Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu Đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh xã vân hồ huyện mộc châu – tỉnh sơn la tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên (Trang 29 - 32)

Những hạn chế và yếu kém về vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên của Đoàn xã Vân Hồ do nhiều nguyên nhân đó là:

* Nguyên nhân khách quan:

Xã Vân Hồ là xã vùng cao có đa số nhân dân là đồng bào dân tộc thiểu số, có trình độ học vấn thấp, đa số là lao động phổ thông, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, bên cạnh đó dân cư phân bố không đồng đều dẫn đến việc thu hút, và vận động thanh niên vào các chương trình phát triển kinh tế của Đoàn xã còn gặp nhiều khó khăn. Nền kinh tế xã Vân Hồ kém phát triển và còn lạc hậu. Một số bản chưa có điện vì vậy việc tiếp nhận đầy đủ thông tin truyền thông qua đài phát thanh, truyền hình còn hạn chế. Một bộ phận thanh niên mù chữ vì vậy việc chuyển giao các khoa học kỹ thuật của tổ chức đoàn không mang lại hiệu quả.

Trong những năm qua xã Vân Hồ còn phải gánh chịu nhiều đợt thiên tai như hạn hán, lũ lụt…làm thiệt hại đến quá trình sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp của nhân dân xã Vân Hồ. Nguồn kinh phí đầu tư vào các hoạt động còn quá ít so với yêu cầu đặt ra.

Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước chưa đồng bộ và còn nhiều hạn chế, Như chính sách cho thanh niên vay vốn để lập thân, lập nghiệp còn hạn chế; các dự án đưa vào không phù hợp, và triển khai các dự án đó không mang lại hiệu quả.

Nhu cầu về việc làm của thanh niên luôn biến động, trong khi đó sự quan tâm chỉ đạo của các cấp bộ Đảng, chính quyền đối với vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên còn nhiều bất cập.

* Nguyên nhân chủ quan:

Do đội ngũ cán bộ Đoàn còn yếu về trình độ chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đoàn. Còn thiếu trách nhiệm nghề nghiệp, tính tiên phong, gương mẫu tâm huyết với công tác thanh niên, năng lực đảm nhận công việc còn thấp. Không đi sâu, đi sát vào đời sống của đoàn viên, thanh niên vì vậy không nắm bắt được nhu cầu của thanh niên, trong khi đó nhận thức của thanh niên ngày càng cao và nhu cầu về việc làm của thanh niên luôn biến động theo xu thế phát triển của xã hội.

Công tác kiểm tra giám sát của các cấp bộ Đoàn còn lỏng lẻo, dẫn đến việc triển khai các chương trình nội dung chỉ mang tính hình thức chưa thực sự đến được với thanh niên, do đó, việc thực hiện các chương trình kế hoạch đó không hiệu quả.

Công tác tham mưu về vấn đề việc làm của thanh niên cho cấp uỷ Đảng và Chính quyền xã còn nhiều bất cập. Chưa đổi mới về tư duy, thiếu sáng tạo và không thống nhất trong việc triển khai các mô hình do vậy hiệu quả chưa cao.

Chưa phát huy được vai trò trách nhiệm của tổ chức Đoàn trong việc tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên.

Trên đây là những mặt tồn tại của Đoàn xã Vân Hồ huyện Mộc Châu – tỉnh Sơn La tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên, vấn đề đặt ra cần phải có những giải pháp phù hợp để khắc phục những hạn chế thiếu sót, qua đó phát huy hết mọi tiềm năng và giải quyết hiệu quả vấn đề nhu cầu việc làm của thanh niên xã Vân Hồ trong thời gian tới.

2.2.5. Những bài học kinh nghiệm.

Từ thực tiễn vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên của tỉnh Đoàn Sơn La qua đó cho thay một số bài học kinh nghiệm để giải quyết hiệu quả vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên của tỉnh Đoàn Sơn La nói chung và Đoàn xã Vân

Hồ nói riêng, và tận dụng tối đa mọi tiềm năng lao động thanh niên của tỉnh Sơn La.

Tỉnh Đoàn Sơn La đã có những nỗ lực to lớn, và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong công tác giải quyết việc làm cho thanh niên, có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng quê hương Sơn La ngày càng giàu đẹp, góp phần hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, những hạn chế, yếu kém còn tác động mạnh mẽ đến hiệu quả và chất lượng của công tác giải quyết việc làm cho thanh niên trên toàn tỉnh, những bài học rút ra đó là:

Một là: Nêu cao hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước về vấn đề việc làm của thanh niên . Đưa ra những chủ trương chính sách phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, từng cơ sở. Nhất là những chính sách ưu tiên về thanh niên vùng sâu, vùng xa, thanh niên dân tộc thiểu số… mở ra những cơ hội xin việc cho thanh niên đã qua đào tạo mà chưa có việc làm, hoặc việc làm không ổn định.

Hai là: Các cấp bộ Đoàn cần nêu cao hơn nữa vai trò của mình, là thủ lĩnh của

thanh niên, chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng cho thanh niên. Tổ chức giám sát chặt chẽ các khâu trong công tác triển khai thực hiện các nội dung hành động của Đoàn. Xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội có đầy đủ năng lực phẩm chất, giàu nhiệt huyết , trách nhiệm, có trình độ chuyên môn, hiểu biết về thanh niên.

Ba là:Tận dụng tối đa mọi tiềm năng sẵn có của từng địa phương, cơ sở; tận dụng mọi nguồn lực lao động, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.

Bốn là: Nêu cao tinh thần tự giác, phát huy tính sáng tạo, tính xung kích của

thanh niên. Kịp thời nắm bắt được tâm tư nguyện vọng, nhu cầu về việc làm của thanh niên trong từng thời kỳ.

Năm là:Tranh thủ tối đa mọi nguồn vốn, và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó.

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẤN ĐỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO

THANH NIÊN XÃ VÂN HỒ - HUYỆN MỘC CHÂU - TỈNH SƠN LA TRONG THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu Đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh xã vân hồ huyện mộc châu – tỉnh sơn la tham gia giải quyết việc làm cho thanh niên (Trang 29 - 32)