Để hoàn thành tiểu luận của mình với đề tài “ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã Vân Hồ - huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên ’’, trước tiên em
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại Học viện Thanh thiếu niên ViệtNam Để em trưởng thành như ngày hôm nay, là nhờ công ơn giáo dưỡng từ cácthầy, cô giáo Được sự quan tâm, tạo điều kiện, và sự nhiệt tình tâm huyết truyềnđạt những kiến thức từ quý thầy, cô là cơ sở để em hoàn thiện chương trình học tậptại học viện và cho em vững vàng hơn trong bước đường tương lai
Để hoàn thành tiểu luận của mình với đề tài “ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã Vân Hồ - huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên ’’, trước tiên em xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến quý thầy
cô trong Ban giám đốc, Phòng Quản lý Đào tạo – Tổ chức, cô giáo chủ nhiệm đãtạo điều kiện tốt nhất để em được về xã Vân Hồ - huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La
để thực hiện nghiên cứu chuyên đề của mình
Đặc biệt em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với thạc sỹ TrầnThị Thúy Ngọc, cô là người đã giành nhiều thời gian và tâm huyết tận tình hướngdẫn, giúp đỡ để em hoàn thành tiểu luận
Qua đây em cũng xin được cảm ơn các đồng chí lãnh đạo các ban ngànhđoàn thể xã Vân Hồ - huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La đã tạo điều kiện thuận lợinhất trong quá trình em khảo sát thực tế tai địa phương
Em xin chân thành cảm quý thầy cô trong các khoa lý luận chính trị - hànhchính, nghiệp vụ công tác Đoàn – Hội – Đội đã dạy bảo em trong suốt quá trìnhhọc tập tại học viện, đã truyền đạt kiến thức sâu rộng trong chuyên môn giúp em cóđược vốn kiến thức để em hoàn thành tiểu luận mà còn cho em những vốn kiếnthức to lớn để em vững vàng hơn trong cuộc sống cũng như công việc sau này củabản thân
Em xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2011
Học viên
Hoàng Văn Dũng
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……… ……… ……
NỘI DUNG………
Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN………
1.1 Cơ sở lý luận………
1.1.1 Những khái niệm cơ bản………
1.1.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách của nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng………
1.1.3 Vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên………
1.2 Cơ sở thự tiễn………
Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN CỦA ĐOÀN XÃ VÂN HỒ - HUYỆN MỘC CHÂU – TỈNH SƠN LA………
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Xã Vân Hồ - Huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La………
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên……….
2.1.2 Đặc điểm kinh tế………
2.1.3 Đặc điểm văn hóa xã hội………
Trang 32.2 Thực trạng của vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Xã Vân Hồ - Huyện Mộc
Châu – Tỉnh Sơn La………
2.2.1 Những hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Xã Vân Hồ - Huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La trong việc tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên………
2.2.2 Nguyên nhân những thành tựu………
2.2.3 Hạn chế yếu kém………
2.2.4 Nguyên nhân hạn chế………
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN XÃ VÂN HỒ - HUYỆN MỘC CHÂU - TỈNH SƠN LA TRONG THỜI GIAN TỚI………
3.1 Phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên xã Vân Hồ - huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La trong thời gian tới………
3.1.1 Phương hướng………
3.2 Giải pháp……….
KẾT LUẬN………
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thanh niên là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội, là tài nguyên vô giácủa mỗi quốc gia, dân tộc, là lực lượng tích cực tham gia vào quá trình phát triểnkinh tế, văn hoá, xã hội Trong công cuộc cải tạo xã hội, lực lượng chính trị nàonắm được thanh niên, lực lượng ấy sẽ dành phần thắng trong tay Trong quá trìnhlãnh đạo đất nước, Đảng ta luân đề cao vai trò, vị trí của thanh niên, xác định họ làlực lượng xung kích cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh – người con ưu tú nhất củadân tộc Việt Nam, đã trở thành biểu tượng Việt Nam rạng rỡ trong tâm thức nhânloại hiện đại Với cả cuộc đời lao động và chiến đấu của mình người đã dành tìnhcảm đặc biệt cho thanh niên Người khẳng định vai trò của tuổi trẻ: “ Một nămkhởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xãhội Chính vì vậy, Đảng ta và Bác Hồ đã giao cho tổ chức Đoàn phải chăm lo bảo
vệ lợi ích chính đáng của thanh niên
Để phát huy vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên trong sự nghiệp xây dựng,
và bảo vệ Tổ Quốc, Đại Hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX phát động hai phong tràolớn : “ 5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ tổ quốc ’’ cùng ” 4 đồnghành với thanh niên trong lập thân lập nghiệp’’.Trong những năm qua các phongtrào hành động của Đoàn được triển khai sâu rộng, lan tỏa vào đời sống đoànviên ,thanh niên như : hoạt động của thanh niên với nghề nghiệp và việc làm; hoạtđộng nâng cao năng lực tạo việc làm cho thanh niên ; hoạt động đào tạo, phát triểnnghề phù hợp giúp thanh niên nông thôn tìm kiếm việc làm ổn định, tiếp cận vớithị trường lao động…từ đó phát huy được vai trò xung kích, tình nguyện của tuổitrẻ, hỗ trợ giải quyết các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đông đảo đoànviên, thanh niên ; tạo mối quan hệ bền chặt giữa thanh niên với tổ chức Đoàn, đưahình ảnh của Đoàn gần gũi hơn , tin cậy hơn trong thế hệ trẻ
Trang 5Tuy nhiên, trong quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoahọc kỹ thuật hiện nay, khi nền kinh tế thế giới đang chuyển dịch sang nền kinh tếtri thức, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cần phải đổi mới nội dung, giảipháp trong việc giúp đỡ thanh niên tiếp cận thị trường lao động để đáp ứng với yêucầu của nền kinh tế mới; nền kinh tế mà việc sản xuất, phân phối, sử dụng tri thức
và thông tin ngày càng có vai trò quyết định nền kinh tế; đòi hỏi phải có nguồnnhân lực chất lượng cao, có trình độ , kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ vững vàng
Nhưng hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực nói chung và của thanh niên nóiriêng còn thấp, đặc biệt là thanh niên nông thôn, vùng sâu, vùng xa Chính vì thếngười lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa phần lớn không có cơ hội tiếp cậnvới những việc làm đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao Ở nhiều vùng nông thôn, khi xâydựng các khu công nghiệp , các khu kinh tế tư nhân, khu kinh tế có sự đầu tư củanước ngoài đòi hỏi người lao động có trình độ cao, dẫn đến đại đa số thanh niênvẫn không thể làm việc ở những nhà máy đó, vì không đáp ứng được đầy đủ yêucầu của nhà đầu tư, kéo theo đó là diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi dẫn đến thuhẹp đất canh tác, hoặc không còn có đất để sản xuất hơn nữa, do đặc thù của sảnxuất nông nghiệp mang tính tự cung, tự cấp, và tính thời vụ, cho nên tỷ lệ thấtnghiệp ở nông thôn rất lớn , khoảng 20%, chiếm 97 % tổng số lao động thiếu việclàm của cả nước Mặt khác hệ thống thông tin, dịch vụ việc làm còn thiếu nênthanh niên nông thôn, đặc biệt là thanh niên vùng sâu, vùng xa không có điều kiệntiếp cận với thông tin về thị trường lao động, về dịch vụ giới thiệu việc làm vànâng cao thu nhập
Cùng chung với thực trạng trên, tỉnh Sơn La nói chung và xã Vân Hồ nóiriêng vẫn còn gặp nhiều bất cập trong vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên,
do Vân Hồ là xã vùng II và là vùng cao của huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La, vàđây cũng là điểm nóng thường xuyên xảy ra nhiều vấn đề bức xúc của xã hội, đa sốthanh niên là người dân tộc thiểu số, trình độ học vấn thấp, và việc làm không ổnđịnh dẫn tới xa ngã vào các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc Yêu cầuđặt ra đối Đảng và Nhà nước phải có những chính sách phù hợp để giải quyết
Trang 6những vấn đề trên Đó cũng là lý do em chọn đề tài “ Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh xã Vân Hồ - Huyện Mộc Châu - Tỉnh Sơn La tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên”, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn của xã
Vân Hồ góp phần nhỏ bé của mình cùng với Đoàn xã Vân Hồ tham gia giải quyếthiệu quả vấn đề việc làm cho thanh niên
2 Mục đích và nhiệm vụ
2.1.Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề giải quyết
việc làm, đồng thời khảo sát thực trạng tổ chức Đoàn tham gia giải quyết việclàm cho thanh niên trên địa bàn xã Vân Hồ - huyện Mộc Châu - tỉnh Sơn La,qua đó làm rõ nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra nhữnggiải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm cho thanhniên xã Vân Hồ - huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La
2.2.Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích đã đề ra, tiểu luận cần thực hiện các
nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề giải quyết việc là cho thanh
niên xã Vân Hồ - huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La
- Khảo sát tình hình giải quyết việc làm cho thanh niên xã Vân Hồ - huyện MộcChâu – tỉnh Sơn La
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác giải quyết việc làm chothanh niên xã Vân Hồ - huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã Vân Hồ - huyện Mộc Châu –tỉnh Sơn La
3.2 Khách thể nghiên cứu.
Thanh niên xã Vân Hồ - huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La
4 Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận.
4.1 Không gian
Xã Vân Hồ - huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La
Trang 7- Phương pháp quy nạp, diễn dịch
6 Kết cấu của tiểu
Tiểu luận ngoài phần mở đầu, kết luận thì nội dung chính gồm 3 chương, 6tiết và18 tiểu tiết
Trang 8NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ GIẢI
QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
Việc làm là tất cả mọi hoạt động mà phải là hoạt động tạo ra thu nhập chocon người Vì con người muốn tồn tại thì phải lao động , và khi xã hội ngày càngphát triển, để đảm bảo cuộc sống của mình thì yêu cầu đặt ra, đó là phải có việclàm mang lại thu nhập cho con người Tuy nhiên không phải mọi hoạt động nàocũng được coi là việc làm, mà việc làm phải là những hoạt động mà không bị phápluật cấm Đây cũng chính là tính pháp lý của việc làm, nó thể hiện sự phát triểnlành mạnh của xã hội loài người.Tuy nhiên, có những hoạt động mang lại thu nhậpnhư trộm cắp, buôn lậu, cướp giật, buôn bán ma tuý… và các hoạt động khác theoquy định của pháp luật cấm, vì nó có hại cho sự phát triển của xã hội, những hoạtđộng đó không được thừa nhận là việc làm
*Giải quyết việc làm:
Giải quyết việc làm được hiểu theo nhiều nghĩa
Hiểu theo nghĩa hẹp thì “ giải quyết việc làm “ là hoạt động nhằm giúp cho
người có nhu cầu lao động đang tìm việc có việc làm, giúp người có nhu cầu sửdụng lao động tìm được người lao động đang cần thuê mướn
Hiểu theo nghĩa rộng thì “ giải quyết việc làm ’’ không chỉ là hoạt động như
trên mà còn bao gồm cả mụch đích hướng nghiệp, đào tạo nghề, thu nhập, xử lý vàcung cấp thông tin về thị trường lao động …
Trang 91.1.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và chính sách của nhà nước
về giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng.
Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân lực, ổn định vàphát triển kinh tế, làm lành mạnh hoá xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng vàyêu cầu bức xúc của nhân dân Vì vậy, giải quyết việc làm là một trong nhữnghướng ưu tiên để phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay
Về thực trạng lao động của nước ta hiện nay, vẫn còn nhiều vấn đề đang đặtra; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên cả nước là 43.255 nghìn người Trong đólực lượng lao động độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi chiếm 46,8 %, từ 35 đến 54 tuổichiếm 35,4 %, trên 55 tuổi chiếm 7,8 % Như vậy cho thấy lực lượng lao động trẻdưới 35 tuổi nước ta chiếm xấp xỉ 50 % lao động ( theo kết quả điều tra năm 2009của Bộ lao động Thương binh – Xã hội ), và điều đó cũng cho thấy được tiềm nănglao động ở nước ta là dồi dào Để khai thác hiệu quả tiềm năng này chúng ta phải
có hướng đào tạo và sử dụng phù hợp
Lực lượng lao động ở nước ta hiện nay phân bố không đồng đều giữa cácvùng, miền, giữa thành thị và nông thôn, lao động tập trung chủ yếu ở đồng bằng
và thành thị Điều đó tạo ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm ở các vùng đó.Mặt khác, sự phân bố lao động giữa các vùng chưa tương xứng với tiềm năng vùng
đó, do đó chưa khai thác được lợi thế của các vùng kinh tế đó Bên cạnh đó, chấtlượng lao động cũng không đồng đều giữa các vùng, phần lớn lao động ở nôngthôn không qua đào tạo, hoặc đào tạo cơ bản, trình độ học vấn thấp Vì trên thực tếhiện nay yêu cầu lao động chủ yếu là lao động phổ thông, và những ngành nghềđòi hỏi trình độ cao ở khu vực này chưa phát triển
Hiện nay lực lượng lao động đã qua đào tạo trong cả nước chiếm 25 %, laođộng từ bậc tiểu học trở xuống chiếm 42,5 % , lao động mù chữ 5 % trong khi đótrình độ đào tạo của nước ta còn nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển kinh tế - xãhội trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng mở rộng Vì vậy, nhu cầu lao động
có chất lượng cao ngày càng tăng Mặt khác, từ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh kinh tế thế giới thì vấn đề chất lượng lao
Trang 10động ở nước ta trở thành một vấn đề bức xúc của nền kinh tế và là nguyên nhân cơbản của tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay.
Trong những năm qua vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta vẫn chưa đápứng được với xu thế phát triển của thế giới, chúng ta chủ yếu tập trung vào cácngành cần nhiều lao động ( như dệt, may, giày…) xong các ngành đó lai không có
ưu thế cạnh tranh, nếu cứ như vậy thì nền kinh tế của việt nam sẽ trì trệ và tụt hậu.Đòi hỏi cần phải có hướng giải quyết việc làm thu hút lao động vào các ngành có
ưu thế cạnh tranh hơn
Từ thực trạng trên Đảng và nhà nước đã có những quan điểm, chính sáchnhằm phát huy mọi nguồn lực lao động và giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm chongười lao động nói chung và thanh niên nói riêng, thể hiện sự quan tâm về giáodục, đào tạo và bồi dưỡng thanh niên; giải quyết các vấn đề xã hội, đáp ứng nhucầu nguyện vọng nhằm phát triển thanh niên về mọi mặt
Kế thừa và tiếp tục thực hiện những chủ trương, giải pháp về thanh niên,trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ mới, trong các dự thảovăn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng có nhiều nội dung đềcập đến những vấn đề liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên Nội dungcủa các văn kiện Dự thảo đã đánh giá tổng quát các quá trình cách mạng Việt Nam,những bài học kinh nghiệm lớn rút ra,những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mànhân dân ta đang xây dựng Trong đó đề cập đến thanh niên ở mấy nội dung cơ bảnsau đây:
Thứ nhất, Đảng chủ trương “ làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,
truyền thống, lý tưởng, đạo đức, lối sống ’’cho thanh niên Để thực hiện tốt chủtrương này, Đảng chỉ rõ phải làm tốt “ việc tuyên truyền, học tập chủ nghĩa Mác –
Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách phápluật của Nhà nước; Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác lý luận chính trị, giáodục công dân trong hệ thống các trường chính trị, các trường thuộc hệ thong giáodục quốc dân’’ Đồng thời, đưa cuộc vận động “ toàn dân xây dựng đời sống vănhóa’’ đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả…góp phần gìn giữ và phát triển
Trang 11những giá trị truyền thống,văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng giáo dục thế
hệ trẻ’’
Thứ hai, Đảng xác định “ tạo mọi điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát
triển thể lực cho thế hệ trẻ’’ Trong đó để thanh niên có điều kiện học tập tốt nhất,Đảng chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa,hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, tạo điều kiện cho mọi thanh niênđược học tập và thụ hưởng những chính sách ưu đãi trong giáo dục Bên cạnh đó,Đảng còn chủ trương phát triển mạnh và nâng cao chất lượng dạy nghề và giáo dụcchuyên nghiệp
Thứ ba, Đảng “khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão
lớn, xung kích, sang tạo, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại’’ Góp phần pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển kinh tế tri thức Trên cơ sở đóhình thành lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục sự nghiệp cách mạng củaĐảng, của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Thứ tư, Đảng quan tâm vấn đề giải quyết việc làm và “ cải thiện điều kiện sống, lao động, học tập của thanh niên’’ Việc làm là vấn đề bức bách và rất cơ
bản đối với thanh niên Vì vậy cần phải nâng cao chất lượng lao động trẻ, giảiquyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho thanh niên Đảng chủtrương tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và thu nhậptốt, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với giảm nghèo bền vững, đồng thời,hoàn thiện hệ thống pháp luật về dạy nghề…khuyến khích các thành phần kinh tếtham gia đào tạo nghề Đảng nhấn mạnh việc chăm lo bảo hộ lao động ; cải thiệnđiều kiện làm việc, hạn chế tai nạn lao động, đưa việc thi hành Luật lao động vàonền nếp Vì vậy, điều kiện lao động và việc làm sẽ được cải thiện để mỗi thanhniên đều có cơ hội đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
Thứ năm, để xây dựng đội dự bị tin cậy, Đảng chủ trương “ thu hút rộng rãi thanh niên, thiếu niên và nhi đồng vào các tổ chức do Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh làm nòng cốt và phụ trách’’ Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của sự
Trang 12nghiệp cách mạng, từ nhu cầu tự thân của thanh niên trong giai đoạn mới, tổ chứcĐoàn cần tiếp tục đổi mới nội dung,phương thức hoạt động, phát huy vai trò nòngcốt tập hợp đoàn kết thanh niên, thực hiện dân chủ ở cơ sở, giám sát và phản biện
xã hội, tổ chức các phong trào hành động cách mạng để phát huy tốt vai trò làmchủ, tiềm năng to lớn của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước
Nhà nước đưa ra những chính sách về việc làm cho thanh niên, đặc biệt làcác chính sách phát triển giáo dục, dạy nghề, các chính sách hỗ trợ đặc biệt đối vớithanh niên vùng sâu, vùng xa, thanh niên dân tộc thiểu số… là điều kiện cho ngàycàng nhiều thanh niên được nâng cao học vấn, tay nghề, các chính sách khuyếnkhích đầu tư, phát triển kinh tế nhiều thành phần là cơ hội cho những thanh niên cóbản lĩnh và tài năng lập nghiệp, phát triển dịch vụ, làm giàu cho bản thân và xã hội
1.1.3 Vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên.
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng cộngsản Việt Nam Để thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, Đảng phải phát huy vai tròchủ động sáng tạo của Nhà nước và của các đoàn thể chính trị, xã hội Do vậy,Đảng đã giao nhiệm vụ cho Đoàn thanh niên là người đại diện chăm lo, bảo vệ lợiích chính đáng của thanh niên
Khẳng định vai trò của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội nghị lần
thứ 4, Ban Chấp hành trung ương Đảng khoá VII ngày 14-01-1993 đã ghi: “ thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc… công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”.Vì vậy trong công tác thanh niên, tổ chức Đoàn
luôn chú trọng đến vấn đề hướng nghiệp và giải quyết việc làm cho thanh niên
Trong những năm qua các phong trào hành động của Đoàn được triển khaisâu rộng, lan tỏa vào đời sống đoàn viên ,thanh niên như : hoạt động của thanhniên với nghề nghiệp và việc làm; Hoạt động nâng cao năng lực tạo việc làm cho
Trang 13thanh niên ;Hoạt động đào tạo, phát triển nghề phù hợp giúp thanh niên nông thôntìm kiếm việc làm ổn định ,tiếp cận với thị trường lao động…
Thực hiện Nghị quyết số 04 của Ban Chấp hành trung ương Đoàn, và kếtluận số 152 của Ban Thường vụ trung ương Đoàn, các tỉnh , thành đoàn đang xâydựng kế hoạch triển khai, và thực hiện Hiện nay các cấp bộ Đoàn trong cả nướcngày càng trú trọng tạo môi trường tích cực hỗ trợ thanh niên mưu sinh lập nghiệp,phát huy tiềm năng của tuổi trẻ tham gia phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thônthông qua việc tổ chức các hoạt động khuyến nông – lâm – ngư nghiệp như tậphuấn, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sảnxuất Xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên, các công trình, phần việcthanh niên tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, tham gia các chương trình,
dự án phát triển kinh tế - xã hội ngày càng hiệu quả
Trong những năm qua các cấp bộ Đoàn, đã tổ chức 30.853 lớp tập huấnkhuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cho hơn 13 triệu lượt đoàn viên, thanh niên,
tổ chức được 13.462 điểm trình diễn khoa học kỹ thuật; thành lập mới và duy trì17.239 câu lạc bộ khuyến nông – lâm – ngư nghiệp, thu hút 424.342 đoàn viêntham gia Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn còn chủ động phối hợp với chính quyền
và các ngành chức năng đẩy mạnh các hoạt động truyền, dạy nghề tại chỗ chothanh niên
Phong trào vay vốn giúp nhau lập nghiệp, phát triển sản xuất được các cấp
bộ Đoàn tăng cường chỉ đạo Trung ương Đoàn đã ký kết Nghị quyết liên tịch vớingân hàng chính sách xã hội tạo cơ chế và những điều kiện thuận lợi cho thanhniên vay vốn phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo.Bên cạnh đó, các cấp bộĐoàn còn xây dựng nhiều mô hình mới tạo nhiều cơ hội hơn cho thanh niên.Hướng nghề, dạy nghề, giải quyết việc làm tiếp tục được các cấp bộ Đoàn quantâm chỉ đạo.Từ đó phát huy được vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, hỗ trợgiải quyết các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đông đảo đoàn viên, thanhniên ; Tạo mối quan hệ bền chặt giữa thanh niên với tổ chức Đoàn, đưa hình ảnh
Trang 14của Đoàn gần gũi hơn , tin cậy hơn trong thế hệ trẻ, góp phần ổn định xã hội vàphát triển đất nước.
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
Trong những năm vừa qua (2006-2010), số lượng thanh niên tham gia hoạtđộng kinh tế thường xuyên tăng không đáng kể, từ 14 triệu lên 14,9 triệu, chiếmkhoảng 60% trong tổng số thanh niên So với dân số tham gia hoạt động kinh tế cảnước thì lực lượng này có xu hướng giảm dần: năm 2006, chiếm 38,6% dân số hoạtđộng kinh tế trong cả nước, đến năm 2010, giảm xuống còn 35,9%
Có nhiều lý do giải thích sự giảm dần của lực lượng thanh niên tham giahoạt động kinh tế so với tổng lực lượng lao động xã hội, trong đó, có nguyên nhânchủ yếu là do số lượng thanh niên được đi học ngày càng tăng Riêng số học đạihọc, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 tăng gấp 2,5 lần sovới giai đoạn 2001 – 2005 Tại các địa bàn khác nhau, tỉ lệ thanh niên tham giahoạt động kinh tế cũng khác nhau, tỉ lệ thanh niên nông thôn tham gia hoạt độngkinh tế cao hơn thanh niên đô thị Theo kết quả điều tra về lao động việc làm của
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2010 cho thấy, tỉ lệ thanh niên nôngthôn tham gia hoạt động kinh tế là 66,3%; tỉ lệ thanh niên đô thị tham gia kinh tế là52,2% Có tình trạng trên là do một bộ phận thanh niên nông thôn không có điềukiện hoặc không có khả năng học tiếp trung học, đại học nên phải đi làm sớm
Bên cạnh đó, thanh niên trong cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động xãhội cả nước cũng đã có những bước chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần sốlượng lao động trong nông nghiệp, tăng dần lao động trong công nghiệp và dịch
vụ Năm 2000, cả nước có 69% lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thuỷsản; 10,9% lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và 20,1% laođộng làm trong lĩnh vực dịch vụ Năm 2005, cơ cấu này đã có sự thay đổi; giảmxuống còn 60,5% đối với lao động nông, lâm, ngư nghiệp và tăng ở các ngànhcông nghiệp là 14,4% và dịch vụ 25,1% Đến nay, tỷ lệ thanh niên hoạt động tronglĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp là 53,4%, công nghiệp, xây dựng là 24,2% và dịch
Trang 15vụ là 22,4% Dự báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động trên sẽ tiếp tục tăng,năm 2015, dân số lao động trong nông nghiệp chỉ còn khoảng 50% Ngoài ra, theokết quả thống kê lao động việc làm từ năm 2006 – 2010 cho thấy, thời gian gầnđây, đã có sự khác biệt về giới trong lực lượng lao động là thanh niên Trước năm
2008, tỉ lệ lao động nữ thanh niên thường chiếm 47% nay giảm xuống còn 45%
Xét theo giới, lao động trong nhóm từ 15 – 24 tuổi thì tỉ trọng nữ làm côngviệc dịch vụ cao hơn so với nam giới và cao hơn tỉ lệ chung của toàn thể thanh niên
ở nhóm tuổi này Nguyên nhân là do có một tỉ lệ lớn thanh niên ở nông thôn đãtham gia vào công việc buôn bán nhỏ, nhất là buôn bán các sản phẩm nông nghiệp.Đối với nhóm từ 25 tuổi trở lên thì tỉ lệ nam giới làm trong ngành công nghiệp, xâydựng cao hơn nhiều so với nữ do họ có sức khoẻ tốt hơn
Hiện nay, quá trình đổi mới kinh tế – xã hội đã tạo điều kiện cho các loạihình kinh tế phát triển, do vậy, vấn đề việc làm và vai trò vị trí của thanh niên có
sự thay đổi đáng kể Theo kết quả điều tra lao động việc làm toàn quốc, chỉ có 9%thanh niên làm việc trong khu vực nhà nước, 17,7% thanh niên làm việc hưởnglương ngoài khu vực nhà nước, 55,3% lao động trong hộ gia đình không hưởnglương, 16,5% lao động tự do, đặc biệt, có 1% là chủ doanh nghiệp tư nhân
Nghiên cứu về trình độ chuyên môn kĩ thuật nghiệp vụ của thanh niên thamgia hoạt động kinh tế thường xuyên cho thấy, xét theo góc độ địa lý, trình độ vănhoá của thanh niên ở đô thị cao hơn trình độ văn hoá của thanh niên nông thôn và
có sự khác biệt về số thanh niên tốt nghiệp trung học phổ thông ở 2 địa bàn (nôngthôn là 20,6%, thành thị là 50,5%) Sự cách biệt này ảnh hưởng không nhỏ tới sựtiếp thu nghề nghiệp và cơ hội tìm kiếm việc làm của thanh niên
Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ngày càng đặt ra yêu cầuphải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đảng và Nhà nước cũng đã có nhữngchủ trương, chính sách, biện pháp nhằm đa dạng hoá các hình thức, mở rộng quy
mô đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn kĩ thuật cho người lao động, đặc biệt
là nguồn lao động trẻ Bên cạnh hệ thống các trường đại học công lập, Nhà nướccòn quan tâm khuyến khích mở rộng thêm các loại hình đại học dân lập, đa dạng
Trang 16hoá các loại hình đào tạo như chính quy và không chính quy Vì vậy, trình độchuyên môn kĩ thuật của thanh niên có sự tăng lên Theo kết quả tổng điều tra dân
số nhà ở năm 2005, có 94,1% số thanh niên không có trình độ chuyên môn kĩthuật, nghiệp vụ tham gia hoạt động kinh tế đến năm 2010, giảm xuống còn 64,4%
Số thanh niên có trình độ kĩ thuật cơ bản từ 1,8% năm 2005 lên 4,3% năm 2010
Số người có trình độ cao đẳng, đại học tăng từ 1,1% năm 2005 lên 4,5% năm 2010
và 6,1% năm 2010 Tuy nhiên, vấn đề sử dụng thanh niên có trình độ học vấn cònnhiều bất cập Phần lớn thanh niên sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng muốn ở lạithành phố chọn các công việc có thu nhập cao để lập nghiệp Nhiều nơi, nhiềungành cần lao động có trình độ chuyên môn cao lại không thu hút được nguồnnhân Mặt khác, theo số liệu tổng điều tra lao động và việc làm năm 2010, chỉ có15% số thanh niên có trình độ chuyên môn kĩ thuật, nghiệp vụ là quá ít trước yêucầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
1.2.2 Vấn đề việc làm của thanh niên.
Theo kết quả điều tra về lao động việc làm hàng năm cho thấy, phần lớnthanh niên có nhu cầu lao động được bố trí hoặc tự kiếm được việc làm Số thấtnghiệp và thiếu việc làm chiếm tỉ lệ không nhiều
Trong những năm vừa qua, căn cứ vào số liệu của Bộ lao động Thương binh
và xã hội, tỉ lệ thanh niên đủ việc làm có xu hướng tăng cả trên toàn quốc, thành thị
và nông thôn Xét theo cơ cấu giới tính, không có sự khác biệt về giới khi xem xéttiêu chí thất nghiệp Tuy nhiên, tỉ lệ thanh niên nữ thất nghiệp cao hơn mặt bằngchung của cả nước; trong đó, số lao động nữ thanh niên ở nông thôn lại thất nghiệp
ít hơn số nữ thanh niên đô thị Rõ ràng, trong thị trường lao động việc làm ở ViệtNam trong những năm qua vấn đề thiếu việc làm thường tập trung chủ yếu ở khuvực nông thôn, còn thất nghiệp chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị
Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do quá trình đôthị hoá nhanh, mở rộng nên đất canh tác nông nghiệp ngày càng có xu hướng thuhẹp lại; công nghiệp hoá nông nghiệp đã khiến cho thời gian nông nhàn nhiều hơn
Vì thế, thanh niên nông thôn bị đẩy vào thị trường lao động khi họ chưa được trang
Trang 17bị đầy đủ những yêu cầu cần thiết đáp ứng với thị thường lao động hiện nay.
Trường hợp “nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng chưa cao” ở tỉnh Sơn La
là một ví dụ Các công ty xuất khẩu lao động ở đây nêu lên thực trạng “thừa –thiếu” lao động tại địa phương, lao động không có việc làm còn nhiều, trong khicác doanh nghiệp tuyển dụng lại nêu lên vấn đề khan hiếm nguồn lao động đểtuyển dụng vào làm việc cho đơn vị mình Thực trạng này không chỉ ở tỉnh Sơn La
mà hầu hết khu vực các tỉnh phía bắc đều gặp phải Nguyên nhân là do trình độ vàtay nghề của lao động địa phương thấp không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng laođộng của các doanh nghiệp công nghệ cao
Những năm qua, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước, tình hình việc làm cho người lao động đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên,
số người thiếu việc làm trong khu vực nông thôn còn cao Có nhiều nguyên nhândẫn đến tình trạng thiếu việc làm của thanh niên khu vực nông thôn, trong đó phải
kể đến diện tích đất canh tác ít; chậm đổi mới vật nuôi, cây trồng; thiếu vốn đểphát triển sản xuất – kinh doanh; trình độ văn hoá, nghề nghiệp còn bất cập so vớiyêu cầu của thị trường lao động
Chương 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN CỦA ĐOÀN XÃ VÂN HỒ - HUYỆN
MỘC CHÂU – TỈNH SƠN LA
Trang 182.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Xã Vân Hồ - Huyện Mộc Châu – Tỉnh Sơn La
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên.
Vân Hồ là một xã vùng II, và là xã vùng cao của huyện Mộc Châu – tỉnhSơn La, với 5 dân tộc anh em cùng chung sống, được chia ra làm 15 bản và tiểukhu, bao gồm 7.954 hộ, trong đó đồng bào dân tộc H’mông chiếm 58 %, dân tộcDao chiếm 12 %, dân tộc Mường chiếm 22 %, dân tộc Kinh chiếm 6%, dân tộcThái chiếm 2 % Có tổng diện tích là 7.641 ha, trong đó diện tích đồi núi chiếm 4/5
% Số người trong độ tuổi lao động là 4.428 người
Xã Vân Hồ có 2 đường quốc lộ 6 mới và cũ chạy dọc trên địa bàn xã thuậnlợi cho việc lưu thông hàng hoá
Về vị trí địa lý: phía bắc giáp xã Phiêng Luông, phía tây giáp xã LóngLuông, phía đông giáp xã Xuân Nha và Thị Trấn Nông Trường Mộc Châu, phíanam giáp xã Chiềng Khoa
Vân Hồ là một xã vùng cao, vì vậy có khí hậu lạnh hơn so với các vùngkhác, có 4 mùa trong năm, mùa đông thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 và cósương mù bao phủ hầu như quanh năm
2.1.2 Đặc điểm kinh tế.
Xã Vân Hồ có nền kinh tế tương đối phát triển và ổn định, cơ cấu sản xuấtngày càng có bước chuyển biến tích cực, thị trường từng bước được mở rộng; cácvùng kinh tế trong địa bàn xã ngày càng được trú trọng và quan tâm đầu tư đã từngbước chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá Tổng sản phẩm trong toàn xã (GDP)đạt 100.208.780.000 đồng; bình quân thu nhập đầu người là 12.915.000 đồng/người/ năm Nhìn chung về tổng thu nhập của toàn xã năm sau cao hơn năm trước
Về sản xuất nông, lâm nghiệp :
Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục khó khăn, đẩy mạnh ápdụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh,
Trang 19động viên nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả kinh tế cao vào sảnxuất Xây dựng các mô hình sản xuất đã đạt được những kết quả quan trọng.
Về sản xuất lương thực: xã Vân Hồ có tổng diện tích đất trồng trọt là
1.374,79 ha, trong đó tổng diện tích cây lương thực có hạt là 1.1208,7 ha, và tổngsản lượng là 7.853,9 tấn Lúa nước là 112 ha đạt năng xuất là 4,5 tấn / ha, lúanương là 64,4 ha và đạt 2 tấn / ha Về sản xuất ngô có tổng diện tích là 1.032,3 hasản lượng đạt 7221,1 tấn / ha Hiện nay xã Vân Hồ đang trú trọng phát triển cây xu
xu, và đây cũng đag là thế mạnh của vùng, có tổng diện tích là 137,1 ha, đạt bìnhquân 50 tấn / ha, tổng sản lượng là 6.855 tấn Dong riềng : 24,4 ha năng xuất đạt 7tấn / ha, sản lượng đạt 448 tấn ngoài ra do điều kiện thuận lợi vì vậy nhân dântrong xã còn phát triển thêm một số loại rau, như đỗ có tổng diện tích là 2 ha và đạt
7 tấn / ha.và một số cây trồng khác Ngoài ra xã Vân Hồ còn phat triển thêm nghề
cá với tổg diện tích ao hồ là 11,7 ha đạt sản lượng 0,3 tấn / ha
Nhìn chung về sản xuất lương thực, thực phẩm về tổng diện tích, tổng sảnlượng và thu nhập năm sau cao hơn năm trước điều đó chứng tỏ rằng xã Vân Hồđang ngày càng phát triển cả về số lượng sản xuất cây lương thực, và từng bước ổnđịnh đời sống cho nhân dân
Về chăn nuôi : Hiện nay xã Vân Hồ đang trú trọng phát triển thêm đàn gia
súc từ trước đang là thế mạnh của vùng như trâu, bò, bò sữa, dê, ngựa… và cácloài gia cầm Và phát triển thêm những giống con mới có hiệu quả kinh tế cao nhưnhím, lợn lòi…
Thường xuyên tổ chức tiêm phòng cho gia súc, gia cầm đạt 80 % trở lên,trong những năm qua không có dịch bệnh lớn xảy ra Tuy nhiên trong các bản, tiểukhu hầu hết vẫn còn xảy ra dịch bệnh làm thiệt hại kinh tế của nhiều hộ gia đình
Về sản xuất cây công nghiệp: Xã Vân Hồ chủ yếu phát triển cây chè, với
tổng diện tích 193 ha, sản lượng búp chè tươi đạt 600 tấn / năm
Cây ăn quả: Tổng diện tích là: 286 ha, chủ yếu là đào và mận chiếm 80 %,sản lượng đạt 600 tấn
Trang 20Về lâm nghiệp: Xã Vân Hồ thường xuyên tuyên truyền vận động nhân dân
chăm sóc và bảo vệ tốt rừng khoanh nuôi, tái sinh, rừng trồng, rừng tự nhiên vàđất lâm nghiệp 3.572,64 ha Trong đó đất có rừng tự nhiên là 2.651,9 ha, đất córừng tre nứa: 6,8 ha, đất có rừng trồng : 99,3 ha, đất không có rừng : 993,64 ha
Công tác thuỷ lợi – phòng chống báo lũ và giảm nhẹ thiên tai:
Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống bão lũ, giảm nhẹ thiên tai, đôn đốccác cơ sở tập trung khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra và luân chủ động cácphương án sẵn sàng khi bão lũ xảy ra
Tài nguyên môi trường: Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý các vi phạm
và quản lý đất đai trên địa bàn Tổ chức tốt các hoạt động hưởng ứng tuần lễ nướcsạch – vệ sinh môi trường, và ngày môi trường thế giới; thường xuyên kiểm tra xử
lý các hộ sản xuất kinh doanh vi phạm về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm
Giao thông – công nghiệp – xây dựng:
Về giao thông vận tải: Chỉ đạo các bản, tiểu khu tập trung sửa chữa, khắcphục các tuyến đường giao thông từ trung tâm xã đến các bản, tiểu khu đảm bảocho việc đi lại và lưu thông hàng hoá của nhân dân Sản xuất công nghiệp, và tiểuthủ công nghiệp được duy trì, giá trị sản xuất ngày càng tăng
Về xây dựng cơ bản: Đảng bộ xã Vân Hồ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy
mạnh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản đưa vào sử dụng
Về tài chính , dịch vụ: Xã Vân Hồ tập trung chỉ đạo các ngành chức năng,
các cơ sở tăng cường công tác kiểm tra việc đăng ký kinh doanh trên địa bàn, là tốtcông tác quản lý thị trường, tổ chức tuyên truyền các luật thuế hiện hành ; triểnkhai các biện pháp, khai thác triệt để các nguồn thu, chống thất thu thuế nhằm tăngthu cho ngân sách
Tổng thu ngân sách xã Vân Hồ là 2.057.444.800 đồng Trong đó thu tại địabàn là 65.133.100 đồng
Tổng chi ngân sách : 1.826.242.800 đồng
Uỷ ban nhân dân xã Vân Hồ đã chỉ đạo cho các ngành, các bản tiểu khu lên
kế hoạch và đề nghị ngân hàng cho nhân dân vay vốn để đầu tư cho phát triển sản
Trang 21xuất, kinh doanh, góp phần vào việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo vàgiải quyết việc làm cho nhân dân.
Dịch vụ: Tiếp tục phát triển; hàng hoá trên địa bàn phong phú, đáp ứng yêu
cầu phục vụ sản xuất, đời sống và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân; các mặt hàngchính sách được đảm bảo
Giá cả thị trường biến động thất thường, nhất là các mặt hàng lương thực,thực phẩm, vật liệu xây dựng, xăng dầu đều tăng so với cùng kỳ hàng năm nên ảnhhưởng nhất định đến đời sống nhân dân
2.1.3 Đặc điểm văn hóa - xã hội.
Về văn hoá, thể thao:
Phong trào văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao ở các cơ sở được đẩy mạnh,
xã Vân Hồ luôn thực hiện tốt cuộc vận động “ Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại ’’ Trong những năm qua xã luân tổ chức các giải thi đấu thể
thao, các hội thi văn nghệ phục vụ các ngày lễ lớn đáp ứng được nhu cầu nguyệnvọng của nhân dân
Vân Hồ đang tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ’’, và đã đạt được những thành đáng kể : số bản, tiểu khu
đạt chuẩn đơn vị văn hoá là 1 bản, khu dân cư tiên tiến gồm 4 bản tiểu khu, giađình đạt chuẩn văn hoá là 750 hộ
Số gia đình được sử dụng điện sinh hoạt là: 85 %; số hộ được sử dụng nướcsạch : 60 %, số hộ được xem truyền hình là : 80 %, số hộ có xe máy 1.576 hộ
Về giáo dục:
Công tác giáo dục luôn được củng cố và phát triển cả về quy mô trường, lớp
và số lượng học sinh, ưu tiên cho phát triển giáo dục mầm non và tiểu học, đảmbảo 100 % số bản tiểu khu có lớp học, góp phần tăng tỷ lệ học sinh đến trườngngày càng đông