Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã phát triển nhanh chóng ở nhiều quốcgia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với nh
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
Lời mở đầu 6
1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài 6
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 7
3 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 7
CHƯƠNG I: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 8
1.1 Khái niệm du lịch sinh thái 8
1.2 Những đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái 12
1.2.1 Tính đa ngành 12
1.2.2 Tính đa thành phần 12
1.2.3 Tính đa mục tiêu 12
1.2.4 Tính liên vùng 12
1.2.5 Tính mùa vụ 13
1.2.6 Tính chi phí 13
1.2.7 Tính xã hội hóa 13
1.2.8 Tính giáo dục cao về môi trường 13
1.2.9 Góp phần bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học 13
1.2.10 Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương 13
1.3 Những nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái 14
1.3.1 Có hoạt động diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn 14
1.3.2 Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái 14
1.3.3 Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 15
Trang 21.3.4 Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương 15
1.4 Vai trò của phát triển du lịch sinh thái 16
1.4.1 Du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường 16
1.4.2 Du lịch sinh thái với giải quyết việc làm và các vấn đề văn hóa xã hội 17
1.4.3 Du lịch sinh thái góp phần tăng GDP 18
1.5 Các điều kiện phát triển DLST 18
1.5.1 Điều kiện thứ nhất 18
1.5.2 Điều kiện thứ hai 19
1.5.3 Điều kiện thứ ba 20
1.5.4 Điều kiện thứ tư 22
1.6 Các loại hình phát triển du lịch sinh thái 22
1.7 Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với vườn quốc gia 24
1.7.1 Khái niệm về Vườn quốc gia 24
1.7.2 Lợi ích du lịch mang lại cho Vườn quốc gia 26
1.7.3 Tác động tiêu cực có thể nảy sinh từ du lịch ở các VQG 26
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN 28
DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY 28
2.1 Khái quát về vườn quốc gia Xuân Thủy 28
2.1.1 Vị trí địa lý 29
2.1.2 Địa hình 30
2.1.3 Đặc điểm khí hậu và thủy văn 31
2.2 Các điều kiện phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Xuân Thủy 32
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 32
2.2.1.1 Thảm thực vật và sinh cảnh sống 32
2.2.1.2 Các dạng sống 34
2.2.1.3 Đa dạng thảm thực vật vùng rừng ngập mặn 35
2.2.1.4 Động thực vật nổi 35
2.2.1.5 Động vật đáy 36
Trang 32.2.1.6 Côn trùng 36
2.2.1.7 Cá, lưỡng cư và bò sát 36
2.2.1.8 Chim 37
2.2.1.9 Thú 38
2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 38
2.3 Các tuyến du lịch 43
2.3.1 Tuyến du thuyền cửa sông 43
2.3.2.Tuyến xem chim 43
2.3.3 Tuyến điền dã 43
2.3.4 Tuyến du khảo đồng quê 44
2.4 Điều kiện dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 44
2.4.1 Cơ sở lưu trú 44
2.4.2 Dịch vụ ăn uống 45
2.4.3 Hệ thống giao thông 45
2.5 Hiện trạng du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Xuân Thủy 46
2.5.1 Hiện trạng khách du lịch 46
2.5.1.1 Khách du lịch quốc tế 46
2.5.2 Những ưu điểm 47
2.5.3 Hạn chế 49
2.5.4 Quảng bá du lịch 50
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY 52
3.1 Xây dựng và phát triển mô hình Du Lịch Sinh Thái 52
3.1.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng cho mô hình Du Lịch Sinh Thái 52
3.1.2 Đào tạo về tổ chức 54
3.1.3 Đào tạo về nguồn nhân lực 54
3.1.4 Đầu tư về phát triển cơ sở hạ tầng 55
3.1.5 Quản lý khu du lịch bền vững 55
3.1.6 Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương 56
Trang 43.2 Các giải pháp bổ sung 56
3.2.1 Chính sách về đất đai 56
3.2.2 Chính sách bảo vệ an ninh quốc phòng 57
3.2.3 Giải pháp huy động vốn đâu tư quy hoạch: 57
KẾT LUẬN 58
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
1 Bảng 2.1: Số lượng các loài thực vật trong rừng ngập mặn
ven biển huyện Giao Thủy
2 Bảng 2.3: Thống kê số lượng khách quốc tế tới thăm vườn
quốc gia Xuân Thủy qua các năm (2007 – 2009)
3 Bảng 2.4:Thống kê số lượng khách du lịch nội địa tới thăm
vườn quốc gia Xuân Thủy trong các năm (2007 – 2009)
Trang 6Lời mở đầu
1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài.
Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã phát triển nhanh chóng ở nhiều quốcgia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp
xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi.Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và văn hóacộng đồng, sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh
tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũngnhư cộng đồng người dân các địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu vùng
xa – nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và có cảnh quan hấp dẫn Ngoài ra du lịch sinhthái còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua cáchoạt động giáo dục môi trường, văn hóa, lịch sử và nghỉ ngơi giải trí.Chính vì vậy ởnhiều nước trên thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, du lịchsinh thái còn được xem như một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường thôngqua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu củakhách, của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch
Ở nước ta, cùng với sự phát triển của du lịch nói chung, trong những năm gầnđây du lịch sinh thái Việt Nam cũng phát triển nhanh chóng.Với ưu thế nhiều di sảnthiên nhiên, di sản văn hóa đặc sắc như vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, động Phong Nha,vườn quốc gia Cúc Phương, vườn quốc gia Tràm Chim, các khu dự trữ sinh quyểnthế giới… sẽ là nền tảng mạnh mẽ cho sự phát triển của các loại hình du lịch sinhthái tạo sự hấp dẫn thu hút du khách trong và ngoài nước
Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ là Vườn Quốc Gia(VQG) mới đượcthành lập trongkhu vực đồng bằng sông Hồng (2/1/2003), là khu vực có hệ sinh thái đất ngập nướccửa sông ven biển điển hình ở Việt Nam Tuynhiên hoạt động du lịch ở đây lạichưa được đầu tư đúng mức và còn nhiều hạn chế.Vì vậy việc nghiên cứu tiềmnăng du lịch sinh thái (DLST)có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm định hướng chophát triển du lịchsinh thái - một giải pháp phát triển hợp lý về cả mặt xã hội và mặt
Trang 7môitrường.Việc thực hiện đề tài “Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Xuân Thủy” với mục tiêu nghiên cứu và đánh giá hiện trạng hoạt động du lịch tại
Xuân Thủy Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến và phương hướng phát triển dulịch khu vực này, nhằm mục đích bảo vệ môi trường tự nhiên của địa phương, tănghiệu quả kinh tế, thỏa mãn nhu cầu của du khách góp phần giải quyết việc làm, tăngthêm thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân địa phương
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
Mục tiêu của đề tài : Đánh giá hiện trạng và tiềm năng du lịch sinh thái, từ đó đề
ra hướng phát triển du lịch sinh thái cho khu vực Vườn Quốc Gia Xuân Thuỷ
3 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch sinh thái và mối quan hệ giữa DLST với cácvườn quốc gia
Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Xuân Thủy
Các giải pháp cơ bản nhằm khai thác hợp lý, phát triển DLST tại vườn quốc giaXuân Thủy
4 Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phát triển DLST tại vườn quốc gia Xuân Thủy, tìm hiểu khảnăng khai thác và hiện trạng hoạt động du lịch tại đây
Phạm vi nghiên cứu: Vườn quốc gia Xuân Thủy: vùng lõi, vùng đệm và các vùnglân cận vườn quốc gia
5 Lịch sử nghiên cứu đề tài
Trang 8CHƯƠNG I: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI
1.1 Khái niệm du lịch sinh thái.
“Du lịch sinh thái” (ecotourism) là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam và
đã thu hút được sự quan tâm của nhiều lĩnh vực Đây là một khái niệm rộng đượchiểu theo nhiều góc độ khác nhau Đối với một số người, “du lịch sinh thái” đượchiểu một cách đơn giản là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép “du lịch” và “sinhthái” Tuy nhiên cần có góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn để hiểu du lịch sinh tháimột cách đầy đủ Trong thực tế, khái niệm “du lịch sinh thái” đã xuất hiện từ nhữngnăm 1800, với khái niệm này mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiênnhư: tắm biển, nghỉ núi,… đều được hiểu là du lịch sinh thái
Có thể nói cho đến nay khái niệm về du lịch sinh thái vẫn được hiểu dưới nhiềugóc độ khác nhau với nhiều tên gọi khác nhau Hiện nay, đa số ý kiến tại các diễn
đàn quốc tế chính thức về du lịch sinh thái đều cho rằng: “du lịch sinh thái là loại
hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ các hoạt động bảo tồn và được quản lý bền vững về mặt sinh thái Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa”.
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có những đặc tính cơ bản sau:
Tổ chức thực hiện và phát triển dựa vào những giá trị thiên nhiên vàvăn hóa bản địa
Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái
Có giáo dục và diễn giải về môi trường
Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về du lịch sinh thái lần đầu tiên được HectorCeballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái đưa ra vào
năm 1987 như sau: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô
Trang 9nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này”
trích trong bài giảng Du lịch sinh thái của Nguyễn Thị Sơn
Theo Allen.K (1993): “Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du
lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao về môi trường sinh thái, thông qua hướng dẫn viên có nghiệp vụ Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường Phát triển du lịch sinh thái là giảm thiểu tác động của du khách đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng quyền lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên”.
Định nghĩa của Wood (1991): “Du lịch sinh thái là du lịch đến với những khu
vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên
và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của hệ sinh thái Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương”.
Một số định nghĩa khác về du lịch sinh thái:
Định nghĩa của Nêpal: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham
gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch
để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào”.
Định nghĩa của Malaysia: “Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch thăm viếng
một cách có trách nhiệm với môi trường tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hóa kèm theo, trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của du khách không lớn, và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực có lợi về xã hội và kinh tế”.
Trang 10Định nghĩa của Australia: “Du lịch sinh thái là du lịch dựa và thiên nhiên có
liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên và được quản lý bền vững về mặt sinh thái”.
Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm“DLST là Du lịch dựa vào thiên
nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được quản lý bền vững về mặt sinh thái”.
Định nghĩa của hiệp hội sinh thái quốc tế: “Du lịch sinh thái là việc đi lại có
trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương Trong đó yếu tố quản lý bền vững bao hàm cả nội dung hỗ trợ phát triển cộng đồng”.
Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998:“DLST là du lịch có mục đích với
các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương”.
Một định nghĩa khác của Honey (1999):“DLST là du lịch hướng tới những khu
vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiêp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyên kích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”.
Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc
gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh thái
là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái và môi trường
có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.
Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái“DLST là
một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục
Trang 11vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.
Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh
thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu là “Du lịch sinh thái: Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”.
Như vậy du lịch sinh thái là hoạt động du lịch không chỉ đơn thuần là hoạt động
du lịch ít tác động đến môi trường tự nhiên mà là du lịch có trách nhiệm đối vớimôi trường tự nhiên, có tính giáo dục và diễn giải cao về tự nhiên, có đóng góp chohoạt động bảo tồn và đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương
Du lịch sinh thái còn có những tên gọi khác nhau:
Du lịch thiên nhiên (Nature Tourism)
Du lịch dựa vào thiên nhiên (Nature based Tourism)
Du lịch môi trường (Environment Tourism)
Du lịch đặc thù (Particular Tourism)
Du lịch xanh (Green Tourism)
Du lịch thám hiểm (Adventure Tourism)
Du lịch bản xứ (Indigennous Tourism)
Du lịch có trách nhiệm (Responsible Tourism)
Du lịch nhạy cảm (Sensitized Tourism)
Du lịch nhà tranh (Cottage Tourism)
Trang 12Du lịch bền vững (Sustainable Tourism)
1.2 Những đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái.
Mọi hoạt động của du lịch sinh thái đều được thực hiện dựa trên những giá trịcủa tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sử kèm theo các điều kiện về cơ sở hạtầng, dịch vụ Kết quả của quá trình khai thác đó là sự hình thành những sản phẩm
du lịch từ các tiềm năng về tài nguyên, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội
Du lịch sinh thái cũng là một loại hình du lịch vì vậy nó cũng mang tất cả nhữngđặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung bao gồm:
1.2.1 Tính đa ngành
Tính đa ngành được thể hiện ở đối tượng khai thác, phục vụ cho du lịch (sự hấpdẫn về cảnh quan thiên nhiên, các giá trị về lịch sử, văn hóa, cơ sở hạ tầng và cácdịch vụ kèm theo…) Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại nguồn thu chonhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách
du lịch (điện nước, nông sản, hàng hóa,…)
1.2.2 Tính đa thành phần
Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch, những người phục vụ
du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức
tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch
1.2.3 Tính đa mục tiêu
Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan lịch sử vănhóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch và người tham gia hoạt độngdịch vụ du lịch, mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế, và nâng cao ý thức tốt đẹp củamọi thành viên trong xã hội
1.2.4 Tính liên vùng
Biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thể các điểm du lịch trongmột khu vực, trong một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau
Trang 131.2.5 Tính mùa vụ
Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập chung với cường độ cao trongnăm Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch nghỉ biển, thể thao theomùa… (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơigiải trí (theo tính chất công việc của những người hưởng thụ sản phẩm du lịch)
1.2.8 Tính giáo dục cao về môi trường
Du lịch sinh thái hướng con người tiếp cận gần hơn nữa với các vùng tự nhiên vàcác khu bảo tồn, nơi có các giá trị cao về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặtmôi trường Hoạt động du lịch gây nên những áp lực lớn đối với môi trường, và dulịch sinh thái được coi là chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch
và bảo vệ môi trường
1.2.9 Góp phần bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa dạng sinh học
Hoạt động du lịch sinh thái có tác dụng giáo dục con người bảo vệ tài nguyênthiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành nên những ý thức bảo vệ các nguồntài nguyên đó cũng như thúc đẩy các hoạt động bảo tồn đảm bảo yêu cầu phát triểnbền vững
1.2.10 Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương
Sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục dukhách bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cũng góp
Trang 14phần nâng cao hơn nữa giá trị nhận thức cho cộng đồng, tăng nguồn thu nhập chongười dân sở tại Điều này cũng tác động ngược trở lại một cách tích cực với hoạtđộng bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái.
1.3 Những nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
1.3.1 Có hoạt động diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về môi trường, qua đó tạo
ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái tạo ra
sự khác biệt rõ ràng giữa du lịch sinh thái với các hình thức du lịch tự nhiên khác,Cùng một nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, các sản phẩm của chúng đều có giátrị, giá trị sử dụng, được trao đổi mua bán qua các hình thức dịch vụ du lịch Song
du lịch sinh thái lại có tính giáo dục và trách nhiệm cao hơn nhiều so với loại hình
du lịch tự nhiên Du lịch sinh thái phức tạp hơn trên nhiều phương diện: Hướng dẫn
an toàn, chi phí bảo hiểm… và đòi hỏi cao hơn về ý thức trách nhiệm của người tổchức cũng như du khách
Khách du lịch sinh thái sau một chuyến tham quan sẽ có tầm nhìn và hiểu biếthơn về những đặc tính sinh thái khu vực và văn hóa cộng đồng địa phương.Vớinhững hiểu biết đó, thái độ cư sử của du khách sẽ thay đổi được thể hiện bằngnhiều nỗ lực tích cực trong việc bảo tồn và phát triển tự nhiên sinh thái và văn hóakhu vực
1.3.2 Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng có ảnh hưởng trực tiếp tới môitrường và hệ sinh thái khu vực Các tác động tiêu cực của du lịch sinh thái sẽ làmthay đổi và biến tính hệ sinh thái và môi trường.Một số hệ sinh thái và môi trườngsống đặc biệt dễ bị tổn thương vì áp lực phát triển du lịch sinh thái, một phần môitrường sống có chất lượng kém hơn, điều này dẫn đến giảm đi về đa dạng sinh học
Trang 15 Với các loại hình du lịch khác, vẫn đề bảo vệ môi trường, duy trì hệ sinhthái chưa phải là ưu tiên hàng đầu thì ngược lại thì du lịch sinh thái coi đây làmột nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ bởi:
Mục tiêu của hoạt động du lịch sinh thái là bảo vệ môi trường và duy trìcác hệ sinh thái
Du lịch sinh thái tồn tại được thì nó luôn phải gắn liền với việc bảo về môitrường và duy trì các hệ sinh thái điển hình Sự hủy hoại hệ sinh thái và sựthoái hóa xuống cấp của môi trường sẽ là những nhân tố dẫn đến sự diệt vongcủa du lịch sinh thái
1.3.3 Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Văn hóa là sự tích lũy kiến thức về cư xử giữa con người với con người, giữacon người với tự nhiên Nếu coi văn hóa là kết quả thể hiện quá trình thích ứng củacon người với môi trường tự nhiên, thì tính đa dạng sinh học và tính đa dạng vănhóa có những quan hệ mật thiết theo những quy luật nhất định Vì vậy nguyên tắcbảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những nguyên tắc quantrọng mà hoạt động du lịch sinh thái phải tuân thủ theo Các giá trị nhân văn và bộphận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường tự nhiên đối với các hệ sinhthái ở một nơi cụ thể Sự xuống cấp hoặc biến đổi liên tục, sinh hoạt văn hóa truyềnthống của một cộng đồng địa phương dưới tác động của một số hoạt động nào đó sẽtrực tiếp làm mất đi sự cân bằng sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực vì vậy làmmất đi giá trị của hệ sinh thái đó
1.3.4 Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Dân địa phương là những người trực tiếp sống trên địa bàn du lịch sinh thái và
họ cũng là người thấy được trực tiếp sự biến đổi (phát triển hay xuống cấp) của hệsinh thái, môi trường, văn hóa… của khu vực.Các hệ sinh thái, môi trường văn hóa
đó có được bảo tồn, duy trì hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của ngườidân ở đây
Trang 16Chính vì thế mà đây là nguyên tắc, là mục tiêu hướng tới của du lịch sinh thái.Dulịch sinh thái khuyến khích người dân tham gia các hoạt động du lịch như cho thuênhà nghỉ, làm hướng dẫn viên du lịch, sản xuất các mặt hàng nông sản, hàng thủcông mỹ nghệ truyền thống.Kết quả là cuộc sống của người dân địa phương sẽ ítphụ thuộc vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời họ sẽ thấy được lợi ích của việcbảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái.
1.4 Vai trò của phát triển du lịch sinh thái
Phát triển du lịch sinh thái là khai thác có hiệu quả những giá trị của tài nguyên
du lịch sinh thái kèm theo những giá trị về cơ sở hạ tầng và lao động, tạo ra sức hấpdẫn về tài nguyên du lịch sinh thái bằng các sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh đápứng nhu cầu của du khách, đem lại lợi ích cho xã hội Sự phát triển du lịch sinh thái
có vai trò vô cùng to lớn
1.4.1 Du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường
Môi trường và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau.Môi trường là cácthông số đầu vào, tiền đề để phát triển mạnh du lịch, ngược lại thông qua phát triển
du lịch sinh thái sẽ giúp môi trường được bảo vệ và nâng cao chất lượng
Du lịch sinh thái được xem là công cụ tốt nhất để bảo tồn thiên nhiên, nâng caochất lượng môi trường, đề cao các giá trị cảnh quan và nhận thức của toàn dân về
sự cần thiết phải bảo vệ hệ sinh thái dễ bị tổn thương, khống chế sự thay đổi củamôi trường sinh thái, khắc phục những tài nguyên đang bị hủy hoại
Phát triển du lịch sinh thái đồng nghĩa với bảo vệ môi trường vì du lịch sinh tháitồn tại gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điển hình.Du lịchsinh thái được xem là công cụ bảo tồn đa dạng sinh học, nếu các hoạt động du lịchsinh thái được thực hiện một cách đúng nghĩa thì sẽ giảm thiểu được các tác độngtiêu cực đến đa dạng sinh học.Sở dĩ như vậy vì bản chất của du lịch sinh thái là loạihình du lịch dựa trên cơ sở các khu vực có tính hấp dẫn cao về tự nhiên và có hỗ trợcho bảo tồn tự nhiên
Trang 17Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch sinh thái còn đặt ra yêu cầu, đồng thờikhuyến khích và tạo điều kiện về kinh phí để nâng cấp cơ sở hạ tầng, duy trì và bảotồn các thắng cảnh, tuyên truyền, vận động người dân địa phương thông qua các dự
án bảo vệ tài nguyên môi trường Ngoài ra du lịch sinh thái còn đặt ra yêu cầu,đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện về kinh phí để nâng cấp cơ sở hạ tầng, duytrì và bảo tồn các thắng cảnh, tuyên truyền, vận động người dân địa phương thôngqua các dự án bảo vệ môi trường Ngoài ra, du lịch sinh thái còn tạo cơ hội để dukhách ủng hộ tích cực trong việc bảo tồn tài nguyên môi trường
Du lịch sinh thái còn tạo động lực quan trọng, khơi dậy ý thức bảo vệ môi trường
và duy trì hệ sinh thái.Người dân khi nhận được lợi ích từ hoạt động du lịch sinhthái, họ có thể hỗ trợ ngành du lịch và công tác bảo tồn tốt hơn, bảo vệ các điểmtham quan
Không chỉ dừng lại ở đó, du lịch sinh thái còn khuyến khích cải thiện cơ sở hạtầng địa phương gồm đường xá, cầu cống, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải,thông tin liên lạc… nhờ đó ngày càng thu hút khách du lịch và cải thiện môi trườngđịa phương
Như vậy, phát triển du lịch sinh thái ngoài thỏa mãn những nhu cầu mong đợicủa du khách, nó còn duy trì, quản lý tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường và là
“bí quyết để phát triển bền vững”
1.4.2 Du lịch sinh thái với giải quyết việc làm và các vấn đề văn hóa xã hội.
Việc phát triển du lịch sinh thái tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm chonhiều lao động, đặc biệt là cộng đồng địa phương
Du lịch sinh thái phát triển làm thay đổi cách sử dụng tài nguyên truyền thống,thay đổi cơ cấu sản xuất, thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân dựa trên cơ sở tàinguyên và nội lực của mình.Phát triển du lịch sinh thái góp phần cải thiện đáng kểđời sống văn hóa xã hội của nhân dân Du lịch sinh thái tạo điều kiện đẩy mạnh sựgiao lưu văn hóa giữa du khách và người dân địa phương, góp phần làm cho đờisống văn hóa xã hội những vùng này trở nên sôi động hơn, văn minh hơn Du lịch
Trang 18sinh thái phát triển tốt, nhiều dịch vụ du lịch chất lượng cao được tăng cường, điều
đó tạo điều kiện giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
Tuy nhiên về mặt người dân bản địa dù dưới hình thức nào khi đã thương mạihóa thì văn hóa của họ cũng bị ảnh hưởng, du lịch luôn du nhập những thói quen cóthể tốt, có thể tiêu cực Du lịch sinh thái sẽ góp phần hạn chế tối thiểu mặt tiêu cựcthông qua giáo dục có mục đích cho du khách, cộng đồng địa phương khi tham gia
và hành trình du lịch sinh thái
1.4.3 Du lịch sinh thái góp phần tăng GDP
Du lịch là một ngành kinh doanh sinh lợi hơn bất kỳ một ngành kinh tế nào khác.Lợi nhuận hàng năm mang lại cho các quốc gia hàng trăm triệu USD
Theo số liệu điều tra của hiệp hội du lịch sinh thái thế giới thì du lịch sinh tháichiếm khoảng 20% thị phần du lịch thế giới, ước tính du lịch sinh thái đang tăngtrưởng hàng năm với tốc độ trung bình từ 10%-30% Sự đóng góp kinh tế của dulịch sinh thái không chỉ phụ thuộc vào lượng tiền mang đến khu vực mà điều quantâm là lượng tiền đọng lại ở khu vực mà nhờ đó tạo ra được những tác động nhânbội Theo ước lượng chung là không đến 10% số tiền tiêu của du khách được nằmlại ở cộng đồng gần điểm du lịch sinh thái vì phần lớn kinh phí được sử dụng chotiếp thị và đi lại trước khi du khách đến điểm du lịch
Du lịch đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần củacon người trong thời đại kinh tế phát triển Tuy nhiên khi du lịch phát triển sẽ cónhững ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và văn hóa bản địa Du lịch sinh tháixuất hiện là một công cụ vô cùng hữu ích để hạn chế những tiêu cực của du lịch,góp phần vào việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của cộng đồng địa phươngnơi có tài nguyên du lịch và đang làm du lịch
1.5 Các điều kiện phát triển DLST
1.5.1 Điều kiện thứ nhất
Điều kiện đầu tiên để có thể tổ chức được DLST là sự tồn tại của các hệ sinh thái
tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự
Trang 19cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu tự nhiên và động thực vật bao gồm: Sinhthái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thựcvật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agricutural ecology), sinh thái khí hậu(ecolimate) và sinh thái nhân văn (human ecology) Đa dạng sinh thái là một bộphận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng ditruyền và đa dạng loài Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộngsinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vôsinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địa hình, khíhậu…đó là các hệ sinh thái (eco- systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của mộthoặc nhiều loài sinh vật (habitats) (theo công ước đa dạng sinh học được thông quatại hội nghị thượng đỉnh Riô đê Gianêrô về môi trường)
Như vậy có thể nói DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (natural –based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và phát triển ởnhững nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng vàtính đa dạng sinh học cao nói chung Điều này giải thích tại sao hoạt động DLSTthường chỉ phát triển ở những khu bảo tồn thiên nhiên đặc biệt tại các vườn quốcgia, nơi còn tồn tại những khu rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sốnghoang dã.Tuy nhiên điều này không phủ hận sự tồn tại của một số loại hình DLSTphát triển ở những vùng nông thôn hoặc trang trại điển hình
1.5.2 Điều kiện thứ hai
Điều kiện thứ hai có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của DLST ở haiđiểm:
- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được hiểu biết cho khách du lịch sinh thái,người hướng dẫn viên ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu cácđặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương Điều này rất quantrọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động DLST, khác với những loạihình du lịch tự nhiên khác, du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu khôngcao về sự hiểu biết này ở người hướng dẫn viên Trong nhiều trường hợp, cần thiết
Trang 20phải cộng tác với người dân địa phương để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc đóngười hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi.
- Hoạt động DLST đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc Các nhàđiều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có camkết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn giản tạo chokhách du lịch một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hóa trước khinhững cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất đi Ngược lại, các nhà điều hànhDLST phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên vàcộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dàicác giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biếtchung giữa người dân địa phương và khách du lịch
1.5.3 Điều kiện thứ ba
Điều kiện thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các hoạt động có thể của hoạtđộng DLST đến tự nhiên và môi trường, theo đó DLST cần được tổ chức với sựtuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa” Khái niệm “sức chứa” được hiểu từbốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội Tất cả những khía cạnh này cóliên quan tới lượng khách đến một điểm vào cùng một thời điểm
Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa du khách
mà khu vực đó có thể tiếp nhận.Điều này liên quan tới những tiêu chuẩn tối thiểu
về không gian đối với mỗi du khách cũng như đối với nhu cầu sinh hoạt của họ
Đứng ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà nếu lớn
hơn thì sẽ vượt quá khả năng tiếp nhận của môi trường, làm xuất hiện các tác độngsinh thái do hoạt động
của khách du lịch và tiện nghi mà họ sử dụng gây ra Sức chứa này sẽ đạt tới giớihạn khi số lượng du khách và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có ảnh hưởng tớitập tục sinh hoạt của các loài thú hoang dã và làm cho hệ sinh thái bị xuống cấp(như làm phá vỡ tập quán kết bầy, làm đất bị sói mòn…)
Trang 21Đứng ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà nếu vượt
quá thì bản thân du khách sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu vì sự “đông đúc” và hoạtđộng của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các du khách khác Nói một cáchkhác, mức độ thỏa mãn của du khách bị giảm xuống dưới mức bình thường do tìnhtrạng quá đông đúc Sức chứa này đạt tới ngưỡng khi có quá nhiều du khách đếntham quan làm cho du khách phải chịu nhiều tác động do du khách gây ra (như khóquan sát được các loài thú hoang dã, đi lại khó khăn hơn, sự khó chịu nảy sinh dorác thải…) Những tác động này làm giảm đáng kể sự hài lòng của du khách
Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện
những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa xã hội, kinh tế
- xã hội của khu vực.Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảmgiác bị phá vỡ, xâm nhập
Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch
có khả năng phục vụ Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này thì năng lực quản lý(lực lượng nhân viên trình độ và phương tiện quản lý…) của khu du lịch sẽ khôngđáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt độngcủa khách, kết quả là sẽ ảnh hưởng tới môi trường và xã hội Do khái niệm sứcchứa bao gồm cả định tính và định lượng, vì vậy khó có thể xác định một con sốchính xác cho một khu vực Mặt khác, mỗi khu vực khác nhau sẽ có chỉ số sứcchứa khác nhau.Các chỉ số này chỉ có thể xác định một cách tương đối bằngphương pháp thực nghiệm Một điểm cần lưu ý trong quá trình xác định sức chứa làquan niệm về sự đông đúc của các nhà nghiên cứu có sự khác nhau, đặc biệt trongnhững điều kiện phát triển xã hội khác nhau (ví dụ giữa các nước châu Âu và châu
Á, giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển…) Rõ ràng để đáp ứng yêucầu này, càn phải tiến hành nghiên cứu sức chứa của các địa điểm cụ thể để căn cứvào đó mà quyết định về quản lý Điều này cần được tiến hành với các nhóm đốitượng khách trên thị trường khác nhau, phù hợp với tâm lý và quan niệm củahọ.DLST không thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả cũng như mọi loại khách Để
Trang 22đơn giản, Boullon (1985) đưa ra một công thức chung để xác định sức chứa du lịchcủa một khu vực, chia thành yêu cầu khu vực do khách sử dụng và tiêu chuẩn trungbình cho từng cá nhân (thường là m2/người)
Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi khách thường được xác định bằngthực nghiệm và thay đổi phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch Ví dụ: Hoạtđộng giải trí ở các khu du lịch - Nghỉ dưỡng biển * : 30 – 40m2/người
- Picnic *: 60 – 160m2/người
- Thể thao * : 200 – 400m2/người
- Hoạt động cắm trại ngoài trời : 100 -200m2/người
* Bao gồm cả không gian các hoạt động cần thiết : cảnh quan, tắm… Và do đótổng số khách có thể tham quan mỗi ngày được tính: Số lượng khách tham quanhàng ngày = Sức chứa * Hệ số luân chuyển
1.5.4 Điều kiện thứ tư
Điều kiện thứ tư, thỏa mãn nhu cầu nâng cao hiểu biết của khách du lịch Việcthỏa mãn mong muốn của khách DLST về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đốivới tự nhiên, văn hóa bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiếtđối với sự tồn tại lâu dài của ngành DLST Vì vậy những dịch vụ để làm hài lòng
du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì họ tham quan
1.6 Các loại hình phát triển du lịch sinh thái
Cùng với xu thế phát triển DLST của thế giới DLST ở Việt Nam phát triển vớinhiều loại hình phù hợp với đặc thù của Việt Nam:
Dã ngoại: Là hình thức đưa con người trở về với thiên nhiên, sản phẩm
chủ yếu của loại hình này là tham quan thắng cảnh
Leo núi: Là loại hình du lịch chinh phục những đỉnh núi cao, ngoài ra còn
có thể kể đến những tour du lịch hành hương lễ hội đến những điểm di tíchlịch sử như chùa Hương, Yên Tử…
Trang 23 Đi bộ trong rừng: là hình thức được ưa chuộng trên thế giới Ở Việt Nam
hình thức này kết hợp với việc tham quan các cảnh quan tự nhiên ở trongcác vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên đang phát triển
Tham quan nghiên cứu đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên: Là loại hình thu hút được nhiều sự quan tâm của khách từ
nhiều thị trường khác nhau
Tham quan miệt vườn: Sản phẩm chủ yếu của loại hình này là hệ sinh thái
nông nghiệp Hình thức này tuy mới phát triển rộng nhưng dã thu hút đượckhá nhiều khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế
Quan sát chim: Các sân chim ở Việt Nam đặc biệt là các sân chim nằm ở
khu vực đồng bằng sông Cửu Long có số lượng chim lớn, thành phần loàiphong phú, với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm cần được bảo vệ…nơi thuhút nhiều nhà khoa học và du khách tới nghiên cứu, tham quan… hìnhthức này ở Việt Nam mới phát triển chưa phổ biến nhiều
Thăm bản làng các dân tộc: Khách du lịch có cơ hội tìm hiểu các giá trị
văn hóa bản địa như tập tục sinh hoạt, sản xuất, lễ hội…được hình thành
và phát triển gắn với đặc điểm tự nhiên của vùng
Du thuyền: Việt Nam là một đất nước có mật độ sông ngòi dày đặc, đây
chính là điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức loại hình du lịch tham quanthắng cảnh trên du thuyền đầy hấp dẫn
Mạo hiểm: Ở Việt Nam hình thức du lịch mạo hiểm bắt đầu được hình
thành từ du lịch lặn biển, mô tô vượt các địa hình hiểm trở…
Săn bắn câu cá: Các hoạt động được thực hiện tại các khu vực khoanh
vùng dành riêng, nhiều địa điểm phục vụ cho hoạt động câu cá được mởnhiều trong thời gian gần đây phục vụ cho nhu cầu của một lượng kháchđông đảo
Các loại hình khác: Tổ chức các tour du lịch cấp khu vực hay xuyên quốc
gia để tham quan tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên và con người Việt nam
Trang 241.7 Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với vườn quốc gia
1.7.1 Khái niệm về Vườn quốc gia
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về VQG của các nhà nghiên cứu và quản lý.Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới đã đưa ra định nghĩa về VQG như sau [4]: Một VQG là một lãnh thổ tương đối rộng trên đất liền hay trên biển mà:
Ở đó có một hay vài hệ sinh thái không bị thay đổi lớn do sự khai thác hoặcchiếm lĩnh của con người Các loài thực - động vật, các đặc điểm hình thái,địa mạo và nơi cư trú của các loài, hoặc các cảnh quan thiên nhiên đẹp là mốiquan tâm cho nghiên cứu khoa học, cho giáo dục và giải trí
Ở đó có ban quản lý thực hiện các biện pháp ngăn chặn hoặc loại bỏ nhanhchóng sự khai thác hoặc chiếm lĩnh các đặc trưng về sinh thái và cảnh quan
Ở đó cho phép khách du lịch đến thăm, dưới những điều kiện đặc biệt, chocác mục đích nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, giải trí và lòng ngưỡng mộ
Việc thiết lập VQG và các khu bảo tồn nhằm mục tiêu chính trong bảo tồn đadạng sinh học và tính toàn vẹn lãnh thổ, phục vụ nghiên cứu khoa học vàgiáo dục, tạo môi trường du lịch Như vậy VQG là những địa bàn phù hợpcho DLST
Khả năng hấp dẫn DLST của VQG
VQG và các khu cảnh quan tự nhiên hấp dẫn ngày càng được quan tâm trong
sử dụng để đầu tư cho phát triển du lịch vì sự phong phú của tự nhiên, sự đadạng của hệ sinh thái và cảnh quan đẹp Chúng được coi là nền tảng cho sựphát triển DLST và mang lại lợi ích về kinh tế xã hội
Một trong những yếu tố thúc đẩy việc thành lập VQG chính là tạo cơ hội chomọi người tham quan, giải trí trong thiên nhiên Do đó, nhiều quốc gia đãquyết định thành lập VQG và khu bảo tồn
Yếu tố khiến một VQG hoặc một khu tự nhiên trở thành hấp dẫn khách dulịch bao gồm:
Vị trí ở gần sân bay quốc tế hay trung tâm du lịch lớn
Trang 25 Khả năng đến khu vực tham quan thuận lợi.
Đặc điểm sinh thái tự nhiên: đa dạng, các loài quý hiếm, điển hình, sự hấpdẫn và khả năng để quan sát chúng (thường xuyên hay mang tính mùa vụ),
sự an toàn khi quan sát
Các yếu tố hấp dẫn khác như: bãi biển, sông, hồ nước với các thiết bị giải trí,thác nước hoặc bể bơi, và các loại giải trí khác
Các yếu tố văn hóa xã hội địa phương hấp dẫn khách
Mức độ đảm bảo các dịch vụ: ăn uống, nơi ở và các dịch vụ khác
Mức độ khác biệt so với các khu du lịch khác
Mức độ gần / xa các điểm du lịch lân cận, sự hấp dẫn của điểm này với dukhách, khả năng kết hợp tham quan
Trong xu hướng du lịch hiện nay, khách du lịch sinh thái thường tìm đến nhữngvùng có đặc điểm tự nhiên và văn hóa khác biệt, những khu tự nhiên chưa bị khámphá hoặc mới ở giai đoạn đầu của sự khai thác cho du lịch.Vì vậy, một khu du lịch
tự nhiên hay một VQG sẽ có nhiều khả năng hấp dẫn khách du lịch khi có nhiềuyếu tố trên kết hợp
Như vậy, tiềm năng du lịch của một VQG có thể bị lu mờ hay được phát huy tùythuộc vào khả năng khai thác, quản lý của các nhà quy hoạch, điều hành du lịchtrong việc phối hợp với các nhà quản lý VQG và cộng đồng địa phương Việc phốihợp không chặt chẽ giữa các bên liên quan sẽ dẫn đến tình trạng phát triển du lịchthiếu sự giám sát, quản lý thận trọng, có thể nảy sinh những tác động tiêu cực đếnmôi trường của khu tự nhiên và dẫn đến việc phá hủy chính nguồn tài nguyên mà
du lịch phụ thuộc vào
1.7.2 Lợi ích du lịch mang lại cho Vườn quốc gia
Có thể khái quát một số lợi ích từ du lịch như sau:
Tạo động lực quan trọng trong việc thiết lập và bảo vệ VQG Nghĩa là lợiích hai chiều được hình thành khi du lịch hoạt động trong các VQG
Trang 26 DLST có khả năng mang lại nguồn thu nhập lớn cho VQG Tuy nhiên mụctiêu chính của du lịch sinh thái không phải là lợi ích kinh tế thuần túy mà
là khả năng của nó trong việc góp phần bảo tồn cảnh quan thiên nhiên đẹp,tính đa dạng các hệ sinh thái, thế giới động vật phong phú và các nền vănhóa dân tộc đặc sắc
Du lịch tạo cơ hội để du khách được tham quan, tiếp xúc và nâng cao hiểubiết về môi trường thiên nhiên, từ đó có những nhận thức tích cực trongbảo tồn tài nguyên và môi trường
Thúc đẩy sự phát triển của các khu vực lân cận nhờ sản phẩm từ nôngnghiệp và thủ công v.v
Khuyến khích mở rộng vùng đất giáp ranh, tạo điều kiện duy trì độ chephủ thực vật tự nhiên, tăng cường bảo vệ môi trường
Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương và qua đó nâng cao thunhập của họ nhờ sự tham gia của họ trong hoạt động du lịch, từ đó giảmbớt sức ép lên môi trường VQG
1.7.3 Tác động tiêu cực có thể nảy sinh từ du lịch ở các VQG.
Tác động tiêu cực lên các khu tự nhiên được bảo vệ có thể phân ra làm hai loạitrực tiếp và gián tiếp [6].Các tác động trực tiếp gây ra bởi sự có mặt của du khách,còn tác động gián tiếp nảy sinh từ cơ sở hạ tầng, dịch vụ liên quan đến hoạt động
Trang 27 Tác động lên hệ thực vật: hoạt động du lịch giải trí có thể tạo ra tác độngđến thực vật như bẻ cành, giẫm đạp, thải khí từ phương tiện giao thông,làm đường, bãi đỗ xe, công trình dịch vụ v.v
Tác động lên động vật: hoạt động tham quan, tiếng ồn của khách, củaphương tiện giao thông khiến động vật hoảng sợ, thay đổi diễn biến sinhhoạt và địa bàn cư trú, sinh sống của chúng
Ngoài ra, việc thải rác bừa bãi có thể gây ra sự nhiễm dịch bệnh cho động vậthoang dã…Nhu cầu tiêu dùng xa xỉ các món ăn từ động vật của du khách dẫn đếnviệc săn lùng, buôn bán làm giảm đáng kể số lượng quần thể động vật và cuối cùng
là thay đổi cấu trúc hệ sinh thái ban đầu
DLST là du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên và cũng không tránh khỏitác động tiêu cực.Tuy nhiên, DLST có khả năng giảm thiểu những tác động tiêucực, đóng góp cho các nỗ lực bảo tốn, nếu được vận hành đảm bảo các nguyên tắccủa nó
Trang 28CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN THỦY
2.1 Khái quát về vườn quốc gia Xuân Thủy
Hình 1.1: Bản đồ quy hoạch vườn quốc gia Xuân Thủy – tỉnh Nam Định
- Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thuỷ nay là VQG Xuân Thuỷ có diệntích 15.100 ha với 7100 ha vùng lõi và 8000 ha vùng đệm, phần đệm củaVQG bao gồm một phần diện tích Cồn Ngạn, toàn bộ Bãi Trong và diệntích tự nhiên của 5 xã (Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, vàGiao Hải)
- Vùng bãi bồi Giao Thuỷ có độ cao trung bình từ 0,5-0,9m
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm ở đây khoảng24°C.Lượng mưa trung bình năm đạt 1.175mm
Tháng 01/1989 Vùng Đất ngập nước ở cửa sông ven biển thuộc huyện XuânThuỷ chính thức gia nhập công nhận công ước Ramsar (Công ước bảo vệ nhữngvùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt như là nơi di trú của nhữngloài chim nước).Đây là điểm Ramsar thứ 50 của thế giới, đầu tiên của Đông Nam Á
và đầu tiên của Việt Nam
Trang 29Năm 1992, UBND huyện Xuân Thuỷ thành lập trung tâm tài nguyên môi trườngnhằm giúp Chính phủ thực hiện tốt cam kết quốc tế về quản lý bảo tồn khu RamsarXuân Thuỷ.
Ngày 19/01/1995, được sự uỷ quyền của Chính phủ, Bộ Lâm nghiệp (Nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT) phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ, trực thuộc chi cục Kiểm Lâm Nam Hà, nằm trong
hệ thống các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam
Ngày 02/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 01/QĐ-TTg V/v Chuyển hạng khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Xuân Thuỷ thành VQG Xuân Thuỷ (VQG là cấp bảo tồn thiên nhiên cao nhất trong hệ thống bảo tồn thiên nhiên của nước ta hiện nay
Tháng 12/2004, Tổ chức UNESCO công nhận Khu dự trữ sinh quyển đồng ven biển châu thổ sông Hồng, trong đó VQG Xuân Thuỷ là vùng lõi có tầm quan trọng đặc biệt của khu dự trữ sinh quyển thế giới này
Trải qua một khoảng thời gian dài hình thành và phát triển, Vườn quốc gia XuânThuỷ đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt Từ một đơn vị nhỏ bé do UBNDhuyện thành lập mang tính kiêm nghiệm, cơ sở vật chẩt nghèo nàn lạc hậu, lựclượng cán bộ viên chức mỏng đến nay đã trở thành Đơn vị phát triển tương đốitoàn diện, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ viên chức được tăng cường từng bướcđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và bảo tồn nguyên vẹn hệ sinh thái Đất ngập nước tạikhu vực cửa sông ven biển Miền Bắc Việt Nam
2.1.1 Vị trí địa lý
Vườn quốc gia Xuân Thủy nằm ở phía Đông Nam huyện Giao Thủy, tỉnh NamĐịnh có tọa độ địa lý từ 20°10’ - 20°15’ vĩ độ Bắc; 106°20’ - 106°32’ kinh độĐông, cách thành phố Nam Định khoảng 65 km Phía Đông Bắc vườn quốc giagiáp sông Hồng, phía Tây Bắc giáp các xã Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, GiaoXuân, Giao Hải thuộc huyện Giao Thủy, Nam Định