Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quốc tế (Trang 42 - 47)

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ (VIB)

2.1.3 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB).

2.1.3.1 Vài nét về sự hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB).

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Tế Việt Nam (tên gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế - VIB Bank) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18 tháng 09 năm 1996 theo Quyết định số 22/QĐ/NH5 ngày 25/01/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cổ đông sáng lập Ngân hàng Quốc Tế bao gồm Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, các cá nhân và doanh nhân hoạt động thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế.

Từ khi bắt đầu hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Việt Nam, Ngân hàng Quốc Tế đang phát triển thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu thị trường Việt Nam. Sau 14 năm hình thành và phát triển, VIB luôn tăng trưởng ổn định và bền vững. Đặc biệt trong khoảng thời gian từ 2003 trở lại đây, VIB luôn đạt được kết quả tăng trưởng vượt bậc với mức hoàn thành trên 200% kế hoạch ở tất cả các chỉ tiêu.

Ngân hàng Quốc Tế hoạt động trên 3 lĩnh vực chủ yếu là Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp, Dịch vụ Ngân hàng Cá nhân và Dịch vụ Ngân hàng Định chế. Cơ cấu quản lý hệ thống của Ngân hàng Quốc Tế được xây dựng theo hướng tập trung cho phép đưa ra được những quyết định trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo đồng nhất chất lượng dịch vụ và quản lý rủi ro hiệu quả.

Sau 10 năm hoạt động, đến 31 tháng 12 năm 2006, vốn điều lệ của Ngân hàng Quốc Tế đạt mức 1.000 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 190%. Tổng tài sản đạt trên 16.500 tỷ đồng, tăng 185% so với thời điểm

cuối năm 2005. Lợi nhuận trước thuế đạt trên 200 tỷ đồng, tăng 110% so với năm 2005. Cổ tức chia cho các Cổ đông tăng đều hàng năm. Tỷ lệ về khả năng chi trả luôn lớn hơn 1, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn lớn hơn 8%. Hình ảnh của Ngân hàng Quốc Tế trong lòng công chúng và khách hàng ngày càng đậm nét.

Năm 2008, khi nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn từ cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ, VIB vẫn đạt được kết quả tương đối khả quan. Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ, hiện đại, đa năng hàng đầu tại Việt Nam, VIB đã và đang thực hiện các chiến lược trọng tâm: tăng cường năng lực tài chính, phát triển hoạt động một cách an toàn, mở rộng mạng lưới hoạt động, phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ,… Đến 31/12/2008, vốn điều lệ của VIB đạt mức 2.000 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu luôn lớn hơn 8%, mạng lưới hoạt động rộng khắp trên cả nước đã đưa VIB trở thành một trong những ngân hàng cổ phần có mạng lưới rộng lớn nhất Việt Nam.

Với định hướng kinh doanh phát triển bền vững, đặc biệt là trong giai đoạn hội nhập của Việt Nam, để đón đầu các cơ hội kinh doanh, VIB không ngừng đẩy mạnh mở rộng mạng lưới đến mọi vùng miền đất nước. Từ 83 đơn vị kinh doanh ở thời điểm cuối năm 2007, đến 31/12/2008 số lượng Chi nhánh, Phòng giao dịch của VIB đã đạt con số 107 điểm với sự hiện diện tại tất cả các trung tâm kinh tế tài chính mạnh và năng động hàng đầu cả nước. Hội sở của Ngân hàng Quốc Tế ban đầu đặt tại số 64-68 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Và sau được đặt tại tầng 8, 9, 10 Viet tower, 198B Tây Sơn, Hà Nội, ngoài Hội sở tại Hà Nội, Ngân hàng Quốc Tế có mạng lưới các đơn vị kinh doanh rộng khắp trên cả nước: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây…

Phương châm kinh doanh “Luôn gia tăng giá trị cho bạn!” của Ngân hàng Quốc Tế được xây dựng dựa trên chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn cao, phát triển hoạt động an toàn và bền vững nhằm không ngừng mang lại nhiều lợi ích gia tăng cho khách hàng, đối tác, cán bộ nhân viên ngân hàng và các cổ đông.

cho khách hàng:

- Dịch vụ Ngân hàng Doanh nghiệp:

Ngân hàng Quốc Tế cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp và những khách hàng kinh doanh khác, bao gồm: dịch vụ tín dụng, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, bao thanh toán, dịch vụ ngoại tệ. Các khoản vay được cung cấp cho nhiều mục đích khác nhau như: bổ sung vốn lưu động, mua sắm trang bị tài sản cố định, đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư dự án mới...

- Dịch vụ Ngân hàng Cá nhân:

Ngân hàng Quốc Tế cung cấp dịch vụ cho cá nhân bao gồm: dịch vụ tiết kiệm, chuyển tiền, chi trả lương qua tài khoản, dịch vụ kiều hối, dịch vụ thẻ và các chương trình tín dụng cá nhân. Chương trình tín dụng tiêu dùng cá nhân hướng đến các mục đích vay cụ thể như: mua xây dựng và sửa chữa nhà, mua nhà dự án, mua xe hơi, đi du học, tiêu dùng gia đình, hỗ trợ kinh doanh, đầu tư chứng khoán,…

- Dịch vụ Ngân hàng Định chế:

Ngân hàng Quốc Tế cung cấp dịch vụ cho các ngân hàng, tổ chức tài chính và tổ chức phi tài chính bao gồm: dịch vụ tiền gửi, dịch vụ quản lý tài sản, dịch vụ cho vay, dịch vụ đồng tài trợ, dịch vụ mua bán ngoại tệ.

2.1.3.2 Mô hình tổ chức

Mô hình tổ chức có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển bền vững của một ngân hàng thương mại, bảo đảm các điều kiện thích hợp cho tăng trưởng và quản lý rủi ro. Vì vậy, VIB đã tổ chức với một cấu trúc tiền tiến cụ thể như sau:

VIB đã tổ chức mô hình theo những nguyên tắc cơ bản sau:

- Tách bạch chức năng "tạo doanh thu", "quản lý rủi ro" và tác nghiệp trong cơ cấu tổ chức.

- Quản lý tập trung cao về Hội sở chính, theo đó chi nhánh thực sự được coi là điểm bán hàng.

- Hội sở chính phải thực sự mạnh với bộ máy nhân sự đủ năng lực và cơ chế vận hành hiệu quả để phát huy được vai trò quản lý tập trung toàn hệ thống.

2.1.3.3 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB).

So với năm 2008, chính sách tiền tệ và hoạt động của các ngân hàng thương mại trong năm 2009 đã có sự ổn định tương đối. Nhưng có những vấn đề nội tại vẫn chưa thể giải quyết, vẫn còn nhiều biến động và căng thẳng trên thị trường ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) cũng như các ngân hàng TMCP khác ngoài những thuận lợi còn gặp không ít khó khăn.

* Những thuận lợi.

- Ngân hàng luôn có những đối sách chuẩn xác và kịp thời từ ban lãnh đạo, sự quan tâm tạo điều kiện các cấp các ngành và sự hợp tác chặt chẽ có hiệu quả của các bạn hàng.

- Đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ, năng động, nhiệt tình, sang tạo trong công việc.

- Với công nghệ ứng dụng tiến bộ, khoa học kĩ thuật phát triển, hệ thống giao thông thuận lợi, làm cho các hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả cao, không bị đình trệ.

- Các dự án đầu tư với quy mô ngày càng nhiều, nhu cầu vay vốn tăng, cùng với sự phát triển kinh tế đất nước thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên đáng kể.

Với một loạt các sản phẩm, dịch vụ tài chính trọn gói cho khách hàng với nòng cốt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động lành mạnh và những cá nhân, gia đình có thu nhập ổn định, nếu tận dụng được những thuận lợi trên thì đó là cơ hội lớn cho sự phát triển của ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB). * Những khó khăn.

Bên cạnh những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển, vẫn còn những khó khăn trở ngại mà VIB gặp phải:

Vẫn luôn tồn tại một số doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng đồng nghĩa với việc ngân hàng khó tăng trưởng tín dụng vì nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp còn hạn chế.

DN hiện nay theo tôi có 3 đối tượng chính. Một là những DN có cho vay 0% cũng không thể giúp phục hồi được mà chỉ mất vốn. Hai là những DN chưa tiếp cận vốn tín dụng (do họ chưa đặt quan hệ hoặc còn thiếu một số điều kiện). Ba là những DN đang vay, đang hoạt động bình thường". Nhưng những DN đang hoạt động bình thường là những DN quản lý tài chính thận trọng. Vì vậy, trước những khó khăn năm 2009, những DN này nếu đã vay tiền với lãi suất cao thì tìm mọi cách thu xếp để trả nợ sớm, gắng tự xoay xở với vốn tự có, hạn chế vay để giảm chi phí trả lãi. DN nào có vay thì cũng chỉ vay ngắn hạn, món nhỏ. Nhiều DN chưa (hoặc không có) kế hoạch mở rộng sản xuất-kinh doanh trong năm 2009. Đây là một lo ngại rất lớn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Trong bối cảnh tiềm ẩn rất nhiều rủi ro từ khả năng trả nợ của người vay (DN) thì ngoài tài sản thế chấp, ngân hàng cần thẩm định kỹ hơn quan hệ

vay/mượn của DN, lịch sử thanh toán các khoản nợ, yếu tố thu nhập tương lai...điều này sẽ tạo không ít khó khăn cho phía ngân hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quốc tế (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w