Tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quốc tế (Trang 38 - 42)

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ (VIB)

2.1.2 Tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Năm 2009, mặc dù chính sách tiền tệ, tỷ giá tương đối ổn định nhưng thị trường ngân hàng năm 2009 vẫn còn quá nhiều diễn biến phức tạp, trong đó nổi lên là các vấn đề căng thẳng ngoại tệ; huy động vốn và cho vay, đặc biệt cho vay hỗ trợ lãi suất. Thực tế cũng ghi nhận những phản ứng khá nhanh của Ngân hàng Nhà nước trước biến động của thị trường vàng, ngoại tệ.

Sau đây là một số điểm nổi bật trong hoạt động của ngành ngân hàng năm 2009:

Với diễn biến có phần nới lỏng đầu năm và thắt chặt cuối năm, ngược lại năm 2008, các chính sách tiền tệ năm 2009 được cho là ổn định với 2 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản. Cụ thể đầu tháng 2/2009, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam giảm từ 8,5%/năm xuống 7%/năm; lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng giảm từ 12,75%/năm xuống 10,5%/năm.

Mức lãi suất nói trên duy trì đến hết tháng 11/2009 và kể từ 1/12/2009, lãi suất cơ bản được điều chỉnh tăng lên 8%/năm, kéo theo mức lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng với khách hàng tăng từ 10,5% lên 12%/năm. Cùng với lãi suất cơ bản, biên độ tỷ giá cũng được điều chỉnh 2 lần, gồm nới rộng từ +/-3% lên +/-5% từ 24/3/2009 và thu hẹp lại từ +/-5% xuống +/- 3% từ ngày 26/11/2009. Riêng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu được điều chỉnh 3 lần, tỷ lệ dự trữ bắt buộc điều chỉnh 1 lần.

2.1.2.2 Cho vay hỗ trợ lãi suất.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Chính phủ đã ban hành chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động. Cùng với lãi suất cơ bản điều chỉnh giảm xuống 7%, từ 1/2/2009, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng bắt đầu cho vay hỗ trợ lãi suất 4% theo các Quyết định 131, 443 và 497 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ vốn lưu động không quá 8 tháng; cho vay trung và dài hạn phục vụ sản xuất; cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn.

Tính tới 24/12/2009, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất là 412.180 tỷ đồng, trong đó dư nợ của nhóm NHTM nhà nước và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 274.884 tỷ đồng, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 108.085 tỷ đồng; nhóm ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng 100% vốn nước ngoài là 20.747 tỷ đồng; công ty tài chính là 8.463,24 tỷ đồng.

Việc hỗ trợ lãi suất được cho là liều thuốc kích thích khá tốt đối với các doanh nghiệp nhưng với nhiều doanh nghiệp chỉ là về mặt tinh thần. Theo Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, chỉ có khoảng 20% số doanh nghiệp có nhu cầu vay hỗ trợ lãi suất tiếp cận được nguồn vốn vay. Cùng với

đó, do chưa có hệ thống liên kết chặt chẽ giữa các ngân hàng nên xuất hiện tình trạng "đảo nợ", ngân hàng vay hỗ trợ lãi suất ở ngân hàng này để trả tiền vay trước đó không được hỗ trợ lãi suất ở ngân hàng khác. Tuy hoạt động này bị cấm nhưng lại khó phát hiện, và xét ở khía cạnh tích cực thì nó cũng giúp nhiều doanh nghiệp thoát khỏi nguy cơ phá sản.

Trong bối cảnh mới của kinh tế thế giới và trong nước, Chính phủ đã quyết định chấm dứt hỗ trợ lãi suất ngắn hạn theo đúng quyết định ban đầu, nghĩa là đến hết 31/12/2009. Riêng hỗ trợ lãi suất cho vay phục vụ sản xuất và khu vực nông nghiệp theo Quyết định 443, 497 thì kéo dài hết năm 2010 nhưng mức hỗ trợ giảm một nửa, xuống 2%.

2.1.2.3 Dư nợ tín dụng tăng.

Dù chính sách tiền tệ tương đối ổn định nhưng dư nợ tín dụng trong năm 2009 lại đạt mức kỷ lục trong nhiều năm qua. Bức tranh u ám của kinh tế trong nước và thế giới cuối năm 2008, đầu năm 2009 đã buộc Chính phủ ban hành một loạt biện pháp kích cầu, trong đó hoạt động cho vay nới lỏng để kích thích sản xuất tiêu dùng.

Tính đến cuối tháng 11/2009, dư nợ tín dụng trên toàn hệ thống ngân hàng đã tăng tới 37%, vượt xa tất cả các định hướng và dự kiến (đầu năm dự kiến chỉ tăng từ 21-23%, giữa năm định hướng tăng cả năm không quá 30%). Mức tăng dư nợ này cao hơn rất nhiều mức 21% của cả năm 2008 và cũng là mức cao hàng đầu trong thập kỷ qua.

Chính tăng trưởng tín dụng nóng đã khiến Ngân hàng Nhà nước có nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ vào cuối năm 2009, trong đó có việc nâng lãi suất cơ bản. Vì thế, việc tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp, cá nhân cuối năm gặp rất nhiều khó khăn, nhiều ngân hàng từ chối cho vay dù vẫn còn hạn mức. Dự kiến năm 2010 chủ trương thắt chặt này vẫn được duy trì, bởi Ngân hàng Nhà nước đã đặt ra mục tiêu tăng dư nợ tín dụng năm tới chỉ ở mức 25%.

2.1.2.4 Thị trường ngoại tệ, vàng chao đảo

Nửa cuối năm 2009 chứng kiến sự căng thẳng và diễn biến tăng giá kỷ lục của đồng USD, tác động không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu có phần hưởng lợi từ tỷ giá tăng

thì đa số các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp nhập khẩu, cùng với các tổ chức, cá nhân...đều chịu áp lực từ sự tăng giá của đồng USD. Trên thị trường tự do, giá USD nhiều lúc tăng trên 20.000 đồng/USD và kể từ 26/11/2009, với việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng biên độ tỷ giá mới cho giao dịch mua bán giao ngay giữa USD và VND là ± 3% thì tỷ giá VND/USD trên hệ thống ngân hàng chính thức leo lên mốc kỷ lục mới, mức tỷ giá sàn giao dịch là 17.422 VND/USD và tỷ giá trần giao dịch là 18.500 VND/USD.

Trước tình trạng mất cân đối cung cầu do các doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ không bán lại cho các ngân hàng. Điều này đã khiến Thủ tướng Chính phủ phải chỉ đạo 6 tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng để tăng cung cho thị trường.

Năm 2009 cũng chứng kiến sự tăng giá điên đảo trên thị trường vàng, khi giá vàng miếng từ 18-19 triệu đồng/lượng hồi đầu năm lên 27-29 triệu đồng/lượng cuối năm. Loại trừ yếu tố tăng giá của thị trường thế giới thì thị trường vàng trong nước cũng diễn biến quá phức tạp, chịu nhiều tác động của tin đồn và tâm lý đám đông. Vì thế, ngay sau quyết định cho phép nhập khẩu vàng của Ngân hàng Nhà nước, đầu tháng 11/2009, giá vàng trong nước đang từ 29 triệu đồng/lượng (cao tới 5-6 triệu đồng/lượng so với giá thế giới) đã đột ngột giảm hơn 2 triệu đồng/lượng chỉ trong một buổi chiều.

Trên thị trường vàng "ảo", hoạt động của các sàn vàng cũng khiến các cơ quan quản lý đau đầu và vì thế Ngân hàng Nhà nước cũng đang chủ trì xây dựng biện pháp quản lý chặt hơn hoạt động của các sàn vàng này.

2.1.2.5- Lợi nhuận ngân hàng vẫn tăng khá

Trước thực tế ảm đạm cuối năm 2008, nhiều ngân hàng đặt ra mục tiêu lợi nhuận năm 2009 khiêm tốn. Tuy nhiên với sự khôi phục nhanh tới bất ngờ của kinh tế Việt Nam, lợi nhuận của các ngân hàng đã tăng mạnh, nhiều ngân hàng đã công bố hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận cả năm ngay từ cuối tháng 11/2009, dù trước đó chỉ tiêu này đã được chỉnh tăng.

Tuy vậy, về cuối năm, tốc độ tăng lợi nhuận của ngân hàng giảm do chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra thấp, cả hoạt động cho vay và huy động đều khó khăn từ chủ trương thắt chặt tín dụng...

Đặc biệt, xu hướng và quyết tâm không quá phụ thuộc vào hoạt động tín dụng của các ngân hàng ngày càng được thể hiện rõ nét. Cụ thể các ngân hàng tăng cường các hoạt động dịch vụ nên tỷ trọng lợi nhuận từ tín dụng của nhiều ngân hàng lớn đã giảm từ 80% xuống 70%, 60%. Tuy vậy, nhiều ngân hàng nhỏ lệ chỉ trông chờ hoạt động tín dụng thì tỷ trọng này vẫn rất cao và cũng vì thế, lợi nhuận năm 2009 khó đạt kế hoạch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quốc tế (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w