2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Mộc Châu là huyện miền núi nằm trên cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc với độ cao trung bình hơn 1.000 m so với mặt nước biển, về hướng Đông nam của tỉnh Sơn La, có diện tích tự nhiên 2.061 km2. Mộc Châu tiếp giáp với các khu vực
- Phía Đông và Đông nam giáp tỉnh Hoà Bình.
- Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Châu.
- Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước CHDCND Lào với đường biên giới chung dài 36 km.
- Phía bắc giáp với huyện Phù Yên.
Về vị trí và mối liên hệ trong Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Mộc Châu là khu vực có những lợi thế không nhỏ thể hiện ở những điểm sau:
Thứ nhất, Mộc Châu là cửa ngõ đặc biệt quan trọng kết nối Sơn La và các tỉnh vùng Tây Bắc với Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng thông qua quốc lộ 6, đồng thời, Mộc Châu còn có cửa khẩu Quốc gia Lóng Sập thông với tỉnh Hủa Phăn và cố đô Luông Phra Bang (Luang Prabang) của nước CHDCND Lào và xa hơn là sang các nước ASEAN như Thái Lan, Myanmar…. Đối với thủ đô Hà Nội, Lóng Sập là cửa khẩu Quốc gia sang Lào có khoảng cách ngắn nhất.
Thứ hai, Mộc Châu là một trong những điểm nút giao thông quan trọng trên quốc lộ 6. Từ Mộc Châu có thể kết nối thuận lợi với Sơn La, Hòa Bình, Lào, Điện Biên, Lai Châu.
Thứ ba, Mộc Châu nằm gần sân bay Nà Sản - Thành phố Sơn La với khoảng cách không quá xa (hơn 100 km) tương đối thuận tiện cho vận chuyển khách du lịch. Trong tương lai, khi sân bay Nà Sản được đầu tư nâng cấp mở rộng sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi để Mộc Châu kết nối với các thị trường du lịch trong nước, khu vực và quốc tế.
Như vậy có thể thấy, vị trí địa lý đã tạo cho Mộc Châu một vị thế rất đắc địa để tổ chức một trung tâm của khu vực Tây Bắc trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch.
2.1.1.2. Địa hình
Là huyện mang đặc trưng của một huyện miền núi Tây Bắc, địa hình bị chia cắt mạnh có nhiều núi cao hiểm trở và nhiều thung lũng rộng, độ cao trung bình từ 950 - 1050 m so với mặt nước biển, có cao nguyên rộng lớn và tương đối bằng phẳng.
Cao nguyên Mộc Châu kéo dài 80 km từ Yên Châu đến Suối Rút, bề ngang nơi rộng nhất đạt tới 25 km, có độ cao trung bình so với mặt biển là 1.050 m, các khu vực xung quanh Mộc Châu như Hòa Bình, Sơn La đều có độ cao trung bình thấp hơn so với Mộc Châu.
2.1.1.3. Khí hậu
Mộc Châu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều. Mộc Châu có độ cao lớn lại nằm giữa sông Đà và sông Mã do đó khí hậu ở Mộc Châu quanh năm mát mẻ, nhiệt độ không khí trung bình/năm khoảng 18,5 0C, lượng mưa trung bình/năm khoảng 1.560 mm. Độ ẩm không khí trung bình 85%. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Mộc Châu thấp hơn so với các khu vực lân cận như Thành phố Sơn La (21,10 0C), Hòa Bình (23,00 0C), Điện Biên (23,00 0C). Nền nhiệt độ thấp như vậy được coi là lý tưởng ở đất nước nhiệt đới như Việt Nam, chỉ có ở các khu vực nổi tiếng về du lịch nghỉ dưỡng ở Sa Pa, Tam Đảo, Bà Nà, Đà Lạt, Bạch Mã… mới có những điều kiện khí hậu tương tự.
2.1.1.4. Thủy văn
Sông Đà là sông lớn nhất và nằm giáp với huyện Mộc Châu ở phía Đông Bắc và có vai trò quan trọng đối với Mộc Châu. Sông Đà vừa là nguồn nước mặt, vừa là tuyến giao thông thủy của Mộc Châu, đồng thời sông Đà cũng có vai trò quan trọng đối với việc điều hòa tạo ra khí hậu quanh năm mát mẻ cho Mộc Châu.
Do địa hình núi đá vôi nên nước mặt ở Mộc Châu rất hạn chế, trên địa bàn huyện có 7 dòng suối chính bao gồm: suối Quanh, suối Sập, suối Tưn... Sông suối ở Mộc Châu có độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên có nhiều thuận lợi phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ.
Nhìn chung, tài nguyên nước phân bố không đồng đều, do điều kiện miền núi địa hình chia cắt mạnh nên việc khai thác nguồn nước phục vụ cho đời sống và phát triển sản xuất mang lại hiệu quả chưa cao. Nước ngầm ở Mộc Châu tương đối ít gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội và du lịch. Tuy nhiên, với hồ thủy điện Hòa Bình, tình trạng này đã được cải thiện nhiều.
2.1.1.5. Thổ nhưỡng
Diện tích đất tự nhiên của huyện Mộc Châu là 202.513 ha, trong đó: đất nông nghiệp: 34.830,51 ha, chiếm 17,2% tổng diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp: 81.359,21 ha, chiếm 40,17%; đất chuyên dùng: 4.547,28 ha chiếm 2,25%; đất ở: 1.179,76 ha chiếm 0,58%; đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá: 80.596,24 ha, chiếm 39,8 % diện tích tự nhiên.
Mộc Châu có quỹ đất rộng, diện tích đất chưa sử dụng còn lớn. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác phát triển nông lâm nghiệp và du lịch. Tuy nhiên, đối với Mộc Châu phát triển du lịch sẽ thuận lợi hơn so với phát triển nông nghiệp do các quỹ đất chưa sử dụng hầu hết là đất có địa hình dốc, thuộc vùng xa, hạ tầng giao thông kém phát triển… điều này sẽ ảnh hưởng không
nhỏ đến hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp song đối với du lịch vấn đề này không ảnh hưởng quá nhiều.
2.1.1.6. Thảm thực vật
Tài nguyên rừng Mộc Châu khá phong phú với khoảng 456 loài thực vật và 49 loài động vật hoang dã trong đó có nhiều loài quý hiếm. Đất đai Mộc Châu phù hợp với nhiều loại cây, có điều kiện xây dựng hệ thống rừng phòng hộ và tạo các vùng rừng kinh tế hàng hoá có giá trị kinh tế cao.
Tài nguyên rừng của Mộc Châu có giá trị quan trọng đối với phát triển du lịch là khu rừng đặc dụng Xuân Nha với diện tích trên 12.313,6 ha có nhiều loại gỗ và động vật quý hiếm có khả năng tạo thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Tuy nhiên, do nằm ở khu vực giáp biên giới, thủ tục hành chính chặt chẽ và phức tạp nên khả năng tổ chức các hoạt động du lịch ở khu vực này ít thuận lợi.
2.1.1.7. Khoáng sản
Mộc Châu có một số loại khoáng sản nhưng trữ lượng nhỏ như than (Suối Bàng), bột Talc (Tà Phù), đất sét… Như vậy, có thể thấy Mộc Châu không có nhiều lợi thế về khoáng sản để phát triển công nghiệp.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
a. Tổng quan tình hình kinh tế
Trong toàn tỉnh Sơn La, Mộc Châu là một trong số những huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất. Kinh tế phát triển với tốc độ cao, mức tăng trưởng bình quân trên 15% năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, ước tính năm 2013 tổng thu ngân sách đạt trên 60.6 tỷ đồng; sản xuất nông-lâm nghiệp đạt được những kết quả tích cực; kinh tế du lịch được huyện lựa chọn là khâu đột phá, sản xuất công nghiệp phát triển.
Bảng 2.1 Hiện trạng kinh tế huyện Mộc Châu năm 2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
Stt Hạng mục 2009
1 Tổng GDP 1.146,9 1.313,2 1.520,7 1.767,1 2076,3 2 Phân theo ngành
2.1 Nông lâm nghiệp 454,6 466,2 432,8 322,5 343,8 2.2 Công nghiệp - Xây
dựng 330,6 471,0 548,1 781,6 948,2 2.3 Thương mại - Dịch vụ 361,7 428,8 539,8 627,3 784,2 3 GDP bình quân đầu người (tr.đồng/người/năm) 7,47 9.75 11,29 13.22
“Nguồn: Báo cáo tình hình KTXH huyện Mộc Châu năm 2013” Hình 2.1 Cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu năm 2013
Nhìn chung, kinh tế Mộc Châu chủ yếu vẫn dựa vào nông lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ phát triển chưa mạnh. Tuy nhiên trong những năm qua nền kinh tế đang cho thấy những dấu hiệu tích cực, tốc độ tăng trưởng được duy trì ở tốc độ khá cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tỷ trọng của nông lâm nghiệp giảm đi trong khi công nghiệp và thương mại - dịch vụ dần tăng lên.
b. Hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật
Giao thông
Giao thông đường bộ
Các tuyến giao thông đường bộ chính quan trọng của huyện bao gồm - Tuyến từ Hua Păng đi Mường Men tới Chiềng Yên.
- Tuyến từ Vân Hồ - Xuân Nha - Mường Lát
- Tuyến từ thị trấn Bó Nhàng đi qua nông trường Cờ Đỏ ra quốc lộ 6 cũ tới thị trấn Nông Trường
- Tuyến đường tỉnh 101 (Mộc Châu đi Tô Múa) đạt cấp 5 miền núi - Tuyến đường tỉnh 104 Mộc Châu đi Tân Lập là đường cấp 5 miền núi - Tuyến Mường Sang - Chiềng Khừa đạt cấp 6 miền núi
- Tuyến Chiềng Sơn đi Tân Xuân, Xuân Nha
- Nhìn chung, hệ thống giao thông đường bộ ở Mộc Châu khá phát triển, mạng lưới đường ô tô đã đến được 100% số xã. Tuy nhiên, chất lượng giao thông chưa tốt. Đặc biệt hệ thống giao thông nông thôn tại các xã đã bị xuống cấp, gây khó khăn không nhỏ đối với các hoạt động kinh tế trong đó có du lịch.
Giao thông đường thủy
Hiện nay, hệ thống giao thông đường thủy của Mộc Châu ít phát triển, hạ tầng bến bãi chưa được đầu tư nâng cấp, quy mô nhỏ. Trên địa bàn Mộc Châu chỉ có một số cảng nhỏ như cảng Vạn Yên và một số bến đò ngang như
Đồng Giàng, Quy Hướng, Hang Miếng… Các bến tầu phục vụ du lịch chưa được đầu tư xây dựng. Với chiều dài trên lãnh thổ Mộc Châu khoảng 79 km, Sông Đà có khả năng khai thác phát triển các tuyến du lịch trên sông nước. Tuy nhiên do đặc điểm thủy văn, sông Đà chỉ khai thác thuận lợi trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau cũng là những trở ngại trong quá trình phát triển giao thông đường thủy đặc biệt là du lịch.
Cấp điện
Mộc Châu hiện có mạng lưới điện Quốc gia tới 27 trung tâm xã với hơn 85% số hộ sử dụng. Như vậy có thể thấy, mạng lưới cấp điện của Mộc Châu đã khá phát triển, bước đầu đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khi 100% các xã có điện lưới. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch của huyện.
Cấp nước
Hiện Mộc Châu có 5 trạm bơm ngầm và 112 trạm bơm nước tự chảy. Nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt ít và phân bố không đều, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch đạt tỷ lệ 80. Hệ thống cấp nước bước đầu phát triển, đáp ứng phần lớn nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch ở giai đoạn tới, nhu cầu nước sạch tăng lên và sẽ gây áp lực không nhỏ đến tài nguyên.
Thoát nước thải và vệ sinh môi trường
Thoát nước mặt và nước thải sinh hoạt đều thải ra suối và các hố karst. Hệ thống cống thoát nước thải mới có ở trung tâm thị trấn. Hiện nay chưa có nhà máy xử lý rác và nước thải.
Bưu chính viễn thông
Hệ thống thông tin liên lạc của huyện phát triển khá tốt, hiện nay đã có hệ thống điện thoại và viễn thông đến tất cả các xã và 100% xã được trang bị đầy đủ máy tính.
c. Hiện trạng đầu tư phát triển
Tổng vốn đầu tư trong 5 năm qua có tốc độ tăng cao, nguồn vốn đầu tư đã được tập trung xây dựng có thứ tự ưu tiên ở từng địa điểm, từng vùng nhằm đáp ứng nhu câù phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng, từng cơ sở. Các lĩnh vực, các địa bàn được quan tâm đầu tư là chương trình trọng điểm về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất hàng hoá, giáo dục chăm sóc sức khoẻ nhân dân... Nhìn chung, cũng giống như các địa phương miền núi, hoạt động đầu tư ở Mộc Châu chủ yếu là từ nguồn vốn nhà nước cũng tập trung vào các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các chương trình xóa đói giảm nghèo, trồng rừng… Các dự án khác chủ yếu trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Các dự án đầu tư công nghiệp, đô thị ít thu hút được các nguồn vốn và nhà đầu tư thực hiện.
d. Hiện trạng hoạt động thương mại dịch vụ
Hoạt động thương mại có nhiều tiến bộ, hàng hoá phong phú đa dạng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân, các mặt hàng chính sách thiết yếu được đảm bảo, giá cả ổn định, thị trường không ngừng được mở rộng nhất là thị trường nông thôn; đã đầu tư xây dựng hệ thống chợ trung tâm 2 thị trấn và mạng lưới buôn bán trao đổi hàng hoá tại các trung tâm xã, các cụm dân cư nông thôn.
Số hộ kinh doanh thương nghiệp, dịch vụ ăn uống tăng nhanh, các mặt hàng phục vụ đa dạng hơn, các quầy hàng tư nhân ở các khu trung tâm các tụ điểm dân cư được hình thành và mở rộng, để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trao đổi hàng hoá của nhân dân.
Hàng hóa chính là thế mạnh của Mộc Châu chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp như ngô, chè, sữa. Trong đó ngô là một trong những sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đời sống của đồng bào thiểu số. Tuy nhiên, các sản phẩm này đều chưa được chế biến thành các sản phẩm mang giá trị hàng hóa cao hơn.
2.1.2.2. Dân cư
Dân số huyện Mộc Châu năm 2013 là 157.024 người với mật độ trung bình 76,20 người/km2, với nhiều dân tộc khác nhau trong đó dân tộc Kinh chiếm 29,4%, Thái 33,2%, Mường 15,8%, Mông 14,6%, Dao 6,2%, Sinh Mun 0,4%, Khơ Mú 0,3%…
Bảng 1.2: Hiện trạng dân cư huyện Mộc Châu
Stt Hạng mục Đv tính 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng dân số người 153.464 155.235 155.983 156.556 157.024 2 Diện tích tự nhiên km2 2.061 2.061 2.061 2.061 2.061 3 Mật độ trung bình ng/km2 74,5 75,3 75,7 76,0 76,2
“Nguồn: Báo cáo tình hình KTXH huyện Mộc Châu năm 2013”
Dân cư phân bố tại 2 thị trấn (thị trấn Mộc Châu và thị trấn Nông trường) và 27 xã. Trong đó dân cư chủ yếu tập trung ở hai thị trấn, các xã còn lại dân số ít, chủ yếu là người dân tộc thiểu số.
2.1.2.3. Lao động
Tổng số lao động trong các ngành kinh tế của Mộc Châu tính đến năm 2013 là 97.978 người chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số dân (62,2%).
Bảng 2.3: Hiện trạng lao động Mộc Châu Stt Hạng mục 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng số Lao động trong các ngành 77.653 79.756 86.509 90.435 97.678 Tỷ lệ trong tổng số dân (%) 50,6 51,4 55,5 57,8 62,2 2 Lao động trong
KV Nông lâm nghiệp 69.056 69.260 70.460 70.910 71810 Tỷ lệ trong tổng số (%) 88,93 86,84 81,45 78,41 73,5 3
Lao động trong
KV Công nghiệp - Xây dựng 2.690 3.190 5393 6.243 9.820 Tỷ lệ trong tổng số (%) 3,46 4,0 6,23 6,90 10,07 4 Lao động trong KV Thương mại - dịch vụ 3.980 4.470 6.170 7.702 9.505 Tỷ lệ trong tổng số (%) 5,13 5,60 7,13 8,52 9,73 5 Lao động trong lĩnh vực Nhà hàng - Khách sạn 1.927 2.836 4.486 5.580 6.543 Tỷ lệ trong tổng số (%) 2.48 3.56 5,19 6,17 6,70
“Nguồn: Báo cáo tình hình KTXH huyện Mộc Châu năm 2013”
Trong các ngành kinh tế, nông nghiệp là ngành kinh tế chính thu hút hơn 70% tổng số lao động của huyện, Thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng 9,73% đứng thứ 2.
Có thể nhận thấy, đội ngũ lao động của Mộc Châu tương đối dồi dào với tỷ lệ lao động trong tổng dân số lớn. Tuy nhiên về cơ cấu lao động của Mộc Châu thể hiện sự thiếu cân bằng, khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong khi tỷ trọng lao động công nghiệp và thương mại dịch vụ quá thấp. Đặc biệt lao động trong khu vực nhà hàng khách sạn đến năm 2013 mới đạt