1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN cứu PHÁT TRIỂN DU LỊCH tâm LINH tại TRUNG tâm văn hóa HUYỀN TRÂN

81 1,9K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 18,34 MB

Nội dung

63 Bảng 20: Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của du khách về hoạt động du lịch tâm linh tại trung tâm văn hóa Huyền Trân theo các nhóm nhân tố...65 Bảng 21: Mô hình SWOT trong việc

Trang 1

KHOA DU LỊCH - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH TẠI

TRUNG TÂM VĂN HÓA HUYỀN TRÂN

Sinh viên thực hiện: HỒ THỊ HỒNG NHUNG Giáo viên hướng dẫn: TH.S LÊ THỊ THANH MINH

Huế, tháng 05 năm 2015

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo khoa Du Lịch, cô giáo trưởng khoa Bùi Thị Tám cùng quý thầy (cô) giáo đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện tại khoa trong suốt thời gian qua Bốn năm qua, quý thầy, cô đã trang bị cho tôi những kiến thức lý thuyết cũng như thực tế cần thiết và hữu ích để tôi vững tin trong tương lai

sau này!

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Lê Thị Thanh Minh, người đã hướng dẫn tôi rất tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.

Tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo công ty cổ phần du lịch Hương Giang, ban quản lý tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập vừa qua, cung cấp những kinh nghiệm thực tế quý báu cũng như những tư liệu cần thiết trong quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.

Và cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình và bạn bè đã ủng hộ tinh thần, đóng góp ý kiến hữu ích trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.

Huế, tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện Hồ Thị Hồng Nhung

Trang 3

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do tôi thực hiện, các số liệu điều tra và kếtquả xử lý thu thập được là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài nghiêncứu khoa học nào.

Huế, tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện

Hồ Thị Hồng Nhung

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN II

Hồ Thị Hồng Nhung II MỤC LỤC III DANH MỤC CÁC BẢNG VI DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VIII PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ VIII

I LÝ DO CH N ĐỀỀ TÀI Ọ VIII

II M C TIỀU NGHIỀN C U Ụ Ứ X III ĐỐỐI T ƯỢ NG VÀ PH M VI NGHIỀN C U Ạ Ứ X

IV PH ƯƠ NG PHÁP NGHIỀN C U Ứ XI

V KỀỐT CẤỐU C A ĐỀỀ TÀI Ủ XI

VI Ý NGHĨA LÝ LU N VÀ TH C TI N C A ĐỀỀ TÀI Ậ Ự Ễ Ủ XII VII H N CHỀỐ C A ĐỀỀ TÀI Ạ Ủ XII

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 13

A C s lý lu n vềỀ lo i hình du l ch tâm linh ơ ở ậ ạ ị 13

A.1 Du l ch tâm linh ị 13

A.1.1 Khái ni m tâm linh và văn hóa tâm linh ệ 13

A.1.2 Khái ni m du l ch tâm linh ệ ị 15

A.2 Du l ch tâm linh trong tín ng ị ưỡ ng th cúng t tiền ờ ổ 16

A.2.1 NguồỀn gồc và bi u hi n c a tín ng ể ệ ủ ưỡ ng th cúng t tiền Vi t Nam[12] ờ ổ ở ệ 16

A.3 Vài nét vềỀ l h i ễ ộ 21

A.3.1 Khái ni m, đ c đi m l h i Vi t Nam ệ ặ ể ễ ộ ệ 21

A.3.2 Vai trò c a l h i Vi t Nam trong phát tri n du l ch ủ ễ ộ ệ ể ị 22

B C s th c ti n c a lo i hình du l ch tâm linh ơ ở ự ễ ủ ạ ị 24

B.1 Đ c đi m và xu h ặ ể ướ ng phát tri n du l ch tâm linh Vi t Nam [13] ể ị ở ệ 24

Trang 5

B.1.2 Xu h ướ ng phát tri n du l ch tâm linh Vi t Nam ể ị ở ệ 25

B.2 Xu h ướ ng phát tri n du l ch văn hóa tâm linh t i HuềỐ [14] ể ị ạ 26

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA HUYỀN TRÂN 28

1 TiềỀm năng phát tri n ho t đ ng du l ch tâm linh t i trung tâm văn hóa HuyềỀn Trân ể ạ ộ ị ạ 28

1.1 Khái quát vềỀ TTVH HuyềỀn Trân 28

1.1.1 L ch s hình thành ị ử 28

1.1.2 Đ c đi m ngh thu t kiềỐn trúc, c nh quan ặ ể ệ ậ ả 29

1.2 Ho t đ ng văn hóa và l h i t i TTVH HuyềỀn Trân ạ ộ ễ ộ ạ 32

2 Th c tr ng ho t đ ng du l ch tâm linh t i TTVH HuyềỀn Trân ự ạ ạ ộ ị ạ 34

2.1 Giá vé tham quan TTVH HuyềỀn Trân 34

2.2 T ng l ổ ượ t khách và doanh thu t du l ch c a TTVH HuyềỀn Trân giai đo n 2013–2015 ừ ị ủ ạ 34 2.3 Thồng tin c b n vềỀ đồỐi t ơ ả ượ ng điềỀu tra 37

2.1.1 N i c trú ơ ư 38

2.1.2 Gi i tính ớ 38

2.1.3 Đ tu i ộ ổ 39

2.1.4 NghềỀ nghi p ệ 41

2.1.5 Tồn giáo 42

2.2 Thồng tin vềỀ ho t đ ng du l ch tâm linh t i TTVH HuyềỀn Trân ạ ộ ị ạ 43

2.2.1 Ph ươ ng ti n tìm hi u vềỀ di tích ệ ể 43

2.2.2 SồỐ lâỀn đềỐn di tích 44

2.2.3 Hình th c du l ch khi đềỐn di tích ứ ị 45

2.2.4 M c đích đềỐn di tích ụ 45

2.3 Đánh giá c a du khách vềỀ ho t đ ng du l ch và t ch c l h i t i trung tâm văn hóa ủ ạ ộ ị ổ ứ ễ ộ ạ HuyềỀn Trân 51

2.3.1 Đánh giá c a du khách vềỀ c s v t châỐt kĩ thu t t i đi m di tích ủ ơ ở ậ ậ ạ ể 51

2.3.2 Đánh giá c a du khách vềỀ c nh quan mồi tr ủ ả ườ ng t i đi m di tích ạ ể 55

2.3.4 Đánh giá c a du khách vềỀ đ i ngũ nhân viền t i đi m di tích ủ ộ ạ ể 57

2.3.5 Đánh giá c a du khách vềỀ vâỐn đềỀ an ninh tr t t t i đi m di tích ủ ậ ự ạ ể 60

Trang 6

2.3.7 Phân tích ANOVA 65

2.4 Kh năng quay l i di tích c a du khách ả ạ ủ 68

2.5 Kh năng gi i thi u vềỀ di tích c a du khách ả ớ ệ ủ 68

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH TÂM LINH TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA HUYỀN TRÂN 69

3.1 Đánh giá kh năng phát tri n lo i hình du l ch tâm linh t i TTVH HuyềỀn Trân ả ể ạ ị ạ 70

3.2 Gi i pháp nhăỀm phát tri n lo i hình du l ch văn hóa tâm linh t i TTVH HuyềỀn Trân ả ể ạ ị ạ 72

3.2.1 Gi i pháp tuyền truyềỀn qu ng bá ả ả 72

3.2.2 Gi i pháp phát tri n đa d ng các ho t đ ng văn hóa tâm linh ả ể ạ ạ ộ 73

3.2.3 Gi i pháp phát tri n nguồỀn nhân l c ả ể ự 73

3.2.4 Gi i pháp phát tri n c s VCKT ph c v du l ch ả ể ơ ở ụ ụ ị 74

3.2.5 Gi i pháp qu n lý và t ch c các l h i ả ả ổ ứ ễ ộ 74

3.2.6 Các gi i pháp vềỀ xã h i ả ộ 75

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75

1 KỀỐT LU N Ậ 75

2 KIỀỐN NGHỊ 77

2.1 ĐồỐi v i y ban nhân dân t nh ớ ủ ỉ 77

2.2 ĐồỐi v i trung tâm b o tồỀn di tích CồỐ Đồ HuềỐ ớ ả 77

2.3 ĐồỐi v i cồng ty c phâỀn du l ch H ớ ổ ị ươ ng Giang 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

Trang 7

Bảng 1: Giá vé tham quan TTVH Huyền Trân năm 2016 34

Bảng 2: Tổng số lượt khách du lịch đến Trung tâm văn hóa Huyền Trân 34

giai đoạn 2013 - 2015 35

Bảng 3: Doanh thu từ du lịch của trung tâm văn hóa Huyền Trân 35

giai đoạn 2013 – 2015: 35

Bảng 4: Đặc điểm nhân khẩu học của du khách 37

Bảng 5: Tỷ lệ phần trăm phương tiện tìm hiểu về di tích của du khách 43

Bảng 6: Tỷ lệ phần trăm số lần đến di tích của du khách 44

Bảng 7: Tỷ lệ phần trăm các loại hình du lịch của du khách 45

Bảng 8: Tỷ lệ phần trăm mục đích đến di tích của du khách 45

Bảng 9: Tỷ lệ phần trăm mục đích tâm linh khi đến di tích của du khách 48

Bảng 10 : Tỷ lệ phần trăm mục đích đến tâm linh của du khách 49

theo đặc điểm tôn giáo 50

Bảng 11: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha về đánh giá của du khách đối với cơ sở vật chất kỹ thuật tại di tích 51

Bảng 12 : Mức độ hài lòng của khách du lịch về chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật tại điểm di tích 52

Bảng 13: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha về đánh giá của du khách đối với chất lượng cảnh quan, môi trường tại di tích .56 Bảng 14: Mức độ hài lòng của du khách về chất lượng cảnh quan, môi trường tại điểm di tích 56

Bảng 15: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha về đánh giá của du khách đối với chất lượng đội ngũ nhân viên tại di tích 58

Bảng 16: Mức độ hài lòng của du khách về chất lượng cảnh quan, môi trường tại điểm di tích 59

Trang 8

Bảng 18 : Mức độ hài lòng của du khách về chất lượng cảnh quan, môi trường tại điểm di tích 61 Bảng 18: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha về đánh giá của du khách đối với hoạt động tổ chức lễ hội tại di tích 62 Bảng 19: Mức độ hài lòng của du khách về hoạt động tổ chức lễ hội tại di tích 63 Bảng 20: Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của du khách về hoạt động du lịch tâm linh tại trung tâm văn hóa Huyền Trân theo các nhóm nhân tố 65 Bảng 21: Mô hình SWOT trong việc phát triển du lịch tâm linh tại trung tâm 70 văn hóa Huyền Trân 70

Trang 9

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện biến động cơ cấu doanh thu du lịch của trung tâm

văn hóa Huyền Trân giai đoạn 2013 – 2015 35

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của du khách 39

Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiên cơ cấu độ tuổi của du khách 40

Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu nghề nghiệp của du khách 41

Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện cơ cấu về tôn giáo của du khách 42

Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tỷ lệ khả năng quay lại di tích của du khách 68

Biểu đồ 7: Biểu đồ thể hiện cơ cấu tỷ lệ khả năng giới thiệu về di tích của du khách 69 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay, khi mà kinh tế ngày càng phát triển, cuộc sống của con người dần ổn định và hiện đại thì nhu cầu sống của họ cũng ngày một đa dạng hơn Cuộc sống con người không chỉ gói gọn trong những nhu cầu cơ bản ăn, mặc, ở nữa Thêm vào đó, con người còn có mong muốn được vui chơi giải trí, thể thao, du lịch, thể hiện đẳng cấp…Vì vậy mà du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng kinh

tế-xã hội phổ biến, là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn phát triển vượt bật và

là nguồn thu ngoại tệ quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới Nhiều loại hình

du lịch đã được hình thành và phát triển để đáp ứng được những nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng của khách du lịch, trong đó có loại hình du lịch tâm linh

Ngày nay, khi điều kiện vật chất quá đầy đủ, thì con người lại rơi vào những vấn nạn khác đó là: hụt hẫng, mất phương hướng sống, trầm cảm từ những áp lực, xung đột trong cuộc sống Từ đó con người lại có nhu cầu tìm đến tôn giáo, mong

có sự thanh thản, an bình trong tâm hồn ở hiện tại và tương lai Nhu cầu thưởng ngoạn và nương tựa tâm linh trở nên cần thiết đối với mọi người Xu hướng du lịch tâm linh hiện đang được rất nhiều nước trên thế giới quan tâm trong đó có Việt

Trang 10

tâm linh thể hiện ở bề dày văn hóa gắn với truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng Sự

đa dạng và phong phú của các thắng tích tôn giáo và với số lượng lớn các tínngưỡng, lễ hội dân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước Nhu cầu

du lịch tâm linh của người Việt Nam đang trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâmlinh phát triển mạnh mẽ

Huế là một trong số những thành phố du lịch nỗi trội của cả nước với nhiều thếmạnh về nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn Đây cũng là một trong số

ít những địa phương có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịchtâm linh, một loại hình du lịch có ý nghĩa văn hóa cao, có tác động làm phong phúthêm đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần cũng cố an sinh xã hội.Nhận định về xu hướng phát triển du lịch tâm linh của tỉnh Thừa Thiên Huế, cốGiáo sư- Tiến sĩ Thái Quang Trung, người đã đóng góp nhiều công sức để định vịthương hiệu cho Du lịch Huế, đã từng nói: “Huế là vùng đất với hàng trăm đềnchùa và cũng là vùng đất của tâm linh Đây là một di sản “sống” nuôi dưỡng khátvọng sâu xa về tâm linh của người dân Huế Huế là nơi để tìm cảm hứng, thức tỉnh

và sáng tạo […] Với tài sản vô giá, giàu về tâm linh, các nhà chức trách nên thayđổi hình ảnh của Thừa Thiên Huế - nhấn mạnh đến vùng đất của tâm linh, của bìnhyên và hạnh phúc hơn là vùng đất in dấu ấn đau thương của chiến tranh hay củanhững ngành công nghiệp hiện đại” Các điểm đến tâm linh ở Thừa Thiên Huế đềuđược hình thành một các tự nhiên, do sự tích hợp lâu dài của quá trình phát triểnlịch sử, của đời sống kinh tế- xã hội, tín ngưỡng và tôn giáo Đây là yếu tố cơ bản

để định hình nên giá trị cốt lõi (giá trị tâm linh) của điểm đến

Những điểm đến tâm linh ở Thừa Thiên Huế vẫn không ngừng được xây dựng vàphát triển Nằm trong quần thê di tích cố đô Huế, Trung tâm văn hóa Huyền Trântọa lạc tại số 151 đường Tam Thai, nằm dưới chân núi Ngũ Phong thuộc thôn NgũTây, xã Thủy An (nay là phường An Tây), TP Huế là cụm quần thể kiến trúc mangđậm màu sắc văn hóa, tâm linh, lịch sử, là điểm đến tâm linh nỗi bật của thành phốHuế thu hút đông đảo du khách Được khánh thành vào năm 2007, Trung tâm vănhóa Huyền Trân không chỉ là điểm du lịch văn hóa tâm linh mà còn là điểm du lịchlịch sử, đưa du khách trở về sự kiện lịch sử trọng đại trong việc bảo vệ và mở mang

Trang 11

điểm đến tâm linh có sự kết hợp giữa tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian,giữa lễ hội và tìm hiểu lịch sử văn hóa Đây còn là một thắng cảnh, một nơi lýtưởng để tham quan vãng cảnh, để trầm mình giữa không gian yên tĩnh, u tịch, tránh

xa những căng thẳng của cuộc sống bộn bề Lượng khách đến với trung tâm văn hóaHuyền Trân trong những năm gần đây ngày một tăng cao, đặc biệt là vào dịp lễ hộimùng 9 tháng 1 âm lịch hàng năm

Vẫn còn nhiều tiềm năng về loại hình du lịch tâm linh - ở Huế nói chung và ởTrung tâm văn hóa Huyền Trân nói riêng- chưa được khai thác triệt để, chưa pháthuy hếthiệu quả của nó hoặc chưa khắc phục được những yếu điểm Với những nỗlực, định hướng và đầu tư phát triển thích đáng, khai thác hiệu quả những tiềm năngsẵn có Rồi đây, cùng với các loại hình du lịch khác, du lịch tâm linh sẽ được quantâm khai thác tương xứng hơn, phát huy triệt để các giá trị của nó, góp phần làmphong phú thêm đời sống văn hóa tinh hần của người dân địa phương và khách dulịch đến tham quan, tạo thêm sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ nhu cầu củakhách du lịch cả trong và ngoài nước,góp phần phát triển du lịch cho nước nhà

Từ những nhận định trên đây, tôi đã lựa chọn đề tài : Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh ở trung tâm văn hóa Huyền Trân thành phố Huế để làm đề tài khóa luận

của mình

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến du lịch tâm linh

- Tìm hiểu mong muốn và cảm nhận của khách du lịch khi đến tham quan tạiTTVH Huyền Trân

- Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tai TTVHHuyền Trân

- Đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút khách du lịch đến với TTVH HuyềnTrân và phát triển loại hình du lịch tâm linh tại đây

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1 Đối tương nghiên cứu

Trang 12

các lễ hội ở TTVH Huyền Trân

- Tổ chức quản lý TTVH Huyền Trân

2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: TTVH Huyền Trân – 151 đường Tam Thai, phường

An Tây, TP Huế

- Về thời gian: từ 1/2/2016 đến 30/4/2026

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp thu thập số liệu:

Thu thập số liệu thứ cấp: số liệu từ văn phòng ban quản lý TTVH Huyền Trân,báo cáo của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, tài liệu từ sách, báo, tạp chí,internet…

Thu thập số liệu sơ cấp: bảng hỏi dành cho du khách và người dân địa phươngđến tham quan tại TTVH Huyền Trân, phỏng vấn lấy thông tin từ ban quản lý

- Phương pháp khảo sát điền dã: đến khảo sát thực tế tại trung tâm văn hóaHuyền Trân: quan sát, chụp ảnh, mô tả, phỏng vấn, tham khảo tư liệu về trung tâmvăn hóa Huyền Trân…

- Phương pháp phân tích thống kê: xử lý bằng phần mềm SPSS

V KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Chương 1: Cơ sở nghiên cứu

Trình bày những cơ sở lý luận và thực tiến về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Đánh giá tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân.

- Giới thiệu khái quát về trung tâm văn hóa Huyền Trân: lịch sử hình thành,đặc điểm kiến trúc cảnh quan, các chương trình lễ hội, tình hình hoạt động du lịchgiai đoạn 2013 – 2015

- Phân tích đánh giá, cảm nhận của du khách và người dân địa phương về thựctrạng hoạt động du lịch tâm linh tại trung tâm văn hóa Huyền Trân

Trang 13

tại trung tâm văn hóa Huyền Trân.

Chương 3: Giải pháp khai thác và phát triển loại hình du lịch tâm linh tại trung tâm văn hóa Huyền Trân.

- Dự báo khả năng phát triển loại hình du lịch tâm linh tại TTVH Huyền Trân

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch tâm linh tạiTTVH Huyền Trân

V.3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận và đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết vấn đề đã nêu

VI Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

VI.1 Ý NGHĨA LÝ LUẬN

Qua đề tài, người đọc có thể nắm được những thông tin về các vấn đề như tâmlinh, du lịch tâm linh, lễ hôi…

VI.2 Ý NGHĨA THỰC TIỄN

Đề tài nghiên cứu và đánh giá tình hình phát triển của loại hình du lịch tâm linhtại trung tâm văn hóa Huyền Trân Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khai tháchiệu quả nguồn tài nguyên, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểmyếu còn tồn tại trong quá trình hoạt động du lịch tâm linh tại đây, nhằm hoàn thiện

và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tại trung tâm văn hóa Huyền Trân nói riêng

và ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung

VII HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI

Vì thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, cho nên số lượng và đối tượng khảo sátchỉ có thể giới hạn trong một con số nhỏ khách du lịch nội địa và người dân địaphương Do đó, đề tài chưa đánh giá được cảm nhận và ý kiến của khách du l;ịchquốc tế về tình hình hoạt động du lịch tâm linh tại trung tâm văn hóa Huyền Trân

Trang 14

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

A Cơ sở lý luận về loại hình du lịch tâm linh

A.1 Du lịch tâm linh

A.1.1 Khái niệm tâm linh và văn hóa tâm linh

Văn hóa là một khái niệm rất rộng lớn, có rất nhiều định nghĩa khác nhau vềvăn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau Song

có thể khái quát lại, văn hóa là sản phẩm của loài người văn hóa được tạo ra và pháttriển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại thamgia vào việc tạo nên con người và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóađược truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóađược tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của conngười Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiệntrong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng nhưtrong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra

Tâm linh

Theo Nguyễn Đăng Duy “ Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sốngtrần thế, là niềm tin thiêng liêng trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng”, tức là có hai

Trang 15

yếu tố quan trọng nhất lă đức tin vă sự linh thiíng Tđm linh hiện diện ở ranh giớigiữa cơ thể lă hữu hạn vă câi khât khao, mong muốn lă vô hạn.

Tđm linh lă câi “tđm” thấy được câi đúng, câi sự thật trong thế giới hữu hình vă

vô hình Đó lă phần trí tuệ thấy được câi đúng rộng lớn vì thế mă nó linh thiíng.Tđm linh lă tin văo câc sức mạnh siíu hình ( thần linh vă câc đấng tối cao) có ảnhhưởng tích cực trong việc hỗ trợ, bảo hộ, yíu thương, hướng dẫn con người vă cũng

có thể ảnh hưởng tiíu cực đến cuộc sống hiện thực của con người Yếu tố tích cực

lă đâp ứng câc nhu cầu về mặt tinh thần của con người: cố kết cộng đồng, lưu giữtruyền thống, giâo dục chđn thiện mỹ Bín cạnh đó câc yếu tố tiíu cực cũng đângbâo động không kĩm đó lă nạn cuồng tín, mù quâng, mí tín dị đoan, dễ dẫn đến bịlợi dụng, trục lợi

Tđm linh còn lă khâi niệm chỉ những hiện tượng liín quan đến linh hồn của conngười sau khi chết nín có tính huyền bí, mông lung dị thường mă cũng linh ứng Đó

lă sự tồn tại siíu hình của con người vă trong mức độ năo đó còn cao hơn khâi niệmđời sống tinh thần Đời sống tđm linh lă đời sống hướng tới những giâ trị tinh thầnthuần khiết, thiíng liíng cao cả được đúc kết qua nhiều thế hệ Tđm linh chính lăđỉnh cao, phần thăng hoa của đời sống tinh thần Người phương Đông quan niệmvạn vật hữu linh vă tính bất tử của linh hồn những người đê khuất, gần gũi nhất lẵng bă, cha mẹ, chú bâc, vợ chồng, anh chị em trong dòng họ vă bạn bỉ Người chếtchỉ có thđn xâc lă tan biến, còn phần linh hồn được tâch ra vă tiếp tục tồn tại trongthế giới siíu linh Từ quan niệm vạn vật hữu linh vă tính bất diệt về linh hồn củangười chết, cha ông ta đê sâng tạo ra “tín ngưỡng thờ tổ” thông qua đó mă thiết lậpmối quan hệ giữa thế giới những những người đang sống vă thế giới những người

đê chết Người chết không mất đi mă tiếp tục tồn tại trong ký ức, tình cảm củangười đang sống Người chết được linh thiíng hóa qua câc nghi thức tín ngưỡng dongười đang sống thực hănh thường xuyín hoặc định kì Người sống tạo ra câc thiếtchế tôn giâo, tín ngưỡng (đình, đền chùa, miếu, phủ, nhă thờ, băn thờ tổ tiín) lănhững không gian văn hóa phục vụ cho mục đích thực hănh nghi lễ mă ngăy naychúng ta quen gọi lă không gian thiíng

Trang 16

Văn hóa tâm linh

Văn hóa tâm linh là thái độ ứng xử văn hóa của con người đối với các lực lượngsiêu nhiên, thần linh và những người đã khuất

Biểu hiện của văn hóa tâm linh rất đa dạng: thờ cúng thần linh, thờ cúng tổ tiên,thờ cúng thành Hoàng, thờ cúng tổ Hùng Vương, quan niệm dương sao âm vậy.Tâm linh là hiện tượng văn hóa, thực tại xã hội, còn tồn tại lâu dài và mang tínhphổ biến toàn xã hội

A.1.2 Khái niệm du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là một khái niệm khá mới đối với ngành du lịch Việt Namtrong những năm trở lại đây Du lịch tâm linh là kết hợp việc “đi đây đi đó cho biết”với “tín ngưỡng”, đó là hai nhu cầu cần thiết trong đời sống con người, nhằm manglại nét đẹp cho cuộc sống đi đôi với sự thăng hoa trong tâm hồn Du lịch tâm linh làmột hoạt động gắn với yếu tố “thiêng liêng”, con người đến với loại hình du lịchnày để thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với môi trường tự nhiên, giao tiếp với tâm linh,hưởng thụ các sinh hoạt văn hóa, hòa nhập để trải nghiệm những hoạt động lễ nghi,

lễ hội của người dân bản địa, hay tìm hiểu, khám phá nét đặc trưng của văn hóa tâmlinh ở mỗi quốc gia, vùng, miền khác nhau

Du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng có những quanđiểm khác nhau và đến nay vẫn chưa có môt khái niệm chung nhất Nếu như ở cácquốc gia khác, du lịch tâm linh gắn liền với du lịch tôn giáo thì ở Việt Nam, du lịchtâm linh lại chủ yếu hướng về cội nguồn, về lịch sử thờ cúng tổ tiên Trong nền vănhóa Việt Nam, tục thờ cúng tổ tiên, những người có công với đất nước là mộttruyền thống tốt đẹp có từ lâu đời, đặc biệt trong thời gian gần đây, khi các chùachùa chiền, đền, miếu ngày càng được tu sửa, cải tạo, khôi phục lại thì việc thờcúng lại ngày càng được chú trọng Mặc dù ở Việt Nam khái niệm du lịch tâm linhchưa thực sự được rõ ràng, nhưng đối với nhiều người thì việc đi lễ chùa, đi nhàthờ, đi hành hương cũng là một thói quen để thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng, cầu bình

an cho bản thân và gia đình, đây cũng là một trong những biểu hiện của du lịch tâm

Trang 17

linh Nói chung, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tốvăn hóa tâm linh làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh củacon người trong đời sống tinh thần [11]

Với cách hiểu như vậy, có thể nhận diện những dòng người đi du lịch đến cácđiểm tâm linh gắn với không gian văn hóa, cảnh quan các khu điểm du lịch nhằmđáp ứng nhu cầu du lịch của mình, trong đó nhu cầu tâm linh được xem là cốt yếu.Khách du lịch tâm linh ở Việt Nam thường hội tụ về các điểm du lịch tâm linh nhưđền, chùa, đình đài, lăng tẩm, nhà thờ, tòa thánh, khu thờ tự tưởng niệm và nhữngvùng đất linh thiêng gắn với phong cảnh đặc sắc gắn kết với văn hóa truyền thống,lối sống địa phương Ở đó du khách tiến hành các hoạt động tham quan, tìm hiểuvăn hóa lịch sử, triết giáo, cầu nguyện, cúng tế, chiêm bái, tri ân, báo hiếu, thiền,đặc biệt là tham gia lễ hội…Thông qua đó, hoạt động du lịch mang lại những cảmnhận, giá trị trải nghiệm và giải thoát trong tâm hồn của con người, cân bằng vàcủng cố đức tin, hướng tới những giá trị chân, thiện, mỹ và góp phần nâng cao chấtlượng cuộc sống

A.2 Du lịch tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

A.2.1 Nguồn gôc và biểu hiện của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam [12]

Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội, tồn tại phổbiến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Phong tục thờ cúng tổ tiêncủa người Việt có từ rất lâu đời Đó là một phong tục đẹp, giàu bản sắc, có tính giáodục truyền thống cho các thế hệ Tự bản thân phong tục thờ cúng tổ tiên đã mangtrong nó những gía trị văn hóa nhân bản Chính vì lẽ đó mà người Việt Nam có thểchấp nhận nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, nhưng phong tục tốt đẹp này đượctồn tại và chấp nhận như một lẽ đương nhiên của cộng đồng mà không phân biệt tôngiáo tín ngưỡng nào Đây là một nghĩa cử cao đẹp giúp nhắc nhở các thể hệ nhữngngười đang sống phải nhớ đến cội nguồn, phải luôn ý thức được rằng “chim có tổ,nước có nguồn, con người có tổ có tông” Từ đó biết kính trọng, phụng dưỡng ông

bà, cha mẹ lúc sinh thời và phụng thờ khi mất Sự thanh cao, tinh khiết đã trở thànhđạo lý, lẽ sống, trở thành nét đẹp trong truyền thống văn hóa của nhiều dân tộc

Trang 18

Song, nó cũng là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc mê tín, dị đoan, vụ lợi.Trong lịch sử và trong cuộc sống hiện tại, nó đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sốngcủa con người

Trước hết, chúng ta hãy làm rõ nội hàm của khái niệm tổ tiên và thờ cúng tổtiên là khái niệm dung để chỉ những người có cùng huyết thống nhưng đã mất như

cụ, kỵ, ông, bà, cha, mẹ…những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng, cónahr hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần của thế hệ những người đangsống

Tổ tiên trong xã hội nguyên thủy có nguồn gôc là tổ tiên totem giáo của thị tộc

bộ lạc Tổ tiên totem giáo thời kỳ thị tộc mẫu hệ là những vật trong tự nhiên, có mốiquan hệ mật thiết với con người và khi được thần thánh , thiêng liêng hóa thì đượccoi là totem (vật tổ) của thị tộc, bộ lạc Thời kỳ thị tộc phụ hệ, tổ tiên là nhữngngười đứng đầu thị tộc, bộ lạc như tù trưởng, thủ lĩnh quân sự…đầy quyền uy Tổtiên trong xã hội có giai cấp được thể hiện đầy đủ hơn Họ thường là những ngườigiữ đại vị chủ gia đình, gia tộc đã mất, có quyền thừa kế và di chúc tài sản được luậtpháp và xã hội thừa nhận

Trong quá trình phát triển của lịch sử, khái niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi,phát triển Nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết thống – gia đình, họ tộc… mà

đã mở rộng ra phạm vi cộng đồng, xà hội Sự hình thành và phát triển của các quốcgia, dân tộc thường gắn liền với tên tuổi của những người có công tạo dựng, giữ gìncuộc sống của cộng đồng Họ là những anh hùng, danh nhân mà khi sống được tônsung, kính nể, khi mất được tưởng nhớ, thờ phụng trong các không gian tôn giáo ỞViệt Nam, họ là những tổ sư tổ nghề, thành hoàng làng, anh hùng dân tộc, danhnhân văn hóa…

Thờ cúng tổ tiên là hoạt động có ý thức của con người, là tổng thể phức hợp của

ý thức về tổ tiên, biểu tượng về tổ tiên và nghi lễ thờ phụng Thờ là yếu tố thuộc ýthức về tôt tiên, là tình cảm biết ơn, tưởng nhớ, hướng về cội nguồn, quá khứ Thờ

tổ tiên là sự thể hiện lòng thành kính, biết ơn, tưởng nhớ tổ tiên, đồng thời cũng là

sự thể hiện niềm tin vào sự che chở, bảo hộ, trợ giúp của tổ tiên Cơ sở của sự hình

Trang 19

thành ý thức về tôt tiên là niềm tin về linh hồn tổ tiên còn sống, có thể che chở, phù

hộ độ trì cho con cháu Biểu tượng về tổ tiên là hình ảnh về những người tài giỏi, cócông, có đức Trên bà thờ tổ tiên thường có bài vị, tượng , ảnh được bày đặt cầu kì,trang trọng Cúng là yếu tố mang tính nghi lễ, là sự thực hành một loạt động tác( khấn, vái, quỳ, lạy ) của người gia trưởng, tộc trưởng Đó là những hoạt động dướidạng hành lễ và được qui định bởi quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi cộngđồng, dân tộc Thờ và cúng là hai yếu tố có tác động qua lịa và tạo nên chỉnh thểriêng biệt – đó là sự thờ phụng tổ tiên Sự “thờ”, “tôn thờ” là nội dung, còn hoạtđộng “cúng” là hình thức biểu đath cuar nội dung thờ cúng Ý thức tôn thờ, thànhkính, biết ơn, tưởng nhớ hy vọng sự trợ giúp của tổ tiên là nội dung cốt lõi, là cáichủ yếu khiến sự thờ phụng tổ tiên thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Nếu không có

“thờ” mà chỉ có “cúng” thì sự thờ phụng tổ tiên không có “hồn thiêng”, không cósức hấp dẫn nội tại dễ thành nhạt nhẽo, và do vậy, không thể là tín ngưỡng thờ cúng

tổ tiên Sự “cúng” tuy chỉ là hình thức biểu đạt, song nó tôn vẻ linh thiêng, huyền

bí, mờ ảo tạo nên sức hấp dẫn Nõ chính lầ chất kêt dính, tạo nên màu sắc thỏ mãnniềm tin của chủ thể thờ cúng

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành trên cơ sở niềm tin vào sự bất tửcủa linh hồn tổ tiên Niềm tin ấy bắt nguồn từ ước muốn mang tính bản năng – ướcmuốn trường thọ của con người Chính con người đã thiêng liêng hóa tình cảmthương, thái độ kính trọng người có công tạo dựng cuộc sống Trong cuộc sống, conngười không những chỉ tiếp xúc với cái hiện hữu, mà còn tiếp xúc với cái vô hình,trừu tượng, mông lung, chỉ được con người cảm nhận, linh cảm chứ không thể lýgiải được bằng lý trí Niềm tin vào sự hiện tồn của tổ tiên góp phần cân bằng trạngthái tâm lý, nhiều khi còn là cứu cánh, là sự giải tỏa nỗi cô đơn, bất hạnh của conngười trước cái chết Bằng nghi lễ thờ cúng tổ tiên, con người thể hiện một cách suynghỉ về cái chết và cuộc sống sau khi chết, giải tỏa nỗi kinh sợ khi phải đối mặt với

nó Trong chế độ phụ quyền, quyền hành của gia trưởng, tộc trưởng còn làm phátsinh ở con cháu cảm giác sợ hãi, quy thuận Cảm giác này được nuôi dưỡng ditruyền thông qua các thế hệ và thậm chí được chuyển sang thế giới bên kia với quanniệm rằng, người chết vẫn có thể trừng phạt con cháu Tổ tiên cũng giốngnhư các vị

Trang 20

thần linh khác có thể giáng tai họa xuống con cháu, vì thế cần phải kính trọng, thờcúng thường xuyên thì tôt tiên mới không làm hại, mới che chở, bảo vệ, phù giúp.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn được bắt nguồn từ lòng hiếu thảo của concháu Quan hệ giữa bố mẹ đang sống với con cái là hiện thân của mối quan hệ giữa

tổ tiên với con cháu sau này Sự kính hiếu cha mẹ được tiếp nối bằng sự tôn thờ,sùng bái tổ tiên Bổn phận kính trọng, báo hiếu, đền ơn công sinh thành dưỡng dụccủa bố mẹ cũng là bổn phận báo hiếu, ơn đền tổ tiên Thờ phụng tổ tiên thể hiệnlòng hiếu thảo, sự thành kính biết ơn cấc bậc đã sinh thành, nuôi nấng và tác thànhcho mình Tuy nhiên, con cháu chỉ được tổ tiên bao dung, che chở khi sống xứngđáng với ước nguyện của tôt tiên Mặc khác, con cháu chỉ tôn kính, quy thuận vàthờ phụng tổ tiên khi tổ tiên sống xứng đáng là tấm gương sáng cho con cháu noitheo Nếu ai, trong quá khứ có hành động đi ngược lại lợi ích của cộng đồng họ tộc

và gia đình, chẵng những không được kính trọng, tôn thờ mà còn bị nguyền rủa,trừng phạt

Như vậy, có thể nói, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡngdân gian, gắn liền với tập tục văn hóa, đạo đức trên cơ sở của niềm tin cho rằng, tổtiên đã chết sẽ chơ chở , phù giúp cho con cháu Đây là một tín ngưỡng dân gian có

từ lâu đời, được thể hiện thông qua những nghi lễ thờ cúng theo quan niệm, phongtục tập quán của mỗi con người, của mỗi gia đình và mỗi cộng đồng xã hội

A.2.2 Du lịch tâm linh với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Như đã giới thiệu ở trên, du lịch tâm linh là một hoạt động du lịch gắn với yếu

tố “linh thiêng” Hay nói cách khác, du lịch tâm linh được cấu thành bởi hai yếu tố

là “du lịch” và “ tôn giáo, tín ngưỡng” Nếu như ở các quốc gia khác, du lịch tâmlinh gắn liền với du lịch tôn giáo thì ở Việt Nam, du lịch tâm linh lại chủ yếu hướng

về cội nguồn, tổ quốc, các anh hùng liệt sỹ - hướng về lịch sử thờ cúng tổ tiên

Du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một trong hai yếu tốquan trọng – bên cạnh yếu tố du lịch tâm linh gắn với tôn giáo – của loại hình dulịch tâm linh nói chung Chúng ta thường quan niệm, “âm siêu thì dương mới thới”

Trang 21

nên khách du lịch tâm linh thường đi về thăm những chiến trường xưa, những nghĩatrang liệt sĩ, những ngôi đền, miếu, lăng tẩm…nơi thờ các vị vua, các vị anh hùngdân tộc để đền ơn đáp nghĩa, tỏ lòng thành kính tri ân đối với những người có côngvới đất nước, dân tộc

Ngày nay, hoạt động thờ cúng tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc không còn bóhẹp trong phạm vi mỗi gia đình, địa phương làng xã nhất định nữa, mà con người đãdần mở rộng phạm vi của hoạt động văn hoá tín ngưỡng này ra ngày một rộng hơn,bằng cách kết hợp với việc đi du lịch Hay nói cách khác, tín ngưỡng thờ cúng tổtiên, những người có công với tổ quốc đang dần trở thành một trong những mụcđích chính cho các chuyến du lịch tâm linh của khách du lịch Tham gia vào loạihình du lịch tâm linh này, du khách có cơ hội ra khỏi môi trường sống quen thuộc điđến những vùng đất mới để giao lưu, tìm hiểu các giá trị văn hóa lịch sử, tham giavào các lễ hội dân gian đặc sắc thường được tổ chức hàng năm tại các điểm di tíchtâm linh, thực hành đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc thông qua các hoạtđộng thăm viếng, dâng hương, cúng quẩy, cầu xin những điều may mắn từ các bậctiền nhân, các vị anh hùng dân tộc ở khắp mọi miền tổ quốc Bên cạnh đó, sự pháttriển của loại hình du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng xuấtphát từ chính thực tại khách quan của xã hội hiện nay, khi mà cuộc sống ngày cànghiện đại và phát triển, con người ai cũng mưu cầu hạnh phúc, công danh, sự nghiệp,tình cảm… nhưng đâu phải ai cũng được như mong muốn, cho nên khi không đượcnhư mong ước thì người ta sẽ rơi vào tuyệt vọng, đau khổ, khi đó con người lại tìmđến tâm linh, nương tựa vào tâm linh, với mong muốn nhận được sự chở che, an ủi,nâng đỡ về mặt tinh thần

Đền Hùng ở Phú Thọ, đền mẫu Âu Cơ, đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh, đền Trần

ở Nam Định, đền thờ Huyền Trân công chúa ở Thừa Thiên Huế….cùng hàng trămngôi đền, đình, miếu khác trên khắp cả nước chính là hệ thống các điểm đến tâmlinh nổi tiếng gắn liền với yếu tố linh thiêng và lịch sử dân tộc Đó là nơi thờ tự các

vị vua, các vị anh hùng dân tộc có công xây dựng và gìn giữ giang sơn Việt Nam,ngày nay đã trở thành những điếm đến du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách

cả trong và ngoài nước Đây thực sự là một nguồn lực to lớn góp phần cho sự phát

Trang 22

triển loại hình du lịch tâm linh ở Huế nói riêng và cả nước nói chung Cần có giảipháp thích hợp để khai thác, bảo tồn và tôn tạo các giá trị văn hóa tâm linh đặc sắcnày.

A.3 Vài nét về lễ hội

A.3.1 Khái niệm, đặc điểm lễ hội Việt Nam.

Theo Ts.Lê Thanh Tùng: “Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tổng hợp bao gồmcác mặt tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, tâm linh

và đời thường… là một sinh hoạt có sức hút một số lượng lớn những hiện tượng củađời sống xã hội”

Lễ hội Việt Nam là một sự kiện văn hóa được tổ chức mang tính cộng đồng, làmột hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động vất vả, hoặc

là một dịp để mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặcliên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân, hoặc chỉ đơn thuần lànhững hoạt động có tính chất giaair trí Do đó lễ hội có tính hấp dãn cao đối với dukhách Bất cứ lễ hội nào cũng diễn ra gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội

“Lễ” là hệ thống những hành vi, động tác nhằm biểu hiện sự tôn kính của con ngườivới thần linh, phản ánh nhưng ươc mơ chính đáng của con người trước cuộc sống

mà bản thân họ chưa có khả năng thực hiện “Hội” là sinh hoạt văn hóa, tôn giáo,nghệ thuật của cộng đồng, xuất phát từ nhu cầu cuộc sống

Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử Cũng như nhiều quốcgia khác trên thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa mang bản sắc riêng Chínhnhững nét đó làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc của dân tộc Việt Nam Trongkho tang văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là một nét văn hóa rất đặctrưng Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở khắp mọi miền đấtnước Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến nay vẫn được duy trì Lễhội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối tượng thiêng liêng cần suy tôn lànhân thần hay thiên thần Đó chính là hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất

Trang 23

của con người Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựngmột cuộc sống tốt lành, yên vui

Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa xuân, khi đất trời giaohòa, thiên nhiên tươi tốt, lòng người hân hoan, và một số ít vào mùa thu, là hai mùađẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc mùa màng đã kết thúc, lúc người nôngdân có thời gian nhàn rỗi Địa điểm diễn ra lẽ hội thường là ở các vùng quê nơi cócảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nơi có những công trình kiến trúc mang dấu ấn củatừng thời đại như: Đình, Chùa, Đền, Miếu Quy mô của từng hội cũng khác nhau

Có hội chỉ diễn ra ở một vài làng nhưng cũng có hội mang tính quốc gia như: hộiĐền Hùng, hội Chùa Hương, hội Hoa Lư trong quá trình diễn ra lễ hội đã làm táihiện lại phong tục tập quán, tín ngưỡng văn hoá và những sự kiện lịch sử quantrọng Lễ hội chính là một pho sử khổng lồ.Bên cạnh những lễ hội thuần tuý mang ýnghĩa về kinh tế như lễ hội Chùa Dâu cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốttươi còn có những lễ hội mang ý nghĩa lịch sử như: Hội Đền Hùng, hộiGióng Ngoài những lễ hội trên còn có những lễ hội mang ý nghĩa văn hoá giải trínhư hội lim, hát quan họ, hội hát xoan, hát đúm, hát văn, hát chèo Tuy chưa cócon số thống kê cụ thể nhưng ước tính hàng năm cả nước có hơn 8.000 lễ hội, lễ hộitập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ - nơi có nền văn minh lúa nước pháttriển sớm Như vậy, cùng với các loại hình du lịch nghỉ biển, nghỉ núi, dã ngoại,chữ bệnh…thì loại hình du lịch lễ hội luôn có sức hút khách du lịch cả trong vàngoài nước, vì lễ hội không chỉ là sản phẩm văn hóa mà còn là một tiềm năng dulịch hết sức hấp dẫn

A.3.2 Vai trò của lễ hội Việt Nam trong phát triển du lịch

Thông qua những chương trình du lịch lễ hội nhằm giới thiệu với du khách mộtcách sinh động về đất nước con người Việt Nam trong quá khứ và hiện tại; giớithiệu những nét đặc trưng, những giá trị văn hoá tín ngưỡng được thể hiện trong lễhội Đến với lễ hội du khách cũng được cộng hưởng niềm vui với cái vui của lễ hộiđược hoà mình với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, được chiêm ngưỡng nhiềucông trình kiến trúc có giá trị

Trang 24

Du lịch lễ hội xuất hiện rất sớm ở Ai Cập có từ thời cổ đại thông qua các cuộchành hương đến thánh địa Ở Việt Nam đây là một sinh hoạt tổng hợp, mang tínhlịch sử có từ ngàn đời nay Việc khai thác lễ hội biến nó thành sản phẩm du lịch sẽgóp phần quan trọng trong việc giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Một khinhững yếu tố di sản văn hoá được khuyến khích trong du lịch sẽ là cơ sở để pháttriển du lịch bền vững và tạo điều kiện thu hút khách du lịch ngày càng đông Cóthể nói giữ gìn bản sắc văn hoá là sự trường tồn của lễ hội và sẽ là điều kiện quantrọng để phát triển du lịch bền vững.

Thực tế những năm gần đây cho thấy lễ hội ở Việt Nam nhất là lễ hội dân giantruyền thống đã và đang có sức thu hút rất lớn Các lễ hội nổi tiếng của ba miền đấtnước như: Chùa Hương, Phủ Giầy, Hòn Chén, Tháp Bà, Núi Bà hàng năm đã thuhút hàng triệu khách hành hương Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là cần phải khai thác lễhội như thế nào để vừa phục vụ được phát triển du lịch, vừa bảo tồn được nhữnggiá trị chuẩn xác của lễ hội dân gian truyền thống trong giai đoạn hiện nay Trướchết chúng ta cần phải xem xét các xu hướng mới của lễ hội Lễ hội hiện nay không

bó hẹp trong phạm vi một địa phương nói chung mà toả sang các vùng lân cận trởthành lễ hội của một vùng thậm chí có tính chất toàn quốc Số lượng người đi trẩyhội ngày càng đông, người thập phương đông hơn người sở tại Thành phần trẩy hộicũng khác trước, ngày xưa, người đi trẩy hội chủ yếu là bà con nông dân thì nay baogồm đủ mọi thành phần người trong xã hội

Không gian và thời gian của các lễ hội cũng rộng hơn và dài hơn Bên cạnhnhững hoạt động mang tính truyền thống còn có sự tham gia của lực lượng vănnghệ chuyên nghiệp, bán chuyên nghiệp và có sự hỗ trợ của các phương tiện biểudiễn nghệ thuật phong phú hơn Các nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh đang trởthành nhu cầu của nhiều người Ngoài nhu cầu tâm linh, con người còn có nhu cầutìm hiểu cảnh sắc, nghi thức trình tự của tế, rước, nhu cầu ăn uống và mua hàng lưuniệm cũng tăng lên rất nhiều

Lễ hội là một sinh hoạt văn hoá đặc sắc của dân tộc Đối với con người, lễ hội

là sự tổng hợp uyển chuyển của cái linh thiêng và trần thế (lễ và hội) Đây là mộtkhông gian mà trong tâm thức của nhiều người vừa rất thực rất đời thường và rất

Trang 25

tâm linh Lễ hội tạo ra sự đồng cảm, để mỗi người tưởng nhớ đến công đức của các

vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, và cũng là dịp để ngườidân thể hiện sự tự do tín ngưỡng và chiêm ngưỡng các nghi thức thể hiện nét truyềnthống văn hoá tốt đẹp của mỗi vùng, miền Là dịp để vui chơi giải trí và ở đó conngười tìm thấy cho mình một không gian, một khoảng thời gian ít nhiều có tínhthăng hoa khác với cuộc sống đời thường

Lễ hội là những sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống của cộngđồng Thông qua lễ hội, có thể hiểu được giá trị tinh thần và những triết lý sâu sắccủa nền văn hoá của một quốc gia Vì lẽ đó, lễ hội, nhất là lễ hội truyền thống đangđược nhiều nước trên thế giới và trong khu vực coi là nguồn tài nguyên du lịch nhânvăn quan trọng phục vụ phát triển du lịch và một sản phẩm của loại hình du lịch vănhoá trong chiến lược phát triển du lịch của mình

B Cơ sở thực tiễn của loại hình du lịch tâm linh

B.1 Đặc điểm và xu hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam [13]

B.1.1 Đặc điểm

Sự đặc thù khác biệt của du lịch tâm linh ở Việt Nam so với các nơi khác trênthế giới có thể nhận thấy đó là:

Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tôn giáo và đức tin, trong đó Phật giáo có

số lượng lớn nhất (chiếm tới 90%) cùng tồn tại với các tôn giáo khác như ThiênChúa Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo… Triết lý phương Đông , đức tin, giáo pháp, nhữnggiá trị vật thể và phi vật thể gắn với những thiết chế, công trình tôn giáo ở Việt Nam

là những ngôi chùa, tòa thánh, và những công trình văn hóa tôn giáo gắn với các ditích là đối tượng mục tiêu hướng tới của du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vi anhhung dân tộc, những vị tiền bối có công với đất nước, dân tộc ( Thành Hoàng) trởthành du lịch về cội nguồn dân tộc với đạo lý uống nước nhớ nguồn Mới đây, Tínngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sảnphi vật thế của nhân loại

Trang 26

Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri

ân báo hiếu đối với bậc sinh thành

Du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với những hoạt động thể thao tinh thần nhưthiền, yoga hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh thần,đặc trưng và tiêu biểu ở Việt Nam mà không nơi nào có đó là Thiền phái Trúc LâmYên Tử

Du lịch tâm linh ở Việt Nam còn có những hoạt dộng gắn với yếu tố linh thiêng

và những điều huyền bí

B.1.2 Xu hướng phát triển du lịch tâm linh ở Việt Nam

Hiện nay, loại hình du lịch tâm linh đang có xu hướng phát triển ở một số quốcgia châu Á như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar…và Việt Namcũng nằm trong số đó Hàng năm, có hàng trăm hàng ngàn người tham gia các tour

du lịch tâm linh hướng đến các thánh tích tôn giáo, tại đây họ không chỉ đơn giản làtham quan viễn cảnh mà còn là tìm hiểu các nền văn hóa Đối với họ, các thánh tíchtôn giáo là nơi giác ngộ, trao tặng cho họ những thông điệp, những nâng đỡ bồi đắp

về tinh thần, chứa đựng những minh triết giác ngộ

Việt Nam là một quốc gia có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịchtâm linh, thể hiện ở bề dày văn hóa truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng sự đa dạng

và phong phú của các thắng tích tôn giáo và với số lượng lớn các tín ngưỡng, lễ hộidân gian được tổ chức quanh năm trên phạm vi cả nước Nhu cầu du lịch tâm linhcủa người Việt Nam đang trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh ở đây pháttriển mạnh, dần trở thành một xu hướng phổ biến

Số lượng khách du lịch tâm linh ngày càng tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơcấu khách du lịch, đặc biệt là khách nội địa Số khách du lịch đến các điểm tâm linhtăng cho thấy du lịch tâm linh ngày càng giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội.Nhu cầu du lịch tâm linh ngày càng đa dạng không chỉ giới hạn trong khuônkhổ hoạt động gắn với tôn giáo mà ngày càng mở rộng tới các hoạt động sinh hoạttinh thần, tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc và những yếu tố linh thiêng khác Hoạtđộng du lịch tâm linh ngày càng chủ động, có chiều sâu và trở thành nhu cầu khôngthể thiếu trong đời sống tinh thần của đại bộ phận người dân

Trang 27

Hoạt động kinh doanh đầu tư vào du lịch tâm linh ngày càng đẩy mạnh thể hiện

ở quy mô, tính chất hoạt động của các khu, điểm du lịch tâm linh Ra đời và pháttriển ngày càng nhiều các điểm du lịch tâm linh ở hầu hết các địa phương, vùng,miền trên phạm vi cả nước, tiêu biểu như: Đền Hùng (Phú Thọ), Yên Tử (QuảngNinh), chùa Hương (Hà Nội), Phát Diệm (Ninh Bình), Núi Bà Đen, Chùa Bái Đính(Ninh Bình).v.v…

Du lịch tâm linh ngày càng được xã hội tiếp cận và nhìn nhận tích cực cả vềkhía cạnh kinh tế và xã hội Nhà nước ngày càng quan tâm ơn đối với phát triển dulịch tâm linh và coi đó là một trong những giải pháp đáp ứng đời sống tinh thần chonhân dân Đồng thời với việc bảo tồn, tôn vinh những giá trị truyền thống, suy tônnhững giá trị nhân văn cao cả

Theo các chuyên gia về nghiên cứu và bảo tồn tín ngưỡng Việt Nam thì khgaithác du lịch tâm linh đang là một hướng đi mới, đầy tiềm năng cho ngành dulịchViệt Nam Tuy nhiên, cũng cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa và dulịch, nếu không thì du lịch tâm linh có thể trở thành một yếu tố lệch lạc văn hóa

B.2 Xu hướng phát triển du lịch văn hóa tâm linh tại Huế [14]

Từ lâu, Huế đã được công nhận là trung tâm phật giáo miền Trung Huế có tới80% dân cư theo đạo Phật; hơn 400 ngôi chùa lớn nhỏ, cùng với đó là hệ thống đền,miếu đa dậng Đạo Phật ở Huế đã đi sâu vào đời sống của người dân và có sự pháttriển đa dạng cả về hình thức lẫn nội dung Dưới góc nhìn du lịch, đây thực sự lànguồn tài nguyên quý giá để thu hút du khách thập phương đến tìm hiểu, trảinghiệm Những địa chỉ như: điện Hòn Chén, Phật đài Quan Thế Âm, đền thờ HuyềnTrân công chúa, chùa Từ Hiếu, thiền viên Trúc Lâm Bạch Mã…là những nơi khôngthể bỏ qua trong hành trình du lịch tâm linh xứ Huế

Du lịch tâm linh là xu hướng được nhiều du khách trên thế giới rất quan tâm.Tại buổi gặp gỡ mới đây với các nhà báo trong đoàn Presstrip do Viettravel tổ chức,ông Ngô Hòa, phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Lâu nay, du lịch Huế vẫn phát triển dựa trên hai nền tảng chính là du lịch di sản và

Trang 28

du lịch văn hóa Với tiềm năng của mình, thời gian tới, chúng tôi sẽ đẩy mạnh hơnnữa loại hình du lịch tâm linh để trở thành sản phẩm đặc biệt của Huế”.

Ở Huế còn lưu giữ gần như toàn bộ những tinh hoa về mặt nghi lễ, kiến trúc và

cả nếp sống của một tự viện Vấn đề đặt ra là khai thác những tiềm năng đó như thếnào để thực sự trở thành những tour, tuyến hấp dẫn riêng Theo ông Lê Hữu Minh,phó Giám đốc sở Văn hóa- Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế : “ Nhữngnăm gần đây, ngành du lịch tỉnh và một số doanh nghiệp đã quan tâm trong việcliên kết hình thành các tour du lịch văn hóa di tích lịch sử gắn với du lịch tâm linh.Tuy nhiên, Huế vẫn chưa tạo ra được sản phẩm hoàn chỉnh đúng nghĩa về du lịchtâm linh, vì thế, rất cần có sự đầu tư, quản bá, giới thiệu nhiều hơn về tiềm năngnày”

Hiện tại ở Huế đã có các Tour du kịch tâm linh như: tour du lịch chùa Huế, tourchùa Thiên Mụ - điện Hòn Chén – lăng Minh mạng – lăng Tự Đức; Tour hệ thốngchùa cổ phía Tây – Nam thành phố Huế với di tích lịch sử Chín Hầm – chùa BaĐồn – chùa Từ Hóa – đền thờ Huyền Trân công chúa – đàn Nam Giao; Tour Bạch

Mã với Bạch Vân tự - Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã – chùa Túy Vân … “ Ở Huếcòn nhiều tiềm năng về loại hình du lịch tâm linh chưa được khai thác, hoặc chưaphát huy hết hiệu quả của nó Chính vì thế, lượng khách du lịch đến các điểm, thamgia các Tour du lịch tam linh còn khiêm tốn”, ông Hoàng Văn Khánh – Giám đốcchi nhánh Viettravel tại Huế chia sẻ

Được biết, hiện nay,tỉnh Thừa Thiên Huế đang có chiến lượt phát huy khai tháchiệu quả tiềm năng du lịch tâm linh; tăng cường đầu tư, quảng bá các điểm di tích,tín ngưởng, tôn giáo; phối hợp với các ngành, tổ chức để thẩm định lại những giátrị đích thực của loại hình văn hóa du lịch tâm linh; phối hợp với các ngành lữ hành,doanh nghiệp du lịch để mở tour, tuyến, định hướng cho khách đến với các điểm dulịch tâm linh

Trang 29

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TÂM LINH TẠI TRUNG TÂM VĂN HÓA HUYỀN TRÂN

1 Tiềm năng phát triển hoạt động du lịch tâm linh tại trung tâm văn hóa Huyền Trân.

1.1 Khái quát về TTVH Huyền Trân

1.1.1 Lịch sử hình thành

Chuyện kể, vua Chiêm Thành Jaya simhavarman III (Chế Mân) để cưới đượcCông chúa Huyền Trân đã đem hai châu Ô,Lý dâng lên vua Trần làm sính lễ Vângmệnh vua Cha là Trần Nhân Tông và vua anh Trần Anh Tông, Huyền Trân côngchúa đã gác tình riêng, gạt lệ xuống thuyền theo chồng, lập mối hòa hiếu và mởmang bờ cỏi của đất nước về phương Nam Đất Thuận Hóa – Phú Xuân – ThừaThiên Huế cũng được khai sinh từ đó, đến nay đã hơn 700 năm Một năm sau, vuaChế Mân qua đời, theo tục lệ của đất nước chiêm Thành, hoàng hậu sẽ phải lên giànhỏa thêu để tuẫn tang theo chồng Vua Trần Anh Tông biết được nên sai tướng TrầnKhác Chung vờ sang viếng để cứu công chúa trở về Kế hoạch giải cứu công chúathành công, tháng 8 năm Mậu Thân (1308) sau khi về đến đất Thăng Long, HuyềnTraan công chúa đã quy y vào cửa Phật, có pháp danh là Hương Tràng

Để ghi nhớ công ơn của Công chúa, Triều đình nhà Nguyễn ( 1802 – 1945) đãlập miếu Đại Đế Vương ở làng Lịch Đợi, phường Đúc, Tp Huế, thờ các vị khaiquốc công thần, trong đó có Công chúa Huyền Trân Nhưng do chiến tranh vànhững biến thiên của lịch sử nên đến nay không còn miếu thờ nữa Người dân vàgiới học giả, giới nghiên cứu vẫn hằng mong mỏi Huế sẽ có một công trình vọngniệm xứng tầm với công lao và sự hi sinh của công chúa Huyền Trân – người có thểxem là công dân đầu tiên của đất Thuận Hóa – Phú Xuân

Nhân kỉ niệm 700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế (1306 –2006); Được sự đồng ý của UBND Tỉnh, công ty Du lịch Hương Giang đã góp phầnxây dựng Trung tâm Văn hóa Huyền Trân Đây là môt công trình văn hóa du lịchmang ý nghĩa lịch sử và tâm linh, được bắt nguồn từ tình cảm và đạo lý “Uống nước

Trang 30

nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc ta – một dân tộc luôn ghi nhớ

và tri ân những người có công với đất nước Mà một trong những vị anh hùng cócông đầu với đất nước là Huyền Trân Công chúa, người con gái yêu thương và xinhđẹp của đức thượng hoàng Đại Việt Trần Nhân Tông, người đã hy sinh tình yêu vàhạnh phúc của riêng mình mà ra đi vì sự nghiệp lớn để đem về cho Đại Việt mộtvùng đất thiêng châu Ô, châu Lý vuông ngàn dặm…

Trung tâm văn hóa Huyền Trân được khởi công xây dựng vào đầu năm 2006,một năm sau đó công trình hoàn thành và được khánh thành vào ngày 26/3/2007nhân kỉ niệm tròn 700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế

1.1.2 Đặc điểm nghệ thuật kiến trúc, cảnh quan

Vị trí địa lý

Tọa lạc tại 151 đường Thiên Thai, phường An Tây, Tp Huế, Trung tâm văn háoHuyền Trân (mà người dân Huế quen gọi là đền Huyền Trân hay Đền Huyền TrânCông chúa) mang trong mình chút phiêu bồng với cảnh sắc đậm chất thiền, nhưngcũng đậm sắc thái gần gũi từ những hình ảnh gắn liền với Phật giáo cũng như vănhóa Huế

Trung tâm văn hóa Huyền Trân có không gian rộng đến 28ha, nằm dưới chânnúi Ngũ Phong thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thủy An (nay là phường An Tây), Tp Huế.Đây là khu vực có đồi núi thoai thoải, rừng thông u tịch xung quanh, bốn mặt là đồinúi trùng điệp Không gian thâm nghiêm, kỳ vĩ, phù hợp với những công trình vănhóa mang tính tâm linh, về nguồn

Đền thờ công chúa Huyền Trân

Từ ngoài dẫn vào là bốn trụ biểu lớn, dưới chân có nghê đá phục chầu Tiếp đến

là ba bậc sân rất rộng lát gạch Bát Tràng, có hồ nước và cầu bắc qua tương tự nhưcầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch trước điện Thái Hòa ở Đại Nội Huế; Tiếp nữa

là tam quan, trong cùng là đền thờ Huyền Trân Công Chúa Tất cả nằm trên mộttrục thẳng Bên trong đền thờ có pho tượng Công chúa Huyền Trân ngồi trên ngaiđược đúc bằng đồng Tượng cao 2,37m, do các nghệ nhân đúc đồng nổi tiếng củaphường Đúc, TP Huế cẩn tác Hậu điện thiết án thờ Đoàn Nhữ Hài, tương truyền làngười đã soạn biểu giúp gỡ tội cho vua Trần Anh Tông thoát khỏi cơn thịnh nộ của

Trang 31

Thượng hoàng Nhân Tông; ông còn là vị quan người Việt đầu tiên theo lệnh vuavào trấn giữ và yên dân hai châu Ô, Lý khi hai châu này về với Đại Việt

Đền thờ vua Trần Nhân Tông

Tiếp theo đền thờ Huyền Trân, năm 2008 công ty CP Du lịch Hương Giang đãcho khởi công xây dựng đền thờ vua Trần Nhân Tông nhân kỷ niệm 750 năm ngàysinh của đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông là phụ hoàng của Công chúaHuyền Trân, là vị vua anh minh, có công lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữnước, là vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Đền thờ vua Trần Nhân Tông được khánhthành vào tháng 12 năm 2008 Về sau, bức tượng của ông đã được khởi tạo tạiphường Đúc Huế Bức tượng bằng đồng đỏ nguyên chất, cao 3m, nặng 2 tấn đượcđúc theo phiên bản lấy từ đền thờ các vua Trần tại Nam Định

Tháp chuông Hòa Bình

Cũng trong khuôn viên Trung tâm văn hóa Huyền Trân còn có nhiều công trìnhkiến trúc lớn nhỏ khác, nỗi bật là Tháp chuông Hòa Bình cao 7m được dựng trênđỉnh núi Ngũ Phong được đúc bằng đồng nặng 1,6 tấn cũng do các nghệ nhânphường Đúc thực hiện Tháp chuông Hòa Bình tại trung tâm văn hóa Huyền Trânđược xem là một trong những đại hồng chung lớn nhất tại Huế, là một công trìnhhội tụ cả những nét hiện đại nhưng cũng hết sức gần gũi với các Phật tử Cũng gầngiống với tháp chung tại chùa Huyền Không Sơn Thượng nhưng tháp chuông HòaBình ấn tượng hơn khi được dựng ở độ cao 108m (so với mực nước biển) trên đỉnhnúi Ngũ Phong với quả chuông nặng 1,6 tấn cao 2,16m Trên thân chuông có khắchình ảnh của bốn ngôi chùa lớn của Việt Nam là chùa Giác Lâm (TP.HCM), chùaThiên Mụ (Huế), chùa Diên Hựu (Hà Nội) và chùa Trúc Lâm Yên Tử (Quảng Ninh)như tượng trưng cho bốn phương của một chỉnh thể đất nước thống nhất, vẹn toàn

“Thế Giới – Hòa Bình – Nhân Loại – Hạnh Phúc” là những từ được đúc nỗi lênthân chuông thể hiện cho mong ước về một đất nước hòa bình thịnh vượng, ngườidân hạnh phúc an lạc Sắp đặt xung quanh là hình rồng, phượng, mây núi…rất tinhxảo và đẹp mắt thể hiện cho non sông Việt Nam gấm vóc, đẹp giàu cùng ước vọngcao quý mang tính hướng thiện Chính những điều này mà không ai có thể bỏ quakhi đã một lần đến Huế

Tượng Phật Di lạc

Trang 32

Trên đường dẫn đến tháp chuông Hòa Bình, ta còn bắt gặp bức tượng Phật DiLặc khổng lồ với nụ cười viên mãn thường trực trên môi Bát nhang trước tượngluôn nghi ngút trầm hương của du khách thập phương kính cẩn dâng với ướcnguyện những điều may mắn, bình an, sức khỏe…

Nghệ thuật kiến trúc độc đáo

Xứ Huế từ lâu đưuọc nhìn nhận là một trong ba trung tâm Phật giáo lớn nhất ởViệt Nam, bởi vậy tầm ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần cũng nhưvật chất của người dân nơi đây được thể hiện rõ rang và nỗi bật Trung tâm văn hóaHuyền Trân vì vậy cũng hội tụ rất nhiều tinh hoa từ những giá trị văn hóa đó kếthợp với kiến trúc cung đình, tạo nên những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật kiến trúcđộc đáo mà ít nơi nào có được

Mỗi một góc của trung tâm văn hóa Huyền Trân đều như lưu giữ chút “đặc sản”

xứ Huế Đó là những bàn tay tài hoa của những nghệ nhân Huế trong việc chạm trổlong, ly, quy, phụng trên nững mái đền; là tinh hoa của làng nghề đúc đồng PhườngĐúc với chuông Hòa Bình nguyên chất nặng 1,6 tấn; các bức trướng với nhữngđường thêu với màu sắc “vượt thời gian”…và cả nghệ thuật khảm, lát pháp lam trêntường của các công trình, ngay cả trên những bồn trồng cây ở ngoài trời

Nhưng đỉnh cao cho sự khéo léo, tinh tế và tài hoa của những nghệ nhân Huế đóchính là đôi rồng chầu trước điện thờ vua Trần Nhân Tông Đôi rồng chầu được ghivào sách kỷ lục Việt Nam (7/12/2008) là tượng rồng dài nhất Việt Nam với chiềudài 108m tương đương với chiều cao của ngọn núi Ngũ Phong Đôi rồng chầumang hình ảnh tượng trưng cho giấc mộng của đệ tử Bảo Sát cho ngày viên tịch củangài Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông tại am Tọa Vân, núi Yên Tử (mùng 1tháng 11 năm Mậu Thân, 1308)

Ngoài ra hình tượng rồng còn xuất hiện với nhiều sắc thái, kích thước, hìnhdạng khác nhau ở trung tâm văn hóa Huyền Trân, từ cổng chào vào phía trong, từdưới lên điện thờ cao nhất ở đền Huyền Trân Tất cả điều thể hiện sự khéo léo vàbàn tay tài hoa của các nghệ nhân xứ Huế

Cảnh quan trầm mặc, thanh tịnh của chốn Thiên Thai

Đó là sự trầm mặc, u tịch của kết cấu các công trình hòa lẫn trong rừng thôngbát ngát, xen vào đó là sự giản đơn với những lu nước mưa trong vắt, những loàihoa đủ màu sắc Trong miền thanh tịnh của tiếng tụng kinh, gõ mõ, ta bắt gặp lốinhà vườn ba gian, có hòn non bộ trước cửa ra vào làm bình phong và xung quanh là

Trang 33

những chậu bon sai, những giò phong lan đa chủng loại như mời gọi một chút tò

mò, ưu khám phá của du khách

Trong bài phuungj soạn Bia ký tị đền thờ Huyền Trân công chúa, tác giả DươngPhước Thu đã miêu tả rất kỹ về kết cấu đậm chất Huế này: “Ngôi đền tọa lạc vềphía nam song Hương, cách kinh thành Huế chừng vài dặm, tương truyền là nơidanh thắng phước địa Kiến trúc theo lối truyền thống: trụ biểu vươn cao, nền móngkiên cố, lương đồng vững chắc, điện thờ tôn nghiêm Phía sau, thế núi Ngũ Phongtrấn giữ Phía trước, dòng tiểu khê quây thành hồ Trường Xuân soi bong nhậtnguyệt, sơn mạch tả hữu trường xuồng như hai bức trường thành Nội điện đặttượng Huyền Trân, hậu điện phối thờ các bậc công thần mở nước Sân sau xây lầubát giác, dựng tượng Ni sư, mở vườn Bồ Đề; sau nữa là điện Trúc Lâm, nhà đọcsách, tượng Di Lặc, miếu Sơn thần, Thủy thần; gác chuông Hòa Bình… tất cả tạothành một Trung tâm văn hóa tâm linh ở chốn Thiên Thai”

Chinh phục 246 bậc cấp để gióng chiếc chuông Hòa Bình trên đỉnh núi NgủPhong, từ đây, ta có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn bao quát cả thành phố Huế đẹpnên thơ, nhất là buổi chiều tà dưới ánh hoàng hôn Tĩnh tâm để nghe tiếng chuôngHòa Bình ngân vang, hòa mình vào thiên nhiên trầm mặc, trong lành, chợt thấy lòngmang chút thiền và chút thiện

1.2 Hoạt động văn hóa và lễ hội tại TTVH Huyền Trân

Lễ hội đền Huyền Trân

Một trong những hoạt động du lịch tâm linh nỗi bật và tiêu biểu nhất,thu hút đông đảo sự tham gia của khách du lịch và người dân địa phương là lễ hộiđền Huyền Trân Lễ hội đền Huyền Trân công chúa là một hoạt động thường niênđược tổ chức hàng năm vào ngày mồng 9 tháng 1 Âm lịch – ngày giỗ của công chúaHuyền Trân, tại Trung tâm văn hóa Huyền Trân, phường An Tây, thành phố Huế.Đây là một hoạt động thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” củ dân tộc nhằm tri

ân các bậc tiền nhân đã có công với dân, với nước trong việc mở mang bờ cõi

Mở đầu cho chuỗi hoạt động của lễ hội là Đại lễ cầu nguyện “Quốc thái dânan” Lễ hội hoa đăng, ca múa nhạc Phật Giáo… Tiếp đến là lễ khai mạc với phần

Trang 34

nghi lễ chính dâng hương tại Điện Huyền Trân công chúa, đền thờ vua Trần NhânTông và vãng cảnh Ngoài ra, trong khuôn khổ lễ hội còn tổ chức triễn lãm, trưngbày và giới thiệu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thốngHuế, như: đúc đồng Phường Đúc, chạm khắc Mỹ Xuyên, ốm Phước Tích, hươngnhang Tự Đức, nón lá, mây tre đan Bao LA, đệm bang Phò Trạch, thổ cẩm A Lưới,sơn mài Huế và bánh kẹo Huế; các trò chơi dân gian; triển lãm thư pháp…Bên cạnh

đó, là một số hoạt động dân gian như: cờ tướng, cờ người, võ thuật cổ truyền Vạn

An, thư pháp, hò giã gạo, nghệ thuật ca múa, vẽ chân dung, vẽ tranh thiếu nhi, thicắm hoa… cũng được tổ chức trong khuôn khổ của lễ hội

Trung tâm văn hóa Huyền Tran là quần thể kiến trúc gồm ngôi đền thờ Đức vuaTrần Nhân Tông và ngôi đền thờ Huyền Trân Công chúa rất nhiệm mầu Năm mới

du xuân, trẩy hội, tham quan vãng cảnh, cầu xin những điều may mắn… làm chotâm hồn thư thái và an lạc Việc mở hội Đền Huyền Trân tại Thừa Thiên Huế nhằmthể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ, tôn vinh công chúa Huyền Trân

và các bậc tiền nhân của dân tộc đã có công dựng nước, mở mang bờ cõi Lễ hội thuhút đông đảo các tầng nhân dân, bà con tăng ni phật tử, các chức sắc tôn giáo và dukhách gần xa về dự

Thắp hương khấn vái

Như đã giới thiệu ở trên, về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, những người có côngvới đất nước dân tộc, thì thờ phụng và khấn vái là hai phần chính yếu quan trọngnhất của việc thờ cúng tổ tiên Nếu thờ phụng là yếu tố thuộc về phần ý thức, tâmtưởng của con người luôn ý thức và hướng về tổ tiên, thì cúng vái là yếu tố mangtính nghi lễ, là sự thực hành một loạt động tác ( khấn, vái, quỳ, lạy ) của người thờcúng Khi đến trung tâm văn hóa Huyền Trân, du khách sẽ có cơ hội được thắphương, dân g cúng, vái lạy trước điện thờ của các vị anh hùng dân tộc, đó là đền thờvua cha Trần Thánh Tông và đền thờ của Huyền Trân công chúa Đây là những hoạtđộng nhằm thể hiện sự kính trọng tôn thờ, sự tưởng nhớ tri ân đối với các vi anhhùng dân tộc, qua đó con người muốn tạ ơn và cầu xin những điều may mắn, cầumong sự bình an nâng đỡ của các vị thần linh

Trang 35

Hoạt động công đức, từ thiện

Bên cạnh hoạt động thắp hương, khấn vái, cầu nguyện, những vị khách có lònghảo tâm còn có thể dâng cúng tiền bạc, lễ vật để hỗ trợ cho việc hương khói, tu bổ

và duy trì hoạt động của đền Người đời có câu “ đã làm được việc thiện, nên tiếptục làm thêm, hãy vui làm việc thiện, tích thiện sống êm đềm” Con người ta, đặcbiệt là những người đi theo các tôn giáo, luôn được răng dạy và ý thức về quy luậtnhân quả “có cho đi thì sẽ được nhận lại”, cứ làm việc thiện rồi sẽ được đáp đềnxứng đáng sau này Vì vậy mà hoạt động công đức, từ thiện ở đền Huyền Trân rấtđược nhiều du khách hưởng ứng Hàng năm , ở đền Huyền Trân có hàng trăm triệuđồng được quyên góp từ thùng phước sương và tiền thu công đức (xem bảng 3).Đây là một khoản tiền lớn và ý nghĩa thể hiện sự cao đẹp trong nghĩa cử của nhữngngười khách du lịch hướng về tâm linh, hướng về cái thiện

2 Thực trạng hoạt động du lịch tâm linh tại TTVH Huyền Trân

2.1 Giá vé tham quan TTVH Huyền Trân

Bảng 1: Giá vé tham quan TTVH Huyền Trân năm 2016

Bảng 2: Tổng số lượt khách du lịch đến Trung tâm văn hóa Huyền Trân

Trang 36

Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện biến động cơ cấu doanh thu du lịch của trung tâm

văn hóa Huyền Trân giai đoạn 2013 – 2015

Từ 2 bảng thống kê trên ta có thể thấy, tổng lượt khách đến tham quan tại trungtâm văn hóa Huyền Trân giai đoạn 2013 – 2015 có sự biến động qua các năm, nhìn

Trang 37

chung có sự tăng trưởng mạnh Cụ thể năm 2013, tổng số lượt khách đến trung tâmvăn hóa Huyền Trân đạt 42500 (lượt khách), đến năm 2014 con số này đạt 41200(lượt khách) tuy có sự giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao Đến năm 2015, đây là mộtnăm đáng mừng khi tổng lượt khách lên tới 45000 (lượt khách) tăng trưởng mạnh

so với năm 2014 và những năm trước đó Sự biến động về tổng lượt khách cũng kéotheo sự biến động của doanh thu du lịch Cụ thể doanh thu năm 2014 là1.220.594.000 đồng, có sự giảm nhẹ (7%) so với năm 2013 (1.310.072.000 đồng).Đến năm 2015, do sự tăng trưởng của tổng lượt khách đã làm cho doanh thu năm

2015 tăng lên 1.373.714.000, đạt mức tăng trưởng 13% so với năm 2014 Điều nàycho thấy, trung tâm văn hóa Huyền Trân đang ngày một biết đến nhiều hơn và dầntrở thành điểm đến tâm linh được nhiều người lựa chọn cho chuyến du lịch củamình

Trang 38

2.3 Thông tin cơ bản về đối tượng điều tra

Bảng 4: Đặc điểm nhân khẩu học của du khách

Trang 39

Khác 16 16

lệ giữa các vùng miền khá là đồng đều, tuy nhiên tỷ lệ du khách trong địa bàn tỉnhThừa Thiên Huế vẫn chiếm số lượng lớn nhất Điêu này cũng hiển nhiên, có thể là

do sự gần gũi, thuận tiện về khoảng cách không gian địa lý; mặt khác, do nằm trênchính địa bàn Tỉnh, nên khả năng tìm hiểu và nắm bắt thông tin để biết đến điểm ditích của người dân địa phương cũng dễ dàng hơn, nên tỉ lệ ở Tỉnh Thừa Thiên Huếvẫn chiếm tỉ lệ cao hơn các vùng miền khác

2.1.2 Giới tính

Trang 40

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu giới tính của du khách

Về giới tính, nhìn vào bảng thống kê ta có thể thấy rằng, tỷ lệ giới tính nam nữđến di tích khá là đồng đều, tuy nhiên nữ giới lại chiếm tỷ lệ cao hơn nữ chiếm 60%

và nam chiếm 40% Điều này cho thấy, ngày nay nữ giới đã chiếm vị trí quan trọngtrong xã hội,nhu cầu du lịch của họ cũng ngày một tăng lên và được đáp ứng Hơnthế nữa, phụ nữ thường là những người nhạy cảm, họ thường chịu ảnh hưởng lớn từnhững áp lực của cuộc sống gia đình, công việc, học hành, tình cảm, nên thường tinvào tâm linh, họ cần tìm đến những điểm du lịch tâm linh để giải tỏa những căngthẳng muộn phiền và cầu xin những điều may mắn, tốt đẹp cho bản thân, gia đình

và người thân Trung tâm văn hóa Huyền Trân là một trong những điểm đến tâmlinh được họ lựa chọn vì họ tin tưởng vào sự linh thiêng ở đây

2.1.3 Độ tuổi

Ngày đăng: 26/07/2016, 13:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Ts.Bùi Thị Tám, Ths. Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (2009) “Hướng dẫn du lịch”.Xuất bản bởi: Nhà xuất bản Đại Học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn dulịch
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại Học Huế
2. Nguyễn Hữu Thụ(2009), giáo trình “Tâm lí học du lịch”. Xuất bản bởi:Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học du lịch
Tác giả: Nguyễn Hữu Thụ
Nhà XB: Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2009
4. Nguyễn Thị Hương (2008), giáo trình Văn hóa học, Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa học
Tác giả: Nguyễn Thị Hương
Nhà XB: Nxb Đại học sưphạm
Năm: 2008
5. Nguyễn Đăng Duy (1997), Văn hóa tâm linh Nam bộ,Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tâm linh Nam bộ
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1997
6. Sơn Nam (1992), Đình miếu và lễ hội dân gian, Nxb TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đình miếu và lễ hội dân gian
Tác giả: Sơn Nam
Nhà XB: Nxb TP HCM
Năm: 1992
7. Trần Đại Vinh (1995), Tín ngưỡng nhân gian Huế, Nxb Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín ngưỡng nhân gian Huế
Tác giả: Trần Đại Vinh
Nhà XB: Nxb Thuận Hóa
Năm: 1995
13. Bài viết của Nguyễn Minh Tân (03/2014), Du lịch tâm linh ở Việt Nam, trang <http://www.academia.edu&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch tâm linh ở Việt Nam
14. Bài viết của Giang Đình (03/2014), Du lịch tâm linh xứ Huế, đăng trên trang < baokhanhhoa.com.vn&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch tâm linh xứ Huế
11.Trang web của Du lịch tâm linh < http://dulichtamlinhvn.blogspot&gt Link
3. Luật Du Lịch do nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 Khác
8. Trang thông tin điện tử của Tổng cục Du Lịch Việt Nam<http://vietnamtourism.gov.vn &gt Khác
9. Trang thông tin điện tử của Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Thừa Thiên Huế <https://svhttdl.thuathienhue.gov.vn/&gt Khác
10. Trang web của trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế<http://www.hueworldheritage.org.vn &gt Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w