Huy động từ khách hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quốc tế (Trang 47 - 55)

2.2 Thực trạng và quản lý RRTD tại ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB).

2.2.1 Thực trạng RRTD tại ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB).

2.2.1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB).

Nhận thức đầy đủ những khó khăn và thuận lợi, tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, toàn thể cán bộ công nhân viên ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn thách thức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh qua các năm. Kết quả cụ thể như sau:

A. Huy động vốn.

Vốn huy động đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng, đó là cơ sở để ngân hàng tồn tại và phát triển. Do đó, có thể đáp ứng được nhu cầu vay ngày càng lớn của nền kinh tế thì ngân hàng cần làm tốt công tác huy động vốn. Ta có thể đánh giá đầy đủ về tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) trong những năm gần đây qua bảng sau:

Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) 2008-2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu TH 2008 KH 2009 TH 2009 So sánh 2009/2008 SS TH 2009/KH 1 2 3 4 5=4/2 6=4/3 I. Tổng vốn huy động 21,978.13 26,135.75 1. Thị trường liên ngân

hàng

69.79 82.99

2. Huy động từ khách hàng hàng

21,908.33 29,583.56 26,052.76 118.9% 88%

* Theo loại tiền

- VND 14,158.92 18,834.16 16,690.79 117.9% 89%

- N Tệ 456.47 607.11 521.87 114.3 86%

* Theo đối tượng

- TCKT 4,444.28 7,242.52 6,465.83 145.5% 89%

- Dân cư 17,465.04 22,355.26 19,586.92 112.1% 88%

*Theo kỳ hạn

- Có kỳ hạn 17,109.41 20,703.34 19321.66 112.9% 93%

Cơ cấu vốn KKH/Tổng huy động vốn KH

22% 30% 26%

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết kinh doanh năm 2008, 2009)

Nhìn chung công tác huy động vốn của VIB năm 2009 vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tính đến thời điểm 31/12/2009, huy động tù khách hàng đạt 26,052.76 tỷ đồng (tăng 18,9% so với năm 2008, bằng 88% so với kế hoạch được giao).

Đi sâu vào phân tích cơ cấu huy động cho thấy:

- Xét theo đối tượng huy động vốn: thì tiền gửi của dân cư năm 2009 tăng so với năm 2008 và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động: năm 2008 là 17,465.04 tỷ đồng, chiếm 79.46% tổng vốn huy động; năm 2009 là 19,586.92 tỷ đồng, chiếm 74,94% tổng vốn huy động và tăng so với năm 2008 là 2,121,88 tỷ đồng, tương ứng tăng 12,1%, bằng 88% so với kế hoạch được giao.

- Nguyên nhân dẫn đến nguồn huy động vốn từ tiền gửi của dân cư tăng do: thu nhập của dân chúng tăng, đời sống kinh tế xã hội ngày một nâng cao, lượng tiền tích luỹ dược tăng lên nên họ gửi tiền một mặt để đảm bảo an toàn, một mặt nhằm tìm kiếm một khoản thu nhập ổn định. Mặt khác, do chính sách thu hút khách hàng của ngân hàng ngày một hoàn thiện, sản phẩm dịch vụ đa dạng ngày càng thoả mãn nhu cầu của khách hàng.

Song song với đó là sự tăng lên của lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế, khác với dân cư, các tổ chức kinh tế gửi tiền chủ yếu để hưởng tiện ích của dịch vụ thanh toán chứ không vì mục đích hưởng lãi suất tiền gửi. Do đó họ không chú trọng lắm đến lãi suất tiền gửi. Đời sống nhân dân ngày một tăng, số lượng doanh nghiệp ngày một nhiều các quan hệ thương mại phát sinh tăng lên cộng với nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt và nhu cầu của các khách hàng về dịch vụ ngân hàng tăng lên chủ yếu là dịch vụ thanh toán: ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, séc…do đó dấn đến lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào ngân hàng tăng đáng kể. Năm 2008 là 4,444.28 tỷ đồng chiếm 20.54% tổng vốn huy động; năm 2009 là 6,465.83 tỷ đồng, chiếm 25,06% tổng vốn huy động, tăng so với năm 2008 là 2,021.55 tỷ đồng, tương ứng tăng 45.5%, bằng 89% so với kế hoạch được giao.

- Xét cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian thì nguồn vốn huy động có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008 nguồn vốn huy động có kỳ hạn là 17,109.41 tỷ đồng, tương ứng 77.84% tổng vốn huy động. Năm 2009, nguồn vốn huy động có kỳ hạn là 19321.66 tỷ đồng, tương ứng với 73.92% tổng vốn huy động, tăng so với năm 2008 là 2,212.25 tỷ đồng, tương ứng tăng 12.9%, bằng 88% so với kế hoạch được giao.

Nguồn vốn huy động ngắn hạn chủ yếu là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn của khách hàng. Đối với tiền gửi thanh toán thì khách hàng có thể rút ra bất kì lúc nào và ngân hàng phải thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Bởi tiền gửi ngắn hạn không có lãi suất hoặc có lãi suất rất thấp nó được sử dụng chủ yếu với mục đích hưởng các dịch vụ thanh toán hay để đảm bảo an toàn. Loại tiền này thường được các doanh nghiệp sử dụng bởi tính tiện dụng của nó. Nhưng đây lại là khoản nợ mà ngân hàng luôn luôn phải trả cho khách hàng bất kì lúc nào (đối với tiền gửi thanh toán) hoặc phải chủ động trả cho khách hàng trong thời gian ngắn (đối với tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn), nói cách khác thì nguồn vốn này luôn biến động. Tuy nhiên đây là nguồn vốn huy động với chi phí thấp, khách hàng gửi theo hình thức này thường không vì mục đích lợi nhuận nên họ ít quan tâm đến lãi suất tiền gửi, ngân hàng cần tận dụng, thu hút nguồn vốn này một cách tối đa giúp ngân hàng giảm thấp chi phí huy động nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Tiếp đó là nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Mục đích của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng với thời hạn dài nhằm hưởng một khoản thu nhập từ lãi mà ngân hàng trả cho. Đây là nguồn vốn ổn định, tạo thế chủ động cho ngân hàng trong quá trình sử dụng vốn. Tuy nguồn vốn này có chi phí cao hơn tiền gửi ngắn hạn nhưng do những ưu điểm về tính ổn định của nó nên ngân hàng luôn tìm cách đa dạng hoá loại tiền gửi này bằng cách áp dụng các kỳ hạn khác nhau với mức lãi suất khác nhau tạo nên tính hấp dẫn thu hút khách hàng.

Trong năm 2009, sự cạnh tranh về huy động vốn giữa các ngân hàng trên cả nước tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Để tăng cường huy động vốn, ngân hàng đã nghiên cứu đưa ra các mức lãi suất huy động vốn phù hợp, tăng cường áp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng cơ chế lãi suất thoả thuận đối với một số khách hàng là tổ chức kinh tế và khách hàng cá nhân có số dư tiền gửi lớn, đa dạng hoá các hình thức huy động, tiếp tục triển khai các sản phẩm huy động vốn ưu việt, có ảnh hưởng tốt tới tâm lý khách hàng như tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, tiết kiệm với kỳ hạn lẻ, tiết kiệm linh hoạt lãi thưởng, tiết kiệm bậc thang lãi thưởng… Bên cạnh đó, ngân hàng tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, thường xuyên phân loại khách hàng, đánh giá khách hàng để có chiến lược cụ thể với từng đối tượng. B. Hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB).

Huy động vốn và sử dụng vốn là hai hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn để đáp ứng nhu cầu trong hoạt động của mình – huy động vốn sẽ là cơ sở cho các hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Còn việc sử dụng vốn sẽ quyết định lợi nhuận, cũng như rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải trong hoạt động của mình. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng thường nằm trong khâu này.

Bảng 3: Tình hình dư nợ tại ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB)

Đơn vị: tỷ đồng STT Chỉ tiêu – tiêu chí Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 19,775 100 27,352 100 1 Theo thành phần kinh tế 19,775 100 27,352 100 Quốc doanh 8,107.75 41 10,886.09 39.8 Ngoài quốc doanh 11,667.25 59 16,465.91 61,2 2 Theo thời hạn 19,775 100 27,352 100 Ngắn hạn 9,808.40 49.6 12,718.68 46.5 Trung dài hạn 9,966.60 40.4 14,633.32 53.5 3 Theo mức độ đảm bảo 19,775 100 27,352 100 Có TSĐB 16,630.77 84,1 23,577.42 86.2 Không có tài sản đảm bảo 3,144.23 15.9 3,774.58 13.8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2008, 2009)

Trong những năm qua để có thể bắt nhịp cùng với sự phát triển của nền kinh tế ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) đã xây dựng một trong những mục tiêu cơ bản trong hoạt động tín dụng đó là vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng. Thực hiện chính sách mềm dẻo, thực hiện phương châm đa dạng hoá khách hàng, với trọng tâm dư nợ tín dụng theo định hướng phát triển chung của ngành, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng và nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, đồng thời chú trọng phát triển khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Mở rộng cho vay các thành phần kinh tế theo các dự án có hiệu quả, đảm bảo toàn vốn đầu tư đúng đối tượng, có trọng điểm theo ngành, theo lĩnh vực kinh tế, tiếp cận và thu hút khách hàng mới. Tập trung nâng dần tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ. Do đó ngân hàng luôn tạo được cơ cấu tín dụng phù hợp và hiệu quả của cơ cấu tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc tế thông qua bảng số liệu trên.

Đi sâu vào phân tích cho thấy:

* Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế.

Mỗi ngân hàng đều có một đối tượng khách hàng mục tiêu. Những năm trước đây, khách hàng mục tiêu của VIB là DNNN. Tuy nhiên xu thế phát triển hiện nay, khu vực kinh tế quốc doanh bao gồm 100% vốn của nhà nước hay một phần lớn vốn cả nhà nước được xem là làm ăn kém hiệu quả, do tư tưởng có nhà nước hậu thuẫn nên ỷ lại nhà nước, kém nhạy bén và sang tạo trong kinh doanh. Trong khi đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại hoạt động rất có hiệu quả, thích nghi nhanh với nền kinh tế thị trường và đã tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh có hiệu quả. Do đó, ngân hàng đã có những bước chuyển hướng tập trung vào đối tượng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chính vì thế mà trong những năm gần đây dư nợ đối với khu vực ngoài quốc doanh tăng nhanh đáng kể cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Năm 2008 dư nợ khu vực ngoài quốc doanh là 11,667.25 tỷ đồng chiếm 59% tổng dư nợ. năm 2009 là 16,465.91 tỷ đồng chiếm 61.2% tổng dư nợ tăng so với năm 2008 là 4,798.66 tỷ đồng tương ứng 41.12%.

Như vậy trong những năm qua, cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ theo thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng liên tục tăng.

Bên cạnh đó là cho vay đối với khu vực kinh tế quốc doanh, mặc dù dư nợ đối với khu vực này qua các năm cũng có sự tăng trưởng nhưng tốc độ tăng không lớn, tỷ trọng cho vay trên tổng dư nợ cũng ngày càng giảm. Cụ thể: năm 2008 dư nợ cho vay đối với khu vực quốc doanh là 8,107.75 tỷ đồng chiếm 41% tổng dư nợ, năm 2009 dư nợ cho vay với khu vực quốc doanh là 10,886.09 tỷ đồng chiếm 39.8% tổng dư nợ, tăng 2,778.34 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm so với năm 2008.

Như vậy, việc cho vay theo sự phát triển của ngành, của thành phần kinh tế là điều đáng khích lệ vì các khoản tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu quả luôn có chất lượng tốt hơn so với các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động một cách thụ động, kém hiệu quả. Tỷ trọng cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh càng cao, chất lượng tín dụng càng được đảm bảo. Trong năm 2009, tỷ trọng giữa hai khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh là 39.8% và 61.2%, trong tương lai tỷ trọng này cần thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh, và giảm tỷ tọng cho vay đối với khu vực quốc doanh.

* Cơ cấu dư nợ cho vay theo kì hạn vay

Ta thấy, năm 2008 dư nợ cho vay ngắn hạn là 9,808.40 tỷ đồng chiếm 49.6%. Năm 2009 là 12,718.68 chiếm 46.5%, tăng so với năm 2008 là 2,910.28 tỷ đồng, tương ứng tăng 29.67%. Ta thấy dư nợ ngắn hạn tăng qua các năm. Nguyên nhân do khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên địa bàn, nhu cầu vay vốn chủ yếu để bù đắp thiếu hụt vón lưu động hoặc để thanh toán tạm thời thiếu hụt vốn kinh doanh, còn các khách hàng cá nhân thì chủ yếu vay để tiêu dùng hoặc để sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ.

Năm 2008 có nhiều biến động trên thị trường tiền tệ do sự sụp đổ của một số ngân hàng trên thế giới, tuy Việt Nam không nằm trong số các nước bị ảnh hưởng lớn do khủng hoảng kinh tế này nhưng cũng không tránh khỏi những

tác động của nó như lạm phát tăng cao, lãi suất biến động không ngừng, chính điều này làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam, làm giảm thu nhập ròng từ các hoạt động xuất nhập khẩu khiến các khoản vay trung dài hạn cũng bị suy giảm do các điều kiện xét duyệt các món vay không còn đảm bảo.

Năm 2009, các phương án cơ cấu lại nền kinh tế dần được nghiên cứu và triển khai. Các doanh nghiệp tận dụng cơ hội khủng hoảng để đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhiều mặt hàng xuất khẩu đã tăng hơn như điện tử máy tính, giày dép, thuỷ sản, hàng dệt may do nhu cầu tiêu thụ những mặt hàng này ở các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn ổn định. Hoạt động xuất nhập khẩu có chiều hướng tăng. Năm 2008, dư nợ trung và dài hạn là 9,966.60 tỷ đồng, chiếm 40.4% tổng dư nợ. Năm 2009 là 14,633.32 tỷ đồng, chiếm 53.5%, tăng 4,696.72 tỷ đồng so với năm 2008, tương ứng 46.82%.

* Cơ cấu dư nợ cho vay theo tính chất TSĐB.

Từ bảng ta thấy dư nợ cho vay có TSĐB chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay về số tuyệt đối và luôn tăng trong các năm. Năm 2008 là 16,630.77 tỷ đồng, chiếm 84,1%, năm 2009 là 23,577.42 tỷ đồng chiếm 86,2%, tăng so với năm 2008 là 6,946.65 tỷ đồng tương ứng tăng 41.76%. Tỷ lệ nợ có TSĐB càng cao thì chất lượng tín dụng càng được đảm bảo, rủi ro tín dụng càng thấp, TSĐB không chỉ là nguồn vốn để bù đắp thiệt hại khi rủi ro xảy ra mà nó còn là sự ràng buộc khách hàng trả nợ ngân hàng đúng hạn. Tuy nhiên, ngân hàng cũng không nên coi đây là điều kiện đảm bảo an toàn duy nhất mà ngân hàng còn phải có các biện pháp giám sát, theo dõi khách hàng khi sử dụng vốn đúng mục đích, hỗ trợ khách hàng khi khách hàng gặp khó khăn, khuyến khích khách hàng tạo điều kiện cho khách hàng có cơ hội trả nợ đúng hạn.

Đối với cho vay không có đảm bảo chủ yếu là những khách hàng có uy tín cao, khách hàng truyền thống của ngân hàng, đối với khách hàng truyền thống thì thủ tục vay cũng đơn giản. Mặt khác, đối với những khách hàng này họ thường mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng để tiện cho việc giao dịch. Năm

2008 là 3,144.23 tỷ đồng chiếm 15.9% tổng dư nợ. năm 2009 là 3,774.58 tỷ đồng, chiếm 20.04% tổng dư nợ.

Qua sự phân tích về cơ cấu dư nợ cho vay tại ngân hàng phần nào thấy được khả năng mở rộng tín dụng cũng như chất lượng của khoản tín dụng đó. Với xu hướng của ngân hàng là chú trọng cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay có đảm bảo và ngắn hạn. Có thể nói

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NH TMCP Quốc tế (Trang 47 - 55)