Trước vai trò và đóng góp to lớn của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân, Đảng và Nhà nước ta, trong chiến lược phát triển du lịch 2000-2010 đã xác địch: “đưa du lịch Việt Nam trở thành
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ
-*** -
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Trương Thị Thanh Huyền
Giáo viên hướng dẫn : ThS.Nguyễn Thị Tuyết Nhung
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 7
1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch 7
1.1 Khái niệm "du lịch" 7
1.2 Khái niệm "khách du lịch" 10
1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch 14
1.4 Khái niệm tài nguyên du lịch 14
2 Các loại hình du lịch 15
2.1 Phân loại theo lãnh thổ 15
2.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi 16
2.3 Phân loại theo tổ chức chuyến đi 16
2.4 Phân loại theo môi trường 17
3 Đặc điểm của du lịch 17
3.1 Các nhóm yếu tố cấu thành nên hiện tượng du lịch 18
3.2 Đặc thù của sản phẩm du lịch 20
3.3 Tính thời vụ trong du lịch 20
3.4 Lao động trong du lịch 23
4 Vai trò của du lịch 26
4.1 Vai trò của du lịch về mặt xã hội 26
4.1.1 Vai trò của du lịch đối với đời sống con người 26
4.1.2 Vai trò của du lịch với văn hoá và hợp tác quốc tế 27
4.1.3 Vai trò của du lịch đối với vấn đề việc làm 28
4.1.4 Vai trò của du lịch đối với qui hoạch xã hội 28
4.2 Vai trò của du lịch đối với nền kinh tế 29
4.3 Các tác hại về mặt kinh tế-xã hội do việc khai thác và phát triển du lịch quá mức 30
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA 31
1 Tổng quan về du lịch Việt Nam 31
Trang 31.1 Lịch sử phát triển du lịch Việt Nam 31
1.2 Tài nguyên du lịch của Việt Nam 34
1.2.1 Tài nguyên du lịch thiên nhiên 35
1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 36
1.3 Tính mùa vụ trong du lịch Việt Nam 37
1.3 Lao động trong du lịch Việt Nam 38
2 Tình hình phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian qua 41
2.1 Về việc thực hiện các chỉ tiêu 41
2.2 Về tổ chức quản lý 45
2.3 Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 46
2.4 Về hợp tác quốc tế và xúc tiến quảng bá du lịch 47
3 Đánh giá về du lịch Việt Nam 50
3.1 Thành tựu đạt được 50
3.1.1 Thành tựu về mặt xã hội 50
3.1.2 Thành tựu về mặt kinh tế 51
3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 52
3.2.1 Những tồn tại 52
3.2.2 Nguyên nhân 57
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM 60
1 Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch từ các nước Đông Nam Á 60
2 Hướng phát triển của du lịch Việt Nam 65
2.1 Xu thế phát triển cuả du lịch thế giới 65
2.2 Xu hướng phát triển của du lịch Đông Nam Á 67
2.3 Mục tiêu phát triển của du lịch Việt Nam 69
3 Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam 70
3.1 Lên kế hoạch phát triển du lịch tổng thể và bền vững 71
3.2 Thiết lập chính sách đầu tư du lịch hợp lý 72
Trang 43.2.1 Đầu tư các khu du lịch mang tầm cỡ quốc tế làm động lực cho du lịch quốc
gia 72
3.2.2 Có cơ chế thông thoáng nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước 74
3.3 Tăng cường hiệu quả quản lý đối với du lịch 75
3.3.1 Đẩy mạnh cải cách hành chính 75
3.3.2 Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia Hiệp hội Du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội Du lịch 76
3.3.3 Tăng cường phối hợp giữa Trung ương, địa phương và các ngành các cấp có liên quan 76
3.4 Hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính và xuất nhập cảnh Hải quan 79
3.4.1 Chính sách tài chính 79
3.4.2 Chính sách xuất nhập cảnh Hải quan 79
3.5 Phát triển cơ sở hạ tầng, củng cố ngành hàng không và đảm bảo an ninh tại các địa điểm du lịch 80
3.5.1 Phát triển cơ sở hạ tầng 80
3.5.2 Củng cố ngành hàng không và đảm bảo an ninh tại các địa điểm du lịch 81 3.6 Tăng cường công tác tiếp thị và xúc tiến du lịch 81
3.7 Nâng cao ý thức toàn dân về du lịch 82
3.8 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch 83
3.9 Phát triển du lịch đi đôi với tôn tạo, bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch và môi trường 85
3.10 Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế 86
3.11 Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ 87
KẾT LUẬN .88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với sự phát triển vũ bão của khoa học-công nghệ, nền kinh tế thế giới đang chuyển sang giai đoạn “hậu công nghiệp”, phát triển theo hướng chuyển dịch cơ cấu sang dịch vụ Trong đó du lịch là một trong những ngành dịch vụ được hầu hết các nước ưu tiên phát triển
Du lịch là một ngành hoạt động tổng hợp có hiệu quả về cả kinh tế và
xã hội Trên giác độ kinh tế đó là ngành thực hiện "xuất khẩu tại chỗ", mang
về nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia Trên giác độ xã hội, du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo; góp phần tôn tạo các giá trị tự nhiên và nhân văn… Trên thế giới, từ thế kỉ 19 du lịch đã chính thức trở thành một ngành kinh tế, theo đấy khoa học du lịch cũng ra đời, với trọng tâm là việc nghiêm cứu nhằm đề ra các giải pháp, chiến lược phát triển du lịch quốc gia
Trước vai trò và đóng góp to lớn của du lịch đối với nền kinh tế quốc dân, Đảng và Nhà nước ta, trong chiến lược phát triển du lịch 2000-2010 đã xác địch: “đưa du lịch Việt Nam trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước” Để tiến tới mục tiêu đó du lịch Việt Nam cần phải có các giải pháp hiệu quả và tập trung mọi nguồn lực để thực hiện tốt các giải pháp
đã đề ra Với đề tài luận văn “Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam”,
em mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình trong việc tìm ra và đề xuất một số giải pháp tích cực, từ đó thúc đẩy sự phát triển của du lịch Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu
Trang 6Nội dung của đề tài tập trung vào việc đề ra một số giải pháp nhằm phát triển du lịch Việt Nam trên cơ sở:
- Nghiên cứu về đặc điểm, tính chất, vai trò của du lịch trên thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng
- Khảo sát xu hướng phát triển của du lịch quốc tế và khu vực
- Đánh giá thực trạng hoạt động du lịch của Việt Nam hiện nay, để từ
đó đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp diễn giải, phân tích, tổng hợp, so sánh trên cơ sở sử dụng các bảng, biểu và các tài liệu tham khảo về mặt lý thuyết lẫn thực tiễn của những nghiên cứu trước đó Đồng thời, luận văn cũng lấy phép biện chứng làm cơ sở phương pháp luận
Phạm vi nghiên cứu
Nội dung luận văn nghiên cứu tổng quan hoạt động du lịch, thực trạng phát triển du lịch ở Việt Nam những năm qua, qua đó đưa ra những giải pháp nhằm mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững du lịch nước ta
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về hoạt động du lịch
Chương II: Thực trạng phát triển du lịch Việt Nam những năm qua Chương III: Một số giải pháp phát triển du lịch Việt Nam
Trang 7CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch
1.1 Khái niệm "du lịch"
Du lịch ra đời gần như cùng lúc với sự suất hiện của xã hội loài người, tuy lúc đó mục đích du lịch có thể chưa hoàn toàn tách bạch với các mục đích khác Theo ngành khảo cổ học, Châu Phi được xem là cái nôi của xã hội loài người, tuy nhiên vết tích của người Châu Phi cổ đại đã được tìm thấy ở Châu
Á, họ được xem là tiền nhân của giống người Bắc Kinh (Trung Quốc), và người Java (Indonexia) Ngoài giả thiết cho rằng người cổ xưa di cư để tìm thức ăn và trốn tránh nguy hiểm, còn một giả thiết khác được các nhà khoa học đưa ra, đấy là con người quan sát sự di cư của loài chim, muốn biết chúng
từ đâu bay đến và sẽ bay đến đâu nên họ di chuyển theo hướng đi của chúng Tức giả thiết này cho rằng, con người, từ xa xưa luôn có tính tò mò, ham muốn khám phá thế giới chung quanh Cũng có thể, cuộc di dân này có động
cơ từ cả hai giả thuyết đã nêu Sự xuất hiện của chủng tộc người gốc Á ở Châu Mỹ (người da đỏ) cách hàng vạn năm trước khi Christospher Colombus tìm ra nơi này là khác là một minh chứng khác cho sự hiếu kỳ của người xưa Trong chuyến chuyến di dân từ Châu Á đến Châu Mỹ thì các nhà nghiên cứu lại nghiêng về giả thuyết cho rằng động lực chính là lòng ham hiểu biết Nếu chỉ đơn thuần là đi tìm thức ăn thì chưa đủ thuyết phục lý giải cho quảng đường di cư vượt biển dài tới nửa vòng trái đất
Mặc dù có nguồn gốc từ rất lâu, song cho đến nay, những nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất Dưới nhiều góc độ và hoàn cảnh chi phối (thời gian, địa lý) đưa đến một cánh hiểu khác nhau về du lịch
Trang 8Ý nghĩa đầu tiên của từ du lịch là sự khởi hành và sự lưu trú tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ Có nhiều lý do để kéo con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình như lòng ham hiểu biết
về thế giới xung quanh, vì lòng yêu thiên nhiên Có thể hiểu lúc này du lịch
là sự mở rộng không gian văn hoá của mỗi cá nhân
Với ý nghĩa này, du lịch mang tính chất là một hiện tượng xã hội nhiều hơn một hiện tượng kinh tế, nó ứng với thời kỳ trước cuộc phân công lao động lần thứ hai (lúc thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp truyền thống) Biểu hiện của hoạt động kinh doanh du lịch chỉ rõ nét vào giai đoạn phân công lao động lần thứ ba của xã hội loài người (thương nghiệp ra đời) Lúc này trong xã hội xuất hiện các cơ sở lưu trú, các trung tâm tham quan, vui chơi như Kim tự tháp (Ai Cập), đấu trường La mã, các nhà tắm hơi cổ đại thành Roma, những nơi được sử sách mô tả vào thời hoàng kim luôn tấp nập các du khách Đặc biệt, du khách đến đây còn có thể mua về các kỷ vật của địa phương Hiện tượng tham quan của du khách đã mang lại một nguồn thu
nhập các kể cho các địa phương này Khi có sự tiêu dùng các dịnh vụ trong
quá trình duy chuyển, du lịch được hiểu là toàn bộ những quan hệ và hiện tượng xảy ra trong quá trình con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình
Du lịch bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào đầu thế kỷ XVII khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất diễn ra kéo theo cuộc cách mạng về giao thông trên thế giới Đầu máy hơi nước được sử dụng rộng rãi, kim loại ngày càng có mặt nhiều hơn trong ngành đường sắt, đóng tầu và công nghiệp sản xuất ô tô Giao thông phát triển là nguyên nhân chính và là điều kiện vật chất quan trọng thúc đẩy các cuộc khởi hành của con người
Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ IXX thì du lịch mới trở thành một hiện tượng đại chúng Trong xã hội xuất hiện một nghề mới, rất phát triển ở các địa
Trang 9phương có nhiều khách tham quan như kinh doanh khách sạn, nhà hàng, môi giới, hướng dẫn du lịch, cửa hàng, tiện ăn cùng các tổ chức và đội ngũ phục
vụ du khách ra đời Với ý nghĩa như đã nêu trên du lịch đã tạo nên nhiều hoạt động thu về lợi ích kinh tế Lúc này, du lịch từ chỗ xuất hiện ban đầu chỉ là một hiện tượng xã hội đã trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến,
khái niệm ''ngành du lịch'' hay ''kinh tế du lịch'' xuất hiện, nội dung của nó
coi du lịch là một ngành kinh doanh kiếm lời từ việc thoả mãn các nhu cầu của du khách
Như vậy du lịch là một hiện tượng kinh tế-xã hội phức tạp và trong quá trình phát triển, nội dung của nó không ngừng mở rộng và ngày càng phong phú Tuy nhiên du lịch là một hiện tượng có tính hai mặt mặt kinh tế và mặt
xã hội, do đó rất khó để gộp chung cả hai mặt này vào một định nghĩa, trong
từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch cũng được xếp vào nhóm các từ
đa nghĩa Do vậy cánh tiếp cận tốt nhất thuật ngữ du lịch là tách nó thành hai phần
Xét trên giác độ xã hội: Du lịch là sự di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của mỗi cá nhân hay tập thể nhằm mục đính phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức về thế giới quan, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, văn hoá, kinh tế, và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung cấp Theo góc độ này thì du lịch cần hội đủ ba điều kiện
về không gian, thời gian và mục đính chuyến đi Về không gian, người đi du lịch phải đi ra ngoài môi trường thường xuyên của mình, điều này ngoại trừ các chuyến đi trong phạm vi của nơi ở và các chuyến đi có tính chất thường xuyên hàng ngày Về thời gian, du lịch phải đảm bảo độ dài thời gian qui định trước của các tổ chức du lịch để loại trừ sự di cư trong một thời gian dài Về mặt mục đính chuyến đi nhằm loại trừ việc di cư để làm việc tạm thời
Xét trên giác độ kinh tế: Thì du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các
Trang 10dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới quan
Trong từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, các học giả cũng có quan điểm tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt Nghĩa thứ nhất của từ này là một dạng nghỉ ngơi, dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đính nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật Theo nghĩa thứ hai, du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về mọi mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn, có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá dịch vụ tại chỗ
1.2 Khái niệm "khách du lịch"
Trên thế giới, khái niệm khách du lịch xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XVIII tại Pháp Thời đó người Pháp chia các cuộc hành trình của người dân các nước lân cận trên nước Pháp ngoài thành hai loại:
- Cuộc hành trình nhỏ: Từ Paris đến miền Đông Nam nước Pháp
- Cuộc hành trình lớn: Là cuộc hành trình theo bờ Địa Trung Hải xuống phía Tây Nam nước Pháp
Trong đó những người thực hiện cuộc hành trình lớn được gọi là khách
Trang 11đủ hai điều kiện Thứ nhất, họ phải là người ngoại quốc; thứ hai, họ thực hiện chuyến hành trình xuyên quốc gia có nghĩa khách du lịch là những người ngoại quốc có khả năng mang lại một một lượng ngoại tệ đáng kể cho nước
sở tại Các định nghĩa này nói chung mang tính chất hẹp và phiến diện thế nhưng bước đầu đã đưa ra một khái niệm để gọi tên những người thực hiện các chuyến du lịch
Một số khái niệm tiếp theo của các nhà kinh tế học cho đến đầu thế kỷ
XX cũng mới chỉ mang tính chất chủ yếu phản ảnh sự phát triển của du lịch đương thời và xem xét không đầy đủ, hạn chế nội dung Như khái niệm do
nhà kinh tế học người Áo đưa ra vào đầu thế kỷ XX: "Khách du lịch là hành
khách xa hoa ở lại theo ý thích, ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đính kinh tế"
Nhà kinh tế học người Anh cùng thời lại khẳng định để trở thành du khách
phải có hai điều kiện: "Thứ nhất phải xa nhà dưới một năm; thứ hai phải tiêu
những khoản tiền đã tiết kiệm ở nơi khác"
Sau này khi ngành du lịch ngày càng phát triển và sự ra đời của các hội nghị quốc tế, các tổ chức quốc tế quan tâm đến hoạt động du lịch thì định nghĩa khách du lịch thì mới được nghiên cứu một cách đầy đủ và có cơ sở đáng tin cậy
Định nghĩa được chấp nhập rộng rãi đầu tiên là định nghĩa của liên hiệp các quốc gia (League of Nations) vào năm 1937 về ''khách du lịch nước
ngoài" trên phương pháp liệt kê và loại trừ: "Bất cứ ai đến thăm một nước
khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24h" theo định nghĩa này tất cả những người được coi là khách du lịch bao
gồm:
1 Người khởi hành để giải trí, vì những nguyên nhân gia đình và sức
Trang 122 Những người khởi hành để gặp gỡ, trao đổi các mối quan hệ về khoa học, ngoại giao, tôn giáo, thể thao, công vụ
3 Những người khởi hành vì mục đính kinh doanh
4 Những người cập bến từ các chuyến hành trình du ngoại trên biển thậm chí cả khi họ dừng lại trong khoảng thời gian ít hơn 24h
Những người không được xem là khách du lịch
1 Những người đến lao động, kinh doanh có hoặc không có hợp đồng lao động
2 Những người đến với mục đính định cư
3 Sinh viên hay những người đến học ở các trường
4 Những người ở biên giới sang làm việc
5 Những người đi qua một nước mà không dừng lại mặc dù cuộc hành trình đi qua nước đó có thể kéo dài 24h
Năm 1978 tiểu ban các vấn đề kinh tế-xã hội của Liên hiệp quốc lại phân chia khách du lịch thành khách du lịch chủ động và khách du lịch bị
động "khách viếng tham quốc tế là tất cả những người đến thăm một đất
nước-chúng ta gọi là khách du lịch chủ động; những người từ một đất nước đi
ra một nước ngoài viếng thăm-chúng ta gọi là khách du lịch bị động với khoảng thời gian nhiều nhất là một năm" Bên cạnh khái niệm về khách du
lịch quốc tế tiểu ban này cũng đưa ra định nghĩa về khách du lịch nội địa:
"khách du lịch nội địa là công dân của một nước (không kể quốc tịch) hành trình đến một nơi trong đất nước đó, khác nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ, hay một đêm với mọi mục đính trừ mục đích hoạt động để được trả phù lao"
Ngoài các định nghĩa do các tiểu ban trực thuộc liên hợp quốc đưa ra
Trang 13thì các hội nghị quốc tế về du lịch cũng đưa ra các định nghĩa quốc tế về du lịch riêng cho mình Hội nghị quốc tế về du lịch tại Ha Lan năm 1989 đưa ra
định nghĩa: "khách du lịch quốc tế là những người đi tham quan một nước
khác, với mục đính tham, nghỉ ngơi giải trí, thăm hỏi trong thời gian nhỏ hơn
ba tháng, những hành khách này không làm gì để được trả phù lao, sau thời gian lưu trú đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình" Định nghĩa
này khác với định nghĩa trước đó và thời gian tối đa lưu lại ở các nước khác thay vì tối đa là một năm được giảm xuống còn ba tháng, không qui định thời gian tối thiểu
Tổng kết về khái niệm khách du lịch
Như vậy tổng kết lại khái niệm khách du lịch có hai khía cạnh:
Thứ nhất, động cơ khởi hành phải xuất phát từ động cơ du lịch (có thể
là đi tham quan, nghỉ dưỡng, thăm người thân, kết hợp kinh doanh trừ động
cơ lao động kiếm tiền)
Thứ hai, vấn đề thời gian: khoảng thời gian tối thiểu và tối đa cư trú ở nơi khác nơi cư trú thường xuyên theo qui định của từng tổ chức, từng quốc gia hay địa phương
Ở Việt Nam thì cụm từ khách du lịch có một từ tương đương là "Lữ
khách", hay "khách thập phương", những từ này ra đời từ rất lâu và có nguồn
gốc từ Trung Quốc theo nghĩa Hán việt có nghĩa là khách đi vãn cảnh từ
phương xa đến với mục đính thăm thú thiên nhiên hoặc các mục đính khác ngoài mục đính lao động kiếm tiền
Trong luật du lịch Việt Nam ban hành năm 2005, tại chương năm, điều
ba mươi sáu có nêu khái niệm về khách du lịch như sau:
- Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế
Trang 14thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam
- Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người
nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch
1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là các dịnh vụ hàng hoá cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp giữa việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một đơn vị kinh doanh du lịch, một vùng hay một quốc gia
Sản phẩm du lịch bao gồm cả yếu tố hữu hình lẫn vô hình Yếu tố hữu hình là hàng hoá, yếu tố vô hình là dịch vụ, nếu liệt kê theo quá trình đi du lịch của khách du lịch thì nó có thể bao gồm: Dịch vụ vận chuyển; dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ tham quan giải trí trong đó, dịch vụ chiếm từ
80 đên 90% thành phần của sản phẩm du lịch
1.4 khái niệm tài nguyên du lịch
Du lịch là hoạt động mang tích chất định hướng tài nguyên cao Muốn phát triển du lịch thì cần phải có tài nguyên du lịch Một đất nước có càng nhiều tài nguyên du lịch thì càng có cơ hội để phát triển du lịch dựa trên khai thác các tài nguyên đó
Tài nguyên vốn được hiểu là những nguồn vô hình hay hữu hình có khả
năng đưa vào khai thác và sử dụng mang lại lợi ích cho con người Vậy tài
nguyên du lịch có thể được hiểu đơn giản là Những nguồn tài nguyên có thể
được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của con người Tài nguyên du
lịch là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch,
đô thị du lịch
Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài
Trang 15nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch thiên nhiên là các điều kiện về môi trường tự nhiên
có thể khai thác phục vụ cho các mục đích du lịch như địa hình, khí hậu, thực vật, động vât, tài nguyên nước, vị trí địa lý v.v…
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các giá trị văn hoá, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghía đặc trưng cho sự phát triển du lịch tại một địa điểm, một đất nước
2 Các loại hình du lịch
Có nhiều cách để phân loại du lịch, theo các tiêu chí khác nhau, du lịch
có thể được chia thành nhiều loại hình Theo đó, loại hình du lịch được hiểu là các nhóm sản phẩm du lịch có cùng những đặc điểm giống nhau theo tiêu chí phân loại như cùng thoả mãn một nhu cầu, một động cơ du lịch, được tiêu thụ bởi cùng một nhóm khách hàng, có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau hay cùng một mức giá
2.1 Phân loại theo lãnh thổ
Nếu lấy tiêu chí là phân chia theo lãnh thổ thì du lịch có thể chia thành
du lịch quốc tế và du lịch nội địa
Du lịch quốc tế: Là loại hình du lịch có sự tham gia của yếu tố nước
ngoài (hoặc khách du lịch hoặc nhà cung ứng dịch vụ du lịch) Trong loại hình du lịch quốc tế còn có thể chia tiếp thành hai nhóm nhỏ
- Du lịch đón khách: là việc tổ chức phục vụ, đón tiếp khách nước ngoài đến du lịch trong nước của tổ chức cung ứng dịch vụ du lịch
- Du lịch gửi khách: Phục vụ và tổ chức đưa khách trong nước đi du lịch ở nước ngoài
Du lịch nội địa: Được hiểu là các hoạt động tổ chức, phục vụ người
Trang 16trong nước đi du lịch, không có sự tham gia của yếu tố nước ngoài
2.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi
Phân chia theo mục đính chuyến đi có thể chia thành du lịch thuần tuý với mục đính: tham quan, nghỉ ngơi, giải trí hoặc kết hợp với các mục đích khác như học tập, công tác, khám chữa bệnh…
Hình 1: Phân loại du lịch theo mục đích chuyến đi
2.3 Phân loại theo tổ chức chuyến đi
Du lịch trọn gói: Theo hình thức này khách du lịch có thể mua dịch vụ
của các công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành, các công ty này sẽ là người đứng
ra tổ chức cho chuyến đi của họ bao gồm: phương tiện đi lại, dịch vụ lưu trú,
ăn uống, tham quan theo một lịnh trình đã định trước
Du lịch tự do: Là loại hình du lịch mà cá nhân hay tổ chức tự tổ chức
tự xắp xếp cho chuyến hành trình du lịch của mình
Trang 172.4 Phân loại theo môi trường
Hoạt động du lịch theo cánh phân loại này được chia thành hai nhóm:
du lịch văn hoá và du lịch thiên nhiên
Du lịch thiên nhiên: Là chuyến hành trình đến thăm thú khám phá
những nơi có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn Trong nhóm du lịch này có thể chia thành các nhóm nhỏ hơn như: du lịch biển, du lịch núi, rừng, sông suối,
du lịch nông thôn thành thị v.v… Khi xã hội ngày càng phát triển thì con người càng ít có cơ hội gần gũi với thiên nhiên Bị bao bọc bởi những tiện nghi của cuộc sống hiện đại và áp lực công việc ngày càng gia tăng có thể làm cho con người ta mệt mỏi Khi đó, việc hoà mình vào thiên nhiên là một nhu cầu nhằm giải toả căng thẳng, nâng cao sức khoẻ và đến với một môi trường đầy mới lạ đầy hấp dẫn
Du lịch văn hoá: Là hoạt động du lịch chủ yếu diễn ra chủ yếu trong
môi trường văn hoá hay có liên quan tới các yếu tố văn hoá tức là khai thác các tài nguyên văn hoá, nó có thể bao gồm: đi thăm các di tích, các công trình văn hoá, các lễ hội, phong tục v.v… Du lịch văn hoá hấp dẫn du khách bởi sự đậm đà, tính truyền thống cũng như sự độc đáo của từng địa phương Du lịch văn hoá là một hướng mà các quốc gia đều chú trọng phát triển vì nó không chỉ góp phần gìn giữ mà còn là một kênh giới thiệu các giá trị văn hoá đáng quí với bạn bè trên khắp năm châu
Ngoài ra còn có thể phân chia theo một vài tiêu chí khác như phân chia theo thời gian thành du lịch ngắn ngày và du lịch dài ngày; phân chia theo hành trình thành hành trình ngắn và hành trình dài; phân chia theo tiêu chí phương tiện thì có du lịch đường thuỷ, du lịch đường bộ v.v…
3 Đặc điểm của du lịch
Trang 18Đặc điểm của hiện tượng du lịch là các dấu hiệu, yếu tố, tính chất khác biệt của du lịch với các hiện tượng khác Việc nghiên cứu các đặc điểm của
du lịch là rất cần thiết để hiểu rõ bản chất của du lịch và làm cơ sở cho những giải pháp, kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch của đất nước Là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp du lịch có nhiều đặc điểm riêng biệt rất khó liệt
kê hết, dưới đây xin nêu ra một số đặc điểm chính yếu của du lịch
3.1 Các nhóm yếu tố cấu thành nên hiện tượng du lịch
Có bốn nhóm yếu tố cấu thành nên hiện tượng du lịch bao gồm: Du khách, nhà cung cấp dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và người dân sở tại Bốn nhóm yếu tố này có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, mối quan hệ giữa chúng được biểu hiện qua sơ đồ sau
Hình 2: Mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên hiện tƣợng du lịch
Du khách: Là những người thực hiện các chuyến hành trình với mục
đích du lịch Họ phải là những người có thời gian nhàn rỗi, có nhu cầu đi du lịch và đủ khả năng tài chính để đi du lịch Ngày nay khi mức sống và văn hoá của người dân ngày càng được nâng cao cộng thêm với sức ép của cuộc sống hiện đại thì nhu cầu du lịch cũng tăng theo và trở thành một nhu cầu phổ biến
Trang 19Nhà cung cấp dịch vụ: Là những người cung cấp trọn vẹn hay một
phần của dịch vụ du lịch bao gồm các công ty du lịch lữ hành, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, giải trí, nhà sản xuất đồ lưu nhiệm Du khách khi có nhu cầu đi du lịch thì cần tới những nhà cung cấp dịch vụ du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình
Chính quyền địa phương: Sản phẩm du lịch là không thể di chuyển
được, do đó nếu muốn tiêu dùng nó thì người có nhu cầu phải đến nơi có tài nguyên du lịch Chính quyền địa phương là tổ chức quản lý tại nơi có tài nguyên du lịch Về mặt kinh tế, du lịch mang lại một khoản thu cho địa phương Nhưng về mặt xã hội, lại đặt ra những thách thức với vấn đề quản lý hoạt động kinh doanh du lịch và quản lý sinh hoạt của lượng khách từ nơi khác tới để không có tác động xấu đến môi trường tự nhiên, văn hoá, an ninh trật tự Trên thực tế, nếu chính quyền địa phương tạo được một môi trường thuận lợi để phát triển du lịch, có hướng phát triển đúng đắn sẽ có tác động thu hút khách du lịch và tạo điều kiện cho việc kinh doanh du lịch tại địa phương phát triển mạnh mẽ
Cư dân sở tại: Hiện tượng du lịch có tác động rất lớn đến cư dân sở tại
khi nơi họ sinh sống xuất hiện rất nhiều du khách xen vào cuộc sống của họ Xét về mặt kinh tế, nó mang lại cơ hội việc làm cho họ trong ngành du lịch
Về mặt xã hội, họ có cơ hội giao lưu văn hoá, tăng cường hiểu biết với nhiều người từ các vùng miền khác Tức du lịch giúp cư dân sở tại tăng các mối quan hệ xã hội và mở rộng thế giới quan, nhân sinh quan Thái độ của cư dân địa phương cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, sự thân thiện, hiền hoà, của người dân địa phương giúp thu hút và tạo sự thoải mái cho du khách, nói cách khác sự hiếu khách của người dân cũng làm giàu thêm cho tài nguyên du lịch Tuy nhiên, du lịch cũng có thể gây ra tác động tiêu cực như tiêm nhiễm các thói hư tật xấu, ảnh hưởng đến văn hoá và nếp sinh
Trang 20hoạt thường nhật của người dân
Do có mối quan hệ tương tác lẫn nhau này của bốn nhóm yếu tố cấu thành nên hiện tượng du lịch nên ngành du lịch cần phải có sự phối hợp đồng
bộ để hoạt động du lịch mang lại các lợi ích kinh tề và hiệu quả xã hội cao
3.2 Đặc thù của sản phẩm du lịch
Như đã đề cập ở phần một, sản phẩm du lịch là sự kết hợp giữa yếu tố hữu hình và yếu tố vô hình, nó là toàn bộ những sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của họ Sản phẩm du lịch về cơ bản
có các đặc trưng:
Là sự kết hợp của nhiều sản phẩm dịch vụ, có thể liệt kê ra đây như dịch vụ di chuyển, phòng trọ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan, nghỉ dưỡng
Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ, dịch vụ thường chiếm tới 80%-90%, hàng hoá chiếm tỉ lệ rất nhỏ do đó việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch là rất khó khăn
Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch Do đó sản phẩm không thể dịch chuyển được Trên thực tế, du lịch gắn liền với việc di chuyển, không thể đưa sản phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, phần lớn quá trình tạo ra
và tiêu thụ sản phẩm du lịch không trùng nhau về không gian và thời gian do
đó sản phẩm du lịch không thể cất trữ, tồn kho như các loại hàng hoá khác
3.3 Tính thời vụ trong du lịch
Do sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau mà hoạt động du lịch mang tính thời vụ Nghiên cứu tính thời vụ của du lịch luôn là vấn đề được
Trang 21đặt ra đối du lịch nhằm bắt và quản lý tốt hoạt động du lịch Tính thời vụ trong du lịch có thể hiểu là những thay đổi lặp đi lặp lại hàng năm đối với các dịnh vụ và hàng hoá của du lịch dưới sự tác động của các nhân tố nhất định Các yếu tố tạo nên tính thời vụ của du lịch có thể nêu lên ở đây là:
Nhóm nhân tố mang tính tự nhiên: Trong nhóm nhân tố tự nhiên thì khí hậu là nhân tố có tính ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến du lịch, thông thường khí hậu tác động lên cả cung và cầu du lịch Tuy nhiên khí hậu có ảnh hưởng khác nhau tới từng loại hình du lịch Đối với du lịch thiên nhiên thì ảnh hưởng của nhân tố khí hậu là rất lớn, điều kiện khí hậu thuận lợi là cơ sở để nảy sinh cầu với du lịch tự nhiên Ví dụ như với du lịch biển thì đòi hỏi phải có nhiệt
độ không khí 25-300
C, cường độ ánh sáng và độ ẩm cao, chỉ mùa hè mới đáp ứng được những yêu cầu này do đó mùa hè là mùa du lịch chính tại các bãi biển Nhưng đối với du lịch chữa bệnh, du lịch văn hoá thì vào mùa xuân khi khí hậu trong lành và dịu mát mới là mùa thích hợp
Nhân tố mang tính kinh tế-xã hội: Người ta chỉ đi du lịch khi nhàn rỗi, vậy lượng khách du lịch du lịch tăng lên khi có nhiều người có khoảng thời gian nhàn rỗi vào cùng một khoảng thời gian trong năm
Sự phân bổ không đồng đều của quĩ thời gian nhàn rỗi của các nhóm dân cư gây ảnh hưởng không đồng đều lên lượng khách du lịch Khi xem xét tác động của thời gian nhàn rỗi lên tính thời vụ phải xem xét ở cả hai khía cạnh Khía cạnh thứ nhất là thời gian nghỉ phép trong năm có thể tác động lên thời vụ du lịch Thực tế cho thấy ở những quốc gia có thời gian nghỉ phép ngắn thì số lần đi du lịch trong năm cũng ít Người dân có xu hướng đi nghỉ vào các dịp lễ, tết nếu thời gian nghỉ ngắn họ sẽ chủ yếu đi du lịch vào dịp có thời gian nghỉ nhiều nhất chẳng hạn như dịp tết hay giáng sinh điều này có thể tạo nên mùa du lịch chính ở nhiều vùng, nhiều quốc gia
Trang 22nghỉ của các trường học Thời gian nghỉ này, học sinh có một lượng thời gian nhàn rỗi khá lớn do đó các bậc phụ huynh thường bố trí những chuyến du lịch vào thời gian không phải đến trường của học sinh để cả gia đình có thể cùng nhau vui vẻ mà không ảnh hưởng đến kế hoạch học tập của con em mình Tại các quốc gia, học sinh đều có kỳ nghỉ hè do đó mùa hè thường là mùa du lịch chính ở hầu hết mọi nơi, một số quốc gia còn có thêm kỳ nghỉ đông cũng góp phần làm tăng lượng khách du lịch vào mùa đông tăng lên đáng kể
Phong tục tập quán: Phong tục tâp quán là một trong số các yếu tố tác động trực tiếp lên lượng khách du lịch và tạo nên sự tập trung lượng khách du lịch du lịch vào những thời vụ nhất định
Thông thường những phong tục tập quán có tính chất lịch sử do đó nó khá bền vững Cùng với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
có thể tạo nên những phong tục mới nhưng khó có thể thay đổi được những phong tục cũ Ở Việt Nam, ta có thể thầy rõ những tác động của phong tục tập quán, theo phong tục mùa xuân là mùa của những tháng hội hè, lễ bái Tháng hai tháng ba âm lịch thì hầu hết các chùa đều tổ chức hội bất kể thời tiết thuận lợi hay không như hội Chùa Hương, hội Chùa Thầy, hội Đền Hùng, Hội Lim
Các nhân tố khác: Ngoài ra còn có một số nhân tố khác tác động lên tính mùa vụ của du lịch có thể kể thêm ở đây như:
Chất lượng của dịch vụ du lịch: Chất lượng dịch vụ du lịch có thể có
ảnh hưởng đến độ dài của thời vụ du lịch Ví dụ như một khách sạn ở vùng biển có thể có thời gian phục vụ khách trong năm dài hơn một số khách sạn khác khi nó có chất lượng tố hơn và có khả năng thoả mãn các nhu cầu phụ trợ khác ngoài phục vụ nhu cầu tắm biển chẳng hạn như nó có hội trường lớn,
có bể bơi kín, trung tâm chữa bệnh, massage, khu vui chơi giải trí
Yếu tố tâm lý: Du lịch là một nhu cầu do đó nó cũng tác động của yếu
Trang 23tố tâm lý, chẳng hạn có thể có một trào lưu mốt về một loại hình du lịch nào
đó
Tâm lý bắt chước: Ngoài mốt thì cầu du lịch còn có thể bị tác động bởi
tâm lý bắt chước Ví dụ như ở Trung Quốc, mọi người đều xem ai chưa đến Tây Hồ coi như chưa đến Hàng Châu do vậy du khách nào đến Hàng Châu đều đến vãn cảnh Tây Hồ
Tính thời vụ về cơ bản tác động bất lợi đến hoạt động du lịch Vì tính mùa vụ mà du lịch vào chính vụ thì quá tải làm giảm chất lượng dịch vụ, có thể ảnh hưởng đến đời sống của dân cư sở tại, giao thông, môi trường, khó khăn cho việc quản lý đối với chính quyền địa phương do lượng khách đổ về quá đông Vào các mùa khác thì lượng khách thưa thớt không đảm bảo hiệu quả kinh doanh, một số lao động có thể mất việc, chính quyền thì bị giảm thu ngân sách Do đó Nhà nước, chính quyền địa phương và các cơ sở kinh doanh
du lịch phải phối hợp để giảm bớt tính thời vụ trong du lịch
3.4 Lao động trong du lịch
Ngành du lịch mặc dù có liên quan tới nhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng bản chất của nó bao gồm một số dịch vụ kinh doanh nhất định như: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ tham quan giải trí, dịch vụ tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi do các cơ sở kinh doanh dịch vụ
du lịch đảm nhiệm Do đó có thể chia lao động trong du lịch thành ba nhóm:
Nhóm lao động có chức năng quản lý Nhà nước về du lịch: Nhóm lao động này bao gồm những người làm việc trong các cơ quan quản lý về du lịch
từ Trung ương đến địa phương Bộ phận lao động này có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia và của từng địa phương, tham mưu chính quyền trong việc đề ra đường lối và chính sách phát triển du lịch bền vững và có hiệu quả Mặt khác họ cũng đại diện
Trang 24cho Nhà nước để hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả cũng như kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh đó Từ chức năng và nhiệm vụ của mình, nhóm lao động này đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp và chuyên sâu về một số lĩnh vực mà công việc của họ liên quan một cách trực tiếp
Nhóm lao động làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo du lịch: Nhóm lao động này gồm những người làm việc trong các cơ sở giáo dục và đào tạo như các cán bộ giảng dậy, nghiên cứu ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các cán bộ nghiên cứu ở các tổ chức các viện khoa học du lịch Số lượng lao động này chiếm tỉ lệ rất thấp trong toàn lao động ngành du lịch nhưng họ là những người có hiểu biết và chuyên môn sâu
về du lịch và có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch Công việc của họ về cơ bản ổn định và có thu nhập đều đặn Chất lượng của lao động làm việc trong ngành du lịch chịu tác động rất lớn của những người làm công tác đào do vậy bộ phận này cần phải được đào tạo bài bản, lâu dài hướng tới trình độ ngày một cao
Nhóm lao động hoạt động trong ngành kinh doanh du lịch: Nhóm lao động này có thể phân chia thành hai nhóm nhỏ, nhóm lao động quản lý và nhóm lao động thừa hành
Nhóm lao động quản lý: Nhóm lao động quản lý trong lĩnh vực kinh
doanh du lịch được hiểu là những người làm công tác quản lý thuộc các đơn
vị kinh tế, cơ sở doanh nghiệp kinh doanh du lịch như khách sạn, hãng du lịch
lữ hành, vận tải, nhà hàng Lao động của họ có hai đặc điểm Một là, lao động của họ trong lĩnh vực này là lao động trí óc, công cụ chủ yếu của lao động là tư duy Người quản lý trong lĩnh vực kinh doanh du lịch dựa trên nghiên cứu các tình huống, từ đó bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình đưa ra các quyết định cho quá trình kinh doanh du lịch Hai là, lao động của
Trang 25người quản lý trong kinh doanh du lịch là loại lao động tổng hợp Là người quản lý trong lĩnh vực kinh doanh du lịch nên các mối quan hệ cuả họ cũng rất đa dạng và phực tạp Đó như là một xã hội thu nhỏ chồng chéo các mối quan hệ quan hệ với khách hàng, quan hệ với đối tác, quan hệ với chính quyền, quan hệ với nhân viên cấp dưới, cấp trên chưa kể đến các mối quan
hệ khác như gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng có quan hệ diễn ra trong thời gian ngắn, có quan hệ bền chặt, lâu dài Là người quản lý họ phải tham gia vào đó một cách tích cực và giải quyết tốt các mối quan hệ đó để đơn vị hoạt động bền vững, ổn định, kinh doanh có hiệu quả Từ đặc điểm này mà lao động quản lý là lao động tổng hợp Tính tổng hợp của nó biểu hiện ở chỗ vừa là lao động quản lý vừa là lao động giáo dục, lao động chuyên môn, lao động của các hoạt động xã hội khác
Nhóm lao động thừa hành: Là nhóm lao động thực hiện nghiệp vụ kinh
doanh du lịch Họ được hiểu là những người trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch, trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ cho khách Nhóm lao động này rất đông đảo, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau Ví dụ như nhân viên phục vụ, lễ tân trong khách sạn; nhân viên bưng bê, đầu bếp trong các nhà hàng; nhân viên điều hành chuyến đi và hướng dẫn viên du lịch trong các công ty lữ hành… Nhóm nhân viên này đòi hỏi phải thạo chuyên môn và
có thái độ phục vụ khách tốt Nghề nghiệp của họ gắn chặt với tình hình kinh doanh du lịch do đó có thể thấy thu nhập, cường độ công việc của họ gắn với đặc điểm của hoạt động kinh doanh du lịch Công việc của họ có thể chịu ảnh hưởng xấu của tính mùa vụ trong du lịch Vào mùa du lịch chính thì lượng nhân viên và cường độ công việc tăng lên, vào các khoảng thời gian khác thì cường độ giảm và số lao động cũng bớt đi Lượng lao động dư dôi trong khoảng thời gian vắng khách du lịch gây tác động tiêu cực về mặt xã hội như thất nghiệp, tệ nạn, an ninh trật tự đây chính là vấn đề mà ngành du lịch
Trang 26đang phải đối mặt
4 Vai trò của du lịch
Du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh tế-xã hội phổ biến
Nó bao gồm một hệ thống phức tạp các hoạt động và sự tương tác về mặt kinh
tế và xã hội
4.1 Vai trò của du lịch về mặt xã hội
Về mặt xã hội, du lịch là các mối quan hệ phi vật chất nảy sinh khi du khách tiếp xúc với con người, văn hoá, phong tục và tập quán của người dân địa phương Đối với bản thân khách du lịch thì việc tiêu dùng dịch vụ du lịch
là nhằm thoả mãn các nhu cầu cấp cao: như nghỉ ngơi, giải trí, tăng cường sức khoẻ Như vậy có thể chia tác động của du lịch về mặt xã hội thành các nhóm vai trò nhỏ hơn như:
- Vai trò của du lịch đối với đời sống con người
- Vai trò của du lich với văn hoá và hợp tác quốc tế
- Vai trò của du lịch đối với vấn đề việc làm
- Vai trò của du lịch đối với qui hoạch xã hội
4.1.1 Vai trò của du lịch đối với đời sống con người
Du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho người dân Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác dụng có tác dụng làm hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng khả năng lao động của con người Theo công trình ngiên cứu về sinh học của Crivosev, Dorin 1981, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch, bệnh tật của cư dân giảm trung bình 30% Đặc biệt du lịch có tác dụng rõ rệt đối với một số bệnh phổ biến Bệnh tim mạnh giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh đường tiêu hoá giảm 20%
Du lịch làm tăng cường và thắt chặt hơn các mối quan giữa người với
Trang 27người Khi đi du lịch con người có cơ hội tiếp xúc, gần gũi nhau hơn Những đức tính tốt, những sự giúp đỡ, chia sẻ có dịp được bộc lộ Lúc này, phần nào
đó du lịch giúp cho con người thêm yêu thương, gắn bó và hiểu nhau hơn
Ngoài ra du lịch còn mở rộng thế giới quan, tăng cường hiểu biết của con người Cha ông ta có câu: "Đi ra cho biết đó đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn" hay ''Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" Mỗi chuyến đi thường để lại cho con người ta một số kinh nghiệm Ví dụ, những chuyến du lịch văn hóa, thăm quan các di tích lịch sử có tác dụng giáo dục lòng yêu nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc; những chuyến đi dã ngoại lại lại giúp du khách hiểu biết thêm về thiên nhiên, yêu thiên nhiên và sống hoà mình vào thiên nhiên hơn Những kinh nghiệm, những kiến thức như vậy rất có tác dụng mở mang nhận thức, giúp người dân sống vui vẻ, yêu đời và sống tránh nhiệm với
xã hội hơn
4.1.2 Vai trò của du lịch với văn hoá và hợp tác quốc tế
Như đã phân tích ở phần trước, văn hoá cũng là một dạng tài nguyên du lịch Tài nguyên di sản văn hoá bao gồm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử, văn hoá, làng nghề, phong tục, tập quán, lễ hội dân gian, ẩm thực dân tộc, thành tựu kinh tế Khi đi du lịch du khách được tắm mình vào môi trường văn hoá, thông qua đó du khách hiểu biết thêm về nét đẹp văn hoá của từng vùng, từng quốc gia lúc này du khách có thể đóng vai trò như nhứng sứ giả văn hoá, mang sự hiểu biết văn hoá thu nhặt từ nơi mình đến thăm quan truyền đạt lại tho cộng đồng dân cư khác thông qua các mối quan hệ xã hội của mình, mặt khác họ cũng mang những nét văn hoá tại nơi mình sinh sống đến hoà nhập với nơi thăm quan du lịch Như vậy thông qua du lịch, văn hoá được giới thiệu rộng rãi, được quảng bá và giao lưu với những nơi khác, qua
đó không gian văn hoá không ngừng được mở rộng Khi văn hoá trở thành thế mạnh trong du lịch của mỗi nước thì nó không chỉ có tác dụng giao lưu văn
Trang 28hoá giữa các vùng miền trong một nước mà nó còn là chiếc cầu nối văn hoá, tăng cường tình hữu nghị, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trên thế giới
4.1.3 Vai trò của du lịch đối với vấn đề việc làm
Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân
Theo thống kê năm 2005 của thế giới, du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng, tổng số lao động làm việc trong ngành du lịch chiếm 10.94% tổng
số lao động toàn cầu Cứ khoảng 2,5 giây du lịch lại tạo ra một việc làm mới Đến năm 2007 cứ tám người dân thì có một người làm việc trong ngành du lịch
Một buồng khách sạn từ 1 đến 3 sao trên thế giới hiện nay thu hút khoảng 1,3 lao động trong các dịch vụ chính và khoảng 5 lao động trong các dịch vụ bổ xung Số lao động cần thiết trong dịch vụ bổ xung có thể tăng thêm nhiều lần, nếu các dịch vụ này nâng cao về chất lượng và phong phú về chủng loại Theo dự báo của WTO, năm 2010 ngành du lịch sẽ tạo thêm được khoảng 180 triệu việc làm, chủ yếu tập trung ở Châu Á-Thái Bình Dương
Khi du lịch có vai trò tạo công ăn việc làm thì nó cũng có tác dụng làm giảm các hậu quả của nạn thất nghiệp như tệ nạn, mất trật tự an toàn xã hội
4.1.4 Vai trò của du lịch đối với qui hoạch xã hội
Du lịch giúp sự phân bố dân cư hợp lý hơn và giảm quá trình đô thị hoá Điều này thể hiện ở hai điểm:
Thứ nhất, thông thường tài nguyên du lịch phân bố ở các vùng, miền xa xôi Việc khai thác các tài nguyên này đòi hỏi phải có sự đầu tư cơ sở hạ tầng
về mọi mặt giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống điện nước, hệ thống giáo dục Do vậy việc phát triển du lịch đã làm thay đổi bộ mặt của những vùng đó vì vậy mà góp phần làm giảm sự tập trung dân cư cao ở các đô
Trang 29thị
Thứ hai, du lịch là ngành đòi hỏi số lượng nhân lực cao, sự phát triển
du lịch đóng vai trò như một nam châm hút lao động Nó giữ chân lao động địa phương và thu hút lực lượng lao động từ các địa phương khác đến Điều này cũng giúp giảm sự căng thẳng do sức ép đông dân tại thành phố lớn
4.2 Vai trò của du lịch đối với nền kinh tế
Về phương diện xã hội, du lịch là một hiện tượng xã hội có trình độ cao; về mặt kinh tế, du lịch là một ngành dịch vụ mà sản phẩm của nó dựa trên và bao gồm sản phẩm của nhiều ngành kinh tế khác nhau Thông thường khi đi du lịch, du khách thường đòi hỏi mặt hàng có chất lượng cao, hưởng những tiện nghi hiện đại Do vậy ở các nước tiên tiến, du lịch đóng góp đáng
kể trong tổng thu nhập quốc dân của cả nước
Kinh doanh dịch vụ du lịch là ngành có chu kỳ sản xuất ngắn, ít bị rủi
ro nên vòng quay đồng vốn nhanh và đạt hiệu quả sử dụng vốn cao Hoạt động kinh doanh du lịch làm tăng nguồn thu cho địa phương và đất nước đặc biệt là nguồn ngoại tệ, việc phát triển du lịch quốc tế cho phép thực hiện ''xuất khẩu tại chỗ'' và ''xuất khẩu vô hình" tạo nguồn thu ngoại tệ rất hiệu quả ''xuất khẩu tại chỗ" thông qua việc bán sản phẩm cho du khách, thu ngoại tệ
mà không cần phải tiến hành việc xuất khẩu như thông thường, từ đó mang lại nhiều lợi nhế: tiết kiệm được khoản phí vận chuyển; chi phí bảo quản, đóng gói; chi phí hải quan; không mất thời gian vận chuyển, không phải làm thủ tục hải quan, ngân hàng; không đòi hỏi lượng hàng lớn, thời gian, địa điểm giao hàng Đối với ''xuất khẩu vô hình'' có ưu điểm là chỉ bán cho khách quốc tế quyền cảm nhận một lần giá trị tài nguyên du lịch tại một thời điểm du lịch, trong đó sản phẩm là những "ấn tượng tức thời", các giá trị tài nguyên du lịch sau khi tiêu dùng vẫn giữ nguyên giá trị
Trang 30Phát triển du lịch không làm mất đi các nguồn tài nguyên thiên nhiên Nếu như nhiều ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu đầu vào là các nguồn tài nguyên thiên nhiên không thể tái chế như dầu mỏ, than đá, các loại quạng, gỗ v.v… làm cho chúng trở nên cạn kiệt và mất đi Việt khai thác này về lâu về dài đặt con người vào vị thế phải liên tục tìm kiếm các nguồn thay thế và nguy cơ khủng hoảng tài nguyên là có thể xảy ra Du lịch không như vậy, khi tiêu dùng dịch vụ du lịch xong tài nguyên du lịch không bị mất đi, không bị suy giảm giá trị Do vậy phát triển du lịch là cách tốt nhất để phát triển kinh tế
mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên đất nước
Trên bình diện vĩ mô, hoạt động du lịch có tác dụng biến đổi các cân thu chi của đất nước và khu vực Du khách mang ngoại tệ vào nước đến, làm tăng ngoại tệ cho nước đó Ngược lại phần chi ngoại tệ sẽ tăng tại nước có nhiều công dân ra nước ngoài du lịch Trường hợp đầu cán cân thanh toán sẽ nghiêng về nước đón khách, trường hợp sau Nhà nước phải xuất một lượng ngoại tệ lớn để gửi khách Trong phạm vi quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa Tuy không làm biến đổi cán cân thanh toán của đất nước, song có tác dụng điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kính thích sự phát triển kinh
tế của vùng sâu, vùng sa
4.3 Các tác hại về mặt kinh tế-xã hội do việc khai thác và phát triển du lịch quá mức
Phát triển du lịch quốc tế thụ động quá tải sẽ dẫn đến mất cân bằng cán cân thành toán quốc tế, gây áp lực cho lạm phát Vì lý do này một số nước trên thế giới đã dùng các biện pháp ngăn chặn như như hạn chế các chuyến du lịch ra nước ngoài của người dân (chẳng hạn như Malaysia qui định mỗi công dân một năm chỉ được đi du lịch ra nước ngoài một lần, trong mỗi lần ra nước ngoài chỉ được mang theo một lượng nội tệ nhất định)
Trang 31Nếu du lịch phát triển quá mạnh sẽ tạo ra sự phụ thuộc kinh tế vào ngành dịch vụ Ngành du lịch là ngành tạo ra dịch vụ là chủ yếu, vịêc tiêu thụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan chẳng hạn như thời tiết, tình hình an ninh trật tự, đặc biệt là thảm hoạ như bệnh dịch, khủng bố, bất ổn chính trị, sóng thần, động đất… Khi thảm hoạ đi qua, hậu quả trước mắt là doanh thu đột ngột sụt giảm mạnh, hậu quả lâu dài là đánh mất lòng tin nơi du khách Do đó việc ổn định doanh thu và phát triển du lịch là khó hơn rất nhiều
so với các ngành sản xuất Nếu tỷ trọng của ngành du lịch là lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (GNP) của một nước thì nền kinh tế của nước đó có nhiều khả năng bấp bênh hơn các nước không phụ thuộc vào du lịch
Tạo ra sự mất cân đối và mất ổn định trong một số ngành và trong việc trong việc sử dụng lao động trong du lịch Nguyên nhân chính ở đây là do ngành du lịch có quan hệ mật thiết với nhiều ngành khác của nền kinh tế quốc dân mà thường thì việc tiêu dùng dịch vụ du lịch lại diễn ra theo thời vụ Chính tính thời vụ đó làm ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của một số ngành khác có quan hệ mật thiết đến việc kinh doanh du lịch
Việc khai thác du lịch quá mức không chú trọng tới bảo vệ môi trường làm ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên của đất nước
Du lịch còn có thể gây ra một số tệ nạn xã hội (do kinh doanh các hình thức du lịch không lành mạnh) và các tác hại sâu xa khác trong đời sống tinh thần mỗi dân tộc
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA
1 Tổng quan về du lịch Việt Nam
1.1 Lịch sử phát triển du lịch Việt Nam
Trang 32Du lịch là một hiện tượng có mặt trong xã hội Việt Nam từ rất lâu, thời phong kiến nó được xem như là một thú chơi của "tao nhân mặc khách" thường dành cho những người có địa vị, có trình độ, hiểu biết cao tức tầng lớp thượng lưu của xã hội Vì giai đoạn này giao thông chưa phát triển việc di chuyển chủ yếu bằng phương tiện thô sơ, các dịch vụ cũng đơn giản, chủ yếu phục vụ các nhu cầu thiết yếu như ăn, mặc, đi lại… dó đó việc thực hiện các chuyến hành trình là rất vất vả, tốn kém và mất khá nhiều thời gian
Thăm thú thiên nhiên, vãn cảnh chùa chiền là hai thú vui phổ biến nhất của trí thức, nho sĩ đương thời Sử sách và tương truyền còn lưu lại, thế kỷ
XV, vua Lê Thánh Tông từng phong "tam thiên động''-ba động đẹp nhất trời Nam, trong đó Động Hương Tích ở Chùa hương (Chùa Hương) được tôn vinh
là Nam thiên đệ nhất động, Tam cốc-Bích Động (Ninh Bình) là đệ nhị và Lịch Động (Ninh Bình) là đệ tam động; một số địa điểm tín ngưỡng khác như Chùa hương, Côn Sơn-Kiếp Bạc, Yên Tử vừa có cảnh đẹp vừa có các chùa chiền miếu mão cũng là những nơi tấp nập khách viễn phương Tức cảnh sinh tình, thiên nhiên đã truyền cảm hứng cho nhiều ánh thơ văn còn lưu truyền cho hậu thế qua sử sách và cả dấu tích trạm khắc tại chính các danh lam thắng cảnh Trước vẻ đẹp của Côn Sơn Nguyễn Trãi đã có những vần thơ :
"Côn Sơn hữu tuyền kỳ thanh linh linh nhiên
Ngô dĩ vi cầm huyền
Côn Sơn hũu thạch vũ tẩy đài phô bích
ngô dĩ vi đạm tịch."
Dịch ra là:
''Côn Sơn nước chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Trang 33Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.''
Xét về mục đích du lịch, người xưa khởi hành vì mục đích đi ra để mở rộng tầm mắt, để chiêm ngưỡng cái đẹp, tỏ tâm thành kính với tổ tiên, thần linh…chỉ một số ít xuất phát với mục đích nghỉ dưỡng, chữa bệnh…
Manh nha của ngành kinh doanh du lịch chỉ thực sự xuất hiện vào kỳ thời thực dân Pháp đô hộ nước ta Khi sang Việc Nam, người Pháp để phục
vụ cho nhu cầu của mình và tầng lớp thượng lưu đã cho xây dựng một số trung tâm nghỉ dưỡng tại đây Phong cách du lịch cũng thay đổi theo phong cách du lịch phương Tây, tức là du lịch mang nhiều tính chất nghỉ dưỡng Nếu như trước đây tham quan vùng núi non hiểm trở được xem là thú vui tao nhã thì người Pháp lại ưa chuộng các cao nguyên có khí hậu ôn đới và các bãi biển thuận lợi cho việc tắm biển Một số địa điểm như Đà Lạt, Bà Nà-Núi Chúa, Nha Trang, Sầm Sơn, Cửa Lò… được đầu tư thành các khu du lịch được yêu thích thời bấy giờ
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, điều kiện chiến tranh nên du lịch không có nhiều điểm thuận lợi cho du lịch phát triển Hoạt động du lịch chỉ chủ yếu đáp ứng yêu cầu phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, khách Du lịch vào nước ta theo các Nghị định thư Trong điều kiện rất khó khăn như vậy nhưng một số cơ sở du lịch Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Tam Đảo, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An vẫn được đầu
tư phát triển với rất nhiều những nỗ lực của những người làm công tác du lịch
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giả phóng, đất nước thống nhất, hoạt động Du lịch dần trải rộng ra các miền Tổ quốc Trong điều kiện hoà bình đất nước chúng ta có điều kiện để khác phục và xây dựng lại các cơ sở du lịch và lần lượt mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới từ Huế, Đà Nẵng, Bình
Trang 34Định đến Nha Trang, Lâm Đông, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ Kinh tế du lịch cũng từng bước được xây dựng, các doanh nghiệp du lịch Nhà nước trực thuộc Tổng cục Du lịch và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và đặc khu Tháng 6 năm 1978, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ, đánh dấu một bước phát triển mới của Du lịch.Tuy nhiên trong thời gian này đất nước chúng ta còn nghèo lại quản lý theo chế độ bao cấp nên du lịch chưa là nhu cầu phổ biến Hoạt động chủ yếu
là công tác kết hợp du lịch hoặc các chuyến du lịch nghỉ dưỡng theo chế độ, đóng góp của ngành du lịch đối với kinh tế-xã hội là hạn chế
Từ sau khi đất nước mở cửa, du lịch mới thật sự được tạo điều kiện phát triển Đới sống của người dân ngày một nâng cao, hiện tượng du lịch trở nên phổ biến hơn Sự mở cửa hợp tác hội nhập với thế giới khiến cho lượng
du khách quốc tế vào Việt Nam thêm đông qua mỗi năm, vai trò của du lịch trong nền kinh tế ngày một tăng Bên cạnh đó tổ chức bộ mày quản lý du lịch cũng ngày một kiện toàn, cơ chế chính sách phát triển du lịch từng bước được hình thành, thể chế hoá bằng văn bản quy phạm phát luật, tạo môi trường cho
du lịch phát triển, nâng cao hiệu lực quản lý Có thể nói du lịch Việt Nam chưa bao giờ phát triển mạnh mẽ như bây giờ và sẽ còn có cơ hội phát triển mạnh hơn nữa khi nền kinh tế đang trên đà phát triển và tiếp tục hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới
1.2 Tài nguyên du lịch của Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là một đất nước giàu tài nguyên du lịch, đây là điều kiện và tiền đề cơ bản để phát triển du lịch trong nước Với vị trí địa lý, khí hậu và cấu tạo địa chất phức tạp đã giúp Việt Nam sở hữu một nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên giàu có 4000 năm dựng nước và giữ nước gắn với nền văn minh sông Hồng rực rỡ, tài nguyên du lịch nhân văn của Việt Nam cũng rất phong phú, đậm đà bẳn sắc dân tộc Nhìn chung tài nguyên du lịch
Trang 35Việt Nam phân bố đồng đều trong phạm vi toàn quốc, vừa tập trung thành từng cụm gần đô thị lớn, các trục giao thông quan trọng thuận tiện cho việc tổ chức khai thác, hình thành các tuyến du lịch bổ sung cho nhau giữa các vùng
1.2.1 Tài nguyên du lịch thiên nhiên
Về tài nguyên thiên nhiên du lịch, chúng ta có những lợi thế đặc biệt về
vị trí địa lý, nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn với lục địa vừa thông thương với đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ và đường hàng không
Vị trí địa lý là tiền đề quan trọng trong việc phát triển du lịch quốc tế
Các đặc điểm đa dạng về cấu trúc địa hình biển và hải đảo, đồng bằng, đồi núi cao nguyên đã tạo cho lãnh thổ Việt Nam sự đa dạng, phong phú về cảnh quan, hệ sinh thái độc đáo, đặc biệt là hệ sinh thái biển đảo, hệ sinh thái
đã 2 lần được công nhận là di sản văn hoá thế giới Trong tổng số 2700 hòn đảo lớn nhỏ ven bờ nhiều đảo như: Cái Hầu, Cát Bà, Tuần Châu, Cù Lao Chàm, Phú Quí, Côn Đảo, Côn Lôn… với hệ sinh thái phong phú, cảnh quan đẹp là nơi có điều kiện hình thành các khu, điểm du lịch hấp dẫn
Với khoảng 50.000 Km2 địa hình Karst, Việt Nam là nước có tiểm năng
du lịch hang động, thác ghềnh to lớn trong đó có 200 hang động đã được phát
Trang 36hiện, điển hình là động Phong Nha với chiều dài đã khai phá là 8km2 đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
Nguồn nước khoáng của nước ta phong phú và có ý nghĩa to lớn đối với phát triển du lịch Đến nay chúng ta đã phát hiện ra khoảng 400 nguồn nước khoáng tự nhiên với nhiệt độ từ 27 đến 1050C Thành phần hoá học của nước khoáng rất đa dạng từ Bicatconat Natri đến Clorua Natri có độ khoáng hoá cao có gia trị đối với du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh
Việt Nam có hệ sinh thái động thực vật-rừng đa dạng Tính đến nay cả nước có 107 khu rừng đặc dụng, trong đó có 16 rừng quốc gia, 55 khu bảo tồn thiên nhiên và 43 khu rừng văn hóa-lịch sử-môi trường với tổng diện tích rừng bao phủ là 2.092.466 ha Đây là nguồn tài nguyên du lịch sinh thái quí giá, nơi bảo tồn khoảng 12.000 loài thực vật và khoảng 7000 loài động vật với nhiều giống đặc hữu và quí hiếm
1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Chúng ta có khoảng 40.000 di tích lịch sử trong đó có 2500 di tích lịch
sử được nhà nước xếp hạng Tiêu biểu là quần thể di tịch cố đô Huế (Tỉnh Thừa Thiên-Huế), đô thị cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới
Bên cạnh các di tích, văn hóa Việt Nam còn được làm giàu bởi kho tàng nghệ thuật đa dạng như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, hát quan họ, hát xoan, hát ghẹo, các điệu lý, câu hò… trong đó Nhã nhạc cung đình Huế và cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là hai di sản văn hoá thế giới
Các di tích lịch sử, văn hoá, cánh mạng, nhiều nghề thủ công truyền thống với kỹ năng độc đáo, nhiều lễ hội gắn với sinh hoạt, văn hoá, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc anh em cùng với nét riêng tinh tế
Trang 37của nghệ thuật ẩm thực được hoà quyện đan xen trong kiến trúc phong cảnh
có giá trị triết học phương Đông đã tạo cho du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện khai thác thế mạnh văn hoá-lịch sử
1.3 Tính mùa vụ trong du lịch Việt Nam
Có thể có một vài nhận định về tính mùa vụ trong du lịch Việt Nam như sau:
Việt Nam là một nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho việc phát triển kinh doanh du lịch quanh năm
Đất nước chúng ta trải dài qua 15 vĩ độ từ Bắc đến Nam đưa lại cho Việt Nam một sự đa dạng về khí hậu Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á có mùa Đông lạnh Miền Bắc và miền Trung có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông; còn ở miền Nam khí hậu nóng ẩm quanh năm, bờ biển dài phẳng mịn thuận lợi cho việc kinh doanh du lịch biển quanh năm
Tài nguyên nhân văn ở khắp mọi nơi và phân bố trải dài theo nhiều thời điểm trong năm, do đó tính thời vụ có thể được hạn chế và có điều kiện giảm cường độ của thời vụ du lịch
Mùa cao điểm du lịch nội địa và du lịch quốc tế là khác nhau
Khách du lịch nội đi du lịch chủ yếu để tắm biển, nghỉ dưỡng, tham quan lễ hội, họ đi du lịch chủ yếu vào các tháng hè và vào các tháng đầu năm Trong khi đó, khách du lịch quốc tế hiện nay đến Việt Nam chủ yếu với mục đích kinh doanh kết hợp du lịch do đó họ đến Việt Nam vào mùa làm ăn chính trong năm (khoảng từ tháng 10 đến tháng 3 đầu năm sau) Luồng khách du lịch mội địa lớn hơn quốc tế rất nhiều Do vậy ở tầm vĩ mô, nếu xét riêng hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế chủ động thì thời vụ du lịch chính là vào khoảng tháng 10 cuối năm đến tháng 3 đầu năm sau, còn nếu xét hoạt động kinh doanh du lịch nói chung nước ta có hai mùa du lịch chính là mùa hè và
Trang 38mùa xuân
Thời vụ du lịch, độ dài của thời vụ du lịch và cường độ biểu hiện của
du lịch ở các thành phố lớn, các tỉnh và trung tâm du lịch là khác nhau Điều
này phụ thuộc vào sự phát triển và tiềm năng du lịch của từng địa phương Một số trung tâm kinh tế như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh luôn thu hút đông đảo khách đến làm ăn công tác sau đó kết hợp luôn với mục đích du lịch nên hai nơi này lượng khách du lịch đông quanh năm và cao điểm vào một số tháng trước và sau tết Nếu xét về mục đích du lịch thuần tuý thì một số tỉnh thành phố có lợi thế phát triển về du lịch biển như Quảng Ninh, Khánh hoà, Thanh Hoá… các tháng mùa hè là mùa du lịch chính Một số nơi tập trung nhiều lễ hội, chùa chiền như Hà Tây, Bắc Ninh… đầu mùa Xuân là thời điểm tập trung nhiều khách thập phương Ngoài ra một số trung tâm du lịch lớn hiện đại như Hạ Long, Nha trang… luôn có mùa du lịch dài hơn các trung tâm kém phát triển hơn
1.3 Lao động trong du lịch Việt Nam
Hiện nay số lượng lao động làm việc trong du lịch vào khoảng 23 vạn lao động trực tiếp và 50 vạn lao động gián tiếp, chiếm 2,5% lực lượng lao động toàn quốc và chủ yếu ở độ tuổi dưới 30 (60%) Lực lượng lao động trong du lịch ở Việt Nam cũng mang những đặc điểm chính của lao động du lịch nói chung nhưng cũng có những nét khác biệt do sự tác động của điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam
Lao động trong du lịch Việt Nam cũng có thể chia thành ba thành phần, nhóm lao động có chức năng quản lý nhà nước về du lịch, nhóm lao động đào tạo và phát triển du lịch và nhóm lao động kinh doanh du lịch Trong đó nhóm lao động kinh doanh du lịch chiếm khoảng 99%, hai nhóm lao động còn lại chiếm tỉ lệ không đáng kể trong cơ cấu lao động trong du lịch
Trang 39Nhóm lao động có chức năng quản lý Nhà nước về du lịch: Nhóm lao động này bao gồm những người làm việc trong các cơ quan quản lý về du lịch
từ Trung ương đến địa phương như Bộ Thể thao Văn hoá và Du lịch, Tổng cục Du lịch, sở Du lịch hoặc sở Thương mại-Du lịch tỉnh, thành phố, phòng quản lý Du lịch ở các quận, huyện Họ là bộ phận lao động đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển du lịch của quốc gia và của từng địa phương Mặt khác họ cũng đại diện cho Nhà nước để hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệu quả cũng như kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh đó Đội ngũ cán bộ, công chức ngành Du lịch hiện nay có biên chế rất hạn hẹp (Cơ quan Tổng cục Du lịch hiện có 135 biên chế; các Sở Du lịch khoảng 15 biên chế; Sở Du lịch-Thương mại và sở Thương mại-Du lịch biên chế khoảng 3-5 người), chiếm tỉ lệ không đáng kể trong cơ cấu lao động du lịch
Nhóm lao động làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và đào tạo du lịch: Đây là nhóm lao động có trình độ chuyên môn sâu chịu tránh nhiệm đào tạo
và nghiên cứu trong các trường nghiệp vụ hay đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu chuyên về khoa học du lịch tại Việt Nam Hiện tại, mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch Việt Nam có khoảng gần 40 trường đào tạo bậc đại học, cao đẳng; trên 30 trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và nhiều trung tâm dạy trên
cả nước nghề Công việc của những người làm công tác đào tạo và nghiên cứu
du lịch có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng lao động trong du lịch Việt Nam, vai trò của họ có thể ví như những chiếc máy cái trong quá trình sản xuất Tuy nhiên bộ phận lao động này trong du lịch Việt Nam còn khá mỏng, lĩnh vực đào tạo du lịch ở Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tốc độ phát triển và tiềm năng du lịch Việt Nam Tỉ lệ người làm công tác đào tạo và nghiên cứu du lịch hiện nay rất nhỏ so với tổng số lao động du lịch trong cả nước và thấp hơn khá nhiều so với các nước Đông Nam Á khác Trong thời
Trang 40gian tới, nếu chúng ta không sớm có thêm các viện nghiên cứu phát triển, các trường đào tạo du lịch chất lượng cao, các phương án hợp tác giảng dậy với các nước bạn thì ngành du lịch Việt Nam sẽ có nguy cơ thiếu lớp cán bộ kế cận và nguồn nhân lực chất lượng cao
Nhóm lao động kinh doanh du lịch: Ở Việt Nam, kinh doanh du lịch mới chỉ thật sự phát triển trong vòng hơn một thập kỷ qua, nhưng với tốc độ phát triển bình quân 20% một năm, kinh doanh du lịch đang là lĩnh vực thu hút nhiều lao động Lao động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có thể chia thành hai nhóm chính
- Lao động quản lý trong kinh doanh du lịch
- Lao động thực thừa hành
Lao động quản lý trong kinh doanh du lịch: Là người làm công tác quản lý trong các cơ sở kinh doanh du lịch Việt Nam từ cấp quản lý nhỏ, vừa đến cấp cao Do đặc thù của ngành du lịch, nhóm lao động này chiếm tỉ lệ nhỏ hơn khá nhiều so với tỉ lệ lao động thừa hành, vào khoảng 24-25% trong tổng
số lao động trong du lịch Ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp du lịch là nhỏ và rất nhỏ nên mức độ chuyên môn hoá chưa cao, nhiều người trong số
họ ngoài công tác quản lý còn kiêm thêm nhiều nghiệp vụ du lịch khác
Lao động thực hiện nghiệp vụ kinh doanh du lịch: Lực lượng này chiếm 75% số lượng lao động trong du lịch, trong đó lễ tân là 9%, phục vụ buồng là 14,8%, phục vụ ăn uống (bàn, bar) là 15%, nhân viên nấu ăn là 10,6%, nhân viên lữ hành và hướng dẫn viên là 4,9%, nhân viên lái xe, tàu du lịch là 10,6% và 36,5% còn lại là các lao động làm các nghề khác Là đối tượng tiếp xúc trực tiếp với du khách nên có thể nói họ là những người thể hiện bộ mặt của du lịch Việt Nam, thái độ và chuyên môn của họ có ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của du khách