồng

Thuật ngữ “Du lịch cộng đồng” (Community-based tourism) bắt nguồn

từ loại hình du lịch làng bản, xuất hiện vào những năm 1970, khi một số khách du lịch muốn tham quan các làng bản và tìm hiểu văn hóa kết hợp với khám phá tự nhiên Thông thường các hoạt động du lịch này thường được tổ chức ở những khu vực rừng núi còn mang tính tự nhiên hoang dã, có hệ sinh thái đa dạng… nhưng còn hẻo lánh, thưa thớt dân cư Điều này dẫn đến việc khách du lịch gặp khó khăn rất nhiều về vấn đề giao thông, điều kiện sinh hoạt, thông tin hay các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động du lịch khác Khi đó, khách du lịch cần sự hỗ trợ của người dân bản xứ: dẫn đường, cung cấp đồ ăn, chỗ ngủ… Khách du lịch đã đưa ra cách gọi đầu tiên đó là “những chuyến du lịch có sự hỗ trợ của người dân bản xứ” Đó chính là tiền đề cho khái niệm du lịch cộng đồng sau này

Khi nghiên cứu về du lịch cộng đồng, các tác giả chưa có sự thống nhất Cũng như khái niệm DLST, mỗi tác giả có cách tiếp cận riêng

Nicole Hausle và Wolfgang Strasdas cho rằng: “DLCĐ là một loại hình du

lịch trong đó chủ yếu người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” [38,

Trang 23

tr.18] Trong định nghĩa này, Nicole và Wolfgang chú trọng đến vai trò và lợi ích kinh tế mà DLCĐ đem lại cho người dân địa phương

Ở Thái Lan khái niệm Community – based tourism – Du lịch cộng đồng

được định nghĩa: “Du lịch cộng đồng là du lịch có tính đến bền vững về mặt

môi trường, văn hóa và xã hội Nó do chính cộng đồng quản lí và làm chủ vì lợi ích của cộng đồng vì mục đích tạo cho du khách có khả năng nhận thức và tìm hiểu về cộng đồng và lối sống của cộng đồng” (REST – 2007) [39,tr10]

Có thể nhận định rằng du lịch cộng đồng thực chất là tiếp cận cộng đồng trong hoạt động du lịch, trong đó vai trò của cộng đồng được đề cao, thể hiện

ở sự tham gia chủ động và tích cực của cộng đồng trong các hoạt động du lịch trên địa bàn sinh sống của họ

1.2 Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng

Để tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng, Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam đưa ra một số điều kiện cơ bản sau [30,tr4-7]:

Nguồn lực bên trong

Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có giá trị

Về phía cộng đồng phải có sự tham gia rộng rãi và hiệu quả Họ là những người am hiểu, có ý thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển

du lịch

Có sức hút với thị trường khách du lịch

Điều kiện bên ngoài

Có cơ chế chính sách hợp lý, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển DL

và sự tham gia của cộng đồng

Có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm làm việc, và của các công ty lữ hành về công tác tiếp thị

Trang 24

1.3 Các yếu tố quyết định sự thành công của du lịch cộng đồng

Từ khảo sát thực tế và nghiên cứu tổng quan tài liệu các mô hình du lịch công đồng tai một số nơi trong cả nước, tác giả rút ra một só yếu tố quyết định sự thành công của du lịch cộng đồng bao gồm:

Thái độ cư xử giữa cộng đồng và du khách

Khả năng tiếp cận điểm du lịch

Khả năng cung ứng các dịch vụ cơ bản như lưu trú, ăn uống và đi lại Nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có sức hút lớn

dạng

Nguồn tài nguyên DL phong phú, đa dạng

Du lịch cộng đồng

Yếu tố khác

Các yếu tố khác

Khả năng tiếp cận điểm DL

Khả năng tiếp cận điểm DL

Trang 25

Để các khâu đều hoạt động tốt, ngoài sự cố gắng của bản thân cộng đồng cần có sự giúp đỡ của các ban ngành, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm

1.4 Một số kinh nghiệm khai thác tài nguyên dựa vào cộng đồng

1.4.1 Trên thế giới

DLCĐ không phải là khái niệm xa lạ trên thế giới và nhiều nước đã đạt được một số thành tựu như Indonesia, Thái Lan, Philippine, Nepal Người dân được trực tiếp tiếp xúc với du khách, tham gia các hoạt động du lịch như bán hàng, giới thiệu đặc sắc tại địa phương Kết quả của những hoạt động này góp phần đáng kể vào việc phát triển cuộc sống cho người dân nơi đây Sau đây tác giả sẽ giới thiệu một số bài học kinh nghiệm về DLCĐ ở một số quốc gia

1.4.1.1 Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở Ventanilla

Du lịch dựa vào cộng đồng vẫn trong giai đoạn đầu của sự phát triển Không có một mô hình chung áp dụng cho mọi khu vực Tuy nhiên, để có một hình dung rõ ràng hơn về DLCĐ, chúng tôi xin đưa ra dưới đây một mô hình du lịch dựa vào cộng đồng đã được chứng minh là tương đối thành công bởi Foucat (2004) Sử dụng những tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về xã hội, môi trường, kinh tế và chính trị, tác giả đã chứng minh du lịch dựa vào cộng đồng ở Ventanilla đang hướng tới sự bền vững

Cộng đồng Ventanilla thuộc bang Oaxaca, bang đa dạng nhất về dân tộc

và sinh học của Mêhicô, nằm ở bờ biển Nam Thái Bình Dương Làng Ventanilla được thành lập cách đây 30 năm khi các hộ dân di cư xuống vùng

bờ biển, chủ yếu từ hai làng La Florida và Tonameca Cộng đồng có quy mô nhỏ với 19 hộ gia đình, 90 hộ dân Nhà cửa được dựng chủ yếu bằng cây cọ dừa và gỗ

Trang 26

Bảng 1.2 Sơ đồ vị trí Ventanilla - Ventanilla nằm giữa hai khu nghỉ Huatulco và Puerto Esscondido Mazunte và Puerto Angel là hai điểm DL khác trong vùng

 Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở Ventanilla

Cộng đồng Ventanilla có đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển DLST - hấp dẫn về tự nhiên và văn hóa Bản thân cộng đồng là người khởi nguồn DLST ở đây bằng những hoạt động kinh doanh nhỏ Trong suốt quá trình phát triển DLST, họ luôn giữ thế chủ động và trung tâm, các đơn vị khác, gồm các

tổ chức chính phủ và phi chính phủ, trường đại học cũng tham gia nhưng với vai trò hỗ trợ cộng đồng

Bảng 1.3 Mô hình DLST cộng đồng ở Ventanilla

Cơ sở DLST địa phương

Hỗ trợ

Liên kết Hợp tác

Giữ vai trò quản lý và vận hành hoạt động kinh doanh DLST, bảo tồn môi trường

Trang 27

1.4.1.2 Mô hình phát triển DLCĐ tại VQG Gunung Halimun (Indonesia)

VQG Gunung Halimun là một vùng đất còn nguyên sơ với đa dạng sinh thái và nền văn hóa thuộc địa Với diện tích 40.000ha, VGQ có 237 loài động vật, khoảng 500 loài cây có hoa Khu VQG có bộ lạc Kasepuhan bản xứ sinh sống nhiều đời Họ có một nền văn hóa, nghệ thuât truyền thống độc đáo như múa, âm nhạc, võ thuật đã thu hút được một lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan

 Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở VQG Gunung Halimun

Vai trò cộng đồng người Kasepuhan là người tham gia trực tiếp tổ chức các dịch vụ du lịch cung cấp cho khách đến tham quan, đồng thời tham gia công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn giá trị văn hóa, phong tục tập quán

Bảng 1.4 Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở VQG Gunung Halimun

Nhóm phát triển

và ban quản lý VQG

Cơ quan thực hiện

Các nhân tố tác

động khác

Tài nguyên vùng Gunung Halimun

Phát triển du lịch VQG Gunung Halimun

Cộng đồng người Kasepuhan

Trang 28

1.4.2 Tại Việt Nam

Ở Việt nam, vào cuối thế kỉ 20 loại hình phát triển DLCĐ mới được bắt đầu nghiên cứu và thử nghiệm tại một số khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiên cần được bảo tồn nên khái niệm này còn mới so với các nước trên thế giới Về lí luận, trong nước chưa có công trình nghiên cứu riêng, đầy đủ và chuyên sâu về phát triển DLCĐ để áp dụng cho các khu vực đang thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan nên kinh nghiệm của một số địa phương chỉ mang tính chất thí nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm

Theo mô hình phát triển thì cộng đồng địa phương đã liên kết hợp tác với các công ty điều hành du lịch tại địa phương thuộc Sapa đưa khách về Bản Khách tham quan có thể được hướng dẫn bởi người địa phương, ở tại nhà của cư dân địa phương và tham gia cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người Tày Chính quyền địa phương giữ vai trò thiết yếu trong việc đưa ra các chính sách giáo dục, tiêu chuẩn dịch vụ và thuế Các tổ chức phi chính phủ như SNV hay IUCN hỗ trợ trong việc đào tạo, xây dựng nhận thức tổ chức cộng đồng, phát triển cơ cấu và sản phẩm du lịch cũng như khâu tiếp thị Nguồn lợi nhuận thu được từ du lịch ngoài việc phân chia về cho cộng đồng còn bổ sung vào nguồn vốn cho xã hội địa phương Bên cạnh đó, du lịch cũng góp phần vào việc tái sinh các truyền thống văn hóa, đặc biệt là kĩ thuật làm đồ thủ công, bảo tồn những điệu nhảy dân gian Việc nhận thức tốt hơn

Trang 29

về vấn đề môi trường cũng giúp cải thiện điều kiện sinh hoạt, đường xá sạch

sẽ và cây xanh được trồng nhiều hơn

1.4.2.2 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lác, Mai Châu, Hòa

Bình

Bản Lác là một bản miền núi thuộc huyện Mai Châu, cách thành phố Hòa Bình khoảng 60km, là nơi cư trú của người Thái Trắng có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc, di cư sang lập nghiệp tại bản Lác những năm thuộc thế kỉ thứ 13 Người Thái Trắng sinh sống tại bản Lác có một nền văn hóa dân phát triển lâu đời và đến nay còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa đặc sắc Phong tục đón khách của dân tộc Thái có nét đặc biệt là rất mến khách đến chơi và ở với nhà mình, sự ân cần và chu đáo với khách trong bữa cơm đạm bạc đã tạo nên tình cảm trân trọng không thể nào quên mỗi khi đặt chân đến bản

Vào những năm 70 của thế kỉ 20, bản Lác chủ yếu là nơi đón tiếp các đoàn chuyên gia, các nhà ngoại giao nước ngoài đến Việt Nam Nhưng đến năm 1994, nhờ có sự quan tâm của các công ty lữ hành, bản Lác trở thành điểm nóng du lịch, hàng năm có khoảng trên 3000 khách du lịch đến tham quan bản để chiêm ngưỡng, tìm hiểu và nghiên cứu những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái

Mặc dù người dân có trách nhiệm quản lí các hoạt động du lịch nhưng nguồn khách hoàn toàn phụ thuộc vào các công ty lữ hành sắp xếp và bố trí các dịch vụ phục vụ du khách, dân bản không có quyền tham gia bàn bạc Toàn bộ hoạt động dịch vụ du lịch không có cơ quan quản lí hướng dẫn, đào tạo và giúp đỡ kể cả chính quyền các cấp, vì thế mỗi hộ phải tự tổ chức công

ăn việc làm và liên hệ với công ty lữ hành để đón khách Về vấn đề tài chính thu được từ hoạt động du lịch thì các cấp chính quyền thu từ hai nguồn bán vé

và trích 10% nguồn thu nhưng bà con dân bản chưa biết nguồn lợi đó chính quyền sử dụng vào mục đích gì, nguồn thu chưa được tái đầu tư và chia sẻ lợi

Trang 30

ích cho cộng đồng dân bản Vấn đề bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và bản sắc văn hóa dân tộc chưa được quan tâm thường xuyên

Vì vậy, hoạt động phát triển du lịch tại bản Lác, Mai Châu tuy có sự tham gia cung cấp dịch vụ phục vụ khách du lịch nhưng mang tính tự phát của cộng đồng cần phải xây dựng các tiêu chí cụ thể đảm bảo lợi ích của các bên tham gia

1.5 Bài học kinh nghiệm từ các mô hình phát triển DLCĐ ở các nước

trên thế giới và ở Việt Nam cần học tập

+ Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch du lịch và quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng được tiến hành phù hợp, đúng đắn, nghiêm ngặt, được thực hiện công khai, minh bạch, không có tham nhũng

+ Có sự hỗ trợ của cộng đồng trong phát triển du lịch cộng đồng và phát triển kinh tế – xã hội, bằng việc ban hành các chính sách thuận lợi và bảo

vệ tài nguyên môi trường, xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, tài chính, đào tạo, xúc tiến phát triển du lịch, phân chia lợi ích từ hoạt động du lịch

+ Công nhận quyền chủ sở hữu của CĐĐP trong việc bảo tồn, khai thác tài nguyên môi trường và tham gia vào tất cả các hoạt động du lịch

Những hạn chế cần khắc phục: ở nhiều quốc gia đang phát triển trong

đó có Việt Nam, chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch tại nhiều khu điểm DLCĐ còn thấp, các thiết bị, đồ dùng cho du khách còn thiếu, không thuận tiện, đặc biệt là nhà vệ sinh, việc vệ sinh nhà nghỉ chưa tốt, làm giảm sức hấp dẫn của du lịch với các dịch vụ này nên thời gian lưu trú của du khách thường ngắn Việc ban hành và thực hiện các chính sách thuận lợi cho phát triển DLCĐ còn chậm, chưa đầy đủ

Trang 31

Tiểu kết chương 1

Chương 1 luận văn đã giải quyết được hai vấn đề: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của DLCĐ Trong phần cơ sở lý luận, tác giả đã đề cập một số khái niệm phù hợp với đặc điểm của DLCĐ để làm nền tảng lý luận cho luận văn Tác giả cũng tập trung vào việc xác định và phân tích các điều kiện phát triển DLCĐ, các yếu tố quyết định sự thành công của DLCĐ, mục tiêu và nguyên tắc phát triển DLCĐ, một số hình thức tham gia phổ biến của cộng đồng địa phương trong du lịch, và cách thức xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng đồng Trong phần cơ sở thực tiễn, tác giả đã nghiên cứu đưa ra những mô hình và bài học kinh nghiệmcủa một số nước trên thế giới: Của cộng đồng

Ventanilla ở Mê hi cô, VQG Gunung Halimun ở Indonesia để thấy được đặc

điểm, xu hướng, kinh nghiệm phát triển DLCĐ trên thế giới Đồng thời tác giả cũng nghiên cứu, đưa ra hai mô hình phát triển DLCĐ ở Việt Nam: tại bản

Hồ - Sapa và bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình Những bài học kinh nghiệm từ những mô hình trên thế giới và ở Việt Nam được nhìn nhận dưới cả góc độ tích cực và hạn chế để làm cơ sở thực tiễn cho việc triển khai nghiên cứu một

số giải phát triển DLCĐ tại hai xã: Trường Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lư) nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình

Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng trên đây là cơ sở quan trọng cho việc phân tích tiềm năng, thực trạng du lịch cộng đồng tại hai xã: Trường Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lư) nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng

An, tỉnh Ninh Bình sẽ được trình bày ở Chương 2

Trang 32

CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI TRÀNG AN

2.1 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

2.1.1 Giới thiệu khái quát về khu du lịch Tràng An

Khu du lịch sinh thái Tràng An có diện tích 2.168 ha, nằm trên địa bàn 8

xã, phường thuộc huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn và thành phố Ninh Bình Trong đó: xã Trường Yên: 772,12 ha; xã Ninh Xuân: 375,56 ha; xã Gia Sinh: 529,6 ha; xã Ninh Hải: 159,6 ha; xã Ninh Hoà: 74 ha; phường Ninh Khánh: 31,56 ha; xã Ninh Nhất: 182,41 ha; phường Tân Thành: 43,68 ha

Cách Hà Nội 90km về phía Nam, là một khoảng cách rất hợp lí cho phát triển du lịch Bên cạnh đó, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho du lịch như đường sá, cầu cống từ Hà Nội tới Ninh Bình rất hiện đại Do đó chỉ mất khoảng 2h đi bằng ô tô hoặc xe máy là quý khách đã có mặt tại khu Tràng An Không chỉ gần Hà Nội mà khu du lịch Tràng An còn gần các điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình như Tam Cốc – Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương, nhà thờ đá Phát Diệm Đặc biệt, khu du lịch Tràng An còn nằm giữa các điểm này, khoảng cách từ KDL đến các điểm du lịch kể trên chỉ khoảng 10km

- 40km Do đó, khu du lịch Tràng An gần như là cầu nối giữa các điểm du lịch nổi tiếng của Ninh Bình Vì vậy, du khách có thể đi tham quan nhiều điểm du lịch mà không tốn quá nhiều thời gian Tất cả những yếu tố thuận lợi

về vị trí địa lí này là điều kiện quan trọng đối với sự phát triển du lịch tại Tràng An

Do hạn chế về kinh phí cũng như thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu

và tiến hành điều tra xã hội học tại hai xã: xã Trường Yên, và xã Ninh Xuân (huyện Hoa Lư) Xã Trường Yên cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7 km, nằm ở phía tây huyện Hoa Lư, phía Bắc giáp với huyện Gia Viễn qua sông

Trang 33

Hoàng Long, phía Tây giáp xã Gia Sinh, phía Đông giáp với các xã Ninh Giang, Ninh Hòa, và phía Nam giáp với Ninh Xuân, Ninh Hải Trường Yên là

xã thuộc vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi Xã gồm 16 thôn: thôn Đông, thôn Tây (thôn Đoài), thôn Nam, thôn Bắc, thôn Trung, thôn Tam Kỳ, thôn Trường An, thôn Chi Phong, thôn Tụ An, thôn Trường Sơn, thôn Trường Thịnh, thôn Trường Xuân, thôn Tân Hoa, thôn Vàng Ngọc, thôn Yên Trạch, thôn Đông Thành Còn Ninh Xuân là xã miền núi nằm ở huyện Hoa Lư, Ninh Bình Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 4,5 km Phía Đông giáp

xã Ninh Nhất, Ninh Bình và Ninh Tiến, Ninh Bình, phía Nam giáp xã Ninh Thắng, Hoa Lư và Ninh Hải, Hoa Lư, phía Tây giáp xã Ninh Hải, Hoa Lư, phía Bắc giáp xã Trường Yên, Hoa Lư và Ninh Hòa, Hoa Lư

2.1.2 Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng

2.1.2.1 Tài nguyên du lịch

a Tài nguyên tự nhiên

Tràng An là khu du lịch có địa hình chủ yếu là núi rừng, thung lũng và hang động Địa hình được chia làm 2 vùng rõ rệt: vùng đồng bằng và vùng núi

 Vùng đồng bằng: có diện tích không nhiều, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai khá màu mỡ nhưng lại xen kẽ nhiều vùng núi thấp trũng

Trang 34

Hệ thống hang động

Nổi bật trong số các tài nguyên du lịch của khu vực là tài nguyên hang động đá vôi Các hang động trong khu vực nghiên cứu thường tập trung thành từng cụm có quan hệ mật thiết với nhau Trong đó có một số hang đã ngừng hoạt động (hang hóa thạch) và nhiều hang đang hoạt động Hệ thống các hang đang hoạt động là các hang bị ngập nước thường xuyên, ngay cả trong mùa khô Vào mùa nước lớn, nước ngập đến trần hang

Hệ thống hang động trong khu vực khá đa dạng, tạo nên cảnh đẹp đặc sắc Hang động ở đây không chỉ phong phú về số lượng mà còn rất đa dạng về hình thái và chủng loại Mỗi hang đều có một sắc thái riêng biệt nhưng cũng

có những điểm chung và điểm riêng

Hệ thống cảnh quan karst

 Giá trị thẩm mỹ thể hiện rõ ở cảnh quan karst trên mặt và cảnh quan kast ngầm cụ thể như sau:

 Giá trị thẩm mỹ của các cảnh quan karst trên mặt

Kiểu địa hình độc đáo nhất ở Tràng An là kiểu karst vịnh Hạ Long hay

“Hạ Long trên cạn” Các lớp trầm tích dày thường tạo địa hình với các đỉnh cao, vài nơi có dạng lưỡi mác độc đáo, được ví như rừng đá cao vút như Bút tháp Các đá vôi phân lớp mỏng tạo địa hình với các vỉa đá chồng xếp lên nhau như tập sách

 Giá trị thẩm mỹ của các cảnh quan karst ngầm

Lượng thạch nhũ trong hang động rất đa dạng, măng đá như từ lòng hang mọc lên, nhũ đá từ trên vòm hang rủ xuống, xung quanh hang động là những mảng nhũ kết cấu thành nhiều hình thù kỳ lạ, đẹp mắt

Một đặc điểm quan trọng của hệ thống hang động này là sự nguyên vẹn của tạo hóa, các hang tại Tràng An đều còn nguyên thủy chưa bị méo mó hay tạo dựng khác của bàn tay con người Ngoài những hang động đã được nhiều

Trang 35

người biết đến, Tràng An còn nhiều hang động mới được phát hiện và vô số các hang động còn ẩn sâu trong lòng rừng núi bạt ngàn

Trong quần thể xuyên thủy động Tràng An có đến gần 30 thung Rộng nhất là thung Đền Trần (241.600 m2), nhỏ nhất là thung Sáng (15.400 m2) Mỗi thung là một bức tranh thủy mặc khác nhau về núi và nước Mây trời, non xanh, nước bạc hòa quyện vào nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện Nước hồ in bóng núi, bóng mấy; vừa hùng vĩ vừa mộng mơ, kỳ ảo, huyền diệu

 Giá trị địa chất địa mạo

Khu vực Tràng An có cấu tạo địa chất là đá vôi Karst, gồm chủ yếu là trầm tích cacbornat và lục nguyên Triat Khối Karst này là một bộ phận của miền Karst Tây Bắc của Việt Nam Các nhà địa lý - địa chất trong nước và thế giới đều cho rằng Việt Nam có cảnh quan karst nhiệt đới điển hình Tính chất nhiệt đới điển hình thể hiện ở đặc điểm: địa hình âm (ngầm) phát triển, liên kết với nhau còn địa hình dương-các đỉnh có phân bố rời rạc, có dạng nổi cao trên nền các thung lũng và vùng trũng Karst

Khu du lịch Tràng An thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sông Hồng, ngoài ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, Đông Nam Khí hậu chia làm 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau

Theo số liệu của TCVN 4088-85, trạm khí tượng thủy văn Ninh Bình khí hậu của vùng có những đặc trưng sau:

 Tổng lượng mưa trung bình năm đạt 1.860-1.950 mm, phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn tỉnh, trung bình năm có 125-157 ngày mưa Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa hạ (từ tháng 4 đến tháng 9), chiếm 80-90% tổng lượng mưa cả năm, lũ lụt cũng thường xảy ra trong thời gian này Vì vậy, hoạt động du lịch trong giai đoạn này trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là hoạt động chèo đò, dã ngoại

Trang 36

 Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,20C; tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 29,30C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,90C Số giờ nắng trung bình mỗi tháng là 117,3 giờ Tổng số giờ nắng trung bình năm trên 1.400 giờ Tổng nhiệt độ năm đạt tới trị số trên 8.5000C Độ ẩm trung bình hàng năm là 83%

Như vậy, khí hậu ở Tràng An thuận lợi và khá luận lợi cho hoạt động

du lịch, khách du lịch có thể tham quan tất cả các thời điểm trong năm Tuy nhiên, từ tháng 5 đến tháng 9 nên có biện pháp tránh nắng, tránh nóng cho du khách

Khu du lịch Tràng An nằm trong hệ thống dày đặc các sông như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Sào Khê, sông Vân Sàng, sông Vạc… Hầu hết các sông đều đổ ra sông Hoàng Long và sông Đáy rồi chảy ra cửa Đáy, cửa Vạc tạo lên mạng lưới sông suối của khu vực có giá trị cấp nước sinh hoạt, phục vụ nông nghiệp, phục vụ giao thông hoạt động du lịch và những ngành kinh tế khác Tuy nhiên, các con sông này có sự phân bố dòng chảy không đều trong năm, thường biến đổi theo mùa và chịu ảnh hưởng của thủy triều, dễ gây ra ngập úng vào mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 9 gây khó khăn cho hoạt động chèo đò tại khu du lịch

Trong khu hang động Tràng An thì không có sông mà chỉ có các thung nước (hồ lớn), các lạch nhỏ Tại đây có tới 30 thung (hồ lớn), trong đó thung rộng nhất là thung Đền Trần, có diện tích là 241.600m2, thấp nhất là thung Sáng có diện tích 15.400m2 Hiện nay, có một số thung trước là vùng trồng lúa của cư dân, nay đã được nạo vét bùn tạo thành một vùng ngập nước, thuận lợi cho việc chèo thuyền đưa du khách tham quan quần thể hang động Tràng An Ngoài ra còn có hệ thống ao hồ của các hộ gia đình trong khu dân cư và

hệ thống mương tưới dày đặc trải đều trên toàn khu vực Tràng An, là nguồn cung cấp nước dồi dào cho nông nghiệp và sản xuất

Trang 37

Hệ sinh thái

Vùng núi đá vôi Karst Tràng An có sự tồn tại của 2 hệ sinh thái chủ yếu

là hệ sinh thái núi đá vôi và hệ sinh thái đất ngập nước (thung và hồ) Ngoài

ra còn có các dạng khác như vùng đất trồng trọt, hệ sinh thái hang động… Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung phân tích 2 hệ sinh thái chính:

 Hệ sinh thái trên núi đá vôi:

 Hệ thực vật: các dãy núi đã vôi được tạo thành qua nhiều thế kỉ Trên thung có các hốc đá và các khe đá tạo thành nơi chứa nhiều bùn để cho các loài thực vật bám rễ và phát triển Điều kiện tại khu du lịch Tràng An rất thích hợp cho các loài thực vật sống trên núi đá vôi do khí hậu nằm trong vùng nóng ẩm nhiệt đới gió mùa nên kéo theo động vật và thực vật sống trong vùng núi đá Thảm thực vật bao gồm:

 Gần 500 loài thực vật bậc cao thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch, trong đó ngành hạt kín phát triển phong phú nhất Các họ gặp nhiều nhất là họ Cúc, họ Thầu dầu, họ Đậu, họ Lúa, họ Cói, họ Cà Phê, họ Hoa móm chó, họ Chôm, họ Bìm bim và họ Ô rô [4,tr.33]

 Trảng cây bụi thứ sinh trên đá vôi: trước đây khi chưa bị khai thác, trên núi đá vôi có rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm cây là rộng với các loại cây gỗ điển hình như: nghiến (burretiodendron hsienmu), trai (Garcinia fragraoides), đinh (Markamia stipulata), lát hoa (chukrasia tabularis) Trảng cây bụi hiện tại cao 2-4m, độ che phủ khoảng 40-50% Bao gồm có cây bụi và

gỗ nhỏ thuộc các họ Na (Anonaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), dâu tằm (Moraceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Sim (Oleaceae), Cà phê (Rubiaceae), Cam chanh (Rutaceae)…

 Trảng cỏ và cây bụi thứ sinh trên đất dày, ẩm, phân bố rải rác khắp các khu vực ở các chân núi hoặc cây bụi đất gần hồ gồm các loài thuộc họ Cúc (Asteraceae) như cỏ Lao, Đơn buốt, họ Hòa thảo (Poaceae)

Trang 38

 Hệ động vật: Những thông tin về hệ động vật ở đây còn nghèo nàn, số liệu điều tra thống kê riêng cho vùng Tràng An còn ít vì vậy việc nghiên cứu chuyên biệt cho khu vực này đang là vấn đề cần đặt ra

 Về Chim, đã thống kê ở vùng này và phụ cận có khoảng 73 loài Trong đó, bộ Sử (Passeriformes) là bộ có số lượng họ và loài đông nhất, đa số chim trong khu vực là các loài sống trong sinh cảnh rừng, trảng cây bụi [4, tr.34]

 Về thú, thống kê được 41 loài Thành phần thú tại đây nghèo nàn do diện tích bị thu hẹp, rừng bị tàn phá Có thông tin cho rằng có tới 10-15 cá thể Vọoc quần đùi trắng – loài đang bị đe dọa toàn cầu còn sống ở khu vực Hoa

Lư Thông tin này cần được nghiên cứu thêm

 Về bò sát ếch nhái, thống kê được 32 loài thuộc 13 họ, 4 bộ, 2 lớp Trong thành phần nhóm bò sát lưỡng cư thì nhóm rắn có số loài đông nhất, tiếp theo đến nhóm thằn lằn, thấp nhất là nhóm rùa

 Hệ sinh thái thủy vực: được tạo thành chủ yếu bới các thung (hồ) bao gồm các loài: thực vật thủy sinh, thực vật lá nổi, thực vật sống nổi với nhiều loài đặc hữu

 Thực vật thủy sinh: Phân bố tại các khu vực từ 0-1,5 m, có nhiều loài mọc ven bờ ẩm ướt (thực vật vùng đầm lầy) Xuất hiện một số loài sống dưới nước điển hình như cỏ nhãn tử Mã lai, Rong Đuôi Chồn, Rong Đuôi Chồn vòng, Dừa nước và thực vật lá nổi như Rau bợ, rau Mác

 Thực vật lá nổi:Điển hình trong nhóm này có các loài như cây Ấu, Súng, Sen Vào mùa hè, hoa của mỗi loài đều có màu sắc riêng làm vui mắt khách du lịch Sen Nelumb nucifera Gaertn là loài còn được trồng ở một số kênh, mương trong khu vực

 Thực vật sống nổi: Những loài nổi trên mặt nước hoặc trong nước thì

rễ của chúng nói chung thoái hóa hoặc thiếu Lá của chúng mang đặc trưng

Trang 39

của thực vật lá nổi Những loài điển hình như các loại Bèo tấm, Bèo ong, Hoa dâu… Những loài chìm dưới nước có Rong đuôi chó, Bèo Ba náng…

 Thực vật sống chìm dưới nước: rễ mọc trong bùn, thân lá toàn bộ chìm trong nước Những loài này thường không có nước là chết nhanh chóng Trong hệ thực vật thủy sinh, có khoảng 19 loài sống chìm trong nước, 11 loài sống trôi nổi và 30 loài có rễ ăn sâu trong đất, thân và lá nhô lên trên mặt nước Đa số những loài thủy sinh mọc ở đây là các loài mọc hoang dại tự nhiên trong các thủy vực nguyên sơ, chưa bị tác động mạnh của con người Các loài thực vật thủy sinh mật độ dày thường có mặt tại khu vực trũng là rong Mái chèo vallisneria spiralis L.; rong Đuôi chó Ceratophllum demersum L.; rong Đuôi chồn Myriophyllum vertillatim L.; Sậy Phragmites comunis Trin, lăn (năng) Eleochais dulcis; Cói Scirpus mucronatus L.; Súng Nymphaea và phân bố thành từng đám thuần loài với sinh khối khá lớn

 Động vật nổi:

 Các loài động vật nổi thuộc các nhóm Chân Mái chèo Copepoda, Râu ngành Cladocera và Trùng bánh xe Rotatoria Trong thành phần động vật nổi, nhóm Râu ngành có một số loài đông nhất sau đến nhóm Trùng bánh xe và cuối cùng là nhóm Chân mái chèo

 Cá: hiện nay đã thống kê được 53 loài các thuộc 20 họ ở vùng nghiên cứu và phụ cận Trong số đó, họ cá chép Cyprinidae có số loài đông nhất Đây

là họ có ý nghĩa kinh tế nhất so với nhiều loại có mật độ cao như cá Mại (Rasbora cephanotaenia), cá chép (Cyprinus carpio), cá giếc (carassius auratus)

Khu hệ thủy sinh vật Tràng An phong phú, tuy nhiên còn chưa được nghiên cứu chuyên đề tách biệt, số liệu cần được bổ sung thêm với các nhóm loài trong các thủy vực tự nhiên hoang dã phục vụ phát triển du lich

b Tài nguyên du lịch nhân văn

Trang 40

Di tích khảo cổ học hang động

Khu du lịch Tràng An được xem là cầu nối giữa thời đại đá mới và thời đại đồng thau, giữa miền núi với châu thổ ven biển trong tiến trình phát triển văn hóa tiền sử Việt Nam Nơi đây có một số hang động khảo cổ, thuộc các niên đại khác nhau, dấu tích văn hóa không giống nhau, phản ánh nhiều khía cạnh của văn hóa nhân loại từ tiền sử đến lịch sử, tiêu biểu như: hang Hoa Sơn, hang Lợn, hang Vượn trên, hang Vượn dưới, hang núi Thung Bình [4,tr.54]…Trong quá trình nạo vét hệ thống hang động, khai quật khảo cổ từ nhiều năm qua, nhiều di vật, dấu tích của người tiền sử từ 5000 đến 30000 năm

đã được tìm thấy ở Hang Bói, hang Trống

Nghiên cứu của các chuyên gia khảo cổ học khẳng định: nét nổi bật nhất trong khu vực Tràng An là các di tích khảo cổ hang động tiền sử Địa tầng các

di tích hang còn bảo lưu văn hóa nguyên vẹn, dày từ 1,0m đến 2,0m

Vết tích văn hóa còn lại cho thấy, các di tích tiền sử Tràng An phát triển qua 3 giai đoạn: trước biển tiến Holocene trung (trước 6.000 năm cách ngày nay) Giai đoạn biển tiến (6.000-4.000 năm cách ngày nay) Giai đoạn sau biển tiến (4.000-2.000 năm cách ngày nay)

Văn hóa khảo cổ học ở Tràng An có một số nét đặc biệt vị trí địa lý là thung lũng đá vôi đầm lầy chứ không phải là đá vôi vùng núi; Công cụ lao động không sử dụng đá cuội mà sử dụng bằng đá vôi; Phổ biến sử dụng đồ gốm hoa văn dấu thừng thô chứ không phải là dấu thừng mịn; Khai thác các loài vỏ nhiễm thể (vỏ ốc, trai, hàu…) là nước ngọt và biển Niên đại kéo dài

từ 25.000 năm đến 3.000 năm cách ngày nay [4,tr.55]

Hệ thống các di tích khảo cổ hang động Tràng An là một thí dụ nổi bật

về sự định cư truyền thống của loài người trong các đầm lầy karst, việc sử dụng đất hoặc biển mà đại diện cho một nền văn hóa (hoặc nhiều nền văn hóa)

Ngày đăng: 14/11/2016, 14:47

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch-UBND tỉnh Ninh Bình & Hội di sản văn hóa Việt Nam (2008), Hội thảo Giá trị di sản văn hóa cố đô Hoa Lư và khu du lịch sinh thái Tràng An, Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giá trị di sản văn hóa cố đô Hoa Lư và khu du lịch sinh thái Tràng An
Tác giả: Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch-UBND tỉnh Ninh Bình & Hội di sản văn hóa Việt Nam
Năm: 2008
2. Đặng Văn Bào, Trương Quang Hải (2009), “Khu du lịch sinh thái cảnh quan Tràng An-Những giá trị cảnh quan, sinh thái và môi trường”, tuyển tập Hội thảo khoa học Giá trị di sản văn hóa cố đô Hoa Lư và Khu du lịch sinh thái Tràng An, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu du lịch sinh thái cảnh quan Tràng An-Những giá trị cảnh quan, sinh thái và môi trường"”, tuyển tập" Hội thảo khoa học Giá trị di sản văn hóa cố đô Hoa Lư và Khu du lịch sinh thái Tràng An
Tác giả: Đặng Văn Bào, Trương Quang Hải
Năm: 2009
3. Lê Huy Bá (chb), Thái Lê Nguyên (2009), Du lịch sinh thái, NXB Khoa học Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Tác giả: Lê Huy Bá (chb), Thái Lê Nguyên
Nhà XB: NXB Khoa học Kỹ thuật
Năm: 2009
4. Nguyễn Thanh Bình (2006), Để du lịch cộng đồng trở thành hiện thực, Tạp chí Du lịch, số 3, tr. 26-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Du lịch
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2006
5. Cơ quan Hội di sản văn hóa (2008), Ninh Bình Di sản văn hóa và tiềm năng du lịch, Tạp chí Thế giới Di sản, số 9, tr. 15-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Thế giới Di sản
Tác giả: Cơ quan Hội di sản văn hóa
Năm: 2008
6. Nguyễn Thị Hải, Trần Đức Thanh (2002), Hệ thống lãnh thổ du lịch trong qui hoạch du lịch, Tạp chí Địa lý nhân văn, TT KHXH&NVQG, số 3, tr1- 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Địa lý nhân văn
Tác giả: Nguyễn Thị Hải, Trần Đức Thanh
Năm: 2002
8. Nguyễn Đình Hoà (2006), Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 103, tr11-13, 17 9. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại họcQuốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Kinh tế và phát triển", số 103, tr11-13, 17 9. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), "Du lịch bền vững
Tác giả: Nguyễn Đình Hoà (2006), Du lịch sinh thái - thực trạng và giải pháp để phát triển ở Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 103, tr11-13, 17 9. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
10. Nguyễn Đắc Hy (2003), Phát triển bền vững trong tầm nhìn của thời đại, Viện Sinh thái và Môi trường, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển bền vững trong tầm nhìn của thời đại
Tác giả: Nguyễn Đắc Hy
Năm: 2003
13. Phạm Trung Lương (2002). Du lịch sinh thái - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2002
14. Phạm Trung Lương (2004). Thực trạng và những vấn đề đặt ra để phát triển du lịch bền vững, Du lịch Việt Nam, số 12, tr24-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và những vấn đề đặt ra để phát triển du lịch bền vững, Du lịch Việt Nam
Tác giả: Phạm Trung Lương
Năm: 2004
16. Mark Pofenberger (1996), Kết hợp phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào sự tham gia của cộng đồng (các cộng đồng quản lý rừng), IUCN, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết hợp phát triển và bảo tồn đa dạng sinh học dựa vào sự tham gia của cộng đồng (các cộng đồng quản lý rừng)
Tác giả: Mark Pofenberger
Năm: 1996
17. Trương Tử Nham (2005), Khai thác tuyến tham quan du lịch sinh thái và vấn đề bảo tồn, Du lịch Việt Nam, số 1, tr34-35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch Việt Nam
Tác giả: Trương Tử Nham
Năm: 2005
18. Nguyễn Hữu Nhân (2004), Phát triển cộng đồng, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển cộng đồng
Tác giả: Nguyễn Hữu Nhân
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2004
19. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng-Lý thuyết và vận dụng, Tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch cộng đồng-Lý thuyết và vận dụng
Tác giả: Võ Quế
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2006
21. Nguyễn Thị Sơn (2007), Bài giảng du lịch sinh thái (tài liệu giảng dạy khóa tập huấn về du lịch sinh thái cho các VQG và KBT năm 2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng du lịch sinh thái
Tác giả: Nguyễn Thị Sơn
Năm: 2007
22. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn khoa học du lịch
Tác giả: Trần Đức Thanh
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
23. Nguyễn Quyết Thắng (2004), Quy hoạch du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, Du lịch Việt Nam, số 11, tr20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Quyết Thắng
Năm: 2004
24. Phạm Ngọc Thắng (2009), Vai trò du lịch cộng đồng trong xóa đói giảm nghèo, Du lịch Việt Nam, số 6, tr18-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch Việt Nam
Tác giả: Phạm Ngọc Thắng
Năm: 2009
25. Nguyễn Thế Thôn (2004), Quy hoạch môi trường phát triển bền vững, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch môi trường phát triển bền vững
Tác giả: Nguyễn Thế Thôn
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2004
26. Phạm Hồng Tung (2009), Cộng đồng: Khái niệm, cách tiếp cận và phân loại trong nghiên cứu, Thông tin khoa học xã hội, số 12, tr.16-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tin khoa học xã hội
Tác giả: Phạm Hồng Tung
Năm: 2009

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w