Với một số các khái niệm du lịch sinh thái được đưa ra: Theo luật dulịch Việt Nam 2005: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiênnhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THANH TÚ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI TRÀNG AN TỈNH NINH BÌNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Hà Nội, 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THANH TÚ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI TRÀNG AN TỈNH NINH BÌNH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi – Lê Thanh
Tú, học viên cao học khóa 2013 – 2015, Khoa Du lịch học, Trường Đại họcKhoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tôi xin chịu tráchnhiệm trước Hội đồng Khoa học vàĐào taọ Khoa Du l ịch học, Trường Đạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Học viên
Lê Thanh Tú
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1 Lý do chọn đề tài 7
2 Lịch sử nghiên cứu 9
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 13
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
5 Phương pháp nghiên cứu 14
6 Những đóng góp của đề tài 15
7 Bố cục của luận văn 16
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG 17
1.1 Khái niệm 17
1.1.1 Du lịch sinh thái 17
1.1.2 Cộng đồng 17
1.1.3 Cộng đồng địa phương 18
1.1.4 Du lịch cộng đồng 19
1.2 Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng 20
1.3 Các yếu tố quyết định sự thành công của du lịch cộng đồng 21
1.4 Một số kinh nghiệm khai thác tài nguyên dựa vào cộng đồng 22
1.4.1 Trên thế giới 22
1.4.1.1 Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở Ventanilla 22
1.4.1.2 Mô hình phát triển DLCĐ tại VQG Gunung Halimun (Indonesia) 24 1.4.2 Tại Việt Nam 25
1.4.2.1 Mô hình du lịch cộng đồng Bản Hồ - Sapa 25
Trang 51.4.2.2 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lác, Mai Châu, Hòa
Bình 26
1.5 Bài học kinh nghiệm từ các mô hình phát triển DLCĐ ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam cần học tập 27
Tiểu kết chương 1 28
CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI TRÀNG AN 29
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái Tràng An 29
2.1.1 Giới thiệu khái quát về khu du lịch Tràng An 29
2.1.2 Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng 30
2.1.2.1 Tài nguyên du lịch 30
2.1.2.2 Cộng đồng dân cư 41
2.1.2.3 Chính sách địa phương 44
2.1.2.4 Khả năng cung ứng dịch vụ cơ bản 46
2.1.2.5 Khả năng tiếp cận điểm du lịch 48
2.2 Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch Tràng An 49
2.2.1 Các loại hình du lịch tại khu du lịch Tràng An 49
2.2.2 Hiện trạng khai thác các tuyến tham quan 51
2.2.3 Khách du lịch và doanh thu 52
2.2.3.1 Khách du lịch 52
2.2.3.2 Doanh thu du lịch 62
2.2.4 Đánh giá mức độ đảm bảo các nguyên tắc của DLCĐ 62
2.2.4.1 Vai trò CĐĐP đối với phát triển du lịch Tràng An 62
2.2.4.2 Thực trạng tham gia của cộng đồng 66
2.2.4.3 Chia sẻ lợi ích du lịch cho cộng đồng địa phương 74
2.2.5 Những hạn chế còn tồn tại ở Tràng An 75
Tiểu kết chương 2 77
Trang 6Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠi
KHU DU LỊCH SINH THÁI TRÀNG AN 79
3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách 79
3.2 Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch 81
3.3 Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch 81
3.4 Nhóm giải pháp hỗ trợ cộng đồng địa phương 82
3.5 Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức xã hội về du lịch 85
3.6 Giải pháp đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch86 3.6.1 Về công tác quy hoạch 86
3.6.2 Về công tác xây dựng 87
3.7 Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tiếp thị du lịch 89
3.8 Xây dựng các chương trình du lịch (tour) đến Tràng An 90
Tiểu kết chương 3 92
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
PHỤ LỤC 100
Trang 7DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Bảy mức tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển 63Hình 2.2 Mô hình cộng đồng dân cƣ cung cấp dịch vụ du lịch tại Tràng An67
Hình 2.3 Sơ đồ phân chia lợi ích du lịch Tràng An 75
Đồ thị 2.1 Quy luật thời vụ trong kinh doanh du lịch ở Tràng An 56
Trang 874
59
57
42
Bảng 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của hoạt động DLCĐ 21
Bảng 1.2 Sơ đồ vị trí Ventanilla - Ventanilla nằm giữa hai khu nghỉ Huatulco và Puerto Esscondido Mazunte và Puerto Angel là hai điểm DL khác trong vùng 23 Bảng 1.3 Mô hình DLST cộng đồng ở Ventanilla 23
Bảng 1.4 Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở VQG Gunung Halimun 24
Bảng 2.1 Đánh giá của khách DL về thái độ của CĐĐP ở KDL Tràng An Bảng 2.2 Số lao động địa phương tham gia hoạt động du lịch 43
Bảng 2.3 Lượng khách đến khu du lịch Tràng An giai đoạn 2011-2014 53
Bảng 2.4 Thị phần khách Tràng An - so với toàn tỉnh Ninh Bình (2011 – 2014) 55
Bảng 2.5.Hoạt động của khách du lịch khi đến KDL Tràng An Bảng 2.6 Mức độ hài lòng của khách du lịch Tràng An 58
Bảng 2.7 Những điều không hài lòng của khách du lịch Tràng An 58
Bảng 2.8 Loại hình cơ sở lưu trú nên được đầu tư xây dựng tại Tràng An Bảng 2.9 Các dịch vụ nên được đầu tư tại Tràng An 60
Bảng 2.10 Doanh thu du lịch tại Tràng An (2011-2014) 62
Bảng 2.11.Thu nhập của người dân tham gia du lịch tại Tràng An 71
Bảng 2.12 Thu nhập từ các hoạt động liên quan gián tiếp đến du lịch 73
Bảng 2.13 Thu nhập bình quân đầu người giữa người tham gia du lịch và không tham gia du lịch
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang 917 UNESCO Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục Liên Hợp Quốc
18 VNAT Tổng cục Du lịch Việt Nam
Trang 106
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Du lịch Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế, với tư cách làmột ngành kinh tế đang phát triển như vũ bão cùng với đời sống người dânkhông ngừng được nâng cao Cùng với đó, hình ảnh du lịch quốc gia ngàycàng được nâng cao Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của ViệtNam được UNESCO công nhận ngày càng phong phú Nhiều điểm du lịchđược các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu thích của đông đảo du kháchquốc tế Trong đó, điển hình như Quần thể danh thắng Tràng An
Ninh Bình rất vinh dự được đại diện cho Việt Nam, lần đầu tiên đượcUNESCO xét công nhận Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản hỗn hợp(Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới) Với vị trí nổi bật trong số các cảnhquan núi đá vôi dạng tháp quan trọng nhất của thế giới Nơi đây là một minhchứng quan trọng ở cấp độ toàn cầu về các giai đoạn cuối cùng của sự tiếnhóa vùng núi đá vôi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm Cảnh quan này baogồm một loạt các địa hình núi đá vôi truyền thống, bao gồm các tháp tuyệtđẹp, các chóp nón, và các đồi karst chuyển tiếp, được bao quanh bởi mộtmạng lưới các vùng trũng kín và các thung lũng liên kết với nhau bởi một hệthống các hang động xuyên thủy Được hình thành bởi sự tương tác của một
số cấu trúc kiến tạo và các sự kiện lớn trong khu vực, khu vực này là nơi duynhất đã bị biển xâm thực và kiến tạo lại nhiều lần trong lịch sử địa chất gầnđây, nhưng hiện tại là vùng nội địa Địa hình phát triển qua hơn năm triệunăm đã tạo nên một cảnh quan có vẻ đẹp lạ thường với vẻ đẹp thẩm mỹ đặcbiệt - một sự pha trộn của các ngọn núi bị bao quanh bởi các vách đá chópcao, được bao bọc trong rừng nhiệt đới nguyên sinh, và được bao quanh bởilưu vực nội địa rất lớn và đã phát triển đầy đủ với những dòng chảy sông suốilắng trong được kết nối thông qua các hang động và suối ngầm Môi trường
Trang 12độc đáo này đã tạo điều kiện thuận lợi cho những cư dân đầu tiên cư trú ởkhu vực này khoảng 30.000 năm trước đây.
Khu du lịch sinh thái Tràng An được phê duyệt tại Quyết định số728/QĐ-UBND ngày 09/4/2008 của UBND tỉnh Ninh Bình - nằm trong Quầnthể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình - có diện tích 2168 ha và nằm trênđịa bàn 8 xã, phường thuộc huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn và thành phốNinh Bình Trong đó: xã Trường Yên: 772,12 ha; xã Ninh Xuân: 375,56 ha;
xã Gia Sinh: 529,6 ha; xã Ninh Hải: 159,6 ha; xã Ninh Hoà: 74 ha; phườngNinh Khánh: 31,56 ha; xã Ninh Nhất: 182,41 ha; phường Tân Thành: 43,68
ha Cách thủ đô Hà Nội hơn 90 km về phía nam, thực sự đã trở thành “Nơi mơđến, chốn mong về” của du khách trong và ngoài nước Hàm chứa những giátrị nổi bật toàn cầu về kiến tạo địa chất, địa mạo, khảo cổ và thẩm mỹ
Những năm gần đây, khu du lịch Tràng An đã nhận được sự quan tâmđầu tư của trung ương và địa phương, sự đóng góp và hỗ trợ của các ngành,đồng thời nhận được sự ủng hộ tham gia của cộng đồng dân cư sinh sống tạiđây Tuy vậy, du lịch cộng đồng ở đây còn gặp nhiều khó khăn cả về cơ chếchính sách và xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, người dân địa phươngtham gia du lịch chưa nhiều, còn mang tính tự phát, manh mún và chưa có tổchức đơn vị quản lý và bảo trợ pháp lý Trong khi đó, địa phương cũng chưa
có chính sách hỗ trợ giúp người dân vay vốn với lãi suất thấp hoặc khuyếnkhích người dân làm du lịch cộng đồng và họ chưa được làm chủ hoạt động
du lịch và lợi ích họ được chia sẻ là rất ít Về lâu dài, nếu không có giải phápphát triển phù hợp cải thiện vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch địaphương thì chính họ sẽ là nhân tác tiêu cực làm suy giảm giá trị du lịch, hìnhảnh du lịch nơi đây
Trước thực trạng đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Một
số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái Tràng
An tỉnh Ninh Bình” nghiên cứu trường hợp tại hai xã (Trường Yên, Ninh
Trang 13Xuân) nhằm đưa ra tổng quan về thực trạng phát triển du lịch cộng đồng củaKhu du lịch sinh thái Tràng An Trên cơ sở đó đề tài đề xuất một số giải pháp
để nâng cao hiệu quả của du lịch cộng đồng, góp phần đưa du lịch trở thànhmột ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương trong việc xóa đói giảm nghèo,khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên đồng thời bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo, giớithiệu hệ sinh thái của khu du lịch và các giá trị văn hóa truyền thống của cộngđịa phương cho các thế hệ tương lai
2 Lịch sử nghiên cứu
Hoạt động DLST tại Việt Nam đã xuất hiện trong những năm 90 của thế
kỷ XX trở lại đây Tuy mới xuất hiện nhưng ngày càng được quan tâm vàchú ý bởi các nhà hoạt động du lịch, môi trường DLST được xác định là mộttrong những tiềm năng, thế mạnh đặc thù của du lịch Việt Nam, được địnhhướng trong chiến lược phát triển ưu tiên của nền kinh tế Điều này được thểhiện thông qua các hội nghị, hội thảo tổ chức chuyên đề nghiên cứu về hoạtđộng DLST: “Hội nghị Quốc tế về du lịch bền vững ở Việt Nam” do Tổngcục du lịch Việt Nam kết hợp với Quỹ Hanns Seidel (CHLB Đức) được tổchức tại Huế, tháng 5/1997; Hội thảo “DLST với phát triển du lịch bền vững
ở Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội, tháng 4/1998; Hội thảo “Xây dựng chiếnlược Quốc gia về phát triển DLST tại Việt Nam” được tổ chức vào tháng 9/1999,tại Hà Nội do Tổng cục du lịch phối hợp với Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới(IUCN) và Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á và Thái Bình Dương (ESCAP) Tại đócác vấn đề về hoạt động DLST được phân tích và đánh giá chi tiết đưa ra nhữngphương hướng hoạt động, phát triển trong tương lai
Với một số các khái niệm du lịch sinh thái được đưa ra: Theo luật dulịch Việt Nam (2005): “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiênnhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồngnhằm phát triển bền vững.”
Trang 14Trong hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam”(9/1999) đã đưa ra định nghĩa về DLST: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịchdựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, cóđóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cựccủa cộng đồng.”
Ở Việt Nam, khái niệm cộng đồng luôn gắn kết và đi liền với “làng xã”,tạo nên một chỉnh thể mô tả cụ thể nhất mối quan hệ gắn kết của xã hội ViệtNam
Cộng đồng có thể nói là tập hợp các thực thể trong một xã hội, bao gồmnhiều mối quan hệ cộng sinh liên quan ràng buộc lẫn nhau giữa các thànhphần trong xã hội Nó là xã hội có tổ chức kết cấu chặt chẽ đến các tổ chứckết cấu thiếu chặt chẽ được liên kết với nhau bởi các phong trào, mối quantâm lợi ích chung và riêng trong cùng một nhóm trong một không gian tạmthời hay lâu dài Sự tự nguyện hi sinh đối với các giá trị được tập thể coi làcao cả Sự đoàn kết mọi thành viên trong tập thể đó
Ngoài ra chúng ta có những cách nhìn nhận về một cộng đồng dựa trêncác nền văn hóa, văn minh con người Ở đó những lợi ích chung gắn kết cácthể loại với nhau tạo thành một cố kết tập thể tạo nên cộng đồng
Du lịch dựa vào cộng đồng là một khía cạnh mới trong ngành kinh tế dulịch Lần đầu tiên du lịch dựa vào cộng đồng được đưa ra tại Hội thảo chia sẻbài học kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng Việt Nam – 2003 Các chuyêngia đã khái quát những đặc trưng của du lịch dựa vào cộng đồng của Việt Nam:Đảm bảo văn hóa và thiên nhiên bền vững; Nâng cao nhận thức cho lao động;Tăng cường quyền lực cho cộng đồng; Tăng cường hỗ trợ của các tổ chức phichính phủ và cơ quan quản lý nhà nước Có thể thấy rằng du lịch dựa vào cộngđồng là một phương thức du lịch mà ở đó cộng đồng địa phương vừa là chủ thể,vừa là khách thể của hoạt động du lịch Nó bảo đảm sự bền vững của tài nguyênthiên nhiên và môi trường Nhưng đồng thời cũng
Trang 15là sự đảm bảo phát triển hoạt động kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư bảnđịa nơi diễn ra hoạt động du lịch.
Các chuyên khảo và bàn luận về du lịch dựa vào cộng đồng tại ViệtNam đã thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, nhà quyhoạch du lịch, hãng lữ hành Bùi Thị Hải Yến và nhóm tác giả (2012), chorằng du lịch cộng đồng là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộngđồng địa phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn pháttriển và mọi hoạt động du lịch cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ củacác tổ chức, các nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phươngcũng như chính phủ và nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động
du lịch nhằm phát triển cộng đồng, bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch bềnvững, để mọi tầng lớp dân cư đều có thể sử dụng, tiêu dùng sản phẩm du lịch.Nguyễn Thanh Bình trong bài “Để du lịch cộng đồng trở thành hiện thực” -tạp chí Du lịch số 3, năm 2006: “Du lịch cộng đồng là một mô hình du lịchnơi cộng đồng dân cư có thể trực tiếp tham gia vào tổ chức phát triển từ giaiđoạn khởi đầu đến quản lý giám sát cả quá trình phát triển sau này và quantrọng hơn là được hưởng lợi từ sự phát triển đó Hay nói ngắn gọn là hìnhthức du lịch do dân và vì dân” Bên cạnh đó là các bài báo khác của các tácgiả như: Đào Thế Tuấn với “Từ du lịch sinh thái, văn hóa đến du lịch cộngđồng” tạp chí Xưa và Nay số 247 năm 2005 nhấn mạnh mối liên kết trongquan hệ DLST, văn hóa đối với cộng đồng nơi tồn tại trong quan hệ DLST,văn hóa đối với cộng đồng nơi tồn tại hoạt động du lịch, đồng thời nhấn mạnhvai trò gìn giữ văn hóa bản sắc dân tộc
Viện nghiên cứu và phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam đưa rakhái niệm: “Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch do chính cộng đồngngười dân phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế vàbảo vệ môi trường chung quanh thông qua việc giới thiệu với du khách cácnét đặc trưng của địa phương: phong cảnh, văn hóa…”
Trang 16Một số tên gọi thường dùng khi nói đến du lịch cộng đồng:
Du lịch dựa vào cộng đồng (Community based tourism)
Phát triển cộng đồng dựa vào du lịch (Community development tourism)Phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community based
ưu tiên hàng đầu hướng tới trong mục tiêu hoạt động, định hướng phát triểntại mỗi địa điểm
Tại vùng nghiên cứu của đề tài này, hiện nay đã có nhiều công trìnhkhoa học, luận văn nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch tại Khu du lịchsinh thái Tràng An ở các mức độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau như: Đặng
Văn Bào, Trương Quang Hải (2009), Khu du lịch sinh thái cảnh quan Tràng
An-Những giá trị cảnh quan, sinh thái và môi trường, Hà Nội Cơ quan Hội di
sản văn hoá (2008), Ninh Bình Di sản văn hoá và tiềm năng du lịch, Tạp chí Thế giới Di sản số 09/2008 UBND tỉnh Ninh Bình (2008), Báo cáo hội thảo khoa học: Giá trị di sản văn hoá cố đô Hoa Lư và khu du lịch sinh thái Tràng
An Những bài báo nghiên cứu trên tạp chí: Phạm Đức Ánh (2002), Du lịch ninh Bình phát triển bền vững; Nguyễn Thị Thanh Tâm
(2005), Du lịch Ninh Bình phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
tỉnh Bên cạnh đó còn có những nghiên cứu phục vụ sử dụng hợp lý tài
nguyên của các tác giả như: Nguyễn Hữu Tứ, Huỳnh Nhung, Trần Thị Vân(1998), Trương Quang Hải (2007)
Trang 17Tuy đã đạt một số kết quả tốt, nhưng trong lĩnh vực nghiên cứu đánh giátài nguyên, thực trạng phát triển du lịch cộng đồng chưa được đề cập đến trongcác nghiên cứu Các nghiên cứu đó chưa thực sự quan tâm đến vai trò của cộngđồng địa phương trong chiến lược phát triển du lịch lâu dài Nguyên nhân mộtphần có thể do khu du lịch Tràng An mới đưa vào hoạt động chính thức được 2-
3 năm sau khi mở rộng và quy hoạch lại Trong đề tài này tác giả sẽ tiến hànhthu thập, kế thừa có chọn lọc các tài liệu hiện có, điều tra bổ sung thực trạng dulịch tại địa phương, từ đó phát triển DLCĐ cụ thể chi tiết, giúp người dân cóthêm công ăn việc làm, tăng thu nhập và thêm hiểu biết văn hoá
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài góp phần vào việc định hướng và đưa ra các giải pháp phát triển
du lịch cộng đồng, bảo tồn văn hóa bản địa, giảm áp lực tới môi trường và tàinguyên du lịch, nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương, thúc đẩyngười dân tham gia vào việc bảo tồn tài nguyên du tỉnh Ninh Bình nói chung
và hai xã: Trường Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lư) nằm trong Khu du lịchsinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình nói riêng
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra cho đề tài gồm:+ Thu thập phân tích các tài liệu về du lịch cộng đồng
+ Khảo sát thực tế nhằm thu thập, bổ sung thông tin, tư liệu liên quan đến nghiên cứu
+ Điều tra, đánh giá tiềm năng, hiện trạng phát triển du lịch tại hai xã:Trường Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lư) nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng
An, tỉnh Ninh Bình
+ Phân tích xử lí các thông tin, tư liệu liên quan đến nghiên cứu
+ Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở hai xã: TrườngYên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lư) nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An,
Trang 18tỉnh Ninh Bình đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút cộng đồng địa phươngvào hoạt động du lịch, bảo tồn văn hóa bản địa, phát triển du lịch một cáchbền vững.
+ Khai thác các tour du lịch đến Khu du lịch sinh thái Tràng An phục vụ khách du lịch hiên tại và tương lai
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu, hệ thống những cơ sở lí luận có liên quanđến DLCĐ, một số mô hình và kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng củamột số quốc gia và Việt Nam, các nguồn lực, thực trạng và kiến giải cho pháttriển các loại hình này tại Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình
Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Do thời gian và kinh phí có hạn, đề tài tậptrung nghiên cứu hoạt động DLCĐ tại hai xã: Trường Yên, Ninh Xuân (huyệnHoa Lư) nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình
- Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên sự phân tích, tổng hợp các số liệu, tài liệu được giới hạn từ năm 2005 đến năm 2015
Cuộc khảo sát tại điểm được tiến hành vào tháng 5/2015
5 Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:
Nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu không chỉ được áp dụng trong giai đoạnnghiên cứu sơ bộ, thu thập tài liệu thứ cấp như các số liệu, tài liệu từ các tổ chức
bộ ngành, mạng internet, các công trình, kết quả nghiên cứu khoa học, sách báo,tạp chí, trang web điện tử, các báo cáo đã có về khu vực , mà còn sử dụng trongquá trình phân tích chọn lọc, xử lí các số liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu
Trang 19Những tài liệu thông tin luôn được bổ sung, cập nhật, đảm bảo cơ sở cho việc
xử lí, phân tích, đánh giá các vấn đề cho nội dung nghiên cứu
Khảo sát thực địa
Tác giả lập kế hoạch khảo cứu thực tế kết hợp với thu thập tư liệu bằngvăn bản, ảnh tư liệu, quan sát ghi chép các nguồn tri thức từ thực tiễn thôngqua 2 chuyến điền giã khảo cứu tại 2 xã Trường Yên và Ninh Xuân vào tháng5/2015
Phương pháp này giúp tác giả quan sát cảnh quan tự nhiên, cơ sở hạ tầng
và tìm hiểu văn hóa bản địa; tiếp xúc các bên liên quan, các phòng, ban củahuyện, tỉnh và người dân địa phương để thu thập được những nguồn tư liệucần thiết và cập nhật
Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi
Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện thông qua việc thu thập
số liệu bằng bảng hỏi Bảng hỏi được thiết kế dành cho hai đối tượng làngười dân địa phương hai xã: Trường Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lư) nằmtrong Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình có tham gia hoạt động
du lịch và khách du lịch đến Tràng An Tổng số bảng hỏi khảo sát là: 220bảng hỏi dành cho khách du lịch và 100 bảng hỏi dành cho người dân địaphương Số lượng bảng hỏi thu về tương đối đầy đủ và đã được tác giả xử lí.Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia thôngqua phỏng vấn trực tiếp các cán bộ du lịch của Trạm Du lịch Tràng An, Sở Vănhóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình, các cán bộ của chính quyền địa phương
6 Những đóng góp của đề tài
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về DLCĐ và vận dụng vàonghiên cứu ở hai xã: Trường Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lư) nằm trongKhu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình Đây là một sự đóng góp chongành khoa học du lịch và là cơ sở tư liệu tham khảo và vận dụng cho các họcviên, sinh viên, các cán bộ khoa học thực hiện các đề tài có liên quan
Trang 20Đồng thời luận văn cũng đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường liênkết đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng trên cơ sở khai thác hợp lí các giátrị tri thức truyền thống tại hai xã: Trường Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lư)nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình Trên có sở đó gópphần bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa.
Ngoài ra, luận văn cũng có các giải pháp và đề xuất về việc cải thiện cơ
sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, các dịch vụ bổ sung một cách hợp lí nhằmphục vụ nhu cầu của khách du lịch đồng thời giảm thiểu áp lực tới môi trường
và tài nguyên du lịch
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo luậnvăn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch cộng đồng và một số kinh nghiệm phát triển du lịch cộng đồng.
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái Tràng An.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái Tràng An.
Trang 21CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MỘT
SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1 Khái niệm
1.1.1 Du lịch sinh thái
Hiện nay, DLST ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của cộngđồng bởi tính gần gũi, bảo vệ tài sản vốn có của tự nhiên và cư dân địaphương đã sinh sống nhiều đời Nó góp phần vào sự phát triển bền vững củanền kinh tế - XH Thúc đẩy và nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trườngcủa các tầng lớp trong xã hội Đặc biệt là trong hoàn cảnh nền kinh tế toàn cầunhư hiện nay với tốc độ khai thác tài nguyên nhanh chóng, dần phá hủy sựcân bằng sinh thái tại các khu vực của thế giới
Như đã trình bày tại phần lịch sử nghiên cứu, có khá nhiều khái niệmkhác nhau về DLST Tuy nhiên có thể thấy rằng tất cả các khái niệm đều quantâm tới thiên nhiên và môi trường, trách nhiệm với xã hội và cộng đồng - bảo
vệ thiên nhiên Các yếu tố này là trọng tâm của hoạt động du lịch sinh tháiđược diễn ra trong luận văn này
Theo Điều 4, Luật du lịch Việt Nam năm 2005 đã đưa ra khái niệm:
“Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [12, tr.3].
1.1.2 Cộng đồng
Cộng đồng là một khái niệm về tổ chức xã hội đã được nhiều nhà nghiêncứu đưa ra trong các công trình khoa học với nhiều ngữ nghĩa khác nhau
Theo từ điển bách khoa Việt Nam: Cộng đồng được hiểu là “Một tập
đoàn người rộng lớn, có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa điểm sinh tụ và cư trú Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm một dòng giống, một sắc tộc, một dân tộc” [29, tr.601]
Trang 22Theo Sue BeeTon trong cuốn “Commumnity Development throughTourism”: “Cộng đồng có nguồn gốc từ Latin, mà đề cập đến tinh thần rấtcộng đồng, hoặc một cộng đồng không có cấu trúc bên trong mà mọi ngườiđều bình đẳng” “Hoặc cộng đồng là một nhóm người có cùng một tínngưỡng, cùng sống trong một thời gian và một không gian nhất định” [41,tr.3 – 4]
Theo Bùi Thị Hải Yến trong cuốn “Du lịch cộng đồng”: “Cộng đồng
được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như: Làng, xã, huyện, thị xã, tỉnh, thành phố, quốc gia… có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, truyền thống văn hóa, đặc điểm kinh tế - xã hội” [31, tr.33]
Theo Võ Quế trong cuốn “Du lịch cộng đồng lý thuyết và vận dụng tập
1”: “Khái niệm cộng đồng được cho là một khái niệm có nhiều tuyến nghĩa.
Trong tuyến nghĩa khoa học xã hội bao gồm: Các thực tế xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ hoặc không chặt chẽ, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định” [19, tr15]
Từ khái niệm cộng đồng được nhiều tác giả đưa ra và các đặc điểm
chung của cộng đồng, cộng đồng có thể được hiểu là: “một nhóm dân cư, một
tập đoàn người rộng lớn cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như: Làng(bản, buôn, sóc), xã(phường, thị trấn), huyện(thị xã), tỉnh(thành phố), quốc gia, tộc người… có những dấu hiệu chung về tôn giáo, thành phần giai cấp, về các mối quan tâm, truyền thống văn hóa, về kinh tế xã hội”.
1.1.3 Cộng đồng địa phương
- Theo Bùi Thị Hải Yến trong cuốn “Du lịch cộng đồng”: “CĐĐP là một
nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như các đơn vị làng (bản, buôn, thôn, sóc), xã, huyện, tỉnh (thành phố) nhất định qua nhiều thế hệ và có những đặc điểm chung về các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn, sử dụng chung các nguồn tài nguyên môi trường, có cùng mối
Trang 23quan tâm về kinh tế - xã hội, có sự gắn kết về huyết thống, tình cảm và có sự chia sẻ nguồn lợi và trách nhiệm trong cộng đồng” [31, tr.33]
Vậy, CĐĐP có thể được hiểu là “một nhóm dân cư hoặc một tập đoàn
người rộng lớn cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như làng (bản, thôn, buôn, sóc), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã), tỉnh (thành phố), qua nhiều thế hệ, có sự gắn kết về truyền thống, tình cảm, có quyền lợi
và nghĩa vụ trong việc bảo tồn, phát triển, sử dụng các nguồn tài nguyên ở địa phương, có các dấu hiệu chung về tôn giáo, tín ngưỡng, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa”.
1.1.4 Du lịch cộng đồng
Thuật ngữ “Du lịch cộng đồng” (Community-based tourism) bắt nguồn
từ loại hình du lịch làng bản, xuất hiện vào những năm 1970, khi một sốkhách du lịch muốn tham quan các làng bản và tìm hiểu văn hóa kết hợp vớikhám phá tự nhiên Thông thường các hoạt động du lịch này thường được tổchức ở những khu vực rừng núi còn mang tính tự nhiên hoang dã, có hệ sinhthái đa dạng… nhưng còn hẻo lánh, thưa thớt dân cư Điều này dẫn đến việckhách du lịch gặp khó khăn rất nhiều về vấn đề giao thông, điều kiện sinhhoạt, thông tin hay các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động du lịch khác Khi đó,khách du lịch cần sự hỗ trợ của người dân bản xứ: dẫn đường, cung cấp đồ
ăn, chỗ ngủ… Khách du lịch đã đưa ra cách gọi đầu tiên đó là “những chuyến
du lịch có sự hỗ trợ của người dân bản xứ” Đó chính là tiền đề cho khái niệm
du lịch cộng đồng sau này
Khi nghiên cứu về du lịch cộng đồng, các tác giả chưa có sự thống nhất.Cũng như khái niệm DLST, mỗi tác giả có cách tiếp cận riêng
Nicole Hausle và Wolfgang Strasdas cho rằng: “DLCĐ là một loại hình du
lịch trong đó chủ yếu người dân địa phương đứng ra phát triển và quản lý Lợi ích kinh tế có được từ du lịch sẽ đọng lại nền kinh tế địa phương” [38,
Trang 24tr.18] Trong định nghĩa này, Nicole và Wolfgang chú trọng đến vai trò và lợi ích kinh tế mà DLCĐ đem lại cho người dân địa phương.
Ở Thái Lan khái niệm Community – based tourism – Du lịch cộng đồng
được định nghĩa: “Du lịch cộng đồng là du lịch có tính đến bền vững về mặt
môi trường, văn hóa và xã hội Nó do chính cộng đồng quản lí và làm chủ vì lợi ích của cộng đồng vì mục đích tạo cho du khách có khả năng nhận thức và tìm hiểu về cộng đồng và lối sống của cộng đồng” (REST – 2007) [39,tr10]
Có thể nhận định rằng du lịch cộng đồng thực chất là tiếp cận cộng đồngtrong hoạt động du lịch, trong đó vai trò của cộng đồng được đề cao, thể hiện
ở sự tham gia chủ động và tích cực của cộng đồng trong các hoạt động du lịchtrên địa bàn sinh sống của họ
1.2 Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng
Để tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng, Viện nghiên cứu và phát triểnngành nghề nông thôn Việt Nam đưa ra một số điều kiện cơ bản sau [30,tr4-7]:
Nguồn lực bên trong
Có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có giá trị
Về phía cộng đồng phải có sự tham gia rộng rãi và hiệu quả Họ lànhững người am hiểu, có ý thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển dulịch
Có sức hút với thị trường khách du lịch
Điều kiện bên ngoài
Có cơ chế chính sách hợp lý, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển DL
và sự tham gia của cộng đồng
Có sự hỗ trợ, giúp đỡ của Chính phủ, các tổ chức và cá nhân về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm làm việc, và của các công ty lữ hành về công tác tiếp thị.
Trang 251.3 Các yếu tố quyết định sự thành công của du lịch cộng đồng
Từ khảo sát thực tế và nghiên cứu tổng quan tài liệu các mô hình du lịch công đồng tai một số nơi trong cả nước, tác giả rút ra một só yếu tố quyết định sự thành công của du lịch cộng đồng bao gồm:
Thái độ cư xử giữa cộng đồng và du khách
Khả năng tiếp cận điểm du lịch
Khả năng cung ứng các dịch vụ cơ bản như lưu trú, ăn uống và đi lại.Nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có sức hút lớn
Tài nguyên DL phong phú, đa
Trang 26Để các khâu đều hoạt động tốt, ngoài sự cố gắng của bản thân cộng đồngcần có sự giúp đỡ của các ban ngành, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm.
1.4 Một số kinh nghiệm khai thác tài nguyên dựa vào cộng đồng
1.4.1 Trên thế giới
DLCĐ không phải là khái niệm xa lạ trên thế giới và nhiều nước đã đạtđược một số thành tựu như Indonesia, Thái Lan, Philippine, Nepal Ngườidân được trực tiếp tiếp xúc với du khách, tham gia các hoạt động du lịch nhưbán hàng, giới thiệu đặc sắc tại địa phương Kết quả của những hoạt độngnày góp phần đáng kể vào việc phát triển cuộc sống cho người dân nơi đây.Sau đây tác giả sẽ giới thiệu một số bài học kinh nghiệm về DLCĐ ở một sốquốc gia
1.4.1.1 Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở Ventanilla
Du lịch dựa vào cộng đồng vẫn trong giai đoạn đầu của sự phát triển.Không có một mô hình chung áp dụng cho mọi khu vực Tuy nhiên, để cómột hình dung rõ ràng hơn về DLCĐ, chúng tôi xin đưa ra dưới đây một môhình du lịch dựa vào cộng đồng đã được chứng minh là tương đối thành côngbởi Foucat (2004) Sử dụng những tiêu chí đánh giá mức độ bền vững về xãhội, môi trường, kinh tế và chính trị, tác giả đã chứng minh du lịch dựa vàocộng đồng ở Ventanilla đang hướng tới sự bền vững
Cộng đồng Ventanilla thuộc bang Oaxaca, bang đa dạng nhất về dân tộc vàsinh học của Mêhicô, nằm ở bờ biển Nam Thái Bình Dương Làng Ventanillađược thành lập cách đây 30 năm khi các hộ dân di cư xuống vùng bờ biển,chủ yếu từ hai làng La Florida và Tonameca Cộng đồng có quy mô nhỏ với
19 hộ gia đình, 90 hộ dân Nhà cửa được dựng chủ yếu bằng cây cọ dừa vàgỗ
Trang 27Bảng 1.2 Sơ đồ vị trí Ventanilla - Ventanilla nằm giữa hai khu nghỉ Huatulco và Puerto Esscondido Mazunte và Puerto Angel là hai điểm DL khác trong vùng
Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở Ventanilla
Cộng đồng Ventanilla có đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển DLST hấp dẫn về tự nhiên và văn hóa Bản thân cộng đồng là người khởi nguồnDLST ở đây bằng những hoạt động kinh doanh nhỏ Trong suốt quá trình pháttriển DLST, họ luôn giữ thế chủ động và trung tâm, các đơn vị khác, gồm các
-tổ chức chính phủ và phi chính phủ, trường đại học cũng tham gia nhưng vớivai trò hỗ trợ cộng đồng
Trang 2823
Trang 291.4.1.2 Mô hình phát triển DLCĐ tại VQG Gunung Halimun (Indonesia)
Giới thiệu sơ lược về VQG Gunung Halimun
VQG Gunung Halimun là một vùng đất còn nguyên sơ với đa dạng sinhthái và nền văn hóa thuộc địa Với diện tích 40.000ha, VGQ có 237 loài độngvật, khoảng 500 loài cây có hoa Khu VQG có bộ lạc Kasepuhan bản xứ sinhsống nhiều đời Họ có một nền văn hóa, nghệ thuât truyền thống độc đáo nhưmúa, âm nhạc, võ thuật đã thu hút được một lượng khách trong và ngoàinước đến tham quan
Vai trò cộng đồng người Kasepuhan là người tham gia trực tiếp tổ chứccác dịch vụ du lịch cung cấp cho khách đến tham quan, đồng thời tham giacông tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn giá trị văn hóa, phong tụctập quán
Bảng 1.4 Mô hình du lịch dựa vào cộng đồng ở VQG Gunung Halimun
Nhóm phát triển
và ban quản lý VQG
Cơ quan thực hiện
Phát triển du lịch Tài nguyên Các nhân tố tác
Trang 3024
Trang 311.4.2 Tại Việt Nam
Ở Việt nam, vào cuối thế kỉ 20 loại hình phát triển DLCĐ mới được bắtđầu nghiên cứu và thử nghiệm tại một số khu vực có nhiều tài nguyên thiên nhiêncần được bảo tồn nên khái niệm này còn mới so với các nước trên thế giới Về líluận, trong nước chưa có công trình nghiên cứu riêng, đầy đủ và chuyên sâu vềphát triển DLCĐ để áp dụng cho các khu vực đang thu hút nhiều khách du lịch đếntham quan nên kinh nghiệm của một số địa phương chỉ mang tính chất thí nghiệm,vừa làm vừa rút kinh nghiệm
Theo mô hình phát triển thì cộng đồng địa phương đã liên kết hợp tácvới các công ty điều hành du lịch tại địa phương thuộc Sapa đưa khách vềBản Khách tham quan có thể được hướng dẫn bởi người địa phương, ở tạinhà của cư dân địa phương và tham gia cuộc sống sinh hoạt hàng ngày củangười Tày Chính quyền địa phương giữ vai trò thiết yếu trong việc đưa racác chính sách giáo dục, tiêu chuẩn dịch vụ và thuế Các tổ chức phi chínhphủ như SNV hay IUCN hỗ trợ trong việc đào tạo, xây dựng nhận thức tổchức cộng đồng, phát triển cơ cấu và sản phẩm du lịch cũng như khâu tiếp thị.Nguồn lợi nhuận thu được từ du lịch ngoài việc phân chia về cho cộngđồng còn bổ sung vào nguồn vốn cho xã hội địa phương Bên cạnh đó, du lịchcũng góp phần vào việc tái sinh các truyền thống văn hóa, đặc biệt là kĩ thuậtlàm đồ thủ công, bảo tồn những điệu nhảy dân gian Việc nhận thức tốt hơn
Trang 32về vấn đề môi trường cũng giúp cải thiện điều kiện sinh hoạt, đường xá sạch
sẽ và cây xanh được trồng nhiều hơn
1.4.2.2 Mô hình phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lác, Mai Châu, Hòa
Bình.
Bản Lác là một bản miền núi thuộc huyện Mai Châu, cách thành phốHòa Bình khoảng 60km, là nơi cư trú của người Thái Trắng có nguồn gốc từmiền Nam Trung Quốc, di cư sang lập nghiệp tại bản Lác những năm thuộcthế kỉ thứ 13 Người Thái Trắng sinh sống tại bản Lác có một nền văn hóadân phát triển lâu đời và đến nay còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa đặcsắc Phong tục đón khách của dân tộc Thái có nét đặc biệt là rất mến kháchđến chơi và ở với nhà mình, sự ân cần và chu đáo với khách trong bữa cơmđạm bạc đã tạo nên tình cảm trân trọng không thể nào quên mỗi khi đặt chânđến bản
Vào những năm 70 của thế kỉ 20, bản Lác chủ yếu là nơi đón tiếp cácđoàn chuyên gia, các nhà ngoại giao nước ngoài đến Việt Nam Nhưng đếnnăm 1994, nhờ có sự quan tâm của các công ty lữ hành, bản Lác trở thànhđiểm nóng du lịch, hàng năm có khoảng trên 3000 khách du lịch đến thamquan bản để chiêm ngưỡng, tìm hiểu và nghiên cứu những nét văn hóa đặcsắc của dân tộc Thái
Mặc dù người dân có trách nhiệm quản lí các hoạt động du lịch nhưngnguồn khách hoàn toàn phụ thuộc vào các công ty lữ hành sắp xếp và bố trí cácdịch vụ phục vụ du khách, dân bản không có quyền tham gia bàn bạc Toàn bộhoạt động dịch vụ du lịch không có cơ quan quản lí hướng dẫn, đào tạo và giúp
đỡ kể cả chính quyền các cấp, vì thế mỗi hộ phải tự tổ chức công ăn việc làm vàliên hệ với công ty lữ hành để đón khách Về vấn đề tài chính thu được từ hoạtđộng du lịch thì các cấp chính quyền thu từ hai nguồn bán vé và trích 10% nguồnthu nhưng bà con dân bản chưa biết nguồn lợi đó chính quyền sử dụng vào mụcđích gì, nguồn thu chưa được tái đầu tư và chia sẻ lợi
Trang 33ích cho cộng đồng dân bản Vấn đề bảo tồn, bảo vệ tài nguyên và bản sắc vănhóa dân tộc chưa được quan tâm thường xuyên.
Vì vậy, hoạt động phát triển du lịch tại bản Lác, Mai Châu tuy có sựtham gia cung cấp dịch vụ phục vụ khách du lịch nhưng mang tính tự phátcủa cộng đồng cần phải xây dựng các tiêu chí cụ thể đảm bảo lợi ích của cácbên tham gia
1.5 Bài học kinh nghiệm từ các mô hình phát triển DLCĐ ở các nước
trên thế giới và ở Việt Nam cần học tập
+ Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch du lịch và quyhoạch phát triển du lịch cộng đồng được tiến hành phù hợp, đúng đắn,
nghiêm ngặt, được thực hiện công khai, minh bạch, không có tham nhũng.+ Có sự hỗ trợ của cộng đồng trong phát triển du lịch cộng đồng vàphát triển kinh tế – xã hội, bằng việc ban hành các chính sách thuận lợi và bảo vệtài nguyên môi trường, xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ
thuật, tài chính, đào tạo, xúc tiến phát triển du lịch, phân chia lợi ích từ hoạt động du lịch
+ Công nhận quyền chủ sở hữu của CĐĐP trong việc bảo tồn, khai tháctài nguyên môi trường và tham gia vào tất cả các hoạt động du lịch
Những hạn chế cần khắc phục: ở nhiều quốc gia đang phát triển trong
đó có Việt Nam, chất lượng cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch tại nhiều khu điểmDLCĐ còn thấp, các thiết bị, đồ dùng cho du khách còn thiếu, không thuậntiện, đặc biệt là nhà vệ sinh, việc vệ sinh nhà nghỉ chưa tốt, làm giảm sức hấpdẫn của du lịch với các dịch vụ này nên thời gian lưu trú của du kháchthường ngắn Việc ban hành và thực hiện các chính sách thuận lợi cho pháttriển DLCĐ còn chậm, chưa đầy đủ
Trang 34Tiểu kết chương 1
Chương 1 luận văn đã giải quyết được hai vấn đề: Cơ sở lý luận và cơ
sở thực tiễn của DLCĐ Trong phần cơ sở lý luận, tác giả đã đề cập một sốkhái niệm phù hợp với đặc điểm của DLCĐ để làm nền tảng lý luận cho luậnvăn Tác giả cũng tập trung vào việc xác định và phân tích các điều kiện pháttriển DLCĐ, các yếu tố quyết định sự thành công của DLCĐ, mục tiêu vànguyên tắc phát triển DLCĐ, một số hình thức tham gia phổ biến của cộngđồng địa phương trong du lịch, và cách thức xây dựng mô hình phát triển dulịch cộng đồng Trong phần cơ sở thực tiễn, tác giả đã nghiên cứu đưa ranhững mô hình và bài học kinh nghiệmcủa một số nước trên thế giới: Củacộng đồng Ventanilla ở Mê hi cô, VQG Gunung Halimun ở Indonesia để thấyđược đặc điểm, xu hướng, kinh nghiệm phát triển DLCĐ trên thế giới Đồngthời tác giả cũng nghiên cứu, đưa ra hai mô hình phát triển DLCĐ ở ViệtNam: tại bản Hồ - Sapa và bản Lác, Mai Châu, Hòa Bình Những bài học kinhnghiệm từ những mô hình trên thế giới và ở Việt Nam được nhìn nhận dưới
cả góc độ tích cực và hạn chế để làm cơ sở thực tiễn cho việc triển khainghiên cứu một số giải phát triển DLCĐ tại hai xã: Trường Yên, Ninh Xuân(huyện Hoa Lư) nằm trong Khu du lịch sinh thái Tràng An, tỉnh Ninh Bình
Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch cộng đồng trên đây là cơ sở quantrọng cho việc phân tích tiềm năng, thực trạng du lịch cộng đồng tại hai xã:Trường Yên, Ninh Xuân (huyện Hoa Lư) nằm trong Khu du lịch sinh tháiTràng An, tỉnh Ninh Bình sẽ được trình bày ở Chương 2
Trang 35CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI TRÀNG AN
2.1 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại Khu du lịch sinh thái Tràng An.
2.1.1 Giới thiệu khái quát về khu du lịch Tràng An
Khu du lịch sinh thái Tràng An có diện tích 2.168 ha, nằm trên địa bàn 8
xã, phường thuộc huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn và thành phố Ninh Bình.Trong đó: xã Trường Yên: 772,12 ha; xã Ninh Xuân: 375,56 ha; xã Gia Sinh:529,6 ha; xã Ninh Hải: 159,6 ha; xã Ninh Hoà: 74 ha; phường Ninh Khánh:31,56 ha; xã Ninh Nhất: 182,41 ha; phường Tân Thành: 43,68 ha
Cách Hà Nội 90km về phía Nam, là một khoảng cách rất hợp lí cho pháttriển du lịch Bên cạnh đó, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ cho du lịch nhưđường sá, cầu cống từ Hà Nội tới Ninh Bình rất hiện đại Do đó chỉ mấtkhoảng 2h đi bằng ô tô hoặc xe máy là quý khách đã có mặt tại khu Tràng An.Không chỉ gần Hà Nội mà khu du lịch Tràng An còn gần các điểm du lịch nổitiếng của Ninh Bình như Tam Cốc – Bích Động, vườn quốc gia Cúc Phương,nhà thờ đá Phát Diệm Đặc biệt, khu du lịch Tràng An còn nằm giữa cácđiểm này, khoảng cách từ KDL đến các điểm du lịch kể trên chỉ khoảng 10km
- 40km Do đó, khu du lịch Tràng An gần như là cầu nối giữa các điểm dulịch nổi tiếng của Ninh Bình Vì vậy, du khách có thể đi tham quan nhiều điểm dulịch mà không tốn quá nhiều thời gian Tất cả những yếu tố thuận lợi về vị trí địa línày là điều kiện quan trọng đối với sự phát triển du lịch tại Tràng An
Do hạn chế về kinh phí cũng như thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu
và tiến hành điều tra xã hội học tại hai xã: xã Trường Yên, và xã Ninh Xuân(huyện Hoa Lư) Xã Trường Yên cách trung tâm thành phố Ninh Bình 7 km,nằm ở phía tây huyện Hoa Lư, phía Bắc giáp với huyện Gia Viễn qua sông
Trang 36Hoàng Long, phía Tây giáp xã Gia Sinh, phía Đông giáp với các xã NinhGiang, Ninh Hòa, và phía Nam giáp với Ninh Xuân, Ninh Hải Trường Yên là
xã thuộc vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi Xã gồm 16 thôn: thônĐông, thôn Tây (thôn Đoài), thôn Nam, thôn Bắc, thôn Trung, thôn Tam Kỳ,thôn Trường An, thôn Chi Phong, thôn Tụ An, thôn Trường Sơn, thônTrường Thịnh, thôn Trường Xuân, thôn Tân Hoa, thôn Vàng Ngọc, thôn YênTrạch, thôn Đông Thành Còn Ninh Xuân là xã miền núi nằm ở huyện Hoa
Lư, Ninh Bình Trụ sở xã cách trung tâm thành phố Ninh Bình 4,5 km PhíaĐông giáp xã Ninh Nhất, Ninh Bình và Ninh Tiến, Ninh Bình, phía Nam giáp
xã Ninh Thắng, Hoa Lư và Ninh Hải, Hoa Lư, phía Tây giáp xã Ninh Hải,Hoa Lư, phía Bắc giáp xã Trường Yên, Hoa Lư và Ninh Hòa, Hoa Lư
2.1.2 Các điều kiện phát triển du lịch cộng đồng
2.1.2.1 Tài nguyên du lịch
a Tài nguyên tự nhiên
Tài nguyên địa hình
Tràng An là khu du lịch có địa hình chủ yếu là núi rừng, thung lũng vàhang động Địa hình được chia làm 2 vùng rõ rệt: vùng đồng bằng và vùngnúi
Vùng đồng bằng: có diện tích không nhiều, địa hình tương đối bằngphẳng, đất đai khá màu mỡ nhưng lại xen kẽ nhiều vùng núi thấp trũng do đó chỉ
có thể canh tác một vụ lúa
Vùng núi: bao gồm những dải núi đá vôi, chủ yếu nằm phía Tây Namcủa huyện Hoa Lư và Đông Bắc của huyện Gia Viễn Địa hình phức tạp, có nhiềuhang động, núi xen kẽ với đầm lầy, ruộng trũng ven núi Kiến trúc đồi núi của khuvực là một tiểu bộ phận kéo dài của dãy núi đá vôi trùng điệp của vùng Tây Bắcnước ta đi từ Lai Châu qua Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình ra tới biển Đông, có tuổiđịa chất cách ngày nay khoảng 200 triệu năm
Trang 37 Hệ thống hang động
Nổi bật trong số các tài nguyên du lịch của khu vực là tài nguyên hangđộng đá vôi Các hang động trong khu vực nghiên cứu thường tập trung thànhtừng cụm có quan hệ mật thiết với nhau Trong đó có một số hang đã ngừnghoạt động (hang hóa thạch) và nhiều hang đang hoạt động Hệ thống các hangđang hoạt động là các hang bị ngập nước thường xuyên, ngay cả trong mùakhô Vào mùa nước lớn, nước ngập đến trần hang
Hệ thống hang động trong khu vực khá đa dạng, tạo nên cảnh đẹp đặcsắc Hang động ở đây không chỉ phong phú về số lượng mà còn rất đa dạng
về hình thái và chủng loại Mỗi hang đều có một sắc thái riêng biệt nhưngcũng có những điểm chung và điểm riêng
Hệ thống cảnh quan karst
Giá trị thẩm mỹ thể hiện rõ ở cảnh quan karst trên mặt và cảnh quan
kast ngầm cụ thể như sau:
Giá trị thẩm mỹ của các cảnh quan karst trên mặt
Kiểu địa hình độc đáo nhất ở Tràng An là kiểu karst vịnh Hạ Long hay
“Hạ Long trên cạn” Các lớp trầm tích dày thường tạo địa hình với các đỉnhcao, vài nơi có dạng lưỡi mác độc đáo, được ví như rừng đá cao vút như Búttháp Các đá vôi phân lớp mỏng tạo địa hình với các vỉa đá chồng xếp lên
nhau như tập sách
Giá trị thẩm mỹ của các cảnh quan karst ngầm
Lượng thạch nhũ trong hang động rất đa dạng, măng đá như từ lònghang mọc lên, nhũ đá từ trên vòm hang rủ xuống, xung quanh hang động lànhững mảng nhũ kết cấu thành nhiều hình thù kỳ lạ, đẹp mắt
Một đặc điểm quan trọng của hệ thống hang động này là sự nguyên vẹncủa tạo hóa, các hang tại Tràng An đều còn nguyên thủy chưa bị méo mó haytạo dựng khác của bàn tay con người Ngoài những hang động đã được nhiều
Trang 38người biết đến, Tràng An còn nhiều hang động mới được phát hiện và vô sốcác hang động còn ẩn sâu trong lòng rừng núi bạt ngàn.
Trong quần thể xuyên thủy động Tràng An có đến gần 30 thung Rộngnhất là thung Đền Trần (241.600 m2), nhỏ nhất là thung Sáng (15.400 m2).Mỗi thung là một bức tranh thủy mặc khác nhau về núi và nước Mây trời,non xanh, nước bạc hòa quyện vào nhau, thoắt ẩn, thoắt hiện Nước hồ in
bóng núi, bóng mấy; vừa hùng vĩ vừa mộng mơ, kỳ ảo, huyền diệu
Khu vực Tràng An có cấu tạo địa chất là đá vôi Karst, gồm chủ yếu làtrầm tích cacbornat và lục nguyên Triat Khối Karst này là một bộ phận củamiền Karst Tây Bắc của Việt Nam Các nhà địa lý - địa chất trong nước vàthế giới đều cho rằng Việt Nam có cảnh quan karst nhiệt đới điển hình Tínhchất nhiệt đới điển hình thể hiện ở đặc điểm: địa hình âm (ngầm) phát triển,liên kết với nhau còn địa hình dương-các đỉnh có phân bố rời rạc, có dạng nổicao trên nền các thung lũng và vùng trũng Karst
Khu du lịch Tràng An thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sôngHồng, ngoài ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc, Đông Nam Khí hậuchia làm 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đếnhết tháng 4 năm sau
Theo số liệu của TCVN 4088-85, trạm khí tượng thủy văn Ninh Bìnhkhí hậu của vùng có những đặc trưng sau:
Tổng lượng mưa trung bình năm đạt 1.860-1.950 mm, phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn tỉnh, trung bình năm có 125-157 ngày mưa Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa hạ (từ tháng 4 đến tháng 9), chiếm 80-90%
tổng lượng mưa cả năm, lũ lụt cũng thường xảy ra trong thời gian này Vìvậy, hoạt động du lịch trong giai đoạn này trở nên khó khăn hơn, đặc biệt làhoạt động chèo đò, dã ngoại
Trang 39 Nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,20C; tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 29,30C, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 17,90C Số giờ nắng trung bình mỗi tháng là 117,3 giờ Tổng số giờ nắng trung bình năm trên 1.400 giờ Tổng nhiệt
độ năm đạt tới trị số trên 8.5000C Độ ẩm trung bình hàng năm là 83%.
Như vậy, khí hậu ở Tràng An thuận lợi và khá luận lợi cho hoạt động
du lịch, khách du lịch có thể tham quan tất cả các thời điểm trong năm Tuynhiên, từ tháng 5 đến tháng 9 nên có biện pháp tránh nắng, tránh nóng cho dukhách
Khu du lịch Tràng An nằm trong hệ thống dày đặc các sông như: sôngĐáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Sào Khê, sông Vân Sàng, sông Vạc…Hầu hết các sông đều đổ ra sông Hoàng Long và sông Đáy rồi chảy ra cửaĐáy, cửa Vạc tạo lên mạng lưới sông suối của khu vực có giá trị cấp nướcsinh hoạt, phục vụ nông nghiệp, phục vụ giao thông hoạt động du lịch vànhững ngành kinh tế khác Tuy nhiên, các con sông này có sự phân bố dòngchảy không đều trong năm, thường biến đổi theo mùa và chịu ảnh hưởng củathủy triều, dễ gây ra ngập úng vào mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 9 gây khókhăn cho hoạt động chèo đò tại khu du lịch
Trong khu hang động Tràng An thì không có sông mà chỉ có các thungnước (hồ lớn), các lạch nhỏ Tại đây có tới 30 thung (hồ lớn), trong đó thungrộng nhất là thung Đền Trần, có diện tích là 241.600m2, thấp nhất là thung Sáng
có diện tích 15.400m2 Hiện nay, có một số thung trước là vùng trồng lúa của
cư dân, nay đã được nạo vét bùn tạo thành một vùng ngập nước, thuận lợi choviệc chèo thuyền đưa du khách tham quan quần thể hang động Tràng An
Ngoài ra còn có hệ thống ao hồ của các hộ gia đình trong khu dân cư và
hệ thống mương tưới dày đặc trải đều trên toàn khu vực Tràng An, là nguồncung cấp nước dồi dào cho nông nghiệp và sản xuất
Trang 40 Hệ sinh thái
Vùng núi đá vôi Karst Tràng An có sự tồn tại của 2 hệ sinh thái chủ yếu
là hệ sinh thái núi đá vôi và hệ sinh thái đất ngập nước (thung và hồ) Ngoài
ra còn có các dạng khác như vùng đất trồng trọt, hệ sinh thái hang động…Tuy nhiên, tác giả chỉ tập trung phân tích 2 hệ sinh thái chính:
Hệ sinh thái trên núi đá vôi:
Hệ thực vật: các dãy núi đã vôi được tạo thành qua nhiều thế kỉ Trênthung có các hốc đá và các khe đá tạo thành nơi chứa nhiều bùn để cho các loàithực vật bám rễ và phát triển Điều kiện tại khu du lịch Tràng An rất thích hợp chocác loài thực vật sống trên núi đá vôi do khí hậu nằm trong vùng nóng ẩm nhiệt đớigió mùa nên kéo theo động vật và thực vật sống trong vùng núi đá Thảm thực vậtbao gồm:
Gần 500 loài thực vật bậc cao thuộc 6 ngành thực vật bậc cao cómạch, trong đó ngành hạt kín phát triển phong phú nhất Các họ gặp nhiều nhất là
họ Cúc, họ Thầu dầu, họ Đậu, họ Lúa, họ Cói, họ Cà Phê, họ Hoa móm chó, họChôm, họ Bìm bim và họ Ô rô [4,tr.33]
Trảng cây bụi thứ sinh trên đá vôi: trước đây khi chưa bị khai thác,trên núi đá vôi có rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm cây là rộng với các loại cây
gỗ điển hình như: nghiến (burretiodendron hsienmu), trai (Garcinia fragraoides),đinh (Markamia stipulata), lát hoa (chukrasia tabularis) Trảng cây bụi hiện tại cao2-4m, độ che phủ khoảng 40-50% Bao gồm có cây bụi và gỗ nhỏ thuộc các họ Na(Anonaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae), dâu tằm (Moraceae), Đơn nem(Myrsinaceae), Sim (Oleaceae), Cà phê (Rubiaceae), Cam chanh (Rutaceae)…
Trảng cỏ và cây bụi thứ sinh trên đất dày, ẩm, phân bố rải rác khắp cáckhu vực ở các chân núi hoặc cây bụi đất gần hồ gồm các loài thuộc họ Cúc(Asteraceae) như cỏ Lao, Đơn buốt, họ Hòa thảo (Poaceae)
34