DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQLVQG Ban Quản lý Vườn Quốc gia DLST Du lịch sinh thái FAO Tổ chức Lương thực Thế giới FFI Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã Thế giới GDP Tổng sản
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
TS Nguyễn văn Hà
HÀ NỘI, 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của hội đồng khoa học
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều đơn vị,
tổ chức và cá nhân trong và ngoài cơ quan Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo: TS Nguyễn Văn Hà đã nhiệt tình giành nhiều thời gian, công sức, trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp cùng toàn thể các Thầy, Cô giáo đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn ban Lãnh đạo, các phòng và tập thể cán bộ, nhân viên Vườn Quốc gia Cúc Phương, Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu, nắm bắt tình hình thực tế tại đơn vị
Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Kính mong các Thầy, Cô giáo, các chuyên gia, các nhà khoa học, đồng nghiệp và những người quan tâm đến đề tài tiếp tục giúp đỡ, đóng góp để Luận văn được hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2016
Tác giả
Vũ Văn Dũng
Trang 5MỤC LỤC
Trang TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1 4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 4
1.1 Những vấn đề cơ bản về phát triển du lịch sinh thái 4
1.1.1 Các khái niệm về du lịch 4
1.1.2 Phát triển và điều kiện để phát triển du lịch 6
1.1.3 Ý nghĩa của việc phát triển du lịch 9
1.1.4 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái 11
1.1.5 Những nguyên tắc để phát triển du lịch bền vững 13
1.1.6 Một số vấn đề đặt ra đối với du lịch sinh thái hiện nay 16
1.2 Phát triển du lịch sinh thái trong các vườn quốc gia và những bài học kinh nghiệm 18
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở trong nước 18
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái của một số nước 21
Chương 2 28
TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
2.1 Tổng quan về Vườn quốc gia Cúc Phương 28
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 28
2.1.2 Lịch sử phát triển VQG Cúc Phương 33
2.2 Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 41
Trang 62.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn 43
Chương 3 44
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
3.1 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái của VQG Cúc Phương trong những năm qua 44
3.1.1 Đầu tư phát triển du lịch sinh thái 44
3.1.2 Tổ chức các dịch vụ bổ trợ 46
3.1.3 Những kết quả của hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương 52
3.1.4 Tác động của phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương 59
3.2 Đánh giá của du khách về chất lượng các dịch vụ, sản phẩm du lịch sinh thái hiện nay 61
3.2.1 Một số thông tin chung của du khách 61
3.2.2 Đánh giá của du khách về chất lượng các dịch vụ, sản phẩm du lịch sinh thái của Vườn hiện nay 63
3.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng các dịch vụ, sản phẩm du lịch sinh thái của Vườn 64
3.3 Những thành công, hạn chế trong phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương 68
3.3.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức trong phát triển du lịch sinh thái của Vườn 68
3.3.2 Những thành công và hạn chế trong phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương 71
3.4 Định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương 72
3.4.1 Định hướng đến năm 2020 72
3.4.2 Giải pháp nhằm đẩy mạnh việc phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương đến năm 2020 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 89
1 Kết luận 89
2 Khuyến nghị 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQLVQG Ban Quản lý Vườn Quốc gia
DLST Du lịch sinh thái
FAO Tổ chức Lương thực Thế giới
FFI Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã Thế giới
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GNP Tổng sản phẩm quốc dân
GDMT và DV Giáo dục môi trường và dịch vụ
HDI Chỉ số phát triển con người
HFI Chỉ số tự do của con người
IUCN Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế
KT-XH Kinh tế - Xã hội
UNESCO Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục Thế giới UNWTO Tổ chức du lịch Thế giới
Trang 82.2 Cơ cấu trình độ cán bộ, viên chức, lao động
của Trung tâm GDMT và dịch vụ
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
2.1
Bản đồ vị trí VQG Cúc Phương trong hệ thống các Khu bảo tồn Thiên nhiên của Việt Nam
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Hoạt động du lịch ngày nay được coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thế giới Du Lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống xã hội và phát triển với tốc độ cao trên phạm vi toàn thế giới Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển khá nhanh và
ổn định Với sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành du lịch cũng có những bước phát triển vượt bậc cả về chất và lượng, mang lại nguồn thu lớn cho đơn vị kinh doanh du lịch nói riêng và cho nền kinh tế đất nước nói chung
Với mục tiêu: Tập trung khai thác có hiệu quả các tiềm năng thế mạnh
để phát triển du lịch theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, giữ gìn sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân
cư và huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch Đồng thời, tăng nguồn thu cho ngân sách, tăng nguồn tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tạo ra nhiều việc làm, giảm thiểu những tác động có hại đến các khu rừng đặc dụng và bảo tồn thiên nhiên Hiện nay, các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên đều nhận rõ:
“Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương” [20]
Vườn quốc gia Cúc Phương trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và PTNT, hiện đang quản lý bảo vệ 22.408 ha rừng và đất rừng nằm trên địa bàn 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hoá, Vườn được giao thực hiện các nhiệm vụ chính như: Quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học; Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; Tổ chức hoạt động giáo dục môi trường và dịch vụ môi trường rừng
Nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được nhà nước giao và phát triển theo
Trang 11hướng bền vững, trong những năm qua Vườn quốc gia Cúc Phương đã tổ chức thực hiện mô hình du lịch sinh thái Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng hoạt động du lịch sinh thái của Vườn vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều khó khăn chưa được tháo gỡ, giải pháp phát triển chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả chưa cao
Để tìm tháo gỡ những hạn chế, khó khăn, phát hiện các nhân tố cản trở tới quá trình phát triển, tìm ra những giải pháp góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương, là một cán bộ công tác tại
đơn vị, tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Giải pháp phát triển Du lịch sinh thái
tại Vườn Quốc gia Cúc Phương” để nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ Kinh
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tổ chức hoạt động du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương
Trang 123.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt
động du lịch sinh thái ở VQG Cúc Phương bao gồm việc tổ chức các dịch vụ tại Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ của VQG Cúc Phương Ngoài
ra có nghiên cứu các nội dung liên quan tới Quy hoạch và Xây dựng cơ bản là những hoạt động cần thiết để bảo đảm cho du lịch sinh thái của Vườn phát triển
3.2.2 Phạm vi về không gian: Vườn Quốc gia Cúc Phương
3.2.3 Phạm vi về thời gian: Từ năm 2011-2015 và đề xuất giải pháp đến đến
năm 2020
4 Nội dung nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản sau:
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của phát triển du lịch sinh thái
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái của VQG Cúc Phương trong những năm qua
- Dự báo các điều kiện phát triển du lịch sinh thái của Vườn
- Định hướng và một số giải pháp để phát triển du lịch sinh thái tại VQG Cúc Phương đến năm 2020
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Luận văn gồm các phần chính sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch sinh thái
- Chương 2: Tổng quan về VQG Cúc Phương và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Trang 13Đối với Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) “Du lịch bao gồm tất cả những hoạt động cá nhân đi đến và lưu lại ngoài nơi ở thường xuyên trong thời gian không dưới 12 tháng với những mục đích sau: Nghỉ ngơi thăm viếng, tham quan, giải trí, công vụ, mạo hiểm, khám phá, thể thao,…và những mục đích khác loại trừ mục đích kiếm tiền hàng ngày” [20]
“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”[19]
“Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ sự tác động giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch” [24]
Định nghĩa của Đại học Kinh tế Praha (Cộng hòa Séc) “Du lịch là tập hợp các hoạt động kỹ thuật, kinh tế và tổ chức liên quan đến cuộc hành trình của con người và việc lưu trú của họ ngoài nơi ở thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau, loại trừ mục đích hành nghề và thăm viếng có tổ chức thường kỳ” [15] Định nghĩa của hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn
ra vào 6-1991 “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên, trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã
Trang 14được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là
để tiến hành kiếm lời trong phạm vi vùng tới thăm” [15, 29]
“Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu đi lại, lưu trú, ăn uống… và các nhu cầu khác của khách
du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích chính trị, kinh tế - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp.”[15]
Từ những khái niệm trên cho thấy “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách, bao gồm: Du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch” [30] Tuy nhiên tác động của hoạt động du lịch đến lãnh thổ các quốc gia còn phụ thuộc vào các loại hình du lịch và các tài nguyên du lịch của mỗi quốc gia
Năm 1991, đã xuất hiện khái niệm về Du lịch sinh thái "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu" (Boo, 1991)
Du lịch sinh thái, theo Hiệp hội Du lịch sinh thái Quốc tế: “Du lịch sinh
thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện được phúc lợi cho người dân địa phương” [23]
Luật Du lịch Việt Nam định nghĩa du lịch sinh thái như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương có sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững [19]
Nhưng gần đây, người ta cho rằng nội dung căn bản của Du lịch sinh thái
là tập trung vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường Quan điểm thụ động cho rằng Du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên
Trang 15sinh thái, văn hóa và thẩm mỹ Quan điểm chủ động cho rằng Du lịch sinh thái còn phải đóng góp vào quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợi của nhân dân địa phương Do đó, người ta đã
đưa ra một khái niệm mới tương đối đầy đủ hơn: "Du lịch sinh thái là du
lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và
1.1.2 Phát triển và điều kiện để phát triển du lịch
Phát triển, được hiểu là một quá trình tăng trưởng của nhiều yếu tố cấu
thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật ; Đây là xu thế tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung và xã hội loài người nói riêng Phát triển KTXH là quá trình nâng cao chất lượng cuộc sống
cả về vật chất và tinh thần bằng cách phát triển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng cuộc sống, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Để phán ánh đúng thực chất và khách quan về phát triển, ngoài các chỉ tiêu về kinh tế như GNP (Gross National Product), GDP (Gross Domestic Product), thu nhập bình quân đầu người cần phải bổ sung các chỉ số khác như HDI (Human Development Index), HFI (Human Freedom Index)
Phát triển du lịch sinh thái, là việc đầu tư các yếu tố vật chất và con
người để khai thác loại hình du lịch dựa vào những sản phẩm văn hóa, những
lễ hội truyền thống dân tộc, những phong tục tập quán, tín ngưỡng, tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, thông qua đó để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, thúc đẩy ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển, bảo tồn nguyên vẹn các tài nguyên thiên nhiên, giá trị văn hóa lịch sử [29]
Trang 16Điều kiện để phát triển du lịch: Phát triển du lịch đòi hỏi cần phải có
những điều kiện khách quan cần thiết nhất định, bao gồm các điều kiện chung
và điều kiện đặc trưng riêng Các điều kiện chung có thể chia thành 2 nhóm:
1.1.2.1 Nhóm những điều kiện chung đối với sự phát triển của hoạt động đi du lịch
- Thời gian nhàn rỗi của nhân dân Muốn có một hành trình đi du lịch đòi hỏi con người phải có thời gian, do vậy thời gian rảnh rỗi là một điều kiện cần thiết để con người tham gia vào hoạt động du lịch
- Mức sống về vật chất và trình độ văn hóa chung của người dân cao Con người khi muốn đi du lịch bắt buộc họ phải có một nguồn tiền dự trữ, dôi dư để chi trả các chi phí trong chuyến hành trình du lịch của họ Nếu không có nguồn tài chính dư dật từ tiết kiệm, tích lũy được thì không thể có kinh phí để đi du lịch Vì vậy, cuộc sống vật chất ngày càng cao, thu nhập của người dân ngày càng lớn sẽ tạo điều kiện và cơ hội cho con người đi du lịch ngày càng nhiều Khi trình độ văn hóa của con người được nâng cao thì động cơ đi du lịch tăng lên rõ rệt Số người đi du lịch tăng, lòng ham hiểu biết và mong muốn đi tới các nơi xa, gần cũng tăng lên, thói quen đi du lịch sẽ hình thành ngày càng
rõ Mặt khác, nếu trình độ văn hóa chung của nhân dân của một đất nước nào
đó tăng lên thì ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch ngày càng tốt hơn Đất nước đó sẽ phát triển du lịch ngày một văn minh và làm hài lòng khách du lịch hơn
- Điều kiện giao thông, kết cấu hạ tầng phát triển Tham gia vào du lịch con người cần phải di chuyển từ nơi này sang nơi khác, sử dụng các kết cấu hạ tầng, dịch vụ như ăn ở, mua sắm, chữa bệnh vui chơi giải trí do vậy nếu một đất nước, vùng, miền nào điều kiện giao thông càng phát triển, đi lại thuận tiện Kết cấu hạ tầng càng hiện đại và thuận lợi thì càng thu hút khách du lịch đến với đất nước, vùng miền đó
Trang 17- Không khí chính trị hòa bình và ổn định Đây là điều kiện đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa các Quốc gia, các vùng miền lãnh thổ với nhau Nếu một vùng nào đó có chiến tranh hoặc xảy ra xung đột thì nhân dân ở đó khó có điều kiện đi ra nước ngoài du lịch, và ngược lại khách du lịch ở các nước khác cũng khó có điều kiện đến đất nước đó, sự an toàn sẽ không được đảm bảo cho du khách nên họ không thể đến du lịch những nơi này
1.1.2.2 Nhóm những điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch
- Điều kiện về tài nguyên du lịch Đó là các giá trị về tài nguyên thiên nhiên có điều kiện để phát triển du lịch như địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa, động thực vật phong phú, giàu tài nguyên và vị trí địa lý thuận lợi
- Tài nguyên nhân văn, bao gồm các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển du lịch của một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước Chúng có sức hấp dẫn đặc biệt với số đông du khách với nhiều mục đích khác nhau của chuyến du lịch
- Các điều kiện về sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch như điều kiện về tổ chức bộ máy quản lý du lịch kể cả các cơ quan quản lý vĩ mô và các doanh nghiệp tổ chức kinh doanh hoạt động du lịch; lực lượng lao động; các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và xã hội của tổ chức, cơ sở du lịch như khách sạn, nhà hàng, trung tâm mua sắm và các phương tiện thiết bị giúp cho việc thỏa mãn nhu cầu đi lại, ăn uống nghỉ dưỡng và các nhu cầu về tinh thần của khách du lịch
Một số điều kiện đặc biệt khác có thể thu hút khách du lịch và là điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch Đó là các hội nghị, đại hội, các cuộc hội đàm Quốc tế, các cuộc kỷ niệm tín ngưỡng hoặc chính trị, lễ hội truyền thống vv…sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển du lịch [15]
Trang 18Tuy nhiên, mỗi cơ sở, điểm du lịch có những đặc diểm, điều kiện đặc thù phát triển du lịch khác nhau để tiến hành kinh doanh du lịch cần xác định rõ những điểm mạnh, yếu để đề ra những biện pháp nhằm phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu cho phù hợp với từng cơ sở và điểm du lịch cụ thể
1.1.3 Ý nghĩa của việc phát triển du lịch
Du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển Trước hết hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ, phát triển đồng bộ liên ngành như: Giao thông vận tải, tài chính, bưu điện, công nghiệp, nông nghiệp, hải quan vv…phát triển Đối với nền sản xuất xã hội, du lịch mở ra một thị trường tiêu thụ hàng hóa, mặt khác, sự phát triển du lịch tạo ra các điều kiện
để khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng kinh tế tạo động lực cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất
1.1.3.2 Ý nghĩa về mặt xã hội
Du lịch góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân Tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao trình độ hiểu biết, nhận thức cho người dân địa phương Người dân muốn tham gia vào các hoạt động du lịch phải tự học hỏi, nâng cao trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, chính vì vậy du lịch góp
Trang 19phần nâng cao trình độ dân trí và xóa bỏ các tập tục lạc hậu của người dân địa phương
Du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước kinh tế phát triển Thông thường, tài nguyên du lịch thường ở những vùng xã xôi hẻo lánh, việc khai thác các tài nguyên du lịch đòi hỏi phải đầu tư về cơ sở hạ tầng ở các vùng này, làm thay đổi bộ mặt ở các vùng đó, góp phần làm giảm sự tập trung dân cư căng thẳng ở những vùng trung tâm
Du lịch là phương tiện tuyên truyền quảng bá có hiệu quả cho các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, giới thiệu về phong tục tập quán vv…của một quốc gia hay một dân tộc với các nước khác
Du lịch đánh thức các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của các dân tộc Khách du lịch thường thích mua các sản phẩm truyền thống của địa phương mà họ đến tham quan, thường thích đi tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lich sử, vì thế đây là động lực để các di tích lịch sử này được trùng tu tôn tạo, các ngành nghề thủ công được khôi phục
Du lịch làm tăng thêm sự hiểu biết chung về xã hội của người dân thông qua sự giao thoa văn hóa giữa khách du lịch và người bản địa
1.1.3.3 Các tác hại của du lịch đến kinh tế và xã hội
Tạo ra sự phụ thuộc của nền kinh tế vào ngành du lịch dịch vụ Do đây là ngành tạo ra các dịch vụ là chủ yếu, việc tiêu thụ dịch vụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan Du lịch phụ thuộc nhiều vào sự ổn định về an ninh và sự phát triển kinh tế của thế giới, khi nền kinh tế thế giới phát triển,
an ninh xung đột vũ trang đảm bảo thì nhu cầu du lịch tăng cao, ngành du lịch phát triển và ngược lại
Để hạn chế sự phụ thuộc này cần phát triển đồng đều các ngành kinh tế Không tập trung ưu tiên đầu tư và phát triển quá cho ngành du lịch
Trang 20Du lịch mang nặng tính thời vụ nên dễ làm mất sự ổn định và cân đối trong sử dụng lao động, du lịch làm ô nhiễm môi trường và tài nguyên thiên nhiên của đất nước, gây ra một số tệ nạn xã hội do kinh doanh các hình thức
du lịch không lành mạnh; du lịch cũng tạo ra các tác hại sâu xa khác trong đời sống tinh thần của một dân tộc, một đất nước
1.1.4 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Có một số yêu cầu đặt ra để phát triển du lịch sinh thái:
1.1.4.1 Yêu cầu đầu tiên: Để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn
tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao Sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology) Đa dạng sinh thái là một bộ phận và là một dạng thứ cấp của đa dạng sinh học, ngoài thứ cấp của đa dạng di truyền và đa dạng loài Đa dạng sinh thái thể hiện ở sự khác nhau của các kiểu cộng sinh tạo nên các cơ thể sống, mối liên hệ giữa chúng với nhau và với các yếu tố vô sinh có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sống như: đất, nước, địa hình, khí hậu
đó là các hệ sinh thái (eco-systems) và các nơi trú ngụ, sinh sống của một hoặc nhiều loài sinh vật (habitats) [12]
Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên (natural - based tourism) gọi tắt là du lịch thiên nhiên, chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao nói riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung Điều này giải thích tại sao hoạt động du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên, đặc biệt ở các VQG, nơi còn tồn tại những khu rừng với tính
Trang 21đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình du lịch sinh thái phát triển ở những vùng nông thôn hoặc các trang trại điển hình
1.1.4.2 Yêu cầu thứ hai: Có liên quan đến những nguyên tắc cơ bản của du
lịch văn hóa và sinh thái ở 2 điểm:
- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương Điều này rất quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch, khác với những loại hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể
tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biết này ở người hướng dẫn viên Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác với người dân địa phương
để có được những hiểu biết tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trò là một người phiên dịch giỏi
- Hoạt động du lịch sinh thái đòi hỏi phải có được người điều hành có nguyên tắc Các nhà điều hành du lịch truyền thống thường chỉ quan tâm đến lợi nhuận và không có cam kết gì đối với việc bảo tồn hoặc quản lý các khu tự nhiên, họ chỉ đơn giản tạo cho khách du lịch một cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hoá trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc vĩnh viễn mất
đi Ngược lại, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có được sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hoá khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và du khách
1.1.4.3 Yêu cầu thứ ba: Nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của
hoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa” Khái
Trang 22niệm “ sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội Tất cả những khía cạnh này có liên quan tới lượng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa khách du lịch mà khu vực có thể tiếp nhận Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về không gian đối với mỗi du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống văn hoá - xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực Cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch có khả năng phục vụ Nếu lượng khách vượt quá giói hạn này thì năng lực quản lý (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý ) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được yêu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội
1.1.4.4 Yêu cầu thứ tư: Là thoả mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết
của khách du lịch Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch về những kinh nghiệm, hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hoá bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch Vì vậy, những dịch vụ để làm hài lòng du khách có vị trí quan trọng chỉ đứng sau công tác bảo tồn những gì mà họ quan tâm Du lịch VHST đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững [36]
1.1.5 Những nguyên tắc để phát triển du lịch bền vững
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng, để đạt được mục tiêu phát triển một cách bền vững, cần phải triển khai thực hiện tốt 10 nguyên tắc phát triển sau đây:
1.1.5.1 Nguyên tắc 1: Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững
Trang 23Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá
và xã hội là hết sức cần thiết Nguồn tài nguyên không phải là vô tận, hơn nữa nhiều loại tài nguyên không có khả năng phục hồi, hoặc phục hồi rất chậm
Do vậy trong quá trình phát triển các ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, việc khai thác sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên là nguyên tắc quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững Việc khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch cần dựa trên cơ sở các nghiên cứu kiểm kê, đánh giá, quy hoạch sử dụng cho mục tiêu phát triển cụ thể Chính điều này sẽ khiến cho việc kinh doanh du lịch phát triển lâu dài
1.1.5.2 Nguyên tắc 2: Giảm sự tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm chất thải
ra môi trường
Khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu chất thải
ra môi trường để phát triển du lịch bền vững là mục tiêu vô cùng quan trọng Trong quá trình khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên để phát triển du lịch cần phải có các giải pháp nhằm tái tạo, ngăn chặn sự mất đi đặc tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái có giá trị du lịch như các khu rừng bảo tồn, đặc dụng, các vùng đất ngập nước, các vùng biển đẹp và khả năng bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc
1.1.5.3 Nguyên tắc 3: Duy trì tính đa dạng
Sự đa dạng ở đây là đa dạng thiên nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn
hoá, việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hoá và xã hội là cốt yếu cho du lịch phát triển bền vững lâu dài Trên thực tế cho thấy, nơi nào có tính đa dạng cao về tự nhiên, văn hóa - xã hội, thì nơi đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao về các sản phẩm du lịch và có sức hấp dẫn lớn, đảm bảo cho sự phát triển bền vững Chính vì vậy, việc bảo tồn, duy trì và tăng cường
Trang 24tính đa dạng sinh học, đa dạng về văn hóa - xã hội là rất quan trọng cho sự phát triển bền vững của du lịch
1.1.5.4 Nguyên tắc 4: Du lịch phải có quy hoạch phù hợp chiến lược phát triển tổng thể kinh tế - xã hội
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mọi định hướng, phương án phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các quy hoạch chuyên ngành nói riêng Tất cả các quy hoạch, dự án phát triển du lịch đều phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm hạn chế, xử lý các tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường Điều này
sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch trong nền kinh tế cũng như với việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường
1.1.5.5 Nguyên tắc 5: Hỗ trợ kinh tế địa phương
Ngành du lịch sẽ hỗ trợ kinh tế của địa phương thông qua các khoản chi trả dịch vụ môi trường, tiền thuế từ các hoạt động dịch vụ du lịch Kinh tế địa phương có nguồn thu ổn định sẽ có điều kiện phát triển hạ tầng, dân sinh kinh tế, tạo điều kiện cho du lịch phát triển
1.1.5.6 Nguyên tắc 6: Sự tham gia của cộng đồng địa phương
Trong quá trình phát triển du lịch, việc chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với cộng đồng dân cư địa phương là một nguyên tắc quan trọng đảm bảo cho sự phát triển bền vững lâu dài Việc khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống, tăng khả năng hiểu biết, từ đó làm tăng thêm ý thức trách nhiệm của họ đối với nguồn tài nguyên, môi trường du lịch
và còn nâng cao chất lượng phục vụ du lịch
1.1.5.7 Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan
Việc trao đổi, thảo luận giữa ngành du lịch, các đơn vị tổ chức hoạt động
du lịch với cộng đồng địa phương, các tổ chức và cơ quan liên quan khác
Trang 25thuộc địa phương là rất cần thiết nhằm cùng nhau chia sẻ lợi ích và trách nhiệm, tạo sự đồng thuận cùng tham gia phục vụ hoạt động du lịch
1.1.5.8 Nguyên tắc 8: Đào tạo nhân viên
Việc đào tạo, nâng cao trình độ cho người quản lý, nâng cao kiến thức,
kỹ năng, nghiệp vụ cho người lao động, ý thức tổ chức kỷ luật là yếu tố cơ bản nhằm đẩy mạnh và phát triển du lịch bền vững Chất lượng dịch vụ của các sản phẩm du lịch phụ thuộc vào con người, chính vì vậy cần phải coi trọng công tác đào tạo đội ngũ nhân viên, cán bộ quản lý
1.1.5.9 Nguyên tắc 9: Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm
Việc tiếp thị, cung cấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và có trách nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hóa và xã hội ở nơi tham quan, đồng thời sẽ làm tăng thêm sự hài lòng của du khách Quá trình xúc tiến, quảng bá sẽ đảm bảo cho khả năng thu hút khách du lịch, tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm du lịch
Do vậy cần phải có một chiến lược về xúc tiến, quảng cáo và tiếp thị đối với
du lịch bền vững
1.1.5.10 Nguyên tắc 10: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch nhằm chấn chỉnh, xử lý kịp thời những sai sót, tồn tại, bất hợp lý của các chủ thể tham gia
tổ chức và hoạt động du lịch Qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, bảo vệ thương hiệu mang lại lợi ích cho các điểm tham quan, cho ngành du lịch và cho khách hàng
1.1.6 Một số vấn đề đặt ra đối với du lịch sinh thái hiện nay
Tuy có tiềm năng to lớn, nhưng du lịch sinh thái trong phạm vi cả nước nói chung, trong các VQG và Khu bảo tồn nói riêng còn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển Các hoạt động đa số mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và đối tượng phục vụ rõ ràng, chưa có sự đầu tư quảng bá, nghiên cứu
Trang 26thị trường và công nghệ phục vụ cho du lịch sinh thái, chưa có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cấp các ngành do vậy mà thực tế là sự đa dạng sinh học đang bị de doạ
Theo ước tính ở Việt Nam có hơn 12.000 loài thực vật, 275 loài động vật
có vú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài động vật lưỡng cư, 2.470 loài cá
và hơn 5.500 loài côn trùng, với ước tính hơn 10% đang mắc các bệnh đặc trưng ở các loài động vật có vú, chim và cá Điều đáng buồn là hơn 28% thuộc động vật có vú, 10% loài chim và 21% loài động vật lưỡng cư và loài
bò sát được liệt kê là đang ở tình trạng hết sức nguy hiểm Một nguyên nhân
cơ bản đó là môi trường sống bị mất đi do nạn phá rừng đang diễn ra hết sức phức tạp
Các dấu hiệu của việc khai thác các sản phẩm của rừng ngày một nhiều
và không phải là không khó nhận ra ở Việt Nam Một ví dụ cho thấy việc buôn bán thịt thú rừng phát triển mạnh Một con chim quý có thể bán được 1.500.000 đ/kg, thịt lợn rừng 200.000 đ/kg Cách đây không lâu, ở Đắc lắc còn có một quán ăn đặc biệt với các món thịt hổ Những thú vật nhồi bông cũng có sẵn để bán ở các cửa hàng ở Hà nội và Thành phố HCM Một con hổ nhồi bông các đại gia có thể bỏ ra 50 triệu đồng để mua cho được, một con gấu trúc khoảng trên dưới 20 triệu đồng Với những giá đó những người dân nghèo sẵn sàng tham dự cuộc buôn bán mà không cần biết hậu quả sẽ ra sao [28]
Với sự nỗ lực bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học, đến nay Việt Nam đã lập danh sách các Khu bảo tồn thiên nhiên, gồm 68 khu bảo tồn ngập nước; 16 khu bảo tồn biển; 164 khu rừng đặc dụng trong đó có: 30 VQG, 58 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo vệ loài và sinh cảnh, 45 khu bảo vệ cảnh quan và 20 khu nghiên cứu thực nhiệm khoa học VQG và Khu bảo tồn thiên nhiên là nơi tập trung nhiều giá trị tự nhiên, giá trị lịch sử nhân văn và đặc biệt là đa dạng
Trang 27sinh học, có thể khai thác phát triển nhiều loại hình du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng
1.2 Phát triển du lịch sinh thái trong các vườn quốc gia và những bài học kinh nghiệm
1.2.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở trong nước
Mặc dù có tiềm năng rất lớn nhưng việc phát triển du lịch sinh thái tại các VQG và Khu bảo tồn ở Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn bắt đầu phát triển và chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó Một trong những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển du lịch sinh thái này là do thiếu
sự phối kết hợp giữa các cơ quan, các ngành, các cấp trong việc xây dựng các chính sách và quy hoạch phát triển du lịch sinh thái; Các hoạt động du lịch còn mang tính tự phát, chưa có sản phẩm và thị trường mục tiêu, chưa có sự đầu tư cho công việc xúc tiến và phát triển công nghệ phục vụ cho du lịch sinh thái Xét về nội dung và cách thức tổ chức thì hoạt động du lịch ở các VQG và Khu bảo tồn thiện nhiên hiện nay thuộc loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên có định hướng du lịch sinh thái
Một số VQG đã thành lập Ban du lịch hoặc Trung tâm du lịch sinh thái
và giáo dục môi trường để điều hành các hoạt động du lịch Công tác nghiên cứu, quy hoạch phát triển du lịch sinh thái đã bắt đầu được tiến hành ở một số VQG như Cúc Phương, VQG Ba Bể, VQG Ba Vì, VQG Tam Đảo, VQG Bạch Mã, VQG Cát Tiên, VQG Tràm Chim, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng , Trước kia, việc đầu tư kinh phí cho cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch ở các VQG chủ yếu là từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thời gian gần đây, Tổng cục du lịch, các tỉnh và nhiều Công ty du lịch cũng đã tập trung nguồn kinh phí để phát triển cơ sở hạ tầng du lịch ở các VQG Năm 2002, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế và Tổng cục du lịch đã đầu tư 11 tỷ đồng làm
Trang 28quan tại VQG Bạch Mã Sau đó, Vườn lại tiếp tục huy động các nguồn vốn để làm đường mòn thiên nhiên, cải tạo thác nước, xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho khu du lịch Tại VQG Ba Vì, nhiều Công ty du lịch của tư nhân đã được hình thành và đã nhận hàng trăm ha rừng để quản lý, bảo vệ phục vụ cho việc phát triển du lịch Do được đầu tư kinh phí và bảo vệ tốt nên sau một thời gian rừng đã phục hồi và phát triển tốt hơn các khu vực nằm ngoài khu du lịch [20]
Hiện tại du khách đến các VQG mới chỉ tiếp cận được các hệ sinh thái rừng, các loài thực vật và một số loài côn trùng, chỉ có VQG Cát Tiên du khách có thể quan sát được một số thú lớn như Hươu, Nai, Lợn rừng, Cầy, Chồn, vv vào ban đêm Tại Cúc Phương và Ba Vì, Phong Nha - Kẻ Bàng
đã xây dựng khu nuôi thú bán hoang dã để bảo tồn và phục vụ khách tham quan Khu cứu hộ động vật hoang dã, các loài Linh trưởng, Cầy vằn … tại VQG Cúc Phương và VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là những điểm tham quan
Căn cứ vào các tiêu chí của du lịch sinh thái ta có thể nhận thấy rằng:
Trang 29- Mặc dù đã có những tuyến du lịch mang tính chất du lịch sinh thái nhưng trên thực tế chỉ là du lịch thiên nhiên hay du lịch liên quan đến thiên nhiên
- Hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức môi trường là một yếu tố rất cơ bản để phân biệt du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác chưa được triển khai thực hiện, nhiều vấn đề chưa quan tâm đúng mức và thiếu cán bộ am hiểu
về lĩnh vực mới này Trên các tuyến tham quan, đường mòn thiên nhiên còn thiếu nhiều biển chỉ dẫn, thùng thu gom rác thải, một số Vườn đã có một số tờ gấp và biển chỉ dẫn nhưng nội dung thông tin quá nghèo nàn, sơ sài Hầu hết các hướng dẫn viên mới chỉ làm nhiệm vụ dẫn đường mà họ chưa có đủ kiến thức để thực hiện nhiệm vụ hết sức quan trọng là giáo dục nâng cao nhận thức
và diễn giải môi trường
- Lợi ích từ hoạt động du lịch còn ít, chưa hỗ trợ được nhiều cho công tác bảo tồn và phát triển cộng đồng địa phương Nhân dân địa phương chưa được thu hút nhiều vào hoạt động du lịch, còn coi như không phải nhiệm vụ của mình
Nguyên nhân vì sao du lịch sinh thái tại các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam chưa được phát triển tương xứng với tiềm năng của nó thì khá nhiều Nhưng nhìn chung có một số nguyên nhân chính, như sau:
- Phát triển du lịch sinh thái đòi hỏi phải có sự chỉ đạo, phối kết hợp đồng bộ của 3 bộ phận chủ yếu: chủ trương đường lối chính sách của Nhà nước, sự quản lý điều hành của chính quyền các cấp và sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương
- Mặc dù du lịch là một trong những chức năng, nhiệm vụ của VQG nhưng thực tế các Vườn mới chỉ chú trọng đến bảo vệ rừng mà chưa quan tâm tới việc quản lý rừng bền vững và phát triển du lịch sinh thái Các VQG, khu
Trang 30bảo tồn thiên nhiên còn thiếu cả về kinh phí và con người có trình độ để thực hiện nhiệm vụ này
- Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái chưa có hoặc đã có nhưng chưa được triển khai thực hiện, đây là một trở ngại lớn cho việc phát triển của loại hình du lịch này Hầu hết các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên chưa được đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái Việc xây dựng các chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi thu hút đầu tư của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước mới triển khai thực hiện, do đó chưa thu hút được đầu tư
- Việc nâng cao nhận thức của xã hội, của cộng đồng về tầm quan trọng của phát triển du lịch sinh thái trong sự phát triển bền vững của đất nước, đòi hỏi phải có thời gian và triển khai thực hiện đồng bộ đến tất cả mọi người dân Thông qua các hình thức như: đưa nội dung này vào chương trình đào tạo ở các cấp giáo dục phổ thông, cao đẳng, dạy nghề, đại học và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân hiểu và có ý thức tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái và bảo vệ môi trường sinh thái cho phát triển bền vững của ngành Du lịch nói riêng và phát triển bền vững đất nước nói chung
1.2.2 Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái của một số nước
1.2.2.1 Phát triển du lịch của Malaysia
Malaysia là đất nước giàu tiềm năng du lịch, với nguồn tài nguyên thiên phong phú, các giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc, hấp dẫn Lịch sử đất nước Malaysia đã ghi nhận sự tồn tại của các nền văn hóa của các Quốc gia đã từng xâm chiếm Quốc gia này như Bồ Đào Nha, Anh, Hà Lan, Chiêm Thành, Thái lan, Nhật bản và văn hóa Malay bản địa Tất cả các dân tộc trên đều đã lưu lại các dấu ấn văn hóa để hình thành nên nền văn hóa Malaysia ngày nay Các giá trị văn hóa bản địa kết hợp với các giá trị văn hóa ngoại lai đã được nội
Trang 31địa hóa đã tạo thành một sản phẩm du lịch độc đáo khác của Malaysia - Du lịch văn hóa bản địa Tất cả các yếu tố trên tạo thành một điểm độc đáo trong các sản phẩm du lịch văn hóa của Malaysia [22]
Với những lợi thế trên, Bộ Du lịch của Malaysia đã xác định mục tiêu phát triển chỉ đạo của ngành du lịch là hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trên cơ sở phát huy bản sắc văn hóa Malay truyền thống, không phủ nhận sự pha trộn của các dòng văn hóa ngoại lai nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch văn hóa bền vững, độc đáo
Bắt đầu từ năm 1988, chương trình du lịch về nghỉ tại nhà dân đã được
Bộ Du lịch phê duyệt và tiến hành tại 5 làng: Desa Murni Sanggang, Desa Murni Sonsang, Desa Murni Kerdau, Desa Murni Ketam và Desa Murni Persngap Mục đích chính của chương trình du lịch tại nhà dân nhằm giúp cho
du khách có điều kiện tiếp xúc, trao đổi và trực tiếp tham gia vào đời sống sinh hoạt của công đồng người Malaysia bản địa và nhằm tạo điều kiện duy trì
và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân Malay cũng như góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương
Trong năm đầu tiên, dự án nghỉ tại nhà dân ở 5 làng này chỉ thu hút được
10 người khách, tuy nhiên chỉ 10 năm sau số lượng các gia đình trực tiếp tham gia đón tiếp khách đã tăng lên hơn 100 gia đình đón tiếp một năm khoảng 3000 đến 4000 khách Ban đầu, cơ cấu khách đến khu vực này chủ yếu là người Nhật, những người đã có thời gian dài đô hộ tại mảnh đất này, ngày ngày số lượng du khách đến từ Châu Âu, Châu Mỹ cũng bắt đầu tăng dần
Khách du lịch đến đây được tham gia trực tiếp vào lễ cưới cổ truyền của người dân bản xứ trong vai trò của người làm chứng hoặc chủ hôn, tham gia vào các chương trình dả ngoại ngoài trời như cắm trại, câu cá…của học sinh phổ thông, tham gia vào các trò chơi cổ truyền của người bản xứ, hoặc tham
Trang 32gia vào chế biến các món ăn với các thành viên trong gia đình
Theo lời của ông Hamandan - một thành viên trong số 100 hộ gia đình đăng ký đón du khách về nghỉ tại nhà, sau hơn 2 năm tham gia chương trình này thu nhập của gia đình đã tăng mạnh, nhưng cao hơn và hiệu quả kinh tế hơn là việc tham gia chương trình đón khách nghỉ tại gia đình đã góp phần củng cố nền văn hóa truyền thống của dân tộc, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của các Di sản văn hóa [22]
Chương trình đón khách du lịch văn hóa về nghỉ tại nhà dân tại khu làng Desa Murni được xây dựng đã góp phần đẩy nhanh tốc độ việc phát triển kinh
tế xã hội của các địa phương này, đồng thời góp phần bảo tồn các gía trị văn hóa truyền thống của Malaysia [22]
Với những ưu thế về địa lý và các chiến dịch quảng bá du lịch đến nhiều thị trường du lịch quốc tế, ổn định tình hình kinh tế chính trị, là một nước có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú và hấp dẫn, có nền văn hóa đặc sắc, mến khách, cho đến nay Malaysia là một nước có nhiều du khách quốc tế đến với tốc độ cao và bền vững Lượng khách du lịch quốc tế hàng năm đạt trên 20 triệu khách, là nước dẫn đầu trong khối ASEAN
1.2.2.2 Phát triển du lịch văn hóa của Philippine
Thị trấn Vigan thủ phủ của tỉnh Ilocos Sur nằm trên bờ biển phía Tây Bắc đảo Luzon thuộc nước Cộng hòa Philippine được thừa hưởng một nền văn hóa truyền thống độc đáo đặc sắc, là một thị trấn có nền kinh tế đang phát triển và có mối quan hệ xã hội chặt chẽ giữa các cộng đồng người sinh sống Trải qua thời kỳ thuộc địa của hai đế quốc Tây Ban Nha và Mehico đã để lại cho Thị trấn Vigan này những dấu ấn văn hóa đặc sắc của hai nền văn minh vào loại bậc nhất của thời kỳ phong kiến trung cổ Với các giá trị văn hóa độc đáo này, năm 1978 tổ chức UNESCO đã công nhận Vigan là Di sản Văn hóa Thế giới Từ đó trở đi ở đây hàng năm đã đón hàng triệu lượt khách Quốc tế
Trang 33đến tham quan Để định hướng phát triển du lịch bền vững Bộ du lịch Philippine đã ban hành một loạt các bộ luật nhằm bảo tồn các địa danh văn hóa, lịch sử cho phát triển du lịch; đáng chú ý hơn cả là bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Philippine, trong đó đã xác định rõ Vigan là điểm du lịch văn hóa quan trọng Vào năm 1993, bản quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng phía Bắc đảo Luzon cũng đã đưa ra những định hướng phát triển du lịch văn hóa, trong đó chỉ rõ đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa góp phần bảo tồn
và khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống của người Philippine
Năm 1993, Bộ Du lịch Philippine đã tổ chức thành công lễ hội Nghệ thuật Vigan và hoạt động này đã trở thành một sự kiện đặc biệt được diễn ra hàng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch trên toàn thế giới Năm 1994, cùng với sự gia tăng mạnh mẽ về lượng khách du lịch đến khu vực này kéo theo sự tăng trưởng doanh thu về du lịch, các hoạt động tái đầu tư được chính quyền thị trấn Vigan rất chú trọng, đánh dấu bằng việc thành lập hội đồng Tổng Giám mục về bảo tồn các Di sản nghệ thuật và lịch sử của nhà thờ Thiên Chúa Giáo ở Nueva Segovia Với việc thành lập hội đồng này, các hoạt động phát triển du lịch đã đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc bảo tồn và khôi phục các Di sản tôn giáo
Hoạt động du lịch văn hóa phát triển không chỉ góp phần bảo tồn và phát triển các Di sản văn hóa truyền thống của Vigan phục vụ cho mục đích phát triển bền vững mà còn là một nhân tố quan trọng góp phần vào việc phục hồi
và tái phát triển các ngành công nghiệp và nghề thủ công truyền thống trong khu vực Các ngành công nghiệp và nghề thủ công truyền thống tại khu vực Vigan được khôi phục ngoài mục đích cung cấp cho thị trường, khách du lịch những món hàng lưu niệm đặc sắc còn phục vụ cho mục đích xuất khẩu của Philippine
Thông qua hoạt động du lịch văn hóa, các sản phẩm như “gạch Vigan cổ”, sản phẩm dệt thủ công của người dân Vigan cũng được khôi phục lại, đặc
Trang 34biệt là nghề dệt và nhuộm vải thủ công, các họa tiết hoa văn cổ đã được người dân Vigan khôi phục lại trên bề mặt sản phẩm vải dệt thủ công đã trở thành món hàng lưu niệm rất hấp dẫn du khách; các nghề truyền thống khác như làm muối và rèn cũng được khôi phục tại một số làng lân cận như San Vicente
và Santa Maria
Mô hình phát triển du lịch văn hóa tại thị trấn Vigan là một ví dụ điển hình trong việc phát triển du lịch và bảo tồn các công trình kiến trúc, các Di sản văn hóa-lịch sử đặc trưng của một làng quê nông thôn, tạo ra nhiều công
ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống của cộng đồng dân cư, đóng góp rất lớn cho ngành du lịch Philippine phát triển rất nhanh trong những năm qua [21]
1.2.2.3 Phát triển du lịch sinh thái ở Khu dự trữ sinh quyển Budong ở Uganda
Khu rừng dự trữ sinh quyển Budongo của Uganda được xác định là khu
dự trữ rừng Trung ương từ năm 1932, đây là khu rừng nhiệt đới hỗn hợp với một quần thể lớn cây Dái Ngựa, đất đồng cỏ Xavan và đất rừng, là khu rừng
dự trữ lớn nhất Uganda Năm 1988, Cục kiểm lâm Quốc gia này đã bắt đầu đánh giá lại hoạt động quản lý các tài nguyên rừng của Uganda và khởi xướng chương trình Phục hồi rừng, trong đó có dự án “Du lịch sinh thái rừng Budogo”
Theo các căn cứ của dự án này, các nhà quy hoạch tiến hành gặp gỡ và thảo luận với người dân địa phương nhằm kiểm định lại việc phát triển du lịch sinh thái tại khu vực này có được người dân khu vực này chấp nhận hay không và nguyện vọng của họ như thế nào về việc tham gia vào dự án này Bước đầu, cuộc tiếp xúc được diển ra tại 5 xã có đường ranh giới gần nhất với khu vực dự kiến quy hoạch, trao đổi với khoảng 3 đến 4 ngàn người Quá trình tham khảo này kéo dài khoảng 4 tháng và với sự tham gia tích cực của
Trang 35cộng đồng “Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái Rừng Bugong” đã được dự thảo với các mục tiêu và nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt định hướng cho mọi sửa đổi phát triển sau này
Trong một năm đầu tiên tiến hành thực hiện dự án hầu hết người dân địa phương tham gia dự án, trực tiếp đóng góp ý kiến xây dựng, một số người có trình độ được tuyển vào làm trực tiếp cho dự án, trong vai trò là những người trực tiếp hướng dẫn và giám sát tại khu vực Budongo, đã được cán bộ và cố vấn phát triển du lịch do Cục kiểm lâm chỉ định đào tạo Hiện nay dự án đã được điều hành bởi đa số là người dân địa phương và một số ít là cán bộ Cục kiểm lâm và chuyên gia giữ vai trò giám sát hướng dẫn
Trên cơ sở sự tham gia của cộng đồng, Chính phủ Uganda quyết định cho phép chính quyền tại khu vực này thành lập Quỹ phát triển cộng đồng giúp người dân địa phương có cơ hội hưởng lợi từ dự án phát triển này Phụ
nữ địa phương sản xuất hàng thủ công để bán và điều hành một trung tâm phục vụ du khách ở các khu vực khách tới Các hội nông dân trong vùng thì triển khai phong trào đa dạng hóa việc trồng các loại rau màu và nuôi ong do
dự án đào tạo hướng dẫn Rau màu và nông sản thực phẩm của nhân dân trong vùng đã được tiêu thụ tại các nhà hàng, khách sạn trong khu vực, phục
vụ nhu cầu của khách du lịch khi đến tham quan ở đây
Dự án còn tiến hành một chương trình giáo dục môi trường đặc biệt nhằm vào trẻ em địa phương Thông qua chia sẻ thông tin về những thành tựu của Budongo để tăng cường cho bức thông điệp tích cực về rừng mà người dân đang dần hiểu ra và thấy được những lợi ích vật chất mà rừng đem lại Trẻ em các trường tiểu học trong vùng được tham quan rừng được chỉ dẫn thông qua các trò chơi hay khám phá được từ tham quan Sau đó cán bộ dự án tới các trường và nhà dân để giúp các học sinh hệ thống hóa những gì đã học được và xây dựng các hoạt động bảo tồn trong các cộng đồng chung của họ
Trang 36Đến nay, khu vực rừng Budongo đã phát triển thành một khu du lịch sinh thái hấp dẫn du khách đến với Uganda với các sản phẩm du lịch độc đáo như
đi bộ trong rừng, xem chim và chiêm ngưỡng tài nguyên rừng nhiệt đới, cắm trại… Lượng khách đến với khu vực này tăng lên nhanh chóng sau một thời gian ngắn Các công trình trong khu vực này đều do người dân ở đây đảm nhiệm và sử dụng các vật liệu sẵn có của địa phương Sự kết hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và cộng đồng địa phương, giao cho cộng đồng địa phương quyết định sự phát triển của cộng đồng là nguyên nhân chính giúp cho dự án phát triển du lịch sinh thái rừng Budongo thành công
Trang 37Chương 2 TỔNG QUAN VỀ VƯỜN QUỐC GIA CÚC PHƯƠNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Tổng quan về Vườn quốc gia Cúc Phương
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
VQG Cúc Phương nằm trong tọa độ từ 20014' đến 20024' vĩ độ Bắc,
105029' đến 105044' kinh độ Đông, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Tây - Nam và cách biển Đông khoảng 60 km theo đường chim bay Tổng diện tích là 22.408 ha nằm trên địa giới hành chính của ba tỉnh là Hòa Bình, Ninh Bình và Thanh Hóa Trong đó diện tích thuộc tỉnh Ninh Bình là 11.440 ha (chiếm 51,1%), thuộc tỉnh Hòa Bình là 5.972 ha (26,6%) thuộc tỉnh Thanh Hóa là 4.996 ha (22,3%)
VQG Cúc Phương được quy hoạch thành ba phân khu chức năng, bao gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái và phân khu dịch vụ - hành chính
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Diện tích 16.744,6 ha, được chia thành
phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 1 (15.265,2 ha) và phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 2 (1.479,4 ha)
+ Phân khu phục hồi sinh thái: Diện tích 4.065.2 ha, được chia thành
phân khu phục hồi sinh thái 1 (2.496,7 ha) và phân khu phục hồi sinh thái 2 (1.568,5 ha)
+ Phân khu dịch vụ - hành chính: Diện tích 1.599,0 ha được chia thành
phân khu dịch vụ hành chính 1 (1.547,9 ha) và phân khu dịch vụ hành chính 2 (51,1 ha)
2.1.1.2 Địa hình
Trang 38VQG Cúc Phương nằm ở phần cuối của dãy núi đá vôi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ Trung Quốc qua vùng Tây Bắc của Việt Nam về tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình và Ninh Bình Giải núi đá vôi đó đến Cúc Phương lại nhô cao hơn hẳn so với các vùng xung quanh Phía Đông Bắc VQG Cúc Phương địa hình thấp xuống và nối liền với cánh đồng hẹp khá bằng phẳng chạy dọc hai bên đường quốc lộ 12, từ thị trấn Nho Quan tỉnh Ninh Bình đến thị trấn Vụ Bản huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình Về phía Tây và Tây Nam nền địa hình thấp dần xuống và nối với những cánh đồng ven hai bờ sông Bưởi Phía Đông Nam tiếp giáp với cánh đồng chiêm trũng huyện Nho Quan
Bản đồ 2.1 Vị trí VQG Cúc Phương trong hệ thống các khu Bảo tồn
thiên nhiên của Việt Nam
(Nguồn: do Cục Kiểm Lâm Việt Nam cung cấp)
Trang 392240 2245 2250
2255
2257
2240 2245 2250
2255 2257
IIIIII
Phân khu dịch vụ hành chính 1
Khu vui chơi giải trí
V
Phân khu phục hồi sinh thái 2
Phân khu phục hồi sinh thái 1
110KV xã Thạch Bình
X Liêu
xã Ngọc Lương
Th Nước Hổ
xóm Chành Trường Sơn Trường Long
T ỉ n h H ò a B ì n h T ỉ n h H ò a B ì n h T ỉ n h H ò a B ì n h T ỉ n h H ò a B ì n h
Trung Hoa 1 xóm Chóng
S
ó út
S
ó út
S
ó út
A Đồng
Đồng Cơn
Động Trăng Khuyết
d ã t r ờ n g s ơ n
d ã y t r ờ n g s ơ n
d ã t r ờ n g s ơ n
d ã t r ờ n g s ơ n
d ã t r ờ n g s ơ n
d ã t r ờ n g s ơ n
d ã y t r ờ n g s ơ n
d ã t r ờ n g s ơ n
d ã y t r ờ n g s ơ n
X Đăn X Đăn X Đăn X Đăn
X Mền X Mền
quèn Sẹo quèn Voi quèn Voi quèn Voi quèn Voi
xã Thạch Lâm
Cui Trên
xã Yên Nghiệp
X Đam xóm Sống
Sông N gang Sông N gang Sông N Sông N Sông N gang gang gang Sông N gang Sông N gang Sông N gang
0 5
0 5
0 5
0 5
0 5
0 5
0 5
S ng
B ư ởi
S ng
B ư ởi
S ng
B ư ởi S ng
B ư S ng
B ư S ng
B ư ởi
S ng
B ư ởi
S ng
B ư ởi
S ng
B ư
xã Ân Nghĩa
xóm Chè xóm Tua
Sô
ng N ga Sô ng Ng ang
Sô
ng N gan g
Sô ng Ng ang
Sô
ng N gan g
Sô
ng N ga Sô ng Ng ang
13
282
190 486 504
400 15
412
76
144
203 149
357
112 435
132
441
445 494 318
387
371 478
343 541
295 247 305
471
590
237
452 368
104 157
330 405
152
518
351
487 260
446 137
258 117 457
85
190 208
229 234
341 157
286 222
442 465
Bản đồ quy hoạch vườn quốc gia cúc phương
Ranh giới tiểu khu Ranh giới phân khu
C hú g i ả i
iV 4
Quy Hoạch
Trạm kiểm lâm Ban quản lý vườn quốc gia
Phân khu phục hồi sinh thái Phân khu dịch vụ hành chính
Thái Nguyên
Bắc Ninh Hưng Yên
Hà Nam Nam Định Thái Bình Thái Bình Thái Bình Ninh Bình
Sơ đồ vị trí vườn quốc gia cúc Phương
TP Hà Nội
Thanh Hoá
Hoà Bình
Phú Thọ Vĩnh Phúc
Tuyên Quang Lào Cai Lào Cai Lào Cai
Trang 40* Khí hậu, thủy văn
* Chế độ nhiệt
Địa hình Cúc Phương được tạo bởi hai dẫy núi đá vôi chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Giữa hai dẫy núi đá vôi là những thung lũng hẹp xen kẽ một số đồi gò đất thấp chạy dọc trung tâm Vườn Dải thung lũng này đôi chỗ bị ngăn cách bằng những quèn thấp như: quèn Đang, quèn Voi, quèn Xeo… Khoảng 3/4 diện tích Cúc Phương là núi đá vôi, có độ cao tuyệt đối trung bình 300 - 400m Cao nhất là đỉnh Mây Bạc (656m) nằm ở phía Tây Bắc Vườn Cúc Phương có dạng địa hình Castơ nửa che phủ, khác với địa hình Castơ che phủ Đồng Giao và Castơ trọc Gia Khánh Cúc Phương nằm trọn vẹn trong cảnh địa lý đối Castơ xâm thực
Kết quả quan trắc 15 năm của trạm khí tượng Bống cho thấy, nhiệt độ trung bình năm là 20,60C Năm 1966, nhiệt độ bình quân năm lớn nhất là 21,20C Năm 1971, nhiệt độ bình quân năm thấp nhất là 19,90C Như vậy, chênh lệch giữa nhiệt độ bình quân chung so với nhiệt độ bình quân năm cao nhất và năm thấp nhất chỉ chưa đến 10C (0,60C và 0,70C) Nhiệt độ bình quân năm tương đối ổn định là một thuận lợi cho sự phát triển của hệ động, thực vật ở đây (xem chi tiết tại phụ biểu 1, phần phụ lục)
Tuy nhiên, do địa hình núi đá vôi nên nhiệt độ cực hạn ở đây có thể biến động rất lớn, có năm rất lạnh nhưng chỉ kéo dài 4-5 ngày hoặc rất nóng chỉ 1-
2 ngày Trong 15 năm quan trắc, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 0,70C (ngày 18/1/1967) và nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 39,50C (20/7/1979)
Chế độ nhiệt ở Cúc Phương chịu ảnh hưởng của độ cao và thảm thực vật rừng Điều đó được thể hiện từ số liệu quan trắc của 3 trạm khí tượng như sau:
Ở trạm Bống, là trung tâm rừng nguyên sinh có độ cao so với mặt biển khoảng 350m, thảm thực vật rừng rất tốt, nhiệt độ bình quân năm là 20,60C