Du lịch bền vững không chỉ còn là một hiện tượng nhất thời, mà là một xu thế của thời đại, là mục tiêu đặt ra cho phát triển và có ý nghĩa quan trọngkhông chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý
Trang 1Em xin gửi lời cảm ơn tới Ban quản lý du lịch Mộc Châu đã tận tìnhgiúp đỡ em cũng như cung cấp các tài liệu hữu ích và đóng góp ý kiến cho emtrong quá trình nghiên cứu tìm hiểu
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Sư phạm dulịch – trường đại học Công nghiệp Hà Nội đã trang bị cho em những mảngkiến thức trong suốt quá trình học tập để em có thể vận dụng vào bài khóaluận
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS.Phạm Thị Vân Anh đãđịnh hướng, chỉ bảo và giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình thực hiệnkhóa luận
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đãluôn ủng hộ, động viên để em hoàn thành khóa luận
Mặc dù em đã thật sự cố gắng và nỗ lực hết mình, nhưng do thờigian có hạn và trình độ bản thân còn hạn chế nên khóa luận không thề tránhnhững thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp và bổ sung từphía quý thầy cô để em hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 4 năm 2014 Sinh viên
Trương Thị Kim Liên
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4
DANH MỤC HÌNH, BẢNG 5
PHẦN MỞ ĐẦU 6
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG 10
1.1 Khái niệm về phát triển du lịch bền vững 10
1.1.1 Khái niệm về du lịch 10
1.1.2 Khái niệm phát triển bền vững 12
1.1.3 Khái niệm phát triển du lịch bền vững 13
1.2 Các mục tiêu của phát triển du lịch bền vững 15
1.3 Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững 15
1.4 Hệ thống chỉ thị về môi trường dùng để đánh giá nhanh tính bền vững của điểm du lịch 20
1.5 Các loại hình du lịch hướng tới bền vững 22
1.6 Sự cần thiết phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam 23
1.7 Một số kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững trên thế giới.25 Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN MỘC CHÂU – SƠN LA 32 2.1 Khái quát về huyện Mộc Châu 32
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 32
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 35
2.1.3 Đánh giá chung 42
2.2 Tiềm năng du lịch của huyện Mộc Châu 44
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 44
2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 48
2.2.3 Đánh giá tiềm năng du lịch Mộc Châu 50
2.3 Hiện trạng phát triển du lịch tại Mộc Châu 51
2.3.1 Số lượng khách du lịch đến Mộc Châu 51
Trang 32.3.2 Thu nhập từ du lịch 53
2.3.3 Lao động trong ngành du lịch 53
2.3.4 Hệ thống cơ sở vật chất 53
2.3.5 Hệ thống quản lý du lịch 54
2.3.6 Hiện trạng đầu tư 55
2.3.7 Hiện trạng phân bố tài nguyên du lịch 56
2.4 Đánh giá hoạt động du lịch tại Mộc Châu theo hướng bền vững 58 2.4.1 Đánh giá nhanh tính bền vững của du lịch Mộc Châu dựa vào hệ thống chỉ tiêu 58
2.4.2 Cơ hội và thách thức cho việc phát triển du lịch bền vững tại huyện Mộc Châu 64
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI HUYỆN MỘC CHÂU 66
3.1.Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch bền vững của Mộc Châu 66 3.1.1 Quan điểm phát triển 66
3.1.2 Mục tiêu phát triển 66
3.2.Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện Mộc Châu 67
3.2.1 Giải pháp trước mắt 67
3.2.2 Giải pháp lâu dài 76
KẾT LUẬN83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Hình 1.1: Mối quan hệ trong phát triển bền vững 12
Hình 2.1 Cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu năm 2013 36
Hình 2.2 Sơ đồ hệ thống quản lý du lịch Mộc Châu 55
Bảng 1.1: Hệ thống chỉ thị môi trường dung để đánh giá nhanh tính bền vững của diểm du lịch 21
Bảng 2.1 Hiện trạng kinh tế huyện Mộc Châu năm 2013 36
Bảng 2.2: Hiện trạng dân cư huyện Mộc Châu 40
Bảng 2.3: Hiện trạng lao động Mộc Châu 41
Bảng 2.4: Lượng khách du lịch đến Mộc Châu trong 5 năm 2009-201352 Bảng 2.5: dự báo nhu cầu phòng lưu trú 59
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, trên thế giới, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn,góp phần quan trọng để tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân, giải quyếtnạn thất nghiệp đang có chiều hướng gia tăng Ở Việt Nam trong những nămqua, hoạt động du lịch đã có nhiều khởi sắc Hoạt động du lịch đã tạo ra việclàm cho khoảng 22 vạn lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp.Nghị quyết đại hội IX của đảng đã xác định: “Phát triển du lịch thực sự trởthành một ngành kinh tế mũi nhọn”
Tuy nhiên, với một nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạngnhư nước ta thì sự phát triển của ngành du lịch hiện nay là chưa tương xứngvới tiềm năng và vị thế của nó Thực tế này là do nhiều nguyên nhân chủ quan
và khách quan, trong đó có nhiều vấn đề tồn tại và bất cập ở cả tầm vĩ mô và
vi mô gây khó khăn cho phát triển du lịch cần được giải quyết Sự phát triểncủa du lịch không được qui hoạch tốt và quản lý hợp lý đã và đang gây ranhững hậu quả, những tác động nguy hại đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xãhội và văn hóa Phát triển du lịch bền vững hơn lúc nào hết được đặt ra mộtcách cấp thiết nhằm giải quyết những bức xúc này và đảm bảo cho sự pháttriển của ngành du lịch hôm nay và mai sau
Du lịch bền vững không chỉ còn là một hiện tượng nhất thời, mà là một
xu thế của thời đại, là mục tiêu đặt ra cho phát triển và có ý nghĩa quan trọngkhông chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển bềnvững của xã hội, của cộng đồng dưới quan điểm khai thác tài nguyên và môitrường (bao gồm cả tự nhiên và nhân văn)
Phát triển du lịch bền vững là biện pháp hữu hiệu trước các vấn đề đặt
ra khi phát triển du lịch Du lịch bền vừng vừa đáp ứng nhu cầu về du lịch của
du khách vừa bảo vệ tài nguyên du lịch cung cấp cho thế hệ hiện tại và đảm
Trang 7bảo cho thế hệ tương lai Tuy nhiên, hầu hết các điểm du lịch hiện nay chưalàm được điều đó vì mối quan tâm của họ chủ yếu là lợi nhuận và chưa có giảipháp thực tế, cụ thể để thực hiện.
Mộc Châu là cao nguyên rộng lớn và xinh đẹp nhất miền núi phía bắc,
có khí hậu ôn đới gió mùa, các điểm du lịch nổi tiếng như: Hang Dơi, rừngthông Mộc Châu, thác Thái Hưng, thác Dải Yếm, Hang Dơi, khu hồ sinh thái,rừng thông bản Áng, Đông Sang Mộc Châu nổi tiếng với nhiều cảnh đẹp vềthiên nhiên và ẩm thực phong phú và không thể thiếu các đồi chè, đồng cỏ
ở thị trấn NT Mộc Châu Hàng năm huyện đã đón hàng vạn du khách tới thamquan và nghỉ mát, nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng vốn có của huyện Dulịch ở đây chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của vùng cần phải thúcđẩy phát triển và thu hút đầu tư Nhưng liệu khi du lịch ở đây phát triển và nổitiếng như Đà Lạt hay Sa Pa thì Mộc Châu có còn giữ được những nét hoang
sơ, vẻ đẹp nguyên thủy, nét văn hóa độc đáo của các dân tộc bản địa nữa?Hay rồi Mộc châu cũng như bao khu du lịch khác, nườm nượp khách vào cácdịp lễ với rác thải và ô nhiễm môi trường, rồi vắng tanh vào các mùa vãnkhách và nghiêm trọng nhất là sự mai một, lai căng văn hóa Thêm vào đó,khi du lịch phát triển cũng có thể đe doạ đến nguồn lợi của khu du lịch bằngcách huỷ hoại các sinh cảnh sống, xáo trộn đời sống hoang dã, tác động đếnchất lượng nước và đe doạ cộng đồng địa phương do việc phát triển quá mức,đông đúc và phá vỡ các giá trịvăn hoá địa phương Thêm vào đó, du lịch đạichúng thường có thể không mang những lợi ích cho cộng đồng địa phương,phần lớn giành cho nhà điều hành bên ngoài Ngược lại, du lịch bền vữngđược lập kế hoạch một cách cẩn trọng để mang những lợi ích đến cho cộngđồng địa phương, tôn trọng văn hoá địa phương, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên,nguồn lợi trực tiếp được mang đến cho cộng đồng địa phương và khu du lịch
và giáo dục cả du khách và cư dân địa phương về tầm quan trọng của bảo tồn.DLBV chính là chìa khóa cho sự phát triển du lịch ở Mộc Châu
Trang 8Với những lý do trên em đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp pháttriển du lịch bền vững tại huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La” để thực hiện khóaluận tốt nghiệp của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Đưa ra được một số giải pháp phát triển du lịch ở huyện Mộc Châu tỉnhSơn La theo hướng bền vững
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, khóa luận tập trung thực hiện 3 nhiệm vụchính
- Nghiên cứu tổng hợp cơ sở lý luận về phát triển DLBV, đưa ra cácbài học kinh nghiệm từ một số khu vực trên thế giới
- Đánh giá được thực trạng phát triển du lịch tại huyện Mộc Châutheo hướng bền vững
- Đưa ra được các giải pháp khắc phục, phát triển du lịch Mộc Châutheo hướng bền vững
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu: các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển DLBVtại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
Đối tượng nghiên cứu: các giải pháp phát triển DLBV tại Mộc Châu
6 Phương pháp nghiên cứu
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu tài liệu để thu thập
thông tin về cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài, thành tựu đạt được, chủ
Trang 9trương chính sách liên quan đến đề tài Trong nghiên cứu tài liệu, để có đượcthông tin chính xác và thuyết phục, đã tiến hành phân tích tài liệu và tổng hợptài liệu Nguồn tài liệu: sách giáo khoa, tác phẩm khoa học trong ngành, tạpchí, tài liệu lưu trữ, báo cáo tổng hợp, thông tin đại chúng
- Phương pháp khảo sát thực địa: khảo sát thực địa để lấy được thông
tin phục vụ cho việc trình bày luận cứ thực tế Phương pháp đã sử dụng làPhương pháp quan sát các theo phương tiện sử dụng trong quan sát – trực tiếpkhảo sát tại những địa bàn mà người nghiên cứu quan tâm mà không sử dụngbất cứ phương tiện gì Cụ thể là: đi quan sát diễn biến hoạt động du lịch tạimột số bản, thị trấn ở Mộc Châu, phỏng vấn một số du khách, người dân địaphương, người làm du lịch ở đây
- Phương pháp xử lý thông tin: kết quả thu thập thông tin từ nghiên cứu
tài liệu, khảo sát thực địa tồn tại dạng 2 dạng: thông tin định tính và thông tinđịnh lượng Đối với thông tin định tính, xử lý logic, đưa ra những đánh giá vàthể hiện những liên hệ logic của các sự kiện Xử lý toán học đối với thông tinđịnh lượng, sử dụng phương pháp thống kê toán để xác định xu hướng, diễnbiến của tập hợp số liệu thu thập được Ví dụ cụ thể, từ số liệu về hiện trạngkinh tế huyện Mộc Châu, tính toán để thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế củahuyện, thể hiện lên biểu đồ cơ cấu kinh tế của huyện; hay từ số liệu về lượngkhách , xử lý toán học thấy được doanh thu từ du lịch…
7 Bố cục của đề tài
Khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nộidung chính được chia thành 3 phần:
Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững
Chương 2 Thực trạng phát triển du lịch tại huyện Mộc Châu – Sơn LaChương 3 Một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tại huyện MộcChâu
Trang 10Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
BỀN VỮNG CHƯƠNG I. Khái niệm về phát triển du lịch bền vững
1.1.1 Khái niệm về du lịch
Có rất nhiều khái niệm về du lịch Bởi hoàn cảnh và góc độ nghiên cứukhác nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau Do vậy có baonhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa
Theo liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (InternationalUnion of Official Travel Orgnization – IUOTO): Du lịch được hiểu là hànhđộng du hành đến nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằmmục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghè hay mộtviệc kiếm tiền sinh sống
Theo L.L Pirôgionic, 1985, du lịch là một dạng hoạt động của dân cưtrong thời gian rảnh rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bênngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất
và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việctiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa
Theo các nhà du lịch Trung Quốc, hoạt động du lịch là tổng hòa hàngloạt quan hệ và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế, xã hội nhật địnhlàm cơ sở, lấy chủ thể du lịch, khách thể du lịch và trung gian du lịch làmđiều kiện
Nhìn từ góc độ về không gian của du khách: Du lịch là một trongnhững hình thức du chuyển tạm thời từ một vùng này sang một khác, từ mộtnước này sang một nước khách mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làmviệc
Trang 11Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có nhiệm
vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợpcác hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác
Tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 –5/9/1963), tổ chức du lịch thế giới (WTO) đã có định nghĩa về du lịch nhưsau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh
tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bênngoài nên thường trú thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đínhhòa bình Nơi họ đến không phải là nơi làm việc của họ”
Pháp lệnh Du lịch: công bố ngày 20/2/1999 trong Chương I Điều 10:
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mìnhnhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, trong khoảng thờigian nhất định”
Luật Du lịch Việt Nam, công bố ngày 27/6/2005 trong Chương I Điều4: “Du lịch là các hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên củamình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trongmột khoảng thời gian nhất định”
Từ những khái niệm trên, có thể rút ra những nội dung cơ bản về dulịch sau:
- Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên
- Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gianngắn
- Mục đích của chuyến du lịch là thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉdưỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan vànghiên cứu thị trường, nhưng không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việclàm để nhận thu nhập nơi đến viếng thăm
Trang 12- Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứngcác dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư ở địa phương.
1.1.2 Khái niệm phát triển bền vững
Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tốcấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hoá …Pháttriển là xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung, của xã hộiloài người nói riêng Về mặt lý thuyết, có rất nhiều định nghĩa về PTBV :
Trong định nghĩa của Brudtlant thì: “PTBV được hiểu là hoạt động pháttriển kinh tế nhằm đáp ứng các yêu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổnhại đến khả năng đáp ứng các nhu cấu của các thế hệ mai sau”
Một định nghĩa khác về PTBV được các nhà khoa học trên thế giới đềcập tới một cách tổng quát hơn: “PTBV là các hoạt động phát triển của conngười nhằm phát triển và duy trì trách nhiệm của cộng đồng đối với lịch sửhình thành và hoàn thiện sự sống trên trái đất”
Theo quan điểm của tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) đưa ranăm 1980 “PTBV phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tàinguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăntrong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau”
Trang 13Hình 1.1: Mối quan hệ trong phát triển bền vững
Dưới quan điểm này, tại hội nghị về Môi trường toàn cầu RIO – 92 vàRIO – 92+5, quan niệm về PTBV được các nhà khoa học bổ sung, theo đó:
“Phát triển bền vững được hình thành trong sự hoà nhập, xen cài và thoả hiệpcủa 3 hệ thống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hoá – xã hội”
Ở Việt Nam, lý luận về phát triển bền vững cũng được các nhà khoahọc, lý luận quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây trên cơ sở tiếp thunhững kết quả nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển bềnvững, đối chiếu với những hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam
Chỉ thị số 36/CT của Bộ Chính Trị BCHTW Đảng ngày 25/6/1998 đãxác định mục tiêu và các quan điểm cơ bản cho phát triển bền vững dựa chủyếu vào hoạt động bảo vệ môi trường Đồng thời trong “báo cáo chính trị” tạiĐại Hội Đảng VIII (1996) cũng đã chính thức đề cập đến khía cạnh bảo vệmôi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên như một cấu thành không thểtách rời của phát triển bền vững
1.1.3 Khái niệm phát triển du lịch bền vững
Khái niệm về phát triển du lịch bền vững không tách rời khái niệm vềphát triển bền vững Đa số cho rằng DLBV được hiểu là: “Hoạt động khaithác môi trường tự nhiên và văn hoá nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng củakhách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn, đồng thời tiếp tụcduy trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nângcao mức sống của cộng đồng địa phương”
Theo định nghĩa của tổ chức du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị
về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio De Janeiro năm 1992thì “DLBV là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng cácnhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫnquan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển
Phát triển bền vững
Trang 14trong tương lai – Du lịch bền vững phải có kế hoạch quản lý các nguồn tàinguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của conngười trong vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sựphát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống conngười”
Như vậy có thể coi phát triển DLBV là một nhánh của phát triển bềnvững đã được Hội nghị Uỷ ban Thế giới và Môi trường xác định năm 1987.Hoạt động phát triển DLBV là hoạt động phát triển ở một khu vực cụ thể saocho nội dung, hình thức, và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời gian,không làm suy thoái môi trường, làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạtđộng phát triển khác Ngược lại tính bền vững của hoạt động phát triển dulịch được xây dựng trên nền tảng sự thành công trong phát triển của cácngành khác, sự phát triển bền vững chung của khu vực
Trọng tâm của phát triển DLBV là đấu tranh cho sự cân bằng giữa cácmục tiêu về kinh tế, xã hội, và bảo vệ tài nguyên, môi trường và văn hoá cộngđồng trong khi phải tăng cường sự thoả mãn nhu cầu ngày càng cao và đadạng của du khách Sự cân bằng này có thể thay đổi theo thời gian, khi có sựthay đổi về các quy tắc xã hội, các điều kiện đảm bảo môi trường sinh thái và
sự phát triển của khoa học công nghệ Mặc dù vậy phương pháp tiếp cận đảmbảo cho sự phát triển DLBV phải dựa vào sự cân bằng tài nguyên môi trườngvới một quy hoạch thống nhất
DLBV ở Việt Nam là một khái niệm còn mới, theo khoản 21, điều 4,chương I – Luật Du lịch Việt Nam 2005: “Du lịch bền vững là sự phát triển
du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năngđáp ứng nhu cầu về du lịch tương lai”
Từ những khái niệm nêu trên, ta có thể hiểu: Du lịch bền vững là sựphát triển du lịch có sự quan tâm đến việc bảo tồn các giá trị của tài nguyên
du lịch đồng thời giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác hại xấu đến môi
Trang 15trường, kinh tế, văn hoá – xã hội nhằm phục vụ nhu cầu hiện tại của du khách
và điểm du lịch mà không làm phương hại đến nhu cầu của tương lai
CHƯƠNG II. Các mục tiêu của phát triển du lịch bền vững
- Phát triển bền vững về kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, nên
phát triển du lịch bền vững cần bề vững về kinh tế, thu nhập phải lớn hơn chiphí, phải đạt được sự tăng trưởng cao, ổn định trong thời gian dài, tối ưu hóađóng góp của ngành du lịch vào thu nhập quốc dân, góp phần thúc đẩy cácngành kinh tế khác phát triển
- Phát triển bền vững về môi trường: Phải sử dụng và bảo vệ tài
nguyên và môi trường du lịch theo hướng tiết kiệm, bền vững, đảm bảo sựtái tạo và phục hồi của tài nguyên, nâng cao chất lượng của tài nguyên vàmôi trường, thu hút cộng đồng và du khách vào các hoạt động bảo tồn, tôntạo tài nguyên
- Phát triển bền vững về xã hội: Thu hút cộng đồng tham gia vào các
hoạt động du lịch, tạo nhiều việc làm góp phần nâng cao chất lượng cuộcsống của cộng đồng địa phương, cải thiện tính công bằng xã hội, đa dạnghóa, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, đáp ứng cao độ nhu cầu của dukhách
Như vậy, các nhà quy hoạch trong quá trình quy hoạch du lịch cần xemxét đến việc đáp ứng các mục tiêu phát triển du lịch bền vững của các lãnhthổ được quy hoạch Để đạt được sự phát triển du lịch bền vững, trong quátrình phát triển du lịch và quy hoạch du lịch cần phải thực hiện có nguyên tắc
1.2 Các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững
Sử dụng nguồn lực một cách bền vững
- Việc bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiênnhiên, nhân văn là rất cần thiết, nó đảm bảo cho hoạt động kinh doanh du lịchphát triển lâu dài
Trang 16- Phát triển ban vững ủng hộ việc lưu lại cho thế hệ tương lai mộtnguồn tài nguyên du lịch không kém hơn so với cái mà các thế hệ trước đượchưởng.
- Việc sử dụng bền vững, bảo tồn và bảo vệ các nguồn lực phát triển
du lịch là vấn đề sống còn đối với việc quản lý hợp lý mang tính chất toàn cầu
và quốc gia
Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải
- Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh được nhữngchi phí tốn kém cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và làm tăng chấtlượng của du lịch
- Mọi người có nhận thức rằng sự tiêu thụ quá mức sẽ dẫn đến sựhủy hoại môi trường trên toàn cầu và đi ngược lại sự phát triển bền vững
- Các dự án được triển khai không có đánh giá tác động môi trườnghoặc không thực thi những kiến nghị về đánh giá tác động của môi trường đãdẫn đến sự tiêu dùng tài nguyên khác một cách lãng phí không cần thiết
- Đây là nguyên nhân gây ra sự ôn nhiễm và xáo trộn về văn hóa xãhội
- Các chất thải từ các công trình không được quan tâm xử lý đúngmức, đẫn đến sự xuống cấp về môi trường một cách lâu dài
- Một số các dự án không được lấp kế hoạch một cách nghiêm túc,đặc biệt là trong thành phần tư nhân đã gây ra những hậu quả, đẫn đến các cơquan nhà nước phải bỏ chi phí và công sức ra để phục hồi tổn thất Chính vìvậy, cần thiết phải có các biện pháp để giảm thiểu sự tiêu thụ quá mức vàgiảm chất thải
+ Các doanh nghiệp du lịch và ngành du lịch phải giảm thiểu tiêu thụ cácnguồn nhân lực du lịch
+ Ưu tiên các nguồn hiện có ở địa phương hơn là nhập khẩu theo xu hướngthích hợp
Trang 17+ Giảm nguồn rác thải và đảm bảo việc xử lý rác thải do du lịch thải ra mộtcách an toàn.
+ Sử dụng công nghệ xử lý rác thải, tái chế rác thải
+ Có trách nhiệm phục hồi những tác hịa nảy sinh từ các dự án du lịch.+ Tránh tổn thất thông qua công tác tiền hoạch định đúng đắn và theo dõigiám sát liên tục
Duy trì tính đa dạng
Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa xã hội
là hết sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa sinh tồn củangành công nghiệp du lịch
+ Sự đa dạng của môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội là một thế mạnh,mang lại khả năng phục hồi cho những đột biến và áp lực, và đồng thời tránhviệc quá phụ thuộc một hay vài nguồn hỗ trợ sinh tồn
+ Môi trường thiên nhiên được đặc trưng bởi tính đa dạng nhưng việc pháttriển kinh tế và du lịch đã phá hủy sinh thái trên phương diện rộng
+ Phát triển du lịch bền vững phải để lại cho các thế hệ tương lai một giatài đa dạng về thiên nhiên và nhân văn không ít hơn những gì được thừahưởng của thế hệ trước
+ Đa dạng văn hóa là một trong những tài sản hàng đầu của ngành du lịch,
do vậy, nó cần được giữ gìn, bảo vệ Sự đa dạng văn hóa bản địa sẽ mất đi khi
nó bị xuống cấp bởi cư dân biến nó thành một hàng hóa đem bán cho dukhách
+ Trân trọng giữ gìn tính đa dạng thiên nhiên và nhân văn
+ Đảm bảo nhịp độ, quy mô và loại hình phát triển để bảo vệ tính đa dạngcủa văn hóa bản địa
Trang 18+ Ngăn ngừa sự phá hủy đa dạng sinh học bằng cách tôn trọng sức chứacủa mỗi vùng, áp dụng phương pháp tính tổng sức chứa và nguyên tắc phòngngừa trước.
+ Giám sát tác động của du lịch đối với hệ sinh thái, đặc biệt đối với loàiđộng thực vật
+ Ngăn ngừa sự thay thế các ngành truyền thống lâu đời bằng chuyên mônphục vụ du lịch
+ Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi và nhu cầu pháttriển
Hợp nhất du lịch vào quá trinh quy hoạch
Hợp nhất phát triển du lịch vào khuôn khổ hoạch định chiến lược cấpquốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường, làm tăng khảnăng tồn tại lâu dài của ngành du lịch
Việc phát triển hợp nhất dựa trên 2 nguyên tắc sau:
- Du lịch và hoạch định chiến lược phát triển
Khi sự phát triển du lịch là một bộ phận hợp nhất của một kế hoạch cấp quốcgia, nó xem việc phát triển và quản lý môi trường là một tổng thể thì sẽ manglại lợi ích tối đa và dài hạn cho nền kinh tế, quốc gia và địa phương (trong đó
có ngành du lịch)
- Du lịch và đánh giá tác động môi trường
Trong việc thiết kế các sơ đồ dự án quy hoạch du lịch, đánh giá tácđộng môi trường là bắt buộc để xem quy mô hay loại hình phát triển du lịch
đó có phù hợp hay không và cân nhắc xem nó đem lại lợi ích thật sự gì chokhu vực, cho vùng hay quốc gia hay không
Hỗ trợ kinh tế địa phương
Trang 19Nguồn tài nguyên mà ngành du lịch sử dụng vốn thuộc quyền sử hữucủa dân cư bản địa như đường giao thông, điện nước, hệ thống xử lý chất thải,thông tin liên lạc,… có thể không chỉ phục vụ riêng cho ngành du lịch nhưngvẫn thúc đẩy ngành du lịch phát triển Hoạt động du lịch mang lại hiệu quảtích cực kinh tế - xã hội của địa phương, mặt khác cũng để lại hậu quả cho tàinguyên môi trường, kinh tế - xã hội của địa phương Do vậy, ngành du lịch cótrách nhiệm đóng góp một phần cho kinh tế địa phương, trong quá trình hoạchđịnh các giải pháp chính sách khi quy hoạch du lịch cần phải tính đến đónggóp từ thu nhập du lịch cho kinh tế địa phương và quốc gia.
Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương
Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch không chỉ manglại lợi ích cho họ và môi trường; mà còn góp phần duy trì, phát triển du lịch,
đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tạo ra sự hấp dẫn với
du khách
Sự tham gia của địa phương là cần thiết cho du lịch Dân cư, nền vănhóa, môi trường, lối sống và truyền thống của địa phương là những nhân tốquan trọng thu hút du khách tới điểm du lịch Sự tham gia thực sự của cộngđồng có thể làm phong phú thêm kinh ngiệm và sản phẩm du lịch Khi cộngđồng được tham gia vào quá trình quy hoạch và chỉ đạo phát triển du lịch, thì
họ có thể trở thành đối tác tích cực, tạo ra sự kiểm chứng và có nghĩa vụ vớimôi trường Sự tham gia của cộng đồng địa phương và khách du lịch, đồngthời cũng nâng cao triển vọng phát triển lâu dài của sản phẩm du lịch
Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng liên quan
Việc lấy ý kiến của cộng đồng địa phương, các tổ chức và các cơ quankhác nhau, các doanh nghiệp du lịch là rất cần thiết Đây là bươc nhằm nângcao nhận thức các bên tham gia với các dự án quy hoạch, cùng nhau giảiquyết các mâu thuẫn tiềm ẩn về quyền lợi Đồng thời, điều này giúp cho cácbên tham gia có thể ủng hộ cho việc thực hiện dự án Do vậy, trong quá trình
Trang 20triển khai các dự án quy hoạch du lịch cần vận dụng nguyên tắc này trongđiều tra xã hội học, lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan vừa để giải tỏacác mâu thuẫn tiềm ẩn, vừa tìm thấy các nguyên nhân bất đồng, những vấn đềcần giải quyết, góp phần thu hút các bên tích cực tham gia vào việc thực hiện
dự án quy hoạch du lịch
Trang 21 Đào tạo nhân viên
Nguồn nhân lực du lịch là lực lượng sản xuất quan trọng nhất, nó quyếtđịnh sự phát triển du lịch bền vững Để đạt được các mục tiêu phát triển bềnvững, các dự án quy hoạch ngay từ đầu cần phải hoạch định chiến lược, giảipháp để đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm
Để thực hiện được các mục tiêu phát triển du lịch bền vững, các dự ánquy hoạch du lịch cần hoạch định chiến lược, marketing, quảng bá cho dukhách những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm cao sự tôn trọng của dukhách với môi trường tự nhiên, văn hóa – xã hội tại điểm đến, đồng thời làmtăng sự thỏa mãn của du khách
Tiến hành nghiên cứu
Thông tin số liệu để xây dựng dự án và ngay cả khi dự án được thực hiện đều không sẵn có Để các dự án quy hoạch có hiệu quả, ngay từ thời kỳ tiền
dự án đến khi thực hiện dự án cần: đầu tư nhiều cho công tác điều tra, giám sát, thống kê, so sánh, tổng hợp mới có thể xây dựng được các mục tiêu, các định hướng, các giải pháp dự án phù hợp Công tác nghiên cứu còn giúp cho việc nhận thức rõ được những thiếu sót, hạn chế của dự án quy hoạch để từ đó
có những giải pháp kế hoạch điều chỉnh bổ sung kịp thời
1.3 Hệ thống chỉ thị về môi trường dùng để đánh giá nhanh tính bền vững của điểm du lịch
Có nhiều phương pháp đánh giá nhanh hiện trạng và tính bền vững củađiểm du lịch như: đánh giá hoạt động du lịch dựa vào khả năng tải, đánh giáhoạt động du lịch dựa vào bộ chỉ thị môi trường của WTO, bộ chỉ thị đánh giánhanh tính bền vững của điểm du lịch Hệ thống chỉ thị môi trường dùng đểđánh giá nhanh tính bền vững của điểm du lịch là một phương pháp khá tổngquát, nhanh chóng và hiệu quả
Trang 22Bảng 1.1: Hệ thống chỉ thị môi trường dung để đánh giá nhanh tính bền vững
+ Số ngày lưu trú bình quân/đầu du khách.
+ Tỷ lệ % các rủi ro về sức khỏe (bệnh tật tai nạn) cho du khách/tổng số du khách.
2 Bộ chỉ thị để đánh giá
tác động của du lịch
lên phân hệ sinh thái tự
nhiên
+ % chất thải chưa được thu gom và xử lý.
+ Lượng điện tiêu thụ/du khách ngày (tính theo mùa) + Lượng nước tiêu thụ/du khách ngày (tính theo mùa) + % diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng cho du lịch.
+ % số công trình kiến trúc không phù hợp với kiến trúc bản điạ (hoặc cảnh quan)/số công trình.
+ Mức tiêu thụ các sản phẩm động thực vật quý hiếm (phổ biến – hiếm hoi – không có).
+ % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải cơ giới (tính theo trọng tải).
+ % chi phí vật liệu xây dựng địa phương/tổng chi phí vật liệu xây dựng.
+ % giá trị hàng hóa địa phương/ tổng giá trị hang hóa
Trang 23tiêu dung cho du lịch.
+ Sự xất hiện các bệnh lịch liên quan đến du lịch.
+ Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch.
+ Hiện trạng các di tích lịch sử - văn hóa của địa phương (so với dạng nguyên thủy).
+ Số người ăn xin/tổng số dân địa phương.
+ Tỷ lệ % mất giá đồng tiền và mùa cao điểm du lịch + Độ thương mại hóa của các sinh hoạt văn hóa truyền thống (lễ hội, ma chay, cưới xin, phong tục tập quán…) xác định thông qua trao đổi với các chuyên gia.
“Nguồn: Phát triển du lịch bền vững - Tổng cục du lịch Việt Nam”
1.4 Các loại hình du lịch hướng tới bền vững
Có một số loại hình du lịch hiện đang hấp dẫn du khách và góp phầnphát triển DLBV, đó là du lịch vì người nghèo, du lịch dựa vào cộng đồng, dulịch xanh đô thị, du lịch sinh thái hay còn gọi là “du lịch dựa vào thiên nhiên”,
du lịch văn hóa hay “du lịch dựa vào văn hóa”
- Du lịch dựa vào cộng đồng hay du lịch cộng đồng là loại hình du lịchtập trung vào sự tham gia của người dân địa phương trong việc quản lí du lịch
và phân phối lợi nhuận Loại hình du lịch này được tổ chức bởi người dân địaphương và vì người dân địa phương
- Du lịch vì người nghèo: là loại hình du lịch hướng đến việc gia tăng thunhập cho người nghèo, góp phần xóa đói giảm nghèo Du lịch vì người nghèo không phải là một sản phẩm du lịch nhưng là một phương pháp quản lí và phát triển du lịch nhằm đem lại lợi ích tối đa cho người nghèo
- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm đối với môi trường
ở các khu thiên nhiên tương đối còn hoang sơ với mục đích thưởng ngoạn
Trang 24thiên nhiên và các giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại, thúc đẩy công tác bảo tồn, có ít tác động tiêu cực đến môi trường và tạo ta các ảnh hưởng tích cực về mặt kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương
- Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc dân tộc với sự tham gia của cộng đồng, nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Các loại hình du lịch văn hóa gồm:
+ Du lịch tham quan nghiên cứu
1.5 Sự cần thiết phát triển du lịch bền vững tại Mộc Châu
Du lịch là một trong những ngành tạo nhiều lợi tức nhất cho đất nước
Du lịch có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta đạt cácMục Tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) mà LiênHợp Quốc đã đề ra từ năm 2000, đặc biệt là các mục tiêu xóa đói giảm nghèo,bình đẳng giới tính, bền vững môi trường và liên doanh quốc tế để phát triển
Trang 25Chính vì vậy mà du lịch bền vững (sustainable tourism) là một phần quantrọng của phát triển bền vững (sustainable development) của Liên Hợp Quốc
và của Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trìnhNghị sự 21 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Phát triển du lịch bền vững là một chủ đề được thảo luận rất nhiều ởcác hội nghị và diễn đàn lớn nhỏ trên toàn thế giới Mục đích chính của pháttriển bền vững là để 3 trụ cột của du lịch bền vững - Môi trường, Văn hóa xãhội và Kinh tế - được phát triển một cách đồng đều và hài hòa
Những lí do sau giải thích tại sao lại cần phát triển du lịch bền vững tại ViệtNam hiện nay:
Thứ nhất: Phát triển du lịch bền vững giúp bảo vệ môi trường sống Vì
bảo vệ môi trường sống không chỉ đơn giản là bảo vệ các loài động thực vậtquý hiếm sống trong môi trường đó, mà nhờ có việc bảo vệ môi trường sống
mà con người được hưởng lợi từ đó: không bị nhiễm độc nguồn nước, khôngkhí và đất Đảm bảo sự hài hòa về môi trường sinh sống cho các loài độngthực vật trong vùng cũng là giúp cho môi trường sống của con người đượcđảm bảo
Thứ hai: Phát triển du lịch bền vững còn giúp phát triển kinh tế, ví dụ,
từ việc khai thác các đặc sản văn hóa của vùng, người dân trong vùng có thểnâng cao đời sống nhờ khách du lịch đến thăm quan, sử dụng những dịch vụ
du lịch và sản phẩm đặc trưng của vùng miền, của vùng Phát triển du lịch bềnvững cũng giúp người làm du lịch, cơ quan địa phương, chính quyền và người
tổ chức du lịch được hưởng lợi, và người dân địa phương có công ăn việclàm
Thứ ba: Phát triển du lịch bền vững còn đảm bảo các vấn đề về xã hội,
như việc giảm bớt các tệ nạn xã hội bằng việc cung cấp công ăn việc làm chongười dân trong vùng Ở một cái nhìn sâu và xa hơn, du lịch bền vững giúpkhai thác nguồn tài nguyên một cách có ý thức và khoa học, đảm bào cho các
Trang 26nguồn tài nguyên này sinh sôi và phát triển để thế hệ sau, thế hệ tương lai cóthể được tiếp nối và tận dụng.
Với ba lí do được đề cập đến ở trên, có thể thấy vai trò và tầm quan trọngcủa phát triển du lịch bền vững trong chính sách phát triển bền vững ở ViệtNam cũng như trên thế giới Như vậy, phát triển du lịch Mộc Châu theohướng bền vững là thật sự cần thiết và là một yêu cầu tất yếu
1.6 Một số kinh nghiệm về phát triển du lịch bền vững trên thế giới
Phát triển du lịch ở Pattaya (Thái Lan)
Trong gần ba thập kỷ từ năm 1970, Pattaya đã đầu tư xây dựng từ hơn
400 lên đến gần 25.000 phòng khách sạn Với việc ồ ạt phát triển các cơ sởlưu trú trong một thời gian ngắn tại một địa điểm đã dẫn đến những ảnhhưởng tiêu cực Biển trở nên rất ô nhiễm và Uỷ ban Môi trường quốc gia TháiLan đã phải đưa ra tuyên bố là việc tắm biển ở đây không an toàn vào năm
1989 Cùng với đó là các đặc điểm tự nhiên khác bị phá huỷ một cách nghiêmtrọng, sự đánh mất cây cối, động vật hoang dã, làm cho môi trường trở nênkhô cằn Sự phát triển không có quy hoạch đó đã kéo theo sự ùn tắc về giaothông, thiếu nước sinh hoạt, xung đột về chính trị và cả về mặt xã hội ngàycàng gia tăng làm gây cản trở cho sự phát triển du lịch bền vững Khung cảnh
tự nhiên của khu du lịch bị mất đi, độ hấp dẫn khách du lịch giảm sút Nhữngnguyên nhân đó đã làm cho nhiều du khách không muốn đến với Pattaya vàđến năm 1989 thì hầu như không có khách du lịch nào muốn quay trở lại vớiđịa điểm du lịch này nữa Với những giải pháp hữu hiệu được đưa ra vào năm
1993 nhằm giải quyết các vấn đề trên thì xu hướng phát triển mới dần bị đẩylùi và số lượng khách đã có dấu hiệu tăng trở lại
Một trong những nguyên nhân chính đánh mất sự nổi tiếng của khu dulịch Pattaya đó chính là sự suy thoái về mặt môi trường, ô nhiễm, sự phá huỷmôi trường tự nhiên, sạt lở, đánh mất cây cối, động vật hoang dã Cùng với
đó là sự kém hấp dẫn đối với khách du lịch Vấn đề đặt ra ở đây là phải nhậnthức được vấn đề phát triển du lịch phải đi đôi với vấn đề bảo vệ môi trường,
Trang 27cảnh quan du lịch Mọi sự phát triển du lịch tách rời vấn đề môi trường đềudân đến thất bại Để du lịch phát triển bền vững thì phải có chính sách pháttriển du lịch hợp lý, phải kết hợp giưa việc phát triển du lịch với viêc bảo vệmôi trường, cảnh quan khu du lịch.
Phát triển du lịch ở Hoành Sơn – Trung Quốc
Hoành Sơn là một vùng núi có phong cảnh đẹp ở tỉnh An Huy miền đôngTrung Quốc Là một khu danh thắng có cảnh quan thiên nhiên đẹp và là khu ditích lịch sử văn hoá Với diện tích 154 km2, khu vực này còn có 72 ngọn núi nhỏkhác nhau, 2 hồ, 3 thác nước, 36 dòng suối nước khoáng, 24 dòng suối tự nhiên và
20 đầm lầy to nhỏ khác nhau Tài nguyên thiên nhiên ở đây là những rừng lá rụng,vùng đầm lầy phẳng lặng, rừng thông, rừng thông Hoành Sơn, các loài thực vậtquí hiếm và động vật đang được bảo vệ Hoành Sơn còn có nhiều đền, những nhà
tu kín, lầu và những dòng chữ khắc hoạ trên đá
Sự tăng trưởng nhanh của du lịch ở vùng Hoành Sơn đầy danh thắng này đãdẫn đến năm vấn đề xuống cấp về môi trường như:
- Số loài động thực vật giảm xuống: Sự xây dựng các công trình, đường sá
và cáp treo qua núi cùng với các dự án thuỷ lợi đã làm mất đi hoặc tổn hại đếnthảm thực vật rừng, trong đó có nhiều loài thực vật quí hiếm Thảm thực vật nàymột thời đã tạo nên môi trường sinh cảnh cho các loài động vật mà ngày nay hiếmkhi người ta nhìn thấy chúng
-Xây dựng và phát triển đã làm giảm đi vẻ đẹp thiên nhiên: Xây dựng trànlan ở điểm du lịch cảnh quan nổi tiếng Ôn Tuyền đã làm giảm đi vẻ đẹp của nó
-Sự cấp nước sinh hoạt cho du khách đã làm lệch đi các hệ thống thuỷ văn:Các hồ chứa nước và các công trình chứa nước khác được xây dựng để đảm bảocung cấp nước cho khách du lịch Vì cần phải xây dựng đập chắn nước ngang quasuối, do đó đã gây ra sự thay đổi lớn đối với lưu vực sông
- Một vài điểm tham quan bị quá tải với số lượng du khách: Du lịch ở vùngnúi Hoành Sơn đã phát triển từ số khách 282.000 trong năm 1979 lên đến
Trang 281.300.000 trong năm 1990 Ởvào thời kỳ cao điểm, hàng ngày có đến 8.000 kháchtới tham quan.
- Chất thải rắn và nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng: Rất nhiều rác đangthải ra khu vực thắng cảnh Hoành Sơn này Một số rác thải sinh hoạt được chôn,nhưng nước thải sinh hoạt lại đang chảy tự do xuống các thung lũng và vào cácdòng sông gây tác hại cho chất lượng nguồn nước
Để đối phó và quản lý các tác động môi trường tiêu cực gây ra bởi du lịch tạiHoành Sơn Chính quyền tỉnh An Huy đã xây dựng một chiến lược bảo vệ khu dulịch bao gồm 10 điểm:
-Tán thành nguyên tắc chỉ đạo “phòng ngừa”
-Thực hiện các biện pháp quản lý có lợi cho môi truờng và đề cao sự giảm
Trang 29Hallstatt chỉ có khoảng một nghìn dân cư nhưng đó lại là ngôi làng di sản
-di sản văn hóa của UNESCO Bao đời nay, đó vẫn là một trong những ngôilàng đẹp nhất thế giới Người ta ví Hallstatt như viên ngọc của nước Áo.Hallstatt nằm bên bờ hồ Hallstätter See, ở bang Oberösterreich phía Bắc nước
Áo, bốn bề núi non bao bọc Ngôi làng lọt thỏm như một vùng cách biệt vớibên ngoài Nhưng Hallstatt không cô đơn, mỗi năm hàng trăm nghìn ngườiluân phiên đến đây mong ít nhất một lần trong đời được sống ở thiên đường
hạ giới Du khách đến với Hallstatt quanh năm Nếu không được quy hoạch
và có những chính sách hợp lý thì ngôi làng này đã không giữa được vẻ đẹp
cổ kính và bình yên qua nhiều thế kỷ Để phát triển du lịch một cách bềnvững, đã có những tiêu chuẩn cụ thể được đưa ra
Tiêu chuẩn lựa chọn (đặc trưng):
- Điển hình cho một vùng, có lâu đài hay nhà thờ
- Độ cao nhà cửa <= 3 tầng
- Kiến trúc: nhà kiểu mới hay cổ phải hài hoà, cân bằng
Tiêu chuẩn sinh thái:
- Nông/lâm nghiệp: cảnh quan tự nhiên được duy trì hạn chết tối đa sử dụnghoá chất nông nghiệp
- Chất lượng không khí và tiếng ồn: cách xa đường ô tô ít nhất 3km, đặc biệt
là đường cao tốc
- Giao thông: đường dành cho xe đạp, đi bộ, phương tiện công cộng
- Hàng hoá và chất thải: tiến hành tái chế, phân loại rác, tránh bao bì khôngcần thiết, bán các sản phẩm địa phương
- Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng: xây dựng hoà hợp với môi trường,phù hợp với cả người dân địa phương và du khách
Tiêu chuẩn xã hội và du lịch:
- Dân số cực đại của làng nhỏ hoặc bằng 1 500 người
Trang 30 ECOMOST: Mô hình du lịch bền vững của cộng đồng châu Âu
Mô hình ECOMOST (European Community Models of Sustainable Tourism)được xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây Ban Nha Đây là một trung tâm dulịch lớn nhất châu Âu Mallorka phát triển được là nhờ du lịch: 50% thu nhập lànhờ du lịch cuối tuần Để khắc phục tình trạng suy thoái của ngành du lịch ởMallorka, một chương trình nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch bền vững đãđược tiến hành (Nikolova và Hens, 1998)
Theo mô hình ECOMOST, phát triển du lịch bền vững cần gắn kết ba mục tiêu chủ yếu là:
- Bền vững về mặt sinh thái: bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học – pháttriển du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái
- Bền vững vê văn hoá – xã hội: bảo tồn được bản sắc xã hội, muốn vậy mọiquyết định phải có sự tham gia của cộng đồng
- Bền vững về mặt kinh tế: bảo đảm hiệu quả kinh tế và quản lý tốt tàinguyên sao cho tài nguyên có thể tiếp tục phục vụ cho các thế hệ tương lai
Ba yêu cầu chính nhằm duy trì khu du lịch:
- Dân số cần được duy trì hợp lý và giữ bản sắc văn hoá
- Cảnh quan cần duy trì được sự hấp dẫn của du khách
Trang 31- Không làm gì gây hại cho sinh thái.
Muốn đạt được ba yếu tố trên, cần một yêu cầu thứ 4:
- Có một cơ chế hành chính hiệu quả Cơ chế này phải nhằm vào thực hiệncác nguyên tắc phát triển bền vững, đảm bảo thực thi một kế hoạch hiệu quả vàtổng hợp cho phép sự tham gia của cộng đồng vào hoạch định các chính sách dulịch
ECOMOST đã chia nhỏ các mục tiêu của du lịch bền vững thành các thành
tố và sau đó các thành tố được nhận diện và đánh giá qua các chỉ thị:
- Thành tố văn hoá xã hội: Dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả kinh tế và bảo tồn bản sắc văn hoá
- Thành tố du lịch: Thoả mãn du khách và các nhà kinh doanh tour du lịch,bảo trì và hiện đại hoá điều kiện ăn ở, giải trí
- Thành tố sinh thái: khả năng tải, bảo tồn cảnh quan, sự quan tâm đến môitrường
- Thành tố chính sách: Đánh giá được chất lượng du lịch, chính sách địnhhướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng đồng và các nhóm quyềnlợi trong quá trình quy hoạch
Bài học kinh nghiệm
Từ những kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững của Làng du lịch ởAustria, ECOMOST - Mô hình du lịch của cộng đồng châu Âu và sự pháttriển du lịch không bền vững của Pattaya (Thái Lan), của Hoành Sơn (TrungQuốc) có thể rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn cho phát triển bền vững tạicác khu du lịch nói chung và du lịch Mộc Châu như sau:
Cần xây dựng chiến lược và kế hoạch chi tiết, liên kết các tổ chức banngành liên quan để cùng nhau tham gia vào hoạt động phát triển du lịch Tíchcực quảng bá, tiếp thị hiệu quả dựa trên tiềm năng độc đáo của khu du lịch,
Trang 32xây dựng hệ thống thông tin chi tiết để phục vụ du khách tìm hiểu về du lịchMộc Châu.
Quan tâm đến sức chứa của điểm du lịch, nâng cao ý thức trách nhiệmcủa dân cư địa phương, du khách cũng như những người làm du lịch về bảo
vệ môi trường, giữ gìn văn hóa địa phương và tiếp thị du lịch có trách nhiệm
Thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, tạo công ăn việc làm cho cưdân địa phương, tích cực cải thiện môi trường xung quanh khu du lịch
Hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch.Tích cựcphát triển các ngành nghề địa phương phục vụ du lịch, việc khai thác và pháttriển các ngành nghề truyền thống phục vụ du lịch cũng chính là cách làm dulịch bền vững
Xây dựng kênh thông tin phản hồi ý kiến của du khách, mạng lưới cộngđồng tham gia vào việc giám sát, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, và môitrường
Nâng cấp đồng bộ hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú, các khu vui chơiphục vụ du lịch
Trang 33Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI
HUYỆN MỘC CHÂU – SƠN LA
CHƯƠNG III. Khái quát về huyện Mộc Châu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Mộc Châu là huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vôi vùng TâyBắc với độ cao trung bình hơn 1.000 m so với mặt nước biển, về hướng Đôngnam của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên 2.061 km2 Mộc Châu tiếp giáp vớicác khu vực
- Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước CHDCND Lào với đườngbiên giới chung dài 36 km
Về vị trí và mối liên hệ trong Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, MộcChâu là khu vực có những lợi thế không nhỏ thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, Mộc Châu là cửa ngõ đặc biệt quan trọng kết nối Sơn La vàcác tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng thông quaquốc lộ 6, đồng thời, Mộc Châu còn có cửa khẩu Quốc gia Lóng Sập thôngvới tỉnh Hủa Phăn và cố đô Luông Phra Bang (Luang Prabang) của nướcCHDCND Lào và xa hơn là sang các nước ASEAN như Thái Lan,Myanmar… Đối với thủ đô Hà Nội, Lóng Sập là cửa khẩu Quốc gia sang Lào
có khoảng cách ngắn nhất
Thứ hai, Mộc Châu là một trong những điểm nút giao thông quan trọngtrên quốc lộ 6 Từ Mộc Châu có thể kết nối thuận lợi với Sơn La, Hòa Bình,Lào, Điện Biên, Lai Châu
Trang 34Thứ ba, Mộc Châu nằm gần sân bay Nà Sản - Thành phố Sơn La vớikhoảng cách không quá xa (hơn 100 km) tương đối thuận tiện cho vận chuyểnkhách du lịch Trong tương lai, khi sân bay Nà Sản được đầu tư nâng cấp mởrộng sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi để Mộc Châu kết nối với các thị trường du lịchtrong nước, khu vực và quốc tế.
Như vậy có thể thấy, vị trí địa lý đã tạo cho Mộc Châu một vị thế rấtđắc địa để tổ chức một trung tâm của khu vực Tây Bắc trong quá trình pháttriển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch
2.1.1.2 Địa hình
Là huyện mang đặc trưng của một huyện miền núi Tây Bắc, địa hình bịchia cắt mạnh có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, độ caotrung bình từ 950 - 1050 m so với mặt nước biển, có cao nguyên rộng lớn vàtương đối bằng phẳng
Cao nguyên Mộc Châu kéo dài 80 km từ Yên Châu đến Suối Rút, bềngang nơi rộng nhất đạt tới 25 km, có độ cao trung bình so với mặt biển là1.050 m, các khu vực xung quanh Mộc Châu như Hòa Bình, Sơn La đều có
độ cao trung bình thấp hơn so với Mộc Châu
2.1.1.3 Khí hậu
Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnhkhô, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều Mộc Châu có độ cao lớn lại nằm giữasông Đà và sông Mã do đó khí hậu ở Mộc Châu quanh năm mát mẻ, nhiệt độkhông khí trung bình/năm khoảng 18,5 0C, lượng mưa trung bình/năm khoảng1.560 mm Độ ẩm không khí trung bình 85% Nhiệt độ trung bình hàng nămcủa Mộc Châu thấp hơn so với các khu vực lân cận như Thành phố Sơn La(21,10 0C), Hòa Bình (23,00 0C), Điện Biên (23,00 0C) Nền nhiệt độ thấp nhưvậy được coi là lý tưởng ở đất nước nhiệt đới như Việt Nam, chỉ có ở các khuvực nổi tiếng về du lịch nghỉ dưỡng ở Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt, BạchMã… mới có những điều kiện khí hậu tương tự
Trang 352.1.1.4 Thủy văn
Sông Đà là sông lớn nhất và nằm giáp với huyện Mộc Châu ở phíaĐông Bắc và có vai trò quan trọng đối với Mộc Châu Sông Đà vừa là nguồnnước mặt, vừa là tuyến giao thông thủy của Mộc Châu, đồng thời sông Đàcũng có vai trò quan trọng đối với việc điều hòa tạo ra khí hậu quanh năm mát
mẻ cho Mộc Châu
Do địa hình núi đá vôi nên nước mặt ở Mộc Châu rất hạn chế, trên địabàn huyện có 7 dòng suối chính bao gồm: suối Quanh, suối Sập, suối Tưn Sông suối ở Mộc Châu có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên có nhiều thuận lợiphát triển thuỷ điện vừa và nhỏ
Nhìn chung, tài nguyên nước phân bố không đồng đều, do điều kiệnmiền núi địa hình chia cắt mạnh nên việc khai thác nguồn nước phục vụ chođời sống và phát triển sản xuất mang lại hiệu quả chưa cao Nước ngầm ởMộc Châu tương đối ít gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và dulịch Tuy nhiên, với hồ thủy điện Hòa Bình, tình trạng này đã được cải thiệnnhiều
2.1.1.5 Thổ nhưỡng
Diện tích đất tự nhiên của huyện Mộc Châu là 202.513 ha, trong đó: đấtnông nghiệp: 34.830,51 ha, chiếm 17,2% tổng diện tích tự nhiên; đất lâmnghiệp: 81.359,21 ha, chiếm 40,17%; đất chuyên dùng: 4.547,28 ha chiếm2,25%; đất ở: 1.179,76 ha chiếm 0,58%; đất chưa sử dụng và sông suối, núiđá: 80.596,24 ha, chiếm 39,8 % diện tích tự nhiên
Mộc Châu có quỹ đất rộng, diện tích đất chưa sử dụng còn lớn Đây làđiều kiện thuận lợi để khai thác phát triển nông lâm nghiệp và du lịch Tuynhiên, đối với Mộc Châu phát triển du lịch sẽ thuận lợi hơn so với phát triểnnông nghiệp do các quỹ đất chưa sử dụng hầu hết là đất có địa hình dốc, thuộcvùng xa, hạ tầng giao thông kém phát triển… điều này sẽ ảnh hưởng không
Trang 36nhỏ đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp song đốivới du lịch vấn đề này không ảnh hưởng quá nhiều.
2.1.1.6 Thảm thực vật
Tài nguyên rừng Mộc Châu khá phong phú với khoảng 456 loài thựcvật và 49 loài động vật hoang dã trong đó có nhiều loài quý hiếm Đất đaiMộc Châu phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừngphòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị kinh tế cao
Tài nguyên rừng của Mộc Châu có giá trị quan trọng đối với phát triển
du lịch là khu rừng đặc dụng Xuân Nha với diện tích trên 12.313,6 ha cónhiều loại gỗ và động vật quý hiếm có khả năng tạo thành điểm du lịch sinhthái hấp dẫn Tuy nhiên, do nằm ở khu vực giáp biên giới, thủ tục hành chínhchặt chẽ và phức tạp nên khả năng tổ chức các hoạt động du lịch ở khu vựcnày ít thuận lợi
2.1.1.7 Khoáng sản
Mộc Châu có một số loại khoáng sản nhưng trữ lượng nhỏ như than (SuốiBàng), bột Talc (Tà Phù), đất sét… Như vậy, có thể thấy Mộc Châu không cónhiều lợi thế về khoáng sản để phát triển công nghiệp
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Tình hình phát triển kinh tế
a Tổng quan tình hình kinh tế
Trong toàn tỉnh Sơn La, Mộc Châu là một trong số những huyện có tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao nhất Kinh tế phát triển với tốc độ cao, mức tăngtrưởng bình quân trên 15% năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, ướctính năm 2013 tổng thu ngân sách đạt trên 60.6 tỷ đồng; sản xuất nông-lâmnghiệp đạt được những kết quả tích cực; kinh tế du lịch được huyện lựa chọn
là khâu đột phá, sản xuất công nghiệp phát triển
Trang 37Bảng 2.1 Hiện trạng kinh tế huyện Mộc Châu năm 2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
2 Phân theo ngành
2.2 Công nghiệp - Xây
Trang 38Nhìn chung, kinh tế Mộc Châu chủ yếu vẫn dựa vào nông lâm nghiệp,công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ phát triển chưa mạnh Tuynhiên trong những năm qua nền kinh tế đang cho thấy những dấu hiệu tíchcực, tốc độ tăng trưởng được duy trì ở tốc độ khá cao, chuyển dịch cơ cấukinh tế theo hướng tích cực, tỷ trọng của nông lâm nghiệp giảm đi trong khicông nghiệp và thương mại - dịch vụ dần tăng lên.
b Hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
Giao thông
Giao thông đường bộ
Các tuyến giao thông đường bộ chính quan trọng của huyện bao gồm
- Tuyến từ thị trấn Bó Nhàng đi qua nông trường Cờ Đỏ ra quốc lộ 6 cũtới thị trấn Nông Trường
- Tuyến đường tỉnh 101 (Mộc Châu đi Tô Múa) đạt cấp 5 miền núi
- Tuyến đường tỉnh 104 Mộc Châu đi Tân Lập là đường cấp 5 miền núi
- Tuyến Mường Sang - Chiềng Khừa đạt cấp 6 miền núi
- Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ ở Mộc Châu khá phát triển,mạng lưới đường ô tô đã đến được 100% số xã Tuy nhiên, chất lượng giaothông chưa tốt Đặc biệt hệ thống giao thông nông thôn tại các xã đã bị xuốngcấp, gây khó khăn không nhỏ đối với các hoạt động kinh tế trong đó có dulịch
Giao thông đường thủy
Hiện nay, hệ thống giao thông đường thủy của Mộc Châu ít phát triển,
hạ tầng bến bãi chưa được đầu tư nâng cấp, quy mô nhỏ Trên địa bàn Mộc
Trang 39Châu chỉ có một số cảng nhỏ như cảng Vạn Yên và một số bến đò ngang nhưĐồng Giàng, Quy Hướng, Hang Miếng… Các bến tầu phục vụ du lịch chưađược đầu tư xây dựng Với chiều dài trên lãnh thổ Mộc Châu khoảng 79 km,Sông Đà có khả năng khai thác phát triển các tuyến du lịch trên sông nước.Tuy nhiên do đặc điểm thủy văn, sông Đà chỉ khai thác thuận lợi trong thờigian từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau cũng là những trở ngại trong quá trìnhphát triển giao thông đường thủy đặc biệt là du lịch
Hiện Mộc Châu có 5 trạm bơm ngầm và 112 trạm bơm nước tự chảy.Nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt ít và phân bố không đều, khả năng đápứng nhu cầu sử dụng nước sạch đạt tỷ lệ 80 Hệ thống cấp nước bước đầuphát triển, đáp ứng phần lớn nhu cầu của xã hội Tuy nhiên, trong quá trìnhphát triển du lịch ở giai đoạn tới, nhu cầu nước sạch tăng lên và sẽ gây áp lựckhông nhỏ đến tài nguyên
Thoát nước thải và vệ sinh môi trường
Thoát nước mặt và nước thải sinh hoạt đều thải ra suối và các hố karst
Hệ thống cống thoát nước thải mới có ở trung tâm thị trấn Hiện nay chưa cónhà máy xử lý rác và nước thải
Trang 40 Bưu chính viễn thông
Hệ thống thông tin liên lạc của huyện phát triển khá tốt, hiện nay đã có
hệ thống điện thoại và viễn thông đến tất cả các xã và 100% xã được trang bịđầy đủ máy tính
c Hiện trạng đầu tư phát triển
Tổng vốn đầu tư trong 5 năm qua có tốc độ tăng cao, nguồn vốn đầu tư
đã được tập trung xây dựng có thứ tự ưu tiên ở từng địa điểm, từng vùngnhằm đáp ứng nhu câù phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng cơ sở.Các lĩnh vực, các địa bàn được quan tâm đầu tư là chương trình trọng điểm vềkết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất hàng hoá, giáo dục chămsóc sức khoẻ nhân dân Nhìn chung, cũng giống như các địa phương miềnnúi, hoạt động đầu tư ở Mộc Châu chủ yếu là từ nguồn vốn nhà nước cũng tậptrung vào các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các chương trình xóa đóigiảm nghèo, trồng rừng… Các dự án khác chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâmnghiệp Các dự án đầu tư công nghiệp, đô thị ít thu hút được các nguồn vốn
và nhà đầu tư thực hiện
d Hiện trạng hoạt động thương mại dịch vụ
Hoạt động thương mại có nhiều tiến bộ, hàng hoá phong phú đa dạngđáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, các mặt hàng chính sáchthiết yếu được đảm bảo, giá cả ổn định, thị trường không ngừng được mởrộng nhất là thị trường nông thôn; đã đầu tư xây dựng hệ thống chợ trung tâm
2 thị trấn và mạng lưới buôn bán trao đổi hàng hoá tại các trung tâm xã, cáccụm dân cư nông thôn
Số hộ kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ ăn uống tăng nhanh, các mặthàng phục vụ đa dạng hơn, các quầy hàng tư nhân ở các khu trung tâm các tụđiểm dân cư được hình thành và mở rộng, để phục vụ nhu cầu tiêu dùng traođổi hàng hoá của nhân dân