1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA VÙNG NAM BỘ

89 605 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 2,13 MB

Nội dung

văn hoá vùng miền hình thành qua thời gian một thế kỷ không phải là dài vàkhi người Việt đến vùng đất mới mang theo hành trang với vốn văn hóa đúckết hàng ngàn năm của dân tộc Việt đã gó

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có một nền văn hóa và bản sắcriêng Nghiên cứu văn hóa mỗi dân tộc luôn cần thiết vì nó góp phần làm rõđặc điểm các nền văn hóa đa dạng tồn tại trên vùng đất Việt Nam Nam Bộ làvùng đất mới với những sắc màu văn hóa đa dạng của các dân tộc: Việt, Khơ-

me, Chăm, Hoa- nó luôn thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu hiệnnay

Vùng đất Nam Bộ đã được khai phá hơn ba thế kỷ qua Đây là vùng đất

đa văn hóa, nơi gặp gỡ của nhiều nền văn hóa của khu vực và thế giới Bêncạnh sự tiếp biến văn hoá, văn hoá Nam Bộ còn mang đặc trưng đồng bằngsông nước Hai đặc trưng văn hoá chủ đạo này của vùng đất Nam Bộ đã buộctất cả các nền văn hoá sinh tụ nơi đây đều phải tự cấu trúc lại, lược bỏ nhữnggiá trị không còn phù hợp với môi trường mới, phát triển hoặc sáng tạo nhữnggiá trị mới giúp con người có thể tồn tại và phát triển trên một vùng đồngbằng sông nước, đan xen những tộc người khác biệt nhau về văn hoá Vì vậy,uyển chuyển, linh động, phóng khoáng, bao dung, dần dà đã trở thành bản sắcthứ ba của văn hoá Việt ở Nam Bộ và văn hoá Nam Bộ nói chung

2. Mục đích nghiên cứu.

Tìm hiểu và đánh giá thực trạng về mặt văn hóa của vùng Nam Bộ

Đề xuất các giải pháp và hướng phát triển cơ bản nhằm thúc đẩy sự pháttriển của vùng Nam Bộ một cách hiệu quả và bền vững ( Giới hạn nghiên cứutrong vùng du lịch Bắc Trung Bộ, bao gồm 6 Tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi.)

3. Đối tượng nghiên cứu: các tộc người ở vùng nam Bộ.

4. Phạm vi nghiên cứu:

Giới hạn trong không gian của vùng Nam Bộ, có ranh giới bao quanh 19tỉnh như: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu,Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà

Trang 3

Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu,

Cà Mau, và Cần Thơ

Giới hạn về thời gian: từ năm 2009 trở lại đây

5. Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp thống kê: phương pháp này được dùng để thông kê các sốliệu cần thiết để chứng minh hoặc cho ta thấy rõ về vùng Nam Bộ

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp phân tích một cách hệthống nhằm nhận biết rõ vai trò ảnh hưởng của các yếu tố đến vùng Nam Bộ

để hệ thống hoá và tổng hợp thành các vấn đề tiêu biểu, trọng tâm

6. Bố cục: gồm 3 chương:

Chương 1: Khái quát về vùng Nam Bộ.

Chương 2: Nét độc đáo trong văn hóa của các tộc người vùng Nam Bộ.

Chương 3: Giải pháp phát triển các giá trị văn hóa của vùng Nam Bộ.

Trang 4

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG NAM BỘ.

1. Vị trí, địa hình:

Địa hình trên toàn vùng Nam Bộ khá bằng phẳng, phía tây giáp Vịnh TháiLan, phía đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía bắc và Tây Bắc giápCampuchia và một phần phía tây Bắc giáp Nam Trung Bộ

Trang 5

Tây Nam Bộ, bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, TràVinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu,

Cà Mau, và Thành phố Cần Thơ

Đông Nam Bộ có độ cao từ 100 - 200m, có cấu tạo địa chất chủ yếu làđất đỏ bazan và đất phù sa cổ Khu vực đồng bằng sông nước ở đây chiếmdiện tích khoảng 6.130.000ha cùng trên 4.000 kênh rạch với tổng chiều dàilên đến 5.700 km

Tây Nam Bộ có độ cao trung bình gần 2m, chủ yếu là miền đất của phù

sa mới Có một số núi thấp ở khu vực tiếp giáp với vùng Tây Nguyên, miềnTây tỉnh Kiên Giang và Campuchia

Hai hệ thống sông lớn nhất trong vùng là sông Đồng Nai và sông CửuLong Ngược với dòng Sông Đồng Nai có lượng phù sa thấp, dòng sông CửuLong có lượng nước đổ về trung bình khoảng 4.000 tỷ mét khối và hàng nămvận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù sa, giữ vai trò rất quan trọng đối chođồng bằng sông Cửu Long có diện tích 39.734 km² Cho đến nay, đồng bằngsông Cửu Long vẫn còn là một vùng đất thấp, độ cao trung bình so với mặtbiển chỉ vào khoảng 5 mét Một số khu vực như tứ giác Long Xuyên, ĐồngTháp Mười và phía tây sông Hậu đang tồn tại ở mức thấp hơn mặt biển, chính

vì vậy mà hàng năm có tới 1 triệu ha bị ngâp nước mặn trong thời gian từ 2đến 4 tháng Các nhà nghiên cứu lịch sử về vùng đất này cho rằng, cách đâyhàng triệu năm nơi này vốn là một vịnh lớn nhưng đã được bồi đắp dần bởiphù sa của sông Cửu Long

Khu vực đồi núi chủ yếu tập trung ở phía đông nam Bộ như núi Bà Rá(Bình Phước) cao 736m, núi Chứa Chan (Đồng Nai) cao 839m, núi Bao Quan(Bà Rịa - Vũng Tàu) cao 529m, núi Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) cao 461m,núi Bà Đen (Tây Ninh) cao 986m Khu vực phía tây có dãy Thất Sơn (AnGiang) và dãy Hàm Ninh (Kiên Giang)

Trang 6

2. Khí hậu:

Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cậnxích đạo, nền nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài,nhiệt độ và tổng tích ôn cao Biên độ nhiệt ngày đêm giữa các tháng trongnăm thấp và ôn hòa Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80 - 82% Khíhậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa mưa.Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 Về mùa

vụ sản xuất có khác với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ

Lượng mưa hàng năm dao động từ 966 - 1325mm và góp trên 70 - 82%tổng lượng mưa trong suốt cả năm Mưa phân bố không đều, giảm dần từ khuvực giáp ranh từ Thành phố Hồ Chí Minh xuống khu vực phía tây và TâyNam Ở khu vực Đông Nam có lượng mưa thấp nhất Khi xuất hiện cường độmưa lớn xảy ra trên một số khu vực trong vùng, thường gây hiện tượng xóimòn ở những vùng gò cao Khi mưa kết hợp với cường triều và lũ sẽ gây ngậpúng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư trong vùng

Vì hiện tượng biến đổi khí hậu chung, vùng Đồng bằng Nam Bộ trongthời gian tới có thể bị tác động rất lớn do các nguồn nước ở các sông bị cạnkiệt, đặc biệt là sông Mê Kông Theo các nhà khoa học thì tới năm 2070, sựthay đổi thời tiết trong vùng sẽ tác động đến nguồn nước của đồng bằng sôngCửu Long, chủ yếu thông qua các dòng sông vừa và nhỏ, các dòng chảy bịgiảm thiểu đi

3. Văn hóa:

Có thể nhìn nhận khởi điểm lịch sử văn hóa Nam Bộ được tính mốc lànăm 1623 khi vua Chân Lạp cho chúa Nguyễn di dân Việt đến định cư ở PreyKôr (thành phố Hồ Chí Minh hiện nay) Vùng đất Nam Bộ bấy giờ chỉ là mộtvùng hoang dại với hệ thống đất đai trũng, úng, sình lầy và sông rạch chằngchịt Bắt đầu từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, Cửa Tiểu, Cửa Đại trở vào.Cuối thế kỷ 17, chúa Nguyễn tiếp nhận một đoàn người Hoa đến quy thuận vàcho họ đến khai phá và định cư ở Biên Hoà - Đồng Nai Tiếp đó mộ dân từQuảng Bình vào và chia đặt doanh, huyện, lập hộ tịch Như vậy, phải gần mộtthế kỷ sau Nam Bộ mới bước đầu được định hình một vùng văn hóa Một nền

Trang 7

văn hoá vùng miền hình thành qua thời gian một thế kỷ không phải là dài vàkhi người Việt đến vùng đất mới mang theo hành trang với vốn văn hóa đúckết hàng ngàn năm của dân tộc Việt đã góp phần tạo nên nền tảng của hệ giátrị văn hóa Nam Bộ Những giá trị trải qua quá trình tương tác với môi trường

tự nhiên và xã hội trong lịch sử, dần tạo nên những giá trị của nền văn hoáNam Bộ như hiện nay

Đất Nam Bộ còn là một vựa lúa chính, đồng thời là vựa trái cây nổitiếng với đủ các chủng loại hoa quả miền nhiệt đới Từ chôm chôm, vú sữa,măng cụt, sầu riêng cho đến mít, chuối, xoài, ổi, nhãn, cam, quýt Mỗi địaphương đều có bảo tồn loại sản vật riêng, đa dạng và phong phú Với ưu thếsông ngòi, kênh rạch chằng chịt, bưng biền ngập nước mênh mông là nơi sanhsống lý tưởng của rắn rết, cá sấu, rùa, ba ba, tôm, cá, cua, còng và cả cácloại chim chóc nữa Nam Bộ tập trung nhiều món ăn ngon, nhiều sản vật lạ từlâu đã đi vào kho tàng văn học dân gian

Nam Bộ vừa có bề dày tiến trình lịch sử văn hóa lại vừa là vùng đất giàusức trẻ do các tộc người ở đây đang dày công gây dựng nên Từ vị thế địa lý,văn hóa của Nam Bộ, đang giúp trở thành trung tâm của quá trình tiếp biếnvăn hóa, phần nào tạo cho vùng có những nét đặc thù, diện mạo mới đối vớicác vùng văn hóa khác ở Việt Nam Hệ giá trị văn hóa Nam Bộ là truyềnthống văn hóa dân tộc và những giá trị cốt lõi hình thành phong cách văn hóariêng vùng Tính mở của một vùng đất mới làm nên tính năng động, nhạy bén,dám nghĩ, dám làm của người dân Nam Bộ Tính mở là cơ sở cho việc tiếpnhận và tiếp biến thành công nhiều giá trị văn hóa cao và hiện nay có thêmnền văn minh hiện đại

4. Khái quát về các tộc người ở Nam Bộ.

Vùng đồng bằng Nam Bộ có tộc người Khơ-me, Chăm, Hoa và Việt lànhững tộc người đóng vai trò trung tâm điểm

Dân số của Nam Bộ là 31.205.258 người (năm 2009)

Nam bộ là một vùng đa văn hóa và cũng là 1 vùng đất đa tộc người, lànơi cư trú xen kẽ của nhiều tộc người từ nhiều thế kỷ với một mối giao lưuvăn hóa rộng rãi và lành mạnh

Trang 8

Tuy nhiên, chủ thể văn hoá chính của toàn vùng vẫn là người Việt, tộcngười đa số mà dân số ở riêng Nam Bộ lên đến hơn 26 triệu người, chiếm90,9% dân số của vùng Riêng ở tiểu vùng Tây Nam Bộ, chủ thể văn hoáchính bên cạnh người Việt còn có người Khmer và người Hoa Người Khmer

là một tộc người thiểu số đông dân, xếp thứ 5 trong 54 tộc người ở Việt Nam,

và có trình độ kinh tế - xã hội phát triển Người Hoa cũng là một tộc ngườithiểu số đông dân, xếp thứ 6 trong 54 tộc người ở Việt Nam, và có trình độkinh tế - xã hội phát triển

Hình thành trên một vùng đồng bằng sông nước và trên một vùng đất đatộc người, văn hoá Nam Bộ có hai đặc trưng chủ đạo là đặc trưng đồng bằngsông nước và sự tiếp biến các yếu tố văn hoá của người Chăm, người Khmer,người Hoa vào văn hoá Việt trong vùng

4.1. Người Chăm

Theo truyền thuyết thì người Chăm xa xưa gồm hai thị tộc: thị tộc Cau

về sau đại diện cho tầng lớp bình dân, sống ở trên núi cao và thị tộc Dừa đạidiện cho tầng lớp quý tộc, về sau sống ở đồng bằng, ven biển

Người Chăm sống bằng nông nghiệp lúa nước là chủ yếu kết hợp nghềthủ công Do sống ở vùng biển có nhiều vũng, vịnh nên người Chăm rất giỏiđánh cá và đi buôn trên biển, kỹ thuật đóng thuyền đi biển khá cao Đây làyếu tố của cư dân Mã Lai – Nam Đảo, gắn với các hoạt động thương nghiệptrên biển và dọc biển

Về xã hội người Chăm theo chế độ mẫu hệ Con cái đều theo họ mẹ và

họ mẹ là họ nội, họ bố là họ ngoại Phụ nữ chủ động việc hôn nhân, lo thờcúng tổ tiên (thị tộc mẫu hệ), được hưởng quyền thừa kế nên người nào không

có con gái coi là tuyệt tự Hôn nhân con chú con bác, con cô con cậu được coi

là phù hợp nhất và tốt (trừ trường hợp con gái cô lấy con trai cậu), cấm ngặtcon dì con già lấy nhau Mỗi dòng họ do một phụ nữ đứng đầu, có kiêng kỵriêng, nghĩa địa riêng

Trang 9

Tuy chế độ gia đình là mẫu hệ, nhưng người Chăm sớm xây dựng đượcnhà nước Chăm Pa hùng mạnh, tồn tại một thời gian khá dài (từ đầu Côngnguyên đến thế kỷ XVI) Đơn vị xã hội cơ sở là làng.

Trong quá trình tiếp thu với các tôn giáo và các nền văn hóa, cộng đồngngười Chăm đã chia thành hai bộ phận:

- Bộ phận theo Bà La Môn (Ấn Độ giáo) hay còn gọi là Chăm Kaphia(hay Chăm Chuh), chiếm khoảng hai phần ba người Chăm vùng Trung vàNam bộ

- Bộ phận theo đạo Hồi (còn gọi là Chăm Bà-ni) Bộ phận này về sau lạichia thành hai nhóm: nhóm theo Hồi giáo Bà-ni (Hồi giáo cũ, ở vùng NinhThuận, Bình Thuận) có tổ chức xã hội không khác mấy so với nhóm Phậtgiáo; nhóm kia theo Hồi giáo Ixlam (vùng Nam bộ, xuất hiện vào thời Mỹ -Ngụy) có xu hướng gắn với cư dân Ả rập, có những đặc điểm khác biệt về cơcấu xã hội (gia đình phụ hệ thay thế mẫu hệ), về sinh hoạt kinh tế, văn hóa,thậm chí cả việc sử dụng tiếng nói và chữ viết thông thường, hình thức kiếntrúc của thánh đường, các tín ngưỡng dân gian bị lu mờ dần

Các tôn giáo này có vị trí quan trọng, chi phối đời sống cộng đồng ngườiChăm, tạo nên các sắc thái văn hóa khác nhau trong nội bộ tộc người Ý thức

về tộc người của người Chăm rất cao và ý thức về cộng đồng tôn giáo cũngrất rõ nét, nhiều khi tạo ra cả những khác biệt, dẫn đến những mẫu thuẩn vềchính trị - xã hội giữa các nhóm theo các tôn giáo khác nhau Trong thời gian

từ 1954 đến tháng 4 năm 1975, đế quốc Mỹ đã lợi dụng sự khác biệt này đểchia rẽ cộng đồng người Chăm

Trong đời sống người Chăm ở tất cả các nhóm theo tất cả các tôn giáokhác nhau, tầng lớp tu sĩ có vai trò và ảnh hưởng rất lớn

Trong quá trình sinh sống, người Chăm tạo ra nền văn hóa độc đáo củariêng mình Trước hết, về văn hóa vật chất, nét độc đáo của các tháp Chăm,tập trung nhiều ở các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận (các tháp Chăm ở Mỹ Sơn – QuảngNam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới) Nguồn thầnthoại, truyền thuyết về vũ trụ, về con người và nguồn gốc tộc người, ca dao,tục ngữ, dân ca (các điệu hò, lý) của người Chăm khá phong phú

Trang 10

Là cư dân theo chế độ mẫu hệ, người Chăm coi trọng việc thờ nữ thần.

Đó là Thiên Yana Thánh Mẫu (Poonaga) – Mẹ Xứ Sở là thần đã sáng tạo rađất đai, cây cối rừng gỗ quý, lúa ngô và dạy người Chăm cách trồng trọt.Thần được thờ trong các lăng tháp Là cư dân thạo nghề đi biển, người Chămcòn coi trọng việc thờ cá voi (hay cá Ông), hóa thân thành thần Pô Riyak(thần sóng biển) hoặc thành thiên nga, cứu giúp người đi biển Người Chăm

có nhiều lễ thức liên quan đến nghề đi biển như cúng thuyền, các kiêng cửliên quan đến thuyền (ăn cá không lật ngược, không cho phụ nữ lạ bước lênthuyền…) Vùng Nam Trung Bộ, người Chăm còn thờ thần Pô Khong Garai(người xây đập nước ở Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận vào thế kỷ XII) và Pôrômê(người có công xây dựng đập nước Marên ở Bình Thuận giữa thế kỷ XVI)

4.2. Người Khơ-me.

Người Khơme cư trú tập trung tại các tỉnh: Hậu Giang, Kiên Giang, AnGiang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng; ngoài ra còn ở các tỉnh Tây Ninh,Vĩnh Long, Cà Mau và Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ

Người Khơme sống bằng nông nghiệp ruộng nước, kết hợp chăn nuôitrâu bò, lợn gà, làm các nghề thủ công (đan lát, nuôi tằm, dệt vải, dệt chiếu,làm gốm, làm đường Thốt Nốt) và khai thác nguồn thủy sản trong các kênhrạch, đồng trũng Một số vùng có nghề chế tạo ghe, thuyền – phương tiện đilại, vận chuyển chính của vùng sông nước Các nhóm cư dân sống ở các đôthị có nghề buôn bán, quan hệ mật thiết với người Hoa

Người Khơme sống thành các phum (giống như làng của người Việt).Đơn vị hành chính trên phum là khum (gồm nhiều phum, giống như xã củangười Việt) Nhiều trường hợp, phum lớn có thể là một đơn vị hành chính.Sống lâu đời tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, người Khơme đã tạo

ra nền văn hóa riêng rất rõ nét Do mộ đạo Phật (chủ yếu là dòng Tiểu thừa)nên người Khơme đã tạo ra một hệ thống chùa (trước giải phóng, vùng Đồngbằng sông Cửu Long có đến trên 400 ngôi chùa) Chùa không chỉ là nơi thờPhật mà còn là nơi quản lý nhân khẩu (mỗi chùa có một số gia đình đến đăng

ký hành lễ cố định), bàn bạc các công việc của cộng đồng, nơi tiếp khách và

là trường học ở nông thôn Trẻ em Khơme đến tuổi đi học thường vào chùa

Trang 11

học và tu một thời gian rồi mới ra lập nghiệp Mỗi chùa có ban quản trị riêng,gồm các thành viên có uy tín trong phum Nhiều chùa có thư viện riêng, nghĩatrang riêng cho các tín đồ của chùa.

Ngoài đạo Phật, người Khơme có nhiều hình thức tín ngưỡng truyềnthống Trước hết là tín ngưỡng tô tem, thờ rồng – do đồng bào sinh sống trênvùng đất sông nước, nhiều sình lầy (mô típ con rồng thường được gắn trênnóc chùa, nóc đền đài) Các thần bảo hộ có Arắcsk (thần bảo hộ dòng họ, giađình, một khu đất, khu rừng) và Anesktà (thần bảo hộ của xóm, giống như thổđịa), điều đặc biệt là Arắcsk được thừa kế theo dòng nữ Về tín ngưỡng nôngnghiệp có lễ cầu mưa (giữa tháng 4 dương lịch, khi mùa mưa sắp đến), lễcúng các vị thần nông (để xua đuổi các loại thú, côn trùng làm hại cây trồng),cúng hồn lúa khi gặt về…

Trong một năm, người Khơme có ba lễ tiết quan trọng nhất Một là lễmừng năm mới (Chol Chnam Thmay) vào 3 ngày 14, 15, 16 của tháng Chét(giữa tháng Tư dương lịch) Các gia đình sửa lễ cúng gia tiên ở nhà và ở chùa,các chùa làm lễ tắm tượng, tắm cho sư, các gia đình tắm cho các bậc ông bà,cha mẹ có tuổi Lễ cúng tổ tiên (Xen Đôl ta) từ 29 tháng Tám đến mùng 1tháng Chín và lễ Cúng Trăng (Óc Om Bok) vào giữa tháng Mười âm lịch.Mục đích của lễ này là cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi Người lớnthường đưa một miếng cốm và chuối vào miệng đứa trẻ rồi hỏi năm nay muốn

gì, căn cứ vào lời nói của đứa trẻ mà đoán định mùa vụ năm sau Cũng trongdịp này, người Khơme có tục thả đèn bay, thả bè chuối gắn đèn trên sông, đuaghe Ngo hay đua thuyền

Người Khơme có một kho tàng truyện kể (truyện cổ, thần thoại, truyệncười) phong phú Bên cạnh đó, văn học cũng khá phát triển Nghệ thuật điêukhắc, tạo hình nổi bật với kiến trúc và trang trí ở chùa, trang trí tượng, trangphục dân gian với màu sắc sặc sỡ gắn với các tích của đạo Phật Âm nhạcKhơme thường gắn với sinh hoạt ca múa và sân khấu

4.3. Người Hoa.

Người Hoa đến vùng đất Nam Bộ vào thập kỷ 70 của thế kỷ XVII Đa

số họ là người dân lao động sang Việt Nam tìm kế sinh nhai, cư trú đông đúc

Trang 12

tại các đô thị: Sài Gòn, Cần Thơ, Hà Tiên, Rạch Giá… Họ sang Việt Namtheo từng tỉnh của Trung Quốc (như Phúc Kiến, Quý Châu), sống thành cáclàng riêng, gọi là Minh hương, người đến trước thường được tôn làm Minhhương tiên hiền.

Về phương diện hành chính, mỗi cộng đồng người Hoa ở tỉnh gốc lậpthành một bang, có một bang trưởng là người đại diện để liên hệ với chínhquyền phong kiến Việt Nam, có sổ hàng bang ghi chép về các hộ, giống như

sổ hộ khẩu Phần lớn người Hoa ở Nam bộ sống bằng buôn bán và làm cácnghề thủ công, số làm ruộng rất ít Về sau, trong cộng đồng người Hoa dầndần phân hóa sâu sắc Thời Pháp thuộc và thời Mỹ - ngụy, một bộ phận sống

ở các đô thị lớn (tập trung ở Sài Gòn – Chợ Lớn) trở thành những nhà tư sảncông nghiệp và thương nghiệp, làm chủ các khách sạn, các hãng buôn lớn;một số ở miền Tây Nam Bộ buôn ngũ cốc, phụ tùng xe máy, lâm thổ sản.Những nhà tư sản này trở thành tư sản mại bản, quyền lợi gắn chặt với chế độthực dân, sử dụng đồng tiền vào mục đích chính trị, đi ngược lại quyền lợi của

đa số dân nghèo thành thị, công nhân và nông dân trong cộng đồng ngườiHoa

Trong quá trình cư trú tại Nam Bộ, người Hoa đã cùng người Việt,Khơme khai phá vùng đất màu mỡ này Nhiều người Hoa có công khai phá cảmột vùng rộng lớn, được nhân dân tôn vinh mà tiêu biểu là Mạc Cửu (khaiphá vùng Hà Tiên)

Văn hóa của người Hoa ở Nam Bộ có nhiều yếu tố đặc sắc Về ẩm thực,thể hiện ở các món ăn đặc trưng như: cơm chiên thập cẩm, cháo, mì vằn thắn,bánh bao; các loại chè uống Về văn hóa vật thể, nổi bật là các ngôi quán,chùa và đình Về tín ngưỡng người Hoa vùng Nam Bộ có tục thờ Tứ vị ThánhNương, thờ bà Thiên Hậu, Quan Công, 108 anh em tử nạn trong quá trình di

cư đến Việt Nam, thờ ông Bổn (giống như thờ thổ địa của người Việt) Vềvăn hóa tinh thần, người Hoa nổi tiếng với các loại hình sân khấu, lễ hội hoađăng, các điệu múa lân, múa sư tử, các lễ tiết (Tết Nguyên đán, Nguyêntiêu…)

4.4. Người Việt (Kinh).

Trang 13

Trong 54 tộc người ở Việt Nam, người Việt là tộc người đa số, chiếm sốđông nhất, chiếm phần đông trong dân số cả nước, trong đó còn lại là các dântộc khác.

Người Việt là tộc người duy nhất cư trú thành các cộng đồng đông đúc

ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước, trên tất cả các địa bàn (đồng bằng,trung du, miền núi, ven biển, hải đảo), song tập trung đông đúc ở các đồngbằng (đây là quy luật phổ biến của các nước Đông Nam Á, giống như trườnghợp người Thái ở Thái Lan, người Miên ở Mianma, người Khơme ởCampuchia…) Người Việt còn tập trung ở các thành phố, thị xã, thị trấn, cáctrục đường giao thông lớn trong cả nước

Các tư liệu khảo cổ học cho phép khẳng định, tổ tiên của người Việtchính là nhóm Lạc Việt nằm trong khối Bách Việt cư trú trên một vùng rộnglớn ở Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc Về mặt nhân chủng, người LạcViệt là trung gian giữa chủng Mônggôlôít và Ôxtralôít Trên vùng lãnh thổBắc Bộ và Bắc Trung Bộ hiện nay, cách ngày nay khoảng 3.500 – 4.000 năm,nhóm Lạc Việt đã trực tiếp tạo ra những nền văn hóa có tính liên tục, từPhùng Nguyên, Gò Mun, Đồng Đậu và cuối cùng là nền Văn hóa Đông Sơnrực rỡ, với nghề trồng lúa nước, kết hợp với nghề thủ công, trong đó nghề độcđáo nhất là nghề đúc đồng với sản phẩm mang tính đặc trưng là trống đồng.Cùng với quá trình hoạt động, sinh sống, do nhu cầu của phát triển kinh tế,

mở mang diện tích canh tác và hoạt động sản xuất, người Việt đã phân tánrộng khắp miền Bắc, miền Trung, miền Nam của đất nước

Song song với việc thiết lập cơ sở kinh tế và thể chế chính trị đi đếnphát triển như ngày nay, người Việt còn tạo ra một nền văn hóa vô cùng độcđáo Có chữ viết và tiếng nói cho riêng mình Văn hóa vật thể người Việt thểhiện trước hết ở truyền thống ẩm thực (các đồ ăn, thức uống, phong tục tậpquán) phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền Về trang phục, nétđộc đáo nhất của người Việt là bộ quần áo dài của nữ giới, đó là vẻ đẹp,duyên dáng và truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, ở Nam Bộ là bộquần áo bà ba quấn với chiếc khăn rằn Kết cấu làng và nhà cửa của ngườiViệt được trang trí hài hòa với khung cảnh thiên nhiên của từng vùng Trong

Trang 14

mỗi làng đều có các công trình thờ cúng (gắn với kiến trúc và điêu khắc củatừng thời kỳ) như đình, chùa, đền, miếu…

Nét độc đáo nhất về tín ngưỡng của người Việt, nét nổi bật nhất là sựkết hợp giữa ba tôn giáo Nho – Phật – Đạo (Tam giáo đồng tôn) với các yếu

tố tín ngưỡng của bản địa, như tín ngưỡng thờ tổ tiên, tín ngưỡng vật hữutình, tín ngưỡng nông nghiệp ruộng nước… Mỗi làng Việt đều có đình để thờThành hoàng (vị thần bảo vệ và che chở cho vận mệnh của cả làng, thường làcác tướng lĩnh có công đánh giặc giữ nước, người có công khai phá đất đai,lập làng, người truyền nghề hay mở đường học hành khoa cử cho làng), cóchùa để thờ Phật, có văn chỉ (hay văn tự) để thờ Khổng Tử (người sáng tạo rađạo Nho) và những người đỗ đạt của làng Trong làng còn có nhà thờ của cácdòng họ, nhà thờ các danh nhân, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết

ơn tổ tiên Các làng ven biển từ Trung Trung Bộ trở vào đến tận Mũi Cà Mauđều có làng thờ cá voi (hay cá Ông, nên còn gọi là lăng Ông)

Gắn với các công trình tín ngưỡng trên đây là các lễ thức thờ cúng, pháttriển thành các hội Chiếm phần lớn các hội là hội đình, một số là hội chùa,hội đền Về nội dung, có hội lịch sử, hội nông nghiệp, hội thi tài, hội văn nghệgiao duyên… Về quy mô, chiếm phần lớn là hội làng, một số hội là liên làng(liên kết của nhiều làng có quan hệ thân thuộc về lịch sử, điều kiện địa lý vàvăn hóa), một số ít là hội vùng (hội của một vùng rộng lớn) Hội là một nétđẹp văn hóa trong cộng đồng người Việt, nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống tâmlinh, thưởng thức các giá trị văn hóa cho người nông dân sau một mùa sảnxuất Hội phản ánh ước vọng của cư dân nông nghiệp (mưa thuận gió hòa,phong đăng hòa cốc, đông con nhiều cháu, nhân khang vật thịnh) Hội cũngphản ánh đặc điểm tín ngưỡng phong tục tập quán, sự phân tầng xã hội tronglàng xã (thể hiện ở vai vế trong tế lễ, đám rước, chia phần biếu sau tế lễ).Cùng với đình làng, hội là kết tinh của tinh thần cộng đồng làng xã (thể hiện ởmọi người cùng lo việc hội, cùng thưởng thức hội) Hội là yếu tố lớn nhất củavăn hóa phi vật thể góp phần làm phong phú văn hóa làng xã

Văn hóa phi vật thể của người Việt còn thể hiện ở các lễ tiết trong năm(Tết Nguyên đán và các tết khác), ở các phong tục liên quan đến chu trình đời

Trang 15

người (lễ cúng mụ, lễ vào giáp, cưới xin, khao vọng, lên lão, mừng thọ vàtang lễ) Các phong tục này biểu hiện riêng biệt của từng vùng, miền Thêmvào đó người Việt còn xây dựng được một kho tàng văn học dân gian (cổ tích,thơ, ca, hò, vè…) và văn học hiện đại rất đồ sộ (văn, thơ, tiểu thuyết…) dướidạng chữ viết hoặc truyền miệng.

Người Việt sớm hình thành nền giáo dục dân gian, từ trong gia đình,dòng họ và làng xã, nhằm trao truyền các kỹ năng lao động, các kinh nghiệmsản xuất dựa trên những nhận biết mang tính quy luật về sự biến chuyển củathời tiết, khí hậu từng mùa, sự thích ứng của các loại cây trồng với các điềukiện của thổ nhưỡng, nước và khí hậu Trong giáo dục, người Việt chú trọngdạy con người từ tấm bé nhận biết để có một thái độ ứng xử đúng trong cácmối quan hệ: quan hệ nam nữ, quan hệ huyết thống, quan hệ tuổi tác, quan hệlàm ăn… nhằm duy trì tôn ty trật tự từ trong gia đình ra ngoài làng, duy trìcác phong tục tập quán, các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng Ngay từ đầu CôngNguyên, người Việt đã tiếp thu nền giáo dục Hán học của người Trung Quốc.Chữ Hán được dùng làm phương tiện chủ yếu để dịch kinh, in sách Phật Một

số người Việt có học lực khá, thi đỗ cao có tiếng vang sang cả Trung Quốcnhư Trương Trọng, Lý Tiến, Lý Cầm (đời Lý); đời nhà Đường có KhươngCông Phụ đỗ Trạng nguyên, được giao chức vụ cao trong triều đình phongkiến Trung Quốc

Văn hóa Việt có sức lan tỏa, ảnh hưởng lớn đến các tộc người khácnhưng văn hóa Việt cũng tiếp thu nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc của nhiều tộcngười khác Một nét nổi bật của người Việt là tính thích ứng, thích nghi rấtcao với điều kiện sống, với hoàn cảnh mới, trước môi trường sống mới Đếnvới bất kỳ môi trường nào, người Việt cũng dễ dàng, nhanh chóng thích nghi

và hòa đồng với cư dân sở tại, từ đó tạo ra những nét mới trong văn hóa, trên

cơ sở “nguyên mẫu” ban đầu Các sắc thái văn hóa Việt ở Trung Bộ và Nam

Bộ cho thấy điều đó

Người Kinh ở Nam Bộcùng chung sống với cộng đồng các dân tộc anh

em như Hoa, Khơme… Trong quá trình cùng nhau hoạt động sản xuất, cùngnhau đoàn kết chống lại thiên tai, chống lại giặc xâm lược bảo vệ và giữ gìn

Trang 16

quê hương đất nước của mình, các nền văn hóa đã giao thoa, ảnh hưởng mạnh

mẽ lẫn nhau Trong hầu hết các lễ hội đặc sắc của các dân tộc thiểu số nơi đâynhư: Lễ Chol Chnam Thmay (Lễ vào năm mới), lễ Xen Đôl ta, Lễ Óc OmBok (Lễ cúng Trăng)… của dân tộc Khơme; Lễ Đấu đèn của người Hoa… đó

là những sinh hoạt văn hóa, hoạt động lễ hội có sức thu hút đông đảo mọingười tham gia, thể hiện nét đặc trưng của vùng sông nước Đồng bằng sôngCửu Long Không chỉ có đồng bào dân tộc thiểu số, mà còn có đông đảongười Việt và đồng bào các dân tộc trong khu vực phụ cận cùng hưởng ứngmột cách nồng nhiệt Qua mỗi một lễ hội, tình đoàn kết, gắn bó giữa cộngđồng các dân tộc ngày càng được củng cố, bền chặt, nền văn hóa chung ngàycàng phong phú, đặc sắc Không chỉ trong lễ hội, mà trong phong tục tậpquán, đồng bào các dân tộc thiểu số, trong quá trình giao lưu với người Việt,

đã dần bỏ đi các phong tục tập quán lạc hậu, cải cách theo lối sống mới vănminh và tiến bộ hơn trong đời sống và trong sản xuất Trong văn hóa ẩm thựcngười Kinh cũng đã tiếp thu rất nhiều những nét đặc sắc từ văn hóa ẩm thựccủa các dân tộc thiểu số khác, đặc biệt là của người Hoa Nhờ vậy mà văn hóangười Việt ở Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng phong phú, thỏa mãn nhucầu văn hoa của người dân

Chương 2: NÉT ĐỘC ĐÁO TRONG VĂN HÓA CỦA CÁC TỘC

NGƯỜI VÙNG NAM BỘ.

2.1. Dân tộc Khơ-me.

2.1.1. Giới thiệu:

Tên gọi: Người Khmer

Tên gọi khác: Cur, Cul, Cu Thổ, Việt gốc Miên, Khơ Me K’rôm

Số dân: 1.260.640 người (Tổng cục Thống kê năm 2009), là dân tộc có

số dân đông nhất trong các dân tộc nói ngôn ngữ Môn - Khmer ở Việt Nam.Ngôn ngữ và chữ viết: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer,ngữ hệ Nam Á Họ có chữ viết riêng để ghi chép các truyện dân gian

Trang 17

Nguồn gốc lịch sử: Trước thế kỉ XVII người Khmer và văn hoá của họgiữ vai trò chủ thể ở vùng Nam Bộ.

Địa bàn cư trú: Sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh Sóc Trăng, VĩnhLong, Trà Vinh, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang

Đặc điểm kinh tế: Nông nghiệp dùng cày và thâm canh lúa nước Bộnông cụ khá hoàn thiện và hiệu quả, thích ứng với điều kiện địa lí sinh tháiNam bộ, đặc biệt nhất là việc cày bằng hai trâu Đồng bào thành thạo nghềđánh cá, dệt, chiếu, đan lát, dệt vải, làm đường thốt nốt và làm gốm Chănnuôi nuôi trâu bò, lợn, gà, vịt khá phổ biến

Văn hóa:Từ lâu và hiện nay, chùa Khmer là tụ điểm sinh hoạt văn hóa

-xã hội của đồng bào Trong mỗi chùa có nhiều sư (gọi là các ông lục) và do

sư cả đứng đầu Thanh niên người Khmer trước khi trưởng thành thường đếnchùa tu học để trau dồi đức hạnh và kiến thức Hiện nay ở Nam Bộ có trên

400 chùa Khmer Nhà chùa thường dạy kinh nghiệm sản xuất, dạy chữKhmer

Đồng bào Khmer có tiếng nói và chữ viết riêng, nhưng cùng chung mộtnền văn hóa, một lịch sử bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam Đồng bàoKhmer sống xen kẽ với đồng bào Kinh, Hoa trong các phum, sóc, ấp

Đồng bào Khmer Nam Bộ có nhiều phong tục tập quán và có nền vănhóa nghệ thuật rất độc đáo Những chùa lớn thường có đội trống, kèn, đàn, cóđội ghe ngo Hàng năm người Khmer có nhiều ngày hội, ngày tết dân tộc Đồng bào Khmer có các ngày lễ lớn là Bong Chol Chnam Thmay (nămmới), lễ Phật đản, lễ Đôl ta (xá tội vong nhân), Oóc om bók (cúng trăng).Học: Con trai khi lớn đều được cha mẹ gửi vào chùa làm sư từ 3 đến 5năm Họ được học kinh Phật, học chữ Khmer ở các trường chùa Chỉ saunghĩa vụ tu hành, họ mới được phép hoàn tục và mới có quyền được lập giađình

Trang 18

2.1.2. Văn hóa vật chất.

2.1.2.1. Văn hóa ở:

Người Khmer ở Nam bộ đa số đều cư trú trên các gò đất cao, gọi là đâyphnô, cũng có nơi họ sống ở ven sông, rạch hoặc dọc theo bờ biển Họ sốngtập trung thành từng cụm gọi là phum(tương đương với xóm của người Kinh).Ngày trước, mỗi phum có chừng từ năm đến sáu chục nóc nhà, cụm dân cưđông hơn phum gọi là sróc (người Kinh thường gọi là sóc), khoảng bằng một

xã của người Kinh

Nhà ở của người khmer Nam bộ

Nhà ở của người Khmer Nam bộ thường tụ sau các luỹ tre, trong cáckhuôn viên nhỏ, có rào tre thấp, tường xây hay hàng rào cây xương rồng baobọc Trước mặt nhà thường có một cái sân nhỏ với đống rơm ở bên rìa sân.Bên hông và sau nhà thường là bếp, nhà tắm, chuồng trâu bò và một mảnhvườn nhỏ Nếu sau nhà là ao thì vườn nhà lại nằm phía trước sân Vì theoquan niệm "sống gửi thác về" của đạo Phật nên người Khmer coi nhà ở khôngquan trọng, không cần để phô trương biểu thị về sự giàu sang, bề thế của giađình, họ tộc Vì vậy, nhà và cách bày trí trong nhà của người Khmer thườngrất đơn giản, chúng chỉ là nơi tránh nắng, tránh mưa… Cửa nhà nằm ở giữa,thường hướng ra sông, rạch hoặc đường, hai bên có cửa sổ nhỏ Phía sau nhà

Trang 19

có một chái nhỏ dùng làm bếp và chứa các đồ dùng, công cụ sản xuất.Nhà ởcủa người Khmer ngày nay về hình dáng, vật liệu kiến trúc cũng gần giốngnhà của Kinh và người Hoa Nếu sống trên đất cao thì người Khmer thườnglàm nhà trên mặt đất, còn ở nơi đất thấp họ phải cất nhà sàn nhỏ nhưng nóccao, mái rất dốc và thường được lợp bằng lá dừa nước.

Do quá trình giao lưu, sống chung lâu đời mà nay số đông người Khmerlàm nhà ở nền đất, giống như người Kinh và có thể chia làm hai dạng: Dạngnhà nghèo, còn khó khăn thì có nhà nhỏ, chỉ có hai mái, mái trước ngắn, máisau dài, cột kèo đều bằng gỗ nhỏ, bằng tre, mây buộc, mái lợp lá dừa hoặc láthốt nốt, xung quanh che phên lá đơn giản Còn nhà có kinh tế khá giả thì cónhà lớn, nhà bốn mái gồm: hai mái chính và hai mái phụ ở đầu hồi.Nhà lớnthường có hai cái, cái trên cái dưới, mỗi cái ba gian Nhà nhỏ thường một căn,một chái cũng gần giống như nhà người Kinh, được làm với kỹ thuật khá cao.Khi cất nhà người Khmer có một tập quán rất tốt đẹp là họ luân phiên phụgiúp cho nhau gọi là vần công cất nhà.Người Khmer tuy giàu, nghèo khácnhau nhưng cách bài trí, xếp đặt bên trong nội thất đa số đều giống nhau:thường thì nhà trước là nhà khách có một bộ bàn nghế (tâu tăng) hoặc một bộván ngựa (kđa) lớn để ở giữa, hai bên là hai bộ ván ngựa nhỏ hoặc là hai chiếcchõng tre để đàn ông, con trai trong nhà nghỉ ngơi, khi có khách thì nhườngcho khách Phía sau thường có một hoặc hai chiếc tủ (tu), bên trong đặt nhữngchiếc gối thêu (khnơi) rất đẹp để biểu lộ sự khéo tay của phụ nữ trong nhà.Nhà nào cũng có bàn thờ Phật ở gian chính, đôi khi cũng được đặt trên đầu tủmột cách đơn giản nhưng rất trang trọng Ngày xưa không có phong tục thờ tổtiên trong nhà, nhưng do dung nạp tín ngưỡng của người Kinh, người Hoanên có một số gia đình người Khmer ngày nay cũng thờ tổ tiên Họ thờ riênghoặc thờ chung trên bàn thờ Phật, thường thì ảnh người quá cố được đặt dướiảnh Phật.Phía sau phòng khách, nếu nhà khá giả thì ngăn phòng cho vợ chồngchủ nhà (bân tak kần lạng mây ôn), phòng con cái, nhất là con gái luôn cóphòng riêng (bân tak tho nông kùm mụn) và nếu nhà nghèo cũng che một góc

Trang 20

cho con gái Người Khmer thường nằm quay đầu về hướng Nam, cho đó làhướng ngọc (tabôn), không khi nào để hướng chân người này lên đầu ngườikhác vì họ luôn tin rằng trên đầu của mỗi người đều có thần thánh ngự trị.Nhà dưới thường bố trí bếp và bồ lúa, nếu không có nhà dưới thì bếp được đặt

ở chái nhà chính Nhà tắm luôn được đặt ngoài hè hoặc phía sau

Ngày nay, đời sống vật chất được cải thiện, trong cộng đồng ngườiKhmer xuất hiện nhiều nhà 2 hoặc 3 gian nhưng thực ra chúng vẫn mang kiếntrúc của kiểu nhà 1 gian và được nối mái thêm

Qua nhà ở và cách bài trí trong nhà của người Khmer Nam bộ ta thấyđược sự bình đẳng trong mối quan hệ gia đình, dòng họ cũng như thấy được

cả về tính cách của họ Đó là lối sống không bon chen, không màu mè Theotinh thần Phật giáo, họ quan niệm, giá trị đích thực của con người được thểhiện qua việc làm được nhiều điều thiện hay điều ác trong cuộc sống hàngngày

2.1.2.2. Văn hóa mặc:

Trang phục của người Khơ-me

Người dân Khơ-me không chỉ nổi tiếng về các sản phẩm thổ cẩm dệt tay

mà trang phục truyền thống về kiểu dáng, màu sắc, phụ kiện đi kèm rất độcđáo thể hiện đậm đà bản sắc của cộng đồng dân tộc Khơ-me

Trang 21

 Trang phục nam

Thường nhật nam giới trung niên và người già thường mặc bộ bà bađen, quấn khăn rằn trên đầu Trong dịp lễ, tết họ mặc áo bà ba trắng, quần đen(hoặc áo đen, quàng khăn quàng trắng chéo ngang hông vắt lên vai trái Trongđám cưới chú rể thường mặt bộ "xà rông" (hôl) và áo ngắn bỏ ngoài màu đỏ.Đây là loại áo xẻ ngực, cổ đứng cài cúc, quàng khăn trắng vắt qua vai trái vàđeo thêm 'con dao cưới' (kầm pách) với ý nghĩa bảo vệ cô dâu Thanh niênhiện nay khi ở nhà thường không mặc áo và quấn chiếc 'xà rông' kẻ sọc

 Trang phục nữ

Cách đây ba, bốn mươi năm phụ nữ Khơ Me Nam Bộ thường mặc 'xămpốt' (váy) Đó là loại váy bằng tơ tằm, hình ống (kín) Chiếc váy điển hình làloại xăm pốt chân khen, một loại váy hở, quấn quanh thân nhưng khác nhiềutộc người khác cũng có loại váy này là cách mang váy vào thân Đó là cáchmang luồn giữa hai chân từ sau ra trước, rồi kéo lên dắt cạnh hông tạo thànhnhư chiếc quần ngắn và rộng Nếu cách tạo hình váy và một số mô tip hoavăn trên váy có thể có sự tiếp xúc với các tộc người khác thì cách mặc váynày có thể xem là đặc trưng độc đáo của Khơ Me Nam Bộ

 Trang phục của người Khơ-me trong ngày lễ và ngày cưới:

Trang phục của người Khơ-me.

Đối với người Khơme, trang phục không chỉ để mặc mà còn phải thỏamãn cả về mỹ thuật, tín ngưỡng và tâm linh.Tùy theo từng hoàn cảnh khácnhau

Trang 22

mà người phụ nữ Khơme lựa chọn cho mình những bộ trang phục truyềnthống khác nhau Cũng giống như nhiều dân tộc thiểu số khác, trang phụctruyền thống của phụ nữ Khmer khá cầu kỳ và màu sắc rực rỡ.

Đó là sự kết hợp hài hòa giữa áo tầm vông (còn gọi là áo cổ vòng), vận

xà rông và “sbay” cùng với những hạt cườm, hạt kim sa lấp lánh được đínhtrên nền hoa văn tinh xảo Áo tầm vông thường được dệt bằng tơ tằm hay chỉkim tuyến với nhiều họa tiết hoa văn khác nhau Xà rông là một mảnh thổcẩm rộng khoảng 1m, dài 3,5m khi mặc thì cuốn lại che nửa người phía dưới

Để tôn thêm nét dịu dàng uyển chuyển đầy nữ tính trong bộ lễ phục nàykhông thể thiếu “Sbay” - một loại khăn lụa mềm mại được cuốn chéo từ vaitrái xuống bên sườn phải

Điểm nổi bật trên trang phục truyền thống của người phụ nữ Khơme làbao giờ cũng đính hạt cườm hay kim sa sáng lấp lánh kết hợp với hoa văn tinhxảo, thêm vào đó là gam màu khá sặc sỡ càng làm tăng thêm vẻ đẹp củatrang phục

Trong những ngày lễ, tết, người dân Khơme thường diện trang phục chủyếu là màu vàng Đây là màu gợi không khí hội hè, cũng là màu sắc chủ đạotrong trang trí kiến trúc tôn giáo truyền thống thường gặp trong các ngôi chùaPhật giáo

Để làm nên bộ trang phục dân tộc đặc sắc, người Khơme có kỹ thuậtnhuộm khá tinh tế gọi là “tkat”và “batik” khiến vải vóc, tơ lụa bóng mà màusắc không phai Váy của phụ nữ Khơme được dệt bằng chất liệu tơ tằm, sợibông hoặc chỉ kim tuyến, kết hợp rất nhiều hoa văn và họa tiết

Người Khơme quan niệm để được khoẻ mạnh cần đeo vào cổ tay hoặcthắt lưng một sợi dây bùa có gắn một mảnh xương hay nanh vuốt thú dữ nhưhổ,cá sấu,heo rừng để ngăn trừ gió độc, tà ma… Do vậy, trang sức là bộphận rất quan trọng trên trang phục từ xưa đến nay Nghề chế tác đồ trang sứchình thành từ rất sớm và có những sản phẩm độc đáo Những chiếc vòng cổ,

Trang 23

lắc tay có môtip đa dạng nhưhình trăng lưỡi liềm, hình thoi, hình trái cây,hình chim, hình thú được đông đảo phụ nữ ưa chuộng và họ coi đây là vậtdụng không thể thiếu mỗi khi đi ra đường.

Biểu hiện rõ nhất trang phục phục truyền thống của người Khơme làtrong lễ cưới Theo phong tục, chú rể sẽ mặc chiếc “sampôt hôl” có màu đỏ

và trang trí hoa văn Ngoài ra, chú rể có thể mặc loại áo Khơme ngắn màu đỏhoặc trắng, cổ đứng, tay dài, cài 9 cúc ở phía trước Nơi vai trái vắt dải khăn(khăn kânxail) đeo thêm con dao cưới (kầm pach) nhằm mục đích múa mởđường trong lễ cưới, để cắt trầu cau cho cô dâu dùng, hoặc còn được giảithích là biểu tượng cho lòng trung thuỷ,sẵn sàng hy sinh cho tình yêu (qua sựtích nàng Tiêu,chàng Tum)

Trong khi đó, trang phục truyền thống của cô dâu là chiếc “sampôt”bằng sợi kim tuyến hay tơ tằm màu đỏ sậm hoặc màu hồng cánh sen sậm, dàiđến cổ chân, có dệt hoa văn cùng chiếc áo ngắn tay bó chẽn hoặc để hở mộtbên vai (xabây) Một tấm “sronko” có dạng như chiếc yếm hình bán nguyệtquàng phi trước quanh chân cổ, che phủ hầu hết phần trên của ngực áo

Ngoài ra, cô dâu còn quàng xéo ngang ngực tấm khăn hình chữ nhật dệtbằng sợi kim tuyến rực rỡ Trên đầu đội mũ cưới quý phái hình tháp nhọn 3tầng và một chiếc khăn lộng lẫy “kà păng” Chiếc mũ của cô dâu thường cómàu đỏ, trang trí họa tiết sặc sỡ bởi các hạt ngọc trai, hạt xoàn nhân tạo haythêu hoa cườm xà xung quanh Trên mũ cắm tua tủa các cây trâm (sniêk sok)gắn bông hoa tròn đủ màu như một rừng hoa khoe sắc (tượng trưng cho tuổitrẻ của cô dâu tươi đẹp như mùa xuân) Nơi chân mũ gắn hai chuỗi hạt ngọc

rũ dài xuống hai bên tai của cô dâu

Trang phục của cô dâu Khơme còn có thêm hoa tai được làm bằng hìnhcầu, chế tác bằng đồng thau giống hình dáng của các loại trái cây Đây có thể

là một nét riêng biệt của dân tộc Khơme khó có thể bắt gặp ở bất cứ nơi nàokhác

Trang 24

2.1.2.3. Văn hóa ăn:

Nếu người Việt có món nước mắm và các loại mắm là món ăn truyềnthống thì người Khmer nổi tiếng là món mắm prohok(người Kinh thường gọilái là bò hóc) Mắm prohoc chế biến từ cá đồng lẫn cá biển, cá nhỏ hoặc cá

to, ngoài ra còn có món mắm ơn pử làm từ tôm, tép hay mắm pô inh làm từcác sặc Các loại mắm này được người dân Khmer ăn sống, chưng, chiên, khohay làm gia vị nấu các món ăn khác Hầu như tất cả các món ăn của ngườiKhmer đều có hương vị đặc trưng của món mắm prohoc, một hương vị đậm

đà không lẫn đi đâu được Trong ẩm thực của người Khmer đặc biệt thích chonước cốt dừa vào trong các món ăn

Khẩu vị của người Khmer là vị chua và vị cay Vị chua chủ yếu đượclấy từ trái me, lá me non hoặc cơm mẻ Vị chua này được dùng trong móncanh sim lo, món ăn có cách nấu rất công phu, phải dùng cá đồng nấu với raungổ, chuối cây và nêm thêm mắm prohoc thì mới đúng điệu Đây là món canhđược dùng rất phổ biến trong các phum sóc của người Khmer

Người Khmer Nam Bộ thường làm rất nhiều bánh ngọt cổ truyền vàonhững dịp lễ, tết, đám cưới, đám làm phước Bánh làm xong thường đượcđựng trong các giỏ đan bằng lá dừa để đem vào chùa tặng các vị sư sãi hoặctặng ông bà, cha mẹ, họ hàng, láng giềng và tặng những vị ân nhân của giađình như thầy thuốc, thầy giáo,…các loại bánh phổ biến như: bánh bò thốtnốt, bánh tổ yến, bánh gừng, bánh lăng bí, dưa củ riềng,…Đặc biệt món cốmdẹp, một món ăn cổ truyền mang tính đặc trưng dân tộc không thể thiếu trong

lễ hội Ok om bok ( lễ cúng trăng) của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ Cốmdẹp được làm từ những hạt lúa non mới gặt được giã ra thơm ngát, khi ănđược trộn thêm ít đường, dừa bào sợi tạo vị vừa ngọt, vừa béo, vừa thơm rấthấp dẫn

Trong lễ cưới của người Khmer hầu như không thể thiếu ba loại bánh

cổ truyền để cúng trên bàn thờ tổ tiên, đó là bánh quạt, bánh củ gừng và bánh

Trang 25

bông lan Ba loại bánh này sẽ được xâu kết lại một cách khéo léo thành hìnhdáng ngôi tháp Khmer trông rất đẹp mắt.

Vào dịp lễ hội với ý nghĩa tạ ơn trời đất, thì bánh dây hay còn gọi làbánh dứa thường được đồng bào dân tộc Khmer ưa chuộng Đây là một loạibánh dân gian được làm đơn giản hơn bánh tổ yến nên nhiều người Khmercòn dùng nó trong sinh hoạt hằng ngày và làm bán mời khách du lịch thưởngthức một món ăn cổ truyền của người Việt Nam mang đậm phong cách dântộc Khmer Nam Bộ

2.1.2.4. Hoạt động sản xuất:

Người Khmer là cư dân nông nghiệp dùng cày và trồng lúa nước Trong

bộ công cụ nông nghiệp khá hoàn thiện và hiệu quả của họ, có những dụng cụđộc đáo thích ứng với điều kiện địa lí sinh thái Nam bộ như cái phảng thaycho cày chuyên dùng ở vùng đất phèn, mặn để phát cỏ, cù nèo (Pok) dùng để

vơ cỏ Cây nọc cấy (Sơ chal) dấu vết của chiếc gậy chọc lỗ xa xưa, tạo ra lỗ

để cắm cây lúa ở những chân ruộng nước nhưng đất cứng, và cái vòn gặt (Kầnđiêu) dùng để cắt lúa

Người Khmer có nghề đánh cá, dệt, chiếu, đan lát, dệt vải, làm đườngthốt nốt và làm gốm Kĩ thuật gốm đơn giản, công cụ chính là hòn kê(K’leng), bàn dập (Chơ), chưa dùng bàn xoay, không có lò nung cố định, gốmmộc, không màu,với độ nung thấp Sản phẩm gốm chủ yếu là đồ gia cụ, tiêubiểu nhất là bếp (Cà ràng) và nồi (Cà om) rất được người Việt, người Hoa ởđồng bằng sông Cửu Long ưa dùng

2.1.3. Văn hóa tinh thần.

2.1.3.1. Lễ hội:

Lễ hội Bong Chol Chnam Thmay.

Lễ vào năm mới, mang ý nghĩa là mừng thêm một tuổi, tương tự nhưTết Nguyên đán của người Việt, với hy vọng năm mới đến sẽ đem lại nhữngđiều may mắn Được diễn ra vào giữa tháng 4 dương lịch (tháng 3 âm lịch),

Trang 26

không cố định ngày, hàng năm đều do các nhà thiên văn bói toán ấn định, tínhtheo vòng quay trái đất quanh mặt trời trong một năm sẽ định ra được ngày,giờ cụ thể trong năm đó Đến khi có được ngày, giờ cụ thể và tới thời gian đó,

bà con ăn mặc đẹp, đem nhang đèn đến chùa làm lễ đón Giao thừa, sau giờphúc đó sẽ bước vào năm mới và được tổ chức đón tết trong 03 ngày cụ thểnhư sau:

Ngày thứ nhất gọi là Thngay Chol Chnam Thmay (ngày vào năm mới),

bà con làm cơm đi chùa vào buổi sáng và buổi trưa để dâng đến các vị Sư,được nghe các vị chúc tụng năm mới Đêm lại, nghe các vị Sư tụng kinh Cầu

an năm mới, cầu cho “Quốc thái dân an” và hưởng được 4 pháp của đức Phật(sống lâu, sắc đẹp, an vui và sức mạnh), rồi được nghe các vị thuyết pháp về ýnghĩa của lễ Chôl Chnam Thmây và sau đó thanh niên nam nữ cùng nhau múahát trước sân chùa

Ngày thứ hai gọi là Thngay Von-boch cũng giống như ngày thứ nhấtvẫn làm cơm đi chùa dâng đến các vị Sư và lắng nghe các vị chúc tụng, cầu

an, thuyết pháp giảng đạo, rồi các thanh niên nam nữ vui chơi trước sân chùa.Ngày thứ ba gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi), mới chính là ngàychánh cũng là ngày cuối tết, tương tự như hai ngày đầu, nhưng ngày này bàcon đều đến đông đủ để làm lễ Cầu siêu cho người thân đã quá cố, để vonglinh của họ sớm được siêu thoát Chiều mọi người cùng nhau làm lễ tắmtượng Phật để tỏ lòng tưởng nhớ và biết ơn đức Phật, đồng thời cũng để rửanhững điều không may của năm cũ để sang năm mới vạn sự như ý Tết ChôlChnam Thmây được kết thúc

Bong Đôl-ta.

Lễ Đôl-ta vào tháng 8 âm lịch (lễ cúng tổ tiên) Thông thường trong dịp

lễ Đôlta có hội đua bò kéo bừa truyền thống, một trong 10 sự kiện lớn ở vùngBảy Núi (An Giang), mang sắc thái văn hoá độc đáo của người dân ở đây

Trang 27

Lễ ông bà, được tổ chức hàng năm vào ngày 29-30 tháng 8 âm lịch,nhằm tưởng nhớ công ơn cha mẹ, họ hàng và người thân đã quá vãng Lễđược diễn ra trong 02 ngày:

Ngày thứ nhất gọi là Sên Đôl-ta (cúng ông bà), vào ngày 29/8 âm lịch,tại mọi gia đình làm một mâm cơm tươm tất, thấp nhang đèn, mời anh em họhàng bạn bè lại cùng cúng, khấn vái, mời những linh hồn người thân đã vãng

về ăn uống

Ngày thứ hai gọi là Bong Phchum Banh (lễ hội linh) vào ngày 30/8 âl,ngày này là ngày hội của những linh hồn người thân đã quá cố đều hội tụ vềchùa Vì thế tất cả gia đình người Khmer đều làm cơm đi chùa, mời các vị sưtụng kinh cầu siêu và nhận hồng phúc mà chúng con dâng cúng hôm nay đểsớm được siêu thoát Lễ Đôl-ta được kết thúc tại đây

Bonh Oc-om-bok.

Lễ đút cốm dẹp, có nghĩa là người ta lấy cốm dẹp trộn với đường, dừarồi vắt thành cục nhỏ kèm theo một trái chuối đút vào miệng các trẻ em từ 2năm tuổi trở lên và để cho trẻ cầu nguyện những ước mơ của mình Ngoài racòn mang ý nghĩa mừng cơm mới vào những ngày trăng sáng mưa gió chấmdứt, nước từ từ rút xuống, mở đầu cho một mùa khô Đồng thời cũng để tưởngnhớ đến công ơn Mặt trăng, được người dân Khmer coi như là một vị thầnđiều tiết mùa màng nên còn gọi là “lễ cúng trăng”, được tổ chức hàng nămvào ngày 15 tháng 10 âm lịch Trong đó có tổ chức các môn thể thao giải trínhư đua ghe Ngo, thuyền bầu,…

Ngoài ra còn nhiều lễ hội khác như: Lễ Dâng y cà-sa, lễ Cầu an, lễ chúcthọ, lễ Phật định, Phật đản,…

2.1.3.2. Tôn giáo, tín ngưỡng

Tín ngưỡng :

Người Khmer vùng Nam Bộ cho đến nay vẫn còn bảo lưu nhiều hìnhthức tín ngưỡng dân gian của dân tộc mình.Phần đông đồng bào là cư dân

Trang 28

nông nghiệp trồng lúa nước, nên trong quan niệm của người Khmer vùngNam Bộ thì trời, đất, Mặt trời, Mặt trăng … là lực lượng siêu nhiên có thể banphước lành hoặc giáng họa cho mọi người Họ tin rằng trong cuộc sống, sảnxuất của cá nhân, gia đình, dòng họ muốn được bình yên phải được lực lượngsiêu nhiên đầy quyền năng che chở, bảo hộ, đó là Arak ( thần bảo hộ dònghọ), Neakta ( thần bảo hộ), Teevada ( các thiên thần chăm sóc thế gian) Vìvậy, hàng năm, người Khmer vùng Nam Bộ thường tổ chức các lễ định kỳ vàkhông định kỳ nhằm mục đích cầu an, xin mưa thuận, gió hòa để được mùamàng tươi tốt, cuộc sống no đủ Do điều kiện tự nhiên ở Nam Bộ có nét riêngbiệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 âm lịch, và đây cũng là thờiđiểm của vụ mùa chính, nên hầu hết các lễ nghi nông nghiệp đều tập trungvào mùa này, nhất là ở giao điểm của mùa khô và mùa mưa Đây là một đặcđiểm tự nhiên quy định đặc trưng trong sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo củangười Khmer vùng Nam Bộ.

Hình thức tín ngưỡng dân gian của người Khmer vùng Nam Bộ pháttriển rất phong phú Hình thức nghi lễ cũng khác nhau, tùy thuộc vào tính chất

và nội dung của từng buổi lễ cụ thể Các hình thức tín ngưỡng đều mang nặngdấu ấn tôn giáo, thể hiện qua sự hiện diện của các nhà sư trong các nghi lễ,hay tên gọi của các thần bảo họ Neakta, Arak Một điểm dễ thấy là ngườiKhmer vùng Nam Bộ sớm lựa chọn các động vật bò sát như cá sấu, rắn nướclàm tô tem chủ yếu của mình Tín ngưỡng vật tổ này vẫn để lại dấu tích trongmột số truyện kể, lễ nghi, mô típ trang trí trong ngôi chùa, hay ở các công cụlao động của đồng bào

Người Khmer còn tin rằng, mỗi nghề nghiệp làm ăn trong cuộc sốngnhư thầy cúng, thầy thuốc, thợ mộc, thợ may… đều do một người có tài năngsáng lập được gọi là sư tổ, là Kru Nghề nào cũng có Kru nên khi làm ăn cókết quả tốt thì phải cúng lễ vật, khấn vái để tạ ơn

Trang 29

Về tôn giáo, người Khmer vùng Nam Bộ cũng có những đặc điểm riêng,bên cạnh Phật giáo Tiểu thừa giữ vị trí chi phối đời sống tinh thần, tâm linh,đồng bào Khmer còn ít nhiều ảnh hưởng của Đạo Bàlamôn

Trong sách dạy làm người của dân tộc Khmer có câu: “ Người khôngđược tu trong chùa là người có nhiều tội lỗi trong đời sống.” Cho nên ngườicon trai Khmer được xem là đủ tư cách phẩm chất trong xã hội đều phải trảiqua thời gian tu học ở chùa Có thể nói, mỗi người Khmer vùng Nam Bộ từkhi chào đời đã được xem là một tín đồ Phật giáo, lớn lên được dạy dỗ theotinh thần đạo lý của nhà Phật Theo quan niệm của người Khmer vùng Nam

Bộ, đi tu không phải để trở thành Phật mà để thành người có nhân cách, là cơhội tốt để học chữ nghĩa, đạo lý, đức hạnh, tu để làm người tốt Đồng thời,theo nếp nghĩ truyền thống, đi tu là mọt cách tịch phước cho gia đình, cha mẹ

và bản thân Người Khmer ý thức rằng trong cuộc đời ít nhất phải có một lần

đi tu, đó là nghĩa vụ và vinh dự của người đàn ông Khmer, tùy theo “ phước”của từng người mà thanh niên Khmer có thể di tu bất cứ lúc nào và thời gianbao lâu

Xuất phát từ tư tưởng truyền thống là hướng về Đức Phật, nên trongcuộc sống hàng ngày dù sư sãi ở chùa, hay dân chúng tại gia đều phải rènluyện theo đạo pháp: thọ giới – bố thí – tụng Theo quy định, các vị sư sãithường ngày phải tụng kinh niệm phật ít nhất là sáu ngày, vào các ngày 5, 8,

25, 20, 23, 30 âm lịch Những điều quy định đó được đồng bào thực hiệnnghiêm túc, trở thành nếp sống cộng đồng

Tất cả kiến thức và đạo lý cuộc đời đều được trang bị cho trẻ em Khmerchủ yếu từ các ngôi trường chùa Phật giáo Tiểu thừa, đó là nét khá đặc sắccủa người Khmer khu vực Nam Bộ Ngôi chùa Phật giáo Tiểu thừa và chứcnăng xã hội của nó thể hiện trong thực tiễn cuộc sống là một giá trị văn hóa,biểu hiện sắc thái văn hóa của người Khmer tại đây Chính từ những định chế

tu trì cởi mở, cùng với các chức năng xã hội mà quan hệ giữa ngôi chùa vớingười Khmer vùng Nam Bộ trở nên gắn bó chặt chẽ hơn Người Khmer vùng

Trang 30

Nam Bộ có thể sẵn sàng góp công sức và của cải để xây dựng chùa, trong khicuộc sống của mình có thể vãn đang nghèo khó Do vậy, nếu người Khmervùng Nam Bộ xa rời Phật giáo Tiểu thừa, thì cũng chính là họ tự xa rời nhữnggiá trị và sắc thái văn hóa của dân tộc mình.

Trang 31

Chùa Khơ-me:

Một số hình ảnh về chùa của người Khơ-me.

Một ngôi chùa Khmer là sự tổng hợp hài hòa về những yếu tố tạo hình,tạo dáng, điêu khắc, kiến trúc, hội họa Môt ngôi chùa Khmer thường đượckiến lập trên một khu đất khá rộng rãi trong mỗi địa phương Có nhiều khuvực chục rộng đến hàng chục mẫu tây Với cảnh quan đó, chung quanh mộtngôi chùa thường trồng nhiều loại cây to như thốt nốt, dầu, sao, những câyđặc sản miền Nam Mỗi ngôi chùa Khmer thường bao gồm nhiều khu vựckiến trúc như: khu chánh điện, sala, nhà tăng, nhà tu thiền định, nhà thiêuhương và những tháp thờ Trước chùa thường là cổng (tam quan) trang trí hoavăn theo kiểu kiến trúc đền tháp Kampuchia Vì là nơi cúng bái, hành lễ vàcầu đảo, cho nên chánh điện giữa vị trí trung tâm của ngôi chùa Những nềnchùa Khmer thường được xây cất hơn mặt đất thường là một mét; phần để giatăng vẻ tôn nghiêm; phần để tránh mùa lũ lụt Bên cạnh cổng vào là nhữngngôi tháp nhỏ, mỗi loại điêu khắc và kiến trúc theo mỗi thể điệu khácnhau.Khu chính điện nằm vào trung tâm của toàn bộ quần thể này Nền nhàđược cất cao hẳn lên, và phân chia thành ba cấp bậc có những bố cục hoàntoàn khác nhau Khu vực này được phân ra thành bốn phần, được quay hẳn vềbốn hướng ra vào khác nhau Mỗi hướng giành riêng cho mỗi hạng ngườikhác nhau vào chùa, từ vị trụ trì đến chư tăng, thiện nam tín nữ và nhữngngười phục vụ trong chùa Cũng nhờ kỹ thuật bố trí khá hoàn chỉnh cho nên

từ ngoài nhìn vào sẽ thấy ngôi chính điện cao hẳn lên; điều nầy có thể phânbiệt được với chùa chiền cổ truyền Việt Nam

Trang 32

Khung mái chùa uốn cao hẳn lên và được làm bằng loại gỗ quý, đượcđưa từ nhiều vùng khác đến Mái chùa được phân ra làm ba phần bọc quanhnhau và những góc cạnh đều được trang trí và điêu khắc rất công phu Nhữngnhánh cao vút lên ở những góc mái, mang hình tượng Vichnou cổ truyền.Chung quanh chùa có nhiều cột cao san sát nhau tạo ra một hình tượng vữngchải và kỳ bí hẳn Ba lớp la thành bọc quanh chiến phần lớn sân chùa, khiếncho du khách tưởng tượng đến những hạn chế từng vùng riêng biệt, mà nghithức người Khmer thường đưa ra cho mọi tín đồ đến hành lễ Đặc biệt nhất lànhững hình tượng Krud, tức là hình người đầu chim, một biểu trưng về "vậtnhân nhất thể" Ảnh hưởng Corinthien và Dorothien của Hy Lạp thể hiện rõnét nhất trong những mô hình nầy Trong điện thờ và nhà Tổ có nhiêu baolam; những bao lam này vươn lên cao vút lên tận mái nhà Tất cả những chitiết này đều được chạm trổ, điêu khắc lẫn hội họa; màu sắc rực rỡ và đượcchiếu sáng rực hẳn lên Mái chùa Khmer là phần kiến trúc và trang trí nổitiếng trong toàn bộ, cấu trúc khá phức tạp và độc đáo Khung mái thườngdùng toàn loại gỗ quý, lợp ngói Có một số chùa lớn toàn thể bộ mái được đúcliền bằn xi măng và cẩn gạch nhiều màu (như ngôi chùa Srâ Lâung, ở xã ĐạiTâm, Sóc Trăng) Thông thường trong kiến trúc bộ mái chùa Khmer gồm có

ba cấp; mỗi cấp mái lại chia làm ba nếp Nếp cẩn ở giữa thường lớn nhất vàtrang trí tinh vi nhất; còn hai nếp phụ ở hai bên cân đối, hài hoà Hai mái trêncùng lợp lại hợp thành góc 60 độ Hai đầu trống ở hai đầu mái được đóng bítbằng một mảnh gỗ hình tam giác, được gọi là "Hô Cheang" Phần nầy thườngđược khắc họa và trang trí rất đẹp Trên đầu hai góc mái trên cùng thường cómột khúc đuôi rắn dài và con vút; nhờ vậy, trông đầu mái có cảm giác nhẹnhàng hẳn lên Trên hai mái trên cùng ở phần giữa, thường xuất hiện mộtngọn tháp cao vút Nắp tháp to lớn, có hình một quả chuông úp xuống, gồm

có nhiều tầng chồng lên nhau Phía trên, có đặt một đầu tượng bốn mặt là vịthần "Maha Prum” Trên đầu góc của hai tầng mái dưới, thường thấy xuấthiện rất nhiều đầu con rồng, thân rồng là một bờ dãy, giương lên nhiều vilưng Trong bố cục, phần chánh điện thường được xây một nơi riêng biệt,

Trang 33

cách xa hẳn các dãy sala và nhà tăng, nhà hậu Những kiến trúc chùa chiềnKhmer, thì sala là ngôi nhà xây đầu tiên khi dựng chùa; sala cũng được làkiểu "nhà hội" của Phật tử, giảng đường của những sư sải Sala cũng là nơitiếp khác trong những ngày đại lễ Phật Giáo; có nhiều trường hợp sala đượcngăn chia thêm những gian phòng nhỏ cho chư tăng hay nơi ngụ tạm chokhách thập phương Trong sala, phần trung tâm vẫn có bàn thờ Phật nhưngđơn giản hơn, và trong bố cục nầy thì sala phải hướng về phía đông như baonhiêu chánh điện khác.

2.1.3.3. Cưới xin:

Đối với đồng bào dân tộc Khmer, khi nam thanh nữ tú đến tuổi trưởngthành thì họ được quyền tự do tìm hiểu nhau để tiến đến hôn nhân Chỉ trừanh em ruột thịt không được lấy nhau, còn bà con họ hàng thân thuộc khácnếu đôi bên đồng ý đều có thể kết hôn Phong tục hôn nhân của người KhmerNam Bộ được tổ chức theo cổ truyền từ xưa đến nay, chia thành 4 giai đoạn:giai đoạn trước lễ nói, lễ nói (Sđây Đol Đâng), lễ hỏi (Lơng ma ha) và lễ cưới(Pithi Apea Pìea ), trong mỗi lễ có những nghi thức đặc trưng riêng Lễ cưới

là quan trọng nhất, có nhiều nghi thức truyền thống văn hóa của dân tộc

Hình ảnh về đám cưới của người Khơ-me.

Trang 34

Giai đoạn trước lễ Nói:

Trước khi tổ chức lễ nói, hỏi, cưới vấn đề quan trọng nhất là hai Họ xemngày tháng năm sinh của chú rể và cô dâu có hạp tuổi hay không Nếu hạp,cha mẹ hai họ tìm đến ông Pe-le nhờ xem ngày tổ chức các nghi lễ

Theo phong tục truyền thống, ngày tổ chức lễ hỏi cưới không được cửhành vào tháng thiếu (tháng giêng, tháng ba, tháng năm, tháng bảy, thángchín, tháng mười một) và ba tháng nhập hạ của các vị sư trong chùa theo phậtgiáo Nam Tông Khmer (Therevada)

Trước kia lễ cưới hỏi thường được cử hành bên nhà gái, ngày nay dogiao lưu văn hóa với các dân tộc Kinh, Hoa nên có khi tổ chức lễ cưới ở nhàtrai và nhà gái Việc cưới hỏi bắt đầu từ đám nói đến hỏi và cưới Trong phầnđám nói, nhiệm vụ quan trọng nhất là bên nhà trai nhờ ông mai bà mối là ôngMaha cùng cha mẹ chú rể mang theo lễ vật như: 02 nải chuối cơm, 02 mâmcốm dẹp, một cặp nước ngọt, 02 đĩa bánh tây yến, một mâm trầu cau, mộtmâm rượu, 02 mâm cơm, bánh trái cây đến nhà cô dâu xin thưa chuyện hỏicưới Khi đến nhà gái vị Maha đặt vật lễ trang nghiêm, thắp đèn cầy và nhangmời những vong linh ông bà đã quá cố vào dùng những lễ vật của đàng trai vàxin nói cháu gái của của ông bà Khi cha mẹ cô dâu thống nhất gả thì cha mẹchú rể đưa mâm rượu mời cha mẹ cô dâu dùng và đưa mâm trầu cau cho mẹ

cô dâu dùng, sau đó đưa các lễ vật có đôi, có cặp cho nhà gái

Lễ Nói (Sđây Đol Đâng):

Sau khi thống nhất đến việc tổ chức lễ nói, nhà trai chuẩn bị một số việcsau: Tìm Acha xem ngày lành tháng tốt để cho con trai và con gái được hạnhphúc sau này, thông báo cho gia tộc biết để chuẩn bị lễ vật (trầu, cau, trà,bánh, rượu, thịt,…) Sau đó, báo cho nhà gái biết ngày cụ thể để có sự chuẩn

bị và thông báo mời thân tộc đến nói chuyện trong buổi lễ, nhà gái tìm mộtngười phụ nữ có duyên để nói chuyện trong buổi lễ Về phía nhà gái thì tìmngười cao tuổi, có hiểu biết về phong tục làm Me-ba để đối đáp trong khi

Trang 35

hành lễ, chỉ bảo những công việc phải làm và cho ý kiến Lúc này, nhà gáimời người thân đến dự, sắp xếp lại nhà cửa, chuẩn bị thực phẩm đãi khách.Đến ngày đã định trước, nhà trai và nhà gái gặp nhau, ông Maha đến nói vớiMe-ba về những đức hạnh tốt đẹp của người con trai

Lễ Hỏi (Lơng ma ha):

Về nghi lễ, trước tiên bà mai nói chuyện theo thứ tự, đàng gái vừa ý thìcho qua Sau đó, bà mai xin lui về để ông Maha tiếp chuyện, ông Maha tựgiới thiệu về mình với ông Me-ba về nhiệm vụ của ông trong lễ hỏi này vàđược nói chuyện tiếp với ông Me-ba Sau khi bàn luận xong, Maha chỉ choông Me-ba thấy là mọi điều kiện nhà gái yêu cầu thì nhà trai đã chuẩn bị đầy

đủ Hai bên thỏa thuận xong, Maha hỏi Me-ba lễ vật tổ chức lễ cưới, kế đếnMaha báo cho nhà trai biết các lễ vật mà nhà gái yêu cầu Từ đó, nhà trai sẽnhờ Acha xem tuổi và ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới Ngày xưa,sau khi Si-sa-la, con trai và con gái chỉ có quyền nói chuyện qua lại với nhau,con trai không được nắm tay con gái Nếu bị phát hiện, đàng gái sẽ chấm dứtmối quan hệ

Lễ Cưới (Pithi Apea Pìea):

Đây là lễ quan trọng và có nhiều nghi thức trong hôn nhân của dân tộcKhmer Lễ cưới thường được tổ chức ba ngày bên nhà gái, tuy nhiên ngày nay

có thể đơn giản hơn, thời gian tổ chức cũng có thể ngắn hơn và cũng có thể tổchức đãi khách ở cả hai nhà trai và gái

Đặc điểm của lễ cưới có phần quan trọng hơn vì có thời gian kéo dàiđến ba ngày Ngày thứ nhất, chú rể phải mượn bạn bè đến nhà cô dâu cất rạpcưới và dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp Riêng cha mẹ chú rể mượn hai ngườithanh niên chưa vợ đi cắt bông cau (người Khmer gọi là bông vàng bông bạc).Hoa cau được buộc lại thành ba bó, bó thứ nhất có ý nghĩa tạ ơn công ơn cha(21 sợi cau được buộc bằng chỉ trắng với 21 miếng cau và trầu), bó thứ hai để

tạ ơn mẹ (12 sợi cau được buộc bằng chỉ trắng với 12 miếng cau và trầu), bó

Trang 36

thứ ba để tạ ơn anh chị (6 sợi cau được buộc bằng chỉ trắng với 6 miếng cau

và trầu)

Sáng ngày thứ hai, ông Pe-le gọi cha mẹ chú rể và thân tộc chuẩn bịmang lễ vật sang nhà gái Lúc này, trước cổng nhà cô dâu bày sẵn một bànđược trang trí đẹp đặt ngang, trên bàn có hai bình hoa Tục lệ này có ý nghĩa,khi đến trước cổng thì nhà trai phải dừng lại trước khi cha mẹ cô dâu và côdâu nhận vật lễ Kế đến là ông Maha múa mở rào, múa xong chú rễ ôm mâmcau, hai chú rễ phụ bưng mâm trầu và mâm rượu đứng hai bên đi vào nhàđàng gái Sau khi nói chuyện xong, giờ lành đến là nghi thức cúng Krung pea

ly Theo thường lệ, người ta cúng ở hướng Nam nhà cô gái Ông Acha tìmMe-mot-prey đến để xin chỗ cúng, vật cúng gồm có bay-say, sla-tho, nhang,đèn, cơm, bánh, trái cây, 02 con gà luộc và một cái Phệ (vỏ của cây chuốiđược tước ra và xếp thành hình vuông có đáy giống như một cái rổ hìnhvuông) có ba hoặc năm tầng Khi cúng người ta đánh nhạc truyền thốngKrung pea ly, nhạc đánh bản Hom-ron và Konsoi trong khi ông Maha và Me-

ba cầu nguyện xin Krung pea ly đến thâu nhận vật cúng và chấp thuận chochú rể trở thành một thành viên trong gia đình cô dâu Cúng xong ông Me-balấy một phần lễ vật đặt vào cái Phệ, người khmer cho rằng thần Krung pea lyxuống có mang theo lính, nhưng lính không có quyền hưởng vật cúng nhưthần được nên họ đặt vật cúng vào cái Phệ để dành cho lính Dàn nhạc tiếp tụcdùng bản cho cúng Phệ, trong khi có hai người mang Phệ theo hướng Achachỉ định

Tiếp theo là các vị sư tụng kinh chúc phúc cho đôi trẻ được trăm nămhạnh phúc Lấy giờ lành xong, Me-ba cho phép chú rể lên thực hiện nghi thứcngồi lại ông bà Chú rể mang vật quý giá (có thể là vàng) lên nhà cô dâu vàđứng lên một hòn đá đã chuẩn bị sẵn, tiếp đó Maha xin phép cô dâu đến rửachân cho chú rể Bên nhà gái chuẩn bị sẵn một trái dừa và khăn để cô dâu rửachân chú rể Lúc này, cô dâu đứng trước mặt chú rể, cuối xuống lạy và nhúngkhăn vào nước dừa, lau chân cho chú rể ba lần Lau xong, cô dâu lạy chú rể

Trang 37

thêm một lần nữa, lần này chú rể trao vật quý mà chú rể chuẩn bị sẵn cho côdâu Đó là biểu hiện của sự biết ơn và tượng trưng cho hạnh phúc Kế đến côdâu đi vào buồng, chú rể đến lạy hoa cau, lạy ông bà, cha mẹ.

Ngày thứ hai ông Pe-le và Maha tiến hành một số lễ tục như: nhóm họcắt tóc, cúng cơm ông bà đã khuất, buộc tay cô dâu và chú rể, kế đến là lễ rắchoa cau lên người cô dâu và chú rể, rắc cả đường đi từ chỗ ngồi đến buồng côdâu, lúc này ông Maha rút gươm múa cuốn chiếu và cầm đao, tiếp theo lànghi thức chú rể nắm vạt áo cô dâu vào phòng tân hôn Người Khmer quanniệm cắt tóc là việc làm nhằm làm đẹp cơ thể, cắt bỏ ưu phiền và đem lạinhững điều tốt đẹp Tục cắt tóc này có nguồn gốc từ Bà-La-Môn giáo, cắt tóc

là một trong những nghi thức của lễ San-sa-kar, có ý nghĩa làm cho thanhkhiết cơ thể Ngoài ra, còn mang ý nghĩa công nhận cô dâu, chú rể là nhữngngười đã trưởng thành, có trách nhiệm trong cuộc sống gia đình tương lai.Sáng ngày thứ ba, cha mẹ thân tộc hai bên buộc chỉ đỏ tay cô dâu và chú

rể gọi là chịu lại với tiền hoặc vàng và nhận lại ly rượu và miếng trầu của côdâu và đãi khách đến dự tiệc cưới

Ngày nay, do quá trình giao lưu văn hóa và công việc lao động sản xuấtnên các nghi thức trong hôn nhân của người Khmer có sự thay đổi nhưng cơbản vẫn giữ nguyên những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Đây cũng làmột trong những giá trị di sản văn hóa phi vật thể nên cần có giải pháp bảotồn và phát huy một cách có hiệu quả để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc

2.1.3.4. Ma chay:

Toàn dân Khmer theo đạo Phật Tiểu thừa, tiếp thu quan niệm sinh tửcủa đạo Bà La Môn giáo Con người Atma - tiểu vũ trụ từ đại vũ trụ Brahamatách ra mà thành Khi chết con người tiểu vũ trụ lại trở về với đại vũ trụ nênthi hài phải nhanh chóng thiêu đi để linh hồn không còn nơi bám víu, nhanhchóng trở lại với đại vũ trụ để lại tách ra đầu thai vào kiếp khác Vì thế tang lễ

Trang 38

được tiến hành theo nghi thức hỏa táng với quan niệm sẽ thiêu đốt hết mọi tộilỗi trước khi sang kiếp khác.

Khi gia đình có người già qua đời, thầy achar (người đã qua tu hành,thông thạo mọi nghi lễ trong phum, sróc) hướng dẫn liệm xác, không đượcbọc nhiều để dễ thiêu xác, chỉ thay quần áo mới, bỏ vào miệng thi hài vàiđồng tiền với quan niệm để người chết có tiền đi đường, phủ miếng vải trắnglên mặt Sau đó, thầy achar và các vị sư sãi (tuỳ theo mức độ giàu – nghèo củagia chủ mà có thể từ 2 – 4 vị sư sãi), vừa tụng kinh vừa hướng dẫn đặt thi hàivào quan tài cho ngay ngắn Nhà giàu có áo quan riêng bằng gỗ tốt, sơn vẽtrang trí, thiêu xác luôn cùng áo quan Nhà nghèo thì mượn áo quan của nhàchùa, khi thiêu thì rút tấm ván hậu cho thi hài lọt xuống đống củi thiêu, quantài được tẩy uế trả lại cho nhà chùa để người sau mượn…

Khi quan tài còn để trong nhà, trên nắp quan tài thắp 3 cây đèn cầy(nến) Cây thứ nhất tượng trưng cho đức Phật chứng giám (preh nuth), câythứ hai tượng trưng cho đạo đức người chết trong sạch (preh tho), cây thứ batượng trưng cho chân tu theo Phật (preh soong) Ngọn lửa của các cây đèncầy chứng giám cho người quá cố đã mãn đời, cháy suốt ngày đêm cho đếnkhi đưa tang Dưới chân quan tài đặt lon cát cắm hương, trên đầu quan tài đặtcái thúng gọi là chol ta bông, đặt 3 hay 4 bát gạo, 1 nồi đất, 2 cây đèn, 4 bátcơm, 4 đôi đũa, 2m vải trắng, 1 quả dừa khô bóc vỏ, 2 cái chôm tết bằng ládừa cắm trên khúc chuối cao 15cm Đó là những lễ vật, đồ đạc để người chếtdùng ở thế giới bên kia Khi quan tài còn để trong nhà, chỗ mọi người dễ thấynhất là thường chôn một cột gạo, trên treo một lá cờ trắng vẽ hình con cá sấu,

ý nghĩa là để xua đuổi chằng (yêu quái) không đến quấy nhiễu linh hồn ngườichết

Khi đưa tang, thầy achar và các vị sư sãi ngồi trên xe hoặc ghe đầu,quan tài trên xe hoặc ghe sau Thầy achar tay cầm lá cờ trắng vẽ hình cá sấuxua đuổi tà ma, tay cầm cái “phạng” treo nồi đất, ý nghĩa là cuộc đời conngười như cái nồi đất được nặn chế ra, sử dụng đến khi hư hỏng đến khi qua

Trang 39

đời Nồi đất sau đó được treo vào một chỗ nào đó hoặc đem biếu cho thầyachar Trên đường đưa tang, thầy achar tung rắc cốm (bằng thóc ngâm nướcphơi khô, rang nổ bông), ý là con người sống bằng lúa gạo khi chết có nhiềulúa gạo để rang cốm sẽ không bị đói.

Trước khi thiêu xác quan tài được rước vòng quanh chỗ thiêu 3 vòng từphải qua trái, từ dương sang âm, ý là người chết từ cõi dương về cõi âm Sư

cả được mời châm lửa thiêu xác Trong khi thiêu, các nhà sư liên tục tụngkinh cầu nguyện cho linh hồn người chết được siêu thoát, đồng thời các nhà

sư làm lễ xuống tóc cho con hoặc cháu trai người quá cố vào chùa tu hành báohiếu, để đền đáp ơn nghĩa người quá cố (gọi là lễ buas múc phton)

Tro than hỏa táng được nhặt rửa bằng nước dừa, rượu sau 7 ngày hoặc 9ngày (tuỳ theo tuổi thọ người chết), tang chủ tổ chức lễ cầu phước cho ngườichết một đêm, nhà giàu có thể kéo dài vài ba đêm Tro cốt được bày ra, lễ tiếnhành ở giữa nhà, mời các vị sư sãi đến làm lễ tụng kinh Sau đó cốt tro thanđược thu cất vào trong lọ sành, có thể cất ở tháp cốt trong nhà riêng nếu giađình có xây tháp đựng cốt Nhưng ở người Khmer, thiêng liêng nhất là “Ruospuhơ bobos slăp puhơ chương” (sống giữ của, chết giữ xương), sống khôngtiếc công của dâng cúng chùa, chỉ mong khi chết được giũ xương cốt trongtháp cốt nhà chùa để được mát mẻ dưới bóng bồ đề

Theo tập tục của người Khmer, nhất là trong tổ chức của tín đồ PhậtGiáo, người chết được hoả táng tại nhà thiêu Việc xây cất nhà thiêu khôngtheo một quy định nào Trên nguyên tắc, nhà thiêu chỉ là gian phòng nhỏ,thông gió, để áo quan, cách xa chùa, trên có ống thông khói khi hỏa táng Nhàthiêu Khmer trông giống như kiểu đền thờ linh vật của Chăm - Pa Kiểu nàychia hai phần: phần dưới là nhà thiêu; phần trên là ống khói Trong khu vựcchung quanh chùa Khmer, thường có những loại tháp lớn nhỏ đủ kiểu và loạikhác nhau Đây là những tháp để cốt Những loại tháp này thường được cấutrúc ba phần: chân tháp khá rộng, hình vuông, có một lỗ nhỏ để cốt của ngườiquá cố vào; thân tháp có nhiều tầng, nhỏ từ dưới lên trên; đầu tháp là những

Trang 40

mũi nhọn, trên đỉnh thường để đầu thần có bốn mặt gọi là "Maha Prum" Phíatrên đầu tượng nầy là cột sắt nhỏ, nhọn, có nhiều lông nhỏ Còn những ngôitháp lớn thì lưu lại cốt của các vị Sãi cả trong chùa, những người đã từng cócông lao xây dựng và trùng tu, kiến thiết chùa Những ngôi tháp lớn hơn dùng

để cốt của những người dân trong Phum, Srok Hầu hết những cổng chùaKhmer thường được trang trí, điêu khắc tỉ mỉ và được xem là những côngtrình nghệ thuật nổi tiếng Tuy nhiên, những kiểu dáng của các chùa khôngtheo một khuôn mẫu nào nhất định

Sau 100 ngày, con cháu lại làm lễ cầu phước cho người đã khuất Giađình mời sư sãi đến tiến hành lễ đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn người chếtsiêu thoát, con cháu cởi bỏ khăn tang với quan niệm đủ 100 ngày, đủ sinh sôiphát triển, linh hồn có thể tự lập được cuộc sống (như người Kinh) Sau đó,quan hệ giữa người sống và người chết chấm dứt

2.2. Dân tộc Việt.

2.2.1.Giới thiệu:

Tên dân tộc: Kinh (Việt)

Dân số: Khoảng 65,8 triệu người (năm 1999)

Ðịa bàn cư trú: Khắp các tỉnh, đông nhất ở vùng đồng bằng và thành thị.Văn hoá: Có văn học miệng (truyện cổ, ca dao, tục ngữ), có văn học viếtbằng chữ (những áng thơ văn, bộ sách, bài hịch) Ca hát, âm nhạc, điêu khắc,hội họa, diễn xướng đạt trình độ nghệ thuật cao Có nhiều lễ hội, hàng năm cóhội làng

Trang phục: Trang phục cổ truyền dân tộc của người Kinh ở Bắc Bộ:Nam mặc bộ bà ba màu nâu, nữ là áo tứ thân, yếm, quần cũng màu nâu Ởđồng bằng Nam Bộ, cả nam và nữ đều mặc bộ bà ba đen Trang phục ngàynay của dân tộc Kinh được Âu hoá

Ngày đăng: 16/04/2017, 12:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Đăng Duy -Văn hóa tâm linh Nam Bộ - Nhà xuất bản Hà Nội , 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tâm linh Nam Bộ
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
2. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam , Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ - Nam Bộ dân tộc và tôn giáo - Nhà xuất bản khoa học xã hội , 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Bộ dân tộc và tôn giáo
Nhà XB: Nhà xuất bản khoa học xã hội
3. Phan Thị Yến Tuyết -Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộc Vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà ở, trang phục, ăn uống của các dân tộcVùng Đồng bằng sông Cửu Long
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học xã hội
4. Trần Ngọc Thêm -Cơ sở văn hóa Việt Nam - Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hóa Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản TP Hồ ChíMinh
5. Trần Ngọc Thêm -Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam - Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w