1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KONCHƯ RĂNG_KBANG – GIA LAI

84 401 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 4 MB

Nội dung

v Đề tài “ Đánh giá tiềm năng và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng” được thực thiện trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2012

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KON-

CHƯ RĂNG_KBANG – GIA LAI

Họ và tên sinh viên: Trịnh Thị Mỹ Linh Ngành: Quản lý môi trường và du lịch sinh thái Niên khoá: 2008 - 2012

Tháng 4/ 2012

Trang 2

ii

TÁC GIẢ

TRỊNH THỊ MỸ LINH

Khóa luận được đề trình để đáp ứng nhu cầu cấp bằng kỹ sư ngành quản lý môi

trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:

TS HÀ THÚC VIÊN

4/2012

Trang 3

iii

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

*****

************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN

Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI

Họ và tên sinh viên: TRỊNH THỊ MỸ LINH MSSV: 08157107

1 Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU

LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KON CHƯ RĂNG

-KBANG – GIA LAI

2 Nội dung KLTN:

SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

 Tổng quan Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng

 Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái và thực trạng phát triển

du lịch sinh thái tại Kon Chư Răng

 Đánh giá triển vọng phát triển du lịch sinh thái tại Kon Chư Răng

 Đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Kon Chư Răng

3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 03/2012 Kết thúc: tháng 06/2012

4 GVHD: TS HÀ THÚC VIÊN

Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày … tháng … năm 2012 Ngày 15 tháng 03 năm 2012

Ban Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn

TS HÀ THÚC VIÊN

Trang 4

iv

Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ Đầu tiên, tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu, cùng toàn thể giảng viên trường Đại học Nông Lâm nói chung, và giảng viên khoa môi trường và tài nguyên nói riêng; đã truyền đạt cho tôi những kiến thức cần thiết trong bốn năm qua

Tôi xin cảm ơn thầy Hà Thúc Viên đã tận tụy hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này trong thời gian qua

Tôi xin chân thành cảm ơn Chú Trịnh Viết Ty, cùng toàn thể cán bộ đang công tác tại khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng đã nổ lực giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận, cho tôi học hỏi những kinh nghiệm, kiến thức cần thiết trong thời gian thực tập Cảm ơn anh Hoàng Văn Hưng đã cung cấp và truyền đạt cho tôi những tài liệu cần thiết để hoàn thành khóa luận

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành khóa luận này

Trang 5

v

Đề tài “ Đánh giá tiềm năng và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng” được thực thiện trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2012, tại khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai với những nội dung sau:

- Tìm hiểu về tiềm năng tự nhiên, tiềm năng nhân văn để phát triển du lịch sinh thái tại KBTTN Kon Chư Răng

- Khảo sát cộng đồng tìm hiểu sự mong muốn của họ để phát triển du lịch

- Tìm hiểu những khó khăn trong việc phát triển du lịch sinh thái tại KBTTN Kon Chư Răng

- Dựa vào phương pháp SWOT đưa ra những đề xuất phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn

Kết quả đạt được:

- Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái Với sự đa dạng về thiên nhiên, nét đặc trưng của văn hóa dân tộc bản địa, cùng với sự ưu đãi của thiên nhiên sẽ là tiềm năng lớn phát triển du lịch sinh thái Song những tiềm năng đó vẫn còn để nguyên chưa được khai thác do không có vốn đầu tư

- Hiện trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái

- Thông qua phương pháp xã hội học cho thấy người dân bản địa đều mong muốn phát triển du lịch sinh thái để nâng cao chất lượng cuộc sống

- Từ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của khu bảo tồn, dựa vào phương pháp SWOT đưa ra được những đề xuất phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng

Kon Chư Răng mới được thành lập nên cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ, nguồn nhân lực chủ yếu là những người trẻ tuổi Cuộc sống người dân vùng đệm thì khó khăn, thu nhập

Trang 6

vi

cần có sự đầu tư về nguồn vốn để phát triển cơ sở vật chất hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống người Cán bộ, cũng như cuộc sống người dân vùng đệm Phát triển du lịch sinh thái không những tạo nên nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại KCR mà nó còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân vùng đêm, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc

Trang 7

vii

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN iii

CẢM TẠ iv

TÓM TẮT v

MỤC LỤC vii

DANH SÁCH BẢNG,ĐỒ THỊ VÀ HÌNH xi

Chương 1MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

Chương 2 TỔNG QUAN 3

2.1 Cơ sở lý luận: 3

2.1.1 Định nghĩa du lịch sinh thái 3

2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của DLST: 4

2.1.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST: 4

2.1.4 Khái niệm về tài nguyên du lịch và tài nguyên DLST 7

2.1.5 Vai trò của DLST tại các khu bảo tồn thiên nhiên 7

2.1.6 Tổng quan về du lịch sinh thái ở Việt Nam 7

2.1.6.1 Tính tất yếu phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam 7

2.1.6.2 Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam 9

2.1.6.3 Một số điểm du lịch sinh thái điển hình ở Việt Nam 12

2.1.6.4 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam 13

2.1.7 Hiện trạng ngành du lịch, tiềm năng phát triển DLST ở tỉnh Gia Lai 14

2.1.7.1 Hiện trạng ngành du lịch tỉnh Gia Lai 14

Trang 8

viii

2.1.7.4 Một số địa điểm du lịch sinh thái ở tỉnh Gia Lai 18

2.2 Tổng quan về khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng 23

2.2.1 Lịch sử hình thành 23

2.2.2 Vị trí, giới hạn, diện tích 24

2.2.3 Chức năng – nhiệm vụ của KBTTN 25

2.2.4 Cơ cấu tổ chức 26

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1 Nội dung nghiên cứu: 28

3.2 Phương pháp nghiên cứu: 28

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31

4.1 Tiềm năng du lịch 31

4.1.1 Tiềm năng tài nguyên tự nhiênt 31

4.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 31

1 Địa hình – địa mạo: 31

2 Khí hậu – thủy văn 32

4.1.1.2 Hệ thực vật 33

4.1.1.3 Hệ động vật 35

4.1.2 Tiềm năng tài nguyên nhân văn 36

4.1.2.1 Dân số và lao động , tập quán canh tác 36

4.1.2.2 Tình hình kinh tế xã hội 39

4.2 Hiện trạng cơ sở vật chất hạ tầng 42

a Giao thông 42

b Thủy lợi 43

c Y tế 43

d Giáo dục 43

e Định canh định cư 43

4.3 Hiện trạng đời sống người dân trong vùng đệm khu bảo tồn 43

Trang 9

ix

4.4.2 Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại KBTTN Kon Chư

Răng 48

4.5 Đánh giá triển vọng phát triển DLST tại KBTTN Kon Chư Răng 49

4.5.1 Tiềm năng thị trường khách du lịch 49

4.5.2 Đánh giá triển vọng bằng phương pháp SWOT 50

4.5.3 Những giải pháp phát triển DLST dựa trên phương pháp SWOT 52

4.5.3.1 Chiến lược phát huy điểm mạnh để giành lấy cơ hội (S-O) 52

4.5.3.2 Chiến lược phát huy thế mạnh để vượt qua thách thức(S-T) 52

4.5.3.3 Chiến lược không để điểm yếu làm mất cơ hội (W-O) 52

4.5.3.4 Chiến lược không thể để thử thách làm lộ điểm yếu (T-W) 52

4.6 Định hướng phát triển du lịch của Gia Lai 53

4.7 Những giải pháp phát triển DLST tại Kon Chư Răng 56

4.7.1 Về nguồn vốn 56

4.7.2 Cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch 56

4.7.3 Nguồn nhân lực 56

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57

5.1 Kết luận: 57

5.2 Kiến nghị: 58

Tài liệu tham khảo 59

Trang 10

x

CBCNVC: Cán bộ công nhân viên chức

KBTTN: Khu bảo tồn thiên nhiên

NNPTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

HST: Hệ sinh thái

IUCN: Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế

(International Union for Conservation of Nature)

WWF: Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã

(World Wildlife Fund)

ESCAP: Ủy Ban Kinh Tế - Xã Hội Khu Vực Châu Á –

Thái Bình Dương

(The United National Economic and Social Commissin for Asia and Pacific)

Trang 11

xi

Bảng 1.1: Số lượng khách du lịch hàng năm (nội địa, quốc tế) 8

Bảng 4.1: Diện tích các kiểu thảm thực vật KBT Kon Chư Răng 34

Bảng 4.2: Thành phần thực vật của KBT Kon Chư Răng 35

Bảng 4.3: Thành phần loài động vật hoang dã 35

Bảng 4.4: Tình hình dân số và lao động 37

Bảng 4.5: Kết quả khảo sát cộng đồng về đời sống của người dân vùng đệm 38

Bảng 4.6: Kết quả khảo sát cán bộ KBT về loại hình du lịch có thể phát triển 44

Bảng 4.7: Kết quả điều tra cán bộ KBT về thời gian gắn bó với KBT 46

Bảng 4.8: Kết quả điều tra cộng đồng về sự tham gia vào hoạt động du lịch của KBT 48

DANH SÁCH ĐỒ THỊ VÀ HÌNH Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ thu nguồn thu nhập chính của người dân 38

Hình 2.1: Bản đồ quy hoạch Kon Chư Răng 68

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức hành chính 27

Hình 4.1: Thác 50 69

Hình 4.2: Rừng thường xanh núi thấp 69

Hình 4.3: Lễ đâm trâu 70

Hình 4.4: Trụ sở Kon Chư Răng 70

Hình 4.5: Trại Bò 71

Hình 4.6: Hoạt động tuyên truyền phòng cháy chữa cháy 71

Trang 12

xii

Trang 13

cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bền vững

Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, nhưng ngành du lịch Việt Nam vẫn còn rất non trẻ, đặc biệt là du lịch sinh thái Nó chưa khai thác hết tiềm năng vốn có của mình; tài nguyên thì phong phú, đa dạng nhưng chưa có sự đầu tư về cơ sở vật chất cũng như các dịch vụ để đưa tiềm năng tài nguyên phát triển thành du lịch sinh thái Hiện nay du lịch sinh thái đã được triển khai ở một số khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,

hệ sinh thái đất ngập nước,… nhưng chỉ đang ở dạng sơ khai, còn gặp phải một số khó khăn làm cho loại hình du lịch này ít được biết đến

Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Kon Chư Răng thuộc huyện Kbang tỉnh Gia Lai, là một trong những KBT có nhiều tiềm năng phát triển DLST, với diện tích 15.446

ha, và hệ động-thực vật phong phú Ngoài ra, KBTTN Kon Chư Răng còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp có thể khai thác phát triển du lịch, có nền văn hóa bản địa đặc sắc để kết

Trang 14

GVHD: HÀ THÚC VIÊN

hợp phát triển DLST tại đây Phát triển du lịch sinh thái không những giúp cho khách du lịch biết đến sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên mà nó còn giúp cải thiện đời sống người dân vùng đệm, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học Với tiềm năng vốn có của mình việc phát triển DLST tại KBTTN Kon Chư Răng là điều cần thiết với nền kinh tế của vùng, chính vì vậy tôi thực hiện đề tài : “ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN KON CHƯ RĂNG_KBANG – GIA LAI”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát

Tìm hiểu, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng

Mục tiêu cụ thể

I.2.1 Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái

I.2.2 Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại KBTTN Kon Chư Răng

I.2.3 Xây dựng giải pháp phát triển DLST cho KBTTN Kon Chư Răng – tỉnh Gia Lai

1.3 Phạm vi nghiên cứu

 Thời gian: từ tháng 2 – 6/2012

 Không gian : khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng

 Đối tượng: tài nguyên và hoạt động du lịch sinh thái

Trang 15

2.1.1 Định nghĩa du lịch sinh thái

Khái niệm du lịch sinh thái vẫn chưa được tìm hiểu kỹ, nó thường bị nhầm lẫn với các loại hình du lịch khác Một số tổ chức đã đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái như :

“Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm tại các điểm tự nhiên, kết hợp với bảo vệ môi trường và cải thiện phúc lợi của người dân địa phương” (Lindberg và Hawkins, 1993) Một định nghĩa đang được sử dụng rộng rãi khác đã liên kết yếu tố văn hóa và môi trường một cách cụ thể hơn là định nghĩa do Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới (IUCN) đưa

ra Theo định nghĩa này; “ Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực” (Ceballos-Lascuráin, 1996)

Du lịch sinh thái (DLST) là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, có trách nhiệm

hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn các hệ sinh thái, môi trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng đồng, đồng thời đem lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung

Định nghĩa du lịch sinh thái ở Việt Nam: từ ngày 7 – 9/9/1999 trong hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội bởi tổng cục Du Lịch Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Ủy ban kinh tế xã hội Châu Á –Thái Bình Dương (ESCAP) đã đưa ra định nghĩa du lịch sinh thái ở Việt Nam: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên

Trang 16

GVHD: HÀ THÚC VIÊN

nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường có đóng góp cho các nổ lực bảo tồn

và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”

2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của DLST:

- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao kiến thức về môi trường, qua đó tạo ý thức tham gia vào các nỗ lực bảo tồn

- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái

- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng

- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

2.1.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển DLST:

Yêu cầu đầu tiên để có thể tổ chức được du lịch sinh thái là sự tồn tại của các hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh thái cao Sinh thái tự nhiên được hiểu là

sự cộng sinh của các điều kiện địa lý, khí hậu và động thực vật, bao gồm: sinh thái tự nhiên (natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant ecology), sinh thái nông nghiệp (argicultural ecology), sinh thái khí hậu (ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology)

Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, chỉ có thể tồn tại và phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh học cao Điều này giải thích tại sao hoạt động du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia Tuy nhiên điều này không phủ nhận sự tồn taij của một số loại hình du lịch sinh thái phát triển ở những vùng nông thôn hoặc các trang trại điển hình

Yêu cầu thứ hai có liên quan đến nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ở 2 điểm:

- Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịch sinh thái, người hướng dẫn ngoài kiến thức ngoại ngữ tốt còn phải là người am hiểu các đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương Điều này rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái, khác với những loại hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc yêu cầu không cao về sự hiểu biết này của người hướng dẫn viên Trong nhiều trường hợp, cần thiết phải cộng tác

Trang 17

cơ hội để biết được những giá trị tự nhiên và văn hóa trước khi những cơ hội này thay đổi hoặc mất đi vĩnh viễn Ngược lại, các nhà điều hành du lịch sinh thái phải có sự cộng tác với các nhà quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương nhằm mục đích đóng góp vào việc bảo vệ một cách lâu dài các giá trị tự nhiên và văn hóa khu vực, cải thiện cuộc sống, nâng cao sự hiểu biết chung giữa người dân địa phương và du khách

Yêu cầu thứ ba nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động du lịch sinh thái đến tự nhiên và môi trường, theo đó du lịch sinh thái cần được tổ chức với

sự tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa” Khái niệm “sức chứa” được hiểu từ bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội

Đứng trên góc độ vật lý, sức chứa ở đây được hiểu là số lượng tối đa khách du lịch

mà khu vực tiếp nhận điều này liên quan đến những tiêu chuẩn về không gian đối với những du khách cũng như nhu cầu sinh hoạt của họ

Đứng ở góc độ xã hội, sức chứa là giới hạn về lượng du khách mà tại đó bắt đầu xuất hiện những tác động tiêu cực của các hoạt động du lịch đến đời sống văn hóa-xã hội, kinh tế - xã hội của khu vực cuộc sống bình thường của cộng đồng địa phương có cảm giác bị phá vỡ, xâm nhập

Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà khu du lịch

có thể phục vụ Nếu lượng khách vượt quá giới hạn này thì năng lực quản lý (lực lượng nhân viên, trình độ và phương tiện quản lý…) của khu du lịch sẽ không đáp ứng được nhu cầu của khách, làm mất khả năng quản lý và kiểm soát hoạt động của khách, kết quả

là sẽ làm ảnh hưởng đến môi trường và xã hội

Yêu cầu thứ tư là thõa mãn nhu cầu nâng cao kiến thức và hiểu biết của khách du lịch Việc thoả mãn mong muốn này của khách du lịch sinh thái về những kinh nghiệm,

Trang 18

GVHD: HÀ THÚC VIÊN

hiểu biết mới đối với tự nhiên, văn hóa bản địa thường là rất khó khăn, song lại là yêu cầu rất cần thiết đối với sự tồn tại lâu dài của ngành du lịch sinh thái

Từ những yêu cầu trên đây của du lịch sinh thái ta rút ra những nguyên tắc cơ bản

để phát triển du lịch sinh thái:

- Phải phù hợp với những nguyên tắc tích cực về môi trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiệm đạo đức với môi trường tự nhiên

- Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đẩy sự công nhận các giá trị này

- Không làm tổn hại đến tài nguyên, môi trường, những nguyên tắc về môi trường không chỉ áp dụng cho những nguồn tài nguyên bên ngoài (tự nhiên và văn hóa) nhằm thu hút khách mà còn bên trong của nó

- Các nguyên tắc về môi trường và sinh thái cần phải đặt lên hàng đầu, do đó mỗi người khách du lịch sinh thái sẽ phải chấp nhận tự nhiên theo đúng nghĩa của nó và chấp nhận sự hạn chế của nó hơn là làm biến đổi môi trường cho sự thuận tiện cá nhân

- Phải đảm bảo lợi ích lâu dài đối với tài nguyên, đối với địa phương và đối với ngành (lợi ích về bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, văn hóa xã hội hay khoa học)

- Phải đưa ra những kinh nghiệm đầu tay khi tiếp xúc với môi trường tự nhiên, đó là những kinh nghiệm được hòa đồng làm tăng sự hiểu biết hơn là đi tìm cái lạ cảm giác mạnh hay mục đích tăng cường thể trạng cơ thể

- Ở đây những kinh nghiệm có tác động lớn và có nhận thức cao nên đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ càng của cả người hướng đẫn và thành viên tham gia

- Cần có sự đào tạo với tát cả các ban ngành chức năng: địa phương, chính quyền, tổ chức đoàn thể, hãng lữ hành, các khách du lịch (trước và sau chuyến đi)

- Thành công đó phải dựa vào sự tham gia của địa phương, tăng cường sự hiểu biết

và sự phối hợp của các ban ngành chức năng

- Các nguyên tắc về đạp đức, cách ứng xử và nguyên tắc thực hiện là rất quan trọng

Nó đòi hỏi cơ quan giám sát của ngành phải đưa ra các nguyên tắc và các tiêu chuẩn được chấp thuận và giám sát toàn bộ các hoạt động

Trang 19

- Ít gây ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên của KBTTN

- Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều hành tour và các cơ quan tổ chức của chính phủ

- Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương

- Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên tham gia khác, bao gồm cả nhà điều hành tour tư nhân

- Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của KBTTN

- Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn

- Sẽ không có DLST nếu không có thiên nhiên ( được bảo vệ tốt ) và sự hấp dẫn của thiên nhiên để có thể thưởng thức

2.1.4 Khái niệm về tài nguyên du lịch và tài nguyên DLST

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thõa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Luật Du Lịch, 2005)

Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong các hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại

và phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó

2.1.5 Vai trò của DLST tại các khu bảo tồn thiên nhiên

DLST là một yếu tố tác động tích cực đến bảo tồn thiên nhiên nên cần hướng các hoạt động này nhằm phục vụ mục đích bảo vệ tài nguyên, sử dụng tài nguyên bền vững DLST có thể là phương cách đem lại nguồn thu nhập cho khu BTTN và cộng đồng địa phương

2.1.6 Tổng quan về du lịch sinh thái ở Việt Nam

2.1.6.1 Tính tất yếu phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam

Trang 20

GVHD: HÀ THÚC VIÊN

Ở Việt Nam, ngành du lịch phát triển tương đối muộn hoạt động du lịch chỉ thực

sự diễn ra sôi nổi sau năm 1990 gắn liền với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước

Bảng 1.1: Số lượng khách du lịch hàng năm (nội địa, quốc tế)

Đơn vị: lượt người

Trang 21

GVHD: HÀ THÚC VIÊN

Tổng 53.451.058 271.300.000

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục du lịch Việt Nam, lượng khách quốc tế từ năm

2003 đến 2011 tăng 2,5 lần; khách du lịch nội địa tăng đáng kể từ năm 2007 đến nay.Thu nhập xã hội cũng từ đó mà tăng lên đáng kể, trong đó hoạt động du lịch sinh thái cũng góp phần đáng kể Số liệu thống kê ở một số VQG, KBTTN bình quân mỗi năm tăng 50% khách nội địa và 30% khách quốc tế

Vì vậy hiện nay phát triển du lịch sinh thái là một xu thế tất yếu Du lịch sinh thái phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày một tăng của du khách và cộng đồng

Việt Nam là một đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc Vị trí đó đã tạo nên một nền nhiệt độ cao, độ

ẩm cao, mưa nhiều Việt Nam có bờ biển dài hơn 3000km, lưng dựa vào dãy Trường Sơn Chính các điều kiện đó đã mang lại cho Việt Nam một hệ động thực vật phong phú và đa dạng Kết hợp vào đó có rất nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc, đậm đà Những yếu tố đó

đã tạo nên cho Việt Nam một lợi thế to lớn trong việc phát triển loại hình du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng có sự đóng góp to lớn cho sự phát triển cộng đồng, bảo vệ tài nguyên môi trường Nhờ phát triển du lịch sinh thái mà đồng bào một số dân tộc, dân cư sống trong vùng đệm các VQG, KBT có được việc làm, nâng cao mức sống, các lễ hội, tập tục, ngành nghề thủ công được bảo tồn và phát triển

2.1.6.2 Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn để phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam

Tài nguyên tự nhiên

Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; là nơi cư trú của 12000 loài thực vật, 7000 loài động vật trong số đó có nhiều loài được liệt vào Sách Đỏ của thế giới Hệ sinh thái Việt Nam bao gồm 12 loại điển hình:

1 Hệ sinh thái rừng nhiệt đới

2 Hệ sinh thái rừng rậm gió mùa ẩm thường xanh

3 Hệ sinh thái rừng khô hạn

Trang 22

GVHD: HÀ THÚC VIÊN

4 Hệ sinh thái núi cao

5 Hệ sinh thái đất ngập nước

6 Hệ sinh thái ngập mặn ven biển

7 Hệ sinh thái đầm lầy

8 Hệ sinh thái đầm phá

9 Hệ sinh thái san hô

10 Hệ sinh thái biển - đảo

11 Hệ sinh thái cát ven biển

12 Hệ sinh thái nông nghiệp

Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 độ vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3200 km đường bờ biển, hàng ngàn hòn đảo…, và trên lãnh thổ đó là nơi sinh sống của cộng đồng nhiều dân tộc với lịch

sử hàng nghìn năm dựng nước, đấu tranh giữ nước với nhiều truyền thống có những nét đặc trưng riêng, nhiều di tích văn hóa lịch sử nên Việt Nam có nhiều điều kiện phát triển

Về động vật có tới 11.217 loài và phân loài, trong đó có 1.009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 349 loài bò sát lưỡng cư, 2000 loài cá biển, hơn 500 loài cá nước ngọt

và hàng ngàn loài tôm, cua, nhuyễn thể và thủy sinh vật khác Về các loài thú, Việt Nam

có 10 loài đặc trưng nhiệt đới: Cheo, Đồi, Chồn bay, Cầy mực, Cu li, Vượn, Tê tê, Voi, Heo vòi, Tê giác và đặc biệt, trong thế kỷ 20 có 5 loài thú lớn mới được phát hiện thì đều

ở Việt Nam Điều này chứng tỏ tính đa dạng sinh học của nước ta còn khá cao và có thể còn có nhiều loài sinh vật mới có mặt tại Việt Nam

Trang 23

GVHD: HÀ THÚC VIÊN

Cùng với các loài động thực vật tự nhiên, Việt Nam còn là một trung tâm của cây trồng nhân tạo Trên thế giới có 8 trung tâm cây trồng thì 3 trung tâm tập trung ở Đông Nam Á (Nam Trung Hoa - Hymalaya; Ấn Độ - Miến Điện; Đông Dương - Indonexia) với khoảng 270 loài cây nông nghiệp, riêng ở Việt Nam đã có hơn 200 loài cây trồng, trong

đó có tới 90% cây trồng thuộc Trung tâm Nam Trung Hoa, 70% cây trồng thuộc trung tâm Ấn, Miến Đây là tiền đề cho tổ chức du lịch sinh thái canh nông

Việt Nam có hệ thống các khu rừng đặc dụng là nơi lưu trữ các nguồn gen quý phân bố ở khắp từ Nam ra Bắc, từ đất liền tới các hải đảo Tính đến năm 2004, cả nước đã

có 107 khu rừng đặc dụng trong đó có 28 vườn quốc gia, 43 khu bảo tồn thiên nhiên và 34 khu rừng văn hóa - lịch sử - môi trường với tổng diện tích là 2.092.466 ha

Tài nguyên nhân văn

Các tiềm năng nhân văn cho phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú Dân tộc Việt Nam có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước với nền văn hóa đa dạng bản sắc của 54 dân tộc anh em, trong đó có nhiều tài nguyên đặc biệt có giá trị Chỉ tính riêng về các di tích, trong số khoảng 40.000 di tích hiện có thì hơn 2.500 di tích được Nhà nước chính thức xếp hạng Tiêu biểu nhất Cố Đô Huế; đô thị cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, Nhã nhạc Cung đình Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

Ngoài các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, nhiều nghề thủ công truyền thống với kỹ năng độc đáo, nhiều lễ hội gắn liền với các sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc cùng với những nét riêng, tinh tế của nghệ thuật ẩm thực được hòa quyện, đan xen trên nền kiến trúc phong cảnh có giá trị triết học phương Đông đã tạo cho Việt Nam sức hấp dẫn về du lịch

Mặc dù có tiềm năng phát triển, song du lịch sinh thái ở Việt Nam mới ở giai đoạn khởi đầu Đối với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, du lịch sinh thái còn là loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý và khai thác sử dụng tài nguyên phục vụ cho mục đích du lịch Công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản và quy hoạch phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế Nhiều địa phương, nhiều công ty lữ hành đã cố gắng xây dựng một số chương trình, tuyến du lịch mang sắc thái của du lịch sinh thái đã được

Trang 24

GVHD: HÀ THÚC VIÊN

xây dựng song quy mô và hình thức còn đơn điệu, mờ nhạt, sản phẩm và đối tượng thị trường còn chưa rõ nên ít có khả năng thu hút khách Mặt khác việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ điều hành quản lý, hướng dẫn viên du lịch sinh thái còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển

2.1.6.3 Một số điểm du lịch sinh thái điển hình ở Việt Nam

1) Khu du lich sinh thái Cần Giờ: đây là khu du lịch với hệ sinh thái đất ngập nước, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 80km thuận tiện cho du khách từ thành phố đến tham quan vào những dịp lễ, cuối tuần Đến Cần Giờ du khách sẽ được vui chơi cùng với quần thể khỉ, quan sát cá xấu hoa cà, và được tham quan, nghe kể về các chiến tích chiến tranh tại đây

2) Làng du lịch sinh thái Xi Va tại Mũi Né, Phan Thiết do công ty du lịch Thanh Niên thành phố Hồ Chí Minh và công ty lương thực tỉnh Bình Thuận đã đầu tư trên diện tích ở bãi Mũi Né sát biển dưới các hàng phi lao thoáng mát, gồm các nhà nghỉ bằng bê tông kết hợp với các vật liệu dân tộc như tre, gỗ, mây, dừa theo phong cách cổ truyền bộ tộc Chăm

Pa Đến đây du khách sẽ được tổ chức dạo chơi bằng ca-nô, đánh bắt haỉ sản, tham quan tìm hiểu các hòn đảo liền kề, thăm làng thổ cẩm, làng gốm Chăm, du khách còn có cơ hội thưởng thức các nét văn hóa đặc sắc của bộ tộc Chăm qua các tiết mục múa với những nhạc cụ dân tộc

3) Vườn Quốc Gia Cát Tiên:

Vườn Quốc Gia (VQG) Cát Tiên là nơi có một trong hai khu vực đất ngâp nước Ramsar duy nhất của Việt Nam (Bàu Sấu), là một trong 8 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận của Việt Nam, sinh cảnh sống trên đất liền cuối cùng của loài Tê giác Java đặc biệt quý hiếm, là cơ hội để hòa mình với thiên nhiên kỳ thú và thưởng thức văn hóa lâu đời của dân tộc Stiêng và Mạ

VQG Cát Tiên có tính đa dạng sinh học cao, với hệ động thực vật đa dạng và phong phú, có nhiều loài đặc hữu và quý hiếm có tên trong sách đỏ Đây là điểm thu hút

du khách và các nhà khoa học đến tham quan và nghiên cứu

Với nhiều kiểu địa hình xen kẽ các bàu, đầm, các hệ suối, cộng với hơn 90km chiều dài sông Đồng Nai đã tạo nên những cảnh quan đặc trưng với những ghềnh thác,

Trang 25

Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha Diện tích vùng lõi của vườn quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh thái Bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam Đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới.

Cùng với các hang động điển hình ở một số nơi trong hệ sinh thái rừng-núi-hang động của Việt Nam có trên 400 suối nước nóng: Kim Bôi ở tỉnh Hòa Bình, suối nước nóng Hội Vân ở tỉnh Bình Định,…Đồng thời không ít vùng còn có nhiều thác nước mát nổi tiếng như thác Mơ nằm trong KBTTN Nà Hang, thác Drây Sáp (Đaklak), thác Prenn (Lâm Đồng), thác Khe Kẻm (Nghệ An),…

2.1.6.4 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam

Tuy có tiềm năng to lớn về du lịch sinh thái nhưng du lịch sinh thái trong phạm vi

cả nước nói chung và trong các khu bảo tồn nói riêng còn đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển Các hoạt động mang tình tự phát, chưa có sản phẩm và đối tượng phục vụ rõ ràng, chưa có sự đầu tư quảng bá, nghiên cứu thị trường và công nghệ phục vụ cho du lịch sinh thái, chưa có sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của các cấp ngành do vậy mà thực tế là

sự đa dạng sinh học đang bị đe dọa

Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc trấn hưng và bảo tồn các di sản văn hóa Doanh thu từ hoạt động du lịch được sử dụng cho việc tu bổ di

Trang 26

GVHD: HÀ THÚC VIÊN

tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các ngành thủ công mỹ nghệ, ca múa nhạc truyền thống phục vụ du lịch Tuy nhiên những hoạt động du lịch cũng có những tác động tiêu cực đến công cuộc bảo tồn các di sản văn hóa nói riêng và nếp sống văn hóa nói chung Cụ thể như:

- Đối với các di sản phi vật thể, đặc biệt là các di sản có giá trị toàn cầu nổi bật thì

sự bùng nổ số lượng khách tham quan đã và đang trở thành mối nguy cơ đe dọa việc bảo

vệ các di sản này

- Sự phát triển các dịch vụ du lịch thiếu sự kiểm soát và bùng nổ số lượng du khách còn có tác động mạnh mẽ đến cảnh quan văn hóa và môi trường sinh thái tại các khu du lịch như: khắc tên lên các vách đá, các bộ phận di tích, xã rác bừa bãi

- Du lịch tạo nên sự tiếp xúc giữa các bộ phận dân cư xuất thân từ các nền văn hóa, tín ngưỡng khác nhau Do không được thông tin đầy đủ và thiếu những quy định chặt chẽ nên nhiều du khách đã ăn mặc tùy tiện ở những nơi trang nghiêm

Tại các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia thì hoạt động du lịch sinh thái chưa được tổ chức rõ ràng Căn cứ vào tiêu chí của du lịch sinh thái ta có thể nhận thấy rằng:

- Mặc dù đã có những tuyến du lịch mang tính chất du lịch sinh thái nhưng trên thực

tế chỉ là du lịch thiên nhiên hay du lịch liên quan đến thiên nhiên

- Hoạt động giáo dục, diễn giải môi trường chưa được triển khai nhiều, chưa quan tâm đúng mức và thiếu cán bộ am hiểu về lĩnh vực mới mẻ này

- Lợi ích từ hoạt động du lịch còn ít, chưa hỗ trợ được nhiều cho công tác bảo tồn và phát triển cộng đồng địa phương Nhân dân địa phương chưa được thu hút nhiều vào hoạt động du lịch của vườn

2.1.7 Hiện trạng ngành du lịch, tiềm năng phát triển DLST ở tỉnh Gia Lai

2.1.7.1 Hiện trạng ngành du lịch tỉnh Gia Lai

Gia Lai là một trong những tỉnh Tây Nguyên có nguồn tài nguyên du lịch không thua kém các tỉnh bạn trong khu vực nhưng những nguồn tài nguyên đó chưa được quan tâm đầu tư khai thác, kể cả khai thác dưới dạng tự phát là dựa vào sự ban tặng của thiên nhiên, cho nên khách tại chỗ cũng như khách ngoại tỉnh không có điểm dừng chân để

Trang 27

Theo báo cáo tổng hợp cuối năm 2011, tổng lượt khách du lịch đến Gia Lai trong năm đạt 170.511 lượt, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2010

Trong đó, khách quốc tế chỉ đạt 9.029 lượt, giảm 7,9% so với năm trước Tổng doanh thu

du lịch năm 2011 ước đạt hơn 150 tỷ đồng, chủ yếu là doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống (phục vụ hội thảo, hội nghị, tiệc chiêu đãi…) Để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách gần xa, các cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư xây mới, nâng cấp với kinh phí 50,5 tỷ đồng, nâng tổng số cơ sở lưu trú của tỉnh lên 55 cơ

sở, trong đó 14 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1-4 sao

Năm 2009 Gia Lai đã tổ chức thành công Festival Cồng chiêng quốc tế với sự tham gia của 34 tỉnh, thành có cồng chiêng trong nước và 5 nước khác trong khu vực Festival Cồng chiêng quốc tế năm 2009 tại Gia Lai là hoạt động nhằm tôn vinh giá trị của không gian văn hoá cồng chiêng Gia Lai nói riêng và của Tây Nguyên nói chung Festival nhằm bảo tồn, phục hồi giá trị của kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại

"Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên" Đây chũng là dịp để Gia Lai tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc trong tỉnh giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển

Trang 28

GVHD: HÀ THÚC VIÊN

kinh tế- văn hoá- xã hội; quảng bá đất nước và con người Gia Lai với bạn bè trong nước

và quốc tế

2.1.7.2 Tiềm năng tự nhiên

Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm Nhiệt độ trung bình năm là 22-25ºC.Từ Bình Định

đi qua đèo An Khê ta sẽ nhận ra ngay không khí trong lành, cùng với những cánh rừng xanh ngút ngàn Gia Lai là nơi được thiên nhiên ưu ái với nhiều cảnh sắc tuyệt mỹ, có nhiều tiềm năng tự nhiên phát triển du lịch sinh thái, điển hình qua VGQ KonKaKinh, KBTTN Kon Chư Răng, là nơi có sự đa dạng – phong phú về thực vật động vật; với địa hình đồi dốc của vùng Cao nguyên tạo nên những dòng thác hùng vỹ trong VQG, KBTTN

Ngoài ra, Gia Lai được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan thiên nhiên tạo nên nét nổi bật như: thác Xung Khoeng, Biển Hồ Tơ Nưng, thác Phú Cường, núi Chư Hơ Rông

Mặt thác lớn, trải rộng và tương đối bằng phẳng Hai bên bờ, cây cối mọc um tùm Phía sau thác là nền trời xanh thẳm cao lồng lộng nước đổ xuống uốn cong theo triền đá mềm mại, đập vào các tảng đá nổi lên trên mặt nước tung bọt trắng xóa Nước chảy len lỏi trong các khe đá, trên thảm cỏ xanh làm thành một hồ nước trong vắt, sát với các vách đá xung quanh

 Biển hồ Tơ Nưng:

- Vị trí: biển hồ Tơ Nưng nằm ở xã Biển Hồ, Tp Pleiku, tỉnh Gia Lai

Trang 29

GVHD: HÀ THÚC VIÊN

- Đặc điểm: biển hồ Tơ Nưng nguyên là một miệng núi lửa ngừng hoạt động đã hàng triệu năm Hồ có hình bầu dục, diện tích 230ha

Phong cảnh xung quanh hồ thật ngoạn mục, từ những cây cối và các loài hoa khoe sắc ven

hồ Kế đó là cánh rừng bạt ngàn, những ngọn đồi uốn lượn trập trùng…

Biển hồ gần quốc lộ 14 và quốc lộ 19 nên rất thuận tiện cho khách đến tham quan Đứng bên hồ, du khách có thể phóng tầm mắt để nhìn bao quát cả một vùng: đây là những quả đồi đất đỏ badan, những đồi chè, những đồi cà phê trĩu quả Du khách còn gặp ở đây những ngôi nhà rông cao vút

Biển hồ Tơ Nưng được ví như hạt ngọc của Pleiku, của cả Tây Nguyên và là một điểm du lịch quan trọng của tỉnh

 Núi Chơ Hơ Rông:

- Vị trí: núi Chơ Hơ Rông nằm ở thị trấn Chư Prông, tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku khoảng 10km về phía Đông Nam

- Đặc điểm: Ngọn núi khá cao, có thể tới 1.600m, và có nguồn gốc từ ngọn núi lửa

đã tắt từ lâu Do đó, núi tuy cao nhưng dáng mềm mại, thoai thoải vì thế có người đã ví trái núi như “Bộ ngực kiều diễm của một cô gái trẻ”

Quanh chân núi, đất đai phì nhiêu, cây trồng xen với cây rừng rậm rạp Các nhà khảo cổ và dân tộc học gần đây đã khai quật được nhiều di chỉ khảo cổ của các thời kỳ đồ

đá, đồ gốm Đường lên núi tuy dốc thấp, nhưng quanh co, uốn khúc Đất mềm để lộ các tảng đá lớn Đôi chỗ vách đá lộ ra một khe suối nhỏ, nước chảy lặng lẽ hay một con thác dốc, nước len lỏi qua các hố sâu Cây cỏ trên đường đi thật đa dạng Các mảng cây lá rộng thường xanh, mọc xen với các loài cây rụng lá theo mùa, làm cho cảnh trí luôn thay đổi trên mỗi bước đi Núi Chơ Hơ Rông đang là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến

tham quan

2.1.7.3 Tiềm năng nhân văn

Gia lai có 28 dân tộc sinh sống tại các huyện khác nhau, người Kinh chiếm đa số (87,5%), còn lại là các dân tộc khác chủ yếu là dân tộc JRai và Ba Na (12,5%)

Gia Lai được biết đến là vùng đất cổ xưa, di chỉ khảo cổ Biển Hồ là minh chứng cho quá trình hình thành, định cư lâu dài của người bản địa trên vùng đất cao nguyên

Trang 30

bó với người dân Tây Nguyên trọn một vòng đời từ Lễ thổi tai cho đứa bé mới chào đời đến Lễ trưởng thành và kết thúc là Lễ Bỏ mã Ngoài ra trong các lễ hội mừng lúa mới, đâm trâu cũng không thể thiếu tiếng cồng tiếng chiêng, những vòng xoang, ché rượu cần, ánh lửa bập bùng giữa núi rừng đại ngàn

Bên cạnh cồng chiêng trong văn hóa tinh thần của người bản địa, người Ba Na còn

có kho tàng sử thi đồ sộ Đây là những bản hùng ca tráng lệ, mang cảm hứng lãng mạn trong lao động, chiến đấu và trong cuộc sống đời thường Được phát hiện từ sau những năm 1980 nhưng từ đó đến nay kho tàng sử thi đã không ngừng được bổ sung qua quá trình sưu tầm như: Đăm Noi, Bia Brâu…Đây là niềm tự hào của người Ba Na và là cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu cho những người say mê văn hóa, truyền thống của dân tộc này Sử thi Ba Na vẫn còn nhiều điều bí ẩn kỳ thú đang chờ du khách đến khám phá

Đến Gia Lai du khách còn được khám phá trang phục ngày hội với trang trí hoa văn nhiều màu sắc thần bí, các điệu múa dân gian với âm thanh vang vọng của các loại nhạc cụ riêng của từng dân tộc như: tù và, đàn đá…, được tham quan nhà rông, những khu nhà mồ với nhiều bức tượng người, thú, những nghi lễ còn rất hoang sơ, nguyên thủy

Gia Lai có truyền thống cách mạng hào hùng, có khu Tây Sơn Thượng đạo, căn cứ của vua Quang Trung, làng kháng chiến Stơr quê hương Anh hùng Núp, nhiều địa danh chiến trường xưa của Gia Lai như: Pleime, Cheo Reo, Ja Đrăng đã đi vào lịch sử

2.1.7.4 Một số địa điểm du lịch sinh thái ở tỉnh Gia Lai

 Vườn quốc gia Kon Ka Kinh

Vườn quốc gia Kon Ka Kinh nằm trên vùng giáp ranh giữa Đông và Tây Trường Sơn, về phía Đông- Bắc tỉnh Gia Lai, trong phạm vi địa giới hành chính của các xã: Đak Roong, Kroong, Kon Pne (huyện Kbang), Hà Đông (huyện Đak Đoa) và Ayun (huyện Mang Yang)

Trang 31

Đây cũng là nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm (nhiệt độ 18- 20oC), lại có nhiều quang cảnh đẹp, như: các kiểu sinh thái cảnh rừng trên núi trải rộng theo vành đai cao từ 700-1748m Đặt biệt quan trọng là 2.000 ha rừng hỗn giao giữa các loài cây lá rộng và lá kim, trong đó có pơmu

Hệ thống sông, suối, thác, ghềnh tạo nên những cảnh quan hấp dẫn, như: Suối Knia, Đak Kơ Bưng, thác Đak Pooc… Đó là những điều kiện vô cùng thuận tiện cho việc đầu tư phát triển khu vực này trở thành địa điểm nghỉ dưỡng núi gắn với tham quan cảnh quan thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa truyền thống dân tộc Tây Nguyên

 Công viên Đồng Xanh

Công viên Đồng Xanh thuộc địa phận xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai Với không gian văn hóa đặc sắc, mang đậm bản sắc của vùng Tây Nguyên, Đồng Xanh là nơi lý tưởng cho du khách nghỉ ngơi, an dưỡng và khám phá văn hóa Tây Nguyên

Công viên Đồng Xanh - một không gian văn hóa của vùng Bắc Tây Nguyên, do Công ty Cổ phần văn hóa - du lịch Gia Lai đầu tư xây dựng Từ trung tâm phố núi Pleiku, dọc theo quốc lộ 19 khoảng 10km là du khách đã đến với Công viên Đồng Xanh

Công viên Đồng Xanh có diện tích khoảng 8ha, nằm trải dài trên cánh đồng lúa nước An Phú; thấp thoáng phía xa xa là những bản làng của người dân tộc Gia Rai, Ba Na với những mái nhà rông tuyệt đẹp, những khu nhà dài; những chiếc cầu treo bắc qua suối và đâu đó tiếng nhạc rừng đang rộn ràng, du dương

Công viên Đồng Xanh có tượng hai chú voi làm bằng đá được đặt ngay ở phía cổng vào như một cách đón tiếp rất độc đáo, rất Tây Nguyên Vào bên trong, du khách sẽ bắt gặp một hệ thống nhà nghỉ bungalow được xây dựng bên hồ cá, vườn hoa, một công viên nước và hồ tạo sóng đầu tiên ở Tây Nguyên, một hồ sen với những hòn non bộ được

Trang 32

GVHD: HÀ THÚC VIÊN

xếp đặt rất đẹp, một khu vườn với rất nhiều chim muông muôn thú như: đà điểu, nai, beo, gấu, cá sấu

Một số địa điểm du lịch gắn liền với văn hóa, đời sống đồng bào dân tộc:

 Làng voi Nhơn Hòa

 Vị trí: Làng voi Nhơn Hòa thuộc xã Nhơn Hòa, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku khoảng 65km về phía Nam, trên quốc lộ 14, Pleiku – Buôn Ma Thuộc

 Đặc điểm: thú vui khi được ngồi trên lưng voi, tận hưởng cảm giác lắc lư, bồng bềnh, du khách có dịp thưởng ngoạn không khí trong lành, thuần khiết của núi rừng trên dọc đường đi

Voi ở Nhơn Hòa không phải là voi thuần dưỡng như ở Buôn Đôn (ĐakLak) mà voi được người dân nơi đây mua lại từ Buôn Đôn về sau khi chúng đã được thuần dưỡng để thuần phục vụ sản xuất, kéo gỗ, chuyên chở hàng hóa Khác với trâu, bò hay các loại gia súc, gia cầm khác được nuôi thả trong nhà, trong vườn, trong chuồng…,voi được nuôi cột trong rừng bằng xích sắt, không chuồng trại, tự kiếm ăn trong phạm vi bán kính dây xích cột cho phép Chỉ đến khi có nhu cầu, nài voi (người chủ của voi) mới tới dẫn đi

 Làng Đ’Ktu

 Vị trí: Thuộc xã Kong Dong, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai

 Đặc điểm: Làng Đê K’Tu có chừng 100 hộ với gần 500 khẩu đồng bào dân tộc BaNa, định canh định cư ở đây từ lâu

Làng Đê K’Tu không có những màu xanh của ruộng lúa, nương ngô, đường làng sạch đẹp mà còn có những nét đẹp văn hóa truyền thống bản làng được gìn giữ và phát huy Vào cổng làng, chúng ta gặp ngay nhà rông cao sừng sững, uy nghi, thể hiện ý chí, sưc mạnh phi thường của cộng đồng văn hóa người Ba Na và được coi là đẹp nhất Gia Lai Làng còn lưu trữ hai bộ cồng chiêng, mỗi bộ có 18 chiếc, vang dền âm thanh núi rừng trong các ngày lễ hội Các loại đàn dân tộc như Tơ Rưng, Goong…được cất giữ tại nhà rông để lưu truyền cho các thế hệ sau

 Nhà tù Pleiku

- Vị trí: nhà tù Pleiku thuộc phường Diên Hồng, Tp Pleiku, tỉnh Gia Lai

Trang 33

Trong kháng chiến chống mỹ cứu nước, đế quốc Mỹ vẫn sử dụng Nhà lao Pleiku làm nơi giam giữ tù chính trị, nhiều hình thức tra tấn hiện đại và dã man được áp dụng tại Nhà lao này, nhưng các chiến sĩ cộng sản bị giam giữ tại Nhà lao này vẫn giữ phẩm chất cách mạng, tiếp tục tham gia các phong trào đấu tranh trong Nhà lao,…

Ngày 15/3/1975, trước khí thế hừng hực sôi động của chiến dịch Tây Nguyên, vào lúc 17h tù chính trị tại nhà lao Pleiku đã phá ra ngoài và tổ chức một bộ phận ra vùng ven, đón một cánh quân ra từ ngã ba Trà Bá vào cùng quân dân địa phương giải phóng thị xã Pleiku

Ngày 12/12/1994, Bộ Văn hóa – Thông tin đã Quyết định số 321/QĐ-BT công nhận di tích lịch sử: Nhà lao Pleiku

 Di tích văn hóa Tây Sơn Thượng Đạo

- Vị trí: di tích lịch sử - văn hóa Tây Sơn Thượng đạo thuộc vùng rừng núi An Khê, Gia Lai

- Đặc điểm: quần thể Tây Sơn Thượng đạogồm 6 di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của người Anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ

Cuộc khởi nghĩa nông dân vĩ đại do anh em họ Nguyễn lãnh đạobùng nổ năm

1771 Vùng núi rừng An Khê của Gia Lai trở thành căn cứ đầu tiên của cuộc khởi nghĩa Chính từ căn cứ Tây Sơn Thượng đạo An Khê, đại quân của cuộc khởi nghĩa đã tràn xuống đồng bằng cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng Đống Đa lẫy lừng, quét sạch 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giành lại độc lập cho Tổ quốc Đây là mốc son chói lọi nhất trong lịch sử truyền thống đấu tranh yêu nước của các dân tộc Gia Lai

Trang 34

GVHD: HÀ THÚC VIÊN

Các anh em nhà Tây Sơn mà tiêu biểu là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ đã lập được mối quan hệ anh em giữa người kinh và người Thượng, tập hợp được các dân tộc Bắc Tây Nguyên vùng Tây Sơn Thượng đạo như người BaNa, Gia Rai vào cuộc đấu tranh thống nhất đất nước

Ngày 14/6/1991, quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo đã được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp bằng di tích lịch sử văn hóa, quần thể gồm 6 di tích liên quan đến cuộc khởi nghĩa của người Anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ : An Khê Đình, Gò Chợ, hòn đá Ông Bình, hòn đá Ông Nhạc, Vườn mít – Cánh đồng Cộ Hầu, kho tiền – nền nhà Ông Nhạc

 Làng kháng chiến Stơr

- Vị trí: Làng kháng chiến Stơr thuộc thị trấn Kbang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai

- Đặc điểm: Làng Stơr và Anh hùng Núp đã thực sự trở thành biểu tượng của “Đất nước đứng lên” mà tiếng vang còn vòng đến tận Tây Bán cầu

Cách thành phố Pleiku khoảng 70km về hướng Đông, làng Stơr là nơi anh hùng Núp được sinh ra và lớn lên, tại đây anh Núp đã phát động và lãnh đạo bà con dân làng đứng lên đánh Pháp, mô hình “ làng kháng chiến” từ chiến trường Gia Lai ra đời Làng Stơr và anh hùng Núp đã thực sự trở thành biểu tượng của “ Đất nước đứng lên”

Lịch sử Đảng bộ Gia Lai đã ghi: “ Trước cách mạng tháng 8/1945, ông đã chỉ huy thanh niên Stơr tổ chức dân làng chiến đấu chống Pháp xâm lược gìn giữ núi rừng, buôn làng…,bằng những vũ khí đơn sơ như: Chông tre, bẫy đá, cung tên…đã tiêu diệt hàng trăm tên địch, tấm gương sáng chói cho các dân tộc Tây Nguyên noi theo, đứng lên chống giặc ngoại xâm, gìn giữ quê hương, đất nước Từ tháng 9/1950 đến tháng 2/1951 quân Pháp đã tổ chức 10 cuộc hành quân đánh lên làng Stơr, có lần ( 12/1950 ) chúng đã sử dụng tới một lực lượng gồm 400 quân vây quét, suốt lúa, phá rẫy, đốt làng, quyết phá cho được dấu tích làng Stơr Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng và thôn trưởng Núp, dân làng Stơr đã dựa vào núi rừng hiểm trở, tổ chức đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch

Cuộc cách mạng của ông đã trở thành thiên anh hùng ca bất tử, ông là người Tây Nguyên đầu tiên được Nhà Nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, là người được bạn bè quốc tế mến phục

Trang 35

GVHD: HÀ THÚC VIÊN

Ngày 23/3/1993, làng Stơr đã được Bộ Văn hóa – Thông tin cấp bằng di tích lịch

sử văn hóa: Làng Kháng chiến Stơr

 Chùa Bửu Nghiêm

- Vị trí: số 200 đường Duy Tân, phường Diên Hồng, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

- Đặc điểm: Chùa được xây dựng năm 1964 Đến năm 1978 ngôi chánh điện chùa được trùng tu

Trong những năm gần đây, Hòa Thượng Thích Từ Hương, trụ trì chùa, đang tiếp tục công việc tu sửa, mở mang ngôi chùa cùng với các hoạt động văn hóa từ thiện tại địa phương

2.2 Tổng quan về khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng

2.2.1 Lịch sử hình thành

- Ngày 20/4/1984 UBND tỉnh Gia Lai - KonTum, liên hiệp LNCN Kon Hà Nừng cùng với đoàn điều tra quy hoạch Bộ LN, đã thống nhất trình Bộ LN và chủ nhiệm chương trình tây nguyên 2 lập hồ sơ trình Hội đồng bộ trưởng ra quyết định thành lập khu rừng cấm Kon Chu Răng

- Ngày 9/8/1986 Kon Chu Răng có tên trong Quyết định số 194/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, với diện tích 16.000 ha ( Bộ NN&PTNT, 1997)

- Năm 1994, Viện Khoa học lâm nghiệp đã xây dựng dự án đầu tư cho khu bảo tồn, nhưng chưa được Bộ Lâm nghiệp phê duyệt (Anon, 1994)

- Năm 1999, Viện Điều tra quy hoạch rừng tiếp tục xây dựng dự án đầu tư cho khu bảo tồn này (Anon, 1999) với diện tích đề xuất là 15.900 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.746 ha và phân khu phục hồi sinh thái 7.154 ha Ngoài ra, dự án đầu tư còn quy hoạch một vùng đệm với diện tích 56.000 ha thuộc 2 xã Sơn Lang và ĐăkRông, huyện Kbang

- Ngày 21/6/2000, Uỷ ban Nhân Dân tỉnh Gia Lai gửi Công văn số 857/CV-UB đề nghị phê duyệt dự án đầu tư cho KBTTN Kon Chư Răng Ngày 4/8/2000 Bộ NN&PTNT

đã thẩm định dự án đầu tư theo số 2648/BNN-KH Do điều kiện địa hình nằm tại khu vực

xa xôi, hẻo lánh, mức độ đe dọa thấp nên UBND tỉnh Gia Lai đã quyết định không thành lập ban quản lý tại Kon Chư Răng Tuy nhiên thay vào đó, UBND tỉnh đã quyết định

Trang 36

GVHD: HÀ THÚC VIÊN

thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên theo quyết định số 28/2004/QĐ-UB Ngày 18/3/2004 thuộc sự quản lý của chi cục kiểm lâm tỉnh Gia Lai Ban quản lý KBT chính thức đi vào hoạt động 6/2004

- Thực hiện luật bảo vệ phát triển rừng, ngày 23/03/2009 UBND tỉnh Gia Lai ra Quyết định số: 102/QĐ-UBND về việc chuyển đổi Khu BTTN Kon Chư Răng trực thuộc Chi cục kiểm lâm thành BQL Khu BTTN Kon Chư Răng trực thuộc sở NN&PTNT

- Thực hiện Thông tư liên tịch số 79/2009/TTLT-BNNPTNT-BNV Ngày 25 / 11 /

2010 UBND Tỉnh gia lai đã ban hành văn bản số 1708/QĐ-UBND V/V xếp hạng các đơn

vị sự nghiệp, dịch vụ công lập thuộc ngành NNPTNT tỉnh Gia lai, trong đó BQL khu BTTN Kon Chư Răng được xếp hạng 2 (cùng hạng với vườn Quốc giaKon KaKinh) đây

là một sự kiện đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về tổ chức của BQL khu BTTN Kon Chư Răng

- Theo Quyết định số 53/QĐ-UBND ngày 4/2/2008 về số liệu phân cấp 3 loại rừng

của Gia lai thì :

 Tổng diện tích tự nhiên của KCR còn là: 15.446 Ha

 Tổng diện tích rừng tự nhiên là : 15387 Ha

Như vậy độ che phủ rừng của Khu BTTN Kon Chư Răng trong những năm qua tăng mạnh, hiện nay độ che phủ rừng của KCR là : 99,6 % (cao nhất so với các khu rừng đặc dụng trên toàn Quốc)

Phía Bắc giáp huyện Konplong tỉnh Kon Tum

Trang 37

GVHD: HÀ THÚC VIÊN

Phía Đông Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, Tỉnh Bình Định

Phía Tây giáp xã Đăc Roong và Lâm phận của Lâm trường Trạm Lập

Phía Đông Bắc giáp huyện Ba Tơ, Tỉnh Quảng Ngãi

Phía Nam giáp Lâm trường Hà Nừng huyện Kbang

Diện tích các phân khu chức năng: 15.446 ha

a) Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 10.022 ha

b) Phân khu phục hồi sinh thái: 5.394 ha

- Lập các dự án đầu tư xây dựng, bảo tồn thiên nhiên trong khu bảo tồn, xây dựng kế hoạch chi phí hàng năm cho các hoạt động của đơn vị để trình cấp đơn vị thẩm quyền phê duyệt; quản lý, sử dụng kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước theo đúng quy định hiện hành

- Tổ chức thực hiện các dự án đầu tư xây dựng khu bảo tồn đó được cấp thẩm quyền phê duyệt; tham gia các hoạt động về hợp tác quốc tế, phát triển kinh tế xã hội vùng đệm theo sự phân công, chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền

- Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế hoạt động của khu bảo tồn theo hướng dẫn của cơ quan chủ quản

- Định kỳ báo cáo cấp trên về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động của khu bảo tồn

Trang 38

GVHD: HÀ THÚC VIÊN

- Xây dựng các dự án, kế hoạch về các hoạt động nghiên cứu khoa học, văn hóa xã hội, du lịch sinh thái trong khu bảo tồn và vùng đệm, trình các cơ quan chức năng, cấp thẩm quyền phê duyệt; đồng thời tổ chức thực hiện các dự án, kế hoạch đó theo sự phân công của cấp có thẩm quyền

 Giám đốc: Trịnh Viết Ty

Trang 39

Phòng Quản lý bảo vệ rừng

Phòng Khoa học

kỹ thuật

Tổ Trưởng Tổ phía Bắc

Tổ trưởng tổ phía Nam

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức hành chính

Trang 40

GVHD: HÀ THÚC VIÊN

Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu:

3.1.1 Tìm hiểu và đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng phát triển DLST tại Kon Chư Răng

- Tìm hiểu các đặc trưng về hệ sinh thái của KBTTN

- Khảo sát hiện trạng đời sống – kinh tế, và nhu cầu tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồng dân cư

- Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái của KBTTN: về đa dạng sinh học, khí hậu, địa hình, tiềm năng nhân văn

3.1.2 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Kon Chư Răng

- Cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ du lịch

- Nguồn nhân lực

- Loại hình du lịch có thể phát triển

3.1.3 Những khó khăn của KBTTN trong việc phát triển DLST

- Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của KBT thông qua phương pháp SWOT

- Xác định một số định hướng phát triển DLST tại KBTTN Kon Chư Răng

3.2 Phương pháp nghiên cứu:

3.2.1 Thu thập số liệu:

 Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp: lấy từ các tài liệu từ đơn vị thực tập, sách, báo, internet,

Ngày đăng: 30/05/2018, 17:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô An, 2010, Tài liệu môn học Du lịch sinh thái, Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, 104 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu môn học Du lịch sinh thái
2. Đặng Thị Thảo, 2011, Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển DLST tại VQG Kon Ka Kinh, luận văn tốt nghiệp kỹ sư quản lý môi trường và du lịch sinh thái, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển DLST tại VQG Kon Ka Kinh
4. Minh Khôi, Bước khởi sắc cho ngành du lịch Gia Lai. Truy cập ngày 17 tháng 04 năm 2012.http://sovhttdl.gialai.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=352:bc-khi-sc-cho-nganh-du-lch-gia-lai&catid=64:cha-phan-loi&Itemid=76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước khởi sắc cho ngành du lịch Gia Lai
5. Minh Khôi, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng dưới góc nhìn du lịch. Truy cập ngày 17 tháng 04 năm 2012.http://sovhttdl.gialai.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=328:khu-bo-tn-thien-nhien-kon-ch-rng-t-goc-nhin-du-lch&catid=64:cha-phan-loi&Itemid=76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng dưới góc nhìn du lịch
6. Vụ Thị trường Du lịch, 2009, Một số thành tựu trong quá trình phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Truy cập ngày 03 tháng 03 năm 2012.http://www.vietnamtourism.gov.vn/index.php?cat=0110&itemid=6796 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số thành tựu trong quá trình phát triển của ngành du lịch Việt Nam
7. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2012http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/thuc-trang-phat-trien-du-lich-sinh-thai-o-viet-nam.176090.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
8. Tiềm năng du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng. Truy cập ngày 15 tháng 02 năm 2012http://www.konkakinhkonchurang.org/konchurang/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiềm năng du lịch sinh thái tại khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng
9. Trịnh Viết Ty, 2010, Truyền thuyết về thác 50. Truy cập ngày 03 tháng 03 năm 2012 http://wikimapia.org/13921295/vi/Thac-50-Kon-Chu-Rang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền thuyết về thác 50
3. Trịnh Viết Ty, 2011, Báo cáo KBTTN Kon Chư Răng, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w