1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH TỈNH NINH THUẬN

120 566 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2 MB

Nội dung

TÓM TẮT Đề tài “Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Phước Bình tỉnh Ninh Thuận” được thực hiện tại VQG Phước Bình, huyện Bác Ái,  Khảo sát hiện trạng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH

TỈNH NINH THUẬN

Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ THIÊN LÝ Ngành:QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI Niên khóa: 2008-2012

Tháng 06/2012

Trang 2

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƯỜN QUỐC GIA PHƯỚC BÌNH TỈNH NINH THUẬN

Tác giả

PHẠM THỊ THIÊN LÝ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Giáo viên hướng dẫn:

TS Hà Thúc Viên

Tháng 06/2012

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP.HCM

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH SINH THÁI

- Khảo sát tiềm năng phát triển DLST tại VQG Phước Bình

- Định hướng phát triển DLST tại VQG Phước Bình

3 Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 2/2012 Kết thúc: tháng 6/2012

4 Giáo viên hướng dẫn: TS Hà Thúc Viên

Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn

Ngày tháng năm 2012 Ngày tháng năm 2012 Ban chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn

TS HÀ THÚC VIÊN

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc thầy Hà Thúc Viên, Trưởng Bộ môn Tài nguyên và Du lịch Sinh thái, Khoa Môi trường và Tài nguyên, người thầy luôn tận tâm hướng dẫn, hỗ trợ, động viên và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này

Tôi xin chân thành cám ơn toàn thể Thầy, Cô Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Thầy, Cô Khoa Môi trường và Tài nguyên nói riêng đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường

Tôi xin chân thành cảm ơn các Cô, Chú, Anh, Chị công tác tại phòng Giáo dục Môi trường và Du lịch Sinh thái, Ban Quản Lý VQG Phước Bình, Phòng Thống kê huyện Bác Ái…đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực địa cũng như cung cấp các số liệu cần thiết để tôi thực hiện đề tài

Cám ơn bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài

Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, người đã sinh thành và nuôi dạy tôi trưởng thành như ngày hôm nay

Tôi xin chân thành cám ơn!!!

Trang 5

TÓM TẮT

Đề tài “Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại VQG

Phước Bình tỉnh Ninh Thuận” được thực hiện tại VQG Phước Bình, huyện Bác Ái,

 Khảo sát hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Phước Bình

 Tìm hiểu nhận thức và khả năng tham gia của cộng đồng vào phát triển DLST

 Ý kiến đánh giá của khách du lịch đến VQG Phước Bình

 Đánh giá triển vọng phát triển DLST tại VQG Phước Bình

 Định hướng phát triển DLST tại VQG Phước Bình

Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Nghiên cứu, tham khảo tài liệu liên quan,khảo sát thực địa,phương pháp bản đồ, điều tra xã hội học, phương pháp phân tích ma trận SWOT, phân tích xử lý số liệu

Kết quả thu được :

 Cơ sở hạ tầng của VQG Phước Bình : Chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển DLST

 Đánh giá được tiềm năng DLST của VQG Phước Bình VQG Phước Bình có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái Thiên nhiên đã ưu đãi cho VQG có một

hệ thống tài nguyên thiên nhiên phong phú, có giá trị đa dạng sinh học là những điều kiện cần thiết để VQG phát triển du lịch sinh thái Bên cạnh đó, VQG còn chứa đựng giá trị lịch sử to lớn của đất nước Cộng đồng địa phương đang ngày càng có ý thức hơn về bảo vệ rừng và mong muốn du lịch sinh thái tại VQG sớm đi vào hoạt động

Trang 6

 Đề xuất các loại hình du lịch có thể khai thác tại VQG Phước Bình

 Xây dựng được các tuyến du lịch nhằm thu hút du khách đến VQG

 Đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch từ đó giúp VQG

có những kế hoạch phát triển du lịch phù hợp và thu hút đông đảo du khách đến thăm quan

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

TRANG TỰA i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC v

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU x

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ xi

Chương 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 4

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

1.3.1 Khảo sát tiềm năng phát triển DLST tại VQG Phước Bình 4

1.3.2 Định hướng phát triển DLST tại VQG Phước Bình 4

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

Chương 2 TỔNG QUAN 5

2.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI 5

2.1.1 Các khái niệm về du lịch sinh thái 5

2.1.2 Những đặc trưng cơ bản của DLST 6

2.1.3 Những yêu cầu của DLST 6

2.1.4 Các nguyên tắc cơ bản về phát triển DLST 7

2.1.5 Hiện trạng phát triển DLST tại các KBTTN, VQG của Việt Nam 7

2.2 KHÁI QUÁT VỀ VQG PHƯỚC BÌNH 10

2.2.1 Lịch sử hình thành 10

2.2.2 Vị trí địa lý 10

2.2.3 Diện tích và các phân khu chức năng 11

2.2.4 Các chức năng,mục tiêu và nhiệm vụ của VQG Phước Bình 12

2.2.4.1 Chức năng: 12

Trang 8

2.2.4.2 Mục tiêu và nhiệm vụ: 12

2.2.5 Cơ cấu tổ chức 13

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

3.1 NỘI DUNG 14

3.1.1 Khảo sát tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Phước Bình 14

3.1.2 Định hướng phát triển DLST tại VQG Phước Bình 15

3.1.2.1 Xây dựng các loại hình du lịch có thể khai thác tại VQG Phước Bình 15

3.1.2.2 Đề xuất xây dựng tuyến DLST tại VQG Phước Bình 15

3.1.2.3 Đề xuất các giải pháp phát triển DLST tại VQG Phước Bình 15

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 15

3.2.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 15

3.2.1.2 Phương pháp khảo sát thực địa 16

3.2.1.3 Phương pháp điều tra xã hội học 17

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 19

3.2.2.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp với phần mềm Excel và Word 19

3.2.2.2 Phương pháp ma trận SWOT 19

Chương 4 KẾT QUẢ -THẢO LUẬN 20

4.1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DLST TẠI VQG PHƯỚC BÌNH 20

4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 20

4.1.1.1 Địa hình - địa mạo 20

4.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn 20

4.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên của VQG Phước Bình 22

4.1.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội 26

4.1.2.1 Đặc điểm về xã hội 26

4.1.2.2 Đặc điểm về kinh tế 28

4.1.2.3 Tình hình đời sống nhân dân trong vùng lõi và vùng đệm 28

4.1.2.4 Tình hình giáo dục – y tế 29

4.1.2.5 Giao thông – thông tin liên lạc - hệ thống điện 29

4.1.3 Tiềm năng nổi bật về tài nguyên tự nhiên tại VQG Phước Bình 30

4.1.4 Tiềm năng về tài nguyên du lịch nhân văn 31

Trang 9

4.1.4.1 Trận địa đá Pi Năng Tắc: 31

4.1.4.2 Đặc điểm văn hóa của người dân bản địa 32

4.1.5 Đánh giá các điều kiện cơ sở hạ tầng để phát triển DLST 33

4.1.5.1 Cơ sở hạ tầng của VQG Phước Bình 33

4.1.5.2 Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ phát triển du lịch 34

4.1.5.3 Hệ thống nhà hàng – khách sạn phục vụ du lịch trong vùng xung quanh 35

4.1.5.4 Hệ thống giao thông 36

4.1.5.5 Hiện trạng hệ thống điện - nước – thông tin liên lạc 36

4.1.5.6 Hệ thống quản lý chất thải rắn - nước thải 37

4.1.6 Đánh giá hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Phước Bình 37

4.1.6.1 Căn cứ để phát triển hoạt động du lịch sinh thái 37

4.1.6.2 Hiện trạng hoạt động DLST 37

4.1.6.3 Hiện trạng môi trường không khí – nước – chất thải rắn từ hoạt động 39

4.1.6.4 Hiện trạng công tác tổ chức quản lý phát triển du lịch tại VQG Phước Bình 40

4.1.7 Khả năng tham gia của cộng đồng vào phát triển DLST 41

4.1.7.1 Những tác động tiêu cực của người dân đến tài nguyên thiên nhiên tại VQG 44 4.1.7.2 Nhận thức của người dân về rừng Phước Bình 46

4.1.7.3 Mong muốn của người dân khi DLST phát triển tại VQG Phước Bình 50

4.1.8 Ý kiến đánh giá của khách du lịch đến VQG Phước Bình 53

4.1.8.1 Mức độ thường xuyên đi du lịch 53

4.1.8.2 Hiểu biết của du khách về DLST 54

4.1.8.3 Yếu tố hấp dẫn khách du lịch đến VQG Phước Bình 56

4.1.8.4 Đánh giá của du khách về chi phí, chất lượng các dịch vụ du lịch tại VQG 58

4.1.8.5 Đóng góp của khách du lịch nhằm thúc đẩy sự phát triển DLST tại VQG 60

4.1.9 Đánh giá triển vọng phát triển DLST tại VQG Phước Bình 62

4.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DLST TẠI VQG PHƯỚC BÌNH 64

4.2.1 Đề xuất các loại hình du lịch có thể khai thác tại VQG Phước Bình 64

4.2.1.1 Du lịch tham quan tiềm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên Phước Bình 64

4.2.1.2 Du lịch giải trí nghĩ ngơi 65

4.2.1.3 Du lịch chuyên đề phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học 66

4.2.1.4 Du lịch leo núi 66

Trang 10

4.2.1.5 Du lịch tham quan di tích lịch sử 66

4.2.1.6 Du lịch tham quan làng nghề và văn hoá cộng đồng 66

4.2.2 Đề xuất xây dựng các tuyến DLST tại VQG Phước Bình 67

4.2.3 Đề xuất các giải pháp phát triển DLST tại VQG Phước Bình 72

4.2.3.1 Giải pháp về vốn đầu tư 73

4.2.3.2 Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động du lịch 74

4.2.3.3 Quy hoạch giao thông 77

4.2.3.4 Mua sắm trang thiết bị 80

4.2.3.5 Giải pháp về nguồn nhân lực 80

4.2.3.6 Giải pháp về định hướng thị trường 81

4.2.3.7 Giải pháp về quảng bá tiếp thị 82

4.2.3.8 Giải pháp đối với cộng đồng địa phương 83

4.2.3.9 Hệ thống cấp nước 84

4.2.3.10.Hệ thống thoát nước 84

4.2.3.11.Hệ thống xử lý rác thải 85

4.2.3.12.Hệ thống điện 85

4.2.3.13.Thông tin, Bưu chính viễn thông 85

4.2.3.14.Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 85

Chương 5 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 86

5.1 KẾT LUẬN 86

5.2 KIẾN NGHỊ 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 11

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DLST Du lịch Sinh thái

SĐVN Sách đỏ Việt Nam

SĐTG Sách đỏ Thế Giới

KBTTN Khu Bảo tồn Thiên nhiên

VQG Vườn Quốc Gia

UBND Ủy ban nhân dân

BQL Ban quản lý

ĐDSH Đa dạng sinh học

WWF Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế Giới (World Wildlife Fund)

IUCN Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for

ESCAP Uỷ ban Kinh tế - Xã hội Châu Á Thái Bình Dương (The United

Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific)

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai VQG Phước Bình 12

Bảng 3.1 : Thành phần đối tượng cộng đồng được được điều tra 18

Bảng 3.2 : Thành phần đối tượng du khách được điều tra 19

Bảng 4.1 : Thành phần thực vật Vườn Quốc gia Phước Bình 22

Bảng 4.2: Thành phần loài động vật ghi nhận trong Vườn Quốc gia Phước Bình 25

Bảng 4.3: Các nhóm dân tộc sống trong vùng lõi VQG 26

Bảng 4.4: Diện tích, dân số, lao động và mật độ dân số sống trong vùng lõi và 27

Bảng 4.5: Các nhóm dân tộc sống trong vùng lõi và vùng đệm VQG Phước Bình 27

Bảng 4.6 : Cơ cấu sử dụng đất các xã vùng đệm 28

Bảng 4.7 : Danh sách cán bộ phòng du lịch sinh thái VQG Phước Bình 41

Bảng 4.8: Thành phần đối tượng điều tra 43

Bảng 4.9: Thành phần đối tượng điều tra 53

Bảng 4.10: Ma trận SWOT đánh giá triển vọng phát triển DLST của VQG 62

Bảng 4.11 : Các chiến lược phát triển DLST tại VQG Phước Bình 72

Trang 13

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 :Vị trí VQG Phước Bình 11

Hình 2.2 : Bộ máy tổ chức hành chính VQG Phước Bình 13

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ người dân thực hiện các hoạt động trái phép bên trong VQG 44

Biểu đồ 4.2 : Thể hiện hiểu biết của người dân về sự thay đổi diện tích rừng 46

Biểu đồ 4.3: Nhận thức của người dân về lợi ích của rừng Phước Bình 47

Biểu đồ 4.4: Những vấn đề có ảnh hường lớn đến việc bảo tồn VQG hiện nay 49

Biểu đồ 4.5: Các hoạt động du lịch mà cộng đồng muốn tham gia 51

Biểu đồ 4.6: Lợi ích của DLST mang lại cho cộng đồng địa phương 52

Biểu đồ 4.7: Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên đi du lịch của du khách 54

Biểu đồ 4.8: Ý thích đi du lịch theo nhóm của du khách 54

Biểu đồ 4.9: Hiểu biết của du khách về DLST 55

Biểu đồ 4.10: Hiểu biết của du khách về DLST tại VQG Phước Bình 56

Biểu đồ 4.11: Mục đích của du khách đến VQG Phước Bình 57

Biểu đồ 4.12: Các yếu tố thu hút du khách đến VQG Phước Bình 58

Biểu đồ 4.13: Đánh giá của du khách về chi phí du lịch tại VQG Phước Bình 59

Biểu đồ 4.14: Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch tại VQG 59 Biểu đồ 4.15: Ý kiến của du khách góp phần phát triển DLST tại VQG Phước Bình 61

Trang 14

Chương 1

MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; sự phát triển du lịch sinh thái (DLST) đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng đồng người dân các địa phương, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn Ngoài ra, DLST còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí Chính vì vậy ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, du lịch sinh thái còn được xem như một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường sinh thái thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của người dân địa phương khi tham gia vào các hoạt động du lịch

Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15 độ

vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, với hơn 3200 km đường bờ biển, hàng ngàn hòn đảo…, và trên lãnh thổ đó là nơi sinh sống của cộng đồng nhiều dân tộc với lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, đấu tranh giữ nước với nhiều truyền thống có những nét đặc trưng riêng, nhiều di tích văn hóa lịch sử nên Việt Nam có nhiều điều kiện phát triển DLST

Tuy là loại hình du lịch khá mới ở nước ta, nhưng trước nhu cầu của thị trường

và khả năng đáp ứng của các tiềm năng du lịch sinh thái của Việt Nam, tại một số nơi hoạt động du lịch sinh thái cũng đã hình thành dưới các hình thức khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên khác nhau như du lịch tham quan, nghiên cứu ở một số khu

Trang 15

vườn quốc gia (VQG) (Cát Bà, Cúc Phương, Ba Bể, Nam Cát Tiên, Tam Nông, U Minh ); du lịch thám hiểm, nghiên cứu vùng núi cao như Phanxipăng; du lịch tham quan miệt vườn, sông nước đồng bằng sông Cửu Long; du lịch lặn biển (Hạ Long - Cát Bà, Nha Trang), thám hiểm hang động (Phong Nha) Thị trường khách của loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam còn rất hạn chế Phần lớn khách du lịch quốc tế đến các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) là từ các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc, còn khách nội địa là sinh viên, học sinh và cán bộ nghiên cứu Trong số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hàng năm chỉ có khoảng 5 - 8% tham gia vào các tour du lịch sinh thái tự nhiên và khoảng 40 - 45% tham gia vào các tour du lịch tham quan - sinh thái nhân văn Còn đối với thị trường khách du lịch nội địa tỷ lệ này thấp hơn

Nhận thức rõ vai trò của du lịch sinh thái đối với sự phát triển của ngành du lịch nói riêng và bảo vệ tài nguyên, môi trường đảm bảo cho sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước nói chung, vào tháng 9/1999, Tổng cục Du lịch Việt Nam

đã phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Uỷ ban Kinh tế - Xã hội Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức Hội thảo Quốc tế về xây dựng khung chiến lược phát triển DLST làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam cũng như đẩy mạnh hợp tác phát triển hoạt động DLST của Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế Tại Hội thảo này, các chuyên gia và các nhà quản

lý du lịch Việt Nam cùng phối hợp với chuyên gia quốc tế đã xây dựng định nghĩa du lịch sinh thái như sau: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, có giáo dục môi trường, đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, có

sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” Đây là cơ sở lý luận khá quan trọng tạo tiền đề cho việc tổ chức triển khai các hoạt động thực tiễn đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch sinh thái trong thời gian tiếp theo Cùng với việc xây dựng định nghĩa về

du lịch sinh thái; những nguyên tắc, những yêu cầu cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái cũng được thảo luận và đưa ra tại hội thảo này

Được thành lập vào năm 2006, là VQG non trẻ của Việt Nam đã và đang được đầu tư phát triển với sự quan tâm của đảng và nhà nước.Khu vực VQG Phước Bình thuộc địa bàn huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận ở độ cao từ 300m đến gần 2.000m so với mực nước biển, trên sườn Đông của Cao nguyên Đà Lạt và là khu vực chuyển tiếp

Trang 16

giữa 3 vùng: Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Đây là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, bao gồm hệ thống các tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn Với điều kiện đó, VQG Phước Bình có thể phát triển được nhiều loại hình du lịch để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, như du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái,…Trong đó đáng chú ý

là loại hình du lịch sinh thái, được phát triển dựa trên việc khai thác các điều kiện tự nhiên và nhân văn, góp phần vào bảo tồn và tôn tạo các giá trị tự nhiên và văn hóa của địa phương

Tuy nhiên, việc đầu tư khai thác loại hình du lịch sinh thái ở địa phương trong những năm qua vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có hướng đầu tư hợp lý, chưa tiến hành điều tra khảo sát đánh giá kỹ lưỡng và toàn diện, đội ngũ các nhà quản lý và nhân viên làm việc trong ngành du lịch hiểu biết còn hạn chế về du lịch sinh thái, sự tham gia của cộng đồng dân cư bản địa vào hoạt động du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng chưa cao Đặc biệt, ở những khu vực như VQG Phước Bình, nơi việc phát triển

du lịch cần gắn chặt với việc bảo vệ sự đa dạng sinh học và đồng thời nâng cao, cải thiện điều kiện sống của nhân dân các dân tộc địa phương

Cùng với những lợi thế về mặt du lịch do thiên nhiên ưu đãi cho VQG Phước Bình và việc phát triển ngành du lịch sinh thái của Ninh Thuận hiện nay, thì việc đầu

tư phát triển du lịch sinh thái VQG Phước Bình sẽ là giải pháp thiết thực, nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, tạo cơ hội tăng thêm nguồn thu cho VQG và cộng đồng dân cư sống trong khu vực, đời sống của người dân được nâng lên, giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên trong vùng lõi của VQG, đồng thời góp phần giới thiệu giá trị đa dạng sinh học, môi trường sinh thái, văn hóa bản địa, văn hóa lịch sử tới người dân trong và ngoài nước Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của VQG nói chung và DLST tại đây nói riêng, tôi thực hiện đề tài : “Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Phước Bình tỉnh Ninh Thuận”

Trang 17

1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Mục tiêu tổng quát

Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái, xây dựng các loại hình du lịch sinh thái thích hợp đóng góp vào sự phát triển du lịch sinh thái bền vững tại VQG Phước Bình

Mục tiêu cụ thể

 Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại VQG Phước Bình

 Đánh giá hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Phước Bình

 Định hướng phát triển DLST tại VQG Phước Bình

1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.3.1 Khảo sát tiềm năng phát triển DLST tại VQG Phước Bình

- Khảo sát hiện trạng tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng của VQG Phước Bình

- Khảo sát hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Phước Bình

- Tìm hiểu nhận thức và khả năng tham gia của cộng đồng vào phát triển DLST

- Ý kiến đánh giá của khách du lịch đến VQG Phước Bình

- Đánh giá triển vọng phát triển DLST tại VQG Phước Bình

1.3.2 Định hướng phát triển DLST tại VQG Phước Bình

- Xây dựng các loại hình du lịch có thể khai thác tại VQG Phước Bình

- Đề xuất xây dựng tuyến DLST tại VQG Phước Bình

- Đề xuất các giải pháp phát triển DLST tại VQG Phước Bình

1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Tiềm năng và thực trạng phát triển DLST tại VQG Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Không gian:VQG Phước Bình và vùng đệm của VQG

Thời gian: từ 02/2012 đến 06/2012

Trang 18

Chương 2 TỔNG QUAN 2.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI

2.1.1 Các khái niệm về du lịch sinh thái

Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào được cải thiện, thực sự đã

có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lược và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế giới

Theo Hiệp hội Du lịch Sinh thái Thế giới (The Internatonal Ecotourism Society) thì “Du lịch Sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”

Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN): DLST là loại hình du lịch

và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng còn tương đối nguyên sơ

để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (có kèm theo các đặc trưng văn hóa – quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân địa phương

Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam : “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”

Như vậy DLST là loại hình du lịch dựa vào tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của cộng đồng địa phương, được thiết kế mang tính giáo dục môi trường cao Nhằm mang lại nguồn lợi kinh tế cho cộng đồng địa phương và công tác bảo tồn, trong đó phát huy sự tham gia của cộng đồng địa phương

Trang 19

2.1.2 Những đặc trưng cơ bản của DLST

 Dựa vào thiên nhiên và các nền văn hoá bản địa, chủ yếu ở các KBTTN, VQG

 Chú trọng vào sự nâng cấp và duy trì thiên nhiên, quản lý tài nguyên bền vững

 Hỗ trợ cho công tác bảo tồn thiên nhiên

 Mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

 Nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường thiên nhiên và văn hoá bản địa

 Đảm bảo cho nhu cầu thưởng thức của các thế hệ mai sau không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các du khách hôm nay

2.1.3 Những yêu cầu của DLST

Yêu cầu có tính nguyên tắc của DLST là tôn trọng sự tồn tại của các hệ sinh thái

tự nhiên và cộng đồng địa phương FUNDESO (2004) đề cập đến các yêu cầu cơ bản khi phát triển DLST:

 Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của VQG

 Thu hút sự tham gia của các cộng đồng, cá nhân, khách DLST, các nhà điều hành du lịch và các cơ quan của chính phủ và tổ chức phi chính phủ

 Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành du lịch tư nhân

 Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của VQG

 Tôn trọng văn hoá và truyền thống địa phương

 Giáo dục để nâng cao hiểu biết, khả năng thưởng thức của khách du lịch về các VQG và tăng cường sự tham gia của họ trong công tác bảo tồn

Trang 20

2.1.4 Các nguyên tắc cơ bản về phát triển DLST

Theo Phạm Trung Lương (1999), DLST cần đảm bảo được bốn nguyên tắc:

- Giáo dục và nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường tự nhiên, qua đó tạo

ý thức tham gia của du khách vào các nỗ lực bảo tồn

- Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên

Sự xuống cấp của môi trường và suy thoái các hệ sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống của DLST

- Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa bản địa Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương sẽ trực tiếp làm mất đi sự cân bằng hoặc thay đổi sinh thái tự nhiên vốn có của khu vực, sẽ tác động trực tiếp đến DLST

- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương Lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển DLST sẽ làm giảm sức ép cộng đồng lên môi trường

2.1.5 Hiện trạng phát triển DLST tại các KBTTN, VQG của Việt Nam

Mặc dù được đánh giá là có tiềm năng song DLST ở các Khu Bảo tồn và VQG ở Việt Nam nói chung vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng

Các hoạt động DLST thường bao gồm: Nghiên cứu, tìm hiểu các hệ sinh thái, tham quan, tìm hiểu đời sống động thực vật hoang dã, và văn hóa bản địa Tuy nhiên,

du khách đến các VQG mới chỉ tiếp cận được các hệ sinh thái rừng, các loài thực vật,

và một số loài côn trùng Rất hiếm khi du khách bắt gặp thú trong rừng Chỉ ở VQG Cát Tiên du khách có thể quan sát được một số thú lớn như Hươu, Nai, Lợn rừng, Cầy, Chồn, Nhím vào ban đêm Tại Cúc Phương và Tam Đảo đã xây dựng khu nuôi thú bán hoang dã để bảo tồn và phục vụ khách tham quan Khu cứu hộ các loài linh trưởng, trạm cứu hộ Rùa và Cầy vằn tại VQG Cúc Phương cũng là điểm dừng chân thú

vị cho khách du lịch

Các hệ sinh thái đất ngập nước với nhiều loài chim nước và các loài thuỷ sinh cũng đang thu hút nhiều khách du lịch VQG Xuân Thuỷ, với hệ sinh thái rừng ngập

Trang 21

mặn là nơi cư trú của hàng trăm loài chim, nổi tiếng nhất là loài Cò thìa KBTTN Vân Long (Ninh Bình) bao gồm cả hệ sinh thái đất ngập nước và hệ sinh thái rừng trên núi

đá vôi Tại đây du khách có thể ngắm nhìn từng bầy Voọc mông trắng và quan sát nhiều loài sinh vật thuỷ sinh và các loài chim nước như Sâm cầm VQG Tràm chim là nơi bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên Đồng Tháp Mười với loài đặc hữu là Sếu đầu đỏ đã thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi năm

Các khu DLST biển nổi tiếng như Cát Bà, Hòn Mun, Côn Đảo, Phú Quốc đã và đang có kế hoạch sử dụng tài nguyên sinh vật biển để phát triển nhiều dịch vụ du lịch hấp dẫn như xem rùa đẻ, khám phá các rạn san hô, và cỏ biển…

Hầu như khách đi DLST đều muốn trải nghiệm thực tế bằng cách khám phá các KBTTN, hệ sinh thái nông nghiệp, và trải nghiệm cuộc sống đời thường của người dân Việt Nam ở các vùng miền cùng với nhiều lễ hội truyền thống và nền văn hóa bản địa đặc sắc

Tuy có nhiều tiềm năng phát triển DLST song lượng khách đến các KBTTN Việt Nam còn rất thấp Theo báo cáo điều tra đánh giá hiện trạng bảo tồn thiên nhiên, giáo dục môi trường, DLST ở hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam năm 2006 thì lượng khách du lịch đến các khu rừng đặc dụng trong một năm dưới 2.000 khách chiếm 44,7%; từ 2.000 - 10.000 khách chiếm 32% và trên 10.000 khách chiếm 21,4% Theo số liệu điều tra của đề tài nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu DLST ở Việt Nam (2009) thì phần lớn là khách du lịch đến các VQG và KBTTN là khách nội địa (chiếm tới 80% tổng lượng khách) và cũng chưa thể thống kê được có bao nhiêu khách

là khách DLST đích thực Tuy nhiên có những điểm thu hút được đa số khách du lịch quốc tế, điển hình là KBTTN đất ngập nước Vân Long với trên 82,3% lượng khách đến tham quan du lịch là khách quốc tế Năm 2006, KBTTN Vân Long đã đón được trên 40.000 lượt khách du lịch quốc tế

Các công ty du lịch như Buffalow Tours, Exotissimo, Hanspand, Wild Lotus

đã và đang tổ chức thành công một số tour DLST đến các KBTTN và đã xây dựng được các trang web riêng để quảng bá, xúc tiến DLST cho riêng mình

Trang 22

Một số mô hình DLST cộng đồng đã hình thành, như ở Bản Khanh (VQG Cúc Phương), Bản Pác Ngòi (VQG Ba Bể), thôn Chày Lập (VQG Phong Nha Kẻ Bàng), bản A Đon (VQG Bạch Mã),….Do khó khăn trong khâu tiếp thị nên chưa thu hút được nhiều khách du lịch, lợi ích mang lại cho người dân còn rất khiêm tốn

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ cho phát triển DLST đã được xây dựng nhưng chất lượng và số lượng còn rất hạn chế Nhiều khu DLST như VQG Cúc Phương, Bái Tử Long, Bạch Mã, Cát Tiên đã xây dựng trung tâm du khách/Trung tâm thông tin và các đường mòn thiên nhiên có các biển diễn giải Qua các hiện vật trưng bày là các tiêu bản động thực vật, các mô hình mô tả hệ sinh thái và nhiều thông tin, tài liệu trưng bày trong Trung tâm làm cho du khách đã thấy được sự ĐDSH và ý nghĩa của việc thành lập VQG Đây còn là nơi triển khai hoạt động giáo dục môi trường cho khách tham quan du lịch

Nhiều khóa tập huấn về DLST và giáo dục môi trường đã được các dự án, các tổ chức quốc tế (JICA, WWF, IUCN…), Cục Kiểm lâm và Hiệp hội VQG và KBTTN Việt Nam triển khai cho các đối tượng liên quan

Công tác quy hoạch phát triển DLST đã được tiến hành ở một số nơi như: VQG Cúc Phương, Côn Đảo, Phong Nha Kẻ Bàng, Yokdon, Bạch Mã…

Một số chính sách có liên quan đến phát triển DLST đã được ban hành, như Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, Nghị định 23 về hướng dẫn thực hiện luật bảo vệ

và phát triển rừng, Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng; Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, KBTTN Tuy nhiên, vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, song đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của các hoạt động DLST và bảo tồn thiên nhiên Tuy đã có một số chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân

có thể tham gia đầu tư và quản lý hoạt động DLST ở các VQG, nhưng cho đến nay hoạt động DLST ở các VQG chủ yếu vẫn do các VQG tự tổ chức, vận hành Lợi ích từ hoạt động DLST vẫn chưa đến được với những cộng đồng địa phương một cách đầy đủ.( Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II, 2011)

Trang 23

2.2 KHÁI QUÁT VỀ VQG PHƯỚC BÌNH

2.2.1 Lịch sử hình thành

Ngày 21/02/1996, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận có Quyết định số 1168/1996/QĐ về việc sát nhập Ban quản lý Rừng phòng hộ đầu nguồn sông Cái và Ban quản lý Rừng Bậc Rây thành Ban quản lý Rừng phòng hộ đầu nguồn sông Cái Phước Bình Ngày 26/09/2002, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 125/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận Đến ngày 16/01/2003, Ban quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phước Bình chính thức được thành lập theo Quyết định số 02/2003/QĐ của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận

Với tầm quan trọng về bảo tồn đa dạng sinh học, các loài động thực vật quý hiếm, bảo vệ vùng đầu nguồn sông Cái và bảo tồn di tích lịch sử văn hóa trong chiến tranh Khu Bảo tồn Thiên nhiên Phước Bình lại được chuyển hạng lên Vườn quốc gia Phước Bình tỉnh Ninh Thuận theo Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày 08/06/2006 của Thủ tướng Chính phủ và đến ngày 23/05/2007 UBND tỉnh Ninh Thuận quyết định thành lập Vườn quốc gia Phước Bình tỉnh Ninh Thuận theo Quyết định 112/2007/QĐ-UBND

 Phía Đông giáp: huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà

 Phía Tây giáp: Rừng phòng hộ đầu nguồn Thuỷ Điện Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng

 Phía Nam giáp: Lâm trường Tân Tiến, tỉnh Ninh Thuận

 Phía Bắc giáp: VQG Bi Doup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Trang 24

(Nguồn :VQG Phước Bình, 2011)

Hình 2.1 :Vị trí VQG Phước Bình 2.2.3 Diện tích và các phân khu chức năng

 Diện tích 19.814 ha, với 3 phân khu

 Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt : 10.486 ha

 Phân khu phục hồi sinh thái : 9.144 ha

 Phân khu dịch vụ hành chính : 184 ha

Trang 25

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất đai VQG Phước Bình

Đơn vị tính: ha

Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt

Phân khu phục hồi sinh thái

Phân khu hành chính dịch

 Bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên

 Phát triển và bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên của VQG

 Nghiên cứu khoa học kết hợp mở rộng các hoạt động dịch vụ khoa học, học tập và tham quan du lịch

Trang 26

- Phối hợp với Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng để tạo thành một vùng bảo tồn thiên nhiên rộng lớn, góp phần cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì

và phát triển các loài thực vật và động vật hoang dã ở vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục về rừng Á nhiệt đới, rừng khô hạn, phát triển du lịch sinh thái và củng cố an ninh quốc phòng của tỉnh Ninh Thuận và vùng Nam Trung Bộ

- Góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa và lịch sử cách mạng của đồng bào các dân tộc địa phương, từng là chiến khu trong 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Tây Nguyên và Nam Trung Bộ

- Góp phần nâng cao năng lực phòng hộ đầu nguồn nước cho hệ thống sông Cái của tỉnh Ninh Thuận nhằm phục vụ cho các hoạt động sản xuất và đời sống, phát triển kinh tế - xã hội của vùng Nam Trung Bộ

2.2.5 Cơ cấu tổ chức

Vườn Quốc Gia Phước Bình trực thuộc UBND tỉnh Ninh Thuận gồm: Ban giám đốc; phòng tổ chức- hành chính; phòng tài chính - kế hoạch; Phòng khoa học – kỹ thuật; Phòng du lịch sinh thái và giáo dục môi trường; Văn phòng đại diện tại Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm

(Nguồn :Phòng tổ chức – hành chính, VQG Phước Bình, 2011)

Hình 2.2 : Bộ máy tổ chức hành chính VQG Phước Bình

Ban giám đốc (Giám đốc và Phó giám đốc)

Phòng tài chính -

kế hoạch Phòng khoa học – kỹ thuật

Phòng tổ chức - hành chính

Phòng DLST giáo dục môi trường

Trang 27

Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 NỘI DUNG

3.1.1 Khảo sát tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Phước Bình

Khảo sát hiện trạng tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng của VQG Phước Bình

Nội dung này được thực hiện nhằm nắm bắt các giá trị tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch của VQG Phước Bình Hiện trạng cơ sở hạ tầng hiện nay của VQG Phước Bình

Khảo sát hiện trạng hoạt động DLST tại VQG Phước Bình

Nội dung này được thực hiện để thấy rõ tình hình hoạt động DLST hiện nay, những vấn đề bất cập trong việc khai thác, sử dụng các tài nguyên du lịch để phát triển DLST, những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý và bảo tồn

Tìm hiểu nhận thức và khả năng tham gia của cộng đồng vào phát triển DLST

Ý kiến đánh giá của khách du lịch đến VQG Phước Bình

Đánh giá triển vọng phát triển DLST tại VQG Phước Bình tỉnh Ninh Thuận

Từ những kết quả đạt được từ những nội dung nghiên cứu trên kết hợp với phương pháp phân tích ma trận SWOT, tôi tiến hành đánh giá triển vọng phát triển DLST tại VQG Phước Bình

Trang 28

3.1.2 Định hướng phát triển DLST tại VQG Phước Bình

3.1.2.1 Xây dựng các loại hình du lịch có thể khai thác tại VQG Phước Bình

Để thực hiện những nội dung trên cần sử dụng nhiều phương pháp kết hợp và

sự nghiên cứu tổng thể để đưa ra kết quả cuối cùng Các phương pháp: khảo sát thực địa, nghiên cứu tài liệu, bản đồ, … giúp cho việc đưa ra kết quả chính xác và hợp lý

3.1.2.2 Đề xuất xây dựng tuyến DLST tại VQG Phước Bình

Dựa trên những kết quả nghiên cứu đã đạt được và ý kiến đánh giá của khách du lịch đến VQG tôi tiến hành xây dựng tuyến du lịch sinh thái trong VQG Phước Bình

 Việc lựa chọn các tuyến đường tự nhiên dựa trên các số nhân tố sau:

 Có phong cảnh đẹp

 Có nhiều giá trị tài nguyên ĐDSH và lịch sử

 Hình thức du lịch được lựa chọn dựa vào địa hình và đặc điểm khu vực

 Có nhiều điểm nhấn trong tuyến

 Phát triển cơ hội cho cộng đồng tham gia vào các hoạt động du lịch

3.1.2.3 Đề xuất các giải pháp phát triển DLST tại VQG Phước Bình

Sau khi xây dựng các loại hình du lịch, các tuyến du lịch để triển khai có hiệu quả các hoạt động phát triển DLST này tôi tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp, xây dựng các giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển DLST tại VQG Phước Bình

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu thu thập các tài liệu có liên quan từ sách báo internet, tạp chí khoa học, các kỷ yếu, ấn phẩm… và các tài liệu từ các cơ quan như : Ban quản lý VQG, Phòng thống kê huyện Bác Ái, Sở Văn hóa, Thề thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận.Tìm hiểu các tài liệu như:

Trang 29

Các lý thuyết về bảo tồn đa dạng sinh học, khái niệm về KBTTN (trong đó có VQG) và DLST, xây dựng bền vững thu thập từ kinh nghiệm của nhiều tổ chức và các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn tài nguyên là cơ sở lý luận vững chắc cho việc định hướng nghiên cứu và tư duy giải quyết các vấn đề khi thực hiện khóa luận

Các văn bản pháp quy liên quan đến việc phát triển DLST trong các KBTTN là một trong những cơ sở quan trọng trong việc đề xuất xây dựng tuyến du lịch sinh thái phù hợp không gây ảnh hưởng môi trường

Các chương trình DLST đã được triển khai tại các VQG, KBTTN khác tại Việt Nam và trên thế giới cũng là nguồn tham khảo quan trọng để có thể đưa ra đề xuất cuối cùng cho đề tài

3.2.1.2 Phương pháp khảo sát thực địa

Để có cái nhìn tổng quát, cụ thể, thực tế về các vấn đề của VQG

Hoạt động khảo sát thực hiện kết hợp với việc dựa vào các bản đồ như bản đồ địa giới hành chính, bản đồ phân khu chức năng, bản đồ thảm thực vật, bản đồ phân bố tài nguyên thiên nhiên và cùng với sự giúp đỡ của cán bộ VQG tôi xác định các địa điểm,

vị trí tài nguyên du lịch, chốt bảo vệ…và tiến hành khảo sát thực địa rừng Phước Bình Quá trình khảo sát chia làm 2 đợt:

Đợt 1: Từ ngày 20/2 – 10/3/2012 Các nội dung khảo sát là : Khảo sát hệ thống

cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng của phân khu hành chính VQG Khảo sát hệ thống cơ

sở hạ tầng phục vụ công tác bảo tồn, phát triền DLST tại VQG như các chốt kiểm lâm, các trạm dừng chân, các đường mòn, các công cụ bảo vệ môi trường…Khảo sát hiện trạng tài nguyên du lịch, tiến hành ghi nhận bằng hình ảnh các cảnh quan, hệ thống các suối thác, các đặc trưng của hệ sinh thái rừng và vùng chuyển tiếp

Đợt 2: Từ ngày 26/3 – 8/4/2012.Tiến hành khảo sát cộng đồng tại tất cả 6 thôn của xã Phước Bình Tìm hiểu đặc điểm văn hóa, cuộc sống sinh hoạt của người dân, ghi nhận bằng hình ảnh và ghi chép các sản phẩm vật dụng sinh hoạt và văn hoá có thể làm sản phẩm phụ vụ du lịch Điều tra ý kiến của du khách về DLST tại VQG Phước Bình

Trang 30

3.2.1.3 Phương pháp điều tra xã hội học

Phương pháp điều tra xã hội học được thực hiện thông qua 3 bước: xác định đối tượng điều tra và xây dựng phiếu điều tra, tiến hành điều tra thông qua phát phiếu câu hỏi kết hợp phỏng vấn và phân tích kết quả điều tra

 Cộng động dân cư xung quang VQG : nội dung thu thập bao gồm

-Thông tin cơ bản về đối tượng được điều tra

- Hiểu biết của người dân về sự thây đổi diện tích rừng phủ xanh

- Các hoạt động ảnh hưởng tới diện tích, công tác bảo tồn tại VQG (lâm tặc, nghèo đói, tuyên truyền thiếu,hay không có vấn đề)

-Nhận thức về lợi ích và tầm quan trọng của rừng Lợi ích mà DLST mang lại cho người dân

- Mức độ hài lòng của người dân đối với việc phát triển du lịch nơi họ sinh sống

- Mong muốn của người dân khi DLST phát triển tại VQG Phước Bình

Quá trình thu thập số liệu :

Số liệu thu thập là những số liệu sơ cấp, trực tiếp phỏng vấn người dân

Đề tài tiến hành phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên Phát phiếu phỏng vấn cộng đồng dân cư 6 thôn của xã Phước Bình, Số phiếu điều tra mỗi thôn là 10 phiếu, tổng số phiếu phát ra là 60 phiếu

Trang 31

Bảng 3.1 : Thành phần đối tượng cộng đồng được được điều tra

Nông nghiệp – chăn nuôi 41 68,33 %

Kinh doanh – buôn bán 8 13,33 %

Đến từng hộ ở mỗi thôn trình bày lý do, mục đích của việc khảo sát và tiến hành phỏng vấn Đối tượng khảo sát là những thành viên có vai trò quan trọng trong gia đình mỗi hộ

Ngoài ra còn ghi nhân bằng hình ảnh các sản phẩm, vật dụng sinh hoạt, bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc

 Khách du lịch đến VQG Phước Bình : nội dung thu thập bao gồm :

- Mục đích tham gia du lịch, thời gian lưu trú, số lần du lịch đến VQG Phứơc Bình của du khách

- Mức độ hài lòng của khách về: Chất lượng phục vụ du lịch, chất lượng sản phẩm du lịch, các yếu tố thu hút du khách khi đi du lịch tại VQG

- Mong muốn của du khách khi đến du lịch tại VQG

- Nhận xét của du khách về tài nguyên du lịch sinh thái tại VQG

Quá trình thu thập số liệu

Đối tượng khảo sát là khách du lịch đến VQG Phước Bình Số đối tượng khảo sát

là 100 đối tượng

Trang 32

Tiến hành xác định số lượng khách được phỏng vấn đối với từng nhóm khách khác nhau như học sinh, khách tự do hay công nhân viên chức… Trong mỗi nhóm khách chọn ngẫu nhiên các đối tượng khách để phỏng vấn

Bảng 3.2 : Thành phần đối tượng du khách được điều tra

Học sinh, sinh viên 35 35%

3.2.2.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp với phần mềm Excel và Word

Với những kết quả điều tra thu được tôi tổng hợp, phân tích xử lý các kết quả thu được.Với kết quả điều tra xã hội học tôi sử dụng phần mềm Excel tiến hành nhập dữ liệu, tính tỷ lệ cho các kết quả sau đó vẽ bản đồ thể hiện các kết quả và đánh giá Sau

đó dùng phần mềm Word để trình bày các kết quả

3.2.2.2 Phương pháp ma trận SWOT

Phương pháp ma trận SWOT được sử dụng trong đề tài để phân tích khả năng phát triển DLTS tại VQG và khả năng tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất hạ tầng tại VQG Phước Bình đối với sự phát triển DLST

Ma trận được xây dựng với 4 nhóm yếu tố đặc trưng: các điểm mạnh (Strengths), các điểm yếu (Weaknesses), các cơ hội (opportunities), và các thách thức (Threat) Dựa trên bốn nhóm yếu tố trên, trong quá trình phân tích tôi kết hợp các nhóm yếu tố với nhau nhằm tìm kiếm phương hướng phát triển phù hợp trong thời gian tới cho VQG Phước Bình

Trang 33

Chương 4 KẾT QUẢ -THẢO LUẬN 4.1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DLST TẠI VQG PHƯỚC BÌNH

4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Địa hình - địa mạo

Địa hình khu vực VQG Phước Bình là phần cuối của dãy Trường Sơn Nam, với phần lớn địa hình núi cao và núi trung bình, độ cao trung bình từ 1.500m - 1.800m, bề mặt chia cắt khá phức tạp, độ cao nghiêng dần từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống phía Nam chia thành 2 khu vực sau:

Khu vực phía Tây và Tây Bắc: Từ sông Đa Mây đến ranh giới tỉnh Lâm Đồng, chiếm 2/3 diện tích của VQG, gồm các tiểu khu (1, 2, 6, 7, 12, 13, 17, 18, 21, 23) Địa hình là những dãy núi cao và núi trung bình chính là ranh giới chung của 2 tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận (đỉnh Hòn Chan cao 1.978m, đỉnh Gia Rích cao 1.926m) Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc trung bình trên 300, nhiều sườn dốc độ dốc đạt gần

450 Độ chênh cao trong nội bộ VQG từ sông Đa Mây lên đỉnh núi ranh giới với tỉnh Lâm Đồng lên tới trên 1.000m

Khu vực phía Đông và Đông Nam: Phân bố từ sông Đa Mây đến ranh giới tỉnh Khánh Hoà, gồm các tiểu khu rừng số (3, 4, 5, 9, 11, 15, 18, 19, 24) Khu vực này có dạng địa hình là núi trung bình và núi thấp, độ cao và độ dốc nhìn chung thấp hơn khu vực phía Tây và phía Bắc của VQG

4.1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn

 Đặc điểm khí hậu

Khí hậu VQG Phước Bình nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng khí khô, nóng của tỉnh Ninh Thuận và vùng khí hậu á nhiệt đới của tỉnh Lâm Đồng nên chế độ khí hậu ở khu vực này có những biến động rất lớn về nhiệt độ và lượng mưa Theo phân

Trang 34

chia các tiểu vùng khí hậu của tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận thì khu vực VQG Phước Bình nằm trong tiểu vùng khí hậu II2, với những đặc điểm cơ bản về khí hậu của tiểu vùng này là:

+ Nhiệt độ:

Tổng bức xạ trung bình năm dao động từ 150  160 Kcal/cm2

 Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,20

+ Lượng mưa:

Khu vực Phước Bình có lượng mưa lớn hơn lượng mưa trung bình của tỉnh Ninh Thuận, tuy nhiên phân bố không đều giữa các mùa và tăng nhanh theo độ cao, mùa mưa kết thúc muộn, kéo dài 6 đến 7 tháng bắt đầu từ trung tuần tháng 5, kết thúc vào cuối tháng 11; tháng 9 là tháng có lượng mưa cao nhất trong năm và thường gây rửa trôi, xói mòn đất và kèm theo lũ gây sạt lở đất ven các sông, suối

Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.000mm ở vùng thấp, tăng lên khoảng 1.500mm hoặc có khi tới 2.000mm ở vùng núi cao

+ Chế độ ẩm:

Độ ẩm không khí khá cao, dao động trong khoảng (87%  88%) Mùa khô độ ẩm không khí là 75% Độ ẩm trung bình năm của của khu vực đạt khoảng 77,8%

Phân bố không gian của độ ẩm tương đối tuân thủ theo quy luật chung là tăng theo

độ cao địa hình Trên các khu vực núi cao độ ẩm tương đối trung bình năm đạt tới (85 90%) Vùng núi thấp có độ ẩm thấp, trị số trung bình năm chỉ từ (7580%)

Trang 35

+ Thuỷ văn

Sông Cái là sông lớn có ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn trong khu vực VQG Phước Bình Trong khu vực có 3 suối chính và rất nhiều các nhánh suối nhỏ đổ về 3 nhánh chính này Ba suối chính này là Gia Nhông (suối Ông), Đa Mây (sông Trương)

và sông Hàm Leo Nhìn chung các con suối này đều ngắn, có độ dốc lớn, dòng chảy mạnh dễ gây lũ quét trong mùa mưa Ba con suối này là đầu nguồn chính của sông Cái Đây là sông lớn nhất tỉnh Ninh Thuận, sông Cái chảy qua và cung cấp nước cho các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Phước và Thị xã Phan Rang - Tháp Chàm rồi đổ ra biển

4.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên của VQG Phước Bình

 Tài nguyên thực vật

Thành phần loài thực vật

Kết quả điều tra của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng II (năm 2003 và 2004), và điều tra bổ sung (2007) đã xác định 1.225 loài thực vật bậc cao có mạch trên cạn, thuộc 584 chi, 156 họ của 07 ngành thực vật khác nhau hiện phân bố trong VQG Phước Bình Riêng đợt điều tra nhanh năm 2007 bổ sung đã xác định thêm 21 loài thuộc 18 chi, 4 họ Thành phần các ngành thực vật được xác định như sau:

Bảng 4.1 : Thành phần thực vật Vườn Quốc gia Phước Bình

Trang 36

Sự đa dạng về thành phần loài thực vật là kết quả của sự đa dạng về địa hình, khí hậu, thảm thực vật Hơn nữa, VQG Phước Bình nằm ở trung tâm đa dạng sinh học của dãy Trường Sơn Tại đây hội tụ nhiều luồng thực vật, cụ thể như:

Luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malaysia - Indonesia với đặc

trưng các loài cây họ Dầu Dipterocarpaceae di cư vào Việt Nam, tiêu biểu là các chi : chi Dầu Dipterocarpus, chi Chai Shorea, chi Sao Hopea, chi Làu táu Vatica, chi Vên Vên Anisoptera, chi Chò chỉ Parashorea Đây là họ thực vật cây gỗ lớn có giá trị kinh

tế cao mà ở VQG Phước Bình tập trung số loài nhiều, có tổ thành số lượng cá thể loài

rất lớn, chiếm ưu thế sinh thái

Luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật ấn Độ - Miến Điện với các họ đặc

trưng: Họ Bằng lăng Lythraceae, họ Chưn bầu Combretaceae, họ Gòn ta

Bombacaceae, họ Ngũ trảo Verbennaceae, họ Tung Datiscaceae

Luồng thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Himalaya - Vân Nam - Quý Châu

(Trung Quốc), với các họ đặc trưng: họ Thông Pinaceae, họ Tùng Cupressaceae, họ Kim giao Podocarpaceae, họ Thiên tuế Cycadaceae, họ Gắm Gnetaceae, họ Quế

Lauraceae, họ Dẻ Fagaceae, họ Dạ hợp Magnoniaceae, họ Trà Theaceae, họ Hường Rosaceae, họ Đỗ quyên Ericaceae, họ Sếu Ulmaceae

Nhóm thực vật mang đặc điểm của khu hệ thực vật bản địa miền Bắc Việt Nam -

Nam Trung Hoa với các họ tiêu biểu: Họ Sim Myrtaceae, họ Đậu Fagaceae, họ Nhãn

Sapindaceae, họ Xoan Meliaceae, họ Hồng Ebenaceae, họ Cỏ Poaceae, họ Cà phê Rubiaceae, họ Cò ke Tiliaceae, họ Đại kích Euphorbiaceae

Loài quý hiếm

Trong số các loài thực vật đã ghi nhận trong VQG, có tới 75 loài thực vật quý hiếm bị đe dọa ở cấp quốc gia và toàn cầu, chiếm 6,1% số loài đã phát hiện Trong số

đó có 36 loài (chiếm 3% tổng số loài) được ghi trong Sách đỏ Việt Nam phần thực vật (1996), và 58 loài (chiếm 4,7% tổng số loài) được ghi trong sách đỏ IUCN (The IUCN

2006 Threatened Species)

Đặc biệt, trong 58 loài được ghi trong sách đỏ IUCN có 7 loài bị IUCN xếp vào cấp độ rất nguy cấp (CR) (có thể bị diệt chủng trong tương lai), chủ yếu là các loài

Trang 37

trong họ Dầu Các loài này có vùng phân bố hẹp, trong các kiểu rừng mỏng manh, dễ

bị tác động nên dễ bị đe dọa tiêu diệt Có 10 loài bị IUCN xếp hạng là nguy cấp (EN)

chủ yếu là các loài gỗ có giá trị trị kinh tế cao đang bị săn lùng như Cẩm lai Dalbergia

oliveri, cẩm lai vú Dalbergia mammosa,…

Ngoài ra, có tới 22 loài thực vật quý hiếm cấm buôn bán vận chuyển theo Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ

Giá trị sử dụng tài nguyên thực vật

Với 1.225 loài ghi nhận được ở VQG Phước bình có:

- 239 loài thực vật sử dụng làm thuốc;

- 13 loài thực vật sử dụng quả, hạt và thuốc;

- 11 loài thực vật sử dụng rau và thuốc;

- 24 loài thực vật sử dụng quả, hạt;

- 13 loài sử dụng làm rau

 Tài nguyên động vật

Thành phần loài

Khu hệ động vật có xương sống trên cạn ở VQG Phước Bình đã thống kê được

69 loài thú thuộc 27 họ, 10 bộ; 206 loài chim thuộc 50 họ, 14 bộ; 34 loài bò sát thuộc

12 họ, 3 bộ và 18 loài lưỡng cư thuộc 5 họ, 1 bộ Với tổng số 327 loài động vật có xương sống ở cạn, trong đó có 50 loài ghi trong Sách đỏ Việt Nam và 29 loài ghi trong danh lục đỏ thế giới Đặc biệt, theo đánh giá của chuyên gia động vật thì VQG có số lượng quần thể Bò tót và Nai lớn nhất trong các khu rừng đặc dụng hiện nay (Đỗ Tước 2007 Khu hệ Động vật VQG Phước Bình)

Trang 38

Bảng 4.2: Thành phần loài động vật ghi nhận trong Vườn Quốc gia Phước Bình

Khu hệ động vật có xương sống trên cạn của VQG có yếu tố đặc hữu khá cao tới

8 loài đặc hữu trong đó có loài đặc hữu Việt Nam, có loài đặc hữu hẹp, có loài đặc hữu Đông Dương

Thú có 4 loài đặc hữu Đông Dương và đang được thế giới quan tâm đó là Loài

Vượn Má Hung Hylobates concolor gabriellae, Chà vá Chân đen Pygathrix nigripes, Cầy vằn Bắc Hemigalus owstoni, Mang lớn Megamumtiacus vuquangensis

Chim được coi như một bộ phận của vùng chim đặc hữu của cao nguyên Đà Lạt (Stattersfield et al.1998) Yếu tố đặc hữu tương đối đặc biệt vì có một số loài phân bố

hẹp chỉ giới hạn ở vùng cao nguyên Đà Lạt như: Khướu đầu đen má xám Garrulax

yersini, Khướu mỏ dài Jabouilleia danjoui, Sẻ thông họng vàng Carduelis monguilloti

Bò sát có một loài Nhông cát sọc Leiolepis guenthepetersi là loài đặc hữu Việt

Nam, loài này chỉ mới tìm thấy ở Thừa Lưu (Thừa thiên Huế), Cù Lao Chàm (Quảng Nam)

Loài quý hiếm

Đã xác định được trong 4 lớp động vật có xương sống trên cạn (thú, chim, bò sát

và ếch nhái) có 63 loài quý hiếm (chiếm 24,61% tổng số loài động vật của VQG) bao gồm: 28 loài thú, 21 loài chim và 14 loài bò sát ếch nhái

Trang 39

4.1.2 Điều kiện Kinh tế - Xã hội

4.1.2.1 Đặc điểm về xã hội

Đặc điểm xã hội bên trong vùng lõi VQG

Theo phương án quy hoạch thì VQG Phước Bình có một phần thôn Hành Rạc I

và thôn Bố Lang (cũ) của xã Phước Bình nằm trong ranh giới Vườn Theo kết quả điều tra khảo sát hiện tại trong ranh giới Vườn có 88 hộ gia đình sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Raglay với 57 hộ

Tại thôn Bố Lang cũ, theo chương trình 327/CP đã chuyển dời toàn bộ dân ra định cư tại trung tâm xã vào năm 1997, nhưng do thiếu đất canh tác nên có 24 hộ đã quay vào làng cũ sinh sống

Bảng 4.3: Các nhóm dân tộc sống trong vùng lõi VQG

Tên xã/thôn Số hộ

Dân số chia theo các nhóm dân tộc (hộ)

Theo thống kê các xã vùng đệm Vườn quốc gia Phước Bình có 5.080 khẩu, 1.008

hộ với diện tích 41.327,48ha

Mật độ dân số trung bình 11 người/Km2

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,84%

Thành phần dân tộc chủ yếu là người Raglay chiếm 73,76%, còn lại một số là dân tộc Chu Ru và người Kinh

Trang 40

Số người trong độ tuổi lao động ở các xã xung quanh Vườn quốc gia là 2.586 người Trung bình mỗi hộ có khoảng 02 người lao động Nhân lực trong khu vực vùng đệm tập trung chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, số còn lại là các ngành nghề khác như buôn bán nhỏ, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…

Bảng 4.4: Diện tích, dân số, lao động và mật độ dân số sống trong vùng lõi và vùng

Mật

độ dân

số (người /km 2 )

Tổng Nữ Nam Tổng Nữ Nam

Phước Bình 4035 1840 2195 1955 1007 948 797 288,17 11,1 1.Hành Rạc 1 615 287 328 322 166 156 134 - - 2.Hành Rạc 2 395 221 174 191 98 93 85 - - 3.Gia É 779 371 408 397 205 192 173 - - 4.Bố Lang 992 367 625 386 198 188 152 - - 5.Bạc Rây 1 598 293 305 295 152 143 127 - - 6.Bạc Rây 2 656 301 355 364 188 176 126 - -

Phước Hòa 1397 722 675 799 411 388 297 125,11 9,8 1.Chà Panh 905 458 447 559 287 272 208 - - 2.Tà Lọt 492 264 228 240 124 116 89 - -

Tổng số 5432 2562 2870 2754 1418 1336 1094 413,28 10

(Nguồn : Chi cục thống kê huyện Bác Ái, 2011)

Bảng 4.5: Các nhóm dân tộc sống trong vùng lõi và vùng đệm VQG Phước Bình

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Bác Ái, 2011)

Raglay

Tỷ lệ

% trong

Churu

Tỷ lệ

% trong

Khác

Tỷ lệ

% trong

Ngày đăng: 30/05/2018, 17:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Quyết định 104/2007/QĐ-BNN ngày 27/12/2007 của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
3. Đặng Thị Chúc,2009. Xây dựng tuyến và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái VQG Lò Gò – Xa Mát tỉnh Tây Ninh. Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư Môi Trường, Đại Học Nông Lâm. Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng tuyến và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái VQG Lò Gò – Xa Mát tỉnh Tây Ninh
4. Đỗ Tước và cộng sự, 2007. Khu hệ động vật Vườn Quốc Gia Phước Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Tước và cộng sự
5. FUNDESO, 2004. Cẩm nang quản lý và phát triển du lịch sinh thái các khu bảo tồn thiên nhiên phía Bắc Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam, 82 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang quản lý và phát triển du lịch sinh thái các khu bảo tồn thiên nhiên phía Bắc Việt Nam
6. IUCN, 2008. Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên: Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế. Hà Nội, Việt Nam, 120 trang Sách, tạp chí
Tiêu đề: IUCN, 2008. "Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên: Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế
7. Nguyễn Quốc Dựng và cộng sự, 2007. Khu hệ thực vật Vườn Quốc Gia Phước Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Quốc Dựng và cộng sự, 2007
8. Phạm Trung Lương, 1999. Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam. Tuyển tập báo cáo Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Hà Nội, Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
9. Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II, 2007. Dự án đầu tư xây dựng Vườn quốc gia Phước Bình tỉnh Ninh Thuận Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II, 2007
10. Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II, 2011. Báo cáo Dự án đầu tư du lịch sinh thái VQG Phước Bình giai đoạn 2012-2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II, 2011
2. Chính Phủ. Quyết định số 822/QĐ-TTg ngày 08/06/2006 Về việc chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Phước Bình thành Vườn quốc gia Phước Bình,tỉnh Ninh Thuận Khác
11. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận. Quyết định số 112/2007/QĐ-UBND ngày 23/05/2007 Về việc thành lập Vườn quốc gia Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w