Các biện pháp chung để phát triển du lịch bền vững...25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI KHU DU LỊCH ĐẢO CÁT BÀ...28 2.1... Mục
Trang 1và rèn luyện tại trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn, ThS HoàngBích Việt đã tận tình, chu đáo hướng dẫn em hoàn thành luận văn này
Mặc dù đã cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, nhưngcòn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm nên không thể tránhkhỏi những thiếu xót nhất định mà bản thân chưa thấy được Em rất mongđược sự góp ý của Quý Thầy, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận vănđược hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2014
Sinh viên thực hiện:
Vũ Thị Thu
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
2 Tính cấp thiết của đề tài 6
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 8
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 9
5 Kết cấu luận văn 9
6 Phương pháp nghiên cứu 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN 10
DU LỊCH BỀN VỮNG 10
1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái 10
1.2 Một số vấn đề về phát triển du lịch bền vững 11
1.2.1 Quan niệm về phát triển bền vững 11
1.2.2 Quan niệm về du lịch bền vững 11
1.2.3 Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững 14
1.2.4 Nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững 15
1.3 Đặc điểm của phát triển du lịch bền vững 21
1.4 Sự cần thiết của phát triển bền vững 23
1.4.1 Tính tất yếu của phát triển bền vững 23
1.4.2 Lợi ích của việc phát triển bền vững 24
1.5 Những ảnh hưởng của du lịch bền vững lên các giá trị du lịch 24
1.6 Các biện pháp chung để phát triển du lịch bền vững 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI KHU DU LỊCH ĐẢO CÁT BÀ 28
2.1 Khái quát về khu du lịch đảo Cát Bà 28
Trang 32.2 Các điều kiện phát triển du lịch đảo Cát Bà 29
2.2.1 Vị trí, địa lý 29
2.2.2 Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái 30
2.2.3 Tài nguyên nhân văn 31
2.2.4 Khu dự trữ sinh quyển 33
2.2.5 Những đặc điểm về kinh tế - xã hội 34
2.2.6 Cơ sở vật chất kỹ thuật 36
2.3 Sức chứa khách du lịch tại đảo Cát Bà 38
2.3.1 Khái niệm 38
2.3.2 Dự báo sức chứa tại khu du lịch đảo Cát Bà 39
2.4 Thực trạng các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch sinh thái tại khu du lịch đảo Cát Bà 40
2.4.1 Sản phẩm chính của khu du lịch Cát Bà 40
2.4.2 Các loại hình dịch vụ 44
2.4.3 Hướng dẫn viên 44
2.5 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái theo quan điểm phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch đảo Cát Bà 45
2.4.1 Các loại hình du lịch đang có tại khu du lịch đảo Cát Bà 45
2.4.2 Du lịch sinh thái – Tất yếu của phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch đảo Cát Bà 49
2.4.3 Phát triển bền vững – Du lịch sinh thái với một số tuyến du lịch hấp dẫn trong Vườn quốc gia Cát Bà 52
2.6 Thực trạng khách du lịch 54
2.7 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Cát Bà 55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI KHU DU LỊCH ĐẢO CÁT BÀ 58
3.1 Định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững tại đảo Cát Bà 58
3.2 Các giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại đảo Cát Bà 60
Trang 43.2.2 Công tác giáo dục và tuyên truyền du lịch bền vững 61
3.2.3 Bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và các hệ sinh thái 63 3.2.4 Phát triển cơ sở hạ tầng 70
3.2.5 Đẩy mạnh xúc tiến quảng cáo du lịch 72
3.2.6 Huy động vốn đầu tư và chính sách đầu tư 73
3.2.7 Nâng cao ý thức của cộng đồng dân cư địa phương 73
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 79
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
1 Bảng 1.1 Các xu thế phát triển bền vững có thể diễn ra ởnước ta trong thời kỳ phát triển mới 23
2 Biểu đồ: Lượng khách du lịch Quốc tế đến với đảo Cát Bà 57
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Du lịch là lĩnh vực đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhànghiên cứu dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau Đến nay, đã có nhiều tácgiả, nhiều cuốn sách, bài báo, luận văn và các công trình nghiên cứu khoa học
“Tài nguyên du lịch” của tác giả Bùi Thị Hải Yến và Phạm Hồng Longnăm 2007, nxb.Giáo dục, Hà Nội
Trong các công trình nghiên cứu ở trên, các tác giả đã góp phần hệthống hóa lý luận, phản ánh những vấn đề chung của du lịch Việt Nam trongđiều kiện mới Tuy nhiên ở mỗi địa phương do có những đặc điểmriêng vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nên có những thế mạnh cạnh tranh vàhướng phát triển riêng Việc áp dụng và phân tích cho từng địa phương cụ thểcần được phát triển thêm nhất là trong giai đoạn hiện nay khi xu thế du lịchđang thay đổi Vì vậy để đóng góp đầy đủ hơn cho chủ đề nghiên cứu về dulịch thì nhiều tác giả cũng đã có những nghiên cứu về các điểm du lịch khácnhau để hoàn thiện hơn vấn đề nghiên cứu
2 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, nhu cầu về du lịch của Việt Nam nói riêng và các nước trênthế giới nói chung không ngừng phát triển và là một tất yếu khách quan phùhợp với quy luật phát triển kinh tế xã hội Để đáp ứng nhu cầu này, hệ thốngcác điểm du lịch, khu du lịch cùng hệ thống các khách sạn và nhà hàng đang
Trang 7tăng nhanh về số lượng đồng thời hoàn mỹ về chất lượng các sản phẩm dulịch.
Du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam,đóng góp nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước Bên cạnh đó du lịch đóng vai tròquan trọng trong việc quảng bá hình ảnh Việt Nam đối với bạn bè quốc tế.Tuy nhiên, so với tiềm năng du lịch của Việt Nam và những đòi hỏi cần pháttriển hơn nữa của đất nước thì ngành du lịch còn nhiều vấn đề cần giải quyếttrong đó có việc phát triển du lịch bền vững tại các điểm du lịch
Trong quá trình phát triển chúng ta cần phải thấy được vai trò củatàinguyên du lịch, các chủ thể tham gia tạo sản phẩm du lịch và vị trí của cácchủ thể đó trong phát triển du lịch của toàn ngành, cần phải hiểu được làm thếnào để trong quá trình phát triển du lịch mà ta không làm tổn hại đến các yếu
tố trong du lịch như tài nguyên xã hội - nhân văn và tài nguyên thiên nhiên
Du lịch là một ngành được coi là ngành có quan hệ qua lại rộng rãi nhất vớicác ngành khác, nó là ngành có quan hệ liên ngành, liên nghề và kể cả kết nốicác quốc gia khác nhau với nhau, du lịch chính là trung tâm, là phương tiện đểgiao lưu, trao đổi thông tin với nhau, tiếp xúc và hoà quyện với nhau về vănhoá và chính nó để mọi người có thể thông qua nó tìm hiểu, khám phá thếgiới Chính vì du lịch có mối quan hệ như vậy cho nên để du lịch có thể pháttriển bền vững có nghĩa chúng ta cần có chính sách, có kế hoạch phát triển cụthể sao cho sự phát triển của nó không làm tổn hại đến các nhân tố hình thànhnên nó như là tự nhiên và văn hoá xã hội, sự phát triển của du lịch phải songsong với sự phát triển của các thành phần kinh tế khác trong xã hội, trongquan hệ tương hỗ hai bên cùng có lợi Sự phát triển của du lịch cũng phải đemlại lợi ích cho người dân và đặc biệt là dân bản địa, nơi có các nguồn tàinguyên du lịch Để làm được điều đó thực sự là một thách thức lớn đối vớingành du lịch, vì hiện nay sự phát triển của du lịch ở Việt Nam nói chung và
ở khu du lịch đảo Cát Bà nói riêng đang chịu hậu quả của việc quy hoạch,phát triển du lịch một cách tự phát chỉ vì mục đích thương mại trước mắt mà
Trang 8không có tầm nhìn xa về tương lai và hậu quả có thể xảy ra, đó là sự tàn phátài nguyên môi trường và thiếu đồng bộ trong quy hoạch Khu du lịch đảo Cát
Bà có tiềm năng du lịch to lớn, là nơi được tổ chức UNESCO công nhận làkhu dự trữ sinh quyển thế giới, thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoàinước và là điểm đến lý tưởng của du khách Tuy nhiên, khu du lịch Cát Bàvẫn gặp phải những vấn đề bất cập do thiếu quy hoạch đồng bộ như các côngtrình công cộng, đầu tư về cơ sở vật chất cũng như các dịch vụ công cộng cònhạn chế Vì vậy, để khắc phục những vấn đề đó cần đưa ra các giải pháp đểphát triển khu du lịch Cát Bà theo hướng bền vững Mặt khác bước sang thế
kỷ 21 là thế kỷ của nền kinh tế tri thức, chính điều đó nên du lịch có xu hướngchuyển sang các hình thức mới và yêu cầu mới với chất lượng cao hơn, đòihỏi ngành du lịch Việt Nam nói chung và ở khu du lịch đảo Cát Bà nói riêngcần phải có sự cải tiến, đó là phát triển du lịch phải trên cơ sở phát triển bềnvững
Xuất phát từ điều này và cũng chính là một người con của Hải Phòngnên em đã chọn đề tài “Vai trò của du lịch sinh thái trong phát triển du lịchbền vững tại khu du lịch Cát Bà” là đề tài nghiên cứu
3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Đánh giá được thực trạng phát triển và vai trò
của du lịch sinh thái trong sự phát triển du lịch tại khu du lịch đảo Cát Bàđồng thời kiến nghị các biện pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại khu dulịch đảo Cát Bà
Nhiệm vụ nghiên cứu:Nhiệm vụ của đề tài này là sau khi nghiên cứu
được thực trạng phát triển và vai trò của du lịch sinh thái trong sự phát triểncủa khu du lịch phải đưa ra được các biện pháp khắc phục nhằm nâng caochất lượng du lịch tại điểm và hướng đến phát triển bền vững tại khu du lịchđóng góp vào xu thế phát triển chung tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thếgiới nói chung
Trang 94 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng
phát triển, vai trò của du lịch sinh tháivà định hướng phát triển du lịch bềnvững tại đảo Cát Bà
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chủ yếu về sự phát triển du
lịch tại đảo Cát Bà, có mở rộng đến khu vực phụ cận, một số tuyến có liênquan trực tiếp tới điểm du lịch đảo Cát Bà
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài bao gồm 3chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững.
Chương 2: Thực trạng và vai trò của du lịch sinh thái trong phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch đảo Cát Bà.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại khu du lịch đảo Cát Bà.
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài chủ yếu nghiên cứu dựa trên các phương pháp luận như phươngpháp tổng hợp, phương pháp phân tích và phương pháp nghiên cứu online: sửdụng số liệu thống kê của các cơ sở du lịch, các văn bản của Tổng cục Du lịch
và phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Trang 10CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH BỀN VỮNG
1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái
Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào được cải thiện,thực sự đã có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hộithảo về chiến lược và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quantrọng của các quốc gia và thế giới Thực sự đã có nhiều nhà khoa học danhtiếng tiên phong nghiên cứu lĩnh vực này, điển hình như:
Hector Ceballos-Lascurain- một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịchsinh thái(DLST), định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: "Dulịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bịxáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạnphong cảnh và giới động-thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá(cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này trích trong
bài giảng Du lịch sinh thái của Nguyễn Thị Sơn.
Trong Luật Du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du
lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”.
Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia,khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hànhnăm 2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu:“Là hình thức du lịch dựa vào thiênnhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân
cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”
Vậy có rất nhiều khái niệm về du lịch sinh thái mà đặc điểm chungchính là nhằm phát triển bền vững du lịch tại các địa phương đó nhất là cáckhu du lịch có vườn quốc gia, có khu bảo tồn thiên nhiên Từ đó cho thấy dulịch sinh thái có vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển du lịch bền vững
Nó chính là điều kiện cần để phát triển du lịch một cách lâu dài và bền vững
Trang 111.2 Một số vấn đề về phát triển du lịch bền vững
1.2.1 Quan niệm về phát triển bền vững
Phát triển bền vững là một mục tiêu mà thế giới đang hướng đến đốivới tất cả các ngành và tất cả các lĩnh vực, Việt Nam cũng không nằm ngoài
xu hướng này Vì vậy phát triển bền vững là vô cùng cần thiết và thực tế giúpcho sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế xã hội của một quốc gia, khu vựcngày càng dài lâu và an toàn
Chính vì vậy phát triển bền vững đã trở thành một khái niệm rất phổbiến Khi nhắc đến sự phát triển kinh tế hay xã hội, phát triển quốc gia hay địaphương, phát triển toàn cầu hay khu vực Tất cả đều được hiểu và hướng đến
sự phát triển bề vững Đây cũng là hướng tiếp cận mà Liên Hợp Quốc, chínhphủ các quốc gia, các đoàn thể và công đoàn, các tổ chức phi chính phủ vàcác tổ chức quần chúng đều tán đồng và ủng hộ
Cho đến nay, định nghĩa ngắn gọn về phát triển bền vững do ủy ban
Brudtland đưa ra được chấp nhận rộng rãi nhất: “Phát triển bền vững là phát
triển nhằm thỏa mãn các yêu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các yêu cầu của chính họ”
Như vậy, khái niệm phát triển bền vững trên có nội dung rất bao quát không
bị gò bó bởi chuẩn mực hoặc quy tắc đã định trước và cũng không có tính cụthể rõ rệt Khái niệm phát triển bền vững được diễn giải theo nhiều hướngkhác nhau Hay nói một cách khác, phát triển bền vững là một hướng đi hài
hòa giữa hai chủ trương “không tăng trưởng”[1] và “phát triển tôn trọng môi
sinh”[2].
1.2.2 Quan niệm về du lịch bền vững
Ngày nay nói đến du lịch là nói đến một nhu cầu không thể thiếu củacon người Du lịch cũng góp phần phát triển nền kinh tế chung của mỗi quốc
Trang 12gia Nó không chỉ thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển mà còngóp phần tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động giải quyết tìnhtrạng thất nghiệp vànângcao mức sống của người dân địa phương.
Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam, tại điều 10 thuật ngữ “du lịch”
được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn các nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Du lịch vì vậy mà nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học,chuyên gia và các nhà quản lý Du lịch là ngành có định hướng tài nguyên rõrệt, coi đó như một điều kiện chủ chốt để phát triển du lịch bền vững Nơi nào
có hoạt động du lịch, nơi đó đều có vấn đề về môi trường và bảo vê môitrường Rõ ràng, nếu không có sự bảo vệ môi trường thì sự phát triển du lịch
sẽ suy giảm nhưng nếu không có phát triển du lịch thì việc bảo vệ môi trường
sẽ thất bại
Chính vì vậy chúng ta cần phát triển du lịch nhưng không được làm tổnhại đến tài nguyên, không làm ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường – đó chính
là xu hướng phát triển tất yếu của ngành du lịch
Khái niệm “du lịch bền vững” đến những năm 90 của thế kỷ XX mớiđược đề cập đến khi có sự bùng nổ du lịch vào những năm 1960 Các nghiêncứu về “du lịch bền vững” cho thấy du lịch bền vững không chỉ bảo vệ môitrường, giữ gìn sinh thái mà còn quan tâm đến khả năng duy trì lợi ích kinh tếdài hạn và công bằng xã hội Du lịch bền vững không thể tách rời quan điểm
về phát triển bền vững
Có rất nhiều định nghĩa về “du lịch bền vững” Tổ chức Du lịch Thếgiới (UNWTO) đã đưa ra định nghĩa về “du lịch bền vững” vào năm 1992như sau: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đápứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫnquan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển
Trang 13hoạt động du lịch trong tương lai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lýcác nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ củacon người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinhhọc, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sốngcủa con người” Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC, 1996),thì “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách vàvùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ
du lịch tương lai” Đây là một định nghĩa ngắn gọn dựa trên định nghĩa vềphát triển bền vững của UNICED Còn theo Hens L.(1998), thì “Du lịch bềnvững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó đểchúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫnduy trì được bản sắc văn hóa, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học
và các hệ đảm bảo sự sống”
Từ những quan niệm trên cho thấy với quan niệm của Tổ chức Du lịch
Thế giới là phù hợp nhất với hiện nay Du lịch bền vững chính là việc phát
triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa phương trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai Vì thế du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên du lịch Điều này có nghĩa là trong quá trình sử dụng phải có trách nhiệm với các
nguồn tài nguyên du lịch, nhằm bảo tồn, tái tạo và phát triển các nguồn tàinguyên, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Do đó mọi hoạt độngcủa việc phát triển tài nguyên du lịch phải đảm bảo phát triển bền vững
Phát triển du lịch bền vững: là sự đáp ứng đầy đủ nhất, tiện nghi
nhất các yêu cầu của khách du lịch, tạo sức hút du khách đến vùng, điểm dulịch ngày nay đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng cho thế hệ tương lai
Nó được định ra để hướng việc quản lý toàn bộ các tài nguyên, các điều kiện
tự nhiên, môi trường sinh thái và các điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội kèm
Trang 14thẩm mỹ, đồng thời duy trì tính toàn vẹn về văn hóa, các quá trình sinh tháichủ yếu, sự đa dạng sinh học và các hệ thống duy trì nuôi dưỡng sự sống.
1.2.3 Mục tiêu của phát triển du lịch bền vững
Theo Hội đồng khoa học của Tổng cục Du lịch (2005), 12 mục tiêutrong chương trình của phát triển du lịch bền vững bao gồm:
Hiệu quả kinh tế: Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để
các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồnthịnh và đạt lợi nhuận lâu dài
Sự phồn thịnh cho địa phương: Tăng tối đa đóng góp của du lịch cho sự
phát triển kinh tế của cộng đồng địa phương tại các điểm du lịch bao gồmphần tiêu thụ của khách du lịch được giữ lại địa phương
Chất lượng việc làm: Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại
địa phương do ngành su lịch tạo ra và được ngành du lịch hỗ trợ, không có sựphân biệt về giới và các mặt khác
Công bằng xã hội: Cần có sự phối hợp lại các lợi ích kinh tế và xã hội
thu lại được từ hoạt động du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho tất cảcộng đồng được hưởng
Sự thỏa mãn của khách du lịch: Cung cấp những dịch vụ an toàn nhằm
thỏa mãn đầy đủ những yêu cầu của du khách, không phân biệt đối xử về giới,chủng tộc và các mặt khác
Khả năng kiểm soát địa phương: Thu hút và trao quyền cho cộng đồng
địa phương xây dựng kế hoạch và đề ra các quyết định về quản lý và pháttriển du lịch, có sự tham khảo và tư vấn của các bên liên quan
An ninh cộng đồng: Duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống của
người dân địa phương, bao gồm cơ cấu tổ chức xã hội và cách tiếp cận cácnguồn tài nguyên, hệ thống hỗ trợ đời sống, tránh làm suy thoái và khai thácquá mức môi trường cũng như xã hội dưới mọi hình thức
Trang 15Đa dạng văn hóa: Tôn trọng và tăng cường các giá trị di sản lịch sử,
bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộngđồng dân cư địa phương tại điểm du lịch
Thống nhất về tự nhiên: Duy trì và nâng cao chất lượng của cảnh vật,
kể cả ở nông thôn cũng như thành thị, tránh môi trường bị xuống cấp
Đa dạng sinh học: Hỗ trợ cho việc bảo tồn khu vực tự nhiên, môi
trường sinh sống, sinh vật hoang dã và giảm thiệt hại đối với các yếu tố này
Hiệu quả các nguồn lực: Giảm thiểu mức sử dụng các nguồn tài
nguyên quý hiếm và không thể tái tạo được trong việc phát triển và triển khaicác cơ sở, phương tiện và dịch vụ du lịch
Môi trường trong lành: Giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước, đất và rác thải
từ du khách và các hãng du lịch
1.2.4 Nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững
Để sự phát triển du lịch được bền vững đòi hỏi phải đề cập đúng mức đến môitrường rộng hơn về kinh tế, chính trị, xã hội du lịch bền vững phải tuân thủcác nguyên tắc của mình
Để thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững, chúng ta phải triển khai thựchiện tốt 10 nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Khai thác, sử dụng nguồn lực một cách bền vững Việc
bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa xã hội làhết sức cần thiết Chính điều này làm cho kinh doanh phát triển lâu dài
Để thực hiện tốt nguyên tắc trên chúng ta cần:
- Ngăn chặn sự phá hoại tới tài nguyên môi trường, thiên nhiên và conngười
- Phát triển và thực thi các chính sách môi trường thật hợp lý trên tất cảcác lĩnh vực du lịch
Trang 16- Lắp đặt các hệ thống thích hợp để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước vàkhông khí.
- Phát triển các phương thức vận chuyển khách bền vững, chú trọng giaothông công cộng, đi bộ, đi xe đạp
- Thực thi nguyên tắc phòng ngừa cho tất cả các hoạt động du lịch
- Phát triển và thực thi chính sách môi trường hợp lý trong du lịch
- Tiến hành hoạt động du lịch có trách nhiệm và đạo đức
- Kiên quyết chống lại các loại hình mại dâm, bóc lột
Nguyên tắc 2: Giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải Việc giảm tiêu thụ quá mức tài nguyên nước, năng lượng và giảm chất
thải ra môi trường sẽ tránh được những chi phí tốn kém cho việc phục hồi tổnhại của môi trường và đóng góp cho chất lượng của du lịch
Để tôn trọng nguyên tắc này du lịch cần phải:
- Khuyến khích việc giảm tiêu thụ không đúng đắn của khách
- Chỉ nhập khẩu hàng hóa khi thực sự cần thiết
- Giảm rác thải và đảm bảo xử lý rác thải do du lịch thải ra môi trườngmột cách an toàn
- Sử dụng các thiết bị xử lý rác thải tiên tiến và hỗ trợ cơ sở hạ tầng địaphương
- Có trách nhiệm phục hồi đối với những tổn thất về tài nguyên môitrường
- Phát triển trên cơ sở quy hoạch và tuân thủ các quy định
Nguyên tắc 3: Duy trì tính đa dạng thiên nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn hóa Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng thiên nhiên, văn hóa
và xã hội là cốt yếu của phát triển du lịch bền vững lâu dài, và cũng là chỗdựa sinh tồn của ngành công nghiệp du lịch
Nguyên tắc đưa khuyến nghị cho ngành kinh doanh du lịch cần phải:
Trang 17- Trân trọng tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội của điểmđến.
- Ngăn ngừa sự phá hủy đa dạng sinh thái của thiên nhiên
- Giám sát tác động của các hoạt động du lịch đối với động thực vật
- Khuyến khích đa dạng kinh tế, xã hội
- Phát triển du lịch phù hợp với văn hóa bản địa, phúc lợi và nhu cầuphát triển
Nguyên tắc 4: Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ quy
hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia và địa phương
Để đảm bảo quy tắc này du lịch cần phải:
- Tính tới các nhu cầu trước mắt của cả người dân địa phương và khách
du lịch
- Trong quy hoạch cần phải hợp nhất tất cả các mặt về kinh tế, văn hóa,
xã hội
- Tôn trọng các chính sách của địa phương khu vực và quốc gia
- Cân nhắc các chiến lược thay thế để phát triển và xây dựng các phương
án sử dụng đất khác có tính đến các yếu tố môi trường
- Phát triển du lịch phải phù hợp với hoàn cảnh của địa phương, xâydựng các kế hoạch một cách đúng đắn và thực thi
- Giám sát các dự án thực thi đem lại lợi ích lâu dài
Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển Ngành du lịch mà hỗ trợ các ngành kinh tế địa phương và có tính đến
giá trị và chi phí về môi trường sẽ vừa bảo vệ được nền kinh tế địa phươngphát triển và tránh các tổn hại của môi trường
Nguyên tắc này khuyến nghị:
- Hỗ trợ tạo thu nhập cho địa phương và các doanh nghiệp nhỏ
Trang 18- Đảm bảo các loại hình, quy mô du lịch thích hợp với các điều kiện củađịa phương.
- Chống việc khai thác du lịch quá mức
- Hỗ trợ các địa phương có điểm tham quan bằng cách tối đa hóa việc lưugiữ doanh thu từ du lịch cho nền kinh tế của địa phương
- Đầu tư vào việc bảo vệ môi trường và các tổn thất của du lịch gây racho môi trường liên quan đến ngành du lịch
- Làm trụ cột cho đa dạng kinh tế bằng cách phát triển hạ tầng du lịchmang lại lợi ích cho nhiều thành phần hơn
- Thực thi đầy đủ và đúng nguyên tắc kiểm tra môi trường đối với mọi
dự án du lịch
- Hoạt động du lịch phải trong giới hạn cho phép của sức chứa và hạ tầng
cơ sở địa phương
Nguyên tắc 6: Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương Việc
tham gia của cộng đồng địa phương vào du lịch sẽ không chỉ mang lại lợi íchcho cộng đồng địa phương và môi trường mà còn nâng cao chất lượng phục
vu du lịch
Khuyến nghị cho ngành du lịch:
- Tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng của người dân địa phương
- Ủng hộ quan điểm cộng đồng địa phương quyết định sự phát triển củachính họ
- Khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia tích cực vào các dự án, cáchoạt động phát triển du lịch
Trang 19- Ngăn ngừa chia rẽ và di dân địa phương.
Nguyên tắc 7: Phối hợp chặt chẽ giữa phát triển du lịch với sự tham gia của các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư địa phương Việc trao đổi và
thảo luận giữa các ngành, các tổ chức và cơ quan khác nhau là vô cùng cầnthiết nhằm giải tỏa các mâu thuẫn về quyền lợi
Để thực hiện tốt nguyên tắc này, ngành du lịch cần phải:
- Giới thiệu, lập quy hoạch để khuyến khích sự tham gia đóng góp củangười dân địa phươngvề những thay đổi nhanh chóng của ngành dulịch
- Tổ chức hội thảo, các cuộc gặp gỡ trao đổi và các hình thức sinh hoạtquần chúng để người dân được tham gia ý kiến hữu hiệu
- Tham khảo ý kiến với các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ đểlồng ghép các lợi ích của cộng đồng dân cư trong quá trình hình thànhcác dự án du lịch
Nguyên tắc 8: Gắn chặt và lồng ghép trong công tác đào tạo nguồn nhân lực Việc đào tạo nguồn nhân lực trong đó có sự lồng ghép về phát triển
du lịch bền vững vào thực tiễn công việc và cùng với việc tuyển dụng các laođộng địa phương ở mọi cấp sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm du lịch
Trong công tác đào tạo khuyến nghị ngành du lịch cần:
- Đưa những vấn đề về môi trường, văn hóa và xã hội vào chương trìnhđào tạo, chú trọng công tác đào tạo, nâng cao vị trí và sử dụng cán bộđịa phương trong đào tạo
- Đào tạo cán bộ nhân viên, người lao động hiểu biết về bản chất phứctạp của du lịch hiện đại
- Khuyến khích việc đào tạo văn hóa và đưa vào đạo tạo các trongg cácchương trình giao lưu văn hóa, phân bổ lợi nhuận trong du lịch vào cácchương trình giáo dục nhằm khích lệ sự hiểu biết đối với di sản và môitrường
Trang 20Nguyên tắc 9: Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm Việc cung cấp
cho khách những thông tin tạo một điểm du lịch một cách đầy đủ sẽ nâng cao
sự tôn trọng của du khách với môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội ở nơi thamquan đồng thời tăng thêm sự hài lòng của du khách
Trong công tác tiếp thị phải đảm bảo:
- Đảm bảo cho việc tiếp thị “xanh” phản ánh các chính sách và các hoạtđộng có lợi cho môi trường chứ không phả mánh khóe buôn bán
- Giáo dục cho du khách về những điều cần làm và không nên làm đốivới môi trường du lịch
- Kiên quyết hủy bỏ phân biệt chủng tộc, văn hóa đồi trụy và tôn giáotrong du lịch
- Sử dụng chiến lược tiếp thị tôn trọng các dân tộc, cộng đồng và các môitrường địa phương
- Cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan đến các kỳ nghỉ khi lựachọn điểm du lịch
- Thông tin về việc tôn trọng di sản văn hóa và thiên nhiên của địaphương cho du khách
- Không áp đặt những tập quán xã hội phương Tây vào những giá trị vănhóa khác nhau
Nguyên tắc 10: Coi trọng công tác nghiên cứu Tiếp tục nghiên cứu và
giám sát các hoạt động du lịch thông qua việc sử dụng và phân tích có hiệuquả các số liệu là rất cần thiết để giúp cho việc giải quyết những vấn đề tồnđọng và mang lại lợi ích cho các điểm tham quan và cho khách hàng
Để làm tốt nguyên tắc trên cần:
- Khuyến khích và hỗ trợ việc nghiên cứu đánh giá trước khi thực hiện
dự án và các khuyến nghị giám sát đánh giá tác động môi trường kinh
tế xã hội
Trang 21- Tiến hành và nghiên cứu các biện pháp dự đoán ảnh hưởng của du lịchcũng như các biện pháp kỹ thuật giải quyết.
- Tiến hành nghiên cứu sử dụng các kỹ năng kinh nghiệm và ý kiến củangười dân địa phương
- Phổ biến các kết quả nghiên cứu và điều tra đến các cơ quan trungương, địa phương, đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác du lịch
và cộng đồng dân cư
1.3 Đặc điểm của phát triển du lịch bền vững
Trong bất kỳ ngành công nghiệp nào, tính bền vững về kinh tế - xã hộicũng phải đạt được ba mục tiêu cơ bản, đó là: kinh tế, môi trường và xã hội
Ba thành tố này có mối liên quan chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau Sự bềnvững của một thành tố này phụ thuộc vào sự bền vững của hai nhân tố kia Dovậy một chính sách phát triển bền vững cần phải thể hiện tính bền vững về cả
ba phương diện trên
- Về mặt kinh tế: Cần phải phân biệt giữa phát triển và tăng trưởng Tăngtrưởng chỉ chú trọng tới vật chất và số lượng, tích lũy và bành trướngtrong khi phát triển quan tâm tới tiềm năng, phẩm chất, sự phục vụ củacon người một cách toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần Để phát triểnmột cách bền vững có hiệu quả thì chúng ta cần phải thực hiện chiếnlược “chìa khóa xanh”[3] một cách an toàn và hiệu quả theo sự chỉ dẫncủa Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Về mặt môi trường và tài nguyên: Phát triển bền vững về phương diệnnày có nghĩa là phải đảm bảo khả năng hồi phục của hệ sinh thái Mức
độ sử dụng tài nguyên tái tạo phải thấp hơn tốc độ tái sinh, việc sử dụngtài nguyên không tái tạo phải phụ thuộc vào khả năng tìm ra được cácnguyên liệu thay thế Ngoài ra thì phát triển bền vững về mặt này cònphải chú trọng đến mức độ ô nhiễm môi trường, có nghĩa là mức độ ônhiễm của môi trường phải thấp hơn khả năng tái tạo của môi trường,
Trang 22môi sinh Kinh tế chỉ là một phần của hệ sinh thái và phát triển kinh tếphải đảm bảo sự cân bằng sinh thái.
- Về mặt xã hội: Bền vững có nghĩa là phải đảm bảo xã hội công bằng,cuộc sống bình an Xã hội của một nước không thể phát triển bền vữngnếu có một tầng lớp xã hội bị gạt ra ngoài tiến trình phát triển quốc gia.Thế giới sẽ không có phát triển bền vững nếu tính mạng của một phầnnhân loại bị đe dọa vì bệnh tật, đói nghèo, thiên tai, Phát triển bềnvững có nghĩa con người có môi trường sống hài hòa, công bằng và ansinh
2000-2010: Mởrộng CNH - HĐH
2010-2020: Hoànthành đầu CNH-HĐHDân số (triệu
Tăng nhanh tự dokhông điều tiếtđược (TĐBV)
Tăng tự do, tốc
độ chậm lại.Không bền vững(KBV)
Tăng nhanh, điềutiết có hiệu quả(TĐBV)
Tăng nhanh, điềutiết có hiệu quả(TĐBV)
Tăng nhanh, kịp
và vượt một sốnước đi trước(TĐBV)
Tài nguyên
Khai thác tự do,không quản lýđược (TĐBV)
Khai thác tự do,không quản lýđược (TĐBV)
Cạn kiệt các tàinguyên quantrọng (KBV)Khai thác có
quản lý, có hiệuquả, chú ý hồi phục(TĐBV)
Khai thác hợp lý, hồi phục có hiệuquả (TĐBV
Khai thác được
cả phần hồi phục,quy hoạch hợp lý(TĐBV)
Trang 23Chất lượng môi
trường
Khai thác tự do,không quản lýđược (TĐBV)
Khai thác tự do,không quản lýđược (TĐBV)
Cạn kiệt các tàinguyên quantrọng (KBV)Khai thác có
quản lý, có hiệuquả, chú ý hồi phục
(TĐBV)
Khai thác hợp lý, hồi phục có hiệuquả (TĐBV)
Khai thác được
cả phần hồi phục,quy hoạch hợp lý(TĐBV)
Các vấn đề xã hội
Không quan tâm,mất cân bằng,tham nhũng(KBV)
Không quan tâmđầy đủ, mất côngbằng, có thamnhũng, tiêu cực(KBV)
Xã hội suy thoái
do tham nhũng,mất công bằng(KBV)
Xử lý có kết quả các vấn đề xã hội(TĐBV)
Xã hội côngbằng, văn minh, phúclợi (TĐBV)
Dân giàu, nướcmạnh, xã hộicông bằng, vănminh (TĐBV)
1.4 Sự cần thiết của phát triển bền vững
1.4.1 Tính tất yếu của phát triển bền vững
Tính tất yếu của việc phát triển bền vững do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Do đặc tính của ngành du lịch đó là kinh doanh tổng hợp và
phức tạp nên cần phải có quy hoạch phát triển đồng bộ
Thứ hai: Do các yếu tố tạo thành sản phẩm của ngành du lịch phải kết
hợp của cả tài nguyên có khả năng phục hồi, tài nguyên khó phục hồi và hoàntoàn không thể phục hồi được đó là các tài nguyên xã hội, tài nguyên nhânvăn và tài nguyên tự nhiên
Thứ ba: Do nhu cầu của khách hay xã hội nói chung ngày càng nhiều
và với chất lượng cao hơn, các loại hình du lịch phải phong phú hơn do mứcsống của con người đang được nâng lên rất nhanh, trình độ văn hóa ngày càngđcược cải thiện
Trang 241.4.2 Lợi ích của việc phát triển bền vững
Lợi ích cho nhà cung cấp: các nhà cung cấp kinh doanh do lợi ích có
thể có nhiều loại hình, sản phẩm du lịch lớn hơn để có thể cung cấp cho khách
du lịch nhiều loại sản phẩm, dịch vụ phong phú để có thể thu được nhiều lợinhuận Do tính chu kỳ sống của sản phẩm du lịch và điểm du lịch nên khiphát triển bền vững sẽ kéo dài chu kỳ sống của các điểm, khu du lịch Nhàcung cấp cũng có thể phát triển mở rộng quy mô hoạt động giảm đươc rủi rotrong kinh doanh
Lợi ích cho khách du lịch: khách du lịch có thể được tiếp cận và khám
phá, nghiên cứu về các nền văn hóa, phong tục tập quán lâu đời trường tồnqua thời gian, được chiêm ngưỡng khám phá những cảnh quan tự nhiên từhoang sơ kết hợp với tu bổ, các công trình văn hóa cổ kính và hiện đại, được
sử dụng các sản phẩm du lịch một cách tốt nhất, thỏa mãn nhất với chi phíthấp
Lợi ích cho điểm du lịch: ban quản lý du lịch có thể cung cấp sản phẩm
dịch vụ cho các đơn vị kinh doanh và khách du lịch từ đó thu lợi nhuận và từ
đó tiếp tục đầu tư để cải tạo và nâng cấp, bảo vệ cho khu du lịch, tạo công ănviệc làm cho người dân địa phương
1.5 Những ảnh hưởng của du lịch bền vững lên các giá trị du lịch
Thứ nhất, phát triển du lịch tác động tích cực tới vào việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.
Để hấp dẫn khách du lịch, các cảnh quan thiên nhiên có khả năng đưavào phát triển du lịch sẽ được ngành Du lịch đầu tư tu bổ ngày càng tốt hơn
và các diện tích tự nhiên cho phát triển các khu bảo tồn và vườn quốc giađược đảm bảo.Vì vậy, phát triển du lịch sẽ tạo điều kiện cho việc bảo tồncảnh quan thiên nhiên
Thứ hai, phát triển du lịch tác động tích cực vào việc nâng cấp cơ sở
hạ tầng.
Trang 25Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và lưu trú của du khách, thìviệc cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng ở các địa phương(sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liênlạc) là cần thiết Thông qua các hoạt động này, cơ sở hạ tầng ở các địaphương trên phạm vi cả nước sẽ được đầu tư nâng cấp.
Thứ ba, phát triển du lịch tác động tích cực vào việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ và tăng cường chất lượng môi trường
Du lịch phát triển kéo theo sự gia tăng lượng khách trong nước và quốc
tế Thông qua trao đổi và giao tiếp với du khách, cộng đồng địa phương sẽhiểu biết và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho hoạt động dulịch Đồng thời, việc quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảodưỡng các công trình kiến trúc cho phát triển du lịch sẽ huy động cộng đồng
có những sáng kiến làm sạch môi trường, kiểm soát chất lượng không khí,nước, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trường khác
1.6 Các biện pháp chung để phát triển du lịch bền vững
- Về phía Nhà nước, cần đầu tư cho ngành Du lịch để giải quyết tốt cácvấn đề về môi trường
- Đầu tư quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên cơ sở có sự gắn kếtgiữa các trung tâm du lịch lớn trong nước với nhau, giữa các trung tâm
du lịch lớn trong nước với các trung tâm du lịch lớn của các nước trongkhu vực và thế giới Xây dựng các tuyền giao thông theo quy hoạchtổng thể về du lịch, xây dựng kết cấu hạ tầng đạt tiêu chuẩn chất lượngquốc tế ở các khu sân bay, bến cảng, bến tầu và những khu du lịchtrọng điểm sao cho gắn kết phát triển du lịch với bảo vệ môi trường
- Ưu tiên đầu tư cho các dự án du lịch đã có các giải pháp cụ thể để giảiquyết ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môitrường trực tiếp cho cộng đồng xã hội ở cả hiện tại và tương lai
Trang 26- Đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ mới về bảo vệ môitrường trong phát triển du lịch Ngành Du lịch cần phối hợp với các cơquan quản lý, viện nghiên cứu tiến hành nghiên cứu có tính hệ thống vềtài nguyên và môi trường du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch bềnvững.
- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh du lịch làmtốt công tác bảo vệ môi trường
- Về phía ngành Du lịch, cần thực hiện chương trình lồng ghép nhiệm vụbảo vệ môi trường vào các mục tiêu và hoạt động phát triển của ngànhtheo hướng phát triển bền vững
- Xây dựng chương trình, kế hoạch tổng thể về duy trì, bảo vệ và pháttriển tài nguyên du lịch gắn với bảo vệ môi trường trong Chiến lượcPhát triển bền vững ngành du lịch
- Thường xuyên lồng ghép các hoạt động bảo vệ môi trường với các hoạtđộng du lịch
- Xây dựng chiến lược về bảo vệ môi trường ở các khu du lịch có kếhoạch cụ thể cho việc trồng và bảo vệ cây xanh ở những khu du lịch
- Cần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường du lịch và nângcao nhận thức về môi trường cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong ngành
- Quản lý tốt cơ sở hạ tầng và môi trường ở những khu du lịch; khuyếnkhích, hướng dẫn người dân và các cơ sở dịch vụ du lịch thực hiện thugom rác một cách khoa học, hợp lý Tuyên truyền giáo dục cộng đồnggiữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái trong sạch để làm tăng thêm giá trị
Trang 27của cảnh quan môi trường Giữ vững an ninh và trật tự xã hội ở nhữngkhu du lịch đảm bảo tốt môi trường xã hội cho du khách đến du lịch.
- Nâng cao trình độ văn hóa của những người làm trong ngành Du lịch,gắn giáo dục môi trường với các chương trình đào tạo cho mọi đốitượng tham gia vào hoạt động du lịch
- Ngoài ra, ngành Du lịch cần có kế hoạch bảo tồn, tôn tạo các di tíchlịch sử, văn hóa trong vùng gắn với bảo tồn và khai thác vẻ đẹp cảnhquan thiên nhiên, tăng cường hợp tác liên ngành và quốc tế bảo vệ môitrường trong lĩnh vực du lịch
Tóm lại, du lịch bền vững là một tất yếu khách quan của phát triển dulịch bền vững, đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra các giá trị dulịch lâu dài và an toàn Chính vì vậy mà khi xã hội hay kinh tế ngày càngphát triển thì xu hướng bền vững lại càng trở nên quan trọng hơn Xã hộingày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày một cao hơn và đòihỏi phải có sự khác biệt mới mẻ từ những giá trị đã cũ, hướng đến một xãhội còn đầy đủ các phẩm chất, giá trị của các nền văn hóa cũng như cácphong tục tập quán tốt đẹp Và để làm được điều này một cách hiệu quả thìngành du lịch cần phải hướng đến các mục tiêu chung nhằm nâng cao cácgiá trị du lịch dựa trên các nguyên tắc phát triển để đem lại những giá trịbền vững cho ngành du lịch của quốc gia Và du lịch sinh thái chính làchìa khóa cho sự phát triển bền vững của một khu du lịch
Trang 28CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA DU LỊCH SINH THÁI TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI KHU DU LỊCH
ĐẢO CÁT BÀ
2.1 Khái quát về khu du lịch đảo Cát Bà
Khu Bảo tồn sinh quyển thế giới Cát Bà nằm trên đảo Cát Bà, thuộc thịtrấn Cát Bà, huyện Cát Hải, Thành phố Hải Phòng Đây là một trong nhữngkhu dự trữ sinh quyển thế giới (UNESCO, 2004)
Cát Bà là một quần đảo với 366 đảo lớn và nhỏ Đảo chính là Cát Bà có diệntích khoảng 100km² - cách cảng Hải Phòng 30 hải lý, tiếp nối với Vịnh HạLong, tạo nên một quần thể đảo và hang động trên biển làm mê hồn du kháchđến Đến đây du khách sẽ được tận hưởng không khí trong lành và hòa mìnhvào thiên nhiên tươi đẹp
Diện tích vườn quốc gia Cát Bà được quy hoạch bảo vệ là 15.200 ha,trong đó có 9.800 ha rừng và 4.200 ha biển Địa hình vườn đa dạng, chủ yếu
là dãy núi đá vôi với nhiều hang động kỳ thú và xen kẽ là những bãi cát trắngphau, mịn màng, nơi du khách tắm biển Các ngọn núi đá vôi có độ cao trungbình là 150 m, cao nhất là đỉnh Cao Vọng cao 322 m so với mực nước biển
Theo một câu chuyện dân gian truyền miệng của người dân địa phươngvùng Đông Bắc, đảo Cát Bà khi xưa vốn là hậu cung của người đàn ông đầutiên đến khai sơn phá thạch ở vùng này Khi ông phát hiện ra cái vịnh quý giávới nhiều hòn đảo đẹp mà sau này có tên là Hạ Long, thì cũng là lúc ông phảicưu mang cùng lúc nhiều số phận nữ nhi đơn côi, mà chồng của họ vĩnh viễnkhông trở về sau những chuyến đi biển bất trắc Sau khi khai pha vùng HònGai, Bãi Cháy, ông đã tập hợp tất cả các bà ra ống tại hòn đảo xinh đẹp, trùphú, biệt lập giữa biển khơi, nằm trong vịnh Lan Hạ Vì thế sau này vùng đấtBãi Cháy, Hòn Gai có tên là đất Của Ông, còn đảo kia có tên là Các Bà Trảiqua bao biến đổi, thăng trầm, bây giờ còn lại địa danh Cửa Ông (Quảng Ninh)
và Cát Bà (Hải Phòng) là do gọi chệch đi mà thành
Trang 29Bên cạnh những câu chuyện đó thì cũng có những câu chuyện khác về
sự lý giải cái tên đảo Cát Bà Câu chuyện này gắn với lịch sử giữ nước củaViệt Nam Câu chuyện kể rằng thời chiến đấu chống quân Nguyên xâm lược,người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã chọn vùng biển Đông Bắc này làmnơi tập kết, luyện quân, tích trữ lương thảo Những hang động trong vùngbiển này đều được huy động vào việc cất giấu quân lương, che ém tàu thuyềncủa quân ta Vì vậy, vùng biển phía Hạ Long được chọn làm khu vực quân sự
- ngày nay còn có hang Dấu Gỗ tương truyền là nơi quân ta cất giấu nhữngchiếc cọc gỗ bịt sắt đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy, còn vùngbiển phía vịnh Lan Hạ là nơi tích trữ lương thảo, chăm sóc y tế, là khu vực doCác Bà cai quản Từ đó mà cái tên Cửa Ông và Cát Bà hình thành (do ngườidân thuận miệng gọi Các Bà thành Cát Bà mà nên)
2.2 Các điều kiện phát triển du lịch đảo Cát Bà
2.2.1 Vị trí, địa lý
Quần đảo Cát Bà cách Hải Phòng
45 km về phía Đông, cách thànhphố Hạ Long 25 km về phía Nam
và cách Hà Nội khoảng 150 km
về phía Đông Nam Phía Bắcgiáp Vịnh Hạ Long, tỉnh QuảngNinh, phía Tây giáp đảo Cát Hải,huyện Cát Hải, thành phố HảiPhòng, phía Đông và Nam là biển Đông trong khoảng tọa độ:
Vĩ độ Bắc: 20042’40” – 20052’45”
Kinh độ Đông: 106054’11, - 107007’05”
Tọa độ trung tâm là: 20047’42” vĩ độ Bắc, 107000’38” kinh độ Đông
Trang 30Tổng diện tích đất tự nhiên của khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà
là 26.240 ha, trong đó diện tích mặt đất (đảo) 17.040 ha và 9.200 ha mặt nướcbiển
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của đại dương nên cácchỉ số trung bình về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa ở Cát Bà cũng tương đươngnhư các khu vực xung quanh, tuy nhiên có đặc điểm là mùa đông thì ít lạnhhơn và mùa hè thì ít nóng hơn so với đất liền
Quần đảo Cát Bà có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngậpmặn, các rặng san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng, lànơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm các yêu cầucủa khu dự trữ sinh quyển thế giới theo quy định của UNESCO
2.2.2 Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái
Trên đảo chính Cát Bà có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi là một nơiđang được đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái Phía Đông Nam của đảo cóvịnh Lan Hạ, phía Tây Nam có vịnh Cát Gia có một số bãi cát nhỏ nhưngsạch, sóng không lớn thuận tiện cho phát triển du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng.Trên biển xuất hiện nhiều núi đá vôi đẹp tương tự vịnh Hạ Long và Bái TửLong Ở một số đảo nhỏ, cũng có nhiều bãi tắm đẹp
Con đường độc đạo chạy ven biển và xuyên qua đảo Cát Bà
- Đường xuyên đảo Cát Bà: Dài 27 km, có nhiều đèo dốc quanh co,xuống khoăn, qua áng, men theo mép biển, xuyên qua vườn quốc gia,phong cảnh kỳ thú, non nước hữu tình
- Vườn quốc gia Cát Bà: Có diện tích 15.200 ha, trong đó có 9.000 harừng, 5.400 ha biển tạo nên một môi trường sinh thái lý tưởng
- Động Trung Trang: Nằm cách thị trấn 15 km cạnh đường xuyên đảo, cónhiều nhũ đá thiên nhiên Động này có thể chứa hàng trăm người
Trang 31- Động Hùng Sơn: Cách thị trấn 13 km, trên đường xuyên đảo Động còn
có tên Động Quân Y vì trong Chiến tranh Việt Nam người ta đã xây cảmột bệnh viện hàng trăm giường nằm ở trong lòng núi
- Động Phù Long (Cái Viềng) mới tìm ra, được cho là đẹp hơn độngTrung Trang
- Các bãi tắm: Cát Cò 1, Cát Cò 2, Cát Dứa, Cát Ông, Cát Trai Gái,Đường Danh v.v là những bãi tắm nhỏ, đẹp, kín đáo, có nhiều mưa,che nắng, cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt tới đáy.Người ta dự định xây dựng ở đây những "thuỷ cung" để con người cóthể trực tiếp quan sát các đàn cá heo, tôm hùm, rùa biển, mực ống, cámập bơi lượn quanh những cụm san hô đỏ
Cát Bà với vẻ đẹp nguyên sơ và hùng vĩ, nó được mệnh danh là Hòn Ngọccủa Vịnh Bắc Bộ
Ngoài ra Cát Bà còn có nhiều động, thực vật quý hiếm: Gần 60 loài đãđược coi là các loài đặc hữu và quý hiếm đã được đưa vào Sách đỏ Việt Namnhư các loài động vật: Ác Là, Quạ Khoang, Voọc Đầu Vàng, Voọc Quần Đùi
trắng và các loài thực vật như Chò Đãi, Kim Giao (Podocarpus fleurii), Lá Khôi (Ardisia spp), Lát Hoa (Chukrasia tubularis),Dẻ Hương, Thổ Phục
Linh, Trúc Đũa, Sến Mật Ngoài ra còn 8 loài rong, 7 loài động vật đáy cũngcần được bảo vệ
2.2.3 Tài nguyên nhân văn
Quần đảo Cát Bà có tiềm năng phát triển du lịch cả về tự nhiên lẫnnhân văn Theo khảo cứu của Viện Khảo Cổ Học Việt Nam, Cát Bà còn lưugiữ các di tích cổ sinh, di chỉ khảo cổ học, di tích lịch sử - văn hóa như thànhnhà Mạc, khu thương cảng (bến Gốm), di chỉ Cái Bèo và đặc biệt là hoá thạchtrầm tích trong hang động Đá Trắng Theo giám định của Viện Khảo cổ học,hóa thạch được tìm thấy có niên đại Pleistocen muộn (từ 01 triệu đến 11.000năm trước)
Trang 32Môi trường thiên nhiên của Cát Bà-Cát Hải đã là cái nôi của người từ cổ xưa.Các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật 17 địa điểm trên đảo Cát Bà Kết quảcho thấy có tới 15 điểm có dấu tích của người cổ xưa như hang Eo Bùa thuộc
xã Hiền Hào, Tùng Bà thuộc Vườn Quốc Gia, Bờ Đá, Khoăn Mui thuộc xãTrân Châu, Áng Giữa thuộc xã Việt Hải, đặc biệt là di chỉ Cái Bèo Theo tàiliệu của PGS.TS Nguyễn Khắc Sử (Viện Khảo cổ học Việt Nam), trưởngđoàn khảo cứu, khai quật di chỉ Cái Bèo thì đến nay đã có 4 cuộc khảo sát,khai quật di chỉ này Lần đầu tiên được một nhà khảo cổ người Pháp,M.Colani phát hiện năm 1938, qua nhiều lần khai quật và kết quả phân tíchĐiôxit cácbon cho biết người Việt cổ có mặt ở đây cách ngày nay trên 6.000năm Trong tầng đất trên của di chỉ Cái Bèo còn có một tầng di chỉ chứanhững di vật tiêu biểu thuộc nền văn hoá Hạ Long Trong lớp đất này có ítxương động vật Những hiện vật ở đây mang đủ loại hình của nền văn hoá HạLong đồng thời còn có những đặc điểm riêng biệt cho thấy con người của nền
Hạ Long đến đây sinh sống vào giai đoạn muộn, giai đoạn phát triển cao củanền văn hoá này Giữa hai tầng trên và dưới của di chỉ Cái Bèo là một lớp sanmỏng không chứa các di vật hoặc xương các động vật Điều này chứng tỏtrước đây đã có một thời nước biển dâng lên tràn ngập lớp dưới để lại dấu tíchcủa biển ngăn cách giữa hai nền văn hoá sớm và muộn Di chỉ Cái Bèo có giátrị lịch sử lớn khẳng định người Việt cổ đã cư trú tại vùng đất này từ rất xaxưa
Các làng xã trên đảo Cát Bà nằm giáp biển nên cuộc sống của ngườidân nơi đây cũng gắn liền với biển: Chèo thuyền, đua thuyền là sinh hoạt vănhoá, hội đua thuyền chính là ngày hội xuống nước của các làng chài Cát Hải.Chính ở nơi đầu sóng ngọn gió, với sức sống, tinh thần lao động sáng tạo,người dân ở đây đã để lại những giá trị văn hoá độc đáo Trên thị trấn Cát Bàngày nay còn lại dấu tích nơi đền thờ các bà trong cuộc kháng chiến chốngngoại xâm phương Bắc Hòn cẩm thạch của làng Gia Luận đã từng là nơi tậpkết dấu cọc gỗ lấy từ Vân Đồn để góp phần làm lên chiến thắng quân Nam
Trang 33Hán trong trận Bạch Đằng Giang của Ngô Quyền năm 938 Ngôi miếu cổ VănChấn - xã Văn Phong có kiến trúc tinh xảo vào Hậu Lê (Thế kỷ XV) "Tân tạothạch bia" chùa Gia Lộc với khối đá bốn mặt trạm khắc hoa văn sinh độnghiếm thấy được tạo dựng từ thời "Cảnh Thịnh tứ niên" năm 1797 Đình ĐônLương nghệ thuật kiến trúc điêu khắc tuyệt diệu thể hiện tài nghệ một thời.Tại xã Xuân Đám còn lại một phần kiến trúc bức tượng thành xếp đá đượcxây dựng từ thời nhà Mạc thế kỷ XVI Chùa Hoà Hy (Hoà Quang) còn tươngđối nguyên vẹn, có nhiều pho tượng độc đáo, những nét hoa văn trạm trên bia
đá hiếm thấy trên các bia chùa của miền Bắc Văn bia đình làng Hoàng Châucòn lưu danh các sinh đồ Quốc Tử Giám: Nguyễn Khắc Minh, Bùi QuangTrịnh, Vũ Tiến Tước là người làng Hoàng Châu đã học hành đỗ đạt tại cơquan học viện cao nhất nước ta thời kỳ tiền Lê Hoàng Triều Người dân trênđảo có quyền tự hoà về con đường học hành, đỗ đạt của cha ông một thời.Cóthể nói văn hoá của huyện đảo Cát Hải phong phú đa dạng bởi lẽ người dânđịnh cư trên đảo có nguồn gốc từ nhiều nơi họp thành là cộng đồng nhữngngười sống bằng nghề biển vùng Duyên Hải Đến với Cát Bà, chúng ta cònđược hòa mình vào lễ hội làng cá được tổ chức vào cuối tháng 3, đầu tháng 4hàng năm để ghi nhớ ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát Bà
2.2.4 Khu dự trữ sinh quyển
Quần đảo Cát Bà có rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngậpmặn, các rặng san hô, thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng, lànơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm các yêu cầucủa khu dự trữ sinh quyển thế giới theo quy định của UNESCO
Cát Bà đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giớingày 02 tháng 12 năm 2004 Ngày 1 tháng 4 năm 2005 tại đây đã diễn ra lễđón nhận bằng quyết định của UNESCO và kỷ niệm sự kiện này Việt Namhiện có 06 khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận là: CầnGiờ, Cát Tiên, châu thổ sông Hồng, miền Tây Nghệ An, Kiên Giang và quần
Trang 34đảo Cát Bà.Tổng diện tích khu dự trữ sinh quyển Cát Bà rộng hơn 26.000 ha,với 2 vùng lõi (bảo tồn nghiêm ngặt và không có tác động của con người), 2vùng đệm (cho phép phát triển kinh tế hạn chế song kết hợp với bảo tồn) và 2vùng chuyển tiếp (phát triển kinh tế) Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà là vùnghội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạnsan hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động.
2.2.5 Những đặc điểm về kinh tế - xã hội
Với lợi thế gần biển, thiên nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cát Bàphát triển kinh tế về cả ba mặt là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Vềnông nghiệp, thành phố Hải Phòng và Bộ Thuỷ Sản đã coi Cát Bà là trungtâm của dịch vụ thuỷ sản Vì đây chính là điểm có thế mạnh phát triển ngànhthủy sản cả về nuôi trồng lẫn đánh bắt Về công nghiệp, Cát Bà đang là điểmthu hút đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật Về dịch vụ, Chính phủ và Tổng cục
du lịch đã quyết định phát triển Cát Bà thành trung tâm quốc gia về du lịchsinh thái Trong đó du lịch là một ngành chiếm tỉ trọng rất lớn trong phát triểndịch vụ nơi đây Mục tiêu tổng thể của quy hoạch là đưa ra các định hướngphát triển quần đảo Cát Bà trở thành điểm du lịch “xanh” đẳng cấp quốc tế,xứng đáng với vị thế và tiềm năng, có đóng góp tích cực hơn với phát triểnkinh tế xã hội của thành phố Hải Phòng, huyện Cát Hải và cho phát triển của
du lịch Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050
Quan điểm của quy hoạch chú trọng đến chất lượng tăng trưởng dulịch, phát triển du lịch quần đảo Cát Bà trở thành động lực kinh tế cho pháttriển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng và cho phát triển du lịch vùngĐồng bằng sông Hồng; khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế; pháttriển các sản phẩm du lịch chất lượng và dịch vụ phản ánh đặc trưng của địaphương; ưu tiên phát triển du lịch cao cấp kết hợp hài hòa với du lịch đạichúng để đáp ứng nhu cầu đa dạng cầu thị trường và kỳ vọng của khách dulịch để tăng cường hiệu quả về kinh tế - xã hội trong phát triển du lịch; bảo
Trang 35tồn và tôn tạo các giá trị tài nguyên; phát triển du lịch gắn liền với đảm bảo anninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội…
Để phát triển có quy hoạch như trên thì cán bộ huyện Cát Hải cần phântích, đánh giá nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch quần đảo Cát Bà; quyhoạch phát triển du lịch quần đảo Cát Bà đến năm 2025, tầm nhìn đến năm2050; yêu cầu, hướng dẫn giám sát và giải pháp thực hiện quy hoạch; tổ chứcthực hiện quy hoạch Từ các vấn đề ảnh hưởng đến phát triển du lịch quầnđảo Cát Bà, đưa ra các mô hình tham khảo về quy hoạch kiến trúc du lịch đôthị Cát Bà, đề xuất phân vùng lãnh thổ du lịch nhằm khai thác tốt các tiềmnăng lợi thế…
Đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch bền vững Cát Bà với mongmuốn phát triển khu du lịch Cát Bà trở thành tầm cỡ thế giới, đáp ứng yêu cầuphát triển trong thời kỳ mới và sự kỳ vọng của nhân dân Quy hoạch cần phải
có tầm nhìn và phải thực hiện nhanh, bảo đảm thời cơ, thời điểm Thành phốHải Phòng đang triển khai nhiều dự án trọng điểm quốc gia liên quan đếnhuyện Cát Hải và du lịch Hải Phòng, trong đó có Cảng cửa ngõ quốc tế tạiLạch Huyện; đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; cầu Tân Vũ - Cát Hải
Do đó, quy hoạch đưa ra tầm nhìn để xây dựng quần đảo Cát Bà thành đảoxanh hấp dẫn hàng đầu thế giới là rất đúng, phù hợp xu hướng phát triển
Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, Dương Anh Điền đề nghị các
sở, ngành, địa phương tiếp tục nghiên cứu kỹ đề án, gửi tham vấn ý kiến bằngvăn bản để tham gia trực tiếp vào đề án quy hoạch; đơn vị tư vấn tiếp thu ýkiến để bổ sung vào đề án quy hoạch hoàn chỉnh, phù hợp hơn
Cùng với xây dựng cơ sở hạ tầng, ngành giáo dục và đào tạo cũng đạtcác mục tiêu vượt mức kế hoạch đề ra cả về chất lượng và số lượng Ngànhthể thao, văn hoá, thông tin đa hợp tác chặt chẽ với các ngành khác trong việctriể khai thành công các chương trình tuyên truyền Tuyên truyền tập trungvào việc hoàn thành các mục tiêu phát triển chính trị, kinh tế, bảo vệ môi
Trang 36trường và kiểm soát những vấn đề xã hội Ngày càng có nhiều hoạt động biểudiễn văn hoá nghệ thuật Nhà văn hoá huyện tổ chức rất nhiều buổi biểu diễnvăn hoá, văn nghệ, khuyến khích mở rộng các phong trào văn hoá văn nghệđịa phương.
Cát Hải tập trung vào phát triển kinh tế xã hội, sử dụng tài nguyênrừng, biển, sinh thái để phát triển kinh tế đa ngành Xây dựng Cát Hải thànhmột trung tâm du lịch Quốc gia đạt chuẩn Quốc tế và trung tâm kinh tế biểncủa Bắc Bộ Việt Nam, đặc biệt khu kinh tế mở và một khu vực đô thị củathành phố Hải Phòng Cát Hải hiện nay làmột trung tâm hội tụ đầu tư với dự
án quy hoạch du lịch sinh thái và khu vực cảng biển Cát Don, Xuân Đàm vàCát Bà với tổng đầu tư trên 500 tỷ trên diện tích 104ha và một số dự án khác
Kinh tế - xã hội được huyện Cát Hải quan tâm phát triển toàn diện, có
sự đột phá lớn Năm 2014, huyện đề ra một số chỉ tiêu cơ bản, trong đó giá trịsản xuất các ngành kinh tế, dịch vụ đạt 4.031.597 triệu đồng; tổng thu ngânsách ước đạt 59.800 triệu đồng Cát Hải vinh dự có hai dự án trọng điểmquốc gia đó là: Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng và đường ô tô Tân Vũ LạchHuyện, trong đó có cầu Đình Vũ Cát Hải đang triển khai xây dựng, tạo bệphóng mới cho huyện đảo cất cánh trong tương lai gần
Ngày 27/3 vừa qua, UBND huyện Cát Hải đã chính thức khánh thành
và đưa vào sử dụng công trình kéo dài, nâng cấp cầu tàu khách Cát Bà vớitổng mức đầu tư hơn 20 tỷ đồng Công trình này có thể đáp ứng nhu cầu 4 tàucập bến cùng thời điểm, giảm ách tắc giao thông, giảm thời gian chờ đợi tạibến tàu, đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách đến tham quan, du lịch tại quầnđảo Cát Bà Năm 2014, Cát Bà phấn đấu đón khoảng 1.500.000 lượt kháchthăm
2.2.6 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Trong chiến lược phát triển Uỷ ban nhân dân và Huyện uỷ đã xác định
“xây dựng hạ tầng cần phải được ưu tiên tạo động lực cho sự phát triển của
Trang 37các ngành kinh tế mũi nhọn” Theo định hướng này, mấy năm qua huyện đãtriển khai tích cực việc xây dựng hạ tầng với hiệu quả cao Theo đó, huyện đãđầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng nhằm khuyến khích đầu tư vào các trung tâmdịch vụ hỗ trợ thuỷ sản và du lịch tại đảo Cát Bà Hoàn thành kế hoạch xâydựng huyện Cát Hải và kế hoạch chi tiết thị trấn Cát Bà để trình uỷ ban nhândân Hải Phòng phê duyệt Theo đó, huyện Cát Hải sẽ mở rộng theo hướng tây
về xã Phu Long Ngoài ra huyện sẽ tích cực triển khai con đường liên đảo thứ
2 xuyên qua Cát Bà, Gia Luận và Tuần Châu, tiếp tục đầu tư cho các côngtrình xây dựng, xây dựng các trường học nhiều tầng, nâng cấp bệnh viện vàcác trung tâm y tế Cho tới nay, hầu hết các con đường nội hạt đã được bêtông và nhựa hoá Các tuyến nội đảo qua Đình Vũ, Cát Hải và Cát Bà đãkhuyến khích tăng mạnh lưu lượng xe cộ và hành khách đi lại Tuyến giaothông khác là sử dụng tầu cao tốc để chuyên chở, phục vụ du lịch và pháttriển phúc lợi xã hội Tuy nhiên với vị trí xa xôi, là một huyện đảo cách trungtâm Hải Phòng 60 km, Cát Bà vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, một trongnhững cản trở lớn nhất là việc đi lại Hiện tại chỉ có 2 cách tới Cát Bà:
Tầu cao tốc: Cách nhanh nhất tới Cát Bà, tuy nhiên chỉ có bảy con tầuloại này có thể chở được 300 hành khách và thời gian khởi hành cũng thuậntiện cho khách du lịch
Bằng đường bộ và phà: Tuyến đường này vừa mới được đưa vào sửdụng, nhưng không được khách ưa thích vì phải mất lâu hơn 3-4 tiếng so vớitầu cao tốc và cũng không thuận tiện Đáng tiếc là xe bus không thể sử dụngtuyến này vì chuyên chở bằng phà không đáp ứng được trong quá trình xâydựng tuyến đường
Cơ sở vật chất hạ tầng công nghệ trên khu vực Cát Bà nhìn chung ở bậcthấp toàn thị trấn chỉ có một điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng, mộtbưu điện, thông tin liên lạc trên nội bộ khu vực đảo còn hạn chế Hiện chưa cótrung tâm thông tin du lịch, trung tâm y tế chất lượng cao Bản thân du lịch
Trang 38đảo Cát Bà chưa sẵn sàng ứng dụng công nghệ để phát triển, chưa xây dựngđược website riêng để quảng bá sản phẩm du lịch của mình Các cơ sở kinhdoanh dịch vụ du lịch còn hoạt động rời rạc không chuyên nghiệp, chưa có ýthức rõ ràng sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quảng
bá xúc tiến bán hàng
Các phương tiện truyền thông đang được sử dụng hiện nay như là công
cụ tiếp cận thị trường cho du lịch là các kênh truyền hình địa phương và cácbáo chuyên đề du lịch Bản thân các phương tiện truyền thông này chưa cónhững chuyên đề thường xuyên về du lịch Cát Bà điều đó thể hiện chưa có sựhợp tác chặt chẽ của các nhà xúc tiến đối với phương tiện truyền thông
2.3 Sức chứa khách du lịch tại đảo Cát Bà
2.3.1 Khái niệm
Sức chứa là lượng du khách tối đa mà khu du lịch đó có thể tiếp nhậnđược Sức chứa khách du lịch phản ánh khả năng về quy mô triển khai hoạtđộng du lịch tại mỗi điểm du lịch Sức chứa khách du lịch có liên quan chặtchẽ đến đặc điểm hoạt động của khách (số lượng, thời gian), đến khả năngchịu đựng của môi trường tự nhiên, xã hội Vì thế sức chứa khách du lịchkhông phải theo xu thế càng nhiều càng tốt mà phải là càng phù hợp càng tốt
- Rất lớn: sức chứa trên 1000 người/ ngày
- Khá lớn: sức chứa 500 - 1000 người/ ngày
- Trung bình: sức chứa 100 - 500 người/ ngày
- Kém: sức chứa dưới 100 người/ ngày
Do sức chứa bao gồm cả định tính và định lượng vì vậy khó có thể xácđịnh một con số chính xác cho mỗi khu vực Mặt khác, mỗi khu vực khácnhau có một chỉ số sức chứa khác nhau Các chỉ số này chỉ có thể xác địnhmột cách tương đối bằng phương pháp thực nghiệm Du lịch không thể đápứng được các nhu cầu của tất cả mọi loại khách Khách du lịch và các nhà
Trang 39cung cấp dịch vụ phải đảm bảo thực hiện các hoạt động du lịch trong khảnăng phục vụ và sức chịu đựng của thiên nhiên.
2.3.2 Dự báo sức chứa tại khu du lịch đảo Cát Bà
Tài nguyên môi trường ở vườn quốc gia Cát Bà sẽ không thể được bảo
vệ và phát triển một cách bền vững nếu phát triển du lịch quá sức chịu tải củakhu du lịch Vì vậy việc tiến hành nghiên cứu sức chịu tải du lịch của từngđiểm du lịch trong khu du lịch đảo Cát Bà và duy trì sự phát triển bền vữngtrong chừng mực hay giới hạn chịu đựng là hết sức quan trọng Mức độ tácđộng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ sử dụng, mức độ làm cứng mặtđất, làm huyên náo các điểm xem ngắm, ảnh hưởng đến đời sống của ngườidân địa phương, của động vật hoang dã, xói mòn đất, động cơ và hành vi củakhách tham quan, cách thức đi lại và lưu trú, sự quản lý hữu hiệu của hướngdẫn viên du lịch, số lượng người trong nhóm và các yếu tố môi trường nhưloại đất, độ dốc, mùa du lịch Cần thiết lập được các chỉ số cho các thay đổi
có thể chấp nhận được trong phạm vi các điểm Trong thời gian tới cần có cácbiện pháp phối hợp trong quản lý, tuyên truyền tốt hơn cho du khách thì sốlượng có thể chịu tải có thể phát triển nhiều hơn hiện tại (khoảng >1 triệu lượtkhách/ năm) Cụ thể như:
Đối với các tuyến du lịch đi qua, hoặc nằm gần phân khu bảo vệnghiêm ngặt như tuyến từ trung tâm Vườn quốc gia đi Ao Ếch – Việt Hải cầnhạn chế khách thăm quan vào các thời điểm sáng sớm (trước 8 giờ) và chiềutối (sau 16 giờ) vì đây là các thời điểm động vật hoang dã kiếm ăn Các tuyếntrên biển giáp với các phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2 - 3, du khách rất dễnhìn thấy Voọc (một loài động vật đặc trưng của Cát Bà) từ trên tàu, nhưngcũng không nên đến gần đàn Voọc để tránh làm xáo trộn cuộc sống sinh hoạtcủa chúng Nếu thấy biểu hiện quá tải có thể giới hạn số lượng khách trêntuyến trong cùng một thời gian hoặc tăng lệ phí tham quan để giảm tải Đồngthời các tuyến du lịch này chủ yếu ưu tiên cho khách đến nghiên cứu, học tập,
Trang 40các dự án đầu tư trong nước và ngoài nước cho các hoạt động bảo tồn và pháttriển bền vững
Đối với các tuyến, điểm du lịch nằm trong khu vực phục hồi sinh thái có khảnăng phát triển mạnh các hoạt động tham quan, nghỉ mát, thắng cảnh và cáchoạt động vui chơi giải trí tại đây Tuy nhiên cũng cần lưu ý tránh các tácđộng có ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển của hệ sinh thái, chú ýbảo vệ cảnh quan môi trường
Trong phân khu dịch vụ hành chính là trung tâm đón tiếp khách, có thể
bố trí nhà trưng bày các thông tin, hình ảnh, mẫu vật giới thiệu cho khách,khuôn viên cây cảnh phù hợp với thiên nhiên, dịch vụ ăn nghỉ, đồ lưuniệm Tuy nhiên cũng cần hạn chế số lượng khách đến và lưu trú tại đây đểtránh các hoạt động xấu đến môi trường như tiếng ồn, rác thải và đặc biệt lànguồn nước sinh hoạt
Như vậy, tùy từng tuyến tham quan, từng phân khu cụ thể để Cát Bà tính toánlượng khách phù hợp với sức chịu tải của từng khu vực, hướng tới sự hài hòagiữa công tác bảo tồn và phát triển một cách bền vững
2.4 Thực trạng các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch sinh thái tại khu
du lịch đảo Cát Bà
2.4.1 Sản phẩm chính của khu du lịch Cát Bà
- Vườn Quốc Gia Cát Bà
Nhiều người cho rằng, để khám phá, tận hưởng cảnh quan của đảo Cát Bàcần khoảng 10 ngày, và chỉ quan sát cũng mất một ngày mới đủ thời gian lenlỏi trong vịnh Lan Hạ Dường như ai đến Cát Bà lần đầu cũng ngạc nhiêntrước vẻ đẹp vừa kỳ thú, vừa bí ẩn của thiên nhiên quần đảo Cát Bà
Do vậy, điều mà khách du lịch, nhất là các vị khách quốc tế đến Cát Bàkhông bao giờ bỏ qua, đó là khám phá đảo Ngọc theo tuyến du lịch sinh tháiVườn quốc gia Không khó để chúng ta có thể gặp từng tốp người, hay chỉ